Muốn thoát Trung phải thoát mọi chế độ độc tài

Muốn thoát Trung phải thoát mọi chế độ độc tài

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-06-19

06192014-to-free-fr-cn.mp3

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cúi chào tại buổi lễ chào đón khi ông đến thăm Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 2013

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cúi chào tại buổi lễ chào đón khi ông đến thăm Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 2013.

AFP

Sự kiện giàn khoan HD 981 và viễn ảnh lệ thuộc Trung Quốc như một chư hầu khiến cho giới trí thức Việt Nam đặt vấn đề “thoát Trung”. Câu hỏi đặt ra Việt Nam có thể thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc mà vẫn duy trì ý thức hệ Cộng sản hay không. Nam Nguyên ghi nhận một số ý kiến liên quan.

Giải Cộng

Đặt vấn đề muốn thoát Trung phải giải Cộng như một điều kiện tiên quyết, thì dễ thấy mục tiêu này có khoảng cách khá xa với thực tại. Nhưng các sử gia đã dẫn chứng những trường hợp thoát Cộng, từ bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa đã nhiều lần diễn ra trên thế giới. Điển hình là sự sụp đổ Liên bang Xô viết năm 1991, khi tình hình còn chưa ngã ngũ thì một số nước Cộng hòa, từng bị ép đi theo con đường Cộng sản đã nhanh chóng tuyên bố độc lập và sau đó người dân bầu chọn chế độ chính trị dân chủ đa đảng. Sự từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản đã hoàn tất ở tất cả 15 nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết, kể cả Liên bang Nga.

Nếu Liên Xô cái nôi của chủ nghĩa Cộng sản phải mất 70 năm mới tan rã thì Campuchia lại khác, Xứ Chùa Tháp bị nhuộm đỏ nhanh chóng sau năm 1975 và cũng nhanh chóng thoát Cộng trong vòng 15 năm. Cho nên đối với những ai dị ứng với chế độ Cộng sản, vấn đề giải Cộng ở Việt Nam cũng không phải là chuyện viễn tưởng.

Theo tôi, về lâu về dài không có con đường nào khác phải thoát khỏi chế độ toàn trị này, xây dựng một chế độ dân chủ thực sự trong đó có đa nguyên đa đảng, đảm bảo các quyền con người và chỉ có trên cơ sở ấy thì mới có cơ hội để thoát ra những cái ràng buộc với Trung Quốc

TS Nguyễn Quang A

Trò chuyện với chúng tôi, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự từ Hà Nội trình bày ý kiến của ông:

“Tôi nghĩ rằng, thoát khỏi Trung Quốc là một vấn đề rất bức thiết. Nhưng cũng là một vấn đề không thể vội vàng làm ào ào được. Theo tôi, về lâu về dài không có con đường nào khác phải thoát khỏi chế độ toàn trị này, xây dựng một chế độ dân chủ thực sự trong đó có đa nguyên đa đảng, đảm bảo các quyền con người và chỉ có trên cơ sở ấy thì mới có cơ hội để thoát ra những cái ràng buộc với Trung Quốc và những ảnh hưởng không có lợi của Trung Quốc đối với Việt Nam.”

Các nhà lãnh đạo cộng sảng Việt Nam, (hàng đầu từ phải) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Các nhà lãnh đạo cộng sảng Việt Nam, (hàng đầu từ phải) Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy vậy, TS Nguyễn Quang A nhấn mạnh rằng người Việt Nam cần hết sức thận trọng, tránh bài học thoát Cộng nhưng vẫn không thoát độc tài. Ông nói:

“Người ta nói rằng phải thoát Cộng, tôi cũng đồng ý như thế nhưng cái đó chỉ mới là một nửa thôi. Có thể không có Cộng sản nhưng mà lại có một chế độc độc tài khác, một đất nước không thể phát triển được trên cơ sở chế độ độc tài. Cho nên tôi nghĩ rằng phải thoát cái gọi là toàn trị, thoát cái độc tài và đấy là một quá trình không thể ngày một ngày hai. Tôi nghĩ là không có biện pháp nào nói rằng ngày mai, hay hai năm nữa, hay sáu tháng nữa mà có thể đạt được. Bởi vì nếu mà còn một chế độ độc tài như thế này, thì thực sự Việt Nam không có bạn, trơ trọi và như thế khó mà có thể vươn lên được và có thể có mối quan hệ bình thường giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc được.”

Cũng có những ý kiến quan ngại sự giải Cộng hay xóa bỏ chế độ Xã hội Chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam sẽ có xáo trộn rất lớn. Hơn nữa không phải người dân Việt Nam nào cũng muốn giải cộng, giải tán chế độ hiện tại. Luồng ý kiến này lập luận rằng Việt Nam hiện có 3,6 triệu đảng viên cộng sản, mỗi gia đình trung bình 4 người, kéo theo họ hàng quyến thuộc và những kẻ ăn theo, tổng số người chịu ảnh hưởng quyền lợi nhờ chế độ Cộng sản hiện nay có thể lên tới mười mấy, hai chục triệu người. Thật ra để biết được người dân Việt Nam thực sự nghĩ gì, mong muốn gì đối với việc lựa chọn thể chế chính trị thì có lẽ phải có một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức nghiêm túc. Đây là điều Đảng Cộng sản Việt Nam không muốn phải đối mặt, do vậy mà mấy chục năm Quốc hội Việt Nam không hình thành được Luật Trưng cầu Dân ý hay Luật Biểu tình. Dù bản Hiến pháp nào của Việt Nam cũng đều có qui định các quyền  công dân này.

Thoát Trung?

Đáp câu hỏi của chúng tôi là để thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc rất nặng nề cả về chính trị và kinh tế, có ý kiến cho là Việt Nam phải cải tổ để có một chế độ dân chủ thực sự thì mới có thể không còn ngán ngại trong việc bảo vệ chủ quyền. TS Trần Đình Bá, thành viên Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam từ Hà Nội nhận định:

Tình hình bây giờ khác với thời kỳ 1979….Ngay bây giờ, thí dụ TQ mà xâm lược Việt Nam ở trên bộ thì người dân VN sẽ đoàn kết lại bất kể Chính phủ như thế nào. Chuyện ấy đụng tới vấn đề xâm lược, nhưng mà như thế không có nghĩa là thoát Trung. Sau năm 1979, thì đâu có thoát

TS Nguyễn Quang A

“ Không, theo tôi không cần thiết. Tôi nghĩ bây giờ ở các cơ chế đa phương, các quốc gia đều được tự do bình đẳng về quyền lợi quốc tế của mình, tất cả các hiệp định của quốc tế. Tôi nghĩ mỗi quốc gia có thể chế riêng của mình không sao cả, các nước ASEAN cũng thế thôi.”

Nhà nước Cộng sản Việt Nam trong quá khứ là đồng chí môi hở răng lạnh với Trung Quốc và nhận viện trợ về vũ khí và nhân sự rất lớn từ Trung Quốc. Thế nhưng sau khi Bắc Việt Cộng sản chiến thắng thống nhất đất nước thì đến năm 1979 thì Trung Quốc lại mở cuộc tấn công xâm lăng, gây ra cuộc chiến khốc liệt ở biên giới Việt-Trung.

Với ý kiến cho rằng, nước Việt Nam độc tài đảng trị nhưng vẫn đẩy lùi được quân xâm lược Trung Quốc bảo vệ chủ quyền vào năm 1979. Tình hình lấn chiếm hiện nay qua vụ giàn khoan HD 981 có thể xem là lịch sử đang tái diễn hay không. TS Nguyễn Quang A phân tích:

“ Tôi nghĩ tình hình bây giờ khác với thời kỳ 1979 và lúc ấy Trung Quốc xâm lược ở trên bộ, còn bây giờ ở xa ngoài biển và chuyện đó khác xa. Ngay bây giờ, thí dụ Trung Quốc mà xâm lược Việt Nam ở trên bộ thì người dân Việt Nam sẽ đoàn kết lại bất kể Chính phủ như thế nào. Chuyện ấy đụng tới vấn đề xâm lược, nhưng mà như thế không có nghĩa là thoát Trung. Sau năm 1979, thì đâu có thoát mà ảnh hưởng Trung Quốc từ xa xưa lắm rồi và tôi nghĩ không thể có một biện pháp đơn giản nào để làm việc này có kết quả ngay lập tức.”

Thoát Trung mà phải từ bỏ xã hội chủ nghĩa, từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn diện Việt Nam chắc chắn không phải chọn lựa của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản. Nhà nước sẽ làm gì để thoát khỏi ảnh hưởng lệ thuộc Trung Quốc. Người dân Việt Nam rất mong muốn được thông tin về vấn đề này.

Đáp số của những sự im lặng

Đáp số của những sự im lặng

Hòa Ái, phóng viên RFA
2014-06-18

06182014-hoaai.mp3

000_Hkg9926949-600.jpg

Hai người Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai hôm 09/5/2014.

AFP photo

Đã 6 tuần trôi qua kể từ khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trong vùng biển thuộc chủ quyền của VN. Dư luận cho rằng phản ứng từ cấp lãnh đạo đến cả người dân trong nước trước tình hình căng thẳng ở biển Đông hiện nay chỉ là sự im lặng.

“Tình hình biển Đông bây giờ dân thì cũng nhiều người như tôi, người ta mặc kệ, chán rồi, chán chả buồn nói nữa vì 1 tháng rồi có làm được gì đâu. Nghe tivi nói nhiều nhảm nhí suốt ngày, súng phun nước chỉ bắn được có 1 lần, cứ rêu rao đi rêu rao lại mà cứ để bị lấn lướt như thế thì người ta cũng chán. Biểu tình thì không cho. Nhiều người kể cả công an về hưu cũng nói ‘rồi chẳng đi đến đâu’. Những lời nói của truyền thông như kiểu mị dân là ‘sợ bị Trung Quốc đánh’. Còn bao nhiêu nước, Liên Hiệp Quốc, có đánh mình chết được ngay đâu? ‘Kiến nghị hòa bình, 4 tốt’: ông Bộ trưởng nói kiểu quỳ lụy Trung Quốc quá thành ra dân cũng chán. Mình là người dân thấp cổ bé họng chẳng làm được gì cả”.

Vừa rồi là chia sẻ của 1 tài xế lái taxi tên Vũ ở Hà Nội. Do tính chất công việc, anh Vũ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, nhiều độ tuổi và nhiều thành phần khác nhau trong xã hội nhưng đa số những người anh Vũ gặp hằng ngày có cùng thái độ im lặng giống như anh trước tình hình căng thẳng ở biển Đông hiện nay.

…ở đâu không biết chứ ở Nha Trang-Khánh Hòa, người ta nói sao Nhà nước VN không lên tiếng mà cứ im lặng.
– Một người chạy xe ôm ở Nha Trang

Người dân im lặng không phải vì họ hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và Nhà nước VN với phương châm “toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” như lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày bế mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa XI hôm 14/5.

Dân chúng im lặng vì họ không thể thực hiện quyền công dân đi biểu tình chống Trung Quốc một cách ôn hòa, cho thế giới thấy tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế của họ trước sự xâm lấn chủ quyền biển đảo VN của Bắc Kinh. Công luận trong nước im lặng do không biết Chính phủ VN sẽ chọn phương sách nào giải quyết vụ việc giàn khoan HD 981 khi Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh khẳng khái tại Đối thoại Shangri-La hồi cuối tháng 5, cho rằng Việt Nam-Trung Quốc vẫn phát triển tốt đẹp, vẫn duy trì quan hệ giữa 2 nước và vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông đôi khi có những va chạm gây căng thẳng giống như mỗi gia đình có những mâu thuẫn, bất đồng nên các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi. Nhiều người dân trong nước mà đài ACTD tiếp xúc đều cho rằng họ rất bất mãn trước những lời tuyên bố trong quốc nội cũng như trong những diễn đàn quốc tế của các quan chức lãnh đạo hiện nay. Ngoài sự im lặng, người dân không còn cách nào khác để bày tỏ sự bất mãn của mình.

“Há miệng mắc quai?”

1-TBT-(2)-250.jpg

TBT Nguyễn Phú Trọng gặp Ủy Viên Quốc Vụ TQ Dương Khiết Trì tại Hà Nội chiều 18/6/2014.

Câu hỏi đặt ra có phải sự im lặng này là một sự buông xuôi trước vận mệnh của quốc gia? Trao đổi với Hòa Ái, một người hành nghề chạy xe ôm ở Nha Trang không cho là như vậy. Người thanh niên này cho biết:

“Trung Quốc khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 thì dân chúng rầm rộ đi biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn nhưng sau này cũng lắng dịu. Tuy nhiên đây không phải là sự lắng dịu quên lãng đâu mà đây là sự âm thầm giống như lò áp suất hơi vậy đó, sẽ bùng phát hồi nào không hay, chứ không đơn giản bình thường. Người ta không dám nói nhưng bàn tán ngầm, ở đâu không biết chứ ở Nha Trang-Khánh Hòa, người dân có sự chú ý nhiều đến biển Đông, người ta nói sao Nhà nước VN không lên tiếng mà cứ im lặng. Người dân bây giờ đang nghi ngại Nhà nước những vấn đề như vậy đó”.

Một trong những người đại diện cho Nhà nước là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được người dân đặc biệt nhắc đến trong thời gian từ khi giàn khoan HD 981 xuất hiện ở khu vực biển cách đảo Lý Sơn 120 hải lý. Nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CSVN được nhắc tên vì sự im lặng của ông.

Có nhiều đồn đoán cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng không đăng đàn nói được lời nào vì bị “há miệng mắc quai”. Thậm chí dư luận mặc cả rằng ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ im lặng chính là bằng chứng “cõng rắn cắn gà nhà” của một Lê Chiêu Thống trong lịch sử VN, thế kỷ 21.

Tình hình biển Đông bây giờ dân thì cũng nhiều người như tôi, người ta mặc kệ, chán rồi, chán chả buồn nói nữa vì 1 tháng rồi có làm được gì đâu.
– Một tài xế taxi ở Hà Nội

Còn có dự đoán sau giữa tháng 8 vào lúc thời tiết không thuận lợi cũng như giàn khoan HD 981 đã tròn nhiệm vụ khoan thăm dò và rút đi thì Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sẽ xuất hiện trước truyền thông để lên tiếng trấn an người dân rằng Đảng Cộng Sản và Nhà nước VN đã giải quyết thắng lợi tình trạng căng thẳng ở biển Đông đồng thời trỗi lên những lời ca tụng tình hữu nghị “4 tốt-16 chữ vàng” với người bạn láng giềng Trung Quốc.

Cho đến ngày 18/6 là ngày gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa Ủy viên Quốc Vụ viện Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì và đại điện quan chức cấp cao gồm Thủ tướng VN và Tổng Bí Thư Đảng CSVN thì ý nghĩa sự im lặng của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa được giải mã.

Một ngày trước cuộc gặp gỡ giữa các đại diện cấp cao của Hà Nội và Bắc Kinh để thảo luận liên quan đến việc Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu HD 981 ở vùng biển tranh chấp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cảnh báo VN nên chú trọng đến lợi ích lớn hơn trong quan hệ song phương để làm việc cùng Trung Quốc trong tình hình căng thẳng hiện nay. Trước đó, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyên Ngọc của VN nói với báo giới trong nước rằng “vụ giàn khoan trái phép đã dại dột đánh thức lòng tự tôn dân tộc thiêng liêng bị dồn nén của người Việt, sức mạnh đã từng quét sạch mọi cuộc xâm lăng của đế quốc Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử. Nó phơi trần mọi sự lừa bịp được công phu bày vẽ lâu nay”.

Người dân trong nước bày tỏ vẫn đang thầm lặng chờ đợi xem phản ứng của những người đại diện Nhà nước VN trong cuộc gặp gỡ mặt đối mặt với đại diện của Trung Quốc như thế nào và họ cũng thầm hy vọng những lời tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc gặp gỡ này sẽ không đồng nghĩa với sự im lặng suốt những tuần vừa qua khi biển đảo quê hương bị xâm chiếm.

Biển Đông : Không nên để Trung Quốc tự do lợi dụng Liên Hiệp Quốc

Biển Đông : Không nên để Trung Quốc tự do lợi dụng Liên Hiệp Quốc

Đòi hỏi chủ quyền trên biển của các quốc gia ven Biển Đông

Đòi hỏi chủ quyền trên biển của các quốc gia ven Biển Đông

Ảnh : Bộ Quốc phòng Mỹ

Trọng Nghĩa

Sau khi đưa giàn khoan HD-981 vào vùng thềm lục địa của Việt Nam, và bị tố cáo trước công luận quốc tế, Trung Quốc đã phản pháo bằng một bản “tuyên bố lập trường” gởi lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong bài phân tích : “Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông : Cứ thử xem !”, trên báo The Diplomat ngày 16/06/2014, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc cho đấy là một mưu toan lợi dụng Liên Hiệp Quốc “để được cả chì lẫn chài” và cần phải vạch trần. RFI xin giới thiệu toàn văn bài viết.

Cuộc đối đầu trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam về vụ hạ đặt giàn khoan HYSY 981 (HD-981) trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông – bắt đầu từ đầu tháng Năm – đã bước vào tuần lễ thứ bảy. Ngày 09/06/2014, Trung Quốc bất ngờ mở một mặt trận mới, khi ông Vương Dân (Wang Min), Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, chuyển đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon một bản tuyên bố lập trường chính thức về cuộc tranh chấp, với yêu cầu cho lưu hành văn bản đó trong toàn bộ 193 thành viên Liên Hợp Quốc.

Hành động quốc tế hóa tranh chấp với Việt Nam của Trung Quốc không thể hiện một sự thay đổi trong chính sách lâu dài của Bắc Kinh, theo đó tranh chấp trên biển chỉ có thể được giải quyết một cách song phương thông qua đàm phán và tham vấn trực tiếp giữa các bên liên quan. Một hôm sau khi Trung Quốc gửi văn kiện trên, bà Hoa Xuân Oánh, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao lại tuyên bố rằng Trung Quốc bác bỏ đề nghị trọng tài của Liên Hiệp Quốc về cuộc tranh chấp với Việt Nam.

Như vậy tại sao Trung Quốc lại đưa cuộc tranh chấp với Việt Nam ra trước Liên Hiệp Quốc ?

Năm 2003, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân ủy Trung ương chính thức thông qua học thuyết “Tam chủng chiến pháp” (san zhong zhanfa – 三种 战 法). Học thuyết này là một nhân tố thiết yếu của cuộc chiến tranh thông tin.

Theo công trình nghiên cứu “Ba chiến pháp của Trung Quốc” do Timothy A. Walton viết năm 2012 cho văn phòng tư vấn Delex Consulting, Studies and Analysis, chiến pháp của Trung Quốc bao gồm ba thành tố : chiến tranh tâm lý, chiến tranh thông tin, và chiến tranh pháp lý. Chính thành tố thứ ba này là cơ sở cho bản tuyên bố lập trường của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc.

Theo Walton, chiến pháp thông tin là một chiến lược được thiết kế nhằm tác động lên dư luận quốc tế, tạo hậu thuẫn cho Trung Quốc và làm nản lòng đối thủ trong việc theo đuổi các hành động trái với lợi ích của Trung Quốc.

Bản tuyên bố lập trường của Trung Quốc đã được gửi đến Liên Hiệp Quốc để đánh bật các nỗ lực tuyên truyền và để cô lập Việt Nam. Đại đa số các thành viên của Liên Hiệp Quốc đều không có lợi ích trực tiếp trong cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Nhiều nước Đông Nam Á vốn e ngại các hành động của Trung Quốc, sẽ né tránh khi bị buộc phải công khai bày tỏ lập trường về vấn đề này.

Chiến pháp pháp lý, theo Walton, là một chiến lược sử dụng luật pháp Trung Quốc và quốc tế để tôn cao nền tảng pháp lý của việc Trung Quốc khẳng định quyền lợi của mình. Bản tuyên bố lập trường của Trung Quốc đầy rẫy những dẫn chứng trong luật pháp quốc tế được chọn lọc để hỗ trợ cho lập trường của Trung Quốc.

Lập luận thiếu nhất quán và tự mâu thuẫn

Thoạt đầu, Trung Quốc đã bảo vệ việc hạ đặt giàn khoan dầu bằng cách nói rằng nó nằm trong vùng lãnh hải của Trung Quốc. Trung Quốc lưu ý rằng giàn khoan HD-981 nằm cách đảo Tri Tôn, ở phía cực tây quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý. (Tuy nhiên), theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), vùng lãnh hải chỉ rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ven biển của một quốc gia.

Tuyên bố ngày 06/06/2014 của Trung Quốc đã sửa chữa sai lầm đó bằng cách cho rằng HD-981 nằm trong vùng tiếp giáp lãnh hải của Trung Quốc. Cách nói mới đó tuy nhiên, đã thiếu cơ sở pháp lý.

Theo UNCLOS, mục đích duy nhất của vùng tiếp giáp lãnh hải là để cho phép một quốc gia ven biển “thực hiện quyền kiểm soát cần thiết nhằm : (a) ngăn chặn hành vi vi phạm luật lệ và quy định về hải quan, tài chánh, xuất nhập cảnh hoặc y tế trên lãnh thổ hoặc lãnh hải của mình; (b) trừng phạt các hành vi vi phạm các luật lệ và quy định nói trên được tiến hành trước đó trên lãnh thổ hoặc lãnh hải của mình.”

Trung Quốc cũng tìm cách gây nhiễu trong cuộc tranh chấp với Việt Nam bằng cách thúc đẩy lập luận theo đó vị trí của HD-981 gần quần đảo Hoàng Sa hơn là bờ biển Việt Nam. Tuyên bố lập trường của Trung Quốc chẳng hạn, đã cho rằng HD-981 đang hoạt động ở nơi cách cả đảo Tri Tôn lẫn đường cơ sở xung quanh quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý, và cách bờ biển Việt Nam từ 133 đến 156 hải lý.

Nhưng cùng lúc, Trung Quốc lại tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, nằm gần Philippines hơn là vùng đất Trung Quốc gần nhất. Theo luật pháp quốc tế, yếu tố “gần” đơn thuần không đủ để chứng minh chủ quyền.

Dùng luật quốc tế cho mình, nhưng không cho nước khác áp dụng

Tuyên bố lập trường của Trung Quốc gởi lên Liên Hợp Quốc hiện đang làm suy yếu việc Bắc Kinh sử dụng chiến tranh pháp lý để thúc đẩy các đòi hỏi chủ quyền. Ví dụ, tuyên bố của Trung Quốc viết :

Các vùng biển giữa quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) của Trung Quốc và bờ biển đất liền Việt Nam vẫn chưa được phân định. Hai bên vẫn chưa tiến hành phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa trong vùng biển này. Cả hai bên đều có quyền khẳng định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS.”

Nếu quả thực là như vậy, Trung Quốc nên theo các quy định của UNCLOS để xử lý các yêu sách chồng lấn. Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam nên có những dàn xếp tạm thời về các vùng tranh chấp cho đến khi đạt được thoả thuận về phân định. Trong thời gian đó, mỗi bên nên cấm làm thay đổi hiện trạng và đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.

Rõ ràng là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu trong vùng biển tranh chấp đã vi phạm nguyên tắc pháp lý quốc tế.

Tuyên bố lập trường của Trung Quốc cũng đã làm suy yếu tính hợp pháp của họ khi Bắc Kinh lập luận rằng luật pháp quốc tế không thích hợp. Văn bản của Trung Quốc ghi nhận :

Tuy nhiên, vùng biển này sẽ không bao giờ trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cho dù có áp dụng bất kỳ nguyên tắc (của luật pháp quốc tế) nào trong việc phân định.”

Đại sứ Trung Quốc tại Úc, Mã Triều Húc (Ma Zhaozu), đã góp phần vào cuộc chiến tranh thông tin của Bắc Kinh bằng cách lặp lại các lập luận tương tự trong một bài ý kiến trên báo Úc The Australian ngày 13/06/2014. Nhân vật này cho rằng khu vực tranh chấp chưa bao giờ được phân định và “dù có áp dụng bất kỳ nguyên tắc nào [của luật pháp quốc tế], các vùng biển liên quan sẽ không bao giờ trở thành một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.”

Phải đưa vấn đề ra trước Hội đồng Bảo an !

Các thành viên của cộng đồng quốc tế đang lo ngại về căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Việt Nam và tác động đối với an ninh khu vực cần phải nắm lấy việc Trung Quốc chính thức đệ trình bản tuyên bố lập trường lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Các nước nên vận động để vấn đề này được đưa lên Hội đồng Bảo an.

Không được để cho Trung Quốc theo đuổi cuộc chiến tranh thông tin với mục đích thu lợi cả hai đầu – cho lưu hành một bản tuyên bố lập trường tại Liên Hiệp Quốc để chứng minh tính chất nghiêm túc của họ trong cuộc tranh chấp với Việt Nam, và lại từ chối đề nghị trọng tài của Liên Hiệp Quốc. Mỹ và Úc nên thúc đẩy một cuộc tranh luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nhật Bản và các cường quốc hàng hải khác có quyền lợi trong việc Biển Đông ổn định nên tham gia vào việc thúc đẩy đó.

Trung Quốc phải bị đẩy vào một vị thế khó chịu khi phải phản đối bất kỳ một cuộc tranh luận nào tại Hội đồng Bảo an, qua đó từ bỏ mưu toan sử dụng Liên Hiệp Quốc cho mục đích tuyên truyền, hoặc phải phủ quyết mọi nghị quyết phát sinh từ một cuộc tranh luận trong Hội đồng Bảo an chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

 

Hai bia đá chủ quyền thời VNCH là di tích quốc gia

Hai bia đá chủ quyền thời VNCH là di tích quốc gia
June 17, 2014

Nguoi-viet.com
VIỆT NAM (NV)Sau 58 năm chơ vơ giữa nắng, mưa, bão táp, 2 bia đá được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa dựng tại hai hòn đảo Song Tử Tây và Nam Yết để khẳng định chủ quyền vùng biển đảo Trường Sa, vừa được nhà cầm quyền CSVN chính thức công nhận là di tích quốc gia.

Bia đá khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại đảo Nam Yết, Trường Sa. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Trương Ðăng Tuyến, giám đốc Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã nhận được quyết định của Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch công nhận hai tấm bia di tích quốc gia, vì tính chất lịch sử vô giá.

Trên mặt hai tấm bia bằng đá này có khắc hàng chữ nói rằng: “Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22 tháng 8, 1956 dưới sự hướng dẫn của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa.”



Bia đá khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại đảo Song Tử Tây, Trường Sa, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, hai tấm bia này đã được tỉnh Khánh Hòa xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh từ 3 năm trước đây. Tỉnh này cũng đã đề nghị cấp trên nâng cấp công nhận lên mức cao hơn. Tuy nhiên, coi như phải mất 3 năm sau, giá trị của dấu vết lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa mới được nhà cầm quyền CSVN thừa nhận.

Ông Trương Ðăng Tuyến cho biết, tỉnh Khánh Hòa sẽ làm lễ đón nhận giấy chứng nhận di tích cấp quốc gia hai tấm bia đá nói trên trong những ngày tới. Theo ông, chính quyền địa phương có trách nhiệm duy tu, bảo quản hai tấm bia đá như là một minh chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

Theo dư luận, đến nay thì nhà nước CSVN mới thấy rằng, mọi bằng chứng xác lập chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là hết sức quý báu về mặt lịch sử. Việc công nhận di tích cấp quốc gia còn đặt ra trách nhiệm bảo quản, tu sửa, tôn tạo hai bia đá cho chính quyền địa phương từ nay về sau. (PL)

 

Du học – “Đi đi, đừng về!”

Du học – “Đi đi, đừng về!”

Đỗ Thanh Lam –

Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này.

Góc nhìn Việt Nam: “Đi Mỹ được rồi, về làm gì?”

“Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: “Đi đi, đừng về!”

Bố mẹ tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư tại Mỹ khi tôi mới học 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc “đừng về Việt Nam” bắt nguồn từ 20 năm sống trong bức xúc của mẹ:

“Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,… Với “quyền lực mềm” của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có “quyền lực mềm” giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm. Về làm gì hả con?”

Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: “Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!” Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.

Lăng kính Mỹ: “Lý do nào để quay về quê hương?”

Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: “Sẽ về!”

Tôi có một cô bạn thân đang học ngành Công nghệ thực phẩm. Cô bảo: “Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!”

Một người bạn khác chia sẻ: “Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết. Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được.”

Một chị theo học kinh tế thì bảo: “Đơn giản chị không muốn!” Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình.

Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa apply thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể”.

Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: “Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?”

*

Giữa dòng ý kiến “Đi đi, đừng về!” dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: “Nước ta rừng vàng biển bạc.”

Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về “trách nhiệm công dân”. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước.

Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: “Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!”

Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?”

Đỗ Thanh Lam

Miền Tây: Tài nguyên suy kiệt, môi trường suy thoái

Miền Tây: Tài nguyên suy kiệt, môi trường suy thoái

Nguoi-viet.com

CẦN THƠ (NV) – Sinh hoạt và sinh kế của cư dân đồng bằng sông Cửu Long vốn đã khó khăn sẽ còn khó khăn hơn do sự suy kiệt về tài nguyên và sự suy thoái của môi trường.

Ðó là cảnh báo của nhiều chuyên gia và được các viên chức thừa nhận tại “Diễn đàn Bảo Tồn Thiên Nhiên và Văn Hóa vì sự phát triển bền vững của đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 7,” với sự tham dự của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam, đại diện chính quyền 13 tỉnh ở miền Tây, giới nghiên cứu khoa học. Ðây là sinh hoạt thường niên, khởi đầu từ năm 2008 với sự hỗ trợ của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (WWF).


Sạt lở bờ biển đang diễn ra trên diện rộng ở đồng bằng sông Cửu Long. (Hình: Thời báo Kinh Tế Sài Gòn)

Các tài nguyên như: đất, nước, thủy sản,… ở đồng bằng sông Cửu Long không còn như trước. Sự đa dạng sinh học cũng đã biến mất. Ông Nguyễn Văn Nghĩa, một chuyên viên của Cục Quản lý Tài nguyên nước, thuộc Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, cho biết, vài năm gần đây, nguồn nước của sông Mekong đổ về đồng bằng sông Cửu Long đã giảm đáng kể vì bị điều tiết mạnh mẽ ở phía thượng nguồn và tác động của biến đổi khí hậu.

Nguồn nước mặt giảm nên người ta chuyển qua khai thác nguồn nước ngầm và vì vậy, mỗi năm, mực nước trong tầng nước ngầm đã giảm từ 0.2 mét đến 0.4 mét. Có nơi, mực nước của tầng nước ngầm giảm tới gần 1 mét/năm. Kết quả là nước mặn xâm nhập càng ngày càng sâu. Xói lở ven sông, ven biển càng ngày càng lớn.

Do nguồn nước, do sự hình thành và tồn tại của các công trình chặn lũ, ngăn mặn, thủy điện và cả do lối đánh bắt theo kiểu tận diệt, thủy sản – nguồn lớn tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long vốn hết sức phong phú, dồi dào nay đã suy giảm đáng kể.

Ông Nguyễn Thanh Nguyên, một phó chủ tịch của tỉnh Long An, thú nhận những sai lầm trong quản lý đã góp phần làm suy kiệt tài nguyên của đồng bằng sông Cửu Long và khiến môi trường của khu vực này bị suy thoái. Hiện nay, mỗi năm, sản lượng lương thực của Long An khoảng 3 triệu tấn, gấp mười lần giai đọa 1970 (chỉ chừng 300,000 tấn). Tuy nhiên để đạt được kết quả đó, toàn bộ hệ sinh thái đa dạng của Ðồng Tháp Mười đã bị hủy diệt vì những kế hoạch khai phá, chuyển thành đất trồng lúa. Hệ sinh thái nước lợ ven biển coi như đã bị xóa sạch vì phong trào nuôi tôm.

Ông Bùi Cách Tuyến, một thứ trưởng của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, thừa nhận, hậu quả của việc thực hiện các quy hoạch tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long “đã bộc lộ rõ.” Vì vậy, sắp tới, phải cân nhắc các vấn đề môi trường trong quá trình lập quy hoạch.

Viên thứ trưởng này kêu gọi đẩy mạnh truyền thông về ý nghĩa, vai trò, giá trị, phương thức quản lý, khai thác, sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái của vùng đất ngập nước nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ðồng thời phải lồng ghép việc bảo tồn, phát triển bền vững các vùng đất ngập nước, duy trì các dịch vụ hệ sinh thái để ứng phó với biến đổi khí hậu vào các kế hoạch, chương trình, dự án phát triển có liên quan, xem đó là một trong những tiêu chí đánh giá các giải pháp phát triển bền vững. (G.Ð)

 

Trung Quốc bác tố cáo của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế

Trung Quốc bác tố cáo của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế

Ảnh chụp từ video của tàu Tuần duyên Việt Nam 2016 cho thấy tàu Tuần duyên Trung Quốc 46001 đuổi theo tàu của Việt Nam gần địa điểm giàn khoan 981.

Ảnh chụp từ video của tàu Tuần duyên Việt Nam 2016 cho thấy tàu Tuần duyên Trung Quốc 46001 đuổi theo tàu của Việt Nam gần địa điểm giàn khoan 981.

16.06.2014

Trung Quốc mạnh mẽ bác bỏ trước các diễn đàn quốc tế tất cả các cáo giác về xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông khi Bắc Kinh đưa giàn khoan 981 và lực lượng bảo vệ trên biển, trên không vào vùng biển Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Tại Hội nghị Các nước thành viên Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển hôm 14/6 ở New York, trưởng phái đoàn Bắc Kinh nhấn mạnh những tố cáo của Việt Nam là ‘vô căn cứ’ và rằng Bắc Kinh có ‘chủ quyền hoàn toàn’ tại quần đảo Hoàng Sa.

Truyền thông Trung Quốc dẫn phát biểu của Phó đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên hiệp quốc, Vương Dân, nói sự dối trá của Việt Nam không thể che dấu được sự thật và việc thổi phồng sự thật không thể hợp pháp hóa cách hành xử bất hợp pháp.

Ông Vương tố cáo ngựợc lại rằng Việt Nam quấy nhiễu hoạt động bình thường của giàn khoan 981 trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa cũng như cho phép các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc diễn ra nhắm mục tiêu vào công dân, doanh nghiệp Trung Quốc khiến 4 người Trung Quốc thiệt mạng và 300 người khác bị thương.

Đại diện của Trung Quốc cũng phủ nhận sự tranh chấp vì, theo lời ông Vương, trước 1974 Việt Nam đã công khai thừa nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.

Ông Vương tuyên bố tại diễn đàn này rằng ‘nếu Việt Nam quay ngược lại với chính những tuyên bố của họ thì làm sao thu phục được lòng tin của cộng đồng quốc tế? Không ai có thể tin vào những lời hứa hẹn của Việt Nam.’

Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc yêu cầu Việt Nam tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc và ngừng ngay các hành động ‘gây rối’ để xoa dịu căng thẳng.

Mới tối qua, Trung Quốc một lần nữa bác các tố cáo của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế khi đại diện của Bắc Kinh tại thượng đỉnh nhóm G77+Trung Quốc chỉ trích Hà Nội là bên khơi mào căng thẳng Biển Đông.

Trong phiên bế mạc cuộc họp ở Bolivia, đại diện thường trực của Việt Nam ở Liên hiệp quốc, đại sứ Lê Hoài Trung, tố cáo việc Trung Quốc vận hành giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và gửi tàu chiến tới xua đuổi tàu Việt Nam là xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Ông Trung cũng yêu cầu đưa các cáo giác này vào bản tuyên bố chung cuộc của 2 ngày họp thượng đỉnh. Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã, yêu cầu này đã bị các thành viên tham gia cuộc họp khước từ.

Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức và Hội nghị Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lạp Dực Phàm, nói tất cả các chính phủ Việt Nam trước năm 1974 đã chính thức thừa nhận Hoàng Sa là một phần của lãnh thổ Trung Quốc từ ngàn xưa.

Ông Lạp chỉ trích việc đại sứ Việt Nam nêu vấn đề tại thượng đỉnh G77+Trung Quốc là ‘không thích hợp’.

Ông Lạp nói đây là diễn đàn để phát huy hữu nghị-hợp tác giữa các nước đang phát triển, chứ không phải là nơi để khuấy động tranh cãi và yêu cầu các tranh chấp nên được giải quyết song phương với Trung Quốc.

Những tuyên bố của Trung Quốc kịch liệt phản pháo Việt Nam trước công luận quốc tế được đưa ra giữa lúc có tin Việt-Trung chuẩn bị đối thoại cấp cao trong tuần này.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng loan tin Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc phụ trách đối ngoại, ông Dương Khiết Trì, sẽ sang dự phiên họp của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội.

Đây là giới chức cấp cao nhất của Trung Quốc tới Việt Nam kể từ khi Bắc Kinh đặt giàn khoan 981 gần Hoàng Sa, làm leo thang căng thẳng đôi bên ở Biển Đông. Việt Nam nói đã nhiều lần đề nghị đối thoại với Trung Quốc để xoa dịu căng thẳng liên quan đến giàn khoan 981, nhưng không được Bắc Kinh hồi đáp.

Chưa thấy Bộ Ngoại giao hai nước thông báo về sự kiện này, nhưng tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn nguồn tin từ Tiến sĩ Trần Trường Thủy thuộc Học Viện Ngoại giaocủa Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết dịp này ông Dương Khiết Trì sẽ hội đàm với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh.

Vẫn theo lời ông Thủy, nội dung chính của cuộc gặp lần này dự kiến sẽ tập trung vào vấn đề Biển Đông.

Nguồn: Xinhua, CCTV

 

Lâm Mạnh Di và Tình tự của một người cha, người ông

Lâm Mạnh Di và Tình tự của một người cha, người ông

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-06-14

VHNT06142014.mp3

Freddy-Lam2-305.jpg

Bé Freddy Lâm Gia Nghi.

Photo courtesy of Lâm Mạnh Di

Trong dịp Father’s day năm nay, Mặc Lâm xin giới thiệu bài viết cảm động của tác giả Lâm Mạnh Di về người con trai cũng như đứa cháu nội hai dòng máu mà ông rất thương yêu. Tình tự của một người cha, người ông trong hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử Việt Nam có lẽ khiến những cung bậc tình cảm tăng theo với dòng chảy một thời buồn bã của rất nhiều gia đình. Tác giả Lâm Mạnh Di đã gửi gấm niềm xúc động của ông qua hai bài viết Tình phụ tử và Tháng 4, Những giòng chữ cho Freddy Lâm Gia Nghi.

Lâm Mạnh Di: Tôi có tất cả là 4 người con trai, và cháu Thi, đứa mà tôi đề cập trong bài viết Tình phụ tử ra đời trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Cháu ra đời trong một trại tỵ nạn mà lúc đó tôi còn ở lại Vũng Tàu có lẽ vì lý do đó mà tôi có một tình cảm thật đặc biệt với cháu. Nhưng tôi nghĩ trong hoàn cảnh đất nước của chúng ta thì không ít các cháu đã ra đời trong hoàn cảnh nghiệt ngã như vậy.

Tình phụ tử – Lâm Mạnh Di

Vũng Tàu khoảng 16h chiều…

Trời còn rất nóng, rất khó chịu. Một căn phòng nhỏ trên đường Nguyễn An Ninh gần ngã tư giếng nước. Phòng chứa toàn sách vở ngổn ngang, bàn ghế chẳng có gì xa xỉ. Một ông già có lẽ chưa đến 60 cặm cụi sắp sếp lại các cuốn sách cho ngăn nắp. Ông mỉm cười khi cầm cuốn Album hình ảnh gia đình ông trên tay, cứ đến mỗi trang ông xem lại lẩm nhẩm vài tiếng, chen lẫn với tiếng thở dài…

Có tiếng gõ cửa thật lớn, ông già hơi ngạc nhiên vì ông rất ít bạn bè đến thăm ông. Bạn bè thân thiết của ông hiện đang ở khắp nơi trên thế giới, nếu có về Việt Nam thăm ông đều báo trước cho ông biết…

Ông ra mở cửa và ngạc nhiên đến nghẹn ngào: “Trời ơi, con đấy à”… T. ôm bố, nước mắt dàn dụa, bằng giọng nói tiếng Việt không thành thạo…”bố ơi, con về thăm bố đây…!”

Ngày Father’s day tôi chỉ biết cầu nguyện ơn trên hãy thương xót cho dân tộc Việt Nam, thương xót cho những cháu bé trong hoàn cảnh nghiệt ngã.
-Lâm Mạnh Di

T. tên thật là Lâm Gia Thi, và ông bố chính là người đang ngồi viết những dòng chữ này…

Thi và bố gặp nhau đã nhiều lần, nhưng chưa lần nào ở Việt Nam và bất thình lình như lần này. Thi nhân cơ hội đi họp ở vùng Đông Nam Á về thăm bố và mang về cho bố đủ loại thuốc.

Bố dẫn Thi đi xem Vũng Tàu, đi mua sắm ở chợ Năm Tầng… Nét mặt Thi rạng rỡ, không còn căng thẳng như qua buổi họp, lúc nào đi bên bố cũng nhè nhẹ đấm lưng cho bố.

Thi ơi, trong những đứa con của bố, có lẽ bố thương Thi nhất. Vì ngày Thi chào đời không có sự hiện diện của bố, con chào đời trong 1 trại tỵ nạn.

Tôi dẫn Thi ra biển, những cơn sóng vỗ về, tiếng sóng và gió biển dạt dào làm tôi nhớ 1 ngày nào đó năm 1980. Tôi chỉ cho Thi nơi mẹ cùng anh Huy xuông thuyền đi vượt biên. Lúc đó Thi còn là 1 thai nhi trong bụng mẹ … Cuộc đời là tử biệt sinh ly, có ai ngờ sau 25 năm Thi lại trở về đây và đang đứng lặng lẽ bên tôi.

Thi nhìn xa xăm ra khơi, nơi có những ánh đèn chớp tắt của người đi đánh cá đêm. Tôi bắt gặp những giọt nước mắt chảy trên má Thi mà thương con vô cùng.

Hai bố con ngồi với nhau trên bãi biển, chẳng để ý đến thời gian qua mau… Có lẽ buổi tối hôm đó là ngày sinh nhật đẹp nhất đời tôi, chỉ có 2 bố con ngồi cô đơn nghe sóng biển, nghe đời mình như những cơn mơ…

Năm giờ sáng tài xế đến Vũng Tàu để đón Thi trở lại Sài Gòn, Thi có kể cho tôi biết về dự án mà Thi có trách nhiệm. Và Thi đã quyết định làm việc tại Việt Nam 1 thời gian. Lý do duy nhất cho quyết định này là chỉ để được gần bố.

Thương con quá …!

Lâm Mạnh Di: Hôm nay các con tôi đã trưởng thành và tôi cũng hạnh phúc được thành ông nội của ba đứa cháu thật ngoan và hiền. Có cháu mang hai dòng máu Việt và Mỹ. Đương nhiên về tuổi già khi nhìn thấy con cháu như vậy thì tôi cũng rất hạnh phúc và có đôi chút nào đó tự hào…

Tháng 4 – Những giòng chữ cho Freddy Lâm Gia Nghi

064_IS09AH48I-250.jpg

Hình minh họa. AFP PHOTO.

Hơn 30 năm về trước, bà Nội con lũ lượt theo giòng người bỏ xứ ra đi, mang theo bố con trong bụng, một thai nhi vừa đươc vài tháng, và bác Huy của con lúc đó vừa tròn 7 tuổi.

Lần đầu tiên trong đời ông mới biết thế nào là đau khổ của sự chia ly. Có lẽ dùng chữ đau đớn mới đúng. Ví ai biết được có còn ngày tao ngộ?

Và ông cũng chẳng ngờ, trong đời ông lại có 1 đứa cháu nội mang 2 giòng máu, đứa cháu nội thật xinh, có cặp mắt to với hàng lông mi cong vút. Mỗi lần con theo cha mẹ con về thăm ông, dẫn con ra đường chẳng ai biết là 2 ông cháu, ai cũng khen con hiền và đẹp, cứ ngỡ ông là người giúp việc cho 1 gia đình người ngoại quốc nào đó.

Trong cuộc sống khép kín cô đơn của ông, dường như ông chỉ vui được vài tuần ngắn ngủi khi bố mẹ con dẫn con về thăm ông. Về lần cuối thì con cứ huyên thuyên nói với ông bằng tiếng Tây Ban Nha, thay vì tiếng Mỹ như thường lệ, làm ông chẳng hiểu cứ ôm cháu vào lòng mà cười. Cái nghề nghiệp cứ bắt bố con vài năm là lại phải đi đến 1 nước khác làm việc kể cũng tốt cho con.

Thời gian hạnh phúc nhất trong đời ông, có lẽ đó là lúc bố con về Việt Nam làm việc, lúc đó con vừa thôi bú mẹ. Ông chăm sóc con cẩn thận lắm, cứ cầm quạt phe phẩy cho con suốt ngày vì sợ có con muỗi nào nó chích vào da thịt non nớt của con. Ba năm trời được sống bên con, bên cha mẹ con, là những giờ phút ông luôn có nụ cười, làm ông quên được những tháng năm sống trong hẩm hiu đau khổ. Và ông cũng chẳng ngờ, càng lớn con càng quấn quít ông hơn bố mẹ con, lúc nào hai ông cháu mình cũng cứ quanh quẩn bên nhau.

Ba năm trời qua nhanh như 1 giấc mơ, rồi ông phải ngậm ngùi chia tay những người mình thương yêu nhất đời. Hôm đưa gia đình con trở lại Mỹ, đó là một ngày mưa tầm tã. Mẹ con dù là người phương Tây cũng rơi lệ, tim ông quặn đau khi con cứ nắm chặt tay ông không chịu rời. Phi trường Tân Sơn Nhất hôm đó sao mà ảm đạm… rồi bóng dáng 3 người thân yêu cứ xa dần, xa dần… Ông còn nghe tiếng con gào khóc sau bức tường cách ly của phi trường.

Thế là hai ông cháu mình xa nhau thật rồi, nước mắt ông dàn dụa… và ông ngã quỵ trong tay hai người bạn cùng đi theo. Về lại nhà, ôi sao mà trống vắng, tiếng cười nói của con còn loáng thoáng đâu đây. Ông nằm liệt giường cả tuần, chẳng màng đến cơm nước…

Tôi nghĩ trong hoàn cảnh đất nước của chúng ta thì không ít các cháu đã ra đời trong hoàn cảnh nghiệt ngã như vậy.
-Lâm Mạnh Di

Bây giờ con đã 8 tuổi, một học sinh thông minh và hiền hậu. Con có đôi mắt thật buồn của bà Nội, có chuyện vui buồn gì cũng gọi điện thoại cho ông. Bố con biết ông thích bài Bên Cầu Biên Giới nên nhờ thầy dạy nhạc dạy cho con đàn bài này… nghe tiếng đàn piano của con qua điện thoại, ông cũng hát nhỏ theo “Bên cầu biên giới… Tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi… Sông nước xa xôi… mây núi khắp nơi… Không tỏ một đôi lời…”

Freddy, ông biết con thương ông lắm. Cả bố mẹ con nữa, mọi người đều muốn ông rời Việt Nam để theo gia đình. Khi nào con đủ lớn khôn có lẽ con sẽ hiểu vì sao ông không muốn bỏ Sài Gòn mà ra đi. Chính phủ này là 1 Chính phủ tàn bạo trong các Chính phủ tàn bạo trên thế giới, họ đã làm gia đình mình và hàng triệu gia đình tan nát. Nhưng ông vẫn chọn cuộc sống ở đây chỉ vì ông thương yêu bao nhiêu là kỷ niệm. Sài Gòn là quê hương của ông, nơi đây ông gặp bà Nội và đó là lần đầu tiên ông biết yêu. Những con đường, những hè phố, những buổi trưa nắng oi ả, những người bạn thân thương, những quán cóc bên đường… là tất cả những gì ông còn giữ lại cho đời mình.

Ông không biết mình sẽ làm gì trong 1 không gian xa lạ, nếu ông rời Việt Nam. Rồi khi cha mẹ con đi làm bận rộn, con phải đi học, có lẽ ông sẽ co ro 1 mình trong phòng…

Cháu ngoan, con ráng học hành cho giỏi nhé. Và nhớ mỗi năm theo bố mẹ về thăm ông vài tuần, như vậy là ông vui lắm rồi. Ông sẽ cố gắng đi học tiếng Tây Ban Nha, để về kỳ tới có thể chuyện trò với con, hay ít ra ông có thể dịch lá thư này để mai mốt con đọc.

Ông viết lá thư này vào những ngày tháng 4, thời gian này cũng là thời điểm của những bọn lố nhố lăng nhăng đang sửa soạn ăn mừng chiến thắng trên hàng triệu xác người. Ông chẳng màng đến họ, những con diều hâu đang rỉa thây dân tộc Việt Nam, vì ông bây giờ chỉ sống với hình ảnh con cháu, vui khi con cháu điện thoại về thăm ông. Đó là những sức mạnh của yêu thương, vực ông dậy để sống trong những ngày cô quạnh.

Lâm Mạnh Di: Tôi đọc báo và được biết các thế hệ con cháu người Việt tỵ nạn được lớn lên và học hành ở nước ngoài đa số là đã thành công trong cuộc sống và có những cháu làm rạng rỡ cho quê hương của chúng ta.

Ít nhiều gì khi nói đến đây tôi lại thấy thương các cháu sinh ra trong những gia đình nghèo khó tại Việt Nam. Những hình ảnh các cháu lam lũ đến trường với quần áo rách rưới có lẽ ai trong chúng ta khi nhìn những hình ảnh đó sẽ thấy trong lòng quặn đau. Có những cháu tuổi vừa lên 10, 11 gì đó đã phải vất vả làm những công việc thật nặng nhọc để giúp đỡ cho gia đình các cháu.

Trong ý nghĩa của ngày Father’s day tôi chỉ biết cầu nguyện ơn trên hãy thương xót cho dân tộc Việt Nam, thương xót cho những cháu bé trong hoàn cảnh nghiệt ngã. Có cháu phải lội sông lội suối đến trường, hãy thương hãy độ trì cho các cháu có được bữa ăn no áo quần tươm tất và được học hành đến nơi đến chốn…

 

Trung Quốc dùng sách giáo khoa của Việt Nam ‘đòi chủ quyền’

Trung Quốc dùng sách giáo khoa của Việt Nam ‘đòi chủ quyền’
June 12, 2014

Nguoi-viet.com

NEW YORK (NV) .- Ngoài công hàm 1958, Trung Quốc còn dùng tập bản đồ mà Việt Nam in năm 1972,  sách địa lý lớp 9 mà Việt Nam dùng để dạy cho học sinh để chứng minh chủ quyền trên biển Đông.

Bản đồ minh họa yêu sách chủ quyền “Lưỡi Bò” của Trung Quốc ở biển Đông. TQ dẫn một số tài liệu cho thấy CSVN từng công khai ủng hộ yêu sách này. (Hình: Đời sống – Pháp luật)

Hôm 9 tháng 6, Trung Quốc từng gửi cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc một văn bản, cáo buộc Việt Nam vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, cản trở hoạt động của tập đoàn dầu khí Trung Quốc trên biển Đông.

Đại diện Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc chuyển văn bản này cho 193 thành viên của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, cáo buộc Việt Nam “vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển”.

Văn bản vừa kể đính kèm một số tài liệu, trong đó ngoài công hàm mà ông Phạm Văn Đồng ký năm 1958, còn có tập bản đồ mà Việt Nam in năm 1972, sách địa lý lớp 9 của Việt Nam in cách nay 40 năm và cả ba tài liệu này cùng cho thấy, chính quyền CSVN từng công khai thừa nhận các yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông.

Ông Vương Dân, Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, người gửi văn bản và tài liệu cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, tuyên bố, đó là sự thật là Trung Quốc muốn trình bày với cộng đồng quốc tế để sửa lại cách hiểu sai của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.

Đại sứ của Việt Nam tại LHQ đã gặp Chủ tịch Đại hội đồng LHQ “thông báo cụ thể tình hình, đồng thời phản bác tất cả thông tin trong những văn bản của Trung quốc”, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh nói với báo chí hôm Thứ Năm về những điều mà ông gọi là “Trung quốc vu vạ Việt Nam”.

Trả lời VOA, ông Nguyễn Nhã, một người chuyên nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, xác nhận, sách địa lý mà Việt Nam sử dụng cách nay 40 năm để dạy học sinh lớp 9 từng viết rằng quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa,  thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên theo ông Nhã, tài liệu này không có giá trị pháp lý.

Ông Nhã giải thích thêm rằmg lúc đó, hai miền Nam – Bắc Việt Nam đang đối đầu với nhau và miền Bắc có tâm lý “ủng hộ đồng chí, đồng minh của mình” nhưng sự ủng hộ này vô giá trị vì lúc ấy, quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa.

Sau khi Việt – Trung đối đầu, tố cáo lẫn nhau tại Liên Hiệp quốc, ông Stephane Dujarric, Phát ngôn nhân của Liên Hiệp Quốc vừa cho biết, Liên Hiệp Quốc sẵn sàng làm trung gian để hòa giải những bất đồng về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ông Dujarric nói thêm rằng, Liên Hiệp Quốc mong muốn cả Việt Nam lẫn Trung Quốc sẽ giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Giới quan sát nhận định, việc Trung Quốc đưa tranh chấp chủ quyền với Việt Nam ra Liên Hiệp Quốc là điều rất đáng chú ý, bởi trước nay, Trung Quốc chủ trương chỉ “đàm phán song phương” và chỉ trích “quốc tế hóa các tranh chấp song phương”.

Giới này phán đoán, việc Trung Quốc đột ngột nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc có thể vì lo ngại các lân bang sử dụng luật pháp quốc tế để triệt tiêu ưu thế quân sự của Trung Quốc trong các tranh chấp tại biển Đông.

Trên tờ The Diplomat, ông Zachary Keck nhận định, luận cứ của Trung Quốc đối với chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa có vẻ vững chắc hơn Việt Nam. Có thể Trung Quốc hy vọng, do đuối lý, Việt Nam sẽ từ bỏ ý định đưa tranh chấp quần đảo Hoàng Sa ra Tòa án Trọng tài Quốc tế và điều này sẽ khiến những quốc gia khác ngần ngại trong việc sử dụng luật pháp quốc tế để chống lại Trung Quốc.

Ông Keck cũng nói thêm rằng, khi Trung Quốc đi theo con đường “quốc tế hóa tranh chấp”, nâng cao vị trí của luật pháp quốc tế, lấy đó như cơ sở cho các yêu sách về chủ quyền và giải quyết tranh chấp thì yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở phần lớn biển Đông sẽ gặp rủi ro vì yêu sách đó hoàn toàn trái ngược với luật pháp quốc tế. (G.Đ)

Xem thêm:

TQ đưa sách giáo khoa VN ra làm chứng về chủ quyền Biển Đông ( VOA )

Chậm khởi kiện Trung Quốc vì nội bộ chia rẽ?

Chậm khởi kiện Trung Quốc vì nội bộ chia rẽ?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-06-12

06122014-vn-public-impati-wt-lawsui.mp3

Chúng ta loay hoay cứ như có lỗi khi kiện Trung Quốc vậy? (trang web của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)

Hình minh họa chụp từ trang web của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Screen capture

Công luận thể hiện qua báo chí và các diễn đàn trên mạng từng rất nôn nóng về việc chính quyền Việt Nam khởi kiện Trung Quốc xâm lấn biển đảo, đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam từ hơn 1 tháng qua.

Người dân Việt Nam sau những tuần lễ phấn khởi bắt đầu chuyển sang thái độ sốt ruột và hoài nghi về khả năng Việt Nam làm quyết liệt, khởi kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế theo Công ước Luật biển hoặc Tòa án Công lý Quốc tế để bảo vệ chủ quyền vùng biển của mình.

Không đồng thuận và thiếu quyết tâm

Trước đó các phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, về việc không đánh đổi chủ quyền đất nước lấy hữu nghị viển vông và xem xét việc sử dụng biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc, đã làm cho nhân dân tưởng rằng việc loan báo chính thức khởi kiện sẽ sớm diễn ra. Điều mong đợi là sẽ có vụ kiện ngay trong lúc giàn khoan HD 981 và lực lượng tàu vũ trang máy bay bảo vệ của Trung Quốc đang quấy rối trên vùng biển Việt Nam. Phía Trung Quốc từng nói là giàn khoan sẽ hoạt động thăm dò địa chất từ 2/5 tới 15/8/2014. Liệu trong vòng 2 tháng sắp tới Việt Nam sẽ khởi kiện hay không, đây là câu hỏi chờ đợi được giải đáp.

Trả lời Nam Nguyên tối 11/6/2014 TS Trần Đình Bá, thành viên Hội khoa học kinh tế Việt Nam từ Hà Nội nhận định:

” Đơn giản là ngay từ đầu nhà nước Việt Nam không quyết tâm kiện và họ làm điều đó chẳng qua là vì áp lực dư luận, áp lực của số đông và áp lực của những người trong chính nội bộ của họ mà thôi, nhưng mà họ không quyết tâm kiện.
-TS Phạm Chí Dũng “

“ Mọi người rất sốt ruột về vấn đề chủ quyền biển Đông, Việt Nam khẳng định có quyền chủ quyền, quyền tài phán thì Trung Quốc cũng nói như vậy. Cho nên bây giờ nên đưa ra phân xử để bảo vệ chủ quyền của mình bằng biện pháp đấu tranh hòa bình. Tôi cũng như mọi người dân Việt Nam mong muốn là nhân sự kiện này phải kiên quyết đòi bằng được Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm. Đây là cơ hội đưa ra tòa án quốc tế để đòi lại chủ quyền Hoàng Sa, với nỗi hận 4 thập kỷ qua nhân dân Việt Nam muốn đòi lại vùng đất của cha ông mà bao nhiêu thế hệ đã gìn giữ.”

Sự chậm trễ khởi kiện Trung Quốc mà quyền quyết định thuộc Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy một sự thiếu đồng thuận ở thượng tầng chính trị. TS Phạm Chí Dũng, nhà bình luận độc lập hiện sống và làm việc tại TP.HCM nhận định:

Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam. RFA files:UNCLOS-CIA

Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam. File Photo.

“Đơn giản là ngay từ đầu nhà nước Việt Nam không quyết tâm kiện và họ làm điều đó chẳng qua là vì áp lực dư luận, áp lực của số đông và áp lực của những người trong chính nội bộ của họ mà thôi, nhưng mà họ không quyết tâm kiện. Đó là chưa biết họ có củng cố hồ sơ cho có những cơ sở chắc chắn đủ để kiện Trung Quốc hay không. Nhưng mà tinh thần yếu kém trong việc chuẩn bị hồ sơ và thiếu quyết tâm đã làm giảm sút đáng kể nhiệt huyết của những người đi kiện.

Nếu đưa ra tòa án quốc tế thì tôi nghĩ việc này không thể thành công ngay được, thậm chí nhiều khả năng sẽ kéo dài rất lâu. Trong khi đó, chúng ta thấy được sự rạn nứt chia rẽ khá lớn ngay trong nội bộ nhà nước Việt Nam, về các quan điểm khác nhau, đường lối đối ngoại khác nhau. Và trong vụ kiện với Trung Quốc cũng đặc biệt xuất hiện những quan điểm trái chiều, đó là một sự giằng kéo và rất có thể làm cho vụ kiện này sẽ không đi tới được.”

Chưa kiện hay không kiện?

Trong khi đó, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự nêu nghi vấn về việc nhà nước Việt Nam nghe theo khuyến cáo của Trung Quốc là không được khởi kiện. Từ Hà Nội, TS Nguyễn Quang A nhận định:

“ Tôi không hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm với nhau hay không và có thể có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có thể rất là mất mặt…Và chần chừ ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì Việt nam thực sự đầu hàng từ ngày đó.”

” Tôi không hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm với nhau hay không và có thể có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có thể rất là mất mặt…Và chần chừ ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì Việt nam thực sự đầu hàng từ ngày đó.
-TS Nguyễn Quang A “

Trên báo chí Việt Nam nhiều giới chức nhà nước vẫn còn lập đi lập lại tình hữu nghị 16 chữ vàng và 4 tốt giữa Việt Nam và Trung Quốc và cho rằng việc khởi kiện giống như đổ bát nước đầy xuống đất. Ngoài ra nhiều giới chức nhà nước còn lo ngại Trung Quốc cấm vận kinh tế nếu Hà Nội muốn thoát vòng kềm tỏa của Bắc Kinh.

TS Trần Đình Bá từ Hà Nội bày tỏ ý kiến:

“ Nói tình hữu nghị thì họ đã không làm những chuyện vượt quá đạo lý quốc tế, ví dụ như đâm tàu vào ngư dân hành động rất man rợ mà cả thế giới người ta lên án, khi xem băng ghi hình ai cũng phẫn nộ. Tính mạng của ngư dân trên biển làm sao để bảo vệ? Bây giờ phải kiên quyết đấu tranh bằng pháp lý, Trung Quốc cũng phải có lương tâm để nhận ra vấn đề, họ là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thì càng phải gương mẫu chấp hành Luật biển, trong quan hệ quốc tế không thể dùng uy thế nước lớn ép nước nhỏ, bắt nạt nước nhỏ. Thời thế bây giờ là của thế giới phẳng, mọi việc đều công khai với quốc tế và đưa lên màn hình, mọi việc không thể giấu diếm được nữa. Nguyện vọng của bao nhiêu người Việt Nam đều mong muốn đưa ra giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.”

Giới luật gia, học giả trí thức tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài đã bày tỏ rất nhiều ý kiến về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam. Qua vụ giàn khoan HD 981 Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế theo Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc hoặc Tòa án Công lý Quốc tế. Philippines thừa biết vụ kiện không mang lại những kết quả cụ thể vì Trung Quốc không ra tòa hoặc phán quyết không có tính cách ràng buộc nhưng Manila vẫn kiên quyết hành động.

Những vướng mắc liên quan đến công hàm Phạm Văn Đồng 1958, hoặc thỏa thuận bí mật Thành Đô 1990 được cho là những rào cản trên con đường khởi kiện của Việt Nam. Tuy vậy đã có rất nhiều góp ý để hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng hoặc chỉ kiện về giàn khoan hạ đặt bất hợp pháp mà không kiện về chủ quyền. Về rào cản thứ hai, nếu như không có một thỏa thuận ngầm tại Hội nghị Thành Đô 1990 như lời đồn đại, thì vì cớ gì mà Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam lại không dám công khai thông tin về Hội nghị này dù đã trải qua 24 năm.

 

Trung Quốc đưa ra bằng chứng: Sách Địa Lý Lớp 9 Việt Nam nói Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc

Trung Quốc đưa ra bằng chứng: Sách Địa Lý Lớp 9 Việt Nam nói Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc

nguồn:  http://huynhngocchenh.blogspot.com

Hồi đó để đánh chiếm cho được miền Nam thì dân Việt Nam cần thiết phải hy sinh đến người cuối cùng, Trường Sơn cũng thiêu rụi thì ăn thua gì mấy hòn đảo trên biển Đông. Công hàm cũng ký được thì nhằm nhò gì mấy trang sách giáo khoa.

Dân Luận
Ngày 8/6/2014, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ra bản tin với tựa đề “Hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981: Sự khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc“. Trong bản tin ngoài công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, bản tin còn dẫn sách Địa Lý lớp 9 do Nhà xuất bản Giáo Dục phát hành năm 1974 nói Tây Sa và Nam Sa, tức là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là một phần của Trung Quốc:

Chương về Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
… Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các đảo Hải nam, Đài loan, quần đảo Hoành bồ, Châu sơn… làm thành một bức “trường thành” bảo vệ lục địa Trung quốc…
Trích Sách địa lý lớp 9 (1974)

Đây là một phần tài liệu mà Trung Quốc chuyển tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-moon, và yêu cầu ông này chuyển tới tay các quốc gia thành viên vào hôm thứ Hai 9/6/2014. Đây là lần thứ hai Trung Quốc đệ trình tài liệu lên Liên Hiệp Quốc nói Việt Nam xâm phạm chủ quyền, lần thứ nhất là vào tháng 5/2014.

annex5-5-2.jpg

annex5-5-3.jpg

annex5-5-4.jpg

Trung Quốc – Việt Nam: Lạm phát in tiền và độ trễ suy thoái

Lạm phát in tiền và độ trễ suy thoái

Nguoi-viet.com

Trung Quốc – Việt Nam: Lạm phát in tiền và độ trễ suy thoái

Phạm Chí Dũng

Nghịch lý gấp đôi

Với giới phân tích thường quan tâm đến những quốc gia khép kín, một điểm khá tương đồng không thể bỏ qua giữa hai nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam là lượng dự trữ ngoại tệ mạnh của hai nước này đã đại nhảy vọt trong mấy năm qua.

Về phần Ngân hàng trung ương Trung Quốc, thành tích này thậm chí còn không thèm che giấu. Chưa bàn tới tính trung thực của báo cáo, tính tới nay chủ thuyết “Trung Quốc trỗi dậy” đã phóng dự trữ ngoại tệ lên gần $4,000 tỷ, theo một công bố mới nhất của cơ quan này. Như vậy, cùng với tốc độ tăng tiến gấp đôi số nợ của các chính quyền địa phương từ $1,500 tỷ lên $3,000 tỷ chỉ từ năm 2011 đến cuối năm 2013, dự trữ ngoại tệ cũng tăng gấp hai lần. Đó chính là một trong những nghịch lý lớn nhất của nền kinh tế mà một chuyên gia phương Tây đã vẽ nên ảnh “Voi cưỡi xe đạp”.

Tuy nhiên, hiện giờ kinh tế Trung Quốc chỉ mới có biểu hiện tăng trưởng chậm lại và cách nào đó gây lo ngại cho Bộ chính trị Bắc Kinh cũng như với các đối tác lớn của Trung Quốc trên thế giới như Mỹ và Australia, chứ chưa lâm vào tình trạng chịu quá nhiều điều tiếng như Việt Nam trong suốt gần bảy năm qua. Còn với “tổ quốc ngàn năm Bắc thuộc”, tình cảnh tồi tệ hơn nhiều sau cú khủng hoảng kinh tế thế giới từ đầu năm 2008.  Vào giữa năm 2011, sau khi con sóng đầu cơ bất động sản ở Hà Nội đã đi hết chiều dài của nó, thị trường nhà đất Việt Nam ngay lập tức rơi vào cảnh hoàng hôn. Cũng từ đó bắt đầu xuất hiện một từ ngữ mà giới ngân hàng ghét cay ghét đắng: “nợ xấu”.

Trong cảnh chợ chiều Việt Nam, nợ xấu là nguồn cơn của mọi nguồn cơn, khiến sinh ra mọi chuyện không thể gọi là tốt đẹp. Từ năm 2011 đến nay, bất chấp thái độ cố tình bưng bít của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, con số về tỷ lệ nợ xấu mới nhất do hãng tư vấn xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố vào đầu năm 2014 vẫn là 13%, tương đương với khoảng 500,000 tỷ đồng trên tổng số 3,400,000 tỷ đồng tổng nợ trong hệ thống ngân hàng. Có lẽ không quá khó để lý giải là con số nợ xấu hoặc nợ không thể đòi như thế đã khiến cho khối ngân hàng thương mại mất ngủ đến mức nào. Nhưng chính thế vong thân lãi suất cho vay đến hơn 20%/năm của các ngân hàng này lại làm cho ít nhất 200,000 doanh nghiệp phải vong mạng, và trên thực tế cũng chừng đó số doanh nghiệp không có khả năng đóng thuế cho ngân sách nhà nước. Con số này chiếm đến 35% tổng số doanh nghiệp còn nằm trên danh mục đăng ký hoạt động ở Việt Nam tính đến thời điểm này.

Thế nhưng bất chấp tất cả, dường như chưa bao giờ Hà Nội quên đi niềm tự hào anh em môi răng với Bắc Kinh, kể cả trong tận cùng của những nghịch lý bị coi là tật xấu khủng khiếp. Trong bối cảnh nền kinh tế đã rơi vào suy thoái trầm trọng và khiến hiệu ứng tiêu dùng tương đương với tình trạng giảm phát, lượng dự trữ ngoại tệ do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố vẫn gia tốc một cách đáng sợ. Nếu từ năm 2011 trở về trước, dự trữ ngoại tệ là chủ đề được coi là tuyệt mật và hầu như không thể công bố, thì nghịch lý ngơ ngác là trong lúc nền kinh tế ngày càng hội ngộ đầy đủ các thành tố khủng hoảng từ năm 2012 đến nay, Ngân hàng nhà nước lại càng lúc càng trở nên dạn dĩ hơn để “giải mật”. Lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam cũng theo đó mà xuất thần: từ khoảng $15 tỷ vào năm 2011, bầu sữa này đã lên đến hơn $30 tỷ vào đầu năm 2014. Thậm chí có ước đoán hiện thời dự trữ ngoại tệ của Việt Nam còn lên đến gần $40 tỷ, tức tương đương 1% của cái giá trị nhất thời chưa được kiểm chứng như vậy ở Trung Quốc.

Tất nhiên, một câu hỏi phải đặt ra: vì sao trong bối cảnh nền kinh tế cực kỳ què quặt mà dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn quá đầy đặn?

Vong thân kinh tế

Một giả thiết nhẹ nhàng có thể phác ra là Ngân hàng nhà nước Việt Nam – cơ quan vẫn ham muốn được nâng cấp lên mức “trung ương” theo cơ chế Trung Quốc – đã in tiền quá mức cần thiết để làm công tác “huy động ngoại tệ trôi nổi” nhằm phòng lúc khốn khó.

Một kinh nghiệm quý báu mà Hà Nội có lẽ đã luôn tham khảo từ “người láng giềng anh em”: Trung Quốc luôn bị xem là kẻ tạo ra lạm phát với tốc độ in tiền gấp đôi nước Mỹ.  “Trong vòng 30 năm qua, Trung Quốc đã dùng quá nhiều tiền để bơm vào nền kinh tế nhằm kích thích tăng trưởng” – một chuyên gia kinh tế có tên là Wu Xiaoling của chính phủ Trung Quốc nhún vai.

Chỉ tính đến cuối năm 2013, lượng cung tiền bơm vào nền kinh tế của Trung Quốc đã lên tới 110,650 tỷ Nhân dân tệ (tương đương $17,770 tỷ), gấp 4 lần so với 10 năm trước đây. Đây là dấu hiệu sống động nhất và cũng là bằng chứng hùng hồn nhất cho thấy chính phủ Trung Quốc đang in tiền nhanh hơn khá nhiều tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Song cơ chế lạm phát in tiền cũng tất yếu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của đồng Nhân dân tệ. Kể từ khi Trung Quốc bỏ chế độ neo tỷ giá vào năm 2005, đồng Nhân dân tệ đã tăng giá so với đồng USD do nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, nghịch lý xảy ra là trong khi Nhân dân tệ có vẻ giữ giá trị so với đồng tiền của các quốc gia khác, thì nó lại nhanh chóng mất giá ngay trong nước; đồng thời xu thế này cũng không kéo dài khi thời gian gần đây đồng Nhân dân tệ liên tục mất giá so với các đồng tiền khác. Nếu trong 4 tháng đầu năm 2014, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc liên tục giảm giá với biên độ lớn nhất từ khi quốc gia này bắt đầu thực hiện cải cách đến nay, thì vào đầu tháng 5/2014, tỷ giá Nhân dân tệ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2012, chỉ còn $1 đổi 6,23 NDT.

Hệ quả đương nhiên mà một kẻ sắp vong thân kinh tế phải tính đến là gom góp những tài sản quý giá nhất để phòng thân. Rất có thể cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, một khi vẫn lang thang trên con đường “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, hẳn phải dựa vào đồng đô la Mỹ như một phao cứu sinh để phòng hờ tương lai đồng nội tệ mất giá và nền kinh tế rơi vào lạm phát trầm trọng hoặc bị bão lạm phát.

Với Việt Nam, tương lai này đã hầu như chắc chắn. Còn với Trung Quốc, cả thế giới vẫn đang chờ xem quốc gia 1,3 tỷ dân này phải vật lộn với mầm mống của cơn khủng hoảng sắp tới như thế nào.

Những mầm mống như thế đang có vẻ khá căng cứng. Khi Tết nguyên đán 2014 mới trôi qua được một tháng, những tin tức về một đợt suy thoái kinh tế ở Trung Quốc bất chợt dồn dập. Từ sâu thẳm của những tháng năm chật chội, những nguồn tin bắt đầu lộ diện. Nhưng rõ ràng nhất là việc hãng nghiên cứu có uy tín Business Wisdom đưa ra dự báo sắp có làn sóng vỡ nợ ở 10 ngành công nghiệp Trung Quốc, bao gồm: (1) đóng tàu; (2) sắt thép; (3) đèn LED; (4) nội thất; (5) bất động sản; (6) vận tải biển; (7) tín chấp và các định chế tài chính; (8) quản lý tài chính; (9) vốn tư nhân và (10) mua theo nhóm.

Nợ công cũng biến thành một vấn nạn không thể chối từ. Không khác mấy điều được coi là “minh bạch số liệu” ở Việt Nam, con số báo cáo của Trung Quốc cho thấy loại nợ này chỉ chiếm khoảng 45% GDP. Nhưng theo cách tính toán khách quan và thành thực hơn rất nhiều của các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế, tỷ lệ nợ công quốc gia thực tế của Trung Quốc phải lên đến 150% GDP. Thậm chí, một phân tích của Business Wisdom còn cho rằng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ tương đương 265% GDP, vượt hơn nhiều so với tỷ lệ nợ công quốc gia 200% GDP của Nhật Bản khi đất nước này lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ bắt đầu từ năm 1997, để sau đó phải chấp nhận một “thập kỷ mất mát” không thể khác hơn.

Điều đáng sợ nhất

“Thập kỷ mất mát” hoặc ám ảnh ghê gớm hơn thế chính là hệ lụy mà giới lãnh đạo và các nhóm tài phiệt Trung Quốc lo sợ nhất. Đơn giản là nếu tương lai đó xảy đến, sẽ chẳng bao giờ một tương lai chính trị cùng tài sản cá nhân của họ được bảo đảm.

Cứ cho là đang nắm giữ một lượng ngoại tệ mạnh chiếm gần 50% tổng lượng GDP hàng năm, nhưng không vì thế mà nền kinh tế Trung Quốc thoát khỏi hình bóng “hổ giấy”. Sẽ ra sao nếu một tương lai trơn trượt có thể xảy ra để quốc gia này lâm vào “thập kỷ mất mát” như Nhật Bản và sẽ tiêu tốn đến những đồng đô la cuối cùng để xử lý tình trạng suy trầm kinh tế?

Việt Nam đã có quá đủ bài học từ ảo tưởng đến suy trầm như thế. Vào đầu năm 2011, Bộ chính trị và Chính phủ quốc gia này vẫn còn phơi phới quyết tâm duy trì mức tăng trưởng GDP lên đến 9-9,5%. Thế nhưng chẳng bao lâu sau đó, giới chính khách không mấy chuyên nghiệp ấy phải nhận ra rằng đúng như bài bản lý thuyết Mác – Lê, kinh tế đã quyết định chính trị. Không bao lâu sau, “những người thích đùa” này đã bắt buộc phải rút dần chỉ tiêu tăng trưởng xuống còn 7%, và hiện nay chỉ còn khoảng 5%, cho dù tất cả những con số này thật ra chẳng có ý nghĩa gì lắm nếu xét trên thực tế nền kinh tế đã rất có thể rơi vào tình trạng giảm phát, và do vậy GDP thậm chí còn có thể âm cục bộ vào một số thời điểm.

Nhìn sang “nước bạn”, một giả thiết có thể đặt ra là nền kinh tế Trung Quốc đi sau Việt Nam khoảng 3 năm, tình thế khó khăn của Trung Quốc hiện thời đang khá giống với Việt Nam vào năm 2011. Còn nếu xét về hiện trạng GDP, Trung Quốc hiện nay đang ứng với Việt Nam năm 2012.

Một giả thiết tiếp nối: với đà này, chỉ sau 2-3 năm nữa, tức vào giai đoạn 2016-2017, nền kinh tế Trung quốc sẽ sa vào bẫy chuột của chính nó như Việt Nam đã từng.

Kinh tế quyết định chính trị. Nếu những gì đã và đang xảy ra trong thể chế độc tôn kinh tế và độc tài chính trị ở Việt Nam tái hiện ở Trung Quốc, không hiểu Tập Cận Bình và giàn giáo tướng lĩnh của ông ta còn đủ tĩnh tâm triệt hạ dần vùng lãnh hải Việt Nam ở biển Đông bằng các giàn khoan dầu hay không?

Những dấu hiệu chao đảo của nền kinh tế Trung Quốc từ đầu năm 2014 đến nay cũng phác ra một viễn cảnh không mấy nồng cảm cho mối quan hệ “sông liền sông núi lền núi”: nồng độ can thiệp của Bắc Kinh đối với Hà Nội sẽ khó mà giữ nguyên trong những lời hứa hẹn về “làm mọi cách để bảo vệ nền chuyên chính vô sản” từ Hội nghị Thành đô năm 1990. Ngược lại, đó là một cơ hội để biểu tả thánh thiện cho xu thế “Thoát Trung” đang ngày càng mở rộng và ăn sâu vào lòng ít nhất 70% dân chúng Việt Nam – những người túng thiếu tiền bạc nhưng thừa lòng tự trọng non sông.