Ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt?

Ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt?

FB Lê Nguyễn Hương Trà

26-8-2016

Ông Trịnh Xuân Thanh. Nguồn: báo DT.

Mới đây, theo các báo cáo Ủy ban Kiểm tra TW, từ 2011 – 2013 Tổng Công ty CP xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) dưới sự điều hành của chủ tịch Trịnh Xuân Thanh đã để xảy ra thua lỗ hơn 3.200 tỉ đồng. Nhiều cán bộ PVC đã bị kỷ luật và xử lý hình sự!

Tuy nhiên, trong gần 4 năm qua, ông Thanh từ Phó Văn phòng Bộ Công Thương lên Vụ trưởng, Chánh văn phòng ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, rồi về làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Và còn được giới thiệu để bầu vào Quốc Hội với tỉ lệ trên 75%, cao nhất ở Hậu Giang.

Lùm xùm từ chiếc Lexus 570 biển số xanh chở ông Thanh ở Hậu Giang, đến việc moi ra trách nhiệm thua lỗ hơn 3.200 tỉ đồng. Tổng cục AN và Tổng cục Cảnh sát đã vào cuộc!

Lúc 16:00 hôm nay 26.8, tại Biệt thự Ciputra, Tây Hồ – Hà Nội. Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C.46), Bộ Công An tiến hành khám xét nhà ông Trịnh Xuân Thanh.

Hiện xe cảnh sát đậu đầy xung quanh nhà, các phóng viên Hà Nội tập trung về nhiều. Hôm nay VKS và C.46 đã họp, tranh cãi dữ dội về quyết định với ông Thanh.

Cuộc khám xét kéo dài, vợ con ông Thanh không có nhà. Trịnh Xuân Thanh đã bị câu lưu hai ngày nay!

Lúc 11:30, các ĐTV dẫn ông Trịnh Xuân Thanh ra và đưa đi!

P/s: Trịnh Xuân Thanh là con ông Trịnh Xuân Giới, cựu hiệu trưởng Trường Đoàn TƯ – thầy anh Đinh La Thăng. Mẹ ông Thanh làm việc ở Châu Phi nhiều năm. Ông Giới sau là phó ban Dân Vận TƯ cho tới khi nghỉ hưu, nhiều người vẫn còn truyền miệng về sự liêm khiết, giản dị của ông Giới khi vẫn đi chiếc cub 82 sau giờ hành chính!

Vụ Trịnh Xuân Thanh do ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, nói như bác luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội, thì: “Xử Trịnh Xuân Thanh mới cứu vãn niềm tin chế độ!”.

Ừ, thì cụ Tổng cứ lâu lâu yêu cầu làm một vụ là dân sướng ngay. Thế là niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng sẽ được tiếp tục cũng cố và tăng lên ngay thôi

Lý do ngập lụt ở Sài gòn

Lý do ngập lụt ở Sài gòn

NGAP LUT 2

Trước năm 1975, tất cả những người có tú tài 1( học hết lớp 11) trở lên đa số đều đi tù vì nếu đi lính thì là sĩ quan. Còn những người học khá một chút làm các chức vụ chỉ huy, chánh sở, giám đốc , phó giám đốc v.v…Sau khi đi tù về họ đã đi định cư ở Mỹ theo diện HO. Còn các doanh nhân, kỹ sư, giáo sư, chủ hảng v.v… họ bị đánh tư sản, nhà máy bị tịch thu (hảng kem Perlon, Hynos, các nhà máy xay lúa, hảng Bia, hảng xà bông CôBa, hảng thuốc lá, hảng sản xuất xe La Dalat, và nhiều hảng xưởng khác bị tịch thu.v.v… sản xuất bị đình trệ. Một cuộc di cư vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại sau ngày 30-04-1975 , mọi người đều tìm cách rời khỏi việt nam ,người miền Bắc cũng như miền nam đều bỏ hết nhà cửa, xuống ghe nhỏ vượt biển hay qua Campuchia vô rừng để vượt biên sang Mã Lai, Thái Lan, Indonesia mong thoát khỏi chế độ hà khắc cộng sản, dầu có chết trên đường vượt biên họ cũng đi. Tại sao vậy? Những người tài của đất nước (nguyên khí quốc gia) đều bỏ nước ra đi. Rồi ngay ngày hôm nay, 2016 , những du học sinh đi học ở Pháp, Đức, Mỹ, Úc v.v…tỉ lệ trở về nước làm việc là bao nhiêu phần trăm (mấy ông đang cầm quyền có tài liệu) theo ước đoán của tôi các sinh viên này ở lại quốc gia sở tại sau khi học thành tài ít nhất trên 80%, 90%. Tại sao kỳ vậy? Tại sao nhân tài (nguyên khí quốc gia) cứ chạy khỏi chế độ cộng sản vậy. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân. Không phải là dân thường bỏ đi mà ngay con các quan lớn, Thủ tướng, phó thủ tướng, thứ trưởng cũng tìm cách ở lại Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Anh  v.v…chứ ít ai tìm cách ở lại xứ ” thiên đường xã hội chủ nghĩa Trung cộng”. Tại sao vậy? Các ông quan lớn nên gác tay trên trán suy nghĩ đi, bây giờ mới thấy mưa ở Hà nội, Sài gòn là ngập vì các ông dùng “hồng hơn chuyên” Các ông nói hư thì sửa nhưng bây giờ cái hư nhỏ nhất là ngập lụt khi mưa có lẽ không bao giờ sửa được. Ở Mỹ người ta vẽ hoạ đồ, phải làm cống thật lớn trước, để thoát nước, làm hồ lớn để chứa nước khi bị ngập, còn các ông làm đường không cần làm cống, hồ giữ nước thì đấp nền lên cất nhà, bây giờ làm sao mà giải quyết. Vậy mà cứ xưng mình là Đỉnh cao trí tuệ loài người.? Chuyên ngập lụt này thiệt hại biết bao nhiêu tiền của nhân dân vì các xe cộ bị ngập máy coi như là xe phế thải rồi. Chưa kể đồ đạc trong nhà bị ngập lụt cũng tính thành tiền chứ. Thống kê thử xem tài sản của nhân dân bị thiệt hại là bao nhiêu sau mỗi trận mưa lớn?

NGAP LUT 1

‘Bún bò Huế’

‘Bún bò Huế’

Nguoi-viet.com

Một tô bún bò Huế. (Hình: Wikipedia.org)

Một tô bún bò Huế. (Hình: Wikipedia.org)

Tạp ghi Huy Phương

“… Cha mạ ơi! Tụi hắn đem bán cả biển, rừng, đất đai của tổ tiên chưa đủ lòng tham, chỉ còn một món ăn quê hương nghèo khó nghìn đời của mạ tui, tụi hắn còn giành giật cho là tài sản của mình, đăng ký với Cục Sở Hữu Trí Tuệ Ba Đình, ban hành quy chế quản lý và sử dụng, để từ ni, ai bán bún bò Huế thì phải xin phép lũ hắn, mấy thằng ‘cán ngố’ Thừa Thiên-Huế! Răng mà tham lam, độc ác tận mạng rứa Trời! Mả cha cái đồ vô hậu!”

Nếu mạ tôi còn sống, bà sẽ chửi cách Huế như vậy, sau khi nghe tin Ủy Ban Nhân Dân Thừa Thiên-Huế “cưỡng chế” món bún bò Huế đã có tự nghìn xưa. Hơn nữa đối với những người này, những người vô liêm sỉ, phải dùng loa phường, loa khóm mà chửi ra rả suốt ngày như kiểu “chửi mất gà” may ra mới đã nư!

Đối với người Việt Nam, bún bò Huế không phổ biến bằng món phở. Phở là của cả một miền, miền Bắc, không phải của Hà Nội, Hải Phòng hay Hải Dương. Thời còn Tây, người ta đã nói tới phở Bắc rồi, dưới cái tên Tây là “Soup Tonkinoise” để phân biệt những gì của Annam (Trung Kỳ) và Cochinchine (Nam Kỳ). Nhất là sau ngày miền Bắc di cư, chạy nạn Cộng Sản, thì phở Bắc tràn lan trong Nam, đuổi cả món mì, hủ tiếu chạy có cờ. Ngày nay, đã mất chữ “Bắc” rồi, nói đến phở là nói đến Việt Nam hay người Việt, khách ngoại quốc ai ăn rồi cũng muốn trở lại.

Nói chung, bún bò Huế không phát triển phổ biến bằng phở, chẳng qua vì khó nấu và cũng khó ăn, vì bún bò không những cay mà còn đậm mùi sả, mùi ruốc. Bằng chứng là sau này, khi Tổng Thống Mỹ Bill Clinton thăm Việt Nam, người ta mời ông đi ăn phở chưa chẳng ai dám mời ông ăn thử một tô bún bò.

Bún bò là món đặc trưng của thành phố Huế, nơi có sông Hương, núi Ngự, và cầu Trường Tiền, thành ra không ai gọi là bún bò Thừa Thiên. Vượt qua đèo Hải Vân thì đã có món mì Quảng thống trị, đi vô nữa rồi mới có nem Ninh Hòa…

Ngày trước, ở Huế có bún bò CLB Thể Thao, bún bò Nhà Hát Lớn, bún bò Nam Giao, Đà Nẵng có bún bò Tổng Liên Đoàn Lao Động, Pleiku có bún bò Nhà Xác (vì nó nằm trong bệnh viện), Đà Lạt có bún bò Cây Số 4… Không nóng, không cay không phải là bún bò. Tô bún bò nguyên lai không có huyết, không có chả, cũng không ăn với rau, với giá hay với bắp chuối. Những thứ đó ăn kèm theo thì con chi là mùi vị bún bò.

Bún bò Huế còn có một cái tên gọi nữa là “bún bò giò heo.” Nói chữ “bún bò giò heo” thì người ta bỏ chữ Huế đi theo. Cũng nên hiểu “giò” đây là chân hay cẳng, chứ không phải “giò” là “chả” theo cách nói của người Bắc! Người ăn có quyền lựa chọn loại giò: giò khoanh (phần trên có thịt, có xương, có da), giò móng (phần dưới có móng,) gió búp (chỉ có thịt và da).

Cái quê mùa của cách ăn bún bò ngon là chỉ dùng một đôi đũa mà không có muỗng, nghĩa là vừa ăn vừa húp sùm sụp, thỉnh thoảng lại cắn trái ớt nghe cái bụp. Khi một o bán bún bò dừng gánh, múc cho bạn một tô bún, cầm trên tay, không có một cái bàn để tô bún xuống thì làm sao mà dùng muỗng. Cũng là món ăn dùng bún, tôi nghĩ tô bún riêu cua ở quán đầu làng, bên cạnh gốc cây đa của miền Bắc cũng không ai dùng muỗng.

Bây giờ người ta cho lối húp là quê mùa, mất lịch sự nhưng ăn bún, ăn phở mà không húp là mất ngon!

Người Việt Nam có lối ăn canh là phải húp sùm sụp, “Đầu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon!” Người Nam ăn bánh bèo, bánh khọt là phải “húp nước mắm,” thì người Trung ăn bún bò mà dùng muỗng là tô bún mất ngon, phải húp.

Ở đâu cũng có quán bún bò, có tiệm bún bò, nhưng chỉ ở Huế ngày xưa, mới có một “trung đội bún bò gánh” từ An Cựu, mỗi buổi sáng tỏa lên thành phố Huế. Mấy o gánh bún bò phải đi chân đất để vừa đi vừa chạy, nhưng luôn luôn mặc áo dài, đó là đặc tính truyền thống của xứ Huế dù là buôn thúng bán bưng, như những o bán rao bánh bèo, bánh ướt, bánh bột lọc, bán bắp nấu hay những o bán đậu hũ… Một đầu gánh là thúng bún, gia vị, chén bát và cả một cái chậu đựng nước rửa tô (Huế gọi là đọi). Một đầu là nồi bún đang nóng, đặt trên mấy cục gạch có mấy thanh củi đang cháy. Một đầu gióng còn giắt một cái đòn (ghế nhỏ) để người bán hàng có thể ngồi mà múc bún cho khách ăn.

Bún bò gánh được coi là bún bò bình dân, giá rẻ. Ngày xưa còn nhỏ, đã nhiều lần tôi được ăn bún bò gánh chứ chưa bao giờ được bước chân vô tiệm bún bò.

Trong hồi tưởng, những tô bún bò gánh của những ngày xa xưa ấy, sao mà ngon đến thế, mà năm thì mười họa mới được ăn một lần. Tô bún bò gánh quá khiêm nhường, miệng tô thì to mà đít tô thì nhỏ, húp mấy miếng là đã hết. Miếng thịt cắt nhỏ, cái móng heo còn xẻ đôi, thèm thuồng thật nhưng làm gì có được tô thứ hai.

Lớn lên rồi, đi tứ phương, vẫn không thấy tô bún bò nào ngon bằng tô bún bò gánh của o Năm, mụ Ba… trong ngõ ngách dĩ vãng ngày xửa ngày xưa. Có người nói đó là cảm giác không thật, chẳng qua vì ngày xưa đói, nghèo mà thèm ăn, nên cái gì cũng ngon, cũng thơm, đậm đà khua rộn ràng con mắt đói nhìn, lỗ mũi thở sâu và cái lưỡi hít hà.

Có thật vậy không? Xin hãy cho tôi lại những ngày tháng cũ.

Bây giờ không ai còn cho tôi một chút riêng tư, vạt đất sau hè là của nhà nước, ngọn rau, củ sắn là thuộc hợp tác xã, miếng thịt, con cá là đồ quốc doanh. Người ta cưỡng chế cả đất đai, ruộng vườn, ao hồ sông rạch, gọi là cướp ngày có dùi cui, súng đạn. Bây giờ trong văn phòng có máy lạnh, vô công rồi nghề, họp hành cho lắm, mới nẩy ra cái sáng kiến “ích quốc lợi dân,” nghìn năm chưa ai nghĩ ra, là lấy cái món ăn của ông cha làm vật sở hữu của phe đảng mình.

Chỉ là một món ăn dân dã, mà họ tiếm đoạt, coi như đây là một sở hữu trí tuệ, mà họ làm chủ, ai dùng thì phải làm đơn xin phép, như đã từng có những lá đơn xin đi ở tù, xin tạm vắng, xin tạm trú.

Tờ giấy làm ra từ thớ thịt của gỗ rừng, nhưng lá rừng không ghi hết tội ác của họ.

Đây chỉ mới là bún bò Huế, món trí tuệ sở hữu của Ủy Ban Nhân Dân Thừa Thiên-Huế, rồi đây còn bánh canh Nam Phổ, bánh bèo Nam Giao… cho các huyện ủy địa phương mấy nơi này.

“Mạ ơi! Còn một món cơm Âm Phủ, thôi thí cô hồn cho họ luôn cho hợp tình, hợp lẽ, mạ hí!”

Những đứa trẻ nghèo mơ ước gì?

 Những đứa trẻ nghèo mơ ước gì?

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-08-25

IMG_3581.JPG

Lớp Học Tình Thương Bà Mười. Cô Phượng (áo trắng), bà Mười (tóc bạc đứng giữa) cùng các em học sinh và các nhà bảo trợ.

Hình cô Phượng cung cấp

Những đứa trẻ nghèo mơ ước gì?

06:33/11:05

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Những mảnh đời côi cút, khó khăn

Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa thì  các trường học trong nước tiến hành lễ tựu trường cho học sinh các cấp vào niên học 2016-2017.

Suốt những ngày hè, trong lúc trường phổ thông, hay trường công lập, tạm ngưng hoạt động thì những lớp học miễn phí dành cho trẻ nghèo, trẻ cơ nhỡ hay trẻ nhập cư vẫn đều đặn mở cửa đón các em đến những lớp ban ngày hay buổi tối.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đã giới thiệu hai nơi tiêu biểu  là Lớp Tình Thương Hòa Hảo ở phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, và Lớp Học Tình Thương Bà Mười ở phường Tân Thuận Tây, quận 7, thành phố Sài Gòn. Thành quả học tập của các em ra sao?

Đầu tiên là những học sinh đủ mọi lứa  tuổi của Lớp Học Tình Thương Hòa Hảo:

Con tên Bùi Thị Tuyết Nhi, 16 tuổi, con mới biết viết và đọc sơ sơ. Tại  vì nhà con khó khăn, mẹ con đi làm xa còn bố con thì mất, con phụ bán cơm với dì, con mới tới lớp thầy hùng được 3 tháng, giờ con đang học Lớp Một.

Học Lớp thầy Hùng con rất thích, con ráng học tiếng Việt với Toán. Lớp thầy Hùng cũng có mấy đưa giống con, cũng khó khăn tới giờ mới vô Lớp Một, 8 tuổi, 9 tuổi, 10 tuổi có.

Đã cố gắng học tức là phải có một mơ ước nào đó, dù rằng rất nhỏ nhoi mà không kém phần thực tế, đó là tâm sự của Tuyết Nhi:

Con cũng nghĩ vậy, con có nghĩ con sẽ đi làm nghề tóc để có một cái nghề. Con mơ ước có tiền để chữa bệnh nhức lưng cho mẹ con.

Em Nguyễn Thị Như Ý, 11 tuổi:  Em tên Nguyễn Thị Như Ý,  học Lớp 2. Tại cha mẹ mất không có tiền đi học, cha bị nhồi máu cơ tim, mẹ bị ung thư  gan, em ở với mợ của em.

Em Nguyễn Thanh Thúy: Con tên Nguyễn Thanh Thúy, năm nay con 13 tuổi. Ba con đi lấy vợ, mẹ con đi lấy chồng bỏ con rồi, con ở với ông bà ngoại.

Trước đó Thanh Thúy học tại trường Hiệp Tân là trường của nhà nước, khi cả ba lẫn mẹ bỏ rơi em thì em đến xin học ở Lớp Tình Thương của ông Đoàn Minh Hùng:

Con nghỉ ở trường Hiệp Tân tại không có tiền đóng học phí, con đi bán vé số ở quận 7. Nếu  còn học ở Hiệp Tân thì  bây giờ con học tới  Lớp 8, tại con nghỉ ở trướng lâu quá nên học ở Lớp Tình Thương là con học Lớp 3 .

Ở chỗ ông là đang cho tụi con đi học nghề làm tóc, ông có  dự định sẽ mở mộttiệm uốn tóc cho tụi con làm trên này.

Em Ông Thị Hoan: Con tên Ông Thị Hoan, 16 tuổi, ba mẹ không có tiền cho con đi học, nhà con nghèo lắm. Con đi làm keo, là  làm mấy cái chai đó, ở  công ty Tân Văn Sanh. Con ước mơ lớn lên làm thấy cô giáo  để dạy các em không có tiền đi học, giúp mấy đứa  em không  biết chữ.

Em Hồ Anh Thư, 16 tuổi:

Con nghỉ ở trường Hiệp Tân tại không có tiền đóng học phí, con đi bán vé số ở quận 7. Nếu  còn học ở Hiệp Tân thì  bây giờ con học tới  Lớp 8, tại con nghỉ ở trướng lâu quá nên học ở Lớp Tình Thương là con học Lớp 3 .
– Em Nguyễn Thanh Thúy

Quê em ở Gò Công, ở dưới Gò Công em mới học xong Lớp 2 mà không có  tiền đóng học phí rồi ba mẹ cho em nghỉ. Em theo bà nội lên đây học, vừa học vừa làm, em làm đèn hào quang để đằng sau tượng Phật đó cô.

Mơ ước tương lai của Hồ Anh Thư thật gần gũi như chính hoàn cảnh khó khăn của em lúc này:

Học xong Lớp 4 rồi lên Lớp 5 thì em vẫn học ở chỗ này. Lớn lên em muốn học làm thầy giáo để giúp ông dạy học sinh.

Nói về Lớp Tình Thương của mình, ông Đoàn Minh Hùng, người sáng lập mà  học sinh thường gọi là ông hay thầy, chia sẻ:

Ở đây mình chủ yếu là xóa mù chữ, cho tụi nó biết làm toán cộng trừ nhân chia cơ bản hoặc là mình củng cố chính tả cho nó. Nó vững về vấn đề tiếng Việt để sau này các cháu tự tin bước vào đời.

Ban ngày thì nó đi làm công việc mưu sinh, tụi nó lớn thì tuyển ra một số để mình hướng nghiệp cho nó. Con gái thì học làm tóc hoặc nấu ăn, con trai thì cho nó đi làm thợ máy. Hay là nó muốn học đại khái như thợ sửa xe Honda hoặc làm điện nhà, điện công nghiệp.

Tại ở đây tụi trẻ toàn bộ là dân nhập cư, sở dĩ nó học tại đây là do bản thân nó hoặc gia đình của nó có công ăn việc làm ở khu vực này. Còn một thời  gian sau, có thể là bất ngờ tụi nó chuyển đi nơi khác, qua quận khác hay bồng bế nhau về quê do gia đình bị thất nghiệp hoặc bản thân nó sống không nỗi ở khu vực này thành  ra phải chuyển đi. Trường hợp đó hầu như là đều hết trơn.

Vừa rồi là các học sinh của Lớp Học Tình Thương Hòa Hảo ở phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú.

Những giấc mơ nhỏ bé

Tại Lớp Học Tình Thương Bà Mười, phường Tân Thuận Tây,  quận 7,  nơi có một số em sau khi học xong Lớp 5 thì được chuyển vào Lớp 6 ở trường ngoài tức là trường công lập. Đây là thành quả cao nhất là Lớp Tình Thương Bà Mười  mang lại cho các em.

Năm nay Lớp Tình Thương Bà Mười có 3 học sinh đã xong Lớp 5 và được chuyển thẳng vào Lớp 6  trường công. Lê Ngọc Giàu là một trong 3 em đó:

Từ Lớp 1 tới Lớp 5 em học tại trường Tình Thương Bà Mười. Năm  nay em lên Lớp 6 trường Trần Quốc Tuấn, em  thấy vui và sẽ cố gắng  học giỏi, mai mốt em lớn em sẽ làm thợ sửa điện tử, sửa máy vi tình.

Ông Lê Văn Lợi, cha của em Lê Ngọc Giàu, từ Đồng Tháp lên Sài Gòn làm nghề phụ hồ, nói rằng con được vào học trường công thì vừa mừng mà vừa lo:

Cũng rất cám ơn trường Tình Thương Bà  Mười chuyển cho bé vô trường Phù Đổng trước, rồi mới có  danh sách chuyển qua trường Trần Quốc Tuấn được.

Học xong Lớp 4 rồi lên Lớp 5 thì em vẫn học ở chỗ này. Lớn lên em muốn học làm thầy giáo để giúp ông dạy học sinh.
– Em Hồ Anh Thư

Qua trường Trần Quốc Tuấn là trả tiền học phí thì cũng ráng dành dụm đóng chứ đâu cho  bé nghĩ học được. Cũng ráng lo cho cháu ăn học lên lớp lớn hơn, ước mơ như  vậy thôi.

Không chỉ học hành xuất sắc từ Lớp 3,  Nguyễn Thị Như Ý còn là một học sinh rất lễ phép của Lớp Học Tình Thương Bà Mườ. Ước muốn cho tương lai của em là được làm hướng dẫn viên du lịch:

Dạ  thưa em 12 tuổi, năm nay em lên Lớp 6 trường Nguyễn Hiền là trường của nhà nước. Em học Lớp Tình Thương Bà Mười  từ năm 2013. Ở đó mặc dù không được như mấy trường công nhưng mà vui lắm, thầy cô tận tình giúp đỡ em nhiều lắm. Học ở đó thì ba mẹ em không cần đóng cái gì hết.

Khi lên Lớp 5 thì em được cô Phượng giúp em chuyển qua trường Phù Đổng là trường của nhà nước, sau đó em được chuyển qua trường Nguyễn Hiền.

Em  vui khi được chuyển lên Cấp 2 trường của nhà nước, ba mẹ em là công nhân, cũng thấy vui vì em được vô trường công lập mà cũng  lo lắm tại mỗi đầu năm vô học thì đóng nhiều tiền lắm. Bước vô một ngôi trường mới thì áp lực nhiều lắm, bài vở khó và nhiều hơn là năm Cấp 1.

Bà Vui, mẹ của Như Ý, cho biết nhà có 3 con gái nhưng hai em lớn phải nghỉ học vì gia đình túng thiếu, cho nên khi con gái thứ ba học được lên Cấp 2 trường nhà nước thì dù khổ cức cách mấy bà cũng có thể chịu đựng được:

Quê chị ở miệt thứ An Biên, Kiên Giang. Hồi đó ở dưới quê nó nghĩ học, theo chị lên trên này rồi nó nghĩ luôn. Bây giờ có phương tiện con mình vô trường lớn học như bao đưa trẻ khác chị mừng quá. Thầy cô mấy trường lớn sao thì mình không biết tại chưa vô, chứ ở trường tình thương dạy chu đáo lắm.

Nghe nói vô trường lớn đóng nhiều tiền mà có lẽ cũng ráng cố gắng làm tăng ca thêm để kiếm tiền cho bé nó được học như người ta, hay là bớt xài nhịn xài đặng đóng tiền học cho con chứ sao giờ.

Ở đây mình chủ yếu là xóa mù chữ, cho tụi nó biết làm toán cộng trừ nhân chia cơ bản hoặc là mình củng cố chính tả cho nó. Nó vững về vấn đề tiếng Việt để sau này các cháu tự tin bước vào đời.
– Ông Đoàn Minh Hùng

Em Nguyễn Thanh Cẩm Tú, mồ côi cả cha lẫn mẹ, đang học Lớp 4 từ Lớp Học Tình Thương Bà Mười, không biết rồi hết  Lớp 5 ở đây thì có được chuyển qua Lớp 6 trường công lập Cấp 2 nào đó hay không, là nỗi ưu tư của bà nội đang chạy xe ôm để nuôi em:

Cô tên Võ  Ngọc Điệp, em nó đang học Lớp 4 của Lớp Tình Thương Bà Mười. Nói chung học lớp bà Mười không có đóng cái gì hết trơn. Nghèo là một lẽ nhưng mà tại cháu chưa có hộ khẩu, chưa được nhập  hộ khẩu vì vậy mà không vô được trường nhà nước học được.

Cô chạy xe ôm ngoài chợ Bến Thanh, trạm xe buýt Bến Thành, chạy 7 năm nay rồi. Coi như đủ ăn qua ngày , đâu có khá nổi nghề xe ôm, hơn nữa nữ chạy đâu có đông khách được như nam, bến đó có một mình cô là nữ.

Ước nguyện của cô là muốn nó học hết lớp tình thương của bà Mười, vì ở đó chỉ có dạy tới Lớp 5, nhưng trường hợp em nó bây giờ chưa vô hộ khẩu thành ra cũng đang lo không biết qua năm sau học hết Lớp 5 không biết làm sao học tiếp đây, cô đang rầu  vì vấn  đề đó.

Cô Phượng của Lớp Tình Thương Bà Mười có nói sẽ đưa nó vô trường nhà nước học, nhưng mà nó không có hộ khẩu, để coi cô Phượng sắp xếp làm sao. Cô tính  cho  cháu học tiếp được thì học, còn đối đế mà không học tiếp được thì khoảng 14 hay 15 tuổi là cô chuyển cho cháu đi học nghề.

Đối với Nguyễn Thanh Cẩm Tú,  niềm vui duy nhất của em  là học và học thật giỏi để hy vọng được các thầy cô trong Lớp Học Tình Thương Bà Mười giúp em được cứu xét cho chuyển vào trường công:

Bây giờ em đang học Lớp 4, tới khi em học Lớp 5 mà qua thì em mong ước là em được  học trường nhà nước giống như mấy anh chị. Tại em khác với mọi người, em thì mồ côi còn mọi người có cha mẹ. Nhiều năm nay em muốn vô học trường nhà nước nhưng mà không được. Em sợ em mồ côi và không có hộ khẩu thì sợ bạn bè cười.  Em muốn học giỏi để lớn lên làm cảnh sát. Em thấy nội em lớn tuổi mà còn chạy xe ôm để nuôi em, em sẽ ráng học để cho nội vui.

Thanh Trúc mạn phép mượn câu nói của một nhà báo trong nước, rằng thầy cô trong những lớp học miễn phí tại những xóm nghèo  là những người đi gieo con chữ thầm lặng trên cánh đồng tuổi nhỏ cằn cỗi, để những hạt mầm tri thức nẫy nở lớn mạnh từ những tấm lòng ân cần thương khó như thế.

Liên lạc góp ý với Thanh Trúc : [email protected]

Tuyên bố của Đại sứ quán: Quyết định của Tòa án Việt Nam Kết án các Nhà hoạt động Nguyễn Hữu Thiên An và Nguyễn Hữu Quốc Duy

Tuyên bố của Đại sứ quán: Quyết định của Tòa án Việt Nam Kết án các Nhà hoạt động Nguyễn Hữu Thiên An và Nguyễn Hữu Quốc Duy

Thông cáo báo chí

Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc Tòa án Việt Nam kết tội các nhà hoạt động Nguyễn Hữu Thiên An và Nguyễn Hữu Quốc Duy, và kết án hai người này lần lượt hai và ba năm tù giam, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Việc các nhà chức trách Việt Nam sử dụng các điều khoản hình sự để trừng phạt các cá nhân thực hiện quyền tự do biểu đạt và hội họp ôn hòa là điều đáng lo ngại.

Việc kết án như vậy không phù hợp với quyền tự do biểu đạt và tự do hội họp ôn hòa được quy định trong Hiến pháp của Việt Nam, và với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như với các cam kết quốc tế khác. Chúng tôi kêu gọi Chính phủ thả tự do vô điều kiện hai cá nhân này, cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả người Việt Nam bày tỏ quan điểm của họ mà không sợ bị trả thù.

Cái chết rình rập trên từng mâm cơm gia đình Việt Nam

Cái chết rình rập trên từng mâm cơm gia đình Việt Nam

Nguoi-viet.com

Bình nhớt thải dùng tưới rau muống ở huyện Củ Chi, Sài Gòn. (Hình: VnExpress)

Bình nhớt thải dùng tưới rau muống ở huyện Củ Chi, Sài Gòn. (Hình: VnExpress)

HÀ NỘI (NV) – Các loại thực phẩm tại Việt Nam từ thịt cá đến rau đậu, trái cây, cà phê, đều có những hóa chất độc hại gây ung thư và các loại bệnh nguy hiểm khác.

“Cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình, thậm chí ngay trong từng bữa ăn của trẻ nhỏ,” Ông Hoàng Đình Chân, giám đốc bệnh viện ung bướu Hưng Việt phát biểu tại buổi Diễn Đàn “Đón sóng thực phẩm sạch” diễn ra sáng 23 tháng 8 năm 2016 và được tường thuật trên tờ Dân Trí.

Người ta từng thấy có những lời kêu ca trên mặt báo trong nước là người Việt Nam đang tự đầu độc chính mình. Tuy lời kêu gào khẩn thiết này dù đã được lập lại nhiều lần, vẫn có vẻ như ném đá ao bèo. Nhà cầm quyền với đủ mọi bộ ngành ban bệ xuống tận từng ngõ ngách của xã hội nhưng lại tỏ ra bất lực.

Tại diễn đàn nói trên, ông Hoàng Đình Chân cho biết, “Đối với ngành thực phẩm, chúng ta thấy có 40/120 mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; 455/ 735 mẫu thịt gia súc, gia cầm không an toàn cho người sử dụng.”

Ông Chân cũng dẫn báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, “Hơn 2,000/11,000 cơ sở sản xuất và buôn bán thuốc kém chất lượng; hơn 2,500/11,000 cơ sở sản xuất và buôn bán vi phạm quy trình chuẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,” nguồn tin trên kể lại.

“Việc tham gia vào quản lý, sử dụng các sản phẩm sạch sẽ rất quan trọng vì điều đó quyết định tới sức khỏe, nòi giống, tương lai của chúng ta. Bởi chỉ chưa tới 30% mắc ung thư là do kém may mắn còn lại là tỉ lệ người mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn chiếm khoảng 35%, kế đến là hút thuốc lá 30%. Trước chỉ thấy ở người già, trên 45 tuổi mắc ung thư, giờ trẻ hóa, như vậy không còn là yếu tố về tuổi tác nữa, nó liên quan rất nhiều tới yếu tố môi trường.” Lời ông Chân được báo trên dẫn lại.

Đùi heo chỉ có lớp da, còn lại là nạc, được cho ăn chất tạo nạc - gây ung thư cho người tiêu dùng. (Hình: VnExpress)

Đùi heo chỉ có lớp da, còn lại là nạc, được cho ăn chất tạo nạc – gây ung thư cho người tiêu dùng. (Hình: VnExpress)

Dịp này, đại diện phía doanh nghiệp, bà Thái Hương – chủ tịch Tập Đoàn TH nhấn mạnh, minh bạch là nguồn gốc của mọi vấn đề trong xã hội và là cội nguồn của bất kỳ nhà sản xuất nào.

Dẫn số liệu của Bộ Y Tế, bà Thái Hương cho biết, mỗi năm Việt Nam có hơn 75,000 người chết vì ung thư, nghĩa là trung bình một ngày có 250 người chết. Bộ Y Tế cũng thống kê, chỉ với 6 loại ung thư phổ biến: ung thứ vú, ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư khoang miệng, ung thư dạ dày, tổng chi phí trực và gián tiếp đã lên tới gần 26,000 tỷ đồng, chiếm 0.22% GDP của Việt Nam (năm 2012).

Đầu tháng 5, 2016 vừa qua, ông thủ tướng mới Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị “ngay trong năm 2016 phải tạo chuyển biến rõ nét trong quản lý nhập khẩu, sản xuất, sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y và xử lý dứt điểm việc sử dụng salbutamol, vàng ô, kháng sinh trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Người đứng đầu bộ ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.”

Nếu có “chuyển biến rõ nét,” các báo tại Việt Nam đã được lệnh đồng ca rầm rộ về các thành tựu đã đạt được và không có lời kêu gào ai oán “Cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình.”

Ngày 12 tháng 7, 2016 vừa qua, Hội Tiêu Chuẩn và Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Việt Nam vừa công bố bảng báo cáo khảo sát cà phê trên thị trường một số tỉnh và thành phố trong thời gian qua. Sau 3 đợt khảo sát từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2016, trên các mẫu cà phê bột và cà phê nước tại Hà Nội, Sài Gòn, Bình Dương, Sóc Trăng và Lâm Đồng, kết quả cho thấy “tổng cộng có tới 9 mẫu cà phê hoàn toàn không phát hiện hàm lượng caffeine.”

Chúng chỉ là bột bắp, bột đậu nành rang cháy pha thêm hương liệu hóa chất độc hại để đánh lừa vị giác của khách hàng.

Hồi giữa tháng 11 năm ngoái, một đại biểu quốc hội sau khi nghe ông Bộ Trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cao Đức Phát điều trần đã kêu rằng “Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!”

Ông Cao Đức Phát báo cáo rằng tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm,

Năm ngoái, nhiều báo đã có những bản tin, ký sự khá dài về tình trạng sử dụng các loại chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt là “thuốc tạo nạc” giúp cho thị heo nhiều nạc ít mỡ đế bán được nhiều tiền hơn dù người ta biết đây là chất bị cấm, độc hại cho con người vì dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.

Nông dân trồng rau đậu hoa quả sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật rất độc, trái cây ngâm trong các thùng hóa chất, kể cả thuốc trừ sâu. Người bán thịt ở chợ dùng một ít bột hóa chất “không rõ nguồn gốc” biến thịt ôi thiu thành thịt “xịn,” biến thịt heo sề thành thịt bò “xịn” để lừa người tiêu thụ. Những tin loại này không hiếm trên báo chí tại Việt Nam. (TN)

Nó Sập Rồi Sao

 Nó Sập Rồi Sao

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

RFA

Tôi vốn hay lo nên cứ chần chừ mãi mà vẫn chưa lần nào (dám) ghé thăm Hà Nội. Đường thì xa, vé tầu thì mắc, thực phẩm thì không an toàn, và lỡ hành lý lại bị mất ráo ở phi trường (Nội Bài) thì thấy mẹ!

Đã thế, nhà cửa Hà Nội lại còn hay bị sập. Khoảng giờ này năm ngoái, ngày 23 tháng 9 năm 2015, báo Ngày Nay buồn bã loan tin: “Sập nhà 107 Trần Hưng Đạo khiến hai người chết.”

Ngày 4 tháng 8 năm nay, báo Thanh Niên lại ái ngại cho hay: “Một ngôi nhà 4 tầng tại phố Cửa Bắc, Hà Nội … bị sập trong đêm, đã có nạn nhân thiệt mạng… Theo báo cáo nhanh của Công an quận Ba Đình nguyên nhân khiến ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc bị sập là do xây dựng đã lâu, móng hầu như không có.”

Báo cáo này lại khiến cho tôi co8 (thêm) một nỗi lo lắng khác: nhà đương cuộc Hà Nội cũng có nền móng khỉ mốc gì đâu! Bằng giờ này hơn 70 năm trước, hôm 19 tháng 8 năm 1945, những người cộng sản đã (tay không) cướp được quyền bính ở Hà Nội.

Sau đó, cũng chỉ bằng mồm mà họ chiếm luôn thêm được Sài Gòn rồi ngồi riết trên đầu trên cổ nhân dân – của cả hai miền – không qua một cuộc trưng cầu dân ý hay bầu bán gì ráo trọi. Chế độ hiện hành vừa không chính danh, vừa không chính đáng nên cũng có nền móng gì đâu. Bởi thế, với thời gian, tiếng báo động (nghe như tiếng cú) mỗi lúc một nhiều và càng thêm rõ:

Việt Nam không chỉ chỉ cạn kiệt về tài chính mà còn khánh kiệt về niềm tin. Không còn ai cảm thấy an toàn ở xứ sở này, mọi người đều chỉ nhấp nhổm muốn đi – theo lời than phiền của nhà thơ Thái Bá Tân:

Trẻ, đua nhau du học.
Học xong không quay về,
Bỏ lại cánh đồng cháy,
Tiêu điều những làng quê.

Quan, những người cách mạng,
Lặng lẽ tích đô-la
Để thành công dân Mỹ,
Tây Âu, Canada.

Doanh nhân, chưa bị giết
Bằng sưu thuế nhiễu nhương,
Cũng lặng lẽ chuẩn bị
Để mai mốt lên đường.

Vậy là đi, đi hết,
Những người có thể đi…

Nhà ngoại giao Nguyễn Quang Dy coi đây như là “dấu hiệu của một cơn bão tố.” Bài viết của ông (trên trang BBC, hôm 15/06/16) mở đầu bằng một câu danh ngôn của thiền sư Osho: “Cuộc sống bắt đầu khi nỗi sợ kết thúc – Life begins where fear ends.”

Đúng hai tháng sau, từ Việt Nam, blogger Paulus Lê Sơn gửi bài tường thuật (“Giáo Dân Vinh Biểu Dương Sức Mạnh Oai Phong Triệt Hạ Phường Tự Đắc”) đến trang Dân Luận:

Sáng 15.8.2016, vào lúc 6 giờ 45 có khoảng 30.000 người tham dự thánh lễ “Đức Mẹ Hồn và Xác Lên Trời,” quan thầy của giáo Phận Vinh tại trung tâm Xã Đoài, đồng thời tuần hành với những biểu ngữ đồng hành lên tiếng cho thảm họa môi trường Biển miền Trung.

Ảnh: Dũng Mai

Tôi cứ ngỡ là người bạn trẻ viết lộn (chắc chỉ chừng ba ngàn là quá xá rồi) nhưng khi nhìn thấy một biển người tuần hành ở thành phố Vinh thì không khỏi thất kinh hồn vía; tự dưng, lại thốt nhớ đến lời tiên đoán của nhà văn Nguyên Ngọc: “Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?”

Nó sụp đổ theo kịch bản nào thì cũng có cả trăm triệu người vui, và (cỡ) một triệu kẻ buồn. Riêng tôi thì chỉ thấy lo thôi, và lo lắm!

Nó sập rồi sao nữa?

What’s next?

Cách đây chưa lâu, có bữa, tôi nghe nhà văn Phạm Thị Hoài  hỏi nhỏ:

Chúng ta thử hình dung, một ngày nào đó không xa, trong vòng một thập niên tới, Việt Nam sẽ chuyển thành công từ thể chế độc quyền dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam sang dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự.

Khi đó, cái di sản kéo dài gần ba phần tư thế kỉ ở miền Bắc và gần một nửa thế kỉ trên toàn quốc đó sẽ đặt chế độ mới trước những thử thách nào?

Một “chế độ mới” với “nền dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự” để có thể đối phó với những thử thách” mai hậu – tất nhiên – không thể hình thành qua đêm, và dường như (cho đến nay) vẫn chưa có ai chuẩn bị cho những điều “phiền phức” và “xa xôi” đến thế.

Mà dân Việt thì lúc lại chả thế. Chả chờ cho nước đến chân, hay tới cổ luôn. Hồi ký (Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua) của bác sĩ Nguyễn Tường Bách có những dòng chữ “ngơ ngác” đọc mà muốn ứa nước mắt:

Thời thế biến chuyển nhanh hơn là người ta tưởng.

Đầu tháng 8, 1945. Chúng tôi vẫn miệt mài làm báo. Tờ Ngày Nay vẫn bán rất chạy, tuy những tin tức dồn dập khiến mọi người hoang mang.

Một buổi chiều, công việc xong, tôi đương ngồi uống càphê, bỗng thấy Khái Hưng từ ngoài vội vã bước vào trong tòa soạn:

– Mỹ ném bom nguyên tử! – anh nói.

– Xuống đâu? – tôi vội hỏi.

– Hiroshima… mấy mươi vạn người đã ra tro…

Ngày hôm sau, 16 tháng 8, 1945. Chín giờ sáng, tôi đạp xe từ nhà đến tòa báo. Mọi người đều có vẻ phấn khởi, đồng thời cũng tỏ ra thắc mắc về tương lai. Pháp đã chạy, Nhật đầu hàng. Vậy thì, cục thế sẽ đi tới đâu?

Giữa lúc “mọi người hoang mang” không biết “cục thế” sẽ “tới đâu” thì ông Hồ Chí Minh đã có ngay một bức thư, không biết thằng chả thủ sẵn trong túi áo (đại cán) từ đời thưở nào rồi:

“Hỡi đồng bào yêu quí! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta… Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên.”

Cờ quạt cũng vậy, cũng đã dấu sẵn (đâu đó) hết trơn, theo Tạp Chí Xây Đựng Đảng:

“Sáng 19-8-1945, Thủ đô Hà Nội ngập tràn cờ đỏ sao vàng. Từ mọi ngả đường nhân dân cuồn cuộn đổ về Quảng trường Nhà hát lớn để tham gia cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Cuộc mít tinh với trên mười vạn người đã nhanh chóng biến thành cuộc biểu tình vũ trang chiếm Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát, Sở Bưu điện… Chỉ trong chốc lát hầu hết các công sở của chính quyền địch đã thuộc về nhân dân. Cơn bão cách mạng thành công ở Hà Nội đã tràn khắp cả nước thúc đẩy nhân dân đứng lên tổng khởi nghĩa. Chỉ trong vòng 15 ngày chúng ta đã giành thắng lợi hoàn toàn.”

Người cộng sản quả là những thiên tài. Họ cũng đâu biết “cục thế” ra sao nhưng vẫn chuẩn bị rất kỹ việc cướp chính quyền, và đã thành công. Chỉ có điều là cướp xong được quyền bính thì họ lại biến thành thiên tai, và đại hoạ –  theo như lời phàn nàn của nhà báo Bùi Tín:

“Nhà nước cộng sản trong hơn 70 năm qua đã phá nhiều hơn xây, mang lại bất công vượt xa thời Pháp thuộc, nhà tù nhiều hơn trường đại học, y tế suy đồi, giáo dục lạc hậu, nợ quốc gia chồng chất, biên giới bị xâm phạm, tham nhũng càng chống càng tràn lan. Có thể nói tòa nhà cộng sản đã bị dột nát, xiêu vẹo, sâu mọt ăn từ mái đến móng nhà, các cột trụ đều mọt ruỗng …”

Trời, nói gì nghe thấy ghê vậy cha? Ngó bộ nó muốn sụp tới nơi … nhưng (lỡ) nó đổ thì rồi sao nữa?

Nếu ngày mai CNXH ở Venezuela đội mũ ra đi, xứ sở này đã có sẵn phe đối lập Mesa de la Unidad Democrática (MUD) gồm nhiều đảng phái và tổ chức xã hội dân sự. Họ đã giành được quyền kiểm soát quốc hội, sau cuộc bầu cử vào tháng 6 năm 2015.

Nếu ngày mốt Bắc Hàn sập tiệm thì dân Nam Hàn buộc sẽ phải “hứng” lấy nửa phần quê hương và đồng bào (không may) của họ thôi.

Nếu ngày kia Trung Cộng đổ thì hơn tỉ dân Trung Hoa vẫn có thể trông cậy ít nhiều vào Trung Hoa Dân Quốc, như khuôn mẫu có sẵn cho một nhà nước dân chủ và pháp trị.

Thái Anh Văn, Tổng Thống Đương Nhiệm của T.H.D.Q. Ảnh: Wikipedia

Còn lỡ ngày kìa mà Hà Nội sập thì ngay cả ông Trời cũng chưa chắc đã biết chuyện gì rồi sẽ xẩy ra cho đất nước Việt Nam! Dựa vào đâu, và làm cách nào để có thể chuyển sang “nền dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự”?

Tôi nhìn quanh chỉ thấy vài ba nhóm nhỏ (trong cũng như ngoài nước) những kẻ “rất quan tâm, và rất có lòng với quê hương dân tộc” và … chỉ có thế thôi. Xa hơn là vài ông  thủ tướng lưu vong, cùng mấy đảng phái chính trị chỉ được công luận biết đến vì nhờ vào … tai tiếng! Tất cả đều là sản phẩm của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, một cái cộng đồng không hùng mạnh lắm!

Không lẽ, thêm một lần nữa, vận mệnh phận đất lại được sắp xếp bởi ở những hội nghị quốc tế (không biết rồi sẽ nhóm họp ở phương trời nào) và số phận dân tộc này lại sẽ rơi vào một “đám thiên tai” nào khác?

Chúng ta không có thói quen chuẩn bị cho tương lai. Lý do, tôi trộm nghĩ, có lẽ vì người mình lỡ quen với mì (gói) ăn liền rồi!

Dọn đường cạnh tranh với công đoàn độc lập

Dọn đường cạnh tranh với công đoàn độc lập

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-08-24

000_Hkg1514019.jpg

Tài xế hãng taxi Sao Sài Gòn tại Hà Nội đình công hôm 31/7/2008.

 AFP photo

Dọn đường cạnh tranh với công đoàn độc lập

02:59/06:09

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Trong 15 năm qua, Việt Nam xảy ra hơn 7.000 cuộc đình công tất cả đều được mô tả là trái luật, đặc biệt tổ chức công đoàn độc quyền do nhà nước thành lập không hề tổ chức bất kỳ một cuộc đình công nào để tranh đấu cho quyền lợi của người lao động.

Cái “khó” của công đoàn

Điểm chung của các cuộc đình công tự phát ở Việt Nam là đòi quyền lợi lương bổng, phúc lợi và chế độ làm việc của người lao động. Hầu như sau các cuộc đình công tự phát và bị coi là trái pháp luật, hầu hết giới chủ doanh nghiệp đều phải đáp ứng toàn phần hoặc một phần yêu sách của người lao động.

Các cuộc đình công bị coi là trái pháp luật vì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên không đứng ra lãnh đạo và tổ chức đình công. Đây là điều kiện bắt buộc ghi trong các Bộ Luật Lao động 2006 và được sửa đổi trong Bộ Luật Lao động 2012. Như vậy Việt Nam có luật pháp về đình công, tuy nhiên Tổng Liên đoàn Lao Động và hệ thống trực thuộc là tổ chức độc quyền chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và Nhà nước. Một điểm đáng chú ý là tất cả cán bộ công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp trả lương. Luật sư Lê Văn Luân từ Hà Nội phân tích vấn đề này:

“Một người được sinh ra và trả lương bởi một ông chủ mà đứng ra bảo vệ người đối nghịch, thì đó chính là mâu thuẫn từ trước đến nay chưa giải quyết được. Cho nên tính độc lập của tổ chức công đoàn để bảo vệ người lao động hầu như không có.

Một người được sinh ra và trả lương bởi một ông chủ mà đứng ra bảo vệ người đối nghịch, thì đó chính là mâu thuẫn từ trước đến nay chưa giải quyết được.
– Luật sư Lê Văn Luân 

 Khi không phát huy được vai trò của công đoàn thì đương nhiên người lao động khi bị xâm phạm đến quyền lợi của mình, cho rằng là như thế, thì chắc chắn họ phải tự mình chứ không thể nhờ công đoàn được…với TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương nếu Việt Nam gia nhập thì có yêu cầu tổ chức công đoàn độc lập.

Đây chính là điểm cực kỳ tiến bộ, phù hợp nhất đối với việc điều chỉnh liên quan đến công đoàn, khắc phục điểm yếu của nó, đó là phải độc lập với người sử dụng lao động, không do người sử dụng lao động trả lương hoặc lập ra mà do trực tiếp người lao động…hoặc phải là tổ chức công đoàn được thành lập hợp pháp theo luật Việt Nam, có được quyền bảo vệ tính độc lập với doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố quyết định đến phát triển.”

Báo chí Việt Nam trong đó có Tuổi Trẻ Online và Dân Trí Online ngày 23/8 đưa tin, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đề nghị Liên đoàn Lao động TP.HCM mạnh dạn tổ chức cho cán bộ công đoàn lãnh đạo công nhân đình công theo luật, nếu việc này đem lại kết quả tốt cho người lao động. Ông Đinh La Thăng đã nói như thế khi thăm Khu Chế xuất Tân Thuận hôm 23/8/2016 và được giới chức Liên đoàn Lao động TP.HCM xác định rằng, từ trước tới nay công đoàn chưa bao giờ tổ chức đình công để tranh đấu cho người lao động.

Ông Đinh La Thăng là Ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên phê phán vai trò không hiệu quả của tổ chức công đoàn, khi mà công nhân những người là thành viên công đoàn lại không coi cán bộ công đoàn là thủ lĩnh của họ.

Trao đổi với chúng tôi, LS Lê văn Luân nhận định rằng tư tưởng của ông Thăng không phải là mới mà chỉ phù hợp với xu hướng Việt Nam hội nhập quốc tế, tham gia TPP Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương. LS Lê Văn Luân tiếp lời:

“ … Trong một môi trường có một tổ chức công đoàn khác và độc lập, anh muốn cạnh tranh được thì cũng phải thể hiện được vai trò của mình trong vấn đề bảo đảm quyền lợi người lao động. Ông Thăng đề cập vấn đề đó cũng là một bước cực kỳ mạnh dạn đối với thứ người ta coi là hoàn toàn nhạy cảm và rất khó để thực hiện. Tôi thấy đây là bước đầu tiên dọn đường cho việc ở cơ sở….”

Quyền tự do lập hội

000_Hkg10243599.jpg-400.jpg

Công ty may 10 ở ngoại ô Hà Nội hôm 20/10/2015. AFP photo

Công đoàn độc lập và sự liên kết giữa các tổ chức công đoàn là điều chưa hề có ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chìa khóa của vấn đề là quyền tự do lập hội. Quyền này tuy được ghi trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam, nhưng chưa bao giờ có luật để thi hành. Dự luật Lập hội vẫn cứ ì ạch ở Quốc hội từ khóa trước sang khóa sau. Luật sư Lê Văn Luân nhận định:

“ …Chưa có Luật Lập hội thì đúng là một vấn đề vướng mắc, tất nhiên khi tham gia TPP Nhà nước có nói rằng sẽ phải thay đổi một loạt các văn bản luật để tương thích với vấn đề công đoàn độc lập, vấn đề liên quan đến lao động ở trong TPP. Tôi tin rằng sớm muộn cũng phải ban hành, phải đặt lên bàn dự thảo Luật Lập hội, khi đó mới bảo đàm quyền thành lập công đoàn độc lập theo TPP…”

Tôi tin rằng sớm muộn cũng phải ban hành, phải đặt lên bàn dự thảo Luật Lập hội, khi đó mới bảo đàm quyền thành lập công đoàn độc lập theo TPP…
– Luật sư Lê Văn Luân 

 Trong dịp trả lời chúng tôi, Phó Giáo sư Ngô Trí Long hiện sống và làm việc ở Hà Nội tỏ vẻ băn khoăn về khả năng tiến tới tự do nghiệp đoàn ở Việt Nam:

“Triết lý chính trị cũng như quan điểm của họ chưa thay đổi thì tôi nghĩ vấn đề này khó thay đổi lắm. Thực chất đó là vấn đề tối tế nhị, một mặt đây là vấn đề nhạy cảm, vấn đề nóng và bức xúc hiện nay mà người ta đang quan tâm. Nhưng để triển khai và thực hiện được những vấn đề đó, tôi nghĩ là còn phải chờ đợi một quá trình không phải là đơn giản…”

Hiến pháp hiện hành của Việt Nam minh thị những quyền cơ bản của công dân như lập hội, biểu tình, hội họp, dù nhà nước cộng sản trì hoãn ban hành những bộ luật về vấn đề này. Tuy vậy với xu hướng hội nhập để phát triển, giới học giả cho rằng đã tới giai đoạn mà Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam phải chấp nhận hé mở cánh cửa hẹp về dân chủ hóa, ít nhất là vấn đề quyền lựa chọn nghiệp đoàn ở cơ sở.

Đề nghị của ông Đinh La Thăng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM về việc Công đoàn phải gánh vác trách nhiệm của mình, đứng ra lãnh đạo và tổ chức đình công tranh đấu cho quyền lợi của công nhân, được giới quan sát xem như một sự chuẩn bị cho tương lai đó.

Fulbright có đi cùng với Mác và Lê Nin?

Fulbright có đi cùng với Mác và Lê Nin?

Kính Hòa, RFA
2016-08-22

fulbright-vietnam-622.jpg

Ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành uỷ TP HCM trao giấy chứng nhận thành lập Đại học Fulbright Việt Nam cho ông Thomas Vallely, Chủ tịch Quỹ TUIV, Giám đốc Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard hôm 11/7/2015.

Photo: RFA

Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin?

00:00/00:00

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam.

Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác.

Môn học bắt buộc ở VN

Tiến sĩ Nguyễn Khoa Văn, dạy đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết là trong tất cả các chương tình đại học Việt Nam, dù là của nhà nước hay tư thục đều có một phần quan trọng chiến đến khoảng 25% thời gian học để học các môn có liên quan đến chính trị. Đó là các môn học triết học Mác Lê Nin, Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, kinh tế chính trị học Mác Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Riêng trong ngành  kinh tế thì môn kinh tế chính trị Mác Lê Nin chiếm đến 90 giờ học bắt buộc.

Vì lý do đó, Tiến sĩ Văn nói rằng nếu Đại học Fulbright từ chối sự bắt buộc, cũng là điều dễ hiểu, vì nó sẽ không phù hợp với chương trình của họ, cũng như tất cả các chương trình giảng dạy về kinh tế trên thế giới.

Ông nói tiếp về các môn tự chọn và bắt buộc liên quan đến triết học trong chương trình mà ông tham gia giảng dạy:

“Chương trình giảng dạy của đại học Việt Nam mình có hai môn thuộc về triết học, thứ nhất là môn lịch sử triết học, thì họ chỉ bố trí là hai học phần, 30 tiết tức là có hai tín chỉ thôi. Nhưng mà cái môn triết học Mác Lê Nin thì đến 4 tín chỉ, tức là 60 tiết. Môn lịch sử triết học là môn nhiệm ý, tự chọn, còn môn triết học Mác Lê Nin là bắt buộc, đối với các nhóm ngành kinh tế sau đại học.”

Tự do học thuật không đòi hỏi chúng ta lấy một chủ nghĩa nào làm kim chỉ nam cho tư tưởng cả.

LS Lê Công Định, TP.HCM

Có Mác Lê hay không Mác Lê?

Luật sư Lê Công Định, người từng là học giả của chương trình Fulbright nói quan điểm của ông về việc có nên giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê trong trường Đại học hay không:

“Tôi nghĩ là nếu Đại học Fulbright có một môn về triết học, thì chủ nghĩa Mác Lê Nin cũng có thể được nghiên cứu một cách không bắt buộc, trong những chương trình nghiên cứu triết học nói chung, bởi vì triết học Mác cũng là một triết học quan trọng mà những sinh viên nghiên cứu về triết cũng nên tìm hiểu.

Nhưng tôi nghĩ là chủ nghĩa Mác Lê Nin, hay triết học Mác không nên là một môn bắt buộc cho các đại học Việt Nam, bởi vì tự do học thuật không đòi hỏi chúng ta lấy một chủ nghĩa nào làm kim chỉ nam cho tư tưởng cả. Cho nên nếu là vì tự do học thuật, vì đại học Fulbright có môn triết thì tôi nghĩ là nên, còn bắt buộc thì tôi nghĩ là không nên.”

000_Hkg7558021.jpg

Một giảng viên Đại học lâu năm xin giấu tên tại thành phố Hồ Chí Minh cũng chia sẻ quan điểm này của luật sư Lê Công Định. Qua liên lạc email với chúng tôi, bà nói rằng:

“Theo mình, có dạy, mà dạy đúng (ít nhứt là làm rõ vai trò lịch sử của nó vào thời điểm nó ra đời, người học sẽ tự biết tìm hiểu “diễn biến” về sau) thì sẽ tốt hơn là “không dạy.”

Học thuyết lỗi thời

Nhưng có những ý kiến khác cho rằng môn triết học Mác Lê Nin là vô ích không nên đưa vào chương trình giảng dạy. Ông Phạm Tuấn Kiệt  tốt nghiệp đại học ngành dược tại Thành phố Hồ Chí Minh trả lời qua tin nhắn với chúng tôi rằng Mác Lê Nin là loại học thuyết lỗi thời, và nếu Đại học Fulbright không chấp nhận nó là vì không chấp nhận một nền giáo dục có tính định hướng.

Ông Nguyễn Khoa Văn cũng theo quan điểm này, ít nhất là trong các chương trình giảng dạy mà ông tham gia có liên quan đến lĩnh vực kinh tế:

“Theo tôi thì tôi sẽ không chọn cái môn đó làm nhiệm ý hay bắt buộc gì cả trong cái chương trình học của mình, nếu tôi là người soạn chương trình cho Đại học Fulbright, vì môn đó chẳng giúp ích gì cho học viên cả.”

Tôi sẽ không chọn cái môn đó làm nhiệm ý hay bắt buộc gì cả trong cái chương trình học của mình, nếu tôi là người soạn chương trình choĐại học Fulbright, vì môn đó chẳng giúp ích gì cho học viên cả.

TS Nguyễn Khoa Văn, Đại học kinh tế TP.HCM

Ông Văn nói thêm là từ khi ở Việt Nam bắt đầu cho phép giảng dạy ngành quản trị kinh doanh vào năm 1997, trong gần 20 năm qua các sinh viên phải tốn đến 1 năm học trong chương trình học bốn năm của mình cho các môn có liên quan về chính trị là quá nhiều.

Luật sư Lê Công Định thì đưa ra nhận xét rằng chương trình giảng dạy đại học tại Việt Nam đã có nhiều sự cởi mở trong thời gian qua khi cho phép giảng dạy về các loại triết học, tư tưởng khác ngoài chủ nghĩa Mác Lê Nin, nhưng khi được hỏi liệu trong tương lai Việt Nam sẽ cho phép sinh viên của mình học môn chủ nghĩa Mác Lê Nin như một sự tự chọn chứ không bắt buộc hay không, Luật sư Định nói:

“Nhưng bảo rằng là để không dạy môn chủ nghĩa Mác Lenin như là một môn bắt buộc nữa, thì tôi nghĩ rất là khó vì người ta vẫn xem chủ nghĩa Mác Lê Nin là kim chỉ nam, là căn bản tư tưởng của chế độ này thì khó mà không bắt buộc được.”

Fulbright và Việt Nam

Vào tháng năm năm nay, sau khi Việt Nam công bố chính thức việc thành lập đại học Fulbright tại Việt Nam, một nguồn tin trong ngành giáo dục Việt Nam có nói với chúng tôi rằng câu chuyện có bắt buộc giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin hay không là một điểm quan trọng trong việc thương lượng giữa Fulbright và các giới chức Việt Nam.

Sau khi có tin nói rằng trường Fulbright từ chối việc giảng dạy chính trị Mác Lê Nin trong chương trình của mình, một nguồn tin trong giới báo chí Việt nam cho chúng tôi biết rằng việc bắt buộc học chủ nghĩa Mác Lê Nin hay không vẫn đang được thương lượng.

Chúng tôi đã liên lạc với hai người trong ban đại diện của đại học Fulbright tại Việt nam để xác định tin này thì một người không trả lời, còn người kia thì bảo rằng rất tiếc không thể trả lời về việc đó.

Người dân Vĩnh Tân đấu tranh vì lẽ phải

Người dân Vĩnh Tân đấu tranh vì lẽ phải

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-08-22

ttvn-082216.jpg

Công an và dân phòng bao vây chợ.jpg

 RFA

03:18/07:23

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Đe dọa, dùng bạo lực tinh thần, cho dân phòng mang liềm cắt lúa, công an mang dùi cui đến đứng trước cổng chợ, bao vây chợ, dồn tiểu thương vào một góc… Đó là những gì mà nhà cầm quyền xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã sử dụng nhằm trấn áp, xua đuổi bà con tiểu thương ra khỏi khu chợ Vĩnh Tân trong lúc bà con đang đấu tranh để yêu cầu nhà cầm quyền phải xử sự công bằng, hợp tình hợp lý trên mảnh đất vốn dĩ là tư hữu của bà con tiểu thương nơi đây.

Một khu chợ đặc biệt

Có thể nói rằng chợ Vĩnh Tân là một khu chợ đặc biệt so với hàng ngàn khu chợ trên đất nước hình chữ S này. Vì hầu hết các khu chợ tại Việt Nam đều là chợ xây dựng hoặc hình thành trên đất công, đất của toàn dân do nhà nước quản lý và người dân sau quá trình buôn bán tự phát thành chợ hoặc do qui hoạch của chính quyền địa phương mà thành chợ.

Ngược lại, chợ Vĩnh Tân vốn dĩ là một khu chợ hình thành trên đất của người dân. Nghĩa là trước đây, khi ủy ban nhân dân xã Vĩnh Tân xây dựng trụ sở ủy ban, qui hoạch xây dựng rơi vào khu dân cư, xã đã thương lượng với người dân để hoán đổi đất, lấy mặt bằng xây dựng trụ sở ủy ban nhân dân xã cùng một số công trình công cộng khác. Bà con phải rời đất cũ, đến nơi ở mới theo thỏa thuận hoán đổi đất. Nơi ở mới đó chính là khu chợ Vĩnh Tân mà bà con tiểu thương đang đấu tranh kêu gọi công bằng hiện nay.

Đất của tôi là đất hoán đổi. Hồi xưa họ lấy đất của tôi để làm ủy ban xã, trạm xá… rồi đổi đất này của tôi. Hồi đó đất đổi với đất chứ chưa có tiền bạc gì cả.
– Bà Hùng, một chủ đất trong chợ Vĩnh Tân

 

Xác nhận vấn đề hoán đổi đất cũng như chủ quyền sử dụng đất, Bà Hùng, một chủ đất trong khu chợ Vĩnh Tân chia sẻ:

“Đất của tôi là đất hoán đổi. Hồi xưa họ lấy đất của tôi để làm ủy ban xã, trạm xá… rồi đổi đất này của tôi. Hồi đó đất đổi với đất chứ chưa có tiền bạc gì cả. Trước đây tôi có sổ đỏ, nhưng khi đổi xong nó chỉ mới đưa cho cô cái biên nhận thôi. Mà giờ nó vẫn chưa chịu cấp sổ đỏ mới. Sổ đỏ cũ (trên nền trụ sở ủy ban) giờ tôi giữ mà!”

Bà Hùng cho biết thêm là hầu hết các sạp hàng trong chợ Vĩnh Tân đều tự phát, nghĩa là ban đầu chỉ có một số quầy bán hàng tập trung trước nhà của một số người trong khu dân cư mới. Sau đó, do thuận tiện về mua bán và nhu cầu mua tăng cao, các gian hàng tiếp tục mọc lên. Những chủ gian hàng này thương lượng với chủ đất để mua đất xây dựng sạp, quầy. Bởi đây là đất tư hữu sau khi hoán đổi của những gia đình có đất gốc đang nằm dưới nền trụ sở ủy ban nhân dân xã.

Xét về bản chất, chợ Vĩnh Tân có thể được xem là khu thương mại tự phát của các gia đình và nó hoàn toàn không phải là khu chợ công cộng do nhà nước thiết lập và xây dựng. Chính vì vậy, khi yêu cầu dời về khu chợ mới, nhà nước phải đền bù, giải tỏa khu chợ theo diện đền bù đất xây dựng như bất kì dự án đền bù giải tỏa trên đất của người dân.

Rất tiếc là nhà cầm quyền xã Vĩnh Tân đã không đền bù theo tinh thần đó mà chỉ hỗ trợ quá trình di chuyển chợ với mức giá dao động từ 25 triệu đồng đến 27 triệu đồng trên mỗi sạp hàng rồi sau đó sung đất vào công quỹ. Mặc dù bà con tiểu thương chưa đồng ý nhưng nhà cầm quyền đã cho người đo đạt, chia lô và đã có dự án mới trên mảnh đất này.

Cần tiếng nói của công bằng, lẽ phải

Một chủ đất khác chia sẻ:

“Ngày 18 tháng 8 vừa rồi thì dân căng băng rôn, bên chính quyền cho người mang dao, cứ đến tới đến lui là bình thường. Giấy tờ trước đây của mình có, nó đổi xong thì nó chưa chịu cấp sổ đỏ cho mình, cả mười mấy năm rồi cũng chưa có sổ. Giờ nó phân lô bán cho người ta rồi!”.

Ông này cho biết thêm là đã nhiều lần, bà con tiểu thương ra tận Hà Nội, đệ đơn lên Thanh tra Chính Phủ nhưng sau khi thanh tra Chính phủ nhận đơn, thay vì trả lời kết quả thanh tra trong vòng 10 ngày theo luật định thì họ lại để kéo dài gần hai năm sau mới trả lời. Trong thời gian bà con chờ đợi kết quả thanh tra Chính phủ, hàng trăm thứ nhũng nhiễu do nhà cầm quyền địa phương gây ra khiến bà con mất ăn mất ngủ. Và kết quả thanh tra cũng hoàn toàn không đúng với sự thật, nếu không muốn nói là Thanh tra Chính phủ đã vi phạm điều Khoản 2, Điều 39 Luật Thanh tra năm 2010 về thời hạn trả kết luận thanh tra.

ttvn-082216-400.jpg

Trước chợ Vĩnh Tân, Vĩnh Cửu, Đồng Nai, ngày 18 tháng 8 năm 2016. RFA

 Một tiểu thương trong chợ Vĩnh Tân, tên Mầu, cũng là chủ đất của sạp hàng mà chị đã mua lại của một người bà con, chia sẻ:

Hôm 18 mình căng băng rôn phản đối thì công an và dân phòng cầm liềm và dùi cui xuống trấn áp mình. Nó bắt mình xuống chợ mới mà trong khi đó nó chưa có bồi thường cho mình, giá đền bù thì quá rẻ. Nhưng mà họ vẫn cứ lấy, xô đẩy và giật băng rôn, đã có va chạm nhẹ giữa dân và dân phòng, công an. Và họ thấy bà con cương quyết thì tạm rút lui. Mà khu chợ mới thì không thể bán được. Mặc dù chưa đền bù nhưng họ đã có dự án ngay trên đất của mình rồi. Đất này trước đây hoán đổi diện tích chứ không phải là đất công, đất tư hữu!”

Hiện tại, đời sống của bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân ngày càng sa sút bởi việc mua bán không còn thông suốt như trước đây, hằng ngày bà con phải lo đối phó với các lực lượng do nhà nước phái tới. Trong khi đó, yêu cầu của bà con tiểu thương là phải sòng phẳng, phải đền bù đúng theo những gì pháp luật qui định và phải bố trí chợ mới hợp lý, không thể đưa khu chợ vào ngõ cụt, đi lại khó khăn, mua bán bất tiện.

Về vấn đề khu chợ mới như thế nào, chị Mầu cho biết:

“Chợ mới là ngõ cụt, phía trước là nhà máy ciment Hà Tiên, phía sau là nghĩa trang. Xây mười năm rồi, xuống cấp rồi. Mình cùng từng xuống bán thử nhưng không bán được gì cả. Nó ở ngõ cụt thì làm ăn được gì đâu!”

Chị Mầu cho chúng tôi biết là hiện nay, bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân vẫn tiếp tục đấu tranh đòi công bằng cho bản thân và cho cộng đồng. Phương thức đấu tranh của bà con là treo băng rôn, biểu ngữ để bày tỏ nguyện vọng và yêu cầu nhà cầm quyền phải chú ý đến quyền lợi chính đáng của người dân. Tinh thần đấu tranh của bà con tiểu thương là tuyệt đối không gây bạo động.

Tuy nhiên, có vẻ như phía nhà cầm quyền vẫn tiếp tục tạo ra những căng thẳng không đáng có và bỏ qua mọi tiếng kêu về công bằng, lẽ phải của bà con tiểu thương. Họ đã nhiều lần huy động lực lượng trấn áp đến đây. Và theo tiết lộ của một người làm trong ngành công an tỉnh Đồng Nai thì sắp tới đây sẽ có một cuộc trấn áp rất mạnh tay nhằm trục bà con tiểu thương ra khỏi chợ Vĩnh Tân.

Hiện nay, bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đang gặp rất nhiều khó khăn và bất lợi. Tiếng nói kêu gọi công bằng và lẽ phải của bà con tiểu thương Vĩnh Tân rất cần sự hiệp thông của cộng đồng và những ai tôn trọng công bằng, lẽ phải!

“THỜI ĐẠI TÔI ĐANG SỐNG

” Ngỡ các đấng NAM NHI đang mặc Váy thay quần”
Nhẹ nhàng sao mà đau thế!!!

“THỜI ĐẠI TÔI ĐANG SỐNG

Thời đại tôi đang sống
Trẻ con học chữ cái không bắt đầu bằng chữ a
Tiếng gọi đầu tiên không phải là bà
và trên vai đã chất chồng khoản nợ

Thời đại tôi đang sống
Cứ mở mắt là thấy mình khó ở
Tháng tư vấn vương hoa sữa
Đông sang vẫn nóng như hè

Trẻ con không đón hè bằng những tiếng ve
mà bằng iphon, ipad
Thức ăn ngập tràn các market
Nhưng nuốt vào mồm là ngập hoá chất dư thừa

Thời đại bây giờ ai cũng như lừa
Chỉ biết phận mình, thản nhiên bịt tai còn mặc đâu thiên hạ
Vào trang các hót gơn hót boi like còm tung lả tả
Chuyện xã hội đau nhưng nhức lại im lìm

Thời đại bây giờ con người sống thiếu hẳn trái tim
Mượn gió bẻ măng, gắp lửa bỏ tay người đâu ra mà nhiều thế
Thượng tầng nát bươm hạ tầng lẽ nào không thể
Ngỡ các đấng nam nhi đang mặc váy thay quần

Xã hội bây giờ người chế tạo máy bay lại là nông dân
Ông tiến sĩ cất bằng đi nuôi lợn
Người hiền lành luôn thua người bặm trợn
Chân thực ngủ vùi cho xảo trá lên ngôi

Thời đại bây giờ thủ khoa là con hộ đói mà thôi
Nhưng tuổi trẻ tài cao đương nhiên là con sếp
Bài thơ thần ngàn đời bất diệt
Bỗng đâu tan vì cái mới lên ngồi

Thời đại bây giờ thiên hạ um xùm vì mất một con ruồi
Con voi lọt qua lỗ kim thì thản nhiên công nhận
Lấy hoạt động từ thiện nuôi thân còn mang lòng thù hận
Rắp tâm gieo tiếng ác cho người

Thời đại gì mà thương cái thân tôi
Bao chuyện trái ngang cứ vờ như không biết
Tai vẫn tinh mà như bị điếc
Miễn sao không vơi cơm vơi gạo nhà mình

Có những lúc trách mình rồi lại tự phân minh
Phận mình đàn bà biêt sinh con nuôi con là đủ
Những thứ lớn lao mang tầm vũ trụ
Xin nhường cho cánh đàn ông…

Đã thế rồi mà nhiều khi vẫn thấy lông bông
Ngơ ngác trước “Bụi Chương Mỹ, đĩ Đồ Sơn”
có khả năng trở nên thành ngữ
Niềm tin lung lay trước một xã hội hèn, mình cũng hèn đủ thứ
Dạy con thế nào đây trước bộn bề sóng gió cuộc đời

Tự thấy mình như kẻ dở hơi
Dẫu không còn trẻ vẫn muốn sinh thêm đứa nữa
Lại lo lúc ra đời trán con in dòng chữ
“Nợ ngân sách” mẹ ơi!!!”

NGUYỄN THỊ THANH YẾN

Image may contain: 1 person , outdoor

Tòa nhà hình trái bắp: tại sao phải bỏ?

 Tòa nhà hình trái bắp: tại sao phải bỏ?

Mặc Lâm, BTV Ban Việt ngữ RFA

63ab076739.jpg

Trung tâm hành chính Đà Nẵng, thường được gọi là tòa nhà “trái bắp” (bên trái).

 Internet photo

03:35/07:40

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Tòa nhà hình trái bắp của Đà Nẵng từng một thời được ca ngợi là biểu tượng của một công trình tiên tiến cần được nhân rộng bỗng nhiên bị lên án là thiếu không khí tươi không thể chịu nổi vì ngộp thở và cái nóng bên trong. Từ đó Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố đòi bỏ tòa nhà để di dời sang một điểm khác.

Bỏ hay không bỏ?

Tòa nhà Trung tâm Hành chính của TP Đà Nẵng được khánh thành và đưa vào sử dụng vào ngày 8 tháng 9 năm 2014, với thiết kế hình dạng ngọn hải đăng, nhưng báo chí quen gọi là “trái bắp” hơn, cao 37 tầng nằm trên khu đất rộng hơn 23.000 m2, là nơi làm việc của 1.600 cán bộ, công chức thành phố và khoảng 600 lượt người dân đến xin đơn thư mỗi ngày.

Phát biểu tại lễ khánh thành vào năm 2014, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ông Văn Hữu Chiến khẳng định tòa nhà này được xem là một trong những tòa nhà thông minh hàng đầu Việt Nam về hệ thống công nghệ điều khiển và quản lý vận hành.

Công trình có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, được bao quanh bởi hệ vách kính khung nhôm với tổng diện tích kính hơn 21 ngàn m2.

Nếu các ông không ngồi được thì kéo nhau ra vỉa hè mà ngồi chứ tiền thuế của dân 2.000 tỷ đâu phải để lo cho chuyện hít thở của mấy ông ngồi trong đó?
– Nhà báo Trương Duy Nhất 

 Tuy bề thế và hiện đại như vậy nhưng “trái bắp” bị lên án là thiếu không khí để thở cho nhân viên làm việc bên trong. Bên cạnh đó là việc tiêu tốn năng lượng lên tới mức không thể chịu nổi đã khiến cho ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư thành ủy trong kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân thành phố Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 8 xác nhận rằng thành phố có chủ trương di dời tòa nhà này nhưng địa điểm và phương án vẫn chưa công bố.

Tuy nhiên một số cán bộ nhân viên làm việc trong tòa nhà không đồng ý với xác định của ông Bí thư thành ủy bởi họ vẫn cảm thấy bình thường như hai năm vừa qua.

Là một công dân của thành phố và cũng là một nhà báo kỳ cựu, ông Trương Duy Nhất cho biết nhận xét của mình:

“Trong hơn 1.000 công chức, người thì bảo thiếu không khí nhưng cũng có người bảo không. Nguyên nhân không biết ra sao mà người ta lại có ý định di dời. Bây giờ người ta bàn tán đủ điều vì không biết tại sao. Hôm qua thành phố chính thức đưa một thông cáo báo chí bảo rằng việc đó là việc lâu dài, hiện tại thành phố chưa có chủ trương đó.

Ngày hôm trước nói một đường ngày hôm sau nói một nẻo. Trước đây tại cuộc họp của Hội đồng Nhân dân thành phố đưa ra chất vấn thì cả bí thư và phó chủ tịch thành phố đều nói việc này có trong chủ trương của thành ủy rồi, có chủ trương di dời rồi, bây giờ khi trả lời báo chí loạn lên như thế và cuối cùng thì bảo rằng chưa bàn đến chuyện đó!”

Nhận xét về khả năng nóng bức do thiết kế bên ngoài tòa nhà toàn bằng kính, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho biết sự sai lầm khi chọn kính bao chung quanh mà không có biện pháp xử lý thích hợp cho hoàn cảnh khí hậu của Việt Nam:

“Ở các nước có khí hậu ôn đới thì nó thiếu nắng nên trong kiến trúc người ta có những tòa nhà có thể nói toàn bằng kính hết để nó thu năng lượng mặt trời và ánh sáng, như vậy lối kiến trúc ấy nó rất phù hợp.

20160815110312.jpg

Quá trình thi công tòa thị chính Đà Nẵng. Courtesy of vietnamnet.vn

Thời gian một hai chục năm gần đây Việt Nam mình có phong trào người ta muốn bắt chước nước ngoài làm rất nhiều công trình bằng kính. Về mặt kiến trúc mình thấy nó không phù hợp lắm với khí hậu của Việt Nam bởi xứ mình là xứ nhiệt đới, nhiệt độ nắng rất cao tuy mình có thể sử dụng kính nhưng phải có những kết cấu che chắn nắng như vậy nó điều tiết được lượng ánh sáng và lượng nhiệt nên tiết kiệm được năng lượng chứ còn làm một cái nhà toàn kính nó sẽ tốn rất nhiều tiền điện để điều hòa không khí”

Bên cạnh đó, nhiều kiến trúc sư đưa ra nhận xét trên thế giới công trình hành chính ít khi tổ chức theo khối tròn vì nó sẽ tập trung quá nhiều người, không thoáng khí. Tòa nhà giống như một trung tâm thương mại, cần vẻ hào nhoáng bên ngoài dù có chi phí đắt đỏ trong lúc vận hành thì chủ nhân sẽ thu lại từ tiền thuê mặt bằng bên trong để thanh toán. Khi một tòa nhà với chức năng hành chánh là chính thì chi phí vận hành phải tính toán chi tiết và không thể vung tay quá trán như UBND thành phố Đà Nẵng vẫn quen làm bấy lâu nay.

Nhà báo Trương Duy Nhất bức xúc vì những thay đổi có tính bất cần sự quan tâm của người dân như từ trước tới nay UBND thành phố vẫn làm:

“Bao nhiêu công trình của Pháp được xây hàng thế kỷ nay rồi nhưng có vấn đề gì đâu? Bây giờ cái công trình hiện đại gì mà chưa tới hai năm đã bảo công năng sử dụng bất ổn, không khí không đủ phải chuyển đi, đòi xây một trụ sở khác bằng tiền thuế của dân trên 2.000 tỷ để lo chỗ ngồi và chuyện hít thở của quan chức! Nếu các ông không ngồi được thì kéo nhau ra vỉa hè mà ngồi chứ tiền thuế của dân 2.000 tỷ đâu phải để lo cho chuyện hít thở của mấy ông ngồi trong đó?

Tư duy quan chức tệ ở chỗ chỉ tư duy cho lợi lộc của mình, thậm chí cho chuyện hít thở cho dễ chịu chứ còn chuyện hít thở của người dân ra sao, họ sống thế nào người ta chẳng lo. Dân không có cái ăn, thở thế nào khi bao nhiêu môi trường cá như thế mà bây giờ lại lo chỗ ngồi cho mấy ông, ngồi máy lạnh sướng thế trong khi dân ngoài này không khí đâu người ta thở?”

Giải pháp

Câu hỏi báo chí đặt ra tại sao không quy trách nhiệm cho chủ đầu tư hay nhà thầu về thiết kế không đảm bảo cho người sử dụng, TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ xây dựng cho biết:

“Nhà thầu nếu họ làm đúng như thiết kế, mà thiết kế thì chủ đầu tư đã chấp nhận rồi thì họ chả có trách nhiệm gì trong việc cải tạo. Bây giờ muốn họ cải tạo sửa chữa thì mình phải bỏ tiền, mọi việc phải theo hợp đồng.”

Giải pháp bán tòa nhà để xây một khu khác cho trung tâm hành chánh cũng được đưa ra nhưng xem ra có vẻ không thích hợp nhất là đối với dư luận quần chúng. TS Phạm Sỹ Liêm chia sẻ:

Hiện nay có cải tạo thêm cho tốt hơn là tiện nhất và đỡ được tai tiếng cho chính quyền vì đã không đưa ra được một quyết định thích hợp lắm.
– TS Phạm Sỹ Liêm

 “Nếu bán mà có người mua với cái giá phải chăng thì có lẽ cũng tốt thôi nhưng sợ không ai mua bởi vì cái giá của nó đã đắt rồi bây giờ mua về lại phải cải tạo nữa. Còn bán mà bán lỗ thì nhân dân người ta sẽ không bằng lòng. Cho nên tôi nghĩ cách thích đáng nhất vẫn là phải cải tạo thôi còn những chuyện khác phải tính sau. Thực ra về mặt kỹ thuật cũng có thể làm được chứ không phải hoàn toàn không làm được. Hiện nay có cải tạo thêm cho tốt hơn là tiện nhất và đỡ được tai tiếng cho chính quyền vì đã không đưa ra được một quyết định thích hợp lắm.”

Câu hỏi đặt ra cho giải pháp cải tạo tòa nhà có thể làm được hay không, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho biết:

“Công trình này mình có thể cải tạo chứ không bỏ đi được. Bây giờ mình đã lỡ làm như vậy rồi thì mình vẫn có thể cải tạo nó bằng cách thêm một số kết cấu chắn nắng phù hợp. Tính toán lại một số cửa có thể mở để thu không khí tự nhiên còn một số khác theo phương pháp nhân tạo. Nói chung là mình cải tạo lại theo lối kiến trúc xanh, mà xanh từ trong ra ngoài có nghĩa là công trình này nó không tiêu tốn năng lượng nhiều, mặt khác nó không làm tản ánh nắng ra chung quanh làm nóng khu vực, cũng không làm lóa mắt cho người đi xe.”

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn thì Đà Nẵng cần cải tạo công trình này trước mắt là phục vụ cho người sử dụng ở trong công trình và nó cũng tốt cho tổng thể chung quanh. Một thời gian sau nếu Đà Nẵng phát triển lên thành một đại đô thị như Sài Gòn hay Hà Nội lúc đó có khi khu vực này trở nên quá nhỏ với quy mô trung tâm hành chính, lúc ấy thì đặt vấn đề dời đi sẽ phù hợp hơn.

Trong khi chờ đợi một quyết định chính thức cho công trình “trái bắp” người dân vẫn râm ran bàn tán về những việc đang xảy ra, chẳng hạn tiền điện phải trả hằng tháng là 1 tỷ hay 10 tỷ? Người làm việc bên trong có bị khó thở thật sự hay không? Và nhất là số tiền sắp tới mà Đà Nẵng sẽ lấy ra để thực hiện công trình “trái bắp” thứ hai sẽ lấy từ nguồn nào trong khi tiền thuế của người dân đã lên tới mức giới hạn.