Tường bê tông gầm cầu vượt bể nát như nhà bỏ hoang

  Tường bê tông gầm cầu vượt bể nát như nhà bỏ hoang

Nguoi-viet.com

Cơ quan hữu trách dùng những mảnh tôn che đậy phần mảng bê tông bị bể ở gầm cầu vượt. (Hình: Thanh Niên)

Cơ quan hữu trách dùng những mảnh tôn che đậy phần mảng bê tông bị bể ở gầm cầu vượt. (Hình: Thanh Niên)

SÀI GÒN (NV) – Nhiều mảng bê tông gầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, bể nát từng mảng lớn, buộc cơ quan chức năng phải dùng tôn rào chắn xung quanh để cảnh báo nguy hiểm.

Theo mô tả của Thanh Niên, ngày 1 tháng 9, gầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, đoạn giao với đường Điện Biên Phủ xuất hiện nhiều mảng bê tông bể nát, tạo những khoảng trống lớn vào khu vực dạ cầu. Bê tông bể, lộ ra nhiều thanh sắt đã hoen gỉ và xuất hiện nhiều vết nứt lan sang những khu vực khác.

Khi dùng tay đẩy nhẹ những mảng bê tông có vết nứt này, cũng có thể cảm nhận được độ rung có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Toàn bộ khu vực hư hỏng rộng khoảng 10 mét vuông, kéo dài từ thành cầu xuống nền móng. Phía trên thành cầu cũng lộ ra nhiều vết nứt, hở hàm ếch từ 10-20 cm.

Để cảnh báo nguy hiểm, cơ quan hữu trách dùng nhiều mảnh tôn chắp vá và nhằm che khuất các vết nứt, bể. Đồng thời, đóng các trụ sắt và bọc tôn xung quanh khu vực, đặt bảng cảnh báo mọi người không được đến gần.

Nói với phóng viên Thanh Niên, ông Phạm Sanh, chuyên gia giao thông cho rằng, cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh hư là do trong tính toán kết cấu cầu không ổn, cộng với việc bảo trì cầu không được kỹ. (Tr.N)

Mở rộng Tân Sơn Nhất vì ‘lãnh chúa’ cho dùng ‘lãnh địa’

Mở rộng Tân Sơn Nhất vì ‘lãnh chúa’ cho dùng ‘lãnh địa’

Nguoi-viet.com

Phi trường Tân Sơn Nhất sau trận mưa chiều 26 tháng 8. Đây là hệ quả của việc Bộ Quốc Phòng Việt Nam tùy tiện lập ra các khu dân cư vây quanh phi trường này. (Hình: Facebooker Biên Hòa Young)

Phi trường Tân Sơn Nhất sau trận mưa chiều 26 tháng 8. Đây là hệ quả của việc Bộ Quốc Phòng Việt Nam tùy tiện lập ra các khu dân cư vây quanh phi trường này. (Hình: Facebooker Biên Hòa Young)

VIỆT NAM – Chính phủ Việt Nam vừa chính thức giao cho ba bộ và chính quyền thành phố Sài Gòn trách nhiệm phối hợp thực hiện việc mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất.

Theo báo chí Việt Nam thì chủ trì kế hoạch phối hợp mở rộng phi trường dân sự lớn nhất Việt Nam là… Bộ Quốc Phòng! Lý do Bộ Quốc Phòng giữ vai trò chủ trì vì phần đất 21 héc ta nơi sẽ xây dựng thêm các nhà ga, trung tâm bảo trì – sửa chữa phi cơ, bãi đậu phi cơ là đất… của Bộ Quốc Phòng Việt Nam!

Phi trường Tân Sơn Nhất khởi công năm 1930 tại xã Tân Sơn Nhất, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Năm 1933 đón chuyến bay đầu tiên từ Pháp tới. Năm 1956 được mở rộng với phi đạo dài 3,000 mét bằng bê tông. Trước đó phi đạo ở Tân Sơn Nhất chỉ chừng 1,500 mét và mặt là đất nện.

Trước tháng 4 năm 1975, khu vực Tân Sơn Nhất vừa có phi trường dân sự, vừa có một số căn cứ quân sự và phi trường quân sự. Tổng diện tích ban đầu của khu vực Tân Sơn Nhất chừng 1,900 héc ta, phần lớn được để trống vừa vì lý do an ninh, vừa nhằm có thể mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất khi cần.

Sau tháng 4 năm 1975, các căn cứ quân sự ở khu vực Tân Sơn Nhất trở thành “chiến lợi phẩm” của Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Từ giữa thập niên 1980, Bộ Quốc Phòng Việt Nam bắt đầu phân lô, cấp đất cho các sĩ quan làm nhà và các đơn vị có tài sản để liên doanh. Khu vực Tân Sơn Nhất trở thành hỗn loạn trong tình trạng “vô chính phủ” – các viên chức dân sự, kể cả công an không có quyền lai vãng – khoảng một thập niên. Đến giữa thập niên 1990, Bộ Quốc Phòng Việt Nam mới giao các khu dân cư do họ tạo ra cho chính quyền thành phố Sài Gòn để chính quyền thành phố này xây dựng hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước, cấp hộ khẩu cho cư dân trong các khu dân cư trên đất quân sự. Bộ Quốc Phòng Việt Nam tiếp tục sở hữu phần đất còn lại.

Đó là lý do tổng diện tích phi trường Tân Sơn Nhất giảm từ 1,900 héc ta xuống còn… 850 héc ta.

Do lưu lượng phi cơ, hành khách dân sự càng ngày càng tăng mà không thể mở rộng, phi trường Tân Sơn Nhất trở thành quá tải. Cục Hàng Không Việt Nam và Tổng Công Ty Cảng Hàng Không Việt Nam trình kế hoạch vay $18.7 tỷ để xây dựng một phi trường mới tại Long Thành, Đồng Nai.

Kế hoach này bị nhiều chuyên gia kinh tế và hàng không phản đối vì phí tổn quá lớn và mức độ tác động đến kinh tế – xã hội theo hướng tiêu cực rất khó lường. Chẳng hạn nợ nần của quốc gia sẽ tăng mà không có gì bảo đảm dự án phi trường Long Thành sẽ sinh lợi. Theo một báo cáo của chính quyền tỉnh Đồng Nai, nếu phải sử dụng 5,000 héc ta đất để thực hiện dự án phi trường Long Thành, chính quyền sẽ phải thu hồi đất của 5,400 gia đình, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sinh kế của 17,000 người. Theo nhiều chuyên gia, thay vì xây dựng phi trường Long Thành thì nên mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất về hướng Bắc bởi tại đó đang còn 157 héc ta đất. Tuy nhiên đề nghị đó lại bất khả thi bởi 157 héc ta đất ấy là… tài sản của Bộ Quốc Phòng.

Giống như các “khu đất quốc phòng” trên khắp Việt Nam, trước nay, Bộ Quốc Phòng có thể sử dụng các “khu đất quốc phòng” như tài sản để góp vốn vào nhiều liên doanh, hoặc đem bán hay cho thuê, kể cả cho thuê chứa hàng buôn lậu chứ dứt khoát không giao lại để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng quốc gia, Bộ Quốc Phòng cũng không chịu từ bỏ quyền sở hữu 157 héc ta đất ở cạnh phi trường Tân Sơn Nhất để mở rộng phi trường này.

Sau các chuyên gia, tới lượt dân chúng và báo giới đả kích kịch liệt việc chính phủ Việt Nam chấp nhận cho Bộ Quốc Phòng thủ giữ và đem 157 héc ta đất cạnh phi trương Tân Sơn Nhất cho thuê làm sân golf 18 lỗ, rồi đi vay $18.7 tỷ xây dựng phi trường Long Thành.

Những câu hỏi như tại sao lại dùng “đất quốc phòng” làm sân golf (?), nếu Bộ Quốc Phòng không có nhu cầu, tại sao không thu hồi đất đó dùng vào các mục tiêu công ích như mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất (?), chính quyền có biết nhiều dự án sân golf không sinh lợi, đầu tư sân golf về thực chất chỉ là kiếm đất xây dựng biệt thự, nhà hàng, không (?), chính quyền có biết nếu có sân golf thì chủ đầu tư sẽ phải dùng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, lượng thuốc này sẽ làm môi trường ô nhiễm trầm trọng hay không (?),… đều không được trả lời.

Trước sự phẫn nộ càng lúc càng tăng, tháng 2 năm ngoái, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam loan báo đã tính toán lại, theo đó chi phí thực hiện dự án phi trường Long Thành không tới mức $18.7 tỷ mà chỉ cần vay chừng… $15.8 tỷ.

Nói cách khác, dự án phi trường Long Thành vẫn được duyệt, Bộ Quốc Phòng vẫn giữ được 157 héc ta đất cạnh phi trường Long Thành.

 

Tuy nhiên thực tế luôn luôn không như mong muốn, khu vực Tân Sơn Nhất không chỉ bị kẹt xe, ngập lụt nặng nề vì những khu dân cư do Bộ Quốc Phòng Việt Nam tạo ra bất chấp qui hoạch hồi giữa thập niên 1980 mà phi cơ cũng bị kẹt. Theo thiết kế, vào lúc này, phi trường Tân Sơn Nhất chỉ có thể tiếp nhận khoảng 25 triệu lượt khách/năm nhưng con số khách đến và đi hiện đã xấp xỉ 30 triệu lượt/năm.

Văn phòng chính phủ Việt Nam thừa nhận, do hạ tầng thiếu đủ thứ nên nhiều chuyến bay đến Tân Sơn Nhất phải lượn trên trời để chờ đáp, vừa gây thiệt hại lớn về kinh tế, vừa đe dọa an ninh, an toàn hàng không. Đó cũng là lý do phải gấp rút mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất. Theo thông báo của ông Trịnh Đình Dũng, một trong các phó thủ tướng Việt Nam thì Bộ Quốc Phòng đã đồng ý giao 21/157 héc ta đất!

Hiện chưa rõ chính quyền Việt Nam đem đổi những gì cho Bộ Quốc Phòng để có thể sử dụng 21 héc ta đó. Dựa trên tường thuật của báo chí Việt Nam thì chỉ có thể biết là Bộ Quốc Phòng sẽ đảm trách việc xây dựng nhà ga lưỡng dụng và “chủ trì, phối hợp với Bộ Giao Thông-Vận Tải để chọn nhà đầu tư có năng lực thực hiện việc cải tạo, mở rộng đường lăn, bãi đậu phi cơ.” Bộ Quốc Phòng cũng là phía “chủ trì việc nghiên cứu quy hoạch thêm các nhà ga khoảng 10 – 20 triệu hành khách/năm và trung tâm bảo trì, sửa chữa phi cơ…”

Chỉ riêng các diễn biến xoay quanh việc mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất và xây dựng phi trường Long Thành cũng đã đủ để cho người ta mường tượng rằng tại Việt Nam, ngoài lãnh thổ thuộc nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ít nhất còn có lãnh thổ thuộc về một nhóm khác mang tên “quân đội nhân dân Việt Nam.” (G.Đ)

VN đứng áp chót trong bảng xếp hạng ‘chỉ số tử tế’

VN đứng áp chót trong bảng xếp hạng ‘chỉ số tử tế’

(Sự kiện) – Việt Nam xếp thứ 124 trên tổng số 125 quốc gia được điều tra, chỉ sau mỗi Libya – đất nước bất ổn ở Trung Đông.

Bảng xếp hạng “Chỉ số tử tế quốc gia” của nhà cố vấn chính sách độc lập Simon Anholt vừa được công bố ngày 24/6. Bảng xếp hạng “Chỉ số tử tế” toàn cầu được công bố nhằm đánh giá mức độ đóng góp của các nước cho thế giới. Theo bảng này, Việt Nam xếp thứ 124 trên tổng số 125 quốc gia được điều tra.

Theo tờ The Economist, bảng xếp hạng “Good Country Index” (tạm dịch: Chỉ số quốc gia tử tế) được dựa trên khoảng 35 bộ dữ liệu, chia thành 7 lĩnh vực: Đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe.

 ybia - nước đang trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua - bị đánh giá là có
Lybia – nước đang trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua – bị đánh giá là có “chỉ số tử tế” thấp nhất trong tổng 125 quốc gia được xếp hang.

Mức độ đóng góp này được tính trên nền mức độ giàu nghèo của các nước theo tỷ lệ thu nhập quốc dân, nhằm tránh khỏi sự phân biệt giàu nghèo giữa nước lớn và nước bé.(Tức là nước nghèo có đóng ít hơn cũng có thể được tính ngang bằng nước giàu mà đóng góp nhiều hơn).

Theo bảng xếp hạng công bố, Ireland được coi là quốc gia “tử tế” nhất hành tinh, xếp ở vị trí thứ nhất, tiếp sau đó là Phần Lan, Thụy Sĩ, Hà Lan và New Zealand. Mỹ, quốc gia được coi là cường quốc số một thế giới chỉ được xếp ở vị trí 21 trong bảng này.

Ở cuối bảng xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 124/125 quốc gia được điều tra, chỉ sau mỗi Libya – đất nước bất ổn ở Trung Đông.

Cụ thể, về khoa học công nghệ, Việt Nam đứng thứ 89/125, với tỷ lệ đóng góp tương đối là âm, trong đó bằng sáng chế có tỷ lệ đóng góp gần như bằng không.

Về mặt văn hóa, Việt Nam đứng thứ 76/125, được đánh giá khá tốt về mặt xuất khẩu đồ sáng tạo nghệ thuật.

Ở chỉ số đóng góp cho hòa bình thế giới, Việt Nam chỉ đứng thứ 103/125. Trong chỉ số này, Việt Nam được đánh giá cao vì mức xuất khẩu vũ khí thấp nhưng bị đánh giá kém ở lĩnh vực an toàn Internet và đóng góp tài chính cho quân đội Liên Hợp Quốc.

Việt Nam đứng thứ 123/125 trong chỉ số trật tự thế giới và bảo vệ môi trường (hành tinh và khí hậu). Đặc biệt, Việt Nam bị đánh giá rất thấp trong chỉ số thải độc ra môi trường.

Một chỉ số khả quan hơn là sự đóng góp vào phồn vinh và bình đẳng kinh tế giới giới, xếp thứ 79/125. Về đóng góp cho y tế và sức khỏe thế giới, Việt Nam đứng thứ hạng 111/125 bởi hiện vẫn đang nhận rất nhiều từ viện trợ nước ngoài về thuốc chữa bệnh, vắc xin. Tuy vậy, Việt Nam được đánh giá là có đóng góp cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

 Bảng xếp hạng
Bảng xếp hạng “chỉ số tử tế quốc gia” được tờ The Economist đồ họa rút gọn lại.

Theo chuyên gia tư vấn chính sách Simon Anhold, bảng xếp hạng này được đưa ra nhằm mục đích khuyến khích các “quốc gia bình thường” tự coi mình là một thành viên của cộng đồng quốc tế chứ không phải là một đất nước riêng lẻ.

Chuyên gia tư vấn chính sách Simon Anhold

Ông này cho rằng kiểu tư duy “chỉ biết đến mình” chỉ đem lại sự bất lợi, và ông đưa ra một câu chuyện hài hước để minh họa cho điều này. Ông kể: “Một con gà trong một ngôi làng ở Trung Quốc bị cúm. 20 năm trước, đó chỉ là tin xấu cho con gà và gia đình của nó, thế nhưng ngày nay nó đe dọa đến sự sống còn của cả nhân loại vì quá trình toàn cầu hóa”.

Chuyên gia tư vấn này giải thích thêm: “Ngày nay, các quốc gia ngày càng phát triển hơn, nhưng thế giới và hành tinh này cùng toàn thể nhân loại trên đó thì ngày càng trở nên tệ hại hơn. Việc các nước chỉ chăm chăm chú trọng vào bản thân mình có thể dẫn đến tình trạng ích kỷ không vì cộng đồng quốc tế”.

Tuy nhiên, bảng xếp hạng này chỉ là đánh giá chủ quan của riêng chuyên gia tư vấn Anhold mà không thông qua bất cứ một tổ chức chuyên xếp hạng, đánh giá có uy tín nào, nên nó chỉ có giá trị về mặt tham khảo. Ngoài ra, một số người cũng tỏ ra hoài nghi về cách thức chấm điểm và xếp hạng của chuyên gia này, đồng thời cho rằng nó không phản ánh đúng thực tế đang diễn ra tại một số quốc gia.

Tổng hợp

Tệ nạn buôn người đang gia tăng tại Việt Nam

Tệ nạn buôn người đang gia tăng tại Việt Nam

2016-09-02

buonnguoi-622.jpg

Tòa án Việt Nam hôm 10/06/2016 tuyên án 10 năm tù một phụ nữ gạ bán cô gái 15 tuổi sang Malaysia làm nghề mại dâm.

File photo

Tệ nạn buôn người đang gia tăng tại Việt Nam, tuy nhiên cơ quan chức năng vẫn chưa nắm được cụ thể tình hình.

Mạng Irinnews loan tin này hôm nay và trích dẫn con số của Bộ Công An đưa tại hội nghị vào ngày 14 tháng 7 vừa qua; đó là tỷ lệ các trường hợp buôn người gia tăng từ năm 2011 đến năm 2014 là gần 12% so với thời kỳ 4 năm trước đó.

Tuy nhiên theo bài báo trên Irinnews thì con số thực tế chắc chắn cao hơn nhiều; đặc biệt khi mà những kẻ buôn người đang lợi dụng việc tăng nhanh số người trẻ sử dụng các công cụ mạng xã hội.

Một chuyên viên làm việc cho tổ chức phi chính phủ có tên Blue Dragon Children’s Foundation nói rằng theo ghi nhận của tổ chức này thì tình trạng vừa nêu hiện rất phổ biến ở Việt Nam; mặc dù thiếu số liệu thống kê để chứng minh mức độ tràn lan như thế nào.

Chính phủ Hà Nội đã cho công bố chiến lược chống nạn buôn người giai đoạn 2016- 2020.

Khi đưa ra chiến lược cho giai đoạn mới, lần đầu tiên chính phủ Việt Nam thừa nhận có tình trạng đàn ông và trẻ em nam bị buôn bán.

TƯ CÁCH CÔNG DÂN

TƯ CÁCH CÔNG DÂN

FB Mạc Văn Trang

2-9-2016

Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, câu đầu tiên trích từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Tiếp đó Hiến pháp của nước Việt Nam DCCH được công bố 1946, Điều 10 quy định rõ ràng các quyền tự do cá nhân: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”…

Những điều tuyên bố trên đã hơn 70 năm, do oái oăm của lịch sử, đến nay vẫn là những mong ước của nhân dân ta, xét về TƯ CÁCH CỦA CÔNG DÂN.

Tư cách công dân, theo nghĩa thông thường là người có ý thức, thái độ và hành vi đúng đắn trong việc thực hiện các NGHĨA VỤ và QUYỀN LỢI trong mối quan hệ với nhà nước, với Tổ quốc, với xã hội và với chính bản thân mình.

Về NGHĨA VỤ với Tổ quốc, với nhà nước, với xã hội – cái này dân ta thấm thía lắm rồi. Ngày trước toàn dân ta đã “đem hết tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải ra để bảo vệ nên độc lập”, “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, đã “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” để giành và giữ độc lập cho Tổ quốc. Ngày nay, hàng ngày, hàng giờ dân ta vẫn luôn phải ra sức “đóng”, “nộp”, “chấp hành”, “kê khai”, “trình báo”, “thực hiện”, “thi hành”, “truy thu”… mọi thứ do nhà nước từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã, thôn đưa ra. Người dân đã và đang kiệt sức vì nghĩa vụ đóng góp.

Còn về QUYỀN LỢI, dường như dân mình ít khi quan tâm, đòi hỏi, có khi không ý thức rõ mình có những quyền gì! Có lẽ dân ta nhớ nhất là “quyền đi bầu”, vì loa, đài chỉ ra rả nhắc quyền ấy suốt những ngày bầu cử. Nhưng bầu ai thì “Đảng chọn, dân bầu”, biết trước rồi, nên cũng chỉ là cái quyền hờ, thành nghĩa vụ đối với chính quyền là chủ yếu, để có con số đẹp: 99,9% cử tri đi bỏ phiếu… lập kỷ lục khùng nhất thế giới.

Dưới thời phong kiến, đế quốc cai trị, dân ta phải thực hiện các nghĩa vụ rất nặng nề, nhưng ý thức đòi quyền công dân thì rất thấp. Nhà thơ Tản Đà đã từng thốt lên: “Dân hai lăm triệu, ai người lớn/ Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”, hay “Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn/ Cho nên quân nó dễ làm quan” (1927).

Ngày nay những quyền công dân được ghi trong Hiến pháp 2013 cũng rất đầy đủ, rất đẹp, nhưng thực tế dân ta đã ý thức và đấu tranh để được hưởng những quyền đó như thế nào? Bà con hãy đọc một số điều trong Hiến pháp và liên hệ thực tế xem những điều sau đây được hiện thực hóa trong đời sống thế nào?

“Điều 14 (Hiến pháp 2013)

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Điều 16

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Điều 17

1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Điều 19:

Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Điều 20:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

Điều 22

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Điều 23

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 24

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Điều 25

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 26

1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Điều 27

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Điều 28

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Điều 29

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Điều 30

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Điều 31

1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.

3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật”. (hết trích)

Một người dân chưa ý thức rõ về những quyền này, không bức xúc khi những quyền đó chưa được thực, không có hành động đấu tranh đòi thực thi những quyền đó thì chưa trưởng thành về tư cách công dân.

Tư cách công dân không chỉ đòi hỏi người dân có nhận thức và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong hiện tại, mà còn thể hiện trách nhiệm với những di sản của tổ tiên, cha ông để lại và trách nhiệm với tương lai của đất nước, của các thế hệ mai sau.

Một người lãnh đạo, đại diện cho các công dân phải thể hiện một tư cách công dân tiêu biểu, nêu gương cho quốc dân. Một người chỉ biết thu vén cho lợi ích cá nhân, gia đình, phe nhóm, không đấu tranh, chăm lo cho quyền lợi của mọi công dân, của Tổ quốc, của xã hội thì không xứng đáng là người lãnh đạo, hơn nữa còn nêu gương xấu về tư cách công dân.

Cũng vì thế ở các nước văn minh, người lãnh đạo có sai lầm, khuyết điểm, phạm vào tư cách công dân, họ phải từ chức, hoặc bị cách chức ngay, vì nêu gương xấu về tư cách công dân. Đã nêu gương xấu mà còn tiếp tục lãnh đạo quốc gia thì tác hai vô cùng đến các công dân khác.

Cho nên có người chức lớn, quyền cao, chức danh đầy mình mà tư cách công dân thấp bé, vì vụ lợi “ngậm miệng ăn tiền”, “mũ ni che tai”, trở nên ích kỷ, hèn nhát; ngược lại có những em bé mà thể hiện tư cách công dân lớn lao. Ta còn nhớ 2 anh em cậu bé người Hy Lạp, anh 7 tuổi, em 5 tuổi, khi nghe quốc hội bàn bán một hòn đảo đi để trả nợ, 2 em đã “mổ lợn” lấy tiền để dành đem nộp tại ngân hàng trung ương với tuyên bố: Mỗi người dân hãy góp tiền trả nợ, không được bán hòn đảo. Ông Chủ tịch quốc hội đã mời 2 em lên gặp, và hỏi, vì sao lại làm vậy? Cậu bé 7 tuổi thọc tay túi quần, ưỡn ngực nhìn thẳng vào mái đầu bạc của ông Chủ tịch đang cúi xuống lắng nghe: Cháu không muốn các bác bán hòn đảo để trả nợ. Tổ quốc không phải để bán! Đó, tư cách công dân của một em bé đã thức tỉnh ý thức công dân cả một dân tộc.

Còn ở ta, tư cách công dân có được tôn trọng và phát huy, khi Khai quốc công thần Đại tướng Võ Nguyên Giáp 3 lần viết thư can ngăn dự án bô – xít Tây Nguyên, nhưng quốc hội hay chính phủ chẳng ai thèm đoái hoài; 62 nhân sĩ trí thức tiêu biểu dâng kiến nghị lên Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII, chẳng được hỏi han, còn bị bêu là “suy thoái tư tưởng đạo đức”, và cho đám DLV chửi bới là phản động, ăn tiền, tay sai cho nước ngoài… Một môi trường như vậy, làm sao hình thành và phát triển được tư cách công dân. Tư cách công dân không trưởng thành thì đám dân chúng vẫn là một bầy người “không chịu lớn”, như lời thơ của cô giáo Trần Thị Lam:

“Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi” …

Tư cách công dân ngày nay còn đòi hỏi ý thức mình là một công dân toàn cầu/ công dân quốc tế. Liên hiệp quốc đã khuyến cáo mỗi quốc gia phải giáo dục cho công dân nước mình, nhất là thế hệ trẻ có nhân thức, thái độ, hành vi là một công dân toàn cầu. Một GS Nhật đã phát biểu: Nước nào có nhiều công dân toàn cầu sẽ là nước dẫn đạo thế giới. Như vậy suy ra, những nhà lãnh đạo quốc gia nào nặng chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi, chỉ lo tranh giành lợi ích cho đất nước mình, bất chấp lợi ích của các quốc gia khác, bất chấp luật pháp quốc tế, thì họ không có tư cách công dân quốc tế, nước họ to, những tư cách công dân quốc tế của họ thấp bé, không được nhân loại tôn trọng, làm sao đủ tư cách dẫn đạo thế giới.

Trở lại với mỗi bà con ta, mỗi người dân không chỉ biết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà còn phải có nhận thức, thái độ, hành động đòi hỏi thực hiện đầy đủ quyền công dân của mình, để bản thân mình và con cháu mình có tư cách công dân, tức là trưởng thành. thành “người lớn”.

Về quảng cáo

‘Biển chết nhưng ngư dân không thất nghiệp”?

‘Biển chết nhưng ngư dân không thất nghiệp”?

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-09-01

000_DQ900.jpg

Ngư dân Việt Nam tại đồn cảnh sát Thái Lan sau khi bị giam giữ do đánh bắt cá trái phép tại vùng biển miền nam Thái Lan của Narathiwat vào ngày 1 tháng 8 năm 2016.

 AFP Photo

‘Biển chết nhưng ngư dân không thất nghiệp”?

03:28/06:29

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Ngày 27 tháng 8 vừa qua, tại hội nghị báo cáo tiến độ kê khai, thống kê thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục trưởng cục việc làm đã cho rằng số người thất nghiệp do sự cố xả thải của công ty luyện gang thép không cao. Lý do mà bà đưa ra là “người Việt Nam không ngồi một chỗ”, cho nên họ vẫn đi tìm kiếm việc làm.

Sự thật có đúng như báo cáo đưa ra trong hội nghị hay không và có thuyết phục được người dân hay không?

Như thế nào là thất nghiệp?

“Theo điều tra của chúng tôi thì tỉ lệ thất nghiệp do Formosa xả thải giết biển miền Trung không cao”, đó là nguyên văn lời phát biểu của bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục trưởng cục việc làm tại hội nghị báo cáo tiến độ, thống kê thiệt hại do sự cố môi trường tại Thừa Thiên-Huế ngày 27 tháng 8, được báo mạng “một thế giới” trích lại. Để làm rõ và thuyết phục những người có mặt tại hội nghị về kết quả điều tra của Bộ lao động-Thương binh-Xã hội, bà Vân đề cập cả đến bản tính “chịu thương chịu khó” của người Việt Nam xưa nay.

Theo lời giải thích của bà, người Việt Nam không chịu ngồi một chỗ nên cho dù xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh nhai của họ là ngư trường, thì họ vẫn đi tìm kiếm việc làm khác.

Với đặc điểm của người Việt Nam là không ngồi một chỗ thì cách nói thế là cách nói suy diễn của bà ấy thôi, còn việc làm có chính thống hay không là vấn đề khác.
– Tiến sĩ Ngô Trí Long

 

Chính vì điều này, những con số về tỉ lệ thất nghiệp sau sự cố mà bà Vân đưa ra trong buổi hội nghị được bà cho là “những con số phản ảnh của sự cố nhưng thất nghiệp không nhiều.

Những con số được đưa ra thể hiện sự chênh lệch không nhiều giữa tỷ lệ thất nghiệp trước và sau sự cố ô nhiễm môi trường biển. Ảnh hưởng nhiều nhất là Quảng Bình thì trước sự cố là 2,1% và sau đó là khoảng 16,4%.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Ngô Trí Long, không đồng tình với con số thất nghiệp do Bộ Lao động-Thương binh- Xã hội cập nhật. Từ Sài Gòn, ông nói với đài Á Châu Tự do về nhận định của ông trước lý do bà Cục trưởng cục việc làm đã đưa ra.

“Với đặc điểm của người Việt Nam là không ngồi một chỗ thì cách nói thế là cách nói suy diễn của bà ấy thôi, còn việc làm có chính thống hay không là vấn đề khác. Việc làm có tạo ra thu nhập chính đáng hay không mới là cái quan trọng. Nói rằng hiện nay tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam rất là ít nhưng thực tế? Không như ở các nước khác có số liệu thống kê rất rõ ràng, đăng ký thất nghiệp rất rõ ràng.”

Theo Tiến sĩ Ngô Trí Long, nếu một người dân không có việc làm ổn định trong một thời gian nhất định, chẳng hạn một tháng chỉ có thể làm việc vài ngày, thì người đó không thể gọi là không thất nghiệp. Bên cạnh đó, theo ông, tính năng động thể hiện ở việc làm của người đó có thực chất hay không.

Tính dây chuyền

Theo thống kê của báo trong nước, các tỉnh ven biển miền Trung, cụ thể là Hà Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế có đến 60, 70% ngư dân làm nghề đánh bắt gần bờ. Từ khi xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường biển hồi đầu tháng 4 đến nay, tất cả tàu đánh bắt cá của ngư dân phải nằm bờ. Bên cạnh những ngư dân là người chịu ảnh hưởng trực tiếp, phải kể đến những công việc, ngành ngề khác có liên quan đến ngư trường và thuỷ hải sản cũng bị tác động nặng nề.

Vài ngày trước, Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam cho biết rằng nhiều hợp đồng xuất khẩu hải sản của Việt Nam bị đối tác nước ngoài huỷ bỏ vì lo ngại cá tôm bị nhiễm độc sau tai hoạ môi trường Vũng Áng.

Nhà hoạt động Trần Bang từ Sài Gòn cho biết.

“Có một số người đã vào Sài Gòn để xin việc, vì họ có thuyền, có đồ dùng cũng không đi đánh cá được. Mà cũng đánh cá về thì cũng không bán được, không ai mua. Thế mới thấy môi trường nó ảnh hưởng sát sao đến đời sống người dân, đến miếng ăn, nước uống, khí thở.”

Có một số người đã vào Sài Gòn để xin việc, vì họ có thuyền, có đồ dùng cũng không đi đánh cá được. Mà cũng đánh cá về thì cũng không bán được, không ai mua.
– Trần Bang

 

“Có mấy người ở Ninh Thuận, Bình Thuận cũng điện thoại cho tôi bảo phải đóng cửa Formosa. Cứ nghĩ rằng bây giờ người dân tại vùng đó không dám ăn cá biển thì mới thấy cái khủng khiếp thế nào. Thế rồi nhiều người ở Sài Gòn đi mua mắm, muối tích trữ. Cái nước mắm bây giờ làm bằng cá nhiễm độc thì 6 tháng sau ra nước mắm. 1 năm sau mình mua thì ăn phải nước mắm độc. Muối cũng vậy.”

Không còn khả năng sinh sống bằng cái nghề cha truyền con nối, họ bắt buộc phải đi làm ăn xứ khác.

Một người dân từng làm nghề đi biển ở Huế, hiện đang phải mưu sinh ở tận thủ đô Vieng Chăn, Lào, cho đài Á Châu tự do biết rằng, không phải chỉ một mình anh phải bỏ xứ đi tìm nghề ở nơi khác.

“Từ ngày biển chết đến giờ, có nhiều người phải qua đây, có nhiều người vào Sài Gòn, qua Mã Lai… Giờ người ở quê đi hết vì quê hương không có việc gì làm hết. Tiền không có, ở quê không có việc làm, biển thì chết, cá bán không có ai mua. Như tôi thì đi Lào tìm việc làm.”

Không dễ dàng

Thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc cho thấy tinh thần tự lực tự cường, chịu thương chịu khó của người Việt Nam. Những ngư dân của 4 tỉnh ven biển miền Trung phải tìm việc xứ khác vì họ thất nghiệp trên chính mảnh đất cha sanh mẹ đẻ của mình. Họ thất với cái nghiệp mà gia đình nhiều thế hệ của họ đã đeo bám từ lâu đời để sinh nhai.

Tiến sĩ Ngô Trí Long lên tiếng đề nghị rằng “Phải dám nhìn thẳng vào sự thật để có giải pháp xử lý chứ không phải đứng ở góc độ của người khách quan để đánh giá sự việc.” Như thế là hoàn toàn không thuyết phục.

Chúng ta phải đi vào thực tế cuộc sống của ngư dân miền biển, những nơi đã bị thảm hoạ môi trường để thấy được vấn đề.
– Tiến sĩ Ngô Trí Long

 

“Hiện nay môi trường biển do Formosa gây ra ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống mưu sinh, coi như là cá không sử dụng được. Cho nên người ta phải đi mưu sinh nơi khác. Chúng ta phải đi vào thực tế cuộc sống của ngư dân miền biển, những nơi đã bị thảm hoạ môi trường để thấy được vấn đề. Hiện nay do tác động của nó đã ảnh hưởng đến công ăn việc làm của họ, họ không biết tìm việc làm gì.”

Nếu những người đấu tranh cho môi trường và đời sống của các ngư dân vùng biển nói rằng “Biển sạch là khi cá tôm trở lại” thì có lẽ những người ngư dân bốn tỉnh miền Trung cũng có thể nói rằng: “Ngư dân không thất nghiệp là khi tàu thuyền có thể ra khơi”?

Hàng ngàn người Hà Tĩnh biểu tình phản đối Formosa trước Quốc khánh

Hàng ngàn người Hà Tĩnh biểu tình phản đối Formosa trước Quốc khánh

01.09.2016

Người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh tuần hành phản đối hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của Formosa, 1/9/2016.

Người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh tuần hành phản đối hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của Formosa, 1/9/2016.

Sáng thứ Năm, 1/9, đã có một cuộc biểu tình lớn ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi được coi là tâm điểm của thảm họa ô nhiễm biển do nhà máy của Formosa, Đài Loan, xả chất thải trái phép.

Cuộc biểu tình nổ ra bất ngờ vào ngày thường, không phải vào ngày Chủ Nhật như các cuộc biểu tình trước đây, và diễn ra chỉ một ngày trước Quốc khánh thứ 71 của Việt Nam. Các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam nhận xét điều này cho thấy những bức xúc của ngư dân bị thiệt hại và những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa đã bị dồn nén quá nhiều.

Nhà hoạt động Hoàng Bình trực tiếp tham gia cuộc biểu tình lớn hôm 1/9. Anh đã đăng nhiều đoạn video về cuộc biểu tình trên trang Facebook cá nhân. Sau đó, rất nhiều người đã tiếp tục chia sẻ các hình ảnh này trên mạng xã hội. Anh Bình mô tả lại với VOA Việt Ngữ rằng hàng ngàn người đã tuần hành đến trung tâm thị xã Kỳ Anh:

“Sáng nay, người dân Giáo xứ Quý Hòa ước tính con số ban đầu khoảng 2.000 người tập trung về xã Kỳ Hà. Họ biểu tình phản đối Formosa, yêu cầu chính quyền bồi thường cho họ. Họ đi tuần hành, họ đi bộ trên 10 cây số. Người dân ở xung quanh đấy họ thấy như vậy thì họ tham gia cũng rất là đông. Con số ước lượng khi lên đến trung tâm thì khoảng độ 8 đến 10.000 người hoặc có thể là hơn”.

VOA không có điều kiện để kiểm chứng về con số người biểu tình. Nhà hoạt động Hoàng Bình nói người biểu tình đã giương các biểu ngữ đòi khởi tố Formosa. Anh cho biết nổi bật lên là biểu ngữ “Chọn Formosa hay chọn dân” mà anh nhận xét “rất quan trọng và rất hay”.

Một trong những thông điệp chính của cuộc biểu tình là người dân tiếp tục đòi tiền bồi thường cho thiệt hại do Formosa gây ra. Những người tham gia biểu tình khẳng định cho đến nay họ “chưa nhận được một xu nào” và nêu câu hỏi trên các biểu ngữ là “Tiền đền bù của chúng tôi đi về đâu?”

Nhà hoạt động Bình cho biết khi đoàn biểu tình đến thị xã, đã có xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát. Anh nói:

“Có một đoạn cái đường chính ý thì người ta [cảnh sát] chặn lại đấy thì bạo lực xảy ra, thì hai bên xô xát với nhau. Rồi đến lúc người dân đông quá người ta [người biểu tình] tràn qua, người ta phá tất cả barrier người ta đi qua. Người ta đi lên trung tâm thị xã bằng được. Dân ở đây hiện tại rất là quyết tâm”.

 

Cũng như các cuộc biểu tình trước, Formosa đã không cử bất cứ ai đại diện ra đối thoại với người biểu tình. Về phía chính quyền địa phương, anh Bình cho hay họ đã nói chuyện với người biểu tình nhưng anh gọi đó là sự “câu giờ”. Anh tường thuật lại:

“Chính quyền sau một hồi thấy căng thẳng quá thì họ mời tất cả bà con nhân dân vào trụ sở ủy ban thị xã. Vào thì thương thuyết, họp. Mục đích của họ chắc chỉ câu giờ thôi. Vấn đề là sức mạnh của dân đông quá cho nên họ mời vào đấy. Bà con cũng bàn bạc với họ một hồi, đưa ra ý kiến, xong bà con rút về. Họ vẫn cứ hứa hẹn như vậy thôi. Họ chỉ nói chung chung thôi. Nhưng mà trong đấy họ cũng né tránh. Chưa có một cam kết nào. Người dân ở đây thì họ có nói họ sẽ biểu tình tiếp. Chừng nào có đền bù và đóng cửa Formosa thì họ mới thôi”.

Báo chí Việt Nam mới đây cho hay Formosa đã chuyển 500 triệu đôla tiền bồi thường cho chính quyền Việt Nam. Nhưng không có tin tức về việc số tiền này bao giờ mới được phân chia đến những người bị ảnh hưởng.

Báo chí Việt Nam cũng chỉ ra rằng theo thông tin của Tổng cục Thuế, đến nay số thuế đã hoàn cho công ty Formosa Hà Tĩnh là hơn 14.600 tỷ đồng, như vậy sau khi bồi thường 500 triệu đôla, tương đương hơn 11.500 tỷ đồng, công ty này vẫn hưởng 2.900 tỷ đồng chênh lệch giữa giá trị thuế được hoàn và số tiền phải chi để đền bù.

Thâm hụt ngân sách, Việt Nam bán hai công ty bia lớn nhất

 Thâm hụt ngân sách, Việt Nam bán hai công ty bia lớn nhất

Nguoi-viet.com

Người dân Hà Nội uống “bia hơi” trong đại hội bia được tổ chức dịp cuối năm 2014. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Người dân Hà Nội uống “bia hơi” trong đại hội bia được tổ chức dịp cuối năm 2014. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Nhà cầm quyền Việt Nam chuẩn bị bán hai công ty sản xuất bia lớn nhất nước vào lúc tình hình thâm thủng ngân sách ngày mỗi trầm trọng hơn.

Tuy bề ngoài có vẻ là một chủ trương đã được chuẩn bị từ lâu nhằm “thoái vốn” của nhà nước trong nhiều đại công ty quốc doanh, nhưng việc bán hai công ty Bia Sài Gòn (Sabeco) và Bia Hà Nội (Habeco) được ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thúc giục bán vào lúc này để “rút bài học kinh nghiệm cho việc bán vốn tại các doanh nghiệp khác” được hãng tin Bloomberg cho là “không có tiền lệ.”

Toàn bộ 89.59% cổ phần trong công ty Sabeco trị giá 40,500 tỉ đồng ($1.8 tỉ) sẽ được thoái vốn vào hai đợt năm nay và năm tới, còn 82% cổ phần trong công ty Habeco trị giá 9,000 tỉ đồng hay $404 triệu sẽ được bán toàn bộ trong năm nay, theo một bản tin phổ biến trên trang mạng ‘chinhphu.vn.’

Trong cuộc họp báo về phiên họp thường kỳ của chính phủ diễn ra cuối tháng 8, ông Bộ Trưởng-Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng, thuật lại ý kiến của ông thủ tướng là “chính phủ không đi bán bia, bán sữa.”

Từ thập niên 1990, các định chế tài trợ quốc tế đã khuyến cáo, thúc giục thường xuyên nhà cầm quyền Việt Nam dẹp bỏ hệ thống quốc doanh đại đa số “lời giả lỗ thật.” Nhưng các cơ quan kinh tài này lại là chỗ béo bở để đám quan chức đảng viên rúc rỉa, làm giàu cho bản thân nên việc cổ phần hóa hoặc giải thế chúng rất chậm chạp.

Năm ngoái, Việt Nam đặt kế hoạch cố phần hóa 514 xí nghiệp nhưng chỉ thực hiện được cổ phần hóa tại 289 công ty.

Việt Nam cần rất nhiều tiền cho các dự án hạ tầng cầu, đường, nhà máy điện, bệnh viện, trường học nhưng ngân sách thì thiếu hụt ngày một nhiều hơn trước vì nhiều lý do. Sản lượng dầu thô giảm sút trong khi giá dầu giảm trên thế giới, hạn hán, lũ lụt và lại đang có họa biển bị đầu độc ở miền Trung.

Hồi đầu năm, nhà cầm quyền trung ương đặt chỉ tiêu thâm thủng ngân sách năm nay nằm trong giới hạn 4.95%. Tuy nhiên ngay từ giữa năm, Tổng cục Thống kê ở Hà Nội ngày 4 tháng 7, 2016 cho hay thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong nửa đầu năm 2016 là 82.9 nghìn tỷ đồng, tương đương $3.7 tỷ, do “tăng chi thường xuyên và trả nợ.”

Từ tình trạng “bóc ngắn cắn dài,” mức thâm hụt trong năm 2016 của Việt Nam mà các tổ chức kinh tế quốc tế dự báo các con số cao hơn. Như ngân hàng HSBC dự báo con số thâm hụt bằng 6.6%, làm cho tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lên mức 64.5% do nợ công cao và giá dầu giảm.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế nghiên cứu hồi năm 2014, tuy người Việt Nam dẫn đầu khu vực Ðông Nam Á về tiêu thụ bia, nhưng năng suất lao động của người Việt Nam lại thuộc mức thấp nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, chỉ bằng 1/15 so với dân Singapore.

Hai công ty rượu bia Sabeco và Habeco là những công ty thuộc loại con cưng của chế độ vì làm ăn khấm khá. Tiêu thụ bia ở Việt Nam đa tăng 40% từ năm 2010 đến 2015. Năm nay, dự trù người Việt Nam uống 4.04 tỉ lít bia trong khi năm ngoái đã tiêu thụ đến 3.88 tỉ lít.

Vì người Việt ham nhậu nhẹt say sưa, rất nhiều nhà sản xuất bia trên thế giới đã nhào đến kiếm ăn.

Theo tin tức của Bloomberg trong số những công ty quốc tế muốn nắm Sabeco, người ta thấy có Thai Beverage PCL, Asahi Group Holdings Ltd. và Heineken NV. Công ty Sabeco vơi hai thương hiệu Bia Saigon và Bia 333 chiếm tới 40% thị trường tiêu thụ bia tại Việt Nam.

Việt Nam hiện có khoảng 30 thương hiệu bia trong và ngoài nước với hơn 400 nhà máy sản xuất bia tại gần hết các tỉnh, thành phố. Riêng về nhập khẩu, con số thống kê của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam nói nước này đang nhập khẩu từ 3.6 đến 4 triệu lít mỗi năm.

 

Tại sao nhà cầm quyền từ trung ương đến các địa phương lại quá “mặn mà” với các kế hoạch thúc đẩy sản xuất rượu bia những năm gần đây? Vì nó được tiếng đóng góp rất tốt cho ngân sách của chế độ, các quan chức thì có của lễ hậu hĩ.

Hồi năm 2013, Việt Nam xuất khẩu được 6.61 triệu tấn gạo, trị giá $2,95 tỉ thì cả nước lại uống bia đúng con số $3 tỉ.

Trong khi không ít công ty, tập đoàn quốc doanh thua lỗ chỏng chơ, năm 2015 Bia Sài Gòn nộp ngân sách nhà nước tổng cộng 17,000 tỷ đồng trên tổng doanh thu khoảng 30,000 tỷ đồng với vốn theo nguyên giá là hơn 6,200 tỷ đồng. Habeco nộp ngân sách nhà nước hơn 4,000 tỉ đồng trên tổng số doanh thu gần 10,000 tỉ đồng. Nay phải bán đi hai con bò sữa cho thấy nhà cầm quyền không còn nhiều lựa chọn để bù đắp thâm thủng ngân sách(TN)

Hội đồng Liên tôn Việt Nam lên án nhà cầm quyền

Hội đồng Liên tôn Việt Nam lên án nhà cầm quyền

Cát Linh, phóng viên RFA
2016-09-02

hooidonglientonvn.png

hoidonglientonvn.png

Photo: RFA

Hội đồng Liên tôn lên án đảng Cộng sản Việt Nam

02:57/07:50

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Hội đồng Liên tôn Việt Nam vừa ra tuyên bố lên án chính sách đàn áp tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt 71 năm cầm quyền. Tuyên bố ký hôm 30 tháng 8 vừa qua.

Mục đích

Theo nội dung của bản tuyên bố do Hội đồng Liên tôn Việt Nam đưa ra để nói về thực trạng tôn giáo trong nước trong 71 năm qua cho biết, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam luôn coi tôn giáo là những thế lực thù nghịch, các giáo hội là những thành phần cần phải tiêu diệt.

Linh mục Phe-ro Phan Văn Lợi, thành viên của Hội đồng liên tôn Việt Nam cho biết trong 71 Đảng Cộng sản đặt quyền cai trị lên đất nước, thì các tôn giáo là lực lượng luôn gây những lo lắng cho nhà cầm quyền. Theo linh mục, lý do vì tôn giáo là những thế lực tinh thần và là một sự cản trở đối với ách độc tài của Cộng sản, với chế độ vô luật và vô luân. Chính vì vậy, nhân dịp này Hội đồng liên tôn Việt Nam muốn nhìn lại 71 năm qua và những điểm chính, nhất là đối với thời điểm hiện tại, Đảng Cộng sản đã làm gì đối với các tôn giáo.

“Cái chủ trương của Cộng sản 71 năm qua như nhau đối với tôn giáo, luôn luôn làm cho tôn giáo phải bị tiêu diệt. Có nơi thì họ dùng bạo lực vũ khí, như bắt giam, thủ tiêu, quản thúc. Rồi có những trường hợp họ dùng bạo lực hành chánh, tức những luật lệ làm cho các tôn giáo, các chức sắc của tôn giáo bị tê liệt. Đó là mục đích của chúng tôi.”

Cái chủ trương của Cộng sản 71 năm qua như nhau đối với tôn giáo, luôn luôn làm cho tôn giáo phải bị tiêu diệt. Có nơi thì họ dùng bạo lực vũ khí, như bắt giam, thủ tiêu, quản thúc.
– LM Phan Văn Lợi

 

Trong bản tuyên bố nêu rõ những trường hợp của các chức sắc tôn giáo phải chịu nhiều sách nhiễu, đàn áp, bắt bớ hoặc cấm cản vô lý trong sinh hoạt tôn giáo và hoạt động cá nhân. Trường hợp mục sư Nguyễn Công Chính được nhắc đến trong bản tuyên bố và mục sư Nguyễn Hoàng Hoa nhấn mạnh thêm rằng.

“Bản án dành cho ông hết sức nặng nề. Có thể nói đây là một áp đặt lên để tiêu diệt giáo hội này ngay từ lúc đầu.”

Ông cho biết bản tuyên ngôn được những đại diện của năm tôn giáo ở Việt Nam đưa ra nhằm phản ảnh thực trạng và tình hình thực tế và khó khăn vẫn còn tồn tại.

“Bản tuyên bố cũng xin nói rõ lên để cho dư luận trong và ngoài cũng như các nước tự do về dân chủ nhân quyền và tôn giáo có sự cầu nguyện đặc biệt, phản ánh cho chúng tôi để chính phủ Việt Nam thay đổi chính sách tự do tôn giáo đúng nghĩa của nó.”

Bản tuyên bố của Hội đồng liên tôn Việt Nam lần này nhắc đến rất nhiều những trường hợp bị đàn áp, sách nhiễu đối với các chức sắc và hoạt động tôn giáo của các tôn giáo thuần tuý và độc lập ngoài sự quản lý của nhà cầm quyền. Theo Hoà thượng Thích Không Tánh, bên cạnh nội dung chính nói về dân chủ và nhân quyền thì thực tế trong 71 năm qua, không thể kể hết những việc sách nhiễu, xâm phạm, hoặc lấy đất đai của tôn giáo. Cụ thể là những sự việc diễn ra trong thời gian gần đây

“Nhân dịp rằm tháng 7 gần đây của bên Phật giáo thì công an bao vâycô lập chùa Liên Trì, không cho phật tử đến lễ. Phía linh mục Phan Văn Lợi cũng bị công an giả dạng ném đồ dơ vào nhà. Phía chức sắc bên Phật giáo Hoà Hảo đi tham dự những khoá niệm Phật thì bị họ bao vây, hành hạ rất nặng nề.”

Ảnh hưởng

Thời gian qua, phản ứng của người dân trong nước thể hiện trong các hoạt động dân sự và diễn biến xã hội có thể thấy rằng, các tôn giáo đã có tiếng nói mạnh hơn và sự liên kết chặt chẽ, cụ thể là Hội đồng liên tôn quốc nội cùng với chức sắc của 5 tôn giáo lớn ở Việt Nam. Linh mục Phe-ro Phan Văn Lợi cho biết.

“Chúng tôi cố gắng liên kết với nhau và cố gắng có những lời nói, phát biểu, văn kiện chung để cho đồng bào thấy rằng tôn giáo cần phải đứng với nhau để lo việc đạo và việc đời. Không những đòi tự do tôn giáo mà còn tự do nhân quyền cho con người.”

Chúng tôi cố gắng liên kết với nhau và cố gắng có những lời nói, phát biểu, văn kiện chung để cho đồng bào thấy rằng tôn giáo cần phải đứng với nhau để lo việc đạo và việc đời.
– LM Phan Văn Lợi 

 

Việc đoàn kết 5 tôn giáo trong Hội đồng liên tôn được Hoà thượng Thích Không Tánh nhìn nhận là một quá trình có nhiều khó khăn dưới chế độ độc tài toàn trị của nhà cầm quyền Việt Nam

“Bởi vì dưới chế độ tài toàn trị theo chủ trương duy vật vô thần của Cộng sản, nên bằng mọi cách họ cô lập, đánh phá và triệt tiêu hết tôn giáo chân truyền hoặc chính thống, độc lập nhằm mục đích để cho giao hội quốc doanh chịu thần phục dưới sự điều khiển của nhà cầm quyền Cộng sản thôi.”

Những năm gần đây, các tôn giáo đã lên tiếng rất nhiều về các hành vi bắt bớ không đúng pháp luật, những sách nhiễu, đàn áp bạo lực đối với tín đồ.

Linh mục Phan Văn Lợi cho biết “khi nhà nước Việt Nam ra Luật về tín ngưỡng tôn giáo, hoặc ra dự thảo Hiến pháp mới thì các tôn giáo đã phản bác rất mạnh mẽ.

Khó khăn

Những đàn áp do nhà cầm quyền Việt Nam áp dụng đối với các tìn đồ tôn giáo được Hội đồng liên tôn Việt Nam đề cập đến trong bản tuyên bố trên hai phương diện, lý thuyết và thực tế. Trong đó, Luật tôn giáo tín ngưỡng, một phương pháp mà Hoà thượng Thích Không Tính gọi đó là “cái vòng kim cô” dùng để đàn áp các tôn giáo được đặt ra như một khó khăn lớn cho tôn giáo Việt Nam. Ông nói:

“Đánh giá chung thì luật mới còn có thể khó khăn và khắc khe hơn. cho nên đa phần người ta nhận định là không có sự đổi mới hay không có sự thay đổi gì về luật tự do tín ngưỡng này. Nó gần như là một vòng kim cô hay cái dây tròng vào để thắt nút lại, để cuối cùng tất cả phải chịu cơ chế xin và cho. Chứ không thể có vấn đề tự do tối thiểu.”

Chúng tôi có tham khảo vì thấy có những điểm bất cập, không khác gì lắm với những văn bản và nghị định cũ.
– Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa 

 

Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa có cùng nhận định:

“Chúng tôi có tham khảo vì thấy có những điểm bất cập, không khác gì lắm với những văn bản và nghị định cũ. Có những câu lúc đầu như mở nhưng rồi có những điều khoản chi tiết cột lại. Đây cũng không nằm ngoài cơ chế xin-cho như những văn bản cũ.”

Theo những vị chức sắc tôn giáo mà chúng tôi nói chuyện thì cho dù Luật Tín ngưỡng- tôn giáo trong thời gian tới sẽ là một trong những khó khăn cho sinh hoạt của của các tôn giáo tại Việt Nam, họ vẫn kiên định sống đạo, hành đạo và truyền đạo như tự bao đời nay nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân.

Nghệ An: Lại thêm một người chết trong trụ sở công an

Nghệ An: Lại thêm một người chết trong trụ sở công an

Nguoi-viet.com

Người nhà nạn nhân lo hậu sự cho ông Quân. (Hình: Tiền Phong)

Người nhà nạn nhân lo hậu sự cho ông Quân. (Hình: Tiền Phong)

NGHỆ AN (NV) – Một người đàn ông đã chết tại nhà tạm giam của công an huyện Diễn Châu khi bị giam giữ để điều tra “tình nghi làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan nhà nước.”

Nhiều báo tại Việt Nam đưa tin, ngày 29 tháng 8, công an huyện Diễn Châu của tỉnh Nghệ An xác nhận thông tin nghi can Đinh Hồng Quân (56 tuổi), trú tại xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu “tử vong khi bị tạm giữ ở trụ sở công an huyện.”

Ít nhất, ông Quân là nạn nhân thứ 6 chết trong khi bị tạm giam tại trụ sở công an từ đầu năm 2016 đến nay.

Theo trình bày trên tờ dân Việt của bà Đinh Thị Hà – chị gái ông Đinh Hồng Quân thì vào khoảng 7 giờ sáng ngày vừa kể trên, gia đình nhận được thông tin em trai bà tử vong tại nhà tạm giam công an huyện Diễn Châu.

“Các cán bộ công an nơi đây cho biết, thi thể ông Quân đã được chuyển vào bệnh viện đa khoa huyện Diễn Châu. Sau khi xác định tử vong, cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm tử thi, điều tra làm rõ nguyên nhân sự việc,” tờ Dân Việt kể lại.

Bà Hà cũng cho biết, khoảng 3 ngày trước, em bà bị đưa về trụ sở công an huyện Diễn Châu chờ xét xử tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng mà công an phát hiện trước đó trong nhà…”

Khoảng 16 giờ chiều ngày 28 tháng 8, 2016, bà Hà được 2 người cháu (con của ông Quân) gọi đi cùng lên nhà tạm giam của công an huyện Diễn Châu để thăm gặp ông Quân. Qua tấm cửa kính của phòng thăm gặp tại trụ sở công an huyện Diễn Châu, bà Hà cùng 2 người cháu đã gặp được ông Quân khoảng 8 phút. Sau đó, lực lượng công an không cho gặp nữa nên cả 3 người ra về. Sự việc sau đó gia đình không biết gì nữa, theo bản tin tờ Dân Việt.

“Chúng tôi gặp được khoảng 7-8 phút nhưng em tôi vẫn cười, tự đi lại thoải mái, khỏe mạnh lắm. Trước đó em trai tôi cũng khỏe mạnh, không có tiền sử của bệnh gì cả. Thế mà đột ngột sau 1 đêm thì em trai tôi lại mất. Tôi mong các cơ quan chức năng sớm làm rõ nguyên nhân vì sao em tôi chết như vậy? Nếu đau ốm, bệnh tật sao phía công an không thông báo cho gia đình tôi?” Lời bà Hà nói trên tờ Dân Việt.

Hồi tháng 10 năm ngoái, ông Quân đã bị công an tỉnh Thái Bình bắt do “tình nghi làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan nhà nước.” Khi xét nhà ông Quân, công an tỉnh Thái Bình và của huyện Diễn Châu “thu được khẩu súng quân dụng.” Đến tháng 7, ông Quân bị tòa tuyên phạt 30 tháng tù. Ông Quân bị di lý về nhà tạm giữ công an huyện Diễn Châu để đợi ngày ra tòa xét xử về “hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.”

Tuy nhiên, về khẩu súng, bà Hà cho biết “đây không phải là khẩu súng của em tôi mà khẩu súng này của bố tôi lúc đi bộ đội ở bên Lào về giữ nó làm kỷ niệm… Lúc đó tôi cũng được biết, khẩu súng đã cũ, bị gỉ không dùng được nhưng lực lượng công an cũng đã lập biên bản thu lại…”

Tra tấn, nhục hình để ép cung đã dẫn đến cái chết của hàng trăm người dân khi bị bắt về trụ sở công an nhưng hầu hết đều bị vu cho là “Biểu hiện khó thở,” “sức khỏe yếu,” “viêm phổi cấp,” “sốc ma túy,” “biểu hiện co giật, đầu đập vào tường”… nếu không thì “tự tử,” “treo cổ tự sát.”

Năm ngoái 2015, có 17 nạn nhân chết trong tay công an mà riêng tháng 12 đã có tới 3 nạn nhân. Năm 2014 có tới 24 nạn nhân. Năm 2013 có 12 nạn nhân và năm 2012 có 13 nạn nhân.

Cuối năm 2013, Việt Nam ký vào bản Công Ước Quốc Tế về Cấm Tra Tấn Nhục Hình. Nhưng dù ký cam kết với thế giới, guồng máy công an vẫn không thay đổi cách điều tra nghi can. Tra tấn ép cung vẫn là phương cách để công an “phá án” cho nhanh để có “thành tích,” dẫn đến cái chết bất thường.

Theo Bộ Công An báo cáo ở Quốc Hội hồi tháng 3 2015, từ năm 2011 đến 2014, có đến “226 người chết trong các trại tạm giữ, tạm giam, chủ yếu do tự sát và bệnh lý” mà không mấy người tin đó là sự thật. (TN)

Giáo dân Quý Hòa và Phú Yên biểu tình chống Formosa

Giáo dân Quý Hòa và Phú Yên biểu tình chống Formosa

BTV Mặc Lâm
2016-09-01

Giáo dân Quý Hòa biểu tình trước trụ sở UB Thị xã Kỳ Anh

Giáo dân Quý Hòa biểu tình trước trụ sở UB Thị xã Kỳ Anh

Cộng tác viên RFA

Sáng hôm nay ngày 1 tháng 9 hàng ngàn giáo dân của hai giáo xứ Quý Hòa và Phú Yên thuộc giáo phận Vinh đã biểu tình phản đối Formosa.

Tại giáo xứ Quý Hòa giáo dân đi từ nhà thờ Quý Hòa đến Ủy ban thị Xã Kỳ Anh, khi vừa đến quốc lộ 1A họ bị lực lượng an ninh giật hết biều ngữ, khẩu hiệu. Khoảng 200 viên công an xã, công an thị xã đã được điều động đến, họ dựng hàng rào ở rất nhiều điểm trên quốc lộ 1 A.

Ông Lạng, thành viên của Hội đồng Mục vụ giáo xứ Quý Hòa cho chúng tôi biết:

“Rất đông, giáo xứ có 4.600 người mà đi khoảng 2/3 khoảng 2.500 đến 3000 người chủ yếu tới Ủy Ban Thị xã Kỳ Anh”

Lý do của cuộc biều tình ngày hôm nay tập trung nhiều giáo xứ không gì khác ngoài các đòi hỏi thiết thực cho cuộc sống người dân tại nơi xảy ra thảm họa môi trường, ông Lạng cho biết:

“Vì cuộc sống khổ sở quá, Formosa 4-5 tháng trời làm ô nhiểm môi trường, dân không có việc làm, con em không đến được trường biển không có, mình đi dời hỏi quyền lợi đòi hỏi sự trong sạch của biển rồi đòi hỏi cho con em vào trường”

Vào lúc hơn 9 giờ 45 đã có xô xát nhỏ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh tại quốc lộ 1A nhưng không nghiêm trọng lắm.

Cụ Nguyễn Thị Phận cho biết bức xúc của người dân đi biểu tình hôm nay trong khi đứng giữa quốc lộ 1 A bất chấp sự ngăn cản của công an:

“Formosa trả tiền cho Việt Nam 500 triệu đô la mà chính phủ vẫn không trả lại cho dân. Dân đang kiếm tiền cho con đến trường học và yều cầu nhà nước chính quyền phải cho con em đến trường chứ không thì gia đình chúng tôi rất thiệt thòi và rất đau khổ vì con em không đến trường để học”

Cùng lúc đó gần 1.000 giáo dân xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu cũng xuống đường biểu tình, họ đi từ nhà thờ Phú Yên đến bến thuyền cách nhà thờ 4km, rất nhiều biều ngữ khẩu hiệu phản đối Formosa được giăng lên cũng như an ninh, thường phục và sắc phục đứng ở đường nhưng không có bất kỳ xô xát nào xảy ra.

Linh mục Đặng Hữu Nam quản xứ Phú Yên cho biết:

“Trên con đường đi biều tình thì chúng tôi cầm rất nhiều biều ngữ như là Formosa cút khỏi Việt Nam, đất nước Việt Nam này không có chỗ cho Formosa, yêu cầu khởi tố Formosa và đồng bọn, yêu cầu Formosa phải cải tạo biển và trả lại biển sạch cho người dân, yêu cầu Formosa phải đền bù thỏa đáng nạn nhân của thảm họa. . .trên con đường đi quanh một vòng địa bàn của giáo xứ có rất nhiều công an chìm hiện diện. Người ta quay phim chụp hình rất nhiều nhưng chúng tôi đi rất trật tự kề cả vấn đề giữ luật lệ giao thông và tuần hành rất ôn hòa cho nên không có chuyện đụng độ nào xảy ra”

Hôm nay cũng là ngày Quốc tế chăm sóc môi trường theo lời mời gọi của Đức Giáo hoàng Phan Xi Cô. Đây là lần thứ hai Giáo hội Công giáo toàn cầu lấy ngày mùng 1 tháng 9 làm ngày chăm sóc môi trường.

Biểu tình ở Kỳ Anh đòi đóng cửa Formosa

Biểu tình ở Kỳ Anh đòi đóng cửa Formosa

HOI NGU DAN MIEN TRUNG

Cuộc biểu tình của người dân Hà Tĩnh hôm 1/9

Hôm 1/9, nhiều người đã tham gia biểu tình tại thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh với yêu cầu đóng cửa Formosa và chi tiền đền bù cho người dân bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết.

Hình ảnh và video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy đám đông tuần hành từ địa phương lên trung tâm thị xã cầm trên tay các biểu ngữ: “Tiền đền bù của chúng tôi đã đi về đâu? Yêu cầu đóng cửa và khởi tố Formosa…”.

BBC không kiểm chứng độc lập được con số người tham gia.

Hôm 1/9, BBC đã liên hệ Ủy ban Nhân dân thị xã Kỳ Anh nhưng số máy liên tục bận.

Trong video clip được linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, giáo phận Vinh, chia sẻ trên mạng xã hội cùng ngày, người được cho là đại diện Ủy ban Nhân dân thị xã Kỳ Anh nói: “Mong bà con thông cảm. Đề nghị các phòng ban chuẩn bị nước nôi cho bà con.”

“Giao cho Phòng Quản lý đô thị và văn phòng ghi chép lại ý kiến đề xuất của bà con để có văn bản trả lời.”

“Những phần nào Kỳ Anh trả lời được thì sẽ trả lời, còn những phần khác chúng tôi sẽ ghi nhận để chuyển lên trên”.