Ông Tập Cận Bình gặp riêng Chủ tịch Việt Nam ở Peru

Ông Tập Cận Bình gặp riêng Chủ tịch Việt Nam ở Peru

VOA

20-11-2016

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang trong một cuộc họp của APEC ở Lima, Peru, hôm 19/11. Ảnh: Reuters.

Chủ tịch Trung Quốc gặp riêng với ông Trần Đại Quang bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Peru, nhấn mạnh rằng tranh chấp biển Đông cần được xử lý song phương, báo chí quốc gia đông dân nhất thế giới đưa tin hôm 20/11.

Tân Hoa Xã viết rằng Chủ tịch Trung Quốc nói rằng hai nước nên “giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn song phương, tuân theo đường hướng hợp tác ‘gác lại các khác biệt để tham gia phát triển chung,’ và xử lý phù hợp các vấn đề nhằm duy trì hòa bình và bình yên trong khu vực”.

Tuy nhiên, hãng tin của Trung Quốc không đưa tin việc Chủ tịch Việt Nam có nhắc tới biển Đông trong cuộc gặp với ông Tập hay không.

Trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đưa tin về cuộc gặp giữa chủ tịch hai nước hôm 19/1, nhưng không thấy đề cập tới lời kêu gọi giải quyết song phương biển Đông của ông Tập.

Trang này viết: “Tại cuộc hội đàm cấp cao giữa Việt Nam – Trung Quốc, hai nhà lãnh đạo cho rằng quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc thời gian qua tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực; việc tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác sâu rộng, toàn diện giữa hai đảng, hai nước là phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước”.

Website của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm rằng ông Quang và ông Tập “cũng cho rằng trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp, hai bên cần thường xuyên trao đổi chiến lược, giải quyết ổn thỏa bất đồng, thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung của nhân dân hai nước cũng như vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực”.

Đây là cuộc gặp đầu tiên với nhà lãnh đạo Trung Quốc của ông Quang trên cương vị Chủ tịch Việt Nam.

Theo báo chí Việt Nam, ngoài cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc, ông Quang còn tiếp xúc và thảo luận với nhiều nhà lãnh đạo thế giới tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ở thủ đô Lima của Peru, như Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

“Chia rẽ và chế ngự”

Tuần trước, hãng tin Reuters đưa tin rằng Cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam mở rộng một đường băng ở quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh sau đó đã kêu gọi Hà Nội “ngừng xây dựng trên biển Đông”.

Ngoài việc kêu gọi Việt Nam giải quyết song phương vấn đề biển Đông, theo Xinhua, ông Tập cũng lên tiếng như vậy trong cuộc gặp với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi ông Duterte “tích cực cân nhắc hợp tác hàng hải và thúc đẩy sự trao đổi tích cực trên biển” để biến biển Đông thành “một cơ hội cho hợp tác hữu nghị song phương”.

Theo Reuters, những tuyên bố của ông Tập cho thấy việc Bắc Kinh tiếp tục phản đối các nước khác hoặc các tổ chức quốc tế tham gia xử lý tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và các nước khác như Việt Nam hay Philipppines.

Hãng tin của Anh dẫn lời các chuyên gia nói rằng Bắc Kinh muốn áp dụng chiến thuật “chia rẽ và chế ngự” thay vì để cho các đối thủ hợp lực với nhau.

Bắc Kinh thời gian qua đã nhiều lần cáo buộc Hoa Kỳ khuấy động biển Đông, đồng thời phản đối phán quyết nghiêng về Philippines hồi tháng Bảy của Tòa Trọng tài Quốc tế.

Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?

Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-11-21

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 5/9/2016.

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 5/9/2016.

AFP

Triết lý giáo dục hay cổ động học sinh?

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong dịp đăng đàn chia sẻ quan điểm của ông về câu hỏi từ một đại biểu quốc hội “Việt Nam có triết lý giáo dục hay không” đã xác nhận “Việt Nam có triết lý giáo dục, chứ không phải không có. Có điều, ta không có những câu trích dẫn để thành kinh điển”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong vai trò phụ trách khối văn hóa xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo, đã đăng đàn trước Quốc hội để chia sẻ ý kiến của ông về vấn đề giáo dục, và một trong những câu trả lời của ông là có hay không một triết lý về giáo dục tại Việt Nam.

Ngay khi mở đầu ông đã khẳng định “Nếu chúng ta lên mạng Internet gõ cụm từ “triết lý giáo dục Việt Nam” và trưa nay tôi đã gõ thì thấy ra tới 1,3 triệu kết quả tìm kiếm”.

Một triệu ba trăm ngàn lượt tìm kiếm nhưng người ta vẫn không có một kết quả nào cụ thể do chính Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng đẫn hay gợi ý khi tìm câu mà ông cho rằng là triết lý giáo dục Việt Nam, trong khi đó Phó Thủ tướng khẳng định rằng “Triết lý giáo dục của Việt Nam trước hết là triết lý xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là xây dựng con người Việt Nam toàn diện, đức trí, thể mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế”.

Ông Vũ Đức Đam chẳng có kỹ năng sống và không hiểu thực tế ông ta chẳng hiểu gì cả. Ngu đốt thiếu kiến thức tham lam và lợi ích nhóm, ông ta có bao nhiêu tiền thì giáo dục cũng xuống dốc.
-TS Nguyễn Văn Khải

Cũng theo trích dẫn của báo chí Phó Thủ tướng cho rằng triết lý giáo dục Việt Nam cũng nhằm vào mục tiêu như UNESCO đã đề ra, đó là học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, tự kiếm sống.

Rất nhiều trí thức không đồng tình với khẳng định của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vì đó không phải là triết lý giáo dục mà là một hình thức cổ động sinh viên học sinh, hay nói cách khác đó là mục tiêu giáo dục của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chứ không nằm trong phạm trù triết lý. Kể cả trích dẫn tiêu chí của UNESCO cũng chưa hẳn thích hợp với hoàn cảnh lịch sử và con người Việt Nam.

TS Nguyễn Văn Khải đã thẳng thắn phê bình Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là không thực tế và có hơi hướm tuyên truyền mị dân, ông nói:

“Ông Vũ Đức Đam chẳng có kỹ năng sống và không hiểu thực tế ông ta chẳng hiểu gì cả. Ngu đốt thiếu kiến thức tham lam và lợi ích nhóm, ông ta có bao nhiêu tiền thì giáo dục cũng xuống dốc. Trong khi học sinh đi học cả ngày, các ông in sách giáo khoa in 4 trang nói về muối nhưng quên một câu “phải dùng muối i-ốt”. Anh nên nhớ rằng cái sai lầm của anh là anh mời người ta đi họp về cải cách giáo dục, anh mời mọi người họp trong đó có những người biên soạn sách giáo khoa nhưng anh không dám mời những người phê bình sách giáo khoa viết sai và lạc hậu.”

Thiếu cái gốc nhân bản?

000_GT31N.jpg
Học sinh, sinh viên tại Hà Nội tìm hiểu thông tin du học, ảnh chụp hôm 4/10/2016. AFP PHOTO

Triết lý giáo dục tùy mỗi quốc gia có khác nhau nhưng mục đích chung của mọi nền giáo dục trên thế giới là xây dựng một con người nhân bản trước khi tạo cho họ một con đường phấn đấu nào khác.

Có lẽ do thiếu cái gốc nhân bản trong triết lý giáo dục nên xã hội Việt Nam đã chứng kiến hàng loạt vụ học sinh thanh toán nhau và tấn công cả giáo viên trong lớp học. Cảnh tượng người trộm chó bị dân chúng giết chết hay hàng trăm người cướp giật một xe chở hàng bị tai nạn, hay tệ hơn là cách hành xử thiếu văn hóa nơi công cộng… Những hình ảnh xấu ấy đang băng hoại nhà trường và xã hội nhưng không một Bộ trưởng giáo dục nào nhìn nhận trách nhiệm trước Quốc hội bởi cái lõi gây ra chính là sự thiếu kém một triết lý giáo dục đúng nghĩa.

GSTS Nguyễn Đăng Hưng từng giảng dạy trong và ngoài nước nhiều chục năm, tiếp cận được nhiều nền giáo dục của thế giới cho biết nhận xét của ông về triết lý giáo dục Việt Nam:

“Cái nền giáo dục Việt Nam nó không phải chỉ là lạc hậu mà còn là lạc đường. Vì lạc đường nên nó loay hoay mãi không có lối ra. Mình sai thì còn có thể sửa chứ đi lạc đường mà lại tin tưởng con đường đó đúng thì không bao giờ thoát ra khỏi cái hệ lụy đó được.

Cái lạc đường của Việt Nam là chúng ta không đánh giá đúng triết lý giáo dục phù hợp với con người. Giáo dục Việt Nam không phục vụ con người theo cái nghĩa con người tự do, con người nhân văn, con người có hiểu biết, con người có tinh thần phê phán và sáng tạo.

Cái nền giáo dục Việt Nam nó không phải chỉ là lạc hậu mà còn là lạc đường. Vì lạc đường nên nó loay hoay mãi không có lối ra. Mình sai thì còn có thể sửa chứ đi lạc đường mà lại tin tưởng con đường đó đúng thì không bao giờ thoát ra khỏi cái hệ lụy đó được.
-GSTS Nguyễn Đăng Hưng

Anh phải đặt một tiêu chí mới một triết lý mới, phải đào tạo và tôn trọng đối tượng của mình là học sinh, sinh viên mình đang dạy để cho họ có một không gian đa chiều, để cho họ có một tinh thần phê phán. Khuyến khích họ có thể có những ý kiến những suy nghĩ độc lập và nếu được như vậy thì mới có nền giáo dục chân chính, đứng đắn thật sự.”

Trước năm 1975, Bộ giáo dục Việt Nam Cộng hòa đã đưa ra triết lý giáo dục cho nhà trường tập trung trong ba điểm: Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng trong đó con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Giáo dục con người hoàn thiện trong suy nghĩ, lời nói, việc làm là tiền đề thành công cho một nền giáo dục. Từ căn bản này Giáo Sư Nguyễn Đăng Hưng chia sẻ:

“Thôi đừng có loay hoay tốn thời giờ mà nên nhìn thẳng đi. Hãy sử dụng chương trình giáo dục Việt Nam đã có rồi, đó là chương trình giáo dục của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã xây dựng cho chính phủ Trần Trọng Kim từ năm 1945. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã xây dựng chương trình này trong 4 tháng nhưng đó là một chương trình khá chuẩn cho Việt Nam. Bằng cớ là chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sau này trong vòng 10 năm đã sử dụng chương trình Hoàng Xuân Hãn và đã đào tạo nên những thế hệ những con người trí thức của miền Nam. Xây dựng được những ngôi trường tiếng tăm như ngôi trường Petrus Trương Vĩnh Ký mà tôi là học sinh. Xây dựng được con người có ý thức dân tộc, có tình yêu đất nước, hiều biết lịch sử Việt Nam, thế giới và ngay cả những chuyên môn trong khoa học nên khi ra thế giới họ không hề thua kém người Mỹ, người Pháp hay những nước khác. Hãy lấy chương trình đó mà sử dụng đừng loay hoay tìm lung tung làm gì?”

Dư luận liên tục phản ứng mạnh mẽ trong vụ điều động 21 giáo viên nữ tiếp khách tại Hồng Lĩnh, bởi những viên chức giáo dục vẫn còn dựa vào yếu tố “nhiệm vụ chính trị” để bảo vệ cho chính sách giáo dục xem nhân phẩm không bằng chính trị thì có lẽ rất khó tìm ra triết lý giáo dục đúng nghĩa cho hướng đi trong những ngày sắp tới.

Tin Việt Nam

Hai cô gái 16 tuổi chặn đường, chém tới tấp một phụ nữ ở Sài Gòn để cướp xe máy

 Phát hiện người phụ nữ điều khiển xe máy ở đoạn đường vắng, hai thiếu nữ liền áp sát chặn đầu xe, dùng dao tự chế đe dọa. Nạn nhân tìm cách hô hoán bỏ chạy thì bị chém tới tấp.

Ngày 20/11, Công an Q.12, TP.HCM cho biết, đang tạm giữ hình sự Nguyễn Quỳnh Như và Võ Nguyễn Thúy Vy (cùng 16 tuổi, ngụ Q.12) để điều tra về hành vi Cướp tài sản.

 

Tin Việt Nam

Ba tuyến metro của TP HCM bị đội vốn 60.000 tỷ đồng

Tính toán không sát thực tế, trượt giá, tăng khối lượng dự án… là lý do khiến tổng vốn đầu tư 3 tuyến metro của TP HCM tăng khoảng 60.000 tỷ đồng.

 Chi hơn 70 tỉ đồng làm… kỉ niệm chương!

Kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống thợ mỏ, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam yêu cầu các đơn vị, bỏ ra số tiền hơn 70 tỉ đồng để làm những chiếc kỉ niệm chương. Nhiều công nhân, cán bộ Tập đoàn Than khoáng sản cho rằng đó là sự lãng phí và giá trị thực của những chiếc logo này đã bị… đội giá.

Gần 12 vạn logo kỉ niệm chương “ngốn” 70 tỉ đồng

 Mới chê “cái mặt kênh kiệu” đã bị phạt 5 triệu thì ai dám đóng góp nữa?

Dân trí : Liên quan đến sự việc tỉnh An Giang phạt tiền 5 triệu đồng đối với hai cán bộ chê Chủ tịch tỉnh này trên Facebook, đại biểu Quốc hội Trần Khắc Tâm nói: “Nếu họ chỉ nói mình kênh kiệu mà xử lý thế thì nay mai ai người ta đóng góp cho mình nữa”.

Những Lá Đơn/Thư Mang Niềm Hy Vọng

Những Lá Đơn/Thư Mang Niềm Hy Vọng

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

“Nhà báo Du Uyên vừa sưu tập một mớ đơn từ, xem ra, hơi lạ:

“Ðầu tiên là đơn của đứa trẻ lớp 7 viết để xin thôi học vì nhà quá nghèo không có gạo ăn. Ðơn thứ hai của người anh trai viết xin cho em gái đang nguy kịch về nhà vì gia đình không đủ tiền để tiếp tục điều trị, chủ nhân bức thư này cũng là người đàn ông nổi tiếng trên cộng đồng mạng Việt Nam lẫn thế giới vừa qua trong tấm ảnh ông đi xe máy chở xác người cuốn trong một chiếc chiếu, lộ đôi chân đong đưa ra ngoài.

Ảnh: Đất Việt

Cuối là đơn xin giảm tội tử hình của nạn nhân viết cho kẻ gây án, và đơn xin chết của vị cán bộ đã lỡ đứng ra kể tội một số vị cán bộ khác…

Chỉ bốn tờ thôi chắc cũng đủ nói hết hiện trạng các tờ đơn được viết ra hàng giờ hàng phút hàng giây từ hàng triệu người rải đi khắp đất nước này.”

Du Uyên tưởng vậy “cũng đủ” nhưng tôi e là còn thiếu. Cùng với đơn xin nghỉ học “của một đứa trẻ lớp 7 vì nhà quá nghèo không có gạo ăn,” còn có đơn xin thôi học của một em học sinh lớp 10 “vì học hành còn yếu” nữa – theo như bản tin(“Lòng Tự Trọng Của Một Học Trò  Dốt”) trên báo Dân Trí:

“Người viết đơn là Trần Văn M., học sinh lớp 10. Nguyên văn phần nội dung đơn, M viết: ‘Hôm lay, em viết cái Đơn lày mong cô và nhà trường cho em ngỉ học vì chong lúc Học em quá đùa nghích  và Học Hành còn yếu và làm cho lớp 10H xa xút và không thể vươn lên Được, và làm cho nhiều thầy cô gia phải nhác nhở lên em ngĩ em không xứng Đáng làm học sinh của chường…’

Ảnh: vietnamnet

Sau nội dung tờ đơn là lời bình của nhà thơ Bùi Hoàng Tám:

“Với trình độ như hiện nay, M. không đủ khả năng ‘đọc thông, viết thạo’, một tiêu chuẩn của học sinh lớp 1. Như vậy, đã gần 10 năm qua, em luôn ‘ngồi nhầm lớp’. Một giả thiết đặt ra: Nếu không xin nghỉ học, M. hoàn toàn có thể học hết THPT và sau đó, tham dự kỳ thi tốt nghiệp. Và với tỉ lệ đỗ 98 – 99% hiện nay, việc em có tấm bằng tú tài là hoàn toàn trong tầm tay.

Bước tiếp theo, nếu có ‘ô dù’ che chắn, em xin đi làm một hai năm, sau đó theo một lớp chuyên tu, tại chức và chỉ 4 năm sau nữa, em có bằng cử nhân. Từ đây, con đường quan lộ hoàn toàn có thể mở ra đối với em. Biết đâu, sẽ chẳng có ngày xuất hiện tấm danh thiếp TS. Trần Văn M. chủ tịch hoặc giám đốc…

Thế nhưng Trần Văn M. đã xin nghỉ học. Lý do em đưa ra thật đáng trân trọng: Sợ làm ảnh hưởng đến lớp 10H và em tự nhận thấy mình ‘không xứng đáng làm học sinh của trường”. Đó chính là danh dự, tính tự trọng và lòng dũng cảm. Phải là người giàu lòng tự trọng, quý danh dự và rất dũng cảm, em mới viết được lá đơn này.

Gần đây, tình trạng một số lãnh đạo không đủ năng lực để đảm nhận chức vụ ‘ngồi nhầm chỗ’ được giao không phải là hiếm. Trong đó, số nguời không chỉ không hoàn thành nhiệm vụ mà còn để xảy ra tiêu cực ở những cơ quan nằm trong bộ máy nhà nước cũng không ít. Thế nhưng cho đến nay, hình như chưa thấy có vị lãnh đạo nào đủ lòng tự trọng và danh dự, sự dũng cảm để xin từ chức giống như em Trần Văn M làm đơn xin nghỉ học.

Hi vọng sẽ có ‘một ngày đẹp trời’ nào đó, chúng ta thấy xuất hiện trên thông tin đại chúng đơn từ chức của một bộ trưởng, một chủ tịch tỉnh hay một vụ trưởng, một chủ tịch huyện và thậm chí chỉ là chủ tịch xã với lý do để bộ ngành hoặc địa phương mình phụ trách sa sút ‘không xứng đáng với nhiệm vụ được giao.”

“Hi vọng” của Bùi Hoàng Tám, ngó bộ, hơi xa thực tế. Giới lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay, rõ ràng, còn rất “quyến luyến” với quyền lực – theo tâm sự (hơi buồn) của  dịch giả Phạm Nguyên Trường:

“Mình chỉ là một kĩ sư quèn, cả đời chỉ làm những việc lèn tèn, chẳng có trách nhiệm gì, sai thì đồng nghiệp hay lãnh đạo sẽ sửa ngay, thế mà đúng 60 là có quyết định nghỉ hưu tắp lự; trong như những kẻ có quyền cho mình nghỉ hưu và những kẻ có quyền cho những người có quyền với mình nghỉ hưu, tức là những người mà ‘sai một li đi nhiều dặm’, ‘sai con toán bán nhiều con trâu’, 60 vẫn xin ở lại, thậm chí 70 vẫn không chịu về hưu thì có liêm sỉ không?”

Phạm Nguyên Trường đặt vấn đề “liêm sỉ” khiến tôi lại nhớ đến chuyện tự sát một của một nam sinh (bằng cách uống thuốc diệt cỏ) vì danh dự của em bị xúc phạm, theo VTNews:

Chiều 17/1, người thân gia đình em Nguyễn Thanh T., (17 tuổi) học sinh lớp 9, trường THCS Tịnh Bắc, xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, cho biết đã gửi đơn đến cơ quan chức năng Quảng Ngãi cầu cứu vì cho rằng công an xã đưa em T. đi ‘làm việc’ sai quy trình.

Theo lời người thân của em T. phản ánh với báo chí, sáng 11/1, nghi ngờ trước đó em T. lấy trộm tiền của một người ở cùng xã nên khi đang học trong lớp thì công an xã Tịnh Bắc đến trường và trao đổi với cô giáo đang dạy, đưa T. về trụ sở UBND xã Tịnh Bắc làm việc, nhưng gia đình không biết.

Đến trưa cùng ngày thì 2 công an xã Tịnh Bắc đưa em T. về nhà và tìm xem em T. có cất giấu gì không, rồi đưa lại về trụ sở xã. Đến buổi chiều, gia đình nhiều lần muốn vào gặp T. nhưng không được.

Cũng theo người nhà em T., đến 19h tối cùng ngày, công an xã Tịnh Bắc mới gọi người thân đến ký giấy bảo lãnh đưa T. về nhà. “Khi về nhà cháu T. nói bị oan, không trộm tiền mà phải khai có trộm tiền để khỏi bị đánh (?)”, ông Nguyễn Văn Hương, cha T. cung cấp thông tin.

Sáng 13/1, gia đình phát hiện T. tự tử bằng thuốc diệt cỏ, để lại thư tuyệt mệnh để lại với nội dụng: “Ba má ơi, con xin lỗi. Con chưa báo hiếu được cho ba má. Con sống không được nữa rồi. Mang nỗi oan đó vào người nhưng chẳng có ai tin con nên con xin lỗi ba má đi trước đây….”.

Sau khi phát hiện, người nhà đã đưa em T. đi cấp cứu, rồi chuyển ra BVĐK Đà Nẵng. Đến chiều 15/1, em T. được BVĐK Đà Nẵng trả về và đến khuya 16.1 thì em T. tử vong.

Cho rằng việc công an xã Tịnh Bắc đưa em T. đi làm việc mà không có người thân là sai quy trình, nghi ngờ bị đánh đập… nên gia đình đã làm đơn gửi cơ quan chức năng Quảng Ngãi.

Trên báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tấn Linh chủ tịch UBND xã Tịnh Bắc thừa nhận ngày 11/1, có hai công an xã đến trường THCS Tịnh Bắc mời em T. về trụ sở UBND xã làm việc. Lúc làm việc có cậu của T. (em ruột bà Thái) chứng kiến, sau đó bà Trương Thị Thái – mẹ T. đến viết giấy bảo lãnh đưa T.  về nhà.

“Tôi khẳng định không có chuyện công an xã đánh đập T. Tuy nhiên vì vụ việc có liên quan đến nhiều em khác nên công an huyện đang thụ lý hồ sơ vụ việc”, ông Linh nói.

Ảnh: VTNews

Đại tá Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng công an huyện Sơn Tịnh cho hay: “Em T. đã thực hiện nhiều vụ trộm cắp trước đó. Công an cũng đã có giấy mời em T. lên làm việc. Tại đây trước sự có mặt của người nhà, em T. cũng đã khai nhận thực hiện nhiều vụ trộm cắp”.

Ông Phạm Vinh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh cho biết: “Qua báo cáo thì khi làm việc, công an xã Tịnh Bắc có lập biên bản và người thân em T. chứng kiến. Không có chuyện công an xã đánh đập, dẫn đến em T. bức xúc tự vẫn”.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng Quảng Ngãi điều tra làm rõ.

Nguyễn Thanh T. Từ trần vào ngày 16 tháng 1 năm 2016. Gần một năm “điều tra” đã trôi qua nhưng cơ quan chức năng Quảng ngãi” vẫn chưa “làm rõ” được sự việc. Cái chết thương tâm của em, kể như, là đã  chìm xuồng!

Tuy thế, những lá đơn/thư (thượng dẫn) của thế hệ các em đã mang đến cho mọi người một niềm hy vọng. Dù sau hai phần ba thế kỷ bị đầy ải, dầy xéo bởi một bọn cầm quyền lưu manh (và bất cố liêm sỉ) nhưng đức tính tự trọng vẫn còn được giữ nguyên trong lòng dân Việt.

Tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam nhiều lần

Tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam nhiều lần

Nguoi-viet.com

Thuyền trưởng Tống Thành Tiến kể lại chuyện bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm liên tiếp tại ngư trường Hoàng Sa. (Hình: Tiền Phong)

NHA TRANG (NV) – Một tàu đánh cá của tỉnh Khánh Hòa đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm liên tiếp nhiều lần khi khai thác ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Theo lời kể của ông Tống Thành Tiến, 32 tuổi, ngư dân cư ngụ tại phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa và là chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu đánh cá KH 97580 TS, khi đang khai thác hải sản khu vực giữa đảo Phú Lâm và Linh Côn thì bị tàu hải cảnh của Trung Quốc mang số 45103 đâm nhiều lần làm hư hại nặng. Rất may không người nào trên tàu bị thương tích.

Ông Tiến kể rằng ông đưa tàu đi đánh cá xa bờ từ ngày 12 Tháng Mười, 2016. Trên tàu có bảy thuyền viên và một máy trưởng tới khai thác ở ngư trường Hoàng Sa. Buổi sáng ngày 10 Tháng Mười Một, 2016, khi đang hoạt động tại đây, tàu KH 97580 TS đã gặp tàu hải cảnh của Trung Quốc mang số hiệu nói trên.

“Họ tiến lại gần rồi húc và đuổi tàu chúng tôi ra khỏi khu vực Hoàng Sa. Khi thấy họ hung hăng quá thì tôi đã quyết định cho thuyền đi ra chỗ khác. Họ bám sát tàu chúng tôi khoảng 3 tiếng. Khi tàu của tôi đã đi cách xa khoảng 20 hải lý thì họ bỏ đi không giám sát nữa. Họ cũng chụp ảnh tàu trước khi rời đi,” lời ông Tiến kể lại trên tờ Đất việt.

Tuy nhiên, ông Tiến vẫn cho tàu hoạt động trong khu vực giữa đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn thì đến khoảng 21 giờ ngày 13 Tháng Mười, 2016, tàu của ông tiếp tục bị tàu 45103 lao tới đâm.

“Họ chạy đến rồi chiếu thẳng đèn pha vào phía chúng tôi. Khi tôi điều khiển tàu di chuyển thì tàu Trung Quốc lui lại phía sau rồi húc thẳng liên tiếp nhiều lần. Anh em sợ quá chạy lên phía trước mặc áo phao, chuẩn bị tâm lý có thể gặp chuyện xấu. Họ vừa đâm vừa đuổi tàu chúng tôi trong khoảng 40 phút. Tôi vừa là chủ tàu, vừa là thuyền trường, dù rất sợ hãi nhưng lúc đó tâm lý vẫn phải vững vàng, kêu cứu và chạy về phía trước. Do tàu Trung Quốc xô mạnh nên dây ăng ten trên tàu bị rớt xuống. Khi gọi điện về cho bộ đội biên phòng cũng như các đài thông tin như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Khánh Hòa không ai ngheđược mình nói,” ông Tiến giọng run run kể lại.

Sau khi tàu Trung Quốc bỏ đi, ông Tiến và các thuyền viên đưa tàu cập bến dù theo kế hoạch còn hơn 10 ngày đánh bắt.

“Lúc đó ai cũng sợ cả, không còn tâm trí nào đánh bắt cả. Tôi điều khiển tàu về phía trước, đến khoảng 6 giờ sáng hôm sau thì mới liên lạc được với bộ đội biên phòng và người thân,” ông Tiến nói trên tờ Đất Việt.

Hồi Tháng Ba vừa qua, một tàu đánh cá khác của ngư dân tỉnh Khánh Hòa đang khai thác thủy sản ở cách đảo Linh Côn khoảng 41 hải lý, về hướng Đông Nam thì bị một tàu Trung Quốc đâm chìm. Thuyền trưởng tàu đánh cá là ông Nguyễn Tầm đã phát tín hiệu kêu cứu, và sau đó đã mất tích cùng bốn tay chài đi chung.

Năm nay, đã nhiều lần tàu tuần của Trung Quốc tấn công các tàu của ngư dân Việt Nam hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa bất chấp những lời lẽ tình nghĩa tốt đẹp của lãnh tụ hai nước mỗi khi gặp nhau.

Ngày 9 Tháng Bảy, 2016 tàu đánh cá QNg 90479 TS của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tại tọa độ 16.06 độ vĩ Bắc-113.06 độ kinh Đông. Vị trí này cách đông nam Đà Nẵng khoảng 290 hải lý, cách đông đông nam đảo Linh Côn, quần đảo Hoàng Sa khoảng 35 hải lý.

Trên tàu có năm thuyền viên phải bám vào thân tàu mấp mé dưới nước. Vì bị các tàu hải cảnh Trung Quốc cản trở, nhiều giờ sau đó mới được một tàu cá khác của tỉnh Quảng Ngãi đến cứu.

Ngay buổi trưa ngày 1 Tháng Giêng, 2016 đầu năm dương lịch, tàu đánh cá QNg 98459 do ông Huỳnh Thạch (xã Phổ Quang) làm thuyền trưởng, khai thác ngư sản tại vị trí có tọa độ 17.7 độ vĩ Bắc; 108.21 độ kinh Đông, (cách đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị) khoảng 60 hải lý thì bất ngờ bị một tàu sắt Trung Quốc đâm vào.

Cú tông mạnh làm cho 10 ngư dân bị ngã xuống biển, tàu bị vỡ mạn, phá nước và chìm. Tàu đó bỏ đi, mặc các ngư dân chới với kêu cứu. Nhưng sau nhờ sáu tàu cá ở gần đó đã kịp thời có mặt ứng cứu. (TN)

BÃO NỔI LÊN RỒI

BÃO NỔI LÊN RỒI
nguồn: conggiaovietnam.net

LTS. Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha và Quý Vị

Một người anh em chúng con không may bị ung thư, suốt hơn một năm từ theo dõi, chẩn đoán và điều trị anh đã có dịp gặp gỡ, tiếp xúc, tận mắt chúng kiến nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt của anh chị em đồng bệnh, đồng bạn với mình. Anh có ghi lại một ít chứng từ và từ đó suy nghĩ, cầu nguyện đồng thời đề nghị với BBT chúng con nên làm một điều gì đó để giúp đỡ những hoàn cảnh thật đáng thương của những bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những anh chị em từ khắp các tỉnh thành trong cả nước đang buộc phải đổ về Saigon là nơi có đến 5/10 Trung Tâm Ung Thư của cả nước để được điều trị chuyên môn với đầy gian nan trắc trở.

BBT CGVN

Bão nổi lên rồi

1. Tên nó là Bão Ung Thư

Hình như chưa ai gọi nó là “bão”, nhưng thực ra nó tàn khốc và kinh hoàng hơn cả bão biển, bão lũ lụt, bão sa mạc, hay ngay cả bão FORMOSA, có lẽ cũng chỉ vì ai cũng thờ ơ với nó và nhất là không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường nên ai cũng nghĩ nó ở đâu xa xôi chẳng liên quan gì đến mình! Nó đang thổi khắp Bắc Trung Nam, không chừa một tỉnh thành nào, không sợ bất cứ thứ quyền lực trần gian nào. Nó không thổi cho sập nhà cửa nhưng khi nó thổi tới đâu là con người trở nên tay trắng nhanh chóng, nhà cửa và tải sản lần lượt ra đi, mà ngay cả mạng sống cũng tiêu tan.

Xin hãy gọi đúng tên nó chính là BÃO UNG THƯ, bão đã nổi lên rồi, cũng không ai dám chắc nó thổi từ đâu và sẽ đi hướng nào nhất định, rất có thế nó đang ẩn khuất đâu đây, trong tim gan phèo phổi tai mũi họng hay xương da của anh, của chị, của em. Nó đến thật âm thầm rón rén đến độ chủ nhà vẫn bình an vô sự như chẳng có gì khác thường: vẫn ăn, vẫn uống, vẫn quyết liệt tranh giành quyền lực tiền tài và hưởng thụ, cho đến một ngày bất chợt khi “ông chủ” nhận ra nó đang hiện diện “ngay trong nhà mình” thì mọi sự rất có thể đã muộn màng! Hằng năm tại Việt Nam có khoảng gần 100.000 người chết vì ung thư, gấp mười lần so với tại nạn giáo thông, và có thêm khoảng 200.000 bệnh nhân mới, nghĩa là tương đương khoảng 40 giáo xứ có số nhân danh trung bình là 5.000 người. Một con số thật khủng khiếp cho nên đáng lẽ phải gọi tên nó là “SIÊU BÃO” mới đúng “đẳng cấp” của nó!

Ai dám mở miệng nói không sợ ung thư thì đó chỉ là kẻ nói dối hoặc “không bình thường”. Ung thư lại có cá tính rất mạnh mẽ, nó chẳng biết sợ ai, nhất là những kẻ huênh hoang tỏ ra không biết sợ nó. Nó rất ghét loại người này, dù nó không biết nói tiếng người. Nó chẳng phân biệt người đội mũ tím hay đỏ, hoặc đầu trần đầu trọc cũng như nhau. Bão lụt đáng sợ song chỉ là ít ngày là qua đi ngay, còn bão ung thư thì ngày càng tăng tốc đáng kinh hoàng. Thế đấy, nhưng lạ một điều là xem ra chẳng có mấy ai nghĩ đến việc “cứu trợ bão ung thư”, mặc cho các y bác sĩ và các nhà chuyên môn kêu gào: “Chung tay đẩy lùi ung thư”.

2. Cánh cửa của Lòng Thương Xót.

Chẳng biết nó nặng bao nhiêu mà trông nó quá mệt mỏi, cho dù con người luôn hối hả vội vã thúc giục thì nó vẫn cứ lừ đừ, lờ đờ nhúc nhích từng xăng ti mét để tự vận hành theo các “y lệnh” của kỹ thuật viên Phòng Xạ. Nó mở ra rồi khép kín lại suốt từ 5 giờ sáng tới khuya cho khoảng 80 bệnh nhân ra vào trong một ngày làm việc. Bệnh nhân thì chỉ qua cửa hai lần ra và vào trong một buổi xạ, song các kỹ thuật viên thì phải ra vào nhiều hơn hàng chục lần cho mỗi ca bệnh để điều chỉnh các thiết bị kỹ thuật chuyên môn của dàn máy cho mỗi tia xạ trên từng loại ung thư khác nhau. Chẳng có ai can đảm ngồi đếm xem trong ngày cái cánh cửa ấy đã đóng mở bao nhiêu lần: Đó chính là Cánh Cửa của Phòng Xạ Trị Ung Thư.

Người hiền hoà có thể gọi đó là Cánh Cửa của Lòng Thương Xót, dù nó chẳng biết xót thương nghĩa là gì, nhưng rõ ràng là những ai được nó “mời vào” thì mới mong được cứu sống. Kẻ khó tính thì lại có thể giận dữ với nó vì để được ra vào cửa hẹp này, bệnh nhân phải trả số tiền một vài ba bốn triệu (tuỳ nơi và tuỳ dàn máy) cho một lần xạ trị, mỗi người phải xạ ít là 10 lần (2 tuần x 5 ngày) và nhiều là 35 lần (7 tuần x 5 ngày) cho một đợt điều trị. (hoá trị thì phải trả từ chục triệu đến hằng trăm triệu cho một “liều”, và mỗi bệnh nhân thường cần phải hoá trị từ 4 liều trở lên cho một đợt). Nhưng bằng ấy con số cộng trừ nhân chia với nhau có lẽ cũng chẳng thấm vào đâu với số tiền trị giá của một dàn máy xạ trị đời mới: 56 (năm mươi sáu) tỷ tiền VN. Bệnh viện luôn phải cậy dựa vào các Cty Đa Quốc Gia để có thể hợp tác thực hiện.

3. Chỗ nào bán băng ca?

Hôm nay cánh cửa Phòng Xạ này lại có dịp phải mở hết cự ly để đón nhận một người bệnh không thể tự ra vào bằng hai chân, cũng không thể ngồi xe lăn hay do người nhà bồng ẵm vào, ông ra vào bằng băng ca, cho nên cánh cửa càng tỏ ra chậm chạp đến đáng thương hại.

Chiếc băng ca có ai đó nằm sõng xoài bên trên được đẩy ra khỏi Phòng Xạ và đến đúng chỗ tôi đang ngồi thì dừng lại. Tôi hiểu ra ngay người nhà của bệnh nhân cần tôi giúp một tay để điều chỉnh thân hình đã bị liệt của ông phải được nằm trên cái băng ca lạnh lùng này một cách ngay ngắn nhất có thể để giảm bớt những cơn đau đớn ghê gớm, vì ông đã bị di căn xương, vừa mới mổ cột sống tại một bệnh viện khác nay được chuyển đến đây để xạ trị.

Người con trai của ông vội vã dặn dò mẹ ở lại để trông coi bố, anh bước đi thật nhanh ra cổng vì anh còn phải tranh thủ đi làm rồi tối sẽ quay lại bệnh viện giúp mẹ lo cho cha. Tôi chỉ vừa kịp tìm cho chị ấy một chiếc ghế nhựa ngồi tạm bên băng ca của chồng thì cô điều dưỡng đã đến “xin lại” chiếc băng ca ông đang nằm vì bên ngoài đang có bệnh nhân cần cấp cứu, phải có băng ca để tải bệnh.

Mọi người đều ngỡ ngàng song không có ai dám can đảm sỗ sàng nặng nhẹ gì với nhau. Vì hình như tuy chưa ai nói ra với ai điều gì mà trong lòng như đã hiểu nhau thật rõ ràng từ kiếp nào:

–         Cô ơi, ông ấy vừa mới bị mổ cột sống hai ngày, vết thương chưa lành, lại bị liệt hai chân rồi, làm ơn cho tôi mượn chiếc bằng ca này đi cô.

–         Không được bác ơi, đây là chiếc băng ca dùng để tải thương, dùng cho khẩn cấp, cháu không cho bác mượn lâu được, vì bác trai là bệnh nhân ngoại trú, đã xạ trị xong thì phải về nhà hoặc tự tìm chỗ trọ nếu nhà ở xa hoặc chỉ có thể nằm tạm ở đây như cô bác đây. Cô chỉ tay xuống nhiều chiếc chiếu nửa cuộn nửa trải ra trên sàn nhà, kẻ nằm người ngồi lố nhố.

–         Nhà tôi ở ngay quận 8 đây thôi cô ạ, nhưng vì ông ấy bị liệt cho nên phải di chuyển bằng xe cứu thương có băng ca chứ không thể đi taxi được, cô làm ơn cho ông ấy mượn tạm chiếc băng ca này đi cô.

–         Những kẻ ngồi dưới “sàn nhà” trước Phòng Xạ nhốn nháo và bắt đầu dịch chuyển, người ta thu vén “phần đất” của từng “gia đình” cho gọn hẳn lại như để sẵn sáng hỗ trợ cho người bệnh tội nghiệp này (tiêu chuẩn tự nguyện chung mỗi “gia đình” ở đây là một chiếc chiếu chín tấc rưỡi bề ngang). Riêng cô điều dưỡng có lẽ đã quen việc và ý thức rằng hôm nay mình “hơi bị xui và sẽ bị mệt” vì phải làm thêm một công việc không được trả lương, đó là chạy đi sang các khoa khác để tìm mượn một chiếc băng ca… khác! Cô đã chạy nhanh biến mất hút về phía khu A.

Tôi chưa dám hỏi thăm gì thì người phụ nữ đã kể một hơi từ đầu đến cuối, cuộc chữa chạy rất không may mắn này. Họ không có Bảo Hiểm Y Tế, khi bị bệnh thì lại đi khám và mổ gấp tại một bệnh viên tư, mổ xong vì bệnh viện ở đó không có máy xạ, nên cho xuất viện về nhà và tự lo chữa trị tiếp theo sau đó, chị nói trong nghẹn ngào đã hết trên 80 triệu rồi, nay lại gặp cảnh này, nếu phải đi về mỗi ngày sẽ mất thêm gần 1 triệu tiền xe cho một lần, dự trù ông phải xạ 10 lần, còn hoá trị thì đang chờ chỉ định.

Tôi chẳng dám góp ý với chị điều gì mà chỉ nhắc một điều thật quan trọng này, điều mà hình như hầu hết bà con chúng ta chưa hề chú ý hoặc hay biết: Chị hãy mua ngay bảo hiểm y tế cho ông, vì bệnh này còn phải chữa trị lâu dài, và đừng có quá lo lắng, bệnh này tuy là khó chữa trị song lại không phải là bệnh cấp tính, nghĩa là chậm một chút cũng không sao, mà việc mua bảo hiểm thì chỉ trong vòng khoảng 1 tháng là xong, có thẻ bảo hiểm là bệnh viện sẽ trừ cho chị đến 80% các chi phí. Cô điều dưỡng đã bỏ đi rồi, có nghĩa là sẽ không có ai đòi cái băng ca này nữa đâu, chẳng có ai can đảm bế ông bỏ xuống sàn nhà này đâu, chị cứ yên tâm “giữ” chặt chiếc băng ca này là ổn mọi sự, còn ngày mai thì sẽ tính sau…

Bà cụ ngồi dưới chiếu cách chúng tôi ít bước chân có lẽ đã theo dõi câu chuyện nãy giờ rồi nên nói lớn vọng lại bằng cung giọng của một người miền Nam chất phác đến độ thật đáng trân trọng: “Mua luôn chiếc băng ca đó đi, mỗi người tụi tôi sẽ giúp một tay!”. Quá bất ngờ với lời đề nghị “độc đáo” ấy, tôi chưa kịp nói gì cả thì đã nghe gọi tên đến lượt tôi vào Phòng Xạ.

Nằm nhắm mắt trên bàn xạ, tôi cứ miên man suy nghĩ và chẳng còn nghe thấy những tiếng lách cách, lọc  cọc hay rung reo rít lên từng hồi của máy xạ. Tôi nhớ lại chuyện đã hai lần tôi đi làm sinh thiết. Nghe hai chữ “sinh thiết” sao mà có vẻ thơ mộng thế, lạ tai và có vẻ kỹ thuật quá, nhưng khi nằm trên bàn mổ mới thấy mình quá mỏng manh. Cả hai lần tôi đều được nhắc nhở điều quan trọng là phải có người nhà đi kèm theo (để làm gì thì lúc đầu tôi cũng chưa rõ). Tôi phải ký giấy cam kết (đại ý là nếu lỡ chết thì thôi không kiện cáo gì cả), ngay sau thủ tục cam kết khá nhanh gọn ấy, cô điều dưỡng đẩy đến giao cho con tôi một chiếc băng ca y chang thế này và căn dặn cháu: “Đây là chiếc băng ca của bác, tôi giao tận tay anh giữ và đừng cho ai mượn hay kéo đi mất thì phiền phức lắm, vì sau khi sinh thiết, bác sẽ phải nằm bất động trên băng ca này đề phòng bị chảy máu ít là ba bốn giờ đồng hồ rồi mới an toàn về được”. Chuyện ấy đã qua cả năm rồi mà tôi vẫn khó quên, chiếc băng ca là cái thường nằm ở các góc bệnh viện, nay sao nó trở nên quan trọng đến thế, có ai nghĩ rằng mình phải mang ơn những chiếc băng ca này không? Có ai biết chỗ nào bán băng ca không? Xin cho chúng tôi mua một cái, vì người bạn của chúng tôi đang rất cần nằm trên băng ca mà bệnh viện thì không đủ cung cấp. Thật ra không phải các bệnh viện thiếu trách nhiệm đâu, nhưng đúng là lực bất tòng tâm. Từ nhiều năm trở lại đây, tình trạng quá tải trong các bệnh viện ngày càng báo động đỏ, vì thế số bệnh nhân phải nằm trên băng ca thay cho giường bệnh ở tất cả các khoa đều tăng lên rất nhanh, có khi đông hơn số giường thực thụ của bệnh viện. Bà cụ vừa gợi ý cũng là một bệnh nhân ung thư như chúng tôi, chính bà đưa ra một đề nghị mà có lẽ đã xuất phát từ tấm lòng nhân hậu sẵn có trong lòng chứ không phải bởi lý trí: “Hãy mua luôn chiếc băng ca đó đi, chúng tôi sẽ giúp một tay!”

Chợt nghe kỹ thuật viên nói: ”Xong rồi chú”, tôi vội vã cám ơn và đi ngay ra khỏi Phòng Xạ.

Lạ thật, ai đã đẩy chiếc băng ca lúc nãy đi đâu mất rồi, bà cụ đề nghị mua luôn chiếc băng ca cũng chẳng thấy đâu cả, phải chăng họ đang dắt nhau đi mua băng ca thật sao? Tôi không biết được điều gì đã xảy ra cho họ và cũng chẳng có thể hỏi ai, vì bệnh viện một ngày có hàng ngàn người vào rồi lại vội vã ra ngay chứ có ai chú ý tới nhau làm gì? Tôi phải trở về nhà thôi, và thường thì chúng tôi sẽ không có dịp gặp lại nhau lần nữa. Cầu chúc nhau luôn bình an.

4. Những “phái đoàn hộ tống” ung thư.

Đến một ngày mà tôi đã quá mệt mỏi do ngày nào cũng phải đến bệnh viện. Phòng chờ xạ hôm nay sao lại cũng có người “đi” vào bằng băng ca, tôi nhìn họ mà thấy chẳng giống người “hôm trước” tý nào. Khác xa vì hôm nay có đến 4 người đàn ông đi theo và một phụ nữ xách giỏ tháp tùng, bệnh nhân này tuy cũng là đàn ông nhưng trông có vẻ rất “chuyên nghiệp” đi xạ, ông ăn mặc phong phanh áo sơ mi và chỉ có quần xà lỏn thôi, mắt ông tỉnh táo và lồ lộ có lẽ do đã gầy rộc. Sau khi họ ổn định “chỗ đậu” cho chiếc băng ca thì người phụ nữ đã nhìn thấy tôi và mở lời chào hỏi tôi trước. Ngay lập tức tôi sực nhớ ra chị và anh “bạn” này, đúng là chúng tôi đã “biết” nhau mà.

–         Như một phản xạ, tôi hỏi ngay: Hôm đó chị đi đâu vậy? Có mượn được băng ca không?

–         Không, tụi tui về liền sau đó! Tôi hỏi thêm đúng chỉ vì tò mò: tại sao vậy? Chị bèn kể khá gẫy gọn:

–         Nếu ở lại thì phải trả tiền phòng mấy trăm ngàn một ngày vì ông ấy đâu có nằm dưới đất được, ở lại thì khổ sở hơn về nhà bội phần, chỉ là đỡ được chút tiền xe, nên tụi tui quyết định chấp nhận “số phận” đi và về mỗi ngày bằng xe cứu thương.

–         Tôi hỏi thăm: “vậy anh ấy có khá hơn chút nào không”? Chị ngần ngừ hồi lâu và khẽ lắc đầu: “cũng dzậy thôi à”. Chị nói rất nhỏ đủ cho tôi nghe: “di căn rồi, bác sĩ đang kêu mua thuốc uống mỗi ngày một viên, mỗi viên một triệu, tụi tôi dấu ổng mấy chuyện này và tính mua đỡ mấy viên thôi, hôm nay xạ ngày cuối, mừng hết lớn”.

Khi được gọi tên, tôi đã xin với kỹ thuật viên phòng xạ cho tôi làm sau và xin nhường cho người bạn này, sợ chẳng may trên đường về lại gặp cơn mưa chiều cũng tội cho anh. Cả 4 người đàn ông lúc nãy (không rõ là bà con ra sao) đã nhanh chóng đứng dậy và đẩy chiếc băng ca đi vào phòng xạ, người vợ của bệnh nhân đi sau, tôi cũng bon chen đi vào, và cũng vì phòng xạ khá rộng và ai cũng biết mặt tôi quen rồi nên không ai chận lại. Kỹ thuật viên khá chuyên nghiệp hướng dẫn ngay người nhà lót bên dưới thân hình của bệnh nhân một chiếc khăn dày và đủ rộng, bốn người đàn ông nắm lấy bốn góc chiếc khăn lớn rồi nhắc bổng người bệnh lên, di chuyển sang bàn xạ thật nhẹ nhàng. Tôi đã giơ chiếc điện thoại lên định chụp một tấm, nhưng lại không dám bấm máy nữa, vì tôi chợt nhận ra hình ảnh này đúng là thao tác của việc nhập quan!

Tôi vội vã ra khỏi phòng xạ và chưa kịp đến ghế ngồi thì đã thấy trước mắt là hình ảnh của một người đàn ông đẩy chiếc xe lăn có một cô gái còn rất trẻ, và phái đoàn hộ tống đi theo cũng đông không kém anh bạn vừa rồi, có đến 4 phụ nữ đi theo. Cô gái thì vừa khóc vừa ói liên tục, 4 người phụ nữ thì thay nhau an ủi cô, vuốt tóc cô và bàn tính việc cắt tóc cho cô vì nghe nói cô sẽ bị cạo trọc đầu để xạ trị. Tôi không thể im lặng vì biết rằng cố gái này đang bị sốc rất nặng. Tối nói cho cả 6 người cùng nghe:

– Xạ lần đầu phải không?

Cả nhóm gật đầu. Tôi bèn nói một hơi: Có gì mà sợ, tôi đã xạ cả hơn tháng rồi, có mất sợi tóc nào đâu, chưa gì mà đã bàn tính cắt tóc người ta thì không nên, cứ đến đâu tính đến đó, chẳng có đau đớn gì, cứ coi như vào nằm nghỉ chừng mười lăm phút là xong, máy sẽ rung lên khoảng 5 lần và mỗi lần chỉ 15 giây thôi, có gì mà sợ hãi quá vậy, cứ tin rằng mình đến được nơi đây là may mắn lằm rồi, đừng làm cho cô ấy sợ. Ai cũng tranh nhau hỏi tôi nhiều điều và tôi sẵn lòng chỉ vẻ tất cả. Kể cả phải biết “thảo luận” với bác sĩ điều trị, vì điều trị ung thư thế giới còn đang tranh cãi nhau tứ phía…

5. Một “cuộc chiến mẫu mực”: cả hai đều thắng.

Cách chỗ chúng tôi ngồi chỉ mấy bước, một “cuộc chiến” đang xảy ra giữa cô điều dưỡng và một bệnh nhân đã lớn tuổi:

– Ngồi dậy đi bác, vì đang trong giờ làm việc không thể nằm ở đây được, tôi vừa bị nhắc nhở rồi.

– Cho tôi nằm đi cô, vì tôi đau lưng lắm, không thể ngồi được. Bà vừa nói vừa cố co quắp thân mình cho thật nhỏ lại chỉ còn khoảng nửa chiếc chiếu nhỏ nhưng cô điều dưỡng vẫn không chịu “thua”:

– Không được đâu bác ơi, chỗ này là lối đi, sẽ ngăn trở các nhân viên qua lại, ngồi dậy đi bác, bác có thể ngồi dựa lưng váo cái cột nhà này chứ không thể nằm được đâu. Người bệnh vẫn nằm im không trả lời trả vốn gì cả và cô điều dưỡng cũng cứ đứng đó như một bức tượng, cả hai bên đều giữ thái độ rất nhỏ nhẹ là “năn nỉ lẫn nhau”.

Chỉ trong chốc lát thoáng qua, người bệnh bèn lồm cồm bò dậy và cuộn chiếc chiếu lại, đặt chiếc gối nhỏ lên trên và ngồi dựa lưng vào cái cột nhà đúng như cô điều dưỡng đã mách nước cho.

– Cô điều dưỡng im lặng bỏ đi mà không nói năng gì thêm. Lại mấy chục giây trôi qua nhanh, người bệnh đang nhắm mắt nhưng hình như bà đã trực giác biết “đối phương” của mình đã bỏ đi rồi nên vội mở mắt ra, trải lại chiếc chiếu và nằm co quắp tiếp tục.

Tôi suy nghĩ hai điều: Cả hai người này ai đúng ai sai? Thưa chẳng có đúng hay sai gì ở đây cả, mà cả hai đều đáng thương, họ phải chọn điều mà chính họ không hề mong muốn tý nào. Họ rất khôn ngoan khi chỉ biết “tấn công bằng sự năn nỉ”. Ngoài ra, tôi thực sự xót xa thương cảm với những người bệnh ung thư ở đây, vì đã chẳng có gì ăn bồi bổ khi bệnh nặng (cơm từ thiện chỉ là cơm chay) cũng chẳng được nghỉ ngơi thì quả thật là số phận nghiệt ngã quá. Trong khi có biết bao nhiêu nhà thờ ngay trong thành phố này chỉ là nơi “giam giữ” Thiên Chúa suốt ngày đêm chỉ trừ vài giờ kinh lễ sáng chiều! Có nơi nào dám cho họ ngủ nhờ bên hiên nhà không? Có khuôn viên nhà thờ rộng mênh mông nhưng chỉ là chỗ giữ xe hơi suốt ngày đêm (cho thuê chỗ đậu xe).

6. Ngoại Trú  XA  QUÊ.

Xưa nay người ta chỉ phân loại bệnh nội trú và ngoại trú, nội trú thì ai cũng biết là gì rồi, còn ngoại trú có nghĩa là KHÔNG nằm trong bệnh viện mà chỉ đến bệnh viện vào một số giờ giấc đã được định sẵn. Tiếc rằng đó chỉ là những bệnh thông thường, còn bệnh ung thư thì lại thật là rắc rối. Điều nan giải trước hết vì không phải bệnh viện nào cũng có thể điều trị ung thư, cả nước chỉ có 3 nơi có khả năng là Huế Saigon và Hànoi, trong đó Saigon là gánh nặng nề nhất, và vì việc điều trị ung thư quá phức tạp, kéo dài hàng nhiều tháng mà số bệnh ngày càng đông lên rất nhanh. Chẳng có chỗ cho họ nội trú (và giả sử có thì cũng khó khăn bội phần do việc phải trả tiền phòng), nếu người bệnh ở gần bệnh viện hoặc có thân nhân cho tá túc thì may mắn lắm, song hầu hết là đồng bào ở Quê lên Thánh Phố để chữa chạy, họ không thể lo được chỗ ăn và ở nên chỉ còn cách duy nhất là nằm vật vã ngay trong bất cứ chỗ nào đó trong bệnh viện. Xạ trị thì mỗi ngày chỉ mất khoảng 15 phút, sau đó là… cứ “mỏi mòn” chờ chực cho đến hôm sau; Còn hoá trị cũng rắc rối không kém, vì có khi 10 ngày, 20 ngày hoặc một tháng mới hoá trị một lần, được truyền dịch vào người trong khoảng vài ba bốn tiếng đồng hồ. Đa số sẽ phải hoá trị khoảng từ 4 liều trở lên và như vậy cũng có nghĩa là họ sẽ phải ở lại chờ đợi suốt mấy tháng trời… ròng rã trong bệnh viện, vì không thể lo tiền xe đi về nhiều lần. Ngoại Trú Xa Quê chính là những đồng bào ruột thịt của chúng ta từ khắp các tỉnh thành trong cả nước, chẳng may bị ung thư, đang phải “cư trú bất hợp pháp” ngay tại các bệnh viện của Thành Phố.

Trong tấm hình dưới đây, có một “hộ gia đình” đủ 3 thế hệ, đứa cháu bị ung thư, mẹ đi theo nuôi, ông ngoại đã già song không nỡ để con cháu phận gái đi xa nhà. Họ ở mãi tận miền Trung vào Saigon chữa trị, họ không thể về quê dễ dàng vì tiền xe cả vài triệu đi về một lần nên đành phải chầu chực suốt nhiều tháng cho đến khi xong đợt điều trị. Ăn thì xin cơm từ thiện (cơm chay và chỉ có bữa trưa duy nhất), ngủ thì cứ vật vờ cả ngày vì  không được phép “nằm” trong giờ làm việc.

Chúng ta sẽ làm gì để giúp đỡ họ vượt qua thời gian dài nghiệt ngã này?

Xếp hàng xin cơm từ thiện (hiện nay chỉ có buổi trưa và là cơm chay):

Sự lựa chọn của BBT CGVN:

“Chính anh em hãy cho họ ăn”.

(Mt 14,16; Mc 6,37; Lc 9,13)

Kính thưa Quý Đức Cha, Quý Cha và Quý Vị

Chúng con đã có hơn hai năm thực hiện chương trình Quà Tặng Tin Mừng với sự giúp đỡ của mọi người và cũng đã có chút kết quả nhất định, nay ý thức thêm rằng khi Loan Báo Tin Mừng cho muôn dân, Chúa Giêsu còn quan tâm tới cả của ăn phần xác cho dân chúng; vì thế chúng con cũng có ý sẽ quan tâm tới những hoàn cảnh đáng thương của các bệnh nhận, đặc biệt là các bệnh nhân ung thư từ khắp các tỉnh thành đang được điều trị tại Saigon là nơi chúng con có thể tiếp cận được. Họ chính là dân vùng sâu vùng xa đang là “khách trọ” của thành phố. Chúng con sẽ cố gắng lo cho họ có bữa ăn hoặc một chút giúp đỡ vật chất nào đó để hy vọng họ sẽ thêm can đảm chiến đấu với bệnh tật và mau bình phục trở về với gia đình thân yêu. Điều này chúng con chỉ có thể làm được với sự cộng tác của mọi người.

Mọi sự giúp đỡ, xin gởi đến Cha Phanxicô Xaviê Hoàng Đình Mai

(đại diện cho BBT CGVN), tại một trong hai địa chỉ sau đây:

1. Toà Giám Mục Long Xuyên

Số 80/1 Bùi Văn Danh, Long Xuyên, An Giang

 

2. Hoặc tại Phòng Đón Tiếp Thân Chủ (nhờ chuyển đến cha Mai)

Tu Hội Nữ Tử Bác Ai Thánh Vinh Sơn

Số 42 Tú Xương, Quận 3, Saigon.

Quý Vị cũng có thể chuyển khoản qua Ngân Hàng ACB (Asia Commercial Bank):

Chủ Tải Khoản: Hoàng Đình Mai

Số Tài Khoản: 182 232 169 (chi nhánh Phan Đăng Lưu)

SWIFT Code ASCBVNVX

442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3, HCM VN

Chớ gì khi Cánh Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót khép lại cũng sẽ là lúc Cánh Cửa Lòng Từ Tâm của mỗi người được mở rộng. Hãy Thương Xót để được Xót Thương.

Chúng con xin chân thành cám ơn và xin thương cầu nguyện cho chúng con.

BBT CGVN

Tác giả:  Ban Biên Tập CGVN

Quốc hội một Đảng thực tập chất vấn trực diện

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-11-18
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 17/11/2016.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 17/11/2016.

Courtesy chinhphu.vn

Sau 7 tháng làm việc Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lãnh đạo đã thử lửa với cuộc chất vấn đầu tiên của Quốc hội kéo dài 2 ngày rưỡi từ 15 đến 17/11/2016. Toàn bộ phiên chất vấn đã được truyền hình trực tiếp và có đến 200 câu hỏi về nhiều vấn đề và lĩnh vực mà cử tri quan tâm, trong đó có 20 đại biểu đặt câu hỏi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Ngoài ra có 35 lượt đại biểu sử dụng quyền đặt thêm câu hỏi tranh luận. Đây là điểm mới chưa từng có đối với Quốc hội một Đảng của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau phần trả lời, đại biểu Quốc hội có thể giơ bảng tranh luận trực tiếp.

Tranh luận cần nhiều thời gian

Trả lời Nam Nguyên vào tối 17/11/2016 Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hiện là luật sư nhân quyền ở Saigon cho rằng, so với giai đoạn ông làm việc ở Quốc hội từ 2008 trở về trước, thì phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ này có cải tiến hơn, có truy vấn và hỏi đi hỏi lại, chứ không trả lời một chiều, câu hỏi một bộ trưởng mà liên quan đến nhiều bộ trưởng khác thì các bộ trưởng khác cũng phải trả lời. Nhận xét chung tính cách vừa nêu là tốt, tuy vậy Luật sư Trần Quốc Thuận nhấn mạnh:

Vấn đề đang đặt ra là thời gian chất vấn và thực hiện trả lời chất vấn phải được truy, phải được tranh luận kéo dài mà kéo dài bao nhiêu là do Quốc hội quyết định.
-LS Trần Quốc Thuận

“Vấn đề đang đặt ra là thời gian chất vấn và thực hiện trả lời chất vấn phải được truy, phải được tranh luận kéo dài mà kéo dài bao nhiêu là do Quốc hội quyết định. Nhưng mà Quốc hội lại quyết định chỉ hai ngày rưỡi, đến hai ngày rưỡi là hết giờ do Quốc hội quyết định rồi. Đúng ra chất vấn và trả lời chất vấn ở nước ngoài, những nước mà chúng tôi đi tham quan học tập nghiên cứu thì người ta có lịch kéo dài hàng tuần chất vấn và trả lời chất vấn, khi nào hết tranh luận thì thôi. Sau phần trả lời chất vấn đó thường là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.

Đó là những câu chuyện của những nước dân chủ tiên tiến, còn ở Việt Nam như thế này tôi cho là tốt. Đặc biệt phần của Thủ tướng đã trả lời từng câu một, tôi cho là cách cải tiến rất tốt. Chứ không như trước đây trả lời khái quát, trả lời theo nhóm vấn đề và đây là trả lời từng câu hỏi một của từng đại biểu. Tôi cho rằng trả lời như thế sau này kiểm tra giám sát sẽ có điều kiện phát huy.”

Với quá trình từng hoạt động lâu năm trong chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tương đương với chức Phó Tổng Thư ký Quốc hội theo cách gọi mới, bản thân Luật sư Trần Quốc Thuận chú ý tới các câu hỏi và câu trả lời ở các lĩnh vực nào.

“Nổi trội lớn nhất là môi trường, Fomosa người ta cũng đặt lại vấn đề đó rất là nghiêm túc và đến lần thứ mấy rồi Thủ tướng cũng như các vị lãnh đạo đã cam kết là nếu Formosa ô nhiễm trở lại sẽ đóng cửa. Nhưng không biết ô nhiễm cỡ nào thì sẽ đóng cửa? câu chuyện đó cũng khó thực hiện được.

Vấn đề nổi trội là chống tham nhũng, dĩ nhiên là một loạt vấn đề khác về thể chế cơ chế, vụ Trịnh Xuân Thanh, vấn đề Đình Vũ rồi vụ bỏ đi nước ngoài ..v..v.. Tôi cho rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng thì về ý chí chính trị có nêu ra, nhưng rõ ràng sự làm việc giữa các cơ quan chống tham nhũng phòng chống tham nhũng chưa được phát triển một cách nhịp nhàng, đồng bộ. Và Thủ tướng nói thì nhiều, nhưng mà thử hỏi khắp nước Việt Nam là Thủ tướng có quyền cách chức không, đề nghị bãi miễn một bộ trưởng hay là đề nghị cách chức, đình chỉ một ông chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện hay không? Thì đó cũng là vấn đề liên quan đến cơ chế.”

Hầu hết các báo điện tử như VnExpress, VietnamNet, Dân trí, Dân Việt, Một Thế Giới, SohaNews đều có bài tường thuật chi tiết hai ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn ở Quốc hội Việt Nam.

Trong số 20 câu hỏi mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời, người đứng đầu Chính phủ có phát biểu liên quan đến xử lý sai phạm nghiêm trọng và được các báo giật tít “ Vụ nào chìm xuồng thì đại biểu cứ báo ra Quốc hội, chúng tôi sẽ xử lý.” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời câu hỏi của đại biểu Thái Trường Giang đơn vị Cà Mau.

Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp

chat-van-3-171116-622
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 17/11/2016. Courtesy chinhphu.vn

Theo báo chí Việt Nam, khi trả lời câu hỏi của Đại biểu Trần Hoàng Ngân đơn vị TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng, Việt Nam có nền kinh tế qui mô khá nhỏ, GDP chưa đến 200 tỷ USD, nợ công tỷ trọng lại cao.

Tuy vậy Việt Nam sẽ chú trọng phát triển những doanh nghiệp nội địa lớn với thương hiệu mạnh. Riêng về ngành nông nghiệp Việt Nam xác định là một lợi thế so sánh lớn mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, để phát triển nông nghiệp qui mô lớn thì rào cản trước hết cần tháo gỡ là vấn đề hạn điền để tích tụ ruộng đất, sản xuất công nghiệp. Ông Thủ tướng cũng nói cần một nền tài chính tốt để có thể giải quyết vấn đề đầu tư công nghệ, vốn cho sản xuất nông nghiệp. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh, quan trọng nhất là phải tái cơ cấu nông nghiệp để tạo sản phẩm lợi thế so sánh ở mỗi địa phương.

Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, liên quan đến sự chậm trễ của chương trình tái cơ cấu nông nghiệp và làm thế nào để thực hiện cải cách nông nghiệp thành công, TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông Nghiệp Nông thôn từ Hà Nội nhận định:

“Rõ ràng tốc độ của nó quá chậm và quá trình tái cơ cấu nông  nghiệp phải song song với quá trình vẫn gọi là phát triển nông thôn mới. Nghĩa là phải làm thế nào nông nghiệp tăng được năng suất lao động lên. Nhưng đồng thời kinh tế nông thôn cũng phải đa dạng lên, trong nông thôn không chỉ là thuần nông nữa. Nếu nông thôn còn thuần nông thì nông dân sẽ bỏ đi hết, dứt khoát phải chuyển sang những ngành nghề phi nông nghiệp.

Bản thân tái cơ cấu nông nghiệp không thể đi một mình được mà nó phải đi với tái cơ cấu nền kinh tế, công nghiệp phải chuyển sang ủng hộ nông nghiệp, kinh tế đô thị cũng phải phối hợp với kinh tế nông thôn, còn không nó sẽ tách rời ra hai mảng và người dân xu hướng chung là họ sẽ di cư ra khỏi nông thôn đi về thành thị. Như thế không chỉ riêng nông thôn có khó khăn mà thành thị cũng tắc nghẽn, quá tải, không thể nào phát triển bền vững được.”

Nữ giáo viên-Tiếp viên-Vui vẻ mà

Hành vi huy động giáo viên đi tiếp khách bia rượu như thế là hành vi sỉ nhục thầy cô giáo, phải nói rõ ra rằng sỉ nhục, thay vì nói đó chỉ là ‘vui vẻ thôi mà.’
-Ông Đỗ Việt Khoa

Trong hai ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn ở Quốc hội Việt Nam từ 15 đến 17/11/2016, một câu chuyện kín liên quan đến ngành dục ở thị xã Hồng Lĩnh tỉnh Hà Tĩnh, đã có lúc trở thành tâm điểm tranh luận giữa các đại biểu và Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ. Đó là việc 23 nữ giáo viên bị Trưởng phòng Giáo dục ký công văn liệt kê tên tuổi điều động đi làm lễ tân tiếp khách, sau buổi lễ còn phải đi nhà hàng hầu rượu quan khách vui chơi và hát karaoke.

Phần trả lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho thấy những sự việc tương tự còn xảy ra ở nhiều nơi khác. Tuy nhiên ông Bộ trưởng coi việc này là không nghiêm trọng và gọi đó là chuyện vui vẻ thôi. Theo báo chí Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phê bình ông Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ về cách dùng hai từ  “vui vẻ”.

Trả lời Nam Nguyên, ông Đỗ Việt Khoa một giáo viên đề cao sự công khai trong minh bạch từ Thường Tín Hà Nội phát biểu:

“Hành vi huy động giáo viên đi tiếp khách bia rượu như thế là hành vi sỉ nhục thầy cô giáo, phải nói rõ ra rằng sỉ nhục, thay vì nói đó chỉ là ‘vui vẻ thôi mà.’ Cụm từ ‘vui vẻ thôi mà’ đối với xã hội Việt Nam còn ám chỉ sàm sỡ con người ta một cách ‘vui vẻ’ đấy . Hôm nay chúng tôi được biết là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có phê phán ông Nhạ việc đó là sai, không được phép nói “vui vẻ thôi mà”…”

Với 200 câu hỏi nhiều bức xúc, 35 lượt đại biểu không hài lòng đưa bảng xin tranh luận, Quốc hội Việt Nam khóa 14 được cho là đã có nhiều thay đổi trong hoạt động tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn đối với thành viên chính phủ. Tuy vậy như Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận xét, cách tổ chức có tiến bộ hơn về hình thức, nhưng điều đáng nói là cần mở rộng thời gian thay vì chỉ có hai ngày rưỡi.

Đối với ý kiến cho rằng, Quốc hội của chế độ độc đảng thì chất vấn hay tranh luận dù diễn ra theo hình thức nào, cũng vẫn chỉ là chuyện trong nhà với nhau. Luật sư Trần Quốc Thuận nói rằng, không đến nỗi như vậy, chất vấn và trả lời chất vấn trực diện vấn đề là điều đáng khuyến khích. Trong nhà với nhau mà dám nói mạnh dạn, kể cả nói đến chuyện  tổng thống mới của Hoa Kỳ hay vấn đề TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, thì chất vấn và trả lời chất vấn đã thực sự được mở rộng.

Đại sứ VN: Học tiếng Trung là nhu cầu của dân Việt

 Đại sứ VN: Học tiếng Trung là nhu cầu của dân Việt

VOA

Đại sứ Phạm Quang Vinh.

Đại sứ Phạm Quang Vinh.

Hôm 16/11, trong bài phát biểu trước báo giới tại Trung tâm Lợi ích quốc gia ở thủ đô Washington (Hoa Kỳ), đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Phạm Quang Vinh, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Châu Á cả về mặt kinh tế lẫn chiến lược, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác. Tuy nhiên ông cho rằng Hoa Kỳ vẫn đóng vai trò quan trọng số một tại khu vực. Ông nói:

“V mt chiến lược, chúng ta có nhng nước ln trong khu vc, s mt vn là Hoa K, mt quc gia có vai trò đc bit quan trng. Xếp th hai và th ba ln lượt là Nht Bn và Trung Quc vi vai trò ngày càng tăng trong khu vc và trên toàn thế gii.

Ông Vinh cho rằng quan hệ giữa Mỹ và các nước trong khu vực Châu Á có lich sử lâu dài và mật thiết. Vẫn theo lời ông, Việt Nam hy vọng và tin rằng rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đặt ưu tiên cho mối quan hệ này.

TPP và quan h Vit Nam- Hoa K trong nhim kì Tng thng đc c Donald Trump

Khi được hỏi về kế hoạch của Việt Nam trước những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump, đại sứ Việt Nam tỏ ra khá dè dặt. Tuy nhiên, ông Vinh cho rằng quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, du lịch, giáo dục, và xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại Việt Nam.

Một trong những trọng tâm của cuộc trao đổi lần này là vấn đề Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã liên tục khẳng định sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định này. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama mới đây cũng tuyên bố ngừng nỗ lực để Quốc hội phê chuẩn TPP. Hôm 17/11, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết “Việt Nam chưa có đủ cơ sở trình tham gia TPP”.

Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng nếu không có TPP, Việt Nam-Hoa Kỳ vẫn là Đối tác toàn diện, cùng tham gia nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế.

“M và Vit Nam đã xác lp quan h đi tác toàn din, trong đó bao gm nhiu lĩnh vc t chính tr, kinh tế, giáo dc, an ninh và c vn đ nhân quyn. Chúng tôi tin rng cho dù hai nước có th chế chính tr xã hi không ging nhau, chúng ta đu là thành viên ca Liên hip quc. Hai nước đã có nhng kênh đi thoi hiu qu đ gii quyết nhng khác bit, và tôi tin rng cho dù ai tr thành Tng thng kế tiếp ca Hoa K, hai nước s tiếp tc hp tác trong tt c lĩnh vc.

Ông Vinh cũng khẳng định Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề nhân quyền cho dù thừa nhận quan liêu, tham nhũng đang là những trở lực lớn trong quá trình dân chủ hoá.

Quan h Vit- M– Trung và vic dy tiếng Trung ti trường ph thông

Trong cuộc thảo luận lần này với báo chí, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đa phương hoá, đa dạng hoá và mong muốn củng cố mối quan hệ với hai siêu cường thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi của phóng viên VOA về việc dạy tiếng Trung bắt buộc tại các cấp học của Việt Nam, ông Vinh cho biết:

“Khi nn kinh tế m ca, chiến tranh lùi xa, Vit Nam hi nhp nhiu hơn vi thế gii, thì vic hc các ngoi ng, trong đó có tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, Nht, Hàn và c tiếng Trung, là mt nhu cu ca người dân hơn là mt th bt buc. Đây là kết qu ca quá trình toàn cu hoá, sc ép ca nhu cu tìm vic và cơ hi làm ăn.

Trước đó ngày 22/09, bộ GD-ĐT Việt Nam đã có thông tin chính thức giải thích về kế hoạch thí điểm đưa chương trình giảng dạy tiếng Nga, tiếng Trung vào các trường, trong đó khẳng định học sinh có thể lựa chọn 4 thứ tiếng, trong đó có tiếng Trung là ngoại ngữ bắt buộc.

Tin trong nước Việt Nam:

Tin trong nước Việt Nam:

 1)  Gần 1,5 tấn lòng lợn thối ngâm trong bể xi măng hóa chất

Lòng lợn bốc mùi hôi thối được ngâm trong bồn xi măng với hóa chất trước khi cơ sở ở Bình Dương bán cho các quán ăn, nhà hàng.

gan-1-5-tan-long-lon-thoi-ngam-trong-be-xi-mang-hoa-chat

Lòng lợn được trộn với hóa chất trong bể ximăng. Ảnh: Nguyệt Triều

2)  Gần 400ha rừng tự nhiên “biến mất”, chính quyền không biết

  Trong khi chờ đợi giao 400ha đất rừng tự nhiên tại xã Đồng Lâm, được cắt ra từ Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng thuộc huyện Hoành Bồ (tỉnh Quảng Ninh) cho người dân để phát triển kinh tế thì gần như toàn bộ những cánh rừng biến mất trước… sự ngỡ ngàng của chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng.

3)   Không đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020

 “Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, nợ công, nợ xấu tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn; mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được”.

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13, Quốc hội đã tổng kết sâu sắc nhiệm kỳ, rút ra những bài học kinh nghiệm rất quan trọng và bổ ích; quyết định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước và quyết định điều chỉnh, kiện toàn các chức danh lãnh đạo của bộ máy Nhà nước.

 4)  “Nhà nước đang nuôi báo cô nhiều công chức, viên chức”

 (GDVN) – Ông Nguyễn Đình Quyền – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói thẳng như vậy khi trao đổi với báo chí về năng lực công chức, viên chức.

5)  Bị phê vào sổ đầu bài, học sinh phóng hỏa đốt trường

 Không thuộc bài nên bị thầy phê vào sổ, cậu học sinh lớp lớp 7 trường THCS Thuận An Thừa Thiên Huế rủ bạn mua xăng về đốt trường. Chỉ trong một giờ, phòng hiệu trưởng và phòng chứa hồ sơ đã bị thiêu rụi.

 

Hồ sơ học sinh và các dụng cụ học tập của trường bị thiêu rụi. Ảnh: Trần An.

Hồ sơ học sinh và các dụng cụ học tập của trường bị thiêu rụi. Ảnh: Trần An.

 6) Tạm giữ ‘tàu lạ’ xả chất thải ra sông Hồng

– Liên quan đến vụ “tàu lạ” xả thải ra sông Hồng, PC 68, Công an Hà Nội cho biết, đã tạm giữ phương tiện.

Trao đổi với VietNamNet sáng qua, Phó giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, Sở đang thành lập đoàn thanh tra xác minh vụ việc “tàu lạ đổ chất thải” xuống sông Hồng.

 Tạm giữ 'tàu lạ' xả chất thải ra sông Hồng

Hình ảnh “tàu lạ” xả thải xuống lòng sông

Donald Trump thắng lớn – Việt Nam thua to

Donald Trump thắng lớn – Việt Nam thua to

Cộng Hòa không đủ phiếu xóa Obanmacare
Phạm Trần (Danlambao) – Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 8/11/2016 đã đẩy nhà nước Cộng sản Việt Nam, lực lượng công nhân và phong trào đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền ở cả 2 bờ Đại Dương lâm vào ngõ mù khó thở vì Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, gọi tắt là TPP) bị coi như đã chết trước khi có hiệu lực.
Biến chuyển này xảy ra sau khi lãnh tụ đa số Cộng hòa tại Thượng viện, Nghị sỹ Mitch McConnell, vào hôm 11/1/2016, đã thông báo cho Tổng thống Barack Obama biết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP – Trans-Pacific Partnership – sẽ không được đem ra thảo luận tại khóa Quốc hội thứ 114 trong những ngày còn lại của nhiệm kỳ, kết thúc ngày 03/01/2017.
Quyết định của Quốc hội Mỹ đã đánh trúng vào kế hoạch sẽ đình chỉ TPP của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Khi vận động tranh cử, ứng cử viên Donald Trump đã chỉ trích Hiệp định TPP không tạo ra công ăn việc làm cho dân Mỹ mà chỉ giúp cho nước khác giàu thêm.
Sau ngày bầu cử, ít người ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn hy vọng ông Donald Trump sẽ thay đổi ý định bỏ TPP để thương thuyết lại với 11 nước khác. Hơn nữa, cũng không có dấu hiệu nào cho thấy Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng lẫn Hạ viện sẽ bảo vệ TPP, sản phẩm của Tổng thống Dân chủ Barack Obama.
Như vậy TPP coi như đã chết.
Ảnh hưởng với Việt Nam
Vậy ảnh hưởng của TPP tử vong đối với Việt Nam và người Việt trong và ngoài nước như thế nào?
Trước hết, nhà nước Cộng sản Việt Nam đã mất cơ hội làm giàu để thoát khỏi gọng kìm chính trị-kinh tế Trung Hoa.
Thứ hai, người công nhân Việt Nam đã mất hy vọng thành lập một công đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi cho mình để thoát khỏi sự kìm kẹp của Tổng liên đoàn Lao động nhà nước CSVN.
Thứ ba, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân tranh đấu cho dân chủ và tự do ở Việt Nam cũng lâm vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan vì chính quyền mới Donald Trump, ít nhất trong 2 năm đầu, sẽ chỉ quan tâm vào việc làm giàu, dành lại ưu thế mậu dịch và tạo thế mạnh chính trị và quân sự cho nước Mỹ hơn lo cho quyền con người và chuyện nội bộ của nước khác. Hơn nữa cá nhân ông Trump và những người thân cận ông chưa có bất cứ kinh nghiệm nào trong lĩnh vực nhân quyền và tình hình Việt Nam. Ở Châu Á, ưu tiên trước mắt của chính quyền Trump là quyền lợi kinh tế của Mỹ với Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn.
Tình hình bất ổn ở Biển Đông và kế hoạch ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở khu vực Á Châu và Thái Bình Dương cũng sẽ chịu ảnh hương gay gắt khi TPP mất chân đứng tại Úc, Brunei, Japan, Malaysia, Singapore, New Zealand và Việt Nam.
Thứ tư, người Việt ở Mỹ, đi bầu hay không đi bầu, cũng thấy bâng khuâng vì không biết tương lai của nước Mỹ lẫn Việt Nam sẽ đi về đâu trong 4 năm tới. Liệu nước Mỹ có tránh khỏi phân hóa, kỳ thị giữa các sắc dân, xáo trộn trật tự xã hội vì những lời nói và quan điểm “chói tai” của ứng cử viên Donald Trump, hay nước Mỹ sẽ hòa bình và thịnh vượng với một Tổng thống Donald Trump biết kiềm chế bản tính bất bình thường để gạn đục lấy trong?
Như vậy là sau 7 năm vất vả thương thuyết để được ký kết ngày 4/02/2016 tại Tân Tây Lan (New Zealand), TPP đã bị bức tử bởi phe đa số Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ và chính quyền tương lai Donald Trump. Cũng thật trớ trêu là đa số Dân biểu và Nghị sỹ Cộng hòa, của Quốc hội trước ngày bầu cử 8/11/2016, đã ủng hộ TPP vì nếu được thi hành, nó sẽ tăng số hàng xuất cảng và lợi tức cho các xí nghiệp và kỹ nghệ Hoa Kỳ là những mạnh thường quân hào phóng của đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu cho thấy TPP không tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Mỹ mà chỉ làm giàu cho các Đại Công ty và giới chủ nhân. Ngược lại, sẽ giúp cho các nước hội viên khác có số lao động giá rẻ như Việt Nam có thêm công ăn việc làm và giàu thêm lên vì hàng nhập và xuất cảng được hưởng nhiều loại thuế thấp.
TPP là tổ chức quy tụ 12 nước gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru, Mỹ và Việt Nam. Khối kinh tế này, nếu hoạt động, sẽ có trị giá 28,000 Tỷ dollars ($28 trillion dollars), chiếm lối 40% tổng sản lượng của Thế giới và là một khối kinh tế hùng mạnh có khả năng cầm chân Trung Quốc.
Việt Nam mất hết
Do đó, khi TPP không còn nữa thì về lĩnh vực kinh tế, Việt Nam sẽ không được hưởng mối lợi giảm khoảng 18,000 loại thuế đánh vào hàng hoá được trao đổi giữa các quốc gia hội viên.
Tác giả John Boudreau của mạng thông tin chuyên về kinh tế-tài chính Bloomberg của Mỹ tiết lộ các chuyên gia từng phỏng đoán trong vòng 10 năm, TPP sẽ giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng nội địa lên 11 phần trăm, hay 36 tỷ dollars. Hàng xuất cảng cũng sẽ tăng 28%. Các loại hàng may mặc, giầy dép và nông-ngư phẩm cũng sẽ gia tăng để giúp Việt Nam giảm dần lệ thuộc vào Trung Quốc.
Giờ đây, khi TPP không còn nữa thì Việt Nam sẽ bị Trung Quốc khống chế mạnh hơn vì sản xuất của Việt Nam gần như hoàn toàn phải lệ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Hoa.
Bằng chứng trong năm 2015, Việt Nam đã nhập siêu khoảng 32,3 tỷ dollars từ Trung Quốc, tăng 12,5% so với năm 2014, căn cứ vào báo cáo của nhà nước.
Trong khi đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, chỉ số nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là trên 14 tỷ dollars, tuy có giảm lối 2 tỷ so với cùng thời gian năm 2015.
Nhưng hầu như tất cả các hàng tiêu dùng của người dân Việt Nam đều đến từ Trung Quốc, cả đường chính ngạch lẫn buôn lậu. Nhiều món hàng, kể cả những thứ độc hại, chế tạo từ Trung Hoa nhưng đám con buôn bất chính đã dán nhãn sản xuất ở Việt Nam để đánh lừa người mua mà nhà nước không kiểm soát nổi.
Đối với khối công nhân lao động, vốn bị các cán bộ của Tổng liên đoàn Lao động nhà nước về hùa với chủ đầu tư nước ngoài để hưởng bổng lộc thay vì phải bênh vực cho quyền lợi của công nhân, sẽ mất cơ hội thành lập nghiệp đoàn độc lập để tự bảo vệ quyền lợi cho mình theo như theo Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization)
Công ước này viết: “Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó.” (Điều 2)
Hay:(1) “Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền lập ra điều lệ, những quy tắc quản lý, tự do bầu các đại diện, tổ chức việc điều hành hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình.” (2) “Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó.”
Quan trọng hơn, Điều 4 khẳng định: “Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động không thể bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc phải giải tán hoặc đình chỉ.”
Nhằm tạo sức mạnh cho quyền của người Lao động, Công ước 87 viết trong Điều 5: “Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền hợp thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn đó đều có quyền gia nhập đều có quyền liên kết với các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động.”
Để bảo đảm sự minh bạch và công bằng giữa người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước, Điều 8 nói rõ: “(1)Trong khi thi hành những quyền mà Công ước này đã thừa nhận cho mình, người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức tương ứng của họ, cũng như mọi người và mọi tập thể có tổ chức khác, đều phải tôn trọng pháp luật trong nước.”
Tuy nhiên trách nhiệm phải tuân thủ Luật pháp cũng buộc nhà nước phải tuân thủ quy định ở khoản 2 trong Điều 8 viết rằng: “(2)Pháp luật quốc gia không được có những quy định mang tính chất xâm hại, cũng như không được áp dụng với mục đích xâm hại tới những đảm bảo đã được quy định trong Công ước này.”
Giờ đây, khi TPP không còn nữa thì tuy bị thiệt hại về kinh tế nhưng chiến thắng của Donald Trump đã giúp cho nhà nước Việt Nam mỉm cười vì rũ bỏ được nỗi lo sợ phải chấp nhận một Công đoàn lao động độc lập và tự do như TPP đã ấn định.
Quyết định giết TPP của Donald Trump và phe Cộng hòa đa số ở Quốc hội Mỹ cũng đã gây thất vọng rất lớn cho những nhà đấu tranh từng hy vọng TPP sẽ giúp họ nạnh dạn hơn khi đòi quyền được tự do lập hội và hội họp và quyền được tự do trao đổi thông tin vốn đang bị kiểm soát chặt chẽ và nghiêm cấm, nếu nhà nước thấy bất lợi cho chế độ.
Hoạt động của các Tổ chức xã hội dân sự cũng đã mất đi một vũ khí lợi hại để gây áp lực với nhà cầm quyền Cộng sản khi đòi hỏi và đấu tranh quyền lợi cho người lao động.
Những cuộc đình công đòi quyền lợi tự phát của công nhân trên khắp lãnh thổ như đã xảy ra từ trước đến nay cũng đã mất thế tựa lưng vào TPP.
Phản ứng Việt Nam
Vậy thì nhà nước Việt Nam đã phản ứng ra sao?
Báo chí Việt Nam, vào ngày 11/11/2016, đã đồng loạt đưa tin Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, “quan điểm của Việt Nam trong việc phát triển thương mại với quốc tế là đều định hướng phát triển đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ.”
Ông nói: “TPP cũng chỉ là một trong những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Bên cạnh TPP chúng ta còn có nhiều hiệp định thương mại tự do khác đã và đang ký kết… trong trường hợp nào thì Việt Nam cũng luôn luôn sẵn sàng bởi vì hội nhập của Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào TPP, mà hội nhập là yêu cầu và động lực để phát triển trong tương lai, do vậy quan điểm của Bộ Công Thương Việt Nam là xu thế mở cửa và hội nhập của Việt Nam sẽ tiếp tục được khẳng định.”
Tuy nhiên, các báo cũng viết: “Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam có thể có những diễn biến khá phức tạp, không giống như dự đoán.”Ông nói: “Tổng thống mới của Hoa Kỳ khả năng sẽ có những động thái ảnh hưởng đến tâm lý cũng như dòng chảy của thương mại thế giới. Nhưng chúng ta phải đợi xem vì từ những thông tin, quan điểm trong vận động tranh cử đến thực thi chính sách của chính thể mới còn phải có thời gian”.
Người đứng đầu Bộ Công Thương cũng khẳng định rằng: “Việt Nam đang bơi ra biển lớn và biển khơi bằng chính sức vóc của mình chứ không đi nhờ vả.”
Lời tuyên bố tự trấn an của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh sẽ không giúp thay đổi hậu quả nghiêm trọng khi Việt Nam không còn TPP. Trước mắt là Việt Nam đã mất cơ hội giảm dần bị lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Tuy trong những năm gần đây Việt Nam có quan hệ kinh tế và thương mại tốt với Hoa Kỳ, Nga, Liên Hiệp Châu Âu (European Union, EU), Nhật Bản, Nam Hàn và các nước trong khối ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) nhưng không sao so với mối lợi đem lại từ 11 nước trong khối TPP.
Bức tường và Obamacare
Như vậy, nếu ông Trump chưa nhận chức mà coi như đã dẹp xong TPP thì ngược lại ông sẽ gặp nhiều khó khăn tại Quốc hội, nếu không muốn nói là bất khả kháng, khi ông muốn dẹp Obamacare như đã hứa khi tranh cử.
Lý do vì phe Cộng hòa chỉ chiếm đa số ở Hạ viện mà không có đủ 60 phiếu đa số tuyệt đối ở Thượng nghị viện 100 Nghị sỹ. Sau bầu cử 8/11/2016, Cộng hòa có 51 ghế, Dân chủ có 48 ghế, cộng thêm 1 ghế độc lập (49) luôn luôn có truyền thống bỏ phiếu với phe Dân chủ. Khi nghiêng ngửa, Phó Tổng thống đảng cầm quyền Mike Pence sẽ bỏ phiếu cho Cộng hòa để tăng lên 52 phiếu, nhưng thu được thêm 8 phiếu của đối lập Dân chủ cho đủ 60 phiếu để loại Obamacare là điều rất khó xẩy ra, nếu không là ảo tưởng.
Vì vậy, sau cuộc họp với Tổng thống Obama tại Bạch Ốc ngày 8/11/2016, Tổng thống đặc cử Donald Trump đã cho biết sẽ duy trì 2 điều quan trọng trong Obamacare, đó là: Các hãng không được từ chối bán bảo hiểm cho người có bệnh truyền nhiễm từ trước khi mua; và, sinh viên tiếp tục được hưởng bào hiểm sức khỏe của bô mẹ đến năm 26 tuổi.
Các chuyên gia lập pháp cho biết, ông Trump và phe Cộng hòa ở Thượng viện chỉ có thể thông qua những thay đổi đối một số điều khỏan với Obamacare, qua thủ tục được gọi là “hòa giải” (reconciliation) kèm theo một dự luật, chẳng hạn như luật ngân sách. Thủ tục này chỉ cần cần 51 phiếu đa số ở Thượng viện.
Người ta phỏng đoán phe Cộng hòa sẽ giúp ông Trump bỏ đi khoản mở rộng Medicaid; ngân khoản trợ giúp chi phí bảo hiểm cho những người có lợi tức trung bình hay thấp qua nơi làm việc, nhận Medicaid và Medicare, hay khoản luật cho phép “trừng phạt những ai không mua bảo hiểm” của chương trình Obamacare.
Nhưng để thay thế những khoản này bằng chương trình bảo hiểm có lợi cho dân qua một Bảo hiểm sức khỏe mới thì chính ông Trump và phe Cộng hòa lại chưa có kế hoạch rõ ràng.
Như vậy, tham vọng bỏ Obamacare ngay sau khi nhận chức của ông Trump đã bị thất bại, trong khi sửa đổi ra sao lại chưa rõ ràng và phải mất ít nhất 5 hay 6 tháng sau mới biết.
Có điều chắc chắn là dù bằng cách nào, quyết định về bảo hiểm sức khỏe của chính quyền Donald Trump cũng sẽ gây hoang mang không ít cho 22 triệu người Mỹ đã mua bảo hiềm Obamacare.
Về lời hứa xây bức tường ngăn chặn dân Nam Mỹ vượt biên giới Mexico vào Mỹ của ứng cử viên Donald Trump cũng đã bị thách thức để thay đổi. Giờ đây các cố vấn của ông Trump và Chủ tịch đa số Cộng hòa ở Hạ viện, Paul Ryan cho biết việc xây bức tường chưa được bàn tới vào lúc này mà chỉ tăng cường kiểm soát biên giới là ưu tiên.
Hơn nữa, muốn xây tường thì phải có tiền, nhưng tiền lấy đâu ra nếu không được Quốc hội đồng ý? Do đó, những đe dọa xây tường của ông Trump cũng bị đảo ngược.
Duy nhất có kế hoạch trục xuất từ 5 đến 8 triệu cư dân bất hợp pháp Nam Mỹ của ông Trump còn đang được bàn tán xôn xao. Liệu ông Trump có làm nổi hay không là điều chưa ai trong đảng Cộng hòa dám quả quyết, nếu không muốn nói ai cũng sợ sẽ có xáo trộn xã hội nguy hại cho nước Mỹ và uy tín của chinh phủ Donald Trump.
Sau cùng, đối với Thỏa hiệp kinh tế Bắc Mỹ gọi là NAFTA (North America Free Trade Agreement), giữa Mỹ, Canada và Mexico, có hiệu lực năm 1994 thời Tổng thống Bill Clinton thì ông Trump, trong tư cách Tổng thống có thể rút nước Mỹ ra khỏi NAFTA, sau khi báo trước cho Mexico và Canada 6 tháng.
Trong thời gian tranh cử, ông Trump chỉ trích NAFTA không có lợi cho Mỹ vì đã mở đường cho các Công ty Mỹ di chuyển việc làm qua Mexico để hưởng lao động rẻ mà hàng làm ra quay về Mỹ lại tránh được nhiều khoản thuế.
Ông hứa sẽ thương thuyết lại, nhưng nói là một chuyện, làm được hay không lại là chuyện khác. Các Công ty Mỹ, tỷ dụ như hãng Ford đã đe dọa sẽ di chuyển đến các nước có chi phí công nhân rẻ ở Nam Mỹ, nếu NAFTA không còn nữa, thay vì quay về Mỹ.
Mexio và Canada cũng cho biết họ đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với Donald Trump.
Cuối cùng, như ta đã thấy, chỉ có Việt Nam và người Việt Nam ở trong và ngoài nước đã bị thiệt thòi vì quyết định bỏ TPP của ông Donald Trump. Những ai có ý nghĩ Tổng thống Donald Trump sẽ giúp thay đổi chế độ ở Việt Nam hay giúp cho phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền lớn mạnh thì hãy kiên nhẫn chờ xem, trong 4 năm tới, chính quyền Trump có khả năng vần nổi khối đá khổng lồ Trung Quốc ra khỏi đầu Việt Nam hay chỉ làm cho nước Việt Nam và con người Việt Nam nhỏ bé hơn trong bàn tay của Bắc Kinh ?. -/-
(11/016)

HÃY LIÊN KẾT LẠI

HÃY LIÊN KẾT LẠI

FB Luân Lê

17-11-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Bây giờ, chúng ta cần có một nhóm trí thức thuộc hàng tinh hoa, có trách nhiệm với dân tộc, liên kết lại và tiến hành dịch sách từ các sách của Tây phương, về dân quyền, về kinh tế, về cách thức tổ chức chính trị, sách về chấn hưng dân khí, khai sáng tư duy, để từ đó phổ biến tới mọi người dân trên đất nước này, và nhớ là phải độc lập hoàn toàn với chính phủ, không nhận lương hay có dính dáng lợi ích gì đến chính phủ, để đảm bảo rằng chúng ta hoàn toàn khách quan và sẽ không bị chi phối bởi bất kỳ yếu tố nào, mà chỉ vì trách nhiệm quốc dân của một con người với thời cuộc và với thế hệ tương lai của đất nước này.

Đây là cách mà nhóm Fukuzawa của ông Yukichi đã thành công ở Nhật Bản thời Minh Trị (cuối thế kỷ 19) để đưa nước Nhật hùng mạnh như ngày nay.

Tuy rằng, dân Việt thích uống rượu, bia và ngắm gái đẹp hơn đọc sách, lại thích tự huyễn hoặc về bản thân, ngu dốt nhưng bảo thủ, tư lợi nhỏ mọn và khôn vặt, nên sẽ rất khó khăn cho việc khai dân trí và chấn dân khí. Nhưng khó vẫn phải làm, nếu không nguyên khí quốc gia ngày càng suy bại thì chúng ta có tội với chính mình và cả tiền nhân.

Chúng ta làm là vì thời của chúng ta, chúng ta cũng là một con người, nên cần có trách nhiệm với đất nước và quê hương của mình, chẳng có tiền nhân nào làm nên việc lớn và bảo vệ tổ quốc lại nói rằng “chúng ta không làm hôm nay thì sợ đời sau sẽ trách cứ chúng ta”, vì biết tương lai có đến hay không nếu hiện tại chính người đang nắm giữ vận mệnh lịch sử lại thoái thác hay run sợ mà không bắt tay làm?

Nếu đã làm, thì đừng coi đó là hy sinh gì cả, đó là trách nhiệm, là tình yêu, nếu đã làm thì đó là vì chính bản thân mình, vì điều phải làm của một con người, chứ không phải nói rằng chúng ta đang hy sinh thứ gì đó cho ai hay xã hội nào cả.

Chúng ta hơn con Kiến ở chỗ có tình yêu đồng loại và tri thức để làm nên những giá trị mang tính phát kiến. Loài kiến thì chỉ để kiếm ăn và sinh đẻ, vậy là hết đời sinh học của nó. Nên nếu chúng ta cũng chỉ kiếm ăn, xây nhà, mua xe rồi vui vẻ với nhu cầu của mình trong khi bất công đầy rẫy, dân tộc suy yếu, dân trí thấp, xã hội rối ren, con người bạc nhược và mất đi niềm tin cũng như điều tử tế, thì chẳng hoá ra là chúng ta còn thua cả bầy Kiến vì không có tổ chức và tính liên kết đồng loại hay sao?

Hãy tập hợp một nhóm trí thức tinh hoa lại, truyền bá những tư tưởng và học thuật, những giá trị tiến bộ về con người, khoa học, về những nền văn minh của thế giới, để khai sáng cho nhiều người, lúc đó xã hội này sẽ bớt mông muội và thay đổi tốt lên.

Chúng ta phải tiếp tục công cuộc của cụ Phan Chu Trinh đã làm mà bị dở dang từ hơn 100 năm trước. Đến nay, người có chút khả năng thì đi nước ngoài học tập và sinh sống hết cả. Trong nước chỉ còn những người mà mang trong tâm khảm đầy những nỗi sợ hãi và bị kìm kẹp bởi những thứ bất nhân, hủ bại, cường quyền, nên quả là khó khăn cho những người có lòng với quê hương, đất nước.

Giới trẻ họ vẫn nghĩ họ giỏi lắm, thế giới chẳng là gì cả, và họ thích đọc sách đa cấp để kiếm tiền hơn là sách để trau dồi tri thức, học hỏi, sáng chế. Họ gặp nhau chỉ để hỏi làm ở đâu, vào nhà nước không, lương bao nhiêu, lấy vợ chưa, mua nhà rồi chứ, tậu xe hơi chưa,…?

Họ chẳng quan tâm gì đến điều kiện học tập, môi trường sống, luật pháp ra sao, xã hội có tạo ra công việc không, tại sao phải xin xỏ khi đi làm, tại sao phải chạy chọt, lo lót, tại sao lại thất nghiệp, tại sao lại phải chấp nhận cái này, nghe theo cái kia, dù đó là sai trái, bất công,…? Họ không quan tâm đất nước mình sẽ trôi về đâu và ra sao. Họ bỏ mặc như những kẻ ăn nhờ, ở đậu, trên quê hương này.

Khi nào giới trẻ chúng ta được như những bạn sinh viên Hồng Kông thì mới mong dân tộc mình có những biến chuyển lớn và trở mình mà văn minh lên được, lúc đó mới mong được học và tiếp cận những thứ ưu việt cũng như tiên tiến của thế giới. Chứ bây giờ, thật đau lòng là Lào và Campuchia cũng đã vượt xa chúng ta nhiều mặt.

Cả thế giới, chỉ còn sót lại chúng ta phía sau, ngày càng tụt xa và chống chọi lại với những vấn đề nội tại ngày càng khủng khiếp và lan rộng của mình. Nhưng vẫn được học những thứ lạc hậu mà thế giới đã bỏ từ lâu, không còn đả động gì nữa.

Một đất nước tham nhũng và chính quyền không minh bạch, không có đối trọng quyền lực thì chỉ đi giải quyết những khủng hoảng của nó đã đủ làm kiệt quệ tâm trí rồi thì làm sao còn đâu thời gian và trí lực mà làm ăn và phát triển nữa.

Chúng ta nhìn nền giáo dục này thì đã thấy, giáo viên thì nhu nhược, học sinh thì thụ động, làm sao có thể trông chờ vào những trái quả tốt mà được sản sinh ra từ đó!