Mùa biển chết, ngư dân sang Lào vất vả mưu sinh

Mùa biển chết, ngư dân sang Lào vất vả mưu sinh

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2016-08-28

ngudan-622.jpg

Do biển bị nhiễm độc, ngư dân phủ bạt ghe thuyền, nằm bờ không ra khơi. Hình chụp hôm 21/08/2016 tại thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

RFA photo

02:59/07:10

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Tình trạng biển nhiễm độc ở 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra, đã khiến cho những người sống bám biển ở khu vực trên lâm vào cảnh lao đao vì không có việc làm. Rất nhiều người đã phải tìm đường sang Lào để kiếm kế mưu sinh.

Cuộc sống hiện tại của họ ra sao, gặp những khó khăn nào và họ có mong ước gì?

Nguyên nhân

Hậu quả của việc Formosa Hà Tĩnh xả chất độc gây ô nhiễm vùng biển thuộc 4 tỉnh miền Trung đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của những người dân vốn sống bám vào biển. Do tàu thuyền đánh cá phải nằm trên bờ trong nhiều tháng qua, đã khiến hầu hết những người dân ở khu vực này đã lâm vào cảnh không nghề và phải đi làm thuê để kiếm sống.

Theo báo chí trong nước cho biết, hiện tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa thiên – Huế, có đến 60-70% ngư dân làm nghề đánh bắt gần bờ. Do ảnh hưởng của biển bị nhiễm độc, nên hầu hết ngư dân phải ngừng đánh bắt và phải đi làm thuê đủ nghề để kiếm sống.

Giờ người ở quê đi hết vì quê hương không có việc gì làm hết. Tiền không có, ở quê không có việc làm, biển thì chết, cá bán không có ai mua. Như tôi thì đi Lào tìm việc làm.
– Anh Thành

 Anh Thành, một người từng làm nghề đi biển ở Huế cho biết, biển độc và cá chết là một thảm họa đã ập xuống đầu các gia đình đang sống bám vào biển như gia đình anh. Theo anh, hiện tại người dân ở 4 tỉnh miền Trung hầu hết đã phải bỏ quê quán để đi làm thuê ở mọi nơi. Từ thủ đô Viêng Chăn, nước Lào anh nói với chúng tôi:

“Từ ngày biển chết đến giờ, có nhiều người phải qua đây, có nhiều người vào Sài Gòn, qua Mã Lai… Giờ người ở quê đi hết vì quê hương không có việc gì làm hết. Tiền không có, ở quê không có việc làm, biển thì chết, cá bán không có ai mua. Như tôi thì đi Lào tìm việc làm.”

Ông Sang, một người dân sống bằng nghề đi biển ở Hà Tĩnh cho biết, gia đình ông chỉ biết dựa vào nghề đi biển để kiếm sống. Từ khi biển chết ông và các con không dám đi biển nữa, vì đánh cá về cũng không có ai mua, bởi người dân bây giờ không dám ăn cá biển nữa. Do vậy, mấy đứa con  của ông cũng phải đi xa làm thuê để kiếm sống. Ông tiếp lời:

“Bây giờ biển chết thì cũng phải kiếm chỗ làm thuê làm mướn gì đấy để người ta kiếm sống qua ngày, chứ bây giờ biết chờ làm sao? Sang Lào cũng để kiếm kế sinh nhai thôi mà.”

Theo anh Thành, những người dân ở quê anh ngoài nghề đi biển và làm muối thì không còn nghề nghiệp gì khác, vì kế sinh nhai nên đã phải sang đất Lào để kiếm ăn. Ở đây anh và bạn bè phải làm bất kể nghề gì, kể cả lao động nặng nhọc để có tiền nuôi sống bản thân và gửi về giúp đỡ gia đình. Anh bày tỏ:

“Qua đây thì phải làm tất cả các kiểu, người thì làm phu hồ, thợ mộc, thợ xây, làm phụ… miễn là có tiền để ăn. Bình quân thợ phụ thì 80.000 kip/ngày, còn thợ thì 100.000 kip/ngày.”

Khó khăn

Anh Thành cho biết, cuộc sống trên đất khách quê người của những người dân miền biển mới đến Lào cũng hết sức khó khăn, do hoàn cảnh mới lạ, tiếng Lào chưa biết, người quen biết thì không. Nhưng sợ hơn cả là nỗi lo bị cảnh sát bắt, vì không có thẻ lao động nước ngoài. Anh nói:

ngu-dan-dong-hoi-622.jpg

Thuyền của ngư dân Đồng Hới

“Sang Lào có cái khó là tiền đâu để làm thẻ lao động, mới qua chân ướt chân ráo thì phải lo kiếm tiền đã. Cũng có đôi số bị bắt, làm ăn không yên ả lắm đâu. Những người có người quen biết thì dễ dàng, còn một số người khác thì đành phải quay về vì không có chỗ cho họ nương tựa.”

Chị Phương, một người buôn bán ở khu chợ Sáng, thủ đô Viêng Chăn cho biết, chính sách quản lý lao động Việt Nam đang được chính quyền Lào siết chặt, với mục đích buộc lao động người Việt Nam phải quay về nước. Theo chị Phương, đây là những khó khăn nhất đối với những lao động từ 4 tỉnh miền Trung mới sang. Chị giải thích:

“Bên Lào bây giờ mới có một quy định mới ra là người lao động Việt sang đây phải làm thẻ lao động, một tháng 300.000 kip. Những người mới sang sẽ gặp khó khăn hơn vì công an thắt chặt hơn, họ kiểm tra, bắt nộp phạt. Còn chuyện lục soát thì không có đâu, vì họ muốn đưa người Việt mình về nước, nếu như không có thẻ lao động ấy họ trục xuất về nước. Khó khăn bên Lào hiện giờ là như vậy đấy.”

Chị Phương cũng cho biết thêm về nguyên nhân chính sách nói trên của chính quyền Lào, theo chị hiện nay người VN và người Trung Quốc đến Lào làm ăn buôn bán quá đông, khiến cuộc sống của người dân Lào bị đảo lộn. Chị Phương giải thích:

“Phương châm của Chính phủ Lào bây giờ là đẩy bớt người Việt mình về, vì thế tình hình nói chung ngày càng khó hơn, vì môi trường bên này bây giờ người Tàu họ cũng đã vào rất nhiều.”

Chúng tôi đã liên lạc tới Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, để tìm hiểu về việc quan tâm và giúp đỡ của nhà nước VN, đối với các đối tượng là người dân thuộc 4 tỉnh miền Trung, sang lao động tại đây. Bà Nguyễn Thị Hà, Tham tán Công sứ, Trưởng phòng Chính trị cho biết:

Bây giờ chỉ có một mong muốn duy nhất, là làm sao cho biển sạch trở lại để được làm ăn như trước. Biển hết độc để người dân có thể nuôi tôm, nuôi cá.
– Anh Thành

 “Thực ra mà nói, không chỉ ở thời điểm biển bị nhiễm độc này, bình thường thì bà con VN thường có nhu cầu làm ăn ở các nước láng giềng. Giữa VN và Lào đã có quy định về công dân VN tại Lào, bay giờ cứ tuân thủ theo pháp luật, có đủ giấy tờ, hộ chiếu, giấy phép lao động. Nếu ở lại lao động thì phải tham gia vào công ty sở tại và tuân thủ luật pháp nước sở tại.”

Khi được hỏi về mong muốn của mình, anh Thành cho biết, gia đình anh nhiều thế hệ đã sống bám biển từ lâu đời nay, vì thế nguyện vọng duy nhất của anh là chính quyền bằng mọi cách phải nhanh chóng trả lại biển sạch cho người dân. Anh bày tỏ:

“Bây giờ chỉ có một mong muốn duy nhất, là làm sao cho biển sạch trở lại để được làm ăn như trước. Biển hết độc để người dân có thể nuôi tôm, nuôi cá.”

Tình trạng sang Lào kiếm sống sau mùa biển chết, không chỉ dành riêng cho người lớn. Theo báo Người Việt online cho biết, sau vụ cá chết ở 4 tỉnh miền Trung và do thiếu thốn, nghèo đói, nhiều trẻ em ở Thừa Thiên – Huế đã bỏ học, theo người lớn sang Lào để làm thuê. Nguyên nhân để dẫn đến tình trạng các em bé bỏ học theo người thân sang Lào làm ăn, đều là do điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn, mùa màng thất bát và nhiều em trong số này có cha mẹ làm nghề đánh cá gần bờ trên biển Thuận An, phá Tam Giang.

Vì sao Sài Gòn bị ngập nước?

Facebook ;  Phan Thị Hồng added 4 new photos — with Hoang Le Thanhand 3 others.

Vì sao Sài Gòn bị ngập nước?
Ngấm ngầm một nỗi buồn xót xa, cay đắng!

Kiến trúc đô thị… chẳng giống ai
Thảm thương cho kiến thức và trình độ các nhà quy hoạch của thành Hồ !!!

Địa chất Sài Gòn bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố. Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất xám ở Sài Gòn có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley.

Trầm tích Holocen ở Sài Gòn có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi… hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là “giồng” cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.

Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai – Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng.

Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố.

Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn nối thông ở phần nội thành mở rộng.

Một con sông nữa của Sài Gòn là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn.

Ngoài các con sông chính, Sài Gòn còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi…

Hệ thống sông, kênh rạch giúp Sài Gòn trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.

Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía bắc Sài Gòn có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen).

Tại Quận 12, các huyện Hóc Môn và Củ Chi, chất lượng nước tốt, trữ lượng dồi dào, thường được khai thác ở tầng 60–90 m, trở thành nguồn nước bổ sung quan trọng.

Địa hình Saigon thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía nam – Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.

Suốt thời Pháp thuộc, các nhà quy hoạch Pháp đều loại bỏ hướng phát triển Sài Gòn về phía Đông, Nam hoặc Tây Nam là các vùng đất trũng thấp, làm nền móng rất tốn kém. Sài Gòn thời cũ sở dĩ không ngập úng là nhờ có các vùng đất trũng thấp này hứng nước.

Hướng phát triển tự nhiên của Sài Gòn được xác định là hướng Bắc cao ráo. Tuy vậy, trước yêu cầu mở rộng Sài Gòn, bán đảo Thủ Thiêm nằm sát bên hông Sài Gòn luôn được nhắm tới. Người Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngay vào giữa những năm 1950 đã dồn sức vào việc xây dựng tuyến đường có lẽ vào hàng hiện đại nhất Đông Nam Á thời đó. Xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa dài 30km.

Do đó, các nhà quy hoạch đã xác định hướng phát triển chính của thành phố là lên phía Bắc, đất đai cao ráo và mở ra miền Đông Nam Bộ đầy tiềm năng công nghiệp. Ý đồ này đã được sự tán đồng của nhóm quy hoạch đô thị quốc tế Doxiadis.

Từ giữa thập niên 60, chính phủ Hoa Kỳ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế USAID đã hỗ trợ kỹ thuật cho phía miền Nam Việt Nam về quy hoạch đô thị. Kể từ thời gian này, rất nhiều các đồ án quy hoạch và nghiên cứu về đô thị quy mô và có chất lượng tại miền Nam được thực hiện.

Điển hình là hai đồ án quy hoạch do hai công ty rất có tên tuổi trên thế giới lúc đó thực hiện: Quy hoạch chung thành phố Sài Gòn do công ty Doxiadis Associates – Consultants on Development and Ekistics (Hy Lạp) lập năm 1965 và Quy hoạch phát triển Thủ Thiêm do công ty Wurster, Bernardi and Emmons (Hoa Kỳ) chủ trì lập năm 1972 thực hiện.

Bên cạnh đó, Frank Pavick và James Bogle lần lượt thực hiện những báo cáo chi tiết về hoạt động quy hoạch đô thị ở miền Nam và những vấn đề của thành phố Sài Gòn. Cũng tác giả Frank Pavich sau đó còn thực hiện Khảo sát sử dụng đất tại Vùng đô thị Sài Gòn cho Tổng Nha Kiến thiết và Thiết kế Đô thị. Các đồ án quy hoạch nêu trên mặc dù nghiên cứu rất kỹ lưỡng không chỉ về kiến trúc, khí hậu, đất đai mà còn cả nhu cầu giao thông giữa các khu vực và kinh tế/tài chính.

Các hồ sơ quy hoạch thường kết thúc với phần đưa ra giải pháp triển khai, tài chính dự án và cả đề xuất rất cụ thể về chính sách cũng như luôn kèm theo thiết kế chi tiết một dự án thí điểm. Quy hoạch chính yếu vẫn theo nguyên tắc được thuyết trình là:

“…..Đà phát-triển trong quá khứ, từ thành-phố cổ, thường hướng theo phía Bắc dọc theo những giải phù sa cổ. Kế-hoạch phát-triển tương lai cũng sẽ theo đường hướng nầy, và bất cứ một kế-hoạch thực-tế nào nhắm hướng dẫn sự phát-triển Thủ đô Sàigon cũng phải nhận thức ro những yếu-tố nầy……..”.

Trích “Đề xuất về hướng phát triển cho Sài Gòn trong Đồ án Quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm năm 1972″.

Và cuối cùng, sau 1975, với những đầu óc kiệt xuất, hướng phát triển Sài Gòn về phía nam, khu vùng trũng và đầm lầy, đi ngược lại với vị trí địa lý của vùng đất này mà người Pháp và Mỹ cùng chính quyền VNCH đã loại bỏ quy hoạch đô thị.

Trong báo cáo quy hoạch phát triển Saigon 2020- 2025 xác định hướng nam, tiến ra biển đông nêu rõ: ” … Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội Saigon đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Thành phố sẽ phát triển với hai hướng chính là hướng đông và hướng nam ra biển.

Theo Quyết định của Chính Phủ, Sài Gòn được phát triển theo mô hình tập trung – đa cực, khu vực trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15 km và 4 cực phát triển. Cụ thể, phát triển thành phố theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực trung tâm hiện hữu gồm Quận 1, Quận 3, một phần Quận 4, quận Bình Thạnh (930 ha) và khu đô thị mới Thủ Thiêm (737 ha); bốn trung tâm cấp thành phố tại bốn hướng phát triển.

Bên cạnh đó, phát triển thành phố với hai hướng chính là: hướng Đông và hướng Nam ra biển và hai hướng phụ là: hướng Tây – Bắc và hướng Tây, Tây – Nam. Việc hình thành cơ sở hạ tầng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu đô thị mới hiện đại, cảng biển và kinh doanh vận tải biển, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển Saigon về phía Nam tiến ra Biển Đông, …”.

Rõ ràng, từ hướng phát triển trọng yếu của Sài Gòn là Bắc-Tây Bắc-Đông Bắc từ thời Pháp – Mỹ – VNCH đã trở thành hướng phát triển phụ.

Đổi lại những Phú Mỹ Hưng nhào nhoáng, những cao ốc dọc theo đường về Nhà Bè … thì bây giờ Saigon không ngập mới là chuyện lạ.

Bây giờ đường phố, nhà cửa Sài Gòn nước ngập thường xuyên, ngày 26/9/2016, báo chí đưa tin Sài Gòn ngập toàn thành phố, … Ngấm ngầm một nỗi buồn xót xa, cay đắng!

Thảm thương cho kiến thức và trình độ các nhà quy hoạch của thành Hồ !!!

(Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn).

Ảnh 1: Quận 1, Quận 2, Quận 4, phía xa là Quận 7.

Ảnh 2: Các khu vực ngập phải kiểm soát. Ảnh: TTCN

Ảnh 3: Cơn mưa chiều 26/9/2016, nước ngập đường băng sân bay Tân Sơn Nhất, nhiều chuyến bay không thể cất cánh và hạ cánh được.

Ảnh 4: Khu trung tâm Sài Gòn thời thuộc Pháp: đường chạy dọc bên trái ảnh là đường Hai Bà Trưng hiện nay; đường bên phải là đường Phạm Ngọc Thạch (dưới), Đồng Khởi (trên); đường ngang giữa ảnh là đường Lê Duẩn… đều nằm trong tổng thể ngang – đông nam, dọc – tây bắc của thành Gia Định. Nhà thờ Đức Bà nằm trong khuôn viên xưởng chế tạo (súng đạn – xưởng thợ) – Ảnh tư liệu.

Phan Thị Hồng's photo.
Phan Thị Hồng's photo.
Phan Thị Hồng's photo.
Phan Thị Hồng's photo.

Formosa trả tiền, nhà nước lãnh tiền, người Dân lãnh gạo mốc

Formosa trả tiền, nhà nước lãnh tiền, người Dân lãnh gạo mốc

Cánh Dù lộng gió (Danlambao)  Ai là người có quyền ký cho Formosa thành lập Công Ty tại Hà Tĩnh? Xin thưa Thủ Tướng ký, Ai là kẻ chỉ đạo cho Thủ Tướng ký, xin thưa Bộ Chăn Trâu (Chính Trị). Xin hỏi cuối cùng ai phải chịu trách nhiệm, xin được trả lời cả cái đảng tham nhũng, tham tiền. Đảng CSVN là nhân tố gây ra thảm trạng Formosa, coi như CSVN rước Voi về giày mả tổ.

CSVN rất biết, khi xả chất thải trực tiếp ra Biển, thì Biển chết, Cá cũng chết, Hải Sản sẽ lần hồi kiệt quệ, nhưng chúng nó cứ nhắm mắt làm ngơ ký lấy tiền chia nhau bỏ túi, ai chết mặc ai, tiền Thày bỏ túi.
Bây giờ có lẽ bọn chúng cũng đã thấm thía, vì trót dại nhận lời và tiền của Formosa rồi, bởi vậy cứ ngậm tăm không dám hó hé hay lên tiếng, sẽ lòi ra mỗi ông nhận của nó bao nhiêu, nhất quyết bằng mọi giá phải bảo vệ cho bằng được con Rắn mà chúng nó cõng vào cắn Gà nhà, đầu độc Biển miền Trung.
Từ ngày phát hiện ra 2 cái ống xả thải trực tiếp ra Biển 3 tỉnh miền Trung đâm ra sợ nhiều thứ, sợ Biển ô nhiễm, sợ ăn hải sản nhiễm độc, sợ thất nghiệp chết đói. Vì từ xưa đến giờ 3 tỉnh miền Trung sống bằng nghề Biển, nay không ai dám ra biển, không ai, dám ăn Cá thì đi kéo Cá về bán cho ai, bỏ mối cho ai? Để ở nhà ăn cũng lo sợ nhiễm bệnh Ung Thư về lâu về dài, mà không ăn thì lấy gì để ăn hằng ngày.
CSVN đã không lường được hậu quả khi người Dân 3 tỉnh miền Trung xúm nhau đòi đuổi cổ Formosa ra khỏi VN. Vì họ biết rằng mấy chục năm nữa Biển VN cũng không cải thiện được như cũ, vì chất thải xả ra Biển số thì trôi theo dòng nước ra khơi, số thì chìm lắng xuống đáy Biển nằm im một chỗ khiến hải sản chết dần chết mòn, chết từ trong trứng nước, càng ngày càng cạn kiệt, chưa nói tới những bè nuôi của Tư Nhân bị đổ đi vì hàng loạt Cá, Tôm chết do nhiễm chất độc Formosa thải ra.
Có 2 nguyên nhân khiến cho CSVN phải câm họng, không dám hé môi, lên tiếng phản đối Formosa.
1- Động đến dàn Anh Tàu Cộng.
2- Động đến túi tiền đã nhận của Formosa, đút lót.
Vì thế chúng quyết tâm bằng mọi giá bảo vệ Formosa tới cùng, tìm đủ mọi cách để bao che, lấp liếm cho Formosa kể cả không tính thuế 50 năm.
Hết ông này trấn an Dân Chúng là do Tảo độc, do Thủy Triều đỏ, do sức ép dưới Biển. Chúng lừa đảo người Dân bằng cách chụp hình tắm Biển chỗ nào an toàn, ăn Hải Sản đem từ đâu tới rồi chụp hình quay phim nói là Biển và Cá đã An Toàn, chất độc đã tự khắc phục, nên người Dân cứ yên tâm tắm Biển và ăn Hải Sản Biển, đâu biết rằng nhiều vụ sau đó đã được chở đi cấp cứu sau khi ăn Hải Sản như khách Du lịch ở Nha Trang, mấy người Dân ở Hà Tĩnh.
Chúng tìm kế hoãn binh để cứu Formosa, xúm lại bày mưu tính kế để Formosa nhận và xin lỗi, bồi thường 500 triệu Dollar, nhưng cho tới nay 3 tỉnh miền Trung chưa ai nhận được đồng nào bồi thường của Formosa, mà chỉ nghe ông TTg Phúc tuyên bố sẽ hỗ trợ cho người Dân vay với lãi xuất thấp. Sao kỳ vậy cà? Tiền Formosa bồi thường cho người Dân 3 tỉnh miền Trung mà đem cho vay tính lãi xuất thấp là sao? Có mưu đồ gì? có thật là tiền của Formosa hay tiền ở đâu lòi ra? Chỉ thấy người Dân lãnh được ít ký gạo mốc trong kho gọi là hỗ trợ.
Thôi thì nói toạc ra là tiền của chúng ông, nên chúng ông không dám phát không cho ai, chỉ dám cho vay lãi xuất thấp đi cho nó khỏi rách chuyện việc gì cứ phải úp mở đau đầu. Còn cái Công Ty Formosa thì hãy chờ đấy, người Dân 3 tỉnh miền Trung rất phẫn nộ, coi chừng tới đây họ sẽ hất toàn bộ quý vị xuống Biển ra khỏi VN đấy, báo trước cho quý vị chuẩn bị. Nếu CSVN cứ tiếp tục bao che cho Formosa, thì cũng cứ sẵn sàng khăn gói lên đường với Formosa cho chắc ăn. Các ông ở lại thì người Dân sẽ tính sổ các ông một lượt lúc đó có hối cũng không kịp./.
Ngày 27/08/2016

Hiện tượng Thái Bá Tân

Hiện tượng Thái Bá Tân

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-08-27

0501b-851thc3a1ibc3a1tc3a2n.jpg

Nhà thơ Thái Bá Tân.

 Photo courtesy of tinhhoa.net

Hiện tượng Thái Bá Tân

07:57/12:17

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Mạng xã hội hôm nay không những nóng lên vì tin biển đã sạch, phi trường Tân Sơn Nhất ngập như sông, máy bay huấn luyện rơi giết phi công còn rất trẻ và đâu đó người này người khác lại bực dọc vì một nhà thơ mà họ yêu mến nay bỗng dưng tuyên bố những điều gián tiếp từ khước tất cả những gì mà ông từng viết và được ưa chuộng trước đây. Nhà thơ ấy là Thái Bá Tân, với cung cách “khẩu thơ” của những bài ngũ ngôn tuyệt vời.

Từ hơn 5 năm trước thơ Thái Bá Tân được cộng đồng chia sẻ và mức lan tỏa của nó phải nói là khá lớn. Người ta thích thú vì ông viết xoáy vào các chủ đề xảy ra hàng ngày. Tính thời sự trong thơ ông rất rõ, kèm theo đấy ông bày tỏ thái độ của mình và chính điều này đã làm nên Thái Bá Tân.

Tháng 7 năm 2012 trong bài viết: “Thái Bá Tân và những bai thơ 5 chữ” chúng tôi đã được ông cho biết về thái độ của mình, với tư cách một nhà thơ như sau:

“Tôi nghĩ rằng nhà văn nhà thơ mà cứ im mãi thì không đúng. Phải có trách nhiệm của công dân. Tôi chẳng chống phá gì đâu thậm chí tôi còn ăn lộc của chế độ vì được ăn học tử tế nhưng chuyện nào ra chuyện ấy trách nhiệm công dân thì mình phải nói.”

Trong bài thơ “Mắng con” Thái Bá Tân đã làm cho không khí biểu tình chống Trung Quốc lúc ấy thêm lửa. Cách thể hiện thái độ của ông trước sự vô cảm của con ông, mà chính ra là của nhà nước, của đa số người dân trong xã hội, đã khiến cư dân mạng nức lòng vì ông đã dùng thơ nói lên những ẩn ức cháy lòng của người khác.

“Mày láo, dám khuyên bố
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.

Mày nói y như đảng.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.

Mày bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?

Chính vì khôn, “biết sống”
Tức ngậm miệng, giả ngây,
Mà thế hệ của bố
Để đất nước thế này.

Ừ, bố già, lẩn thẩn,
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.

Mai biểu tình, thế đấy.
Bố không bắt con đi,
Nhưng cũng đừng cản bố.
Cản cũng chẳng ích gì.”

Người biểu tình biết ông từ đó và niềm tin yêu đặt vào ông ngày một cao hơn qua các bài thơ khác.

Thái độ của nhà thơ Thái Bá Tân là thái độ của một sĩ phu Bắc Hà. Là nhà giáo ông biết rõ nhân cách của một công dân trong xã hội, một công dân khi ứng xử với nước ngoài và nhất là lòng tự hào của một công dân đối với quốc gia mình. Thế nhưng ông đã tự bộc lộ nỗi thất vọng khi được làm công dân của một nước Cộng sản, như nước mà ông đang sống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

“Chứ nói chung là nhục

Nhục phải làm thằng dân

Một nước giỏi nói phét

Lãnh đạo thì ngu đần

Riêng hai chữ Cộng sản

Đã đú nói phần nào

Làm thằng dân Cộng sản

Có gì mà tự hào?”

Thái Bá Tân không mạnh mẽ đến độ làm cho nhà nước nghĩ rằng ông chống phá, thế nhưng khi nói tới cùng cái điều mà ông trông thấy hàng ngày có lẽ Thái Bá Tân không phải là người cuối cùng nói lên sự thật:

“Vứt mẹ cái khẩu hiệu
Còn đảng là còn mình.
Thế mai kia đảng chết,
Không lẽ mày quyên sinh?”

Thế nhưng chỉ vài ngày trước đây trên trang Facebook của mình nhà thơ đã làm cho mạng dậy sóng.

Trong status có tựa Đôi lời, nhà thơ Thái Bá Tân đã bộc bạch những điều mà trước đây ông đả phá. Từ biết ơn đảng đã đổi mới, cho tới ông Nguyễn Phú Trọng liêm khiết không hề tham nhũng, ông khen Thủ tướng Phúc quyết liệt Bí thư Thăng năng nổ và xác định lòng tin của nhà thơ là đại cục không phải xấu đi mà đang tốt lên.

Thấy chưa đủ ông còn viết thêm một bài thơ, diễn tả tâm trạng mình cũng theo thể thơ đã làm ông nổi tiếng, bài thơ có tên “Ghi nhận”

“Các bác thử tưởng tượng,
Nếu đảng ta trước đây
Không mở cửa, đổi mới,
Sẽ thế nào hôm nay?

Hôm nay ta chắc chắn
Như dân Bắc Triều Tiên.
Không được nói, được chửi,
Không cơm ăn, không tiền.

Không có internet,
Không được đi nước ngoài,
Không có chiếc xe đạp,
Không có cả chiếc đài.

Không được mặc quần xoọc,
Cắt tóc theo ý mình.
Không khách sạn, nhà nghĩ,
Không có cả ngoại tình…

Chắc chắn là như thế.
Các bác cứ tin đi.
Nếu đảng không đổi mới,
Hỏi ta biết làm gì?

Định vùng lên lật đổ
Rồi thoát khỏi thằng Tàu?
Đừng đùa với cộng sản.
Không có chuyện ấy đâu.

Cho nên chửi cứ chửi,
Nhưng cũng phải phân minh.
Biết lượng sức mà tiến,
Biết người và biết mình.

Đảng có gì không đúng
Thì nói, ta, người dân
Việc mình làm thật tốt
Để mọi cái tốt dần.

Tôi không ưa cộng sản,
Cả xưa và cả nay.
Nhưng đảng đã đổi mới
Thì ghi nhận việc này”

Khi xưa làm một bài thơ hay phải chờ đến hàng năm thì cộng đồng mới biết tới để khen, để phản hồi. Bây giờ chỉ sau một đêm, một ý kiến một bài thơ của ông được sự phản hồi ào ạt tới không kịp xem cho hết. Người tích cực và nhanh nhất là Facebooker Dương Hoài Linh, ông dùng lại chính thể thơ mà Thái Bá Tân nổi tiếng để diễn tả tâm trạng mình:

Gởi thầy Thái Bá Tân

“Nghe thầy Thái Bá Tân.
Phân trần về chính trị.
Mà cảm thấy phân vân.
Bởi quá nhiều vô lý.

Mới hôm nào thầy nói.
Chính trị là thực tế,
Là cuộc sống, là đời.
Nói thật tôi rất nể.

Không có nước nào nhỏ.
Chỉ có những công dân
Cam chịu sống bé nhỏ,
Gục mặt vào miếng ăn.

Nghĩ thầy thật can trường.
Chẳng kém phần dũng cảm.
Dành tất cả tình thương.
Cho dân đầy can đảm.

Nhưng hôm nay thầy bảo.
Trọng là người liêm khiết.
Không bán nước cho Tàu.
Nghe mà buồn khôn xiết.

Chắc thầy hẳn đã quên.
Chỉ cách đây mấy tháng.
Trọng là một tên hèn.
Khi đi vào Vũng Áng.

Mặc cá chết ,dân đói.
Biết bao nỗi đoạn trường.
Nước mắt hòa với máu.
Trong những lần xuống đường.

Bao cảnh đời tang thương.
Trọng chẳng thèm hay biết.
Một vùng biển miền Trung.
Đã biến thành biển chết.

Thủ tướng quyết cho liệt.
Mọi đường lối chủ trương.
Lừa dân năm trăm triệu.
Dối trá đủ mọi đường.

Môi trường không còn nữa.
Chúng chẳng thèm quan tâm.
Cả một bầy lợn sữa.
Rủ nhau xuống biển ngâm.

Ôi đất nước như thế.
Rặt một lũ chuyên lừa.
Ăn của dân bất kể.
Chẳng biết mấy cho vừa.

Xã hội đang sôi sục .
Như nồi cơm sắp trào.
Chúng vẫn không biết nhục.
Gắp lửa bỏ thêm vào.

Cuộc đời phức tạp lắm,
Vàng ròng lẫn đồng thau.
Đã cùng dân một nước
Thì phải yêu thương nhau.

Thế mà nay thầy khác.
Nói chẳng ra làm sao.
Phủ nhận và bài bác.
Không như cái thuở nào.

Tôi mong thầy bị hack.
Viết những lời mất trí.
Để xác tín trên đời.
Rằng vẫn còn chân lý.

Bá Tân ơi Bá Tân
Chẳng lẻ tôi đã lầm?
Thì ra cái hai mặt .
Không của riêng người nào.

Nhẫn nhục mưu việc lớn
Là việc rất đáng khen.
Nhẫn nhục để khỏi chết
Là thứ nhẫn nhục hèn.”

Thế nhưng nhà báo Võ Văn Tạo lại nhìn nhà thơ Thái Bá Tân qua một lăng kính khác ông cho rằng khi chưa hiểu tường tận câu chuyện lại đánh giá nặng nề nhà thơ là việc không nên làm, ông nói:

“Tôi rất ngạc nhiên đồng thời tôi cũng thấy có nhiều ý kiến nặng nề thóa mạ bác một cách quá đáng. Theo tôi nghĩ đánh giá một con người thì có cả một quá trình. Mình đã đọc nhiều tác phẩm của bác. Bác là một dịch giả, nhà văn viết rất hay và đặc biệt những bài phê bình thể loại thơ 5 chữ rất dí dỏm mang tính chất phê phán nhẹ nhàng đối với tiêu cực xã hội hiện nay, đột nhiên lại có một status đi ngược với điều đó thì cộng đồng người ta shock là điều dễ hiểu nhưng tôi cho rằng bác là con người tử tế chứ không phải là loại cơ hội sớm đầu tối đánh như một số bạn nóng nảy kết án.”

Một Facebooker khác là Nguyễn An Dân cũng làm thơ 5 chữ ghi lại nhận định của mình theo một hướng khác, ông viết:

“Có ông Thái Bá Tân

Thích làm thơ chính trị

Quần chúng nghe thành quen

Nghĩ ông làm chính trị

Ông chỉ là nhà thơ

Không phải nhà chính trị

Xin đừng đòi hỏi ông

Giống như nhà chính trị

Nếu hâm mộ thơ ông

Thì cứ đọc cho đủ

Chuyện chính trị quốc gia

Nói bằng thơ – không đủ

Hãy tìm những thông tin

Bổ ích mà học hỏi

Nhà chính trị quốc gia

Ít ai làm thơ nổi

Nhà thơ là nhà thơ

chính trị là chính trị

Đừng đòi hỏi nhà thơ

Phải như nhà chính trị

Đừng mong nhà chính trị

Cũng biết làm thơ hay

Tập trung làm thơ giỏi

Chính trị sẽ…trên mây

Chúng ta cần lãnh đạo

Chứ không cần thơ hay

Tự chính mình học hỏi

Để phát triển ngày ngày

Thế nên đừng ném đá

Vào ông Thái Bá Tân

Mà tập trung sức khỏe

Vào chuyện quốc gia cần”

Trong một cái nhìn khác về trường hợp “quy hàng” của nhà thơ Thái Bá Tân, nhà báo Võ Văn Tạo kể câu chuyện mới xảy ra trong gia tộc ông để từ đó đặt ra câu hỏi “phải chăng Thái Bá Tân cũng là nạn nhân của an ninh khiến ông phải quay lại chĩa ngòi bút mình vào nhân dân, những người từng nhiệt tình kính trọng ông trước đây?

“Tôi xin kể câu chuyện mà tôi là người trong cuộc đó là vụ tháng Năm vừa rồi cá chết. Hôm mùng một tháng Năm cô em họ tôi là Hoàng Thị Minh Hồng, trước đây cô đi Nam cực thám hiểm hai lần cổ có thời gian làm đại sứ cho UNESCO và Trưởng đại diện cho Quỹ bảo vệ động vật hoang dã của thế giới.

Cô là người của công chúng cho nên khi ngày 1 tháng 5 cô xuất hiện ở cuộc biểu tình với tấm bảng đề là “con tôi cần nước sạch, không khí sạch, thực phẩm sạch, chính quyền sạch” Cái hình ảnh đó rất ấn tượng và không hiểu sao hai tuần sau, ngày 15 tháng 5 cô ấy xuất hiện với cái bảng “đả đảo Việt Tân”.

Nhiều người dự đoán cô bị sức ép hay có cái gì đấy. Tôi rất ngạc nhiên và gọi cô ấy nhưng rất khó liên lạc cho tới khi liên lạc được thì cô nói thật do bị sức ép của an ninh nên buộc lòng cổ phải làm việc ấy.

Cô kể hết sự tình ra là an ninh đã đe dọa cô ấy thông qua nhân viên của tổ chức cô ấy làm việc, đồng thời gửi e-mail nặc danh dọa giết cháu Giang là con của hai vợ chồng cô. Chúng còn biết cháu học ở trường nào nữa cho nên cô rất sợ cuối cùng đi đến việc làm dở như thế.

Có khả năng chứ không dám khẳng định: bác Thái Bá Tân cũng rơi vào tình trạng đó do có một cái ý mà bác nói “cảm ơn đảng, chính phủ qua cái việc chủ trương đổi mới” bác nói “quá nghèo mà được như thế này là tốt lắm rồi!” Tôi thấy nó giống như giọng lưỡi an ninh mà mỗi lần tiếp xúc làm việc với tôi cũng nói những câu như thế của dư luận viên và tôi không thể tin được đó là cái đầu hay cái cách của bác”

Trong xã hội nhiều tầng nấc trái ngược và điều gì cũng có thể xảy ra như hiện nay, nên chăng hãy để câu chuyện Thái Bá Tân ngủ yên với cái nó vốn có. Lịch sử còn dài và trên từng trang viết của nó không ai có thể trốn tránh, nhất là khi đã tự chọn cho mình là người của công chúng.

Vụ Yên Bái là ‘khủng hoảng mô hình?’

Vụ Yên Bái là ‘khủng hoảng mô hình?’

TS. Nguyễn Thị Từ Huy

Nhà quan sát Nguyễn Thị Từ Huy từ Paris bàn về nguyên nhân các vụ bạo lực ở Việt Nam gần đây và đề cập giải pháp cho vấn đề.

Các vụ bạo lực từ vụ nổ súng ở tỉnh Yên Bái cho tới vụ sỹ quan công an xã ở tỉnh Bình Thuận của Việt Nam bắn hai viên đạn cao su vào lưng của công dân địa phương khi mời lên trụ sở làm việc tiếp tục là đề tài được dư luận quan tâm.

Hôm Chủ Nhật, bình luận xung quanh hệ quả của những ‘tiếng súng ở Yên Bái’ và cách thức truyền thông nhà nước và chính quyền Việt Nam công bố, loan tin về sự việc, có ý kiến từ nhà quan sát thời sự, xã hội Việt Nam từ Paris, Pháp cho rằng:

“Trước cách thức vừa đưa tin vừa làm nhiễu loạn thông tin như ta đang thấy, thì chưa có thể có bình luận nào khả tín hoàn toàn về nguyên nhân vụ việc, ngoài việc thừa nhận đây là một sự kiện bạo lực giết người diễn ra trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng. Nó là một biểu hiện của sự khủng hoảng trầm trọng của mô hình lãnh đạo, mô hình xã hội, mô hình luật pháp ở Việt Nam.”

Ý kiến này được nhà nghiên cứu chính trị, Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy, đưa ra trong cuộc trao đổi với BBC hôm 28/8/2016, mà sau đây là toàn văn cuộc phỏng vấn qua bút đàm.

Hậu quả không thể tránh khỏi là người dân buộc phải suy luận từ cái nguồn thông tin hỗn loạn và bất trắc mà báo chính thống cung cấp, và đưa ra các phỏng đoán đủ các loại

TS. Nguyễn Thị Từ Huy

BBC: Vụ nổ súng chết người là các quan chức lãnh đạo ở tỉnh Yên Bái (18/8/2016) hiện đang được chính quyền Việt Nam điều tra, có người cho rằng đằng sau đó có thể có những nguyên nhân phức tạp hơn là đã được công bố trên truyền thông nhà nước, bà bình luận thế nào về sự kiện này và cách thức nó được loan báo trên truyền thông chính thức?

  1. T Nguyễn Thị Từ Huy:Có thể nhận thấy sự khác biệt rất rõ ràng giữa truyền thông Việt Nam và truyền thông của các nước dân chủ. Lấy một ví dụ, ở Pháp khi xảy ra một vụ giết người gây chấn động xã hội thì các thông tin đều được cung cấp đầy đủ, rõ ràng, vì thế các báo đều đưa các tin giống nhau, sau khi đã có xác nhận từ cơ quan điều tra, thường là tin do tổng kiểm soát trưởng thông báo trước truyền hình. Cho dù có thể có nhiều bình luận khác nhau, nhưng thông tin về sự kiện thì không thể khác nhau.

Và tin được đưa rất nhanh, thậm chí từng phút một nếu ta ở trên mạng internet (online). Trong trường hợp khi chưa có các thông tin cuối cùng, thì có những báo, hoặc những kênh truyền hình, mỗi ngày đều điểm tình hình: đã biết được gì về thủ phạm, về nguyên nhân… và những gì còn chưa được biết về thủ phạm, về nguyên nhân, về những kẻ đồng lõa… Như vậy người dân hoàn toàn làm chủ thông tin, họ có thể bình luận, phán xét về sự kiện, và tránh được những phỏng đoán sai lầm.

Trường hợp truyền thông Việt Nam, do không có tự do báo chí, truyền thông bị chỉ đạo từ trên xuống nên có hiện tượng tin đăng lên rồi phải gỡ xuống, có những chuyện hôm nay được nói nhưng ngày mai bị cấm. Bản thân các nhà báo có thể rất không muốn như vậy, nhưng họ buộc phải phục tùng cơ chế, vì thế mà, truyền thông, thay vì đóng vai trò truyền tin chính xác cho dân chúng, rốt cuộc lại tạo ra sự nhiễu loạn thông tin, khi mà các thông tin mỗi báo đăng một khác, khi mà thông tin ngày hôm nay khác thông tin ngày hôm qua, khi bài đăng lên rồi bị gỡ xuống.

‘Khủng hoảng mô hình’

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trực tiếp vào bệnh viện ở tỉnh Yên Bái sau vụ nổ súng hôm 18/8/2016.

Hậu quả không thể tránh khỏi là người dân buộc phải suy luận từ cái nguồn thông tin hỗn loạn và bất trắc mà báo chính thống cung cấp, và đưa ra các phỏng đoán đủ các loại. Từ phỏng đoán về mâu thuẫn lợi ích cá nhân giữa các lãnh đạo trong nội bộ đảng, cho đến phỏng đoán mà ngày hôm nay có người đã đưa ra về một sự chỉ đạo thanh trừng từ cấp trung ương đưa xuống, như trong bài “Rối loạn tại Quân khu II: từ cái chết của tướng Lê Xuân Duy đến cuộc thanh toán máu nhuộm Yên Bái”. Điều đáng nói là không ai có thể đoan chắc phỏng đoán nào là chính xác, phỏng đoán nào là sai lầm. Và cái giá mà những người lãnh đạo phải trả, ngoài những người đã bị giết, thì những người ở hàng ngũ cao cấp cũng bị cho là có liên quan trực tiếp.

Cho đến thời điểm này, trước cách thức vừa đưa tin vừa làm nhiễu loạn thông tin như ta đang thấy, thì chưa có thể có bình luận nào khả tín hoàn toàn về nguyên nhân vụ việc, ngoài việc thừa nhận đây là một sự kiện bạo lực giết người diễn ra trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng. Nó là một biểu hiện của sự khủng hoảng trầm trọng của mô hình lãnh đạo, mô hình xã hội, mô hình luật pháp ở Việt Nam.

Nguy hiểm cho sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng và của chế độ thì đã đành, nhưng đó không phải là mối quan ngại của những người lâu nay công khai bầy tỏ ý kiến bất đồng đối với những đường lối, chủ trương, chính sách sai trái của đảng và nhà nước. Những người này, trong đó có chúng tôi, âu lo về sự an nguy của dân tộc khi xẩy sự bạo loạn ngoài tầm kiểm soát

Giáo sư Chu Hảo

BBC: Sau diễn biến ở Yên Bái, một cựu Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Việt Nam, Giáo sư Chu Hảo bình luận trên truyền thông mạng cho rằng: “Tiếng súng ở Yên Bái không phải chỉ phơi bày tình trạng tha hóa tột độ trong nội bộ đảng cầm quyền, mà còn chứng tỏ mức độ bất ổn chính trị-xã hội ở nước ta đã đến hồi nguy hiểm. Nguy hiểm cho sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng và của chế độ thì đã đành, nhưng đó không phải là mối quan ngại của những người lâu nay công khai bầy tỏ ý kiến bất đồng đối với những đường lối, chủ trương, chính sách sai trái của đảng và nhà nước. Những người này, trong đó có chúng tôi, âu lo về sự an nguy của dân tộc khi xẩy sự bạo loạn ngoài tầm kiểm soát”, bà nghĩ sao về quan điểm này?

  1. T Nguyễn Thị Từ Huy:Tôi đồng ý với bình luận của ông Chu Hảo : sự kiện thanh toán lẫn nhau trong hàng ngũ lãnh đạo ở Yên Bái đúng là phơi bày tình trạng tha hóa tột độ trong nội bộ đảng. Thực ra sự tha hóa thì đã diễn ra từ lâu. Khi đọc lại các bài viết của ông Hồ Chí Minh từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước, ta có thể nhận thấy một nỗi ám ảnh trở đi trở lại trong nhiều bài viết : cần phải chỉnh đốn đảng. Từ thời đảng còn mạnh như vậy mà đã phải chỉnh đốn rồi. Phải chỉnh đốn đảng là bởi vì nó đã tha hóa từ bên trong. Nhưng sự tha hóa này được giấu kỹ trong một thời gian dài.

Giờ đây, như ông Chu Hảo nói, nó được phơi bày ra, nó vang lên trong tiếng súng khai tử các lãnh đạo của đảng nổ ra giữa ban ngày ngay nơi công sở. Cái giá mà đảng phải trả là sự hoen ố tột cùng của hình ảnh đảng trong lòng nhân dân. Và cái giá mà nhân dân phải trả rất có thể là họ sẽ bắt chước lãnh đạo, tự xử lý lẫn nhau không cần đến pháp luật. Cái giá mà xã hội phải trả là bạo lực cách mạng mà đảng nuôi dưỡng trong từng trang sách giáo khoa đã trở thành một thứ bạo lực xã hội đen được sử dụng trong ánh sáng trắng của cuộc sống thường nhật. Nếu đến lúc này mà lãnh đạo và người dân không chịu hiểu điều đó thì hỗn loạn xã hội ở Việt Nam là điều mà tất cả mọi người đều phải chờ đợi.

‘Hai con đường giải quyết’

TIEN PHONG ONLINE

Truyền thông Việt Nam phản ánh vụ công an xã ở một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ vừa nổ súng bắn ‘hai phát đạn cao su’ vào lưng một công dân địa phương hôm 22/8.BBC: Mới đây hơn, cũng theo truyền thông Việt Nam, một sỹ quan Thiếu tá Công an Xã ở Phan Thiết, Bình Thuận, dùng súng ‘ bắn hai phát đạn cao su‘ vào một công dân khi không ‘mời’ được người này lên trụ sở công an làm việc hôm 22/8, vụ việc cũng đang được chính quyền ‘điều tra, làm rõ’, tuy nhiên theo bà, sự kiện này nói thêm điều gì về xã hội VN hiện tại?

  1. T Nguyễn Thị Từ Huy:Điều này nói lên rằng xã hội Việt Nam là một xã hội không có luật pháp đúng nghĩa. Một việc như vậy chỉ có thể xảy ra khi ngành công an cho phép mình sử dụng pháp luật như một công cụ để làm lợi cho ngành công an và đàn áp nhân dân. Và khi ngành công an được bật đèn xanh cho muốn làm gì thì làm. Nói cách khác, đó là biểu hiện của một nhà nước công an trị, của một xã hội công an trị.

Chính quyền Việt Nam đang đối diện với một mâu thuẫn: chính quyền cần công an để bảo vệ chế độ vì thế mà dung túng cho ngành công an sử dụng bạo lực ; nhưng một khi việc sử dụng bạo lực bất chấp luật pháp đã trở thành thói quen ở những người công an thì việc đụng độ và gây hậu họa cho người dân là không tránh khỏi, như trường hợp nêu trên đây ; và lúc đó, người dân để tự bảo vệ mình, nhất định sẽ dẫn đến xung đột, ở các mức độ khác nhau. Một chính quyền công an trị cần phải chờ đợi ngày mà người dân bị trị sẽ nổi lên vì họ không còn chịu đựng được nữa. Một nhà nước công an trị tất yếu sẽ làm gia tăng bạo lực và đối kháng. An toàn xã hội và sự bình yên của xã hội chỉ có thể được đảm bảo khi có một nhà nước pháp quyền.

Bạo lực ở Việt Nam có nguyên nhân cốt lõi từ hệ thống chính trị Việt Nam, một hệ thống chính trị lấy bạo lực và cưỡng bức làm nguyên lý tồn tại. Hai con đường nhanh nhất bổ sung cho nhau để giải quyết vấn đề bạo lực là luật pháp và giáo dục

Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy

BBC: Cuối cùng, qua các sự kiện trên, dù là với động cơ nào, nguyên nhân nào, dường như đã có những diễn biến, dấu hiệu khá rõ ràng của bạo hành hay lạm dụng bạo lực trong xã hội Việt Nam hiện nay, vậy nhà nước, xã hội và cộng đồng cần ưu tiên làm gì để giải quyết căn bản, gốc rễ vấn đề và xu hướng này, theo bà?

  1. T Nguyễn Thị Từ Huy:Bạo lực ở Việt Nam có nguyên nhân cốt lõi từ hệ thống chính trị Việt Nam, một hệ thống chính trị lấy bạo lực và cưỡng bức làm nguyên lý tồn tại. Hai con đường nhanh nhất bổ sung cho nhau để giải quyết vấn đề bạo lực là luật pháp và giáo dục.

Nhưng hệ thống chính trị đã biến cả luật pháp và giáo dục thành công cụ để bảo tồn nguyên lý của nó, vậy làm sao có thể giải quyết một cách căn bản vấn đề bạo lực trong xã hội, nếu không giải quyết các vấn đề căn bản của hệ thống chính trị? Bạo lực học đường là điều mà chúng ta đã nói đến từ lâu. Bạo hành trẻ mầm non đã bao nhiêu lần làm rúng động dư luận.

Nếu không nhanh chóng giải quyết các vấn đề của hệ thống chính trị, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi kể từ đây bạo lực sẽ phát triển với tốc độ chóng mặt trên toàn xã hội Việt Nam.

Khi nhà nước thông báo biển đã sạch

Khi nhà nước thông báo biển đã sạch

Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2016-08-26

RFA

962ef12d-5f00-49f8-9ced-94d5949b9092.jpeg

Người Việt ở Đài Loan biểu tình phản đối tập đoàn Formosa hủy hoại môi trường biền Việt Nam hôm 18/6/2016.

AFP photo

Ngư dân nói gì khi nhà nước thông báo biển đã sạch

Sáng ngày 22 tháng 08 năm 2016 tại Quảng Trị, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị Báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển ở 4 tỉnh, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế. Trong cuộc họp bộ trưởng bộ TNMT Trần Hồng Hà cho biết, biển miền Trung đã sạch, và các mức độ trong mức cho phép, và biển có khả năng tự đào thải.

Để tạo niềm tin cho các ngư dân cũng như giới truyền thông tin tưởng với thông báo đó, thì vào trưa ngày 22 tháng 08 bộ trưởng bộ TNMT Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã xuống tắm ở bãi biển Cửa Việt sau đó ăn hải sản tại đó.

Ngư dân nói gì

Trước thông tin  của bộ TNMT là biển đã sạch và có thể tự đào thải thì các ngư dân là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp thì họ cho rằng đó là một thông báo vô trách nhiệm và không có cơ sở.

Là một ngư dân đánh cá lâu năm, ông Mai Quang Hanh ở Vũng Áng, Kỳ Anh cho rằng, biển sạch thì cần một quá trình làm sạch, chứ nó không thể tự nhiên như vậy là sạch được.

Mà biển sạch thì phải qua một quá trình làm sao khi đó mới sạch chứ không phải tự dưng mà nó sạch được thì theo như trả lời của Bộ trưởng Bộ môi trường cũng những bộ ngành có liên quan nói biển đã sạch mà chưa làm gì để cho biển sạch thì làm sao mà sạch được để mà cho sạch chứ bộ trưởng mà nói như thế và các ban nghành nói như thế chúng tôi không hề tin và không thể chấp nhận được.

Ông Nguyễn Xuân Cảnh ở Vũng Áng, Kỳ Anh cũng cho biết, trong những ngày trước đó thì tôm cá chết trôi vào bãi biển Vũng Áng rất nhiều, trong đó có nhiều con cá còn nhỏ nhưng người lại bị lỡ loét hết, và nhiều người ăn cá thì lại bị nhiễm độc phải cấp cứu, như thế cũng chứng minh là biển chưa sạch mà biển còn đang rất độc.

Câu phát biểu của ông Hà hoàn toàn vô lý thiếu thực tế đối với vùng dân bị thiệt hại.
– Ông Danh, một ngư dân 

“Giả cách ngu ngơ vậy chứ làm sao mà sạch được thì hiện tại vừa qua ngày 19 thì đang còn tôm chết tấp vô bờ, thì dân chúng tôi hiện nay đang còn chưa giám ăn cá, ăn cá thì đang còn bị đau đầu nhức trốc rồi đủ thứ chuyện chứ đâu có phải là sạch môi trường đâu, không biết là họ lấy thế nào mà họ giám nói rằng là biển đã sạch, cái đó là chúng tôi không thể chấp nhận được. Thì theo như tôi là một người ngư dân thì tôi chưa hoàn toàn chấp nhận với câu trả lời của bộ tài nguyên.”

Ông Danh cũng cho rằng đó là 1 câu phát biểu vô trách nhiệm đối với các ngư dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của Formosa, đó là hành động để xoa dịu dư luận cũng như bà con ngư dân, giống như lời phát biểu của phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh hồi tháng 4 khi khuyên bà con ăn cá, tắm biển khi nguyên nhân chưa được làm sáng tỏ.

“Câu phát biểu của ông Hà hoàn toàn vô lý thiếu thực tế đối với vùng dân bị thiệt hại.”

Chị Mai Linh Trần ở xã Kỳ Hà, Kỳ Anh cũng cho rằng đó là một kết luận vô trách nhiệm để đánh lừa người dân và dư luận, chị cũng cho rằng họ bộ TNMT nói vậy là để bênh vực cho Formosa vì chính quyền đang cố để bảo vệ cho Formosa:

“Biển thì đã sạch mô, mới có mấy tháng mà chưa làm sạch chưa có một cái chi chưa về gọi là làm sạch môi trường mà nói là biển thì sạch được. Thì họ nói để cho dân ăn họ nói để bênh vực cho Formosa vậy chứ biển đâu có sạch.”

Trên báo VN Express cũng cho biết, cục anh toàn thực phẩm của bộ y tế, đã lấy mẫu hải sản ở 4 tỉnh miền Trung để xét nghiệm và việc cá ăn được hay không thì đến cuối tháng này sẽ trả lời, tuy nhiên bộ y tế cũng cho biết từ đầu tháng 8 đến ngày 19 tháng 08 bộ y tế đã xét nghiệm 18 mẫu cá và mới phát hiện một mẫu có dư lượng kim loại nặng cadimi vượt ngưỡng.

Biển đang tự sạch

Trong cuộc họp thì bộ trưởng bộ TNMT Trần Hồng Hà cũng cho biết là biển đang tự sạch dần, tuy nhiên nhiều ngư dân ở Vũng Áng, Kỳ Anh cũng cho biết là các chất độc mà Formosa đã thải ra đó là những loại chất độc nặng, nên sau một thời gian các chất đó sẽ ngấm xuống tầng đáy của biển khi có biển động hay bão thì những chất đó sẽ cuộn lên và có thể sẽ gây độc trở lại, theo ông Nguyễn Xuân Cảnh thì chính phủ phải làm gì đó rồi biển mới sạch được còn để tự nhiên vậy thì ông nói đến đời cháu ông chắc chưa tự sạch được.

Theo như chúng tôi thì không có thể được, chúng tôi đang còn lo đến chuyện là mai mốt đây mùa động, mùa bão thì nó sẽ nhấp sóng lên nó sẽ cuộn lên từ dưới đáy lên thì nó sẽ lại trở thành là nhiễm độc hơn chứ không phải là hồi phục được.

Ông Hanh cũng cho rằng biển sạch thì phải có gì đó tác động, khi đó thủy triều mới lên rồi xuống như vậy mới đẩy chất độc đi được, còn không thì nó vẫn nằm đó.

“Sạch là phải làm gì lúc đó mới sạch”

Ông Danh cũng cho rằng, chất chì lắng đọng dưới đáy biển, nếu không làm sạch thì khi có bão tố, thì nó cũng gây độc hại như lúc vừa xả thải.

“Biển không thể tự làm sạch nếu không có sự tác động của con người, vì chất độc hại đặc biệt là chất chì nó lắng đọng xuống dưới đáy biển, khi mà có sóng gió, bão tố, nó đào sâu nước đáy biển lên nó đào sâu càng nhiều, thời gian càng dài thì chất độc hại đó trở nên thành ra y như lúc vừa xả thải.”

Chúng tôi đang còn lo đến chuyện là mai mốt đây mùa động, mùa bão thì nó sẽ nhấp sóng lên nó sẽ cuộn lên từ dưới đáy lên thì nó sẽ lại trở thành là nhiễm độc hơn chứ không phải là hồi phục được.
– Ông Nguyễn Xuân Cảnh 

Trên báo người lao động số ra ngày 23 tháng 08 GS – TS Mai Trọng Nhuận cũng cho rằng chúng ta không thể chờ biển tự làm sạch mà cần có sự can thiệp của khoa học và công nghệ và ông cho biết điều này sẽ rất tốn kém và Việt Nam nên tham khảo của các nước đã áp dụng để làm sạch môi trường biển.

Trên bài viết chính phủ đơn độc của tác giả Nguyễn Anh Tuấn cũng viết, thiếu tự do học thuật, thiếu các viện nghiên cứu độc lập tách rời khỏi sinh hoạt đảng phái trong khi các tổ chức xã hội dân sự và báo chí bị kiềm kẹp, thật không dễ để những kết luận của Chính phủ lấy được lòng tin của người dân, nhất lại là trong các vấn đề chuyên môn khoa học, xa lạ với đa số mọi người.

Sau gần 2 tháng công bố nguyên nhân chết thì bộ TNMT mới công bố về mức độ trong sạch của môi trường biển hiện tại, tuy nhiên công bố của bộ TNMT cũng như các bộ nghành liên quan không thể giúp cho các ngư dân yên tâm,  mà phát biểu đó làm cho nhiều ngư dân lại càng mất niềm tin vào cơ quan chức năng, khi họ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp, đã có nhiều năm gắn bó với môi trường biển, nhiều ngư dân mong muốn chính quyền nhất là bộ TNMT là những người chịu trách nhiệm chính phải có những hành động thiết thực chứ không phải đi tắm rồi ăn hải sản như vậy ngư dân mới tin đâu.

Thánh lễ di dân của giáo phận Vinh làm nhà nước run sợ.

Thánh lễ di dân của giáo phận Vinh làm nhà nước run sợ.

Sáng ngày chủ nhật 21/8/2016 Đức Cha Phao-lô Nguyễn Thái Hợp dâng lễ cho người di dân Vinh tại nhà thờ Khiết Tâm – Thủ Đức

Chúng ta ai cũng biết bọn cộng nô đã bày nhiều trò tấn công cá nhân hèn hạ đối với Cha. Vô cùng khó khăn Cha mới có thể vào tới Sài Gòn với các con chiên của Chúa….

1

Và hôm nay có khoảng 5000 con chiên của Chúa đã tới dự lễ. Cha kêu gọi giáo dân tẩy chay hàng Trung Quốc và cùng lên tiếng bảo vệ môi trường. Cha nhấn mạnh tới quốc nạn Formosa và mối nguy hiểm mà dân tộc đang gánh chịu. Cha kêu gọi giáo dân đoàn kết yêu thương nhau và sống có trách nhiệm hơn với môi trường.

Xong Thánh lễ, ra về chúng tôi thấy an ninh rải dày đặt và cả xe cảnh sát chờ…bắt người =D. Rõ ràng CS rất run sợ trước cha Phaollo Nguyễn Thái Hợp khi những lời giảng của Cha luôn đi sâu vào lòng giáo dân và thức tỉnh mọi người.

FORMOSA CÚT ĐI
2

3

FB.Bảo Nhi Lê

“Đánh tư sản” ở miền nam sau 1975

“Đánh tư sản” ở miền nam sau 1975

Tác giả: Tú Hoa

.KD: Năm 1977, lần đầu tiên vào miền Nam công tác, và khi đó đang là chiến dịch “đánh tư sản”. Chuyến đi bổ ích như một trang văn học thấm đẫm hơi thở đời sống. Và chuyến đi đó đã cho mình một cảm nhận cực kỳ quan trọng, dù chỉ là cô phóng viên còn quá trẻ, 26 tuổi đầu, quan sát đời sống với nhiều non nớt nhưng đồng thời rất tỉnh táo nhận biết thực và ảo- để chọn lựa cách đi. Nay đọc được bài này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.

—————–

Sài Gòn trước 1975

Sài Gòn trước 1975

  1. ĐÁNH TƯ SẢN

ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Sự kiện ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội thực hiện đối với người dân miền Nam Việt Nam theo Quyết Định mang số 111/CP vào ngày tháng 4 năm 1977 do Phạm Hùng ký chỉ đặc biệt nhằm vào việc tịch thu nhà cửa đất đai của nhân dân miền Nam

Các đợt ĐÁNH TƯ SẢN đối với người dân miền Nam được Hà Nội cho ký số X1, X2 và X3.

Đợt  X1 được bắt đầu vào sáng ngày 11 tháng Chín năm 1975 xảy ra khắp 17 tỉnh thành miền Nam và thành phố Sài Gòn. Đợt này chủ yếu nhắm vào nhà của các cư dân thành thị, tịch thu nhà và cưỡng bức toàn bộ những nạn nhân phải đi về vùng Kinh Tế Mới sống. Đợt X1 này tập trung vào những người dân Việt gốc Hoa vốn đã di dân vào miền Nam Việt Nam từ cuối triều Minh, đầu triều nhà Thanh, sanh sống thanh công tại miền Nam ngót nghét hơn 200 năm.

Đợt X2 được Hà Nội tiến hành từ tháng Ba năm 1978 và được kéo dài cho đến sau Đổi Mới, tức là khoảng năm 1990 thì mới chấm dứt. Đợt này chủ yếu nhắm vào tư thuơng, tiểu tư sản, các thành phần sản xuất nhỏ vốn rất đa dạng và phồn thịnh trong nền kinh tế tự do do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa khuyến khích hậu thuẫn cho quốc dân từ bấy lâu.

Nền công nghiệp nhẹ, sản xuất đồ sài gia dụng trong nhà của Việt Nam đã hoàn toàn chính thức bị phá hũy. Người dân Việt Nam sẽ không còn thấy các sản phẫm tự hào của dân tộc như nồi nhôm hiệu Ba Cây Dừa , xà-bông (savon) hiệu cô Ba, xe hơi hiệu La Đalat, hiệu đèn trang trí Nguyễn Văn Mạnh, …etc…. Không những thế, các nhà máy nhỏ sản xuất nhu yếu phẫm như đường, bột giặt, giấy, …etc cũng bị tê liệt vì chủ nhân bị quốc hữu hóa.

Riêng tại Sài Gòn, thì báo Tuổi Trẻ đã phải thừa nhận là đã có trên 10000 tiệm bán bị đóng chỉ qua một đêm, khiến một viên thuốc trụ sinh cũng không có mà mua, mà dùng. Nhà sách Khai Trí lừng lẫy, biểu tượng của cả Sài Gòn cũng bị báo đài tại Sài Gòn lúc bấy giờ rêu rao là tư bản và cần phải tịch thu. Nhà sách Khai Trí vốn đã từ tâm giúp đỡ biết bao văn nghệ sĩ của miền Nam, âm thầm thực hiện đường lối khai dân trí của cụ Phan Chu Trinh cho dân tộc

Riêng về chỉ thị 43 của Bộ Chính Trị  vào tháng Năm năm 1978 đã quốc hữu hóa toàn bộ đát đai của nông dân miền Nam vào tay nhà nước thông qua hình thức “Tập Đoàn Sản Xuất” dẫn đến nạn đói năm 1979 ngay liền sau đó vì lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp bị sút giảm toàn diện tại miền Nam.

Tình trạng ở nông thôn miền Nam càng kinh khiếp và dữ dội hơn ở Sài Gòn dù không ồn ào bằng.

Tổng số lúa mà nông dân miền Nam bị chở ra ngoài Bắc không thông qua quy chế thu mua được loan truyền là khoảng 4 triệu tấn gạo vào đầu năm 1978 trên đài phát thanh Hà Nội khi ca ngợi thành tích ĐÁNH TƯ SẢN của các đảng bộ địa phương miền Nam. Đương nhiên, con số chính thức được các nông dân kêu ca là lớn hơn nhiều.

Sang đến năm 1979, Võ Văn Kiệt đã phải loan báo thu mua lúa từ nông dân với giá cao gấp cả ngàn lần giá quy định của Nhà Nước (!) để cứu vãn tình thế bất mãn không còn dằn được nữa từ nông dân miền Nam trước những đợt thu lúa từ năm 1977 trở đi.

Song song với chiến dịch X2 là chiến dịch X3 đặc biệt tập trung tại Sài Gòn. Sau chiến dịch X3, hàng ngàn gia đình cán bộ miền Bắc đã vào Sài gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu. Theo thừa nhận ngắn ngủi từ báo SGGP và báo Công An khi bàn đến vấn đề trả lại nhà cho những “đối tượng” bị đánh tư sản oan ức vào tháng 9 năm 1989, ước tính lên đến khoảng 150 ngàn người thuộc gia đình cán bộ gốc miền Bắc vào Sài Gòn sinh sống trong những ngôi nhà bị tịch thu.

Đỗ Mười, sau này là Tổng Bí Thư Đảng, lúc bấy giờ thay thế ông Nguyễn Văn Linh làm trưởng ban cải tạo TW Vào ngày 16 tháng Hai năm 1976 là người chỉ huy trực tiếp đợt thực hiện này.

Trong chiến dịch này, số lượng người Sài Gòn phải bị mất hết tài sản và bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI là khoảng SÁU TRĂM NGÀN NGƯỜI, tạo ra một sự hoảng sợ hoang man chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại. Cuối đợt X3 , ghi nhận của Hà Nội là có khoảng 950 ngàn người Sài Gòn bị cưỡng bức đi KINH TẾ MỚI, không hoàn thành chỉ tiêu đề ra là một triệu hai người!

Sức mạnh kinh tế Sài Gòn tự nhiên bị phá hoại đi đến kiết quệ hoàn toàn sau chiến dịch X3 do Đổ Mười trực tiếp chỉ huy. Hơn 14 NGÀN cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại Sài Gòn rất cần cho nền kinh tế quốc dân, với khoảng 270 ngàn nhân công hoàn toàn bị trắng tay, đóng cửa với tổng số thiệt hại tài sản trước mắt lên đế gần chín đến hai mươi mốt tỷ Mỹ kim và tiến trình phát triển công nghệ của đất nước trong tự cường hoàn toàn KHÔNG CÒN HY VỌNG để phục hồi.

Riêng về tổng số vàng, nữ trang tịch tư từ tư bản ở miền Nam được các báo đài của Đảng thừa nhận lên đến 4000 lượng vàng- nhưng đây chỉ là con số tượng trưng tính riêng ở Sài Gòn từ tháng Năm năm 1977 qua tháng Hai năm 1978 mà thôi. Cả thảy trên dưới gần 35 ngàn lượng vàng, tính luôn cả nữ trang và kim cương thu trong những đợt ĐÁNH TƯ SẢN ở miền Nam.

Xin được ghi chú thêm là chỉ nội vụ Hà Nội tiến hành cho phép người Việt gốc Hoa ra đi bán chính thức nếu đóng khoảng 120 lượng vàng đã góp vào gần 10 ngàn lượng vàng tổng cộng.

Trung bình , mổi người dân miền Nam nằm trong đối tượng bị ĐÁNH TƯ SẢN mất trắng khoảng 9 lượng vàng không tính đất đai, nhà cửa, phụ tùng thiết bị , đồ cổ, và các tài sản khác. Trữ lượng vàng của toàn bộ người dân miền Nam có thể lên đến 250 ngàn lượng vàng tính đến năm 1975 nhưng đồng bào khôn khéo giấu đi và phản kháng cũng như đem theo khi di tản.

  1. KINH TẾ MỚI:

Tất cả những ai tại Sài Gòn bị Sản Hà Nội tịch thu nhà , tài sản điều phải đi về vùng KINH TẾ MỚI, là những nơi mà cơ sở hạ tầng cho sinh hoạt chưa được xây dựng, trong đó có cả điện nước, trường học và bệnh xá. HƠN SÁU TRĂM NGÀN nạn nhân bị cưỡng bức qua đêm phải rời Sài Gòn để về những vùng KINH TẾ MỚI và bỏ lại hết toàn bộ tài sản của mình từ nhà ở, của cải, đồ đạc cho Đảng quản lý.

Những người bị cướp bóc, tịch thu nhà và sau đó dồn lên vùng kinh tế mới

Những người bị tịch thu nhà và sau đó dồn lên vùng kinh tế mới

Chỉ tiêu đề ra là phải đưa cưỡng bức khoảng gần một triệu người Sài Gòn ra các Vùng KINH TẾ MỚI và buộc họ phải bỏ hết tài sản nhà cửa lại cho Hà Nội quản lý. Tổng kết từ các báo cáo thành tích cải tạo XHCN của Đảng, số người bị cưỡng bức đi Kinh Tế Mới từ Sài Gòn qua mười năm Quá Độ- ĐÁNH TƯ SẢN như sau:

THỜI KỲ CHỈ TIÊU KẾT QUẢ THỰC HIỆN GHI CHÚ
1976- 1979 4 triệu người 1,5 triệu người 95% là từ Sài Gòn
1979-1984 1 triệu người 1,3 triệu người 50% là từ Sài Gòn

Khi đến vùng KINH TẾ MỚI để sống tham gia các tập đoàn sản xuất hay còn gọi tắt là Hợp Tác Xã, “thành quả lao động” của các nạn nhân này được phân phối chia ra như sau:

– 30% trả thuế

– 25% góp cho chính phủ theo giá thu mua của nhà nước;

– 15% trả lương cho cán bộ quản lý ;

– 30% còn lại chia cho các thành viên tính theo số điểm thuế lao động

Như vậy là sản phẩm nông nghiệp từ các nông trường vùng Kinh tế Mới đã bị Đảng tịch thu hết 70 % và chỉ còn 30% là chia lại cho các thành viên, vốn là các nạn nhân bị tịch thu nhà cửa sống trong vùng Kinh Tế Mới.

Thế là cả triệu người dân Sài Gòn đột nhiên lâm vào cảnh đói kém trầm trọng như là đòn trả thù hữu hiệu của chế độ Hà Nội đối với những bị liệt vào thành phần không phải “Cách Mạng”, ngụy quân ngụy quyền và tiểu tư sản.

Ước tính có khoảng 300 ngàn trẻ em bị thất học vì sống ở các vùng Kinh Tế Mới này. Nhân dân miền Nam- cả triệu người đang sống sung túc bổng lao vào chịu đói kém khổ sở chưa từng có. Nạn đói kém lan tràn khắp mọi nơi, mọi nhà trước thảm cảnh.

Hàng vạn người dân Sài Gòn đã phải bỏ trốn khỏi các vùng Kinh Tế Mới, đi ăn xin trên đường Về Sài Gòn, đói rách khổ sở. Đây là thời kỳ khốn khổ bi đát nhất trong lịch sử phát triển Sài Gòn.

III. Quyết Định 111/CP của Hà Nội về việc “Đánh tư sản ” ở miền Nam Việt Nam

Quyết định 111/CP của Hà Nội là một tài liệu chứng quan trọng. Quyết định này là nguồn gốc của mọi khổ đau, nghèo khó của người dân miền Nam Việt Nam sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 và là lý do Việt Nam bị tụt hậu về mọi mặt, đứng hàng thứ ba nghèo nhất thế giới theo tuyên bố của Liên Hiệp Quốc vào năm 1985.

Xem Nguyên văn quyết định 111/CP:

Trích : 

  1. ĐỐI VỚI NHÀ, ĐẤT CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THUỘC BỘ MÁY CAI TRỊ CỦA NGUỴ QUÂN NGUỴ QUYỀN VÀ ĐẢNG PHÁI PHẢN ĐỘNG
  2. Mọi loại nhà cửa, đất đai trước ngày Giải phóng do chính quyền Mỹ nguỵ quản lý hoặc dành cho những tổ chức hay cá nhân, thuộc nguỵ quân nguỵ quyền và các tổ chức đảng phái phản động sử dụng, nay đều là tài sản công cộng, do Nhà nước trực tiếp quản lý.
  3. Nhà cửa, đất đai của những người sau đây đều do Nhà nước trực tiếp quản lý:

– Sĩ quan nguỵ quân cấp từ thiếu tá trở lên.
– Sĩ quan cảnh sát từ cấp trung uý trở lên.
– Cán bộ thuộc bộ máy cai trị của nguỵ quyền đã giữ chức vụ, từ Chủ sự phòng cơ quan Trung ương, Ty phó, Quận phó trở lên.
– Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.

Điều IV của QĐ 111/CP đã cho thấy rõ gia đình thân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải chịu mất nhà mất cửa rất thê thảm. Mọi quy chụp là phản động hay Ngụy quyền thì coi như là bị tịch thu nhà cửa.

Dòng chữ cuối cùng của khoản 2 điều IV của QĐ 111/CP có ghi rõ là nhà cửa đất đai của các thành phần sau đây bị tịch thu: “Các phần tử ác ôn, mật vụ, tình báo, chiêu hồi cố tình phản cách mạng.” Bởi không có định nghĩa rõ ràng thế nào là thành phần ác ôn nên các viên chức cán bộ Cộng Sản tha hồ kết tội thuờng dân vô tôi vạ là thành phần ác ôn của “Ngụy quyền” để tư lợi cướp bóc nhà cửa cho riêng mình, không cần tòa án nào xét xử cả. Ai ai cũng có thể là điệp viên CIA, hay là có lý lịch ba đời liên quan đến Ngụy quân, và điều có tư tưởng phản động và cần phải tịch thu nhà cửa dựa trên điều khoản này của Q Đ 111/CP.

Không khí hoảng sợ , đau thuơng oán hận lan tràn khắp cả miền Nam.

  1. Hậu quả ĐÁNH TƯ SẢN của Hà Nội:

Theo các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về kinh tế, Việt Nam tụt hậu hơn 50 năm về kinh tế vì các chính sách đánh tư sản này của Cộng Sản Hà Nội lên đầu người dân miền Nam. Việt Nam là quốc gia nghèo đứng hàng thứ ba trên thế giới vào năm 1985.

Cho đến giờ phút này, người dân Việt Nam vẫn chưa thực sự có quyền TƯ HỮU mà chỉ có quyền SỬ DỤNG, nghĩa là thảm họa bị ĐÁNH TƯ SẢN trong quá khứ vẫn treo lơ lửng trên đầu người dân Việt Nam bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chiếu theo luật pháp hiện hành của Hà Nội.

Kinh tế của Việt Nam mãi đến năm 1997 mới thực sự khắc phục được một phần hâu quả của 10 năm Quá Độ, ĐÁNH TƯ SẢN do Hà Nội tiến hành từ năm 1976 đến năm 1987.

Từ năm 1987 đến năm 1997, Hoa Kỳ đã nhắm mắt làm ngơ cho những người Việt di tản hay Vượt Biên định cư tại Mỹ gởi tiền hàng ồ ạt về cứu đói thân nhân mình và vực dậy sự sinh động về kinh tế vốn có ngày nào của miền Nam.Tổng số ngoại tệ gởi về lên đến 8 đến 15 tỷ Mỹ kim mỗi năm trong suốt 10 năm đó.

Sang đến năm 1989, báo SGGP từ Sài Gòn chịu 90 % ngân sách của cả nước và bắt đầu tiến hành trả lại nhà cho một số nạn nhân bao năm trời khổ ải, cũng như bắt đầu bàn tới vấn đề cho phép các sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa được bán nhà vốn hầu hết đã bị tịch thu nếu ra đi theo chương trình HO-Special Release Reeducation Center Detainee Resettlement Program (Chương trình tái định cư phóng thích đặc biệt tù nhân trung tâm cải tạo)

Chỉ số nghèo đói của Việt Nam đứng hàng thứ ba trên thế giới và chỉ mới có những tiến bộ cải thiện khi World Bank và USAID tăng tốc trợ giúp.

Mọi tài liệu, hình ảnh ca ngợi ĐÁNH TƯ SẢN từ các báo chí đài phát thanh của Đảng cũng bị dẹp dần đi.

Hà Nội tới ngày nay vẫn chưa chính thức xin lỗi hai mươi mốt triệu người dân miền Nam về hành động này.

Nguồn bài đăng

Tham khảo : Bên Thắng Cuộc: PHẦN I : MIỀN NAM / CHƯƠNG III : ĐÁNH TƯ SẢN (Huy Đức)

NỖI BUỒN CỦA BIỂN

NỖI BUỒN CỦA BIỂN

Khoảng 7h sáng hôm sau (19/8), chúng tôi tới xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Cảnh tượng ngay lập tức đập vào mắt tất cả mọi người đến nơi đây, là khu kinh tế Vũng Áng rộng mênh mông chạy dọc chân trời, với những ống khói trắng-đỏ đang nhả khói vào mây. Đó là ban ngày, còn xế chiều, khi Vũng Áng lên đèn, bạn sẽ thấy hàng chuỗi hàng chuỗi đèn điện hồng xen lẫn với ráng hồng của bầu trời. Đến đêm tối thì Formosa thật sự trở thành một “vương quốc” sáng rực ánh điện, đèn lấp lánh, chi chít như sao sa, tương phản với bên kia đường là đồng cỏ và khu nhà dân tiêu điều, tối mò. Nếu bạn vào xóm Cũ, nơi 183 hộ dân vẫn cương quyết trụ lại, không chịu di dời, thì sẽ thấy cảnh tượng còn hoang tàn nữa, với những đống gạch vụn, những nhà cửa đã bị đập bỏ chỉ còn trơ cột kèo, khung sắt…

Nói Formosa Vũng Áng đã trở thành một “vương quốc”, một xứ sở tự trị, cũng không sai. Dân địa phương phản ánh, kể từ tháng 5/2014 sau khi xảy ra bạo loạn Vũng Áng (mà cho đến giờ, thủ phạm thực sự – kẻ giật dây tất cả – là ai, vẫn là một bí mật), công nhân viên người Đài Loan, Trung Quốc không ra khỏi khuôn viên Formosa nữa. Họ ở luôn bên trong, nơi có đầy đủ siêu thị, trung tâm mua sắm, khu ăn uống, thể thao, giải trí… và nhà máy nhiệt điện riêng để cung cấp hệ thống điện riêng. Bao xung quanh, ngăn với bên ngoài là dãy tường dài hàng kilomet, trên có gắn mảnh chai, sành, và nhất là một hàng rào điện. Nội bất xuất, ngoại bất nhập, người ra vào Formosa phải có thẻ quẹt, mà sau 15 ngày không tác động gì vào thẻ thì nó sẽ tự hủy.

Nhân viên làm việc bên trong không được phép quay phim, chụp hình. Đó là lý do chúng tôi không có được bức ảnh nào về Formosa nhìn từ phía trong, dù đã gặp một số người từng làm nhân viên cho các nhà thầu của tập đoàn này. Tất nhiên, vẫn luôn tồn tại khả năng cho việc những nhân viên người Việt của Formosa bí mật tuồn dữ liệu ra bên ngoài, tuy rất nguy hiểm cho họ. Nguyên tắc “bảo vệ nguồn tin” cần được các blogger, các nhà báo công dân tuân thủ chặt chẽ.

Trong khuôn viên Formosa, có hàng chục tòa nhà cao tầng, được cho là văn phòng cũng như nhà ở của nhân viên. Tại một tòa nhà như thế, nằm sát tường rào, gần mặt đường, người ta thấy cả dàn radar trên mái. Một chiến sĩ đóng quân trên địa bàn Kỳ Anh, với chuyên môn về tác chiến điện tử, nói với chúng tôi rằng tầm nhìn của radar này có thể vươn tới 80 hải lý (khoảng 145 km). Người lính này cũng bảo, ở trong tầm nhìn của radar, “mình làm bất cứ cái gì, Formosa cũng thấy hết”. Nhưng ngược lại, chẳng một ai biết họ đang làm gì trong cái vương quốc của họ.

Hoàng Thành ngạc nhiên: “Thế là mình phải chịu thế à?”.

Cậu lính trẻ đáp: “Thì phải chịu chứ sao. Không ai được vào trong đó hết. Chắc khi nào có chuyện gì cần giúp đỡ thì Formosa sẽ nhờ, nhưng cũng chỉ công an là được phép vào bên trong thôi, bộ đội thì không”.

Mấy người dân địa phương nhiệt tình cho chúng tôi ngồi vào thuyền thúng, chèo ra nơi đậu ghe, rồi đưa ghe ra sát khu vực cảng Sơn Dương và kè đá chắn sóng của Formosa. Sơn Dương là cảng nước sâu, độ sâu 11m, nước một màu xanh thẫm, không thấy đáy. Chiếc ghe trở nên rất mỏng mảnh. Sóng to, dâng cao cả mét, bọt biển liên tục bắn vào ống kính. Đình Hà và Hoàng Thành cứ phải loay hoay đứa chụp ảnh, quay phim, đứa che chắn nước, và cố để không làm ghe mất thăng bằng. Vẫn theo “tiêu chuẩn Mỹ”, lẽ ra không ai được lên thuyền mà không có áo phao. Nhưng ở đây là Việt Nam; cả ba đứa chúng tôi đều im tiệt, coi như không có chuyện gì xảy ra. Đến chỗ này, vào thời điểm này mà còn hỏi ngư dân về áo phao và trang thiết bị an toàn lao động thì thật là lố bịch.

Công trình cảng Sơn Dương vẫn đang được xây dựng giữa biển, gần đảo Sơn Dương. Còn trên bờ, bãi cát vắng hiu hắt, không một bóng người. Hàng chục con thuyền phủ vải nằm trơ. Cách đây mới nửa năm, nơi đây còn vui lắm. Mỗi chiều khi tàu cá về, bà con ào ra đón, hò nhau kéo ghe lên bờ cát, có trông thấy mới hiểu thế nào là niềm vui “cá bạc đầy khoang”. Trẻ con thì ríu rít chơi đùa, đá bóng.

Bây giờ khác rồi.

Xế chiều, khi ghe của chúng tôi trở về, một vài phụ nữ ở trong xóm trên bờ cũng chạy ra đón, giúp kéo ghe lên bãi. Nhưng trong khoang… trống huếch trống hoác. Không có gì cả. Và chúng tôi cảm thấy đắng ngắt: Vẫn tiếng hò ấy, vẫn những giọng nói chào đón ấy, vẫn những động tác quen thuộc ấy của dân biển ngàn đời nay, song có cái khác hoàn toàn, là không còn niềm vui “thuyền anh mãi về cho cá bạc đầy khoang” (*) nữa. Những nụ cười trở nên vô cùng gượng gạo.

Sao biển buồn đến thế?

Đến lúc này tôi mới phát hiện có một vết rách ở bàn chân phải, và nó đang rỉ máu, sưng lên. Vài tiếng sau thì nó nhiễm trùng, sưng húp, mỗi lần lỡ chạm phải quai dép đều đau điếng người. Không hiểu vì sao chỉ từ một chỗ trầy xước mà nó thành ra như vậy. Đình Hà kết luận chắc nịch: “Hoặc do nước cống Hà Nội, hoặc do nước biển nhiễm chì, bác chọn đi!”.

Lại báo hại người dân địa phương chở tôi ra trạm xá, để y sĩ – soeur Vân – sát trùng và băng vết thương lại. Soeur nói nước biển ở đây rất bẩn, độc, nhiều người lặn về thấy khó thở, nhức đầu, ít nhất cũng thấy mệt mỏi.

“Thôi thì chắc cũng như nước cống Hà Nội” – tôi nghĩ.

Chúng tôi ăn chiều cùng bà con. Mâm cơm có trứng, rau, một đĩa tôm và một bát canh đầu cá. Ai cầm bát đũa lên cũng nói như phân trần: “Không phải tôm, cá Vũng Áng đâu nhé”, ý là bảo chúng tôi đừng lo phải ăn hải sản nhiễm độc. Nhưng làm gì còn tôm cá nào ở vùng này nữa mà lo. Cả hai thứ đều là đồ nhập khẩu. Chỉ biết thở dài khi ở giữa xứ làm nghề biển, ở ngay sát bờ biển, mà phải ăn hải sản nhập từ nước ngoài.

CÒN NỮA

———

(*) Lời bài hát nổi tiếng của dòng nhạc đỏ, “Tình ta biển bạc đồng xanh”, do nhạc sĩ Hoàng Sông Hương (thân sinh ca sĩ Mỹ Lệ) sáng tác năm 1973.

'NỖI BUỒN CỦA BIỂN

Khoảng 7h sáng hôm sau (19/8), chúng tôi tới xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Cảnh tượng ngay lập tức đập vào mắt tất cả mọi người đến nơi đây, là khu kinh tế Vũng Áng rộng mênh mông chạy dọc chân trời, với những ống khói trắng-đỏ đang nhả khói vào mây. Đó là ban ngày, còn xế chiều, khi Vũng Áng lên đèn, bạn sẽ thấy hàng chuỗi hàng chuỗi đèn điện hồng xen lẫn với ráng hồng của bầu trời. Đến đêm tối thì Formosa thật sự trở thành một “vương quốc” sáng rực ánh điện, đèn lấp lánh, chi chít như sao sa, tương phản với bên kia đường là đồng cỏ và khu nhà dân tiêu điều, tối mò. Nếu bạn vào xóm Cũ, nơi 183 hộ dân vẫn cương quyết trụ lại, không chịu di dời, thì sẽ thấy cảnh tượng còn hoang tàn nữa, với những đống gạch vụn, những nhà cửa đã bị đập bỏ chỉ còn trơ cột kèo, khung sắt…

Nói Formosa Vũng Áng đã trở thành một “vương quốc”, một xứ sở tự trị, cũng không sai. Dân địa phương phản ánh, kể từ tháng 5/2014 sau khi xảy ra bạo loạn Vũng Áng (mà cho đến giờ, thủ phạm thực sự - kẻ giật dây tất cả - là ai, vẫn là một bí mật), công nhân viên người Đài Loan, Trung Quốc không ra khỏi khuôn viên Formosa nữa. Họ ở luôn bên trong, nơi có đầy đủ siêu thị, trung tâm mua sắm, khu ăn uống, thể thao, giải trí… và nhà máy nhiệt điện riêng để cung cấp hệ thống điện riêng). Bao xung quanh, ngăn với bên ngoài là dãy tường dài hàng kilomet, trên có gắn mảnh chai, sành, và nhất là một hàng rào điện. Nội bất xuất, ngoại bất nhập, người ra vào Formosa phải có thẻ quẹt, mà sau 15 ngày không tác động gì vào thẻ thì nó sẽ tự hủy. 

Nhân viên làm việc bên trong không được phép quay phim, chụp hình. Đó là lý do chúng tôi không có được bức ảnh nào về Formosa nhìn từ phía trong, dù đã gặp một số người từng làm nhân viên cho các nhà thầu của tập đoàn này. Tất nhiên, vẫn luôn tồn tại khả năng cho việc những nhân viên người Việt của Formosa bí mật tuồn dữ liệu ra bên ngoài, tuy rất nguy hiểm cho họ. Nguyên tắc “bảo vệ nguồn tin” cần được các blogger, các nhà báo công dân tuân thủ chặt chẽ. 

Trong khuôn viên Formosa, có hàng chục tòa nhà cao tầng, được cho là văn phòng cũng như nhà ở của nhân viên. Tại một tòa nhà như thế, nằm sát tường rào, gần mặt đường, người ta thấy cả dàn radar trên mái. Một chiến sĩ đóng quân trên địa bàn Kỳ Anh, với chuyên môn về tác chiến điện tử, nói với chúng tôi rằng tầm nhìn của radar này có thể vươn tới 80 hải lý (khoảng 145 km). Người lính này cũng bảo, ở trong tầm nhìn của radar, “mình làm bất cứ cái gì, Formosa cũng thấy hết”. Nhưng ngược lại, chẳng một ai biết họ đang làm gì trong cái vương quốc của họ.

Hoàng Thành ngạc nhiên: “Thế là mình phải chịu thế à?”.

Cậu lính trẻ đáp: “Thì phải chịu chứ sao. Không ai được vào trong đó hết. Chắc khi nào có chuyện gì cần giúp đỡ thì Formosa sẽ nhờ, nhưng cũng chỉ công an là được phép vào bên trong thôi, bộ đội thì không”.

Mấy người dân địa phương nhiệt tình cho chúng tôi ngồi vào thuyền thúng, chèo ra nơi đậu ghe, rồi đưa ghe ra sát khu vực cảng Sơn Dương và kè đá chắn sóng của Formosa. Sơn Dương là cảng nước sâu, độ sâu 11m, nước một màu xanh thẫm, không thấy đáy. Chiếc ghe trở nên rất mỏng mảnh. Sóng to, dâng cao cả mét, bọt biển liên tục bắn vào ống kính. Đình Hà và Hoàng Thành cứ phải loay hoay đứa chụp ảnh, quay phim, đứa che chắn nước, và cố để không làm ghe mất thăng bằng. Vẫn theo “tiêu chuẩn Mỹ”, lẽ ra không ai được lên thuyền mà không có áo phao. Nhưng ở đây là Việt Nam; cả ba đứa chúng tôi đều im tiệt, coi như không có chuyện gì xảy ra. Đến chỗ này, vào thời điểm này mà còn hỏi ngư dân về áo phao và trang thiết bị an toàn lao động thì thật là lố bịch.

Công trình cảng Sơn Dương vẫn đang được xây dựng giữa biển, gần đảo Sơn Dương. Còn trên bờ, bãi cát vắng hiu hắt, không một bóng người. Hàng chục con thuyền phủ vải nằm trơ. Cách đây mới nửa năm, nơi đây còn vui lắm. Mỗi chiều khi tàu cá về, bà con ào ra đón, hò nhau kéo ghe lên bờ cát, có trông thấy mới hiểu thế nào là niềm vui “cá bạc đầy khoang”. Trẻ con thì ríu rít chơi đùa, đá bóng. 

Bây giờ khác rồi. 

Xế chiều, khi ghe của chúng tôi trở về, một vài phụ nữ ở trong xóm trên bờ cũng chạy ra đón, giúp kéo ghe lên bãi. Nhưng trong khoang… trống huếch trống hoác. Không có gì cả. Và chúng tôi cảm thấy đắng ngắt: Vẫn tiếng hò ấy, vẫn những giọng nói chào đón ấy, vẫn những động tác quen thuộc ấy của dân biển ngàn đời nay, song có cái khác hoàn toàn, là không còn niềm vui “thuyền anh mãi về cho cá bạc đầy khoang” (*) nữa. Những nụ cười trở nên vô cùng gượng gạo.

Sao biển buồn đến thế?

Đến lúc này tôi mới phát hiện có một vết rách ở bàn chân phải, và nó đang rỉ máu, sưng lên. Vài tiếng sau thì nó nhiễm trùng, sưng húp, mỗi lần lỡ chạm phải quai dép đều đau điếng người. Không hiểu vì sao chỉ từ một chỗ trầy xước mà nó thành ra như vậy. Đình Hà kết luận chắc nịch: “Hoặc do nước cống Hà Nội, hoặc do nước biển nhiễm chì, bác chọn đi!”. 

Lại báo hại người dân địa phương chở tôi ra trạm xá, để y sĩ – soeur Vân – sát trùng và băng vết thương lại. Soeur nói nước biển ở đây rất bẩn, độc, nhiều người lặn về thấy khó thở, nhức đầu, ít nhất cũng thấy mệt mỏi. 

“Thôi thì chắc cũng như nước cống Hà Nội” – tôi nghĩ. 

Chúng tôi ăn chiều cùng bà con. Mâm cơm có trứng, rau, một đĩa tôm và một bát canh đầu cá. Ai cầm bát đũa lên cũng nói như phân trần: “Không phải tôm, cá Vũng Áng đâu nhé”, ý là bảo chúng tôi đừng lo phải ăn hải sản nhiễm độc. Nhưng làm gì còn tôm cá nào ở vùng này nữa mà lo. Cả hai thứ đều là đồ nhập khẩu. Chỉ biết thở dài khi ở giữa xứ làm nghề biển, ở ngay sát bờ biển, mà phải ăn hải sản nhập từ nước ngoài.

CÒN NỮA 

---------

(*) Lời bài hát nổi tiếng "Tình ta biển bạc đồng xanh" của nhạc sĩ Hoàng Sông Hương (bố đẻ ca sĩ Mỹ Lệ), sáng tác năm 1973.'
'"Ngày xưa, biển không có cá chết như bây giờ...".'
'"Chân trời rất xanh gọi nắng xôn xao...".'

BIỂN ĐÔNG: TỪ XUẤT HIỆN “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” ĐẾN NAY.

From: Lam Phung
BIỂN ĐÔNG: TỪ XUẤT HIỆN “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” ĐẾN NAY.

(Có tham khảo tài liệu của ông Đỗ Ngọc Uyển, Morgan Hill, California).

Năm 1949, Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch) rút ra Đài Loan, Đảng CSTQ ở lục địa thành lập nước CHND Trung Hoa, sử dụng tiếp bản đồ hình lưỡi bò 11 đoạn do Trung Hoa QG xuất bản tháng 2/1948. Năm 1953, cắt đi một đoạn trong Vịnh Bắc bộ (còn 10 đoạn), sau cắt thêm đoạn nữa thành 9 đoạn hiện nay.

Trong Đại chiến II, Nhật chiếm một số đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa (HS-TS). Tháng 8/1945, Nhật bại trận, quân Nhật rút khỏi VN, ngày 26/8/1945 cũng rút khỏi các đảo chiếm đóng. Lúc này, VN vẫn thuộc quyền Pháp đô hộ, về danh nghĩa Pháp có nhiệm vụ bảo vệ HS-TS. Khi Pháp trả độc lập cho VN, Hiệp ước Élysée ngày 8/3/1949 bàn giao HS-TS cho Chính quyền Quốc gia VN(14/10/1950).

Về phía TQ, với tư cách phe Đồng minh, ngày 27/8/1945, TQ chỉ định Tướng Lư Hán sang giải giới quân Nhật ở Bắc VN và ở lại 3 năm vãn hồi an ninh. Đầu 1946, TQ cử Lâm Tuân và hạm đội đi “tiếp thu” những đảo Nhật bỏ lại ở HS-TS. Không ai biết chính xác những đảo nào Nhật đã chiếm. Một nhân viên thuộc Bộ Địa chất và Khoáng sản TQ tên Bạch Mi Sơ cùng đi đã vẽ một họa đồ tượng trưng bằng hình 11 đoạn, chiếm 80% diện tích biển Đông (cả HS-TS). Khi đoàn về, bản vẽ này được áp dụng in bản đồ đầu tiên, Vụ Biên giới và Lãnh thổ, Bộ Nội vụ TQ xuất bản tháng 2/1948 ghi: “Tác giả: Bạch Mi Sơ (Bộ Địa chất), năm sinh: 1946; nơi sinh: Trung Hoa Dân Quốc; người lập khai sinh “Nam Hải chư đảo vị trí đồ”.

Đường lưỡi bò vẽ tùy tiện, không theo quy ước thiết kế bản đồ, không phóng chiếu hệ thống toạ độ, không chính xác địa lý…, do đó, không có giá trị pháp lý biên giới. Biết điều này, TQ ngụy tạo “giá trị lịch sử”: khẳng định là di sản ngàn đời tổ tiên truyền lại (từ nhà Hán cách hơn hai ngàn năm…), là sự thật lịch sử không thể tranh cãi… Thật ra, bản đồ đó mới chỉ xuất hiện tại TQ cách đây 68 năm.

Ngày 4/9/1958, TQ tuyên bố bề rộng lãnh hải 12 hải lý áp dụng toàn lãnh thổ TQ, gồm bờ biển với đất liền, đảo ngoài khơi, đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, các quần đảo: Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa và các đảo khác thuộc TQ. Trên cơ sở này, TQ xác định đường cơ sở lãnh hải, cấm máy bay, tàu bè nước ngoài xâm nhập nếu TQ chưa cho phép.

Từ 5/9 đến 8/9/1951, Hội nghị San Francisco ký kết Hòa ước với Nhật, có đại diện 51 nước tham dự. Ngoại Trưởng Gromyko (Liên Xô) đề nghị trả chủ quyền HS-TS cho TQ. Kết quả: 48 phiếu bác bỏ, có ba phiếu thuận (Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan). Nhật bỏ phiếu trắng. Ngày 7/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu (Quốc gia VN) tuyên bố HS-TS là lãnh thổ VN, không đại diện nào tại hội nghị phản đối. Ngày sau, Hòa ước được ký kết. Điều 2, đoạn 7 ghi rõ: “Nhật Bản từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel và Spratly” (khoản f). Ông Trần Văn Hữu đã ký Hòa ước này.

Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng (VN Dân chủ Cộng hòa) gửi một công hàm điện báo đến Thủ tướng Quốc vụ viện TQ, đến 21/9/1958, Đại sứ VN DCCH tại TQ Nguyễn Khang trình công hàm lên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao TQ Cơ Bàng Phi: “…Chính phủ nước VN DCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4/9/1958, của CP Nước CHND Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của TQ. CP Nước VN DCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của TQ trong mọi quan hệ với nước CHND Trung Hoa trên mặt biển…”. (Trong lúc chủ quyền hai quần đảo này chính thức do VN Quốc gia ở phía Nam quản lý. Ngày nay, TQ cho rằng công hàm là bằng chứng cho thấy VN đã công nhận chủ quyền của TQ với HS-TS).

Sau khi ký Hiệp định Paris 1973, Hoa Kỳ rút Hạm đội 7 và thiết bị quân sự ra khỏi HS, không liên quan việc tranh chấp tại đây, Bộ Ngoại giao TQ ra tuyên bố HS-TS là lãnh thổ TQ và tố cáo Việt Nam Cộng hòa chiếm đóng trái phép. Phía VNCH ra tuyên bố đáp trả ngược lại. Trận chiến diễn ra. Do không cân sức, hải quân VNCH đã thất bại. Ngày 19/1/1974, TQ chiếm trọn HS. (Theo tiến sĩ Balazs Szalontai – Hungary: TQ quyết định chiếm quần đảo HS trước khi VNCH sụp đổ – nghĩa là trước khi VN DCCH có thể chiếm).

Ngày 14/3/1988; sau khi thuộc sự quản lý của CHXHCN VN, tiếp tục đánh dấu thất bại của Hải quân QĐND VN ở một số đảo thuộc quần đảo TS trong trận đánh với TQ. Gần tháng sau, tại quần đảo TS, Đại tướng Lê Đức Anh thề: …xin hứa trước đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu, bảo vệ bằng được quần đảo TS – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng…”.

Trên cơ sở UNCLOS, đường lưỡi bò xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone, EEZ) 4 quốc gia: VN, Brunei, Malaysia và Phillipines. Là quốc gia thành viên UNCLOS, tháng 2/2013, Phillipines nộp đơn kiện TQ tính phi pháp đường lưỡi bò tại Tòa Hòa giải Trọng tài Quốc Tế (thường trực tại The Hague). TQ tuyên bố: bản chất vụ kiện là tranh chấp chủ quyền các thực thể quần đảo TS. Do đó, Tòa án trên không có thẩm quyền xét xử tranh chấp lãnh thổ, TQ không tham gia vụ kiện, không bị ràng buộc quyết định của Tòa. TQ cho rằng họ có đầy đủ chủ quyền lịch sử với các đảo biển Đông và tài nguyên trong đường lưỡi bò.

Sau ba năm thụ lý, ngày 12/7/2016, Tòa án ban hành án lệnh có hai điều luật liên quan sau:

1. TQ không có cơ sở pháp lý đòi chủ quyền lịch sử các nguồn tài nguyên trong đường lưỡi bò, tuyên bố của TQ đi ngược lại Công ước của LHQ về Luật Biển (United Nations Convention On The Law Of The Sea).

2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho phép một bên đơn phương khởi kiện bên còn lại ra tòa (Phụ lục VII). Điều này cũng bác bỏ tuyên bố của TQ: “Tòa Trọng tài đượcthành lập theo yêu cầu đơn phương của Manila, không có thẩm quyền xem xét đơn kiện, phán quyết của Tòa này đưa ra là vô giá trị và không có tính chất ràng buộc pháp lý”.
Với phán quyết trên, tranh chấp biển Đông đã được QT hóa, không còn là vấn đề hai bên giải quyết như TQ nói.

Sau án lệnh, TQ bác bỏ phán quyết của Tòa án Hòa giải Thường trực QT (Permanemnt Court of Arbitration), tuyên bố không tuân thủ, trở thành quốc gia ngoài vòng luật pháp QT, không xứng đáng là cường quốc, thành viên của HĐ Thường trực Bảo an LHQ.
Ngày 13/6/2016, TQ ban hành sách trắng bác bỏ phán quyết trên và vẫn khẳng định chủ quyền lịch sử với các đảo ở biển Đông, HS-TS… Bảy hòn đảo mà TQ chiếm là những cồn cát, vỉa đá (rock reef), vỉa san hô (coral reef) nửa nổi nửa chìm hoặc hoàn toàn chìm và chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống như đảo Gạc-ma (Johnson South Reef). Vì không thể định cư, trồng trọt, chăn nuôi, sinh sống nơi đây, theo UNCLOS, không tính trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Là quốc gia thành viên (state member) UNCLOS, nhưng TQ phớt lờ các nguyên tắc, bồi đắp thành đảo nhân tạo, thiết lập tiền đồn quân sự. Tuy biết phi lý, TQ vẫn đòi có vùng đặc quyền KT 200 hải lý và thềm lục địa ngoài 200 hải lý với các đảo nhân tạo, làm chủ tài nguyên cả khu vực.

Hoa Kỳ theo luật pháp QT đã đưa chiến hạm tuần tra thường lệ ở biển Đông bảo vệ quyền tự do hàng hải, cách bờ biển 2 hải lý chứ không phải 12 hải lý. Khi vào quần đảo TS, chiến hạm tuần tra tiến sát đảo nhân tạo, TQ cho là Hoa Kỳ khiêu khích và gây căng thẳng.

Ngày 2/8/2016, Tòa án Tối cao TQ đưa ra phán quyết 4 điều sau:
1/ Những ai bị bắt khi đang đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của TQ có thể bị tù tới một năm, và vùng biển này bao gồm cả vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa.

2/ Phán quyết này dựa trên luật pháp TQ và Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).

3/ Các tòa án nhân dân sẽ tích cực thực thi quyền tài phán trong vùng biển chủ quyền TQ, hỗ trợ ban ngành hành chính quản lý biển hợp pháp, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích TQ.

4/ Phán quyết này bảo đảm về pháp lý cho lực lượng chấp pháp nghề cá.

Mặt khác, TQ vận động một số nước trong Asean và các nước khác hưởng lợi từ TQ ủng hộ tuyên bố của họ.

Tiếp tục chờ xem diễn biến vụ việc.

L.P

No automatic alt text available.

HOÀNH SƠN NHẤT ĐÁI VẠN ĐẠI TAN HOANG

From: Suong Quynh and 2 others shared Huynh Ngoc Chenh‘s post.
Huynh Ngoc Chenh's photo.
Huynh Ngoc Chenh's photo.
Huynh Ngoc Chenh's photo.
+6Huynh Ngoc Chenh's photo.Huynh Ngoc Chenh's photo.

Huynh Ngoc Chenh  with Nguyễn Thúy Hạnh and Nguyen Kim.

HOÀNH SƠN NHẤT ĐÁI VẠN ĐẠI TAN HOANG

Ngay sau khi bộ trưởng Trần Hồng Hà tắm biển và ăn cá tại Quảng Trị thì chúng tôi đến thăm dải biển miền Trung, nơi Formosa giáng thảm họa kinh hoàng từ mấy tháng nay.
Môi trường cả một dải vùng biển dài 300 km từ Hà Tĩnh xuống đến Thừa Thiên Huế bị hủy hoại nặng nề, kéo theo sự suy sụp kinh tế của hàng triệu cư dân liên quan.
Những hàng quán, chợ búa, khu du lịch, khách sạn…nơi chúng tôi đi qua đều vắng lặng. Nhà hàng ăn trên quốc lộ ngay cạnh khu Formosa, nơi chúng tôi ghé vào ăn trưa, chỉ có duy nhất một nhóm thực khách là chúng tôi. Các hàng quán quanh đó đều im ắng.
Sâu vào vùng dân cư ven biển huyện Kỳ Anh giáp với tường rào Formosa là một vùng xơ xác tiêu điều với hàng ngàn ngôi nhà dân bị đập bỏ tan hoang. Người ta lùa những làng xã ngư dân bám biển đi để lấy đất xây dựng một “trung tâm hủy diệt biển” vĩ đại, và bên trong trung tâm ấy còn chưa biết chứa đựng âm mưu gì.
Vượt qua Hoành Sơn, xuôi về nam, chúng tôi ghé đến ngôi chợ vốn sầm uất của xã Cảnh Dương, một xã toàn dân sống vào nghề cá của huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, vào buổi sáng trời nắng đẹp. Ngôi chợ im ắng chỉ thấy người bán mà không thấy người mua. Cá bắt lên bán không ai mua đã đành mà các hàng hóa tiêu dùng khác cũng không có người mua. Một chị bán hàng nhựa dân dụng cho biết, nếu trước đây bán mỗi ngày một trăm thì từ 4 tháng nay, bán chỉ còn chưa đến hai mươi. Ngư dân không bán được cá thì lấy tiền đâu mà mua sắm.
Các cửa hàng dịch vụ nghề cá quanh đó cũng đóng cửa im ỉm, vài cửa hàng mở cửa nhưng không thấy ai ra vào.
Chúng tôi ghé vào nhà của một ngư dân gần đó. Người chồng làm nghề đánh cá ven bờ thất nghiệp, ngồi tựa cửa ngắm trông ra biển. Chị vợ làm nghề buôn cá thở dài sườn sượt khi được nghe chúng tôi hỏi về tình hình đời sống của gia đình sau đại thảm họa. Chị cho biết, hiện đang sống dựa vào tiền con cái đi lao động ở xa gởi về. Từ khi cá chết hai vợ chồng ở không như bao người dân khác trong xã: “Mới đây, ngư dân mới rục rịch đi đánh bắt trở lại – chị nói – cá gần bờ, mang về bán dân tại đây không dám ăn, nhưng vẫn có dân buôn mua lại giá rẻ mang đi bán nơi đâu không biết. Biết dân mình ăn cá ấy vào là bị nhiễm độc, nhưng đói quá cũng phải đi đánh bắt, với lại không thấy nhà nước cấm đoán nên cứ làm”. Rồi chị thở dài đầy vẻ bất nhẫn: “Phải chi họ cấm hẳn, chớ để ri thì tội cho dân mình quá!”.
Một ngư dân khác cho biết, 90% ngư dân đã phải vay vốn ngân hàng lên đến bạc tỷ để đầu tư tầu thuyền và ngư cụ đánh cá. Vậy mà nay… thuyền bỏ đó..
Ghé qua một công ty buôn hải sản tọa lạc ngay bên cảng cá, thấy bốn, năm công nhân đang phân loại và đóng gói ghẹ vào thùng xốp, tôi hỏi:
– Ghẹ nầy liệu có ăn được?
Tất cả lặng thinh, rồi một chị nói:
– Cũng được, thi thoảng tui cũng ăn…
– Chừ đóng thùng đưa đi bán ở mô?
Một chị trả lời:
– Bán đi xa…
Một chị khác cướp lời:
– Bán qua Trung Quốc cho chúng nó ăn chết cha hết chúng nó, bọn khốn nạn.
Tôi biết các chị công nhân đã nói dối. Các thùng ghẹ ấy có khi lại trở thành thực đơn trong các nhà hàng đặc sản ở Hà Nội, Đà Nẵng…
Cũng các chị công nhân ấy cho biết, công ty hải sản nầy mỗi ngày thu mua được trên vài tấn cá, nhưng hiện nay không còn con cá nào cả phải chuyển qua mua ghẹ, tuy nhiên mỗi ngày cũng chỉ được vài trăm ký. Một nhà báo uy tín ở địa phương cho tôi biết, ghẹ là một trong những loại hải sản sống ở tầng sâu nên bị nhiễm độc nặng, không ăn được.
Cũng nhà báo ấy, người đã lăn lộn với ngư dân từ những ngày đầu tháng tư đến nay, cho biết, Formosa đặt ở Hà Tỉnh nhưng là huyện cuối tỉnh tiếp giáp với Quảng Bình, mà dòng hải lưu lúc đó chảy vào nên các tỉnh phía nam Vũng Áng hứng trọn thảm họa, trong đó nghiêm trọng nhất là Quảng Bình.
“Hoành Sơn nhất đới vạn đại dung thân”, lời khuyên đắt giá của Trạng Trình cho chàng công tử Nguyễn Hoàng đã trở thành đường lối chiến lược đúng đắn giúp chàng trai trẻ mạnh dạn dẫn dân vượt qua Hoành Sơn tiến vào mở rộng phương Nam, không chỉ dung được bản thân mà còn dung được dân tộc Việt đến tận bây giờ.
Và hình như điều đó sắp sửa chấm dứt.
Buổi chiều đứng trên đỉnh đèo Ngang của dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển, ranh giới phân chia Hà Tỉnh và Quảng Bình, nhìn về phương Nam, lòng tôi không khỏi dâng lên một cảm xúc chua xót…
Ôi Hoành Sơn nhất đái, vạn đại tan hoang.
Tội ác của những tên bán nước nào?

Huỳnh Ngọc Chênh
(Ảnh Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Kim)

Tin NÓNG: TRUNG QUỐC ĐẦU ĐỘC ĐẦU NGUỒN NƯỚC SÔNG HỒNG

Tin NÓNG: TRUNG QUỐC ĐẦU ĐỘC ĐẦU NGUỒN NƯỚC SÔNG HỒNG

 

Trung Quốc lại “xuất khẩu’ ô nhiễm qua sông Hồng?

Đất Việt

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, nước sông Hồng từ bên kia biên giới Trung Quốc đổ về xuôi càng ngày càng ô nhiễm. 
Sáng 24/8, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Bảo vệ môi trường do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Đặng Xuân Phong cho biết từ 2011, nước sông Hồng từ biên giới phía Trung Quốc đổ về xuôi ngày càng ô nhiễm nhưng các biện pháp xử lý môi trường xuyên biên giới vẫn còn nhiều hạn chế.

Được biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đầu tư 1 trạm quan trắc môi trường xuyên biên giới tại Lào Cai ở phía đầu nguồn sông Hồng thuộc địa phận Lào Cai.

Tuy nhiên, trạm quan trắc chỉ đo được chỉ số cơ bản và đã xuống cấp nên hiệu quả không cao. Hiện vấn đề ô nhiễm môi trường sông Hồng vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cao Đặng Xuân Phong. Ảnh: NLĐ

“Đề nghị tăng cường đầu tư thêm trạm quan trắc ô nhiễm xuyên biên giới”- Chủ tịch UBND Đặng Xuân Phong kiến nghị.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Cao Đức Phát đề nghị cần tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường như vấn đề ô nhiễm sông Hồng, sông ở ĐBSCL.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ TN-MT có giải pháp đưa ra kế hoạch cụ thể về bảo vệ môi trường để Thủ tướng ký ban hành chỉ thị vào thứ 3 tuần tới (30/8) để các ngành, địa phương thực hiện.

Đầu nguồn sông Hồng đoạn qua tỉnh Lào Cai bị ô nhiễm trầm trọng. Ảnh: NLĐ

Thủ tướng nhấn mạnh: “Bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch các tỉnh, thành phải chịu trách nhiệm về môi trường trong lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách. Đã đến lúc, phải có kế hoạch, chiến lược ngắn hạn, dài hạn và ngay lập tức về môi trường. Môi trường có sạch, bền vững góp phần nâng giá trị kinh tế”.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ TN-MT từ năm 2017 phải tiến hành khảo sát đánh giá và xếp hạng các tỉnh thành trong cả nước về vấn đề môi trường như bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh.

Trước đó, có nghiên cứu của nhóm nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho thấy có sự ảnh hưởng ô nhiễm không khí xuyên biên giới từ Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam với mức độ rất đáng lo ngại.

“Vào mùa đông có sự lan truyền ô nhiễm không khí khá lớn từ Trung Quốc tới miền Bắc VN. Sự di chuyển này sang VN chủ yếu đi theo hướng đông bắc, hướng có sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa đông bắc. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vào mùa đông, 40 – 50% nồng độ các chất ô nhiễm ở miền Bắc VN có nguồn gốc ngoài lãnh thổ từ phía bắc và phía đông bắc nước ta” – kết quả nghiên cứu nêu rõ.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu khẳng định vào mùa đông, ô nhiễm không khí từ Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam có thể tới 55% đối với SO2, 48% đối với NO2 và 30% đối với CO theo gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc thổi vào Việt Nam. Sự ảnh hưởng này chỉ có một chiều từ Trung Quốc sang Việt Nam mà không có chiều ngược lại.

Nồng độ CO, NO2 tại Quảng Ninh, Lạng Sơn chịu ảnh hưởng xấp xỉ 0,1 ppm và các tỉnh còn lại từ 0,25 – 0,75 ppm (đơn vị tính toán nồng độc chất độc); nồng độ SO2 tại Quảng Ninh, Lạng Sơn xấp xỉ 0,015 ppm và các tỉnh còn lại từ 0,0025 – 0,05 ppm.

Gió mùa ảnh hưởng tới sự lây lan ô nhiễm xuyên biên giới từ Trung Quốc
qua quốc gia khác.
Vào mùa hè, Việt Nam ít bị ảnh hưởng của gió mùa tây nam và đông nam đóng vai trò chủ đạo nên mức độ ảnh hưởng từ việc lan truyền xuyên biên giới giữa VN và Trung Quốc cũng có sự thay đổi đáng kể. Nồng độ các chất ô nhiễm không khí tại VN có nguồn gốc từ Trung Quốc chỉ chiếm 4% đối với SO2, 2% với CO và 1,5% đối với NO2.Nghiên cứu cho thấy VN còn hứng chịu cả những chất hữu cơ khó phân hủy với hàm lượng không thua kém SO2. Bước đầu, các nhà khoa học xác định nồng độ SO2 cao là yếu tố gây ra mưa axit, gây hại cho mùa màng, sản xuất nông nghiệp.

Bằng phương pháp quan trắc thực địa chất lượng không khí, phân tích ảnh viễn thám tại 9 tỉnh, thành miền Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Yên Bái, Hà Giang, Hà Nội) và ứng dụng mô hình toán.

Cúc Phương (Tổng hợp)
———

Tiêu diệt sự sống dễ nhất là sử dụng phương pháp đầu độc nước.
Nước độc sẽ làm cho các cơn gió cũng độc, không sinh vật nào tồn tại được, bị hủy diệt chỉ là vấn đề thời gian.