Tướng Thanh bị chỉ trích vì gọi Trung Quốc là ‘bạn’

Tướng Thanh bị chỉ trích vì gọi Trung Quốc là ‘bạn’
Sunday, June 01, 2014

Nguoi-viet.com
SINGAPORE (NV) – Nhiều người bày tỏ sự thất vọng và phẫn nộ khi ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam gọi Trung Quốc là “bạn” và so sánh xung đột chủ quyền Việt-Trung như “mâu thuẫn gia đình.”

Ðại Tướng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Diễn Ðàn Shangri-La, Singapore. (Hình: Roslan Rahman/AFP/Getty Images)

Trong diễn văn tại Diễn Ðàn Shangri-La ở Singapore, ông Thanh nói rằng: “Quan hệ giữa Việt Nam và ‘nước bạn láng giềng Trung Quốc’ về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Ðông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng.” Cũng theo ông Thanh, “trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi.”

Một blogger có nickname là “Cầu Nhật Tân” nhận định, phát biểu của ông Thanh đã đưa Hoa Kỳ và Nhật vào “thế việt vị.”

Trước đó, cũng tại diễn đàn này, diễn ra rong ba ngày, từ 30 Tháng Năm đến 1 Tháng Sáu, ông Chuck Hagel, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, công khai cáo buộc Trung Quốc gây bất ổn ở biển Ðông và xem vụ giàn khoan 981 là hành động đe dọa quá trình phát triển của khu vực. Ông Hagel nhấn mạnh, Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ khi có quốc gia khác coi thường luật pháp quốc tế.

Trước ông Hagel, với tư cách một diễn giả chính của diễn đàn, ông Shinzo Abe, thủ tướng Nhật, khẳng định Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực bảo đảm an ninh vùng biển và bầu trời, duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không của các quốc gia ASEAN.

Ông Abe nhấn mạnh, tất cả các quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Cụ thể là các tuyên bố về chủ quyền trên biển phải dựa vào luật lệ quốc tế. Không quốc gia nào có thể dùng vũ lực hay hăm dọa để khẳng định chủ quyền. Tranh chấp về chủ quyền trên biển phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình.

Ở diễn đàn tại Singapore lần này, Việt Nam cử Ðại Tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu một phái đoàn gồm 20 viên chức tham dự. Ông Thanh là đại biểu duy nhất gọi Trung Quốc – bên tạo ra tình trạng căng thẳng do đòi chủ quyền gần như trên toàn bộ biển Ðông, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại – bằng cụm từ “nước bạn láng giềng.”

Thay mặt chính quyền Việt Nam, ông Thanh “đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước.”

Theo truyền thông Việt Nam, trong ngày 31 Tháng Năm, khi ông Thanh đang phát biểu ở Singapore, “nước bạn láng giềng” của ông Thanh đã gia tăng tấn công các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam. Lợi dụng ưu thế về kích thước, tàu cảnh sát biển mang số hiệu 3401 của “nước bạn láng giềng” đã đâm vào tàu cảnh sát biển mang số hiệu 8001 của Việt Nam sáu lần. Phóng viên của tờ Lao Ðộng cho biết, cũng trong ngày 31 Tháng Năm, một tàu vận tải lớn của “nước bạn láng giềng” đã cặp giàn khoan 981 để cung cấp thêm mọi thứ cần thiết cho giàn khoan này tiếp tục hoạt động trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (G.Ð.)

 

Trung Quốc vẫn duy trì tàu quân sự bảo vệ giàn khoan HD981

Trung Quốc vẫn duy trì tàu quân sự bảo vệ giàn khoan HD981

RFA 31.05.2014

6_GHLD-305.jpg

Các họng súng trên tàu hải cảnh Trung Quốc luôn trong tư thế dỡ bạt che phủ, chĩa về phía tàu Việt Nam, ảnh chụp trước đây.

Courtesy GDVN

Đã sau một tháng, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vẫn hoạt động trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Tại hiện trường thực địa hôm qua, 30 tháng 5, truyền thông trong nước dần nguồn của Cục Kiểm Ngư Việt Nam nói rằng các lực lượng kiểm ngư phía Việt Nam đến được cự ly 2,8 hải lý của giàn khoan Hải Dương 981. Lực lượng chấp pháp của Việt Nam tiếp tục sử dụng loa kêu gọi Trung Quốc rút tàu và đưa giàn khoan ra khỏi khu vực chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên phía Việt Nam thừa nhận tàu cá của Trung Quốc họp lại thành từng nhóm khoảng 35 tàu và cùng với hai tàu hải cảnh ngăn cản, vây ép tàu của Việt Nam. Phạm vi vây cản ra đến cách giàn khoan cả 30-35 hải lý.

Hiện Trung Quốc vẫn duy trì bốn tàu quân sự, trong đó có hai tàu hộ vệ tên lửa và hai tàu quét mìn cách giàn khoan Hải Dương 981 từ 7 đến 10 hải lý.

Song phương với Trung Quốc là vô phương cứu chữa

Song phương với Trung Quốc là vô phương cứu chữa

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-05-31

namnguyen05312014.mp3

000_Hkg8715299-305

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) gặp gỡ Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ở Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 6 năm 2013. (ảnh minh họa)

AFP

 

 

Nhà nước Việt Nam luồn lách giữa các giải pháp song phương và đa phương trong vấn đề biển Đông. Trong vụ giàn khoan Trung Quốc HD 981 xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam có vẻ nhà nước đang chuyển qua giải quyết đa phương.

Bảo vệ quyền lực?

Sau Hội nghị Thành Đô 1990, Việt Nam bình thường hóa bang giao với Trung Quốc và càng ngày càng yếu thế, lép vế trong quan hệ được tô vẽ là hữu nghị 4 tốt 16 chữ vàng. Từ khi Trung Quốc để lộ tham vọng chiếm cứ biển Đông với đường chủ quyền 9 đoạn gọi là đường lưỡi bò, Việt Nam luôn khẳng định giải quyết tranh chấp song phương với Trung Quốc cho vấn đề vịnh Bắc bộ, vùng biển Hoàng Sa Trường Sa mà Việt Nam khẳng định chủ quyền.

Giờ đây Việt Nam đang cố gắng tranh thủ vận động dư luận, vận động ngoại giao tìm sự ủng hộ của thế giới trong cuộc đấu tranh với kẻ xâm lăng là Trung Quốc. Tuy vậy nhà nước vẫn lập đi lập lại không tham gia bất kỳ một liên minh quân sự nào, cũng không chống lại Trung Quốc.

TS Phạm Chí Dũng, nhà bình luận độc lập từ Saigon nhận định:

“Họ vẫn đang tính toán là làm sao có thể đi dây giữa các quốc gia các thế lực siêu cường trên thế giới mà không ảnh hưởng tới quyền lợi, quyền lực của họ.
-TS Phạm Chí Dũng”

“Tôi nghĩ Việt Nam không thay đổi đâu, họ từng có chủ trương Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước cho nên là song phương lúc này đa phương lúc khác. Chuyện đó là điều gần như tất yếu đối với Việt Nam, chỉ có điều là song phương hay đa phương thì tôi cũng nghĩ họ không chủ động, họ gần như ở trong thế bị động. Và lúc này nếu có một câu chuyện đa phương giữa cả Tây Âu, Hoa Kỳ và với cả Trung Quốc thì tôi nghĩ là họ vẫn đang tính toán là làm sao có thể đi dây giữa các quốc gia các thế lực siêu cường trên thế giới mà không ảnh hưởng tới quyền lợi, quyền lực của họ.”

Trong việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào khoan thăm dò trên vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam, nguyên tắc giải quyết tranh chấp song phương sẽ làm cho Việt Nam đã yếu thế càng lép vế hơn nữa.

Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Luật quốc tế ở TP.HCM, thành viên Quỹ nghiên cứu biển Đông nhận định:

Chinh-phu-hop-1_29514-250.jpg

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp thường kỳ Chính phủ hôm 29/5/2014. Courtesy chinhphu.vn

“Trung Quốc đang muốn kéo vấn đề này trở thành song phương, nghĩa là về Hoàng Sa là tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng mà việc Việt Nam mong muốn tranh thủ công luận quốc tế, thì Việt Nam phải có một chiến dịch đối ngoại để cho thế giới thấy rằng, đây không phải là vấn đề song phương, mà Hoàng Sa liên quan đến vấn đề rộng hơn là toàn bộ khu vực Biển Đông, trong đó liên quan tới an ninh và an toàn hàng hải Biển Đông.”

Ngày 29/5 trong phiên họp thường kỳ của chính phủ ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiết lộ là lãnh đạo Việt Nam đề nghị gặp người tương nhiệm Trung Quốc để thảo luận giải quyết vụ giàn khoan HD 981, nhưng Bắc Kinh từ khước và trả lời “không phải thời điểm thích hợp.” Tuy ông Dũng không chỉ rõ lãnh đạo Việt Nam là vị nào nhưng thông tin trên các mạng xã hội cho biết người đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Chính phủ kiên quyết đấu tranh với Trung Quốc trên biển Đông, nhưng vẫn giữ quan hệ ngoại giao, kinh tế bình thường, tuyệt đối lên án các hành vi kích động, bài trừ người Hoa.

Kịch bản nào của lịch sử?

Giàn khoan HD 981 hạ đặt bất hợp pháp trên vùng biển Việt Nam đã bước sang tuần lễ thứ 5. Phía Trung Quốc đã khảo sát khoan thăm dò ở hai vị trí trên vùng biển ngoài khơi duyên hải tỉnh Quãng Ngãi. Trung Quốc đã triển khai hơn 100 tàu các loại kể cả tàu quân sự và máy bay yểm trợ để bảo vệ giàn khoan. Lực lượng chấp pháp Việt Nam với các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư vừa ít về số lượng vừa quá nhỏ bé so với các tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc. Có thể nói lực lượng tàu chấp pháp của Việt Nam bị kẻ thù trấn áp thô bạo với 30 tàu bị đâm va gây hư hỏng. Nhưng tàu chấp pháp Việt Nam được lệnh trên chỉ cố gắng hiện diện mà không phản ứng. Lệnh xua đuổi tàu Trung Quốc và giàn khoan HD 981 theo lệnh Thủ tướng nghe có vẻ mỉa mai. Tin ghi nhận trong 4 tuần qua chỉ có một lần duy nhất tàu kiểm ngư Việt Nam đáp trả tàu kẻ thù bằng vòi rồng, sự việc xảy ra vào sáng ngày 12/5.

“Một phép thử nho nhỏ mà Việt Nam chỉ từ thua tới thua thì sẽ làm sao đối với một chiến dịch dài hạn  Trung Quốc có thể đưa ra rất nhiều phép thử khác.
-TS Phạm Chí Dũng”

Việt Nam đang bị mất chủ quyền trên vùng biển của mình, các biện pháp đấu tranh hòa bình với Trung Quốc sẽ có kết quả như thế nào trong tình hình và tương quan lực lượng hiện nay. TS Phạm Chí Dũng từ Saigon nhận định:

“Tôi cho là không chỉ song phương mà là vô phương đối với giàn khoan HD 981 và tất cả những giàn khoan sau này mà Trung Quốc sẽ hạ đặt trái phép ở vùng biển Việt Nam. Bởi vì một phép thử nho nhỏ mà Việt Nam chỉ từ thua tới thua thì sẽ làm sao đối với một chiến dịch dài hạn  Trung Quốc có thể đưa ra rất nhiều phép thử khác. Và chúng ta thấy tàu cá Việt Nam bị đâm thủng, hai người ngư dân bị chết ở Quảng Ninh mà cho tới giờ một số tờ báo Việt Nam vẫn dùng từ tàu lạ, thì không hiểu nổi lòng tự trọng dân tộc và tình cảm đồng loại của họ để ở đâu.”

Lịch sử Việt Nam từng có một ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ, nhưng người Việt Nam vẫn quật khởi gìn giữ đất nước và không bị phương bắc đồng hóa. Sử sách ghi nhớ Việt Nam từng có những triều đại anh minh hùng cường biết chiêu hiền đãi sĩ, tôn trọng lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết toàn dân chống ngoại xâm. Thế kỷ 21 ngày nay những đại quốc đầy tham vọng có thể có sự đô hộ kiểu mới, đưa các tiểu quốc yếu hèn vào vòng lệ thuộc mà chẳng cần phải đem quân chiếm đóng. Câu hỏi đặt ra là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện sẽ rơi vào kịch bản nào của lịch sử?

 

Tàu Trung Quốc hành xử như côn đồ trên biển Đông

Tàu Trung Quốc hành xử như côn đồ trên biển Đông
Friday, May 30, 2014

Nguoi-viet.com

QUẢNG NGÃI (NV) Tàu QNg 90045 bị hư hại do tàu Trung Quốc tấn công vừa về đến Quảng Ngãi. Ngày hôm trước, mười ngư dân trên tàu ÐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm cũng đã được đưa vào bờ.

Tàu đánh cá mang số hiệu QNg 90045 do ông Võ Bá Nha, 29 tuổi, ngụ ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi làm thuyền trưởng.



Một ngư dân trên tàu đánh cá QNg 90045 với rổ đá được lượm lại sau khi tàu kiểm ngư của 306 của Trung Quốc ném vào. (Hình: Tuổi Trẻ)

Con tàu này nhổ neo rời cảng Tịnh Kỳ ngày 4 tháng 5. Ðến 9 giờ tối ngày 16 tháng 5, khi đang ở cách đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 4 hải lý thì tàu tàu kiểm ngư mang số hiệu 306 của Trung Quốc xuất hiện. Thuyền trưởng tàu đánh cá QNg 90045 ra lệnh cho năm ngư dân đang lặn dưới nước lên tàu. Tàu đánh cá QNg 90045 tắt đèn, tăng tốc nhưng vẫn bị tàu kiểm ngư 306 bám theo.

Cuộc rượt đuổi kéo dài khoảng một tiếng thì tàu kiểm ngư 306 bắt kịp tàu đánh cá QNg 90045. Nhân viên trên tàu kiểm ngư 306 dùng đá ném bể tất cả các cửa kính trên tàu đánh cá QNg 90045, sau đó dùng vòi rồng xịt vào tàu đánh cá QNg 90045. Nhiều ngư cụ bị thổi bay xuống biển, các thiết bị trong khoang lái bị hư hỏng.

Tuy nhiên ông Võ Bá Nha vẫn không giảm tốc độ mà tiếp tục cho tàu đánh cá QNg 90045 chạy hình chữ chi. Tàu kiểm ngư 306 của Trung Quốc thì tìm mọi cách để húc tàu đánh cá QNg 90045. Trong khi đó, các ngư dân trên tàu đánh cá QNg 90045 vừa ẩn núp để tránh đá, tránh vòi rồng, vừa sử dụng tất cả các thứ sẵn có trên tàu để bịt các cửa kính bị vỡ. Cuối cùng, sau ba giờ bị rượt đuổi, theo ông Võ Bá Nha, “nhờ may mắn và nhờ anh em trên tàu dũng cảm nên chúng tôi thoát được.”

Tàu đánh cá QNg 90045 cập cảng Tịnh Kỳ hôm 30 tháng 5 trong tình trạng toàn bộ kính cửa bị vỡ, phần lớn thiết bị (liên lạc, định vị) bị hư hỏng, phần lớn ngư cụ bị mất.

Trước đó, vào chiều 29 tháng 5, mười ngư dân của tàu đánh cá ÐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm hôm 26 tháng 5 cũng đã được đưa vào bờ.

Chiều 26 tháng 5, khoảng 40 chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc đã vây tàu đánh cá ÐNa 90152 của Việt Nam ở khu vực cách giàn khoan 984 khoảng 17 hải lý, rồi một trong 40 tàu đánh cá của Trung Quốc đã đâm chìm tàu đánh cá ÐNa 90152. May mắn là cả mười ngư dân trên tàu đánh cá ÐNa 90152 đã được các tàu của Việt Nam vớt kịp, không có ai thiệt mạng.



Tàu vận tải VT57 kéo xác tàu đánh cá ÐNa-90152 về đảo Lý Sơn. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo ông Ðặng Văn Nhân, thuyền trưởng đánh cá ÐNa 90152 thì lúc đầu tàu đánh cá của Trung Quốc đâm vào mạn phải tàu của ông. Sau đó vòng qua bên trái đâm tiếp vào mạn trái, khiến tàu đánh cá ÐNa 90152 bị đắm.

Quan hệ Việt-Trung đã trở nên căng thẳng hơn sau khi tàu đánh cá ÐNa 90152 bị tàu đánh cá của Trung Quốc đâm chìm hôm 26 tháng 5, Phía Việt Nam lên tiếng đòi Trung Quốc phải “chấm dứt ngay những hành động vô nhân đạo như vậy” vì chúng “xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.” Ðồng thời đòi Trung Quốc phải “xử lý nghiêm những kẻ có liên quan, không để tái diễn những hành động tương tự và bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân Việt Nam.” Bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội đến trụ sở để trao công hàm phản đối.

Phía Trung Quốc giải thích, con tàu đánh cá ÐNa 90152 bị chìm vì đã “quấy nhiễu” rồi “tự đâm vào một con tàu đánh cá của Trung Quốc.” Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tuyên bố Việt Nam phải chịu toàn bộ trách nhiệm vì “tiếp tục quấy phá hoạt động bình thường của Trung Quốc.”

Trả lời VOA, ông Nhân mô tả, tất cả tàu đánh cá của Trung Quốc là tàu sắt. Tàu của ông bằng gỗ, nhỏ hơn nhiều, làm sao có thể đâm vào tàu Trung Quốc. Ông Nhân lên án Trung Quốc ngang ngược vì vào biển của Việt Nam, đâm chìm tàu của Việt Nam, cố tình giết ngư dân Việt Nam.

Cũng theo lời ông Nhân, cả ông lẫn 9 ngư dân trên tàu đánh cá ÐNa 90152 không “sợ Trung Quốc” chỉ sợ có anh em nào đó mất mạng. Khi tàu chìm, họ đã cố gắng tìm nhau, đến khi đã đủ cả mười người thì mới tính xem cần làm thế nào.

Ngoài việc đưa mười ngư dân vào bờ, một tàu vận tải của Việt Nam đã kéo xác tàu đánh cá ÐNa 90152 vào bờ. Ông Nhân hy vọng ông được giúp đỡ để khôi phục tàu đánh cá ÐNa 90152 nhanh, có thể ra biển sớm. (G.Ð)

Nước cờ hiểm của TQ với giàn khoan

Nước cờ hiểm của TQ với giàn khoan

Nguyễn Lễ

BBCVietnamese.com

Thứ năm, 29 tháng 5, 2014

Trung̣ Quốc định ngày rút giàn khoan là ngày 15/8

Các đợt xuống đường của người dân Việt Nam có thổi bay cái giàn khoan của Trung Quốc khỏi Biển Đông?

Câu trả lời, nhiều khả năng, là ‘Không’

Ít nhất những diễn biến trên thực địa cùng với những tuyên bố cứng rắn cho đến giờ cho thấy Trung Quốc quyết không lùi một bước.

Tôi không rành về khai thác dầu khí nhưng theo l‎ý mà suy thì chừng nào xong việc mới rút giàn khoan chứ làm sao biết được sẽ rút ngày nào?

Nhưng nếu Bắc Kinh không công bố trước thời hạn rút giàn khoan thì bất cứ lúc nào họ rút đi cũng sẽ bị cho là chịu thua sức ép của Việt Nam.

Đưa giàn khoan ra Biển Đông, Bắc Kinh muốn quyết tâm khẳng định với thế giới rằng vùng biển xung quanh đó thuộc chủ quyền của họ.

Nhưng tại sao họ lại ra tay vào lúc này? Giàn khoan Hải Dương 981 là cách mà họ thách thức cam kết ‘xoay trục’ mà Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa khẳng định với các đồng minh.

Obama vừa mới lên tiếng Senkaku nằm trong phạm vi hiệp ước an ninh với Nhật và Manila cũng vừa k‎ý với Mỹ Hiệp ước tăng cường liên minh quân sự. Kiếm chuyện với Tokyo hay Manila khi Obama vừa rời đi thì quá ‘bựa’.

Để thách thức Mỹ nhưng vẫn tránh đối đầu trực diện, Bắc Kinh chọn mục tiêu mềm hơn là Hà Nội.

Nước cờ chắc ăn

Với lại khi có hành động mà Bắc Kinh biết rằng sẽ bị thách thức dữ dội thì họ phải chọn nước cờ chắc ăn nhất.

Họ không chọn vùng biển xung quanh các đảo mà họ đang nắm giữ ở Trường Sa hoặc một vị trí nào khác trong Biển Đông mà họ biết sẽ rủi ro hơn rất nhiều.

Quần đảo Hoàng Sa chỉ có tranh chấp với Việt Nam, trong khi Trung Quốc còn không thừa nhận là có tranh chấp và lâu nay vẫn cự tuyệt mọi đề xuất đàm phán của Hà Nội.

Về mặt thực tế, ‘Tây Sa’ đã nằm hoàn toàn trong tay Trung Quốc và cách nay không lâu họ còn gióng trống mở cờ thành lập thành phố ‘Tam Sa’ đóng trên quần đảo này.

Tổng thống Mỹ Obama vừa cam kết với các đồng minh châu Á về chính sách ‘xoay trục’

Về mặt pháp lý, họ có ‘bửu bối’ là công hàm Phạm Văn Đồng mà nếu Hà Nội có cãi lý thì họ sẽ dùng để đập lại.

Họ kiểm soát, họ không thừa nhận có tranh chấp, họ có bằng chứng Hà Nội ‘công nhận chủ quyền’, rõ ràng Bắc Kinh rất tự tin với ‘chủ quyền Tây Sa’ nên họ mới đưa giàn khoan ra đây.

Nếu Việt Nam có nói là giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình thì Trung Quốc sẽ cãi rằng giàn khoan này nằm cách ‘Tây Sa, lãnh thổ của họ’ chỉ 17 hải lý trong khi cách bờ biển Việt Nam đến 150 hải lý.

Trên thực tế đó là kịch bản mà báo chí và các quan chức Trung Quốc đã nói trong những ngày qua.

Một khi có bước đi liều lĩnh như thế chắc chắn Bắc Kinh đã tính toán hết mọi rủi ro mới dám thực hiện.

Nhìn vào động tĩnh của Trung Quốc trong những ngày qua thì sẽ thấy họ theo dõi chặt chẽ phản ứng của Việt Nam, của khối Asean và của Mỹ.

Ngay cả khi phản ứng chính thức của Mỹ chỉ dừng ở mức ‘quan ngại’ và chỉ trích Trung Quốc ‘gia tăng căng thẳng’ thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phủ đầu với tuyên bố ở Thượng Hải rằng ‘các thế lực bên ngoài không được can thiệp’ và ‘chống lập liên minh quân sự nhằm vào bên thứ ba’.

Còn với Asean, mặc dù còn không nêu tên Trung Quốc mà chỉ bày tỏ ‘quan ngại’ nhưng Trung Quốc đã rất nhanh chóng lấy quan hệ chung để nhắc nhở Asean không được dính vào tranh chấp riêng và cảnh báo Hà Nội về việc ‘lôi kéo’ Asean.

Làm chủ tình hình

Phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam chắc chắn cũng đã nằm trong dự liệu của Trung Quốc.

Các lãnh đạo Asean không muốn mất lòng Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông

Mỹ can thiệp, Asean dính líu và Việt Nam ngả về phía Mỹ là ba nỗi sợ của Bắc Kinh khi đưa giàn khoan HD-981 ra Biển Đông.

Về phía Mỹ thì Bắc Kinh biết rõ vào lúc này Washington không thể làm được gì nhiều để giúp Hà Nội ngoài hỗ trợ tinh thần.

Về phía Asean thì Bắc Kinh biết rằng với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất của khối, các nước Asean sẽ hết sức thận trọng để tránh làm tổn thương quan hệ với Trung Quốc.

Về phía Việt Nam, với quan hệ khắng khít giữa hai Đảng Cộng sản trong những năm qua, Bắc Kinh chắc hẳn nắm rõ suy nghĩ của Hà Nội.

Điều Bắc Kinh sợ nhất là Hà Nội ngả về phía Washington để họ thêm một mối họa ở phía Nam, nhưng một khi họ đã đưa giàn khoan ra thì có nghĩa họ tin rằng Hà Nội dù có bị o ép thế nào đi nữa thì cũng không tìm kiếm liên minh với Mỹ

Chỉ có điều với hành động này thì họ đã hủy hoại quan hệ với Việt Nam. Việt Nam sẽ không còn là ‘láng giềng thân thiện’ với Trung Quốc được nữa. Tuy nhiên, vì mục đích lớn ở Biển Đông, Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh.

Trong cái mục đích lớn đó, đảo thì họ đã nắm được một phần nhưng đường lưỡi bò thì đây mới là bước đi quan trọng đầu tiên để hiện thực hóa.

Nếu như Trung Quốc lùi trước sức ép của Việt Nam thì trước mắt người dân trong nước chính quyền là hèn nhát không đủ sức bảo vệ chủ quyền, trước dư luận quốc tế lập luận chủ quyền của họ không vững và nhất là đường lưỡi bò mới tiến được một bước đã phải lùi thì sau này sẽ vô vàn khó khăn.

Biển Đông là cánh cửa để Trung Quốc bành trướng ra ngoài và là chìa khóa để làm bá chủ ở Đông Á nhất là khi họ đã bị chặn bởi các nước lớn khác ở các hướng bắc, đông và tây nam.

Trung Quốc đang muốn biến đường lưỡi bò trên bản đồ thành sự thật

Chậm mà chắc

Năm 1947, đường lưỡi bò lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ Trung Hoa.

Lúc đó, người Trung Quốc còn chưa có gì trên Biển Đông. Gần 70 năm sau, họ đã có ‘thành phố Tam Sa’ – tức là đã có chỗ đứng vững chắc để từ đó vươn ra Biển Đông.

Ai dám chắc sau 70 năm hoặc 100 năm nữa toàn bộ Biển Đông không trở thành ao nhà của Trung Quốc?

Từ chỗ không có gì đến có được như thế phải thấy tầm nhìn và sự khôn ngoan của Trung Quốc trên Biển Đông: họ xác định đó là công việc lâu dài, tiến dần từng bước một, tranh thủ thời cơ, sẵn sàng dùng vũ lực, sức mạnh đến đâu hiện thực chủ quyền đến đó.

Mặc dù có yêu sách đường chín đoạn từ rất lâu nhưng phải đến tận năm 2009 họ mới chính thức trình ra quốc tế. Chứng tỏ Bắc Kinh giỏi giấu mình chờ thời cơ đến mức nào.

Tuy nhiên điều này cũng cho thấy sự không trong sáng trong đòi hỏi chủ quyền của họ. Nếu có chủ quyền thật sự thì cần gì đợi thời cơ mới đưa ra?

Và cái cách mà họ vẽ đường chín đoạn trong tất cả các bản đồ của họ hiện nay, mặc dù chỉ là chủ quyền trên giấy, là nhằm in sâu vào tâm trí mọi người để rồi đến lúc ai cũng mặc nhiên thừa nhận ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của Trung Quốc.

Họ cũng rất biết lợi dụng tình hình khi tranh thủ tối đa những lúc Việt Nam rối ren hay gặp tình hình quốc tế bất lợi để ra tay chiếm đảo.

Chính phủ Bắc Việt đã quá tin tưởng vào Trung Quốc?

Với một đất nước đã quen với ván cờ quyền lực và đấu tranh chính trị trong hàng ngàn năm thì Việt Nam không phải là đối thủ của họ trong cuộc đấu trí trên Biển Đông.

Họ có tầm nhìn cả trăm năm, có chiến lược thực hiện rõ ràng và nhất là luôn ở thế tấn công trong khi Việt Nam nằm ở thế bị động chống đỡ các bước đi của họ.

Trước phía nhiều mưu chước như Trung Quốc, Việt Nam chẳng khác nào một đứa trẻ ngây ngô liên tục bị gài bẫy.

Cái bẫy lớn nhất chính là công hàm năm 1958 công nhận Tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc mà trong Tuyên bố này có khẳng định chủ quyền đối với ‘Tây Sa’ và ‘Nam Sa’.

Bắc Việt lúc đó chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt là sự giúp đỡ của Trung Quốc chứ không lường được cái hại sau này trong khi Trung Quốc mưu tính chuyện lâu dài về sau.

Công luận quốc tế không cần biết ông Đồng suy nghĩ thế nào hay bối cảnh ra sao khi k‎y cái công hàm đó. Chỉ biết giấy trắng mực đen rành rành Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc.

Việt Nam đang chứng kiến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lớn chưa từng thấy

Đành rằng ông Đồng không thể đem cho cái mà Chính phủ của ông không có, nhưng ông có thể thừa nhận quyền sở hữu của người khác đối với tài sản mà ông không có đó.

Và khi đã thừa nhận của người khác thì bây giờ sao lại nói ngược là của mình được?

Rõ ràng Việt Nam tin vào tình đồng chí còn Trung Quốc đã lợi dụng tình đồng chí đó.

Quan hệ quốc tế luôn dựa trên nền tảng lợi ích quốc gia – không có chỗ cho ‘tinh thần quốc tế vô sản trong sáng’. Bắc Kinh đã không đổ xương máu cho Hà Nội nếu không có lợi ích của mình trong đó.

Bắc Việt đã quá ngây thơ khi tin tưởng người đồng chí phương Bắc hơn đồng bào của mình ở miền Nam. Họ đã để ‎y thức hệ chi phối chính sách ngoại giao của mình.

Chính vì ý thức hệ mà khi Việt Nam hụt hẫng sau khi Liên Xô sụp đổ đã bất chấp những kinh nghiệm đau thương trong quá khứ lại tìm đến Trung Quốc làm chỗ dựa. Và đất nước lại bị đặt trước miệng cọp.

Cũng vì ý thức hệ mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi sang thăm Trung Quốc đã chấp nhận lời khuyên lấy ‘đại cục’ làm trọng, tức là đặt lên trên tranh chấp.

Khi đưa giàn khoan ra Biển Đông, Bắc Kinh có nghĩ đến ‘đại cục’ không?

Các lãnh đạo Trung Quốc tin rằng Việt Nam sẽ không thoát khỏi ‘đại cục’ với họ?

Rõ ràng ‘đại cục’ đó không phải để ràng buộc Bắc Kinh mà là để Bắc Kinh ràng buộc Hà Nội.

Thậm chí khi Bắc Kinh đã phá vỡ cam kết của lãnh đạo hai Đảng thì Thường Vạn Toàn vẫn tự tin nhắc nhở Phùng Quang Thanh về ‘đại cục’.

Và cho đến giờ cũng chính y thức hệ đã khiến Việt Nam mắc kẹt trong ‘đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, không liên minh với ai’

Mạnh như Nhật mà còn cần hiệp ước an ninh với Mỹ, có vũ khí hạt nhân như Anh, Pháp vẫn cần Mỹ đồng minh trong khối Nato.

Trong khi đó, Việt Nam hiện nay vừa nhỏ yếu vừa bị đe dọa nghiêm trọng thì cứ nói là ‘độc lập, tự chủ’ mà thực ra chỉ thiệt cho mình mà thôi.

Thử cho Mỹ vào Cam Ranh xem? Bắc Kinh không sợ mới lạ.

Mỹ rất muốn nhưng Việt Nam ‘độc lập, tự chủ’ không làm được.

Chính vì thế Việt Nam mất đi một lá bài lợi hại trong cuộc đối đầu vốn dĩ không cân sức.

Vụ giàn khoan HD–981 : Hà Nội tố cáo tàu hải quân Trung Quốc chĩa súng đe dọa tàu Việt Nam

Vụ giàn khoan HD–981 : Hà Nội tố cáo tàu hải quân Trung Quốc chĩa súng đe dọa tàu Việt Nam

RFI

REUTERS/Nguyen Minh

Đức Tâm

Ngày hôm nay, 29/05/2014, chính quyền Việt Nam tố cáo tàu hải quân Trung Quốc chĩa súng đe dọa các tàu dân sự của Việt Nam, trong khu vực mà Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan dầu thuộc vùng biển của Việt Nam.

Từ đầu tháng Năm đến nay, Trung Quốc đã liên tiếp điều nhiều tàu, trong đó có tàu chiến tới khu vực hạ đặt giàn khoan để bảo vệ. Các tàu của Trung Quốc đã phun vòi rồng, tấn công, đâm thẳng vào tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam.

Đồng thời, các tàu chiến của Trung Quốc còn đe dọa các tàu chấp pháp của Việt Nam. Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm Ngư cho AFP biết : « Khi chúng tôi tiến lại gần các tàu chiến Trung Quốc bảo vệ giàn khoan, họ đã mở bạt che súng, quay và chĩa súng vào các tàu Việt Nam ».

Truyền thông của Nhật Bản đưa tin là trong một vụ đối đầu, có ít nhất 8 tàu của Trung Quốc đã bao vây và chĩa súng vào một tàu cảnh sát biển của Việt Nam, chỉ cách giàn khoan dầu của Trung Quốc khoảng 6 cây số.

Một phóng viên của báo Yomiuri Shimbun, Nhật Bản, có mặt tại hiện trường, tường thuật là một tàu của Trung Quốc đã tiến sát gần tàu Việt Nam và khi chỉ cách khoảng 200 mét thì chĩa súng về phía tàu Việt Nam.

Theo nguồn tin này, có ít nhất khoảng 100 tàu Trung Quốc có mặt trong khu vực hạ đặt giàn khoan.

Ngày 27/05, Hà Nội tố cáo tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu đánh cá của Việt Nam.

Các vụ đối đầu giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam đã làm 12 người Việt Nam bị thương và có ít nhất 30 tàu của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm, gây hư hỏng.

 

Việt Nam mỗi năm đốt $1 tỷ cho thuốc lá

Việt Nam mỗi năm đốt $1 tỷ cho thuốc lá
Tuesday, May 27, 2014

Nguoi-viet.com

VIỆT NAM (NV)Tại một cuộc họp báo hôm 26 tháng 5, 2014, Bộ Y Tế Việt Nam cho biết, người dân Việt Nam đã “đốt” mỗi năm khoảng 22,000 tỉ đồng, tương đương 1 tỉ đô la cho thuốc lá.

Con số này được đại diện Bộ Y Tế Việt Nam công bố nhân buổi khai mạc “Tuần Lễ Thế Giới Không Thuốc Lá,” từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 5, 2014 tại Hà Nội.



Khai mạc “Tuần Lễ Thế Giới Không Thuốc Lá” tại Hà Nội. (Hình: Việt Nam Plus)

Cũng tại cuộc họp báo này, đại diện Bộ Y Tế Việt Nam lại cho rằng, rất cần phải tăng thuế thuốc lá để hạn chế số lượng thuốc lá được tiêu thụ tại Việt Nam. Tuy nhiên, bài học thực tế cho thấy, biện pháp này đã được nhà nước Việt Nam áp dụng trong hai năm 2007 và 2008 thu được kết quả không đáng kể.

Một số thống kê trước đó cho thấy, Bộ Tài Chính Việt Nam đã tăng thuế suất thuốc lá trong hai năm 2007 và 2008 thêm 10%, từ 55% đến 65%. Số lượng thuốc lá được tiêu thụ trong hai năm này tại Việt Nam có giảm đi chút ít. Thế nhưng, sau giai đoạn này, thuốc lá được tiêu thụ lại nhích lên dần, xấp xỉ bằng số lượng bán ra hồi năm 2005, trước khi tăng thuế.

Nhan nhản các quầy bán thuốc lá tại từng góc phố ở Việt Nam. (Hình: báo Dân Trí)

Theo báo Tuổi Trẻ, người Việt Nam đã tiêu thụ trung bình mỗi năm hơn 4 triệu bao thuốc lá. Ðó là chưa kể số thuốc lá “lậu” được tiêu thụ cho đến nay vẫn không tính được một cách chính xác. Cũng chưa kể số tiền thuế thất thu vì thuốc lá lậu không dưới vài trăm triệu đô la hàng năm.

Cũng mới đây thôi, một số giới chức thẩm quyền tại Việt Nam nói rằng, họ hoàn toàn bó tay trước nạn mua-bán, vận chuyển thuốc lá lậu tại Việt Nam. Hơn nữa, việc mua bán, trao tay các loại thuốc lá “lậu” diễn ra nhan nhản tại từng góc phố, con hẻm… ở Việt Nam hiện nay quá dễ dàng, không sao kiểm soát được.

Cũng theo Bộ Y Tế, Việt Nam còn phải gánh tổng chi phí điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm khoảng 23,000 đồng, tương đương 1 tỉ đô la, bằng với số tiền mà người dân “đốt” bỏ vì cơn ghiền thuốc lá. (PL)

 

Hai vụ giết người dã man cùng ở Tiền Giang

Hai vụ giết người dã man cùng ở Tiền Giang
Tuesday, May 27, 2014

Nguoi-viet.com


TIỀN GIANG (NV)
Một vụ án mạng đầy bí ẩn vừa xảy ra tại một chòi lá ở huyện Tân Phú Ðông, tỉnh Tiền Giang hôm 27 tháng 5, 2014 gây chấn động dư luận. Nạn nhân là một người đàn ông tên PVB., 42 tuổi, nông dân, chủ một ruộng tôm ở gần đó.



Chòi lá, nơi xảy ra vụ án mạng. (Hình: báo Tiền Phong)

Theo báo Tiền Phong, khoảng 6 giờ rưỡi sáng ngày nói trên, người nhà của ông PVB không thấy ông này thức dậy như lệ thường nên chạy qua tìm ông ở chòi lá gần nhà. Tại đây, cảnh tượng kinh hoàng hiện ra trước mắt mọi người. Ông PVB nằm chết trên vũng máu từ lúc nào không biết, trong chiếc áo thun màu xanh, ở tư thế nằm sấp, quần bị tuột xuống ngang gối. Khủng khiếp hơn, “sát thủ” đã cắt mất “của quý” của nạn nhân trước khi tẩu thoát, không để lại dấu vết.

Còn theo báo Người Lao Ðộng, một vụ án mạng khác xảy ra tại thành phố Tân An, tỉnh Tiền Giang trước đó mấy ngày. Nạn nhân là ông Nguyễn Thanh Phong, 47 tuổi, cư dân thành phố Tân An, đã bị vợ nhà cầm kéo đâm hai nhát thủng tim.

Ông Phong được đưa vào bệnh viện cứu cấp nhưng đã chết trên giường bệnh. Trưa ngày 27 tháng 5, 2014, Công an thành phố Tân An cho biết đã bắt bà Ðặng Hồng Giang, 42 tuổi về tội giết người.

Theo cuộc điều tra, ông Phong bị bà Giang đâm chết sau vụ cãi nhau. Bà Giang nói rằng, ông Phong thường nhậu nhẹt rồi trở về nhà kiếm cớ gây sự với vợ về đủ mọi lý do, từ chuyện làm ăn, cho đến việc sinh hoạt trong gia đình. Bà này cũng nói, ông Phong hay mắng nhiếc bà vì ghen tương vô cớ. Trong lúc bà cố nhẫn nhịn cho qua chuyện, thì ông Phong hầu như mỗi lúc một lấn tới.



Người hiếu kỳ bu coi vụ người đàn ông bị giết, bị cắt đứt “của quý.” (Hình: báo Tiền Phong)

Ðến khoảng 8 giờ tối 24 tháng 5, ông Phong lại nhậu nhẹt trở về nhà, nổi máu ghen tương cự cãi này nọ. Bực tức, bà Giang cầm kéo đâm hai nhát vào ngực và bụng của chồng khiến ông này ngã gục tại chỗ. Nạn nhân được đưa vào bệnh viện nhưng đã tử vong vì một nhát kéo làm thủng tim. Vừa đâm chết chồng xong, bà Giang đến trụ sở công an địa phương nhận tội.

Trước đó vài tháng, một phụ nữ cũng đã vung dao đâm chết chồng sau trận cãi vã nhau kịch liệt tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Nạn nhân là ông Nguyễn Văn Thuận, 40 tuổi bị vợ là Nguyễn Thị Nhanh, 38 tuổi dùng dao đâm hai nhát trúng tim. Ông Thuận chết tại bệnh viện một ngày sau.

Lời kể của người nhà nạn nhân nói rằng, nguyên nhân xảy ra cãi vã cũng chỉ vì ông Thuận cầm roi định đánh đứa con trai bấm điện thoại chơi game. Bà Nhanh là công nhân làm việc tại khu công nghiệp cản ngăn, dẫn đến việc cự cãi giữa hai vợ chồng. Án mạng xảy ra sau lần lời qua tiếng lại giữa đôi bên. Cha chết, mẹ ngồi tù, hai đứa con nhỏ của hai vợ chồng ông Thuận đang học lớp 11 và lớp 7 chưa biết sẽ sống ra sao.

Dư luận cho rằng, vì người dân nghèo ở Việt Nam sống trong hoàn cảnh nhọc nhằn, túng thiếu nên thường không đủ bình tĩnh để chịu đựng mọi áp lực gia đình. (PL)

Sài Gòn: Trẻ em mắc bệnh tâm thần tăng vọt

Sài Gòn: Trẻ em mắc bệnh tâm thần tăng vọt
Tuesday, May 27, 2014  ng

Nguoi-viet.com

SÀI GÒN (NV)Thống kê của bệnh viện tâm thần Sài Gòn cho thấy, có đến 25,000 trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 15 mắc bệnh tâm thần được điều trị trong năm 2011. Năm 2012, con số này lên tới 28,000 em, và năm 2013 là 32,000.

Báo Thanh Niên dẫn phúc trình của Khoa Tâm Lý Tâm Thần Trẻ Em thuộc bệnh viện tâm thần ở Sài Gòn nói rằng, đa số bệnh nhân nhỏ tuổi đến khám bệnh tăng vọt bất thường vào mùa thi. Thế nhưng kể từ đầu năm 2014 đến nay, theo Bác Sĩ Lâm Hiếu Minh, phó trưởng khoa Tâm Lý-Tâm Thần Trẻ Em, số bệnh nhân vị thành niên đến bệnh viện này tăng vọt đến chóng mặt. Bác Sĩ Hiếu Minh xác nhận rằng, mỗi tuần có đến 700 em đến khám và chữa bệnh, trung bình là 100 em một ngày.



Bệnh nhân bệnh viện tâm thần. (Hình: Báo Người Ðưa Tin)

Báo Thanh Niên dẫn lời Bác Sĩ Lâm Hiếu Minh nói rằng, nếu con số thực tế trên không giảm, chắc chắn trong vòng 5 năm tới bệnh viện tâm thần Sài Gòn sẽ không còn chỗ chứa bệnh nhân trẻ em. Triệu chứng thường thấy ở số bệnh nhân này là trạng thái hay hốt hoảng, lo âu thái quá. Trong số này, có rất nhiều em là học sinh giỏi, hoặc đang theo học các “trường chuyên” ở Sài Gòn.

Báo Thanh Niên đưa trường hợp của một nam sinh đang học lớp 10 vừa đoạt giải “Học sinh giỏi cấp thành phố” ở Sài Gòn làm bằng chứng điển hình. Em này đang trong thời gian ôn luyện để tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia thì lâm vào tình trạng khủng hoảng tinh thần. Gặp bác sĩ ở bệnh viện tâm thần, em kể bị bệnh run tay chân, đổ mồ hôi lạnh, và đâm ra sợ hãi, hoảng loạn khi nhìn thấy cuốn sách…

Bác Sĩ Hiếu Minh còn liệt kê một số dấu hiệu cho thấy, học sinh có triệu chứng của bệnh tâm thần như không muốn đến trường học, sợ tiếp xúc với bạn bè; và… tiểu trong quần khi vừa nhìn thấy cô giáo. Cũng theo Bác Sĩ Minh, nguyên nhân trực tiếp khiến các em đi đến nguy cơ bị mắc bệnh tâm thần là tình trạng bị cha mẹ thường xuyên la rầy vô cớ hoặc ép buộc phải học ngày, học đêm.

Dư luận cũng cho rằng, một số vụ học sinh nhảy lầu hoặc thắt cổ tự tử thời gian qua cũng vì sống trong tình trạng căng thẳng quá lâu trong gia đình, hoặc bị sức ép tâm lý nặng nề từ phía cha mẹ. Từ nhiều năm trước, có em nữ sinh bị mẹ ép học ngày đêm mà không đạt kết quả mong muốn, đã lao vào xe lửa để tự tử tại quận 3, Sài Gòn.

Theo Bác Sĩ Hiếu Minh, cha mẹ cần quan tâm và dành thời gian để nói chuyện, chia sẻ những khó khăn trong việc học hành, kể cả vui buồn trong cuộc sống với con em mình để giúp ngăn chặn tình trạng trên. (PL)

 

Hệ thống song trùng Đảng – Nhà nước VN

Hệ thống song trùng Đảng – Nhà nước VN

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-05-27

05272014-dang-nhanuocvn-kh.mp3

000_Hkg5156689-600.jpg

Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng và TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tại Hả Nội tháng 7/2011

AFP photo

Hệ thống song trùng Đảng- Nhà nước là một hệ thống rất đặc biệt trong các quốc gia có thể chế cộng sản. Trong hệ thống này cứ mỗi một vị trí hành pháp là có một người đương nhiệm bên phía đảng cộng sản cầm quyền.

Đặc biệt hơn nữa là người của bên phía hành pháp cũng là đảng viên đảng cộng sản. Ví dụ như tương đương với vị trí Bộ trưởng bộ ngoại giao sẽ có một vị là Trưởng ban đối ngoại trung ương của đảng cộng sản. Những người cộng sản gọi hệ thống này là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý.

Có thể là trong các quốc gia có nhiều đảng phái thì trong các đảng phái ấy sẽ có những người theo dõi các công việc của hành pháp để từ đó đưa ra chính sách của đảng mình trong công cuộc cạnh tranh chính trị. Nhưng ở các quốc gia cộng sản, các đảng cộng sản nắm quyền tuyệt đối, không phải cạnh tranh với ai, nhưng hệ thống song trùng Đảng – Chính phủ cứ tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử cộng sản của các quốc gia này.

Trong lịch sử cầm quyền của đảng cộng sản Việt nam, cho mãi đến những năm 80 của thế kỷ 20, hệ thống song trùng vẫn tồn tại, nhưng chỉ về mặt hình thức vì quyền lực tuyệt đối lần lượt nằm trong tay các ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, và Nguyễn Văn Linh dù chức vụ của các ông này có thể khác nhau. Sau cái chết của ông Linh, người ta không thấy quyền hành tập trung vào một người nữa mà thường có sự xuất hiện một cách song song, một người bên đảng và một người bên chính phủ. Nếu bên chính phủ có lần lượt các ông Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, và bây giờ là Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng thì bên kia cũng lần lượt là các ông Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và bây giờ là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trống đánh xuôi kèn thổi ngược

Ở những tầng mức thấp của hệ thống quyền lực, đã có lúc truyền thông của nhà nước Việt Nam từng nói đến sự dẫm chân nhau của hệ thống song trùng này, cụ thể là các công việc thường nhật của các vị chủ tịch hành chính và bí thư đảng ở cấp tỉnh và huyện.

Những sự khác biệt đảng-chính phủ thấy rõ nhất là trong các quan hệ đối ngoại. Chuyện đầu tiên xảy ra vào năm 2000 trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton. Trong lúc bên hành pháp của thủ tướng Phan Văn Khải tất bật hoan nghênh kẻ thù cũ, thì ông tổng bí thư lúc đó là Lê Khả Phiêu lên tiếng chỉ trích nặng nề người bạn mới trong một cuộc gặp gỡ mặt đối mặt.

000_Hkg8885450-250.jpg

Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh tham dự cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại Thái Lan tháng 8/2013. AFP photo

Sự khác biệt trong đối ngoại thấy rõ nhất trong mối quan hệ với với Trung Quốc. Cứ mỗi lần có xung đột gì đó giữa hai quốc gia thì bên cơ quan ngoại giao của chính phủ lên tiếng chỉ trích, trong khi bên cơ quan đảng cộng sản vẫn là những câu chữ ca ngợi tình hữu nghị như 16 chữ vàng, bốn tốt.

Bình luận về vai trò của Bộ ngoại giao, trong một lần trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Vũ Tường, một người quan sát chính trị Việt Nam từ đại học Oregon, Hoa Kỳ nói rằng:

Đó là đặc biệt ở Việt Nam, nó do các cơ chế chính trị của Việt Nam thực ra là từ xưa đến nay các chính sách ngọai giao lớn đều do Bộ chính trị và ban bí thư quyết định, ngay từ thời ông Lê Duẩn đã vậy. Sau này nó vẫn như thế, chỉ có trong một thời gian ngắn ông Nguyễn Cơ Thạch đóng một vai trò đặc biệt làm nổi lên vai trò của Bộ ngoại giao vào thời kỳ bắt đầu đổi mới, nhưng sau đó thì không có ai. Tức là Bộ ngoại giao đóng vai trò làm theo những quyết định chiến lược của Bộ chính trị. Trong Bộ chính trị thì Tổng bí thư, hay trưởng ban đối ngoại trung ương, trong một tình huống nào đó có thể đóng vai trò quan trọng hơn Bộ trưởng Bộ ngoại giao.

Sự lấn lướt này của quyền lực đảng trong hệ thống song trùng đối với những vấn đề ngoại giao càng rõ hơn trong bối cảnh thế giới chỉ còn có vài đảng cộng sản cầm quyền. Trong bối cảnh đó có vẻ như đảng cộng sản Việt Nam đặt tầm quan trọng rất cao mối quan hệ giữa họ và đảng cộng sản TQ.

Trớ trêu thay, đảng cộng sản TQ lại đang lãnh đạo một quốc gia hay thể hiện sức mạnh cơ bắp với những nước láng giềng nhỏ hơn trong thời gian gần đây. Đối với trường hợp Việt Nam thì quan hệ lịch sử với TQ lại còn có cả chiều dài lịch sử phức tạp hàng nghìn năm. Đứng trước thực tế không muốn làm phật lòng một đảng cộng sản lớn hơn, những động thái đối ngoại của đảng cộng sản Việt Nam chịu nhiều chỉ trích. Ông Hà Sĩ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến, đồng thời đã sống và làm việc nhiều năm ở Đông Âu cộng sản nói với chúng tôi:

TQ phải giữ Việt Nam ở chế độ cộng sản, vì chỉ có ở chế độ cộng sản thì mới có cái kiểu hai đảng làm việc với nhau, nhượng bộ quyền lợi với nhau, còn nhân dân thì chẳng có vai trò gì.”

Chuyện làm việc với nhau giữa hai đảng cộng sản trong cuộc khủng hoảng biển Đông vào thời điểm tháng 5/2014 có vẻ không được xuôi chèo mát mái lắm khi nhiều cơ quan truyền thông đưa tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư đảng cộng sản VN bị từ chối lời đề nghị gặp mặt của ông để giải quyết cuộc khủng hoảng.

Về mặt chính thức, khi TQ bắt đầu kéo dàn khoan nước sâu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, người đứng đầu đảng cộng sản Việt nam và các cơ quan truyền thông của nó không có một tuyên bố nào. Hai tuần lễ sau đó trang thông tin điện tử của đảng cộng sản VN mới đăng bài chỉ trích TQ, còn ông Nguyễn Phú Trọng vẫn không nói gì. Trong khi đó bên hành pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên tục đưa ra những chỉ trích mạnh mẽ, mà đỉnh cao là lời tuyên bố của ông tại Manila rằng hành động của TQ vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

Sự xung đột phe phái

image-250.jpg

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (giữa) cùng các thành viên trong đoàn tại nơi diễn ra lễ bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN 24 tại Myanmar hôm 11/5/2014. AFP photo

Sự xung đột bên trong hệ thống song trùng đảng – chính phủ được cho là lên rất cao khi hồi năm 2013, một hội nghị trung ương đảng đã không kỷ luật được ông Dũng vì những tệ hại của nền kinh tế quốc gia. Nay trong cuộc xung đột với TQ, dường như một lần nữa sự xung đột ấy lại lên cao. Ngay sau khi cuộc khủng hoảng giàn khoan bùng nổ, Tiến sĩ Vũ Tường có nhận định rằng sự lấn lướt của TQ có thể làm phe của ông Nguyễn Tấn Dũng mạnh lên.

Tuy nhiên cũng theo Tiến sĩ Tường thì những người lãnh đạo công an và quân đội Việt Nam có khuynh hướng nghiêng về phe của đảng hơn.

Và trong cuộc khủng hoảng đang xảy ra, người ta thấy rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng có nói với người đồng nhiệm Trung Quốc rằng Việt nam vẫn tìm cách giải quyết vấn đề một cách hữu nghị, không sử dụng quân đội, dù rằng ông Bộ trưởng quốc phòng TQ vượt qua cả sự tế nhị ngoại giao mà công kích gay gắt rằng Việt Nam là một quốc gia gây sự trong cuộc gặp đôi bên.

Trong hoàn cảnh một nền chính trị không công khai, những tuyên bố trái khoáy giữa những người của đảng và của chính phủ, mà lại cũng là của đảng, càng tăng thêm sự đồn đoán về sự xung đột phe phái. Điều này thấy rõ nhất trong cuộc bạo loạn Bình Dương-Vũng Áng với sự chậm trễ của công an, sự can thiệp của quân đội…

Nhưng điều mà mọi người có thể thấy rõ nhất trong gần một tháng qua là sự leo thang xung đột Việt Trung, người chết và nhà xưởng bị đốt cháy,…

Hệ thống song trùng đảng chính phủ đương đầu thế nào với thách thức mới trong những ngày sắp tới? Liệu họ sẽ đồng thuận chống lại đe dọa của nước ngoài? Hay họ thu xếp để trở về nguyên trạng với sự phân công đảng lo hữu nghị, còn chính phủ lo phản đối, trong bối cảnh cuộc xung đột với nước cộng sản anh em lắng dịu? Hay đi xa hơn là không còn hệ thống song trùng nữa?

Phía Sau Ông Thủ Tướng Có Ai

Phía Sau Ông Thủ Tướng Có Ai

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Không đánh đổi chủ quyền lấy ngoại giao viển vông.

T.T. Nguyễn Tấn Dũng

Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy hơi cường điệu (và cũng có phần hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ dành cho hai tác giả này, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời.

Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng điệp viên James Bond vẫn 007 sống mãi trong sự nghiệp của … giới làm phim và trong … lòng khán giả. Tương tự, nhiều nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số người Việt, kể cả giới lãnh đạo cộng sản hiện nay. Ngôn ngữ hàng ngày của họ (nghe) có “mùi” tiểu thuyết Kim Dung thấy rõ:

– Sau nửa tháng im lặng, ngày16 tháng 5 năm 2014: “Trong  cuộc gặp cử tri Sài Gòn … ông Sang nhìn nhận Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn, cần phải bình tĩnh, có bình tĩnh mới sáng suốt. Bên cạnh sự cương quyết phải hết sức kiên nhẫn, song không ‘thay đổi mục tiêu’ là bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thời chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao nội lực quốc gia.”

– Trước đó không lâu, T.T Nguyễn Tấn Dũng cũng kêu gọi “phải phát huy nội lực để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hay “phát huy nội lực để đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh và bền vững.”

Và người vận dụng nội lục đều đều là TBT Nguyễn Phú Trọng:

– Hôm 11 tháng 7 năm 2013, ông khuyến cáo nhân dân Hải Phòng “cần phát huy nội lực để phát triển.”

– Qua ngày 21 tháng 8 năm 2013, ông chỉ thị nhân dân Bắc Giang cũng “phải phát huy nội lực địa phương để vươn lên phát triển, không thua kém các tỉnh bạn.”

– Bữa 18 tháng 3 năm 2014 vừa rồi, trong chuyến đi công tác miền Trung, TBT lại nhắc nhở giới công nhân địa phương “tiếp tục phát huy truyền thông thi đua lao động sản xuất và tích cực … phát huy nội lực.”

Người tiền nhiệm của Nguyễn Phú Trọng – bác Lê Khả Phiêu – cũng  hễ mở miệng ra là đòi … “phát huy nội lực” liền liền. Ông còn giải thích (một cách văn hoa) rằng đó là “sức mạnh văn hóa của dân tộc Việt Nam, đạo đức trí tuệ Việt Nam… để chúng ta vượt mọi khó khăn trong những thời điểm gian nguy nhất…” –  khi trả lời phỏng vấn của báo Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 16 tháng 6 năm 2000.

Dù nghe có hơi kiếm hiệp, kêu gọi dân chúng “phát huy nội lực” – nói nào ngay – là chuyện phải làm khi hữu sự. Ðiều đáng phàn nàn là giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam rất hiếu sự nên đất nước “hữu sự hoài hoài. Kể từ khi giành được quyền bính đến nay, họ luôn luôn tìm mọi cách để đưa dân tộc này vào những hoàn cảnh “khó khăn” hay những “thời điểm gian nguy.” Nếu không phải đấu tố lẫn nhau cho đến chết thì người dân cũng bị nhà nước Việt Nam lôi kéo, lê lết hết từ trận chiến này qua trận chiến khác. Không tử thương thì cũng bị thương vô số kể.

Thôi tạm gác lại chuyện đã cũ đi, và chỉ nhìn lại vài những sự kiện nho nhỏ vừa mới xẩy ra –  trong thời gian cầm quyền của bộ ba Sang, Trọng, Dũng mà coi:

– Khi kêu gọi người dân Hải Phòng “cần phải phát huy nội lực để phát triển,” họ quên bẵng đi rằng sau vụ cầm tù anh em Đoàn Văn Vươn (cùng với chuyện thăng tướng của ông đại tá Đỗ Hữu Ca) người dân nơi đây đã gần tiêu ma nội lực, và đã mất ráo niềm tin vào chính quyền – từ địa phương tới trung ương – rồi.

– Nếu biết qua về mức sống khốn cùng ở Bắc Giang, chắc chắn, họ cũng sẽ không đủ mặt dầy mày dạn kêu gọi người dân miền núi “phát huy nội lực để vươn lên” đâu.

– Hãy nhìn qua hình ảnh một góc chợ ở địa phương này, qua ghi nhận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Người ta nói, đi qua một khu chợ sẽ biết đời sống của cư dân ở đó. Mình tin điều đó. Và nhìn món hàng bày trước mặt những người phụ nữ vùng cao, mình  hình dung được  nồi cơm, căn bếp, cuộc đời…

Ảnh: Nguyễn Ngọc Tư

Hình ảnh vài “bó củi co ro,” hay “nụm nịu hai ba nải chuối,” và “lèo tèo mấy bó rau xanh” – ở một phiên chợ ở Bắc Giang – chỉ khiến cho tôi muốn rơi nước mắt, và không thể nghĩ đến chuyện họ có thể “phát huy nội lực để vươn lên.”  Vươn lên gì nổi, mấy cha? Tôi cũng không tin rằng giới công nhân Việt Nam còn có nội lực để phát huy sau những ngày làm việc tăng ca (liên tục) mà đồng lương chưa chắc đã đủ mua một cái bánh kẹp thịt ở cửa tiệm McDonalds.

Vắt cạn kiệt sức dân, đẩy trăm họ tới mức khốn cùng rồi vẫn thản nhiên kêu gọi vận dụng “nội lực” của mọi người khi đất nước lâm nguy chắc (chắn) không phải là điều khôn ngoan, nếu chưa muốn nói là bất nhẫn. Bởi vậy, khác với nhà báo Huy Đức, tôi không “bảo đảm” là dân chúng sẽ đứng sau giới lãnh đạo Việt Nam trong tình cảnh hiện nay:

“Giàn khoan 981 xuất hiện trước thềm Hội nghị ASEAN ở Myanmar và Diễn đàn kinh tế Manila như một trái banh được đặt vào chân Thủ tướng khi ông đang ở gần khung thành nhất. Những tuyên bố đúng lúc, ngang tầm nguyên thủ, đã khiến ông trở thành một người hùng. Thưa Thủ tướng, ông đã cùng bước, cùng dùng một ngôn ngữ sục sôi với người dân Việt Nam. Ông đã đi một đoạn đường khá xa. Đừng quay lại vì phía sau là dân chúng.”

Huy Đức, có thể, vì may mắn chưa thấy quan tài nên chưa đổ lệ. Người Việt, thuộc những thế hệ trước ông (hẳn) không mấy ai lạc quan như vậy. Trong cuốn Hồi Ký Vi Đức Hồi, tác giả đã nhắc đi nhắc lại (đến chục lần) rằng  “Đảngluôn luôn nói một đằng,làm một nẻo.” Có gì bảo đảm là ông TT sẽ không tiếp tục cái “chiến thuật” cố hữu và vô liêm sỉ này của Đảng?

Tuyên bố đúng lúc, ngang tâm nguyên thủ (e) chưa đủ đâu. Dân Việt ở cả ba miền, cũng như miền ngược – hiện nay – đều đã thuộc nằm lòng: Đừng tin những gì cộng sản nói hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm. Yêu cầu ông Dũng thử làm vài việc trong tầm tay, và ngay trước mắt coi:

-Nếu không thể phóng thích tất cả những tù nhân lương tâm tức khắc, và cùng lúc, ít nhất hãy trả tự do cùng với lời xin lỗi cho hai người tù Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần. Họ không có tội gì ngoài tội thấy sớm hơn các ông cái thứ “ngoại viển vông” Hoa-Việt.

– Ngưng ngay cái chủ trương lớn (và ngu) của Đảng về chuyện khai thác bauxite Tây Nguyên.

– Trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, quyền tự do ngôn luận cho những người cầm bút, và quyền thành lập công đoàn cho công nhân. Đến đón Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương tại cửa nhà tù để ôm xin họ tha lỗi. Cùng lúc, cũng phải công khai về chuyện “mất tích” của Lê Trí Tuệ (Phó Chủ Tịch Công Đoàn Độc Lập Việt Nam) người đã bị “bắt cóc” ở Cambodia vào từ hôm 16 tháng 5 năm 2007.

– Trả lại tài sản và quyền tự do tín ngưỡng cho tất cả những giáo hội và giáo phái.

– Xin làm hoà với người Việt nước ngoài bằng cách xin phép xây lại Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân ở Mã Lai và Nam Dương. Vứt cái Nghị Quyết rẻ tiền 36 vào thùng rác, đuổi việc những nhân viên ngoại giao lấc xấc và lấc cấc như Nguyễn Thanh Sơn đi cho thiên hạ đỡ bực mình.

– Nếu chưa có thể công bố thời điểm chính xác để huỷ bỏ điều bốn hiến pháp và tổ chức tổng tuyển cử tự do vào lúc này thì ít nhất cũng phải ngưng ngay cái cung cách cầm quyền như một đạo quân chiếm đóng như hiện nay, để người dân toàn quyền tự do làm những gì mà luật pháp không cấm, và trừng phạt nghiêm khắc mọi hành vi lộng quyền hay lạm quyền của viên chức các cấp.

Những điều trên trước sau gì cù̃ng phải được thực hiện ở Việt Nam thôi nhưng nếu không làm ngay hôm nay thì trước mặt ông T.T.  là kẻ thù, và sau lưng sẽ chả có ai đâu. Hai bên cũng không có bạn bè đồng minh nào ráo. Nhân loại văn minh tiến bộ giờ đây không ai muốn làm bạn với những kẻ độc ác, trí trá, giáo dở lươn lẹo, ngu (lâu) và ngoan cố. Hãy chứng tỏ thiện chí và nỗ lực muốn thoát cộng đi thì mới có hy vọng thoát Tầu. Nếu không là đi tầu suốt.

TQ lại nhắc Công hàm Phạm Văn Đồng

TQ lại nhắc Công hàm Phạm Văn Đồng

Thứ ba, 20 tháng 5, 2014

Trung Quốc nói không có tranh chấp với Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa

Một nhà ngoại giao và một học giả Trung Quốc nói Công hàm 1958 là bằng chứng Việt Nam công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.

Công hàm 1958 gây tranh cãi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại được Trung Quốc đề cập trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đối đầu vì vụ giàn khoan HD-981.

Căng thẳng Việt – Trung đã gia tăng, với việc nổ ra các cuộc bạo động ở Việt Nam, sau khi Việt Nam lên án Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại khu vực biển Hoàng Sa.

Hôm 20/5, đại biện lâm thời Sứ quán Trung Quốc ở Indonesia có bài đăng trên báo Indonesia Jakarta Post để biện hộ cho Trung Quốc.

Ông Lưu Hồng Dương nói quần đảo Tây Sa (tên Trung Quốc dùng để chỉ Hoàng Sa) là “lãnh thổ vốn vẫn thuộc về Trung Quốc”.

“Vị trí của các đảo đã được cộng đồng quốc tế, kể cả Việt Nam, công khai thừa nhận trong nhiều thập niên từ Thế chiến Hai.

“Trong tuyên bố ngày 14/9/1958 thay mặt chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.”

Ông Lưu Hồng Dương cáo buộc “việc chính phủ Việt Nam gần đây thay đổi và từ chối công nhận Tây Sa là của Trung Quốc thật vô cùng gây sốc”.

“Việt Nam rõ ràng vi phạm nguyên tắc ‘estoppel’ [không được nói ngược],” ông Lưu cáo buộc.

Bày tỏ lập trường chính thức của Trung Quốc, ông Lưu nói tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ tồn tại ở quanh quần đảo Trường Sa.

Ông Lưu cáo buộc Việt Nam có “tiêu chuẩn kép” khi đã “đánh dấu 57 lô dầu khí ở trong vùng biển tranh chấp”.

Nói về cuộc đối đầu quanh giàn khoan HD-981, ông Lưu nói Việt Nam “phải bỏ mọi ảo tưởng và tiến hành hai biện pháp quyết định”.

“Một, ngay lập tức dừng mọi hoạt động nguy hiểm chống lại giàn khoan Trung Quốc và rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển thuộc Trung Quốc.

“Hai, thực thi lời hứa dừng mọi bạo lực trong nước để bảo vệ công dân và tài sản công ty Trung Quốc ở Việt Nam.”

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về bài báo của ông Lưu Hồng Dương.

Trong một diễn biến liên quan, Tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, có bài trả lời phỏng vấn hãng tin Đức Deutsche Welle (DW), được đăng trên mạng hôm 20/5.

Ông này cũng nhắc lại về Công hàm Phạm Văn Đồng.

“Năm 1958, Thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa trong công hàm gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.

“Hà Nội chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất năm 1975,” tiến sĩ Ngô nói.

“Nhưng theo nguyên tắc estoppel, Trung Quốc không tin rằng Việt Nam có thể thay đổi lập trường về vấn đề chủ quyền.”

Công hàm Phạm Văn Đồng vẫn gây tranh cãi sau 50 năm

Công hàm tranh cãi

Công hàm ngoại giao do Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Phạm Văn Đồng ký năm 1958 để phúc đáp tuyên bố của CHND Trung Hoa hôm 04/9 năm 1958 về hải phận 12 hải lý của nước này.

Viết trên BBC, Tiến sĩ Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, cho rằng công hàm “không liên quan gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không có nghĩa là Việt Nam thừa nhận 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc”.

“Bởi thời điểm này 2 quần đảo đang do chính thể Việt Nam Cộng hòa, đại diện cho nhà nước Việt Nam quản lý, thực thi chủ quyền,” ông Trục giải thích.

Tuy vậy, tranh luận trên BBC, ông Lý Thái Hùng, một lãnh đạo của đảng Việt Tân ở Hoa Kỳ, lại nói công hàm “vẫn đã thừa nhận chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông bao gồm luôn quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và cho Trung Quốc lý cớ để cột công hàm này vào nền tảng biện minh cho chủ trương xâm lược của họ hiện nay”.

Nói như một nhà nghiên cứu khác, Dương Danh Huy, công hàm có gây ra nghĩa vụ ràng buộc cho Việt Nam liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa hay không là một vấn đề “còn tranh cãi”.