Chủ tài khoản Facebook ‘Hồ Hải’, blogger ‘BS Hồ Hải’ bị bắt

Chủ tài khoản Facebook ‘Hồ Hải’, blogger ‘BS Hồ Hải’ bị bắt

Thanh Niên Online

Kim Lan

‘Ai lợi dụng vấn đề Formosa là chưa thực lòng, thực tâm vì đất nước’Ngày 2.11, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã bắt ông Hồ Văn Hải, chủ tài khoản Facebook ‘Hồ Hải’ và blog ‘BS Hồ Hải’ vì hành vi phát tán thông tin, tài liệu chống Nhà nước.

§

Theo Cổng thông tin điện tử Công an TP.HCM, ngày 2.11, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã phối hợp với Công an quận Thủ Đức (TP.HCM) bắt quả tang ông Hồ Văn Hải (52 tuổi, hộ khẩu thường trú tại phường 5, quận 5, TP.HCM) đang có hành vi phát tán trên mạng Internet các thông tin, tài liệu chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ông Hồ Văn Hải bị bắt quả tang hành vi của mình tại số 891 đường Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, quận Thủ Đức.

Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM cho biết đơn vị này tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của ông Hồ Văn Hải để xử lý theo quy định của pháp luật.

bs-ho-hai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Xem thêm:  Cơ quan An ninh điều tra Công an Tp. Hồ Chí Minh bắt khẩn cấp Hồ Văn Hải (“BS Hồ Hải”) ( VietNamThoiBao.org)

3 phụ nữ giương cờ Việt Nam Cộng hòa bị 10 năm tù

3 phụ nữ giương cờ Việt Nam Cộng hòa bị 10 năm tù

VOA

Các bị cáo bị giải ra khỏi tòa án sau phiên xử (Ảnh chụp từ trang Tuoitre)

Các bị cáo bị giải ra khỏi tòa án sau phiên xử (Ảnh chụp từ trang Tuoitre)

Một tòa án Việt Nam vừa tuyên phạt 3 phụ nữ giương cờ Việt Nam Cộng hòa tổng cộng 10 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự.

AP hôm nay dẫn báo Thanh Niên cho hay 3 bị cáo bị kết tội giương băng-rôn, biểu ngữ chống nhà nước và cờ của chế độ cũ bên ngoài tòa lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn vào tháng 7 năm 2014 nhằm mục đích ‘thay đổi chế độ, lập nên nhà nước mới.’

Sau phiên xử kéo dài nửa ngày hôm nay, Ngô Thị Minh Ước (57 tuổi) bị tuyên án 4 năm tù, Nguyễn Thị Trí và Nguyễn Thị Bé Hai (58 tuổi) cùng lãnh án 3 năm tù.

Ngoài ra, Tòa án Nhân dân TPHCM còn phạt cả ba người thêm 2 năm quản chế tại địa phương sau khi mãn án.

Theo cáo trạng, do khiếu kiện đất đai lâu năm tại Bình Phước, Bình Dương, và Đồng Tháp không được giải quyết, nhóm phụ nữ này đã ‘tụ tập biểu tình trái pháp luật trước lãnh sự quán Mỹ’, mang theo 3 lá cờ lớn, 51 lá cờ nhỏ, cùng các băng-rôn, biểu ngữ ‘bôi nhọ’ đảng và so sánh chế độ hiện hành với những thể chế khác.

Cáo trạng nói hành vi của ba phụ nữ này là ‘đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia, xuyên tạc, xúi giục, gây nghi ngờ và làm mất lòng tin của nhân dân đối với đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam.’

Tờ Thanh Niên dẫn lời 3 bị cáo tại tòa khai có tham gia ‘Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu’ được thành lập từ tháng 3/2014 do dân oan Trần Ngọc Anh làm đại diện.

Công an Việt Nam cho hay khi khám xét nơi ở của các bị cáo có phát hiện thêm 2 biểu ngữ ‘vu khống đảng và nhà nước’ viết bằng tiếng Anh.

Trước khi bị bắt, cả ba người từng bị phạt hành chính về cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’ vì tham gia ‘biểu tình trái phép.’

Các luật sư, blogger, và giới hoạt động cổ xúy cho dân chủ, nhân quyền hay quyền lợi đất đai thường bị nhắm mục tiêu tấn công, sách nhiễu, bắt giam, và kết án tại Việt Nam, nơi báo chí và truyền thông đều thuộc quốc doanh.

Ba bản án về tội vi phạm điều 88 được đưa ra một tuần sau khi Hà Nội tuyên phạt blogger Nguyễn Hữu Vinh 5 năm tù theo điều 258 ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ vì các bài viết bị xem là ‘chống đối’ trên trang blog Anh Ba Sàm thu hút đông đảo độc giả.

Liên hiệp quốc lâu nay kêu gọi Việt Nam ngưng đàn áp những tiếng nói đối lập và chấm dứt các bản án dựa trên những điều luật có nội dung bao quát như 79, 88, hay 258 nhằm chống lại giới hoạt động.

Việt Nam cũng bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, Hoa Kỳ, và các chính phủ Tây phương chỉ trích vì không chấp nhận bất đồng chính kiến và bỏ tù những ai chỉ trích chế độ.

Ngược lại, Hà Nội một mực khẳng định không giam giữ ai do đối lập quan điểm, mà chỉ trừng phạt những người phạm pháp vì chống đối đảng và nhà nước.

Theo AP, AFP

Cướp chém chết một phụ nữ rồi cướp xe giữa ban ngày

 Cướp chém chết một phụ nữ rồi cướp xe giữa ban ngày

Nguoi-viet.com

Hiện trường nơi xảy ra vụ giết người mẹ trẻ. (Hình: báo Thanh Niên)

THÁI BÌNH (NV) – Gần trưa, đang chở con nhỏ trên đường về quê ăn giỗ, một phụ nữ ở huyện Tiền Hải nghi bị kẻ cướp bất ngờ dùng dao chém nhiều nhát từ sau gáy khiến chết tại chỗ để cướp xe máy đắt tiền.

Truyền thông Việt Nam loan tin, chiều 30 tháng 10, công an tỉnh Thái Bình xác nhận, trên quốc lộ 39, xã Ðông Tân, huyện Ðông Hưng, đã xảy ra án mạng nghi giết người để cướp xe máy.

Theo báo Thanh Niên, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày chị Nguyễn Thị Cúc (27 tuổi), trú huyện Tiền Hải, chở theo con trai là cháu Lê Anh Trung (8 tuổi) trên xe máy Honda SH mang tiền lên huyện Ðông Hưng cho chồng sửa xe hơi. Sau đó, chị Cúc tiếp tục cùng con đi về quê ở huyện Thái Thụy để ăn giỗ.

Khi đi đến xã Ðông Tân, bất ngờ chị Cúc bị hai thanh niên từ phía sau chạy xe máy đuổi theo chém liên tiếp vào tay và gáy. Do vết chém vào chỗ hiểm khá nặng nên chị Cúc đã chết tại chỗ. Riêng cháu Trung chỉ bị thương nhẹ và được đưa đi bệnh viện điều trị. Tại hiện trường, chiếc xe máy văng khỏi nơi nạn nhân gục chết khoảng 100 mét.

Ông Nguyễn Văn T., trú huyện Ðông Hưng, một trong những nhân chứng đầu tiên tại hiện trường cho biết: “Lúc đấy trời đang mưa, nghe thấy tiếng gọi, tôi liền chạy ra. Khi lại gần xe máy, tôi nghe có tiếng khóc trẻ con. Xa hơn là một phụ nữ với cánh tay và má bên phải bị chém xuống đến tận cổ và hình như đã chết nằm cạnh vệ đường, tay nắm rất chặt như tỏ vẻ căm phẫn. Còn kẻ thủ ác sau khi chém nạn nhân, có lẽ đã lấy xe SH và bỏ chạy nhưng đi được khoảng 100 mét thì bỏ xe lại tẩu thoát,” ông T. tỏ vẻ sợ hãi kể lại sự việc với phóng viên báo Thanh Niên.

Công an tỉnh Thái Bình tình nghi đây là vụ án giết người, cướp tài sản vì nhiều dấu hiệu cho thấy, kẻ thủ ác ra tay liều lĩnh, manh động. Nơi chị Cúc bị chém chết hai bên là cánh đồng vắng. Từ chỗ xảy ra vụ án đến nhà dân gần nhất cũng phải 300 mét, đoạn xa lên đến 600 mét. Sau khi gây án, kẻ giết người không kịp lấy xe vì có người đi tới. (Tr.N)

Lũ chồng lũ ở Quảng Bình, nhiều làng mạc lại ngập nặng

 Lũ chồng lũ ở Quảng Bình, nhiều làng mạc lại ngập nặng

Nguoi-viet.com

Nhiều làng mạc ở dọc sông Gianh đang bị nước lũ nhấn chìm. (Hình: báo Dân Trí)

QUẢNG BÌNH (NV) – Chưa hết bàng hoàng sau cơn lũ vừa trải qua, người dân phải ráo riết chạy lũ trước lo sợ nguy cơ lũ chồng lũ. Hiện nước lũ đã cuốn trôi cây cầu phao ở huyện Quảng Trạch, làm cả ngàn người dân bị cô lập.

Theo báo Tiền Phong, chiều 31 tháng 10, ông Trần Văn Tiến, chủ tịch xã Quảng Trường, huyện Quảng Trạch, cho biết, sáng cùng ngày nước lũ lên cao và chảy xiết đã làm cây cầu phao Thuận Hòa dài 200 mét, rộng 2 mét, được lắp ghép từ các thanh gỗ, tre, dây thép, thùng phuy nhựa, là con đường duy nhất của người dân trong thôn Thuận Hòa đến các nơi khác bị đứt dây trôi mất khiến hàng ngàn người dân bị cô lập.

Theo ông Tiến, hiện tại do nước lũ dâng cao và chảy xiết nên việc khắc phục gặp rất nhiều khó khăn. Xã đang vận động người dân tìm những nơi cao sơ tán lên để đề phòng nước lũ.

Nước lũ cuốn trôi cây cầu phao. (Hình: Pháp luật Sài Gòn)

Nước lũ cuốn trôi cây cầu phao. (Hình: Pháp luật Sài Gòn)

Còn ông Cao Xuân Ngọc, chủ tịch xã Quảng Hải, thị xã Ba Ðồn cho biết, mưa lớn trong 2 ngày qua, nước sông Gianh lên trở lại, gây vỡ đoạn đê cuối làng, gần 1/2 nhà cửa của người dân lại chìm trong nước lũ. Hiện tại, xã đang huy động lực lượng để cứu đê nhưng không thành công vì nước chảy xiết.

Lãnh đạo các xã phía Nam thị xã Ba Ðồn như Văn Hóa, Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa; Quảng Tân, Quảng Thủy, Quảng Minh, thị xã Ba Ðồn cho biết, nước lũ trên sông Gianh đang lên rất nhanh đã vượt đê vào làng, nhiều nhà dân đã bị ngập, tình hình rất nguy cấp vì vẫn đang mưa rất lớn.

Theo nhận định của người dân dọc sông Gianh, rất có thể sẽ xảy ra một trận lũ lớn tiếp theo, vì nước ở các hồ chứa đã đầy, trên đồng ruộng, ao hồ vẫn chưa rút hết từ trận lũ trước.

Tin cho biết, Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Trung Ương cảnh báo, từ nay đến ngày 5 tháng 11, trên các sông từ Nghệ An đến Ninh Thuận sẽ xuất hiện lũ. Trong đợt lũ này, mực nước trên các sông ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi có khả năng lên mức báo động cao nhất, nguy cơ xảy ra lũ lớn, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ tại vùng trũng, thấp các tỉnh trên là rất cao. (Tr.N)

Thủy điện Hố Hô lại tiếp tục coi “mạng người như cỏ rác”

From :  Lê hồng Song added 2 new photos.
Thủy điện Hố Hô lại tiếp tục coi “mạng người như cỏ rác”

(Xã hội) – Khi thông tin nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ “đúng quy trình” từ ngày 13/10/2016 đẩy 5.000 hộ dân huyện Hương Khê vào cảnh tận cùng đau thương và khốn khó vẫn chưa khiến dư luận hết phẫn nộ, thì mới đây trong cơn lũ tiếp theo, nhà máy này lại tiếp tục lén lút xả lũ “đúng quy trình” mà không xin phép ý kiến tỉnh Hà Tĩnh.

Là người trực tiếp đi kiểm tra nhà máy thủy điện Hố Hô, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho biết thuỷ điện này xả lũ khi chưa có sự chỉ đạo của tỉnh. Ông Sơn cho biết, từ hôm qua đến nay, tỉnh Hà Tĩnh chưa có chỉ đạo xả lũ, kể cả hồ Kẻ Gỗ. Thế mà sáng nay, khi kiểm tra tại công trình thuỷ điện Hố Hô thì đoàn kiểm tra rất bất ngờ vì công trình này tự ý xả nước từ tối qua.
Bí thư Hà Tĩnh ‘ngã ngửa’ khi thuỷ điện xả lũ.

Theo ông Sơn, qua kiểm tra ban đầu, thuỷ điện Hố Hô chấp hành không nghiêm túc. Kiểm tra sâu hơn, thuỷ điện Hố Hô chưa kiểm soát, điều tiết lưu lượng nước xả của hồ đồng thời không tính toán được việc xả lũ vùng hạ lưu ngập lụt như thế nào.
Thật ra thông tin thủy điện Hố Hô tiếp tục xả lũ khiến người dân phẫn nộ chứ không bất ngờ, bởi từ khi xây dựng đến nay, cái nhà máy không có chức năng điều tiết lũ này đã vẫy vùng ngang dọc, “coi trời bằng vung” mà nào ai có ý kiến!
Nhà máy Thủy điện Hố Hô có công suất 13MW (với 2 tổ máy) do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Bắc 1 làm chủ đầu tư, được xây dựng trước những tranh cãi về tính phản khoa học và trái với lòng dân từ năm 2005. Ngay sau đó, năm 2007, nhà máy thủy điện này chứng minh ngay “sai lầm của mình” khi không kiểm soát được lượng lũ, biến tỉnh Hương Khê thành biển nước, khiến người dân hoang mang cực độ vì chưa bao giờ họ phải đón nhận cơn lũ trái quy luật và lên nhanh bất thường đến thế!
Một dấu ấn đậm nét nữa được đập thủy điện này khắc ghi vào lòng người dân khi, ngày 4/10/2010, trong trận lũ được đánh giá là lớn nhất từ trước tới nay tại Hà Tĩnh, thì cửa tràn xả lũ bằng hệ thống thủy lực của nhà máy không hoạt động được. Nguyên nhân được xác định là do mất điện. Cửa tràn không mở được, cây cối, rác từ thượng nguồn đổ về nhanh đã khiến nước từ hồ băng qua cả thân đập, dội thẳng xuống nhà máy phát điện. Hố Hô như quả “bom nước” khiến chính quyền, người dân hạ lưu trải qua những giây phút hoảng sợ. Sự cố này cũng khiến cho tiếng khóc ai oán của người dân vùng lũ càng thêm thê lương, văng vẳng cả một vùng trời!

Và mới đây, với kinh nghiệm chống lũ và xả lũ từ khi xây dựng đến nay, nhà máy thủy điện này đã trực tiếp đẩy 5 000 hộ dân tại tỉnh Hương Khê vào cảnh màn trời chiếu đất. Cái đói, cái mặc tưởng chừng đã là quá khứ mà không ngờ lại trở nên hiện thực đối với khúc ruột miền Trung đến thế!
Ấy vậy mà, khi yêu cầu thanh tra và làm rõ trách nhiệm, một Tổng cục phó Năng lượng lại thủng thẳng trả lời “thủy điện Hố Hô xả lũ chấp nhận được”. Ừa thì chấp nhận được, nên tới cơn lũ lần này, họ chẳng cần cái gì gọi là báo cáo, gọi điện mà cứ thế thẳng tay xả “ bom nước” giáng xuống đầu dân! Lãnh đạo còn chấp nhận được, thì dân là cái xá chi!

Không cần phải nói chắc ai cũng hiểu, kể từ khi nhà máy này đi vào hoạt động chính quyền tỉnh Hà Tĩnh, nhân dân các huyện nằm ở hạ nguồn luôn ngồi trên đống lửa mỗi khi mưa lũ kéo về. Ấy vây mà, “người ta” vẫn bình chân như vại. Mà ngẫm cũng phải, “tính mạng” cái đập được bảo toàn rồi, thì ai sống chết mặc ai!
Miền Trung, mảnh đất truyền thống anh hùng đứng lên từ bao gian khó, suốt bốn mùa nắng rực đỏ rát mặt, muối mặn chát ngấm vào xương da, phải hứng chịu cảnh họa vô đơn chí khi đập thủy điện xả nước kèm theo mưa lũ chẳng xót thương trút xuống, cuốn cả làng, mang đi tất cả tài sản, khiến nước mắt người dân không còn để rơi. Nếu nhìn từ trên cao xuống, chỉ thấy những mạng người nhỏ nhoi ngồi đợi chờ phép màu từ đoàn cứu trợ tới giữa dòng nước trắng xóa thì mới thấy xót xa nhường nào. Đau cho khúc ruột miền Trung bao nhiêu lại giận những đã gây ra tai ương khiến cho người dân phải chịu cảnh màn trời chiếu đất bấy nhiêu!
Bao giờ người dân miền Trung hết khổ, khi đôi vai gầy nặng trĩu phải oằn mình gánh cả thiên tai và nhân tai? Câu hỏi đau đáu này xin gửi đến các cơ quan chức năng.
Khúc ruột miền Trung đang chảy máu.
Thương lắm nhưng vòng tay quá nhỏ bé.
Miền Trung ơi…! Bao giờ cho hết những đau thương

Lê hồng Song's photo.
Lê hồng Song's photo.

Bộ trưởng Tuấn: báo chán do nhà báo kém tài, không phải do kiểm duyệt

Bộ trưởng Tuấn: báo chán do nhà báo kém tài, không phải do kiểm duyệt

VOA

Nhà báo Võ Văn Tạo nói, ở Việt Nam, những đề tài rất quan trọng, người dân rất quan tâm thì báo chí lại không được đụng tới.

Nhà báo Võ Văn Tạo nói, ở Việt Nam, những đề tài rất quan trọng, người dân rất quan tâm thì báo chí lại không được đụng tới.

Trong một cuộc phỏng vấn được nhiều báo Việt Nam đăng hôm 31/10, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, nói chính quyền “không ngăn cản tự do ngôn luận”, và các tác phẩm báo chí không thu hút bạn đọc là “do trình độ và tài nghệ của người làm báo”. Nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo không đồng tình với phát biểu này của bộ trưởng.

Hồi cuối tháng 6, báo điện tử Infonet trực thuộc bộ của ông Tuấn đã đăng một bài viết về khó khăn trong nghề báo ở Việt Nam.

Bài viết trích ý kiến của Tổng Biên tập Infonet, ông Võ Đăng Thiên, cho rằng: “Một trong những khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay đối với người làm báo … là làm sao vừa thực hiện đúng chỉ đạo, pháp luật, định hướng của cơ quan chỉ đạo, … lại vừa thu hút được bạn đọc, hấp dẫn được bạn đọc. Vì nếu làm sai chỉ đạo sẽ bị xử lý, nhưng nếu không thuyết phục được bạn đọc thì không có nguồn thu. Đây thường xuyên là thách thức hàng ngày đối với chúng tôi”.

Đáp lại nhận xét kể trên của ông Thiên, trong bài phỏng vấn đăng hôm 31/10, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nói “đó là sự ngụy biện”. Ông Trương Minh Tuấn khẳng định rằng: “Không thuyết phục được bạn đọc là do trình độ và tài nghệ của người làm báo. Tài nghệ kém cỏi, làm ra những tác phẩm báo chí kém cỏi, không thu hút được người đọc rồi quay ra đổ lỗi cho định hướng của Đảng, thậm chí còn đổ lỗi cho việc tuân theo pháp luật. … đổ lỗi cho pháp luật quả là chuyện nực cười. Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí không hề ngăn cản tự do ngôn luận, không hề ngăn cản thông tin đa chiều, càng không hề làm mất cá tính, phong cách và tài năng của những người làm báo”.

Trước đó, hôm 19/10, ông Võ Đăng Thiên và một phó tổng biên tập của Infonet bị đình chỉ chức vụ 15 ngày do dẫn lời Chủ tịch Quốc hội để rút tít một bài viết là “Tôi thất vọng khi đọc dự thảo luật Chính phủ trình”. Bộ trưởng Tuấn cho rằng “Tiêu đề này nói không đúng bản chất nội dung phát biểu của Chủ tịch Quốc hội, khiến cho dư luận hiểu sai về mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ”.

Cuộc phỏng vấn ông Tuấn diễn ra trong bối cảnh gần đây nhà chức trách Việt Nam đã “kỷ luật” một loạt lãnh đạo báo chí và cơ quan báo chí. Gần đây nhất là vụ đình bản báo Tầm Nhìn trong 3 tháng.

VN đình bản báo Tầm Nhìn trong 3 tháng

Từ Nha Trang, nhà báo có hàng chục năm kinh nghiệm Võ Văn Tạo phân tích với VOA về những điểm ông không đồng tình với phát biểu của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn. Ông Tạo nói:

“Ở Việt Nam có những đề tài rất quan trọng, người dân rất quan tâm thì báo chí lại không được đụng tới. Cái đó là hàng tuần đều có sự giao ban báo chí hết. Do Ban Tuyên giáo Trung ương người ta giao ban. Họ sẽ nói nội dung cụ thể trong tuần tới, trong thời gian tới phải tập trung đưa về cái gì. Tức là tiết chế hoạt động báo chí một cách rất là khắt khe. Báo chí không có tự do. Có những đề tài công chúng rất thích lại bị cấm đoán thì làm sao mà hay. Báo chí không như văn chương. Cái hay của báo chí là vấn đề thời sự, phản ánh tính thời sự, cái nóng bỏng, cái kịp thời mà phần lớn xã hội, công chúng người ta quan tâm. Đấy mới là cái hay của báo chí. Thế thì ở Việt Nam bị dẹp cái đó. Thế thì khó lòng có được cái hay”.

Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết thêm trong vài năm gần đây, nhà chức trách đã thay đổi “chiến thuật” chỉ đạo báo chí nhằm tránh “để lại dấu vết” về kiểm duyệt báo chí. Hai cơ quan quản lý báo chí hàng đầu của Việt Nam là Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản và Bộ Thông tin và Truyền thông của chính phủ. Ông Tạo nói:

“Bộ Thông tin Truyền thông và Tuyên giáo là họ hay làm thế này: giao ban nói mồm, không kịp giao ban thì họ nhắn tin, họ gọi điện thoại. Hãn hữu lắm họ mới gửi văn bản. Họ sợ rằng trong đội ngũ báo chí vẫn có người có lương tâm, những người tử tế, họ sẽ truyền cái đó ra ngoài để đưa lên truyền thông lề dân. Nó lộ tẩy cái bộ mặt xấu xa của việc thò tay can thiệp vào báo chí một cách thô bạo”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nói trong cuộc phỏng vấn mới đây rằng tuy có một số quan chức ở các cơ quan lãnh đạo và quản lý báo chí đưa ra “những lời khuyên nên thông tin điều này, không nên thông tin điều kia”, song “đó chỉ là sự khuyến nghị, nhắc nhở”. Bộ trưởng Tuấn nói nếu báo chí “thấy sự khuyến nghị, nhắc nhở đó là cứng nhắc, không phù hợp với thực tế cuộc sống” thì lãnh đạo cơ quan báo chí “hoàn toàn có thể phản hồi, tranh biện để đi đến chân lý”.

Tuy nhiên, trên mạng xã hội và Facebook cá nhân, nhiều nhà báo cho rằng phản hồi, tranh biện với nhà chức trách chỉ mang lại thêm rắc rối cho họ.

Thế nào là thông tin nhạy cảm?

Thế nào là thông tin nhạy cảm?

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-10-28

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

File photo

Thế nào thông tin nhạy cảm?

 00:00/06:44

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam hôm thứ Tư 26 tháng 10 khuyến cáo phóng viên và báo chí trong nước cẩn trọng khi đưa tin về nhân quyền mà bộ này cho là vấn đề ‘nhạy cảm’, thường bị những thế lực xấu lợi dụng để chống phá nhà nước Việt Nam.

Quan điểm của nhà cầm quyền Việt Nam về nhân quyền, mức độ nhạy cảm của vấn đề như thế nào?

Nhạy cảm ngay từ trong khái niệm

Tại buổi họp có tên là Hội Nghị Cung Cấp Thông Tin Về Công Tác Nhân Quyền, được tổ chức định kỳ hàng tháng, thứ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam, ông Hoàng Vĩnh Bảo, đưa ra cảnh báo như vừa nêu với báo giới trong nước.

Ông Hoàng Vĩnh Bảo còn lưu ý báo giới Việt Nam rằng những gì đang diễn ra trong nước, thí dụ kỳ họp Quốc Hội hay chuyện ô nhiễm môi trường chẳng hạn, là những thông tin dễ bị kẻ xấu lợi dụng.

Họ không muốn nhân dân hiểu rõ và thực thi nhân quyền. Trên các phương tiện thông tin đại chúng họ cũng không muốn báo chí nhắc nhiều đến vấn đề này.
-Vũ Quốc Ngữ

Ông Trịnh Hòa Bình, nguyên giám đốc Trung Tâm Dư Luận Xã Hội, nay là thành viên của Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam, nhận định:

Đây là phát biểu chính thức của nhà nước do đảng cộng sản cầm quyền, thế thôi. Đúng như điều anh Bảo nói, nhân quyền ở Việt Nam, dưới góc nhìn của quốc tế và đến lượt Việt Nam nhìn lại, thì nó là vấn nhạy cảm mà có lẽ cũng chưa bao giờ vấn đề nhân quyền một cách phổ quát được đặt ra … tôi không muốn nói là gay gắt.

Nói gì thì nói Việt Nam cũng đạt được những bước tiến nhất định xét về mặt lý luận, xét về mặt quan điểm chung quanh vấn đề nhân quyền. Có điều là như thế này, nhân quyền Việt Nam còn bị qui chiếu bời văn hóa của Việt Nam nữa. Đương nhiên văn hóa này bao gồm cả chính trị, ở đây có những vấn đề như thế. Tôi nghĩ không nói được gì nhiều hơn bởi vì phát biểu chính thức của họ là như vậy, bản thân tôi không phải thước đo để đánh giá.

Đối với tầng lớp lãnh đạo Việt Nam hiện nay, nhân quyền là vấn đề nhạy cảm ngay từ trong khái niệm của nó. Đó là phát biểu của ông Vũ Quốc Ngữ, thành viên Mạng Lưới Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Độ Lập:

Họ không muốn nhân dân hiểu rõ và thực thi nhân quyền. Trên các phương tiện thông tin đại chúng họ cũng không muốn báo chí nhắc nhiều đến vấn đề này.

Việt Nam nói họ có tiêu chuẩn nhân quyền riêng so với thế giới, họ không công nhận nhân quyền phổ quát, họ bảo rằng nhân quyền Việt Nam mang tính đặc thù xã hội chủ nghĩa, đại thể là như thế. Cho nên nhân quyền của người Việt Nam mình cũng khác với nhân quyền thế giới là nhân quyền phổ quát. Do đó việc đưa tin thế nào cũng phải theo đúng chỉ đạo của đảng và chính phủ, làm sao mà không ảnh hưởng đến sự lãnh đạo độc tôn của đảng và của chính phủ.

Cơ hội cho Việt Nam vi phạm quyền con người

Một phiên họp của Quốc hội Việt Nam trước đây, ảnh minh họa. AFP

Quốc hội Việt Nam đang nhóm họp với dự định thông qua một loạt các luật trong đó có luật về tôn giáo vốn là một trong những chủ đề liên quan đến nhân quyền. Các nhà lãnh đạo tôn giáo cùng các nhà hoạt động nhân quyền trong nước đã bày tỏ sự quan ngại rằng Luật Tôn Giáo, một khi được thông qua, sẽ là cơ hội cho Việt Nam vi phạm quyền con người nhiều hơn nữa.

Chính quyền thì lại cho rằng có những kẻ xấu, những thế lực thù địch đã nhân cơ hội này lôi kéo, tuyên truyền và kích động người dân chống phá nhà nước như nội dung phát biểu của thứ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông Hoàng Vĩnh Bảo khi đưa ra cảnh báo là cần phải thận trọng khi viết về nhân quyền.

Phát biểu của thứ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông như một lời đe dọa không hơn không kém, là ý kiến của cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển:

Lời đe dọa đó là chuyện hết sức bình thường ở Việt Nam. Đối với những ký giả mà tôi cho là thuộc nhà nước kiểm soát thì họ sẽ hết sức thận trong và chẳng bao giờ dám viết. Nhưng bên cạnh đó có những người viết báo mà không lệ thuộc vào chính quyền cộng sản Việt Nam thì họ chấp nhận trả giá khi nói lên sự thật.

Ở Việt Nam nhân quyền đang bị đe dọa, vì lên tiếng cho quyền tự do ngôn luận mà blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt. Rất nhiều người khác cũng rơi vào tình trạng bị khởi tố theo Điều 88 tuyên truyền chống phá nhà nước, bản thân tôi cũng đã bị tôi danh như vậy.

Vậy theo nhà nước thì những kẻ xấu nào, những thế lực thù địch nào đã lợi dụng vấn đề nhân quyền để xúi dục hành động chống phá. Ông Nguyễn Bắc Truyển trả lời:

Nhà nước, đảng cộng sản Việt Nam nhìn người dân với cặp mắt thù địch khi họ nói lên sự thật trong đời sống xã hội của họ.
-Nguyễn Bắc Truyển

Nhà nước, đảng cộng sản Việt Nam nhìn người dân với cặp mắt thù địch khi họ nói lên sự thật trong đời sống xã hội của họ. Tôi xin khẳng định không có ai lợi dụng tôi cả. Tôi làm vì lương tâm của tôi, vì trách nhiệm của một công dân.

Câu hỏi tương tự cũng được nêu ra với cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên, thành viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam:

Có lẽ tôi trả lời bằng hình thức hóm hỉnh một chút là tôi hoàn toàn bị lợi dụng, hoàn toàn bị kích động, hoàn toàn bị xúi dục bởi chính lương tâm và trách nhiệm của tôi chứ ngoài ra không có thế lực nào bên ngoài hết.

Đảng cộng sản Việt Nam vẫn coi nhân quyền là một điều cấm kỵ không chỉ riêng đối với các nhà báo lề đảng mà đối với mọi thành phần trong xã hội Việt Nam.

Phải chăng đó là lý do khiến Bộ Thông Tin Truyền Thông phải lên tiếng cảnh báo phóng viên cần thận trọng khi viết những tin những bài có liên quan đến nhân quyền?

Trong bối cảnh này tôi nghĩ chúng ta cần thừa nhận một điều là người dân càng ngày càng nhận thức được rõ hơn về giá trị con người mà cụ thể là vấn đề nhân quyền. Phát biểu này một lần nữa cho thấy trước sau như một nhà nước Việt Nam luôn nhất quán cho nhân quyền là điều tối kỵ, cấm kỵ, không được phép tồn tại.

Hiến định về quyền con người đang được hiểu khác nhau là tựa đề một bài do báo trong nước loan tải, đề cập đến báo cáo quốc hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ triển khai thi hành Hiến Pháp giai đoạn 2014-2016, qua đó chính phủ nêu ra một số vướng mắc cần tháo gỡ mà thí dụ điển hình là qui định trong Khoản 2 Điều 14 về quyền con người.

Tin nói vì cách hiểu khác nhau nên khó đạt sự nhất trí cao trong quá trình xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật về quyền con người, quyền công dân, vì thế ảnh hưởng đến tiến độ soạn thảo văn bản cũng như sự trình bày của chính phủ.

Ông Trần Ngọc Quang, trước kia là phóng viên báo đảng, nay là một nhà báo độc lập, góp ý:

Thực sự ngay nhà nước ngay quốc hội, kể cả những tổ chức lề phải cũng chưa đưa ra được cho xã hội Việt Nam một khái niệm thế nào là nhân quyền. Bản thân họ cũng còn chưa hiểu thì đừng có nói đến chuyện hướng dẫn dư luận. Anh là quan chức mà trước hết tư cách con người anh còn chưa rõ, quyền của anh anh còn không biết, làm sao mà anh có thể dẫn đắt dân chúng được.

Chính vì những lẽ đó, nhà báo độc lập Trần Ngọc Quang kết luận, lãnh đạo Việt Nam đã có những khái niệm rất mơ hồ, trong lúc báo mạng thì đầy đẫy những định nghĩa cũng như những tin bài xác thực về nhân quyền, về dân chủ, về tự do mà nhà nước không thể hay không có khả năng che lấp.

Nếu Đảng tự nhốt quyền lực trong “lồng pháp luật”

Nếu Đảng tự nhốt quyền lực trong “lồng pháp luật”

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-10-31

 

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, ảnh minh họa chụp hôm 5/10/2016 tại Hà Nội.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, ảnh minh họa chụp hôm 5/10/2016 tại Hà Nội.

 AFP

Nếu Đảng tự nhốt quyền lực trong “lồng pháp luật”

 02:27/06:40

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, đe dọa sự phát triển kinh tế và sự tồn vong của chế độ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với cử tri Hà Nội hôm 7/10/2016 là cần có cơ chế kiểm soát quyền lực và phải nhốt quyền lực trong “lồng luật pháp”.

Cần chống tham nhũng từ gốc

Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên thực hiện qua điện thoại vào tối 28/10/2016, TS Nguyễn Thanh Giang một nhà hoạt động ở Hà Nội mô tả điều ông gọi là “hai buồng trứng cơ bản” đẻ ra tham nhũng, thứ nhất đất đai là tài sản toàn dân, thứ hai kinh tế quốc doanh làm chủ đạo… Vẫn theo TS Nguyễn Thanh Giang, ở Việt Nam tài nguyên, đất đai về hình thức là của toàn dân, nhưng các thế lực, những người có quyền có chức đã lạm dụng quyền sử dụng…  tình trạng này sản sinh ra lợi ích nhóm và chiếm đoạt đất đai của nhân dân để làm giàu. Hiện nay giai cấp tư bản Đỏ kếch xù hơn tư bản ngày xưa đã từng bị Đảng Cộng sản Việt Nam tiêu diệt. TS Nguyễn Thanh Giang nhấn mạnh:

Tôi cho là chống tham nhũng bằng cách chống những người tham nhũng thì không đời nào chống được, mà phải chống cái nguyên nhân sản sinh ra những người tham nhũng.
-TS Nguyễn Thanh Giang

 

“Tôi cho là chống tham nhũng bằng cách chống những người tham nhũng thì không đời nào chống được, mà phải chống cái nguyên nhân sản sinh ra những người tham nhũng.”

Ở các nước dân chủ áp dụng chế độ tam quyền phân lập, Hành pháp – Lập pháp – Tư pháp có vị thế độc lập và giám sát lẫn nhau cho nên quyền lực được giám sát có hiệu quả. Trong khi đó ở Việt Nam, trước trào lưu mong muốn cải cách chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay từ năm 2012 đã tái khẳng định Việt Nam không theo thể chế tam quyền phân lập.

Điều 4 Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Tuy rằng, có thêm một ít dòng được cho là mới mẻ, đó là “Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.” Ông Nguyễn Phú Trọng cũng như các giới chức cao cấp của Đảng và Nhà nước luôn có chung một cách lập luận, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Nhốt quyền lực sẽ trói tay Đảng

Được biết, ngày 7/10 khi tiếp xúc cử tri Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói phải có cơ chế kiểm soát quyền lực và nhốt quyền lực vào lồng pháp luật. TS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội nhận định:

“ Mãi cho tới gần đây ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới nói được một câu tương đối hay như vậy. Nhưng nếu nhốt quyền lực vào cái lồng luật pháp thì Đảng bị trói tay, không còn Đảng.  Ông ấy nói điều ấy phi thực tế, ở Việt Nam chính ông Nguyễn Phú Trọng luôn kêu gọi tất cả mọi thứ đều phải dồn cho Đảng, quân đội, công an tất cả phục vụ Đảng và chính ông ấy nói Hiến pháp chỉ là thể chế hóa Cương lĩnh Đảng, tức là ông ấy đặt Đảng trên cả dân tộc, trên cả pháp luật thì đời nào mà ông ấy chống được tham nhũng.”

Trong cùng một ý nghĩa về việc tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 20 năm đề ra rất nhiều Nghị quyết để phòng chống tham nhũng, mà không đạt hiệu quả. Ông Nguyễn Trung Dân, cựu Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Du Lịch, người từng bị cách chức năm 2009 sau khi duyệt đăng bài viết “Tản mạn đảo xa”, đề cao tinh thần yêu nước trước mối đe dọa từ phương Bắc, từ Saigon nhận định:

“Bao giờ mà pháp luật không được thượng tôn, luật pháp làm ra không bình đẳng vẫn có sự phân biệt giữa người này người khác, phân biệt nhân thân giữa người này người kia… tóm lại một câu, khi nào Đảng vẫn đứng trên pháp luật, Đảng chỉ huy pháp luật thì chắc chắn không thể có được sự gọi là minh bạch và rõ ràng để mà xử lý tham nhũng hết.”

Trên một phương diện khác, chế độ độc đảng ở Việt Nam được cho là một chính quyền mạnh và ổn định. Đây là những điều kiện tối cần thiết để giúp một quốc gia thành đạt về mặt kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu chính trị đã ghi nhận sự kiện Đài Loan, Nam Hàn từng có nhiều thập niên gần như độc đảng, chế độ chính trị khắc nghiệt nhưng các nước đó đã phát triển kinh tế vững mạnh và bước tiếp theo mới thực hiện cải cách chính trị dân chủ.

Nếu nhốt quyền lực vào cái lồng luật pháp thì Đảng bị trói tay, không còn Đảng.
-TS Nguyễn Thanh Giang

 

TS Nguyễn Thanh Giang nhận định về việc tại sao Việt Nam tiếng gọi là chính quyền mạnh và ổn định, nhưng lại ách tắc kinh tế tụt hậu so với láng giềng trong khu vực. Ông nói:

“ Sự ổn định ở Việt Nam là một thứ ổn định khiên cưỡng, ổn định áp chế bằng độc quyền, độc tài, độc đoán, áp chế bằng súng đạn và nhà tù, áp chế bằng sự đàn áp dã man dưới mọi hình thức của công an và chính quyền. Sự ổn định đó giống như nồi áp suất đang bị bít rất chặt bởi luật pháp chỉ phục vụ Đảng Cộng sản Việt Nam. Cho nên sự ổn định đến một lúc nào đó sẽ nổ bung ra. Thực tế đó được nhìn thấy như ở các nước xã hội chủ nghĩa, kể cả bậc thầy xã hội chủ nghĩa của Cộng sản Việt Nam là Cộng sản Liên Xô trước đây.”

Cuộc chiến đấu phòng chống tham nhũng không ngừng nghỉ ở Việt Nam được xem như  thất bại. Lên tiếng trong Hội nghị lấy ý kiến đánh giá 10 năm chống tham nhũng ở Việt Nam tổ chức hôm 27/10 ở Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhìn nhận tình trạng tham nhũng trên cả nước là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước và trên hết là đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Theo TS Nguyễn Thanh Giang tham nhũng quyền lực là tình trạng phổ biến ở Việt Nam. Tham nhũng quyền lực lại có vai trò nguy hiểm nhất từ đó biến hóa muôn hình vạn trạng các loại tham nhũng khác. Nếu lời hứa hẹn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “nhốt quyền lực trong lồng pháp luật” không phải là một lời nói suông, hay theo cách mô tả của TS Nguyễn Thanh Giang là nói cho sướng miệng, thì đây có thể là một sự may mắn cho tiến trình cải cách ở Việt Nam.

“Năm năm vàng son 1955-60” của Việt Nam Cộng Hòa

“Năm năm vàng son 1955-60” của Việt Nam Cộng Hòa

Nguyễn Tiến Hưng Cựu Tổng trưởng VNCH, gửi cho BBC từ Virginia, Hoa Kỳ

  • 30 tháng 10 2016

BBC

Saigon

SAIGON

Từ cao nguyên Tây Tạng, con sông Cửu Long cuồn cuộn chảy như thác lũ xuống phía nam qua tỉnh Vân Nam, tới Lào, Thái Lan, Kampuchia, rồi Việt Nam trước khi ra Biển Đông.

May cho Miền Nam là có hồ lớn Tonle Sap ở Campuchia hút đi một phần lớn lượng nước từ thượng nguồn cho nên từ đây dòng sông lại uốn khúc hiền hòa chảy vào Miền Nam.

Tới gần biên giới thì con sông chia ra làm 8 nhánh. Nhưng con số 9 được coi là may mắn cho nên phải tìm ra cho được một nhánh nữa, tuy là rất nhỏ (dài khoảng 10 dậm) để cộng lại thành ra 9 nhánh, gọi là Cửu Long Giang.

Dòng sông Chín Con Rồng uốn mình tưới nước cho vùng đồng bằng Nam Bộ mầu mỡ, phì nhiêu trở thành vựa lúa của cả nước. Người nông dân nơi đây chỉ cần trồng mỗi năm một vụ là cũng đủ ăn, lại còn dư thừa để tiếp tế ra Miền Bắc và xuất cảng.

Khởi đầu gian khó

Nhưng trong mười năm chiến tranh loạn lạc, trên một phần ba đất trồng trọt đã bị bỏ hoang, nhường chỗ cho những bụi rậm và cỏ dại lan tràn.

Một phần lớn hệ thống kênh rạch cũng bị khô cạn hay sình lầy. Hệ thống bơm nước, thoát nước cũng bị hư hại. Bởi vậy, sản xuất thóc gạo của Miền Nam trong mười năm trước 1955 đã bị giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, các phương tiện giao thông như đường bộ, đường sắt, cầu cống và các cơ sở công kỹ nghệ như đường trắng, rượu bia, sợi bông cũng đều bị hư hại.

Cho nên vào năm 1955, khi “Một Quốc Gia Vừa Ra Đời” như báo chí Mỹ tuyên dương thì quốc gia ấy đã phải đối diện với bao nhiêu khó khăn khôn lường.

Saigon

GETTY IMAGES

Ngân sách của Pháp để lại thì thật eo hẹp, kỹ sư, chuyên viên trong mọi lãnh vực đều hết sức hiếm hoi vì Pháp đã rút đi hầu hết, để lại một lỗ hổng lớn cho cả nểnkinh tế lẫn hành chánh, giáo dục, y tế.

May mắn là trong năm năm đầu, từ mùa Thu 1955 tới mùa Thu 1960, Miền Nam có được năm năm vàng son, vừa có hòa bình lại được đồng minh Hoa kỳ hết lòng yểm trợ vật chất và kỹ thuật cho nên đã thu lượm được nhiều kết quả có thể nói là vượt bực.

Hồi tưởng lại thời gian ấy, nhiều độc giả chắc còn nhớ lại cái cảnh thanh bình khi các em học sinh mặc áo chemise trắng, quần xanh, các nữ sinh với những chiếc áo dài trắng tha thướt ngày ngày cắp sách đến trường.

Cha mẹ, anh em thì lo công việc làm ăn. Giầu có thì chưa thấy nhưng hầu hết đã đủ ăn đủ mặc, xã hội trật tự, kỷ cương. Tuy dù có nhiều bất mãn khó tránh về chính trị, tôn giáo và xã hội, nhưng tương đối thì ta phải công nhận rằng đây là thời gian hào quang nhất của Cộng Hòa Việt Nam.

Định cư gần một triệu người di cư từ Miền Bắc

Công việc đầu tiên và khẩn cấp nhất là phải định cư tới gần một triệu người, tương đương bằng 7% dân số Miền Bắc di cư vào Nam.

Đoàn người này hoàn toàn ‘tay trắng’ – chúng tôi gọi là đoàn người ‘bốn không’: không nhà cửa, đất đai, tiền bạc, ngành nghề chuyên môn ngoài nghề nông.

Làm sao tìm được nơi ăn, chỗ ở, tạo dựng lại được công ăn việc làm, đào giếng nước, xây nhà thương, bệnh xá, trường học cho con em để đáp ứng nhu cầu? Ngoài việc hành chính, lại còn tìm đâu ra bác sĩ, y tá, thầy dạy cho con em?

Saigon

GETTY IMAGES

Sau này khi nói về thành công của Tổng thống Diệm về việc này, TT Kennedy viết cho ông nhân ngày Quốc Khánh 26/10/1961:

“Thưa Tổng thống,

Thành tích mà Ngài đã đạt được để đem lại niềm hy vọng mới, nơi cư trú và sự an ninh cho gần một triệu người lánh nạn cộng sản từ Miền Bắc đã nổi bật như một trong những nỗ lực đáng được tán dương nhất, và được điều hành tốt đẹp nhất trong thời hiện đại.”

Tái thiết và phát triển nông nghiệp

Ưu tiên của công việc tái thiết và phát triển phải là nông nghiệp vì đại đa số nhân dân làm nghề nông. Đồng bằng Cửu Long là vựa lúa của cả nước, nhưng sản xuất đã giảm đi đáng kể trong mười năm ly loạn.

Thời tiền chiến sản xuất lên tới 4,2 triệu tấn (1939). Tới 1954 chỉ còn 2,5 triệu tấn. Cũng năm 1939 xuất cảng gạo là gần 2 triệu tấn, năm 1954 chỉ còn 520.000 tấn.

Tại vùng đồng bằng, trong tổng số là 7 triệu hecta đất trồng trọt có tới 2,5 triệu hecta (trên một phần ba) bị bỏ hoang. Lúa gạo là mạch máu của người dân cho nên công việc đầu tiên là phải đưa diện tích này vào canh tác.

Đây là một cố gắng vượt mức vì không những nó đòi hỏi phải tốn phí nhiều tiền bạc, công sức, để sửa chữa lại hệ thống thủy lợi, vét nạo kênh rạch, lại còn làm sao xây dựng được quyền sở hữu đất đai và phương tiện sản xuất cho người nông dân.

Saigon

GETTY IMAGES

Cải cách điền địa: Khó khăn và giải pháp thành công

Người khôn của khó. Lo lắng chính của người dân là làm sao có được một mảnh đất để sinh sống. Nếu như mảnh đất ấy lại nằm gần sông nước thì là vàng.

‘Đất Nước tôi’: đất và nước. Chỉ có Việt Nam ta là dùng hai chữ đất và nước để chỉ quê hương, tổ quốc mình vì tấc đất là tấc vàng.

Các biện pháp cải cách ruộng đất bắt đầu vào năm 1955 với lệnh giới hạn địa tô (tiền thuê đất) và những biện pháp giúp cho tá điền (người nông dân thuê đất) có được sự yên tâm về quyền sử dụng đất.

Cải cách điền địa là công việc rất khó khăn của các chính phủ Á Châu, nhưng ở Miền Nam là khó khăn nhất.

Làm sao mà lấy ruộng của người này chuyển cho người khác, nhất là khi đất canh tác lại tập trung vào một số rất nhỏ đại điền chủ? Họ là những người nắm thực quyền tại địa phương và gián tiếp, tại đô thị. Ở đồng bằng sông Cửu Long, sự tập trung quyền sở hữu đất vào một số điền chủ là cao nhất ở vùng Đông Nam Á: chỉ có 2,5% điền chủ mà đã sở hữu tới một nửa diện tích canh tác, trung bình mỗi điền chủ có hơn 50 mẫu đất.

Trước tình huống ấy, TT Diệm đã phải đối mặt với một khủng hoảng xã hội rất có thể xẩy ra nếu như phát động mạnh chương trình cải cách điền địa. Nhưng TT Diệm vẫn đặt vấn đề này là ưu tiên số một của chính sách kinh tế, bắt đầu ngay từ 1955 bằng việc cải tổ quy chế tá điền.

Để hỗ trợ cho nông dân được yên tâm khi đi làm thuê, điền chủ phải ký hợp đồng với tá điền về điều kiện thuê đất: tiền thuê đất, thời hạn thuê, triển hạn khế ước, giảm tô trong trường hợp mất mùa.

Kết quả về nông nghiệp trong 5 năm rất khả quan: sản xuất cây lương thực tăng 32%, vượt qua tất cả mức sản xuất thời tiền chiến. Năm 1959, sản xuất gạo lên 5,3 triệu tấn, cao nhất trong lịch sử kinh tế Miền Nam cho tới thời điểm đó. Về xuất cảng: với tổng số là 340.000 tấn, năm 1960 cũng đánh dấu mức xuất cảng cao nhất.

Phát triển công kỹ nghệ và quy chế ‘Quốc tịch Việt’

Dưới thời Pháp thuộc, kỹ nghệ và tài nguyên hầu như không được phát triển vì người Pháp chia ra hai vùng rõ rệt: Miền Bắc tập trung vào kỹ nghệ và khai thác hầm mỏ, Miền Nam thì căn bản là tập trung vào nông nghiệp, chỉ có một số sản phẩm tiêu thụ như nhà máy bia, diêm quẹt, thuốc lá, độc quyền thuốc phiện.

Bởi vậy từ 1955, Miền Nam bị cắt đứt tiếp liệu về than và khoáng sản. Chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư lại thật ít ỏi vì Pháp đã rút đi hầu hết.

Từng bước, chính phủ bắt đầu khai thác tài nguyên với ba dự án chính: mỏ than Nông Sơn, thủy điện Đa Nhim, và phốt phát tại Hoàng Sa – Trường Sa. Lúc ấy thì chưa biết là có dự trữ dầu lửa lớn ở những quần đảo này.

Lý do sâu xa [của quy định Quốc tịch Việt] là vì khi ấy cơ sở kỹ nghệ ở Miền Nam căn bản là thuộc quyền sở hữu của người Pháp; TT Diệm quyết tâm đẩy Pháp ra khỏi Miền Nam, và ông tiên liệu trước, mở đường để người Tầu nhập quốc tịch Việt Nam, với mục đích là để họ sẽ có thể mua lại những cơ sở kỹ nghệ của người Pháp

Một chuyện ít người biết là việc đổi quốc tịch.

Nhiều người lên án hành động của TT Diệm là độc tài khi ông đưa ra quy định vào hè 1955 căn bản là nhắm vào các thương gia người Tầu (đa số sinh sống ở Chợ Lớn): nếu muốn làm ăn ở Việt Nam thì phải đổi ra quốc tịch Việt Nam.

Chúng tôi nghiên cứu thì mới hiểu lý do sâu xa là vì thời gian ấy, cơ sở kỹ nghệ ở Miền Nam căn bản là thuộc quyền sở hữu của người Pháp, cho nên khi TT Diệm quyết tâm đẩy Pháp ra khỏi Miền Nam thì ông tiên liệu trước và mở đường để người Tầu nhập quốc tịch Việt Nam với mục đích là để cho họ (vì có nhiều vốn liếng) sẽ có thể mua lại những cơ sở kỹ nghệ của người Pháp.

Một kích thích nổi bật khác về kinh tế là chính sách cởi mở, ưu đãi đối với các nhà đầu tư ngoại quốc: bảo đảm về chiến tranh, cam kết không tịch thu hay quốc hữu hóa tài sản của người ngoại quốc, ưu đãi về thuế má và cho phép chuyển tiền lời ra ngoại quốc.

Hạ tầng cơ sở

Tái thiết mạng lưới giao thông đã bị hư hại trong thời chiến và xây dựng thêm nữa là đòi hỏi tiên quyết cho việc phát triển kinh tế và xã hội.

Tới năm 1960, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy và các tuyến hàng không đã được cải thiện canh tân và mở rộng đáng kể. Hệ thống vận chuyển hiện đại bao gồm đường sắt, một mạng lưới các đường quốc lộ, liên tỉnh lộ, hương lộ, đường thủy và đường hàng không.

Đường bộ: trong khoảng 9.000 dặm đường, có hơn 2.000 dặm là bê tông nhựa; 3.000 dặm đường có cán đá, và khoảng 4.000 dặm là đường hương lộ.

Đường sắt: năm 1955 giao thông đường sắt cũng được sửa chữa và canh tân. Tới 1959 toàn hệ thống bao gồm 870 dặm, gồm một tuyến đường chính chạy từ Sàigòn đến Đông Hà, nối kết toàn bộ các tỉnh dọc miền duyên hải (nhiều khúc bị cắt đứt trong 12 năm chiến tranh).

Một chi nhánh đường sắt (có móc để leo đồi) đi từ Phan Rang lên Đà Lạt, và một chặng nối với mỏ than Nông Sơn. Một khúc ngắn về phía đông bắc, đi từ Sàigòn tới Lộc Ninh.

Hàng không: hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam – Air Vietnam – được thành lập lúc đầu để bay trong nước. Ngoài phi trường Tân Sơn Nhất, các phi trường được sửa chữa lại và xây dựng thêm gồm Huế, Đà Nẵng, Nha trang, Qui Nhơn, Biên Hòa, Đà Lạt, Ban mê Thuột, Pleiku, Hải Ninh, Cần Thơ, Phú quốc.

Từ nội địa, Air Vietnam bắt đầu bay tới Phnom Penh, Siem Reap, Bangkok, Vientianne và Savannakhet. Đường quốc tế phần lớn được đảm nhiệm bởi các hãng Air France, Pan American, World Airways, British Airways, Royal Dutch, Cathay Pacific và Thai Airways.

Ngân hàng và tiền tệ

Thiết lập được một ngân hàng trung ương và một hệ thống ngân hàng thương mại để thay thế cho Banque de L’Indochine và các ngân hàng thương mại Pháp ở Sài Gòn là một thành quả lớn của thời đệ Nhất Cộng Hòa.

Ngay từ tháng 1/1955, Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam được thành lập để phát hành đồng tiền Việt Nam và thực hiện các nghiệp vụ của một ngân hàng trung ương tân tiến.

Giáo dục và đào tạo

Saigon

GETTY IMAGES

Xét đến cùng, con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế lâu dài. Trong thời kỳ 1955-1960, Miền Nam đã phát triển giáo dục rất nhanh.

Tiểu học: 1960, đã có tới 4.266 trường tiểu học công và 325 trường tiểu học tư thục. Tổng số học trò lên tới gần 1.200.000.

Trung học: các trường trung học công lập tăng từ 29 lên 101 trường. Nguyên trường Gia Long: số học sinh đã tăng từ 1.200 lên tới 5.000.

Đại học: trước năm 1954, Miền Nam không có đại học. Muốn học cử nhân phải ra Hà Nội. Năm 1955, chính thức thành lập đại học Sài Gòn, rồi tới Đại học Huế, Đà Lạt. Tới năm 1962 tổng số sinh viên lên tới 12.000.

Xem như vậy, thành quả của “Năm Năm Vàng Son 1955-1960” là thời gian quý hóa nhất của lịch sử Cộng Hòa Việt Nam.

Ngày Quốc Khánh 26/10/1960 Tổng thống Eisenhower viết cho TT Diệm:

“Kính thưa Tổng Thống,

Trong năm năm ngắn ngủi kể từ khi thành lập nước Cộng hòa, nhân dân Miền Nam đã phát triển đất nước của mình trong hầu hết các lĩnh vực. Tôi đặc biệt ấn tượng bởi một thí dụ. Tôi được thông báo rằng năm ngoái hơn 1.200.000 trẻ em Việt Nam đã có thể đi học trường tiểu học, như vậy là nhiều hơn gấp ba lần so với năm năm trước đó. Điều này chắc chắn là một yếu tố hết sức thuận lợi cho tương lai của Việt Nam. Đồng thời khả năng của Việt Nam để tự bảo vệ chống lại cộng sản đã lớn mạnh một cách không thể đo lường được kể từ khi họ tranh đấu hữu hiệu để trở thành một nước Cộng Hòa độc lập.”

Hòa bình là một điều kiện tiên quyết cho xây dựng và phát triển.

Nhân dân Miền Nam đã có được năm năm vàng son để làm ăn, sinh sống trong hoàn cảnh tương đối là thanh bình. Tuy còn nghèo nhưng mỗi ngày lại thêm một bước tiến.

Saigon

FORUM TRUNG TAM ASIA

Bao nhiêu độc giả cao niên còn nhớ lại những kỷ niệm êm đềm về thời gian ấy. Thí dụ bạn có thể đi bất cứ nơi nào một cách tự do từ Cà Mau ra tới tận Đông Hà. Mờ sáng lên xe buýt ra Vũng Tầu tắm biển hay buổi chiều đến ga xe lửa gần chợ Bến Thành mua vé đi Đà Lạt.

Chỉ trong chốc lát, con tầu bắt đầu phun khói, còi tầu rít lên trước khi khởi hành. Khi mặt trời hé rạng thì tầu chạy ngang bờ biển cát trắng Phan Rang, rẽ trái rồi ỳ ạch leo tuyến đường sắt có móc để trèo dốc lên Đà Lạt. Cái thú vui khi rời ga Đà Lạt (đẹp nhất Đông Nam Á) để mau tới “Café Tùng” hay “Phở Bằng” thưởng thức một ly cà phê sữa nóng thì khó có thể diễn tả được.

Với sự thông minh, cần cù của người dân Việt thì chỉ cần có hòa bình là tiến bộ trông thấy. Người dân lam lũ vất vả nhưng luôn vui với cuộc sống. Người nông phu không quản ngại thức khuya, dậy sớm để cầy sâu cuốc bẫm, chờ đợi cho tới ngày lúa vàng.

Tâm tư ấy luôn được phản ảnh trong thơ văn, âm nhạc Miền Nam trong thời gian này. Và khi thanh bình, con người lại đối xử với nhau cho hài hòa thì mọi việc – dù là tát cạn cả Biển Đông – cũng đều có thể ước mơ.

Tuy các kết quả phát triển kinh tế xã hội thời đó thật là nhỏ nhoi theo tiêu chuẩn ngày nay, nhưng là rất đáng kể so với các nước láng giềng lúc ấy như ngay cả Nam Hàn dưới thời Tổng thống Lý Thừa Vãn.

Miền Nam thực sự đã đặt được những viên gạch đầu tiên trong các năm 1955-1960 cho mô hình phát triển sau này của Nam Hàn dưới thời Tổng thống Phác Chính Hy. Xây dựng và phát triển trong hòa bình đã đưa Miền Nam tới chỗ vươn lên – kinh tế học gọi là điểm cất cánh (take-offĐ để trở thành một cường quốc tại Đông Nam Á.

Buổi bình minh của Nền Cộng Hòa (“The First Day”) thật là huy hoàng rực rỡ. Nhiều quan sát viên ngoại quốc cho rằng đây chính là “một cuộc cách mạng đã bị mất đi” (the lost revolution) của Miền Nam Việt Nam.

Bài viết của Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, trích dẫn từ cuốn sách ‘Khi Đồng Minh Nhảy Vào’ mới xuất bản tại Hoa Kỳ. Sinh năm 1935 ở Thanh Hóa, tác giả từng giữ chức Tổng trưởng Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm cố vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước 1975 ở Sài Gòn. Hiện ông định cư tại Hoa Kỳ. Ông là tác giả cuốnKhi Đồng minh Tháo chạy vàlà đồng tác giả cuốn The Palace Files- Hồ sơ Dinh Độc Lập, viết cùng Jerrold L. Schecter bằng tiếng Anh.

 

TẢN MẠN VỀ NGƯỜI VIỆT: SỰ TỆ HẠI CỦA VĂN HÓA “KHÔN LỎI”

 TẢN MẠN VỀ NGƯỜI VIỆT: SỰ TỆ HẠI  CỦA VĂN HÓA “KHÔN LỎI”

Trích EPHATA 717

Trong cách ứng xử của người Việt, không khó để nhận ra một nét ‘văn hóa’ đặc  thù, đó chính là “khôn lỏi”. Nó phản ánh trong mọi ngóc ngách của đời sống, và đang trở thành mối nguy hại trong thời đại hội nhập văn minh.

Đứng xếp hàng ở quầy thanh toán siêu thị, có hai đứa trẻ đứng gần nhau. Người mẹ đứa trẻ đứng sau bảo nó chen lên tính tiền trước, nó không nghe lời và vẫn xếp hàng theo đúng thứ tự.

Khi ra ngoài, người mẹ ấy mắng con: “Mày ngu lắm, mua ít đồ thì giành tính trước cho nhanh. Chắc sau này ra đời toàn bị chúng nó ngồi trên đầu thôi !” Đứa bé ngây thơ cúi gằm nhận lỗi.

Thái độ bực tức của bậc phụ huynh kia không phải là cá biệt. Xuất phát từ tâm lý lo sợ con mình bị thiệt thòi, con mình bị mất cơ hội tốt, nên một số cha mẹ Việt dạy con thói khôn lỏi, đi tắt, nhằm đạt được lợi ích một cách ngắn nhất, dễ dàng nhất mà không phải tốn nhiều công sức học hỏi, lao động.

Từ những câu tục ngữ xa xưa: “Khôn ăn người, dại người ăn”, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “ông đưa chân giò, bà thò chai rượu”… Đã phản ánh tư tưởng tiểu nông bao gồm những thói quen, tập quán, phong tục, hành vi và thái độ ứng xử của người Việt với phương thức sản xuất nhỏ và những điều kiện sinh hoạt phù hợp với bối cảnh nông nghiệp, nông thôn dẫn đến cách nghĩ của họ cũng hết sức vụn vặt, lẻ tẻ, không có tầm nhìn xa, không có tính chiến lược, thiếu khả năng khái quát tổng hợp.

Thói cục bộ, bản vị địa phương cũng là một đặc điểm tâm lý nổi bật của người Việt xưa: “Một người làm quan cả họ được nhờ”, dẫn đến việc kéo bè kéo cánh, ít giao lưu mở rộng quan hệ nên đã hạn chế rất nhiều đến tầm nhìn cũng như sự phong phú về nhân cách.

Họ chỉ thấy lợi trước mắt, không thấy lợi lâu dài, chỉ thấy lợi ích cá nhân, không thấy lợi ích tập thể. “Bè ai người nấy chống/ Ruộng ai người ấy đắp bờ”. Sống trong một làng quây quần vài chục, nhiều thì trên trăm nóc nhà, nhà ai có việc gì thì chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, chuyện xảy ra

ở đầu làng, cuối làng đã biết.

Dư luận tạo ra tiếng tăm, tai tiếng, điều tiếng. Điều này làm nảy sinh tâm lý sĩ diện cá nhân, sống phụ thuộc rất nhiều vào điều tiếng bên ngoài. Người ta sống theo dư luận và tự mình điều chỉnh ứng xử theo dư luận đó.

Khi giáo dục con trẻ, họ cũng dựa vào thói quen, dựa vào kinh nghiệm, lo sợ con em mình “khôn nhà dại chợ”. Do đó tâm lý khó tiếp thu cái mới, ngại thay đổi để an phận thủ thừa, quen nín nhịn, nín nhịn cả với điều chướng tai, gai mắt bởi “Một điều nhịn chín điều lành”, vì cái lợi của bản thân mà làm ngơ trước sự bất công xảy ra quanh mình. Tư duy của ông bà cha mẹ Việt vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách của lớp trẻ hôm nay. Và nguy hại là, khôn lỏi, láu cá đôi lúc còn bị đánh đồng với văn hóa ứng xử, được cho là cách thức giao tiếp khôn khéo, nhạy bén, thức thời.

Có lẽ rõ nhất vẫn là ở nơi chốn cơ quan, công sở. Thói luồn lách, nịnh bợ cấp trên, để đón thời cơ, để giành suất “đi tắt đón đầu” mau chóng thăng quan tiến chức. Đội trên tất phải đạp dưới, họ chia bè phái để thu nạp người thân, họ hàng, đệ tử. Mặt khác lại thanh trừng những người có chính kiến đối lập, những người không xu nịnh, trung thực và cầu tiến.

Nhưng khi ra ‘biển lớn, sóng to’, thói khôn lỏi, ranh vặt khó phát huy tác dụng, thậm chí còn khiến người Việt mất điểm trước bạn bè quốc tế.

Còn nhớ những vụ ồn ào về chen lấn, xô đẩy, lấy quá nhiều thức ăn tự chọn trong các chuyến du lịch nước ngoài của một bộ phận du khách Việt Nam cho đến các thương vụ mua bán lớn bị phía nước ngoài phạt vì vi phạm các điều  khoản hợp đồng, và đau xót hơn là bị lừa đảo vì thói “tham bát bỏ mâm” của chính người Việt với nhau.

Một vị tiến sĩ cho rằng: “Thương lái Trung Quốc đặt hàng trồng khoai lang rồi bỏ chạy, sau đó đến thu gom dứa, cau non, sầu riêng non, bông thanh long… và tiếp tục biến mất. Ý đồ của thương lái Trung Quốc như thế nào chưa bàn tới nhưng trước tiên là do người Việt ham lợi”.

Còn theo nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Trọng Hiền: “Khôn lỏi thể hiện tầm phát triển của dân trí xã hội còn chứa đựng nhiều ‘bản năng tự nhiên’. Trong một xã hội văn minh, sự giành giật bản năng hoang dã luôn cần được kiểm soát bởi hệ thống luật pháp và đạo đức. Nếu không, nó sẽ kìm hãm xã hội ở dạng chậm phát triển, thậm chí không chịu phát triển. Cái sự khôn lỏi lan tràn trong xã hội ta, tôi cho đó là điều đáng buồn bởi nó sẽ chi phối cơ bản lòng tốt nói chung của con người.”

Văn hóa ứng xử trong xã hội văn minh hội nhập là cả một quãng đường dài cần phải học hỏi, tiếp thu và không ngại phá bỏ những tư tưởng lạc hậu, hẹp hòi, bảo thủ. “Chân thành là sự khôn ngoan cao cấp” – Lời này có lẽ luôn thích hợp.

Theo DÂN TRÍ

“Sấm Trạng Trình” nói gì về sự sụp đổ của nhà Sản?

“Sấm Trạng Trình” nói gì về sự sụp đổ của nhà Sản?

Nguyễn Tiến Dân

6-10-2016

1- Phụ nữ, mỗi tháng, họ hành kinh 1 lần. Cộng sản, cứ 5 năm, Đại hội Đảng 1 đận. Đận sau, bao giờ cũng hoành tráng hơn, so với đận trước. Kể cả, cái bánh vẽ. Chỉ có mỗi 1 thứ, không bao giờ thay đổi. Đó là, “Báo cáo Chính trị của Đại hội”. Báo cáo nào, rồi cũng vẫn “kiên định chủ nghĩa Mác – Lê”. Kèm theo tí dưa góp, “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Xem lắm, thấy nhàm. Nhàm đến mức, Báo cáo Chính trị của Đại hội này, chỉ cần sửa vài từ, là có thể, dùng cho Đại hội sau. Đến kì hành kinh, à quên, đến kì Đại hội Đảng các cấp, chỉ có mỗi một vấn đề khiến người ta tò mò: Dân Việt, sẽ bị kẻ nào cai trị trong 5 năm tới. Và, sau bao lâu nữa, chúng sẽ giúp Việt nam, soán được cái ngôi đội sổ của thiên hạ.

Đại hội lần thứ 12 vừa rồi, chẳng phải là ngoại lệ. Phần lớn thời gian của nó, được dùng cho việc đấu đá và tranh giành ngôi vị. Đó là kì Đại hội, chỉ của riêng 2 ông: Phú Trọng và Tấn Dũng. Trước khi bước vào Đại hội, nhiều người bán nhà, để đặt cửa Tấn Dũng. Chẳng phải, họ yêu quí ông ta. Chỉ vì, thế và lực của ông ta, quá mạnh. Chỉ những kẻ xổng chuồng ở trại “Tâm thần Trâu quỳ” ra, mới cổ vũ cho Phú Trọng. Một cái anh chàng, văn dốt – võ nhát. Cả đời, chỉ biết đánh võ mồm. Nói gì, cũng sai – làm gì, cũng hỏng. Sức thì yếu – tuổi lại phá khung.

Kết cục, đảo lộn hoàn toàn. Phi lí, đến mức cùng cực. Sau Đại hội, ối kẻ bị vỡ tim mà chết.

Giải thích cho cái sự thành công của Phú Trọng, thiên hạ, đưa ra 3 giả thuyết: Một là, mả bố nhà Phú Trọng, táng được vào Hàm Rồng – Hai là, Phú Trọng giả “lú”. Nhưng thật ra, ông ta thông minh tuyệt đỉnh – Ba là, Trung cộng chống lưng và thổi đít ông lên.

Ai cũng cố sống – cố chết, bảo vệ cho bằng được, cái quan điểm riêng của mình. Thế nên, những cuộc tranh luận về đề tài đó, không bao giờ chấm dứt và bất phân thắng bại.

Cho đến 1 ngày đẹp trời, hiền triết Nguyễn Khắc Mai, đưa ra 1 đôi câu đối (đồn rằng, đó là sấm của Trạng Trình). Bấy giờ, thiên hạ mới ngã ngửa người: Tất cả, là mệnh Trời và sự sụp đổ của nhà Sản, không những chỉ là tất yếu, mà nó còn xảy ra trong 1 tương lai hết sức gần. Nguyên văn, đôi câu đối:

秉 燭 無 明 光 自 滅

重 銀 薄 福 產 必 亡

Bỉnh chúc vô minh quang tự diệt.

Trọng ngân bạc phúc sản tất vong.

Dịch đôi câu đối này, theo cái nghĩa thông thường, nhiều người đã làm. Mình không dám, “vẽ rắn – thêm chân”. Chỉ xin, được nói đôi ba điều, về cái ẩn ý đằng sau của nó:

– Vế thứ nhất: Ai cũng biết, khi dầu hết – bấc sẽ tàn. Ngọn đèn nào, cũng tắt. Bóng đêm, sẽ ập tới.

CNCS, cũng vậy. Giờ đây, nó đã phá sản hoàn toàn, về mặt Lý luận. “Kinh tế thị trường”, thì được pha với “định hướng XHCN”. Để, làm thành 1 nồi lẩu thập cẩm. Mà mùi vị của nó, khắm vô cùng. Đổ đi, thì tiếc. Còn ăn vào, bụng sẽ trương phềnh lên. Chế độ “người bóc lột người” của cái bon Thực dân – Phong kiến thối nát, đã bị đập tan. Thế vào đó, cũng vẫn chỉ là chế độ “người bóc lột người”. Có điều, tỉ lần, độc ác và man rợ hơn. Một ông Vua, bị đánh đổ. Thế vào đó, là cả 1 lũ ngợm người. Chúng làm “Vua tập thể”… Nói tất cả những thứ đó, chỉ để minh chứng 1 điều: Nguồn nhiên liệu, để giúp thắp sáng lên cái lí tưởng CS, đã không còn.

Lãnh đạo CS, toàn những kẻ không có Tâm – chẳng đủ Tầm. Bởi thế, chẳng thể đưa được cái mớ Lí thuyết ma mọi CS vào thực tiễn: Bấc, đã bị thối.

Bấc thối, không thể dẫn dầu. Đã thế, dầu cặn lại còn bị pha trôn với rất nhiều nước lã. Ngọn đèn CS, vẫn còn cháy, đã là 1 kì công của Tạo hóa. Nhưng cái sự leo lét của nó, chắc cũng chẳng còn kéo dài được bao lâu. Bởi, ở phía chân trời, cơn báo táp Dân chủ đã xuất hiện và đang sầm sập kéo về. Sinh khí tràn trề, sẽ quét sạch bầu không khí ô nhiễm và hắc ám. Ngày tàn của Đảng CS, đã đến.

– Vế thứ 2: Những người Cộng sản, sinh ra trong nghèo khó và thất học. Do đó, không hiểu Đạo lý. Chúng luôn tối mắt – tối mũi trước đồng tiền. Chỉ cần có tiền, dẫu có phải hủy diệt môi trường – dẫu có phải hủy hoại giống nòi – dẫu có phải thiêu rụi cả non sông gấm vóc Việt nam, chúng cũng chẳng từ. Ngày đêm, chúng chỉ ngồi nghĩ ra những mưu ma – chước quỷ. Cốt sao, cướp sạch được mọi thứ của thiên hạ. Từ Chính quyền – của nổi – của chìm – thuế má, cho tới quyền của con người. Tàn ác và man dại, còn hơn cả bầy cầm thú.

Của phi nghĩa, chẳng bền – Bọn bạc phúc, sao có thể ổn cố được. Bởi thế, tương lai của nhà Sản, đã được Trạng Trình đóng đinh trong có mỗi 1 chữ. Đó là, “vong”.

2- Có lần, một độc giả hỏi mình: “Bác nói, chế độ CS, nhất định sẽ sụp đổ. Nhưng liệu bác có nói được, khi nào thì nó sụp đổ hay không?”. Mình thưa với bác ấy: “Chế độ CS, chúng hoàn toàn đi ngược với tất cả những qui luật của Tự nhiên và Xã hội. Bởi vậy, sự sụp đổ của nó, là 1 điều chắc chắn. Tôi không phải là nhà Tiên tri. Bởi thế, không thể biết được chính xác, bao giờ thì nó sẽ sụp đổ. Nhưng có một vĩ nhân, sống cách đây trên 5 trăm năm, đã đưa ra dự đoán về sự kiện này. Mời bác, tìm đọc đôi câu đối của Trạng Trình. Nó đang được lan truyền rất nhanh, trong các tầng lớp Nhân dân. Khảo cổ – nghiệm kim, người ta đều thấy: Trạng Trình, liệu việc như Thần. Nếu lần này cũng ứng nghiệm, thì nhà Sản, không sống sót được qua khóa 12”. Bác ấy hỏi: “Tại sao?”. Xin thưa:

Câu sấm này của Trạng Trình, chứa ẩn 1 điều hết sức kì diệu: Có đủ mặt, cả tứ trụ Triều đình nhà Sản: Quang – Trọng – Ngân – Phúc. Ở đó, không có 1 chữ nào, có tên là Dũng cả. Từ cái chi tiết này, có thể khẳng định: Kì vừa rồi, Dũng trượt. Chẳng phải, vì ông ta kém cạnh Phú Trọng. Dũng trượt, là do mệnh Trời.

Còn cái câu “sản tất vong”, có thể hiểu là: Khi lãnh đạo chủ chốt của nhà Sản, hội tụ đủ cả 4 nhân vật có tên trong đôi vế đó, thời khắc cáo chung của nó, đã đến. Sợ thiên hạ chưa tin, Trạng Trình, còn nhấn kép vào cái sự kiện này. Bằng cách, hai chữ cuối của 2 vế: bên này, ông để chữ “diệt” – bên kia, ông để chữ “vong”. Ngụ ý, chạy đằng nào, chúng mày cũng phải chết.

Bác ấy, chẳng chịu: “Đó chỉ là sự suy diễn, sao có thể đáng tin. Thực tế, Đảng CS, đang ở trong thời kì mạnh nhất. Nó không thể đổ sập, trong một vài năm tới được”. Mình thưa lại:

– Tất cả mọi triệu chứng, đều cho thấy: Ngày mà Đảng CS Việt nam, sẽ nằm đúng vị trí của nó, ở trong cái đống rác của Lịch sử, đã kề cận lắm rồi. Thiên ương và Nhân tai, đang diễn ra hết sức dồn dập và hết sức nghiêm trọng. Kinh tế, suy thoái – Dân chúng, bất an – Cán bộ, biến chất. Giữa thanh thiên – bạch nhật, chúng thản nhiên vác dao – vác súng, xông vào tận trụ sở làm việc, để thanh toán lẫn nhau. Cái độc ác và cái giả dối, đang trắng trợn lên ngôi. Trong khi, Đảng CS cầm quyền, vô kế khả thi, để dẫn dắt Đất nước, thoát ra ngoài những cuộc khủng hoảng đó. Không những thế, họ còn cố tình làm cho nó trầm trọng thêm. Cùng 1 lúc, họ gây thù – chuốc oán với dân chúng, thông qua việc bóp nghẹt Tự do – Dân chủ và mưu sinh của họ. Đồng thời, gây thù – chuốc oán với chính những cộng sự của mình, thông qua chiêu bài “chống tham nhũng”. Mà thực tế, chỉ là tranh quyền – đoạt vị và thâu tóm tiền bạc của nhau. Cả Xã hội, đã đến lúc loạn hết cả lên. Mọi thứ, đã nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng.

Đảng CS Việt nam, đã vỡ trận.

Thiên – Địa – Nhân, đã cùng đặt thời gian. Để, đếm ngược.

3- Đến đây, lại xuất hiện 1 câu hỏi nan giải. Nếu, Trạng Trình đã biết trước, sẽ có 1 thế lực đủ mạnh, để lật nhào được chế độ CS. Thì, ông dự đoán: ai sẽ là “người cầm cái”, trong cái gọi là cuộc Cách mạng ấy?

– Chế độ CS, đã dùng bạo lực, để cướp Chính quyền. Đó là 1 sự thực, không thể chối cãi. “Sinh nghề – tử nghiệp”. Chúng sẽ chết, trong bạo lực. Điều đó, vô nghi. Bạo lực này, có thể, xuất phát từ quần chúng. Cũng có thể, được sinh ra, ngay trong nội bộ của chúng. Hoặc, đồng thời cả hai nhân tố đó. Không có chuyện, chúng chết, do quân đội nước ngoài đổ bộ vào và tiêu diệt chúng. Như, sự việc đã từng xảy ra, ở Campuchia hoặc Iraq.

Suốt bảy chục năm có dư, phải sống dưới ách cai trị tàn bạo của CS. Người dân Việt nam, đã quá hiểu bộ mặt thật của chúng. Chúng đàn áp người dân, khiến họ không thể mở miệng – không thể ngóc đầu. Chúng bóc lột họ, đến tận xương – tận tủy. Ai cũng căm ghét chúng và ai cũng muốn tiễn chúng, về với cái Tổ tiên Mác – Lê nhà chúng nó. Tuy vậy, họ vẫn chưa tập hợp được, trong một cái Mặt trận rộng rãi, có tổ chức chặt chẽ và có sự chỉ huy thống nhất. Do đó, dẫu có đông, cũng không mạnh. Họ, lại chưa được luyện tập, một cách thường xuyên. Quan trọng nhất, họ vẫn sợ CS. Họ biết, chúng rất tàn bạo. Nói theo cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng sẵn sàng, “tắm tất cả những cuộc xuống đường của Nhân dân ta, trong bể máu”. Do đó, sẽ là ảo tưởng, nếu nghĩ rằng: những cuộc xuống đường một cách ôn hòa và lẻ tẻ như hiện nay, có thể lật đổ được chế độ CS.

Nguyễn Phú Trọng, quá hiểu điều đó. Ông biết, cái Đảng đểu của ông, rồi sẽ bị đổ. Bởi chính những thế lực, nằm ngay trong nội bộ của nó. Chính vì vậy, ông phải nhanh chóng thâu tóm quyền lực. Để tự mình, giữ được cái thể chế thối nát này, ít nhất, cho đến hết cái thế kỉ thứ 21. Hệ quả, tất cả những thế lực trong Đảng, dám cả gan ngáng chân ông, đều phải bị tiêu diệt. Nhưng, đó chỉ là sự giãy giụa trong cơn tuyệt vọng của 1 kẻ cuồng tín và giáo điều.

Xưa – nay, có ai “bẻ nạng – chống Trời” mà đã thành công?

a- Binh pháp Tôn tử, có câu: 主孰有道. Chủ thục hữu Đạo. Nghĩa là, bên nào có chính nghĩa, bên đó có nhiều cơ hội để giành phần thắng.

Trong cuộc đấu đá nội bộ lần này, tất cả các phe phái, đều không vì quyền lợi của Nhân dân và của Đất nước. Do đó, chúng không được sự ủng hộ của Nhân dân. Tuy nhiên, cái phe bảo thủ của Phú Trọng, luôn kiên định chủ nghĩa Mác – Lê, cộng với xu thế ngả Tàu, sẽ làm mất lòng dân nhiều hơn. Chỉ cần, phe kia tung ra được bằng chứng khả tín. Phe bảo thủ, khó lòng mà chống đỡ. Chuyện đó, nào có khó gì. Bằng chứng, đầy. Mật ước Thành đô, chẳng hạn.

Đó là lí do thứ nhất, khiến phe Trọng tất bại.

b- Muốn “đội đá – vá trời”, trước hết. phải kiểm đếm lực lượng. Chí ít, trong tay phải có đủ cả 2 thứ, đó là quân và tiền. Đây toàn là những thứ, mà Trọng không có.

Thân, là Bí thư Quân ủy Trung ương, cộng thêm, tay đàn em thân tín nắm Bộ Quốc phòng. Điều đó, hoàn toàn không đồng nghĩa với việc, đã nắm chắc Quân cán. Ai “lương tướng” – ai “bẩn tướng”, Trọng sao biết được. Mảng kinh tế, xưa nay, cũng lại do Dũng nắm. Những tử huyệt của nó, nằm ở đâu, Dũng biết. Muốn phá Trong, dễ ợt. “Trong tay sẵn có đồng tiền/ Nói quấy nói quá, chúng nghe rầm rầm”.

Trong cái cuộc chiến sinh – tử này, Trọng chỉ nắm chắc trong tay, có đúng 1 thứ. Đó là, bọn Tuyên giáo. Bọn này, mồm cá ngão. Cả đời, chỉ biết ăn tục và nói phét. “Tiếng hát” của chúng, dẫu có hay, cũng chẳng thể “làm cho giặc điếc tai”. Có thực, mới vực được Đạo.

Đó là lí do thứ hai, khiến phe Trọng nhất định bại.

c- Sách Lục thao, thiên Quân thế chép rằng: 无恐惧,无犹豫。用兵之害,犹豫最大. Vô khủng cụ, vô do dự. Dụng binh chi hại, do dự tối đại. Tạm dịch: Không được sợ sệt, không được do dự. Trong tất cả những tai hại của việc dụng binh, do dự đứng đầu.

Khốn nỗi, đây lại là sở trường của Trọng. Muốn diệt chuột, nhưng ông ta lại sợ vỡ bình. Chống tham nhũng, lúc thế yếu, chỉ muốn dùng vũ khí phê bình và tự phê bình. Khi đã “lên hương”, lại ti toe, muốn dùng đại bác và hỏa tiễn xuyên lục địa. Kế hay – mẹo hiểm, dẫu có bày ra với những thằng cha ba phải và nhút nhát, phỏng có ích gì. Viên Thiệu, há chẳng phải tấm gương tày liếp đó sao? Tầm như Trọng, diệt ruồi cũng khó. Sao dám uống thuốc liều, để cưỡi lên lưng cọp.

Đó là lí do thứ 3 khiến phe Trọng tất bại.

d- “Yếu, đừng đứng ra trước gió”. Vừa mới ốm dây, đang còn phải ăn trả bữa. Thế mà, Trọng dám cả gan vác đinh ba, bổ cùng 1 lúc vào cả ba bốn con cọp. Ông muốn: loại Quang – sờ đít Thăng – xách tai Hoàng và mục tiêu cuối cùng, tóm gáy cừu thù Tấn Dũng.

Trong câu Sấm của Trạng Trình, xin độc giả, hãy để ý kĩ đến 1 điểm khác thường: Tứ trụ, được chia ra làm 2 mảng và cho vào cả 2 vế. Có điều, 2 mảng ấy, không quân bình. Quang được tách ra, để đứng riêng ở 1 vế. Ba tay còn lại, chung nhau 1 cái chuồng. Trong cái chuồng ấy, Trọng và Ngân dính với nhau, làm thành 1 cặp đôi hoàn chỉnh. Bỏ chữ Trọng, chữ Ngân ở đây, chẳng có ý nghĩa gì và ngược lại. Riêng Phúc, hình như, chưa được sự tín nhiệm tuyết đối. Do đó, tuy là đồng bọn và được đồng sàng. Nhưng quan hệ với đôi kia, vẫn bị lép vế và chỉ được đứng ở hạng chầu rìa.

Một khi, đã là câu đối, 2 cái vế của nó, phải đối nhau chan chat. Từ cái logic hình thức đó, mà suy ra rằng: Quang, hoàn toàn đối nghịch với 3 tay kia. Thực tế diễn ra, cũng gần đúng như vậy. Chỉ cần, xét trên vài luận điểm:

– Trong phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng, ông ta khai ra những chi tiết, có liên quan tới Trần Đại Quang. Những chi tiết này, hoàn toàn bất lợi cho ngài Chủ tịch. Bởi thế, ngay lập tức, Chí Dũng đã bị quan tòa bịt miệng. Tuy vậy, không hiểu sao, cái Video clip ấy, lại bị rò rỉ ra bên ngoài. Phiên tòa ấy, chỉ có 2 loại người được vào: Công an và Tuyên giáo. Lộ ra ngoài, chẳng có loại thứ 3. Công an, dẫu cho ăn gan hùm, cũng không dám tố Thủ trưởng của mình. Do đó, có thể kết luận, 1 cách hết sức chắc chắn: Chính bọn Tuyên giáo lẻo mép, đã cố tình tiết lộ chi tiết này. Tuyên giáo, là con đẻ của đứa nào và tại sao, chúng lại làm như thế? Câu trả lời, xin nhường cho độc giả.

– Cái màn kia, tuy đê hèn và hiểm độc. Nhưng chưa đủ sức, đánh gục được Đại Quang. Lý do, tướng Phạm Quý Ngọ, nhân chứng duy nhất trong vụ này, “đang sống, bỗng đột ngột, chuyển sang từ trần”. Người chết, hết chuyện. Nghi án, đã được đóng lại vĩnh viễn. Cay cú, Trọng bày keo khác. Ông cho ban hành riêng, cái Thông báo số 13- TB/TW. Thông báo này, xác quyết: “Tuổi của đảng viên, xác định theo tuổi khai trong hồ sơ lý lịch gốc”. Đến nước này, Đại Quang hết đỡ. Quá lứa – nhỡ thì. Chỉ một hai năm nữa, Quang sẽ phải “ô tô ma tích”, cắp đít về hưu. Cùng với vết nhơ, khai man Lí lịch. Trong khi, Trọng lại có “miễn chiến bài”, về cái chuyện tuổi tác. Chưa kể đến chuyện, Trọng còn lần mò, để chen chân ngồi vào Đảng ủy Công an Trung ương. Chút quyền lực cuối cùng của Quang, cũng chẳng còn. Ông ta, trở thành dạng “hữu danh – vô thực”. Phú Trọng, quá giỏi. Ép Quang, hơn ép giò. Quang đã về rồi, khác gì, con rắn mới lột. Đánh kiểu gì, chẳng chết. Hai tay còn lại, không ai đủ trình và chẳng ai dám mơ, tới cái chân Tổng Bí thư. Trọng, “đành” phải lỗi hẹn, để ôm trọng trách hết khóa. Đó là lí do cơ bản nhất, khiến Trọng phải loại cho bằng được Đại Quang. Để, giữ vững ngôi vị, “tay tham nhũng quyền lực số một của Việt nam”.

– Tất nhiên, Đại Quang có thể khoanh tay, ngồi chờ người ta nện mình hay không, lại là chuyện khác. Xét về trình độ và bản lĩnh, ông ta, đều vượt trội, so với cái tay gà mờ Phú Trọng. Con người kín đáo và chuyên làm nghề An ninh như ông ta, một khi đã hành động, ít khi, để lại dấu vết. Trịnh Xuân Thanh, chỉ là khúc nhạc dạo đầu. Kịch hay, đang còn ở phía trước.

Nguyễn Tấn Dũng, cũng là tay sừng sỏ có tiếng. Ông ta, đã từng, làm cho Trọng phải nức nở trước bàn dân thiên hạ. Bây giờ, mất sạch quyền hành. “Hổ xuống đồng bằng, bị chó khinh”. Đòn thù, nếu có giáng xuống ông ta, cũng là điều dễ hiểu. Nhưng còn Đinh La Thăng, ông ta có tội tình gì, khiến cho Phú Trọng phải lao tâm – khổ tứ? Câu trả lời, hết sức đơn giản: Đây là tay tham nhũng và làm thất thoát rất nhiều tiền bạc của Nhân dân và Đất nước. Quan trọng hơn, y rất giàu. “Đánh con – kể tội”. Dân, thì được hả lòng. Còn phe bảo thủ, thu tiền về cả mớ. “Nhất tiễn – song điểu”. Ngu gì, mà không làm.

Xưa, Võ Tòng ở bên Tàu, là 1 dũng sĩ. Cùng bất đắc dĩ, mới phải đánh nhau tay không, với chỉ 1 con hổ. Nay, thư sinh Phú Trọng, dám tay không, xông vào giữa đàn hổ. Ngưỡng mộ, vô cùng.

Đó là lí do thứ 4, khiến phe Trọng tất bại.

Chừng ấy thứ, cũng thừa đủ, để Phú Trọng thân bại – danh liệt. Kể thêm nữa, làm gì. Chỉ biết rằng, cuộc giải phẫu mới bắt đầu. Nhưng mọi thứ, đã rối tinh – rối mù. Còn nội bộ, đã hoảng loạn hết cả lên. Bởi, đố tìm thấy ông cán bộ CS nào, liêm khiết. Các phe phái, đã buộc phải phân hóa – đã buộc phải co cụm – đã buộc phải sắm sửa khí giới và tất cả nín thở, đợi Trọng, sờ đến phao câu của mình.

“Long tranh – hổ đấu” lần này, sẽ phơi bày tất cả những cái thối tha của cái Đảng CS đểu. Kết thúc cuộc chiến, ngôi nhà CS, sẽ bị phá tan hoang. Kẻ thắng cuộc, không thể dựng lại thể chế CS được nữa. “Đắm đò – giặt mẹt”. Họ sẽ phải lưu tên mình trong Lịch sử, bằng cách khác. Tỷ như, cách mà Yeltsin đã làm ở nước Nga, hoặc cách mà Thein Sein vĩ đại đã làm ở Miến điện. Bởi, chỉ có dùng cách đó, sự mất mát của họ, mới không nhiều. Nếu không muốn nói, là ngược lại. Người đó, không thể là Phú Trọng, Vậy, Trạng Trình nhắm ai?

4- Đọc đến câu “Quang tự diệt”, chắc chẳng có ai hiểu 1 cách thô thiển rằng: Nếu bị Trọng ép, Quang sẽ “học tập và làm theo tấm gương” của xạ thủ Đỗ Cường Minh. Không, ngàn vạn lần, không có chuyện đó.

Con tắc kè hoa, khi gặp nạn. Giữa cái sống và cái chết đang cận kề, nó chọn cách làm rụng đuôi của mình và tháo chạy. Những đối thủ của Trọng, cũng thế. Khi bị dồn vào tử địa, họ chỉ có 2 cách lựa chọn: Một là, bị Trọng khai trừ ra khỏi Đảng và bị điệu ra Tòa án của Trọng. Hai là, tự đoạn tuyệt với cái Lý tưởng CS đểu của mình và quay về với Nhân dân. Khôn ngoan, không ai chọn phương án một.

Do đó, lời Sấm của Trạng Trình, phải hiểu là: Nếu bị ép vào tử địa, Đại Quang, sẽ chọn phương án 2. Sau đó, tập hợp lực lượng, để dọn dẹp sạch sẽ cái bãi rác, có tên là CS. Mở đường và đảm bảo cho cái lộ trình Dân chủ hóa ở Việt nam, được diễn ra trong Hòa bình. Máu của con dân Đất Việt, sẽ bị đổ ra 1 cách ít nhất. Còn ông, sẽ ghi tên mình vào Lịch sử, như một “Thein Sein của Việt nam”.

5- Đến đây, bác độc giả cười rũ rượi: “Đó là câu chuyện hoang đường và nhảm nhí nhất, mà trong đời, tôi đã nghe được”. Mình thản nhiên:

– Lịch sử, đã ghi nhận những chuyện hoang đường và nhảm nhí, còn hơn thế nhiều. Chỉ xin, nêu vài dẫn chứng:

Cho đến cuối những năm 80 của thế kỉ trước, ai nói rằng: “Liên xô, thành trì của phe XHCN, sẽ sụp đổ hoàn toàn vào năm 1991”, người đó, chắc chắn, bị coi là kẻ hoang tưởng. Trước Đại hội lần thứ 12 của Đảng CS, ai nói rẳng: “Nguyễn Phú Trọng trúng Tổng Bí thư”, người đó, chắc chắn, bị coi là kẻ thần kinh. Euro 2004, ai nói rằng: “Hy lạp, sẽ là đội vô địch”, kẻ đó, chắc chắn, sẽ bị coi là người ngoài hành tinh.

Bác ấy đờ đẫn, như vừa bị trúng phong. Lát sau, lắp bắp hỏi: “Này, cái lão Dân già. Thiên cơ, bất khả lậu. Sao, lão cứ phèng phèng nói ra, như thế? Đã dám nói thế, sao không nói nốt: Bao giờ, thì thiên hạ thái bình?”. Mình cười: “Tôi chỉ là người hát rong. Bác và bà con, chấp làm gì. Trong bài Thử luận Sấm Trạng Trình (Trang Bùi Văn Bồng Ngày 25 – 9 – 2016), tác giả Minh Lê, đưa ra dự đoán: Thân – Dậu niên lai, kiến thái bình. Nghĩa là, nhà Sản sẽ ngắc ngoải vào năm Bính Thân (2016) và không sống được quá năm Đinh Dậu (2017) đâu. Tôi và bác, hãy ráng chờ”.

Nguyễn Tiến Dân

Tạm trú tại: 544 đường Láng – quận Đống đa – Hà nội.

Tel: 0168 – 50 – 56 – 430