Fanpage báo VN trên Facebook ‘biến mất’

Fanpage báo VN trên Facebook ‘biến mất’ 

REUTERS

Trang fanpage trên mạng Facebook của ít nhất bốn tờ báo Việt Nam đã tạm dừng hoạt động từ ngày 7/9.

Không rõ nguyên nhân vì sao Zing News, VnExpress và Dân Trí đã biến mất khỏi Facebook.

Nhưng báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có thông báo nói rằng: “Trong thời gian vừa qua, một số fanpage của các cơ quan báo chí đã bị các đối tượng xấu lợi dụng đưa các hình ảnh, thông tin không đúng với thuần phong mỹ tục Việt Nam, thậm chí làm sai lệch thông tin, gây hiểu lầm trong dư luận xã hội, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.”

Vì vậy, tờ báo này nói họ tạm dừng trang fanpage trên Facebook để “ngăn chặn những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra, đồng thời cũng chấp hành những cảnh báo của các cơ quan chức năng”.

Bình luận của độc giả vẫn đang được phép đưa lên, sau khi đã duyệt, trên trang mạng chính thức của bốn tờ báo.

Mới hôm 6/9, Bộ Thông tin – Truyền thông Việt Nam loan báo thu hồi thẻ nhà báo của một người thuộc Báo điện tử Infonet và ba người của báo Dân Trí.

Nguyên nhân không được công bố, tuy Bộ Thông tin – Truyền thông nói những người này trước đó đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo.

Rộ nghi vấn ông Trịnh Xuân Thanh đang ở nước ngoài sau khi ‘xin ra Đảng’

Rộ nghi vấn ông Trịnh Xuân Thanh đang ở nước ngoài sau khi ‘xin ra Đảng’

VOA

Khánh An

7-9-2016

Ông Trịnh Xuân Thanh gửi đơn xin ra khỏi Đảng Cộng sản trong thời gian đang bị điều tra khiến dư luận nghi ngờ cựu giới chức của tỉnh này đã ‘hạ cánh’ an toàn ở nước ngoài sau khi gây ra những thất thoát lên đến hàng ngàn tỷ đồng. (Ảnh minh hoạ)

Ông Trịnh Xuân Thanh, tỉnh ủy viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, gửi đơn xin ra khỏi Đảng Cộng sản trong thời gian đang bị điều tra khiến dư luận nghi ngờ cựu giới chức của tỉnh này đã ‘hạ cánh’ an toàn ở nước ngoài sau khi gây ra những thất thoát lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Báo Thanh Niên hôm nay cho biết ông Trịnh Xuân Thanh đã chủ động gọi điện thoại cho phóng viên của báo này vào chiều 6/9 và khẳng định đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng Cộng sản. Cùng lúc, trên mạng xã hội cũng đang lan truyền lá đơn xin ra khỏi đảng được ký tên Trịnh Xuân Thanh. Trong đơn nêu lý do xin ra khỏi đảng là “vì không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư”, tức ông Nguyễn Phú Trọng.

Tờ đơn cũng đề cập đến việc “chỉ đạo Bộ Công an vào điều tra là sai các quy định của Đảng, gây áp lực cho cơ quan tố tụng, cơ quan thực thi pháp luật” và việc “dùng báo chí nói sai sự thật, một chiều” khiến cho đương đơn “không có khuyết điểm, không vi phạm cũng thành vi phạm”.

Đương đơn cho biết thêm rằng “để đảm bảo an toàn cho bản thân, tôi đã xin nghỉ phép để đi chữa bệnh ở nước ngoài” và “do các cơ quan chịu áp lực chỉ đạo, tôi thấy rất khó để có được sự thật”.

Cũng theo báo Thanh Niên, ông Trịnh Xuân Thanh khẳng định đã ký đơn gửi Thường trực Tỉnh ủy vào giữa tháng 7 để xin ra khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 – 2020 vì lý do không còn làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh nữa nên việc giữ chức vụ Tỉnh ủy viên là “không cần thiết”.

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ cho biết Ban Tổ chức tỉnh ủy Hậu Giang nói họ chưa nhận được đơn xin ra khỏi đảng, rút khỏi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh của ông Trịnh Xuân Thanh.

Trước đó, ông Trịnh Xuân Thanh đã xin nghỉ phép một tháng để đi chữa bệnh nhưng ông này đã không quay trở lại cơ quan khi hết phép vào ngày 3/9.

Cùng với sự xuất hiện của lá đơn xin ra khỏi đảng, báo VnExpress dẫn nguồn tin từ các lãnh đạo địa phương cho biết đã không thể liên lạc với ông Thanh qua số điện thoại ông này thường sử dụng, khiến dư luận nghi ngờ ông này đã ‘hạ cánh an toàn’ ở nước ngoài trong thời gian đang bị điều tra.

Trước đó hôm 31/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong văn bản trả lời báo chí Việt Nam đã chỉ đạo Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ điều tra các vi phạm dẫn đến thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) trong thời gian ông Trịnh Xuân Thanh giữ các cương vị Phó bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tại đây.

Mặc dù gây thua lỗ nghiêm trọng, ông Trịnh Xuân Thanh vẫn được nhận các giải thưởng, huy chương và leo lên nhiều chức vụ tới ghế Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang.

Dư luận Việt Nam cho rằng nếu điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh tới cùng sẽ lộ diện các “nhóm lợi ích” và đường dây chạy chức, chạy quyền.

Tuy nhiên việc có truy tới cùng được vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh hay không vẫn là câu hỏi mà dư luận không đặt nhiều hy vọng vì vụ này “còn liên quan người khác”, Báo Thanh Niên hôm 6/8 trích lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết.

Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc nói với VOA rằng việc đi tới cùng vụ ông Trịnh Xuân Thanh sẽ giúp lấy lại lòng tin trong dân chúng:

“Việc đó thì toàn xã hội quan tâm, quốc hội quan tâm và cá nhân tôi là đại biểu quốc hội cũng quan tâm xem việc thực thi pháp luật như thế nào. Còn trong quá trình điều tra thì có thể có những yêu cầu khác nhau thì chưa biết được. Còn đương nhiên tôi nghĩ người dân họ rất quan tâm vì nếu làm tốt chuyện đó thì có thêm lòng tin nơi người dân, mà lúc này lòng tin là hết sức quan trọng”.

Ông Trịnh Xuân Thanh bắt đầu bị “săm soi” vào tháng 6 vừa qua khi bị dư luận phản ứng vì sử dụng xe mang biển số xanh [biển số xe công vụ] cho chiếc xe Lexus cá nhân. Vụ việc trên đã dẫn tới những điều tra về những sai phạm trong công tác quản lý cũng như công tác nhân sự trong bộ máy chính quyền.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ Việt Nam hôm 31/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết  Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ đã được giao điều tra về những bê bối trong việc đề bạt, thuyên chuyển ông Trịnh Xuân Thanh nhưng chưa đưa ra báo cáo chính thức.

Việt Nam nợ ngập đầu nhưng tiền vẫn được xả như rác

Việt Nam nợ ngập đầu nhưng tiền vẫn được xả như rác

Nguoi-viet.com

Tòa cao ốc ngốn hết hai tỷ đồng cho việc lắp camera giám sát an ninh. (Hình: Dân Trí)

Tòa cao ốc ngốn hết hai tỷ đồng cho việc lắp camera giám sát an ninh. (Hình: Dân Trí)

HÀ NỘI (NV) – Năm trước, tổng số nợ của Việt Nam là 2,607,960 tỉ đồng, năm nay dự trù sẽ tăng thêm 385,375 tỉ đồng và có thể trở thành ba triệu tỉ đồng nhưng tiền vẫn được xả như rác.

Báo chí Việt Nam vừa cho biết, chủ tịch tỉnh Long An mới yêu cầu Sở Nội Vụ của tỉnh này “tham mưu” về việc xử lý trách nhiệm của các viên chức lãnh đạo Sở Y Tế tỉnh Long An do vi phạm hàng loạt các qui định về lập-thẩm định-giám sát-thanh toán cho nhà thầu xây dựng building là nơi làm việc của bốn cơ quan: Trung Tâm Giám Ðịnh Y Khoa, Trung Tâm Giám Ðịnh Pháp Y, Trung Tâm Kiểm Nghiệm Dược Phẩm-Mỹ Phẩm, Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm.

Trước đó, thanh tra tỉnh Long An đã kết luận vi phạm của các viên chức lãnh đạo Sở Y Tế tỉnh Long An đã khiến công quỹ mất 735 triệu bởi trả lố cho công ty Ðông Nam Á – nhà thầu nhận phần việc lắp camera giám sát an ninh cho building vừa kể.

Theo thanh tra tỉnh Long An thì các viên chức lãnh đạo Sở Y Tế tỉnh Long An đã thuê công ty Ðông Nam Á lắp 15 camera giám sát an ninh của Nhật và Hoa Kỳ với giá khoảng hai tỉ đồng. Ba tháng sau, công ty Ðông Nam Á xin thay đổi nguồn gốc thiết bị, dùng tivi của Malaysia, ổ lưu trữ hình ảnh của Thái Lan, camera của Trung Quốc và các viên chức lãnh đạo Sở Y Tế tỉnh Long An không chỉ đồng ý, mà còn giữ nguyên giá trị hợp đồng.

Tính ra chi phí lắp đặt camera giám sát an ninh cho building là nơi làm việc của bốn cơ quan thuộc Sơ Y Tế tỉnh Long An cao hơn chừng… 30 lần so với giá thị trường, gây thiệt hại cho công quỹ hơn 700 triệu nhưng thay vì chuyển cho công an điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự, chuyện chủ tịch tỉnh giao cho Sở Nội Vụ “tham mưu” về việc xử lý trách nhiệm cho thấy, các viên chức lãnh đạo Sở Y Tế tỉnh Long An sẽ chỉ bị khiển trách, cảnh cáo,… rồi thôi.

Báo chí Việt Nam cũng vừa cho biết, chính quyền thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, đang cất một chiếc Land Cruiser loại bảy chỗ, trị giá 3.7 tỷ đồng trong kho vì… chưa tiện dùng tới (theo qui định hiện hành, bí thư, chủ tịch các tỉnh, thành phố cũng không được mua công xa mà giá trị quá mức 1.1 tỉ đồng).

Theo báo chí Việt Nam thì tiền mua chiếc Land Cruiser được lấy từ số tiền dành cho việc thực hiện dự án cấp-thoát nước cho thị xã Hồng Lĩnh. Dự án này trị giá 257 tỉ, trong đó có 9 triệu Mỹ kim (khoảng 223 tỉ đồng) là tiền đi vay của… Na Uy. Chưa rõ tại sao qui định hiện hành chỉ cho phép Ban Quản Lý các dự án mua công xa với giá không quá 720 triệu đồng nhưng chính quyền tỉnh Hà Tĩnh vẫn phê duyệt đề nghị mua công xa trị giá tới 3.7 tỉ của Ban Quản Lý dự án cấp-thoát nước cho thị xã Hồng Lĩnh.

Do gần đây, dân chúng và báo giới quan tâm một cách đặc biệt đến việc dùng công quỹ mua sắm các loại công xa đắt tiền nên sau khi mua, chính quyền thị xã Hồng Lĩnh – chủ đầu tư dự án cấp-thoát nước cho thị xã Hồng Lĩnh không đăng ký để lấy biển số mà ra lệnh cất xe vào kho, trùm mền để đó. Cần nhắc lại rằng dự án cấp-thoát nước cho thị xã Hồng Lĩnh thuộc loại dự án phát triển hạ tầng nên chính quyền Việt Nam sẽ phải xuất công quỹ để trả cả vốn lẫn lãi. (G.Ð)

Phạm Quỳnh và Việt Nam trong giai đoạn thoát Hán ngữ

Phạm Quỳnh và Việt Nam trong giai đoạn thoát Hán ngữ

 

PHAM QUYNH

 

 

 

 

 

 

Phạm Quỳnh khi còn làm quan nhà Nguyễn

   Trong bài Khảo về chữ quốc ngữ của Nam Phong tạp chí số 122, tháng 10.1927, Phạm Quỳnh đã khẳng định một niềm tin, và lời ông vẫn còn giá trị cho đến hôm nay: “Tôi tin rằng hậu vận nước Nam hay hay là dở là ở chữ quốc ngữ, ở văn quốc ngữ”.
Nói đến chữ quốc ngữ hiện chúng ta đang dùng, phải ngược về thế kỷ 17, thời nó được khai sinh. Nhưng ở thời điểm ra đời, loại chữ viết dùng mẫu tự Latinh ghi âm tiếng Việt ấy chỉ sử dụng trong phạm vi nhỏ hẹp để truyền giáo. Phải đến đầu thế kỷ 20, khi người Pháp hiện diện ở nước Nam, chữ quốc ngữ mới dần được dùng nhiều hơn, phổ biến cho đến nay.

Lần hồi về cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, cái thuở mà những nhà nho cựu học chưa quen với cảnh “vứt bút lông đi viết bút chì”. Ấy là lúc Nho học dùng Hán – Nôm với tân học dùng chữ quốc ngữ, chữ Pháp có sự va chạm mạnh mẽ. Còn nhớ như cụ đồ Chiểu, từng xem đây là thứ chữ của “Tây xâm”, bài bác kịch liệt lắm.

Ấy nhưng, dần dà qua thời gian, ngoài việc người Pháp đưa chữ quốc ngữ vào giảng dạy trong hệ thống trường học Việt, thì nhiều trí thức Tây học, nhận thấy sự thuận tiện của loại chữ ghi âm tiếng Việt theo mẫu tự Latinh này, vừa dễ đọc, dễ viết, dễ truyền tải văn hóa, không như chữ Hán, chỉ phổ biến trong giới nho học là đọc thông, viết thạo, còn bình dân thì đa phần một chữ bẻ đôi chưa tỏ. Riêng chữ quốc ngữ, chỉ dăm bữa nửa tháng là có thể tập đọc, tập viết được.

Nhận thấy đây là lợi khí to lớn, nhiều trí thức Tây học bấy giờ đã ra sức hô hào, vận động và đi tiên phong trong việc phổ biến học chữ quốc ngữ. Ta còn nhớ, Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907 đã gây một hiệu ứng lớn cho dân Việt trong việc học thứ chữ này. Rồi những hoạt động của Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Paulus Của, Trương Minh Ký… trong địa hạt báo chí quốc ngữ đã có những tác dụng đầu tiên ở cuối thế kỷ 19. Sang đầu thế kỷ 20, góp vào tiếng nói ấy, chính là những hoạt động sôi nổi của “Tứ kiệt Hà thành” cho công cuộc dùng chữ quốc ngữ. Ở đây, ta bàn riêng về nhà văn hóa Phạm Quỳnh với chữ quốc ngữ mà thôi.

Sinh thời, họ Phạm có một câu nói rất nổi tiếng về chữ quốc ngữ, mà ngày nay, hậu thế vẫn còn ghi nhớ: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn. Tiếng ta còn nước ta còn”. Dẫu giỏi Pháp ngữ, rồi sau này bồi bổ cả vốn Hán ngữ, nhưng Phạm Quỳnh nhận thức rõ vai trò của Việt ngữ. Trong Nam Phong tạp chí số 122, tháng 10.1927, ở bài Bảo tồn Nam ngữ, ông chỉ rõ vai trò quan trọng của thứ tiếng mà ông gọi là Nam ngữ: “Muốn cho được tỉnh, muốn cho được khôn, thì chỉ có một không hai, là phải học chữ quốc ngữ, phải trau dồi tiếng quốc âm nước nhà, là phải học hành tra cứu cho cao thẳm thuần túy vậy”, hay trong bài Chữ Pháp có dùng làm quốc văn An Nam được không? đăng trên Nam Phong tạp chí số 22, tháng 4.1919, ông cho rằng Việt ngữ “đủ dùng cho người nước Nam, phàm cái trí người An Nam ta nghĩ được đến đâu, tiếng An Nam phải nói được đến đấy”. Quan điểm của Phạm Quỳnh là người Nam phải dùng Việt ngữ – Nam ngữ, tức là quốc ngữ bây giờ vậy.

Đề cao tầm quan trọng của Nam ngữ, cũng là thể hiện bản sắc, linh hồn, văn hóa dân tộc. Phạm Quỳnh mặc dù giỏi ngoại ngữ, nhưng ông không đề cao tuyệt đối Pháp ngữ hay Hán ngữ. Trong quan điểm của học giả họ Phạm, việc học ngoại ngữ cũng rất quan trọng, bởi “Học chữ ngoại quốc để bồi bổ cho chữ nước nhà” (bài Bảo tồn Nam ngữ) nhưng ông không tuyệt đối hóa vai trò của ngoại ngữ. Tỉ như việc học Pháp ngữ, ông cho rằng đó là phương tiện để mình tiếp cận, thu thái văn minh phương Tây, nghĩ là lấy nó làm cầu nối để mình tiếp thu cái tiến bộ của nhân loại: “Chữ Pháp là văn tự hay, người mình nên học tập, nghiên cứu cho thâm để nhờ đó mà thâu nhập lấy những kết quả tốt cho văn minh đời nay”. Còn Hán ngữ, theo ông là để bảo tồn văn hóa cổ chứ không phải là dứt hẳn nó. Quan điểm của học giả họ Phạm, đến nay ta vẫn thấy còn giá trị khi dân Việt chỉ một bộ phận nhỏ hẹp biết tiếng Hán, nhiều di sản vật thể, phi vật thể có liên quan đến thứ chữ này dần lụi tàn theo thời gian.

Để chăm chút cho Nam ngữ lan tỏa nhiều hơn nữa trong dân Việt, Phạm Quỳnh liên tục viết bài phân tích điểm hay, cái lợi của việc học chữ quốc ngữ trên báo chí, đặc biệt là trên Nam Phong tạp chí. Bình sinh, ông đã thực hiện nhiều lần đăng đàn diễn thuyết về vấn đề học chữ quốc ngữ. Không chỉ dùng công cụ báo chí từ tờNam Phong tạp chí ông lập năm 1917 là vũ khí truyền thông tuyên truyền cho vai trò của Nam ngữ, mà trên tờ báo ấy, văn chương quốc ngữ, những bài luận, bài sử… bằng quốc ngữ đã góp phần làm nên tên tuổi của những Nguyễn Bá Trác, Phạm Duy Tốn, Đông Hồ Lâm Tấn Phác, Tương Phố…

Năm 1919, ông cùng nhiều nhà trí thức tham gia lập Hội Khai Trí Tiến Đức và là Tổng thư ký của Hội. Phạm Quỳnh chính là một trong mười người tham gia biên soạn cuốn Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức cùng với Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Dương Bá Trạc… toàn những tay “anh hùng hảo hán” trong lĩnh vực văn chương thuở ấy. Ông còn là Hội trưởng Hội Trí Tri với chủ trương hoạt động “tiên trí kỳ tri, trí tri, tại cách vật (trước hết để biết, biết tường tận là do biết nguyên lý sự vật).  Trong thời gian 1924 – 1932, theo Tác gia văn học Thăng Long – Hà Nội (từ thế kỷ XI đến giữa  thế kỷ XX) cho hay, Phạm Quỳnh còn trực tiếp tham gia giảng dạy về ngôn ngữ và văn chương Hán Việt tại Trường cao đẳng Hà Nội.

Hoạt động văn chương, báo chí, mà đặc biệt qua tờ Nam Phong tạp chí ông nắm, Phạm Quỳnh đã góp phần to lớn cho thứ chữ dân tộc, như trong Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 ghi: “tạp chí Nam Phong đã xây dựng nên một nền văn học căn bản và vững chắc cho văn chương chữ quốc ngữ”. Nhờ hoạt động cũng như uy tín bấy giờ của Phạm Quỳnh, ông đã góp thêm một tiếng nói trong công cuộc vận động đưa Việt ngữ thành quốc ngữ. Trong bài Khảo về chữ quốc ngữ của Nam Phong tạp chí số 122, tháng 10.1927, Phạm Quỳnh đã khẳng định một niềm tin, và lời ông vẫn còn giá trị cho đến hôm nay: “Tôi tin rằng hậu vận nước Nam hay hay là dở là ở chữ quốc ngữ, ở văn quốc ngữ”. Và năm 1945, khi nước Việt Nam mới ra đời, Việt ngữ chính thức trở thành chữ viết của dân tộc. Trước đó vào năm 1939, Hội Truyền bá học chữ quốc ngữ còn xuất bản một cuốn sách giúp dân Việt học Việt ngữ hết sức giản tiện mang tên Vần quốc ngữ dạy theo phương pháp mới do Trần Văn Giáp, Hoàng Xuân Hãn, Vũ Hy Trác biên soạn, hết sức giản tiện, mà ta có thể ngâm nga qua mẹo học như:

i, t giống móc cả hai,

i ngắn thêm mũ, t dài có ngang.

Hay:

a, o hai chữ khác nhau,

vì a có cái móc câu bên mình…

Trần Đình Ba

CISDI Trung Quốc, Formosa Đài Loan và Tôn Hoa Sen Việt Nam

CISDI Trung Quốc, Formosa Đài Loan và Tôn Hoa Sen Việt Nam

FB Bạch Hoàn

5-9-2016

CISDI Group là một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổng thầu các dự án xây dựng nhà máy luyện gang thép… có trụ sở ở Trùng Khánh, Trung Quốc.

Ngày 15-11-2012, Văn phòng đại diện của CISDI Group tại Việt Nam được cấp phép, trụ sở đặt tại thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Thực tế ra sao?

Khi tuyên bố bỏ 10,6 tỉ USD làm siêu dự án thép Cà Ná, ông Lê Phước Vũ, chủ tịch hội đồng quản trị Hoa Sen Group khẳng định sẽ không để một giọt nước ô nhiễm nào xuống biển. Dự án thép Cà Ná sẽ sử dụng công nghệ hiện đại Tây Âu.

Ngày 30-6-2015, Hoa Sen Group cử một đoàn cán bộ đến Ninh Thuận khảo sát địa điểm để thiết kế xây dựnv tổ hợp thép Hoa Sen Cà Ná. Đoàn này do ông Nguyễn Văn Quý, khi ấy là phó tổng giám đốc Hoa Sen Group phụ trách. Thành phần có 6 người quốc tịch Trung Quốc, đến từ CISDI Group. Trong văn bản gửi UBND tỉnh Ninh Thuận, Hoa Sen cho biết CISDI là đơn vị tư vấn thiết kế. Danh sách những người này có trong văn bản post kèm phía dưới.

Ngày 24-7-2015, Hoa Sen tiếp tục cử ông Nguyễn Văn Quý dẫn đầu đoàn công tác sang làm việc với lãnh đạo Tập đoàn CISDI tại Trùng Khánh, Trung Quốc.

CISDI là tập đoàn công nghệ luyện thép của Trung Quốc. Vậy công nghệ của họ ra sao?

Tại Việt Nam, CISDI đã tư vấn thiết kế và là nhà thầu xây dựng lò cao số 1, lò cao số 2 – những hạng mục quan trọng nhất trong dự án luyện thép – của Formosa Hà Tĩnh. Máy móc thiết bị, công nghệ của dự án này đều đến từ Trung Quốc. Hậu quả là vùng biển 4 tỉnh miền Trung nhiễm độc, dù Formosa mới chỉ chạy thử.

(Còn tiếp…).

H1

H1H1_____

Mời xem lại: Siêu dự án thép Cà Ná: Sự thật về công nghệ xử lý nước biển (Bạch Hoàn/ BS).

Thím Ngân

 Thím Ngân

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

Hồi nẳm, không hiểu thi sĩ Bùi Giáng si mê kịch sĩ Kim Cương cái điểm nào; chớ còn bây giờ thì tui chết mê chết mệt chỉ vì nhan sắc khuynh thành của thím Nguyễn Thị Kim Ngân.

Chủ Tịch Quốc Hội ăn mặc cách chi tôi ngó cũng xinh, chụp hình kiểu nào tui coi cũng đặng. Ngay cả cái cách bà ấy đổ (mẹ) nguyên cả sô bắp xuống ao cá bác Hồ tui cũng thấy (sao) nhí nhảnh, ngây thơ và dễ thương hết sức!

Một phụ nữ xinh đẹp và khả ái quá cỡ như vậy, tất nhiên, không thể nào tránh được lòng ghen ghét hay đố kỵ của bàn dân thiên hạ. Chả trách thím Ngân bị nhiều người (trong cũng như ngoài nước) mắng nhiếc và xỉ vả không tiếc lời, dù hổng có làm điều chi sai trật cả.

Coi: Quốc Hội khoá XIV tiếp tục lùi luật biểu tình thì có gì bất ngờ hay mới lạ đâu nào? Cả chục khoá trước cũng đều “bàn lùi” hết trơn hết trọi mà.

Thím Ngân chỉ nói lên là một sự thật hiển nhiên, khi bầy tỏ quan ngại về tình trạng “rối loạn đất nước” thôi. Chớ hơn bẩy mươi năm qua, kể từ khi mà cách mạng cướp được quyền bính, có ngày nào mà xứ sở này được an bình đâu mà không lo “rối loạn” ?

Có xét nét lắm thì cũng chỉ nên phiền trách thím Ngân về một chuyện nhỏ thôi, nhỏ còn hơn con thỏ nữa, đó là việc Quốc Hội khoá XIV đã dùng phiên họp khai mạc để thảo luận về một dự luật mà tôi e là hoàn toàn không cần thiết – Luật Cảnh Vệ.

Dự thảo Luật gồm 5 chương, 29 điều. Xin trích dẫn vài khoản trong điều 10 để rộng đường dư luận:

 Đối với Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:

  1. a) Bảo vệ tiếp cận;
  2. b) Bố trí lực lượng Cảnh vệ vũ trang tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc;
  3. c) Kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại, các tác nhân khác; kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng;nắm tình hình, khảo sát xây dựng, triển khai phương án bảo vệ.

Thảo nào mà đã có lúc ông Tôn Đức Thắng la làng là trong nhà toàn là “lính kín” không hà:

“Một người bạn tôi quen thân với cụ, cha anh trước kia là đàn em cụ, kể rằng một hôm anh đến thăm cụ, vào thời gian nghị quyết 9, thì cụ dắt anh vào phòng riêng thì thào: ‘mày có thấy lính kín theo mầy tới đây không mầy?’ Anh ngạc nhiên quá. Tưởng anh lo lắng cho cụ, cụ mỉm cười hiền hậu:’Là tao lo cho tụi bây, chớ tao hổng lo cho tao .Trong nhà tao nè, lính kín không có thiếu.” (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày. California: Văn Nghệ, 1997).

Bác Tôn (chắc) bị bệnh hoang tưởng? Đảng bố trí lực lượng cảnh vệ vũ trang tuần tra, canh gác tại nơi ở, nơi làm việc của lãnh tụ mà ổng lại tưởng “lính kín” đang rình rập nhà mình.  Tổng Bí Thư Đặng Xuân Khu cũng vậy, cũng đa nghi dữ lắm:

“Trường Chinh chết, Hồng Ngọc, vợ Hoàng Minh Chính và Hà, con gái cả đến nhà chia buồn. Hai mẹ con về, Đặng Xuân Kỳ tiễn. Kỳ vừa đi qua sân sỏi vừa nói: ông cụ tôi ngoài không dám ăn uống bất cứ thứ gì. Họp Bộ chính trị với Trung ương cũng uống nước của nhà mang theo và nếu không về nhà ăn trưa được thì ông cụ nhịn.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập II. Người Việt, Westminster, CA: 2014).

Cũng ở tác phẩm dẫn thượng, nơi trang 194, tác giả còn cho biết thêm là Thủ Tướng Phạm Văn Đồng có thói quen “thì thào” với khách quen ở ngoài vườn vì ổng sợ trong nhà … có rệp!

Coi: Chủ Tịch Nước, Tổng Bí Thư, Thủ Tướng đều không dám ăn, cũng không dám nói, vì sợ bị đầu độc hay nghe lén. Nếu Dự Luật Cảnh Vệ có điều “ngăn cấm các đồng chí không được rình rập và hãm hại lẫn nhau” thì hay biết chừng nào. Hay nhất là qúi ông Dương Bạch MaiPhạm Quí NgọNguyễn Bá ThanhPhạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn … đã không uổng mạng!

Luật Cảnh Vệ chỉ chuyên chú vào việc bảo vệ các đồng chí lãnh đạo khỏi bị những thế lực thù địch ám sát thôi hà. Thiệt là suy bụng ta ra bụng người. Rảnh, xem qua vài đoạn trong cuốn hồi ký (Gió Mùa Đông Bắc) của bác sĩ Trần Ngươn Phiêu coi:

Lúc Pháp chưa trở lại chiếm Sài Gòn, ngày 09-09-1945 người của Trần Văn Giàu là Lý Huê Vinh thuộc Quốc gia Tự vệ Cuộc, đã bao vây trụ sở Việt Nam Độc lập Vận động Hội để bắt Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo, Huỳnh Phú Sổ ở biệt thự đường Miche (tức Đường Phùng Khắc Khoan). Ông Huỳnh Phú Sổ đã thoát, nhờ sang được một nhà bên cạnh.

 Quốc gia Tự vệ Cuộc với sự trợ giúp của Mai Văn Bộ, đã dàn cảnh để bêu xấu Ông Huỳnh Phú Sổ bằng cách ngụy tạo chưng bày một rương đầy hình ảnh phụ nữ khỏa thân mà họ phao vu là đã bắt gặp trong khi lục soát nhà.

Trong đêm 23 tháng 9 năm 1945, ngày lịch sử mở màn cuộc Kháng chiến Cách mạng Mùa Thu ở Nam bộ, người bị giết đầu tiên, thây phơi trên đường Albert 1er (Đường Đinh Tiên Hoàng) là ông Lê Văn Vững, bí thư vùng Sài Gòn-Chợ Lớn của nhóm Tranh Đấu và cũng là người phụ trách phát hành lại báo Tranh Đấu. Như vậy người Việt Nam đầu tiên đã bỏ mình trong cuộc Kháng chiến chống Pháp không do thực dân giết mà lại do Tự vệ Cuộc miền Nam thanh toán…

Vài ngày sau 23 tháng 09, 1945 nhà giáo Nguyễn Thi Lợi phụ trách báo Tranh Đấu cũng bị thủ tiêu ở Cần Giuộc, Chợ Lớn. Cuộc khủng bố trắng, săn bắt, ám sát các nhân sĩ  ái quốc có uy tín nhưng không thuộc Đảng Cộng sản từ đó đã xảy ra hằng ngày, bắt đầu từ Bùi Quang Chiêu đến Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, Luật sư  Hồ Vĩnh Ký và vợ là Bác sĩ Nguyễn Thị Sương (nguyên Thủ lãnh Phụ Nữ Tiền Phong) v.v…

Đối với bọn tay sai Mỹ/Ngụy, bán nước cầu vinh thì Đảng còn mạnh tay hơn nữa. Báo Dân Việt, số ra hôm 30 tháng 4 năm 2011, có bài viết (“Tôi Ám Sát Người Sắp Làm Thủ Tướng Sài Gòn”) của chiến sĩ đặc công Vũ Quang Hùng. Xin trích dẫn đôi đoạn:

Trưa 10.11.1971. Một tiếng nổ long trời tại ngã tư Cao Thắng – Phan Thanh Giản khiến ông Nguyễn Văn Bông – Giám đốc Học viện Quốc gia Hành chính, người chuẩn bị nắm chức thủ tướng (ngụy) chết tại chỗ…

Tôi nhớ dặn dò của đồng chí Tám Nam – Phó ban An ninh T4 (tức khu vực Sài Gòn-Gia Định): “Để bảo đảm bí mật, chúng ta sẽ đặt cho mục tiêu bí số G.33. Cần giữ bí mật đến phút chót và theo tin tức tình báo, G.33 đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch.

Ảnh: Blog Sự Đời

Giáo sư Nguyễn Văn Bông không phải là người “trí thức có uy tín” đầu tiên, hay duy nhất, bị cách mạng … trừ khử bằng chất nổ và lựu đạn. Hai năm trước đó, G.S.  Lê Minh Trí cũng bị giết chết theo cùng một cách.

Bộ Trưởng Giáo Dục Lê Minh Trí bị ám sát năm 1969. Ảnh: Minh Đức

Cách ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông và Lê Minh Trí, tuy thế, “văn minh” hơn thấy rõ nếu so với kiểu “trừ khử” học giả Phạm Quỳnh – theo lời kể của ông Phạm Tuân:

Thầy tôi bị giết trước, bị đánh vào đầu bằng xẻng, cuốc, sau đó còn bị bắn bồi thêm 3 phát đạn… Cụ Khôi cũng bị bắn 3 phát… ông Huân hoảng sợ, vùng chạy thì bị bắt lại và bị bắn một phát ngay vào đầu… Cả 3 thi hài bị xô xuống mương rồi vội vàng lấp đất.”

Cuối bài tiểu luận (Những Cái Chết Tức Tưởi Của Nhà Văn, Chuyện Bây Giờ Mới Kể) nhà nghiên cứu văn học Thái Doãn Hiểu hạ bút:

“Những người bị giết đều là những tinh hoa, là  danh sĩ đạo cao đức trọng, yêu nước thương dân, có thành tựu văn hóa sáng giá cống hiến cho nền văn hiến nước nhà. Họ chết mỗi người mỗi cách đau xót và hàm oan: Nhà văn Lan Khai bị xô xuống vực, văn hào Ngô Tất Tố bị bức cho treo cổ tự vẫn, Khái Hưng bị bỏ rọ trắn sông, Phạm Quỳnh đối thủ  đáng gờm của thực dân Pháp bị xử tử, Tạ Thu Thâu nhà yêu nước lớn bị tử bắn; nàng thơ  nữ sĩ Thu Hồng bị bắn lén từ sau lưng; Nhượng Tống dịch giả tài hoa số 1 bị ám sát; Dương Quảng Hàm vị giáo sư đáng kính ra khỏi nhà đi  mãi không về; vị bồ tát Thiếu Chửu bị bức hại nhảy xuống sông tự tận…”

Tính gồm luôn mạng sống của những thường dân vô tội bị xử tử trong Cải Cách Ruộng Đất (ở miền Bắc) Chiến Cuộc Mậu (ở miền Trung) và vô số viên chức xã ấp bị lôi ra khỏi nhà bắn chết giữa đêm (ở miền Nam) thì con số nạn nhân của cách mạng dám lên tới hàng triệu mạng. Thay vì bàn thảo về Dự Luật Cảnh Vệ, nếu Quốc Hội khoá XIV khai mạc phiên họp đầu tiên bằng dự luật phục hồi danh dự cho những nạn nhân kể trên thì chắc chắn thím Ngân sẽ để lại một dấu ấn tốt đẹp hơn trong lòng người.

Nói qua nói lại gì chăng nữa thì chuyện cũng dĩ lỡ hết trơn rồi.  Chủ Tịch Quốc Hội cùng các bạn đồng viện, nói nào ngay, cũng đã làm việc hết sức mình theo cái tâm và cái tầm của họ.

Chúng ta không nên khắt khe và kỳ vọng nhiều quá vào một cơ quan lập pháp mà nhà nước hiện hành chỉ đặt ra để làm kiểng, ngó cho nó đẹp mắt thôi. Mà đã nói đến cái đẹp thì nhan sắc của phụ nữa là điều rất đáng quan tâm, mọi thứ khác đều là chuyện nhỏ và là đồ bỏ!

Từ Nguyễn Hữu Đang Đến Bùi Thanh Hiếu

Từ Nguyễn Hữu Đang Đến Bùi Thanh Hiếu

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến –

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

RFA

Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời!

Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này – ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang – Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9 – được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó:

– Báo Quân đội nhân dân (21/01/1960):

Ta hãy nghe Đang cung khai trước Tòa án: Tôi đã gây hoài nghi đối với sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Tôi đã cổ động cho những xu hướng chính trị phản động. Tôi đã thổi phồng hoặc xuyên tạc bịa đặt ra những khuyết điểm để nói xấu Chính phủ và những cơ quan Nhà nước”.

– Báo Nhân dân (21/01/1960):

Trước tòa án, với những bằng chứng đầy đủ, bọn gián điệp nói trên đã nhận hết tội lỗi của chúng. Sau khi luật sư Đỗ Xuân Sảng bào chữa cho các tội phạm, căn cứ vào chính sách xét xử và trừng trị của Tòa án nhân dân là nghiêm trị bọn chủ mưu và bọn ngoan cố, khoan hồng với những người lầm đường, bị lừa gạt đã biết hối cải …

– Báo Thời Mới (21/01/1960):

Năm tên gián điệp phản cách mạng, phá hoại hiện hành cúi đầu nhận tội. Nguyễn Hữu Đang và Thụy An, đầu sỏ chủ mưu, bị phạt giam 15 năm và mất quyền công dân 5 năm sau khi hết hạn giam”.

Nguồn ảnh: Talawas

Mười lăm năm sau, sau khi mãn hạn tù – không biết Thụy An trôi dạt về đâu – riêng Nguyễn Hữu Ðang thì lủi thủi trở lại làng quê của ông, ở Thái Bình:

… Gót nhọc men về thung cũ
Qùi dưới chân quê
Trăm sự cúi đầu
Xin quê rộng lượng
Chút thổ phần bò xéo cuối thôn

(”Ăn năn” – Phùng Cung)

Nguyễn Hữu Đang sống gần hết quãng đời còn lại nhờ vào… côn trùng và cóc rắn! Ông cũng đã chọn sẵn chỗ nằm trong “… một búi tre gần cuối xóm, độc giữa cánh đồng…, dưới chân búi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ dầy lá tre rụng, rất vừa người … Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phiền ai … Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay” (Phùng Quán, “Ngày Cuối Năm Tìm Thăm Người Dựng Lễ Ðài Tuyên Ngôn Ðộc Lập.” Ba Phút Sự Thực, 2nd ed. Nhà Xuất Bản Văn Nghệ Sài Gòn: 2007, 137).

Đọc xong bài viết thượng dẫn, Công Tử Hà Đông có đôi lời góp ý như sau:

Nguyễn Hữu Đang đi kháng chiến 9 năm, không thấy nói trong 9 năm ấy NH Đang làm gì, ở đâu. Trở về Hà Nội sau Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước, NH Đang là một trong số văn nghệ sĩ đòi tự do tư tưởng, tự do sáng tác được gọi là nhóm Nhân Văn Giai Phẩm; NH Đang bị Tố Hữu, Trường Chinh thù, kỵ tài, dùng tội Phản Động Chống Đảng đánh cho tàn tệ. Bọn Tố Hữu, Trường Chinh cho NH Đang đi tù năm 1959. Năm ấy Hồ chí Minh mới về Hà Nội, được tẩm bổ, tiếng VC học mót của CS Tầu là ‘bồi dưỡng’, người ngợm Hồ béo tốt, hồng hào, phởn phơ. Nhưng không một lần họ Hồ nhớ đến ‘chú Đang’, không một lời hỏi:

– Chú ấy làm tội gì mà bắt chú ấy tù khổ thế?

Nhiều người Hà Nội biết chuyện NH Đang là Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Đài Ngày 2 Tháng 9, 1945 ở Hà Nội, NH Đang là người đứng trước micro giới thiệu:

– Thưa đồng bào… Đây là Chủ Tịch Chính phủ Lâm Thời Hồ chí Minh.

Nói xong, NH Đang lùi lại, nhường micro cho Hồ chí Minh. Bức ảnh chụp Hồ đọc tuyên ngôn có NH Đang đứng ngay sau lưng họ Hồ. Sau khi còng cổ tống NH Đang đi tù, bọn Tố Hữu cho tẩy, xóa hình NH Đang trong bức ảnh. Từ đó ảnh Hồ chí Minh đọc Tuyên Ngôn không có NH Đang.

Nói tóm lại là cuộc đời của Nguyễn Hữu Đang đã bị cách mạng xoá sổ hoàn toàn. Đây không phải là loại “tai nạn” chỉ xẩy ra riêng cho một cá nhân. Ở bình diện tập thể, người dân cũng bị cách mạng tước đoạt mọi thứ – “tan hoang đến tột cùng” – theo như cách diễn tả của nhà văn Võ Văn Trực, trong ký sự Chuyện Làng Ngày Ấy (**):

Ngày mồng 2 tháng 9 hàng năm, dân làng tôi gọi là ngày ‘tết Độc Lập’. Cả làng nghỉ việc đồng án. Nhà nào cũng thắp hương bầy biện mâm cỗ cúng đơm. Nhiều trò vui được tổ chức như ngày tết Nguyên Đán. Làng xóm hân hoan trong phong tục mới…

Thêm được ngày hội Tết độc lập, nhiều ngày hội cổ truyền khác bị phế bỏ: rằm tháng giêng, thanh minh, tết Đoan ngọ, rằm tháng bẩy…Người ta cho đó là cổ hủ, là mê tín dị đoan … Thế là cả làng làm cách mạng triệt để, thay cũ đổi mới hoàn toàn. Gặp nhau ngoài đường, giơ nắm tay phải lên ngang tai ‘chào đồng chí’. Nhất là trong các cuộc hội nghị, mẹ gọi con bằng ‘đồng chí, con gọi bố bằng ‘đồng chí’, anh gọi em bằng ‘đồng chí’…

Sau tết Độc lập đầu tiên, đến tết Nguyên Đán, không thấy ông tôi cuộn hương trầm công phu như trước, chỉ mua hương ở chợ. Chiều 29 tết, ông mở hòm gỗ trắc, lau bụi đôi hạc đồng, xếp lại câu đối, rồi khoá hòm. Tôi ngỡ ngàng hỏi: ‘Sao ông không đem ra cúng tết?’ Ông trả lời giọng ngậm ngùi: ‘Bây giờ là cách mạng, khác rồi cháu ạ…’ Vĩnh viễn các đồ tế khí linh thiêng ấy nằm trong hòm khoá kín như tấm lòng ông tôi khoá lại niềm tôn kính thờ phụng tiền nhân…

Sau cuộc rước tổ tiên tập trung về một nơi, tất cả các nhà thờ họ trong làng đều bị phá. Có nhà thờ biến thành địa điểm hội họp. Có nhà thờ biến thành kho phân. Tất cả thánh, thần, phật ở rải rác cá thể trong thôn xã đều phải về tập trung tại đền Hàng Khoán, dưới chân núi Hai Vai…

Thần đã đi rồi. Thánh đã đi rồi. Phật đã đi rồi. Những ngôi đền, ngôi chùa, ngôi miếu như cái xác không hồn. Dân tứ chiếng tranh nhau cướp giật mang đi: người được hòn đá tảng, người được cái cửa vọng, người được viên ngói viên gạch, người được cái cột gỗ…

Ôi tan hoang đến tột cùng tan hoang sau cuộc rước các thần các thánh về thế giới đại đồng. Tại nhà thờ thánh, tượng Khổng Tử lăn long lóc như người ăn mày tha hương chết đường chết chợ, bị trẻ con ném cứt vào mặt…

Nhà thơ Võ Văn Trực – Tranh sơn dầu của Đinh Quang Tỉnh

Tác phẩm Chuyện Làng Ngày Ấy, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Thụy Khuê:

Nhẹ như tiếng thở dài, Võ Văn Trực đưa ta vào cõi ấy, cõi mộng du hoang tàn tiền sử: Sau khi tập trung tất cả những gì thuộc địa hạt thần linh, đến tập trung con người. Tập trung con người bằng hội họp, suốt ngày hội họp bỏ bê đồng áng, hệ quả tất yếu là không có lúa gạo, là đói khát, là thuế khả năng: vét nhẵn, sạch trơn không còn một hạt thóc. Không còn gì để đóng thuế, là phản động. Là tố cáo lẫn nhau. Là đấu tranh chính trị. Là tố khổ…

Chưa hết, cùng thời điểm mà mồ mả tổ tiên và đền thờ thánh thần phải tập trung “để lấy đất canh tác” thì một trong những nhân vật lãnh đạo của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà – ông Phạm Văn Đồng – đã thể hiện “một cử chỉ tốt đẹp về tình hữu nghị” bằng một công hàm tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của nước láng giềng Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về hải phận.

Công hàm này đang được Trung Quốc coi như “là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Và đây có lẽ là một trong những lý do khiến cho một nhóm trí thức Việt Nam, vào ngày 13 tháng 7 năm 2011, đã gửi một bản kiến nghị đến Quốc hội và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, bầy tỏ sự lo ngại rằng: “Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng.”

Trước đây, cũng đã có nhiều người dân Việt khác bầy tỏ sự quan ngại tương tự về lãnh thổ, lãnh hải cũng như tính cách độc lập của đất nước này. Tất cả, đều đang bị cầm tù. Không có gì bảo đảm rằng 20 nhân sĩ vừa ký tên trong bản kiến nghị (dẫn thượng) sẽ thoát khỏi số phận tương tự, trong tương lai gần.

Không có gì qúi hơn Độc Lập Tự Do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó ra sao

Tác giả bốn câu thơ thượng dẫn, ông Nguyễn Chí Thiện, rõ ràng là một người… vô ơn! Ông ấy quên béng đi rằng trong 27 năm đi tù, năm nào vào ngày 2 tháng 9 ông ấy cũng đều được ban quản lý trại giam cho ăn thịt – chí ít thì cũng phải được một miếng (bạc nhạc) bằng đầu ngón tay út, hay lớn hơn tí xíu.

Truyền thống “văn hóa độc lập” này vẫn còn kéo dài mãi đến hôm nay, theo như nhật ký (Một Năm Kể Lại) của Người Buôn Gió:

Hôm nay là ngày 2-9-2009, sáng sớm đài phát thanh trên tường ra rả ca ngợi thành tích đạt được của đất nước, lời ông Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập được phát đi phát lại nhiều lần. Anh bạn tù cùng phòng hít hít cái mũi vào không khí nói:

– Hôm nay chúng mình sẽ được ăn thịt.

Tôi nhìn ra ô cửa sắt bâng quơ:

– Chắc hôm nay không phải đi cung nhỉ?

Anh bạn hồ hởi gật đầu.

– Đúng, ai lại đi cung ngày này…

Ngày mà Bác tuyên bố “từ nay đất nước ta hoàn toàn độc lập” (quả) là một ngày đặc biệt đối với tất cả mọi người dân Việt, không loại trừ ai, trải mấy thế hệ qua – kể từ Nguyễn Hữu Đang, qua Nguyễn Chí Thiện, đến Bùi Thanh Hiếu.

Cái giá của độc lập/tự do, tất nhiên, phải mắc – đã đành. Điều khó đành lòng, phải nói, là dân Việt lại vớ nhằm của giả mà vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt – từ hơn nửa thế kỷ qua.

Tưởng Năng Tiến

____________________

(*) Tất cả các bản tin về phiên toà xử Nhân Văn – Giai Phẩm, do Lại Nguyên Ân sưu tầm, đều có thể đọc được ở talawas.

(**) Chuyện Làng Ngày Ấy do NXB Lao Động phát hành tháng 6 năm 1993 – nhà văn Xuân Cang chịu trách nhiệm xuất bản, nhà văn Ma Văn Kháng chịu trách nhiệm bản thảo – và đã bị cấm lưu hành tại Việt Nam. Tác phẩm này được Tạp Chí Văn Học ở California in lại năm 2006.

Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công?

Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công?

Jonathan London

5-9-2016

** Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công? **

Về tranh cãi ‘học tiếng Hán làm gì?’ Được biết người Việt trong nước đang cãi nhau về chữ Hán (Old Chinese Script) hơn là tiếng Trung (Modern Chinese language, Mandarin) – Song, xin góp ý ngắn gọn về vấn đề dạy học cả về tiếng Hán lẫn tiếng Trung:

Việt Nam không nên mất quá nhiều thời gian và quá nhiều công sức trong việc học cả tiếng Hán lẫn tiếng Trung.

Việc học tiếng Trung/Hán chỉ cần thiết cho những người cần…. v.d. cho những người đang hay có ý định sống ở Hoa Lục, hoặc có việc với Trung Quốc, có quan tâm sâu sắc đến lịch sử của đất nước và nhất là sự phát triển của Tiếng việt, những người buôn bán, những mục đích bảo vệ đất nước, bãi biển Đà Nẵng của Việt Nam v.v… Còn đối với những người khác, hỏi học tiếng Hán để làm gì là đúng. Học tiếng Trung làm gì, là hai câu hỏi sâu sắc.

Mặt khác, có khá nhiều lý do để không học. Trong đó, đối với tôi lý do lớn nhất và đúng nhất đó là mất công! Nghe có vẻ hoặc thực chất là quá đáng, có lẽ không nên nói thế. Xin giải thích thế này:

Khi còn đang sống ở HK cả hai nhóc trong nhà (8 tuổi và 6 tuổi) đều ‘được’ hoặc buộc phải học tiếng Trung phổ thông (TTPT – tức Mandarin) ít nhất năm tiết trong tuần. Thực ra, nếu chúng học tiếng Quảng Đông tôi sẽ yên tâm hơn vì lúc đó chúng tôi đang sống ở HK.

Mặc dù hai con của tôi học rất giỏi, đặc biệt là đứa lớn, nhưng không vì thế mà tôi buồn, còn bây giờ thì tôi rất vui vì chúng sẽ không phải học tiếng TTPT nữa.

Vì sao? Vì theo tôi, học tiếng Trung/Hán là vô cùng không hiệu quả (cả về thời gian lẫn về sự phát triển con người) … Tuy là một ngôn ngữ dù giàu truyền thống đi nữa nhưng phải nói là vô cùng mất công.

Trẻ em Việt Nam vốn đã phải mang gánh nặng lớn bởi nền giáo dục phổ thông/thêm của mình, vì vậy, thực sự là nên tập trung vào việc giáo dục trẻ em tốt đã. Nếu có vài phần trăm học sinh (hoặc có cha mẹ) muốn học tiếng Tầu thì ok.

Ở các nước nói tiếng Trung, nhất là Hoa Lục và Hồng Kông, trẻ em phải dành quá nhiều thời gian để thuộc lòng vô số chữ của một hệ thống viết vô cùng phi logic. Cách học duy nhất là học thuộc lòng.

Ừ thì biết rằng tiếng Nhật cũng khó ở chỗ đó. Ừ thì biết rằng tiếng Hán có một vị trí cốt yếu trong lịch sử ngôn ngữ học của Việt Nam.

Nhưng tôi đã thấy trực tiếp số phận của bao nhiêu trẻ em ở HK không có thời gian để nghỉ ngơi và để phát triển một cách bình thường. Con tôi có mấy bạn cuối tuần chả đi đâu cả, chỉ học chữ mà thôi. Buồn!

Ở Đông Á, hai nước Triều Tiên và Việt Nam khá là may mắn khi đã thoát khỏi hệ thống ngôn ngữ lỗi thời của Hoa Lục.

Như ta biết, Hangul của Hàn Quốc mới phát triển từ thế kỷ 16 và theo hệ thống alphabet chứ không phải là một writing system based on characters (chữ viết dựa trên ký tự). Dù ngữ pháp của tiếng Hàn không dễ nhưng ít nhất hệ thống viết cực kỳ đơn giản, dễ học. Ta có thấy một tỷ lệ lớn người Hàn Quốc học tiếng Hán không? Không.

Cụ thể, tôi đề nghị như thế này: Đừng buộc trẻ em Việt Nam học tiếng Trung hay tiếng Hán. Nếu chúng muốn học thì sẽ tạo điều kiện. Về việc làm sao dạy trong trường cấp III hay cấp II thì tôi không nói. Chỉ xin đề nghị rằng không hề có bất cứ lý do tốt nào để bắt buộc một tỷ lệ lớn trẻ em Việt Nam học tiếng Trung/Hán cả.

Nếu không đồng ý với ý kiến của mình thì o.k. Nếu dạy hay là chuyên gia về tiếng Trung/Hán thì xin đừng hiểu ý sai. Nếu đang ăn lương của Học Viện Không Tử hay có âm mưu thì tôi cũng hiểu.

Cũng sẵn sàng thừa nhận quan điểm của mình về vấn đề này là hơi quá … (ngay trong gia đình của tôi có một trong những học giả hàng đầu trên thế giới về vấn đề dạy tiếng Trung mà… )

Chỉ muốn trẻ em Việt Nam lớn lên một cách vui vẻ. Để bay và không bị bắt.

Cái chết của người đàn ông ở Huế là một cái tát đánh thẳng vào bộ mặt thối nát của bộ máy chính quyền

Cái chết của người đàn ông ở Huế là một cái tát đánh thẳng vào bộ mặt thối nát của bộ máy chính quyền

FB Nhân Thế Hoàng

5-9-2016

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Việc người đàn ông ở Huế nhảy cầu tự tử, bỏ lại vợ và các con do quá túng quẫn, nó khiến chúng ta thực sự đau lòng.

Ngoài sự đồng cảm của số đông thì một số người cho rằng, người chồng, người cha ấy đã quá dại dột hay thậm chí là vô trách nhiệm khi hành động như vậy. Người chết rồi là xong, nhưng người ở lại phải sống sao khi nỗi đau chất chồng nỗi đau và sự nghèo khó cứ đeo bám họ dai dẳng từ năm này qua tháng nọ đây?

Tôi đặt mình vào vị trí của người chồng, người cha ấy, và tôi thực sự đồng cảm với cách làm của anh. Cái cách mà anh hy sinh mạng sống để đánh đổi lòng thương cảm của mọi người nhằm giúp vợ con và, cái chết này theo tôi, nó như một cái tát đánh thẳng vào mặt sự thối nát của bộ máy chính quyền này. Một chính quyền nhận tiền thuế từ dân, tiêu xài nó phung phí vào những dự án bỏ hoang, những tượng đài nghìn tỷ, rồi bỏ mặc dân phải tự tử vì quá nghèo khó, phải chọn cái chết khi không có được chiếc áo mới để đến trường.

Chúng ta đang mụ mị, đang được ru ngủ bằng những cụm từ hoa mỹ rằng, đất nước mình giàu đẹp, văn minh; đang hằng ngày được ăn món bánh vẽ thần thánh rằng, chúng ta sẽ xây dựng một xã hội mà ở đó không có người nghèo kẻ giàu, tất cả đều được sống sung sướng. Kết quả là gì? Chẳng có gì ngoài sự giả dối mà chúng ta đang được nhận ở đây cả.

Anh sinh viên thất nghiệp ở nước độc tài kia đã dùng mạng sống của mình bằng cách tự thiêu để khơi lên sự bất bình ở người dân, khiến họ đồng lòng đứng dậy để lật đổ nó. Nếu anh cứ sống lay lắt qua ngày, chọn cách bán vé số, phụ hồ, hay chấp nhận nó như là số phận thì liệu nó có đánh động được tiếng nói lương tri từ người dân không?

Cái chết của anh ấy nó mang lại hiệu quả thiết thực, còn cái chết của người chồng, người ta tội nghiệp này, rồi nó cũng sẽ giống như cái chết của hàng trăm nghìn người mắc ung thư, hay hàng chục nghìn người chết vì TNGT mỗi năm ở nước tôi. Nó sẽ đánh động hay làm thay đổi được lương tri bao nhiêu người, khiến họ phải có trách nhiệm cất tiếng nói cho chính cuộc sống của họ và đồng bào họ đây?

Ôi, mỗi lần đưa ra câu hỏi này là mỗi lần đau, câu trả lời sẽ dành cho ai nếu tôi, bạn, hay tất cả chúng ta đều xem nó như là một định mệnh nghiệt ngã của số phận!

Mỗi ngày Việt Nam có 205 người chết vì ung thư

Mỗi ngày Việt Nam có 205 người chết vì ung thư

 – Số liệu từ điều tra toàn quốc về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy 74,3% gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó ung thư là 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu. Theo con số trên, mỗi ngày Việt Nam có 205 người chết vì ung thư.

Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết tại hội thảo về ung thư do Bộ Y tế tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

 ung thư, ung thư phổi, ung thư trực tràng, bản đồ ung thư, thuốc trúng đích
Người dân ngồi chờ kết quả sinh thiết tại Bệnh viện K. Ảnh: T.Hạnh

Bị bắt, bị phạt vì bán vé số miền Nam ở… miền Trung

 Bị bắt, bị phạt vì bán vé số miền Nam ở… miền Trung

Nguoi-viet.com

Dân chúng phản đối việc đoàn kiểm tra liên ngành bắt một người phụ nữ bán vé số trước cổng chợ Phan Rang để đưa về trụ sở công an phường Kinh Dinh chỉ vì bán vé số miền Nam ở miền Trung. (Hình: Thanh Niên)

Dân chúng phản đối việc đoàn kiểm tra liên ngành bắt một người phụ nữ bán vé số trước cổng chợ Phan Rang để đưa về trụ sở công an phường Kinh Dinh chỉ vì bán vé số miền Nam ở miền Trung. (Hình: Thanh Niên)

NINH THUẬN (NV) – Thời thuộc Pháp, Việt Nam bị chia thành ba kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) biệt lập. Nó là một vết nhơ trong lịch sử dân tộc. Giờ đây, Bộ Tài Chính Việt Nam cũng “phân kỳ” để bán… vé số!

Theo tờ Thanh Niên, hôm 1 tháng 9, dân chúng thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đã phản ứng kịch liệt việc đoàn kiểm tra liên ngành do Thanh Tra Sở Tài Chính Ninh Thuận làm trưởng đoàn bắt giữ một phụ nữ bán vé số dạo trước cổng chợ Phan Rang, toan đưa bà về công an phường Kinh Dinh vì bà chào mời khách mua vé số của tỉnh… Bình Thuận!

Trước phản ứng của người phụ nữ bán vé số và những người chứng kiến, đoàn kiểm tra liên ngành chỉ lập biên bản thu giữ tám tờ vé số của tỉnh Bình Thuận với lý do đó là… vé số miền Nam! Sự kiện quái đản này đã khiến phóng viên đi tìm hiểu nguyên nhân.

VỤ ÁN TRỊNH VĨNH BÌNH KIỆN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TẠI TÒA ÁN THE HAGUE

VỤ ÁN TRỊNH VĨNH BÌNH KIỆN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TẠI TÒA ÁN THE HAGUE
——–
A.TÓM TẮT VỤ KIỆN
Ông Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947, là một người Việt tị nạn tới Hà Lan vào năm 1976. Ông kinh doanh giò chả, thức ăn chế biến kiểu Việt Nam trên đất Hà Lan thành công và thành tỷ phú nên có biệt danh “Vua Giò Chả”. Năm 1986, Đại hội đảng cộng sản lần thứ 6 ở Việt Nam đã mở cửa kêu gọi Việt Kiều về đầu tư làm giàu cho quê hương. Là người yêu nước vô bờ nên vào năm 1987, ông đem tiền về Việt Nam đầu tư. Để xây dựng nhà xưởng, ông phải mua đất nhưng vào thời điểm này, Chính phủ chưa cho phép Việt kiều mua nhà đất, chính vì thế ông Bình đã phải nhờ người thân sống ở Việt Nam đứng tên giúp (cho đến hiện nay, phía Việt Nam vẫn quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Chính phủ cho tư nhân sử dụng tạm thời). Từ năm 1987 đến 1996, ông Bình đã rất thành công, mua hơn 284 ha đất, 2 cơ sở sản xuất và 11 căn nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và TP.HCM, nâng số tài sản đầu tư lên gấp gần 8 lần số vốn, tới khoảng 30 triệu đô la Mỹ. Thấy số tiền của ông quá lớn, Tỉnh ủy đã chỉ đạo cho Công an Bà Rịa-Vũng Tàu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Bình về tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” và tội “đưa hối lộ”. Năm 1998, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Bình 13 năm tù. Sau khi kháng cáo, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM giảm xuống 11 năm tù (năm 1999) dù việc chứng minh 02 tội danh trên rất mất dạy. Đó là tội “vi phạm các quy định quản lý và bảo vệ đất đai” thì không có quy định nào về việc nhờ người thân đứng tên giùm là tội phạm cả; còn tội “đưa hối lộ” thì có một số quan chức đảng tố giác ông Bình đưa hối lộ nhưng họ chối bay chối biến là không nhận hối lộ. Kẻ đưa hối lộ nhưng không có kẻ nhận thì “cúng chùa” có phải hối lộ không? Tất cả tài sản của ông Bình đều bị Tỉnh ủy Bà Rịa Vũng Tàu chỉ đạo tịch thu để chia nhau sau khi nhập vào công quỹ đảng. Theo đó, nhiều số tài sản (nhà và đất) cũng được tòa phúc thẩm tuyên giao cho UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai tịch thu; 2 cơ sở sản xuất (diện tích gần 40.000 m2) cùng 9 căn nhà trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được giao cho Cục Thi hành án dân sự bán đấu giá. 
Ông tìm cách ra tù trước thời hạn và sống trốn chui trốn nhủi vì an ninh chìm giả dạng côn đồ tìm cách giết ông nuốt trọn tài sản. Ông theo đường bộ vượt rừng trốn sang Campuchia và về Hà Lan. Đến năm 2003, ông Bình kiện chính phủ Việt nam ra một Trung tâm trọng tài quốc tế tại Stockholm, Thụy điển đòi bồi thường 100 triệu USD vào năm 2005. 
Theo đơn kiện, ông Bình yêu cầu phía Việt Nam phải bồi thường số tiền khoảng 100 triệu USD. Ông Bình đã viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994 để tiến hành khởi kiện và ông chứng minh bản án hình sự kết tội ông ta tại Việt Nam trước đây chỉ là cái cớ để Chính phủ Việt Nam tiến hành tước đoạt quyền sở hữu đối với tài sản của ông ta, và như vậy đã vi phạm thỏa thuận tại hiệp định nêu trên và phải bồi thường cho ông ta. Phiên tòa quốc tế nhằm giải quyết vụ tranh chấp này lúc đó được dự định là sẽ khởi sự vào tháng 12/2005 tại Stockholm (Thụy Điển). Cầm chắc thất bại nên phía Việt Nam chọn hòa giải ngoài Trung tâm Trọng tài vào tháng 9/2005 với các cam kết như sau:
1. Phía Việt Nam có các nghĩa vụ: (a) Bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình 15 triệu (mười lăm triệu) USD là tiền chi phí đi kiện số tiền này giao ngay trong năm 2005. (b) Phía Việt Nam trao trả toàn bộ tài sản ở VN cho ông Trịnh Vĩnh Bình bao gồm phân xưởng, nhà kho, đất đai bất động sản. Việc trao trả tài sản chậm nhất vào năm 2012. (c) Phía Việt Nam cho ông Trịnh Vĩnh Bình ra vào Việt nam tự do để làm từ thiện.


2. Phía ông Trịnh Vĩnh Bình: Có nghĩa vụ giữ kín cam kết mật nói trên không được tiết lộ cho bất cứ cơ quan truyền thông nào.
Bản Cam kết trong buổi hòa giải này đã có sự chứng kiến của Trung tâm trọng tài Thương mại Stockholm và Văn phòng Thừa phát Lại xác lập vi bằng.

B. THỰC HIỆN CAM KẾT CỦA CÁC BÊN


1. Phía ông Trịnh Vĩnh Bình: đã im lặng giữ đúng cam kết là không tiết lộ lên cơ quan truyền thông để giữ uy tín quốc gia cho phía Việt Nam.


2. Phía Chính phủ Việt Nam: năm 2006, theo báo điện tử Thanh niên, Chính phủ Việt Nam đã miễn chấp hành hình phạt tù cho ông Trịnh Vĩnh Bình, và cho ông được phép trở lại Việt Nam. Và số tiền 15 triệu USD thì cù nhây đến năm 2014 mới trả hết và ông Bình cũng không đòi tiền lãi suất từ năm 2005 đến 2014. Còn tài sản, các bất động sản là 02 nhà xưởng sản xuất với diện tích gần 40.000 m2 cùng 9 ngôi nhà và đất, đoàn xe vận tải 12 chiếc, căn nhà 86 m2 trên diện tích đất hơn 2.000 m2 ở đường Trần Phú- Vũng Tàu và nhiều bất động sản ở các tỉnh thành khác..v.v… thì chưa thực hiện hoàn trả..
Thấy việc cam kết ban đầu bị vi phạm ông Trịnh Vĩnh Bình lần này nhờ đến một Tòa án quốc tế can thiệp. Hiện nay, ông Trịnh Vĩnh Bình đưa chính phủ Việt Nam ra Tòa án Trọng tài Quốc tế The Hague (Tiếng Anh) hay La Haye (Tiếng Pháp) – Hà Lan.
Vụ kiện chính thức khởi hành vào tháng 1.2015. Ngày 30.4.2015, có sự trùng hợp lý thú là phía Tòa án Quốc Tế đã chính thức gởi lệnh thông báo đến nhà nước Việt Nam vào đúng ngày đảng cộng sản ăn mừng 40 năm cưỡng chiếm Miền Nam. Người đứng tên là ông Trịnh Vĩnh Bình, mang quốc tịch Hà Lan. Nội dung đòi chính phủ Việt Nam với các liên can trực tiếp là Bộ kế hoạch đầu tư và UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phải bồi thường cho ông 1 tỷ USD vì đã trắng trợn vi phạm cam kết mật giữa ông và phía chính phủ Việt Nam vào năm 2005.
Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovski. Đó là Hãng luật Covington & Burling nổi tiếng của Mỹ.
Thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này đã tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khodorkovski. Lần này cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan cùng với án lệ có sẵn thì phía Việt Nam thua kiện là rất cao.
Không như giải pháp im lặng như cam kết bị Việt Nam trắng trợn vi phạm. ông Trịnh Vĩnh Bình có hứa dùng 90% tiền được sau khi trừ các chi phí vụ kiện sẽ dùng từ thiện, hoạt động nhân đạo hay giúp các nạn nhân của chế độ cộng sản đi kiện ra các tòa án quốc tế đòi bồi thường, việc hỗ trợ bao gồm tư vấn cả tiền bạc nhằm giúp các nạn nhân lấy lại công lý cho mình. Không loại trừ khả năng một số tiền sẽ được giúp các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. 
Ban đầu Nhóm Luật sư muốn ông Bình khoán toàn bộ vụ việc cho họ bởi họ phòng ngừa việc phía Việt nam sẽ cho người ám sát ông nhưng ông Bình chọn phương án đồng hành cùng họ. Chắc chắn hơn nữa cho tiến trình vụ kiện có thể lâu dài hay bị nhà nước Việt Nam cho người đi ám sát ông Trịnh Vĩnh Bình thì ông Bình cũng đã hoàn tất lập chúc thư thừa kế vụ kiện cho các thừa kế của ông ngõ hầu theo đuổi vụ việc đến cùng. Nguồn tin cho hay là ông Bình được chính Tòa án Quốc tế khuyến cáo không nên quay về Việt Nam lúc này, ông cũng tuyên bố sẽ không về Việt Nam cho đến khi công lý thực thi hoàn toàn cho ông.
Trong vài ngày tới các cơ quan truyền thông tại Hòa Lan và EURO-zone sẽ thông báo tin này trên các phương tiện truyền thông nhằm khuyến cáo Việt kiều cân nhắc khi về Việt Nam đầu tư làm ăn.
Phía Việt Nam hiện nay, Chính phủ cũng vội vàng thuê một hãng luật nổi tiếng của Pháp để bào chữa trước Tòa án Quốc tế La Haye.

C. NHẬN XÉT SƠ BỘ VỀ VỤ KIỆN SẮP TỚI GIỮA CÁ NHÂN TRỊNH VĨNH BÌNH VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


Đây là vụ kiện rất hay bởi các tác dụng của nó trên phương tiện truyền thông sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tiến trình thay đổi chế độ độc tài và cải thiện môi trường đầu tư, giúp cho kinh tế Việt nam phát triển. Bởi vì khả năng thua kiện của nhà nước Việt nam, theo cá nhân tôi, là 95%. Thời kỳ bao cấp, Việt nam đóng cửa về thông tin nên trình độ quan trí rất thấp, nhất là các quan chức đầu tỉnh và trung ương. Hình như quyền chức càng cao thì họ càng khôn với dân trong quốc nội để bóc lột, còn ra đấu trường quốc tế ngơ ngơ ngáo ngáo. Điểm sáng duy nhất hiện nay trong trí nảo của họ là thuê ngay hãng Luật của Pháp, còn như trước kia, vụ kiện chất độc dioxin “màu da cam” đã làm cho giới luật trên toàn cầu cười đến tét cả rốn. Không biết Hãng Luật của Pháp mà họ thuê sẽ bảo vệ cho Nhà nước Việt Nam trong vụ kiện này ra sao nhưng đa số các luật sư là bạn bè của Cù Huy Hà Vũ cả. Thật khôi hài.
Còn cá nhân kiện một chính phủ là việc rất bình thường theo luật pháp quốc tế. Ngay cả vụ Khodorkovski cũng tương tự. Do Khidorkovski là tỷ phú có ý định tranh cử tổng thống và tham gia vào hoạt động chính trường, Putin đã quy kết ông vì tội trốn thuế và bắt tù. Sau khi ra tù, Khodorkovski đã kiện Chính phủ Nga tại tòa án quốc tế này và thắng kiện. Phía Nga hiện đang bồi thường cho khoản 50 tỷ USD cho ông. Còn Trịnh Vĩnh Bình kiện Nhà nước Việt nam thắng kiện sẽ là một vụ kiện rất đặc biệt bởi vì liên quan đến quan điểm của đảng cộng sản về sở hữu tư nhân đất đai. Khi đất đai hiện nay ở Việt Nam vẫn là sở hữu toàn dân, nếu phán quyết phía Việt Nam thua kiện và phía Việt Nam tuân thủ bản án quốc tế này đồng nghĩa với việc sửa đổi cơ bản luật đất đai và cả hiến pháp của họ. Trường hợp phía Việt nam thua kiện nhưng không tuân thủ bản án theo kiểu “tao đéo chấp hành, chúng mày làm gì tao” thì hậu quả còn xấu hơn nữa vì tình hình thế giới hiện nay đã không còn phe xhcn và dân trí Việt nam đã cao hơn trước nhiều. Phán quyết của Tòa án quốc tế La Haye có thể gây chấn động chính trường Việt nam để họ phải đổi mới thể chế.
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản thiết lập hệ thống ba bộ máy nhà nước để tham nhũng. Do vậy, sở hữu toàn dân về đất đai là cơ sở pháp lý cho tham nhũng hệ thống. Thật sự, về bản chất sâu xa của vụ kiện là ông Bình kiện đòi sở hữu bất động sản mà ông đã mua ở Việt Nam. Phía Việt Nam đang nợ nần khắp thế giới. Nên nếu thua kiện, không thể quy ra giá trị 01 tỷ USD để trả cho ông Bình. Còn trả bằng bất động sản thì phải sửa đổi Hiến pháp và Luật Đất đai cho phù hợp với quốc tế. Chúng ta biết rằng cơ sở tồn tại của nền độc tài dựa vào 3 cột chống chủ yếu là: độc quyền thông tin lừa đảo dân chúng; sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất để bóp chặt kinh tế tư nhân; và thủ tiêu các hội đoàn đảng phái dân sự độc lập. Do vậy, việc thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai sẽ có tác dụng chủ yếu làm tan rã nền móng kinh tế của đảng cộng sản làm cho đảng không vận hành được cơ chế tham nhũng nữa; và đảng không tham nhũng thì sẽ sụp đổ. 

(Tổng hợp từ báo Pháp luật TP.HCM, báo Thanh niên, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Huỳnh Bá Hải Dân Làm Báo.org