CẦN KHỞI ĐỘNG LỘ TRÌNH KIỆN FORMOSA RA TÒA ÁN QUỐC TẾ

CẦN KHỞI ĐỘNG LỘ TRÌNH KIỆN FORMOSA RA TÒA ÁN QUỐC TẾ

Hãy vô hiệu hóa các thỏa thuận giữa chính phủ VN và Formosa trước khi kiện Formosa ra tòa án quốc tế!

Trương Nhân Tuấn
10-10-2016

Hôm 30-9 tôi có viết một status ngắn nói về “Vấn đề kiện Formosa”, trong đó có nói rằng những đơn kiện của bà con Hà Tĩnh sẽ đi vào “ngõ cụt pháp lý. Việc Tòa án Kỳ Anh trả lại trên 500 đơn kiện hôm qua cho thấy điều tôi nói là đúng.

Lý lẽ của các luật sư VN cố vấn vụ kiện Formosa, đặt trên giả thuyết cho rằng chính phủ không có thẩm quyền thay mặt nhân dân để thương lượng bồi thường với Formosa. Điều này tôi đã nói là không đúng. Chính phủ (là định chế quyền lực) đại diện nhà nước, có thẩm quyền về mọi vấn đề liên quan đến lãnh thổ và người dân, đối nội và đối ngoại.

Vì vậy việc biểu tình (làm áp lực với nhà nước) để Tòa nhận đơn kiện Formosa, đòi bồi thường lần nữa là không thuyết phục. Trong khi văn bản vừa mới công bố (quyết định số 1888) cho thấy nhà nước lên lịch trình bồi thường cho những nạn nhân bị thiệt hại.

Theo tôi, để việc bồi thường thỏa đáng, thay vì biểu tình trước cổng Formosa, bà con nên tụ tập trước văn phòng các đại biểu quốc hội để đạt nguyện vọng: yêu cầu quốc hội hủy bỏ các văn bản đã ký kết giữa đại diện chính phủ và Formosa. Lý do, số tiền bồi thường 500 triệu là không tương xứng với sự thiệt hại lâu dài về môi trường biển cũng như những mất mát, thất thu trước mắt của người dân làm kinh tế. Trong khi những hệ quả dài lâu lên sức khỏe con người thì chưa dự toán được.

Chỉ khi nào quốc hội hủy bỏ những văn bản ký kết về bồi thường giữa chính phủ và Formosa thì việc đệ đơn kiện tập đoàn này, để đòi bồi thường (hay yêu sách đóng cửa) mới đúng theo trình tự tố tụng dân sự.

Tôi nghĩ rằng, nếu bà con làm đúng thủ tục pháp lý thì công an không có lý do để đàn áp.

___

Đăng lại status ngày 30-9

Vấn đề kiện FormosaTừ lúc nhà nước VN chấp nhận số tiền bồi thường 500 triệu đô la của Formosa, tôi có nói rằng nếu muốn kiện Formosa, trước hết là kiện nhà nước VN. Sau đó kiện Formosa tại Đài Loan, nếu không được, kiện Formosa ra một Tòa án quốc tế.

Hôm qua, trả lời báo chí nước ngoài về vụ dân Hà Tĩnh đi kiện, đại diện Formosa nói rằng “vấn đề đó sẽ do chính phủ VN giải quyết”.

Điều này cho thấy rằng, “hợp đồng” bồi thường giữa nhà nước VN và Formosa bao hàm điều khoản xí nghiệp này “phủi tay” mọi trách nhiệm, được “miễn nhiễm” đối với pháp luật VN.

Chiếu theo Luật về Tổ chức chính phủ, ta thấy đại diện chính phủ (có thể là một hay nhiều bộ trưởng) có thẩm quyền đại diện để thỏa thuận với Formosa để đòi bồi thường. Tức là, dựa theo luật này thì những lý lẽ “nhà nước không có thẩm quyền đại diện quyền lợi của nhân dân” phải xét lại.

Vì vậy, tôi e ngại là những đơn kiện hôm qua của bà con mình ở Hà Tĩnh sẽ “đi vào ngõ cụt pháp lý”. Nhưng nếu chiếu theo Luật về Trách nhiệm Bồi thường của nhà nước, khi nhà nước làm sai thủ tục “giải quyết bồi thường thiệt hại”, thì người dân có quyền đi kiện để đòi nhà nước bồi thường.

Rõ ràng đại diện nhà nước đã sai trong vụ Formosa. Thương lượng để được bồi thường 500 triệu đô la, trong khi chính cửa miệng của một vị bộ trưởng, là thành viên trong nhóm đại diện nhà nước thương lượng với Formosa, cũng nói là số tiền này “quá nhỏ” so với thiệt hại. Trong khi những thiệt hai chưa hề được tính toán kỹ lưỡng, đúng mức. Vì thiệt hại lên môi trường hàng vài chục năm, lên sức khỏe của người dân cũng vài chục năm, lên nền kinh tế ít ra cũng 10 năm… đại diện nhà nước làm sao kiểm toán được?

Theo tôi, có hai con đường:

Một là yêu cầu Quốc hội tuyên bố vô giá trị các thỏa thuận giữa đại diện chính phủ và Formosa. Sau đó thì mọi người có quyền đi kiện Formosa tại các tòa án của VN. Tức là phải làm cho Formosa chịu chi phối dưới pháp quyền (tức là quyền tài phán – juridiction) của VN, thay vì pháp quyền của một nhà nước khác (như Đài Loan hay Cayman).

Hai là phải kiện nhà nước VN, chiếu theo Luật về “Trách nhiệm bồi thường của nhà nước”. Đồng thời kiện Formosa tại tòa Đài Loan. Nhưng về lâu dài là phải nghiên cứu hồ sơ kiện Formosa ra một Tòa Quốc tế.

Bắt Mẹ Nấm: CSVN đã tự đóng đinh cho quan tài của họ

Bắt Mẹ Nấm: CSVN đã tự đóng đinh cho quan tài của h

Trần Nhật Phong (Danlambao)Trong những lần tôi tiếp xúc với những nhà tranh đấu xã hội dân sự trên BBC hay phỏng vấn, Quỳnh luôn là người nắm rõ những con số bao nhiêu tù nhân lương tâm, nhà tranh đấu xã hội dân sự đang bị CSVN cầm tù, bao nhiêu vụ công an đánh đập người bị bắt rồi vu vạ rằng nạn nhân “tự tử trong trại giam”. Trong tranh đấu xã hội dân sự, Quỳnh luôn luôn là một trong những người đi đầu, từ những biểu ngữ phản đối bạo lực bất chấp luật lệ của an ninh CSVN, cho đến những sự cố gắng tham gia vào những cuộc biểu tình chống hủy hoại môi trường, thậm chí là những bài viết báo động về sự khai thác vô tội vạ của các “quan chức” đối với sinh thái môi trường nơi địa phương mà Quỳnh đang sinh sống. Những lần Quỳnh bị đánh đập, bị sách nhiễu, thậm chí bị bắt rồi thả ra, tôi tỏ ý lo ngại cho sinh mạng của Quỳnh, Quỳnh thản nhiên trả lời “Đó chỉ là ghi thêm vào những tội ác của họ, em đã quen với những đòn thù này”…

*

Đang họp với khách hàng tối Chủ Nhật, bỗng nhiên Facebook báo rằng tôi có inbox quan trọng, thông thường tôi đợi đến lúc rảnh rỗi sẽ check xem ai đã gởi cho mình rồi reply, nhưng có gì đó thúc dục khiến tôi bấm máy xem tin nhắn: Chúng đã bắt Quỳnh rồi anh ơi!

Bản tin nhắn ngắn gọn khiến tôi giật mình, dù rằng trước đó tôi vẫn có suy nghĩ rằng, trước sau Quỳnh cũng sẽ bị bắt, vì hoạt động xã hội dân sự mà cô đang tranh đấu. Bất kể người khách đang ngỡ ngàng nhìn tôi khó hiểu, tôi xin phép vài phút bước ra khỏi phòng họp.
Lật đật vào Facebook của Quỳnh để kiểm tra, post cuối cùng mà Quỳnh Post lên là video live stream, khi cô cùng mẹ ruột tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Quốc Duy đến trại giam Sông Lô (Nha Trang), để tranh đấu cho Duy được gặp người nhà. Mở Message lên thì không thấy Quỳnh online. Tôi vẫn hy vọng chắc chỉ như các lần trước, bắt vài tiếng rồi thả ra, khi Quỳnh bị ngăn chặn đi biểu tình Formosa hay đến gặp các đại sứ nước ngoài.
Sáng nay thức dậy, trang Dân Làm Báo đã có đầy đủ sự kiện Quỳnh bị bắt, và an ninh CSVN sẽ truy tố Quỳnh theo điều 88 bộ luật hình sự, tôi không còn gì để nói thêm ngoài trừ 2 chữ: Khốn nạn.
Tôi quen biết Quỳnh là qua những lần hội thoại với cô em gái này trên BBC, những lần phỏng vấn Quỳnh về những vấn đề tranh đấu xã hội dân sự trong nước, về việc cô được Thụy Điển trao giải thưởng Bảo Vệ Quyền Dân Sự (Civil Rights Defender 2015) kể cả lần cô tuyệt thực để đồng hành cùng Tạ Phong Tần.

 

Những gì Quỳnh viết hoặc post trên Facebook, kể cả những lần trò chuyện với tôi qua inbox, tôi cảm nhận được nơi cô em gái này là một phụ nữ quả cảm, kiên quyết và có chủ kiến rõ ràng.
Quỳnh có lý luận rất vững chắc, hiểu rõ cách thức nuôi dạy con cái, và rất can đảm, đã không ít lần tôi tôi chứng kiến những ngôn ngữ của Quỳnh đối phó với sự sách nhiễu của an ninh CSVN, qua những audio mà cô đã thu âm lại bằng điện thoại cầm tay. Với tôi, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là điển hình của một nhà tranh đấu xã hội dân sự đúng nghĩa, không tham gia tổ chức nào, không liên hệ với bất kỳ đảng phái nào, thậm chí có những lần cô biết rõ sẽ bị sách nhiễu, bị đàn áp, bị đánh đập những vẫn sẵn sàng đón nhận.
Trong những lần tôi tiếp xúc với những nhà tranh đấu xã hội dân sự trên BBC hay phỏng vấn, Quỳnh luôn là người nắm rõ những con số bao nhiêu tù nhân lương tâm, nhà tranh đấu xã hội dân sự đang bị CSVN cầm tù, bao nhiêu vụ công an đánh đập người bị bắt rồi vu vạ rằng nạn nhân “tự tử trong trại giam”.
Trong tranh đấu xã hội dân sự, Quỳnh luôn luôn là một trong những người đi đầu, từ những biểu ngữ phản đối bạo lực bất chấp luật lệ của an ninh CSVN, cho đến những sự cố gắng tham gia vào những cuộc biểu tình chống hủy hoại môi trường, thậm chí là những bài viết báo động về sự khai thác vô tội vạ của các “quan chức” đối với sinh thái môi trường nơi địa phương mà Quỳnh đang sinh sống.
Những lần Quỳnh bị đánh đập, bị sách nhiễu, thậm chí bị bắt rồi thả ra, tôi tỏ ý lo ngại cho sinh mạng của Quỳnh, Quỳnh thản nhiên trả lời “Đó chỉ là ghi thêm vào những tội ác của họ, em đã quen với những đòn thù này”. 
Nhìn một dọc các sự kiện đang diễn ra, từ vụ sách nhiễu linh mục Đặng Hữu Nam sau cuộc biểu tình, chụp mũ một tổ chức chính trị ở hải ngoại là ‘khủng bố”, dùng bạo lực để ngăn chặn cuộc hội họp xã hội dân sự ở Vùng Tàu, và nay bắt giữ Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cho thấy sự sợ hãi của chính quyền CSVN.
Với các biến động gần đây, từ những tin tức môi trường bị ô nhiễm nặng nề, cho đến các mặc hàng xuất cảng bị trì trệ, sự thua lỗ của nhiều công ty quốc doanh, nợ công cao đến đụng trần, mà không có khả năng trả nợ, nhiều nhà đầu tư bỏ chạy ra khỏi Việt Nam, giới trung lưu cũng tìm cách chuyển tài sản ra nước ngoài, CSVN đang đương đầu với nhiều bế tắc, xã hội có tiềm năng dẫn đến một cuộc thay đổi lớn, nếu không nói rõ là có nguy cơ bị lật đổ quyền cai trị, do đó để bảo vệ quyền cai trị, việc ngăn chặn phát tán các thông tin, đàn áp những tiếng nói xã hội dân sự, bỏ tù, sách nhiễu hay có hành động bạo lực đối với những người bất đồng chính kiến vốn sẽ là chuyện mà những chính quyền độc tài, độc đảng hay gia đình trị thường làm.
Nhưng càng có động thái cứng rắn, thì chế độ càng trở nên co cụm hơn và mất lòng dân dẫn đến các cuộc lật đổ một thời gian ngắn sau đó, năm 1997, bất mãn trước xã hội tham nhũng, không có việc làm và khủng hoảng kinh tế, sinh viên Indonesia xuống đường biểu tình, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Suharto sau 32 năm cầm quyền.
Tại Miến Điện, sau nhiều năm đàn áp, bắt bớ, thủ tiêu nhiều nhà bất đồng chính kiến, kể từ khi hủy bỏ kết quả bầu cử đầu thập niên 90, cuối cùng chế độ quân phiệt phải nhượng bộ, tổ chức bầu cử tự do và kết quả, đảng của bà Aung San Su Kyi đã lọt vào quốc hội, bất kể cá nhân bà từng bị tù đày và giam lỏng nhiều năm. Khi thành công bầu cử tự do, hàng loạt các dự án đầu từ của cộng đồng quốc tế đã tăng mạnh ở Miến Điện, chính phủ quốc gia này đã có những động thái cứng rắn với các nguồn đầu tư của Trung Quốc.
Các quốc gia độc tài, độc đảng, gia đình trị thông thường đều có một kết cuộc giống nhau, nếu như xảy ra ở khu vực Á châu, Âu Châu, nơi có nền dân trí tương đối, thì hậu quả nhẹ nhàng hơn, bị truy tìm, tịch thu tài sản, bị đưa ra tòa xét xử tương tự như Suharto hay gia đình của cựu tổng phố Philippines ông Marcos. Còn nếu ở những quốc gia như Trung Đông hoặc Phi Châu, nơi có nền dân trí thấp thì những kẻ này đã bị xử quyết tại chỗ khi bị dân chúng bắt được như trường hợp của đại tá Gadafi.
Trước khi xảy ra cuộc thay đổi hay lật đổ, những chính quyền độc tài, độc đảng hay gia đình trị, đều có những động thái cứng rắn quyết liệt, thẳng tay đàn áp những phong trào đòi dân quyền hay thay đổi, và kết quả ai cũng nhìn thấy, đây chính là cái giá phải trả của những xã hội không tôn trọng quyền con người.
CSVN cũng đã và đang đi vào các con đường kết thúc triều đại của họ, các dấu hiệu cho thấy sự sụp đổ không khác gì những quốc gia nói trên. Sưu cao, thuế nặng, địa phương lạm quyền, thao túng đất đai, mua quan bán chức, xây dựng các biểu tượng để củng cố chế độ, quyền hạn của công an, quân đội bao trùm cả nước, kinh tế bế tắc, môi trường sống bị đe dọa, bạo lực về hình sự lẫn dân sự xảy ra ở khắp nơi, báo chí bị ngăn cấm, sinh mạng con người trở nên mong manh hơn, tất cả đều đã xảy ra ở Indoneisa, Nam Hàn, Miến Điện cho đến Lybia, Iraq, Tunisia hay gần đây nhất là Ukraine và đang diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi quyền cai trị bị uy hiếp, những kẻ nắm quyền luôn sống trong sợ hãi và liên tục ban hành nhiều đạo luật để bảo vệ cho họ, thậm chí thỏa hiệp với ngoại bang như Trung Quốc, để giữ quyền cai trị, giữ sinh mạng và tài sản.
Những tác động gần đây sẽ khiến cho bánh xe thay đổi toàn bộ xã hội ở Việt Nam sẽ chạy nhanh hơn, vụ bắt giữ Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ là những động lực thúc đẩy những người dân nghèo bất mãn can đảm hơn, vì họ biết nếu tiếp tục im lặng, thụ động, bản thân họ, con cháu họ cũng sẽ không khác gì với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà tù và sự nghèo khó sẽ đeo đẳng họ cho đến đời con cháu của họ.
Bắt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chính quyền CSVN đã tự đóng thêm một cây đinh vào chiếc quan tài của họ, và sẽ khiến cho thời gian tồn tại của họ ngắn ngủi hơn, và hệ quả dành cho họ sẽ khốc liệt hơn, cộng đồng quốc tế có thể chưa chắc can thiệp trực tiếp được trong việc trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhưng chắc chắn họ có những cách khác khiến chính quyền CSVN phải nhượng bộ, vì cho đến thời điểm hiện tại, CSVN đã không còn gì để đổi chác ngoại trừ sinh mạng của những con người tranh đấu xã hội dân sự như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

#FreeMeNam, #FreeQuynh, #FreeNguyenNgocNhuQuynh,
11/10/2016

Blogger Mẹ Nấm bị bắt khẩn cấp

Blogger Mẹ Nấm bị bắt khẩn cấp

10.10.2016

Blogger Me Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Blogger Me Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

 

Một trong những blogger nổi tiếng của Việt Nam vừa bị bắt vì điều 88 ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’, trường hợp mới nhất trong loạt bắt bớ và tuyên án các nhà hoạt động khiến hồ sơ nhân quyền của Hà Nội tiếp tục bị lưu ý.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, bị công an khám xét nhà, thu giữ một số tài sản, và giải đi trưa nay từ nhà riêng ở Nha Trang.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Quỳnh, cho VOA Việt ngữ biết:

’11giờ rưỡi trưa nay, chúng tôi vừa dọn cơm ăn thì rất đông công an ập vào. Họ khám nhà và đọc lệnh bắt con tôi theo khoản 1, điều 88, tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’, lệnh tạm giam đầu tiên 4 tháng. Họ lấy đi điện thoại, iPad, máy vi tính, kể cả đầu ổ cứng camera an ninh của gia đình.’

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), đang cầu nguyện cho con mình sau khi blogger này bị bắt khẩn cấp. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), đang cầu nguyện cho con mình sau khi blogger này bị bắt khẩn cấp. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Blogger Mẹ Nấm bị bắt khi đang đấu tranh cho mẹ một tù nhân lương tâm được thăm gặp con mình.

Bà Lan cho hay trước khi lên xe công an, cô Quỳnh nhờ bà liên lạc với luật sư và nói rằng cô sẽ giữ quyền im lặng đến khi được gặp luật sư.

Bà Lan nói con bà bị nhắm mục tiêu trấn áp, đe dọa kể từ khi công khai thể hiện quan điểm trái chiều với nhà nước về vấn đề chủ quyền biển đảo, và lệnh bắt cô Quỳnh hôm nay có liên quan đến các hoạt động đòi xử lý minh bạch thảm họa ô nhiễm môi trường miền Trung do Formosa gây ra.

Bà Tuyết Lan:

‘Điều làm họ khó chịu nhất là con tôi đòi họ phải nói lên sự thật, phải công bố cho mọi người biết biển nhiễm độc bao nhiêu, bao giờ biển sạch. Đòi hỏi của con tôi là chính đáng cho mọi người, mà ngược lại, họ đánh con tôi, họ ép xe, họ không từ một thứ gì từ dằn mặt, dọa chết, cho tới gọi điện tới nhà hăm bắt cóc…Chúng tôi luôn phải sống trong tình trạng này từ ngày 2/9/2009 tới nay khi con tôi kêu gọi bảo vệ Hoàng Sa-Trường Sa và không khai thác bauxite Tây Nguyên.’

Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam không xa lạ với giới bất đồng chính kiến trong nước và giới bảo vệ nhân quyền trên thế giới với rất nhiều bản án hạ uy tín nhân quyền của Hà Nội.

Theo các nhà quan sát, vụ bắt giữ Như Quỳnh có thể là một tín hiệu cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đang vực dậy các điều luật bị chỉ trích lâu nay như 88 hay 79 sau vài năm tạm ngưng do áp lực quốc tế.

Một nhà vận động xã hội dân sự trong nước nói chiến thuật này của Hà Nội chẳng thể làm nao núng những tiếng nói khao khát tự do.

Anh Hoàng Dũng, thành viên phong trào Con đường Việt Nam:

‘Với những người hoạt động như chị Quỳnh, họ cảm thấy chuyện bị bắt thế này là chuyện hết sức bình thường. Tất nhiên sẽ đến, chậm hay sớm mà thôi, chẳng hạn mai mốt tôi bị bắt, tôi cũng chẳng thấy có gì lạ. Chuyện bắt bớ này chỉ sẽ dừng lại khi Việt Nam thay đổi, tức là cộng sản độc tài không còn nữa. Nhân vụ việc này, tôi nghĩ rằng những nhà hoạt động trong nước cần tiếp tục tập trung yêu cầu xóa bỏ những điều luật bất công trong Bộ luật Hình sự chuyên dùng để bắt người. Chính vẫn là thức tỉnh những người trong nước và lan tỏa tinh thần đấu tranh cho càng nhiều người càng tốt. Những áp lực bên ngoài chỉ mang tính hỗ trợ.’

Mẹ của Như Quỳnh nói nguyện vọng của bà lúc này cũng chính là trăn trở của người dân Việt Nam về một xã hội tôn trọng nhân quyền:

‘Tôi chỉ mong thế giới hãy giúp cho chúng tôi được quyền làm con người thật sự, chứ đừng bắt chúng tôi phải sống câm nín, chịu nhục nữa. Hãy cho chúng tôi được quyền nói. Chúng tôi không làm gì phạm luật hết. Những gì chúng tôi nói là ích lợi cho mọi người. Xin hãy giúp chúng tôi được làm người, được phát biểu những suy nghĩ của mình. Xin đài VOA chuyển những lời khẩn thiết của tôi đến với mọi người trên thế giới để họ biết rằng chúng tôi đang sống trong sự sợ hãi và khủng bố.’

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một thành viên chủ chốt trong Mạng lưới Blogger Việt Nam, năm ngoái được tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Civil Rights Defenders có trụ sở tại Thụy Điển vinh danh vì những đóng góp bảo vệ dân quyền, nhân quyền trong nước.

Cô bắt đầu viết blog với bút danh Mẹ Nấm từ năm 2006, dùng truyền thông xã hội để lên tiếng phản đối bất công, tham nhũng, và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Ngư dân nói gì khi tòa án Hà Tĩnh trả lại đơn kiện

Ngư dân nói gì khi tòa án Hà Tĩnh trả lại đơn kiện

Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam cùng 600 ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã đến tòa án thị xã Kỳ Anh gửi đơn kiện vào ngày 26 và ngày 27 tháng 09 năm 2016.

Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam cùng 600 ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã đến tòa án thị xã Kỳ Anh gửi đơn kiện vào ngày 26 và ngày 27 tháng 09 năm 2016.

Hình: facebook

Vào sáng ngày 08 tháng 10 năm 2016, ông Nguyễn Văn Thắng, Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh, đã quyết định trả lại 506 lá đơn của ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An về việc kiện Formosa và yêu cầu Formosa bồi thường.

Trả lại đơn kiện

Tại cuộc họp giao ban báo chí tháng 09 năm 2016, vào sáng ngày 08 tháng 10 năm 2016 ông Nguyễn Văn Thắng – Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh, đã quyết định trả lại 506 lá đơn của ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An về việc kiện Formosa và yêu cầu Formosa bồi thường. Trong 506 lá đơn thì có 296 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong đánh bắt hải sản, 137 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong sản xuất muối, 68 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong nghề sản xuất nước, 3 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về nghề nuôi trồng thủy hải sản, 2 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại nghề kinh doanh thủy sản ven biển. Tổng số tiền các hộ dân yêu cầu bồi thường thiệt hại là 56 tỉ đồng.

xem ra chính phủ và Formosa là một và chúng đang đứng về phía Formosa và quyết tâm để bảo vệ Formosa và bỏ rơi dân của mình.
– Linh mục Đặng Hữu Nam

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Thắng cho biết lý do trả lại đơn kiện của TAND tỉnh Hà Tĩnh cho ngư dân: “Việc trả lại đơn căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể tại khoản 5 Điều 189 kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh lợi ích quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm. Điểm C khoản 1 Điều 192, sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong việc này, Chính phủ đã có Quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ”

Trong quyết định bồi thường đó, chỉ có ngư dân 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế được bồi thường, còn ngư dân Nghệ An thì không được bồi thường.

Phản ứng với việc tòa án trả đơn?

Vào ngày 26 và ngày 27 tháng 09 năm 2016, hơn 600 ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã đến tòa án thị xã Kỳ Anh gửi đơn kiện, và tòa án thị xã Kỳ Anh đã tiếp nhận đơn, và họ hứa trong vòng 10 ngày sẽ trả lời cho việc những lá đơn đó có được chấp nhận hay không.

Trao đổi với chúng tôi, linh mục Antôn Đặng Hữu Nam cho biết ông không bất ngờ trước việc mà tòa án tỉnh Hà Tĩnh trả lại đơn kiện của ngư dân, nhưng ông rất buồn và phẫn nộ trước hệ thống tư pháp của Việt Nam.

LM Nam chia sẻ:

Thứ nhất khi nhận lại đơn này tôi không bất ngờ, tôi không bất ngờ không phải vì phía tôi cũng không phải phía người ngư dân là chúng tôi làm sai, mà tôi không bất ngờ bởi vì hệ thống phi pháp Việt Nam ngày hôm nay cũng như là hiện tình của nhà nước ngày hôm nay, xem ra chính phủ và Formosa là một và chúng đang đứng về phía Formosa và quyết tâm để bảo vệ Formosa và bỏ rơi dân của mình. Vì điều đó mà tôi không chấp nhận tuy tôi cũng rất là buồn và phận nỗ khi mà một lần nữa họ ninh định một điều chắc chắn rằng nhà cầm quyền này đang đứng về phía Formosa và mọi sự thuộc về Formosa.

Điều này chúng tôi đã thấy được rằng là có nhiều cái mà cơ sở này chính tòa án huyện Kỳ Anh căn cứ không đúng. Thứ nhất là thủ tướng chính phủ theo luật của các cấp chính phủ thì thủ tướng không có quyền ra quyết định như thế. Thứ hai là khoản 2 điều 307 bộ luật tố tụng nhân sự đã qui định trách nhiệm bồi thường cả vật chất cũng là trách nhiệm bồi thường trên những cơ sở vật chất hiện tình, hiện thực chứ không phải định mức ghi là thủ tướng ra quyết định. Và điều thứ ba là công ty Formosa không có ủy quyền cho chính phủ là giải quyết việc bồi thường thiệt hại cho người dân.

Và nói như vậy thì tòa án Hà Tĩnh đã lồng ghép điều này và bảo rằng nếu xét như vậy thì thứ nhất là đã có quyết định của thủ tướng về vấn đề xử lý vụ việc. Thứ hai là trong quyết định của thủ tướng đó thì cũng không nói đến những nạn nhân là những người ngư dân ở Nghệ An

Thực sự rất bất ngờ, vấn đề nó (chính quyền) trả đơn nhanh quá, kèm ra trả lời kết quả thì họ trả đơn luôn, thứ 2 tòa án thị xã Kỳ Anh không đủ thẩm quyền để thụ lý những lá đơn đó, thứ 3 bây giờ họ đang thách thức người dân.
– Chị Xoan, Kỳ Anh

Trong khi LM Nam không bất ngờ thì bà con ngư dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An rất bất ngờ và họ không nghĩ rằng, chính quyền Hà Tĩnh lại bao che cho Formosa làm khổ ngư dân như vậy.

Anh Nguyễn Quốc Phi một ngư dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An buồn bã chia sẻ:

“Dân ở đây rất bất ngờ và xôn xao về vấn đề đó”

Trước thông tin những lá đơn kiện của ngư dân bị tòa án tỉnh Hà Tỉnh trả về, thì nhiều ngư dân ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết họ rất bất ngờ với quyết định trên của tòa án Hà Tĩnh.

Chị Xoan ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh chia sẻ:

“Thực sự rất bất ngờ, vấn đề nó (chính quyền) trả đơn nhanh quá, kèm ra trả lời kết quả thì họ trả đơn luôn, thứ 2 tòa án thị xã Kỳ Anh không đủ thẩm quyền để thụ lý những lá đơn đó, thứ 3 bây giờ họ đang thách thức người dân”

Trong khi trả lại đơn kiện cho ngư dân thì tòa án tỉnh Hà Tĩnh nói rằng, ngư dân không chứng minh được thiệt hại do Formosa gây nên. Anh Phi ngư dân ở Nghệ An cho rằng, trong khi làm đơn kiện thì ngư dân ở đây đã thống kê thu nhập, thiệt hại trước và sau thảm họa đó.

“Đơn kiện thì có hết, những vấn đề trước khi hành nghề và sau khi hành nghề thiệt hại bao nhiêu thì họ đề ra hết”

Luật sư Trần Quốc Thuận cũng cho rằng, nhà nước đã nhận tiền đền bù của Formosa là 500 triệu Mỹ kim, trong khi chưa chứng minh được thiệt hại, nay ngư dân làm đơn chứng minh được thiệt hại để kiện Formosa thì tòa án lại không đồng ý, đó là điều vô lý:

“Nguyên tắc của đơn kiện theo luật dân sự, phải chứng minh mình bị thiệt hại lý do ra sao, nguyên nhân, mối quan hệ logic của vấn đề tạo ra”

Tiếp tục kiện tiếp?

LM Nam cũng cho biết bà con ngư dân ở Quỳnh Lưu sẽ tiếp tục làm đơn khiếu nại vào tòa án Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nếu tòa án Kỳ Anh tiếp tục trả đơn thì LM và bà con ngư dân ở Quỳnh Lưu sẽ gửi đơn kiện lên tòa án cao hơn.

LM Nam cho biết:

Thứ nhất là trong luật cho phép là chúng ta kháng án và chúng ta khiếu nại đó nhưng mà khiếu nại quá thì chúng ta tiếp tục đưa vào trong tòa án Kỳ Anh để chúng ta nạp lại một lần nữa. Và có thể nếu tòa án Kỳ Anh một lần nữa trả đơn không có căn cứ của pháp luật thì chúng ta có thể làm phương pháp khác tức là để đơn lên tòa án cấp cao hơn hay là đi sang viện kiểm soát.

Anh Phi khẳng định, ngư dân ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An sẽ tiếp tục làm đơn khởi kiện, vì ngay từ đầu nhà nước đã làm sai, khi chưa biết thiệt hại của ngư dân thế nào mà lại nhận tiền đền bù của Formosa, thứ 2 trong quyết định 1880 của chính phủ về đền bù cho ngư dân, thì ngư dân ở Nghệ An lại không nhận được đền bù, trong khi ngư dân ở Nghệ An cũng bị thiệt hại, cá đánh về không ai dám ăn, không ai mua:

“Đi tiếp chớ, tại vì nhà nước làm sai mà bây giờ dân đi tiếp mới được chớ. Mà vùng đánh bắt thì đánh bắt chung, Hà Tĩnh với lại Nghệ An lại càng gần lại càng thiệt hại hơn nữa”

Chị Xoan ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nói rằng nếu chính quyền không trả lời cũng như không đền bù thỏa đáng cho ngư dân thì các giáo xứ trong hạt Kỳ Anh sẽ tiếp tục biểu tình và sẽ làm đơn kiện Formosa

“Nếu nhà nước không trả lời thỏa đáng và đền bù thỏa đáng cho chúng tôi, thì những giáo xứ ở hạt Kỳ Anh này sẽ tiếp tục biểu tình khi nào nhà nước đuổi Formosa ra khỏi, trả lại ngư trường biển cho chúng tôi làm ăn. Chúng tôi sẽ làm đơn, chứ không phải không làm nhưng để xem nhà nước hỗ trợ như thế nào”

Dự luận cho rằng, việc trả lại đơn của ngư dân kiện Formosa là thêm 1 bằng chứng cho việc chính quyền Cộng Sản đang bao che, dung túng cho Formosa.

Vào chiều ngày 08 tháng 10 năm 2016 có rất nhiều công an, cảnh sát cơ động được huy động về để bảo vệ cho Formosa, vì chính quyền lo sợ sẽ có biểu tình của người dân Kỳ Anh vào ngày 09 tháng 10 như Chúa Nhật tuần trước.

về cảnh khám xét nơi ở của Blogger Mẹ Nấm.

Suong Quynh shared Phạm Lê Vương Các‘s post.
Phạm Lê Vương Các

Bản tin thời sự của đài Truyền hình An ninh tối nay đưa tin về cảnh khám xét nơi ở của Blogger Mẹ Nấm.
Trong bản tin cho biết: “Khám xét nơi ở của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cơ quan An ninh Điều tra đã thu giữ được nhiều tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội”.
Tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội mà tôi chụp lại được theo bản tin này chỉ là những tờ giấy có nội dung: “Khởi tố Formosa”; “Formosa Get Out!”; “Cá cần nước sạch, Nước cần minh bạch”.

Phạm Lê Vương Các's photo.
Phạm Lê Vương Các's photo.
Phạm Lê Vương Các's photo.
Phạm Lê Vương Các's photo.

Phạm Lê Vương Các added 4 new photos — with Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Bản tin thời sự của đài Truyền hình An ninh tối nay đưa tin về cảnh khám xét nơi ở của Blogger Mẹ Nấm.

Trong bản tin cho biết: “Khám xét nơi ở của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cơ quan An ninh Điều tra đã thu giữ được nhiều tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội”.
Tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội mà tôi chụp lại được theo bản tin này chỉ là những tờ giấy có nội dung: “Khởi tố Formosa”; “Formosa Get Out!”; “Cá cần nước sạch, Nước cần minh bạch”.

CHÍNH PHỦ NỢ CÁC LINH MỤC KỲ ANH MỘT LỜI CẢM ƠN

CHÍNH PHỦ NỢ CÁC LINH MỤC KỲ ANH MỘT LỜI CẢM ƠN

FB Nguyễn Anh Tuấn

9-10-2016

Theo dõi toàn cảnh sự kiện Formosa thất thủ vào Chủ nhật tuần trước (2/10) không khó để nhận thấy trong khi các lực lượng an ninh hoàn toàn bất ngờ, vỡ trận và rời bỏ hàng ngũ, chính các linh mục đã giữ cho đám đông không xông vào đốt trụi Formosa, dù đấy là giải pháp nhanh nhất để bà con Kỳ Anh đạt được mục tiêu “đóng Formosa – mở tương lai” của họ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu các linh mục nơi đây (đặc biệt là linh mục Trần Đình Lai) không lấy uy tín cá nhân của mình ra để giữ sự ôn hòa của đám đông?

– Formosa chắc chắn sẽ bị đốt trụi trong cơn giận dữ của cả chục ngàn người. Sau đó, người dân địa phương có thể bị dư luận coi là ‘bạo động’ song Chính phủ Việt Nam mới chính là đối tượng lãnh hậu quả nặng nề nhất, bởi lẽ, theo Thỏa thuận Bảo hộ Đầu tư Việt Nam – Đài Loan, phía Việt Nam phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền hơn 10 tỷ USD mà Formosa đã bỏ ra đầu tư.
Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách và nợ công trầm trọng hiện nay, số tiền trên sẽ là gánh nặng cực kỳ to lớn cho Chính phủ. Mà đó là còn chưa kể tới những tổn hại lớn lao khác từ hành động giả định trên đối với môi trường đầu tư, kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam.

Thế lý do gì khiến các linh mục ngăn đoàn người lại?

– Không gì khác ngoài lợi ích quốc gia. Họ hiểu rằng ngay cả khi Chính phủ đứng ra bồi thường Formosa thì cuối cùng cũng là lấy tiền từ ngân sách quốc gia, nghĩa là tiền của toàn dân.

Vậy nên, dù biết đốt trụi Formosa là cách nhanh nhất để đuổi tập đoàn này đi và cứu lấy sinh kế cho dân địa phương, song các linh mục trong trường hợp này đã vượt lên trên các lợi ích phe nhóm, đoàn thể, địa phương, để đứng trên lập trường lợi ích quốc gia trước khi ra quyết định như mọi người đã thấy trong Chủ nhật vừa rồi.

Họ đã cứu cho Chính phủ một bàn thua trông thấy.

Vậy mà, chính quyền, đã không cảm ơn các linh mục thì chớ, lại còn lệnh cho các báo đài nhà nước cùng mạng lưới dư luận viên viết hàng loạt bài tấn công các linh mục và bà con giáo dân – vừa cho thấy non kém về mặt chính trị, vừa tỏ rõ không nắm được vấn đề.

Tệ hơn nữa, chính quyền hôm qua đã chỉ đạo tòa án trả lại đơn kiện của bà con ngư dân – đồng nghĩa với việc chặn cánh cửa duy nhất còn sót lại để bà con tìm công lý trong ôn hòa.

Từ lúc này, e là chính các linh mục, dù có thiện chí đến mấy, cũng không thể giữ làn sóng phẫn nộ của nhân dân địa phương trong tầm kiểm soát được nữa.

Đã không tránh được, hẳn là sẽ dâu bể một phen vậy.

FORMOSA: SÓNG DỮ DƯỚI VẺ NGOÀI YÊN Ả

Trần Bang and 2 others shared Tin Mừng Cho Người Nghèo‘s photo.
Image may contain: sky and outdoor
Tin Mừng Cho Người Nghèo

FORMOSA: SÓNG DỮ DƯỚI VẺ NGOÀI YÊN Ả

#GNsP– Tuần trước cha Trần Đình Lai hứa sẽ quay lại Formosa. Nên hôm qua các lực lượng trấn áp đổ về formosa chuẩn bị cho kịch bản chống bạo loạn. Hôm nay trời nắng ráo, quanh khu formosa yên ắng như một khu nghĩa trang: nhà hàng đóng cửa, dân ít ra ngoài.

Hàng rào kẽm gai bảo vệ formosa trở nên vô giá trị và kệch cỡm. Chó nghiệp vụ, cscđ không được “xây xác quân thù”.
Chỉ vì coi dân là kẻ thù và “quyết tử cho formosa quyết sinh” mà đảng nên trò hề và làm hại chính mình. Trưa nay các chiến sĩ hụt hẫng vì dân không đến biểu tình. Tinh thần và thể xác mệt mỏi các lực lượng côn an tạm buông tay súng để ngủ nghỉ.

Dân ta thì đã nạp đủ năng lượng và thảnh thơi chơi “mèo vờn chuột”
“Chú phỉnh” đang đau đầu vì formosa có thể bị tập kích bất kỳ lúc nào.
Người dân không tấc sắt đang làm cho kẻ trang bị vũ khí tận răng lao lực.

Dưới Cái vẻ ngoài giả tạo đó là như thể đang ngồi trên nước sôi thôi.

Minh Nhật, GNsP

Làm Chó Cũng Khó

Làm Chó Cũng Khó

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

Tuongnangtien

Nguyễn Đình Thi qua đời cũng đã khá lâu. Những câu thơ của ông trước lúc lìa trần, tuy thế, vẫn cứ còn vương vất “chút” mùi vị “đắng cay” trong lòng người đọc:
Anh chắt cuộc đời anh chắt mãi
Chút ngọt bùi chút đắng cay
Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình…

Thôi,xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác

Vâng, nghĩa tử là nghĩa tận. Ai mà không có những lỗi lầm và (đôi lần) dối lừa khoác lác: “Chúng ta là những nhà văn, nhưng là những hạt bụi lấp lánh ánh sáng của Đảng!”

Đảng vốn rất đa nghi và rất hẹp hòi nên chưa bao giờ đánh giá nhà văn/nhà thơ (nói riêng) và cả giới trí thức (nói chung) cao qúi thế đâu. Họ chỉ được xem như đám gia nô, hay tử tế (và khi cao hứng) lắm thì là đám con cháu trong nhài. Khối kẻ cũng chỉ mong được thế:

Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhà thơ, nhà biên kịch, nguyên là lãnh đạo quản lý ngành điện ảnh VN, Giám đốc HondaFilm, tác giả tứ thơ Trái Mùa “Cây đổ lâu rồi, gió vẫn reo”, tác giả kịch bản phim truyện Canh Bạc…, trong 1 cuộc phỏng vấn của phóng viên Evan Williams đài truyền hình ABC bên Úc (lúc đó Hồng Ngát còn đương chức Cục phó Cục Điện ảnh VN), đã nêu bật một quan niệm chính quy về tương quan dân-đảng là: “Con cái không chê cha mẹ khó…” (cho nên không được hỗn hào phản biện?!).

Ảnh: Dân Luận

Trương Ngọc Ninh, nhạc sĩ, tác giả Lời Ru Chia Đôi và Biển Khát, Phó Giám đốc sở VH-TT Hà Nội, vẫn thường xuyên lặp lại trong các hội nghị về văn hóa câu châm ngôn hải đăng của Bộ VH-TT (tiền thân của TT-TT): “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo!

Ảnh: Dân Luận

Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của VN tại Liên hiệp Châu Âu (EU), Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ba Đình, Ủy viên TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, đã từng tuyên bố trong buổi họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ hồi tháng 10 năm 2004, khi bị chất vấn về tình trạng vi phạm nhân quyền ở VN, rằng:  “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.” (Đinh Tấn Lực. “Mối Tương Quan Mất Dậy” – Dân Luận 24/10/2009).

Bẩy năm sau, độc giả báo Tuổi Trẻ (số ra ngày 3 tháng 10 năm 2016)  lại có dịp xem qua về “mối tương quan mất dậy” trong việc việc xin (cho) đại học được tự chủ:

Mới đây, trong hội nghị về tự chủ ĐH, GS.TSKH Hoàng Xuân Sính – chủ tịch hội đồng quản trị của trường ĐH tư đầu tiên ở VN- đã dùng hình ảnh về quản trị gia đình thông qua câu chuyện mẹ – con để nói vế vấn đề này.

GS.TSKH Hoàng Xuân Sính nói ví von: con gái đến tuổi trưởng thành, người mẹ muốn dạy con biết quán xuyến việc nhà nên giao phần chi tiêu cơm nước cho con.

Mẹ cho con quyết định mọi thứ, chỉ có yêu cầu duy nhất: dinh dưỡng đảm bảo cho cả già lẫn trẻ. Cũng việc ấy, nhưng người mẹ khác đòi hỏi khắt khe, can thiệp vào việc của con, chắc chắn con trẻ sẽ khó khăn.

Mẹ muốn con quán xuyến thì phải chia sẻ kinh nghiệm, hạn chế áp đặt…

Dù đã có 14 trường ĐH được thí điểm hoạt động theo hướng tự chủ nhưng tự chủ ĐH vẫn còn xa vời vợi ở phía trước.

GS.TSKH Hoàng Xuân Sính – Ảnh: Việt Dũng

Ở một xứ sở mà nhà nước bao biện mọi chuyện, và lãnh đạo khắp nơi – kể cả chùa chiền, giáo đuờng, thánh thất, và cả những viện mồ côi hay viện phong cùi mà những viện đại học lại “xin được tự chủ” thì đây rõ ràng là một sự cầu xin có hơi … quá đáng, nếu chưa muốn nói quá quắt!

Giới truyền thông, xem ra, có vẻ thực tiễn hơn nhiều. Không ai dám ước mơ đến những chuyện “còn xa vời vợi” như thế. Dù thỉnh thoảng vẫn bị đôi xử vô cùng thô bạo nhưng phần lớn những người làm báo quốc doanh vẫn bằng lòng và cam chịu với hoàn cảnh, cùng thân phận của mình –  theo như cách nói ví von (“Nghề Phóng Viên Là Phải Như Con Chó Ấy”) của nhà báo Như Phong:

Sau hơn 35 năm làm báo, tôi càng ngẫm, càng thấy sao mà chí lý thế.

Trở lại chuyện ví nhà báo với con chó, thì trước hết phải nói đến những phẩm chất cao quý của con chó.

Trong các loài vật, có lẽ không có loài nào gắn bó với con người hơn con chó.

Chó trung thành với chủ, gần như tuyệt đối.

Chó tôn thờ chủ, yêu chủ bằng một tình cảm trong sáng, vô tư không bao giờ có tính hai mặt.

Chó biết vui cùng chủ và cũng biết buồn cùng chủ.

Đã có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động rơi nước mắt về những chú chó nhịn đói ngồi chết bên mộ chủ; những chú chó lăn xả vào hiểm nguy để cứu chủ; những chú chó sẵn sàng tấn công lại kẻ địch để bảo vệ chủ. Và những chú chó sẵn sàng chờ đợi chủ về ngày này qua tháng khác ở một sân ga, hay một bến tàu. Rồi chó giúp đỡ những người tàn tật trong cuộc sống thường ngày, kể cả chuyện đi chợ cho chủ, đưa chủ đi chơi…

Bất luận vào những hoàn cảnh nào, khi bị chủ mắng, thậm chí bị đánh đòn nó chỉ đau khổ cúp đuôi chui vào một xó, nhưng rồi chỉ ít phút sau nó lại ngoe nguẩy đuôi để đón chủ về.

Thế mới có câu “khuyển mã chi tình” và câu “con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”.

Điều không may là “chủ” của Nguyễn Như Phong không những đã  “nghèo” mà còn “khó” nữa. Báo Người Việt, số ra ngày 3 tháng 10 năm 2016, vừa (ái ngại) loan tin:

Không chỉ giới truyền thông chính thống mà ngay cả công chúng cũng sửng sốt khi ông Nguyễn Như Phong, cựu đại tá công an, tổng biên tập PetroTimes, bị cách chức và tờ báo điện tử này bị đình bản trong ba tháng.

PetroTimes là báo điện tử của tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN). Còn ông Phong từng là đại tá công an, phó tổng biên tập tờ Công An Nhân Dân được PVN mời về làm tổng biên tập khi PVN có giấy phép xuất bản báo điện tử.

Tuy thuộc PVN, một tập đoàn nhà nước, song dưới sự điều hành của một cựu đại tá công an, PetroTimes đã tự lãnh nhận vai trò “xung kích trên mặt trận truyền thông,” cùng các tờ Nhân Dân (của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng CSVN), Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân “tả xung hữu đột” để bảo vệ chính quyền CSVN.

PetroTimes là tờ báo duy nhất tự hạch toán (tự thu chi, không ngửa tay nhận ngân sách để duy trì hoạt động như Nhân Dân Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân) nhưng luôn luôn tiên phong trong việc chỉ trích, bôi nhọ các cá nhân, các hoạt động đòi tự do, dân chủ và cũng vì vậy mà mức độ chỉ trích PetroTimes trên mạng xã hội còn lớn hơn những cơ quan truyền thông “ăn cơm chúa, múa tối ngày.”

Mức độ “trâng tráo, nhâng nháo” của PetroTimes được xem là lên tới đỉnh khi tháng 6 vừa qua, nhân “Ngày Báo Chí Cách Mạng Việt Nam,” PetroTimes giới thiệu bài “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy” của ông Nguyễn Như Phong. Trong bài viết này, ông Phong khuyến cáo các đồng nghiệp bắt chước chó (trung thành, tôn thờ, yêu, vui buồn cùng chủ, bảo vệ chủ) vì “chó khôn nhờ chủ, nhà báo giỏi cũng nhờ chủ!”

Dẫu liên tục “đăng ký lập trường” theo kiểu như thế nhưng ngày 3 tháng 10 vừa qua, ông Phong vẫn bị cách chức, thu hồi thẻ nhà báo (một kiểu giấy phép hành nghề). PetroTimes thì bị tạm đình bản trong ba tháng.

Trong thông báo chính thức về sự kiện gây ngỡ ngàng ấy, Bộ Thông tin – Truyền thông của chính quyền Việt Nam cho biết lý do là vì PetroTimes có “sai phạm trong hoạt động báo chí” và cơ quan chủ quản đề nghị như vậy.

Vi nhân nan. Làm người quả khó, đã đành; làm chó (ở nước ta) xem ra cũng không dễ dàng chi!

ĐI MÔ CŨNG NHỚ VỀ HÀ TĨNH

ĐI MÔ CŨNG NHỚ VỀ HÀ TĨNH
 

Trong những ngày vừa qua, tin tức nóng từ miền Trung lan ra cả nước, thậm chí cả các cơ quan truyền thông nước ngoài như BBC, VOA, RFA đều đồng loạt đưa tin, đặc biệt trên mạng Facebook, tin được cập nhật từng giờ qua một vài trang mạng quan tâm đến tình hình xã hội miền Trung. Tin về người dân vùng biển chết lên chết xuống mấy tháng nay đã đành, nhưng tin nóng còn ở chỗ có những tiếng nói cất lên một cách khá bài bản, được dẫn dắt bởi các Linh Mục Công Giáo thuộc Giáo Phận Vinh.

Đáng kể có cuộc đi nộp đơn khiếu kiện tại trụ sở Tòa Án thị xã Kỳ Anh của bà con Giáo Dân Giáo Xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, con số người đi nộp đơn lên đến 600 người di chuyển trên 16 chiếc xe khách cùng với sự ủng hộ của nhiều người dân quanh vùng, đặc biệt sự tiếp đón, giúp nơi ăn chốn nghỉ của Linh Mục chánh xứ và Giáo Dân Giáo Xứ Đông Yên. Chuyến di hành trên cả trăm cây số, ngang qua nhiều Giáo Xứ Công Giáo và đã được hỗ trợ ân cần.

Tất cả được diễn ra khá trật tự, không làm cản trở giao thông, không làm xấu môi trường do xả rác và phóng uế. Trước đó tại sân nhà xứ Phú Yên, những người dân đi kiện đã được hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết của các tình nguyện viên trong trật tự. Vị Linh Mục được sự tín nhiệm của Giáo Dân đi khiếu kiện là Antôn Đặng Hữu Nam, chánh xứ Phú Yên.

Chưa đầy một tuần sau, Chúa Nhật 2 tháng 10, Linh Mục Phêrô Trần Đình Lai, chánh xứ Đông Yên đã ở bên cạnh Giáo Dân của mình cùng với hàng ngàn Giáo Dân và lương dân khác có mặt trước cổng chính và cổng phụ của Formosa lên tiếng bày tỏ ý kiến không chấp nhận Fomosa xả độc ra biển và đất của Việt Nam.

Cuộc tụ họp và lên tiếng mạnh mẽ ngay tại cứ điểm Formosa được cho là lên đến trên 10.000 người. Tuy đông như thế nhưng những hình ảnh công bố trên mạng toàn cầu là một cuộc tụ họp khá trật tự, không có bạo loạn lớn xảy ra, chỉ có một số va chạm nhỏ giữa hai bên, nhưng ngay sau đó đã ổn định lại nhờ tiếng loa của chính Linh Mục Trần Đình Lai. Người ta nghe thấy rõ mồn một lời của vị Linh Mục hướng dẫn Giáo Dân leo lên cắm cờ trên tường rào bao quanh Fomosa, không tiến vào khu đất, nhưng vang rõ lời cảnh báo: “Nếu muốn, chúng tôi sẽ tràn ngập khu đất này trong vòng 5 phút”.

Ngay sau cuộc lên tiếng tại cứ điểm gần như bất khả xâm phạm Formosa, Linh Mục JB. Nguyễn Đình Thục, Giáo Xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu, đã làm thủ tục nhận ủy quyền từ 800 Giáo Dân Song Ngọc để tiến hành khiếu kiện Formosa. Những ngày sắp tới sẽ ra sao, những vụ kiện mà người dân nghèo nắm chắc sự thật và lẽ phải sẽ ra sao?

Có những lời ra tiếng vào về những biến động tại miền Trung vừa qua, mặc cho ai xoay xở luồn lách vặn vẹo ngòi bút, những phản ứng của người dân vẫn là những phản ứng chính đáng của những con người bỗng dưng bị sự chết bao trùm cuộc đời của mình và con cháu mình, những người có trách nhiệm thì giải quyết một cách thờ ơ vô cảm đến khó hiểu.

Không thể không lên tiếng khi thời gian qua đi mà người dân vẫn từng ngày chìm trong u tối. Hãy một lần đặt chân đến vùng biển chết, hít thở bầu khí luôn có những vầng mây đen đặc quánh trên bầu trời, chạm tay vào thứ nước biển lạnh tanh không hề có sự sống, cầm ly nước uống mà biết chắc những thành phần hóa học trong ly nước ấy sẽ tàn phá cơ thể mình, và vào miệng chén cơm được nấu bằng những hạt gạo mốc đến heo cũng chê, đưa đôi đũa gắp những cọng rau mọc lên trên vùng đất nhiễm nặng những hóa chất độc hại, và nhìn những con thuyền neo bãi im lìm qua nhiều ngày tháng. Làm sao sống đây ?

Đừng bảo “các cha làm chính trị”, đừng vội khẳng định “đi tu không được làm chính trị”, đừng đưa ra nguyên tắc “địa phương nào giải quyết ở địa phương đó”. Những khẩu hiệu mộng mị đó quá lỗi thời và không che nổi sự nguy biện. Đó là những mục tử sống cùng với đàn chiên mình, chiên chết cha có còn sống không ? Đó là chi thể của mình, chân có thể bảo tay đau mặc kệ tay hay không ? Miệng có thể nói răng đau mặc kệ răng hay không ? “Không làm chính trị”, vậy mua xăng đóng thuế nuôi bộ máy quản lý xã hội có làm chính trị không ? Đi bầu cử chọn người quản lý ( nếu được chọn thật ) bộ máy xã hội có làm chính trị không ? Các anh chị em Tu Sĩ không làm chính trị theo nghĩa tham gia quyền lực, gia nhập vào đảng phái, nhưng không bao giờ được phép ngừng soi chiếu Tin Mừng vào mọi ngóc ngách cuộc sống, kể cả chính trị.

Không phải cư dân bốn tỉnh miền Trung bị nhận chìm trong sự chết, chất độc theo chân mọi thứ đang chạy lên bàn cơm của mọi người chúng ta, hãy nhìn về Hà Tĩnh mà thực hiện một phản ứng đồng cảm, đồng cảm với đồng bào ruột thịt của mình và với chính mình.

 

“Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh”, không chỉ “nhớ núi Hồng Lĩnh” và “nhớ biển rộng quê ta”, nhưng là nhớ rằng cái chết đang hoành hành ở Hà Tĩnh và lan dần đến mỗi nơi chúng ta đang ở, trên dải đất thân yêu hình chữ S này.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 6.10.2016

Ghi chú: Tựa bài là lời bài hát “Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh” của Nguyễn Văn Tý.

Tác giả:  Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Formosa thách thức sự kiên nhẫn của người Việt?

Formosa thách thức sự kiên nhẫn của người Việt?

VOA

Trà Mi

7-10-2016

Hàng chục ngàn người dân xuống đường phản đối Formosa hôm 2-10-2016

Hàng chục ngàn người hôm 2/10 đã kéo tới trước đại bản doanh của công ty Formosa ở Hà Tĩnh yêu cầu đóng cửa thủ phạm gây ô nhiễm môi trường nguy hại tại miền Trung, một sự biểu thị phẫn nộ dâng trào trong lòng dân Việt trước cách xử lý của nhà cầm quyền Việt Nam trong thảm họa sinh thái báo động này.

Biểu tình tại Việt Nam cho tới nay vẫn bị đặt ngoài vòng pháp luật và cuộc tuần hành quy tụ trên dưới 18 ngàn người bùng nổ trước sự lúng túng đối phó của nhà cầm quyền được xem là một thành công của sức mạnh quần chúng, một bước tiến mới cho xã hội dân sự trong một đất nước còn nhiều hạn chế về nhân quyền, tư pháp, quản trị, và về các quyền tự do căn bản như tự do thông tin và tự do thể hiện quan điểm.

Tạp chí Thanh Niên VOA ghi nhận cảm nghĩ, thông điệp, và nguyện vọng của một số người trẻ tham gia hành động ‘bức phá xiềng xích sợ hãi’ lần này của các cư dân trong vùng trung tâm thảm họa, gồm Trần Xuân Đoàn, cư dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh; Nguyễn Kiến Quốc và Kiên Cường tại giáo xứ Đông Yên bên cạnh Formosa, Hà Tĩnh; Hoàng Sơn, công nhân xây dựng ở Nghệ An.

Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn:

Kiến Quốc: Hơn 18 ngàn người tham gia, cả lương dân lẫn giáo dân. Nhiều người như thế là vì từ lâu Formosa đã gây nên thảm họa môi trường cho người dân sinh sống quanh đây nhưng công ty không có hành vi nào cụ thể đối với nhân dân Việt Nam, còn chính quyền thì quanh co, không đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Dân không thể chịu được nữa, nên đã đứng lên gióng lên tiếng nói của mình.

Hoàng Sơn: Mong muốn là chính quyền đáp ứng nguyện vọng nhân dân, đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam.

Kiên Cường: Quan trọng nhất là phải đóng cửa Formosa vĩnh viễn.

Trà Mi: Đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam liệu có phải là giải pháp tối ưu trong tình hình hiện nay?

Kiên Cường: Chính phủ phải chịu trách nhiệm việc này vì đã không lường trước, không tính toán được hậu quả Formosa sẽ mang lại. Chính sự điều hành không tốt làm ảnh hưởng đến người dân. Họ phải chịu trách nhiệm. Formosa ở lại Việt Nam, lợi ích không biết thế nào nhưng người dân phải chịu hậu quả hết sức nặng nề. Người ta lo sợ, bất an vì thảm họa này. Ai đến đây mới hiểu được nỗi lòng và khốn khổ của họ.

Trà Mi: Người bên ngoài cần thấy những gì từ hiện trạng trung tâm thảm họa hiện nay?

Kiến Quốc: Chính quyền phải đưa thông tin xác thực về vụ Formosa, đặc biệt về vấn đề môi trường.

Trà Mi: Những gì đăng tải trên báo chí trong nước về thảm họa này chưa xác thực ra sao?

Kiến Quốc: Chính quyền luôn chối bỏ, quanh co về trách nhiệm của họ và của Formosa. Họ không hề nhắc tới từ ‘thảm họa’ mà chỉ nói là ‘sự cố’ trong khi thực sự đây là một thảm họa môi trường rất tệ hại. Giờ có đi đánh cá cũng không còn cá để bắt, có bắt được cũng không ai dám dùng, dám mua.

Trà Mi: Bà con xoay sở mưu sinh thế nào?

Kiến Quốc: Một số người hợp nhau lại đánh bắt ở các tỉnh lân cận như Nghệ An hay Thanh Hóa, nhưng giá cả so với trước đây không bằng 1/3 và sản lượng cũng không có nhiều nữa. Một số tìm cách vào Nam kiếm việc khác để có thu nhập.

Trà Mi: Có tin nói nhà nước cũng có hỗ trợ ngư dân tại trung tâm thảm họa, sự hỗ trợ đó tới nay ra sao?

Xuân Đoàn: Nhà nước chỉ cấp mỗi nhân khẩu mấy yến gạo. Dân trong thị xã Kỳ Anh chúng tôi không còn làm được nghề gì, nghề chính là làm biển và làm muối mà giờ có làm cũng không ai mua. Từ ngày xảy ra thảm họa tới giờ rất khổ.

Trà Mi: Về tỷ lệ bồi thường nhà nước vừa ban hành, phản hồi của ngư dân ra sao?

Kiên Cường: Để đền bù thỏa đáng và đáp ứng được nhu cầu của người dân cần phải thống kê minh bạch thiệt hại của dân, của từng đối tượng. Khi người ta đến thương thảo để đền bù, người ta lại yêu cầu nhận đền bù rồi thì xung quanh khu vực Formosa không được đánh bắt trong vòng 12 hải lý. Phải đi xa hơn thì các ghe thuyền nhỏ làm sao còn cơ hội làm ăn nữa? Formosa đã bị các nước khác xua đuổi. Khi tới Việt Nam, họ quanh co với chính phủ và không muốn đối thoại với nhân dân. Lẽ ra họ phải đối thoại minh bạch, trực tiếp với nhân dân trước khi nói tới chuyện đền bù thiệt hại như thế nào.

Trà Mi: Biểu thị sự phản đối bằng cách xuống đường biểu tình, tại Việt Nam, liệu có là một giải pháp mang đến hiệu quả tốt đẹp như mong đợi?

Hoàng Sơn: Dân tập trung lại với mong muốn chính quyền đứng về phía dân.

Trà Mi: Sau cuộc biểu tình tới nay, phản ứng từ chính phủ có đáp ứng nguyện vọng đó hoặc có hứa hẹn gì không?

Hoàng Sơn: Chưa thấy ai trong chính quyền đứng ra trao đổi với dân.

Kiên Cường: Người dân phải kết hợp nhiều cách thức khác nhau. Một mặt cần phải có một cuộc chiến về pháp lý. Một mặt cần có hành động cụ thể như cuộc biểu tình 2/10 vừa rồi để cho chính quyền thấy dân cần gì, đồng lòng đến mức độ nào.

Trà Mi: Trước cuộc biểu tình này, một đoàn hơn 500 người đã nộp đơn kiện tập thể chống lại Formosa tại tòa án Kỳ Anh. Hơn 600 người cùng đệ đơn kiến nghị Quốc hội lắng nghe dân, giải quyết cho dân. Tất cả những hành động đang được thực hiện cùng lúc đó nói lên điểm khác biệt gì trong nhận thức và vai trò xã hội của công dân?

Kiến Quốc: Cho thấy đã đến lúc người ta cũng dám chấp nhận đấu tranh đòi quyền con người, quyền công dân. Chúng tôi chỉ muốn đấu tranh ôn hòa để nhà nước và lãnh đạo công ty thấy rằng ở đây chúng tôi không muốn đến phá hoại mà chỉ cảnh cáo, muốn được lên tiếng, muốn được quan tâm.

Trà Mi: Mục đích cuối cùng của các hành động này là để được lắng nghe. Trong trường hợp được lắng nghe hoặc không được lắng nghe, dự kiến sẽ có những phản ứng tiếp theo thế nào?

Kiên Cường: Họ sẽ tiếp tục lên tiếng. Không đáp ứng cho họ thì một lúc nào đó cũng có thể xảy ra những chuyện như từng thấy ở Bình Dương năm 2014. Không ai có thể lường trước.

Trà Mi: Tham gia các cuộc biểu tình rồi gặp rắc rối với chính quyền, các bạn nghĩ sao?

Xuân Đoàn: Tất nhiên có lường trước vấn đề này, nhưng điều đó không quan trọng bằng việc bản thân mình giúp ích cho người dân được chừng nào hay chừng đó, giúp họ can đảm dám đứng lên, dám nói chính kiến của mình. Một khi giải quyết được vấn đề của họ cũng là giải quyết được vấn đề cho chính mình.

Kiên Cường: Formosa là một công ty có nhiều mờ ám. Nơi đây không chỉ đơn thuần là một khu kinh tế. Có khả năng còn là một chiến lược quân sự. Họ chỉ mới hoạt động trong giai đoạn 1. Còn giai đoạn 2, 3 còn biết bao nguy hiểm nữa, huống hồ thời gian họ ở đây tới 70 năm. Người dân biết chắc là không thể sống được. Mình muốn sống, mình phải đấu tranh. Bằng mọi giá phải đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam. Với cá nhân tôi, một tôi sống, hai Formosa sống. Tôi phải đấu tranh vì đó là quyền của tôi và là tương lai của tôi nữa.

Hoàng Sơn: Em muốn mọi người phải lên tiếng. Đừng sợ đàn áp, hãy đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của đồng bào, của chính mình, của tương lai con cháu mình.

Trà Mi: Các bạn muốn nói gì với Formosa và với chính phủ Đài Loan?

Xuân Đoàn: Tôi muốn nói với họ ‘Hãy trả lại môi trường sạch cho đất nước Việt Nam.’ Tôi cũng muốn bạn bè các nước trên 5 châu góp tiếng nói để nhà máy Formosa ngừng hoạt động ngay khỏi đất nước Việt Nam.

Kiên Cường: Mong các đài truyền thông, bạn bè quốc tế, và các bạn trẻ trong-ngoài nước hướng về quê hương, dân tộc và có tiếng nói chung để xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh, đặc biệt phải hướng tới môi trường vì ảnh hưởng môi trường không chỉ tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh, mà ảnh hưởng toàn dân tộc, toàn quốc gia, và thậm chí cả trên thế giới. Mong tất cả mọi người hướng về, ủng hộ cuộc đấu tranh của chúng tôi vì đây là cuộc đấu tranh lâu dài và khó khăn, một cuộc đấu tranh bất bạo động. Vì vậy, xin mọi người giúp đỡ chúng tôi.

Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã dành thời gian cho đài VOA trong câu chuyện hôm nay.

Tranh chấp đất đai vẫn là vấn đề phức tạp tại Việt Nam

Tranh chấp đất đai vẫn là vấn đề phức tạp tại Việt Nam

Thanh Trúc, RFA
2016-10-07

Người dân thôn Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm ngoại thành Hà Nội biểu tình đòi đất tháng 09/2010.

Người dân thôn Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm ngoại thành Hà Nội biểu tình đòi đất tháng 09/2010.

File photo

Tranh chấp đất đai tại Việt Nam: một vấn đề dai dẳng và phức tạp

 03:44/07:23

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài nguyên Môi trường, Việt Nam có tỷ lệ khiếu kiện đất đai 70% trong tổng số đơn từ khiếu nại nói chung, cán bộ vi phạm về đất đai càng ngày càng nhiều trong lúc người có nhiệm vụ giải quyết thì lại thiếu tinh thần trách nhiệm.

Đây là vấn đề mà người quan tâm và am hiểu tình hình trong nước cho là khó có thể giải quyết.

Khiếu nại, tố cáo của dân

Hôm thứ Tư 5/10 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình lên Chính phủ và Quốc hội bản báo cáo về công tác giải quyết đơn khiếu nại và tố cáo của dân liên quan đến lãnh vực quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn 2012-2016.

Nguyên nhân dẫn tới việc tố cáo và khiếu kiện đất đai của các cấp chính quyền đã được Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thảo luận tại một phiên hộp trước đó.

Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông nói với Đài Á Châu Tự Do:

“Quốc hội Việt Nam cũng đã nhiều lần sửa đổi Luật Đất Đai, tuy nhiên do các nhóm lợi ích chi phối nên từ luật pháp đến thực thi có nhiều trở ngại và vướng mắc làm cho người dân bất bình. Chúng tôi theo dõi thấy là sau mỗi lần thay đổi pháp luật thì tình hình khiếu kiện cũng đỡ hơn, hợp lý hơn.

Bây giờ chỉ còn cái là sự vận dụng thực thi pháp luật  của chính quyền các cấp còn những cái bất công, chưa hợp lý, vì thế còn rất nhiều người khiếu kiện.

Với lại cái hướng dẫn thực thi ở Việt Nam thường người ta chỉ dựa vào nghị định hay thông tư để thực hiện mà quốc hội lại không giám sát được các vi phạm pháp luật.

Cho nên chúng tôi nói là họ lợi dụng những sơ hở của pháp luật để thực hiện lợi ích nhóm là chỗ đó.”

Báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường cho thấy khiếu kiện hành chính về đất đai chiếm tới 70% trong tổng số các đơn khiều nại trên toàn quốc. Trong tỷ lệ 70% này, hết 30 cho đến 40% là đơn khiếu nại việc thu hồi đất và việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Cán bộ vi phạm ngày càng nhiều

Vẫn theo báo cáo này, so với trước thời điểm Luật Đất Đai 2013 có hiệu lực, những đơn khiếu nại đối với quyết định, trình tự, thủ tục thu hồi đất có giảm đi thế nhưng đơn khiếu nại về giá bồi thường và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại tăng lên.

Bên cạnh đó, các đơn khiếu nại còn tập trung vào một số vấn đề như tranh chấp, đòi lại đất cũ.

Tỷ lệ đơn thư người dân tố cáo cán bộ vi phạm pháp luật đất đai đang tăng cao, là điểm đáng lưu ý mà Bộ Tài nguyên Môi trường nêu ra.  Đó là chuyện lợi dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm ruộng đất của dân, chuyện ăn chia đất đai, chuyện giao đất hay cho thuê đất không đúng đối tượng, không đúng qui hoạch và không đúng mục đích sử dụng.

Ngày càng phức tạp, gay gắt

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường, từ 2005-2007 mỗi năm trung bình có 10.000 lượt đơn khiếu nại đất đai được gởi đến bộ. Từ 2008-2011 trung bình 6.000 lượt đơn. Từ 2012 đến nay trung bình mỗi năm là 4.000 lượt đơn.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, một đảng viên cộng sản, cựu trưởng Ban Dân vận Trung ương, cho rằng mặc dù số lượt đơn khiếu nại tố cáo ngày càng giảm  nhưng đất đai vẫn tiếp tục là vấn đề phức tạp và càng ngày càng gay gắt hơn:

“Bởi vì đường lối và chính sách của đảng cộng sản về đất đai, về chủ quyền, về sở hữu nó dẫn đến những bức xúc và đau đớn cho xã hội, cho dân nhiều chục năm nay. Đây là vấn đề chưa có cách gì giải quyết được

Quan niệm đất đai là công hữu thuộc quản lý nhà nước, do nhà nước đại diện và chủ sở hữu. Nhưng nhà nước là ai, là một nhóm người thay phiên nhau trong bộ máy chính quyền.

Đội ngũ cán bộ công chức ấy họ  qui ra hai tính chất. Tính chất nông nghiệp của đất đai thì  qui thành giá rất bèo, sau đó họ tước đoạt, họ chiếm lấy đất ấy họ biến thanh tính chất công nghiệp để làm đô thị, nhà máy rồi phân lô để bán.

Cũng mảnh đất ấy trong tay người nông dân thì giá thấp, sang tay bọn này thì giá cao lên, tội gì mà không chia chác. Cho nên vấn đế là dân bức xúc, khiếu kiện, thưa đòi vẫn tiếp diễn nếu vẫn giữ nguyên quan điểm đất đai như hiện nay.”

Dưới mắt nhà báo độc lập Trần Ngọc Quang, khiếu kiện hoặc tranh chấp đất đai giữa dân với chính quyền không phải là chuyện có thể coi thường:

“Quyền lợi của dân trong sử dụng  đất là sở hữu cơ bản đầu tiên của tất cả mọi sở hữu khác. Thực ra chế độ cộng sản không có quyền sở hữu ruộng đất. Cho nên mâu thuẫn chính của đời sống xã hội là cái mâu thuẫn về đất đai.

Những thông tin về các vụ khiếu kiện thực chất là khiếu kiện về đất đai thôi, nó là quyền lợi sát sườn, sống còn của mỗi một con người. Mọi sự xáo trộn trong xã hội đều liên quan đến đất đai.

Bởi vì  4 cấp chính quyền cộng sản, từ trung ương đến cấp tỉnh đến thành phố, quận huyện cho đến xã phường thì  từ xã phường đấy các mâu thuẫn xã hội nẩy sinh từ mâu thuẫn đất đai. Chính thể chế chính trị đã sinh ra những mâu thuẫn như thế.”

Cán bộ thiếu trách nhiệm

Bộ Tài nguyên Môi trường còn đề cập đến sự thiếu trách nhiệm của những  cán bộ có nhiệm vụ tiếp dân để giải quyết đơn khiếu nại, rằng những cán bộ này không quan tâm đến quyền và lợi ích chính đáng của dân, hoặc là có chủ ý không trong sáng nên giải quyết vụ việc không được khách quan, chính xác.

Và chính vì  những lẽ đó nên người dân dân đã không hài lòng mà tiếp tục khiếu nại.

Kết  luận của Bộ Tài nguyên Môi trường được nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nhận xét như sau:

“Bây giờ họ đỗ cho những người thụ lý ở dưới không dám giải quyết, không phải đâu. Vấn đề là có giải quyết cũng không xong là vì cái luật lệ nó nhùng nhằng như thế.

Đây là vấn đề của chế độ chứ không phải là của một nhóm người cấp dưới thụ lý hồ sơ mà không chịu giải quyết.  Cái chính là cả quốc hội này, cả cái ban lãnh đạo đảng không quan niệm đúng cũng không có chính sách đất đai cho nó tử tế đàng hoàng.

Nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn, cũng là người hoạt động dân chủ, nói rằng đơn khiếu kiện đất đai thì vô số nhưng  được cứu xét giải quyết hay không là một chuyện khác:

“Báo cáo của  Bộ Tài Nguyên Môi Trường, trình lên chính phủ và công luận  mang tính chất lừa mị dân, không  chính xác.

Tôi có thể dẫn chứng là vì các  dự án thu hồi đất của nhà nước để cung cấp cho công nghiệp. Chính sách thì chưa thay đổi, bản thân nhà nước cũng phải thừa nhận có bất cập và chậm so với thực tế cho nên tình hình khiếu kiện tiếp tục gia tăng.

Một  khía cạnh khác là khiếu kiện tập trung đông người về các thành phố như Hà Nội hay Sài Gòn đã ít đi bởi vì những người khiếu kiện lâu năm, thậm chí hàng chục năm, đã mệt mỏi,  nhiều người đã chết trên quãng đường đi kiện.

Thí dụ trường hợp ông Võ Văn Nghệ ở Thanh Hóa hay nhà sư Thích Đàm Bình mới đây, đã khiếu kiện 10 năm, 20 năm và bây giờ bỏ mình trên đường đi tìm công lý mà không được giải quyết.

Điểm thứ hai là nhiều người khiếu kiện đã cạn kiệt tiền bạc,mòn mỏi về sức khỏe, mấy hết kiên nhẫn nên họ cũng bỏ cuộc rất là nhiều.  Cho nên trong báo cáo họ nói giảm là phải hiểu theo nghĩa đó.

Còn hoàn toàn tình trạng dân oan khiếu kiện hiện nay tôi thấy nhà nước cộng sản Việt Nam chưa giải quyết được bao nhiêu cả. Bộ máy nó vẫn ù lì nó vẫn trì trệ như bao năm nay.”

Thống kê của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường còn cho thấy số lượng đơn thư của dân để tố cáo cán bộ, tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Đất Đai tăng từ 4,43% năm 2012 lên thành 18.26% năm 2015 và 15,97% trong  6 tháng đầu năm 2016.

Bố đẻ Trịnh Xuân Thanh nhìn nhận là chủ biệt phủ triệu đô

Bố đẻ Trịnh Xuân Thanh nhìn nhận là chủ biệt phủ triệu đô

Nguoi-viet.com

Ông Trịnh Xuân Giới nhìn nhận là chủ biệt phủ hoành tráng trên đỉnh Tam Đảo. (Hình: Dân Trí)

HÀ NỘI (NV) – Ông Trịnh Xuân Giới, bố đẻ Trịnh Xuân Thanh, thừa nhận biệt phủ trị giá nhiều triệu đô trên đỉnh núi Tam Đảo là của công ty Mai Phương do ông làm chủ.

Hôm Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016, tờ Dân Trí đưa tin về cuộc nói chuyện giữa báo này với ông Trịnh Xuân Giới qua điện thoại. Ông Giới nhìn nhận căn biệt thự có giá nhiều triệu đô la tọa lạc tại vị trí phong thủy đắc địa của đỉnh núi Tam Đảo hiện đang là tài sản đứng tên công ty Mai Phương.

Ông Giới được dẫn lời nói: “Căn biệt thự này vẫn đứng tên công ty Mai Phương nhưng do người khác điều hành.” Ông từ chối gặp mặt trao đổi trực tiếp với nhà báo mà chỉ nói rằng: “Nếu phóng viên muốn có tư liệu gì thì đến gặp cơ quan điều tra.”

Hiện ông Trịnh Xuân Thanh đang bị nhà cầm quyền CSVN truy nã từ ngày 15 tháng 9, 2016 mà một số tin tức từ Việt Nam nói ông ta đã biến mất khỏi Việt Nam từ ngày 16 tháng 9, 2016. Trong cuộc tiếp xúc với cử tri ở Đà Nẵng mà ông cũng là “đại biểu quốc hội,” ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính Trị, Thường Trực Ban Bí Thư Trung Ương của đảng CSVN nói là “Trịnh Xuân Thanh đã bay qua Châu Âu.”

Ông Trịnh Xuân Thanh đích thực đang ở nước nào, không thấy ai nói, chỉ thấy ông chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên là bộ trưởng Công An, dọa rằng “có trốn đi đâu, có trốn ra nước ngoài 5-7 năm cũng sẽ bị bắt và đưa ra xét xử.” Ông Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố cùng một số người nữa về nghi vấn tham nhũng, thất thoát số tiền khoảng hơn 3,200 tỷ đồng khi ông là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC), một công ty thành viên của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam) thời ông Đinh La Thăng còn là chủ tịch HĐQT tại đây.

Tam Đảo là khu nghỉ mát có từ thời Pháp thuộc với thời tiết khí hậu mát mẻ phù hợp với nghỉ dưỡng và được ví với Đà Lạt ở miền Nam. Còn ông Trịnh Xuân Giới, theo truyền thông tại Việt Nam, từng là cựu ủy viên Trung Ương Đảng, phó Ban Dân Vận Trung Ương của đảng CSVN.

Theo một bài viết trên báo Tiền Phong hôm 18 tháng 9 kể về cuộc gặp gỡ với ông Trịnh Xuân Giới sau khi Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, báo này mô tả ông Trịnh Xuân Giới như một người liêm khiết, giản dị dù đang sống trong một căn biệt thự ở khu dân cư Ciputra Tây Hồ, là vị trí đắc địa nơi quần cư của dân thượng lưu ở Hà Nội.

Trong bài viết có tựa là “Biệt thự tuyệt đẹp trên đỉnh Tam Đảo và bóng dáng Trịnh Xuân Thanh,” báo Dân Trí hôm 6 tháng 10, nói rằng người dân ở thị trấn Tam Đảo hầu như ai cũng biết đến ngôi biệt thự tuyệt đẹp trên đỉnh Tam Đảo mà họ vẫn quen gọi là “tòa nhà dầu khí.” Khi vụ việc về Trịnh Xuân Thanh om sòm trên báo chí, mạng xã hội, nó càng được chú ý hơn bởi, nhiều người đã thấy ông Thanh đã nhiều lần đến nghỉ, đãi tiệc bạn bè ở tòa nhà này.

Vẫn theo báo Dân Trí, căn biệt thự nằm trên một diện tích đất có thể lên tới hàng ngàn mét vuông. Tòa nhà này có thế tựa lưng vào vách núi, phía trước trông xuống thị trấn Tam Đảo và có tầm nhìn rất xa.

“Tòa nhà này gồm 3 tầng, được thiết kế theo phong cách Châu Âu, nhiều cửa sổ rộng, lắp đặt bao quanh bằng những tấm kính lớn, dày, trong suốt. Mặt cầu thang, nền nhà đều được ốp gỗ. Trên tầng 3 có một bể bơi lớn, thiết kế đẹp mắt. Cách không xa là phòng khách rộng rãi, nội thất sang trọng và gần đó, có phòng ngủ, và một phòng lớn là phòng chiếu phim 3D của gia chủ.”

Con “bán” biệt thự cho cha?

Báo Dân Trí dẫn lời ông Trần Quang Thà, phó chủ tịch thị trấn Tam Đảo cho biết, “Trước đây khoảng 6 năm, công ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Kinh Bắc mua lại mảnh đất mà hiện có tòa nhà trên từ công ty Preprimex, sau đó vào năm 2012, công ty này lại bán lại cho công ty TNHH Mai Phương.”

Theo báo Dân Trí, công ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Kinh Bắc (PVC-KB) có trụ sở ở thành phố Bắc Ninh lại là công ty “con” từng trực thuộc Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí (PVC) mà ông Trịnh Xuân Thanh khi đó đang làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị.

Theo lời một giới chức PVC-KB được báo Dân Trí dẫn lời thì vào thời điểm 2012 công ty này đã bán lại cho công ty TNHH Mai Phương.

Ông Trịnh Xuân Giới, bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh. (Hình: Tiền Phong)

Ông Trịnh Xuân Giới, bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh. (Hình: Tiền Phong)

Một điều “bất ngờ,” theo báo Dân Trí, “chủ tịch của công ty TNHH Mai Phương chính là ông Trịnh Xuân Giới, nguyên phó Ban Dân Vận Trung Ương, cha đẻ của ông Trịnh Xuân Thanh, người đã được xác nhận, vượt biên, trốn thoát sang Châu Âu và hiện nay đang bị cơ quan điều tra, Bộ Công An phát lệnh truy nã.”

Về giá tiền bán căn biệt thự này cho công ty Mai Phương, được giới chức PVC-KB cho biết: “Khi đó chúng tôi bán được với giá 28 tỷ đồng, bằng giá lúc trước chúng tôi đã mua. Thực sự chúng tôi rất mừng và đây là phi vụ thành công vì lúc đó thị trường bất động sản đóng băng, việc mua bán rất khó khăn. Ở thời điểm bán, chúng tôi gần như chưa làm được gì ở mảnh đất này (rộng 3,400 m2), chủ yếu mới san gạt mặt bằng tạm thời.”

Vẫn theo báo Dân Trí, “Về thông tin ngôi nhà này từng được rao bán với giá 52 tỷ đồng, ông này cho rằng, mức giá thực tế có thể cao hơn rất nhiều bởi vì khu nhà này có vị trí phong thủy rất đặc biệt, đã được đầu tư lớn, hơn nữa, giá vật liệu, thiết bị vận chuyển lên tận đỉnh Tam Đảo để xây dựng là rất đắt đỏ.”

Báo Dân Trí nói rằng, ông Trịnh Xuân Thanh thường xuyên lên, nghỉ ở đây như với vai trò của chủ nhà. Theo như lời của chủ nhân ngôi nhà nói với khách thì tòa nhà này, được đầu tư lên tới hàng chục tỷ đồng và tổng giá trị của nó (bao gồm cả giá trị tiền sử dụng đất) xấp xỉ 100 tỷ đồng.”

Biệt thự thực sự của ai?

Theo báo Dân Trí, mặc dù tòa nhà trên từng được coi là tài sản của công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới làm chủ tịch nhưng đã có nghi ngờ đặt ra đó chính là tài sản của ông Trịnh Xuân Thanh, do ông này bỏ tiền ra mua và đầu tư, xây dựng.

Tuy việc xác minh của nhóm phóng viên Dân Trí tại tòa nhà trên, khối tài sản này đang do một người có biệt danh là D.T quản lý, nhưng nhà cầm quyền thị trấn Tam Đảo lại không xác nhận điều này vì trên giấy tờ, nó vẫn thuộc về công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới là chủ tịch.

Báo Dân Trí dẫn lời các giới chức thị trấn Tam Đảo cho hay, “Hiện cơ quan chức năng yêu cầu chính quyền địa phương không làm thủ tục để cho phép thực hiện giao dịch với tòa nhà, khu đất này, chờ kết luận điều tra.”

Theo báo này thì có nhiều câu hỏi đặt ra. Như tòa nhà trên thực tế có phải là tài sản thực của ông Trịnh Xuân Thanh, nhờ ông Trịnh Xuân Giới đứng tên? Nguồn tiền đầu tư có phải do tham nhũng mà có?

Và rằng “có phải do lường trước khả năng bị khởi tố, ông Trịnh Xuân Thanh cách đây vài tháng đã có dấu hiệu bán tòa nhà này, tẩu tán tài sản để chạy ra nước ngoài?” (KN)