Sắp về hưu đưa con trẻ vào chỗ hòn tên, mũi đạn làm gì hở ông Hoàng?

Sắp về hưu đưa con trẻ vào chỗ hòn tên, mũi đạn làm gì hở ông Hoàng?

Huy Đức

14-6-2016

Lãnh đạo một địa phương khi nghe tin Lê Trương Hải Hiếu – người vừa rớt thành ủy viên trong Đại hội nửa năm trước – được đặc cách vào Thành ủy, nói với tôi: “Vậy là người ta không còn coi dân ra cái gì nữa”. Hiếu – con trai Lê Thanh Hải – chỉ đi theo vết xe của Nguyễn Thanh Nghị thôi. Trước Đại hội XI, Nghị rớt thành ủy viên ở Sài Gòn vậy mà ra HN vẫn được nhét cho một chân dự khuyết.

Dư luận đang “làm thịt” con trai cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Càng thấy ông Hoàng vì tham mà tối mắt. Ông quá biết Bia Sài Gòn là đất “quần ngư tranh thực”. Đến Phan Đăng Tuất, chú vợ Nguyễn Thanh Nghị, được đưa về làm Chủ tịch Bia, vài năm đầu các trùm để cho làm mưa, làm gió. Khi Nguyễn Tấn Dũng lung lay, họ mới đập cho một búa, xách quần cuốn xéo. Sắp về hưu đưa con trẻ vào chỗ hòn tên, mũi đạn làm gì hở ông Hoàng.

____

Dân Trí

Ông Vũ Huy Hoàng đã can thiệp kế hoạch thanh tra Sabeco

Mạnh Quân – Bích Diệp

14-6-2016

Ông Vũ Huy Hoàng đã có 2 nhiệm kỳ với 9 năm làm Bộ trưởng Bộ Công Thương. Ảnh: internet

Ông Vũ Huy Hoàng đã có 2 nhiệm kỳ với 9 năm làm Bộ trưởng Bộ Công Thương. Ảnh: internet

Ba tháng rưỡi trước thời điểm nghỉ hưu, ông Vũ Huy Hoàng đã đích thân ký công văn đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoãn kế hoạch thanh tra 4 dự án tại Sabeco, nơi con trai ông Hoàng là ông Vũ Quang Hải mới được bổ nhiệm về làm thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc.

Theo nguồn tin riêng mà Dân Trí nắm được, ngày 31/12/2015, đích thân ông Vũ Huy Hoàng, khi đó còn đang giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký công văn gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra năm 2016 tại Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Công văn của ông Hoàng được gửi đi sau khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1366/QĐ-BXD ngày 24/11/2015 về kế hoạch năm 2016, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ tiến hành thanh tra 4 dự án tại Sabeco.

Trong công văn này, ông Vũ Huy Hoàng cho biết, năm 2016, Sabeco phải tập trung thời gian và nhân lực để triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng như tái cấu trúc Tổng công ty; làm việc với Thanh tra Bộ Tài chính về những nội dung liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt; tập trung triển khai công tác cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Do đó, ông Hoàng với tư cách là người đứng đầu Bộ Công Thương đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét, điều chỉnh chưa thực hiện kế hoạch thanh tra trong năm 2016 đối với các dự án của Sabeco nêu tại Quyết định 1366.

Hơn nữa, Bộ trưởng Bộ Công Thương lúc đó cũng khẳng định rằng, thực hiện chương trình thanh tra trên diện rộng của Chính phủ, Bộ Công Thương đã tiến hành thanh tra các dự án nêu trên. Tuy nhiên, ông Hoàng không đề cập đến kết quả thanh tra của Bộ Công Thương đối với Sabeco như thế nào.

Sabeco là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực đồ uống tại Việt Nam. Mặc dù là công ty cổ phần nhưng Nhà nước vẫn nắm gần 90% vốn điều lệ doanh nghiệp này và Bộ Công Thương đóng vai trò là người đại diện phần vốn Nhà nước tại Sabeco.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Sabeco hiện là ông Võ Thanh Hà, người từng có thời gian làm thư ký của ông Vũ Huy Hoàng. Trong khi đó, con trai ông Vũ Huy Hoàng – ông Vũ Quang Hải mới được điều động về Bộ Công Thương với cương vị Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc Sabeco năm 2015, lúc đó ông Hải chỉ mới 29 tuổi (ông Hải sinh năm 1986).

Theo thông tin mà Dân Trí nắm được, mới đây, ngày 6/6, ông Vũ Quang Hải tiếp tục được ông Võ Thanh Hà giao nhiệm vụ tạm thời kiêm nhiệm chức vụ Trưởng ban Marketing của Sabeco- một chức vụ cũng rất quan trọng ở một doanh nghiệp lớn ngành giải khát.

Về phần ông Vũ Huy Hoàng, sau 2 nhiệm kỳ với 9 năm lãnh đạo Bộ Công Thương, ngày 14/4/2016, ông Hoàng đã chính thức bàn giao lại nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Công Thương cho ông Trần Tuấn Anh.

Liên quan đến Sabeco, hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, qua thanh tra thuế, Bộ Tài chính đã truy thu về ngân sách nhà nước 1.400 tỷ đồng từ Sabeco, trong đó có hơn 400 tỷ đồng bị truy thu theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước và 1.000 tỷ đồng truy thu các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp khác từ các năm trước đó.

____

Dân Trí

Con trai ông Vũ Huy Hoàng thu nhập tiền tỷ tại Sabeco

Bích Diệp

14-6-2016

H1

Với chức vụ là thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Sabeco, năm 2016, khoản lương và thù lao mà ông Hải nhận được khoảng 1,19 tỷ đồng, chưa kể có thể nhận thêm 250 triệu đồng tiền thưởng. Mới đây, ông Hải được giao kiêm nhiệm thêm chức vụ Trưởng ban Marketing tại Sabeco.

Tổng công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2016, trong đó thông qua tờ trình quyết toán tiền lương, thù lao năm 2015 của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Theo đó, tổng quỹ tiền lương và thù lao thực hiện theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 của Sabeco là 4,68 tỷ đồng, cao hơn 468,7 triệu đồng so với kế hoạch đã được Nghị quyết ĐHĐCĐ 2015 thông qua.

Với số lượng 9 viên chức quản lý nhà nước, bình quân mỗi lãnh đạo Sabeco nhận lương và thù lao gần 520 triệu đồng trong năm 2015.

Ngoài ra, ĐHĐCĐ năm 2016 của Sabeco cũng đã thông qua tờ trình kế hoạch tiền lương, thù lao năm 2016 của người quản lý tổng công ty. Theo đó, Sabeco dự chi 9,99 tỷ đồng lương cho 10 người quản lý, bình quân mỗi người nhận 999 triệu đồng tiền lương năm 2016.

Bên cạnh đó, năm nay, 4 người quản lý kiêm nhiệm của Sabeco còn có thêm 783 triệu đồng thù lao kiêm nhiệm. Bình quân mỗi người nhận 195,7 triệu đồng.

Tại Sabeco, ông Vũ Quang Hải là thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc. Với các vị trí trên, ông Hải nhận khoản lương và thù lao khoảng 1,19 tỷ đồng trong năm 2016.

Cũng tại Nghị quyết vừa rồi, ĐHĐCĐ Sabeco đã duyệt tờ trình về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2016, trong đó dành 2,5 tỷ đồng trích khen thưởng người quản lý tổng công ty. Với số lượng 10 người quản lý, ông Vũ Quang Hải có cơ hội nhận thêm 250 triệu đồng trong năm 2016 này.

Tổng cộng, khoản thu nhập năm 2016 của ông Vũ Quang Hải khoảng 1,44 tỷ đồng. Ông Vũ Quang Hải là con trai nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.

Ông Vũ Quang Hải được điều động về Sabeco năm 2015 khi mới 29 tuổi sau 1 năm công tác tại Bộ Công Thương với hàm Phó Vụ trưởng. Trước đó, khi mới 25 tuổi, ông Vũ Quang Hải đã làm Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư tài chính công đoàn Dầu khí (PVFI) thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Dưới thời ông Hải điều hành, PVFI lỗ tổng cộng hơn 220 tỷ đồng (năm 2011 lỗ 155 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 67 tỷ đồng). PVFI là doanh nghiệp thành lập năm 2007, từ năm 2008 đến năm 2010 đều kinh doanh có lãi.

Mới đây, ngày 6/6/2016, Chủ tịch HĐQT Sabeco lại vừa ký quyết định giao nhiệm vụ tạm thời kiêm nhiệm chức vụ Trưởng ban Marketing. Ông Võ Thanh Hà nguyên là thư ký của ông Vũ Huy Hoàng thời ông Hoàng làm Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Sabeco là một trong những “ông lớn” trong ngành đồ uống tại Việt Nam với gần 90% cổ phần do Nhà nước nắm giữ. Sau 8 năm cổ phần hóa, hiện tiến độ thoái vốn Nhà nước tại Sabeco vẫn chưa có tiến triển và doanh nghiệp này vẫn chưa thực hiện niêm yết như kỳ vọng của cổ đông.

Theo thông tin từ đại diện Bộ Tài chính, trong thời gian tới, khả năng Sabeco sẽ được bàn giao về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và sẽ không còn do Bộ Công Thương chủ quản như hiện nay.

Nói về hiệu quả kinh doanh của Sabeco, giới tài chính thường có phép so sánh với một “ông lớn” khác là Vinamilk. Trước năm 2011, doanh thu Sabeco thường cao hơn Vinamilk, nhưng đến cuối năm 2015, doanh thu thuần của Vinamilk đã bỏ xa Sabeco (Vinamilk đạt gần 41.000 tỷ đồng trong khi Sabeco là trên 27.000 tỷ đồng). Lợi nhuận trước thuế của Sabeco năm 2015 đạt 4.470 tỷ đồng, chỉ bằng phân nửa so với con số 9.367 tỷ đồng của Vinamilk.

“Đại Gia Rác, Việt Kiều Yêu Nước” David Dương Ôm Đầu Máu Bỏ Của Chạy Lấy Người Thoát Khỏi Thiên Đường CsVN?

“Đại Gia Rác, Việt Kiều Yêu Nước” David Dương Ôm Đầu Máu Bỏ Của Chạy Lấy Người Thoát Khỏi Thiên Đường CsVN?

Sunday, June 12, 2016:

VietPress USA (12/6/2016): Nhà “đại Việt kiều Yêu nước” có nhiều bằng cấp do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ CsVN Nguyễn Tấn Dũng; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao CsVN Phạm Bình Minh trao tặng; có “vinh dự” đọc diễn văn ca ngợi đảng CsVN và Nhà nước CHXHCNVN trong Đại hội Họp Mặt Kiều Bào Mừng Xuân Quê Hương Ất Mùi 2015; có công thu xếp các phái đoàn CsVN qua kết nghĩa “Sister Cities” với nhiều thành phố ở Hoa Kỳ.. hôm nay được chính thức ôm đầu máu bỏ của chạy lấy người!

 
David Dương

Tin từ Hà Nội vừa tiết lộ rằng văn phòng Trung ương đảng CsVN và Thủ tướng CsVN Nguyễn Xuân Phúc đã ra quyết định theo yêu cầu của liên Bộ Tài Chánh và Bộ Tài Nguyên Môi trường cho thanh tra thuế vụ; thanh tra vi phạm môi trường, truy thu trốn thuế và xử lý các vi phạm của “Kiều bào Yêu nước của ta” là “Vua rác David Dương” liên quan đến hoạt động đầu tư “công nghệ mới nhất của Mỹ” về chôn rác tại dự án xử lý rác thải ở Đa Phước thuộc thành phố Saigon.

Trên báo mạng “Tình Thương & Cuộc Sống” (http://tinhthuongvacuocsong.com/dai-gia-rac-david-duong-lai-tay-khong-bat-giac-xu-ly-rac-o-long-an/) mở đầu bài viết về “Việt kiều Rác” dưới tựa đề “Đại gia rác” David Dương lại “tay không bắt giặc” xử lý rác ở Long An” đã viết như sau:

“Chủ đầu tư nhiều tai tiếng:

Ông David Dương, Tổng Giám đốc Công Ty Cổ Phần (CTCP) Xử lý chất thải Việt Nam – Long An là một Việt kiều Mỹ, và là người sáng lập VWS (Vietnam Waste Solution). VWS là chủ đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (gọi tắt là bãi rác Đa Phước) tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5.000 tấn rác của thành phố với khá nhiều “tai tiếng” trong thời gian gần đây.

“Những tai tiếng của VWS đã được ông Lê Mạnh Hà, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nay là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nêu ra và đăng tải công khai trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Đó là việc UBND TP.HCM thanh toán chi phí cho VWS cao hơn so với các doanh nghiệp cùng sử dụng công nghệ chôn lấp.

 
David Dương được Thủ tướng CsVN khen thưởng

“Hàng năm ngân sách TP.HCM chạy vào khoản lợi nhuận của doanh nghiệp này 3 triệu USD. Chưa kể Nhà nước phải thanh toán tăng hằng năm 3% giá xử lý rác cho VWS, trong khi các doanh nghiệp khác không được tăng như vậy. Bên cạnh đó là việc bất hợp lý khi đóng cửa bãi chôn lấp số 3 Khu xử lý rác Phước Hiệp để chuyển về khu xử lý rác Đa Phước của VWS. Và vì sao mấy năm qua TP.HCM không thực hiện đấu thầu xử lý rác?

“Trên thực tế, bãi rác Đa Phước được cho là có sự “can thiệp công nghệ” hiện đại của Mỹ, và TP.HCM mỗi ngày phải mất hơn 49.000 USD để chi trả cho việc xử lý rác ở đây. Công nghệ hiện đại ở đâu chưa thấy, nhưng việc gây ô nhiễm từ bãi rác này khiến người dân quanh vùng lên tiếng phản đối kịch liệt.

“Kết luận của Thanh tra TP.HCM mới đây về hoạt động của bãi rác Đa Phước cho thấy nhiều điểm bất thường về chủ đầu tư VWS. Vì theo hợp đồng VWS ký với Sở TN&MT TP.HCM vào ngày 28/2/2006, VWS sẽ tiếp nhận khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, sau đó tiến hành phân loại, tái chế sản xuất phân compost, tái sử dụng plastic, phần còn lại không sử dụng được sẽ chôn lấp.

“Tuy nhiên, trên thực tế VWS chưa thực hiện phân loại, tái chế như hợp đồng mà chôn lấp toàn bộ với công suất 3.000 tấn/ngày trong thời gian 24 năm. VWS cũng chưa thực hiện đúng giấy phép đầu tư số 2535 cấp ngày 28/12/2005 khi không xây dựng và điều hành nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng chất thải công suất 2.500 – 3.000 tấn/ngày.

 
David Dương được bầu là Kiều bào tiêu biểu nhất năm 2015 đang đọc diễn văn trước Đại hội Kiều bào Xuân 2015

“Tại khâu xử lý nước rỉ, bãi rác Đa Phước đưa vào hoạt động từ năm 2007 nhưng phải đến 31/12/2015, Sở TN&MT mới ban hành quy định về kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công tác cung ứng dịch vụ. Như vậy, trong vòng 8 năm hoạt động, bãi rác Đa Phước không có ai giám sát về các công tác cung ứng dịch vụ.”

Ngày 29-3-2016, trên trang tin tức của VOA (http://m.voatiengviet.com/a/ong-david-duong-va-dau-tu-rac-o-viet-nam/3259702.html) có đăng tải bài phỏng vấn của ông Bùi Văn Phú hỏi ông David Dương với phần mở đầu rằng:

Công ty rác California Waste Solutions (CWS) do một người Việt làm chủ đã hoạt động ở California trong hơn hai thập niên, hiện có hợp đồng thu gom rác cho hai thành phố Oakland và San Jose ở miền bắc California.

Năm 2005, ông David Dương là tổng giám đốc của CWS quyết định đem công nghệ rác từ Hoa Kỳ về Việt Nam và đã mở ra công ty con là Vietnam Waste Solutions (VWS) với dự án khu liên hợp xử lý chất thải tại Đa Phước thuộc Tp Hồ Chí Minh.

Trong thời gian đầu các cơ quan truyền thông trong nước hết lời ca ngợi VWS là một đóng góp của Việt kiều từ Mỹ trong việc đầu tư giúp đất nước phát triển. Nhưng hơn một năm qua báo chí trong nước lại nhắc VWS đến với nhiều thông tin rất tiêu cực.”

Ông Bùi Văn Phú viết trên VOA hỏi rằng “trong một buổi họp giữa tân Bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh là ông Đinh La Thăng với các nhà đầu tư nước ngoài, bà Huỳnh Thị Lan Phương, phó tổng giám đốc của VWS, đã phát biểu một câu mà báo Tiền Phong Online có ghi lại: “Em nói xong không biết có còn về Mỹ được không”. Câu nói đó gây nhiều hoang mang cho Việt kiều về nước đầu tư, thưa ông David, chuyện gì đã xảy ra với công ty VWS?”

Ông David Dương nói rằng vào “Thời điểm đó bà Lan Phương có bức xúc về những khó khăn về thuế má, hợp đồng của công ty. Trong buổi họp, bà ấy đã đăng ký để phát biểu nhưng chương trình gần hết rồi mà không thấy kêu bà phát biểu nên bà giơ tay lên. Trong lúc bức xúc đó vì nói hết mọi chuyện sợ là quá dài, vì công ty của chúng tôi đang bị nói xấu, đánh phá và có một mạng xã hội trên Facebook còn nhân danh phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ cũng đánh phá chúng tôi, đưa lên nhiều bài nói xấu có ảnh hưởng đến công ty, vì quá bức xúc nên bà Lan Phương đã có những phát biểu như thế.”

Ông David Dương kể ra các khó khăn của công ty VWS hiện nay là ông làm tốt, công nghệ kỹ thuật chôn rác cao, tiền lãnh giá cao; trong khi những Công ty trong nước cũng sử dụng công nghệ tốt nhất nhân loại là chôn rác như thế mà lại lãnh tiền giá thấp, không được ưu đãi về giảm miễn thuế; ít được báo chí truyền thông ca ngợi nên sinh loi2ng ganh ghét đố kỵ với công việc đầu tư của VWS và cá nhân ông; moi chuyện cũ từ năm 2005, 2006 ra nói hoài như vụ Thành phố trả trước USD 9 Triệu.. v.v. và v.v…!

 
David Dương tặng 1 Tỷ 427.040.000 ĐVN
cho chương trình địa phương CsVN.

Ông David Dương cũng giải thích rằng Công ty xử lý rác thải Phước Hiệp đã hoạt động 10 năm rồi mà không đầu tư gì cả, không hiệu quả nên tự nhiên Thành phố đóng cửa và lấy số rác thải 2.000 tấn mỗi ngày của bãi rác Phước Hiệp giao cho bãi rác Đa Phước của ông David Dương xử lý giúp. Ông David Dương nói :”Phước Hiệp là dự án của công ty môi trường đô thị. Họ đã không đầu tư và thực hiện công việc đến nơi đến chốn, vận hành không đúng như để nước dơ tràn xuống sông, ngấm vào hệ thống nước ngầm, vì vấn đề bảo vệ môi trường nên nhà nước quyết định đóng cửa và giao cho mình trên 2 nghìn tấn rác. Nên có thể họ nghĩ là do tác động của mình. Thực sự chúng tôi không tác động vào việc đó vì mình có hợp đồng với thành phố để xử lý 3 nghìn tấn rác tối thiểu một ngày. Mình chỉ muốn đem công nghệ từ Mỹ về và làm công việc cho được tốt. Còn bên Phước Hiệp từ đó đến nay đã mười năm rồi mà không đầu tư đến nơi đến chốn, không nhẽ họ nhận chi phí thấp hay sao? Mình không có tham vọng làm hết mọi chuyện vì ở thành phố hiện nay cũng còn vài ba dự án xử lý rác nữa. Tuy nhiên nay đã có văn bản cho biết đến năm 2020 sẽ đóng cửa các bãi rác của thành phố.”

Ông David Dương ký hợp đồng xử lý rác tới 50 năm vào ngày 28/2/2006, đã làm được 10 năm 4 tháng 10 ngày tính cho đến ngày hôm nay 12/6/2016. Ông cho biết nếu đáng cửa bãi rác Đa Phước thì Thành phố sẽ ưu ái dành đất cho ông chuyển về Khu xử lý Môi Trường Xanh ở Long-An mà ông đã ký kết với vốn đầu tư USD500 Triệu.

Tuy nhiên trong bài viết “Tay không bắt cọp” nói về đầu tư của David Dương tại Dự án Khu Công nghệ Môi trường Xanh Long An, báo mạng “Tình Thương & Cuộc Sống” chỉ ra rằng: “Khi những tai tiếng tại dự án Đa Phước vừa được công bố không bao lâu, Sở TN&MT tỉnh Long An lại khiến dư luận đặt nhiều dấu chấm hỏi khi đặt bút ký bản hợp đồng với chủ đầu tư VWS.

“Theo quy hoạch, Khu Công nghệ Môi trường xanh thuộc địa bàn xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An cách trung tâm TP.HCM khoảng 55-60km (đi theo hướng Quốc lộ 1A) có diện tích 1.760 ha. Tuy nhiên, thực tế khu đất dự án này do UBND TP.HCM chi tiền ngân sách đền bù giải phóng mặt bằng và VWS dù không tốn bất cứ chi phí nào, vì sao vẫn nghiễm nhiên là chủ đầu tư của dự án?

“Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện trạng dự án chỉ mới thực hiện xong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa được san lấp mặt bằng, chưa có cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, cấp điện, cấp nước) và do khu vực chưa có đường vào nên việc di chuyển đến khu công nghệ này từ hướng Quốc lộ 1A hoàn toàn được thực hiện bằng phương tiện đường thủy.

“Hiện vẫn chưa rõ dự án này đã hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường hay chưa? Theo các chuyên gia, khu vực dự án nằm ở vùng lõi của vùng Đồng Tháp Mười, nếu các yếu tố môi trường không đạt tiêu chuẩn 100% theo quy định của Nhà nước sẽ đe dọa đến môi trường sinh thái và môi trường sống của hàng triệu người dân khu vực này.”

Báo báo mạng “Tình Thương & Cuộc Sống” cho hay rằng ông David Dương chỉ “mượn đầu heo nấu cháo” mà thôi vì ông không có vốn đầu tư, ông chưa làm dự án mà đã đem cầm cố mượn tiền! Báo nầy viết: “Có thể khẳng định, hiện VWS không có năng lực xử lý rác cho tỉnh Long An và việc ký kết hợp đồng này hoàn toàn có thể bị chủ đầu tư lợi dụng để vay, huy động vốn. Trên thực tế, vừa qua VWS đã công bố ký kết hợp đồng vay 148 triệu USD với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho giai đoạn 1 của dự án Khu công nghệ Môi trường xanh Long An.

“Tài sản thế chấp cho khoản vay này được mô tả: “Tài sản hình thành trong tương lai thuộc khu dự án Khu công nghệ môi trường xanh theo hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai số 01/2016/7839490/HĐBĐ ký ngày 7/4/2016 giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm gồm toàn bộ lợi ích thu được từ dự án, máy móc thiết bị và công trình xây dựng thuộc dự án”.

“Theo tìm hiểu của phóng viên, thì dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước đã được VWS mang đi “cắm” tại BIDV từ năm 2006 đến nay. Như vậy, phải chăng các cơ quan chức năng nên thẩm định lại năng lực tài chính của nhà đầu tư này vì theo như công bố của VWS thì vốn đầu tư giai đoạn I của Khu Công nghệ Môi trường xanh lên đến 500 triệu USD.”

Trong khi đó, báo Pháp Luật CsVN ca ngợi ông David Dương vì tinh thần yêu quê hương, yêu dân tộc của ông như sau (http://plo.vn/thi-truong-tieu-dung/doanh-nhan-viet-kieu-va-trach-nhiem-que-huong-479559.html ):

“Mong muốn được đóng góp nhiều hơn cho đất nước, ý chí và sự quyết tâm là đặc điểm khiến ai cũng phải nể phục khi nhắc đến ông David Trung Dương (còn gọi là David Dương), Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xử lý Chất thải rắn Việt Nam (Vietnam Waste Solutions –  VWS).

“Cho dù tôi hay mọi người ở khắp nơi trên thế giới hay ngay tại Việt Nam thì đều mong muốn được cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho đất nước mình…” – ông David Dương mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế.

Báo Pháp Luật hỏi: “Có người nói rằng khi đi xa, cho dù bôn ba mưu sinh ở bất kỳ đâu, người ta vẫn nhớ, lòng vẫn hướng về quê hương đất nước, về nơi mình được sinh ra. Và bằng cách này hay cách khác họ sẽ cố gắng đóng góp để phát triển đất nước. Là một doanh nhân Việt kiều, cá nhân ông cảm nhận thế nào?

“Ông David Dương: “Tôi nghĩ rằng câu nói này rất đúng về niềm khát khao được đóng góp một cái gì đó cho quê hương Việt Nam. Không chỉ của riêng tôi mà tôi tin rằng rất nhiều người gốc Việt đang định cư trên toàn thế giới đều có mong muốn như vậy. Bản chất của người Việt Nam mình vốn rất yêu quê hương, luôn hướng về đất nước.

“Tôi rất tự hào vì mình là một trong những người gốc Việt đầu tiên làm về thu gom và tái chế rác ở Mỹ. Công việc của mình không chỉ tạo ra việc làm cho vài trăm công nhân viên nước sở tại mà còn góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Tôi luôn ao ước có thể cống hiến những thành quả như vậy tại Việt Nam. Và tôi đang làm theo nguyện vọng của đấng sinh thành là thành lập Công ty TNHH Xử lý Chất thải rắn Việt Nam. Mỗi ngày, công ty tôi nhận xử lý 3.000 tấn rác. Khi thấy công việc của mình đem lại nhiều nguồn lợi về môi trường, sức khỏe cho người dân, tôi cảm thấy mãn nguyện.”

 
David Dương trong lễ ký kết đầu tư USD500 Triệu lập nhà máy rác tại khu Môi Trường Xanh Long An

Là “đại Kiều Bào Yêu nước như thế, yêu đảng, yêu Xã Hội Chủ nghĩa như thế”, ông David Dương đã tích cực đóng góp nhiều thứ để được giới lãnh đạo phe nhóm trước đây cho nhiều ưu ái miễn giảm thuế, khỏi thanh tra.. nước thải của rác thúi chảy tràn vào nhà dân ở vùng Đa Phước, dân biểu tình thì quan lớn cho công an trấn áp dọa nạt cũng như tình trạng dân biểu tình vì môi trường cá chết hiện nay.. Lấy tiền rác cho mấy tên cầm đầu đảng và Chính phủ thuộc phe cũ ăn, nay phe mới đang “bới lông tìm vết” để diệt tội ác tham nhũng của phe cũ.. và con vịt bầu David Dương bắt đầu bị đưa ra làm thịt!

Bộ Tài Chánh Hà Nội phúc trình cho biết mức truy thu trốn thuế của Công ty VWS do ông David Dương làm chủ trong 10 năm hoạt động vừa qua sẽ trên 10 Triệu USD. Có tin nói là USD 12 Triệu tiền truy thu trốn thuế. Ngoài ra khoản tiền phạt kinh doanh trốn thuế sẽ bị mức phạt 150% tức khoảng USD 15 Triệu nữa.

Từ khi ông David Dương nhận được Giấy phép Đầu tư khu xử lý rác thải Đa Phước ngày ngày 28/2/2006, nước thải ô nhiễm sình hôi cả vùng Đa Phước dân kêu cứu, báo chí phản ảnh nhưng chưa hề có lần nào bị phái đoàn điều tra Môi trường đến thăm hỏi xem xét. Cho đến khi Hà Nội đưa ông tân Bí thư Thành ủy Saigon là ông “Vớt bèo” Đinh La Thăng vào thì mới có phái đoàn Thanh tra của Sở Tài Nguyên Môi Trường Thành phố đi điều tra kết luận những điều tệ hại không như Công ty VWS báo cáo và quảng cáo lâu nay!

 
Dư án Môi trường Xanh Long An

Hiện nay trước làn sóng dân đòi “Môi trường Sạch”, thay vì phải có biện pháp đối với Nhà máy Formosa thì Hà Nội cho làm thịt “Kiều bào ta có công vì đảng, vì nhà nước XHCNVN và vì nhân dân Việt Nam anh hùng” David Dương để làm gương.

Theo kế hoạch của CsVN và Trung Quốc thì những Công ty nào từ Hoa Kỳ hiện đang hoạt động tại Việt Nam sẽ lần lượt bị thanh tra, phạt thuế, bị sách nhiễu và kết quả bị “tự rút lui” hoặc “bị đóng cửa” để không còn ảnh hưởng của Mỹ dù tời đây Việt Nam sẽ vào làm thành viên của Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership).

CsVN sẽ ưu tiên cho các Công ty từ Bắc Âu hoặc các Công ty Trung quốc đội lốt dưới danh nghĩa Đài Loan (giống như Formosa) hay các quốc gia khác, nhất là Lào và Campuchia vào đầu tư, hợp tác với Việt Nam để xuất hàng hóa Trung Quốc qua thị trường Mỹ và các nước trong khối TPP trong thời gian tới.

Chúng tôi nhận được tin rằng sau khi làm thịt “Việt kiều yêu nước, Kiều bào ta ở hải ngoại” David Dương thì sẽ có thêm ít nhất 2 Công ty Việt kiều ở Mỹ làm ăn tại Việt Nam sẽ bị giũ sổ. VietPress USA đang theo dõi và sẽ tường trình tiếp đến đọc giả khắp nơi.

Dù có tin chắc chắn rằng, chính quyền Hà Nội sẽ có biện pháp dứt điểm đối với “Đại gia rác” David Dương trong tuần nầy; nhưng chúng tôi vẫn khẳng định rằng tin nầy được loan dè dặt. Trong thời gian TT Barack Obama về Việt Nam, mặc dầu ông David Dương rất muốn đi trong đoàn doanh nghiệp Mỹ tháp tùng Tổng Thống; nhưng ông David Dương đã không “dám” xuất hiện. Thà là bỏ của chạy lấy người còn hơn vừa bị “ủ tờ” vừa bị tịch thu toàn bộ tài sản. Nếu với mức truy thu thuế và mức phạt thuế tối thiểu 20 Triệu USD, chắc chắn ông David Dương không có khả năng chi trả và như vậy nhà máy xử lý rác thải của ông nếu có máy móc hiện đại gì thì sẽ bị tịch thu. Ông “Việt kiều yêu nước” đã dạy cho CsVN biết cách xử lý rác thải thì nay đã đến lúc họ tự làm lấy và bắt ông phải ói ra cho họ ăn những gì ông đã nuốt vào lâu nay từ bãi rác Đa Phước!

Hạnh Dương
www.Vietpressusa.com 

Báo động: Người Trung Quốc đã lập căn cứ sát nách Cửa Việt-Quảng Trị


Vị trí khu vực bị Trung Quốc thâu tóm trên bản đồ toàn cảnh (bấm vào để phóng to).

Vị trí khu vực bị Trung Quốc thâu tóm trên bản đồ toàn cảnh (bấm vào để phóng to).

Trong một bài bình luận mới đây trên website của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, một học giả Trung Quốc đã nói huỵch toẹt âm mưu của Bắc Kinh một khi chiến tranh Trung – Việt nổ ra là sẽ tìm cách chia cắt Việt Nam từ phía biển.

Xin trích một đoạn trong bài “Học giả Trung Quốc bày mưu chia cắt Việt Nam từ phía biển” trên trang Giaoduc.net ngày 19/4/2016:“…Một khi lực lượng hải quân ngoại bang triển khai từ trên biển thì về mặt địa hình, Việt Nam như ‘dưa hấu gặp dao sắc’, có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền… Nói cách khác, nếu Việt Nam để mất quyền kiểm soát Biển Đông thì bố trí quân sự của Việt Nam ở miền Bắc mất hẳn chỗ dựa, đầu đuôi khó ứng cứu cho nhau…”

Mặc dù Trung Quốc có thể tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo bờ biển Việt Nam, nhưng tất nhiên họ sẽ nhắm đến những vị trí xung yếu nhất về an ninh quốc phòng.

Đó là những vị trí đáp ứng được ít nhất một trong những tiêu chí sau: (I) thuận tiện cho việc đổ bộ – vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ; (II) nếu đổ bộ thành công, Trung Quốc , họ sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược; (III) chỉ cần một lực lượng quân sự vừa phải là đủ sức chia cắt Việt Nam tại đó; và (IV) tại vị trí đối diện bên kia biên giới Lào – Việt hoặc Campuchia – Việt Nam, Trung Quốc cũng thiết lập được căn cứ phố hợp, nhằm khi chiến tranh nổ ra, nó sẽ hiệp đồng tác chiến với lực lượng đổ bộ từ biển vào (hoặc với cả lực lượng nằm vùng tại vị trí đổ bộ) để hình thành nên một gọng kìm nguy hiểm.

Hiện nay, Trung Quốc đã chiếm lĩnh được hoặc đang tìm cách chiếm lĩnh nhiều vị trí xung yếu nằm dọc theo bờ biển Việt Nam như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Hải Vân (Thừa Thiên – Huế), Silver Shores (Đà Nẵng), Vĩnh Tân (Bình Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh), hay Châu Thành (Hậu Giang), v.v.

Cách đây hơn 2 năm, chúng tôi đã từng báo động về việc Trung Quốc sắp lập căn cứ tại Cửa Việt thông qua một “dự án kinh tế” của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam – một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, vốn thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm. Nhờ sự lên tiếng kịp thời của công luận, dự án này hiện đang bị tạm dừng.

Tuy nhiên, nếu ai đó vội tin rằng Trung Quốc vì thế mà đã từ bỏ âm mưu lập căn cứ ở Cửa Việt thì nhầm to. Đơn giản, Cửa Việt là một trong không nhiều nơi dọc theo bờ biển Việt Nam hội đủ cả 4 tiêu chí nêu trên. Vì thế, nó đã lọt vào “mắt xanh” của các ông chủ Trung Nam Hải từ lâu.

Trong dịp trở lại thăm Cửa Việt vừa qua, chúng tôi lại phát hiện ra là Trung Quốc đang lập một căn cứ khác sát nách cảng Cửa Việt thông qua thủ đoạn núp bóng người Việt để thâu tóm một doanh nghiệp thuỷ sản ở địa phương – đó là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế tại thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong.

Trước kia, đây là một cơ sở thuộc Công ty Thuỷ sản Quảng Trị, một doanh nghiệp nhà nước. Năm 2005, Công ty Thuỷ sản Quảng Trị bị phá sản. Năm 2007, UBND tỉnh Quảng Trị giao cơ sở thuỷ sản này cho một doanh nghiệp nhà nước khác là Công ty Xi măng Quảng Trị. Sau 3 năm trực thuộc Công ty Xi măng Quảng Trị và không hoạt động gì, đến năm 2010, cơ sở này lại được bán cho Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế. Và đến Tết Bính Thân vừa rồi, nó đã bị Trung Quốc thâu tóm thông qua một người Việt tên là Hoà, quê ở Thanh Hoá, với mức giá 8 tỷ VNĐ.

Hiện nay, các ông chủ người Hán đang gấp rút sửa sang lại nhà xưởng và xây dựng khu nhà ở cho công nhân trong khi tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý còn lại để cho ra đời một doanh nghiệp Trung Quốc trá hình tại khu vực hết sức nhạy cảm về an ninh quốc phòng này.

Vị trí do người Trung Quốc kiểm soát bao gồm 2 khu: khu văn phòng + nhà ở công nhân và khu nhà xưởng. Tổng diện tích 2 khu này lên tới khoảng 9.000m2.

Người dân địa phương cho chúng tôi biết, nền móng khu nhà ở công nhân được xây hết sức kiên cố và đặc biệt là sâu khác thường: khoảng cách từ nền nhà xuống đáy móng lên đến 2,3m. Các hố móng được lấp đầy cát trắng, với các ống nhựa cắm xung quanh, nghĩa là lượng cát đó có thể được hút ra bất cứ lúc nào để trở thành một hệ thống hầm ngầm bí mật.

Khu vực đã bị Trung Quốc thâu tóm và các vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng xung quanh (bấm vào để phóng to).

Khu vực đã bị Trung Quốc thâu tóm và các vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng xung quanh (bấm vào để phóng to).

Trước khi rơi vào tay Trung Quốc, đây là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế.

Trước khi rơi vào tay Trung Quốc, đây là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế.

Khu văn phòng & nhà ở công nhân (bên trái) và khu nhà xưởng (bên phải) nhìn từ cầu Cửa Việt.

Khu văn phòng & nhà ở công nhân (bên trái) và khu nhà xưởng (bên phải) nhìn từ cầu Cửa Việt.

Khu nhà ở công nhân với nền móng được xây dựng kiên cố khác thường và sâu tới hơn 2,3m.

Khu nhà ở công nhân với nền móng được xây dựng kiên cố khác thường và sâu tới hơn 2,3m.

Từ Cửa Việt lên cửa khẩu Lao Bảo chỉ khoảng 80km, giao thông rất thuận tiện nhờ tuyến đường nhựa lớn nối với quốc lộ 9 chạy thẳng lên Lao Bảo. Bên kia cửa khẩu Lao Bảo là tỉnh Savanakhet, một địa bàn tập trung rất nhiều người Hán cùng các “dự án kinh tế” của họ trên đất Lào.[i] Một khi chiến tranh Việt – Trung nổ ra, lực lượng Trung Quốc từ Savanakhet đánh sang và lực lượng ngoài biển phối hợp với đội quân nằm vùng ở Cửa Việt đánh vào sẽ tạo nên một gọng kìm vô cùng nguy hiểm, đe doạ chia cắt Việt Nam ở khu vực này.

Những căn cứ ven biển của Trung Quốc không chỉ nguy hiểm về mặt quân sự mà, giống như đại thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở Miền Trung thời gian qua, chúng còn âm thầm đầu độc môi trường biển, khiến ngư dân – những “cột mốc chủ quyền” trên biển – không còn tha thiết với việc ra khơi để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Về lâu dài, tình trạng ô nhiễm môi trường biển sẽ làm thui chột nòi giống Việt trong tương lai.

Trong khi lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn không ngớt tụng niệm câu thần chú “4 tốt, 16 vàng”, lãnh đạo Bộ Quốc phòng vẫn chìm đắm trong vòng xoáy kim tiền cùng các màn “giao lưu quốc phòng” với “bạn” thì những gọng kìm của chủ nghĩa Đại Hán vẫn đang ngày đêm âm thầm siết chặt dải đất hình chữ S của chúng ta.

*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng

_______

Ghi chú:

[i] Đây là thông tin mà chúng tôi đã tìm hiểu từ những người hay qua cửa khẩu Lao Bảo sang đất Lào.

* Blog của Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cựu Bộ trưởng bị tố nâng đỡ con trai

Cựu Bộ trưởng bị tố nâng đỡ con trai

 

Ông Vũ Huy Hoàng thôi chức Bộ trưởng Công thương từ 4/2016

Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng bị chất vấn về việc đưa con trai là Vũ Quang Hải vào các vị trí lãnh đạo bộ và doanh nghiệp từ 2011 tới nay.

Trong lần bổ nhiệm mới nhất hồi tháng Hai 2015, ông Hải, sinh năm 1986, được đưa vào vị trí Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bia Sabeco, một trong những tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước.

Báo chí lúc đó đưa tin nhưng không đặt nghi vấn.

Tuy nhiên chỉ sau khi ông Vũ Huy Hoàng thôi chức bộ trưởng vào tháng 4/2016 các kênh thông tin mới bắt đầu hướng chú ý vào các quyết định của ông.

Hiệp hội Đầu tư Tài chính Việt Nam (Vafi) trong lá thư đề ngày 13/6/2016 đặt câu hỏi về việc ông Vũ Quang Hải, mà Vafi nêu đích danh là con trai của ông Vũ Huy Hoàng, nhanh chóng được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng trong Bộ Công thương.

Phó chủ tịch Vafi Nguyễn Hoàng Hải được các báo trong nước dẫn lời, nói việc chất vấn vào thời điểm này là do tại thời điểm ông Vũ Quang Hải được bổ nhiệm ở Sabeco, ông “có nhiều việc gia đình không kịp triển khai” trong lúc Vafi cần tìm hiểu luật trước khi chất vấn.

Chủ tịch Vafi Đặng Văn Thanh từ chối trả lời BBC Tiếng Việt với lý do “mọi nội dung đều đã được viết đầy đủ trong thư”, theo đó nói trước khi gửi thư tới ông Vũ Huy Hoàng, họ đã nêu câu hỏi với Bộ Công thương “từ hơn một tháng nay” nhưng “chỉ nhận được sự im lặng và lẩn tránh của Bộ Công thương”.

‘Tự nguyện thôi vai trò’

Ông Vũ Huy Hoàng giữ chức Bộ trưởng Công thương từ 8/2007

Theo Vafi, ông Vũ Quang Hải lần lượt được đặt vào các vị trí Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Dầu khí (PVFI), Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu thuộc Cục Xúc tiến Thương mại, hàm Phó vụ trưởng, và tiếp đến là Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bia Sabeco.

Vafi nêu câu hỏi về tính hợp pháp của việc bổ nhiệm tổng giám đốc PVFI và trách nhiệm của ông Hải trong việc làm thua lỗ tại PVFI trong hai năm ông Hải làm lãnh đạo.

Vafi cũng đặt câu hỏi về cơ sở pháp lý bổ nhiệm ông Hải lên vị trí mang hàm phó vụ trưởng trong thời gian “đang chịu án kỷ luật tại PVFI”, điều mà Vafi cho là “hoàn toàn sai quy định của nhà nước”.

Thư chất vấn của Vafi viết rằng ông Vũ Quang Hải được trao chức tổng giám đốc PVFI khi mới 25 tuổi và “chẳng có thành tích gì, chẳng có tài năng gì” đã khiến “dư luận thắc mắc”, và hậu quả là kết cục làm ăn thua lỗ khiến “thuyền trưởng cao chạy xa bay”.

Lá thư được đồng sao gửi tới nhiều địa chỉ khác nhau, trong đó có Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng và Thanh tra Chính phủ, viết rằng ông Hải đã về “nằm mai phục tại Cục xúc tiến thương mại” một năm để rồi “người hùng PVFI lại xuất hiện tại Sabeco với lý lịch mới như là ‘thần đồng về quản trị doanh nghiệp'”.

Vafi cũng “đề nghị cựu Bộ trưởng hãy nhanh chóng… khuyên bảo con mình tự nguyện thôi vai trò” tại Sabeco bởi nếu không thì “bản thân Bộ Công thương cũng không đỡ nổi” việc bổ nhiệm “hoàn toàn sai trái” đó.

Cùng lúc với việc bị Vafi gửi thư chất vấn, ông Vũ Huy Hoàng cũng đang đối diện với cáo buộc đã can thiệp để trì hoãn công tác thanh tra một số dự án của tập đoàn kinh tế nơi con ông được cử về.

Báo Dân trí nói rằng vào cuối năm 2015, Bộ trưởng Hoàng đã ‘ can thiệp kế hoạch thanh tra Sabeco‘.

Báo này nói ông Hoàng đề nghị “điều chỉnh kế hoạch” do Sabeco trong năm 2016 phải “triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng”, trong đó có việc phải “làm việc với thanh tra Bộ Tài chính” và xác nhận bản thân Bộ Công thương “đã tiến hành thanh tra” các dự án của Sabeco mà Bộ Xây dựng nhắm tới.

Bà Tô Linh Hương (áo hồng) từng được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Vinaconex khi mới 24 tuổi

Cũng Dân Trí cùng ngày đăng bài tố giác: “Với chức vụ là thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc Sabeco, năm 2016, khoản lương và thù lao mà ông [Vũ Quang] Hải nhận được khoảng 1,19 tỷ đồng, chưa kể có thể nhận thêm 250 triệu đồng tiền thưởng”.

Trước đây, Việt Nam từng có trường hợp bổ nhiệm người trẻ, là con một lãnh đạo cao cấp đương chức, vào vị trí quan trọng trong một tổng công ty lớn của nhà nước.

Tô Linh Hương trở thành chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng (Vinaconex – PVC) vào năm 2012, khi mới 24 tuổi. Bà Hương là con gái ông Tô Huy Rứa, khi đó là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN, ủy viên Bộ Chính trị. Bà Hương đã rời vị trí này chỉ hai tháng sau ngày nhậm chức.

Tuy nhiên, đây dường như là lần đầu tiên có chuyện việc bổ nhiệm con lãnh đạo bị chất vấn công khai.

Ông Vũ Huy Hoàng làm Bộ trưởng Công thương hai nhiệm kỳ, tổng cộng chín năm.

Chân rết Phó Chủ tịch tỉnh và sự bao che của Tỉnh ủy Hậu Giang

Chân rết Phó Chủ tịch tỉnh và sự bao che của Tỉnh ủy Hậu Giang

Giải pháp Dân chủ

Nguyễn Thiện Nhân 

14-6-2016

Chiếc xe Lexus có 2 cà vẹt. Ảnh: internet

Ông Trịnh Xuân Thanh từng làm Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam gây thua lỗ 3.200 tỷ đồng. Có 2 nguyên nhân gây lỗ:

Thứ nhất, năng lực lãnh đạo của ông Thanh kém cỏi, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư tài chính dài hạn dẫn đến công ty bị nợ quá hạn 993 tỷ đồng, mất cân đối về tài chính.

Thứ hai, ông Thanh sai trái trong quản lý điều hành, đầu tư vốn vào nhiều dự án không đúng mục đích, không theo kế hoạch được phê duyệt…chứng tỏ ông Thanh vì lợi ích bất chính đã gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng.

Lẽ ra ông Thanh phải bị bắt giam và truy tố trước pháp luật. Lạ thay, chỉ sau một thời gian ngắn ông đã được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Theo qui định và qui trình bổ nhiệm quan chức đều phải xét năng lực và phẩm chất cán bộ. Tại sao năng lực và phẩm chất ông Thanh đều kém mà lại được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch tỉnh? Phải chăng ông Thanh đã tham nhũng lớn và hối lộ cho cấp trên để được thăng chức?

Một chiếc xe 2 cà vẹt 

H1

H1

Ông Trịnh Xuân Thanh – Phó chủ tịch UBND tỉnh đi ô tô Lexus  tư nhân mang biển số xanh. Báo Vietnamnet cho biết chiếc xe Lexus này có 2 cà vẹt được CSGT cấp cách nhau chỉ 1 ngày! Ngày 24/5/2013 cấp cho ông Nguyễn Đặng Toàn, ngụ số 50 Lương Ngọc Quyến, Hàng Buồm, Hà Nội(biển số trắng). Ngày 25/5/2013 cấp cho Phòng hậu cần kỹ thuật công an tỉnh Hậu Giang với biển số mới là 95A-0699(biển số xanh).

Tại sao CSGT tỉnh Hậu Giang lại làm chuyện phi lý dễ dàng như thế? Phải chăng do thế lực của ông Thanh chi phối?

Tỉnh ủy bao che

Khi bị dân phát hiện ông Thanh – Phó chủ tịch UBND tỉnh đi ô tô Lexus tư nhân mang biển số xanh.  Thay vì phải nghiêm túc xử lý vụ việc thì Tỉnh ủy tìm “lý do” ngụy biện để bao che cho ông ta.

Ông Thanh là người có năng lực lãnh đạo và phẩm chất kém. Đã 2 lần sai trái rõ ràng. Thế nhưng Tỉnh ủy báo cáo rằng ông Thanh “luôn giữ gìn phẩm chất đảng viên”.

Tỉnh ủy Hậu Giang khẳng định: Ông Thanh “có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; luôn giữ gìn phẩm chất, tư cách người đảng viên, có ý thức trách nhiệm trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, có ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật”.

Tỉnh Ủy còn bao biện rằng: “Văn phòng UBND tỉnh không còn xe để bố trí nên để ông mượn 1 chiếc ô tô vào đi làm tạm”.

Trả lời trên báo chí gần đây, Trưởng phòng CSGT công an tỉnh Hậu Giang và các lãnh đạo tỉnh Hậu Giang lại cho rằng, việc cấp biển số xanh cho ông Thanh đi lại khi vào nhận nhiệm vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vào tháng 5/2015.

Giấu đầu lòi đuôi, nếu tại thời điểm tháng 5/2015 không còn xe để bố trí thì tại sao chỉ sau một năm trong hoàn cảnh ngân sách đang túng thiếu trầm trọng, cũng chính các vị này cho biết “Thời gian tới, tỉnh sẽ bố trí phương tiện cho ông Thanh đi công tác”?.

Sự lấp liếm quanh co của quan chức khi bị phát hiện sai trái đã trở thành một đặc tính của chế độ, còn nhớ cách đây vài tháng, báo chí đưa tin vụ công an mang súng vào trường học đánh bảo vệ nhập viện, đánh học sinh chảy máu đầu…Cứ tưởng sự thật đã rõ ràng, nào ngờ quan chức phù phép biến vật gây án thành “cái bật lửa hình cây súng”.

Được biết, ông Thanh vừa trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14. Đường quan lộ của ông đang lên như diều, lại được Tỉnh ủy đánh giá phẩm chất tốt mặc cho cái biển số xanh xui xẻo đang gây bão dư luận .

Tài xế giàu có và tốt bụng? 

Điều làm dư luận bất ngờ là người cho ông Thanh mượn xe đã theo vào Hậu Giang làm tài xế cho ông Thanh với mức lương 3 triệu đồng/tháng!

Quả thật tài xế sở hữu xe Luxus xưa nay hiếm, càng hiếm hơn khi tài xế này quá tốt bụng đến nỗi đem xe Luxus cho một quan chức mượn xài.

Ngẫm lại thấy phi lý, xe Luxus tiền tỉ, nếu đem cho thuê cũng được vài chục triệu đồng mỗi tháng. Sao ông Toàn không đem cho thuê mà lại cho mượn, rồi đi làm tài xế thuê với mức lương 3 triệu đồng/tháng? Một điều không thể không liên quan là ông Toàn sở hữu 4.000 cổ phiếu tại PVC (mã PIVLS22022), nơi ông Thanh từng làm Chủ tịch HĐQT trước khi thăng chức Phó Chủ tịch tỉnh.

Phải chăng cả xe và cổ phiếu đều của ông Thanh, do ông tham nhũng mà có, rồi đem tài sản cho người khác đứng tên hộ? Ông Thanh đã tham nhũng bao nhiêu tiền? Gây lỗ lã cho công ty PVC 3.200 tỷ, lẽ nào ông Thanh không đút túi riêng được vài chục tỷ? Có bao nhiêu người đang đứng tên tài sản hộ ông Thanh?

Những nghi vấn cho thấy đây không phải là “chuyện nhỏ như cái móng tay”, nhưng Tỉnh ủy Hậu Giang rõ ràng đang bóp nhỏ lại, nhỏ đến nỗi chỉ cần “rút kinh nghiệm” mà thôi.

_____

Tham khảo:

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/310038/pho-chu-tich-di-lexus-luon-giu-gin-pham-chat-dang-vien.html

http://www.phapluatplus.vn/pvc-lo-3200-ti-thoi-ong-trinh-xuan-thanh-lam-lanh-dao-d15917.html

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/309549/nguoi-cho-pho-chu-tich-hau-giang-muon-lexus-bien-xanh-la-ai.html

Lãng phí ngân sách nuôi Hội đoàn nhà nước

Lãng phí ngân sách nuôi Hội đoàn nhà nước

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-06-11

MG_0211-622.jpg

Văn phòng Hội cựu chiến binh Quảng Ngãi.

RFA PHOTO

 00:00/00:00

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Viện Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố báo cáo cho thấy, Nhà nước đã bao cấp 14 ngàn (14.000) tỷ đồng mỗi năm cho các tổ chức quần chúng công, điển hình như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và Công đoàn. Ước tính phần chi ngân sách cho các tổ chức quần chúng công cao gấp đôi dự toán ngân sách cho Bộ Giáo dục, Bộ Y tế và gấp 5 lần cho Bộ Khoa học Công nghệ.

Không làm được gì cho lợi ích của nhân dân

Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập, về vấn đề liên quan. Từ Sài Gòn, trước hết TS Phạm Chí Dũng nhận định:

TS Phạm Chí Dũng: Tôi thấy về cơ bản số tiền chi như vậy là vô ích, tại vì từ rất nhiều năm qua các hội đoàn nhà nước đã gần như không làm được gì cho lợi ích của nhân dân, đơn cử là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Từ trước tới giờ chưa bao giờ họ chủ động tổ chức một cuộc đình công, lãn công nào để bảo vệ quyền lợi của công nhân. Trong khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lại nghiễm nhiên được hưởng ít nhất là 2% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp, một con số rất lớn, vừa rồi ngay cả một vài tờ báo nhà nước cũng phải phản ứng về chuyện này.

Tôi thấy về cơ bản số tiền chi như vậy là vô ích, tại vì từ rất nhiều năm qua các hội đoàn nhà nước đã gần như không làm được gì cho lợi ích của nhân dân, đơn cử là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
-TS Phạm Chí Dũng

Cho nên việc các tổ chức như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Mặt trận Tổ Quốc, Hội Phụ nữ… mà nhận được số tiền khủng khiếp như vậy trong tình hình hiện nay ngân sách vô cùng khó khăn và dân vẫn phải nai lưng ra đóng thuế để bổ túc vào ngân sách như vậy, thì có thể nói đó là việc rất là nhẫn tâm. Tôi cho rằng các tổ chức như vậy nếu mà biết tự trọng thì nên chấm dứt sự hoạt động. Tại vì họ hoạt động như một sự vô nghĩa, nói như vậy chắc chắn sẽ đụng chạm tự ái của họ, nhưng mà tôi cho rằng liêm sỉ còn cao hơn cả tự ái.

Nam Nguyên: Quan niệm về xã hội dân sự độc lập còn quá mới mẻ và bị ngăn cấm ở Việt Nam, trong khi các tổ chức như Mặt trận Tổ Quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh Niên hay Hội Nông dân được mô tả là cánh tay nối dài của Đảng, công cụ của Đảng nên tự thân không phải là những tổ chức xã hội dân sự như đúng ý nghĩa của nó, ngân sách nhà nước chi như Tiến sĩ vừa nói  là từ tiền thuế của người dân. Nhưng đây là cơ chế mà Đảng Cộng sản, chế độ cộng sản lập ra, thì cho đến khi nó còn tồn tại liệu có khả năng cải cách sửa đổi được hay không?

TS Phạm Chí Dũng: Tôi cho rằng có một ít phần trăm có thể thay đổi, thay đổi chẳng qua là vì sức ép của quốc tế, bởi các định chế mà Việt nam tham gia ký kết như là vấn đề TPP. Chẳng hạn nếu tham gia vào TPP Việt nam sẽ phải thay đổi cơ chế Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Có nghĩa là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không còn độc quyền với nhiệm vụ gọi là “bảo vệ quyền lợi lợi ích hợp pháp của công nhân” nữa mà sẽ phải san sẻ một phần cho công đoàn độc lập.

Tôi cũng nghĩ rằng, các tổ chức nhà nước như vậy đã xài một số tiền quá lớn, thật ra số tiền 14.000 tỷ chi cho họ nhưng mà đổi lại được cái gì? Tại vì những vấn đề thiết thân, thiết thực như chủ quyền quốc gia thì họ hầu như không đụng chạm tới. Chúng ta có thể điểm lại vấn đề phản đối Trung Quốc gây hấn, những tổ chức của nhà nước hoàn toàn không dám lên tiếng. Vấn đề cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, họ cũng không lên tiếng. Rất nhiều vấn đề khiếu kiện của nông dân, của công nhân, các tổ chức nhà nước không hề lên tiếng. Họ như bị níu kép theo não trạng sợ sệt, sợ hãi và thủ thế, chỉ biết có lợi ích bản thân mà thôi. Thành thử tôi nghĩ rằng khả năng thay đổi sắp tới của họ là do áp lực, chủ yếu từ quốc tế, những định chế quốc tế mà Việt Nam phải tham gia, chứ không phải bản thân họ muốn thay đổi. Khả năng thay đổi trong thời gian sắp tới của họ, theo tôi, tối đa chỉ vào khoảng từ 5% tới 10% mà thôi.

Nam Nguyên: Trong thời gian qua, Quốc hội khoá trước, Dự luật về Hội  khi được bàn thảo cho thấy có ghi rõ là không chi phối các tổ chức quần chúng công như Tổng Liên đoàn lao động, Mặt trận Tổ Quốc, Hội Phụ nữ , Đoàn Thanh niên ..v..v Tiến trình Việt nam hội nhập thế giới đòi hỏi phải có Luật về hội. Nhưng ghi rõ như thế cho thấy Việt Nam muốn duy trì quan niệm bao cấp các tổ chức này để phục vụ Đảng và Nhà nước. Rõ ràng là vấn đề này không phù hợp với tiến trình cải cách mà người ta nói tới. TS nhận định gì?

TS Phạm Chí Dũng: Tôi cho đó là sự khiên cưỡng và chủ ý rõ ràng là cánh tay nối dài của Đảng. Cho dù Quốc hội, Luật không chi phối nhưng mà Đảng chi phối. Và như ông Nguyễn Phú Trọng nói trước đây là Cương lĩnh Đảng còn quan trọng hơn cả Hiến pháp, thì việc Đảng chi phối những tổ chức như Mặt trận, các đoàn thể như vậy là đương nhiên và mặc dầu Đảng vẫn phải có lộ trình mở dần từng chút về hướng dân chủ hóa và đáp ứng những điều kiện của phương Tây, nhưng mà Đảng vẫn muốn các tổ chức do Đảng lập ra chiếm phần chi phối ở trong đó, chứ không phải các tổ chức xã hội dân sự của dân tự phát hoạt động.

Tôi nghĩ sắp tới là một tiến trình phức tạp hỗn mang và giao thoa lẫn nhau và nếu như muốn phát triển được, thì xã hội dân sự Việt Nam phải có sự thống nhất. Hiện nay chưa có sự thống nhất cao, chỉ có sự thống nhất cao thì mới có thể đối trọng với các tổ chức hội đoàn nhà nước và có thể thu hút được quần chúng mà thôi.

Nam Nguyên: Cảm ơn TS Phạm Chí Dũng đã trả lời phỏng vấn.

Tinh thần Cấn Thị Thêu

 Tinh thần Cấn Thị Thêu

nguyentuongthuy

NGUYỄN TƯỜNG THỤY

RFA

Ngay sau khi chị Cấn Thị Thêu bị bắt sáng sớm ngày 10/6/2016, đã có nhiều hoạt động phản đối việc bắt chị trái pháp luật và thể hiện sự ủng hộ với chị và gia đình cũng như với bà con Dương Nội.

Ngày hôm nay, 13/6/2016 tại Trụ sở tiếp dân trung ương số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, bà con dân oan ba miền và dân oan Dương Nội đã biểu tình phản đối nhà cầm quyền và yêu cầu trả tự do cho chị Cấn Thị Thêu:

YouTube player
YouTube player

Đến 10 giờ ngày 13/6, hàng trăm công an đã bắt Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư (con trai chị Thêu) và nhiều bà con dân oan lên 2 xe buýt đưa đi. Phương và Tư bị bắt ngay khi vừa đến. Hai chị em Đoàn Trương Vĩnh Phước, Đoàn Trương Anh Thư bị công an sục vào nhà trọ bắt đi. Tất cả hơn 10 người trong đó có 3 cháu nhỏ từ 4 tuổi 6 tuổi  bị bắt đưa đến đồn công an số 6 Quang Trung (quận Hà Đông).

Tại đây, công an cố tình ghép tội cho Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư cầm đầu biểu tình và nói sẽ tạm giam 6 tháng. Trịnh Bá Phương đã đặt ra tình huống này và dặn dò bà con Dương Nội dù cả nhà bị bắt nhưng bà con còn lại hãy tiếp tục đấu tranh để đòi quyền sống, đòi bằng được đất đai bị cướp. Tất cả bà con đều sẵn sàng cho tình huống ấy và bày tỏ quyết tâm.

Nhiều anh chị em hoạt động xã hội dân sự đã đến cùng với bà con dân oan 3 miền, dân oan Dương Nội yêu cầu thả người bị bắt, có cả những gương măt mới:

Cho đến 4 h chiều công buộc phải thả bà con ra sau 6 giờ giam giữ trái pháp luật. Nhiều điện thoại của bà con bị xóa dữ liệu, các tài khoản bị mất. Bà con tiếp tục biểu tình:

YouTube player

* *

YouTube player

Trước đó, ngay trong ngày chị Thêu bị bắt, bà con Dương Nội đã họp để xác định quyết tâm, thắt chặt đoàn kết hơn nữa để thúc đẩy cuộc đấu tranh chông cướp đất đi đến thắng lợi. Việc bắt chị Cấn Thị Thêu, người con ưu tú của dân oan Dương Nội không làm cho bà con nơi đây sợ hãi. Ngươc lại, chỉ làm cho bà con thêm vững vàng, mạnh mẽ hơn:

Sau khi chị Thêu bị bắt, nhiều nhóm xã hội dân sự đã đến thăm hỏi gia đình chị Thêu cùng bà con Dương Nội.

Ngày 11/6, Hội Bầu Bí Tương Thân đã đến thăm dân oan Dương Nội và hỗ trợ gia đình chị Thêu 2 triệu đồng.

Anh Trương Dũng thay mặt bác Nguyen Vu  đã hỗ trợ gia đình chị Thêu 50$.

Thay mặt nhóm bác Nguyễn Tuyển ở Hoa Kỳ, tôi hỗ trợ bà con Dương Nội 500 kg gạo:

YouTube player

Tại đây, chúng tôi có một cuộc gặp mặt với bà con Dương Nội:

Ngày 12/6 nhóm Vì Ngày Mai Tươi Sáng đã đến thăm và giúp đỡ gia đình chị Thêu 5 triệu đồng:

Trịnh Bá Phương cho biết đã làm thủ thục hợp đồng bào chữa với Ls Hà Huy Sơn. Cũng ngày 11/6, Trịnh Bá Phương đã gửi đơn đến Cao ủy Liên Hợp Quốc, tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, Toà án Quốc Tế ICJ đề nghị can thiệp để chị Cấn Thị Thêu sớm được tự do.

Ba ngày hôm nay, sự kiện chị Cấn Thị Thêu bị bắt đang làm sôi sục cộng đồng mạng. Các hoạt động ủng hộ gia đình chị Cấn Thị Thêu, bà con Dương Nội đang tiếp tục được đẩy lên. Trong buổi đến thăm bà con Dương Nội ngày 11/6, chúng tôi được biết, qua 8 năm đấu tranh đòi đất bị cướp, bà con không canh tác được gì nên đang lâm vào cảnh thiếu thốn, chỉ có tinh thần đấu tranh là vẫn kiên cường.

Nhà cầm quyền bắt chị Cấn Thị Thêu nhằm dập tắt cuộc đấu tranh của bà con Dương Nội. Ghép chị vào tội gây rối trật tự hoàn toàn không có căn cứ. Hoạt động của chị đều nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Với và con dân oan, chị là thủ lình, là một tấm gương kiên cường, quả cảm. Với những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, chị là một anh hùng.

Cuộc đấu tranh của bà con Dương Nội là chính nghĩa, tuy nhiên, rất cần thêm sự giúp đỡ về tinh thần, về vật chất để bà con vượt qua được giai đoạn đầy cam go này.

13/6/2016

NTT

Formosa không sai!!!

Formosa không sai!!!

Trần Quốc Việt (Danlambao) – Formosa không sai khi xây dựng nhà máy thép tại Vũng Án vì đây là một trong những “ chủ trương lớn của Đảng”.

Formosa không sai khi đưa đường ống xả thải khủng ở dưới biển ra thật xa bờ vì làm đúng theo lời Đảng khuyên hãy “vươn ra biển lớn”.

Formosa không sai khi không công bố sự thật về nguyên nhân cá chết vì làm theo đúng lời dạy của Lê Nin, một trong những đại tổ phụ của Đảng, là “Nói sự thật là thói quen tiểu tư sản. Ngược lại, nói láo thường được biện minh bởi mục đích của nói láo.”

Formosa không sai khi gây ra thảm họa môi trường biển vì noi gương tinh thần kiên cường ngày xưa của Đảng là phải chiến thắng cho được “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn”.

Formosa không sai khi không tin biển đã chết, mà cho dù biển chết chăng nữa thì họ luôn luôn tin Đảng có thể tạo ra biển khác như Đảng có thể tạo ra mặt trời thứ hai- “ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

Formosa không sai khi tin người dân Việt Nam sẽ không bao giờ đói khổ do biển chết bởi vì Đảng từng dạy nhân dân Việt Nam rằng “với sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Tóm lại Formosa không sai gì. Đảng không sai gì. Chỉ có nhân dân ta là lú lẫn, nóng vội và sai lầm khi muốn biết ngay bây giờ sự thật về cá chết. Sự thật ấy sẽ công bố vào ngày Việt Nam có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện mà họ nói không biết trăm năm tới nữa có được hay không. Còn bây giờ hãy sống và chết như Đảng và Formosa đã lập trình.

09.06.2016

Trần Quốc Việt

danlambaovn.blogspot.com

Ngẫm chuyện xưa nay: Nghêu Sò Ốc & Thị Hến Quốc Hội

Ngẫm chuyện xưa nay: Nghêu Sò Ốc & Thị Hến Quốc Hội

Lão Trượng (Danlambao) – Vở tuồng hiện nay đang diễn ra trên đất nước nhưng chưa có tác giả dàn dựng, Thị Hến ở xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre lọt vào mắt cú vọ Ba Ếch nên được gánh hát Hành Phương Bắc đến Hải Dương rồi đóng đô Hà Nội. Thị Hến Nguyễn Thị Kim Ngân lên như diều gặp gió, ngày 31 tháng Ba vừa qua làm chủ tịch Quốc Hội, dưới trướng có 500 Nghêu Sò Ốc Hến…

*

Theo Wikipedia thì Ngao Sò Ốc Hến hay Nghêu Sò Ốc Hến, là một tuồng tích dân gian rất nổi tiếng từ Bắc chí Nam tại Việt Nam. Nhân vật, cũng như tình tiết trong tuồng tích này, dưới nhiều biến thể khác nhau, đã trở thành điển cố, điển tích sân khấu sau này.

Nguyên tên chữ của vở tuồng là Di Tình, là một vở tuồng đồ (tức tuồng do các nhà nho nghèo sáng tác hoặc dựa theo tích dân gian) sáng tác bằng văn vần chữ Nôm, tuy nhiên dân gian thường gọi theo tên một số nhân vật trong tuồng. Tác giả khuyết danh, không rõ thời gian sáng tác, vở tuồng được xem là xuất phát từ tuồng Quảng Nam, sau lan đến cả Bình Định rồi phổ biến cả nước.

Nội dung câu chuyện với hình ảnh Trộm Ốc nhờ thầy bói Nghêu gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà Trùm Sò. Ốc đem của trộm được bán cho Thị Hến, một gái góa trẻ đẹp. Lý trưởng và Trùm Sò đến lục soát bắt được tang vật, liền giải Thị Hến lên trình quan huyện. Khi đến công đường, Thị Hến đã làm cho quan huyện và thầy đề mê mệt vì nhan sắc của mình. Kết quả là Trùm Sò mất tiền, thầy Lý bị đòn, Thị Hến được tha bổng. Kết thúc vở là cảnh cả quan huyện, thầy đề, thầy lý vì mê mẩn Thị Hến chạm mặt nhau và bị các bà vợ đánh ghen tại nhà Thị Hến.

Đây là tuồng hài do tác giả sống trong dân gian sáng tác, lấy đề tài trong cuộc sống đời thường và để diễn cho dân chúng xem, nội dung mang tính châm biếm, đả kích quan lại địa phương, giàu chất hài hước, làm cho vở diễn có sức hấp dẫn từ đầu đến cuối… Nhiều nhân vật trong vở trở thành những thành ngữ thông dụng trong dân gian.

Ban đầu, vở tuồng mang tính chất là tuồng dân gian, tình tiết không cố định, chỉ lưu hành trong dân gian. Theo thời gian vở tuồng được dàn dựng với tính cánh hài độc đáo tạo thành bức tranh vân cẩu trong xã hội nên trở thành phổ thông…

Trước năm 1975 tại miền Nam, vở cải lương Nghêu Sò Ốc Hến do nghệ sĩ Năm Châu chuyển thể và nghệ sĩ Ba Vân làm đạo diễn, với các diễn viên Trường Xuân (Bói Nghêu), Thanh Điền (Huyện Trìa), Thanh Kim Huệ (Thị Hến), Nam Hùng (Thầy Đề), Tô Kim Hồng (Bà Huyện), Giang Châu (Trùm Sò)… đã thu hút khán giả thưởng ngoạn, nhiều câu đối thoại trong vở tuồng trở thành nổi tiếng trong dân gian. Hiện tượng này cũng giống như hiện tượng Kim Dung tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Chẳng hạn như tên Trùm Sò, là một danh từ riêng, có một thời gian đã trở thành một danh từ chung, một tính từ, đồng nghĩa với keo kiệt, hà tiện. Ví dụ: “Thôi đừng trùm sò quá. Có mấy chục ngàn mà.” Sự chuyển thể này tương tự như tên Sở Khanh, một nhân vật trong Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã trở thành một danh từ chung hoặc tính từ chỉ người đàn ông thiếu tư cách, người tồi trong cách đối xử với phụ nữ.

Điển hình nhân vật Trùm Sò khi xuất hiện với những câu:

Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Làm gì mệt? Làm có vậy mà mệt? Làm từ sáng sớm tới chiều tối mà than mệt.

Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Sao làm biếng quá vậy? Trai trẻ gì làm biếng quá vậy. Tao đi ăn giỗ cả ngày có mệt mỏi gì đâu

Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Im… Mấy người nghèo không được quyền nói, để mấy người giàu người ta nói

Trùm Sò nói với Ất, Giáp: Có hứa là thưởng liền chớ hổng có nói gì hết. (Giả vờ lục lọi trong người). Thôi rồi, bỏ quên tiền trong nhà rồi. Sáng mai thưởng sớm hé. Sáng mai thưởng sớm.

Trùm Sò nói với Ất: Mày tính bằng tao tính hông. Tao tính riết rồi muốn sói đầu hết rồi thấy hông.

Trùm Sò nói với Ất: Cái gì? Ai nói cho mày mượn? Tiền bạc để trong tủ nó mục hay sao mà cho mượn mậy. Tao cho vay. Mày nhớ kỹ là tao cho vay. Tao chuyên môn cho vay mà.

Trùm Sò nói với Giáp: Đưa ra 10 quan mà lấy vô 130 quan đâu có nhiều nhỏ gì đâu mậy!

Trùm Sò: Trời nào đánh trâu. Thôi dẹp…. Ông trời ổng đánh mày. Mày sàng qua, sàng lại rồi mày né cách nào cho trúng con trâu…

Nhân vật Thị Hến xuất hiện khi trưởng thôn âm mưu dùng gói đồ trộm này để sai người lén để vào nhà của Thị Hến để vu oan cho nàng. Thế rồi pháp sư Bảy và cô Ba đồng bóng bàn bạc với nhau về kế hoạch của trưởng thôn về việc giả lên đồng để đi tìm đồ trộm cho Trùm Sò. Trùm Sò không hề biết là hắn nằm trong kế hoạch riêng của trưởng thôn.

Thị Hến nhan sắc mặn mà, nhiều đấng mày râu thèm nhỏ dãi nhưng nàng tâm sự với Cua, em gái nàng, rằng nàng không muốn tái giá. Thị Hến cũng tỏ rõ sự căm ghét đối với bọn quan lại, nhà giàu bóc lột dân làng. Cua là người yêu của chàng Ốc. Cua tiết lộ cho Ốc biết rằng trưởng thôn chính là người đã đốt quán nước của chị mình để tạo áp lực bắt Thị Hến làm vợ lẽ. Cua không biết rằng Ốc vì muốn có tiền để giúp chị em Ốc dựng lại quán nước nên đã trộm của nhà Trùm Sò. Ốc cũng cầu hôn của bằng số vàng bạc mà chàng ta trộm được ở nhà Trùm Sò. Cua sau khi biết là đồ trộm đã trách Ốc và đề nghị chia tay, nhưng Thị Hến đã khuyên can và thể hiện sự cảm thông dành cho Ốc.

Vụ án lại xảy ra tại công đường, quan huyện trách thầy đề tại sao không có ai kiện thưa và yêu cầu thầy đề phải làm sao cho dân tình thưa kiện lẫn nhau. Buổi kiện hôm đó là vụ của Trùm Sò kiện Thị Hến vì đã tàng trữ đồ trộm. Mặc dù trưởng thôn và Trùm Sò đã “biết luật” và dâng “quà biếu” lên cho quan, nhưng vì quan đã mê mệt trước Thị Hến, nên quan đã xử trưởng thôn và Trùm Sò thua kiện. Cuối buổi, quan hẹn Thị Hến tối đó sẽ ghé nhà nàng. Sau khi quan đi khỏi, thầy đề bảo với Thị Hến rằng quan sẽ không thể tới được vì vợ quan sẽ không cho phép, nên đề nghị với nàng để thầy đề ghé nhà.

Vợ quan huyện, vợ thầy đề, và vợ trưởng thôn không thấy chồng về nên đi tìm khắp nơi. Quan viện cớ đi kiểm tra dân tình vào lúc đêm tối, thực ra là để đến nhà Thị Hến. Vợ quan trong lúc ghen tuông, bà ta đã vô tình nói ra việc chức quan của chồng mình là do bà đã đút lót mà có được. Bà đã lột quần áo ngoài của quan, hy vọng quan sẽ xấu hổ mà về, nhưng quan vẫn tiếp tục đi đến nhà Thị Hến.

Chị em Hến và Cua đang chuẩn bị nhà cửa để đón tiếp các vị khách theo như kế hoạch của hai nàng. Người đến đầu tiên là trưởng thôn. Sau đó thầy đề đến, trưởng thôn sợ hãi phải núp dưới gầm giường. Khi quan tới, thầy để cũng hoảng hốt nấp vào bồ lúa. Chỉ một chốc, các bà vợ đã ập tới để bắt tại trận các ông chồng đi đêm của mình.

*

Sau năm 1975 vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến lại thay hình đổi xác. Theo bài viết của Đỗ Ngọc Thạch qua vở tuồng nầy thì với các nhân vật theo vở tuồng tân thời, ở làng Đào Kép… họ đều hành nghề đúng như các nhân vật trong vở tuồng: Người tên Nghêu làm nghề thầy bói và có tới nửa số người tên Nghêu bị mù như vậy. Người tên Sò đều thành nhà giàu, thành ông Trùm, người tên Ốc đều thành kẻ trộm và những cô gái tên Hến đều làm nghề “mua đồ ăn trộm” như Thị Hến trong vở tuồng!…

Lê Nghêu bị mù bẩm sinh! Tuy bị mù, nhưng Nghêu vẫn có thể đi lại bình thường trong nhà cũng như trong làng nhờ có đôi tai cực thính và cái mũi có tài ngửi mùi còn hơn cả những con chó ngửi mùi giỏi nhất! Nghêu nhanh chóng học thuộc tất cả những thuật tử vi, tướng số của người bố và mới chỉ mười tuổi, danh tiếng bói toán của Nghêu đã vượt xa người bố!

Nhân vật Trần Sò là con trưởng làng. Nhà trưởng làng chuyên làm hương mà giàu có nhất nhì không chỉ trong làng mà cả trong phủ, huyện. Nhờ có bí quyết gia truyền làm hương trầm đã từ ba đời, Nhang của trưởng làng có mùi hương thơm đặc biệt nên rất đắt hàng, kẻ ăn người ở trong nhà có đến gần trăm người. Trần Sò được cha gửi học những ông thầy Đồ danh tiếng trong vùng nên giữa đám đông những người nông dân đa phần mù chữ do đói nghèo, Trần Sò là người danh giá số một. Cái biệt hiệu “Trùm Sò” cũng là sự chuyển dịch thuận chiều từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến sang Trần Sò!

Nhân vật Ốc vốn là trẻ mồ côi sống vạ vật ngoài chợ Huyện. Lúc Ốc gần mười tuổi thì được Ốc bố, đang là một tay trộm nổi tiếng nhất làng Đào Kép đem về nuôi và truyền hết bí quyết của nghề ăn trộm, cho nên Ốc con cũng nhanh chóng nổi tiếng như Ốc bố.

Nhân vật Thị Hến có phần đặc biệt hơn cả. Tất cả những người lấy tên Hến của làng Đào Kép đều là con nhà khá giả nhưng sau khi trải qua vài lần gia đình đổ vỡ, vài cuộc tình ngang trái, éo le thì đều bỏ nhà ra ở riêng và sống độc thân với nghề cầm đồ. Thời nào cũng vậy, lúc thịnh cũng như lúc suy, nghề cầm đồ tuy có lên bổng xuống trầm nhưng không bao giờ mất đi mà luôn tồn tại dai dẳng, thiên hình vạn trạng. Nhân vật Thị Hến là một cô gái xinh đẹp, quyến rũ. Ngoài nhan sắc trời cho, Thị Hến còn được thừa hưởng của người mẹ năng khiếu diễn tuồng, nhất là khi vào vai Đào Lẳng thì người xem bị cuốn hút tuyệt đối!

Thị Hến làm một chuyến Hành Phương Nam dĩ nhiên có thêm các nhân vật bám đuôi… Chuyến du hành Phương Nam diễn ra thật thuận buồm xuôi gió, ba người Nghêu, Ốc và Thị Hến đã đi một vòng hết lượt tất cả các các nơi nổi tiếng cả về người và đất của Miền Nam tràn ngập nắng và gió, mà chẳng hề gặp bất cứ khó khăn, trở ngại gì khiến cho cả Ốc và thầy Nghêu vẫn chưa thể “tỏ tình” với Hến… Tới bất cứ đâu, Thị Hến cũng ngỡ ngàng, đắm say trước cảnh vật tràn đầy sức sống của những vùng đất mới. Hồi còn nhỏ, Hến chỉ biết Miền Nam qua những câu hát “Miền Nam em dừa nhiều. Miền Nam em dứa nhiều. Miền Nam em xoài thơm. Miền Nam em khoai bùi…”. Giờ thì Miền Nam đã ở ngay trước mặt Thị Hến, đang từng phút từng giây, từng ngày chinh phục Thị Hến và cuối cùng thì Thị Hến đã bị chinh phục hoàn toàn: Thị Hến quyết định vào hẳn Miền Nam sinh sống nốt nửa đời còn lại!

Theo lời thầy Nghêu, ở Thị Hến có một mùi gì đó thật kỳ lạ, nó khiến con người ta như là có thêm sức sống, sự khát khao điều gì đó!… nên Thị Hến dễ chinh phục.

*

Vở tuồng hiện nay đang diễn ra trên đất nước nhưng chưa có tác giả dàn dựng, Thị Hến ở xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre lọt vào mắt cú vọ Ba Ếch nên được gánh hát Hành Phương Bắc đến Hải Dương rồi đóng đô Hà Nội.

Thị Hến Nguyễn Thị Kim Ngân lên như diều gặp gió, ngày 31 tháng Ba vừa qua làm chủ tịch Quốc Hội, dưới trướng có 500 Nghêu Sò Ốc Hến…

Chỉ trong một tuần thì xảy ra hình ảnh cá chết hàng loạt ở ven biển, ngày 6/4 ngư dân địa phương phát hiện cá chết vùng biển một số xã thuộc Kỳ Anh ở Hà Tĩnh. Bốn ngày sau, hiện tượng tiếp diễn tại vùng biển ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Đến ngày 19/4, hiện tượng cá chết hàng loạt xuất hiện ở vùng biển Quảng Trị và tiếp tục lan rộng 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thứa Thiên vào Thừa Thiên – Huế… dọc theo ven biển dài 240 km. Theo giới quan sát thì nguyên nhân xảy ra do “yếu tố gây độc trong môi trường nước” nên thảm họa hiện tượng cá chết bởi ô nhiễm nguồn nước do các nhà máy tại khu công nghiệp Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tỉnh xả thải gây độc.

Vũng Áng trở thành khu kinh tế theo quyết định của Thủ Tướng CS vào tháng 4 năm 2006. Tổng diện tích là 227,81 km2, bao gồm 9 xã nằm trong huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian tỉnh Hà Tĩnh cho thuê đất của khu kinh tế Vũng Áng kéo dài 70 năm, là một dự tính nằm trong chiến lược của Trung Cộng. Đây là khu vực riêng của người Tàu, ngay cả chính quyền CSVN cũng không được xâm phạm. Công ty Gang Thép Formosa Hà Tĩnh thuộc Formosa Plastics Group của Đài Loan nhưng hầu bao (cổ phần) nắm số lượng lớn lại thuộc Trung Quốc, công ty nầy chiếm 33 km2 tại khu kinh tế Vũng Áng. Nhà máy luyện gang thép Formosa thiết lập đường ống thải chất cặn bã độc hại ra biển.

Như đã đề cập, thảm nạn cá chết mang hậu quả tai hại cho người dân các tỉnh miền Trung. Hình ảnh cá chết và những bài viết về trường hợp nầy phổ biến rộng rãi từ trong nước đến hải ngoại. Tác hại về môi trường rất khó lường vì tác hại lâu dài.

Trong thời gian gia, giới chức trách nhiệm thì lấp la lấp liếm, âm ớ hội tề… không đưa ra nguyên do mà theo giới quan sát thì do chất thải độc hại của Formosa.

Người dân ý thức được vấn đề đó nên biểu tình đòi bảo vệ mội trường, đòi xử phạt nhiêm minh tổ chức gây ra thảm họa thì bị công an, mật vụ… đàn áp thẳng tay! Đại biểu Quốc Hội phải đại diện tiếng nói người dân thì lại câm như hến.

Chủ tịch Quốc Hội chỉ biết cho cá ăn trong ao khi tiếp đón TT Obama mà không biết cá chết ven biển Đông trong 6 tuần lễ qua hay sao?

Cái dzụ Thị Hến Chủ Tịch Quốc Hội cho cá ăn trở thành trò cười cho bàng dân thiên hạ. Theo trang web của Dân Làm Báo:

“Sáng 23/5/2016, chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân rủ tổng thống Obama đến thăm ao cá “bác Hồ” và thực hiện “nghi thức” cho cá ăn.

Video cho thấy cảnh Obama từ tốn ném từng miếng thức ăn cho cá, xem đây như một thú vui tao nhã. Trái lại, bà Ngân mặc dù mặc bộ áo dài khá duyên dáng nhưng lại tỏ ra khá vội vã, tay bà vốc từng nắm thức ăn to tổ bố rồi quăng xuống ao, y hệt như cách cho heo ăn.

Có lẽ do sốt ruột vì phải “diễn” quá lâu, bà Ngân bèn cầm cả xô thức ăn mang đổ hết xuống ao, vừa nhanh gọn, lại đỡ rườm rà. Cũng may là bà không ném luôn cái xô vào đầu lũ cá đang loi nhoi dưới ao.

Khuôn mặt tổng thống Obama chỉ kịp ồ lên một cách ngạc nhiên trước “nghi thức” khá thô thiển của bà nữ chủ tịch quốc hội.

Chi tiết nhỏ nhưng cũng đủ cho thấy sự khác biệt lớn trong phong cách hành xử của hai vị lãnh đạo, một bên là do dân cử, còn một bên là đảng cử”.

Và, theo ghi nhận của Hồ Liệt Ngư (Danlambao) – “… Hình ảnh bà ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản, kiêm chủ tịch đảng hội, cộc cằn thô lỗ, vốc từng nắm cá quăng xối xả xuống ao như quăng cám vào chuồng lợn, hất nguyên cái xô thức ăn xuống ao như đi đỗ bô, rồi vội vã ngoảy đít quay đi làm Obama chỉ kịp ồ một tiếng và vẫy tay chào lẹ đàn cá để theo kịp bà Ngân, đã làm cho cư dân mạng vừa cười ngất ngư vừa xấu hổ cho đất nước Việt Nam có một mụ cộng sản vô văn hóa, cục mịch như thế lại ngồi ngất ngưởng trên đầu và đại diện cho 90 triệu dân Việt trong cái gọi là Quốc Hội Việt Nam.

Có bạn đã bênh vực màn diễn cho “cá bác Hồ” đớp cám heo của đồng chí Kim Ngân rằng – đồng chí gái xuất thân từ ao cá tra Bến Tre, may mà đồng chí ấy đứng trên bờ ao quăng cám cho cá chứ đồng chí ấy diễn show theo kiểu nông dân Nam bộ, ngồi trên cầu lắt lẻo khó coi mà cho cá ăn thì Ồ-ba-ma có nước mà Ồ-chết-bỏ…”.

Thị Hến Kim Ngân không biết gì việc cho cá ăn, cá rất tạp ăn, người cho chỉ rải cho cá ăn từ từ, thức ăn cho cá có nhiều protéin, cá rất tham ăn, đớp nhiều quá sẽ bị đầy bụng. Có lẽ Thị Hến cùng bọn ăn hại đái nát nầy đớp nhiều quá nhưng không sao nên tưởng cá cũng như thế!

Trong khi đó thì TT Obama được “quân sư” hướng dẫn nghệ thuật cho cá ăn nên xử dụng tuyệt chiêu Mãn Thiên Hoa Vũ (mưa hoa đầy trời) mà Kim Dung mô tả trong Anh Hùng Xạ Điêu.

Đây là tuyệt chiêu phóng ám khí. Khi ra tay thì ám khi bay đầy trời, đối thủ hết thoát. Chiêu này xuất phát từ Tây Vực người xài chiêu này nhất thiết phải là nữ và điều kiện tiên quyết nhất nữa là phải xinh đẹp và thân hình “rực lửa” thì sử chiêu mới đạt đến độ vi diệu . “Hoa” ở đây cũng giống như một loại ám khí thông thường các cao thủ có nhiều chiêu giấu ám khí rất lợi hại. Ám khí có thể ngậm trong miệng giấu trong tay áo, trong binh khí… nói chung là càng bí ẩn kín đáo thì hiệu quả càng cao.

Tây Vực nổi tiếng về kỳ hoa dị thảo, độc trùng rắn rết…. tuỳ tiện chọn đại cũng đủ cả trăm loại để kết thành bộ Bách Hoa Y. Khi sử dụng chiêu này chỉ cần xoay người như bông vụ thì quần áo trên người cũng tự nhiên không cánh mà bay vào đối thủ.

Bắc Cái Hồng Thất Công dựa vào môn võ công nầy để sáng chế nhằm phá bầy rắn của Tây Độc Âu Dương Phong và dạy cho Hoàng Dung.

Tuyệt chiêu Mãn Thiên Hoa Vũ và Thiên Nữ Tán Hoa cũng tương tự như nhau nhưng khác nhau cách sử dụng. Có lẽ khi Ba Ếch gặp Thị Hến lúc hàn vi đang nuôi heo truyền cho tuyệt chiêu dùng xô cám hất vào máng cho heo ăn nên áp dụng chiêu thức nầy với cá nuôi trong ao…

Thị Hến Kim Ngân được giới truyền thông trong nước ca ngợi là “niềm hãnh diện cho phụ nữ Việt Nam” nhưng khi xuất hiện nơi ao cá thì hình ảnh nầy là điều sỉ nhục cho phụ nữ VN!

Thị Hến Chủ Tịch Quốc Hội ơi!. Cá chết là hiện tượng báo nguy cho Nghêu Sò Ốc Hến.

Trong đời thường, lão tôi tối kỵ và không thích nghe, đọc, huống hồ hạ bút khi đem nữ giới ra chế giễu và đả kích (có lẽ từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, hình ảnh mẫu thân cao quý, thiêng liêng quá, như cây đại thụ nghìn năm nên ảnh hưởng và biến đổi quan niệm sống cho bản thân)… nhưng trường hợp Nguyễn Thị Kim Ngân là người quyền lực cao nhất nước và được giới truyền thông trong nước, đảng, nhà nước CS ca tụng tận mây xanh nên đành phá lệ đã “vi phạm” điều tối kỵ này. Thiện tai!

Lão Trượng

danlambaovn.blogspot.com

Ðánh dân dã man, công an nói ‘làm đúng quy trình’

Ðánh dân dã man, công an nói ‘làm đúng quy trình’
Nguoi-viet.com

LONG AN (NV) Ðến để giải quyết vụ gây rối nhưng bị 3 bà chống cự, công an xã Ðông Thạnh, huyện Cần Giuộc đã thẳng tay đánh đập và được công an huyện Cần Giuộc khẳng định “làm đúng quy trình.”

Báo Người Lao Ðộng dẫn tin, chiều 13 tháng 6, ông Phạm Thành Tâm, trưởng công an huyện Cần Giuộc xác nhận, đang điều tra, xác minh làm rõ việc “có dấu hiệu chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Ðông Thạnh, huyện Cần Giuộc.”


Bà Thùy Dương bị đánh bầm tay. (Hình: Người Lao Ðộng)

Tin cho biết, chiều 9 tháng 6, nghe có vụ gây rối giữa nhóm phụ nữ và một số thanh niên tại địa phương, công an xã cử 3 cán bộ tên Hiền, Ðông, Tú cùng trưởng công an xã Ðông Thạnh là ông Phạm Thế Lâm phối hợp với dân phòng đến giải quyết.

Ðến nơi, công an xã vào nhà của ông Nguyễn Văn Chuộng (38 tuổi), ngụ ấp Bắc, mời 3 bà là Phạm Thị Thùy Dương(34 tuổi); Phạm Thị Thùy Trang (40 tuổi) và bà Ðặng Thị Lệ Thủy (25 tuổi), ngụ xã Phước Lại, cùng anh Nguyễn Văn Út (40 tuổi), chồng bà Dương, ngụ xã Phước Vĩnh Tây về trụ sở làm việc.

Do không đồng ý vì cho rằng mình không có lỗi trong vụ gây rối, nhóm người này phản đối không đi theo thì liền bị 3 công an viên dùng roi điện đánh đập, khống chế. Hậu quả, cả 3 người phụ nữ đều phải nhập viện điều trị với nhiều vết thương ở tay, chân.

Bà Thùy Dương bất bình, kể: “Ðúng là chúng tôi có chống trả lại công an. Nhưng việc đề nghị đưa chúng tôi về xã làm việc có đúng quy trình hay không? Ngoài ra, 6 người là công an và dân phòng đã sử dụng roi điện, gậy ba trắc đánh lại 3 người phụ nữ thì liệu có cần thiết? Ngoài ra, sau vụ việc này, công an còn đưa chúng tôi về trụ sở xã để tạm giữ, từ chiều 9 đến chiều 10 tháng 6 mới cho về, làm 2 đứa nhỏ con tôi phải theo mẹ lên xã ngủ, bị muỗi chích sáng đêm.”

Trong khi đó, nói với phóng viên Người Lao Ðộng, ông Ðặng Minh Tín, đội phó Ðội Ðiều Tra Tổng Hợp Công An huyện Cần Giuộc, cho rằng: “Qua xác minh, đúng là bà Dương, Trang và Thủy có nhiều vết thương bầm tím trên cơ thể, nhưng công an xã có sử dụng công cụ hỗ trợ để đánh hay không thì đang làm rõ. Song, vụ việc này có dấu hiệu chống người thi hành công vụ, khi sử dụng ghế để đánh trả lại công an. Vì thế, công an xã đã buộc phải khống chế là đúng quy trình,” ông Tín nói.

Tối 13 tháng 6, Khoa Ngoại Chấn Thương bệnh viện đa khoa huyện Cần Giuộc, cho biết, 3 phụ nữ nhập viện vào 2 ngày 9 và 11 tháng 6 do đa chấn thương hiện đang được theo dõi điều trị. (Tr.N)

Từ thiện vì ai?

Từ thiện vì ai?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-06-11

ta-bich-loan-622.jpg

Bà Tạ Bích Loan trong chương trình Làm từ thiện để làm gì?

Screen capture

00:49/12:27

Liên tiếp hai chương trình mới nhất của VTV do bà Tạ Bích Loan làm người dẫn chương trình đang bị cộng đồng mạng phản ứng dữ dội vì nội dung, tính cách và mục đích mà nó nhắm tới.

Trình độ và tâm địa

Chương trình thứ nhất có tên: “Chia sẻ để làm gì?” nhắm tới MC Phan Anh khi người MC này có một status trên trang Facebook của anh, chia sẻ những suy nghĩ về hiện tượng cá chết tại miền Trung. Bà Loan và khách mời là đại tá công an, TBT tờ Đại đoàn kết Hồng Thanh Quang đấu tố anh không khác gì hình ảnh của những ngày cải cách ruộng đất.

Nếu “Chia sẻ để làm gì?” mang màu sắc đấu tố một người thì chương trình thứ hai có tên “Làm từ thiện để làm gì?” lại có mục đích tấn công hàng ngàn người trong và ngoài nước khi họ dấn thân vào công việc từ thiện. Trong vai trò người dẫn chuyện, bà Tạ Bích Loan đưa ra gợi ý rằng việc làm từ thiện đang dẫn tới hậu quả nào đó hay không, bà Loan nói:

“Và để cho lương tâm chúng ta không áy náy, ăn ngon ngủ ngon thì liệu mình có đang làm cái gì đó không có lợi, thậm chí có khi còn gây hại cho người được nhận món quà của mình?”

“ Nó phơi bày trình độ của người làm chương trình này là bà Tạ Bích Loan, và đồng thời nó cũng phơi bày tâm địa của bà ấy và phơi trần tâm địa của vị khách được mời đến, là những người có vấn đề về mặt nhân cách.
-TS Nguyễn Xuân Diện”

Sau gợi ý có tính định hướng ấy, câu trả lời của khách mời là TS Đặng Hoàng Giang, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển (CECODES) đã làm người xem căm phẫn tột độ và hàng chục ngàn ý kiến xuất hiện trên mạng xã hội phản ứng dữ dội về phát biểu của ông ta sau khi được bà Loan mớm lời:

“Tôi nghĩ là chúng ta với tất cả cái tâm và lòng tốt của mình cũng nên có ý thức về những mối nguy như thế. Lấy ví dụ nếu chúng ta đem những quần áo ở dưới xuôi hay quần áo có design của nước ngoài đến và đưa cho người dân tộc ở, xin lỗi, người ta mặc chẳng hạn, thì về mặt lâu dài nó sẽ có tác động sẽ đánh mất bản sắc văn hóa của họ. Thay vì họ mặc đồ thổ cẩm của họ thì họ sẽ mặc quần áo dưới xuôi. Đấy là tiềm năng gây hại mà chúng ta cần ý thức rất rõ về những điều ấy thay vì chúng ta cứ làm một cách vô tư. Tôi không nói là có hại lập tức hay mức độ thế nào nhưng đấy là ví dụ của việc tai hại.”

Hai chương trình 60 phút mở này được TS Nguyễn Xuân Diện nhìn dưới góc nhìn văn hóa như sau:

“Chương trình 60 phút mở của đài truyền hình Việt Nam do bà Tạ Bích Loan là chủ của chương trình đó tính đến nay đã là số thứ 2. Số thứ nhất có chủ đề: “Chia sẻ để làm gì?” đã làm cho dư luận căm phẫn và cho rằng đây là màn đấu tố trắng trợn đối với MC Phan Anh. Chương trình thứ hai mang tên: “Làm từ thiện để làm gì?” Đấy là một câu hỏi mà bản thân của nó đã mang sự không thành thật, đã mang một ác ý và mang một tâm địa độc ác.

Từ thiện để làm gì? Hỏi một câu như thế là đã đánh vào người làm từ thiện. Mặc dù chương trình này thẳng thắn đặt ra những vấn đề từ thiện như những người những cơ quan, cơ quan công quyền ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã cản trở ngăn cấm và không chấp nhận người dân làm từ thiện mà tôi là một nạn nhân trong những ví dụ đó.

Chương trình cũng đặt vấn đề có những người làm từ thiện để kiếm chác hay lấy danh tiếng . . . thế nhưng cách đặt vấn đề từ câu hỏi đầu tiên “làm từ thiện để làm gì?” cho thấy một tâm địa ác độc của người đặt câu hỏi đó. Qua đó người ta đặt vấn đề Tạ Bích Loan đã làm chương trình này để làm gì? Những câu hỏi thể hiện việc cả vú lấp miệng em, không dẫn dắt mà là áp đặt. Không để cho khách nói mà mình tranh nói. Không để diễn giải những điều tốt đẹp của những người làm thiện nguyện, chọc vào bên ngoài của sự từ thiện bằng những tâm địa không tốt.

Người ta đặc biệt phản ứng với ông TS Đặng Hoàng Giang, một ông TS học ở Áo về tưởng rằng ông thấm nhuần tư tưởng mới mẻ phóng khoáng,  nhân ái của châu Âu mà ông đã học. Thế nhưng khi về đến Việt Nam ông lại phát biểu những câu như thế thì tôi cho rằng ông không hiểu gì về văn hóa càng không hiểu gì về từ thiện và ông không có tư cách gì phát biểu những vấn đề này.

mc-phan-anh-400.jpg

MC Phan Anh trong chương trình Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì? Screen capture.

Chương trình đã bị phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng, nói tóm lại chương trình 60 phút mở có thể ban đầu nó được triển khai từ format của nước ngoài thì tốt nhưng khi thực hiện thì nó phơi bày trình độ của người làm chương trình này là bà Tạ Bích Loan, và đồng thời nó cũng phơi bày tâm địa của bà ấy và phơi trần tâm địa của vị khách được mời đến, là những người có vấn đề về mặt nhân cách.”

Câu phát biểu của ông Đặng Hoàng Giang xét về khía cạnh văn hóa hay nhân văn đều có vấn đề. Bản sắc văn hóa không được gìn giữ dưới tâm thức cứng ngắt và gò bó, bất kể sự cần thiết cao hơn đó là lòng nhân đạo cần phải ưu tiên trước bất cứ giá trị dựa dẫm nào. Bản sắc văn hóa được hình thành từ hành vi vô nhân đạo chỉ là một thứ bản sắc nhằm trình diễn chứ không có giá trị nhân văn, là cái gốc của mọi thực hành và kế tục văn hóa.

Nhà văn Nguyễn Viện nhận xét về việc bảo tồn bản sắc mà ông Giang phát biểu:

“Tôi có nhiều dịp đi lên những vùng cao, có dịp tiếp xúc với nhiều người làm văn hóa, viết văn, làm báo tôi thấy có một sự sai lầm rất lớn trong việc mà người ta gọi là bảo tồn văn hóa bản sắc dân tộc, hay là những người làm du lịch cũng vậy họ quan niệm rất đơn giản là cần phải giữ nguyên trạng để làm du lịch hoặc bảo tồn bản sắc.

Thực ra trong vấn đề này việc bảo tồn như thế làm tôi có cảm giác người ta muốn biến cái vùng đó hay những con người ở đó thành những thứ đồ chơi, giải trí cho khách du lịch, giống như người ta tham quan sở thú vậy. Cái thứ hai tôi thấy nó hoàn toàn thiếu tính nhân văn ở chỗ là con người ai cũng muốn sướng, cũng muốn có nhà cao cửa rộng, có mọi phương tiện tốt đẹp thì tại sao những người ở vùng cao lại không cho người ta có cái quyền ước ao đó?

Con người trước thượng đế, hay một công dân trước pháp luật tất cả đều bình đẳng như nhau. Người H’mông, người Mèo người Thái hay người Nùng người ta đều có cái quyền, trách nhiệm cũng như quyền lợi, hưởng thụ tất cả những thành tựu của xã hội. Không lý do gì mà chúng ta duy trì tình trạng lạc hậu đó để làm du lịch hay để bảo tồn văn hóa một cách vô nhân đạo.

Nếu nói về bản sắc văn hóa thì tôi tự hỏi rằng liệu mấy ông mấy bà làm chương trình đó họ có đóng khố hay cưỡi truồng, theo truyển thống như ông Chữ Đồng Tử hay họ cũng mặc vest, cũng caravate, dùng tất cả những thứ hàng hiệu của Tây phương hiện nay trong khi bắt người ta phải mặc thổ cẩm?”

“ Người ta thực sự làm từ thiện thì không vì danh tiếng mà họ chỉ muốn chia sẻ nỗi niềm, nỗi đau của người khác, người ta cảm nhận được, thông cảm được.
-Nhà báo Sương Quỳnh”

Nhà báo Sương Quỳnh tuy khá trầm tĩnh trước cơn sóng dư luận đang ập tới với chương trình “60 phút mở” của VTV, cũng không dấu sự ngạc nhiên vì cái nhìn lệch lạc của người trách nhiệm chương trình này, bà nói:

“Mình cũng rất khó nói, bởi vì nhiều khi cảm nhận của họ những gì mà người ta không thực tâm, họ không diễn đạt được hay hiểu hết được những tấm lòng của những người làm từ thiện. Bởi vì những người thực tâm làm từ thiện thì họ âm thầm lắm, họ không muốn đưa tên tuổi ra và họ không dám dùng hai chữ từ thiện nữa mà họ dùng từ “chia sẻ”. Chỉ có những người nào chia sẻ bằng cả tấm lòng thì họ mới thông cảm, mới thấu hiểu được những nỗi niềm. Người ta thực sự làm từ thiện thì không vì danh tiếng mà họ chỉ muốn chia sẻ nỗi niềm, nỗi đau của người khác, người ta cảm nhận được, thông cảm được.

Còn những người không chia sẻ được những điều đó, họ làm chỉ vì danh tiếng, họ muốn phải có một cái gì mang lợi lại thì họ sẽ phát huy cái kiểu như thế.”

Khác biệt giữa người và những động vật khác

Bất cứ quốc gia nào cũng từng nhiều lần nhận và chia sẻ từ thiện tới các quốc gia khác. Trong những chương trình xóa đỏi giảm nghèo hay trợ giúp y tế, Việt Nam đã nhận không ít tài trợ từ ngoại quốc và không ai đặt ra câu hỏi mục đích việc trợ giúp của họ là gì.

Thế nhưng đối với những tổ chức NGO hay cá nhân, việc làm từ thiện tại Việt Nam là hành động vượt lề không được chấp nhận. Có không ít đoàn thể làm từ thiện bị ngăn cản, từ chối, thậm chí bị tịch thu khi không muốn giao quà cho chính quyền địa phương phân phối cho người nhận.

Hầu hết trong các trường hợp việc giao quà cho địa phương là phương thức bất khả kháng mặc dù biết rằng những phần quà ấy sẽ rất khó đến đúng tay người nhận, đó là chưa nói tới việc ăn chặn công khai của chính quyền địa phương mà ngôn ngữ báo chí gọi là “xà xẻo”.

Lý giải hành vi cấm cản này nhà văn Nguyễn Viện cho biết nhận xét của ông:

“Thông qua những gì mà tôi thấy thì tôi có thể nói, thứ nhất không phải đến bây giờ mà từ rất lâu rồi, tôi nhớ từ sau năm 1975 tới giờ thì tôi thấy tất cả những hoạt động mang tính từ thiện tự phát gần như luôn luôn không được nhà nước chấp nhận. Tôi có cảm giác ở đây có hai vấn đề, thứ nhất nhà nước muốn độc quyền chuyện làm từ thiện và sự độc quyền ấy mang ẩn ý nhà nước không muốn dân chúng mang ơn ai ngoài đảng. Ý thứ hai hơi tồi tệ, mà báo chí trong nước cũng đã đưa tin và ngay cả những chuyện như vậy, bi thảm như thế mà người ta vẫn cứ xà xẻo.”

Ý nghĩa quan trọng của việc làm từ thiện đối với từng cá nhân đó là làm cho lương tâm mình bớt dằn vặt trước bất công, thiếu thốn, đau khổ của người khác. Mỗi lần cho người cơ nhỡ một ít tiền, người lương thiện cảm nhận mình đã vứt đi một ít cắn xé trong lòng trước bất hạnh của người khác. Thượng đế cho con người tính thiện và đó là khác biệt rất lớn giữa người và những động vật khác.

Những đứa trẻ vùng cao thiếu thốn quanh năm và cái đói, cái lạnh luôn là nỗi ám ảnh của chúng. Chưa giúp được đói thì việc mang lại manh áo ấm cho chúng là cần thiết. Cần thiết hơn tất cả mọi luận điểm xem ra cao quý nhưng hoàn toàn xa xỉ nếu không muốn nói là đi ngược lại với lòng nhân ái mà loài người vốn có.

Bản sắc văn hóa nếu cần được gìn giữ như quan điểm của ông Đặng Hoàng Giang thì ngay cả nếu giữ được cũng không giúp ích gì cho các cộng đồng thiểu số mà còn có tác dụng ngược lại. Nó sẽ hằn sâu vào lòng người dân vùng cao vì họ bị xem như những con rối bằng rơm, không biết ăn, không biết rét mà chỉ biết trình diễn qua manh áo thổ cẩm được ca tụng là bản sắc văn hóa.

Bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số được người làm văn hóa trong phòng lạnh định nghĩa theo công thức cho và nhận vì vậy người nhận phải nằm trong một khung sườn nào đó phù hợp với toan tính của người cho, mà bản sắc văn hóa là một trong những chiếc khuôn mang nặng quán tính cộng sản.

Ông Đặng Hoàng Giang được cộng đồng mạng xã hội chú ý bởi vì ông là một Việt kiều Áo và đang giữ chức Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển. Trong vai trò này ông chưa làm được gì cho các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam và trách nhiệm nghiên cứu phát triển của ông nếu đặt nền tảng trên những gì ông phát biểu trong chương trình VTV khiến người ta đặt câu hỏi: Làm sao phát triển trong cái khuôn lạnh lẽo và chủ quan như vậy?