Ngoại trưởng Mỹ: Không còn ‘tàn dư cộng sản’ ở Việt Nam

Ngoại trưởng Mỹ: Không còn ‘tàn dư cộng sản’ ở Việt Nam

Nguoi-viet.com

Ngoại Trưởng Kerry phát biểu tại cuộc hội thảo về môi trường biển tại Washington DC ngày 15 tháng 9, 2016 vừa qua. (Hình: Getty Images)

PALO ALTO, California (NV) – Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry cho rằng không còn chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam hiện nay, mà đó chỉ là một xứ độc tài đảng trị nhưng theo đuổi chủ nghĩa tư bản “cuồng nhiệt.”

Hôm Thứ Hai vừa qua, Ngoại Trưởng John Kerry đến vùng “thung lũng điện tử” của California tham dự một cuộc hôi thảo bàn tròn về an ninh mạng cũng như vai trò của Internet đã và đang làm thay đổi thế giới, do tổ chức Virtuous Circle mời ông làm diễn giả.

“Tôi đã chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam và chúng ta đã đến đó để ngăn chặn nơi này bị cộng sản hóa và chúng ta đã thiệt hại hơn 58,000 sinh mạng trong một nỗ lực kéo dài 10 năm, một cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cách mà chúng tôi làm bằng cách bình thường hóa quan hệ mà tôi và ông John McCain cùng bắt tay nhau khởi xướng, gỡ bỏ cấm vận gồm cả thương mại và bây giờ không còn tàn dư Cộng Sản Chủ Nghĩa (ở Việt Nam) vốn chỉ là một lý thuyết kinh tế và kế hoạch.”

Ông John Kerry nói trong buổi hội luận nói trên như thế và cho rằng Việt Nam hiện chỉ là một nước hăm hở đuổi theo tư bản chủ nghĩa mà trong đó người dân tiếp cận được với Internet.

Ông Kerry nhìn nhận rằng nước Việt Nam bây giờ vẫn còn là “một nước độc tài độc đảng và vẫn còn đàn áp nhân quyền bên cạnh những vấn đề khác.” Tuy vậy, theo ông “theo thời gian, nó đang có dấu hiệu thay đổi.”

Ngoại Trưởng Kerry từng quay lại Việt Nam nhiều lần từ khi còn là một nghị sĩ và cả khi ông mới nhận ghế ngoại trưởng không bao lâu. Hồi tháng 5 vừa qua, ông cũng tháp tùng Tổng Thống Barack Obama đến Việt Nam.

Ông John Kerry là một trong những người có vẻ tin tưởng rất nhiều vào sự thay đổi dân dần tại Việt Nam dù trong thực tế chế độ Hà Nội vẫn sử dụng hệ thống công an đàn áp nhân dân dưới nhiều hình thức.

Ngày 28 tháng 9, 2016 vừa qua, phát biểu tại hát biểu tại Trung Tâm Wilson, Washington DC, ngoại trưởng Mỹ khi bênh vực cho Hiệp Ðịnh Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ông nêu ví dụ Việt Nam, rằng những gì đang diễn ra tại đây là “không thể tin được.”

Theo ông, nếu không thông qua Hiệp Ðịnh TPP sẽ không chỉ gây tổn hại cho hoạt động thương mại của Mỹ, mà còn là cơ hội khuyến khích các đối thủ của Mỹ như Trung Quốc và Triều Tiên lấn tới, trong khi các các đồng minh và đối tác khu vực hoài nghi quyết tâm của Mỹ.

Mới ngày 4 tháng 10, 2016 vừa qua, khi đến Brussels, Bỉ, ngoại trưởng Mỹ đã lạc quan cho rằng Hiệp Ðịnh Ðối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ “nâng các tiêu chuẩn” tại Việt Nam. Dịp này ông cũng đã cho rằng, “Cộng Sản là một lý thuyết kinh tế, và bạn không thấy một chút hơi thở của chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam.”

Vậy là guồng máy tuyên truyền của nhà cầm quyền lâu nay đang cố gắng bịp nhân dân Việt Nam, khác với những gì ông Kerry nhìn thấy? (TN)

Quảng Bình ngập nặng, 5 người chết và mất tích!

From:  Trần Bang
Quảng Bình ngập nặng, 5 người chết và mất tích!

Trước tiên xin chia buồn với những mất mát của người dân Quảng Bình, với những gia đình có người thân bị chết và mất tích trong trận mưa lũ ngày 14/10/2016!

Đường HCM trước khi đổ tiến vào làm thì nói rất hay, là đường tránh Bắc – Nam khi QL1 khi bị ngập, lụt, hay bị sự cố, nay chính HCM bị ngập lụt, hư hỏng không lưu thông được…
Chính quyền đã ném tiền vào dự án đường HCM thành một dự án lãng phí, ít xe đi lại, khi đi thì hay bị tai nạn do đèo dốc nguy hiểm, tác dụng thay thế cho QL1 khi bị tắc do lũ lụt, hay sự cố cũng không đạt yêu cầu.
Trong khi đó đường xá gần khu trọng điểm kinh tế, lượng hàng hóa, xe cộ lưu thông nhiều, thường xuyên bị tắc nghẽn như xung quanh TPHCM, hay QL1 Bắc Nam cần mở rộng, nâng cấp thì không được đầu tư đúng mức ( từ thời điểm đầu tư cho đường HCM).

Đường HCM chỉ có tác dụng giúp hoàn thành vượt mức kế hoạch phá rừng của lâm tặc, và cũng chính vì phá rừng nhanh nên hậu quả là lũ lụt tàn phá như hôm nay.

http://vietnamnet.vn/…/quang-binh-ngap-nang-5-nguoi-chet-va…

Image may contain: sky, tree, house, plant, outdoor and nature

Mắt bão đã xuất hiện?

Mắt bão đã xuất hiện?

Cánh Cò, viết từ Việt Nam
RFA

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng nhiều lần công khai phản đối công ty Formosa gây ra thảm họa môi trường tại miềnTrung Việt Nam.

Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng nhiều lần công khai phản đối công ty Formosa gây ra thảm họa môi trường tại miềnTrung Việt Nam.

File photo

Mấy ngày nay cái tên Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức Mẹ Nấm gần như thay thế cho mọi thứ đang dẫn đầu từ khóa (keywords) trên mạng Internet. Người ta gọi nhau, viết những dòng status phản đối mạnh mẽ, trạng thái vừa phẫn uất vừa nghẹn lời với hoàn cảnh của bà mẹ đơn thân với hai con còn quá nhỏ.

Không ít người tự đứng vào hàng ngũ có tên “Chúng ta là Mẹ Nấm”. Không ít người trước đây xích mích với chị bỗng nhìn lại mình và bày tỏ sự tiếc nuối cho thời gian đã qua.

Người ta đang đối xử với chị như người thân, bất kể cá tính thẳng thắn và bén như dao chưa bao giờ làm cho Như Quỳnh cúi đầu trước chế độ hay ngay cả với bạn bè đồng sự.

Hệ lụy từ vụ bắt Mẹ Nấm

Bắt Mẹ Nấm có kết quả đầu tiên là như thế: thay vì đánh tan đám đông, chế độ quần tụ đám đông và làm cho nó có tiếng nói chung khác với trước khi Mẹ Nấm bị bắt.

Hệ lụy nào cũng có nguyên nhân của nó. Nếu bình thản nhắm mắt cho bộ não quay lại tất cả mọi chuyển biến từ vài tháng qua người ta sẽ thấy chưa khi nào chế độ lo sợ và rối loạn như hiện nay.

Trước nhất là sự thua cuộc của phe Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù tạm nuốt nhục để giữ sĩ diện và tài sản nhưng vẫn bị phe đương quyền truy bức sau khi đã củng cố quyền lực và bước cuối cùng là nắm luôn Đảng Ủy Công an Trung ương, một vị trí có khả năng khống chế mọi cuộc nổi loạn từ người dân hay từ những âm mưu chính trị của những con bài cuối cùng đã bị đá ra khỏi hệ thống.

Nhưng Việt Nam vẫn còn may mắn trong cơn hấp hối, dòng tiền Trung Quốc bỏ ra cho Formosa đã phơi bày đến từng chi tiết sau khi thảm họa do nó gây ra làm sự chịu đựng của người Việt bùng vỡ.

Người dân không còn sợ chế độ, hàng chục ngàn người biểu tình, hàng triệu dân chúng bốn tỉnh miền Trung tuy chưa chung sức nhưng trong thâm tâm đã hòa cùng và đồng cảm bởi hàng chục ngàn người kia đang nói lên tiếng nói cho họ, tiếng nói của những người bị áp bức.

500 triệu đôla nói là tiền Formosa bồi thường được ông Thủ tướng thay mặt chế độ nhận lấy như một bó hoa nhựa chào mừng do Formosa trao tặng ngay sau khi ông công du Trung Quốc trở về đã làm sự phẫn nộ của người dân tràn bờ.

Chế độ loay hoay cố tháo bớt sợi giây thòng lọng nhân dân tệ xiết chặt khi Tôn Hoa sen tiếp tục nhận tiền Trung Quốc tính chuyện chặt Cà Ná làm đôi bởi dự án thép bẩn thỉu và vô lương.

Chế độ úp mở không ừ không lắc, họ đang đặt người dân Ninh Thuận trên chiếc thuyền thúng bất an giữa những ngày bão táp.

Cách ứng xử gia trưởng của đảng cầm quyền cộng với những cái đầu chỉ biết gật trong Bộ chính trị dĩ nhiên sẽ xuất hiện người chống đối. Với chế độ, chống đối bằng bất cứ cách nào cũng là mối lo cho sự cai trị.

Những con số 258, 88, 79 lại được mang ra bỏ vào lọ xóc lên như con bạc trong lúc khát nước và hết vốn, con số nhảy ra thế nào thì con bạc đánh tiền vào tụ ấy trong lúc hoang mang giãy dụa.

Và con số 88 rớt ra giữa chiếu bạc cho blogger Mẹ Nấm.

Ứng phó với khủng hoảng?

Trên thế giới hiện nay chưa có nước nào đánh bạc mà tiền vốn được tình trên người dân của mình như Việt Nam. Cách ứng phó khủng hoàng chính trị của Hà Nội luôn luôn làm cho thế giới ngạc nhiên vì không giống với bất cứ ai.

Tàn ác thua Bình Nhưỡng, lưu manh thua Trung Quốc, ngu xuẩn kém vài nước Phi Châu, thậm chí lì lợm và côn đồ trắng trợn thua xa Duterte của Philippines, nhưng nếu nói về lật lọng trong ngôn ngữ thì Việt Nam không hề thua bạn bè cùng khối.

Mẹ Nấm bị bắt với con số 88 không những làm cho người Việt hiểu chuyện phẫn nộ, nó còn làm cho các định chế chính phủ trên thế giới bất mãn.

Trước tiên là Châu âu, rồi Đặc ủy Nhân quyền Liên bang Đức, Rồi Hoa Kỳ và tiếp theo hầu như các nước dưới thể chế dân chủ có quan hệ ngoại giao với Việt Nam đều có thư phản đối.

Những lá thư nhẹ nhàng này không giống như lúc trước khi mà Việt Nam còn đu trên sợi giây nhân quyền nhằm vuốt ve sự bất mãn của quốc tế.

Người ta không khó để nhận ra hiện tình hôm nay không cho phép Hà Nội chọn cách đi hai hàng, họ không còn con đường nào khác phải chọn một và chỉ một mà thôi.

Họ chọn Trung Quốc.

Bởi không chọn Trung Quốc thì ngay lập tức Formosa sẽ là những chiếc đinh đóng nắp quan tài cho chế độ. Bao nhiêu tiền lại quả cho các dự án thép họ đã nhận. Bao nhiêu hoa hồng khi trung gian cho Trung Quốc xuất khẩu thép nay đã lộ hàng và chờ ngày ôm trọn sự trừng phạt nếu không dựa vào Trung Quốc thì dựa vào ai?

Bắt Như Quỳnh là cách mà Bộ công an tin là sẽ giúp ông Nguyễn Phú Trọng bớt nhức đầu trong giai đoạn rối rắm hiện nay.

Thế nhưng sự bắt bớ nào cũng làm cho đối phương có hai kết quả khác nhau tùy nhân thân và yếu tố chính trị của họ. Thứ nhất, vô hiệu hóa hành động của người này vì không còn tự do phát biểu như khi còn ở ngoài. Thứ hai, cảnh cáo những người còn lại nếu không muốn vào tù bởi những con số khác.

Trả lời cho ý đồ thứ nhất: Một người nổi tiếng như Mẹ Nấm ngồi trong tù vẫn sẽ tiếp tục phát biểu những lời mạnh mẽ và hùng hồn nhất. Chị đã có mục tiêu bởi các tấm bàng mà công an tịch thu tại nhà: Bảng tóm tắt hơn 30 vụ công an giết người trong đồn. Những biểu ngữ chống Formosa. Mục tiêu ấy nay đã được công an đóng dấu cho phép lưu hành trên toàn thế giới.

Biểu tượng cho một biến cố?

Lịch sử đã chứng minh rằng lời nói của người bất đồng chính kiến trong tù luôn có sức mạnh gấp trăm lần khi đang ở bên ngoài. Hãy nhìn Trần Huỳnh Duy Thức hôm nay so với trước khi anh bị kết án thì sẽ thấy.

Tấm gương bà Aung  Shan Suu Kyi còn đó, mặc dù bị quản chế 17 năm nhưng không có lúc nào nhân dân Miến Điện quên tới bà. Họ âm thầm làm theo những gì bà truyền đạt ra khỏi nơi quản thúc. Những người đồng chí trong đảng của bà đã tận tâm truyền cái quyền lực âm thầm ấy làm nên một Miến Điện bây giờ.

Ý đồ thứ hai: Có ai sợ hãi sau khi Như Quỳnh bị bắt? Sự thật rành rành ra đó: Người ta công khai tên tuổi của mình khi ủng hộ Như Quỳnh. Hàng trăm blogger như được đánh thức qua sự bắt bớ này và họ đang tập trung lại dưới con số 88.

Mắt bão đã xuất hiện và Mẹ Nấm là nguồn lực thúc đẩy cho một biến cố không ai biết trước. Bão sẽ nổi lên và bão sẽ cuốn phăng đi tất cả những toan tính, âm mưu kể cả xem kẻ thù là đồng chí.

Sự lên tiếng và theo dõi từng động thái của chế độ từ các nhà ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ không phải làm chiếu lệ như nhiểu người chán nản, họ làm theo cách của họ, và cái cách ấy đã từng thành công tại Miến.

Và lịch sử sẽ lập lại: Con số 88 cũng là con số nổi tiếng của Miến Điện, biểu tượng cho một biến cố giết chết hàng ngàn sinh viên vào năm 1988, và phong trào 88 đã làm cho chế độ quân phiệt Miến cáo chung.

(Cánh Cò, Việt Nam 11/10/2016)

LHQ: Việt Nam ‘cần bỏ điều 88, 79’

 LHQ: Việt Nam ‘cần bỏ điều 88, 79’

 BBC

Phiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9 xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự

GETTY IMAGES

Phiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9 xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự giữ nguyên mức án ban đầu.

Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc bày tỏ lo ngại về vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm.

Trong thông cáo ngày 14/10, ông Zeid Ra’ad Al Hussein chỉ trích Điều 88, Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa bắt và khởi tố ngày 10/10 vì điều 88.

Ông Zeid Ra’ad Al Hussein nói: “Điều 88 trên thực tế biến bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có tội khi họ dùng tự do căn bản để bày tỏ ý kiến, thảo luận hay chất vấn chính phủ và chính sách.”

“Điều luật rộng khắp, không định nghĩa rõ ràng giúp quá dễ dàng để dập tắt mọi quan điểm trái chiều và tùy ý tạm giữ cá nhân dám chỉ trích chính sách của chính phủ.”

“Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ ràng buộc về luật nhân quyền, xóa bỏ các cáo buộc với bà Quỳnh và thả bà ngay lập tức,” vị cao ủy nói.

‘Vi phạm nhân quyền’

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc cũng nhắc đến “các trường hợp tương tự”, trong đó có vụ nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và trợ tá Lê Thu Hà bị bắt từ tháng 12/2015 theo điều 88.

Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhắc đến việc tòa kết án năm năm tù với ông Nguyễn Hữu Vinh và ba năm với trợ tá Nguyễn Thị Minh Thúy theo Điều 258.

Ông cũng đề cập việc hai thanh niên bị kết án ba năm và hai năm tù vì điều 88, Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An diễn ra tại Tòa án tỉnh Khánh Hòa.

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Việt Nam xóa bỏ điều 88, và các điều 79, 87, 245 và 258 luật hình sự mà cao ủy nhân quyền nói là “vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế”.

Ông Zeid Ra’ad Al Hussein kêu gọi Việt Nam trả tự do cho “toàn bộ các cá nhân bị giam giữ liên quan các điều luật này”.

Việt Nam chưa đưa ra phản ứng về lời kêu gọi của cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Nợ công Việt Nam ngày càng trầm trọng

Nợ công Việt Nam ngày càng trầm trọng

clip_image002

Một ông chạy xe ngang qua trụ sở trung ương của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN. Chế độ Hà Nội ngày càng lún sâu vào nợ nần. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – “Bóc ngắn cắn dài” là tình trạng ngân sách của nhà cầm quyền CSVN suốt nhiều năm qua nên ngày càng lún sâu vào nợ nần, năm sau tệ hại hơn năm trước.

Theo một bản tin của Thời Báo Kinh Tế Việt Nam hôm Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016, chế độ Hà Nội “đã huy động 250.320 tỷ đồng (hơn $11 tỷ) trái phiếu, vay vốn nước ngoài quy đổi khoảng $4,88 tỷ…” Việc phải vay nợ nhiều như thế năm nay chỉ vì “bội chi ngân sách 9 tháng đã vượt 152.200 tỷ đồng, bằng 59,9% so với dự toán năm” dựa theo báo cáo tổng kết của Bộ Tài Chính của chế độ Hà Nội.

Cuối tháng 6, 2016 vừa qua, Tổng Cục Thống Kê của nhà cầm quyền trung ương cho hay, chỉ trong 6 tháng đầu của năm nay, nhà cầm quyền Hà Nội đã phải trả nợ các khoản vay nước ngoài hơn 68.000 tỷ đồng hay khoảng $3 tỷ không kể những khoản vay nợ (bán công khố phiếu) trong nước.

Ngày 29 tháng 6, 2016, VnExpress nói rằng 6 tháng đầu năm nay, ngân sách của nhà cầm quyền CSVN khiếm hụt 83.000 tỷ đồng (khoảng $3,7 tỷ) mà không mấy ai tin đây là những con số thật. Ngân sách nhà nước CSVN thật sự là bao nhiêu, công nợ thế nào, là những con số được coi là “bí mật nhà nước”. Những gì nêu ra trên mặt báo chỉ để phục vụ tuyên truyền qua mắt quần chúng.

Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn cũng trong ngày Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016 nói “Ngân sách nhà nước đang gặp khó khăn do nghĩa vụ trả nợ cao, áp lực chi lớn trong khi nguồn thu suy giảm”. Tình trạng “bóc ngắn cắn dài” chỉ vì “nghĩa vụ trả nợ lớn hơn so với số nợ đã hoàn trả trên thực tế trong 9 tháng đầu năm” đã đẩy guồng máy công quyền CSVN lún sâu xuống mãi trong công nợ.

Hồi tháng 1 năm ngoái, nhà cầm quyền CSVN đã tính phát hành trái phiếu quốc tế khoảng $3 tỷ để giải quyết hàng loạt khó khăn trong nước. Trong đó, khó khăn chính là nhiều món nợ ngoại quốc đáo hạn mà không có tiền trả nên buộc phải tìm cách vay nợ mới để “đảo nợ.” Đây chỉ là cách làm cho công nợ nặng thêm.

Theo Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB), nợ nước ngoài của Việt Nam gia tăng nhanh chóng mỗi năm. Năm 1985 khi chế độ Hà Nội rục rịch “đổi mới,” nợ nước ngoài của CSVN chỉ hơn $10 tỷ. Nhưng đến năm nay thì Ngân Hàng Thế Giới (WB) nói nợ công của Việt Nam sẽ vượt xa con số $117 tỷ của năm 2015.

Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, năm 2016, nhà cầm quyền trung ương “đặt kế hoạch vay 452.000 tỷ đồng (tương đương khoảng $20 tỷ), trong đó gần một nửa là thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, còn lại là vay ODA, quỹ bảo hiểm, tổng công ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC) và trái phiếu quốc tế.” (TN)

Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/no-cong-viet-nam-ngay-cang-tram-trong/

Bảy năm trước, Mẹ Nấm lần đầu bị bắt và trang bauxitevietnam.info

Bảy năm trước, Mẹ Nấm lần đầu bị bắt và trang bauxitevietnam.info

Ngày 2/9/2009, Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt cùng blogger Người Buôn Gió và nhà báo Phạm Đoan Trang vì “tội” tổ chức in ấn và phân phát áo thun in các khẩu hiệu kêu gọi bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cũng như phản đối dự án bauxite. Thứ Bảy 12/9/2009, Mẹ Nấm được công an Khánh Hòa phóng thích sau khi đã buộc phải cam kết từ bỏ viết blog. Chủ Nhật, 13/09/2009, Bauxite Việt Nam cho đăng bài sau đây ở địa chỉ http://www.bauxitevietnam.info. Địa chỉ này vào cuối năm đó bị tin tặc bị sập hẳn, tên miền còn bị chuyển sang “bán đoạn” cho Hồng Kông và bây giờ được rao bán công khai như ảnh chụp dưới đây cho thấy!

clip_image001

Những tưởng “tấm lòng yêu nước từ nay xin chừa!”. Nhưng không, Mẹ Nấm trở lại, hăng hái hơn, hiệu quả hơn. Và lần này, tin Mẹ Nấm bị bắt còn chấn động dư luận gấp bội. The New York Times đăng cả một bài riêng về sự kiện này (ở đây). Các cơ quan truyền thông quốc tế như BBC, VOA, RFI, RFA… đều đồng loạt lên tiếng. Liên hiệp Châu Âu, Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Kỳ… kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho Mẹ Nấm. Nhiều trí thức trong và ngoài nước không ngần ngại bày tỏ sự bất bình trước sự chà đạp lên quyền tự do biểu đạt – một trong những quyền cơ bản của con người mà chính quyền Việt Nam long trọng cam kết thực hiện.

Chúng tôi xin nhắc lại một câu bảy năm trước:

Chị Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ơi! Bauxite Việt Nam xin siết chặt tay chị! “Bởi chúng ta có chung một niềm tin vào tinh thần và ý chí Việt”!

Bauxite Việt Nam

Blogger “Mẹ Nấm” tuyên bố bỏ cuộc

clip_image002

Bị bắt vào nửa đêm và 10 ngày 9 đêm xa đứa con bé bỏng chưa đầy 3 tuổi, nay Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã về nhà. Vẻ hớn hở của con khi lại được sà vào lòng mẹ không xóa đi nổi bao nhiêu ưu tư lộ rõ trên nét mặt Mẹ Nấm. Chị tuyên bố bỏ cuộc, có lẽ do cơ quan an ninh buộc chị phải cam kết như một điều kiện để phóng thích: “Tôi đã hứa và tôi tôn trọng lời hứa của mình”. Nhìn tấm ảnh chụp mẹ con chị, không một ai có lương tâm không nhói lòng. Và xót xa thay những lời chua chát của chị khi nhận mình đã sai vì “Giá như ở một vị trí khác, tôi, cũng là một người Việt yêu nước, sáng sáng thức dậy, tự nhìn vào gương và lẩm bẩm: “Stop bauxite – No China – Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”, thì có lẽ mọi việc hẳn đã khác! Qua sự việc này tôi cay đắng nhận ra rằng “phương cách thể hiện lòng yêu nước còn tùy thuộc vào thể chế.””Chao ôi! Chúng ta đang sống trong một thể chế mà đến lòng yêu nước cũng cần phải có giấy phép. Mẹ Nấm và những thanh niên mặc áo thun in hàng chữ tỏ lòng yêu nước của mình, bị xem là yêu nước lậu. Và đã lậu thì dù đó là lòng yêu nước, cũng phải bắt giam, nói như Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, như thế là đúng “quy định của pháp luật”.

Chị Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ơi! Bauxite Việt Nam xin siết chặt tay chị! “Bởi chúng ta có chung một niềm tin vào tinh thần và ý chí Việt”!

Bauxite Việt Nam

22:39 ngày Chủ Nhật, 13/09/2009

http://www.bauxitevietnam.info/c/8744.html

ĐÔI NÉT VỀ BLOGGER NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH

 ĐÔI NÉT VỀ BLOGGER NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH

FB Phạm Thanh Nghiên

(Chân dung Nguyễn Ngọc Như Quỳnh qua nét vẽ của Nhạc sĩ Tuấn Khanh)

Chân dung Nguyễn Ngọc Như Quỳnh qua nét vẽ của Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sinh ngày 18/7/1979 tại Nha Trang trong một gia đình Công Giáo gốc miền Bắc. Năm 1953, ông ngoại Quỳnh là Nguyễn Minh Sơn đưa cả gia đình di cư vào Nam. Có một chi tiết đặc biệt mà ít người biết đến, Quỳnh là hậu duệ của vị Thánh tử đạo Anrê Phú Yên. Thánh Anrê được xem là một trong những vị quan thầy của Giáo lý viên và giới trẻ Công giáo thế giới. Ông được phong Thánh ngày 5 tháng 3 năm 2000 bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Hiện gia phả dòng họ còn được lưu giữ tại nhà thờ Quy Nhơn.

Quỳnh có ông nội và ông ngoại là những sĩ quan cảnh sát dưới thời Việt Nam Cộng Hòa và cả hai ông đều bị bắt đi tù cải tạo sau 1975. Ông ngoại Nguyễn Minh Sơn là một cảnh sát điều tra, chịu trách nhiệm thẩm vấn những vụ án liên quan đến chính trị. Bố của Quỳnh – ông Nguyễn Ngọc Anh sinh năm 1956 và là một Thương phế binh VNCH. Giấy tờ còn ghi rõ “Binh nhì Nguyễn Ngọc Anh, số quân 76/409.342, tham gia hành quân chiến dịch Hòa Bình 23/BĐQ/2/74 và bị thương ở tọa độ ZA199.200Pleime Pleiku bởi đạn AK vào chân trái”. Sau khi Sài Gòn thất thủ, người lính biệt động Nguyễn Ngọc Anh cũng bị “lùa” đi tù cải tạo hơn một tháng.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh học chuyên ngành Anh ngữ tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM. Sau này cô làm việc trong một Công ty du lịch nước ngoài cho tới khi bị bắt.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những Blogger nổi tiếng tại Việt Nam. Cô bắt đầu được công luận chú ý từ khoảng năm 2009 với bút danh Mẹ Nấm. Đây là thời điểm được cho là khó khăn lớn đối với các tiếng nói phản biện trong nước, nhất là sau khi một loạt những người bất đồng chính kiến bị bắt theo điều 88 vào cuối năm 2008.

Thời gian Quỳnh lăn lộn bên ngoài, tôi đang phải chống chọi với những năm tháng trong tù. Sau khi mãn án, tôi và Quỳnh cùng làm việc chung với nhau trong Mạng Lưới Blogger Việt Nam. Đây không phải lần đầu tiên Quỳnh “ăn cơm tù”, cô từng bị giam giữ chín ngày với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của nhà nước” hồi tháng 9/2009.

Nhìn khối công việc Quỳnh làm và những gì cô đã đóng góp cho cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam, tôi thực sự thán phục. Không biết cô lấy thời gian, sức lực ở đâu để vừa chăm cho con, vừa đi làm và vừa góp sức tranh đấu.

Sức khỏe Quỳnh không tốt, cô mắc bệnh máu loãng và mang trong người một khối u. Thi thoảng hai chị em đang trao đổi công việc, Quỳnh phải tạm ngừng để đi nằm hoặc đi uống thuốc. Hồi đầu năm, Quỳnh tâm sự với tôi “Em chỉ ngại một ngày nào đó, bệnh viện thông báo rằng khối u của em di căn, thì…”. Nói tới đó Quỳnh bỏ lửng, rồi lại thao thao bàn công việc như không có gì xảy ra. Trong khi đó, tôi không còn tâm trạng nào nói về công việc nữa. Những lúc như thế, Quỳnh lại chê tôi dở, hay để nỗi buồn lấn át.

Tôi hơn Quỳnh hai tuổi nhưng tôi thua xa Quỳnh về kinh nghiệm sống, hiểu biết xã hội và lòng can đảm. Tôi chỉ hơn Quỳnh về kinh nghiệm ở tù thôi, nhưng điều đó, tôi cầu mong sao Quỳnh sẽ chẳng bao giờ vượt qua tôi. Ngoài áp lực từ nhà cầm quyền, từ công việc, Quỳnh còn chịu nhiều sức ép từ những kẻ không thiện chí với cô. Đôi khi vì vô tình hoặc cố ý, người đời trao cho Quỳnh những cay đắng ngoài sức chịu đựng của một con người bình thường.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ít nói về bản thân, vì thế những gì tôi vừa chia sẻ có lẽ khiến bạn đọc ngạc nhiên. Những người yêu mến luôn bày tỏ sự mến phục và đồng cảm với một người mẹ đơn thân như Quỳnh. Nhưng cũng không ít người coi đó là cơ hội và đề tài để tấn công cô. Sự tự vệ của Quỳnh, đôi khi càng gây thêm những rắc rối khác. Không ít lần tôi đã chứng kiến những ẩn ức, tổn thương và nỗi cô đơn mà Quỳnh phải một mình gánh chịu. Nhưng ý chí và nghị lực của Quỳnh đã giúp Quỳnh không gục ngã.” Với tôi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thật sự là một phụ nữ đầy bản lĩnh. Cô cản đảm không chỉ khi đối mặt với những thử thách, mà còn dám đương đầu với mọi chỉ trích và luôn tỏ thái độ sòng phẳng trước mọi vấn đề.

Nhìn lại chặng đường bốn năm qua với những chiến dịch, phong trào mà Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã khởi xướng, không nhiều để tự hào nhưng đủ để khích lệ nhau trên chặng đường khó khăn phía trước: “Lời tuyên bố của các công dân tự do”, “Tuyên bố 258”, “Dã ngoại nhân quyền”, “Cà phê 258”, “Phong trào “Không bán nước”, “No- HD981”, “Chúng Tôi Muốn Biết”, “We Are One”. Gần đây nhất là phản đối Đường lưỡi bò và các hoạt động bảo vệ môi trường. Không quá lời khi nói rằng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những bloggers để lại dấu ấn đậm nét nhất trong cuộc chiến chống lại tập đoàn Formosa. Ngay từ khi thảm họa môi trường xảy ra từ sáu tháng qua cho đến khi bị bắt, Quỳnh đã liên tục có những bài viết phân tích sâu sắc, góp phần gia tăng sức mạnh cho phe “lề dân” trong cuộc chiến truyền thông với “lề đảng”. Bên cạnh đó, không thể không kể đến các hoạt động đường phố mà cô và các bạn ở Nha Trang đã thực hiện.

Ngoài những việc làm cụ thể trên, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã làm nhiều công việc thầm lặng khác. Một trong những “mảng” cô sốt sắng nhất là đấu tranh cho các Tù nhân lương tâm và dành mối quan tâm đặc biệt cho các nạn nhân tử vong khi “làm việc” trong các trụ sở của cơ quan công quyền.

Nhưng sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến bà Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Giống như mẹ tôi, bà Lan luôn là người ủng hộ tinh thần cho con gái mình trong mỗi bước đường tranh đấu. Tuổi sáu mươi của bà Lan, lẽ ra đã được nghỉ ngơi nhưng bà lại bắt đầu một chặng đường mới đầy chông gai, cơ cực. Không biết bà sẽ xoay xở ra sao để chăm cho hai đứa cháu nhỏ, một mẹ già chín mươi tuổi ốm đau bệnh tật. Và nhất là làm hậu phương cho cô con gái tù đày không biết bao giờ mới có ngày đoàn tụ. “Cô chỉ còn biết trông cậy vào Chúa thôi, cháu ạ”, lần nào nói chuyện với tôi, bà cũng nói câu ấy.

Bước chân vào nhà tù, Quỳnh để lại một khoảng trống không nhỏ trong lòng người mẹ già. Và một gánh nặng quá lớn cho chúng tôi, những anh chị em của Quỳnh.

Đàn áp có phải là thượng sách?

  Đàn áp có phải là thượng sách?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-10-12

Cuộc biểu tình chống Formosa của người dân Kỳ Anh Hà Tĩnh vào sáng Chủ Nhật 2 tháng 10 năm 2016 quy tụ hơn 10 ngàn người.

Cuộc biểu tình chống Formosa của người dân Kỳ Anh Hà Tĩnh vào sáng Chủ Nhật 2 tháng 10 năm 2016 quy tụ hơn 10 ngàn người.

 Citizen photo

Đàn áp có phải là thượng sách?

00:00/00:00

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Liên tục trong tuần lễ đầu tháng 10 nhiều nhà hoạt động dân sự, bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị đàn áp, thậm chí bị bắt giữ. Lực lượng an ninh được biết là triển khai đông đúc tại Hà Tĩnh sau cuộc biểu tình bất bạo động ngày hai tháng 10.

Đây có phải là một đợt trấn áp mới đối với các lực lượng bất đồng chính kiến trong xã hội hay không? Sau đây là ý kiến một số nhà quan sát trong nước về những diễn biến mới này.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, một người hoạt động dân sự trẻ tuổi ở Đà Nẵng, cho biết tình hình tại Hà Tĩnh vào những ngày cuối tuần đầu tháng 10:

“Qua một số người ở địa phương và mạng xã hội thì ngoài đó, phía an ninh người ta tăng cường lực lượng, sau cuộc biểu tình ngày hai tháng mười, người ta gia cố hàng rào, tường rào cho Formosa. Khi mà thấy các động thái như thế, thì phía người dân ngưng không biểu tình nữa vì bên an ninh chuẩn bị kỹ như thế mà biểu tình thì không có lợi.

Những bức xúc, những phẫn nộ của xã hội gia tăng như thế, mà lại cộng hưởng thêm những tranh chấp, xung đột trong nội bộ đảng cầm quyền, có thể là phần nào đấy khiến cho những người nắm quyền khá là lúng túng.
-Nguyễn Anh Tuấn

Tại sao có những đàn áp mới?

Ngày chủ nhật 9 tháng 10 đã không có cuộc biểu tình nào xảy ra ở Hà Tĩnh, nhưng lại liên tục có những đàn áp từ phía lực lượng an ninh đối với những người bất đồng chính kiến với nhà nước. Một nhóm các nhà hoạt động dân sự, trong đó có những người được công chúng biết đến nhiều như Luật sư Lê Công Định, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, bị tạm giữ ở Vũng Tàu rồi thả ra khi họ tổ chức họp mặt, bàn vấn đề xã hội dân sự.

Ngày 10 tháng 10 lại thêm một nhà hoạt động dân sự nữa bị bắt tại Nha Trang là Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức là blogger Mẹ Nấm.

Giải thích những hoạt động trấn áp liên tục đó, anh Nguyễn Anh Tuấn nói:

“Những bức xúc, những phẫn nộ của xã hội gia tăng như thế, mà lại cộng hưởng thêm những tranh chấp, xung đột trong nội bộ đảng cầm quyền, có thể là phần nào đấy khiến cho những người nắm quyền khá là lúng túng. Trong trường hợp lúng túng như thế thì người ta cần phải có một hành động nào đó để thị uy, để lấy lại sự tự tin, thể hiện quyền lực của họ.

Ngay sau cuộc biểu tình ngày hai tháng 10, nhà nước Việt Nam chính thức ra tuyên bố buộc tội đảng Việt Tân, một đảng chính trị của người Việt ở hải ngoại là một tổ chức khủng bố, và nói rằng sẽ trừng trị bất kỳ tổ chức cá nhân nào hoạt động hợp tác với đảng này. Được biết là sau thảm họa môi trường cá chết do Formosa gây ra, tổ chức Việt Tân đã có nhiều hoạt động chống Formosa tại Đài Loan là nơi công ty Formosa có trụ sở chính.

Nhà thờ là một phần của xã hội dân sự và nó gắn bó chặt chẽ với đời sống ngư dân địa phương, đặc biệt ở đây là giáo dân. Nếu cư dân địa phương, giáo dân, chịu những thảm họa như thế mà nhà thờ không làm gì mới là lạ.
-Nguyễn Anh Tuấn

 

Liên quan đến xung đột trong nội bộ đảng cầm quyền mà anh Nguyễn Anh Tuấn đề cập, nhà báo Phạm Chí Dũng tại Sài Gòn có trao đổi với chúng tôi vào ngày 10 tháng 10, ông nói:

“Ở hội nghị trung ương 4 của đảng cộng sản Việt Nam thì ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nêu một vấn đề là hết sức lo lắng về sự diễn biến và tự chuyển biến ở trong đảng, đặc biệt  liên quan đến ông Nguyễn Như Phong của Petrotimes lại đăng một cái bài của một người mà đảng coi là cực kỳ phản động là Bùi Thanh Hiếu, hay blogger Người Buôn Gió.”

Đã có hai nhà báo làm việc trong ngành truyền thông của nhà nước Việt Nam đã bị kỷ luật là ông Nguyễn Như Phong và bà Lê Bình. Ông Phạm Chí Dũng cũng nói là có thể nhà cầm quyền đang bắt đầu một chiến dịch trấn áp những người hoạt động bất đồng chính kiến, như vụ bắt bà Như Quỳnh ở Nha Trang, mà theo ông Dũng đã từ lâu trở thành một cái gai trong mắt những người cầm quyền ở thành phố này.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động dân sự sống ở Hà Nội thì cho rằng những hoạt động trấn áp của nhà cầm quyền không chắc là bắt nguồn từ những cuộc biểu tình lớn tại Hà Tĩnh:

“Từ sau đại hội của đảng cộng sản Việt Nam, hay nói cách khác là từ khi có bộ phận lãnh đạo mới này lên, thì tình hình vi phạm nhân quyền rất là trắng trợn, tình hình xấu đi một cách trông thấy, trong sáu tháng vừa qua, và việc trong hai ngày vừa qua, cũng là nằm trong xu hướng đó mà thôi.

XHDS trong những chuyển biến xã hội

14440816_1753114371616401_8945838132783814264_622.jpg

Cuộc biểu tình chống Formosa tại Hà Tĩnh vào sáng Chủ Nhật 2 tháng 10 năm 2016 quy tụ hơn 10 ngàn người. Citizen photo

Trở lại câu chuyện những cuộc biểu tình với hàng chục ngàn người ở Hà Tĩnh, bao gồm một số đông giáo dân Công giáo, và có sự dẫn dắt của các vị lãnh đạo tôn giáo, anh Nguyễn Anh Tuấn tiếp lời:

“Nhà thờ là một phần của xã hội dân sự và nó gắn bó chặt chẽ với đời sống ngư dân địa phương, đặc biệt ở đây là giáo dân. Nếu cư dân địa phương, giáo dân, chịu những thảm họa như thế mà nhà thờ không làm gì mới là lạ, là bất bình thường, còn nếu nhà thờ dẫn dắt tiến trình tranh đấu này thì tôi nghĩ nó hoàn toàn bình thường.

Anh Tuấn nói thêm là không thể có chuyện hàng chục ngàn người bị xúi giục như cách bình luận của cơ quan truyền thông chính thống của nhà nước, mà chắc chắn là họ có những điều không hài lòng, và chính quyền nên tìm hiểu thay vì đàn áp họ. Còn Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì nói:

“Như tôi trả lời phỏng vấn đài RFA trước khi có cuộc biểu tình mấy tuần là chỉ có cách đối thoại với người dân ở đó, và cái cách đối thoại là chính quyền nên nhờ Giám mục Nguyễn Thái Hợp, ông là người có thẩm quyền để giàn xếp với giáo dân vụ này cho êm thấm, và tôi nói lại là ngoài đối thoại, các biện pháp bạo lực, đàn áp, đều thất sách cả.

Đây cũng là ý kiến của nhà báo Huy Đức đăng trên trang cá nhân rằng nhà cầm quyền phải nói chuyện với những vị lãnh đạo tôn giáo thực sự như Đức giám mục Nguyễn Thái Hợp.

Ông Nguyễn Vũ Bình, người từng làm việc cho Tạp chí cộng sản của đảng có nói rằng những cộng đồng giáo dân vốn được tổ chức tốt sẽ làm nên những sức mạnh rất đáng kể mà nhà cầm quyền phải tính đến. Còn anh Nguyễn Anh Tuấn thì nói rằng trong tương lai tới đây, xã hội Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi và chuyển biến, nhà cầm quyền nên coi trọng vai trò của xã hội dân sự để đất nước vượt qua được những thay đổi là chuyển biến đó một cách tốt đẹp.

S.T.T.D – Đôi Lời Với Hai Ông Võ Văn Thưởng & Trương Minh Tuấn

S.T.T.D – Đôi Lời Với Hai Ông Võ Văn Thưởng & Trương Minh Tuấn

RFA

tuongnangtien's picture

Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, người làng Vị Xuyên – Mỹ Lộc – Nam Định. Ông sinh năm 1870, và từ trần vào năm 1907.

Thế còn bà Tú?

Bà ấy chào đời lúc nào? Tạ thế năm nao? Quê quán nơi đâu?  Nhũ danh là gì?

Sách của nhà văn học Vương Trí Nhàn (Cánh Bướm Hoa Hướng Dương – Phác Thảo Chân Dung 39 Nhà Văn, NXB Phụ Nữ, Hà Nội: 2006) có ba bài viết Tú Xương nhưng không một chữ nào nhắc đến người bạn đời của ông!

Bà Tú âm thầm đi bên cạnh cuộc đời của nhà thơ sông Vị như một cái bóng mờ, và chỉ được độc giả biết rất lơ mơ, qua năm ba câu thơ (ngăn ngắn) của chồng:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

 Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Tôi băn khoăn tự hỏi: những chiều “lặn lội thân cò khi quãng vắng” (hay những sáng “eo sèo mặt nước buổi đò đông”) có hôm nào bà Tú bị một tên sai nha nào đó bạo hành, nắm tóc kéo lê trên đường đê, vì tội “buôn bán ở mom sông” không?  Câu hỏi này chợt đến đêm qua, một đêm khó ngủ, sau khi tôi tình cờ đọc xong một bài báo ngắn – trên trang Gia Đình Việt Nam – xin ghi lại toàn văn:

Đêm 29/9, trên mạng xã hội lan truyền một clip công an túm tóc, kéo lê một người phụ nữ bán hàng dong bên vệ đường khiến chị chảy máu đầu đã khiến cư dân mạng xôn xao. Qua tìm hiểu, được biết, chị Nguyễn Thị Thu Thảo (39 tuổi, ngụ phường 12, quận Bình Thạnh) bị Thiếu úy Bùi Xuân Hải (công tác tại Công an phường 6, quận 3, TPHCM) túm tóc, kéo lê gây thương tích.

Chia sẻ với Dân trí, chị Thảo cho biết, hàng ngày chị bán hàng rong ở khu vực hồ Con Rùa từ khoảng 17h đến 1h sáng hôm sau.

Chị Thảo thừa nhận, lúc bị công an yêu cầu không được lấn chiếm lòng lề đường, chị có chửi Thiếu úy Hải. “Tôi bán hàng lương thiện chứ có bán heroin đâu mà đuổi. Vợ anh ở nhà có cực khổ như tôi đâu mà anh biết… Sau đó ảnh đuổi theo túm cổ áo, nắm tóc tôi. Anh Hải đánh vào đầu tôi, vết rách trên đầu là do nhẫn của ảnh gây ra“.

Chị Thảo chia sẻ thêm: “Có thể lúc đó anh Hải sốc vì câu chửi của tôi, sẵn hơi men nên mới làm vậy. Chứ ngày thường tôi cũng nói chuyện với ảnh, thường ngày ảnh chỉ nhắc nhở, đuổi đi chứ không hung dữ như tối hôm đó”.

Trưa ngày 30/9, chị Thảo và mẹ được Công an phường 6, quận 3 mời lên xin lỗi, đề nghị bồi thường chi phí chữa trị vết thương. “Anh trưởng công an phường nói là cha mẹ anh Hải muốn gặp mặt Thảo để xin lỗi nên mời 2 mẹ con tôi lên phường, khi tiếp xúc nhìn họ cũng rất hiền và chân thành nên 2 mẹ con tôi đã chấp nhận lời xin lỗi. Họ có đưa cho Thảo ít tiền nói là để bồi bổ sức khỏe và lo chi phí thuốc men, chứ tôi cũng không đòi hỏi gì cả”, bà Nguyễn Thị Thu Cúc (mẹ chị Thảo) chia sẻ với Dân trí.

Tôi biết bán hàng rong ở hồ Con Rùa là vi phạm pháp luật nhưng vì không có việc nào khác để kiếm tiền trong khi sức khỏe mình lại yếu. Hàng ngày, tôi phải ra hồ bán hàng từ lúc 5h chiều cho đến 1h sáng ngày hôm sau mới được nghỉ nhưng cũng chỉ thu được hơn trăm ngàn.

Vì không chịu được cái nghèo, chồng tôi đã rũ bỏ trách nhiệm, để lại 2 đứa con còn ngây dại cho mình tôi nuôi. Ngoài ra, tôi phải nuôi thêm bố bị tai biến nằm một chỗ, mẹ bị hở van tim và 2 đứa cháu nữa. Hàng tháng, tiền ăn, tiền học cho con, tiền thuốc men cho bố mẹ đã khiến cho tôi thêm gánh nặng mưu sinh, phải liều lĩnh để kiếm tiền nuôi họ”, chị Thảo buồn bã cho biết.

Chia sẻ thêm với Trí thức trẻ, chị Thảo nói: “Sự việc đã xảy ra rồi, tôi cũng có phần sai nên không oán trách gì anh Hải. Phía Công an P.6 và gia đình anh Hải cũng nói lời xin lỗi và hỗ trợ thuốc men nên tôi muốn kết thúc sự việc ở đây.”

nh: GĐVN

Bà Thảo dù bị nắm tóc kéo lê trên đường phố nhưng vẫn nhận “phần sai” về mình, cũng không dám “oán trách” ai  cả, và chỉ “muốn kết thúc sự việc” cho nó êm xuôi thôi. Đó là một thái độ cần thiết của một người hiểu biết. Bà biết rằng cuộc đời mình sẽ còn phải gắn liền với ghánh hàng rong (cho tới chết) để nuôi con thơ, cùng bố mẹ già nên cần nhẫn nhục với lực lượng công an và dân phòng.

Chỉ có điều bà Thảo không biết là ngoài lực lượng công an và dân phòng đường phố, nhà nước CHXHCNVN còn có công an và dân phòng trên mạng nữa. Sau trận đòn ở hồ Con Rùa, bà còn bị họ bồi thêm một trận nữa (trên internet) cũng kinh hoàng không kém:

Về cơ bản, chị là loại rác rưởi bật lại công an, những kẻ cặn bã này đéo phải dân, chúng là tội phạm, và lũ đồng đảng lưu manh của tên tội phạm này đã thành công trong việc giải vây cho chị lưu manh, và như thấy ở cuối clip, vừa đc giải vây, chị lao vào sử chiêu trực tiêu thần kê cước, đá vào dái anh công an, quân mấy dạy.

Chị là hỡi ôi con nghiện có thâm niên, nghề của chị là xin đểu, chị đi thu tiền phế của bọn hàng rong, có thể nói bọn hàng rong là nạn nhân của chị mặc dù chị cũng giả vờ là bán rong để che mắt thế – gian.

Chị lừng danh hồ con Rùa với ngoại hiệu Thảo xì ke, hay Hồ thị thu Thảo, chị thu tiền bảo kê và cho vay lãi, thân nhân lẫn nhân thân của chị tuyệt đối xấu, toàn nghiện. đéo tin tôi, ra hồ con Rùa hỏi luôn hehe.

ko 1 người tử tế nào nghe danh chị mà ko lạnh toát sống lưng, chị là bất hủ. Chị có hành vi chửi bới và chống cự anh công an tội nghiệp, nếu ở nước Anh thần thánh của tôi, chị sẽ bị cớm đấm đá đạp và thậm chí bắn chết.

Thiếu úy Hải kéo lê chị Thảo. Ành & chú thích: GĐVN

Sự tồn tại của loại cặn bã như chị hoàn toàn phí phạm tài nguyên. Và lũ dân đen đang bênh chị và chửi công an hãy nắc não, chúng mày đang hòa mình với quân rác rưởi.( ảnh của lũ kền kền chó đẻ đang cố xây dựng chị như là 1 người hàng rong nghèo tội nghiệp, nhưng chị vẫn lòi ra bộ mặt của 1 nữ sát thủ nghẹo.Tôi cũng kính đề nghị các anh công an đéo làm việc 1 tuần, kệ mẹ dân với lũ cặn bã, xem chúng nó ( dân) có kêu như cháy đồi ko ??

Nguyen Quang

Tôi không biết Nguyen Quang là ai, và cũng không cần biết làm chi. Tôi chỉ nói chuyện với những người có tên tuổi rõ ràng/đàng hoàng như hai ông Trương Minh Tuấn và Võ Văn Thưởng thôi.

Đoạn văn thượng dẫn đọc được trên Việt Nam Thời Báo. Cái tên này ăn cắp từ diễn đàn của Hội Nhà Báo Độc Lập với chủ đích duy nhất là hy vọng được độc giả để mắt đến.

Vâng, hôm nay, ngày 9 tháng 10, tôi có xem qua trang web của nhị vị nên mới biết có chuyện công an và dân phòng trên mạng tấn công bà Thu Thảo. Cùng lúc, tôi cũng đọc được những bài báo có tựa như sau:

Trước tình trạng tuyệt vọng Đảng và Nhà nước hiện nay, tôi có thể hiểu được tại sao Ban Tuyên Giáo cần phải đặt điều và bôi bẩn linh mục Đặng Hữu Nam bằng mọi cách – kể cả cái thứ phương cách đê tiện và hèn hạ nhất. Tuy nhiên, tôi tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không hiểu cớ chi mà hai ông Trường Minh Tuấn cùng Võ Văn Thưởng lại có thể lớn tiếng vu vạ một người dân lao động hiền lương với cái thứ ngôn ngữ đầu đường xó chợ như thế?

Nhị vị lại khiến tôi băn khoăn tự hỏi: những chiều “lặn lội thân cò khi quãng vắng” (hay những sáng “eo sèo mặt nước buổi đò đông”) có lúc nào bà Tú Xương rấm rứt khóc thầm vì tủi thân không? Nếu có thì những giọt nước mắt của một phụ nữ Việt Nam vào hồi đầu thế kỷ trước, khi nước nhà còn trong vòng nô lệ, chắc chắn cũng không thể nào mặn bằng những giọt nước mắt của bà Thu Thảo bây giờ.

Ai đang âm mưu giả danh Hội Nhà báo độc lập Việt Nam?

  Ai đang âm mưu giả danh Hội Nhà báo độc lập Việt Nam?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

13-10-2016

Trang vntb.org bật lên như một xung kích dữ dằn, hùng hổ tấn công vào nhiều người hoạt động cho dân chủ và nhân quyền, bôi nhọ và xúc phạm nhân phẩm không thương tiếc và bất chấp căn cứ.

Trang vntb.org bật lên như một xung kích dữ dằn, hùng hổ tấn công vào nhiều người hoạt động cho dân chủ và nhân quyền, bôi nhọ và xúc phạm nhân phẩm không thương tiếc và bất chấp căn cứ. Ảnh chụp màn hình.

Việt Nam Thời Báo ‘giả’

Từ khoảng giữa năm 2016 đến nay, trên mạng xã hội bất chợt xuất hiện một trang thông tin có tên là Việt Nam Thời Báo với tên miền vntb.org. Hoàn toàn trái ngược với quan điểm và nội dung của trang Việt Nam Thời Báo thuộc Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (Hội NBĐLVN – tên miền ijavn.org), trang vntb.orgbật lên như một xung kích dữ dằn, hùng hổ tấn công vào nhiều người hoạt động cho dân chủ và nhân quyền, bôi nhọ và xúc phạm nhân phẩm không thương tiếc và bất chấp căn cứ, thể hiện phong cách không lẫn vào đâu được của giới dư luận viên ít học và còn ít tư cách hơn nhiều của đảng.

Tháng 8/2016, vntb.org đả kích thậm tệ Giám mục Nguyễn Thái Hợp ở giáo phận Vinh. Đồng thời mạt sát phong trào biểu tình của giáo dân – ngư dân hai vùng Hà Tĩnh và Nghệ An.

Tháng 9/2016, liên quan đến vụ công an huyện Đông Anh, Hà Nội, đánh phóng viên báo Tuổi Trẻ là Trần Quang Thế, có tin cho biết kênh VOV1 của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) còn trích dẫn ý kiến của Việt Nam Thời Báo với đại ý “cần xem xét lại thái độ của các nhà báo” – điều mà chỉ có trang Việt Nam Thời Báo“giả” mới đề cập, trong khi trang Việt Nam Thời Báo thuộc Hội NBĐLVN kịch liệt lên án hành vi hành hung nhà báo của công an.

Cần chú ý là sau cuộc biểu tình trước nhà máy Formosa của hàng chục ngàn giáo dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh, vào ngày 2/10 vừa qua, trong lúc hầu hết các báo nhà nước im lặng không đưa tin, thì chính VOV đã đăng bài đả kích dữ dội đám đông biểu tình, bất chấp tình cảnh sắp hết gạo ăn của những ngư dân bị mất sạch biển.

Vậy ai đã dựng lên trang vntb.org và nhằm mục đích gì?

Tuyên giáo, công an giả danh xã hội dân sự?

Vào năm 2014 khi Hội NBĐLVN mới thành lập, trên mạng xã hội cũng xuất hiện vài trang Việt Nam Thời Báo giả mạo, có logo của Hội NBĐLVN nhưng biểu thị quan điểm và nội dung thuần túy của đảng và chính quyền, đồng thời đả kích và xúc phạm nhân phẩm nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong nước. Tuy nhiên sau một thời gian, những trang giả danh này đều bị cộng đồng người đọc mạng nhận mặt nên đã tự biến mất.

Vào lần này, trang vntb.org lại là một sự biến tướng khác hẳn: không có logo Hội NBĐLVN, không có ban biên tập với những danh tính cụ thể như trang ijavn.org, nhưng được thiết kế một cách chuyên nghiệp, tập hợp một đội ngũ dư luận viên với những cái tên quen thuộc và dường như có mối quan hệ môi răng với mục Bình luận – Phê phán của báo Nhân Dân và mục Chống diễn biến hòa bình của báo Quân Đội Nhân Dân. Cùng lúc,vntb.org được báo đảng cùng những trang dư luận viên khác dẫn lại như một trang báo điện tử chính thức.

Một chi tiết đáng chú ý là thời gian xuất hiện trang vntb.org trùng với bối cảnh mà một số tin tức cho biết chính quyền “có thể dần công nhận xã hội dân sự”. Đến tháng 9/2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bất ngờ phát biểu trước báo giới “dự thảo Luật về Hội đã đủ điều kiện để trình ra Quốc hội để thảo luận và lấy ý kiến”, và “không để nợ dân lâu hơn nữa”. Cùng lúc, có thông tin cho biết có khả năng Luật về Hội sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2016.

Cùng thời gian trên, trang vntb.org đã tạo ra được một số hiệu ứng phản truyền thông. Một số người dân, giáo dân, trí thức, nhà báo… đã bày tỏ sự kinh ngạc khi đọc trang vntb.org và cho rằng đó chính là trang Việt Nam Thời Báo của Hội NBĐLVN đã công kích, xúc phạm giám mục Nguyễn Thái Hợp và đả kích giới đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Một cách nào đó, những người dựng ra trang vntb.org đã đạt được mục tiêu bước đầu khi tạo ra tâm lý mập mờ đánh lận con đen trong người đọc giữa Việt Nam Thời Báo thật và Việt Nam Thời Báo “giả”. Chỉ sau khi Hội NBĐLVN phải ra tuyên bố phản ứng và làm rõ về tính thật – giả này thì hiện tượng ngộ nhận mới giảm bớt.

Trong thực tế nhiều năm qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều trang thông tin mang tên giới lãnh đạo Việt Nam như nguyenphutrong, truongtansang, tranđaiquang, nguyentandung, nguyensinhhung, nguyenxuanphuc…, bị dư luận phản ứng, nhưng đáng kinh ngạc là Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Công an đã “không làm gì cả”, để đến nay những trang này vẫn còn nguyên hình hài và tồn tại như một sự thách thức “pháp luật xã hội chủ nghĩa”.

Tình trạng trên có thể dẫn đến một kết luận: một nhóm hoặc một số nhóm chính trị – tài phiệt ẩn mặt đã chủ ý tạo ra những trang tin mang tên lãnh đạo nhằm đánh bóng vai trò cá nhân cho một số lãnh đạo, hoặc làm xấu hình ảnh của một số lãnh đạo khác nhằm mục đích tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng.

Theo “truyền thống” mạo danh phi pháp như thế, việc tạo ra những trang nặc danh như vntb.org là hoàn toàn dễ dàng và không có gì đáng ngạc nhiên, với mục đích gây không khí hoang mang trong người đọc về các thông tin thật – giả lẫn lộn, đồng thời hạ thấp uy tín của Hội NBĐLVN trong dư luận các giới.

Và nếu từng có nhiều dư luận cho rằng chính ngành công an và tuyên giáo đã dựng ra các trang dư luận viên và trang nặc danh để đánh phá phong trào dân chủ nhân quyền, cách thức như vậy cũng có thể hoàn toàn được lặp lại với trang vntb.org, vào lúc Nhà nước Việt Nam đang tự hào với danh thể sở hữu một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc cùng vô số hứa hẹn “luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người”.

Sói đội lốt cừu

“Lấy mỡ nó rán nó” có thể là một chiêu thức mà giới lãnh đạo Việt Nam quá rành rẽ từ năm 2011 khi muốn moi 500 tấn vàng trong dân – trong tình trạng cạn kiệt ngân sách bởi thói tiêu hoang và nạn tham nhũng không đáy.

Lấy “xã hội dân sự lành mạnh” được nhà nước cấp tiền để tranh giành ảnh hưởng xã hội với các tổ chức xã hội dân sự độc lập, lấy “công đoàn cơ sở” chưa từng tổ chức đình công để lấn át ảnh hưởng của các tổ chức công đoàn độc lập hoạt động vì quyền lợi công nhân – chiêu thức này có thể đang dần hình thành như một chủ trương căn bản của chính quyền.

Để nếu Nhà nước Việt Nam phải công nhận xã hội dân sự – trong đó có Hội NBĐLVN – như một xu thế và thực thể tất yếu của lịch sử tiến bộ nhân loại, những trang mạng nặc danh như vntb.org sẽ phát huy tối đa năng lực bôi nhọ và xuyên tạc của nó để gìn giữ chút danh thể còn lại cho một chính quyền ngày càng mất dần tính chính danh.

Danh thể của sói đội lốt cừu.

Không chỉ báo giả mà còn cả người giả. Không chỉ hiện ra trang Việt Nam Thời Báo tiếm danh, gần đây còn xuất hiện một “Phó chủ tịch Hội Nhà báo độc lập VN” ở khu vực Đà Nẵng. Nhân vật giả danh này tìm cách tiếp xúc với một số người đấu tranh cho dân chủ để dò la tình hình và tung tin gây chia rẽ…

John Kerry: ‘Chỉ có chủ nghĩa tư bản’ ở Việt Nam

 John Kerry: ‘Chỉ có chủ nghĩa tư bản’ ở Việt Nam

BBC

13-10-2016

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khi thăm Việt Nam ngày 7/8/2015. Ảnh: Getty Image

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khi thăm Việt Nam ngày 7/8/2015. Ảnh: Getty Images

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói chỉ còn “chủ nghĩa tư bản cuồng nhiệt” tại Việt Nam.

Ông John Kerry đề cập Việt Nam khi phát biểu tại một hội thảo về internet, Virtuous Circle, ở California hôm 10/10.

“Chúng tôi đã mở cửa Cuba. Một trong những yếu tố trong ngoại giao của chúng tôi khi mở cửa Cuba là gia tăng sự tiếp cận internet cho người dân Cuba. Điều đó đang xảy ra. Không nhanh như chúng tôi muốn, nhưng đang xảy ra.”

“Bạn đến một nơi như Việt Nam. Tôi đã từng chiến đấu tại Việt Nam, chúng tôi được cho là đến để ngăn cản nơi này biến thành cộng sản. Chúng ta mất hơn 58.000 sinh mạng để làm điều đó trong 10 năm, cuộc chiến dài nhất lịch sử Hoa Kỳ. Và các bạn đoán được không? Cách chúng tôi làm là mở cửa và bình thường hóa quan hệ, mà John McCain và tôi đã dẫn đầu cùng nhau, dỡ bỏ cấm vận để có kinh doanh. Và nay không còn dấu vết của “chủ nghĩa cộng sản”, theo nghĩa là một kế hoạch và lý thuyết kinh tế.”

“Ở đó là chủ nghĩa tư bản cuồng nhiệt, có internet mà người dân được tiếp cận. Đó vẫn là một quốc gia độc đảng độc đoán, và không may là vẫn còn vi phạm nhân quyền, nhiều thứ khác, nhưng theo thời gian, đất nước này đang chứng tỏ thay đổi.”

‘Thay đổi đang diễn ra’

Ông John Kerry đã nhiều lần nói điều tương tự về Việt Nam trong một số sự kiện gần đây.

Hôm 4/10, khi thăm Brussels, Bỉ, Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại quan điểm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ “nâng các tiêu chuẩn” tại Việt Nam.

Ông nói tiếp: “Tôi vừa quay lại đó với Tổng thống Mỹ loan báo việc mở Đại học Fulbright, hoàn toàn tự do về học thuật và sẽ đào tạo thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Việt Nam tại một đất nước hoàn toàn tư bản ngày hôm nay, không phải cộng sản.”

“Cộng sản là một lý thuyết kinh tế, và bạn không thấy một chút hơi thở của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam.”

“Bạn thấy chủ nghĩa độc đoán, một chính phủ độc đảng, và dĩ nhiên đó không phải là lựa chọn của chúng tôi.”

“Nhưng thay đổi đang diễn ra. Và lợi ích của những thỏa thuận thương mại này là chúng không đem lại cuộc đua xuống dưới, nếu được soạn thảo đàng hoàng, mà đem lại cuộc đua lên đỉnh cao.”

‘Tự hào’

Hôm 29/9, phát biểu tại Washington DC, Ngoại trưởng Mỹ lại nhắc đến ví dụ Việt Nam, rằng những gì đang diễn ra tại đây là “không thể tin được”.

“Hiện nay nhà cao tầng khắp mọi nơi, giao thông, người dân mặc quần jean xanh, đồ phương Tây, mong muốn giao lưu với thế giới. Lối sống thay đổi nhanh, có tầng lớp trung lưu, cơ hội đầu tư.”

Ông John Kerry nhấn mạnh “chuyển hóa thông qua ngoại giao”.

“Nếu anh tiến hành chiến tranh, thì phải đánh nhau cho đúng, và sau chiến tranh cũng phải làm cho đúng.”

“Tôi nghĩ chúng ta đã làm sai phần đầu, và làm đúng phần sau, và tôi rất tự hào về điều đó.”

Bà Rịa Vũng Tàu: Người dân đổ cá chết giữa đường, biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường

Bà Rịa Vũng Tàu: Người dân đổ cá chết giữa đường, biểu tình phản đối ô nhiễm môi trường

httpv://www.youtube.com/watch?v=nnG-sgdmK2k


CTV Danlambao – Khoảng 09 giờ 30 sáng ngày 13/10/2016, hàng trăm người dân xã Long Sơn, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã đồng loạt mang cá chết đổ ra ngay giữa quốc lộ 51, đoạn gần ngã 3 Long Sơn.
Người dân biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu điều tra làm rõ việc các nhà máy sản xuất bột cá xả thải ra sông Thị Vải, dẫn đến việc cá nuôi trong lồng bè của họ chết hàng loạt.
Được biết trước đó, người dân xã Long Sơn đã nhiều lần phải khốn đốn vì việc cá nuôi bị chết. Giới chức địa phương cũng đã nhiều lần vào cuộc điều tra, hứa hẹn xử lý nhưng cho đến nay tình trạng cá chết vẫn tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng mức độ cũng như tần suất.
Ảnh: Facebook Lê Nguyễn Hương Trà
Đến 11 giờ trưa, số lượng tham gia biểu tình lên đến gần một ngàn người. Lực lượng an ninh, công an cũng đã được huy động rất đông nhằm kiểm soát tình hình.
Con đường dẫn vào sông Thị Vải (khu vực có rất nhiều lồng bè nuôi cá của người dân) đã bị các lực lượng của nhà cầm quyền ngăn chặn. Tình trạng kẹt xe đã xảy ra từ đoạn ngã ba Long Sơn đến trạm thu phí Vũng Tàu, rất nhiều xe khách du lịch đi qua Vũng Tàu đang gặp khó khăn trong di chuyển.
Khoảng 11 giờ 45 phút, lực lượng công an, an ninh thường phục đã dồn một số người dân biểu tình ngoài quốc lộ vào trong khu vực ngã ba thị xã Long Sơn. Đến 12 giờ trưa, một số người dân đã rút về. Công an, an ninh vẫn án ngữ tại ngã ba Long Sơn và khu vực lân cận.
Người dân cho biết sẽ tiếp tục biểu tình nếu chính quyền tỉnh không nghiêm túc điều tra, xử lý vụ việc.
Sau vụ việc Formosa xả thải gây ô nhiễm tại bốn tỉnh miền Trung, hiện tượng cá chết hàng loạt đã liên tục xảy ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Môi trường sống của người dân Việt Nam đang trong tình trạng báo động.