Người cộng sản và tín ngưỡng

Người cộng sản và tín ngưỡng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-10-13

Những người tham dự lễ hội cướp phết cúng tiền tại đình làng Hiền Quang, tỉnh Phú Thọ, vào ngày 20 tháng 2 năm 2016.

Những người tham dự lễ hội cướp phết cúng tiền tại đình làng Hiền Quang, tỉnh Phú Thọ, vào ngày 20 tháng 2 năm 2016.

 AFP photo

07:02/12:01

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Báo chí trong nước đang chú ý tới một nhân vật cao cấp trong chính phủ là ông Phạm Văn Tác, Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Y tế sau khi một video clip cho thấy ông này tham gia một buổi hầu đồng tại Hà Nội nhưng sau đó được ông đính chính không phải hầu đồng mà là lễ tạ, là lễ trả ơn thần thánh sau khi đã được thăng quan tiến chức.

Mê tín dị đoan

Hầu đồng và những thể loại khác mang dáng vẻ mê tín dị đoan đang hoành hành trong nhiều cơ sở tôn giáo Việt Nam, Mặc Lâm có cuộc trao đổi với nhà báo Ngô Nhật Đăng xoay chung quanh đề tài “Người cộng sản và tín ngưỡng” để tìm hiểu thêm về hiện tượng quay về với tôn giáo của họ. Trước tiên nhà báo Ngô Nhật Đăng cho biết về hầu đồng:

Theo sự hiểu biết của tôi thì hầu đồng bắt nguồn từ đạo thờ “Mẫu” của dân mình. Từ thời xa xưa ngoài chuyện hầu đồng nó có một tác dụng là nhắc lại những người có công với đất nước. Trong những giá hầu đồng có nói đến ông Hoàng Bảy ông Hoàng Mười. Một số giá khác là các cô cũng là những người có công với đất nước cũng giúp dân chống ngoại xâm. Có một điều mà rất ít người biết tức là khởi thủy của hầu đồng ông bà ta dùng hầu đồng để chữa bệnh tức là chữa những người bệnh điên, tâm thần.

Bây giờ có hiện tượng là theo hầu đồng. Người dân Hà Nội đều biết rằng các quan chức lớn, nhất là trong ngành công an thì theo hầu đồng đông lắm.
– Ngô Nhật Đăng

 Hầu đồng sau thời gian 1954 thì Hà Nội hầu như bị cấm tuyệt đối, mọi điều liên quan đến hầu dồng đều bị xếp vào mê tín dị đoan và gần như tuyệt chủng ở miền Bắc.

Hầu đồng nó cũng mới chỉ xuất hiện trở lại vào năm 1980 khi nước ta bắt đầu mở cửa rồi cũng có những số nơi phục hồi lại nhưng phục hồi một cách quá đáng. Có hiện tượng người ta thấy là các cán bộ nhà nước, quan chức cao cấp đều tham gia vào trong chuyện này và biến tướng rất nhiều. Trong khi hầu đồng họ tiêu tiền một cách khủng khiếp.

Tiền lễ người nghèo lắm cũng vài chục triệu còn quan chức thì vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng và người ta thấy nó bị biến tướng trong các buổi hầu đồng. Người ta tin tưởng rằng qua thánh thần sự ban phát lộc của thánh mà mình xin. Xin thăng quan tiến chức, giàu có cần xin các thánh thì sẽ được ban chỉ cần thành tâm và lễ vật phải càng hậu hỉ.

Tôi cũng có thời gian nghiên cứu những người hầu đồng có tên tuổi ở Hà Nội thí dụ như Quách Trang Thịnh ở khu Hắc Quảng ông ta nổi tiếng và giàu khủng khiếp nên tất cả chùa chiền nổi tiếng ở Hà Nội như Chùa Hương cũng như các chùa khác trong những lần cầu thì đóng góp tiền thì bao giờ cũng có tên của ông Thịnh đứng đầu tiến đó người ta gọi là con nhang đệ tử đóng góp. Hiện tượng này không có gì lạ người dân người ta còn biết đầu năm thì Nam Định Phủ Dầy nó là nơi xuất phát nghề xem bói và hầu đồng. Dịp sau tết có những vị quan chức rất lớn xuống đó và người ta có thể hầu đồng hai ba ngày ở đó nói chung dân chúng họ cũng biết.

Mặc Lâm: Hình ảnh của ông Phạm Văn Tác khi cúng tạ cho ta thấy điều gì khi tham dự vào một hoạt động mê tín mà một cán bộ cao cấp tới chức Vụ trưởng của nhà nước trực tiếp tham gia?

Ngô Nhật Đăng: Vừa qua người ta ngạc nhiên chuyện ông Tác, Vụ trưởng Vụ Y tế đi hầu đồng tôi có xem cái clip đó thì thấy rằng ông ta nói không phải hầu đồng là đúng mà đó là một nghi lễ “lễ tạ” có thể là trước đó con nhang đệ tử đã xin một điều gì đó và được thánh ứng thánh ban cho nên làm lễ tạ.

Nhìn dưới con mắt của mọt người bình thường thì ta thấy con người sống cần phải có niềm tin, thí dụ như người đảng viên cộng sản trước họ tin vào lý tưởng cộng sản, làm cho cuộc sống tươi đẹp giải phóng đất nước và những điều đó bây giờ người ta biết là chuyện nói dối rồi nên xảy ra hiện tượng mà người ta gọi là “khủng hoảng niềm tin”.

Khi người ta không còn tin vào lý tưởng nào đó thì tìm đến niềm tin tôn giáo chẳng hạn. Trong đó có những tôn giáo chân chính và cả những cái ta có thể gọi là biến tướng, biến thái hay tà đạo. Bây giờ có hiện tượng là theo hầu đồng. Người dân Hà Nội đều biết rằng các quan chức lớn, nhất là trong ngành công an thì theo hầu đồng đông lắm.

Khi cán bộ đi chùa

Một cửa hàng bán vàng mã ở Hà Nội chụp ngày 16/8/2016. AFP photoMột cửa hàng bán vàng mã ở Hà Nội chụp ngày 16/8/2016. AFP photo

Mặc Lâm: Trên cái nhìn xã hội, chính trị hay tín ngưỡng anh giải thích thế nào về nạn công an chạy theo hầu đồng như tại Hà Nội mà anh vừa nói?

Ngô Nhật Đăng: Như tôi nói ban đầu những người nào còn chút lương tâm hoặc là họ đã trót tin vào điều gì đó chẳng hạn nhưng khi thấy niềm tin đó không thật, không đúng như họ suy nghĩ thì họ bị rơi vào khủng hoảng niềm tin do đó họ đi tìm cái gì đấy mà đặt niềm tin vào đấy. Tôi rất ngạc nhiên khi phần lớn sĩ quan công an nhất là phái nữ thì rất ham mê hầu đồng. Có lẽ trong chốn quan trường phải luôn cạnh tranh khốc liệt nên họ phải mượn cả thần thánh để lo cho mình mà hại người khác, hoặc họ coi đó là niềm an ủi hay một lý do nào đó. Tôi nghĩ vấn đề này chắc cũng cần phải nghiên cứu thêm nữa.

Mặc Lâm: Trong xã hội ngày nay người dân thấy xuất hiện rất nhiều chùa mới mà hầu hết trong số đó không còn dáng vẻ kiến trúc của những ngôi chùa Việt Nam nữa mà hoàn toàn theo cung cách của Đài Loan, hay Trung Quốc rất rõ, chẳng hạn như chùa Bái Đính ở miền Bắc. Xin anh cho biết phải chăng cái gu thẩm mỹ của Phật tử thay đổi hay còn gì phía sau đó?

Ngô Nhật Đăng: Vâng cũng phải nói một chút về lịch sử xa xưa như nước ta vào thời nhà Lý thì đạo Phật rất phát triển gần như quốc đạo và đạo Phật thời ấy còn rất thuần khiết. Có hiện tượng các chùa chiền thời Lý được xây dựng rất hoành tráng có cái Tứ đại An Nam của thời nhà lý xây bây giờ còn sót lại tháp chuông chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh.

Nó cũng xảy ra hiện tượng khi mà nhà nước tốn kém tiền bạc xây dựng những công trình đó không khoan sức dân thì cũng báo hiệu cho chế độ suy tàn. Tới thời nhà Trần thì chúng ta thấy các chùa chiền tại miền Bắc rất nhỏ và hợp với các khung cảnh chung quanh. Ta cũng thấy vua Trần Nhân Tông từng đi tu cũng là người sáng lập ra phái thiền Nam tông của Việt Nam.

Sau năm 54 gần như là những chùa chiền như thế gần như bị phá hỏng mà thay vào đó là những ngôi chùa to lớn ví dụ như anh vừa nhắc đến đó là chùa Bái Đính. Trong dân gian có tin đồn cái chùa đó là do tiền xây riêng cho mười mấy vị trong Bộ chính trị và các kiến trúc cũng như tượng trong chùa hoàn toàn theo văn hóa Trung Hoa. Làm người dân bình thường tất nhiên ai cũng phải đặt câu hỏi đau xót cho truyền thống dân tộc của chúng ta mặc dù là gần gũi với văn hóa Trung Quốc nhưng không hề phụ thuộc một cách quá đáng như bây giờ.

Có lẽ trong chốn quan trường phải luôn cạnh tranh khốc liệt nên họ phải mượn cả thần thánh để lo cho mình mà hại người khác, hoặc họ coi đó là niềm an ủi hay một lý do nào đó.
– Ngô Nhật Đăng

 Người dân cũng đặt câu hỏi phải chăng họ theo âm mưu của Bắc triều đồng hóa người Việt chúng ta với Trung Quốc? Vấn đề này không còn là bình thường nữa rồi mà rất nguy hiểm vì đặt đất nước trước hiểm họa xâm lăng về mặt văn hóa. Chúng ta cũng biết người Trung Quốc rất giỏi trong cái gọi là quyền lực mềm với các Viện Khổng Tử đặt khắp nơi còn Việt Nam thì với những ngôi chùa kiến trúc cũng như việc thờ cúng mê tín hoàn toàn theo người Trung Hoa.

Mặc Lâm: Như chúng ta đã biết tín ngưỡng không bao giờ được người cộng sản chấp nhận nhưng trong những năm gần đây từ ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rồi bây giờ là Nguyễn Xuân Phúc đều vào chùa khi có dịp . . .phải chăng Đảng Cộng sản Việt Nam đã thay đổi lý tưởng mà sống theo tâm linh?

Ngô Nhật Đăng: Vâng theo cá nhân tôi nghĩ nếu chúng ta nhìn vào tổ chức Đảng Cộng sản thì chúng ta thấy trên cùng là một vị giáo chủ không ai có thể động chạm đến uy tín như một vị thần thánh thí dụ nước ta là ông Hồ Chí Minh chẳng hạn, giống như một ông thánh một giáo chủ đứng bên trên. Họ có các cơ sở lý luận về chủ nghĩa, các tài liệu rồi Ban tuyên huấn, rồi những điều mà các đảng viên phải tụng niệm hàng ngày như một thứ kinh nhật tụng. Cái mô hình đó nó giống như của một tôn giáo có thể gọi đó là thứ tôn giáo nhập thế mà biến thái.

Khi họ đã có tư duy như một tôn giáo và bây giờ tôn giáo đấy có vẻ không còn tác dụng nữa thì theo tôi nghĩ có lẽ họ phải đi tìm một niềm tin nào đó. Các tín ngưỡng của những người lãnh đạo mà người ta nhầm tưởng là đạo Phật thật ra không phải mà theo tôi nó không phải đạo Phật đành rồi nhưng nó không phải là đạo Lão không phải đạo Giáo mà nó là thứ pha trộn gì đó mà có lẽ chúng ta phải cất công tìm hiểu mới có thể cắt nghĩa được điều này.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn nhà báo Ngô Nhật Đăng.

Người dân miền Trung còn gì?

Suong Quynh and Thanh Tran shared Bạch Hoàn‘s post.
Image may contain: sky, house, outdoor and nature
Bạch Hoàn

 Người dân miền Trung còn gì?
  • Quảng Bình. 71.000 ngôi nhà bị ngập.

    Hà Tĩnh. 24.158 ngôi nhà bị ngập.

    Những tấm hình người dân đứng trên nóc nhà, bơi trong dòng nước lũ đục ngàu, tôi thấy có người vẫn cười. Có phải vì đã quá quen? Có phải vì bất lực trước thiên nhiên, trước con người mà cười trừ? Hay đó là những nụ cười trong cay đắng?

    Tôi chưa tìm thấy thông tin nhà máy thuỷ điện Hố Hô đóng góp vào ngân sách mỗi năm bao nhiêu tiền. Nhưng tôi biết, một túi nước 38 triệu khối treo lơ lửng ở độ cao 72m là mối đe doạ khủng khiếp với người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình mỗi mùa mưa đến. Năm 2010, thuỷ điện Hố Hô đã khiến 20.000 hộ dân Hà Tĩnh phải sơ tán khẩn cấp. Nay, họ lại xả lũ khiến hơn 24.000 hộ dân rơi vào cảnh ngập lụt.

    Formosa đã cướp mất sinh kế trên biển của người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình. Người dân xứ ấy bây giờ sống bám vào ruộng vườn, trâu bò, heo gà… Nhưng, hồ Bộc Nguyên xả lũ với lưu lượng đến 200 m3/giây, hồ thượng Sông Trí xả lưu lượng 100m3/giây, nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ với lưu lượng 500-1.800m3/giây. Những bám víu cuối cùng của người dân đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ.

    Ở Hà Tĩnh, 99.000 con gia cầm, 2.000 con trâu, bò, heo bị chết và cuốn trôi… Ở Quảng Bình, mưa lũ làm 43.000 con gia cầm bị chết và cuốn trôi, 270ha diện tích nuôi trồng thủy sản chuẩn bị thu hoạch bị lũ cuốn, hàng chục tàu thuyền bị chìm, lật úp và trôi ra biển…

    Những người dân miền Trung bây giờ còn lại thứ gì? Còn lại mạng sống ư? Còn sống là còn hi vọng ư? Ở Thôn 6, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, có một người đàn ông tên Trần Văn Trung. Anh Trung sinh năm 1985, hơn tôi một tuổi. Lũ bất ngờ ập về, anh giúp hàng xóm di dời tài sản và bị sẩy chân ngã xuống dòng lũ dữ. Bây giờ thì thi thể anh đã được tìm thấy. Anh Trung mất rồi.

    Có 20 người đã chết và mất tích vì mưa lũ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình.

    Đập thuỷ điện đã xả lũ từ đêm qua khiến người dân không kịp trở tay. Nhưng, đến tận 3 giờ chiều nay, Bộ Công thương mới có công điện, trong đó chỉ đạo các chủ hồ đập thuỷ điện phải vận hành đúng quy trình được phê duyệt và thường xuyên thông báo cho các địa phương vùng hạ du.

    Cũng phải thôi. Trâu bò heo gà là của dân. Nhưng thuỷ điện lại là của họ.

Xót xa cảnh dân dỡ mái ngói chui lên nóc nhà chạy lũ

Xót xa cảnh  dân dỡ mái ngói chui lên nóc nhà chạy lũ

Áp thấp nhiệt đới dội thẳng vào miền Trung gây mưa lũ nhấn chìm làng mạc, trường học, “xé tan” đường sá… Hình ảnh nước lũ ngập tận nóc nhà tại Quảng Bình, lũ quét san phẳng cả cánh đồng hoa màu ở Hà Tĩnh… khiến cả nước xót xa.

lu-ha-tinh

Dân dỡ ngói chui lên nóc nhà thoát lũ.

Chưa hết mưa lũ, miền Trung Việt Nam lại sắp hứng bão mạnh

Chưa hết mưa lũ, miền Trung Việt Nam lại sắp hứng bão mạnh

VOA

Tỉnh Quảng Bình từng chịu cảnh ngập lụt nghiêm trọng 5 năm trước. (Ảnh tư liệu).

Tỉnh Quảng Bình từng chịu cảnh ngập lụt nghiêm trọng 5 năm trước. (Ảnh tư liệu).

Bão Sarika đang di chuyển nhanh trên biển Đông, trực tiếp đe dọa miền Trung Việt Nam, trong khi lụt lội nghiêm trọng tại khu vực này đã làm ít nhất 11 người thiệt mạng.

Trước khi hướng ra biển Đông, sáng hôm nay, 16/10, cơn bão với sức gió lên tới 130km/giờ đã ập xuống đảo Luzon của Philippines, buộc hơn 12 nghìn người phải sơ tán.

Báo điện tử VnExpress dẫn lời ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, nhận định rằng Sarika có thể “là cơn bão nguy hiểm và mạnh nhất trong vài năm gần đây vào Việt Nam”.

Trong khi đó, áp thấp nhiệt đới hình thành từ ngày 13/10 ở các tỉnh ở miền trung Việt Nam, gây nên đợt mưa lớn và làm ngập lụt trên diện rộng ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

Báo chí trong nước cho hay, tình hình ngập lụt khiến “hàng chục nghìn nhà dân ở các vùng bị ảnh hưởng chìm trong nước”, “gây chia cắt nhiều khu vực” và “gây thiệt hại nặng về người và tài sản”.

Reuters dẫn lại VTV đưa tin rằng có hàng chục du khách nước ngoài trong số các hành khách trên nhiều chuyến tàu bị kẹt tại khu vực bị ảnh hưởng, trong khi nhiều chuyến bay tới miền Trung bị hủy.

Công điện của Thủ tướng Việt Nam đăng tải trên trang web của chính phủ “gửi lời thăm hỏi, chia sẻ đối với đồng bào và chính quyền địa phương, chia buồn sâu sắc đến thân nhân các gia đình có người bị thiệt mạng và yêu cầu chủ động phòng, chống lũ, hạn chế thiệt hại về người và tài sản của nhân dân và nhà nước”.

Ngoài mưa lớn, việc thủy điện xả lũ còn khiến hàng nghìn hộ dân ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, “bị cô lập, chờ tiếp tế”, theo VnExpress. Chủ tịch huyện này được trích lời cho rằng, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu “không kịp trở tay” do nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ bất ngờ.

Trong khi giám đốc thuỷ điện nói rằng đã “xả lũ đúng quy trình”, việc làm này đang vấp phải nhiều chỉ trích trên các trang mạng xã hội.

Viết trên trang Facebook, luật sư Võ An Đôn đã kêu gọi “nhân dân miền trung hãy làm đơn khởi kiện những thủy điện đã xả nước gây lũ lụt”.

Chưa đầy ba ngày, hàng ngàn mái nhà của người dân Quảng Bình nhấp nhô trên nước,

Hằng Lê
Chưa đầy ba ngày, hàng ngàn mái nhà của người dân Quảng Bình nhấp nhô trên nước, tính đến chiều 15.10 đã có 20 người chết và mất tích, nhiều tuyến đường bị chia cắt, thôn xã bị cô lập, toàn bộ các phương tiện không thể lưu thông được….Ngập lụt nghiêm trọng tiếp tục xảy ra ở Hà Tĩnh, Quảng Trị…bão giật cấp 15 có nguy cơ tấn công miền Trung.

Trong lúc tình hình mưa lũ phức tạp, tự dưng chiều tối qua đập thủy điện Hố Hô (giáp ranh Quảng Bình – Hà Tĩnh) bất ngờ xả lũ hết cỡ mà không có sự phối hợp với địa phương tuyên truyền, thông báo làm khoảng 5.000 ngôi nhà ở huyện miền núi Hương Khê chỉ trong vòng một giờ chìm trong biển nước. Người dân không kịp trở tay, nhiều làng đánh kẻng chạy lũ cả đêm. Trận tối 14.10 đã vượt ngưỡng lũ lịch sử 2010!

(Le Nguyen Huong Tra)

xem thêm:

Thủy điện Hố Hô xả lũ, nhà dân ngập 4 mét

Nói về tham vọng: Leo lên đỉnh Olympia rồi về đâu?

Nói về tham vọng: Leo lên đỉnh Olympia rồi về đâu?

FB Trương Nhân Tuấn

15-10-2016

Leo lên tới đỉnh rồi làm sao nữa? Ảnh: internet

Gần đây thấy có nhiều facebookers tán dương về dân Do Thái. Điều này không có gì sai. Ta phải nhìn nhận đây là một dân tộc thông minh, có ý chí chiến đấu, có tình đoàn kết gắn nối cộng đồng. Trong lớp học, đứa trẻ gốc Do Thái thường đứng đầu lớp. Những bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, học giả, văn nghệ sĩ… gốc Do Thái luôn xuất sắc hơn các đồng lưu khác. Chốn thương trường, người thương gia Do Thái luôn là người giàu nhứt. Chốn chính trường, chính trị gia gốc Do Thái luôn cuốn hút hơn hết, vì ở họ toát ra một cai gì đó làm ta tin tưởng và bỏ phiếu bầu cho họ. Người Do Thái đến nay vẫn đứng đầu thế giới về những phát minh, những giải thuorng Nobel.

Vì sao mà họ “giỏi” như vậy? Theo tôi, là yếu tố “tham vọng”.

Người Do Thái nào sinh ra cũng được cha mẹ, nếu không là nhà thờ, dạy cho ý tưởng dân Do Thái là “chủng tộc ưu việt”, được thượng đế lựa chọn để dẫn dắt nhân loại. Dĩ nhiên điều này khoa học chứng minh là không đúng. Con người sinh ra đều có cùng một nguồn gốc.

Không chỉ dân Do Thái mới tin tưởng như vậy, mà dân Đức, Hoa Kỳ… những quốc gia giàu mạnh nhứt đều có quan niệm như vậy. Họ là dân tộc “ưu việt”, có sứ mạng dẫn dắt nhân loại. Nhật có quan niệm “ưu việt” là “con cháu của Thái dương thần nữ”.

Để đạt đến thành công, văn hóa, giáo dục ở các nơi đây dạy đứa trẻ những khả năng để đạt được tham vọng của nó. Tức là chủ thuyết dựng nước của họ dạy đứa trẻ “có tham vọng”. Đồng thời nền giáo dục của họ rèn luyện cho đứa trẻ những khả năng “đạt được tham vọng” của nó.

Vì vậy, ta không còn ngạc nhiên khi đứa trẻ gốc Do Thái luôn đứng đầu lớp. Để ý, không phải chỉ có những khoa học gia, nhà phát minh, những đạo diễn đại tài cũng thường là dân gốc Do Thái. Những nhạc phẩm “hay”, tác giả của nó cũng thường là dân Do Thái.

Tham vọng không có gì sai. Con người cần phải có tham vọng để tiến bộ.

Mấu chốt của những quốc gia thành công là các dân tộc này có những con người “tham vọng”, được trang bị những khả năng có thể thỏa mãn những tham vọng đó.

Đương nhiên ở những quốc gia mà cái “tham vọng” được đánh đồng với “lòng tham”, sự ham muốn… để rồi tìm cách “diệt” nó đi… quốc gia này hiển nhiên là một quốc gia thất bại.

Phần lớn các quốc gia đã áp dụng một cách máy móc giáo lý nhà Phật đều là các nước cực kỳ chậm tiến và nghèo.

Hôm qua tôi có đọc một status của một “nhà thơ lớn” nói về cái “tham vọng” của con người. Nội dung đại khái rằng học trò hỏi thiền sư vì sao mà ông ngồi được trên ngọn lau? Thiền sư trả lời (cũng đại khái) là phải diệt mọi dục vọng. Học trò nghe theo, gần mãn đời vẫn không ngồi trên được ngọn lau, bèn hỏi thiền sư: tại sao tôi vẫn không ngồi được. Thiền sư trả lời rằng tại vì nhà ngươi vẫn còn tham vọng là muốn ngồi trên ngọn lau.

Câu chuyện chỉ có vậy, mà có rất nhiều người bấm “like”. Không ai đặt câu hỏi là ngồi trên ngọn lau để làm gì ?

Giáo dục ở VN không hề dạy cho các thế hệ tương lai ý thức về “tham vọng” cũng như trang bị cho chúng các kiến thức, các khả năng để đạt được tham vọng đó.

Leo lên đỉnh Olympia rồi về đâu? Rốt cục ở lại nước ngoài hết.

Bởi vì giáo dục VN chủ ý đào tạo những con người “phục tùng vô điều kiện”. Mà con người chỉ biết phục tùng là con người không có tham vọng.

Việt cộng đã sử dụng nhuần nhuyễn giáo lý nhà Phật, họ biết phải phát huy điều gì, dẹp bỏ cái gì.

Về VN xin mở chùa xem ra dễ hơn mở trường học. Mở chùa, để công an gởi người vào làm chủ trì, mọi việc đều thông suốt.

Vì vậy, kết quả là VN hiên nay là một quốc gia sản xuất nhân công, phu khuân vác, con ở… sang các xứ láng giềng.

Vì vậy, thay vì tán dương dân Do Thái, dân Nhật… họ giỏi quá, hay quá… trí thức VN nên tự hỏi mình: mình có tham vọng hay không ? Và mình có khả năng để đạt được tham vọng đó hay không ?

Nếu đã lỡ ký tên thề “trung thành với đảng cộng sản VN” rồi, thì thôi rồi Lượm ơi…

Ba tỉnh miền Trung chìm trong biển

Ba tỉnh miền Trung chìm trong biển nước

RFA
2016-10-15
Chìm trong biển nước

Chìm trong biển nước

Ngueyn Anh Tuan
Miền Trung chìm trong biển nước, hàng ngàn ngôi nhà nước ngập  tới nóc, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh nước trắng đường như hình ảnh của trận lũ năm 2010.

Tính đến 12 giờ ngày 15 tháng 10 đã có 6 người mất tích trong biển nước.

Mưa lớn và dồn dập khiến lũ trên các sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố thuộc Hà Tĩnh, sông Gianh, sông Kiến Giang thuộc Quảng Bình càng lúc càng tiến tới mức đỉnh, vượt báo động cấp 2 và báo động cấp 3

Trong suốt 100 năm chưa bao giờ nước lũ tràn về và ngập Hương Khê như lần này, hàng ngàn hộ dân chìm trong biển nước. Giao thông đường sắt tê liệt hoàn toàn, đường bộ cũng gần như không sử dụng được vì rất nguy hiểm.

Ca nô của đội cứu hộ các nơi làm việc hết công suất để cứu người dân trong cơn lũ kinh hoàng xảy ra cùng lúc trên ba tỉnh. Hàng trăm người ngồi trên cây chờ cứu. 22 xã của huyện Hương Khê đã bị nước lũ bủa vây. Các xã nằm trong vùng rốn lũ như Hương Trạch, Hà Linh, Phương Điền, Phương Mỹ, Phú Phong, Hương Xuân, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Hương Giang, Hương Thủy, bị nhấn chìm hoàn toàn trong lũ.

Suốt đêm qua 14 tháng 10 Hà Tĩnh gần như không chợp mắt khi phải thức khuya canh lũ tràn về. Người dân vẫn bị ám ảnh bởi trân lũ lịch sử năm 2010.

Tại Quảng Bình xuất hiện cả lốc xoáy khiến nhiểu nhà bị tróc mái. Mưa lớn và kéo dài kèm theo gió đã khiến nhiều nơi tại huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, thành phố Đồng Hới bị chia cắt vì đường xá phủ đầy nước. Giao thông đường sắt hoàn toàn tê liệt, mưa vẫn tiếp tục cho tới sáng hôm nay.

Tại Quảng Trị lốc xoáy tàn phá cuốn đi hơn 200 ngôi nhà ở 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng

Trong khi đó bão Sakira đang đe dọa miền Trung sau khi tiến vào Philippines.

Sáng nay 15 tháng 10, bão Sakira còn cách đảo Luzon của Philippines khoảng 110 cây số, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 gió giật cấp 13-14.

Do ảnh hưởng của bão, từ sáng mai 16 tháng 10 vùng biển phía Đông Bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên đến cấp 11-12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13-14, giật cấp 15-16.

Bão Sarika có thể tiến vào khu vực miền Trung nếu không có chuyển biến bất ngờ. Đây là điều gây lo ngại cho người dân các tỉnh đang chịu lũ lụt vì nếu cộng thêm với bão công tác cứu nạn sẽ khó khăn gấp bội đó là chưa kể sức tàn phá của bão sẽ cộng thêm vào lũ lụt có thể gây thiệt hại về nhân mạng cho người dân

Ngoại trưởng Mỹ: Không còn ‘tàn dư cộng sản’ ở Việt Nam

Ngoại trưởng Mỹ: Không còn ‘tàn dư cộng sản’ ở Việt Nam

Nguoi-viet.com

Ngoại Trưởng Kerry phát biểu tại cuộc hội thảo về môi trường biển tại Washington DC ngày 15 tháng 9, 2016 vừa qua. (Hình: Getty Images)

PALO ALTO, California (NV) – Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho rằng không còn chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam hiện nay, mà đó chỉ là một xứ độc tài đảng trị nhưng theo đuổi chủ nghĩa tư bản “cuồng nhiệt.”

Hôm Thứ Hai vừa qua, Ngoại Trưởng John Kerry đến vùng “thung lũng điện tử” của California tham dự một cuộc hôi thảo bàn tròn về an ninh mạng cũng như vai trò của Internet đã và đang làm thay đổi thế giới, do tổ chức Virtuous Circle mời ông làm diễn giả.

“Tôi đã chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam và chúng ta đã đến đó để ngăn chặn nơi này bị cộng sản hóa và chúng ta đã thiệt hại hơn 58,000 sinh mạng trong một nỗ lực kéo dài 10 năm, một cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cách mà chúng tôi làm bằng cách bình thường hóa quan hệ mà tôi và ông John McCain cùng bắt tay nhau khởi xướng, gỡ bỏ cấm vận gồm cả thương mại và bây giờ không còn tàn dư Cộng Sản Chủ Nghĩa (ở Việt Nam) vốn chỉ là một lý thuyết kinh tế và kế hoạch.”

Ông John Kerry nói trong buổi hội luận nói trên như thế và cho rằng Việt Nam hiện chỉ là một nước hăm hở đuổi theo tư bản chủ nghĩa mà trong đó người dân tiếp cận được với Internet.

Ông Kerry nhìn nhận rằng nước Việt Nam bây giờ vẫn còn là “một nước độc tài độc đảng và vẫn còn đàn áp nhân quyền bên cạnh những vấn đề khác.” Tuy vậy, theo ông “theo thời gian, nó đang có dấu hiệu thay đổi.”

Ngoại Trưởng Kerry từng quay lại Việt Nam nhiều lần từ khi còn là một nghị sĩ và cả khi ông mới nhận ghế ngoại trưởng không bao lâu. Hồi tháng 5 vừa qua, ông cũng tháp tùng Tổng Thống Barack Obama đến Việt Nam.

Ông John Kerry là một trong những người có vẻ tin tưởng rất nhiều vào sự thay đổi dân dần tại Việt Nam dù trong thực tế chế độ Hà Nội vẫn sử dụng hệ thống công an đàn áp nhân dân dưới nhiều hình thức.

Ngày 28 tháng 9, 2016 vừa qua, phát biểu tại hát biểu tại Trung Tâm Wilson, Washington DC, ngoại trưởng Mỹ khi bênh vực cho Hiệp Ðịnh Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ông nêu ví dụ Việt Nam, rằng những gì đang diễn ra tại đây là “không thể tin được.”

Theo ông, nếu không thông qua Hiệp Ðịnh TPP sẽ không chỉ gây tổn hại cho hoạt động thương mại của Mỹ, mà còn là cơ hội khuyến khích các đối thủ của Mỹ như Trung Quốc và Triều Tiên lấn tới, trong khi các các đồng minh và đối tác khu vực hoài nghi quyết tâm của Mỹ.

Mới ngày 4 tháng 10, 2016 vừa qua, khi đến Brussels, Bỉ, ngoại trưởng Mỹ đã lạc quan cho rằng Hiệp Ðịnh Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ “nâng các tiêu chuẩn” tại Việt Nam. Dịp này ông cũng đã cho rằng, “Cộng Sản là một lý thuyết kinh tế, và bạn không thấy một chút hơi thở của chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam.”

Vậy là guồng máy tuyên truyền của nhà cầm quyền lâu nay đang cố gắng bịp nhân dân Việt Nam, khác với những gì ông Kerry nhìn thấy? (TN)

Quảng Bình ngập nặng, 5 người chết và mất tích!

From:  Trần Bang
Quảng Bình ngập nặng, 5 người chết và mất tích!

Trước tiên xin chia buồn với những mất mát của người dân Quảng Bình, với những gia đình có người thân bị chết và mất tích trong trận mưa lũ ngày 14/10/2016!

Đường HCM trước khi đổ tiến vào làm thì nói rất hay, là đường tránh Bắc – Nam khi QL1 khi bị ngập, lụt, hay bị sự cố, nay chính HCM bị ngập lụt, hư hỏng không lưu thông được…
Chính quyền đã ném tiền vào dự án đường HCM thành một dự án lãng phí, ít xe đi lại, khi đi thì hay bị tai nạn do đèo dốc nguy hiểm, tác dụng thay thế cho QL1 khi bị tắc do lũ lụt, hay sự cố cũng không đạt yêu cầu.
Trong khi đó đường xá gần khu trọng điểm kinh tế, lượng hàng hóa, xe cộ lưu thông nhiều, thường xuyên bị tắc nghẽn như xung quanh TPHCM, hay QL1 Bắc Nam cần mở rộng, nâng cấp thì không được đầu tư đúng mức ( từ thời điểm đầu tư cho đường HCM).

Đường HCM chỉ có tác dụng giúp hoàn thành vượt mức kế hoạch phá rừng của lâm tặc, và cũng chính vì phá rừng nhanh nên hậu quả là lũ lụt tàn phá như hôm nay.

http://vietnamnet.vn/…/quang-binh-ngap-nang-5-nguoi-chet-va…

Image may contain: sky, tree, house, plant, outdoor and nature

Mắt bão đã xuất hiện?

Mắt bão đã xuất hiện?

Cánh Cò, viết từ Việt Nam
RFA

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng nhiều lần công khai phản đối công ty Formosa gây ra thảm họa môi trường tại miềnTrung Việt Nam.

Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng nhiều lần công khai phản đối công ty Formosa gây ra thảm họa môi trường tại miềnTrung Việt Nam.

File photo

Mấy ngày nay cái tên Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức Mẹ Nấm gần như thay thế cho mọi thứ đang dẫn đầu từ khóa (keywords) trên mạng Internet. Người ta gọi nhau, viết những dòng status phản đối mạnh mẽ, trạng thái vừa phẫn uất vừa nghẹn lời với hoàn cảnh của bà mẹ đơn thân với hai con còn quá nhỏ.

Không ít người tự đứng vào hàng ngũ có tên “Chúng ta là Mẹ Nấm”. Không ít người trước đây xích mích với chị bỗng nhìn lại mình và bày tỏ sự tiếc nuối cho thời gian đã qua.

Người ta đang đối xử với chị như người thân, bất kể cá tính thẳng thắn và bén như dao chưa bao giờ làm cho Như Quỳnh cúi đầu trước chế độ hay ngay cả với bạn bè đồng sự.

Hệ lụy từ vụ bắt Mẹ Nấm

Bắt Mẹ Nấm có kết quả đầu tiên là như thế: thay vì đánh tan đám đông, chế độ quần tụ đám đông và làm cho nó có tiếng nói chung khác với trước khi Mẹ Nấm bị bắt.

Hệ lụy nào cũng có nguyên nhân của nó. Nếu bình thản nhắm mắt cho bộ não quay lại tất cả mọi chuyển biến từ vài tháng qua người ta sẽ thấy chưa khi nào chế độ lo sợ và rối loạn như hiện nay.

Trước nhất là sự thua cuộc của phe Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù tạm nuốt nhục để giữ sĩ diện và tài sản nhưng vẫn bị phe đương quyền truy bức sau khi đã củng cố quyền lực và bước cuối cùng là nắm luôn Đảng Ủy Công an Trung ương, một vị trí có khả năng khống chế mọi cuộc nổi loạn từ người dân hay từ những âm mưu chính trị của những con bài cuối cùng đã bị đá ra khỏi hệ thống.

Nhưng Việt Nam vẫn còn may mắn trong cơn hấp hối, dòng tiền Trung Quốc bỏ ra cho Formosa đã phơi bày đến từng chi tiết sau khi thảm họa do nó gây ra làm sự chịu đựng của người Việt bùng vỡ.

Người dân không còn sợ chế độ, hàng chục ngàn người biểu tình, hàng triệu dân chúng bốn tỉnh miền Trung tuy chưa chung sức nhưng trong thâm tâm đã hòa cùng và đồng cảm bởi hàng chục ngàn người kia đang nói lên tiếng nói cho họ, tiếng nói của những người bị áp bức.

500 triệu đôla nói là tiền Formosa bồi thường được ông Thủ tướng thay mặt chế độ nhận lấy như một bó hoa nhựa chào mừng do Formosa trao tặng ngay sau khi ông công du Trung Quốc trở về đã làm sự phẫn nộ của người dân tràn bờ.

Chế độ loay hoay cố tháo bớt sợi giây thòng lọng nhân dân tệ xiết chặt khi Tôn Hoa sen tiếp tục nhận tiền Trung Quốc tính chuyện chặt Cà Ná làm đôi bởi dự án thép bẩn thỉu và vô lương.

Chế độ úp mở không ừ không lắc, họ đang đặt người dân Ninh Thuận trên chiếc thuyền thúng bất an giữa những ngày bão táp.

Cách ứng xử gia trưởng của đảng cầm quyền cộng với những cái đầu chỉ biết gật trong Bộ chính trị dĩ nhiên sẽ xuất hiện người chống đối. Với chế độ, chống đối bằng bất cứ cách nào cũng là mối lo cho sự cai trị.

Những con số 258, 88, 79 lại được mang ra bỏ vào lọ xóc lên như con bạc trong lúc khát nước và hết vốn, con số nhảy ra thế nào thì con bạc đánh tiền vào tụ ấy trong lúc hoang mang giãy dụa.

Và con số 88 rớt ra giữa chiếu bạc cho blogger Mẹ Nấm.

Ứng phó với khủng hoảng?

Trên thế giới hiện nay chưa có nước nào đánh bạc mà tiền vốn được tình trên người dân của mình như Việt Nam. Cách ứng phó khủng hoàng chính trị của Hà Nội luôn luôn làm cho thế giới ngạc nhiên vì không giống với bất cứ ai.

Tàn ác thua Bình Nhưỡng, lưu manh thua Trung Quốc, ngu xuẩn kém vài nước Phi Châu, thậm chí lì lợm và côn đồ trắng trợn thua xa Duterte của Philippines, nhưng nếu nói về lật lọng trong ngôn ngữ thì Việt Nam không hề thua bạn bè cùng khối.

Mẹ Nấm bị bắt với con số 88 không những làm cho người Việt hiểu chuyện phẫn nộ, nó còn làm cho các định chế chính phủ trên thế giới bất mãn.

Trước tiên là Châu âu, rồi Đặc ủy Nhân quyền Liên bang Đức, Rồi Hoa Kỳ và tiếp theo hầu như các nước dưới thể chế dân chủ có quan hệ ngoại giao với Việt Nam đều có thư phản đối.

Những lá thư nhẹ nhàng này không giống như lúc trước khi mà Việt Nam còn đu trên sợi giây nhân quyền nhằm vuốt ve sự bất mãn của quốc tế.

Người ta không khó để nhận ra hiện tình hôm nay không cho phép Hà Nội chọn cách đi hai hàng, họ không còn con đường nào khác phải chọn một và chỉ một mà thôi.

Họ chọn Trung Quốc.

Bởi không chọn Trung Quốc thì ngay lập tức Formosa sẽ là những chiếc đinh đóng nắp quan tài cho chế độ. Bao nhiêu tiền lại quả cho các dự án thép họ đã nhận. Bao nhiêu hoa hồng khi trung gian cho Trung Quốc xuất khẩu thép nay đã lộ hàng và chờ ngày ôm trọn sự trừng phạt nếu không dựa vào Trung Quốc thì dựa vào ai?

Bắt Như Quỳnh là cách mà Bộ công an tin là sẽ giúp ông Nguyễn Phú Trọng bớt nhức đầu trong giai đoạn rối rắm hiện nay.

Thế nhưng sự bắt bớ nào cũng làm cho đối phương có hai kết quả khác nhau tùy nhân thân và yếu tố chính trị của họ. Thứ nhất, vô hiệu hóa hành động của người này vì không còn tự do phát biểu như khi còn ở ngoài. Thứ hai, cảnh cáo những người còn lại nếu không muốn vào tù bởi những con số khác.

Trả lời cho ý đồ thứ nhất: Một người nổi tiếng như Mẹ Nấm ngồi trong tù vẫn sẽ tiếp tục phát biểu những lời mạnh mẽ và hùng hồn nhất. Chị đã có mục tiêu bởi các tấm bàng mà công an tịch thu tại nhà: Bảng tóm tắt hơn 30 vụ công an giết người trong đồn. Những biểu ngữ chống Formosa. Mục tiêu ấy nay đã được công an đóng dấu cho phép lưu hành trên toàn thế giới.

Biểu tượng cho một biến cố?

Lịch sử đã chứng minh rằng lời nói của người bất đồng chính kiến trong tù luôn có sức mạnh gấp trăm lần khi đang ở bên ngoài. Hãy nhìn Trần Huỳnh Duy Thức hôm nay so với trước khi anh bị kết án thì sẽ thấy.

Tấm gương bà Aung  Shan Suu Kyi còn đó, mặc dù bị quản chế 17 năm nhưng không có lúc nào nhân dân Miến Điện quên tới bà. Họ âm thầm làm theo những gì bà truyền đạt ra khỏi nơi quản thúc. Những người đồng chí trong đảng của bà đã tận tâm truyền cái quyền lực âm thầm ấy làm nên một Miến Điện bây giờ.

Ý đồ thứ hai: Có ai sợ hãi sau khi Như Quỳnh bị bắt? Sự thật rành rành ra đó: Người ta công khai tên tuổi của mình khi ủng hộ Như Quỳnh. Hàng trăm blogger như được đánh thức qua sự bắt bớ này và họ đang tập trung lại dưới con số 88.

Mắt bão đã xuất hiện và Mẹ Nấm là nguồn lực thúc đẩy cho một biến cố không ai biết trước. Bão sẽ nổi lên và bão sẽ cuốn phăng đi tất cả những toan tính, âm mưu kể cả xem kẻ thù là đồng chí.

Sự lên tiếng và theo dõi từng động thái của chế độ từ các nhà ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ không phải làm chiếu lệ như nhiểu người chán nản, họ làm theo cách của họ, và cái cách ấy đã từng thành công tại Miến.

Và lịch sử sẽ lập lại: Con số 88 cũng là con số nổi tiếng của Miến Điện, biểu tượng cho một biến cố giết chết hàng ngàn sinh viên vào năm 1988, và phong trào 88 đã làm cho chế độ quân phiệt Miến cáo chung.

(Cánh Cò, Việt Nam 11/10/2016)

LHQ: Việt Nam ‘cần bỏ điều 88, 79’

 LHQ: Việt Nam ‘cần bỏ điều 88, 79’

 BBC

Phiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9 xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự

GETTY IMAGES

Phiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9 xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự giữ nguyên mức án ban đầu.

Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc bày tỏ lo ngại về vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm.

Trong thông cáo ngày 14/10, ông Zeid Ra’ad Al Hussein chỉ trích Điều 88, Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa bắt và khởi tố ngày 10/10 vì điều 88.

Ông Zeid Ra’ad Al Hussein nói: “Điều 88 trên thực tế biến bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có tội khi họ dùng tự do căn bản để bày tỏ ý kiến, thảo luận hay chất vấn chính phủ và chính sách.”

“Điều luật rộng khắp, không định nghĩa rõ ràng giúp quá dễ dàng để dập tắt mọi quan điểm trái chiều và tùy ý tạm giữ cá nhân dám chỉ trích chính sách của chính phủ.”

“Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ ràng buộc về luật nhân quyền, xóa bỏ các cáo buộc với bà Quỳnh và thả bà ngay lập tức,” vị cao ủy nói.

‘Vi phạm nhân quyền’

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc cũng nhắc đến “các trường hợp tương tự”, trong đó có vụ nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và trợ tá Lê Thu Hà bị bắt từ tháng 12/2015 theo điều 88.

Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhắc đến việc tòa kết án năm năm tù với ông Nguyễn Hữu Vinh và ba năm với trợ tá Nguyễn Thị Minh Thúy theo Điều 258.

Ông cũng đề cập việc hai thanh niên bị kết án ba năm và hai năm tù vì điều 88, Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An diễn ra tại Tòa án tỉnh Khánh Hòa.

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Việt Nam xóa bỏ điều 88, và các điều 79, 87, 245 và 258 luật hình sự mà cao ủy nhân quyền nói là “vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế”.

Ông Zeid Ra’ad Al Hussein kêu gọi Việt Nam trả tự do cho “toàn bộ các cá nhân bị giam giữ liên quan các điều luật này”.

Việt Nam chưa đưa ra phản ứng về lời kêu gọi của cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Nợ công Việt Nam ngày càng trầm trọng

Nợ công Việt Nam ngày càng trầm trọng

clip_image002

Một ông chạy xe ngang qua trụ sở trung ương của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN. Chế độ Hà Nội ngày càng lún sâu vào nợ nần. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – “Bóc ngắn cắn dài” là tình trạng ngân sách của nhà cầm quyền CSVN suốt nhiều năm qua nên ngày càng lún sâu vào nợ nần, năm sau tệ hại hơn năm trước.

Theo một bản tin của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam hôm Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016, chế độ Hà Nội “đã huy động 250.320 tỷ đồng (hơn $11 tỷ) trái phiếu, vay vốn nước ngoài quy đổi khoảng $4,88 tỷ…” Việc phải vay nợ nhiều như thế năm nay chỉ vì “bội chi ngân sách 9 tháng đã vượt 152.200 tỷ đồng, bằng 59,9% so với dự toán năm” dựa theo báo cáo tổng kết của Bộ Tài Chính của chế độ Hà Nội.

Cuối tháng 6, 2016 vừa qua, Tổng Cục Thống Kê của nhà cầm quyền trung ương cho hay, chỉ trong 6 tháng đầu của năm nay, nhà cầm quyền Hà Nội đã phải trả nợ các khoản vay nước ngoài hơn 68.000 tỷ đồng hay khoảng $3 tỷ không kể những khoản vay nợ (bán công khố phiếu) trong nước.

Ngày 29 tháng 6, 2016, VnExpress nói rằng 6 tháng đầu năm nay, ngân sách của nhà cầm quyền CSVN khiếm hụt 83.000 tỷ đồng (khoảng $3,7 tỷ) mà không mấy ai tin đây là những con số thật. Ngân sách nhà nước CSVN thật sự là bao nhiêu, công nợ thế nào, là những con số được coi là “bí mật nhà nước”. Những gì nêu ra trên mặt báo chỉ để phục vụ tuyên truyền qua mắt quần chúng.

Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn cũng trong ngày Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016 nói “Ngân sách nhà nước đang gặp khó khăn do nghĩa vụ trả nợ cao, áp lực chi lớn trong khi nguồn thu suy giảm”. Tình trạng “bóc ngắn cắn dài” chỉ vì “nghĩa vụ trả nợ lớn hơn so với số nợ đã hoàn trả trên thực tế trong 9 tháng đầu năm” đã đẩy guồng máy công quyền CSVN lún sâu xuống mãi trong công nợ.

Hồi tháng 1 năm ngoái, nhà cầm quyền CSVN đã tính phát hành trái phiếu quốc tế khoảng $3 tỷ để giải quyết hàng loạt khó khăn trong nước. Trong đó, khó khăn chính là nhiều món nợ ngoại quốc đáo hạn mà không có tiền trả nên buộc phải tìm cách vay nợ mới để “đảo nợ.” Đây chỉ là cách làm cho công nợ nặng thêm.

Theo Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB), nợ nước ngoài của Việt Nam gia tăng nhanh chóng mỗi năm. Năm 1985 khi chế độ Hà Nội rục rịch “đổi mới,” nợ nước ngoài của CSVN chỉ hơn $10 tỷ. Nhưng đến năm nay thì Ngân Hàng Thế Giới (WB) nói nợ công của Việt Nam sẽ vượt xa con số $117 tỷ của năm 2015.

Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, năm 2016, nhà cầm quyền trung ương “đặt kế hoạch vay 452.000 tỷ đồng (tương đương khoảng $20 tỷ), trong đó gần một nửa là thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, còn lại là vay ODA, quỹ bảo hiểm, tổng công ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC) và trái phiếu quốc tế.” (TN)

Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/no-cong-viet-nam-ngay-cang-tram-trong/