Công nghệ Trung Quốc làm cá chết ở đầu nguồn sông Đà (4 bài)

Công nghệ Trung Quốc làm cá chết ở đầu nguồn sông Đà (4 bài)

TTXVN

Bài 1: Dân bất lực nhìn cá chết trắng dọc đầu nguồn suối Màn

Sơn Bách – Võ Phương

7-7-2016

H1

Mời xem lại: Công nghệ công ty làm cá chết ở đầu nguồn sông Đà nhập từ Trung Quốc

Chỉ sau một đêm, hàng nghìn con cá, tôm… đã ngửa bụng, chết trắng dọc theo đầu nguồn suối Màn, dòng suối chính đổ ra sông Đà của xã Yên Lập, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Xác cá “chảy” từ cao xuống thấp, nối đuôi nhau vài ba kilômét và bốc mùi vô cùng khó chịu.

Hiện tượng trên được người dân xóm Quà, xã Yên Lập, huyện Cao Phong phát hiện từ sáng sớm ngày 4/7 vừa qua và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Dẫn chúng tôi ra đoạn suối Màn chảy qua nhà, anh Bùi Văn Thủy (sinh năm 1969), một người dân địa phương kể lại: “Vào sáng sớm 4/7, tôi xuống suối thì thấy xác cá chết trắng nổi la liệt. Nước cũng nổi váng và bọt như xà phòng, có mùi rất hôi, khó chịu.”

Hoảng hồn, anh Thủy vội vã đi ngược lên đầu nguồn suối Màn thì phát hiện: toàn bộ số cá, tôm thương phẩm do anh nuôi trong ao đều đã chết.

“Đàn cá tôi nuôi đều chết trắng bụng, lúc tôi đến chỉ còn một vài con đang thoi thóp, ngay sau đó cũng không sống nổi, cả ao cá không còn một mống…” anh Thủy chua xót mô tả.

Theo chủ ao cá này, anh không phải là nạn nhân duy nhất, cách không xa ao cá của anh, xuôi theo dòng chảy con suối Màn, còn có ao cá của anh Lê Văn Biên cũng chịu chung số phận.

H1Vớt cá chết tại ao của anh Lê Văn Biên. Ảnh: Võ Phương/Vietnam+

Sáng ngày 4/7, như thường lệ, anh Biên ra thăm ao, vừa ra đến nơi, anh đã tá hỏa khi thấy đàn cá trong ao nhà mình con thì thì trắng bụng, con thì bơi ngang, thoi thóp, kèm theo nhiều dấu hiệu lạ như nước và đá xung quanh chuyển mầu cùng một thứ mùi khó chịu bao trùm bầu không khí quanh đó.

“Tôi sinh ra và lớn lên tại đây, nuôi cá nuôi tôm cũng mười mấy năm trời, trước nay chưa từng xảy ra hiện tượng như thế này” – Anh Thủy khẳng định.

Ngay sau vụ việc, anh Thủy và anh Biên vội vàng báo với lãnh đạo xã Yên Lập. Các cơ quan chức năng của xã Yên Lập và huyện Cao Phong đã có mặt tại hiện trường để ghi nhận cũng như lập biên bản vụ việc.

Theo biên bản, thiệt hại tại ao cá của anh Bùi Văn Biên là 16kg cá và ao cá của anh Bùi Văn Bảy (em trai anh Thủy, cùng quản lý ao cá) là 8kg cá. Tuy nhiên, theo anh Thủy và anh Biên, thiệt hại trên chỉ tính tại thời điểm lập biên bản, thiệt hại thực tế đối với ao cá của 2 người này lớn hơn rất nhiều so với con số ghi trong biên bản do tổ công tác của huyện và xã đã lập. Chỉ tính riêng ao cá của anh Thủy, từ đầu tháng Ba, anh cùng em trai đã thả tới 6 tạ cá thương phẩm. Hiện, gần như toàn bộ số cá này đã bị chết.

Ngày 6/7, sau cơn mưa lớn, nhóm phóng viên VietnamPlus đã trực tiếp có mặt tại ao cá của anh Thủy. Tới thời điểm này, một lượng cá chết không nhỏ vẫn nổi lập lờ trên mặt nước.

Đoạn suối kéo dài khoảng 5km kéo dài từ xóm Quà xã Tân Lập xuống tận xã Dũng Phong vẫn nồng lên mùi hôi của xác động vật phân hủy. Cá, lươn… nhỏ vẫn rải rác dạt vào hai bên bờ.

Người nuôi cá, sau một đêm bỗng trở thành tay trắng. Họ bất lực nhìn một phần tài sản của mình trôi nổi theo bọt nước. Câu hỏi đặt ra là: Nguyên nhân nào? Ai là thủ phạm gây ra cái chết hàng loạt cho cá, tôm của cả một vùng sơn cước ven Sông Đà? Có hay không hành vi có ý “tàn sát” hệ sinh vật cảnh nơi đây? Và những hệ lụy nào mà hàng trăm người dân các xã sống xuôi theo suối Màn phải gánh chịu?

Câu trả lời sẽ được VietnamPlus giải đáp trong những bài viết tiếp theo.

____

TTXVN

Bài 2: Ai đã “đầu độc” tôm cá ở đầu nguồn dòng suối chảy vào sông Đà?

Sơn Bách – Võ Phương

8-7-2016

H1Lộ diện thủ phạm bức tử tôm cá tại suối Màn, suối thượng nguồn đổ về sông Đà. Ảnh: Võ Phương/Vietnam+

Sáng 4/7, người dân xóm Quà, xã Yên Lập, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình tá hỏa khi phát hiện suối Màn chạy dọc qua khu dân cư nổi trắng xác cá tôm. Cá lớn, cá bé từ thượng nguồn nổ bụng, trôi ngược theo dòng nước lũ, tấp vào ven bờ bốc mùi hôi nồng nặc.

Hai ao gần đó của các hộ dân cũng chịu chung số phận khi toàn bộ cá thương phẩm đều chết ngửa bụng, trắng mặt nước.

Anh Bùi Văn Thủy ngậm ngùi nhìn làn nước đục ngầu cay đắng bảo, sở dĩ cá chết hàng loạt là do công ty Cổ phần khoáng sản Đồng An Phú để tràn hóa chất, ngấm vào thượng nguồn suối.

“Hóa chất chảy vào nước, đến người còn khó sống, huống hồ là cá,” anh Thủy rưng rưng.

Ao, suối trắng cá chết

Anh Bùi Văn Bảy, chủ ao cá rộng hơn trăm mét vuông ở xóm Quà, xã Yên Lập, huyện Cao Phong, Hòa Bình mấy ngày nay cứ ngẩn ngơ chưa tin vào chuyện đã xảy ra. Bần thần một lúc trong căn nhà trống huếch hoác, anh nhớ lại. Vào sáng 4/7, anh cùng anh trai là Bùi Văn Thủy xuống suối Màn ngay sát lộ chính chạy dọc xóm.

H1Ông Bùi Văn Bảy, chủ ao cá rộng hơn trăm mét vuông ở xóm Quà, xã Yên Lập, huyện Cao Phong, Hòa Bình. Ảnh: Võ Phương/Vietnam+

“Vừa bước chân xuống, chúng tôi đã ngửi thấy mùi rất nồng, xộc thẳng vào mũi. Mặt suối thì nổi bọt như ai vừa đổ xà phòng xuống,” anh Bảy kể.

Thấy lạ, hai người tới gần hơn thì phát hiện có nhiều cá chết nổi trắng mặt suối, thậm chí còn dạt vào hai bờ. Tôm tép cũng lờ đờ dưới đáy cát.

Phát hiện điểm bất thường, hai anh vội vã lội ngược lên phía thượng nguồn về phía ao cá nhà mình để kiểm tra. Càng đi lên, xác cá, tôm càng nhiều. Mùi hôi của nước càng trở nên đậm đặc.

“Đến ao cá, chúng tôi không thể tin vào mắt mình khi hàng chục con cá đang lờ đờ, ngửa bụng trên mặt nước,” anh Thủy kể.

Cùng chung cảnh ngộ là ao cá của anh Bùi Văn Liên khi chi sau một đêm, cả ao cá thả 4 tháng bỗng dưng mất trắng. Đến ngày 6/7, ba ngày sau sự cố, anh vẫn mải miết vớt từng xác cá chết trương nổi trên mặt nước đã đổi màu xanh ngắt lạ thường.

Chỉ tay lên phía thượng nguồn, những người dân khốn khổ của xóm Quà ấm ức: “Ngay khi phát hiện cá chết đồng loạt, một mặt chúng tôi gọi báo cho cơ quan tỉnh, huyện; một mặt lần theo nguồn suối và phát hiện ra phía ngọn của con nước là Công ty Cổ phần khoáng sản Đồng An Phú. Chính hóa chất từ công ty này đã chảy theo suối ngầm khiến mọi sinh vật phía dưới không thể sống được.”

Hé lộ nguồn “đầu độc” suối Màn

Ngay sau khi nhận được tin báo từ cơ sở, các cơ quan chức năng của huyện Cao Phong và tỉnh Hòa Bình đã có mặt tại khu vực hiện trường. Theo ông Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch huyện Cao Phong, bước đầu, nhà chức trách xác định khoảng 5km suối Màn đã bị ảnh hưởng bởi hóa chất rò rỉ.

“Ngay trong ngày 4/7, chúng tôi đã theo nguồn nước và xác định nguồn rò rỉ hóa chất là từ công ty Cổ phần Khoáng sản Đồng An Phú tại xã Yên Thượng,” ông Dũng nhấn mạnh.

Cũng theo thông tin từ vị lãnh đạo này, Đồng An Phú được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình chấp thuận phương án đầu tư xây dựng với tổng số vốn hơn 110 tỷ đồng. Công ty này cũng mới chỉ đi vào hoạt động từ ngày 4/3/2016, đúng 4 tháng trước khi sự cố xảy ra.

Ông Dũng lý giải, sau khi làm việc với đoàn kiểm tra, phía công ty cũng đã thừa nhận nguyên nhân gây chết cá hàng loạt là do sự cố tràn dung dịch phun tẩm quặng.

Cụ thể, theo báo cáo của Công ty Đồng An Phú gửi Sở Tài nguyên và môi trường Hòa Bình, ông Trần Trung Chính, Giám đốc của doanh nghiệp này cũng thừa nhận: “Tối 2/7 xảy ra trận mưa lớn dẫn đến cống nước mưa chảy tràn bị tắc và nước dâng lên vào bãi phun tẩm quặng. Dung dịch phun tẩm bị trào ra ngoài hệ thống thoát nước.”

H1Ông Trần Trung Chính, giám đốc Công ty TNHH Đồng An Phú. Ảnh: Võ Phương/Vietnam+

Ông Chính cho biết thêm rằng phía Sở Tài nguyên môi trường đã trực tiếp lấy mẫu nước, kiểm tra thực tế tại nhà máy, bước đầu ghi nhận nguyên nhân có thể do chảy tràn từ bãi chứa quặng trào ngược ra. Cơ quan chức năng cũng đã yêu cầu công ty tạm ngừng phun dung dịch vào bãi quặng.

Sáng 7/7, trao đổi với phóng viên, ông Chính tiếp tục “nhận lỗi” về phía mình.

“Hàm lượng axit trong chất thải khoảng 0,3 gr/lít, tuy nhiên khi mưa xuống thì không tới mức đấy,” ông Chính cho hay.

Theo vị giám đốc này, sở dĩ cá chết là do axít và một số hóa chất làm quặng đã theo mưa chảy xuống suối. Sau khi sự cố xảy ra, tiến hành kiểm tra, nồng độ PH trong ao là 4,5, đủ chết cá.

Ngoài ra, hàm lượng đồng sunfat kết tủa dưới đáy nước do hệ quả của quá trình tràn hóa chất cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt.

Ông Chính cho hay: Hiện phía công ty đang tiến hành đàm phán với hai hộ dân bị ảnh hưởng nhằm đưa ra mức bồi thường hợp lý cũng như đợi kết quả xét nghiệm mẫu nước của cơ quan chức năng để có phương hướng xử lý triệt để sự cố.

VietnamPlus sẽ tiếp tục cập nhật những diễn biến mới nhất về sự việc tới bạn đọc.

______

TTXVN

Bài 3: Gặp sự cố rò rỉ hóa chất ra suối chỉ sau 4 tháng… chạy thử

Sơn Bách – Võ Phương

8-7-2016

H1Toàn cảnh khu bãi quặng, vị trí gây rò rỉ hóa chất xuống suối Màn ngày 4/7 vừa qua. Ảnh: PV/Vietnam+

Mặc dù luôn tự đánh giá là có công nghệ hiện đại, quy trình khép kín đảm bảo an toàn cho môi trường, nhưng thực tế, chỉ sau 4 tháng đi vào hoạt động, Công ty cổ phần khoáng sản đồng An Phát đã để xảy ra sự cố rò rỉ hóa chất gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Thực tế kiểm tra, các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình cũng khẳng định: Đơn vị này còn nhiều thiếu sót trong vấn đề đảm bảo an toàn môi trường.

Gặp sự cố rò rỉ hóa chất chỉ sau 4 tháng

Trước đó, như VietnamPlus đã đưa tin, ngày 4/7, một sự cố rò rỉ hóa chất bãi khai thác quặng đã xảy ra tại đầu nguồn suối Màn, xã Yên Lập, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Sự cố đã khiến cho tôm, cá trên dọc 5km suối, ao, hồ phía hạ lưu bị “hạ sát” hàng loạt. Công ty cổ phần khoáng sản đồng An Phú sau đó cũng đứng ra trực tiếp nhận trách nhiệm khi để vụ việc xảy ra.

[Ai đã “đầu độc” tôm cá ở đầu nguồn dòng suối chảy vào sông Đà?]

Theo tìm hiểu của phóng viên, nhà máy của An Phú được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình chứng nhận và chấp thuận vào tháng 5/2014, và được khởi công vào tháng Bảy cùng năm với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng.

Đến ngày 4/3/2016, nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Đáng chú ý, theo báo cáo của công ty này gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình sau khi sự cố rò rỉ hóa chất xảy ra, giám đốc công ty, ông Trần Trung Chính cho biết: Hiện, nhà máy vẫn đang trong giai đoạn vận hành chạy thử, công suất chỉ đạt 40% so với mức trong thiết kế là 20 tấn đồng/tháng.

Như vậy, mặc dù chỉ đang trong giai đoạn chạy thử, sau đúng 4 tháng ngắn ngủi, công ty này đã để xảy ra sự cố rò rỉ hóa chất từ bãi quặng vào suối Màn, con suối thượng nguồn chảy xuyên suốt qua một loạt xã của huyện Cao Phong như Yên Lập, Dũng Phong, Tây Phong… và gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng.

Điều đáng nói hơn, công nghệ được sử dụng để khai thác quặng đồng là phương pháp thủy luyện. Đây là phương pháp ngâm tẩm quặng đồng cacbonat với axit sunfuric hàm lượng 3gr/lít để thu được dung dịch chứa đồng hòa tan. Để thực hiện được công nghệ này, khu vực chứa quặng thô được xếp ở vị trí cao nhất để dung dịch chứa đồng hòa tan có thể chảy xuống vào các rãnh chứa thấp hơn phía dưới.

H1Theo sơ đồ thiết kế thì phần bãi quặng của An Phát không hề có mái che nên nguy cơ tràn hóa chất rất cao. Ảnh: PV/Vietnam+

Thực tế, theo quan sát của phóng viên tại nhà máy của An Phú, phần bãi chứa được đắp rất cao, đánh luống theo dạng ruộng bậc thang. Trên mặt mỗi “thang” quặng là hệ thống ống dẫn để tẩm axit trực tiếp. Tuy nhiên, khu vực bãi này lại hoàn toàn nằm lộ thiên và không hề có mái che mưa.

Ông Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong cũng tỏ ra bất bình với vấn đề này. Bản thân ông Dũng cũng đã 2 lần trực tiếp xuống kiểm tra cùng đoàn công tác. Theo đánh giá của vị lãnh đạo này, Nhà máy khai thác của An Phú còn rất nhiều điều đáng băn khoăn trong việc đảm bảo an toàn với môi trường. Điển hình là khu vực tuyển quặng là không có mái che, dẫn đến việc khi có mưa lớn, lượng nước lớn mà không thoát kịp dễ dẫn đến chảy ra ngoài môi trường.

“Trong buổi làm việc ngày 4/3, chúng tôi cũng đã kiến nghị nhà máy và các ngành chức năng phải xem xét các yếu tố này để đảm bảo an toàn cao nhất cho vấn đề môi trường,” ông Dũng nhấn mạnh.

Bản thân ông giám đốc Trần Trung Chính cũng thừa nhận với phóng viên, trong thiết kế ban đầu của công ty không hề có hạng mục mái che bãi quặng.

“Bây giờ thấy nguy hiểm rồi, bên mình đang mua bạt để chăng bãi quặng, khi mưa thì kéo ra. Ban đầu thiết kế mình tính toán lượng nước và bể thì không có cái bạt che”- Ông Chính nói.

Tạm đình chỉ công ty “bức tử” cá tôm

Ngay sau sự cố rò rỉ hóa chất gây ảnh hưởng tới đoạn suối dài tới 5km kéo dài qua nhiều xã của huyện Cao Phong hôm 4/7, phía An Phú đã đứng ra thừa nhận trách nhiệm. Sau khi tiến hành kiểm tra, các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình cũng đã tạm thời đình chỉ hoạt động của công ty này.

Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong cho biết: Sau khi tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng đã quyết định yêu cầu phía An Phú tạm dừng hoạt động để phối hợp giải quyết sự cố ngày 4/7 vừa qua.

[Dân bất lực nhìn cá chết trắng dọc đầu nguồn suối Màn]

Thực tế, theo ghi nhận của nhóm phóng viên ngày 7/7, hoạt động sản xuất khai thác của Công ty đã tạm dừng.

H1Công ty khoáng sản đồng An Phú bị tạm đình chỉ hoạt động vì để xảy ra sự cố cá chết hàng loạt. Ảnh: Võ Phương/Vietnam+

Khung cảnh đìu hiu bao trùm công ty An Phú, các bãi quặng lác đác vài công nhân làm việc lặt vặt, dọn vệ sinh. Theo ông Trần Trung Chính, giám đốc công ty, từ ngày gây ra sự cố xả thải, công ty đã bị đình chỉ tạm thời, tất cả hoạt động khai thác sản xuất đều phải ngưng, toàn bộ nhân công khai thác được cho nghỉ.

“Các hoạt động khai thác sản xuất chúng tôi đã tạm dừng, chỉ có vài mày hoạt động làm nhiệm vụ san gạt để tránh sự cố như vừa rồi, do mấy ngày nay mưa nhiều. Sắp tới, chúng tôi sẽ xây kè quanh rãnh thoát nước và bắc cầu cho ô tô đi qua tránh tình trạng như vừa rồi”.

Hiện nay phía Công ty An Phú đang kết hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục giải quyết vụ việc, đồng thời thỏa thuận với các hộ dân về mức đền bù.

Chia sẻ thêm về sự việc, ông Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong thành thật: “Cao phong là vùng đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu, đến nay mới có một nhà máy đồng, chúng tôi và người dân rất kỳ vọng nhà máy này sẽ góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho địa bàn, tuy nhiên rất đáng tiếc là mới vận hành thì công ty đã để xảy ra sự cố này.”

Tuy nhiên, Phó chủ tịch huyện cũng khẳng định: huyện Cao Phong kiên quyết can thiệp bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, không thiên vị công ty. Dù không có thẩm quyền xử phạt, nhưng trên quan điểm cá nhân, ông Dũng cho rằng, cơ quan chức năng sau khi hoàn tất hồ sơ sẽ đưa ra mức phạt hành chính nhằm răn đe và yêu cầu doanh nghiệp có những điều chỉnh phù hợp để không ảnh hưởng đến môi trường, đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Câu hỏi dư luận đặt ra là tại sao một công trình với tổng mức đầu tư lên tới 110 tỷ đồng lại để xảy ra sự cố sau chỉ 4 tháng, nhất là trong giai đoạn vận hành thử 40% công suất? Cơ quan nào chịu trách nhiệm đánh giá, phê duyệt dự án để tồn tại những thiếu sót nghiêm trọng như không có mái che bãi quặng như trên thực tế?

_____

TTXVN

Bài 4: Hệ lụy kép từ vụ để rò rỉ hóa chất ra suối thượng nguồn

Sơn Bách – Võ Phương

9-7-2016

H1Hệ lụy nào sau vụ rò rỉ hóa chất xuống suối Màn? Ảnh: Võ Phương/Vietnam+

Ngày 4/7, trên địa bàn các xã Yên Thượng, Yên Lập thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt dọc theo suối Màn, con suối thượng nguồn chảy vào sông Đà. Nguyên nhân của vụ việc là do Công ty Cổ phần khoáng sản đồng An Phú trong quá trình tuyển quặng đồng đã để tràn dung dịch quặng ra môi trường.

Mặc dù phía doanh nghiệp đã tự nhận trách nhiệm, nhưng những hệ ụy của sự cố vẫn còn dai dẳng và hết sức đáng lo ngại.

Cá chết, người trắng vốn

Đã nhiều ngày từ khi cá, tôm dọc suối Màn bỗng dưng nổ bụng nổi trắng, anh Bùi Văn Thủy (xóm Quà, xã Yên Lập, huyện Cao Phong) vẫn chưa thể tin vào chuyện đã xảy ra. Từ hai năm nay, anh em anh Thủy đã tận dụng nguồn nước sạch của dòng suối thượng nguồn này dẫn vào ao rộng chừng 100m2 trên đỉnh đồi để nuôi thả cá thương phẩm, đem lại nguồn lợi kinh tế khá ổn định.

Đầu tháng Ba, như thông lệ, anh Thủy tiếp tục thả 6 tạ cá tạp, dự định đến cuối tháng Bảy sẽ thu hoạch. Nhưng chỉ trong một đêm, toàn bộ số cá ấy đã nổi trắng mặt ao.

“Sáng 4/7, tôi như rụng rời vì phát hiện cá đã ngửa bụng chết hết. Có những con to bằng bắp chân cũng lập lờ, thoi thóp. Đến chiều thì hầu như không còn con nào nữa,” anh Thủy cay đắng nói.

Cách ao nhà anh Thủy chỉ chừng 10 mét, ao cá của anh Bùi Văn Biên cũng rơi vào tình trạng tương tự. Trong suốt 3, 4 ngày sau sự cố tràn dung dịch quặng xuống suối, hôm nào người đàn ông khắc khổ cũng phải mang cây sào dài cả mét ra vớt xác cá rồi ngẩn ngơ nhìn nước ao xanh ngăn ngắt vì nhiễm hóa chất chứa đồng.

Anh Biên cho biết: Mặc dù nhà còn mấy sào ruộng, nhưng kinh tế gia đình chủ yếu trông chờ vào việc nuôi cá thương phẩm. Nay chỉ sau một đêm, tất cả hy vọng đã mất hết. “Bảo sao không xót cho được anh ơi.”

H1Điều khiến người dân lo lắng nhất là nguy cơ ao nuôi cá bị nhiễm độc kim loại nặng vì lượng đồng kết tủa từ bãi quặng từ công ty An Phú trôi xuống. Ảnh: Võ Phương/Vietnam+

Điều khiến người dân lo lắng nhất là nguy cơ ao nuôi cá bị nhiễm độc kim loại nặng vì lượng đồng kết tủa từ bãi quặng từ công ty An Phú trôi xuống.

“Không biết các năm sau, cá có còn sống được ở đây nữa không,” anh Biên thắc mắc.

Theo thống kê nhanh của huyện Cao Phong, chỉ trong ngày 4/7, cơ quan chức năng đã vớt được 24kg gồm các loại cá trắm, chép tại hai ao của các anh Thủy và Biên. Những ngày sau đó, hiện tượng cá chết vẫn không dừng lại. Thậm chí, đến chiều 6/7, trải qua trận mưa rất lớn, hiện tượng cá chết tại hai ao trên vẫn tiếp diễn. Các loại khỏe như cá rô phi, cá trê, ốc… cũng phải ngửa trắng bụng.

Trao đổi với phóng viên, ông Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong thừa nhận: 24kg chỉ là con số thống kê vào ngày đầu xảy ra sự cố. Cơ quan chức năng của huyện, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát để đánh giá chính xác mức độ thiệt hại của các hộ dân.

Ông Dũng cho biết thêm, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hòa Bình đã lấy mẫu nước tại khu vực bị ảnh hưởng để xét nghiệm và sẽ sớm đưa ra kết quả.

Dân hạ nguồn hoang mang

Ngoài hậu quả nhãn tiền, vụ hóa chất bãi quặng tràn xuống sông Màn còn kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác.

Có mặt tại các xã Yên Thượng, Yên Lập, Dũng Phong…, đi tới đâu, chúng tôi đều nhận ra sự lo lắng hiện lên trên nét mặt những người dân nơi đây.

Dẫn chúng tôi đi ngượi suối Màn, anh Trịnh Xuân Thành, người dân xóm Quà, xã Yên Lập chia sẻ: “Bao nhiêu năm nay, chúng tôi vẫn phải sử dụng nước suối Màn để tưới tiêu cho ruộng đồng. Sau sự cố, chúng tôi lo ngại hóa chất vẫn ở trong nước nên không dám dùng nữa. Ruộng đồng cũng phải bỏ đấy.”

Ông Bùi Ngọc Hòa, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Yên Lập cho biết: Suối Màn bắt nguồn từ xã Yên Thượng, chảy dọc qua nhiều xã khác. Bà con nông dân thường dẫn nước vào ruộng trồng hai vụ lúa và để phục vụ canh tác như để tưới tiêu mía, cam…

Tiếp lời ông Hòa, ông Bùi Huy Du – Trưởng công an xã Yên Lập lo lắng: “Dòng nước này chảy qua xóm Quà nơi có hơn 20ha lúa, rồi tiếp tục đến xóm Đẩy cũng có 20ha nữa. Ngoài ra dưới hạ nguồn bà con xóm Ngái tiếp tục dẫn và trữ nước để tưới cho cây cối. Nên sự cố này rất nguy hiểm cho bà con xã Yên Lập nói chung và các xã phía dưới hạ nguồn nói riêng.”

H1Ông Bùi Huy Du – Trưởng công an xã Yên Lập. Ảnh: Võ Phương/Vietnam+

Một người dân xóm Đẩy yêu cầu giấu tên cũng không kìm nén được sự bức xúc khi dẫn chúng tôi ra khoảng ruộng ngay sát bờ suối. Chị này chia sẻ: Từ khi có thông tin nước bị nhiễm hóa chất, chị và gia đình không dám canh tác tiếp.

“Chúng tôi rất lo sợ vì không biết nước, chất đất có bị ảnh hưởng ra sao nên đang có ý định san ruộng trồng cây ngô trong vụ tới,” chị chia sẻ.

Cách xã Yên Lập chừng 3km về phía hạ nguồn, xã Dũng Phong vốn là vùng chuyên canh cây cam Cao Phong đặc sản cũng phải hứng chịu những hậu quả hết sức nặng nề. Theo lãnh đạo xã này, ngay sau sự cố, toàn bộ xã đã phải họp khẩn. Trong thời gian đợi kết luận cuối cùng về mức độ ảnh hưởng, xã Dũng Phong thống nhất và yêu cầu bà con nông dân ngừng việc dẫn nước suối Màn để tưới tiêu cho cây cam.

“Điều này gây khó khăn cho người nông dân rất lớn. Dự kiến, khoảng 50% diện tích cây cam thương phẩm sẽ bị tác động trực tiếp,” vị lãnh đạo buồn rầu.

Ông Hồ Xuân Dũng, Phó chủ tịch huyện Cao Phong xác nhận: Sự cố từ nhà máy tuyển đồng An Phú đã khiến một dải suối dài tới 5km phía hạ nguồn bị ảnh hưởng. Các vùng đất ven suối cũng khó tránh khỏi hệ lụy.

Phía Ủy ban nhân dân huyện cũng đã có văn bản khẩn yêu cầu các xã ven suối Màn khuyến cáo người dân không sử dụng nước từ đây để tưới tiêu, phục vụ sinh hoạt; không vớt và đánh bắt cá cho tới khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

Về nguy cơ hàng chục héc ta đất ven suối Màn có thể bị ảnh hưởng bởi hóa chất và kim loại đồng. ông Dũng cho biết: Hiện, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hòa Bình cũng đã lấy mẫu để tiến hành xét nghiệm. Riêng với huyện Cao Phong, các phòng, ban cũng sẽ đánh giá khẩn trương và khách quan, nhằm đưa ra kết luận sớm để bà con nông dân có phương án sản xuất hiệu quả.

Trong thời gian đợi kết luận cuối cùng, người dân vẫn phải sống trong “hệ lụy kép” từ sự cố tràn, ngấm hóa chất từ bãi quặng vào suối thượng nguồn.

Tuấn Khanh: “Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc”

Tuấn Khanh: “Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc”

Blog RFA

Tuấn Khanh

9-7-2016

Nhạc sĩ Tuấn Khanh. Ảnh: internet

(Phạm Thanh Nghiên): Nhạc sĩ Tuấn Khanh, người được công chúng yêu mến không chỉ bởi những ca khúc mà anh sáng tác. Khán giả Việt Nam luôn hào hứng với sự góp mặt của anh trong vai trò Ban giám khảo của nhiều chương trình truyền hình đình đám như “Sao mai điểm hẹn”, “Việt Nam Idol”, hay Commander trong “Trò chơi âm nhạc”. Đối với nhiều nghệ sĩ trong nước, được tham gia vào các game- shows truyền hình quốc gia là mơ ước và cơ hội để quảng bá tên tuổi, hình ảnh.

Tuấn Khanh không chỉ là một nhạc sĩ, anh là một nhà báo chuyên nghiệp và từng là phóng viên báo Tuổi trẻ, Thanh niên và báo Người lao động.

Những năm trở lại đây, trên cả lĩnh vực báo chí lẫn âm nhạc, Tuấn Khanh chủ yếu viết về các đề tài xã hội, phản ánh hiện thực đất nước, cổ vũ cho tự do, dân chủ và nhân quyền.

Các ca khúc, bài viết của Tuấn Khanh thu hút một lượng không nhỏ khán- thính giả trong cũng như ngoài nước. Một bài viết, thậm chí chỉ một đoạn viết ngắn bày tỏ quan điểm của anh trên Facebook cá nhân có thể lên tới hàng ngàn lượt likes, chia sẻ và bình luận đồng tình.

Hai ca khúc mới nhất anh sáng tác. “Hãy gấp trang báo và tắt ti vi”, “Gánh xiếc to trên quê hương nhỏ” được công luận đánh giá là hai trong số những ca khúc giá trị nhất trong dòng nhạc tranh đấu.

Mời quý độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn nhạc sĩ Tuấn Khanh.

————

Phạm Thanh Nghiên: Trước tiên xin cảm ơn nhạc sĩ đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

Thưa nhạc sĩ, nếu cần một câu trả lời nhanh thì nhạc sĩ sẽ nói gì khi được hỏi: Cá chết hàng loạt, thảm họa môi trường trong hơn 3 tháng qua, ai là thủ phạm?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Tôi nghĩ mọi vấn đề đều có nguồn cơn của nó. Cá chết hay biển nhiễm độc hôm nay, đó là một thảm họa cần phải được lường trước. Cũng như về việc khai thác bauxite, cả thế giới đều biết hậu quả sẽ lớn hơn kết quả, nhưng dường như những người có trách nhiệm luôn bỏ ngoài tai những cảnh báo.

Thủ phạm trực tiếp của thảm họa, có thể thấy là Formosa Hà Tĩnh. Nhưng không thể không gọi tên là thủ phạm cho những ai đã tiếp tay cho Formosa dựng nên một hệ thống lộng hành như vậy, coi thường luật pháp và con người. Tôi thích quan điểm của Phó thủ tướng Trương Hoà Bình về việc kêu gọi thanh tra, kiểm tra xem trong quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa có tiêu cực hay không. Tuy nhiên, lời kêu gọi của ông ta có vẻ như chìm vào một màn sương mù, không lời đáp.

Nói theo quan điểm của Nhà nước, “nhóm lợi ích” đang bao phủ khắp nơi trên đất nước này.

Phạm Thanh Nghiên: Hiện chính phủ cũng chưa đưa ra những số liệu chính thức nhằm đánh giá về hậu quả của thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Vậy thưa nhạc sĩ, dưới cái nhìn của một nhà hoạt động xã hội, anh nhận định thế nào về thảm họa này đối với Việt Nam?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Tôi không phải là một nhà khoa học nên không thể nói hết được cái gì đang tàn phá, cái gì đang hấp hối, và cái gì đang bị làm lơ. Tôi chỉ biết hàng triệu người xáo động, từ bỏ đất nhà mà tìm đường khác sinh sống. Tôi thương đất quê mình giờ đây bỏ hoang, nghề nghiệp cha ông truyền đời từ ngàn năm, nay người ta buộc phải phủi tay, chập chững vào đời bằng ngã khác như trẻ nhỏ. Không thể so sánh biển miền Trung với Chernobyl ở Nga hay Minamata ở Nhật. Cũng không thể so sánh nỗi đau nào giống nỗi đau nào, nhưng bên cạnh đó còn sự sợ hãi về tồn vong của giống nòi và tổ quốc. Chính quyền Cộng sản Trung Quốc như con thú dữ, luôn lăm le chiếm từng tấc đất, từng hải lý của Việt Nam, mà giờ thì trên biển, mọi thứ hoang vắng đó sớm trở thành là phần ăn vội của chúng.

Ở một quốc gia, khi thảm họa xảy ra. Con người và chính phủ phải cùng là một phía để tái tạo, để cứu nhau. Nhưng trong lúc này, dường như mọi thứ không phải như vậy. Hơn nữa, tôi tin rằng Formosa hay những gì đang xâm hại đất nước này đều có bóng dáng của bọn trục lợi và phản bội.

Phạm Thanh Nghiên: Anh đánh giá thế nào về khả năng của “chính phủ” khi giải quyết vấn đề Formosa?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Bản thân tôi nhìn thấy sự kiện Formosa được chính phủ Việt Nam giải quyết như một bài tính nhanh, chứ không phải là một chương trình hành động. Tôi muốn nói rằng ở một thảm họa tầm mức thế giới như vậy, cho đến giờ này vẫn chưa có chính sách miễn thuế cho toàn bộ ngư dân trong khu vực bị hại. Cho đến nay, vẫn chưa có một chương trình điều tra xã hội nào để tìm xem thu nhập và hoàn cảnh của những người dân ở đó cần được đền bù như thế nào?

Chính phủ nhanh vội công bố việc sẽ dạy nghề khác để giúp người dân tìm đường sinh sống – nhưng nếu có những gia đình vẫn không thể thích nghi được thì sao? Và chính phủ không thể cưỡng bức người dân hành động theo ý mình để làm yên bề mặt sự kiện, như kiểu dồn lớp hay chuyển trường cho trẻ em mẫu giáo.

Năm 1473, vua Lê Thánh Tông gửi thư cho Thượng thư bộ Binh Lê Cảnh Huy khi xuất hiện tranh chấp biên giới với nhà Minh, ghi rằng: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”.

Chiếu theo lời của tiền nhân, việc rước vào nhà những kẻ hủy hoại đất đai của tổ tiên, nay lại dồn dân bỏ đất hủy nghiệp ra đi, có phải là cách đang vứt bỏ, núi, vứt bỏ biển, để lại lợi thế cho giặc Tàu hay không?

Phạm Thanh Nghiên: Trong khuôn khổ bài phỏng vấn này, nhạc sĩ muốn dành những lời nào cho các ngư dân, các nạn nhân và cả anh thợ lặn xấu số Lê Văn Ngày?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Cái chết của anh Lê Văn Ngày không đơn giản là một số phận. Đó là một thông điệp cảnh báo cho mọi người rằng hôm nay anh gánh vác đế báo tin, ngày mai sẽ là phần tự quyết của mỗi người.  Tôi cảm thương cho anh Ngày và những người dân miền Trung vẫn ngày đêm với biển, rồi chết nơi biển với trái tim công dân trong sáng.

Không hiểu nổi vì sao, cho đến hôm nay, hồ sơ kết quả khám nghiệm tử thi của anh Ngày vẫn bị công an tỉnh Quảng Bình giữ lại, không giao cho gia đình. Điều đó thật là dã man.

Tôi muốn dành những lời chia sẻ cao quý nhất có được đến những người dân Cồn Sẻ, Quảng Bình đã xuống đường đòi Formosa phải ra khỏi Việt Nam. Máu của họ đã đổ. Máu của cuộc sống được trải trên đường đi đến công lý của họ như dự báo một ngày mới. Có những người trách họ về việc đã để xảy ra những xung đột với phía chính quyền, nhưng với kinh nghiệm của một người sống gần nửa thế kỷ trên đất nước này, tôi tin rằng chính quyền đừng nên quen cách dùng bạo lực dồn ép người dân trước những điều đơn giản. Đức Đạt Lai Lạt Ma có nói “Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác”.

Phạm Thanh Nghiên: Đây có lẽ là một trong những vụ việc thu hút nhiều sự quan tâm của công luận. Nhưng dường như chưa đủ để tạo ra một sức ép để đẩy lùi sự lộng quyền, mang lại chút hy vọng cho công lý được thực thi? Chúng ta thiếu những gì thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Chúng ta đang thiếu tiếng nói chung. Thiếu một thái độ chung, một chương trình hành động đủ rõ để chính phủ Việt Nam cảm nhận một cách sâu sắc rằng người dân đang muốn gì. Có thể bạn đang nghĩ tôi nói đến một cuộc cách mạng? Dạ, không, tôi đang nghĩ đến những đổi thay cần thiết của một quốc gia vẫn còn nhiều người tin vào giá trị của bản hiến pháp.

Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc, chẳng hạn, hãy nhiệt liệt cỗ võ và nhắc lại liên tục lời của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc lôi những kẻ có trách nhiệm về việc tạo dựng Formosa trên đất nước này ra công luận. Hãy kêu gọi sức mạnh luật pháp thật sự với tiếng hô tán thưởng của nhân dân.

Đừng nói hy vọng công lý sẽ được thực thi, mà hãy nói phải hành động để công lý trên đất nước này phải có giá trị như một niềm hy vọng của người dân Việt Nam vào tương lai mới.

Phạm Thanh Nghiên: Vâng, “Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc”.

Cảm ơn Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã dành cho Phạm Thanh Nghiên cuộc phỏng vấn này. Đây có thể nói là cuộc phỏng vấn “liều lĩnh” nhất mà tôi từng thực hiện. Nó là cuộc phỏng vấn của một “phóng viên bất đắc dĩ” dành cho vị khách mời là một nhà báo, phóng viên chuyên nghiệp.

Hy vọng sẽ có nhiều dịp khác được trò chuyện với nhạc sĩ về những đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Một lần nữa xin cảm ơn nhạc sĩ.

Bữa cơm người Việt mùa biển chết

  Bữa cơm người Việt mùa biển chết

Anh Vũ, thông tín viên RFA
RFA

024_868134.jpg

Cá đánh bắt được sau chuyến đi biển đêm của ngư dân Vũng Tàu tháng 1/2011.

 AFP photo

00:00/00:00

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Thảm họa môi trường biển ở miền Trung không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng về môi trường và kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và bữa ăn của hàng chục triệu người VN.

Ảnh hưởng trực tiếp người dân

Theo tính toán sơ bộ của các nhà khoa học, thì tổng số mức phải bồi thường của Formosa Hà Tĩnh để khắc phục toàn diện các hậu quả tàn phá môi trường biển và thiệt hại về kinh tế ở khu vực 4 tỉnh miền Trung, có thể lên tới 1.000 tỷ USD. Chưa tính đến việc thảm họa môi trường biển, còn ảnh hưởng đến bữa ăn của hơn 90 triệu người ở VN hiện nay.

Chị Lê Thị Bích Ngà, một nhà kinh doanh, đồng thời cũng là một nhà hoạt động xã hội ở Sài Gòn thấy rằng, việc ô nhiễm biển miền Trung có tác động rất lớn đến cuộc sống của người dân và bữa ăn của các gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp. Chị đánh giá:

“Bữa ăn các gia đình thường người ta sử dụng đồ ăn hải sản 3-4 bữa ăn một tuần, kể cả các sản phẩm như nước mắm hoặc muối cũng xuất phát từ biển. Cho nên đến khi phát hiện ra biển bị nhiễm độc và cá chết hàng loạt thì người dân rất lo sợ, khi ấy bữa ăn của mỗi gia đình sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Bây giờ người dân không biết ăn cái gì, trong lúc mức thu nhập của họ, đặc biệt là những người lao động tay chân, như anh chị em công nhân hiện tại rất khó khăn. Bởi vì họ không có thức ăn giá rẻ để thay thế.”

Nói về bữa cơm hàng ngày của gia đình mình cũng như các gia đình người dân ở khu vực Vũng Áng, chị Hồng, một người dân ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh bày tỏ:

Thảm họạ biển chết ảnh hưởng rất nhiều đến bữa ăn, do người ta không ăn hải sản mà chuyển sang ăn thịt, thì thịt sẽ rất đắt gấp 3 lần.
– Chị Lê Thị Bích Ngà 

 “Từ hôm cá chết đến nay dân chúng tôi ở đây không ai dám ăn cá biển, hôm trước tôi có ăn cá biển, ăn xong thì bị dị ứng tất cả người, chân tê mỏi, rồi nôn và đi ngoài. Bây giờ thức ăn chỉ trông vào rau dưa, trước đây có cá thì thịt, rau rẻ, từ khi không ăn cá thì thịt và rau tăng giá gấp đôi. Bây giờ tiền không có thì chỉ ăn cơm với rau. Dân chúng tôi chủ yếu sống dựa vào nghề biển, nhưng bây giờ biển đã chết, không biết đến bao giờ biển mới sống lại. Vẫn ngóng chờ.”

Ông Lê Sáng một người buôn bán hải sản ở Hà Tĩnh cho biết, người dân không chỉ không dám ăn cá biển vì biển nhiễm độc, mà thịt lợn cũng sợ không dám ăn. Theo ông bữa ăn của các gia đình mùa biển độc đã khó vì không có tiền mua thức ăn, mà ngay cả việc mua thức ăn cũng khó. Ông giải thích:

“Thức ăn thực phẩm chủ yếu của chúng tôi ở đây là con cá biển, nhưng bây giờ thì không ai dám ăn chỉ dùng thay bằng thịt các loại. Nhưng bây giờ họ lại phao tin cho rằng thịt ấy là của TQ mang sang nên họ không dám ăn thị heo nữa, nên người ta chỉ ăn thịt gà, song phải là thịt gà dân nuôi thì họ mới ăn, vì nếu thịt gà đông lạnh thì họ sợ của TQ”

Theo chị Lê Thị Bích Ngà cho biết, ở các chợ, các quán nhậu và các nhà hàng vẫn có bán đồ hải sản, nhưng hầu hết bày bán rất ít do không có người mua, vì ai cũng có tâm lý lo ngại hải sản là không an toàn. Theo chị thảm họa môi trường biển miền Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người lao động và các bà nội trợ do giá cả các thực phẩm tăng vọt. Chị nói:

“Thảm họạ biển chết ảnh hưởng rất nhiều đến bữa ăn, do người ta không ăn hải sản mà chuyển sang ăn thịt, thì thịt sẽ rất đắt gấp 3 lần. Như vậy vấn đề đó đối với người công chức mức lương 5-7 triệu đồng/ tháng thì cũng đã thành vấn đề rồi. Đối với công nhân lương tháng chỉ 3-4 triệu thì đó thực sự là một vấn đề lớn. Tính bình quân, người ta phải tốn thêm từ 30-40% chi phí để bổ xung thêm cho bữa ăn.”

Trách nhiệm của cơ quan chức năng

071_1217-69.jpg-400.jpg

Rau được bày bán ở một chợ nhỏ ở miền Trung. AFP photo

Theo ông Lê Sáng, không chỉ tàu cá phải nằm bờ, hay ngư dân và những người sống dựa vào biển không có việc làm, mà những người buôn bán như ông cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều của thảm họa môi trường biển, khi mà mọi hoạt động kinh doanh liên quan đến biển cũng bị đình trệ. Ông tiếp lời:

“Từ cái bữa biển và cá bị nhiễm độc thế này thì họ bị thất thu nên họ thôi không đi chợ nữa, trước đây chồng đi đánh cá về thì vợ mang đồ hải sản ra chợ bán. Nhưng bây giờ có bán cũng không có ai mua nên chồng cũng không đi biển luôn. Như tôi là có xe ô tô buôn hải sản, mà bây giờ họ không ra biển thì tôi lấy gì buôn? Đấy là một cái thất thu của tôi, trong lúc tôi phải vay tiền lãi ngân hàng nhà nước để mua xe. Rồi những người buôn bán bánh kẹo, thực phẩm, bia rượu để cho dân phục vụ cho dân đi biển, nhưng bây giờ dân không đi biển thì họ bán cho ai?”

Nói về đòi hỏi của người tiêu dùng trước trách nhiệm của nhà nước, khi việc kết luận và đưa ra lời giải thích quá chậm trễ, khiến cho người tiêu dùng hết sức hoang mang, chị Lê Thị Bích Ngà nhận định:

“Những ngày đầu, khi phát hiện biển nhiễm độc thì người dân ùn ùn đi mua muối và nước mắm để dự trữ và họ cũng hy vọng vào chính phủ phát hiện sớm, để có các biện pháp xử lý về môi trường để cho người dân họ yên tâm. Họ muốn biết mức độ nhiễm độc ở mức nào, cá biển được đánh ở vùng nào để người ta yên tâm sử dụng, song chính phủ phải đến 3 tháng mới công bố.”

Nói về trách nhiệm của ngành Y tế trong việc xử lý các hậu quả do môi trường, đã tác động đến người dân địa phương vùng ô nhiễm. Một vị bác sĩ tại một bệnh viện công tại Sài Gòn yêu cầu giấu danh tính khẳng định:

Cái này có liên quan đến trách nhiệm của bà Nguyễn Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, trước tình hình này lẽ ra bà phải triển khai cho khám tất cả những người có nguy cơ phơi nhiễm hay nhiễm độc và phải khám 100%.
– Một vị bác sĩ ở Sài Gòn

“Cái này có liên quan đến trách nhiệm của bà Nguyễn Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, trước tình hình này lẽ ra bà phải triển khai cho khám tất cả những người có nguy cơ phơi nhiễm hay nhiễm độc và phải khám 100%. Sau đó phải khám phân loại để xem có bị hay không bị và bị tới mức độ nào để có phác đồ xử trí. Nhưng đến bây giờ tôi vẫn chưa thấy Bộ Y tế có phác đồ xử trí, cho dù đã hơn 3 tháng rồi, thì đây cũng là trách nhiệm của bà Bộ trưởng thôi. Theo quy định ở vùng dịch bệnh có nguy cơ phơi nhiễm chất độc thì anh phải có động tác khám sàng lọc. Nhất là nguyên nhân lại là do nhà nước và doanh nghiệp gây ra. ”

Theo GS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật Việt Nam nhận định về các thiệt hại do thảm họa môi trường biển cho rằng, “Hiện tượng cá chết hàng loạt rất đáng báo động bởi đây là nguồn lợi của cộng đồng sống ven biển. Dải đất miền Trung rất hẹp, thời tiết cực đoan, sinh kế người dân chủ yếu phụ thuộc vào biển. Cá chết nghĩa là hàng triệu người dân mất đi sinh kế. Đời sống người dân sẽ bị xáo trộn khi không thể sử dụng nguồn hải sản ở khu vực nghi ngờ bị nhiễm độc để làm thức ăn, ngành Du lịch cũng bị ảnh hưởng bởi du khách sẽ không tới…”

Cưỡng chế chùa Liên Trì trước ngày 20/7?

Cưỡng chế chùa Liên Trì trước ngày 20/7?

FB NGUYEN THIEN NHANI

Quyết định cưỡng chế do chính quyền dán trước cứa chánh điện chùa Liên Trì

Hôm 9/7, trụ trì chùa Liên Trì ở TP Hồ Chí Minh xác nhận với BBC về việc chính quyền ra thông báo quyết định cưỡng chế thu hồi đất cơ sở này từ ngày 8 đến 20/7.

Chùa Liên Trì tọa lạc tại phường An Khánh, quận 2, là một trong các cơ sở còn sót lại của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất từ trước 1975, giáo hội không được chính phủ thừa nhận.

Hòa thượng Thích Không Tánh, hiện đang trụ trì tại chùa Liên Trì, đã từng bị Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh tuyên phạt hồi năm 1995 cùng Hòa thượng Thích Quảng Độ mỗi người 5 năm tù về tội phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước.

Hôm 9/7, trả lời BBC qua điện thoại, Hòa thượng Thích Không Tánh nói: “Chính quyền đưa quyết định cưỡng chế thu hồi đất nhưng nhà chùa không nhận nên họ dán trước cứa chánh điện. Hiện nhà chùa đã gỡ tờ giấy này đem vô để trong phòng”.

“Về thông tin chính quyền bồi thường cho chùa 9,7 tỷ đồng thì con số này được họ đề cập trong một lá thư riêng”.

“Nhưng quan điểm của nhà chùa là không đồng ý bán chác, di dời chùa đến nơi hẻo lánh, giáp ranh tỉnh Đồng Nai mà ở lại đây phụng sự Phật tử trong khu vực”.

Hòa thượng nói với BBC rằng “Trong trường hợp chính quyền cưỡng chế, các sư thầy ở chùa cũng chỉ biết niệm Phật”.

‘Xin tỵ nạn’

Ông cũng cho hay: “Một khi Chùa Liên Trì bị phá bỏ, tôi sẽ tìm một quốc gia có tự do tôn giáo để xin tỵ nạn. Vì hòa thượng mà mất chùa thì không còn lý do gì để ở lại”.

BBC đã liên hệ Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm và Ban Bồi thường Giải phóng Mặt bằng quận 2 nhưng hai số điện thoại này thường xuyên trong tình trạng bận máy.

Hôm 8/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm phát đi thông báo về việc mời người dân liên hệ cơ sở thờ tự chùa Liên Trì để nhận lại các hũ tro cốt, di ảnh của người thân.

FB PHAM LE VUONG CAC

Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì, được cho là nhân vật bất đồng chính kiến

“Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm thông báo cho các hộ gia đình và cá nhân là thân nhân của các hũ tro cốt, di ảnh đang gửi thờ tại cơ sở thờ tự chùa Liên Trì thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm đến liên hệ cơ sở thờ tự chùa Liên Trì để nhận lại các hũ tro cốt, di ảnh”, thông báo được báo Công An TP Hồ Chí Minh đăng tải.

“Trường hợp các hộ gia đình và cá nhân là thân nhân có nhu cầu gửi hũ tro cốt, di ảnh thờ tại các chùa khác trên địa bàn quận 2, đề nghị liên hệ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 2 để được hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể”.

Trước đó, hôm 23/6, hàng chục nhà hoạt động và Phật tử đã đến chùa Liên Trì ở TP Hồ Chí Minh sau khi có tin ‘nơi này bị chính quyền cưỡng chế’.

Hội đồng Liên Tôn Việt Nam, một tập hợp các nhân vật thuộc nhiều tổ chức tôn giáo khác nhau tại Việt Nam, trong thông cáo hôm thứ Năm 23/6 viết:

“Việc giải tỏa Chùa Liên Trì của nhà cầm quyền đã có dự tính từ lâu nhằm triệt hạ những cơ sở tôn giáo độc lập không chịu nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền. Tuy nhiên, do áp lực của công luận của quốc tế, họ đã tạm thời chưa thực hiện chờ cơ hội thuận tiện.”

Hôm 22/6, trả lời BBC qua điện thoại, Hòa thượng Thích Không Tánh nói: “Ngay lúc tôi đang nói chuyện điện thoại thì ngoài cổng chùa đang có 3, 4 công an canh gác. Từ mấy năm nay, chính quyền tìm mọi cách cô lập và ngăn cản Phật tử đến chùa và họ nói đây là chùa ‘phản động’.

“Có thể một trong những lý do khiến chính quyền tìm mọi cách cưỡng chế, giải tỏa chùa là vì lâu nay vẫn diễn ra các hoạt động ‘ngoài luồng’ như phát quà cho thương phế binh của chế độ cũ, trợ giúp dân oan mất đất hay họp mặt các cựu tù chính trị hoặc các hội đoàn xã hội dân sự”.

“Phía công an nói là không thích những việc này và nhiều lần đề nghị nhà chùa không tiếp tục làm. Tuy vậy, chúng tôi thấy đây là những việc nhân đạo, ích lợi cho xã hội nên không thể không ủng hộ”.

Trong hai ngày 22 và 23/6 BBC cũng đã tìm cách liên hệ với Ban Quản lý Khu Thủ Thiêm và Ban Bồi thường Giải phóng Mặt bằng quận 2 để hỏi thêm thông tin về vụ việc nhưng đều không đạt kết quả.

Ngoài Chùa Liên Trì còn có hai cơ sở của Công giáo là Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá cũng nằm trong diện bị giải tỏa ở khu vực này.

Lạm phát tại Việt Nam ‘đang tăng tốc’

 Lạm phát tại Việt Nam ‘đang tăng tốc’

Chỉ số đo lạm phát tăng liên tục trong 5 tháng tại Việt Nam và khó đạt chỉ tiêu.

Nhận định này được đưa ra tại hội thảo diễn biến giá cả thị trường ở Việt Nam 6 tháng đầu năm hôm 07/07 tại Hà Nội.

CPI, hay chỉ số giá tiêu dùng, tăng liên tục từ tháng Hai năm nay được mô tả là “hiện tượng hiếm thấy suốt 20 năm”.

Giá cả khu vực dịch vụ y tế (tăng 25%) và lương thực thực phẩm, giáo dục là những khu vực được cho là tác động mạnh nhất tới CPI trong 6 tháng qua.

Một số chuyên gia được dẫn lời nói lạm phát khó đạt chỉ tiêu dưới 5%.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng tỏ ra hết sức lo ngại khi vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng cao, truyền thông trong nước đưa tin.

Ông Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp, Bộ Công thương dự báo mức tăng trưởng xuất khẩu cả năm chỉ đạt 7% so với chỉ tiêu 10%.

Ông Phương cũng dự đoán GDP, với xuất khẩu là lực đẩy chính, sẽ tăng 6,2- 6,3% trong năm nay, dưới chỉ tiêu 6,7% chính phủ đề ra cho năm 2016 và cũng thấp hơn mức 6,68% đạt được trong năm 2015.

Bộ trưởng Bộ Công thương vào đầu tuần này nói sự sụt giảm về giá xuất khẩu và tăng trưởng của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chậm lại là một số nguyên nhân chính.

“Nếu chúng ta quyết liệt khai thác thị trường mới và thị trường tiềm năng cũng như thị trường truyền thống thì khả năng mức tăng trưởng xuất khẩu cả năm chỉ đạt 8%, đó là dự báo của Bộ Công Thương,” Bộ trưởng Trần Tuấn Anh được truyền thông trong nước dẫn lời tại nói tại buổi họp Chính phủ diễn ra hôm 1/7.

Image copyright

Lãnh đạo Bộ Công Thương dự báo tình trạng “không mấy khả quan” do tình hình kinh tế và thương mại thế giới có tác động gián tiếp và “không nhỏ” tới cán cân thương mại của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được dẫn lời nói xuất khẩu là kênh quan trọng nhất cho tăng trưởng và yêu cầu Bộ Công Thương có chuyên đề riêng để xuất khẩu tăng trưởng hơn nữa trong những tháng cuối năm, theo truyền thông trong nước.

“Bộ Công Thương đang quản lý nhiều ngành hàng, lĩnh vực quan trọng, nếu không chấn chỉnh lại, phát triển mạnh mẽ thì rất khó đạt kế hoạch, nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo bị sụt giảm như vậy thì phải tính toán lại bài bản, hệ thống hơn, bộ máy phải rất giỏi để xốc lại,” ông Phúc nói.

Hàng nông sản Việt Nam hiện phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Trong năm tháng đầu năm 2016, 11% nguồn thu xuất khẩu là từ thị trường Trung Quốc.

Vào cuối tháng trước, Tổng cục Thống kê cho biết GDP sáu tháng đầu năm 2016 ước tính tăng 5,52% so với cùng kỳ năm 2015.

Mục tiêu Quốc hội Việt Nam đề ra cho cả năm 2016 là 6,7%.

Các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế gồm “Thương mại và đầu tư chậm lại trên toàn cầu… các biến động khó lường tại các thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới đã ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế của chúng ta,” AFP dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê.

Các yếu tố khác là nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập niên nay trong khu vực, gây thiệt hại tới 681 triệu đôla cho Việt Nam.

Vụ cá chết ở miền Trung cũng được coi là một nguyên nhân.

Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị báo cáo Quốc hội về vụ cá chết để mang ra bàn thảo trong phiên họp Quốc hội vào tháng Bảy.

CÂU CHUYỆN FORMOSA CÚT ĐI VÀ VĂN HÓA EM BÉ

CÂU CHUYỆN FORMOSA CÚT ĐI VÀ VĂN HÓA EM BÉ

“Kẻ giết người có khuôn mặt của bác nông dân hiền lành khi chia vườn ra hai mảnh, rau nhà, rau bán.  Kẻ giết người có khuôn mặt khổ hạnh quắc thước dân chài đem bán những con cá bị nhiễm độc làm nước mắm.  Kẻ giết người có khuôn mặt trí thức công quyền sang trọng khi bên các bàn tiệc tưng bừng chén chú chén anh kí những hợp đồng, dự án béo bở với những kẻ thải chất độc ra sông, suối, đất đai, thả chất độc lên trời và xuống Biển Đông”.

____

FB Lưu Trọng Văn

7-7-2016

Hãy cảnh giác trước thủ lĩnh đánh trống trận thúc giục nhân dân lao vào một cơn sốt yêu nước, bởi chủ nghĩa yêu nước thực sự là một thanh kiếm hai lưỡi. Nó [chủ nghĩa yêu nước] khiến máu chúng ta sôi lên, nhưng cũng đồng thời khiến tầm nhìn chúng ta thu hẹp lại… Và khi tiếng trống trận kia đạt đến đỉnh cao, khi mà máu đã sôi với thù hận, còn tâm trí đóng lại, thì vị thủ lĩnh sẽ chẳng cần tước đoạt quyền công dân nữa. Thay vào đó, chính nhân dân, đang đầy sợ hãi và mù quáng vì yêu nước, sẽ dâng hiến toàn bộ quyền của mình cho thủ lĩnh, một cách vinh dự. Tại sao ta biết như thế? Bởi ta đã từng làm như thế.

Lời của Caesar. Hàng triệu dân La Mã gục chết dưới lưỡi kiếm của ngài.

Các sách sử không phải ghi chép sử nhà Tần thì đem đốt cả đi. Trong thiên hạ ai cất giữ Kinh Thi, Kinh Thư , những sách của trăm nhà đều phải đem đốt hết. Nếu có những người dùng những lời ngụ ngôn trong Thi, Thư thì chặt đầu bêu ngoài chợ, lấy xưa chê nay giết cả họ.

Lời của Tần Thuỷ Hoàng. Hàng triệu dân Bách Việt, Mãn, Hán …xương chất cao như núi vì cái gọi là vinh quang thống nhất thiên hạ của ngài.

Uy lực trong lịch sử tạo ra những cơn lốc về tôn giáo và chính trị từ ngàn xưa đều là uy lực của lời nói và chỉ do lời nói mà thôi… Chỉ có thể khích động quần chúng bằng uy lực của lời nói. Mọi phong trào vĩ đại đều là phong trào quần chúng, là sự bùng nổ của mê đắm và xúc cảm của con người.

Lời của Hitler.Hơn 40 triệu dân châu Âu là nạn nhân của những lời nói mà ngài khích động.

Chính trị là chiến tranh không đổ máu. Chiến tranh là chính trị đổ máu. Súng đẻ ra chính quyền.

Lời của Mao Trạch Đông.Hơn 40 triệu dân Trung Hoa phơi xác vì các cuộc cách mạng đỏ long trời lở đất của ngài.

V…V

Nếu làm phép cộng các nhà độc tài tàn bạo trên thế giới từ trước đến nay liệu nhân loại sẽ có được khuôn mặt của chúa tể độc tài, độc ác ? Nếu cộng các phát ngôn, tư tưởng của chúng chúa các bạo chúa sẽ có lời như thế nào?

Gã nghĩ, chúa tể ấy rồi sẽ xuất hiện.

Bộ mặt của nó như… thiên thần.

Vì sao?

Vì kẻ ác nhất thời đại công nghệ này sẽ là kẻ trong tích tắc huỷ diệt hàng triệu người một lúc, huỷ diệt nguồn nước, đất đai, bầu khí quyển của cả một quốc gia, cả một châu lục một lúc chỉ bởi một cái nhấp chuột hoặc một cái nhẹ nhàng ấn nút trong một căn phòng có nhiều bức tranh của các danh họa lừng danh thế giới như Levitan, Van Gogh và giữa âm thanh êm dịu bản Xô nát Ánh trăng kì diệu của Beethoven.

Còn tổng các triết lí, phát ngôn của chúa tể các bạo chúa ư?

Sau cái nhấp chuột ấy là lời chúc của một cô nàng xinh đẹp cũng như thiên thần: Chúc chàng ngủ ngon!

***

Gã đã và đang thấy gì trên quê hương của gã?

Kẻ giết người có khuôn mặt của bác nông dân hiền lành khi chia vườn ra hai mảnh, rau nhà, rau bán.

Kẻ giết người có khuôn mặt khổ hạnh quắc thước dân chài đem bán những con cá bị nhiễm độc làm nước mắm.

Kẻ giết người có khuôn mặt trí thức công quyền sang trọng khi bên các bàn tiệc tưng bừng chén chú chén anh kí những hợp đồng, dự án béo bở với những kẻ thải chất độc ra sông, suối, đất đai, thả chất độc lên trời và xuống Biển Đông.

Và cứ thế, và cứ thế…

Gã chả biết nữa ở nước gã, giữa những bạo chúa, và chúa tể của các bạo chúa trên các ngai vàng đâu đó đáng sợ hơn hay những kẻ giết người từ từ ngự trong những người thân, ngự trong …dân với khuôn mặt của dân đáng sợ hơn?

Cái chết bởi một nhát bấm nút chưa kịp đau đớn hay cái chết từ từ trong đau đớn không biết cái chết nào bi đát hơn?

Dưới giá treo cổ của phát xít Hitler nhà văn Fuxich gào lên: Hỡi Con người, hãy cảnh giác!

Dưới bản án do những người thân của gã, đồng bào của gã tự huỷ giệt lẫn nhau, có nhà văn nào của nước Việt sẽ phải gào lên: Sao quá độc ác, hỡi Con người ?

Vì sao, vì sao nên nỗi này dân tộc của gã ơi, đồng bào của gã ơi?

Vụ Formosa: ‘Không nên đàn áp dân’

Vụ Formosa: ‘Không nên đàn áp dân’

BBC

8-7-2016

Tin cho hay một cuộc biểu tình ôn hòa của người dân Việt Nam ở giáo sứ Cồn Sẻ, tỉnh Quảng Bình với khoảng 3.000 tham dự đã bị giải tán, trấn áp. Ảnh: Facebook

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến mấy, thì nhà cầm quyền ở Việt Nam đều không nên ‘nặng tay’ với người dân biểu tình ôn hòa do bất bình với vụ thảm họa môi trường do công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra mới đây ở bốn tỉnh duyên hải miền Trung, theo một nhà nghiên cứu xã hội dân sự từ Hà Nội.

Bình luận với BBC trước tin đã xảy ra liên tục hàng loạt các cuộc biểu tình lớn nhỏ của người dân ở các địa phương bị ảnh hưởng trong vụ cá chết bất thường và hàng loạt sau khi nhà nước công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra vụ ô nhiễm, trong đó có cuộc biểu tình với hàng nghìn người tham gia tại giáo sứ Cồn Sẻ, tỉnh Quảng Bình, Tiến sỹ Phạm Quang Tú nói:

“Tôi cho rằng trong bấy kỳ hoàn cảnh nào, các cơ quan chức năng của nhà nước, đặc biệt những người thay mặt nhà nước bảo vệ pháp luật, không thể, không nên đưa ra những hành động đàn áp người dân, có những hành động đánh đập người dân…

“Giả định của tôi rằng cho dù khó khăn đến mức nào, bất kỳ hoàn cảnh nào, việc đó là không nên xảy ra, bởi vì nếu việc đó xảy ra, thì nó chỉ như là vấn đề chúng ta đổ dầu thêm vào lửa và nó sẽ làm cho việc tâm lý người dân sẽ nghi ngại rằng như vậy là nhà nước và chính quyền là những người bảo vệ pháp luật lại không đứng về phía mình.

H1Chính quyền địa phương ở xã Cảnh Dương ở Quảng Bình đã lựa chọn phương án đối thoại với dân, theo báo Một Thế giới.

“Tôi cho rằng những hành động như vậy (đàn áp, nặng tay với dân) là tuyệt đối không được xảy ra và qua đây tôi cũng đề nghị là các cơ quan chức năng kiểm chứng lại các thông tin như vậy (các vụ biểu tình ôn hòa bị đàn áp).

“Và nếu có những cá nhân, những tổ chức nào mà giả sử thực hiện những hành động như vậy với người dân, thì cần phải được nghiêm trị, cần phải được giải quyết và kiên quyết một mặt chúng ta (Việt Nam) cùng đồng hành với người dân để tìm ra các giải pháp, nhưng tất cả những hành động phản cảm như vậy, trái với yêu cầu đặt ra, trái với quy định của pháp luật, thì cần phải được loại bỏ ngay lập tức để đảm bảo vấn đề không phức tạp thêm,” nhà nghiên cứu xã hội dân sự nói với BBC.

Biểu tình, kiến nghị

Tin trên truyền thông mạng xã hội Việt Nam hôm thứ Năm cho hay sáng ngày 7/7, khoảng 3.000 người dân tại giáo xứ Cồn Sẻ thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, địa phương nằm giáp ranh với tỉnh Hà Tĩnh, đã xuống đường biểu tình ôn hoà.

Những người dân biểu tình yêu cầu chính phủ dừng hoạt động của nhà máy Formosa vì theo họ nhà máy này là ‘thủ phạm huỷ diệt môi trường’ biển miền Trung gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm hàng triệu người dân ‘phải điêu đứng về cuộc sống’.

Những người biểu tình cáo buộc vụ ô nhiễm đã làm ‘chết nhiều người do bị nhiễm độc’ từ chất thải của hoá chất do nhà máy này xả thải ra, dẫn đến thảm hoạ mà họ gọi là “Biển chết.” Cuộc biểu tình diễn ra trong ba tiếng đồng hồ, từ lúc 9h sáng tới khoảng sau 12h thì bị giải tán.

“Nhà cầm quyền đưa lực lượng đến đàn áp người dân biểu tình dẫn đến xung đột, có tiếng súng nổ, và lựu đạn cay, nhiều người dân bị bắt và bị đánh trọng thương,” một trang mạng của các nhà hoạt động hôm thứ Sáu phản ánh.

Cùng ngày thứ Năm, theo báo Một Thế giới, người dân một xã khác ở Cảnh Dương, cùng huyện Quảng Trạch đã gửi kiến nghị gồm bảy điểm đến chính quyền địa phương, liên quan hậu quả vụ Formosa gây sự cố môi trường nghiêm trọng.

“Ngày 7/7, UBND xã Cảnh Dương (Quảng Trạch, Quảng Bình) cho biết, ngư dân địa phương đã yêu cầu lãnh đạo xã có cuộc đối thoại sau khi công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra cá chết,” tờ Một thế giới cho hay.

“Trong đó, người dân Cảnh Dương đề xuất đối với 4 tỉnh miền Trung, Chính phủ cần chỉ đạo ngành y tế khám sàng lọc sau khi Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra sự cố môi trường làm cá chết hàng loạt vì trước đó ngư dân đã sử dụng cá lờ đờ trôi dạt vào bờ trong nhiều tuần mà không biết nguồn gốc vì đâu. Tôn trọng ý kiến của ngư dân, UBND xã đã tổ chức đối thoại với 100 -120 người, với 7 nhóm ý kiến, sau đó có báo cáo kết quả đối thoại số 43/BC-UBND ngày 4/7 gửi lãnh đạo huyện Quảng Trạch.”

Cũng ngày 7/7, trang tin tức tổng hợp Quảng Bình cũng đưa tin về cuộc đối thoại và đăng bản báo cáo kết quả cuộc họp của ủy ban nhân dân xã với ‘một bộ phận người dân’ xã Cảnh Dương, trong đó nêu rõ kiến nghị của người dân địa phương:

“Các ý kiến cho rằng nếu như công ty Formosa hỗ trợ cho nhân dân thì không lấy tiền hỗ trợ vì cho rằng nếu lấy hỗ trợ là tiếp tay cho công ty;” và “Có 14 ý kiến tại hội nghị đề xuất ngừng hoạt động đối với công ty Formosa Hà Tĩnh vì cho rằng sợ sự cố gây ô nhiễm như vừa qua sẽ tiếp tục tái diễn.”

Đóng cửa, đền bù?

Hôm thứ Sáu, nêu quan điểm bình luận về cần làm gì nếu các quyết định từ cấp phép xây dựng, hoạt động cho Formosa, hay việc quyết định mức đền bù là không đúng đắn, không thỏa đáng và không được tham vấn ý kiến người dân ở các địa phương có thể chịu ảnh hưởng, chuyên gia về xã hội dân sự từ Hà Nội nói:

“Tôi nghĩ rằng khi mà sự việc đã xảy ra, thì chúng ta (Việt Nam) cần phải có trách nhiệm nhìn lại quá trình trước đây, tức là quá trình về việc thẩm định, phê duyệt dự án Formosa, cũng như quá trình giám sát Formosa trong quá trình xây dựng nhà máy và thực hiện các yêu cầu đã được đưa ra ở trong pháp luật Việt Nam nói chung và trong các yếu tố cấp phép đối với Formosa nói riêng.

“Đầu tiên chúng ta phải nói là tiến trình này là cần phải được làm, chúng ta không nên dẹp bỏ nó ngay, mà chúng ta bắt đầu làm lại để xem lại tiến trình đấy và rõ ràng nếu trong tiến trình đấy, có những cá nhân, tổ chức nào mà có những vi phạm so với quy định, yêu cầu của pháp luật, thì phải buộc xử lý những cá nhân hay tổ chức đó.”

Về khoản tiền bồi thường mà chính phủ Việt Nam thông báo là Formosa đã cam kết, mà dường như đã có sự đàm phán, thống nhất với chính phủ, trị giá 500.000 USD, Tiến sỹ Phạm Quang Tú nêu quan điểm:

“Nên xem đó là thỏa thuận đầu tiên, không nên sử dụng đó là con số cuối cùng.”

Về kiến nghị yêu cầu ‘đóng cửa Formosa’ của người dân các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng ở Việt Nam, nhà nghiên cứu bình luận:

“Theo luật môi trường năm 2015 chúng ta (Việt Nam) vừa thông qua, nêu rõ rằng là cá nhân hay tổ chức nào làm hại đến môi trường, ô nhiễm mỗi trường thì có trách nhiệm đền bù, khôi phục lại môi trường ấy.

“Chúng ta đã xác định được Formosa là nguyên nhân gây ra đầu độc biển, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển của miền Trung, thì đầu tiên là phải bắt buộc Formosa phải đền bù và phục hồi lại môi trường, cũng như sinh kế của người dân, đấy là động thái đầu tiên.

“Thứ hai nữa, tôi đề nghị chính quyền các cấp yêu cầu Formosa tạm dừng các hoạt động của họ lại để khắc phục các hậu quả về môi trường trước,” Tiến sỹ Phạm Quang Tú nói với BBC hôm 8/7 từ Hà Nội.

Vô liêm sỉ

 Vô liêm sỉ

Ngô Nhân Dụng

Nguoi-viet.com

 Cách kết thúc cuộc điều tra tai họa Formosa của đảng Cộng Sản Việt Nam phải gọi đúng tên là: Vô liêm sỉ!

Họ là một băng đảng nắm chính quyền, trong mấy chục năm qua đã đàn áp tàn nhẫn những nông dân kéo nhau tới trụ sở đảng để khiếu nại tiền bồi thường đất đai không thỏa đáng. Ðó là một băng đảng đã bắt bớ, giam cầm, hành hạ, tra tấn bao nhiêu thanh niên, trí thức chỉ vì người ta can đảm biểu tình đòi bảo vệ đất đai, biển, đảo của tổ tiên. Bây giờ, chính băng đảng đó lại mở miệng nói rằng trong vụ công ty Formosa tàn hại môi trường biển bốn tỉnh miền Trung sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự bất kỳ một người nào, vì “chỉ đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại.” Tư bản ngoại quốc thì họ thấy “chạy lại” còn những người dân oan khuất đều bị coi là “chạy đi” tất cả! Ðối xử độc ác với dân, nhưng “rộng lượng” với những tay ôm túi bạc kè kè. Ðó là một chính quyền vô liêm sỉ.

Với 500 triệu đô la bồi thường, chia đều cho nhân dân những tỉnh phía Bắc miền Trung chịu đựng tai họa cá chết, mỗi người dân sẽ chỉ mua được hai thùng mì gói – nếu các quan chức tham nhũng ăn chặn thì chắc chỉ mua được một thùng! Nhưng tai họa do công ty Formosa gây ra còn kéo dài không biết tới bao giờ, sẽ không ai có cả mì gói để ăn. Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế, đã đặt câu hỏi: “Bao lâu nữa thì người dân có thể ra biển đánh cá được bình thường và liệu những sản phẩm cá của họ có được thị trường tin và mua dùng hay không? Thời gian khắc phục môi trường biển là bao nhiêu lâu: một năm, hai năm hay… 70 năm? Và khoản (tiền) còn lại sau khi đền bù cho người dân có đủ để khắc phục môi trường hay không?” Công ty Formosa trút tội cho các nhà thầu phụ. Ai cũng biết đại đa số các nhà thầu phụ quan trọng là những công ty Trung Quốc. Bà Phạm Chi Lan hỏi: “Vậy các nhà thầu phụ là ai?” và “cần biết đích danh tên các nhà thầu phụ đó để cấm họ không được vào Việt Nam thực hiện bất kỳ dự án nào thêm.” Bà đề nghị, những cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm trong vụ việc này khi buông lỏng sự quản lý, giảm sát, hoặc là đưa ra những “ưu đãi” vượt quá quy định cho Formosa so với một nhà đầu tư nước ngoài để họ gây ra thảm họa ngày hôm nay. “Theo tôi, phải làm rõ…, phải dứt khoát trừng phạt nghiêm những người nào vi phạm điều này.”

Ðó là những thắc mắc tự nhiên và tối thiểu, ai cũng thấy. Chính quyền Cộng Sản hoàn toàn im lặng. Họ không dám tự nêu ra những câu hỏi trên để tự trả lời. Ngậm miệng ăn tiền, một thái độ vô liêm sỉ.

Cả nước đã nhìn thấy thủ phạm là Formosa ngay từ lúc tai họa cá chết bắt đầu; nhưng trong gần ba tháng trời những người có trách nhiệm không những im lặng một cách vô liêm sỉ mà còn dùng quyền lực trấn áp tất cả những người dân muốn nêu câu hỏi. Ngay từ đầu, một viên thứ trưởng Bộ Môi Trường không lo bảo vệ môi trường sống của dân mà còn vội vàng lớn tiếng bênh vực thủ phạm gây ra thảm họa.

Bản tuyên bố của 19 tổ chức tôn giáo, chính trị và dân sự độc lập mới công bố đã nêu rõ các hành động phản dân, hại nước của tập đoàn cầm quyền.

Trước hết, guồng máy “Bộ Thông Tin và Truyền Thông tìm cách bưng bít” tai họa và bao che cho thủ phạm. Bản tuyên bố vạch rõ: “Báo chí nhà nước đã không đưa một dòng nào về hai cuộc biểu tình lớn vì môi trường đầu Tháng Năm, trái lại cáo buộc một số người tội ‘kích động’ dân chúng xuống đường ‘gây rối loạn.’” Có báo đăng bài “Lời than của các loài cá” bị phạt 140 triệu đồng, Báo mạng đưa lên bài “Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó” bị bắt buộc phải rút xuống ngay.

Thay vì cổ động người dân Việt Nam cũng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, đảng Cộng Sản đã ngăn cách đồng bào, chia rẽ dân tộc. Bốn tỉnh miền Trung đang chịu tai họa cá chết nhưng cả nước không ai được đi tìm hiểu, không ai được tới giúp đỡ, an ủi các đồng bào gặp nạn. Ðảng Cộng Sản đã cô lập hóa các nạn nhân, “công an mật vụ bao vây các bãi biển miền Trung không cho bất cứ ai chụp ảnh, quay phim hay nói chuyện” với các ngư dân đang mất nghiệp. “Cuối Tháng Tư, hai phóng viên tự do đi làm phóng sự về cá chết tại Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An đã bị công an bắt nhốt, tra khảo, hành hạ trong nhiều ngày.” Trong khi đó, tại Hà Nội và Sài Gòn, “rất nhiều công an chìm bịt mặt, vận thường phục hoặc côn đồ đầu gấu được thuê mướn đã xông vào đánh đập dã man những người biểu tình,” những người này chỉ đòi hỏi phải tìm hiểu và công bố nguyên nhân gây ra đại họa môi trường.

Chính quyền Cộng Sản bưng bít tin tức chỉ vì họ vẫn muốn chiếm độc quyền cai trị để chia phần với tư bản nước ngoài vào làm ăn, họ kéo dài thời gian để mặc cả với công ty Formosa. Những cuộc thử nghiệm tìm nguyên nhân chất độc hoàn toàn không cho ai tham dự ngoài các cán bộ trong guồng máy Cộng Sản. Chính phủ Ðài Loan, chính phủ Mỹ đề nghị giúp đỡ kỹ thuật trong việc thử nghiệm chất độc làm cho cá chết, đều bị từ chối.

Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ bản tuyên bố của các tổ chức tôn giáo, chính trị và dân sự độc lập trong lời kêu gọi “toàn thể đồng bào, các lực lượng & sinh viên học sinh, nông dân, ngư dân, công nhân, các cộng đồng tôn giáo, các tổ chức xã hội dân sự độc lập tiếp tục xuống đường đông đảo, tỏ quyền lực nhân dân, tạo sức mạnh quần chúng để đòi đảng và nhà cầm quyền cộng sản phải trả lẽ trước công lý.”

Dân Việt Nam trong cả nước cùng hướng về Hà Tĩnh, Quảng Bình và các tỉnh miền Trung để cùng chia sẻ nỗi khốn khổ trong sinh nhai và mối lo môi trường bị hủy hoại. Biển chết thì người khó sống, cả dân tộc khó sống. Không lẽ một dân tộc anh hùng, văn minh, tài hoa như dân Việt lại chịu nhục cúi đầu mãi mãi trước một bọn cầm đầu vô liêm sỉ?

Người dân Hà Tĩnh đang nêu tấm gương kiên cường kháng cự. Ngày Thứ Hai, 4 Tháng Bảy năm 2016, hơn 150 học sinh cùng phụ huynh tại thôn Ðông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, đã biểu tình trước cổng trường trung học cơ sở và tại ủy ban nhân dân xã. Họ phản đối chính quyền thất hứa không khai giảng lớp dạy bù cho các học sinh, vì trong hai năm học qua các em không được đến trường. Chính quyền xã đã hứa sẽ mở lớp học ngày Thứ Sáu mồng 1 Tháng Bảy, học sinh tới trường hai ngày liền, không thấy gì hết, đầu tuần sau các em đã phải biểu tình, phụ huynh phải đi theo.

Nhưng tại sao học sinh Ðông Yên không được đi học trong hai năm qua? Vì người dân sống trên mảnh đất này đã bị chính quyền Cộng Sản đuổi đi nơi khác, cho tư bản ngoại quốc chiếm đất làm ăn. Dân không chịu đi, máu đã đổ khi nhà thầu đem máy móc đến giải tỏa nhà cửa. Những người chịu rời đi được đưa tới khu định cư ở miền núi, dưới chân đèo Ngang. Nhưng hàng ngày họ vẫn phải đưa thuyền về bờ biển cũ đánh cá, vì không biết làm khác gì để sống. Trong thôn Ðông Yên nay vẫn còn 166 hộ dân với hơn 800 nhân khẩu vẫn ở lại. Nhà cửa của họ bị chính quyền giật đổ, họ vẫn che túp lều lên để trú mưa nắng, cố bám lấy mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Con cái các gia đình này suốt năm qua không được đi học vì ngay cả các ngôi trường cũng bị phá đổ và giật sập!

Nhà báo tự do Vì Dân đã tới Ðông Yên, mô tả, “Trước khi Formosa đến Vũng Áng, đây là vùng đất màu mỡ. Ngư dân ra biển chỉ cần quăng lưới là có cá tôm.” Ngày nay, ông thấy những người dân dũng cảm “tất cả đã chọn ở lại.” Họ muốn sống chết với mảnh đất của tổ tiên, không phải chỉ cho bản thân mà còn vì muốn bảo vệ một miền đất có giá trị chiến lược cho tổ quốc, trong khi “bọn giặc muốn đầu tư biến thành cảng nước sâu” mà quân thù có thể cập tầu thủy đem lính tới sau này!

Nhà báo Vì Dân đã chụp nhiều hình ảnh cho thấy “thanh niên ở đây ra bờ biển, trải tấm chiếu manh để ngủ. Ngủ để giữ biển, khi có ‘tàu lạ’ tới gần bờ biển ở đây, họ sẽ báo động và sẵn sàng tử thủ.” Những bức hình khác cho thấy “những căn nhà bị đập bỏ vì chính quyền muốn giải phóng mặt bằng; những bức tường đổ không còn nguyên vẹn; cột kèo liêu xiêu, có thể sập xuống bất cứ lúc nào.” Nhưng trong các ngôi nhà xiêu vẹo đó, mỗi gia đình “vẫn ăn, vẫn ngủ ở đấy.

Ðồng bào Ðông Yên đang tử thủ bảo vệ quê hương. Người Việt Nam khắp nước hãy cùng nhau kéo về xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để tiếp tế lương thực, quần áo, thuốc men, đồ dùng và hỗ trợ tinh thần của đồng bào. Một cách cụ thể, các sinh viên, học sinh, trong mùa nghỉ hè này hãy rủ nhau đi thăm Hà Tĩnh! Nếu công an mật vụ Cộng Sản ngăn cấm các bạn trẻ không cho đến gần Vũng Áng, các bạn vẫn có thể cùng nhau đi thăm quê hương của Mai Thúc Loan, của Nguyễn Du, của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, của Nguyễn Công Trứ, Phan Ðình Phùng.

Sinh viên học sinh hãy đi hàng đầu! Ðó là cách duy nhất để cảnh tỉnh những con người vô liêm sỉ!

Tiếng kêu thê thiết của “đàn chim non”

Tiếng kêu thê thiết của “đàn chim non”

 Thiện Tùng

“Chúng con cần được học!”; “Chúng con rất muốn đến trường!”; “Tại sao lại tước quyền đi học của chúng con?”; “Đã 2 năm nay, tại sao chúng con không được đến trường?”… – Người viết cảm nhận, đó là những tiếng kêu thê thiết, những câu hỏi tự đáy lòng của 156 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 ở thôn Đông Yên, tụ tập trước cửa trường Trung học Cơ sở xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 4/7/2017.

clip_image002

Các em học sinh hiếu học bị đuổi học, dâng yêu sách trước cổng trường

Ở Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang xa xôi, tôi không có điều kiện trực tiếp chứng kiến cảnh tượng xé ruột, tan lòng nầy. Khi nhìn vào bức ảnh, tôi luôn trăn trở, chua xót, bàng hoàng.

Gọi đây là “cuộc biểu tình của trẻ con” cũng không sai, nhưng gọi “trẻ con hiếu học làm reo trước cổng trường” thì sát hợp hơn với lứa tuổi? Với một đám trẻ, trang phục đậm nét học sinh, trên tay cầm những tờ giấy, chẳng làm gì hơn ngoài xin được đi học. Ấy vậy mà công an phải cải trang rầm rập phong tỏa, khống chế, nộ nạt chúng. Thay vì công an mặc sắc phục nghiêm chỉnh, dùng lời hay lẽ phải, nhỏ nhẹ nói với chúng, gieo vào lòng chúng ít nhiều thiện cảm đối với người Công an Nhân dân có tốt hơn không?

Chúng chỉ là “nạn nhân của nạn nhân”. Theo thông tin mà người viết thu thập được: khi giải tỏa thành lập Khu công nghiệp Vũng Áng, cha mẹ chúng ở thôn Đông Yên “cứng đầu chống lại lịnh hành quân”. Để xử trị số dân “cứng đầu” nầy, thay vì đàn áp, chính quyền sở tại chơi trò tâm lý, lịnh cho Sở Giáo dục Hà Tĩnh đuổi tất số học sinh quê ở thôn Đông Yên ra khỏi trường, cốt để cha mẹ chúng đau lòng vì con, chấp nhận ra đi. Không ngờ, dân Đông Yên vì cuộc sống, phải đau lòng nhìn con thất học, nhưng vẫn kiên quyết không chịu ra đi. Một năm rồi hai năm… “cuộc chiến” giữa người lớn với nhau không phân thắng bại, lũ nhỏ trở thành “nạn nhân của nạn nhân”.

Nhìn vào ảnh, người viết có cảm nhận: đông đảo các cháu học sinh nhí chỉnh tề trước cổng trường, tay cầm mẩu giấy với những dòng chữ ngay ngắn cũng đủ biết đàng sau các cháu có đạo diễn – chắc chắn những đạo diễn ấy không ai khác hơn là cha mẹ chúng. Có lẽ vì vậy, công an không đánh đập bọn trẻ, chỉ đánh những người lớn theo hộ tống, liệt họ vào tội chủ mưu, xúi giục… Cứ cho là vậy đi, nhưng chủ mưu, xúi giục bọn trẻ đưa yêu sách xin được đi học thì có đáng phải bị hành hạ đến thế không?!.

clip_image004

Nguyên Bí thư tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự

Tìm lại thông tin lúc giải tỏa và khởi công xây dựng khu công nghiệp Vũng Áng – khi đó ông Võ Kim Cự làm Bí thư Tỉnh ủy, đại diện Formosa nói: “Nếu không có cách vào cuộc quyết liệt của các cấp lãnh đạo, việc giải phóng mặt bằng khó lòng đạt được kết quả như kỳ vọng” (trích bài của Hoàng ĐangTrí Thức Trẻ).

Qua câu nói của đại diện Formosa, chúng ta có thể hình dung: giải phóng mặt bằng cho khu công nghiệp Vũng Áng không hề dễ, cả “mồ hôi và nước mắt” của 2 phía đối lập chính quyền và Dân oan.

Dân bị hại, biểu tình đưa yêu sách về dân sinh, chẳng những chính quyền không quan tâm về nguyện vọng chính đáng đó, còn cho công an, côn đồ… đàn áp khủng bố, bắt bớ. Đáng nói hơn cả, các quan nhà ta còn cố tình chuyển hướng đấu tranh dân sinh sang chính trị, vu cáo đủ điều, nhất là ông Trương Minh Tuấn, vừa là Bộ trưởng 4T, vừa là Phó Ban Tuyên giáo – vô liêm đến thế là cùng! Xin các ông/bà vừa phải thôi nếu muốn còn sự tôn trọng.

Chuyện đúng sai, lợi hại trong việc giải tỏa dân lấy đất, lập khu công nghiệp Vũng Áng thiên hạ nói đã nhiều rồi – chuyện người lớn “có sừng có mõ gõ với nhau”, người viết van xin các quan ông quan bà, các thầy cô giáo hãy nhỏ lòng thương đối với những “cánh chim non”, chúng có tội tình gì đâu, đang bơ vơ lạc lỏng?! Biết đâu, một ngày nào đó, nếu chúng ta chết không kịp nhắm mắt, có chúng vuốt mặt?

Đất nước mình lạ quá phải không Lam (cô giáo Trần thị Lam):

Bất đồng chính kiến giam, trục xuất,

Giữ đất, giữ nhà gọi gian dân

Hiếp lớn không xong, nhầm vào trẻ

Cường hào đến thế khó an dân?.

Chúng ta từng cổ võ học tập, làm theo Cụ Hồ, cớ sao lại quên câu ông ấy nói “…ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Cướp đất, đuổi nhà sẽ gây ra đói cơm, rách áo; cấm học hành là theo đường lối ngu dân. Những việc làm ấy chẳng những phạm pháp mà còn bất nhơn thất đức nữa phải không các vị?

6/7/2016

T.T

Tác giả gửi BVN.

Phụ chú:

156 em học sinh Hà Tĩnh biểu tình trước cổng trường đòi quyền được học

Nguyên Nguyễn/SBTN

Vào sáng ngày 04 tháng 7 năm 2016, hơn 150 em học sinh thuộc trường tiểu học, trung học cơ sở Kỳ Lợi và phụ huynh các em học sinh đã tổ chức biểu tình trước cổng trường, nhằm yêu cầu Bộ Giáo Dục giải quyết vấn đề 2 năm học vừa qua các em học sinh đã không được đến trường.

Một nguồn tin tại địa phương cho phóng viên SBTN biết: “Đã 2 năm học vừa qua, 156 em học sinh thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi đã bị Sở Giáo Dục tỉnh Hà Tĩnh tước quyền không cho đến trường học hành. Phụ huynh chúng tôi đã nhiều lần gửi đơn thư khiếu nại lên Bộ Giáo Dục nhưng không được giải quyết. Hai năm học vừa qua, chúng tôi đành mở các lớp học tại nhà nhằm truyền thụ kiến thức, cũng bị nhà cầm quyền ngăn cản, sách nhiễu và khủng bố tinh thần. Nay chúng tôi quyết đấu tranh bằng mọi giá để con em chúng tôi được đến trường”.

Các em học sinh đang đứng trước cổng Trường trung học cơ sở Kỳ Lợi, trên tay cầm các banner có biểu ngữ: “Chúng con rất muốn đến trường”, “Đã hai năm nay tại sao chúng con không được đến trường”…. và hô lớn các khẩu hiệu: “Chúng con cần được học” và “Yêu cầu chính quyền trả lại quyền được học cho chúng con”.

Nhà cầm quyền tỉnh Hà Tĩnh đã huy động 2 xe cảnh sát cơ động, công an, an ninh chìm mặc thường phục đến để kiểm soát tình hình, cũng như trấn áp bà con.

Một nguồn tin khác cho biết: “Lúc mới bắt đầu biểu tình được một lúc, có một người mặc đồ cảnh sát cơ động đã đánh đập một phụ huynh học sinh, nhưng sau đó đã bị người dân ngăn cản nên họ không còn đánh nữa. Hiện tại, lực lượng công quyền đã được huy động đến rất đông nên không biết sẽ có chuyện gì xảy ra nữa không.”

Theo thông tin từ người dân, ngày hôm 4/7, nhà cầm quyền địa phương đang tổ chức họp hội đồng nhân dân, nên 156 em học sinh và phụ huynh các em trên địa bàn thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi đã tổ chức biểu tình, nhằm tạo áp lực yêu cầu Bộ Giáo Dục giải quyết cho các em đến trường.

Vào cuối năm 2012, nhà cầm quyền huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh triển khai cuộc di dân tái định cư đối với người giáo dân xứ Đông Yên lên vùng tái định cư mới, để thực hiện dự án cảng biển Sơn Dương thuộc khu kinh tế Vũng Áng. Tuy nhiên, về vị trí địa lý thì hai thôn Tân Phúc Thanh và Hải Thanh không bị giải phóng mặt bằng.

Thêm vào đó, nhà cầm quyền huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã định mức tài sản của người dân không đúng giá bồi thường theo quy định của pháp luật, và chỗ ở nơi vùng tái định cư mới không đáp ứng những điều kiện sống căn bản về: y tế, giáo dục, công ăn việc làm, sinh hoạt tôn giáo,… Chính vì những lý do trên, hơn 200 nhà dân thôn Đông Yên đã không chịu di dời lên vùng tái định cư.

Trước đó, nhà cầm quyền tỉnh Hà Tĩnh đã tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để nhằm giải phóng mặt bằng, cưỡng chế 200 nhà dân này lên vùng tái định cư, nhưng bà con nhất định không đi. Chính vì vậy, nhà cầm quyền đã không cho con em họ được đến trường để tạo áp lực buộc phải di dời.

Hệ lụy để lại là hai năm học vừa qua, 156 em học sinh thuộc thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh đã không được đến trường, mặc dù trường Trung học và Tiểu học Kỳ Lợi cách nhà chỉ có 500m.

clip_image006

Thông điệp của các em: “Chúng con rất muốn đến trường”.

N.N.

Nguồn: http://www.sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/156-em-hoc-sinh-ha-tinh-bieu-tinh-truoc-cong-truong-doi-quyen-duoc-hoc.html

Formosa cần bồi thường 1.000 tỷ USD và đóng cửa Formosa Hà Tĩnh

Formosa cần bồi thường 1.000 tỷ USD và đóng cửa Formosa Hà Tĩnh

 TS Nguyễn Thị Hải Yến, CHLBĐ

Cơ sở khoa học tính toán thiệt hại thảm họa sinh thái tại vùng biển miền Trung Việt Nam từ thảm họa Formosa Vũng Áng: 1000 tỷ USD và không Formosa.

Cấu trúc bài viết này gồm 5 phần:

Phần 1: cung cấp thông tin về lượng và chất các hệ sinh thái biển Việt Nam, đặc biệt là ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung nơi bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Formosa Vũng Áng. Mục đích cung cấp cho cơ sở tính toán thiệt hại;

Phần 2: cung cấp phương pháp tính toán các giá trị của các hệ sinh thái biển làm cơ sở chuyển đổi sang các giá trị thiệt hại;

Phần 3: cung cấp chi tiết tính toán thiệt hại về mặt sinh thái của các hệ sinh thái dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung làm cơ sở để Việt Nam yêu cầu Formosa bồi thường thiệt hại. Đồng thời cũng cung cấp thông tin để thấy rằng sự thiệt hại môi trường và tài nguyên khủng khiếp như thế nào, từ những chính sách đầu tư ngu xuẩn. Cũng là thông điệp để các nhà đầu tư đã, đang và muốn có đầu tư vào Việt Nam cần phải cẩn trọng cam kết bảo vệ môi trường thay vì lợi dụng chính quyền, qua mặt người dân;

Phần 4: cung cấp thông tin về việc sử dụng tiền cho việc đền bù, đặc biệt là công việc bảo đảm an sinh của ngườì dân và nghiên cứu khoa học nhằm phục hồi lại chức năng sinh thái của các hệ sinh thái biển;

Phần 5: kết luận và yêu cầu.

1. Phân bố và những giá trị của các hệ sinh thái biển (rừng ngập mặn, cỏ biển và san hô) của Việt Nam

1.1. Đa dạng sinh học biển Việt Nam

Vùng biển Đông Nam Á được đánh giá là vùng biển bậc nhất của của hệ sinh thái biển trên thế giới về mức độ đa dạng thành phần loài sình vật. Hình 1 bản đồ hệ số đa dạng sinh học dựa trên chỉ số Shannon’s Index (SI) (hệ số đo lường mức đa dạng về thành phần giống loài các sinh vật biển) được Tổ chức Môi trường Thế giới UNEP đánh giá và xếp loại năm 2014. Nằm giáp ngay với Philippines và gần với Indonesia, tuy nhiên, mức độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái biển của Việt Nam lại kém hơn rất nhiều so với mức độ đa dạng sinh học của Philippines và Indonesia. Điều này là do yếu tố kiến tạo địa tầng tự nhiên. Vùng biển từ Quảng Ngãi ra tới Quảng Ninh và vùng biển Kiên Giang chỉ số SI được đánh giá từ 5,4 đến 6,5 với vùng mở rộng ra cả vùng bên ngoài quần đảo Hoàng Sa hoặc sang tới vùng biển của Campuchia. Tuy nhiên, vùng từ Quảng ngãi trở vào Vũng Tàu, chỉ số SI không thay đổi nhưng chỉ một dải hẹp sát bờ, còn lùi ra vài chục km mức độ đa dạng sinh học đã giảm xuống chỉ ở mức 4,3 đến 5.4. Đặc biệt vùng biển của vùng ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long), chỉ số SI chỉ còn đạt 3,2 đến 4.3 [1].

clip_image002Hình 1: Bản đồ biểu diễn chỉ số Shannon’s Index of Biodiversity năm 2014 (Nguồn UNEP)

1.2. Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển kéo dài dọc đất nước lên đến 3290 km. Tuy nhiên, sự phân bố và độ phủ (diện tích) cũng như năng suất sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) của Việt Nam lại rất hẹp và thấp. Hình 2. Phân bố và năng suất sinh học (NSSH) RNM chủ yếu phân bố ở vùng ĐBSCL. NSSH của RNM ở vùng ĐBSCL và vùng miền Trung từ Nghệ An đến Đà Nẵng tuy chỉ ở mức trung bình của thế giới nhưng lại là những vùng có NSSH cao của RNM Việt Nam. Vùng RNM của các tỉnh ven biển phía bắc NSSH tương đối thấp. Ở Việt Nam đã ghi nhận 35 loài chủ yếu và 40 loài tham gia rừng ngập mặn [2]. Vùng ven biển Bắc Trung Bộ (BTB), gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế) có 30.974 ha đất ngập mặn, trong đó có 1.885 ha có RNM, 2.505 ha đất nuôi trồng thủy sản (NTTS), và 26.584 ha đất tiềm năng trồng RNM hoặc NTTS [3].

clip_image003Hình 2: Bản đồ phân bố và năng suất sinh học rừng ngập mặn Việt Nam năm 2014 (Nguồn: UNEP) [4].

1.3. Hệ sinh thái cỏ biển

Khác với các loài rong biển là thực vật bậc thấp. Cỏ biển là những thực vật bậc cao, tổ chức cơ thể phân chia thành thân rễ lá. Hệ sinh thái cỏ biển thường phân bố rất rải rác nơi nền đáy cát, hoặc cát với rất ít bùn, nhiều ánh sáng. Cỏ biển phân bố ở vùng nước sâu thường không quá 6 m. Thành phần loài cỏ biền rất ít. Hình 3 cho thấy ở vùng biển đa dạng nhất Philippines chỉ đạt 12-15 loài. Ở vùng biển Bắc Trung Bộ của Việt Nam số loài chỉ đạt ở mức 3-6, vùng từ Phú Yên đến Ninh Thuận thành phần loài có thể tăng lên đến 7-9. Trong khi đó vùng bờ biển của ĐBSCL nơi biển đục do phù xa nhiều không là môi trường thích hợp cho những loài cỏ biển sống đáy cần nhiều ánh sáng để quang hợp phát triển. Ở Việt Nam đã tìm được 16 loài cỏ biển. Diện tích cỏ biển tại 4 tỉnh miền Trung nơi bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Formosa Vũng Áng là 2.170 ha (Bảng 1)

Bảng 1: Diện tích cỏ biển phân bố ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng [5].

clip_image005

clip_image007

Hình 3: phân bố (năm 2015) và mức độ đa dạng thành phần loài (năm 2003) của hệ sinh thái cỏ biển ở Việt Nam (Nguồn: UNEP) [6].

1.4. Hệ sinh thái san hô

Hệ sinh thái san hô, đó là một hệ sinh thái đặc thù, ở đó san hô là những loài động vật phát triển nên một nền đáy đá, đá vôi, là động vật nhưng các loài san hô đều phải sống cộng sinh với các loài tảo (ngoại trừ các loài san hô sừng phát triển ở các vùng biển sâu). Chính vì thế, hệ sinh thái san hô thường phân bố ở những vùng biển có độ sâu không quá 30 m, nơi cường độ ánh sáng trong nước có thể đáp ứng như cầu quang hợp của các loài tảo sống cộng sinh. Hình 4 biểu diễn sự phân bố của san hô ở biển Việt Nam và ở 4 tỉnh miền Trung từ Nghệ An đến Đà Nẵng [7].

clip_image009Hình 4: Phân bố của hệ sinh thái san hô ở vùng biển Việt Nam và 4 tỉnh miền Trung năm 2015 (Nguồn: UNEP)

Theo số liệu của UNEP thì tổng diện tích phân bố của san hô toàn cầu là 284.300 km2. Indonesia và Philippines là hai quốc gia có diện tích san hô lớn nhất khoảng hơn 20.000 km2. Trong đó Việt Nam đứng ở vị trí 35 về diện tích san hô trên thế giới, với tổng diện tích là 1270 km2 so với Indonesia và Philippines. Trung Quốc đứng thứ 31 với diện tích là 1510 km2 [8].

Vùng biển Việt Nam tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Rạn san hô biển tập trung với mật độ cao ở vùng biển Nha Trang, Trường Sa, Hoàng Sa, biển Hòn Mun-Khánh Hòa. Sống cùng với hệ sinh thái này là trên 2000 loài sinh vật đáy và cá trong đó khoảng 400 loài cá san hô cùng nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, bào ngư, trai ngọc, hải sâm… Ở Vịnh Hạ Long, phát hiện được 205 loài san hô cứng, 27 loài san hô mềm. Ở Côn Đảo, có 219 loài san hô, tập trung thành khu vực lớn kèm theo 160 loài cá san hô [9].

Cùng với hai hệ sinh thái RNM và cỏ biển, hệ sinh thái san hô đóng góp giá trị kinh tế cao nhất hành tinh về giá trị sinh thái. Nếu quản lý tốt 1 km2 hệ sinh thái san hô hàng năm có thể cung cấp 15 tấn cá và các loại đặc hải sản. Giá trị sinh thái và giá trị về đa dạng sinh học của hệ sinh thái san hô (TEEB = the Economisc of Ecosystems and Biodieversity) là khoảng 1.25 USD/ha/năm từ dịch vụ du lịch, bảo vệ đới bờ, bảo vệ sinh học và nguồn lợi thủy sản [10].

2. Phương pháp đánh giá các giá trị kinh tế của các hệ sinh thái biển

Một nghiên cứu tổng kết đánh giá những giá trị sinh thái của 9 hệ sinh thái đặc biệt toàn cầu dưới sự kết hợp giữa các trường đại học đến từ Mỹ, Anh, Châu Âu và các tổ chức Liên Qiệp Quốc như UNEP và Viện Nghiên cứu Tài nguyên môi trường của Châu Âu năm 2012 đăng trên tạp chí Ecosystem Service, Elsevier [11]. Dựa vào kết quả của 320 nghiên cứu cho 300 điểm nghiên cứu cứu trên toàn cầu, với bốn nhóm thông số của 22 thông số (Bảng 2) và chi tiết hóa thành 90 thông số cụ thể để đo lường giá trị sinh thái của 10 loại hình sinh thái.

Bảng 2: Các nhóm và thông số đánh giá giá trị

clip_image011

10 loại hình sinh thái đặc trưng được tổng kết từ 300 điểm nghiên cứu bao gồm: 1) Vùng biển xa bờ = open sea (14); 2) Hệ sinh thái san hô = coral reefs (94); 3) Hệ sinh thái ven bờ = coastal systems (28); 4) Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển = coastal wetlands (139); 5) Hệ sinh thái đất ngập nước ngọt = inland wetlands (168); 6) Hệ sinh thái sông hồ = Rivers and lakes (15); 7) Hệ sinh thái rừng nhiệt đới = tropical forest (96); 8) Hệ sinh thái rừng ôn đới = temperate forest (58); 9) Hệ sinh thái rừng gỗ = woodlands (21); 10) Hệ sinh thái đồng cỏ = grass lands (32). Các giá trị trung bình, lớn nhât và nhỏ nhất của mỗi loại hình sinh thái biểu diễn ở Bảng 3. Bốn hệ sinh thái trong khung màu đỏ là các hệ sinh thái biển. Sẽ được sử dụng để thảo luận và tính toán cho Phần 3 áp dụng cho đánh giá thiệt hại của thảm họa Formosa Vũng Áng.

Bảng 3: Giá trị sinh thái của 10 loại hình sinh thái (USD/ha/năm tính vào thời điểm giá USD năm 2007)

clip_image013

Việc tính toán này được tính theo các tỷ số để cần bằng tôi đa giữa các vùng miền, giữa các hệ sinh thái, và được qui đổi từ tiền địa phương ra đồng Đô la tại thời điểm năm 2007.

Như vậy:

Hệ sinh thái vùng biển xa bờ có tổng số giá trị kinh tế là 491 USD/ha/năm, thấp nhất trong 4 hệ sinh thái biển và ven bờ. Trong đó có giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số từ 1 đến 4 là: 491 USD = 102 + 65 + 5 + 315 USD.

Hệ sinh thái san hô có giá trị vượt lên rất nhiều so với các hệ sinh thái khác. Trong đó tổng giá trị và lần lượt các giá trị đóng góp cho các nhóm thông số từ 1 đến 4 là: 352.249 USD = 55.724 + 171.478 + 16.210 + 108.837 USD.

Hệ sinh thái ven bờ có giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số là: 28.917 USD = 2.396 + 25.847 + 375 + 300 USD.

Hệ sinh thái đất ngập nước ven bờ có giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số là: 193.845 USD = 2.998 + 175.515 + 17.138 + 2.193 USD

Kết quả chi tiết giá trị đóng góp của mỗi loại hình sinh thái ứng với mỗi thông số của 4 nhóm thông số và 22 thông số chi tiết với giá trị trung bình. Đây là bảng dữ liệu thuyết phục để sử dụng tính toán cho thảm họa Formosa Vũng Áng thiệt hại lên các hệ sinh thái ven biển 4 tỉnh miền Trung, và cũng là cơ sở tính toán phân phối tiền đền bù cho người dân, cũng như tiền lưu trữ cho an sinh xã hội liên quan đến sự mất mát cho đến khi phục hồi của các hệ sinh thái này. Đa dạng sinh học và mức độ phân bố của các hệ sinh thái biển Việt Nam hầu hết đều nằm ở ngưỡng trung bình so với thế giới. Vì thế giá trị trung bình ở Bảng 4 là thuyết phục áp dụng cho thực tế ở Việt Nam.

Bảng 4: Tính toán chi tiết giá trị sinh thái cho mỗi 22 thông số của mười loại hình sinh thái (USD/ha/năm)

clip_image015

3. Tính toán thiệt hại sinh thái do thảm họa Formosa Vũng Áng

Theo thông báo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà ngày 30 tháng 6 về thảm họa Formosa Vũng Áng, thì tổng thiệt hại diện tích san là 400 ha, chiếm 50% diện tích san hô phân bố ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng. Mặc dù ông Trần Hồng Hà cùng quan chức Chính phủ cho rằng hệ sinh thái RNM không bị ảnh hưởng và không tính hệ sinh thái cỏ biển trong khu vực. Nhưng kết quả người dân cho biết nhiều nơi RNM bị chết. Vì thế trong bài này việc tính toán được dựa trên diện tích thống kê của các báo cáo khoa học trong nước.

Vùng biển xa bờ, tại thời điểm này chưa có đánh giá về ảnh hưởng của chất thải Formosa đến vùng biển xa bờ.

Hệ sinh thái san hô: 400 ha san hô đã bị chết, tại thời điểm chính quyền Hà Nội điều tra, tháng 5 và tháng 6 năm 2016. Tuy nhiên, việc đánh giá ảnh hưởng lên hệ sinh thái san hô sẽ còn phải tiếp tục. Những chỗ san hô chết hiện nay là do nồng độ quá cao của độc tố, chết do sốc. Nhưng dư lượng của chất độc vẫn còn tồn dư nhiều trong trầm tích đáy và rất nhiều hấp thụ vào những khoang cơ thể của san hô. Chỉ cần một lượng rất nhỏ [độc tố này – BVN] san hô sẽ âm thầm chết. Việc đánh giá ảnh hưởng của độc tố từ xả thải của Fomosa xảy ra hồi đầu tháng 4 năm 2016 cần phải tiến hành lên hàng chục năm. Việc tính toán thiệt hại ở bài viết này đối với hệ sinh thái san hô mới chỉ dừng lại ở mức thiệt hại trước mắt. Dựa vào thông tin Phần 2, 1 ha san hô một năm cung cấp 352.249 USD = 55.724 + 171.478 + 16.210 + 108.837 theo 4 nhóm thông số đánh giá ở trên ta sẽ có kết quả áp dụng cho 400 ha, san hô bị phá hủy do thảm họa Formosa Vũng Áng và áp dụng cho 50 năm với hy vọng sự phục hồi của hệ sinh thái san hô, kết quả thu được như ở Bảng 5.

Hệ sinh thái ven bờ, chỉ môi trường ven bờ nói chung. Với 20 hải lý (= 37,04 km) chiều ngang tính từ bờ biển ra. Vùng ảnh hưởng mà độc tố đã quét dọc theo bờ biển 4 tỉnh miền Trung là 250 km. Như vậy tổng diện tích vùng ven bờ cũng là hệ sinh thái ven bờ là 30,04 km (rộng) × 250 km (dài) = 9.260 km2 (=926.000 ha). Tính toán cho mặt nước, thì tổng diện tích mặt nước sẽ là 926.000 ha. Và với hệ sinh thái ven bờ có giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số là: 28.917 USD = 2.396 + 25.847 + 375 + 300 USD. Vì dòng hải lưu và biển mở, nên trường hợp này tính toán áp dụng cho 1 năm. Kết quả ở mục 3.1 Bảng 5. Tuy nhiên, ảnh hưởng vùng này đối với hệ sinh thái nền đáy sẽ được trù đi diện tích cỏ biển là 2.170 ha, và 800 ha san hô, và cũng áp dụng cho ít nhất là 30 năm (cơ sở từ thảm họa Minamita). Ta có kết quả thiệt hại đối với hệ sinh thái ven biển từ thảm họa Formosa Vũng Áng như mục 3.2 Bảng 5.

Ở Bảng 1, ta có 2.170 ha hệ sinh thái cỏ biển nằm trong vùng bị tàn phá bởi thảm họa Formosa Vũng Áng. Với kết quả từ Phần 2: Hệ sinh thái đất ngập nước ven bờ có giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số là: 193.845 USD = 2.998 + 175.515 + 17.138 + 2.193 USD. Và cũng áp dụng cho 30 năm (cơ sở từ thảm họa Minamita). Ta có kết quả như ở Bảng 5.

Ở mục 1.2, ta có có 30.974 ha đất ngập mặn nằm trong vủng Bắc Trung Bộ, trong đó có 1.885 ha có RNM, 2.505 ha đất nuôi trồng thủy sản (NTTS), và 26.584 ha đất chưa sử dụng. Và cũng áp dụng với hệ sinh thái đất ngập nước ven bờ, và 30 năm như tình toán cho cỏ biển. Ta sẽ có kết quả lần lượt cho giá trị thiệt hại lên RNM, đất NTTS và đất chưa sử dụng như mục 4.2, 4.3 và 4.4 Bảng 5 như sau.

Bảng 5. Thiệt hại sinh thái của thảm họa Formosa Vũng Áng lên hệ sinh thái biển đọc 4 tỉnh miền Trung (đơn vị: USD)

clip_image017

Ghi chú: (NA: không áp dụng)

4. Sử dụng và quản lý tiền đền bù

Theo phương pháp tính toán như ở Phần 2 và kết quả ở Bảng 5, thì:

4.1. Sử dụng

+ Số tiền thiệt hại hơn 70 tỷ USD ở cột (1) Bảng 5, là những giá trị được tính bằng những giá trị hàng hóa, có giá cả trực tiếp ở thị trường (direct market values). Phần này chính là nguồn tài nguyên phục vụ trực tiếp cho những người dân có những hoạt động liên quan đến đánh bắt và tiêu thụ các sản phẩm do đánh bắt từ biển ít nhất 50 năm, nghĩa là 3 thế hệ người Việt phải tối thiểu đam bảo cuộc sống cũng gia đình như việc học hành của con cái. Phần này bổ sung cho phần tính toán của luật sư Lê Văn Luân và Trịnh Mộc Thường [12, 13]. Một phần sẽ được dùng chi trả cho việc nghiên cứu phục hồi nguồn dược liệu và phục hồi nguồn gene từ môi trường biển.

Trong khi đó số thiệt hại ở các cột (2) (3) (4) là những giá trị không trực tiếp từ thị trường (indirect maker values), nó mang nặng giá trị chức năng phục vụ của các hệ sinh thái.

+ Số tiền thiệt hại hơn 889 tỷ USD ở cột (2) Bảng 5, chính là sự thiệt hại vì mất đi qui luật tự nhiên về chức năng cân bằng sinh thái. Nghĩa là sau khi bị thảm họa, các hệ sinh thái biển này không còn chức năng tự nhiên của nó. Khoản thiệt hại này chiến gần hết số tiền thiệt hại. Số tiền thiệt hại này sẽ được dùng trong các hoạt động nghiên cứu và xây dựng cho mục đích phục hồi các chức năng tự nhiên của các hệ sinh thái.

+ Số tiền thiệt hại hơn 27 tỷ USD ở cột (3) Bảng 5, chính là số sự thiệt hại do các sinh vật mất đi vùng sinh sản, và sâu xa hơn là mất đi nguồn gene khi quá trình sinh sản đã bị ảnh hưởng. Số tiền này sẽ được sử dụng trong các nghiên cứu phục hồi các bãi sinh sản và vườn ươm sinh thái dưới đáy biển.

+ Số tiền thiệt hại hơn 12 tỷ USD ở cột (4) Bảng 5, chính là số tiền thiệt hại đối với các dịch vụ du lịch và liên quan du lịch biển, và các nhu cầu về giải trí nghệ thuật liên quan biển. Một phần số tiền này sẽ được sử dụng để chi trả cho các hoạt động du lịch biển, và các dịch vụ phục phụ du lịch kèm theo. Một phần số tiền này sẽ được sử dụng cho các hoạt động nhằm duy trì và phát triển các loại hình nghệ thuật liên quan đến biển.

4.2. Quản lý

– Số tiền này sẽ được quản lý bằng một ủy ban độc lập do dân bầu ra, thành phần là những người đại diện của những nhóm bị tổn thương bao gồm cả các ngư dân, nhà khoa học, nhà nghệ thuật…

– Nhóm đại diện quản lý đại diện này phải xây dựng lộ trình và kế hoạch sử dụng số tiền này và các hoạt động đảm bảo an sinh và phục hồi sinh thái cho chặng đường 30 và 50 năm.

– Tất cả mọi hoạt động của ủy ban này cùng việc sử dụng số tiền này phải được trưng cầu và giám sát của người dân.

5. Kết luận và yêu cầu

– Áp dụng 50 năm phục hồi của san hô và 30 năm phục hồi của các hệ sinh thái cỏ biển, RNM (chủ yếu là nền đáy) thìtổng thiệt hại qui ra USD sẽ là 1.000.553.486.297 (1000 tỷ USD) không bao gồm tiền nạo hút cải tạo môi trường. Yêu cầu chính quyền Hà Nội cung cấp báo cáo điều tra chi tiết để các nhà khoa học đánh giá độ tin cậy về thông báo kết quả của chính quyền. Nếu không người dân có quyền đòi Formosa bồi thường như tính toán trong bài viết này. Và quan trọng là KHÔNG FORMOSA.

– Việc áp dụng 30 năm cho sự phục hồi đối với các hệ sinh thái cỏ biển, RNM, vùng ven biển và đất ngập nước khác, là dựa trên cơ sở dữ liệu từ thảm họa thủy ngân ở Vinh Minamita. Mức thiệt hại này sẽ giảm đi theo số năm, tùy thuộc vào mức độ hút nạo đáy biển rửa tấy chất độc mà Formosa thực hiện.

Yêu cầu chính quyền Hà Nội cung cấp tên theo danh thức hóa học của gần 300 loại hóa chất mà Formosa nhập và sử dụng. Từ đó sẽ giúp người dân và các nhà khoa học giám sát việc tẩy rửa chất độc mà Formosa sẽ thực hiện.

– Bản tính toán này được dựa trên mức tái tạo của hệ sinh thái san hô là 50 năm, và với diện tích 400 ha. Tuy nhiên, thực tế việc chính quyền Hà Nội kết luận chỉ 400 ha san hô bị ảnh hưởng là không thỏa đáng. Những mảng san hô chưa bị chết trắng đang đứng đó đã không còn chức năng sinh thái nữa, chúng có thể sẽ chết dần mòn trong tương lai.

– Việc bỏ qua thiệt hại về RNM và hệ sinh thái cỏ biển cũng như các hệ sinh thái khác, càng chứng tỏ chính quyền Hà Nội không thực tâm trong việc kiềm soát xả thải của Formosa cũng như việc bảo về tài nguyên thiên nhiên của VN.

N.T.H.Y.

__________

Chú thích:

[1] http://data.unep-wcmc.org/

[2] (http://de.slideshare.net/NinhHuong/rng-ngp-mn)

[3] http://xttm.agroviet.gov.vn/Site/vi-vn/76/tapchi/141/145/824/Default.aspx

[4] http://data.unep-wcmc.org/datasets/39

[5] http://lrc.tnu.edu.vn/upload/collection/brief/46439_842015103129hesinhthaicobien.pdf.

[6] http://data.unep-wcmc.org/datasets/9

[7] http://data.unep-wcmc.org/datasets/1

[8] http://coral.unep.ch/Coral_Reefs_files/reef%20area%20by%20country%20.jpg

[9] http://www.biendong.net/the-gioi-dai-duong/tai-nguyen-bien/1366-tim-hiu-h-sinh-thai-rn-san-ho.html

[10] http://coral.unep.ch/Coral_Reefs.html

[11] http://ac.els-cdn.com/S2212041612000101/1-s2.0-S2212041612000101-main.pdf?_tid=8e95a3cc-41b5-11e6-9be1-00000aab0f02&acdnat=1467616051_aac27473c311f348bf70cf7bb9040a6b.

[12] và [13] https://anhbasam.wordpress.com/2016/07/03/8999-uoc-tinh-mot-phan-thiet-hai-kinh-te-do-formosa-gay-ra/

Nguồn : https://anhbasam.wordpress.com/2016/07/05/9022-formosa-can-boi-thuong-1-000-ty-usd-va-dong-cua-formosa-ha-tinh/

Bảo vệ bệnh viện bất nhân chặn xe người chết

 Bảo vệ bệnh viện bất nhân chặn xe người chết

Nguoi-viet.com

Bảo vệ ngăn cản xe cấp cứu khiến em bé 9 tháng tuổi chết ngay trên xe. (Hình: cắt từ clip)

Bảo vệ ngăn cản xe cấp cứu khiến em bé 9 tháng tuổi chết ngay trên xe. (Hình: cắt từ clip)

HÀ NỘI (NV) – Nhằm ép người nhà các cháu bé sắp hoặc đã chết phải thuê xe giá cao của bọn “cò” để ăn tiền chênh lệch, bảo vệbBệnh viện Nhi Trung Ương đã chặn cả xe cứu thương đưa bệnh nhân về lại quê nhà.

Truyền thông Việt Nam loan tin, trong những ngày qua, trên các mạng xã hội xuất hiện clip một gia đình tại Nghệ An có con nhỏ được 9 tháng tuổi bị bệnh tim bẩm sinh nằm cấp cứu tại bệnh viện Nhi Trung Ương (TW) sắp chết “về quê” đã bị đội bảo vệ tại đây câu kết với nhiều “cò” xe ngăn chặn, không cho ra về, khiến dư luận tức giận.

Báo Pháp Luật Việt Nam ngày 6 tháng 7 dẫn lời người đại diện gia đình bé Trần Công Danh, (8 tháng tuổi) quê Quỳ Hợp, Nghệ An, nạn nhân cho biết, sự việc diễn ra từ 9 giờ ngày 2 tháng 7, theo nguyện vọng người thân, khi biết cháu Danh không thể qua khỏi, gia đình đã thuê xe cấp cứu từ tỉnh Nghệ An ra Hà Nội đón về để cháu được chết ở quê nhà.

Tuy nhiên, khi xe cấp cứu của bệnh viện Nghệ An đến đón cháu, thì bị hai bảo vệ của bệnh viện, kèm theo 2-3 “cò” giữ xe lại, không cho di chuyển.

Trong lúc y tá của bệnh viện Nghệ An đi đón cháu Danh, thì có 2 “cò” ra mặt đuổi xe cấp cứu: “Chúng mày cút đi, không được đón bệnh nhân ở đây.” Ông lái xe cấp cứu của bệnh viện Nghệ An trả lời, “Em chỉ đón bệnh nhân là người nhà ở đây.”

Khi y tá đưa được cáng cháu Danh xuống và chuẩn bị đưa lên xe cứu thương thì tiếp tục bị 2 nhân viên bảo vệ và “cò” chặn lại. Lúc này cháu Danh vẫn còn sống. Lái xe và y tá vẫn đưa cháu Danh lên xe. Ngay lập tức, “cò” và hai nhân viên bảo vệ trên gọi thêm 5-6 bảo vệ khác tới can thiệp.

Những bảo vệ này cầm xích và khóa trên tay, đòi khóa bánh xe cứu thương lại, yêu cầu bỏ bệnh nhân xuống và chạy xe ra bên ngoài, đồng thời tuyên bố “chỉ cho phép đưa bệnh nhân vào, chứ không cho đưa bệnh nhân ra, đã có quy định.” Tài xế xe cứu thương yêu cầu phía bảo vệ trình bày rõ quy định, nhưng những người này lại không đưa ra được.

Khi nhóm bảo vệ trên đòi khóa bánh xe, lái xe cảnh báo đây là xe nhà nước thì bảo vệ tên Nguyễn Văn Tuấn thách thức: “Hứ. Tao động đấy… Mày làm gì…” Bất lực, tài xế xe cứu thương đã gọi “đường dây nóng Sở Y Tế Hà Nội trình” bày về sự việc. Song, khi đang nói thì bị cắt ngang và yêu cầu gọi đến “đường dây nóng của Bộ Y Tế.” Ngay sau đó, tài xế đã gọi tới số này nhiều lần nhưng không có ai nghe máy.

Tiếp đó, tài xế chuyển qua gọi 113 nhờ sự trợ giúp của cảnh sát. Tuy nhiên phải hơn 1 giờ chờ đợi công an mới xuất hiện. Lúc này, cháu Danh đã quá yếu và không lâu sau đó thì chết ngay trong xe.

Mặc cho sự việc khá rõ ràng và gây tức giận trong dư luận, nói với báo chí ngày 6 tháng 7, bà Lê Thị Minh Hương, phó giám đốc bệnh viện Nhi TW cho rằng, thông tin trên Youtube, Facebook… là chưa chính xác, chưa phản ánh đầy đủ toàn bộ nội dung và bản chất sự việc.

Theo bà Hương là “do việc sử dụng ngôn từ giao tiếp chưa phù hợp. Kỹ năng xử lý vụ việc của phía lực lượng bảo vệ với lái xe và người nhà bệnh nhi là chưa đạt yêu cầu. Mặt khác, lái xe cứu thương cũng chưa chấp hành nội quy của ngành y tế,” bà Hương biện minh.

“Hiện tại toàn bộ kíp trực bảo vệ của công ty AZ ngày 2 tháng 7 đã bị đình chỉ công tác và yêu cầu viết tường trình. Công an cũng đã bắt đầu điều tra,” bà Hương cho biết thêm. (Tr.N)

Hải quan phi trường Ðà Nẵng bị tố ‘xin tiền uống nước’

 Hải quan phi trường Ðà Nẵng bị tố ‘xin tiền uống nước’

Nguoi-viet.com  

Hải quan cửa khẩu phi trường Ðà Nẵng soi chiếu, kiểm tra hành lý của hành khách. (Hình: VNExpress)

Hải quan cửa khẩu phi trường Ðà Nẵng soi chiếu, kiểm tra hành lý của hành khách. (Hình: VNExpress)

ÐÀ NẴNG (NV) – Hai cán bộ hải quan có thâm niên trong ngành hải quan tại phi trường Ðà Nẵng bị tố “vòi” tiền của người dân với cớ “trong hành lý của khách có một ít thuốc bổ trị bệnh mang về từ Mỹ.”

Chiều 6 tháng 7, nói với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Phạm Duy Nhất, chi cục trưởng Chi Cục Hải Quan phi trường Ðà Nẵng cho biết, đã chuyển 2 cán bộ thuộc Ðội Thủ Tục Xuất Nhập Cảnh và Giám Sát Hải Quan phi trường Ðà Nẵng sang làm công việc gián tiếp khác, không tiếp xúc với người dân.

Trước đó, hai cán bộ này đã thừa nhận có kiểm tra lô hàng của bà Ð.T.Ng, giáo viên một trường đại học ở Huế, vào đêm 4 tháng 7.

“Trước mắt là vậy, chúng tôi đang rà soát lại đội ngũ, đề nghị phía an ninh phi trường hỗ trợ trong việc trích xuất hình ảnh từ camera giám sát. Nếu phản ánh của người dân chính xác thì chi cục sẽ phúc trình gửi Cục Hải Quan Ðà Nẵng để có hướng kỷ luật các cán bộ nhũng nhiễu trên,” ông Nhất nói.

Tin cho biết, khoảng 19 giờ 30 tối 4 tháng 7, theo thủ tục vợ chồng bà Ð.T.Ng, sau 28 tiếng bay từ Mỹ về phi trường Ðà Nẵng thì phải bị kiểm tra hành lý. Trong quá trình soi chiếu, một cán bộ hải quan chỉ vào thùng xốp có chứa ít đồ dùng và 6 chai thuốc nhỏ, yêu cầu mở ra kiểm tra và cho rằng “phải làm giấy tờ nộp thuế.” Sau đó, người này mời bà Ng. vào phòng và đặt thẳng vấn đề “xin ít tiền uống nước” với lý do trong hành lý của bà có một ít thuốc bổ trị bệnh mang về từ Mỹ.

“Không phải tôi muốn hối lộ mà tôi muốn nhanh chóng, giảm bớt mỏi mệt cho chồng tôi ở ngoài kia nên không thèm đôi co. Khi tôi rút tờ 200,000 đồng đưa cho cán bộ hải quan này, thì tiếp tục nhận được đề nghị đưa thêm một tờ nữa cho đồng nghiệp của y,” bà Ng. tức giận đưa lên facebook của mình sáng 5 tháng 7, một dòng trạng thái về vấn nạn trên.

Ngay lập tức nhận được sự chia sẻ và phản hồi của nhiều người về tình trạng mất hành lý, nhũng nhiễu vòi tiền của hải quan phi trường, trong đó có phi trường Ðà Nẵng.

“Bà Ng. không có đơn thư phản ánh gửi đến Chi Cục Hải Quan cửa khẩu phi trường quốc tế Ðà Nẵng mà chỉ chia sẻ trên Facebook. Việc hành khách đưa thuốc từ nước ngoài về phi trường, theo quy định thì lực lượng hải quan xuất nhập cảnh phải kiểm khám xem đó là loại thuốc gì, có vượt định mức hay không… Anh em làm đúng, nhưng vấn đề là lại có nhũng nhiễu,” ông Nhất nói.(Tr.N)