Hải quân Mỹ Việt luyện tập chung ngăn ngừa sự cố trên Biển Đông (RFI)

Hải quân Mỹ Việt luyện tập chung ngăn ngừa sự cố trên Biển Đông

mediaHải quân Việt – Mỹ giao lưu. Trong ảnh, hạm trưởng USS Blue Ridge gặp các sĩ quan hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng, 07/11/2009.Ảnh : Wikipedia

Hôm nay, 28/09/2016, hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu các hoạt động chung, trong đó có cuộc tập luyện chung nhằm ngăn ngừa những va chạm giữa các tàu trên vùng Biển Đông. Tham gia cuộc diễn tập chung có khu trục hạm USS John S. McCain. Khu trục hạm này, chở theo 280 sĩ quan, thủy thủ, sẽ thăm hữu nghị Đà Nẵng từ ngày 28/09 đến 01/10.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm nay, đại tá Lê Bá Hùng, Chỉ huy biên đội tàu khu trục số 7, Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, cho biết là cuộc luyện tập chung giữa hải quân hai nước lần này sẽ tập trung vào việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử về các vụ chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES, viết tắt của Code for unplanned encounters at sea).

Bộ quy tắc không mang tính ràng buộc pháp lý này đã được 21 quốc gia ký kết vào năm 2014 tại một hội nghị ở Trung Quốc và đã giúp giảm bớt nguy cơ đụng độ giữa hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc ở châu Á.

Theo nhận định của tờ Stars and Stripes hôm qua, Việt Nam rất muốn bộ quy tắc CUES được tuân thủ nghiêm chỉnh, vì nước này phải đối phó với các tàu Trung Quốc lớn hơn và trang bị vũ khí mạnh hơn. Nhưng vấn đề là các tàu tuần duyên và tàu cá Trung Quốc, mà nay cũng được trang bị vũ khí, vẫn không tuân thủ CUES, bất chấp những lời kêu gọi của các quan chức chính quyền Mỹ và hải quân Mỹ.

Cũng theo tờ báo nói trên một số nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ, đặc biệt là thượng nghị sĩ John McCain, muốn Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ giữa hai quân hai nước.

Theo thông báo của Sở Thông tin- Truyền thông Đà Nẵng, ngoài cuộc tập huấn chung nói trên, hải quân Mỹ và Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân còn mở các hội thảo về luật Biển, chuyên môn y tế, kiểm soát thiệt hại trên tàu. Trong thời gian ở Đà Nẵng, sĩ quan, thủy thủ Mỹ cũng sẽ tham gia một số hoạt động từ thiện xã hội, giao lưu văn hóa, thể thao với học sinh, sinh viên và biểu diễn âm nhạc đường phố.

Hãy chuẩn bị cho trận chiến cuối cùng!

Hãy chuẩn bị cho trận chiến cuối cùng!

Chế độ CSVN sẽ tìm cách câu giờ, cù cưa đàm phán, kéo dài thời gian, không trả lời vụ kiện rõ ràng, dứt khoát, mục đích để làm cho ngư dân bỏ cuộc vì tốn thời gian, công sức, tiền bạc trở nên mệt mỏi, chán nản buông xuôi. Do đó cần phải gia tăng áp lực thật mạnh mẽ để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, yêu cầu Formosa phải đóng cửa, rời khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất.

 hinh-kien
Đoàn xe đưa ngư dân đi nộp đơn kiện ở Tòa án Kỳ Anh. Ảnh: Facebook

Ngày 26.09.2016, khoảng 600 ngư dân Quỳnh Lưu, Nghệ An đã tập trung, di chuyển bằng nhiều xe buýt về thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để khởi kiện tập thể khu công nghiệp Formosa, tác nhân gây ra vụ ô nhiễm môi trường khủng khiếp ở VN khiến cá chết hàng loạt, kéo dài hơn 240 km ở 4 tỉnh miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế – để đòi bồi thường thiệt hại, đồng thời yêu cầu công ty Formosa, đóng cửa khu công nghiệp ở thị xã Kỳ Anh, rời khỏi Việt Nam.

Đây cũng là lần đầu tiên CSVN phải đối mặt với một nguy cơ, chế độ bị đe dọa sụp đổ, trong lịch sử thành lập đảng 71 năm. Bên cạnh ngân sách rỗng tuếch, nợ công đã vượt qua mức an toàn, sự đấu đá kịch liệt trong nội bộ đảng đã đến mức lộ liễu, công khai, Formosa cũng là một tử huyệt kết liễu sự tồn tại của chế độ phi nhân, gian ác, hiểm độc nhất trong lịch sử nhân loại.

Việc chính quyền Hà Tĩnh cho công an tìm cách ngăn chận, không cho đồng bào tập trung, kéo về tòa án thị xã Kỳ Anh bằng cách đe dọa, ngăn cản các công ty cho thuê mướn xe buýt cho thấy, chế độ CS Hà Nội bắt đầu sợ hãi khi tử huyệt bị đe dọa.

Tại sao Formosa lại là tử huyệt của đảng CSVN? Độc giả chắc còn nhớ, ngày 22.04.2016 Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CS vẫn thản nhiên đẫn đoàn tùy tùng đến thăm khu công nghiệp này sau khi tin tức về thảm họa đã lan truyền khắp nơi trên mạng, báo chí lề phải cũng như lề trái, trong và ngoài nước. Chắc chắn Nguyễn Phú Trọng đã được thuộc hạ báo cáo tường tận về tình hình thảm họa, nhưng thay vì đến tận nơi bị ô nhiễm để tìm hiểu, ước lượng thiệt hại, tầm mức ảnh hưởng của môi trường đến đời sống ngư dân… Trọng lại vui vẻ đến thăm kẻ gây ra thảm họa. Cuộc thăm viếng, làm việc với lãnh đạo Formosa và Ủy ban ND Hà Tĩnh, phải chăng là một lời cam kết: Không có chuyện gì phải lo lắng, đã có chúng tôi bảo vệ các anh.

Sau khi tin tức thảm họa Formosa lan truyền làm rúng động cả nước lẫn hải ngoại, ngày 08.05.2016 tôi đã viết một bài, đăng trên ABS với tựa đề: “Làm cách nào để kiện Formosa ra tòa về tội làm ô nhiễm môi trường?”. Khi viết bài lúc đó, tôi đánh giá khả năng kiện Formosa gần như bằng không, nhưng nay xác suất để vụ kiện trở thành hiện thực đã dần dần lộ rõ qua việc 600 người dân huyện Kỳ Anh kéo về Hà Tĩnh khởi kiện tập thể.

Nếu việc khiếu kiện tiến triển tốt đẹp, lôi kéo thêm tất cả ngư dân các nơi bị thảm họa tham gia, vụ kiện sẽ tạo thành một cơn địa chấn, một trận đại hồng thủy cuốn trôi đảng CSVN ra biển. Tất nhiên ĐCSVN sẽ chống trả đến cùng, bằng mọi phương tiện, thủ đoạn gian ác, đê tiện, hèn hạ để giữ vững chế độ.

Để cho vụ kiện Formosa thành công, đòi hỏi ngư dân phải có kế hoạch, chuẩn bị từng bước thật kỹ càng, chi tiết. Đây là một cuộc chiến đấu sinh tử, liên hệ tới vận mệnh quốc gia, dân tộc, đòi hỏi sự hi sinh lớn lao, một ý chí kiên quyết, một sức chịu đựng bền bỉ. Dưới đây là một số trong những bước cần thiết, nên được thực hiện gấp:

1. Thành lập ngay môt quỹ pháp lý cho vụ kiện. Kêu gọi mọi thành phần trong xã hội, những người có khả năng trong và ngoài nước, đóng góp tài chánh.

2. In, phát tờ rơi cho mọi tầng lớp dân chúng trong xã hội, nói rõ về lý do, nguyên nhân vụ kiện. Thông báo trên mạng internet, báo online, Facebook, Twitter… mọi diễn tiến.

3. Liên lạc chặt chẽ, trao đổi thông tin, phối hợp làm việc với chính phủ các nước, các hội đoàn, tổ chức… quan tâm đến môi trường bờ biển, đến thảm họa do Formosa gây ra như chính phủ Đài Loan…

4. Những luật sư đại diện cho ngư dân trong vụ kiện nên tham khảo ý kiến với các chuyên viên luật pháp, các tổ hợp luật sư đặc trách về môi trường, rành rẽ về công pháp quốc tế nổi tiếng thế giới ở New York, London, Paris…

5. Phải tính đến việc chế độ CS thẳng tay đàn áp, bắt giữ, tra tấn, khủng bố những người tham gia ký tên vào đơn khởi kiện. Nên đề phòng việc những người lãnh đạo, các luật sư trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia cố vấn pháp luật cho ngư dân bị hăm dọa, hành hung, bôi nhọ, vu khống, bắt cóc…

6. Trường hợp cá nhân cầm đơn tập trung khiếu kiện như ngư dân Kỳ Anh vào ngày 26.09.2016 nên đề phòng bị đàn áp bằng vũ khí sát thương dẫn đến đổ máu, bị thương tích… cần chuẩn bị phương tiện cấp cứu, băng bó, nước uống, lương thực, dụng cụ chống hơi ngạt…

Việc xã hội có thêm vài trăm ngàn người dân thất nghiệp, vài triệu người đói khổ… không phải là mối lo của ĐCSVN. Đảng CSVN chỉ lo sợ mất quyền lãnh đạo, do đó khi cần, để bảo vệ chế độ họ sẽ dùng công an, quân đội bắn giết người dân như Đặng Tiểu Bình đã làm với người dân Trung Hoa năm 1989 ở Thiên An Môn.  Chế độ CSVN sẽ không bao giờ nhượng bộ trong việc bảo vệ Formosa, vì thế không nên tin tưởng bất cứ lời hứa nào của lãnh đạo CS, từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc đến Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân…

Chế độ CSVN sẽ tìm cách câu giờ, cù cưa đàm phán, kéo dài thời gian, không trả lời vụ kiện rõ ràng, dứt khoát, mục đích để làm cho ngư dân bỏ cuộc vì tốn thời gian, công sức, tiền bạc trở nên mệt mỏi, chán nản buông xuôi. Do đó cần phải gia tăng áp lực thật mạnh mẽ để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, yêu cầu Formosa phải đóng cửa, rời khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất – Điều chỉ có thể xẩy ra khi đảng CSVN sụp đổ. Do đó vụ kiện này không thể buông ngang mà phải được thực hiện cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng.

Ngư dân ở 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế hãy chuẩn bị tinh thần cho vụ kiện thế kỷ 21, vụ kiện này sẽ là trận chiến cuối cùng giữa người dân với đảng, chế độ CSVN. Các tổ chức, hội đoàn, các mảng xã hội dân sự cũng như toàn dân trong nước nên sẵn sàng tiếp tay, chung sức với ngư dân trong cuộc chiến này. Tuy nhiên ngư dân , các vị lãnh đạo phong trào khiếu kiện cũng nên cảnh giác, không vì quá năng nổ, bức xúc mà để cho các đảng phái, tổ chức vốn đã có quá khứ lường gạt, bịp bợm gian dối giật dây, điều khiển… dẫn đến hậu quả tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa.

Nếu ngư dân thắng lợi, được bồi thường thỏa đáng, Formosa phải rời khỏi Việt Nam, đảng CSVN có thể sẽ tự động tan rã, trả lại tự do, dân chủ cho người dân. Còn nếu thất bại, đất nước VN sẽ bị tàn phá không thương tiếc, sau Formosa sẽ đến nhà máy thép Hoa Sen, Cà Ná và nhiều dự án phá hoại môi trường khủng khiếp khác sẽ được thực hiện. Tương lai Việt Nam trở thành một tỉnh tự trị của Tầu là điều không thể tránh khỏi.

Thạch Đạt Lang  

(Ba sàm)

Nhóm …lợi ích quân đội và bi kịch sân bay Tân Sơn Nhất

Inna Lyna shared Like cho VIỆT NAM‘s photo.

Image may contain: sky and outdoor
Like cho VIỆT NAM

Thì ra nước không thoát được là do 157 mẫu đường cống rãnh bị các ông quân đội cuỗm chia chác nhau… cám ơn nhà báo Phạm Chí Dũng về bài viết này.
===
Nhóm lợi ích quân đội và bi kịch sân bay Tân Sơn Nhất
“Sân bơi Tân Sơn Nhất”
..
Thậm chí một thứ trưởng giao thông vận tải chủ quản của sân bay Tân Sơn Nhất – ông Nguyễn Nhật – còn thừa nhận rằng trong chuyến bay từ Hà Nội đi TP.HCM hôm 11 tháng 9, 2016, ông cùng hơn 200 hành khách đã phải bay vòng trên trời hơn 40 phút do trời mưa to do sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập nặng khiến máy bay không thể hạ cánh được.

Bi kịch đang hiện hình tồi tệ. Có lúc đến 9 chuyến bay phải bay vòng trên trời trong tổng số 670 -750 chuyến bay trong và ngoài nước cất cánh, hạ cánh mỗi ngày. Ai cũng biết nguyên nhân tắc trên trời trước hết là do tắc ở dưới mặt đất.

Thêm nữa, sân bay này chỉ có 51 vị trí đỗ, trong khi nhu cầu cần khoảng 80 vị trí. Có 2 đường băng nhưng chỉ 1 đường lăn ra vào 2 chiều. Máy bay khi hạ cánh đi vào nhà ga thì máy bay khác phải chờ. Có tình trạng hết vị trí đỗ nên máy bay phải chờ trên đường lăn.

Tất nhiên, nếu không có sân golf quân đội thì Tân Sơn Nhất sẽ có được 80 vị trí đỗ và thêm một đường băng nữa.

Quân đội nào?

Từ sau 1975, sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm diện tích méo mó. Hàng loạt đại gia nhóm lợi ích quân đội đã thẳng tay chiếm đoạt một phần Tân Sơn Nhất để làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư.

Dù đất trống trong sân bay vẫn còn, nhưng một bàn tay đen đúa nào đó vẫn quyết cắt 157 ha đất vàng trong sân bay cho tập đoàn Him Lam làm sân golf, mặc cho sân bay này bị tắc nghẽn nghiêm trọng.

Được biết, dự án sân golf trong sân bay bận rộn nhất Việt Nam do tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh làm chủ đầu tư. Tập đoàn nổi tiếng với loạt scandan như: xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác; lọt vào danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài Chính với số tiền nợ lên tới 34.8 tỷ đồng… Nổi tiếng với những bê bối tày đình như thế nhưng không hiểu sao tập đoàn này vẫn được bảo kê để lập lãnh địa riêng trên 157 ha đất trong sân bay. Thậm chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm đầu độc người dân thành phố bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm nhưng vẫn không bị truy cứu trách nhiệm.

Cũng phải kể đến một nhân vật có máu mặt khác – Đại Tá Phùng Quang Hải – “chủ” một doanh nghiệp lớn trong quân đội mà được biết đã chiếm được rất nhiều khu đất vàng ở nhiều địa phương trên toàn quốc, trong đó có đất ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Sau vụ “tướng Thanh đi Pháp chữa bệnh” vào tháng 6, 2015, và từ đó Phùng Quang Thanh gần như “mất tích” trên bàn cờ chính trị, nghe nói số phận của Đại Tá Phùng Quang Hải cũng không tốt lành hơn. Còn có đồn đoán rằng ông Hải đang phải chịu một chế độ quản thúc nào đó hoặc đã bị bắt.

Tuy nhiên dù hai ông Thanh và Hải “không còn nữa,” lợi ích nhóm quân sự vẫn là một bí mật kinh khủng và là một thách thức khủng khiếp đối với chính quyền dân sự.

Chỉ từ tháng 10, 2015 mới bắt đầu những cuộc bàn bạc giữa phía quân sự với đại diện nhà chức trách dân sự về việc dùng đất quân sự để mở rộng Tân Sơn Nhất.

Một lần nữa, nhu cầu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất được “đảng ta” đặt ra một cách đầy quyết liệt, trong bối cảnh dự án sân bay Long Thành còn lâu mới được khởi công do chưa tìm ra “tiền đâu.”

Chỉ mới đây, trước tình trạng quá tải và hết chỗ thoát nước của sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Quốc Phòng mới chịu “nhả” gần 20 ha để mở rộng sân bay này. Tuy nhiên trong lúc việc bàn thảo còn chưa đâu vào đâu, một liên danh nhà đầu tư gồm tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng), công ty dịch vụ thương mại, sản xuất, xây dựng Đông Mêkông và công ty cổ phần hạ tầng Đông Á lại đề xuất dự án xây dựng hệ thống đường trên cao kết nối sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình) với đường Nguyễn Văn Trỗi – Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận) theo hình thức đầu tư PPP (nhà nước và tư nhân hợp tác) nhằm giải quyết ùn tắc giao thông ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, dự kiến vốn đầu tư đến 3.500 tỷ đồng.

Dự án trên về thực chất là nhằm né sân golf của nhóm lợi ích quân đội!

Tấn bi kịch còn lâu mới chấm dứt

Ngay lập tức đã xuất hiện hàng loạt ý kiến phản bác dự án trên: Liệu rằng khi xây xong, tình trạng kẹt xe trước ngõ vào sân bay có được giải quyết? Hay lại tăng thêm áp lực cho khu vực này khi không chỉ 3, 4 tuyến đường đổ về cùng lúc mà tận 6,7 tuyến? Liệu rằng khi đề xuất dự án “điên rồ” này, người ta có tính đường giải quyết nút thắt ngay cửa ngõ Tân Sơn Nhất không? Hay chỉ chăm chăm “vẽ” dự án nghìn tỷ “trên trời,” dự án càng nhiều, càng lớn lại càng có lợi?

Tại sao cứ phải vay hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ để xây mới sân bay quốc tế mà không phải là mở rộng diện tích sử dụng tại sân bay Tân Sơn Nhất, trả lại quy hoạch đồng bộ ban đầu cho khu vực sân bay, xây thêm các Terminal tại những cửa ngõ khác đi vào sân bay để tăng cường và khai thác hết công năng của Tân Sơn Nhất? Tại sao lại cắt đất sân bay làm sân golf, vừa lấn chiếm diện tích làm đường băng mới, vừa tạo thêm chướng ngại vật cho các phi công trong quá trình hạ cánh sau một chuyến bay dài đầy mệt mỏi và căng thẳng? Tại sao phải giữ dự án sân golf vốn chỉ dành phục vụ vài ông chủ của giới thượng lưu, cổng vào rộng thênh thang không một bóng người, mà không biến nó thành một cửa ngõ vào sân bay quốc tế, vừa giảm tải cho nhà ga sân bay, vừa giảm áp lực tại các cửa ngõ và các tuyến đường đổ về khu vực này?

Tại sao cứ đổ lỗi cho hệ thống mương cũ kỹ, không đáp ứng được nhu cầu khi người ta đã cắt xén và lấp không ít mương trong hệ thống để tạo nên những thảm cỏ sân golf xanh mướt hay bê tông hóa chúng thành những con đường rải nhựa phục vụ cho các ông chủ thỉnh thoảng đến giải trí? Tại sao người ta chỉ đề xuất chi hàng trăm tỷ đồng cho dự án làm kênh thoát nước chống ngập cho sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi phần gốc của vấn đề vẫn còn đó? Tại sao không phải là trả lại quy hoạch ban đầu cho sân bay, nâng cấp mương thoát nước vốn cũ kỹ, phục hồi hệ thống thoát nước khổng lồ trong sân bay mà tiếp tục “né” sân golf, đào xới ngang dọc khiến sân bay như một chiếc áo chắp vá cũ nát?

Tại sao vẫn kiên quyết giữ cái sân golf chỉ chuyên phục vụ giới nhà giàu, rồi lại rút cạn ngân sách, tiền mồ hôi nước mắt của dân để “vẽ” ra những dự án trên trời, chẳng những không giải quyết được mà còn khiến vấn đề thêm trầm trọng?

Những người quan tâm cũng nêu ra một hướng giải quyết vô cùng đơn giản, ít tốn kém nhưng không hiểu sao các nhà quy hoạch không ai “nhìn ra” hay người ta “thấy” nhưng cố tình né tránh: Tại sao không xây thêm cổng vào từ các tuyến đường Cộng Hòa – Hoàng Hoa Thám, Trường Chinh, Tân Sơn (khu vực cổng vào sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất)?

Chỉ có điều, nếu làm đúng nguyện vọng của dân và trả lại cho sân bay Tân Sơn Nhất về chính nó thì ai sẽ là người dẹp loạn lấn chiếm đất đai sân bay của tập đoàn Him Lam và tổng công ty 319?

Như người đời bình phẩm, trong tất cả những ông lớn kinh doanh bất động sản, Bộ Quốc Phòng là một “cá mập” vào loại khủng nhất.

Bi kịch của sân bay Tân Sơn Nhất cũng bởi thế vẫn còn lâu mới chấm dứt!
Phạm Chí Dũng
Nguồn: @10-188-nhom-loi-ich-quan-doi-va-bi-kich-san-bay-tan-son-nhat

Đàn ông Việt uống bia hàng đầu thế giới

Đàn ông Việt uống bia hàng đầu thế giới

RFA

000_Hkg10126268.jpg

Thanh niên với Lễ hội bia hàng năm tại Hà Nội ngày 07 tháng 12 năm 2014.

 AFP photo

Khoảng 77% nam giới Việt Nam uống rượu bia, cao hơn tỷ lệ trung bình của khu vực và thế giới vốn ở mức khoảng 48%.

Đây là kết quả khảo sát điều tra được Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới công bố tại Hà Nội.

Theo kết quả điều tra, Việt Nam hiện đứng thứ hai ở Đông Nam Á (sau Thái Lan), thứ 10 ở châu Á,  và thứ 29 trên thế giới về lượng rượu bia được sử dụng. Cụ thể vào năm 2015, người Việt đã tiêu thụ 3,4 tỷ lít bia.

Khảo sát cũng cho thấy trong số 1.840 bệnh nhân tại nạn giao thông nhập viện thì có đến 67% người điều khiển phương tiện có độ cồn trong máu cao. 45% số người tham gia giao thông hai giờ sau khi uống rượu bia.

SAi LẦM PHÁP LÝ CHIẾN LƯỢC

SAi LẦM PHÁP LÝ CHIẾN LƯỢC

Bức ảnh dưới đây phơi bày sự khôi hài tột độ của nền tư pháp Việt Nam hiện đại, bởi lẽ không ở quốc gia nào công dân thực thi quyền tố tụng của mình theo luật định lại bị cả hệ thống chính trị đầy sợ hãi dùng công an cản trở, đe dọa và bao vây thế này!

Thay vì đứng về phía nhân dân xử lý thảm họa môi trường và buộc kẻ vi phạm tuân thủ luật pháp quốc gia, nhà cầm quyền Việt Nam lại chọn giải pháp bao che kẻ thủ ác vì những lý do khó hiểu, và nhục nhã trở giáo đối đầu với nhân dân mình.

Sai lầm pháp lý chiến lược của nhà nước trong vụ án này là ở chỗ vội vã thương lượng với Formosa một khoản tiền bồi thường hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý về mọi phương diện, bất chấp thiệt hại thực tế của các nạn nhân.

Sai lầm ấy nay trở thành điểm yếu chiến lược trong cuộc chiến vì môi trường của bên lẽ ra nắm giữ ngọn cờ chính nghĩa là nhà nước, nếu họ biết lựa chọn đứng bên cạnh nhân dân của mình. Trong khi đó, kiên trì tận dụng giải pháp pháp lý mặt khác đã trở thành thế mạnh của bên yếu thế ban đầu chính là các nạn nhân của thảm họa ở miền Trung.

Nhiều nhà phân tích thời cuộc từng nghĩ rằng cuộc chiến pháp lý nên diễn ra ở nước ngoài mới may ra giành lại công lý cho nạn nhân. Tôi nghĩ khác, chiến trường phải ở đây, nơi thảm họa đang xảy ra và nạn nhân đang sinh sống. Và công cụ pháp lý phải là vũ khí chiến lược, cần được sử dụng một cách uyển chuyển.

Do sai lầm pháp lý chiến lược của mình, nhà nước đã biến vấn đề thuần túy dân sự thành chính trị. Họ sẽ mãi mãi mệt mỏi vì nỗi ám ảnh chính trị này, bởi trận chiến pháp lý-chính trị chống Formosa chỉ mới bắt đầu, trừ phi họ phải sớm từ bỏ Formosa như từ bỏ con tàu Titanic chắc chắn sẽ bị đánh chìm bởi cơn phẫn nộ của toàn thể dân tộc này.

Như tôi đã nhiều lần cảnh báo trước đây, hàng ngàn đơn kiện của các nạn nhân sẽ tràn ngập Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, khiến tòa này sẽ bị tê liệt. Hôm nay Linh mục Anton Đặng Hữu Nam cùng hơn 600 nạn nhân Quỳnh Lưu, Nghệ An, đã chứng minh điều đó. Những ngày sắp tới sẽ có hàng ngàn đơn kiện như thế được nộp theo đúng cách Linh mục Đặng Hữu Nam đang làm, khiến tòa án Kỳ Anh nghiễm nhiên trở thành nơi nóng bỏng nhất của ngành tư pháp toàn thế giới.

Việc cấm khởi kiện tập thể từ trước đến nay tưởng rằng khôn ngoan, vì cho rằng sẽ làm nhiều ngàn người có ý định khởi kiện cùng một đối tượng giống nhau phải e dè do ngại đáo tụng đình một mình. Nay các nguyên đơn không còn e ngại nữa, bởi họ đang đứng trước câu hỏi “tồn tại hay là không?”, đã biết đoàn kết lại cùng kéo nhau đi kiện. Tòa án nào chịu thấu?

Xin hỏi thẳng, sau ngày hôm nay, liệu nhà nước cộng sản dám đàn áp hàng ngàn nguyên đơn khắp nơi đến tòa án Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện không? Xin thưa, nếu đàn áp xảy ra, những vụ kiện thuần túy dân sự thế này sẽ nhanh chóng bùng lên thành cơn lốc chính trị thổi phăng cái chế độ ngày càng bộc lộ bản chất phản dân của mình ngay lập tức.

(Le Cong Dinh)

Hằng Lê's photo.
Hằng Lê's photo.

Cuộc chiến Formosa: Phát súng mở đầu đã nổ

Cuộc chiến Formosa: Phát súng mở đầu đã nổ

RFA

Ảnh của nguyenhuuvinh

nguyenhuuvinh

Cuộc chiến trong lòng dân tộc

Cuộc chiến – phải gọi như vậy – của người dân Miền Trung nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đối với kẻ thủ ác trực tiếp là Formosa, kẻ đã đẩy hàng triệu ngư dân vào đường cùng đã bắt đầu nổ ra bằng cuộc hành quân đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh nộp đơn kiện.

Cuộc hành quân dài 200 km của hơn 600 giáo dân giáo xứ Phú Yên, kết hợp với hàng ngàn giáo dân tại địa phương ngày 26/9/2016 là màn mở đầu, là phép thử đơn giản cho những hành động không thể tránh khỏi và không thể thiếu trong cuộc đối đầu giữa nạn nhân và thủ phạm.

Sở dĩ là màn mở đầu, bởi với thảm họa này, thì chắc chắn hậu quả không chỉ là một vùng, mà là cả một miền rộng lớn, thậm chí là cả đất nước và thời gian không chỉ là dăm bảy tháng, một năm mà là hàng chục năm sau đó.

Cũng không chỉ là vấn đề khu vực và thời gian khắc phục, mà cái chính là tập đoàn Formosa vẫn còn hiện diện ở đó, nghĩa là nguồn đầu độc vẫn tiếp tục tồn tại và đầu độc bằng mọi cách đối với môi trường Việt Nam.

Các nạn nhân thì không thể bán đất nước mình để đi đâu được.

Nếu như để bào chữa cho thái độ hèn nhát của mình trước giặc bành trướng phương Bắc, Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CS – đã biện bạch rằng: ” Không ai chọn được láng giềng“, thì người dân Việt Nam lại có quyền đuổi kẻ thủ ác ra khỏi đất nước mình một cách đàng hoàng và chính nghĩa.

Và họ có quyền, cũng như khả năng để làm việc đó một cách đàng hoàng.

Bởi đất nước này, dân tộc này là của chúng ta, của 90 triệu dân Việt Nam chứ không riêng của vài ba triệu đảng viên Cộng sản.

Thử xem lại thái độ bạn, thù!

Cho đến nay, thảm họa biển Miền Trung đã nửa năm trôi qua. Thời gian đó, đủ để cho chất độc phát tán theo làn nước biển đi khắp nơi, đủ để mọi sinh vật biển nhiễm độc, đủ để hàng triệu người dân thưởng thức trực tiếp hoặc gián tiếp và tích lũy các kim loại nặng vào cơ thể.

Hậu quả của việc nhiễm độc kim loại nặng ra sao, mọi người đều có thể qua mạng internet để tìm hiểu.

Ngay sau thảm họa xảy ra, Chu Xuân Phàm, giám đốc đối ngoại của Formosa đã thẳng thắn nói rõ: “Phải chọn lựa nhà máy thép hay tôm cá” – Nghĩa là nhà nước chọn đưa Formosa vào đây thì dân phải chấp nhận hủy hoại môi trường.

Đơn giản thế thôi.

Vấn đề đặt ra, là thái độ của nhà nước “của dân, do dân, vì dân” vốn được ầm ào kêu gọi, leo lẻo tuyên truyền qua cuộc bầu cử “dân chủ đến thế là cùng” vừa qua, đã thực hiện chức năng họ tự nhận trước quốc dân đồng bào ra sao? Những lời “tuyên thệ” được làm đi rồi làm lại trong vòng mấy tháng qua của quan chức lãnh đạo đất nước thực chất là gì?

Ba tháng nóng bỏng với những tin cá chết, biển chết, người ngộ độc trôi qua… Nguyên nhân cá chết, điều mà người dân ai ai cũng biết rõ tỏng tòng tong ngay từ đầu, thủ phạm là Formosa. Thế nhưng, nhà nước hết hết đổ cho “thủy triều đỏ”, “tảo nở hoa” rồi thì “tổn hại cho đất nước?”…

Người dân bày tỏ thái độ phản đối thảm họa môi trường thì bị rình rập, khủng bố và bắt như bắt giặc.

Thế rồi cán bộ, lãnh đạo đua nhau xúi dân ăn cá độc, tắm biển nhiễm độc mà không hề cho dân biết độc như thế nào, nguy hiểm ra sao. Họ đã làm rất tốt công việc hỗ trợ và quảng cáo cho thần chết mà nạn nhân là người dân Việt Nam.

Thế rồi báo chí bị bịt miệng, cấm đăng, gỡ bài viết về thảm họa miền Trung. Độc ác hơn, báo chí còn lu loa rằng “biển đã hết độc”… nhằm bịt tai, bịt mắt người dân, mặc người dân ngập ngụa trong biển độc, sống chết mặc bay, miễn bảo vệ được nguồn ô nhiễm là Formosa.

Thế nhưng, tận 3 tháng sau, vào tận những giờ cuối cùng của ngày cuối cùng tháng 6, nhà cầm quyền mới tuyên bố thủ phạm là Formosa.

Thế nhưng, cùng lúc với tuyên bố thủ phạm là Formosa, người dân té ngửa ra là nhà nước đã đàm phán trên lưng họ và nỗi đau khổ của họ đã trả giá bằng máu xương, tính mạng… để lấy 500 triệu đô la.

Hài hước hơn, chính phủ còn đưa ra lời kêu gọi: Hãy khoan hồng, độ lượng với Formosa. Vậy sao chính phủ không độ lượng với chính người dân Việt Nam, những nạn nhân trực tiếp của Formosa? Lại còn dùng công an, cảnh sát và đủ loại đòn bẩn để trấn áp?

Có lẽ chưa có trường hợp nào như ở Việt Nam, nạn nhân thì bị chính phủ mình trấn áp, trong khi chính phủ kêu gọi độ lượng với kẻ thủ ác!

Ngay sau đó, người ta biết được rằng, số tiền gọi là hoàn thuế cho Formosa còn hơn cả số tiền 500 triệu dola mà nhà nước chấp nhận đền bù?

Và điều trớ trêu nhất, là ngay khi thảm họa được phát hiện, TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhanh nhẩu tí tởn đến Formosa khen ngợi như ngầm đưa ra một thông điệp sắc lạnh: Đây là nơi cấm kỵ, không được đụng đến?

Quả nhiên là như vậy, những cuộc biểu tình bị đàn áp không thương tiếc, nhà cầm quyền đã huy động cả hệ thống chính trị, cảnh sát và lực lượng vũ trang để ngăn chặn người dân nói lên nỗi đau của mình.

Người ta tự hỏi: Không rõ 500 triệu đô la kia, (nếu thật sự nhận được) có đủ để nhà nước chi vào việc huy động hàng vạn lượt quân cảnh đến giữ gìn, bảo vệ Formosa và đàn áp, rình rập người dân từ Nam chí Bắc? Chưa nói là để đền bù cho thiệt hại của người dân.

Trong khi, chưa hề có bất cứ con số nào về thiệt hại của đất nước, của người dân do thảm họa này gây ra, thì con số 500 triệu đô la kia căn cứ vào đâu mà họ nhận để gọi là đền bù? Nếu không đủ để đền bù thiệt hại cho dân, nhà nước sẽ lấy ở đâu để đền cho dân thỏa đáng?

Phải chăng lại tiếp tục rút từ đồng tiền thuế của người dân qua mọi hoạt động, mọi mặt hàng từ xăng dầu cho đến quả trứng gà phải chịu đến 14 thứ thuế, phí và… vay nợ nước ngoài?

Thế rồi, những cuộc bắt bớ, đàn áp những người biểu tình như ở Cồn Sẻ, Quảng Bình, những vây ráp, rình rập và khủng bố những người có tinh thần dân tộc, lo lắng trước thảm họa của đất nước được thực hiện ngày càng nhiều.

Trên mặt trận truyền thông, báo chí, đài truyền hình tập trung xuyên tạc, đánh phá những người biết nghĩ đến người dân, biết lo cho cộng đồng và đất nước như Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp và các linh mục thuộc Giáo phận Vinh… Những đòn lăng mạ đánh hội đồng được tung ra, những đám dư luận viên được nhà nước ưu ái không ngớt lời chửi bới những người công chính.

Đến lúc đó, bộ mặt nhà nước lộ rõ: Họ đang đứng về phía kẻ thù của nhân dân.

Người dân phải được đền bù, đất nước phải được an toàn

Chúng tôi đã có bài viết: “Ai sẽ đền bù cho người dân Việt Nam trong thảm họa Miền Trung?”. Ở đó, chúng tôi đã phân tích rõ ràng rằng phải có một kẻ nào đó chịu trách nhiệm đền bù cho người dân Việt Nam, và đất nước Việt Nam sau thảm họa, tội ác tầy trời này. Ở đó, chúng tôi cũng đã phân tích rõ khái niệm “hỗ trợ” và “đền bù” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Vậy ai sẽ đền bù?

Cho đến nay, chưa có bất cứ ai đứng ra nhận trách nhiệm đền bù cho người dân.

Tất cả những bao gạo mốc mà người dân được chia vừa qua, đó là sự “hỗ trợ” từ phía nhà nước trong cơn hoạn nạn. Hẳn nhiên là sự hỗ trợ đó, cũng chính từ tiền của mà nhân dân đóng góp từ trăm ngàn thứ thuế má khác nhau. Bởi nhà nước chẳng có một đồng nào ngoài tiền thuế của dân và đi vay mượn để người dân mang nợ.

Cho đến nay, chính phủ tuyên bố đã nhận 500 triệu đô la của Formosa, nhưng nửa năm trôi qua, người dân chưa được đền bù thiệt hại. Do vậy, cách đây mấy hôm, hơn 1.000 hộ dân Kỳ Anh đã gửi tới Quốc hội, chính phủ yêu cầu bồi thường thiệt hại với con số cụ thể và yêu cầu đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho người dân.

Xem ra, khi chính phủ tự nguyện đứng về phía kẻ thủ ác và nhận lấy trách nhiệm đền bù cho người dân là chuyện không dễ chịu chút nào. Vì thế, họ cứ lần khân và lẩn trốn.

Đó là cuộc chiến giữa cái sống và cái chết của người dân. Hoặc là công lý phải được thực thi, hay là cái chết từ từ hoặc ngay lập tức.

Hẳn nhiên là khi bị đẩy đến bước đường cùng, người dân không thể ngồi yên chịu chết. Họ đã hành động, bất chấp sự bao che, bảo vệ và sự lúng túng, thiếu minh bạch của nhà nước. Họ trực tiếp thủ phạm đã làm cho đời sống họ khốn đốn: Formosa.

Và hôm qua, vượt qua mọi sự ngăn cản, gây khó khăn, đoàn 600 người đại diện cho 600 hộ gia đình ở Quỳnh Lưu đã vượt hơn 200km về Tòa án Thị xã Kỳ Anh để nộp đơn kiện.

Và phát súng mở đầu cuộc chiến đã nổ.

Hà Nội, ngày 27/9/2016

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Sài Gòn phải ngập vì các dự án chống ngập

Sài Gòn phải ngập vì các dự án chống ngập

Nguoi-viet.com

Một trong những tấm ảnh chụp cảnh ngập lụt chiều 26 tháng 9 tại Sài Gòn. Hàng chục ngàn người dùng Internet đã “like” chú thích của một facebooker cho tấm ảnh này: “Ðây không phải Sài Gòn. Ðây là ‘hồ’… chí minh.” (Hình: facebooker Tung Tin)

SÀI GÒN (NV) – Dù trận mưa nhấn chìm Sài Gòn chiều 26 tháng 9 đảo lộn sinh hoạt thường nhật của thành phố này, khiến dân chúng hết sức phẫn nộ, song chắc chắn nó sẽ giúp một số người cảm thấy vui.

Những lời oán thán từ việc nhiều trục đường chính, nhiều khu dân cư, kể cả những khu dân cư trước nay chưa bao giờ bị ngập, giờ chìm dưới cả thước nước, sự kiện phi trường Tân Sơn Nhất lại tạm ngưng hoạt động vì tái ngập, rồi các video clip được đưa lên Internet cho thấy, tại một số nơi, nước chảy cuồn cuộn như thác, cuốn xe hai bánh gắn máy trôi như lá khô, lượng người đầu đội mưa, chân ngâm trong nước trào lên từ cống rãnh, nhích từng centimeter tìm đường về nhà lên tới hàng triệu,… sẽ giúp việc giải ngân cho “Dự án giải quyết ngập do triều” thuận lợi hơn.

Vài tiếng trước khi Sài Gòn ngập chưa từng thấy, sáng 26 tháng 9, chính quyền thành phố Sài Gòn công bố “Dự án giải quyết ngập do triều” với chi phí lên tới 21,000 tỉ đồng. Theo đó, dự án được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 ngốn 10,000 tỉ đồng. Giai đoạn 2 ngốn 11,000 tỉ đồng.

Giống như nhiều lần trước, chính quyền thành phố Sài Gòn quảng cáo, “Dự án giải quyết ngập do triều” sẽ giúp cải thiện đáng kể môi trường của thành phố này. Sau khi hoàn tất, các công trình của cả hai giai đoạn sẽ kiểm soát ngập trên phạm vi 570 cây số vuông ở bờ hữu sông Sài Gòn, nơi cư trú của khoảng 6.5 triệu dân. Nhờ vậy sẽ “nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh và thay đổi bộ mặt thành phố Sài Gòn, tạo tiền đề thu hút đầu tư trong và ngoài nước.”

Trận mưa ngay sau đó đã giúp rửa sạch mọi thắc mắc. Chi tiền chống ngập tiếp tục trở thành cấp bách như đã từng rất cấp bách!

Chỉ trong vòng mười năm từ 2004 đến 2014, chính quyền thành phố Sài Gòn đã dùng hết 24,300 tỉ để chống ngập nhưng tình trạng ngập lụt tại Sài Gòn càng ngày càng trầm trọng hơn: Dễ ngập, ngập vừa sâu vừa lâu, thậm chí không ít lần Sài Gòn lụt nặng chẳng phải do mưa mà chỉ vì thủy triều dâng cao!

Nhiều chuyên gia từng khẳng định, vấn nạn ngập lụt của Sài Gòn không phải do “biến đổi khí hậu” mà vì quản lý tồi!

Cho dù việc thoát nước ở Sài Gòn vốn dựa vào hệ thống sông và kênh, rạch tự nhiên nhưng chính quyền thành phố này vẫn ra lệnh lấp khoảng 30% diện tích sông và kênh, rạch. Theo một nghiên cứu của Viện Khoa Học Thủy Lợi miền Nam thì chỉ trong 12 năm từ 1996 đến 2008, tại Sài Gòn đã có hơn 100 kênh, rạch với tổng diện tích khoảng 4,000 hecta bị lấp và bị lấn chiếm.

Tháng 10 năm ngoái, giới hữu trách ở Sài Gòn loan báo sẽ chi 300 tỉ để khôi phục lại kênh Hàng Bàng – con kênh mà những viên chức tiền nhiệm từng ra lệnh lấp vào năm 2000. Việc cho phép lấp một phần hoặc toàn bộ sông, kênh, rạch để xây dựng đủ loại công trình đã ngốn hàng chục ngàn tỉ đồng, nay, khi khôi phục lại sẽ ngốn thêm hàng chục ngàn tỉ đồng nữa.

Vào cuối năm 2014, khi được mời góp ý để tìm giải pháp cho vấn nạn ngập lụt của Sài Gòn, một số chuyên gia về thủy lợi, khí tượng-thủy văn, tài nguyên-môi trường đã từng khẳng định, Sài Gòn khó mà hết ngập bởi các dự án chống ngập đã lạc hậu với thực tế. Việc chống ngập cho Sài Gòn đang đi theo hai hướng ngược nhau. Ðó là các nghiên cứu sâu để tạo nền móng chắc chắn cho tính khả thi của các dự án rất mỏng manh nhưng quy mô các dự án lại rất lớn. Theo họ, các dự án thực hiện theo những quy hoạch đã được duyệt đều thiếu nghiên cứu sâu trong khi lẽ ra phải làm ngược lại.

Lúc đó, theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì sau khi nghe góp ý của các chuyên gia, một viên phó chủ tịch thành phố Sài Gòn tên là Nguyễn Hữu Tín, tỏ ra rất hoang mang, bởi chẳng lẽ phải tháo hàng trăm cây số cống thoát nước mới làm lên để làm lại (?). Ông Tín trách rằng, đó là tiền của dân, dùng không có kết quả, giờ chót bảo là lạc hậu, không phù hợp thì… biết nói thế nào (?).

Bất kể ông Tín lúng túng không biết nói thế nào, cuối tháng 8 năm 2015, thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn phê duyệt đề nghị vừa dùng ngân sách, vừa vay tiền, bán đất để tiếp tục thực hiện các quy hoạch hiện có nhằm chống ngập ở Sài Gòn!

Bởi việc chống ngập ở Sài Gòn đã được thủ tướng mở đường, tháng 10 năm 2015, chính quyền thành phố Sài Gòn loan báo sẽ chi và vay để chi thêm 68,000 tỉ nữa nhằm… chống ngập. Tháng tiếp theo (tháng 11 năm 2015), chính quyền thành phố Sài Gòn loan báo sẽ “đổi” ba khu đất ở quận 7 và quận 9 lấy các công trình chống ngập trị giá 68,000 tỉ đồng.

Ba khu đất là công thổ đã vào tay các chủ đầu tư, các dự án chống ngập đã khởi công, tháng 6 vừa qua, dân chúng Việt Nam sững sờ khi mục kích diện mạo của một trong những công trình chống ngập thực hiện từ nguồn 68,000 tỉ vừa kể: Chủ đầu tư của công trình chống ngập ở đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, thành phố Sài Gòn đã cho xây hai bức tường cao từ 40 centimeter đến 1.3 mét, dài 3.5 cây số, cặp sát cửa khoảng 500 căn nhà, cổng hàng trăm cơ quan hành chính, hãng xưởng, trường học, cửa hàng và lối ra vào của hơn 40 con hẻm. Nếu nền đường được nâng lên ngang với mặt hai bức tường vừa xây xong, tất cả các đơn vị dân cư nằm hai bên đoạn đường Kinh Dương Vương chạy từ vòng xoay An Lạc tới vòng xoay Mũi Tàu sẽ thấp hơn bề mặt vỉa hè từ 60 centimeter đến 1 mét. Mọi người sẽ buộc phải chui ra, chui vào chứ không thể ra vào một cách bình thường nữa. Do nước từ đường Kinh Dương Vương sẽ được… chuyển hết vào các khu dân cư, cuối cùng, công trình chống ngập vừa kể đang được xem lại.

Cho đến nay, chưa có bất kỳ viên chức nào phải chịu trách nhiệm về chuyện đã tốn quá nhiều tiền chống ngập song tình trạng ngập lụt tại Sài Gòn vẫn theo khuynh hướng năm sau trầm trọng hơn năm trước! Ngập lụt tại Sài Gòn đã và đang làm hàng chục triệu người buồn nhưng giúp một số người vui. Dẫu rất nhỏ nhoi nhưng thiểu số đó dư khả năng để duy trì niềm vui của họ. (G.Ð)

Sài Gòn nay “thất thủ” trong mưa .

Quế Tâm and Trung Minh Le shared Kyo York‘s post.
Kyo York's photo.
Kyo York's photo.
Kyo York's photo.
Kyo York's photo.
+6
Kyo York added 9 new photos.

Sài Gòn nay “thất thủ” trong mưa ☔️
Hôm trước Kyo đi Huế thấy bà con bơi thuyền ra đường lấy làm lạ và bất ngờ vì cứ tưởng chuyện “chèo thuyền trên đường bộ” chỉ có trong hài, không ngờ lại có thực, nên chụp hình lại chia sẻ, thì có một bạn trên Facebook comment chửi Kyo một trận, cho rằng vui sướng gì mà chia sẻ.
Dạ thưa ! Tôi không vui sướng mà tôi cảm thấy buồn và bất ngờ!
Còn Sài Gòn mà mưa ngập như vậy hoài thì chắc chắn thiệt hại cho người dân kinh khủng lắm!
Thế mới biết người Sài Gòn có một tinh thần lạc quan vững chắc như thế nào,
Ngập thì ngập, vẫn về, vẫn chơi, vẫn đợi, vẫn nhậu…
Bởi không lạc quan thì họ cũng có làm được gì đâu vì chuyện ngập là chuyện của “trời” mà!
Bắc thang lên hỏi ai bây giờ .

Nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu ngăn cấm hơn 600 ngư dân khởi kiện Formosa

Nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu ngăn cấm hơn 600 ngư dân khởi kiện Formosa

Đăng ngày

GNsP (26.09.2016) – Lúc 5 giờ sáng ngày 26.09.2016, hơn 600 bà con ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang chuẩn bị lên đường vào Toà án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để gửi đơn khởi kiện Formosa nhằm yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cho bà con ngư dân và đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam, tuy nhiên công an huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang sách nhiễu, gây áp lực không cho các nhà xe trên địa bàn xuống Nhà thờ xứ Phú Yên đón người.

Cha Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ giáo xứ Phú Yên, tường thuật: “Theo dự tính, chúng tôi sẽ đưa người dân đi đệ đơn lên tòa án tại Thị xã Kỳ Anh. Chúng tôi đã thuê 20 xe để đưa hơn khoảng 600 người đi vào lúc 4 giờ 30 sáng nay. Tuy nhiên, công an huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu đã tìm đến các nhà xe, tìm mọi cách để ngăn cản và cấm cách họ không được chở chúng tôi. Sáng nay, một số xe đã đến được, một số xe vẫn chưa đến được, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng liên hệ với các nhà xe khác thì họ sẵn sàng đến đưa chúng tôi đi. Nhưng tại các ngả đường đi vào nhà thờ Phú Yên thì công an huyện Quỳnh Lưu đã chặn các xe này ở giữa đường và tuyên bố không cho các xe này đến phục vụ chương trình của giáo xứ chúng tôi. Người dân chúng tôi rất phẫn nộ và họ yêu cầu tôi tổ chức cuộc biểu tình xuống đường tại Thị trấn Quỳnh Lưu và yêu cầu nhà cầm quyền phải minh bạch. Cách đây khoảng 1 tiếng đồng hồ (5 giờ sáng cùng ngày), tôi có gọi điện thoại cho công an trưởng huyện Quỳnh Lưu nhưng họ từ chối.”

Linh mục Anton Đặng Hữu Nam cho biết: “Nếu công an chặn xe sẽ cùng bà con ngư dân lên ngay trụ sở công an huyện Quỳnh Lưu biểu tình phản đối hành vi vi phạm pháp luật một cách trắng trợn.”

Cách nhà thờ Phú Yên khoảng 15 km, nhà cầm quyền đã cho công an ngăn chặn các xe đi vào giáo xứ Phú Yên.

Hơn 600 ngư dân tập trung trước nhà xứ Giáo xứ Phú Yên, G.pVinh từ sáng sớm vào ngày 26.09.2016, chuẩn bị đi lên Toà án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để gửi khởi kiện Formosa.

Tuy nhiên, các chủ xe đã được cha Antôn Đặng Hữu Nam hợp đồng trước đó bị nhà cầm quyền đe dọa, cấm cản không cho chở bà con ngư dân.

Cha Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ Giáo xứ Phú Yên, gọi điện thoại cho ông Trưởng Công an huyện Quỳnh Lưu, chất vấn.

Có những số điện thoại lạ gọi đến số điện thoại của cha Antôn Đặng Hữu Nam với những lời khiêu khích và đe dọa cha, khi ngài đồng hành và tìm cách giúp bà con ngư dân Miền Trung khởi kiện Formosa bồi thường thiệt hại cho những người dân nghèo chịu ảnh hưởng trực tiếp, cũng như đòi buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam – đã tiếp tay cho Formosa tồn tại tại Việt Nam, đóng cửa Formosa để bảo sự sống giống nòi Dân Việt.

Chuyện Ông Đinh Thế Huynh & Bà Trần Thị Thảo

 Chuyện Ông Đinh Thế Huynh & Bà Trần Thị Thảo

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

 Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

Phần lớn những vị lãnh đạo của ĐCSVN đều rất quan tâm đến việc trồng trọt và chăn nuôi. Trồng cây gì hay nuôi con gì là hai câu hỏi đầu môi của họ.

Tôi nhớ, vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, khi tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn vô thăm tỉnh Tiền Giang. Ban thường vụ tỉnh ủy lúc đó đứng đầu là bí thư tỉnh ủy Chín Hải (tức Lê Văn Phẩm), và chủ tịch tỉnh Sáu Bình (Nguyễn Công Bình) dẫn TBT Lê Duẩn vô thăm vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận Tiền Giang (90.000 ha). Đứng trước cánh đồng bao la bát ngát của vùng Đồng Tháp Mười, TBT Lê Duẩn chỉ tay về cánh đồng trước mặt, hỏi:

– Trồng những cây gì thế kia?

Bí thư tỉnh ủy Chín Hải lễ phép trả lời:

– Thưa tổng bí thư, đó là rừng tràm ạ. Bỗng mọi người sửng sốt khi nghe TBT quát:

– Ngu! Ngu! Sao không trồng lúa!!!

Trước cơn giận dữ của TBT vì sao tỉnh lại không trồng lúa ở Đồng Tháp Mười mà lại trồng tràm… thì mọi người chỉ còn biết chết lặng mà thôi. Ai dám cãi lại? Ai dám cả gan giải thích cho đồng chí TBT rằng, đất Đồng Tháp Mười là đất phèn nặng, chỉ trồng tràm là hợp nhất mà thôi. Từ lúc TBT quát tháo như thế, không khí của đoàn trầm lặng. Hầu như không ai nói gì cả. (Lê Phú Khải. Lời Ai Điếu, Westminster, CA: Người Việt, 2016).

Đồng chí TBT đã “quát” như thế thì mọi người đều im thin thít là phải. Im lặng là vàng. Loại vàng này được xử dụng ở mọi cấp, và mọi nơi, từ Nam chí Bắc:

Một chiều, Duẩn phàn nàn rằng ông đã bảo Thành uỷ Hà Nội làm bàn ghế, giường tủ bán chịu cho công nhân viên, trừ lương hàng tháng hay trả dần nhưng họ không nghe. Duẩn nói: Tôi hỏi thì nói không có tiền. Kìa, không có thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ? (Trần Đĩnh. Đèn Cù I, Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Thảo nào mà báo Tuổi Trẻ không tiếc lời ca ngợi rằng “anh Ba là ngọn đèn sáng hai trăm nến … là biểu tượng sáng ngời của sự lãnh đạo tài tình của Đảng.” Quyền lực cùng hào quang của ông Lê Duẩn không chỉ làm cho đất nước “sáng ngời” mà còn là niềm ước ao, và khát khao của rất nhiều đồng chí khác.

Ai vào Đảng mà không mong (thầm) có ngày được trở thành  TBT? Chức vụ cao cả này, tiếc thay, chỉ do một người nắm giữ; do đó, mỗi nhiệm kỳ, trong số vài triệu đảng viên mới có một người được may mắn ở vào vị trí này. Ông Nguyễn Phú Trọng hiện là kẻ … đang may.

Chỉ có điều không may là hào quang quyền lực của chức vụ TBT, hiện nay, không còn được “rực rỡ” như xưa nữa. Miệng người sang hết gang/hết thép, đã đành; chính bản thân “người” vẫn thường bị chúng chửi như tát nước:

Từ ông thôn ông ấy bảo thằng xã nó ăn được thì tại sao tao không ăn được ? Thằng xã bảo thằng huyện nó ăn được thì tại sao tao không ăn được ? Thằng huyện bảo thằng tỉnh nó ăn được thì tại sao tao không ăn được ? Thằng tỉnh bảo Bộ chính trị nó còn ăn, thằng Tổng bí thư nó còn ăn tại sao tao không ăn… cái đó nó trở thành một nỗi nhục nhã, đó là một sự thật nhưng mà khinh bỉ tham nhũng không thì đấy là đánh chuột nhưng đánh vuốt đuôi và là lời nói mị dân.

Ủa, ai mà bảnh dữ vậy cà? Dám gọi đồng chí TBT là “thằng” tỉnh queo vậy sao?

G.S. Tương Lai chớ ai!

Chuyện đâu đuôi như vầy: Ngày 17 tháng 9 năm 2016 vừa rồi, biên tập viên Mặc Lâm – RFA – có bài viết liên quan đến lời phát biểu (“Phải xây dựng văn hoá khinh bỉ”) của ông Đinh Thế Huynh, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Thường Trực Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản, nguyên Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, nguyên Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam.

Ảnh: RFA

Theo nhận xét của Mặc Lâm thì đây “là câu nói đang nhận được rất nhiều cười cợt từ người dân trên trang mạng xã hội lẫn bên ngoài đời sống.” Để rộng đường dư luận, họ Mặc còn “có cuộc trao đổi ngắn với G.S. Tương Lai – nguyên Viện Trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam, kiêm nhiệm Tổng Biên Tập Tạp Chí Xã Hội Học – về lời phát biểu thượng dẫn.

Xin nghe thêm vài câu hỏi/đáp nữa giữa hai nhân vật này:

Mặc Lâm: “Người dân thì rõ ràng là nạn nhân tuy có ý kiến nói là không đưa thì làm sao có tham nhũng. Thế nhưng nhìn vào những sự việc xảy ra hàng ngày ngay trước mắt mọi người trên đường phố thì hình như đâu đâu cũng thể hiện sự khinh bỉ đến tận cùng ý thức của dân chúng. Chẳng hạn như cảnh sát giao thông thổi phạt thì người dân chỉ biết móc tiền ra là xong mặc dù họ không vi phạm điều gì. Bài học khinh bỉ chắc đâu cần phải học cho thành cái văn hóa mà ông Đinh Thế Huynh phát động phải không thưa Giáo sư ?”

Giáo sư Tương Lai: “Tôi cho đó là câu nói ngu xuẩn, bởi vì sao? Thực ra việc gì mà phải kêu gọi nền văn hóa khinh bỉ. Bản thân người ta đã khinh bỉ lắm rồi. Cái người phải móc tiền ra khi đi trên đường để dúi cho công an thì người ta đã coi cái đối tượng mà mình ném đồng tiền vào mặt hắn hay dúi vào tay hắn với một thái độ cung kính hay sợ sệt chăng nữa nhưng thằng nhận cũng như người ném ra đều biết rằng ‘khinh nhau như mẻ”.

Úy trời, đất, qủi, thần ơi! Cái ông giáo sư này gan còn hơn Nhựt Bổn nữa à nha. Hết kêu đồng chí TBT bằng “thằng,” rồi lại mắng ông Ủy Viên Bộ Chính Trị (Thường Trực Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, nguyên Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương) là …  “ngu xuẩn” nữa.

Nhớ cái đận mà Tố Hữu làm Trưởng Ban Tuyên Huấn Trung Ương coi. “Bọn Nhân Văn” có ai dám mắng ông ta (ngu) đâu mà cả đám đều bị hành cho tới bến.

Thưở đó đúng là thời hoàng kim của Đảng. Thời này, tiếc thay, nay không còn nữa. Giờ thì chả còn “triều đình áo mão” gì ráo. Lỡ mà G.S. Tương Lai có gọi bác Hồ bằng “thằng” thì chắc cũng huề luôn, xá chi mấy chú (lắt nhắt) cỡ như Đinh Thế Huynh hay Nguyễn Phú Trọng!

Mà chả cần tới bằng cấp tiến sĩ hay tước vị giáo sư/viện trưởng mới dậy dỗ được chúng nó đâu, thường dân Trần Thị Thảovẫn có thể lớn tiếng thoá mạ “từ sáng cho tới trưa luôn” mới thôi:

Tiên sư cha chúng mày chứ! Về già rồi thì ở nhà với con với cháu, tìm những việc làm chính đáng, để phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, đây chỉ toàn đi bám theo cái lũ bán nước! … Tiên sư cha chúng mày! Ngày hôm nay tao không đi ra được Bờ Hồ biểu tình chống TQ xâm lược, tao chửi chúng mày từ giờ đến trưa luôn!

Là người dân VN phải hiểu và phải biết nhục chứ! Cam tâm làm nô lệ cho Tàu mà không biết nhục? Cả thế giới người ta lên án, cả Tòa án Trọng tài Quốc tế người ta lên án… mà đến bây giờ chỉ có một lũ tay sai VN đi bênh cho Tàu. Không biết nhục! Tiên sư cha chúng này! Bà không sợ đâu.

Lịch sử sẽ lên án chúng mày, cả một chế độ thối nát, từ trên xuống dưới!” 

Bà Trần Thị Thảo. Ảnh: Anhbasàm

Trần Thị Thảo mắng không sót một thằng:từ thằng công an đứng đường kiếm thêm chút cháo đến thằng TBT ngồi nhận quà cáp thay cho tiền hối lộ. Ngày hôm sau, sau hôm chửi (như hát) bà chia sẻ “một chút tâm sự” như sau:

“Như thường lệ, sáng nào tôi cũng ghé qua hàng thịt ở chợ Bách Khoa để mua thức ăn. Đến trước tôi có một cô gái trẻ, cô đang chờ anh hàng thịt tính tiền. Thấy tôi đến, anh hàng thịt cười rất tươi và đon đả:

– Bà mua thịt gà hay thịt lợn ạ ? …và thế là anh ta bỏ mặc cô khách hàng trẻ đứng chờ .

Thấy vậy , tôi nói ngay:

– Bà đến sau, cháu cứ cân và tính tiền cho cô gái này đi, bà chờ cũng được.

Nghe tiếng tôi nói, cô vợ anh hàng thịt từ quầy bên vội chạy sang cân hàng cho tôi. Vừa làm cô vừa nói :
– Bà ơi, bà chửi hay quá (có lẽ cô tránh nói từ cộng sản), hôm nay thịt gà ngon bà ăn nhiều vào cho ngọt giọng rồi chửi tiếp nha…

Mặc dù là một chuyện rất nhỏ, nhưng đã làm tôi vui suốt từ sáng cho đến tận bây giờ các bạn ạ.”

Thái độ của vợ chồng cái anh hàng thịt này lại khiến tôi nhớ đến sự bất nhẫn của G.S Tương Lai: “Thực ra việc gì mà phải kêu gọi nền văn hóa khinh bỉ. Bản thân người ta đã khinh bỉ lắm rồi.”

Điều tra vụ ‘công an đánh phóng viên’

Điều tra vụ ‘công an đánh phóng viên’

   BBC

Ảnh ghi lại vụ công an hành hung phóng viên báo Tuổi Trẻ (áo trắng) đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội

Giám đốc Công an TP Hà Nội cam kết “xử nghiêm” vụ một phóng viên báo Tuổi Trẻ bị 10 người nghi là công an huyện Đông Anh hành hung.

Đã xuất hiện video ghi lại lúc phóng viến Trần Quang Thế (báo Tuổi Trẻ) bị người nghi là công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đánh chảy máu mồm ngày 23/9.

Công an huyện đã xin lỗi tờ báo nhưng chỉ nói nhận đó là “hành vi không đúng mực”, giải thích là do áp lực công việc.

Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội, tuyên bố sẽ điều tra.

“Dù là công an hay đối tượng nào cũng sẽ xử nghiêm để tạo điều kiện cho anh em tác nghiệp.”

Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đã ký công văn gửi công an TP. Hà Nội yêu cầu “khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm minh”.

Ông Lợi cũng nói gần đây “liên tục xảy ra các vụ việc nhà báo bị cản trở khi đang tác nghiệp, hoạt động đúng quy định của pháp luật”.

Theo ông, đã có những vụ hành hung, thu giữ, đập phá, huỷ hoại phương tiện tác nghiệp của nhà báo.

‘Kiềm chế’

Hôm 24/9, bình luận với BBC từ TP Hồ Chí Minh, ông Hoài Nam, cựu phóng viên báo Thanh Niên, nói: “Theo tôi, để giảm thiểu những vụ hành hung phóng viên như gần đây thì phải đưa vào luật việc phóng viên đi tác nghiệp.”

“Những ai có hành vi cản trở, hành hung phóng viên thì phải khép vào tội chống người thi hành công vụ.”

“Từ kinh nghiệm của tôi, phóng viên đi tác nghiệp nên đi cùng những người khác và cố gắng kiềm chế khi xảy ra va chạm.”

“Mặt khác, những vụ hành hung phóng viên cần được làm sáng tỏ và xử lý nghiêm minh.”

‘Thái độ không đúng’

Hôm 24/9, báo Tuổi Trẻ cho hay Công an TP Hà Nội yêu cầu Công an huyện Đông Anh báo cáo việc một phóng viên của báo này bị công an có ‘thái độ không đúng’ trên cầu Nhật Tân.

Vụ hành hung phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ xảy ra hôm 23/9 khi người này đến khu vực cầu Nhật Tân tìm hiểu vụ việc một tài xế taxi tử vong bên dưới chân cầu.

“Ông Thế đi cách xa hiện trường khoảng 30m và chụp ảnh thì bị một nhóm người, trong đó có cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát Hình sự Công an Đông Anh mặc thường phục lao vào cản trở và hành hung”, Tuổi Trẻ tường thuật.

“Ông Thế cho biết mình bị đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu gây choáng váng.”

“Khu vực diễn ra sự việc không có biển cấm quay phim, chụp ảnh hay giăng dây cách ly hiện trường”.

Báo Tuổi Trẻ sau đó ghi nhận đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đến xin lỗi báo Tuổi Trẻ và ông Thế và thừa nhận chiến sĩ của đơn vị đã có “thái độ không đúng”.

Chiều 23/9, trả lời Thông Tấn Xã Việt Nam, Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Công an huyện Đông Anh cho rằng không phải là công an đánh phóng viên.

Ông Tuấn mô tả vào sáng 23/9, công an huyện “bảo vệ hiện trường” trong lúc “có sự việc liên quan đến tình hình an ninh trật tự xảy ra tại khu vực cầu Nhật Tân”.

“Lúc này có một số phóng viên cứ xông vào để chụp ảnh thì có thể anh em có gạt chân, gạt tay để bảo vệ hiện trường chứ không phải là đánh phóng viên,” Đại tá Nguyễn Anh Tuấn nói.

Trước đó, báo Người Lao Động hôm 21/9 đưa tin, ông Đỗ Thanh Hải, phóng viên VTC News thường trú tại Đắk Lắk đến hiện trường vụ cưỡng chế mặt bằng tại xã Cư Pô thì bị công an xã, dân quân tự vệ “lao đến vây lấy, xô đẩy và giật máy ảnh, ba lô trên người”.

“Vụ việc làm gãy ống kính máy ảnh, rách ba lô và người bị xây xát”.

Báo này dẫn lời ông Nguyễn Văn Huệ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cư Pô giải thích “việc vây giật máy ảnh và đẩy phóng viên ra ngoài là do tưởng là người dân chống đối và mục đích… đảm bảo an toàn cho phóng viên”.

Tham nhũng trong giáo dục Việt Nam

Tham nhũng trong giáo dục Việt Nam

Manh Kim

Trong quyển “Waging War on Corruption”, Frank Vogl viết: “Tội ác của tham nhũng không phải là những vấn đề trừu tượng. Cứ mỗi khi một viên chức ăn cắp tiền từ chiếc ví công thì ai đó phải chịu đau khổ. Mỗi khi một viên chức hành xử như một kẻ côn đồ thì sẽ có một nạn nhân”.

Có bao nhiêu “viên chức ăn cắp tiền từ chiếc ví công” trong hệ thống quản lý giáo dục Việt Nam? Đây mới thật sự là vấn đề cần được Bộ giáo dục trả lời thay vì tiếp tục “ăn cắp tiền từ chiếc ví công” từ “dự án” này đến “dự án” khác trong khi nền giáo dục nước nhà ngày càng thảm hại.

Tham nhũng trong giáo dục Việt Nam thậm chí “nổi tiếng” đến mức nó nằm trong hồ sơ nghiên cứu của Muriel Poisson (đặc trách viên của Viện kế hoạch giáo dục quốc tế thuộc UNESCO). Poisson tỏ ra am hiểu đặc biệt khi dẫn ra những chuyện liên quan chạy trường, hối lộ giáo viên để được nâng điểm, học sinh buộc phải học thêm nếu không muốn bị “đì”…

Tham nhũng trong giáo dục Việt Nam tồn tại công khai mà chẳng ai làm gì. Nó tồn tại vì nó “được phép” tồn tại trong một guồng máy quản lý cồng kềnh vận hành cực tồi nằm trong một hệ thống lỗi từ trong lõi, tạo điều kiện và môi trường cho tiêu cực. Cơ chế trường điểm, cơ chế đúng tuyến… không mang lại “trật tự giáo dục” cho xã hội. Nó trở thành đường dây tham nhũng ngày càng phình to. Những đường dây “chạy” hàng ngàn đôla cho “trường điểm” đã trở thành “bộ máy thứ cấp” của guồng máy quản lý giáo dục. Nó thậm chí hoạt động trơn tru hơn cả hệ thống quản lý của Bộ giáo dục.

Ngày 2-6-2016, Bộ GD&ĐT gửi công văn đến giám đốc các sở giáo dục toàn quốc, yêu cầu triển khai các giải pháp “chấn chỉnh tiêu cực phát sinh do việc xin học trái tuyến và học chọn lớp, hiện tượng chạy trường, chạy lớp; đồng thời nghiêm cấm việc tổ chức các trường chuyên, lớp chọn ở cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở dưới bất kỳ hình thức nào” và “tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các hiện tượng tiêu cực nhằm chạy trường, chạy lớp”. Tuy nhiên, trong thực tế, chẳng cần phải “tăng cường công tác thanh tra” làm gì, chỉ cần đứng trước cổng các trường điểm cấp quốc gia, hỏi dò giá chạy bao nhiêu và chạy ở đâu là ra cả.

Sự “tồn tại” của nền giáo dục nước nhà bây giờ nằm ở bảng giá quy định của các đường dây “chạy”. Không chỉ phụ huynh “chạy”, hiệu trưởng cũng “chạy”, giám đốc sở cũng “chạy”. Khi danh hiệu “anh hùng lao động” còn “chạy” được thì “chạy” chức hiệu trưởng là chuyện nhỏ. Khi ghế “đại biểu Quốc hội” còn chạy được thì việc “chạy” một chiếc ghế con con ở bàn giám đốc sở giáo dục là “bình thường”.

Cả nước này đang đi lùi. Chỉ có hành vi “chạy” trong hệ thống tham nhũng từ trung ương xuống địa phương là vận hành hết tốc lực. Nó chạy rất trơn. Chẳng ai làm gì nó.

Các ông quan giáo dục sẽ rất khó trả lời câu hỏi rằng hiện giờ con cái của họ học ở đâu; nhưng, nếu bạn có “quan hệ” tốt, họ có thể cho bạn biết đường dây nào chạy bằng tiến sĩ dỏm.

Ảnh minh họa.

Phan Thị Hồng's photo.
Phan Thị Hồng's photo.