Tin biểu tình tại Miền Trung

Suong Quynh and Thomas Trung shared Sơn Văn Lê‘s post.
Sơn Văn Lê's photo.
Sơn Văn Lê's photo.
Sơn Văn Lê's photo.
Sơn Văn Lê's photo.

Sơn Văn Lê added 4 photos and a video — with Nguyen Lan Thang and Đỗ Đức Hợp.

Tin biểu tình tại Miền Trung

Giáo phận Vinh – Sáng nay 1/9/2016, khoảng hơn 2000 người dân xã Kỳ Hoa, Hà Tĩnh tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối Formosa và yêu cầu minh bạch tiền đền bù cho ngư dân. Họ cùng nhau hát bài Dậy Mà Đi và tiến về tập trung tại trụ sở uỷ ban Huyện Kỳ Anh giương cao các khẩu hiệu:

– YÊU CẦU KHỞI TỐ FORMOSA VÀ ĐỒNG BỌN,
– HÃY ĐỀN BÙ THIỆT HẠI CHO CHÚNG TÔI
– TIỀN ĐỀN BÙ CỦA CHÚNG TÔI ĐÃ ĐI VỀ ĐÂU ?
– CHỌN NHÂN DÂN HAY CHỌN FORMOSA

Đã nhiều tháng trôi qua kể từ ngày xảy ta thảm hoạ do Formosa xả thải ra biển gây nên. Ngư dân bốn tỉnh miền Trung liên tục xuống đường biểu tình đòi bồi thường và yêu cầu đóng cửa nhà máy Formosa.

Gần đây, người dân tại một số nơi nhận số gạo mốc meo đền bù từ phía nhà cầm quyền trong khi nghề đánh bắt cá của họ bị triệt hạ, con em họ không có tiền đóng học phí để đến trường học.

Ngày 01.09 năm nay cũng được Giáo hội Công giáo chọn làm ngày Bảo vệ môi trường và Giáo phận Vinh đã thể hiện bằng hành động thiết thực khi họ bày tỏ quan điểm yêu cầu đóng cửa nhà máy độc hại Formosa.

Hôm Chúa Nhật, 28.08.2016, trong giờ Kinh Truyền Tin, ĐTC Phanxicô nói đến ngày này như sau: “Ngày Thứ 5 đến đây, tức ngày 1 tháng Chín, chúng ta sẽ đánh dấu Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho việc chăm sóc thiên nhiên, cùng với anh em Chính Thống của chúng ta và với các Giáo hội khác, đây là một cơ hội để chúng ta tăng cường cam kết chung về việc bảo vệ sự sống, tôn trọng môi trường và thiên nhiên.”

Nguồn ảnh và video: bằng hữu gởi cho Lê Sơn

‘Người tù thế kỷ’ tiếp tục kiện ra tòa

‘Người tù thế kỷ’ tiếp tục kiện ra tòa

  • BBC                                                                                                                                    
  •  FACEBOOK THAN NGUYENÔng Huỳnh Văn Nén bị cho là tổn thất sức khỏe đến 63%

Ông Huỳnh Văn Nén, được gọi là “người tù thế kỷ”, sẽ tiếp tục kiện ra tòa sau khi cuộc thương lượng lần ba với TAND tỉnh Bình Thuận về khoản tiền bồi thường thất bại ngày 31/8.

Một trong các luật sư của ông Nén, Phạm Công Út, cho BBC biết tòa đồng ý bồi thường khoảng 10 tỷ rưỡi cho ông Nén.

Nhưng tòa chỉ chấp nhận bồi thường 1,5 tỉ đồng chi phí kêu oan của những người khác, thay vì hơn 5,6 tỉ đồng theo yêu cầu.

Vì vậy, cuộc thương lượng kết thúc với dự kiến ông Nén cùng gia đình sẽ kiện ra tòa án thành phố Phan Thiết.

Tường thuật với BBC, luật sư Phạm Công Út nói phiên thương lượng đã xong “90%” liên quan bồi thường các thiệt hại về tinh thần, danh dự, mất thu nhập, sức khỏe…

Nhưng điểm mấu chốt không thương lượng được là việc nhóm của ông Nén yêu cầu tòa bồi thường cho những người đã đi “kêu oan” cho ông Nén suốt 17 năm.

Cụ thể là ông Huỳnh Văn Truyện (cha ông Nén), được nói là đã bán ba mảnh đất để đi kêu oan cho con.

Ông Huỳnh Trung Nghĩa (anh rể ông Nén) cũng bán 10ha đất.

Ông Nguyễn Thận, nguyên là chủ tịch xã tin rằng ông Nén bị oan, đã bán 18ha đất nuôi trồng.

Theo luật sư Phạm Công Út, chi phí đòi bồi thường của những người này là hơn 5,6 tỷ, nhưng tòa chỉ chấp nhận 1,5 tỉ.

Vì vậy, ông Nén được luật sư dẫn lời nói rằng: “Tôi không cần tiền.”

“Tôi cần trả lại sự công bằng cho những ân nhân của tôi.”

Ông Nguyễn Thận được luật sư nói là tuyên bố tại phiên thương lượng rằng “tòa sẽ thua về uy tín”.

Hôm 26/8, Nguyễn Thọ, nghi can giết người, cướp tài sản trong vụ án mạng tại huyện Hàm Tân mà ông Huỳnh Văn Nén bị kết án oan, đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận tuyên phạt 20 năm tù.

Tháng 12/2015, cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận đã công khai xin lỗi ông Huỳnh Văn Nén, bị buộc tội, giam oan hơn 17 năm trong hai vụ án giết người.

Hôm 31/8, ông Nguyễn Thận, cựu chủ tịch xã Tân Minh (Hàm Tân, Bình Thuận), người đồng hành cùng ông Nén trong hành trình kêu oan, viết trên mạng xã hội: “Cách đây đúng 16 năm, ngày 31/8/2000, Huỳnh Văn Nén nhận bản án tù chung thân. Đằng đẵng sau gần 18 năm cay đắng, tủi nhục trong cảnh tù đày và phải chịu tổn thất sức khỏe đến 63%.”

18 tổ chức XHDS kêu gọi khởi kiện Formos

 18 tổ chức XHDS kêu gọi khởi kiện Formosa

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-08-31

RFA

000_9Y4WA-622.jpg

Thảm họa quốc gia về ô nhiễm môi trường đã hiển hiện qua sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung. Giới khoa học cho rằng đây là hậu quả của nhiều thập niên phát triển kinh tế bằng mọi giá và xem nhẹ việc hủy hoại môi trường.

AFP

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Kêu gọi cộng đồng hợp sức khởi kiện Formosa

Formosa cho đến nay vẫn được chính phủ cho phép hoạt động sau khi đồng ý chi trả số tiền 500 triệu đô la cho hành vi xả thải bất hợp pháp gây thảm họa môi trường cho 4 tỉnh miền Trung. Tuy nhiên số tiền tượng trưng này không thể bù đắp những thiệt hại to lớn về môi trường cũng như kinh tế của từng gia đình tại khu vực nó gây tai họa. Từ bức xúc này 18 tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam đã gửi thư kêu gọi cộng đồng hợp sức khởi kiện Formosa để đòi lại quyền lợi chính đáng mà Formosa phải trả.

Bức thư đề ngày 30 tháng 8 có chữ ký của đại diện 18 tổ chức xã hội dân sự đang hoạt động tại Việt Nam trình bày diễn tiến mà công ty gang thép Formosa tại Vũng Áng đã gây ra cho người dân cũng như môi trường và các di lụy khác.

Theo nội dung bức thư, Formosa đã được chính phủ Việt Nam ưu đãi kể cả sau khi công ty này thừa nhận đã gây nên thảm họa và sự ưu ái đó được chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thể hiện khi tiếp tục cho phép nó hoạt động.

Có Việt kiều đã kiện nhà nước Việt Nam ở Yên Bái tại sao người Việt Nam không kiện Formosa ở Đài Loan hay ở đâu đó mà nghĩ lầm là dứt khoát phải kiện ở Hà Tĩnh, ở Hà Nội hay kiện ở Sài Gòn?
-TS Nguyễn Quang A

Với số tiến 500 triệu đô la bồi thường, chính phủ cũng chưa chứng minh được sẽ giúp gì cho người dân bị trực tiếp là nạn nhân của Formosa, cũng như những phát hiện gần đây cho thấy Formosa tiếp tục chôn chất thải tại nhiều khu vực lân cận nơi nó đặt nhà máy.

Những thực tế này đã làm cho cả nước rúng động nhưng Formosa không có một biểu hiện gì thay đổi trong khi sản xuất, điều này sẽ dẫn tới những nguy hiêm khác về môi trường mà Formosa sẽ tạo ra cho con người và môi trường sống của Việt Nam.

Căn cứ những dữ kiện vừa nói, bức thư kêu gọi việc đưa Formosa ra trước tòa án để trả lời công khai các câu hỏi những gì mà nó trực tiếp gây ra. Bức thư đang được dư luận chú ý và đây là hoạt động dân sự mang tính tập thể được xem là mạnh mẽ và tích cực nhất với sự chính danh của các tổ chức xã hội dân sự.

TS Nguyễn Quang A, người tích cực nhất trong việc kêu gọi thành lập các tổ chức xã hội dân sự, cũng là đơn vị ký tên trong thư kêu gọi cho chúng tôi biết về mục tiêu của bức thư, không nhất thiết phải kiện Formosa tại các tòa án Việt Nam mà có thể nhắm tới mục tiêu xa hơn là tòa án quốc tế sau khi các nhà nghiên cứu luật cho biết phải làm gì:

“Tôi nghĩ cái chuyện kiện Formosa bất kể ai cảm thấy mình có lợi ích của mình vì Formosa vi phạm là có quyền khởi kiện. Có thể là một ngư dân, có thể là một tổ chức xã hội dân sự cũng có thể là một số tổ chức và kiện ở đây không nhất thiết phải gắn bó ràng buộc vào quy định pháp lý của Việt Nam.

Có Việt kiều đã kiện nhà nước Việt Nam ở Yên Bái tại sao người Việt Nam không kiện Formosa ở Đài Loan hay ở đâu đó mà nghĩ lầm là dứt khoát phải kiện ở Hà Tĩnh, ở Hà Nội hay kiện ở Sài Gòn? Vấn đề kiện ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng như vậy. Không phải nhờ mấy ông công an hay tòa án của Việt Nam này bởi vì kiện mấy ông ấy cũng như con kiến kiện củ khoai tại vì các ông ấy và Formosa nhiều khi đã trở thành bao che cho nhau hay thông đồng với nhau rồi thì rất khó đúng như anh nói.”

Formosa phải được định đúng tội và phải bội thường đúng

Ông Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động cho tự do tôn giáo và nhân quyền, đại diện cho Hội Tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam nói với chúng tôi về nhận định của riêng ông khi cùng ký tên vào lá thư này:

000_A4698-400.jpg

Người dân Hà Nội biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP PHOTO.

“Các tổ chức xã hội dân sự đều mong muốn Formosa phải được định đúng tội danh và phải bội thường đúng với giá trị mà họ đã gây ra cho bốn tỉnh miền Bắc Trung bộ. Hiện nay người dân trong nước họ biết rất nhiều về tình trạng Formosa thải những chất độc ra vùng biển Việt Nam nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của rất nhiều người dân tại đó và những vùng chung quanh.

Bản thân tôi đã gần 6-7 tháng nay đã không dám ăn cá biển vá khi có dịp ra chợ gặp những người buôn bán về cá biển thì họ cũng nói rằng việc mua bán kinh doanh cá biển hết sức khó khăn và họ không dám lây nguồn cá từ vùng biển, không biết vùng nào nhưng họ đều sợ và do đó nó ảnh hưởng đến đời sống người dân rất lớn. Những người dân trực tiếp đến vùng biển bị thiệt hại thì họ quyết tâm rất cao, họ muốn Formosa phải bồi thường đúng với các thiệt hại cũng như nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải kiện Formosa ra tòa.

Những tổ chức xã hội dân sự thì mong cái tuyên bố này được đẩy mạnh và xa hơn nữa đền từng người dân và đó là trách nhiệm thuộc về xã hội dân sự bởi họ có mối tương quan tương thích với những nhóm người, nhóm cộng động trong đất nước thì họ phải thúc đẩy điều đó.

Tôi thấy rằng Đức cha Nguyễn Thái Hợp vừa đưa ra những kêu gọi giáo dân công giáo phải quan tâm về môi trường nói chung và Formosa nói riêng. Vấn đề này đã được thúc đẩy rất tốt ở những vùng biển Hà Tĩnh, Nghệ An và nó đi vào đời sống người công giáo. Tôi là một thiện nguyện viên ở Văn phòng Công lý và Hòa Bình tôi thường xuyên tiếp xúc với giáo dân và tôi thấy họ quan tâm rất đặc biệt tới tình trạng ô nhiễm môi trường mà vừa rồi là vụ Formosa.”

Linh mục Đặng Hữu Nam thuộc giáo xứ Phú Yên, với tư cách là chủ chăn của 1.200 giáo dân tại nơi mà ảnh hưởng của thảm họa đè nặng lên tất cả mọi người không chừa một ai, cho biết hiện trạng của người dân trong giáo xứ Phú Yên, linh mục Nam nói:

Các tổ chức xã hội dân sự đều mong muốn Formosa phải được định đúng tội danh và phải bội thường đúng với giá trị mà họ đã gây ra cho bốn tỉnh miền Bắc Trung bộ.
-Ông Nguyễn Bắc Truyển

“Ở đây có 1.200 giáo dân, xứ Phú Yên thì 100% người ta sống vào biến sống nhờ biển và vì thế khi biển chết thì họ chết dần theo với biển. Thảm họa đã xảy ra thì cá biển chết, nhiễm độc. Chúng ta thấy hiện tượng bây giờ:  thuyển nằm bờ và nếu có đi đánh bắt xa bờ chăng nữa thì khi về con người ta rất may nếu hòa vốn còn không thì lỗ, phải vay vốn đầu tư.

Đánh bắt về thì cũng khó tiêu thụ trên sản phẩm mình đánh bắt về được. Bây giờ người dân vẫn còn rất hoang mang và không ai dám tiêu thụ. Chằng hạn như cách đây 3 ngày một người dân tại thành phố Vinh đã ăn con ghẹ và đã nhiễm độc nặng và chết cách đây 3 hôm cho nên việc người dân đánh bắt cá về cũng rất khó tiêu thụ, người dân không tiêu thụ cho.

Hoàn cảnh của gia đình họ chúng ta thấy rất bi đát. Người ngư dân vốn đã nghèo rồi bây giờ lại càng thê thảm hơn. Họ đang đứng trước nguy cơ phá sản bởi vì nợ ngân hàng mà họ vay để đầu tư vào các phương tiện đánh bắt cá, bây giờ không sử dụng được và sẽ là món nợ làm cho người ta phá sản.

Con cái của họ đang dứng trước nguy cơ không được đến trường và trong những ngày đấu năm học mới và đã tựu trường rồi thì tôi là người đang nỗ lực hết mình để vận động cho người dân cho con em đến trường. Tôi phải hứa là sẽ giúp đỡ cho con em họ về học phí để họ có can đảm cho con đến trường, đó là điều gay cấn ngay từ bây giờ.

Thứ hai nữa là tất cả các tài sản đã tích cóp được thì người ta đã đem cầm cố hay bán đi mà lo cho chi tiêu hàng ngày của mình. Cho đến hôm nay thì chính phủ chưa có động thái gì tại khu vực của giáo xứ của tôi cả mặc dù đó chỉ là hỗ trợ gạo hay đưa ra lời nói gì.”

Hiện trạng của người dân và môi trường đang bị đe dọa không riêng gì tại 4 tỉnh miền Trung mà còn sẽ lây lan ra cả nước đã khiến bức thư kêu gọi khời kiện Formosa nóng bỏng hơn.

Người dân trong khu vực thảm họa có lẽ chờ đợi vụ kiện này hơn ai hết vì họ là nạn nhân, như lời linh mục Đặng Hữu Nam chia sẻ, đang cầm cố hay bán đi tới những vật dụng cuối cùng để sống sót, nhưng thời gian sẽ cho họ cơ hội  bao lâu nữa khi sống bằng những thứ mà họ chắt chiu dành dụm bấy lâu nay là câu hỏi khó trả lời nếu vụ kiện không được thành hình.

ĐỪNG IM LẶNG: CÓ MỘT ĐỨA TRẺ 11 TUổI VỪA TỰ TỬ, THƯA ÔNG GIỜI !

ĐỪNG IM LẶNG: CÓ MỘT ĐỨA TRẺ 11 TUổI VỪA TỰ TỬ, THƯA ÔNG GIỜI !

Tri’ch EPHATA 709

Vào buổi sáng ngày thứ hai 22.8.2016, Ksor Sôn, học sinh lớp 6 ở Ia Der, tỉnh Gia Lai nấu một nồi cơm cho cha mẹ làm rẫy về có cái ăn. Sau đó, em kiếm một sợi dây… treo mình lên cột nhà. Hôm ấy Sôn chỉ đang 11 tuổi.

Cha em, Ksor Phơ trưa ấy chắc cũng chỉ thiếu mỗi nước tìm một sợi dây. Anh nói trong cảm giác ân hận, tội lỗi, rằng mấy hôm nay, Sôn mong ước có một bộ quần áo mới để đến trường. Rằng vợ chồng anh năm ngoái đã hứa, rồi hứa đến năm nay. Rằng từ lúc sinh ra, Sôn chỉ mặc quần áo cũ của 2  người anh. Những bộ quần áo đã sờn rách, mặc từ mùa hạ mặc qua mùa đông. Rằng bộ quần áo mới chỉ 130 ngàn đồng, nhưng cũng là lớn đối với 2 vợ chồng một năm chỉ có việc làm 1-2 tháng mùa cafe.

Một bộ quần áo trị giá 130 ngàn đồng.

130 ngàn đồng và 500 triệu “sinh nhật bố sếp”.

130 ngàn đồng và những ngàn tỉ ném qua cửa sổ, những ngàn tỉ đắp chiếu.

130 ngàn đồng và những câu hỏi “làm từ thiện để làm gì”.

130 ngàn đồng và cái chết của một đứa trẻ. Nói đúng ra là 2.

Có 2 chi tiết trong vụ tử tự của em bé Ia Der 11 tuổi này: Năm 2015, gia đình Sôn “được” vào diện hộ nghèo, được hỗ trợ một con bò. Quá đen, thưa ông giời !

Con bò chính sách ấy đã chết sau chỉ vài tháng. Năm ngoái, anh trai Sôn cũng đã tự tử, cũng vào năm 11 tuổi, cũng bằng một sợi dây. Cũng vì quá nghèo khổ.

DUNG IM LANG

 

( Ảnh chụp: Dân làng đến dự đám tang của em bé Ksor Sôn ).

Những người cha phải chứng kiến những đứa con tự giải phóng nỗi khốn khổ bằng một sợi dây.

Năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặt ra một câu hỏi day dứt: “Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô,   cháu mang khoai đến lớp, rồi phải lợp chòi nấu ăn ?” Và Chính phủ hàng năm cũng đã cấp hàng ngàn tấn gạo cứu đói, có hàng chục chính sách xóa đói giảm nghèo !

Nhưng giá như con bò chính sách, cây cần câu thoát nghèo không đột tử. Giá như 2.000 tỉ đồng cứu hạn đến sớm để còn có cafe mà thuê rẫy cỏ. Giá như những người trách nhiệm ở địa phương thôi thanh minh thanh nga “Trên địa bàn có mấy ngàn hộ nghèo, hộ nào cũng có người chết thì làm sao mà hỗ trợ hết”. Giá như có một bàn tay từ thiện đúng lúc. Giá như xóa nghèo không phải chỉ là những chỉ số tròn trịa đẹp đẽ trên giấy. Giá như một người dân thiếu ăn, một đứa trẻ thiếu mặc là sự tổn thương của chúng ta.

Và giá như chút trắc ẩn trong mỗi chúng ta có thể biến thành một điều gì đó cụ thể thì đâu đến nỗi phải ngửa mặt kêu giời như bây giờ !

Ông giời ! Vậy tóm lại là ông có mắt không ?

ANH ĐÀO, báo Người Lao Động

Chống tham nhũng ở nước tôi là thế này…

Facebook Hồ Ngọc Dũng shared Chân Trời Mới Media‘s photo.

Image may contain: 1 person , text

Chân Trời Mới Media

Chống tham nhũng ở nước tôi là thế này…
———-
Trưa nay, trong lúc trò chuyện với vị Thẩm phán Toà Thượng Thẩm số 4 ở Hoa Kỳ sang làm việc tại Việt Nam, bà hỏi tôi các vụ án chống tham nhũng ở đây được xét xử thế nào.

Tôi trả lời rằng chống tham nhũng ở nước tôi không theo cơ chế tự động của luật pháp, mà phải được các nhân vật lãnh đạo đảng cộng sản ở cấp cao bật đèn xanh trước, bởi lẽ người ta dùng cái gọi là chống tham nhũng chỉ để đấu đá nội bộ, chứ không phải để chống tham nhũng thật.

Vị thẩm phán Mỹ tỏ vẻ ngạc nhiên. Tôi phải giải thích rằng ở nước tôi hầu như quan chức nào cũng tham nhũng, kể cả nhân viên điều tra và thẩm phán xét xử án tham nhũng, vậy chống ai bây giờ?
Vị thẩm phán càng không hiểu. Tôi đành tự nhủ rằng có lẽ tại vì nước tôi là nước lạ, có nhiều đặc thù riêng, không giống ai!

Status: Lê Công Định
Hình: Internet

‘Hôm nay các ông ngăn cản chúng tôi, ngày mai các ông sẽ phải trốn chui nhủi như cộng sản Đông Âu’

‘Hôm nay các ông ngăn cản chúng tôi, ngày mai các ông sẽ phải trốn chui nhủi như cộng sản Đông Âu’

 Hàn Giang

clip_image002

Dân oan ở Hà Nội tuần hành đến Phủ Thủ tướng sáng ngày 26/8/2016 (ảnh: Facebook Đoàn Trương Vĩnh Phước)

Liên tiếp mấy ngày qua, dân oan ở Hà Nội tuần hành tự phát đến Phủ Thủ tướng, Phủ Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và những cơ quan đầu não Trung ương với mục đích là mong được gặp các cấp lãnh đạo cấp cao Nhà nước để trình bày tình hình cướp đất đai ở địa phương, những oan khuất, bắt bớ, tù đày… nhưng hoàn toàn thất vọng bởi gặp phải một lực lượng công an, an ninh trật tự đông đảo ở những nơi này trấn áp, bắt bớ tất cả những dân oan này đưa về đồn công an hoặc đưa về lại Cơ quan tiếp dân Trung ương có địa chỉ là số 1 Ngô Thì Nhậm…

Vô vọng mới tìm đến cửa quan chức lãnh đạo cấp cao

Theo thông tin từ các trang mạng xã hội đặc biệt những trang Facebook cá nhân hôm 26/8/2016, tràn ngập hình ảnh gần 100 dân oan từ các tỉnh thành như Đà Nẵng, Bình Định, Đồng Nai… tập trung ở Hà Nội tiến hành những cuộc tuần hành tự phát đi đến Phủ Thủ tướng, thông điệp của bà con chủ yếu là tố cáo những quan chức tham nhũng, cướp đất đai ở các địa phương, phản đối những bản án có dấu hiệu oan sai hay bắt người vô cớ… Khi được hỏi, tại sao bà con không gửi những đơn từ, những kiến nghị của mình tại cơ quan tiếp dân Trung ương, cơ quan Thanh tra Chính phủ mà phải đi tuần hành đến những cơ quan có cán bộ lãnh đạo cấp cao Nhà nước? Chị Đoàn Trương Vĩnh Phước, một dân oan Đồng Nai ra Hà Nội khiếu kiện đất đai đã nhiều năm nay cũng có mặt trong đoàn người đến Phủ Thủ tướng cho biết, sở dĩ bà con phải làm vậy là có lý do. Chị Phước nói:

Dạ đúng rồi anh. Họ (bà con dân oan) đi lại chổ cổng Thủ tướng. Bây giờ cơ quan Thanh tra bà con đi nhiều lắm rồi, hầu như cơ quan nào cũng đi nhiều lắm nhưng bà con đều thấy vô vọng hết. Không có một cơ quan nào để giải quyết cho bà con. Họ cứ lừa dân. Họ nhận đơn rồi họ có trình lên đâu. Bên Thanh tra họ hay dìm đơn của bà con không có gửi”.

clip_image004

Những biểu ngữ dân oan muốn gửi đến Thủ tướng thông quan cuộc tuần hành ngày 26/8/2016 (ảnh: Facebook Đoàn Trương Vĩnh Phước)

Vì lẽ trên nên bà con dân oan quyết định đi tuần hành đến Phủ Thủ tướng để đích thân đưa đơn từ, kiến nghị. Theo chị Phước, bà con dân oan không chỉ đến mình Phủ Thủ tướng mà còn đến Phủ Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và đã đi nhiều ngày qua. Nhưng điểm hẹn lại lên, một lực lượng công an, an ninh trật tự đông đảo trực sẵn những nơi này đã ra tay trấn áp, khống chế và đẩy hết thẩy bà con lên xe buýt, đưa về đồn công an hoặc chở về lại các địa chỉ Trụ sở tiếp dân Trung ương hoặc Cơ quan Thanh tra Chính phủ. Chị Phước thuật lại cảnh bà con dân oan bị bắt bớ mấy ngày qua.

Xe chở về là hai xe. Bọn công an, an ninh trật tự đem xe chở bà con về sáng nào cũng vậy… Khi bà con tới Phủ Chủ tịch nước, cổng Thủ tướng, Văn phòng Quốc hội là tụi nó (công an, anh ninh trật tự) chặn lại rồi bắt đầu dồn bà con, đàn áp bà con đưa lên xe buýt..”.

Biết bà con dân oan sẽ đi qua những tuyến đường đẫn đến các cơ quan đầu não Trung ương nên lực lượng công an, an ninh trật tự tổ chức canh chốt, bố trí chốt này chốt kia cũng khoảng mấy chục người để ngăn chặn bà con. Bà con dân oan khổ trăm bề, than thở tình cảnh gửi đơn từ thì đơn từ không chuyển, đích thân đi gửi thì bị ngăn chặn, bắt bớ. Vô vọng!

Từ trước giờ tôi đi thì thấy chổ nào cũng có đàn áp dân hết. Nếu tụi nó (công an, an ninh trật tự)nói bà con lên xe buýt mà bà con không lên thì tụi nó đánh bà con, tụi nó đẩy bà con và khiêng bà con lên xe”.

Chị Phước nói, không chỉ bà con nói chung mà riêng bản thân chị Phước cũng từng bị bắt bớ, bị đánh đập nhiều lần ở những cuộc tuần hành kêu oan như thế này.

Viên công an xem thường sức mạnh người dân

Anh Trịnh Bá Phương, một thành viên của đoàn dân oan Dương Nội bị công an Hà Nội bắt giữ vào khoảng trưa ngày 26/8/2016, vì đi tuần hành với bà con dân oan. Anh Phương kể ban đầu bà con trong nhóm anh đến chổ Ban tiếp dân Trung ương rồi sau đó tuần hành dọc đường Quang Trung, đi khoảng vài km gần đến bưu điện Hà Đông thì gặp một đám đông công an ngăn chặn. Đoàn tuần hành quay ngược trở về và kết thúc cuộc tuần hành, sau đó anh Phương bị công an bắt giữ.

Sau khi kết thúc (cuộc tuần hành) là tụi nó (công an) xông vào ép tôi lên một chiếc xe ô tô chở về đồn công an phường La Khuê để giam giữ”.

Anh Phương kể thêm, quá trình làm việc với công an ở phường La Khuê gồm có một thiếu tá tên Tuấn, công an tên Dũng ở quận Hà Đông và số người khác có liên quan việc bắt giữ bà Cấn Thị Thêu, tức là mẹ của anh Phương. Phía công an đã có những lời lẽ côn đồ với anh Phương.

Trong lúc làm việc thì ông Tuấn và một đám người có biểu hiện dạng côn đồ, hành hung. Họ đe dọa tôi, tôi đưa mặt ra bảo ông muốn đánh thì cứ đánh nhưng sau họ không đánh”.

Và phía công an còn xem thường sức mạnh người dân. Anh Phương nói:

Ông Tuấn có nói với tôi chế độ này nhân đạo chứ không mày (anh Phương) đã bị bắn chết mẹ mày rồi. Tôi nói lại rằng, có mấy trăm người chết trong đồn công an rồi đấy, hàng triệu người bị cướp đất đai dẫn đến thất nghiệp và nghèo đói, hàng triệu người đang bị ảnh hưởng bởi thảm họa Formosa do những tội phạm rước về. Tụi nó (công an) nói con số mấy triệu, mấy trăm người dân đấy là con số rất nhỏ so với mấy chục triệu dân”.

Anh Phương cảnh báo cho phía những viên công anh biết về sức mạnh người dân.

Các ông đã đánh giá sai lầm lớn về sức mạnh nhân dân. Nhân dân Việt Nam đã chôn vùi không biết bao nhiêu xác quân thù xâm lược Việt Nam. Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ khuất phục kẻ thù thế mà bây giờ các ông nghĩ là lấy bạo lực hay còng số tám để trấn áp người dân… Hôm nay các ông ngăn cản chúng tôi, các ông bắt và quy chụp chúng tôi tội gây rối trật tự, tụ tập đông người nhưng nếu các ông phải trốn chui như bọn cộng sản Đông Âu thì các ông không dám tụ tập đông người. Tôi thách các ông ngày mai ra những nơi công cộng mà tụ tập một trăm hay mấy trăm quan chức có lực lượng vũ trang bảo vệ”.

Đến đầu giờ chiều ngày 26/8/2016, phía công an phường La Khuê đã thả anh Phương ra về. Anh Phương còn chia sẻ về tình cảnh của bà Cấn Thị Thêu, hiện tại bà Thêu đã hoàn thành giai đoạn điều tra nhưng chưa có công bố thời gian đưa ra xét xử. Bà Thêu bị điều tra theo Điều 245 Bộ luật Hình sự về tội “Gây rối trật tự”. Gia đình chưa được gặp mặt bà Thêu nhưng thông qua luật sư cho biết, sức khỏe của bà Thêu hiện tại khá hơn rất nhiều so với thời gian tuyệt thực.

Quay trở lại tình cảnh bà con dân oan ở Hà Nội tiến hành tuần hành tự phát đến các cơ quan cấp cao Trung ương trong mấy ngày qua. Cũng như chị Phước, anh Phương nói bà con dân oan thừa biết tiếng nói của mình hiện tại quá nhỏ không dễ đến tai những quan chức lãnh đạo cấp cao Nhà nước nhưng vẫn phải lên tiếng.

Những cơ quan đầu não Trung ương, những nhân vật lãnh đạo cấp cao của Nhà nước trước tình hình oan ức của người dân lại làm ngơ, phó mặc người dân, không dám chỉ đạo thậm chí có dấu hiệu tiếp tay, dùng đường dây tham nhũng để trấn áp người dân”.

Chị Đoàn Trương Vĩnh Phước kết lời, chẳng có hy vọng nào cho một tương lai tươi sáng cho bà con dân oan Việt Nam dưới một thể chế đầy những quan chức tham nhũng. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Nước hay Chủ tịch Quốc hội thừa biết tình cảnh khổ cực của người dân, không còn lối đi nào khác hoặc đường cùng người dân mới bất chấp nguy hiểm đến gỡ cửa quan nhưng sẽ giải quyết ra sao khi mà chính những kẻ tham nhũng, những kẻ gây ra tiếng khóc, tiếng ta thán của người dân chính là những người thuộc cấp, những người đồng chí đồng đội của mình. Một cách giải quyết duy nhất ở hiện tại như lời của số bà con dân oan nói là trừ khi thay đổi chế độ may ra mở được lối hy vọng.

Nguồn: http://www.ijavn.org/2016/08/vntb-hom-nay-cac-ong-ngan-can-chung-toi.html

HÃY CỨ TÀN PHÁ ĐI, KHI CÒN CÓ THỂ

HÃY CỨ TÀN PHÁ ĐI, KHI CÒN CÓ THỂ

Phạm Thanh Nghiên

28-8-2016

H1Ảnh: FB Phạm Thanh Nghiên

Nhìn những bức hình bọn trẻ miền Trung nheo nhóc này, tôi lại nhớ đến lũ trẻ trong tù. Nhớ thằng Khoai Tây, thằng Phê, con Bống, thằng Luân, thằng Bin… Nhớ cả những đứa còn đỏ hon hỏn nằm chen chúc với mẹ trong buồng giam mà tôi chưa kịp hỏi tên.

Có những điều rất khác giữa những đứa trong tù và những đứa ở ngoài, tất nhiên rồi. Nhưng, chúng có một thứ chung, chung lắm: tương lai. Cái thứ tương lai mà nghe nhắc đến bố mẹ chúng rùng mình và người đời thì ái ngại. Còn lũ chúng, chưa đủ lớn để biết đau, biết khổ, để thấy cái thăm thẳm của đời người trước mặt.

Thằng Phê, con Bống, thằng Luân, thằng Bin, thằng Khoai Tây hay nhiều đứa khác không biết đến que kem chừng nào mẹ nó chưa được tha. Chúng quen với những bộ quần áo kẻ sọc, thứ mà người lớn sợ hãi và ghê tởm. Đời cũng có thể ban cho chúng một cuộc sống ra sống, cũng có thể lại xô đẩy đến vết đời như cha mẹ chúng. Cái vòng luẩn quẩn của nhà tù khi chúng mở mắt đã thấy, biết đâu lại thành nơi ăn chốn ở khi trưởng thành? Dám lắm chứ, ai mà biết được.

Đời những đứa con tù khổ, đã đành. Nhưng cũng có vô số đứa chẳng phải bị ở tù oan theo mẹ ngày nào, cũng mờ mịt tương lai. Chúng, là hàng ngàn đứa trẻ miền Trung nằm trong hàng triệu số phận mang tên Formosa.

Chúng là con cái của những cha mẹ ngư dân lam lũ. Khi biển chưa ô nhiễm, cá chưa chết, chúng vẫn được ăn no, vẫn được đi học dù còn chật vật. Biển ô nhiễm, gia đình mất kế sinh nhai, chúng phải ăn ngót cái bụng. Và thất học. Cha mẹ chúng buộc phải từ bỏ nghề nghiệp truyền đời từ ngàn năm để lại và “chập chững vào đời bằng ngã khác như trẻ nhỏ” (nhạc sĩ Tuấn Khanh).

Formosa đã biến những con người làm ra của cải, những con người có phẩm giá thành kẻ ăn xin, xếp hàng nhận mười mấy ký gạo cứu trợ. Thứ gạo mà theo người dân Hà Tĩnh là “…mốc xanh ăn không được. Cho gà, gà không ăn. Cho chó, chó không ăn”. Cái thứ gạo mà mỗi lần xảy ra thiên tai lũ lụt đều được đem ra bố thí cho dân như một hình thức dọn kho, để rồi người nhận vẫn phải biết ơn và ngợi ca điệp khúc “chính sách nhân đạo của đảng”.

Số lương thực đổ đi ấy, chẳng lẽ là một phần của số tiền 500 triệu đô mà chính phủ này có được sau “phép tính nhanh” vội vã, chứ không qua một chương trình hành động nào, cũng theo cách nói của nhạc sĩ Tuấn Khanh?

Đã quá rõ ràng về những hậu quả mà người Việt Nam phải gánh chịu từ thảm họa do Formosa gây ra. Thảm họa của ngày hôm nay sẽ kéo dài nhiều năm sau nữa, lên nhiều thế hệ, đến mọi mặt của đời sống con người. Đã quá rõ ràng về chân dung kẻ tòng phạm góp sức cùng với Formosa tàn phá quê hương. Với những gì đảng cộng sản đã làm trên đất nước này, không ít người sẽ cho tôi là ngây thơ nhưng tôi không thể không hỏi, rằng:

Họ được gì sau cái chết oan uổng và tức tưởi của anh thợ lặn Lê Văn Ngày?

Họ được gì khi đất đai và biển miền Trung bị bỏ hoang?

Họ được gì khi hàng vạn con người phải từ bỏ nghề nghiệp, phải khốn khổ mất đi miếng cơm manh áo?

Họ được gì trước một thế hệ dốt nát của ngày mai vì hôm nay thất học?

Họ được gì trước những bệnh tật ốm đau, trước những hình hài dị hợm, quái thai đã được dự báo trước rằng sẽ hiện diện như một lẽ đương nhiên trên mảnh đất quê hương này?

Họ được gì trên những điêu tàn đổ nát?

Tôi không viển vông để đặt câu hỏi liệu các ông bà Trần Hồng Hà, Võ Tuấn Nhân, Nguyễn Thị Kim Tiến… có gợn một chút gì trong trí não và trái tim không, khi nhìn thấy những đứa trẻ lem luốc, đói ăn và không được đi học khi mùa khai giảng đang đến gần. Chúng, có thể sẽ phải dứt ruột lìa cha mẹ đi xứ khác, bán sức lao động tìm kế mưu sinh. Trong số chúng, sẽ có bao nhiêu cuộc đời của thằng Phê, con Bống, thằng Bin, thằng Khoai Tây?

Tôi nghĩ đến những người dân nhẹ dạ, lũ lượt đi tắm biển, ăn hải sản ở vùng nhiễm độc chỉ vì tin lời ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TNMT rằng “môi trường tự nhiên, biển miền Trung hoàn toàn có thể tự làm sạch, tự đào thải những chất ô nhiễm này”, và tin “các chỉ số đều an toàn đối với sức khỏe con người… hải sản tươi sống đều an toàn” như lời bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Có quá lời không khi nói rằng hành động phơi bụng đi tắm biển, ăn hải sản để nói dối vùng nhiễm độc đã an toàn của các ông bà quan lớn là hành động diệt chủng?

Nếu thế, thì mọi câu hỏi của tôi không còn cần thiết nữa.

CHỈ CÓ 2 TỪ ĐỂ DIỄN TẢ: KINH KHỦNG FORMOSA – NHƠN TRẠCH

CHỈ CÓ 2 TỪ ĐỂ DIỄN TẢ: KINH KHỦNG FORMOSA – NHƠN TRẠCH

FB Nguyễn Nữ Phương Dung

30-8-2016

Đây là ảnh thể hiện rõ sự hùng vĩ của những cột khói này. Ảnh: FB Nguyễn Nữ Phương Dung

Sáng nay có việc mình và bạn bè xuống Vũng Tàu. Khi đi ngang địa phận huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Nhìn từ xa chừng 2km thấy 1 đám mây to khổng lồ che khuất cả mặt trời. Ban đầu cả bọn hiếu kì chụp hình lại, chỉ nghĩ đó là đám mấy to khổng lồ.

Nhưng khi từ từ chạy đến gần thì thật ko thể tưởng tượng nổi. Đám mây khổng lồ muốn nuốt chửng cả mặt trời đó xuất phát từ các cột khói của nhà máy Formosa Nhơn Trạch.

Mỗi khi xuống Vũng Tàu đi ngang nơi này chúng tôi đều thấy các ống khói này hoạt động ko ngưng nghỉ, liên tục xả khí ra môi trường nhưng đây là lần mà bọn mình thấy nó xả khói kinh khủng khiếp đến vậy. Theo như người dân ở gần đây cho biết, vào lúc sáng sớm tầm 4-6h sáng là lúc nhà máy này xả khí nhiều nhất, đó là lượng khí thải khổng lồ mà như các bạn thấy trong clip.

Lượng khí này ng dân xung quanh sẽ hít phải, rồi có khi tích tụ thành mây mưa xuống. Ko biết bên trong khí thải có chất gì nhưng dĩ nhiên với Formosa chúng ta có quyền nghi ngờ và kinh sợ đối với lượng khí thải khổng lồ này. Người dân xung quang hít phải khói độc, tích tụ mây mưa xuống theo nguồn nước sử dụng có thể sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ.

Ko thể hiểu được rằng tại sao dân xung quanh nơi này vẫn bình thản sinh sống trong làn khói độc thải ra thường xuyên như vậy.

Chợt ngậm ngùi cay đắng nhớ lại câu hỏi của 1 người Đài Loan đã từng nói với anh Nguyen Anh Tuan khi họ vào Hà Tĩnh làm phóng sự cá chết: “Dân Đài Loan chúng tôi đã phản đối quyết liệt để dừng xây dựng nhà máy thép vì nguy cơ ô nhiễm môi trường của nó, tại sao các bạn lại rước nó về?”

Cũng muốn hỏi những người dân xung quanh đây câu hỏi gần tương tự: “các anh, chị, cô, chú, dì, bác, em có thể sống dưới lượng khí độc này thường xuyên mà ko lo sợ đến sức khoẻ của bản thân, gia đình mai sau?”

Hãy luôn nhớ: Formosa không chỉ có ở Hà Tĩnh!!!

Sài Gòn: Chương trình chống ngập lại gây ngập triền miên

Sài Gòn: Chương trình chống ngập lại gây ngập triền miên

Nguoi-viet.com

Người dân ngao ngán nhìn đường An Dương Vương ngập triền miên. (Hình: báo Thanh Niên)

Người dân ngao ngán nhìn đường An Dương Vương ngập triền miên. (Hình: báo Thanh Niên)

SÀI GÒN (NV) – Nhiều con đường ở các quận, huyện tại thành phố Sài Gòn nằm trong “chương trình chống ngập” đang hư hỏng nghiêm trọng, ngập lầy lội triền miên, khiến cuộc sống người dân điêu đứng.

Theo mô tả của phóng viên báo Thanh Niên, chiều 27 tháng 8, với vốn đầu tư lên đến hơn 730 tỉ đồng để “chống ngập,” đường An Dương Vương dài khoảng 3.6 cây số, chạy qua quận 8 và quận Bình Tân, do trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố Sài Gòn, làm chủ đầu tư, tưởng chừng sẽ giúp người dân bớt khổ vì cảnh ngập lâu nay, thế nhưng dù trời chỉ mưa lất phất con đường này đã ngập đầy nước. Nước ngập đục ngầu, bốc mùi xú uế. Người dân ở đây ví những điểm ngập này như “hố tử thần” ám ảnh họ suốt bao năm qua.

“Ở đây hầu như ngày nào cũng bị ngập, chỉ sau một cơn mưa là ngập kéo dài đến mấy ngày trời vì nước không có chỗ thoát,” bà Nghĩa, chủ quán cơm Nghĩa Ký ở đường An Dương Vương, phường 16, quận 8 than.

Chưa hết, người dân còn điêu đứng bởi một trong những hạng mục quan trọng để chống ngập của dự án này là nâng đường cao đến 2 mét. Hàng loạt ngôi nhà bị xây tường gạch cao hơn 1 mét bít hết mặt tiền. Ðáng nói, đơn vị thi công triển khai công trình ngay mùa mưa khiến nước ngập trút thẳng vào nhà dân.

Từ khoảng 3 tháng nay, việc thi công đã ngừng hoàn toàn, nhưng hệ lụy thì còn nguyên đó. Mặt đường nham nhở, rào chắn ngổn ngang, có đoạn được đổ đất đá cao gần đến nóc nhà dân, có đoạn bị khoét sâu lồi lõm như một bãi chiến trường…

Tương tự, đường Mai Hắc Ðế, Rạch Cát, phường 15, quận 8, đầy những ổ trâu đọng nước đường kính cả mét, có đoạn mặt cống nằm nhô cao giữa đường, xung quanh tạo thành hố sâu rất nguy hiểm. Thảm hơn có nhà ở đây khi đi vệ sinh không thể dội cầu được vì nước ngập quá cao.

Ông Lê Văn Dũng, ở đường Rạch Cát, lắc đầu: “Sợ nhất là nước ngập vào ban đêm, người đi đường chạy đến đây bị té hoài và nhiều lần tôi phải chở người bị nạn đi bệnh viện cấp cứu.”

Ngoài ra, hàng loạt “con đường đau khổ” khác ở các quận 12, quận 2, quận 9, Tân Phú, Bình Thạnh, Thủ Ðức và huyện Hóc Môn… cũng khiến người dân khốn khổ vì mới mưa đã ngập. Trong đó, đường Nguyễn Văn Quá, phường Ðông Hưng Thuận, quận 12, cũng do trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước Sài Gòn làm chủ đầu tư, vừa hoàn thành nâng cấp hệ thống cống hộp thoát nước với kinh phí hàng trăm tỉ đồng, nhưng ngập vẫn hoàn ngập. (Tr.N)

Ra đi mà không hẹn ngày về !!!

From Facebook: Phan Thị Hồng added 2 new photos — with Hoang Le Thanh
Ra đi mà không hẹn ngày về !!!

Theo số liệu của UN DESA (United Nations Department of Economic and Social Affairs – Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội), từ 1990 đến 2015 có 2.558.678 người Việt di cư ra nước ngoài. Trung bình mỗi năm có 100 nghìn người di cư.

Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư nhiều nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương (tính đến 2013).

Hầu hết người Việt di cư đến các nước phát triển, trong đó đông nhất là Mỹ (1,3 triệu), Úc (227,3 nghìn), Canada (182,8 nghìn), Pháp (125,7 nghìn), Hàn Quốc (114 nghìn), Đức (113 nghìn).

Trong năm 2015, có 2,67% công dân Viêt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Quyền tự do cư trú và di cư là quyền chính đáng của mọi công dân, là chuyện bình thường của mọi xã hội. Nhưng hiện tượng nhiều người bỏ đất nước ra đi ồ ạt như hiện nay tại Việt Nam là chuyện bất bình thường.

Quy mô di cư của người Việt ngày càng lớn, cách thức di cư ngày càng đa dạng và phức tạp. Người dân ra đi chủ yếu vì khủng hoảng lòng tin và môi trường sống không an toàn (thực phẩm, môi trường, giáo dục, an ninh, … bất ổn).

Hơn 100 ngàn du học sinh (hầu hết là giỏi và xuất sắc) học ở 49 quốc gia, trong đó có 90% du học tự túc. Riêng tại Mỹ có 28.883 sinh viên, tại Úc có 28.524 (tính đến 10/2015). Liệu có bao nhiêu nhân tài mang kiến thức đã học hỏi về xây dựng Tổ quốc quê hương !?

Nói cách khác: Liệu chính quyền cộng sản có sử dụng tài năng và chất xám của những nhân tài người Việt theo đúng chuyên môn của họ !?

Trí thức ra đi vì cảm thấy thiếu tự do dân chủ, tuyệt vọng và bất lực vì đất nước chậm đổi mới và phát triển. Doanh nhân ra đi để “phân tán rủi ro”. Quan chức (tham nhũng) ra đi để bảo vệ tài sản, …

Theo hồ sơ Panama, 92 tỷ USD đã được chuyển phi pháp ra khỏi Việt Nam (năm 2015 là hơn 9 tỷ). Đó là những con số thất thoát quá lớn.

Một xã hội mà mỗi con người không cảm thấy được an toàn, được bảo vệ, được ủng hộ thì việc chọn một không gian, một quốc gia mới, một quốc tịch mới tốt đẹp hơn sẽ thành hiện thực.

Tất cả những người ra đi mà không hẹn ngày về là do đâu ?
Câu trả lời dành cho nhà cầm quyền tại Việt Nam.

Hình đồ họa: Bản đồ di cư của người Việt. Biểu tượng chấm hoa chỉ những quốc gia, vùng lãnh thổ có người Việt sinh sống. Nguồn: IOM.

Phan Thị Hồng's photo.
Phan Thị Hồng's photo.

Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Thôn tuyên bố ra khỏi Đảng

Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Thôn tuyên bố ra khỏi Đảng

Kính gởi chi bộ khu phố 4 phường 3 quận 3 TP. HCM

Tôi là Võ Văn Thôn 76 tuổi, 51 tuổi Đảng, trong kháng chiến là Phó Bí thư quận ủy quận 3B, sau 1975 đã qua các chức vụ: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 3 và Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập. Tôi xin báo cáo chi bộ về việc tôi bị ép buộc kiểm điểm về việc tôi đăng ký ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm nay (2016), tôi có tự đăng ký ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân Thành phố. Trước khi nộp đơn, tôi có báo xin ý kiến chi bộ, sau khi trao đổi ý kiến, bí thư chi bộ yêu cầu biểu quyết. Kết quả có 6 ý kiến đồng ý, không có ai biểu quyết không đồng ý. Có một số ý kiến đề nghị xin ý kiến cấp trên. Ngày hôm sau tôi nộp đơn ứng cử đại biểu quốc hội và Hội đồng Nhân dân Thành phố. Sau đó Đảng ủy Phường, Thường vụ quận ủy mời tôi ra Phường khuyên tôi nên rút đơn vì tuổi cao sức yếu. Sau đó Bí thư quận đến nhà đề nghị tôi có ý kiến về việc tự ứng cử để lập biên bản và cùng nhau ký biên bản. Sau đó Phường tổ chức lấy ý kiến cử tri và thông báo số phiếu là 16/55 đồng ý ứng cử Quốc hội và 18/55 đồng ý ứng cử Hội đồng Nhân dân Thành phố.

Ngày 16/8/2016, Đảng ủy phường mời tôi thông báo chỉ thị của quận ủy quận 3 đề nghị tôi kiểm điểm về việc tự ra ứng cử vì không chấp hành các qui định trong Đảng.

Việc tôi tự ứng cử là thi hành đúng qui định của luật pháp nhà nước Việt Nam và đã xin ý kiến chi bộ. Tôi được cơ quan bầu cử phát mẫu đơn và nhận đơn tự ứng cử của tôi, không hề đòi hỏi phải có ý kiến chấp thuận của tổ chức Đảng hay đoàn thể nào. Đảng ủy phường và quận ủy khi tiếp xúc với tôi cũng không hề nói là không cho phép mà chỉ khuyên tôi rút tên ứng cử vì tuổi già sức yếu. Khuyên thì tôi nghe và cám ơn sự quan tâm về sức khỏe nhưng tôi vẫn quyết định không rút đơn.

Nay quyết định kỷ luật tôi là thể hiện Đảng không tôn trong luật pháp nhà nước Việt Nam. Tôi không thể chấp nhận một tổ chức đoàn thể đang hoạt động trong đất nước Việt Nam mà không chấp hành luật pháp Việt Nam. Vì vậy tôi quyết định rời khỏi Đảng từ hôm nay 26/8/2016.

Tôi xin lỗi hai anh Hai Nghị và Chín Kế đã giới thiệu tôi vào Đảng và xin lỗi những anh chị em đã được tôi vận động và giới thiệu vào Đảng. Xin chào tất cả anh chị em trong chi bộ.

Võ Văn Thôn

Tác giả gửi BVN

Phụ lục:

BẢNG KIỂM ĐIỂM

Kính gởi chi bộ khu phố 4 phường 3 quận 3 TP. HCM

Tôi là Võ Văn Thôn 76 tuổi, 51 tuổi Đảng, trong kháng chiến là Phó Bí thư quận ủy quận 3B, sau 1975 đã qua các chức vụ: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 3 và Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập. Tôi xin báo cáo chi bộ về việc tôi bị ép buộc kiểm điểm về việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

1- Sự việc: Năm nay (2016), tôi có nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân Thành phố. Trước khi nộp đơn, tôi có báo cáo xin ý kiến chi bộ, sau khi trao đổi ý kiến, Bí thư chi bộ yêu cầu biểu quyết. Kết quả có 6 ý kiến đồng ý, không có ai biểu quyết không đồng ý. Có một số ý kiến đề nghị xin ý kiến cấp trên. Ngày hôm sau tôi nộp đơn ứng cử đại biểu quốc hội và Hội đồng Nhân dân Thành phố. Sau đó Đảng ủy Phường, Thường vụ quận ủy có mời tôi ra Phường khuyên tôi rút đơn vì tuổi cao sức yếu. Sau đó Bí thư quận ủy đến nhà đề nghị tôi có ý kiến về việc tự ứng cử để lập biên bản và cùng nhau ký biên bản. Sau đó Phường tổ chức lấy ý kiến cử tri và thông báo số phiếu ủng hộ là 16/55 đồng ý ứng cử Quốc hội và 18/55 đồng ý ứng cử Hội đồng Nhân dân Thành phố. Thế là tôi không có tên trong danh sách ứng cử.

Ngày 16/8/2016, Đảng ủy phường mời tôi thông báo chỉ thị của quận ủy quận 3 đề nghị tôi kiểm điểm về việc tự ra ứng cử vì không chắp hành các qui định trong Đảng.

Việc tôi tự ứng cử là thi hành đúng qui định của luật pháp nhà nước Việt Nam và đã xin ý kiến chi bộ và được chi bộ đồng ý với 6 phiếu thuận, không có phiếu chống. Hôm sau tôi đăng ký ứng cử.Tôi được cơ quan bầu cử phát mẩu đơn và nhận đơn tự ứng cử của tôi, không hề đòi hỏi phải có ý kiến chấp thuận của tổ chức Đảng hay đoàn thể nào. Đảng ủy phường và quận ủy khi tiếp xúc với tôi cũng không hề nói là không cho phép mà chỉ khuyên tôi rút tên ứng cử vì tuổi già sức yếu.

Tôi đã tôn trọng chi bộ nên phải chờ đến cuộc họp chi bộ, báo cáo xin ý kiến rồi mới nộp đơn. Tôi tự nhận xét là rất tôn trọng chi bộ, thực hiện đúng thủ tục. Dù là một đảng viên nhưng tôi cũng là một công dân, tôi chấp hành đúng Hiến pháp. Điểm 3 điều 4 Hiến pháp qui định: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

2- Kiểm điểm: Tôi tự xét việc tôi ứng cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân Thành phố là đúng luật, đúng Hiến pháp và có báo cáo xin ý kiến chi bộ trước khi nộp đơn. Chi bộ cho phép. Tôi tự thấy không có khuyết điểm.

Ngày 24/8/2016

Võ Văn Thôn

Về một thứ văn hoá không biết xấu hổ

Về một thứ văn hoá không biết xấu hổ

Có quan chức, có cả nhà khoa học hôm trước còn đứng ra bênh vực chuyện chặt cây không sai, cái cây trồng ở bên đường không phải là cây mỡ, việc Formosa không sai, cá chết là do thuỷ triều đỏ…, sau đó lại nói ngược lại, lại nhảy xuống biển tắm rồi nói biển đã sạch, biển có khả năng tự đào thải độc tố… Xin lỗi, lúc đó tôi lại nhớ câu nói dân gian “cầu cho những đứa nói điêu mồm nó mọc mụn hết”. Điên lắm.

_____

FB Phạm Quang Long

29-8-2016

Phó Hiệu trưởng và Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (1996-2001); Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (2001-2005); Giám đốc Sở Văn hoá Hà Nội (2005-2013).

Tôi mượn ý của cuốn sách “Về một nền văn hoá biết xấu hổ” do NXB Văn học ấn hành để nói về thứ văn hoá ứng xử không biết xấu hổ đang lan nhanh như bệnh dịch hiện nay.

Xấu hổ là một trạng thái tự nhận thức của con người khi thấy hành vi của mình không phù hợp với chuẩn mưc thông thường, cảm thấy có lỗi, thấy mình không xứng đáng với vị trí, cái danh mình đang mang. Vị trí và cái danh ấy, nhiều khi không phải danh vị xã hội mà chỉ giản đơn là một con người.

Những người đã lớn tiếng bênh vực những chuyện sai ở bộ này, tỉnh kia, công ty nọ… là đúng quy trình, là không sai nhưng trong thực tế, những cái sai ấy rõ lắm, lớn lắm, phơi bày ra hết cả khía cạnh pháp lý lẫn đạo lý trước bàn dân thiên hạ rồi. Thế mà họ vãn xưng xưng như những chuyện ấy chả liên quan gì đến mình. Có lẽ họ đã luyện được công phu “thiết bì công” như Kim Dung nói, da mặt dầy hơn da voi, nên mới dám nói như vậy. Các cụ dạy cực đơn giản mà minh triết ” vừa mắt ta, ra mắt người”. Với họ, chỉ cần vừa mắt ta thôi còn người khác thế nào, họ không cần đếm xỉa. Loại này, các cụ định danh rồi: ” Quân vô loài”. Đã là quân vô loài thì còn gì để nói nữa! Chúng đâu phân biệt được phải trái đúng sai mà ngượng?

Tiền mồ hôi nước mắt làm ra, đem gửi ngân hàng, bị đánh cắp từ ngân hàng, thế mà đại diện Ngán hàng bảo: ” chúng tôi thực hiện đúng quy định pháp luật. Tiền mất là do có kẻ ăn cắp. Chúng tôi đã báo cơ quan công an điều tra. Cơ quan chức năng sẽ trả lời khi có kết quả”. Chao ôi, đến thế thì để có cuộc sống yên lành sao gieo neo quá. Ai bảo vệ mình đây? Chả thế mà khi có chuỵện này nọ xảy ra, nhiều người chọn cách tự xử vì không biết trông cậy vào ai.

Công dân có vướng mắc quyền lợi với đại diện công quyền. Thế là bị o ép đủ kiểu, thậm chí bị khởi tố. Dư luận làm rát quá, người ta kỷ luật người làm sai. Tưởng rằng công lý được phục hồi. Ai dè, người ta lại tìm lỗi khác tiếp tục truy đuổi vì những lý do như con kiến. Thôi, đành chọn con đường tránh ” quan” như tránh voi cho yên tấm thân thôi. Vụ “Xin chào”đấy.

Có quan chức, có cả nhà khoa học hôm trước còn đứng ra bênh vực chuyện chặt cây không sai, cái cây trồng ở bên đường không phải là cây mỡ, việc Formosa không sai, cá chết là do thuỷ triều đỏ…, sau đó lại nói ngược lại, lại nhảy xuống biển tắm rồi nói biển đã sạch, biển có khả năng tự đào thải độc tố… Xin lỗi, lúc đó tôi lại nhớ câu nói dân gian “cầu cho những đứa nói điêu mồm nó mọc mụn hết”. Điên lắm.

Những chuyện tương tự nhiều lắm. Tôi cũng không muốn làm phiền lòng ai vì những chuyện chẳng hay ho này. Tôi chỉ muốn nói là căn bệnh mất khả năng thấy hổ thẹn, tự thấy mình có lỗi đang trầm trọng. Nó không chỉ xảy ra với đám ” dân gian” mà đã thấm vào đám công chức, trong đó có cả công chức cao cấp, cả người đã được học hành. Mà đau nhất là nó lại ngấm vào hệ thống, có ở nhiều nơi lắm.

Làm sao đây để dân khí công chức đừng rơi xuống mức mà trước đây ngay cả những kẻ thất phu cũng không mắc phải? Trong chuyện này mỗi chúng ta cũng có trách nhiệm vì đã rủ áo, khoanh tay đứng ngoài, những tưởng cứ tránh xa nó, cứ không dối trá thì mình sẽ được yên ổn. Ta đã nhầm và phải gánh chịu những sai lầm của chính mình.