SAi LẦM PHÁP LÝ CHIẾN LƯỢC

SAi LẦM PHÁP LÝ CHIẾN LƯỢC

Bức ảnh dưới đây phơi bày sự khôi hài tột độ của nền tư pháp Việt Nam hiện đại, bởi lẽ không ở quốc gia nào công dân thực thi quyền tố tụng của mình theo luật định lại bị cả hệ thống chính trị đầy sợ hãi dùng công an cản trở, đe dọa và bao vây thế này!

Thay vì đứng về phía nhân dân xử lý thảm họa môi trường và buộc kẻ vi phạm tuân thủ luật pháp quốc gia, nhà cầm quyền Việt Nam lại chọn giải pháp bao che kẻ thủ ác vì những lý do khó hiểu, và nhục nhã trở giáo đối đầu với nhân dân mình.

Sai lầm pháp lý chiến lược của nhà nước trong vụ án này là ở chỗ vội vã thương lượng với Formosa một khoản tiền bồi thường hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý về mọi phương diện, bất chấp thiệt hại thực tế của các nạn nhân.

Sai lầm ấy nay trở thành điểm yếu chiến lược trong cuộc chiến vì môi trường của bên lẽ ra nắm giữ ngọn cờ chính nghĩa là nhà nước, nếu họ biết lựa chọn đứng bên cạnh nhân dân của mình. Trong khi đó, kiên trì tận dụng giải pháp pháp lý mặt khác đã trở thành thế mạnh của bên yếu thế ban đầu chính là các nạn nhân của thảm họa ở miền Trung.

Nhiều nhà phân tích thời cuộc từng nghĩ rằng cuộc chiến pháp lý nên diễn ra ở nước ngoài mới may ra giành lại công lý cho nạn nhân. Tôi nghĩ khác, chiến trường phải ở đây, nơi thảm họa đang xảy ra và nạn nhân đang sinh sống. Và công cụ pháp lý phải là vũ khí chiến lược, cần được sử dụng một cách uyển chuyển.

Do sai lầm pháp lý chiến lược của mình, nhà nước đã biến vấn đề thuần túy dân sự thành chính trị. Họ sẽ mãi mãi mệt mỏi vì nỗi ám ảnh chính trị này, bởi trận chiến pháp lý-chính trị chống Formosa chỉ mới bắt đầu, trừ phi họ phải sớm từ bỏ Formosa như từ bỏ con tàu Titanic chắc chắn sẽ bị đánh chìm bởi cơn phẫn nộ của toàn thể dân tộc này.

Như tôi đã nhiều lần cảnh báo trước đây, hàng ngàn đơn kiện của các nạn nhân sẽ tràn ngập Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, khiến tòa này sẽ bị tê liệt. Hôm nay Linh mục Anton Đặng Hữu Nam cùng hơn 600 nạn nhân Quỳnh Lưu, Nghệ An, đã chứng minh điều đó. Những ngày sắp tới sẽ có hàng ngàn đơn kiện như thế được nộp theo đúng cách Linh mục Đặng Hữu Nam đang làm, khiến tòa án Kỳ Anh nghiễm nhiên trở thành nơi nóng bỏng nhất của ngành tư pháp toàn thế giới.

Việc cấm khởi kiện tập thể từ trước đến nay tưởng rằng khôn ngoan, vì cho rằng sẽ làm nhiều ngàn người có ý định khởi kiện cùng một đối tượng giống nhau phải e dè do ngại đáo tụng đình một mình. Nay các nguyên đơn không còn e ngại nữa, bởi họ đang đứng trước câu hỏi “tồn tại hay là không?”, đã biết đoàn kết lại cùng kéo nhau đi kiện. Tòa án nào chịu thấu?

Xin hỏi thẳng, sau ngày hôm nay, liệu nhà nước cộng sản dám đàn áp hàng ngàn nguyên đơn khắp nơi đến tòa án Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện không? Xin thưa, nếu đàn áp xảy ra, những vụ kiện thuần túy dân sự thế này sẽ nhanh chóng bùng lên thành cơn lốc chính trị thổi phăng cái chế độ ngày càng bộc lộ bản chất phản dân của mình ngay lập tức.

(Le Cong Dinh)

Hằng Lê's photo.
Hằng Lê's photo.

Cuộc chiến Formosa: Phát súng mở đầu đã nổ

Cuộc chiến Formosa: Phát súng mở đầu đã nổ

RFA

Ảnh của nguyenhuuvinh

nguyenhuuvinh

Cuộc chiến trong lòng dân tộc

Cuộc chiến – phải gọi như vậy – của người dân Miền Trung nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đối với kẻ thủ ác trực tiếp là Formosa, kẻ đã đẩy hàng triệu ngư dân vào đường cùng đã bắt đầu nổ ra bằng cuộc hành quân đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh nộp đơn kiện.

Cuộc hành quân dài 200 km của hơn 600 giáo dân giáo xứ Phú Yên, kết hợp với hàng ngàn giáo dân tại địa phương ngày 26/9/2016 là màn mở đầu, là phép thử đơn giản cho những hành động không thể tránh khỏi và không thể thiếu trong cuộc đối đầu giữa nạn nhân và thủ phạm.

Sở dĩ là màn mở đầu, bởi với thảm họa này, thì chắc chắn hậu quả không chỉ là một vùng, mà là cả một miền rộng lớn, thậm chí là cả đất nước và thời gian không chỉ là dăm bảy tháng, một năm mà là hàng chục năm sau đó.

Cũng không chỉ là vấn đề khu vực và thời gian khắc phục, mà cái chính là tập đoàn Formosa vẫn còn hiện diện ở đó, nghĩa là nguồn đầu độc vẫn tiếp tục tồn tại và đầu độc bằng mọi cách đối với môi trường Việt Nam.

Các nạn nhân thì không thể bán đất nước mình để đi đâu được.

Nếu như để bào chữa cho thái độ hèn nhát của mình trước giặc bành trướng phương Bắc, Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CS – đã biện bạch rằng: ” Không ai chọn được láng giềng“, thì người dân Việt Nam lại có quyền đuổi kẻ thủ ác ra khỏi đất nước mình một cách đàng hoàng và chính nghĩa.

Và họ có quyền, cũng như khả năng để làm việc đó một cách đàng hoàng.

Bởi đất nước này, dân tộc này là của chúng ta, của 90 triệu dân Việt Nam chứ không riêng của vài ba triệu đảng viên Cộng sản.

Thử xem lại thái độ bạn, thù!

Cho đến nay, thảm họa biển Miền Trung đã nửa năm trôi qua. Thời gian đó, đủ để cho chất độc phát tán theo làn nước biển đi khắp nơi, đủ để mọi sinh vật biển nhiễm độc, đủ để hàng triệu người dân thưởng thức trực tiếp hoặc gián tiếp và tích lũy các kim loại nặng vào cơ thể.

Hậu quả của việc nhiễm độc kim loại nặng ra sao, mọi người đều có thể qua mạng internet để tìm hiểu.

Ngay sau thảm họa xảy ra, Chu Xuân Phàm, giám đốc đối ngoại của Formosa đã thẳng thắn nói rõ: “Phải chọn lựa nhà máy thép hay tôm cá” – Nghĩa là nhà nước chọn đưa Formosa vào đây thì dân phải chấp nhận hủy hoại môi trường.

Đơn giản thế thôi.

Vấn đề đặt ra, là thái độ của nhà nước “của dân, do dân, vì dân” vốn được ầm ào kêu gọi, leo lẻo tuyên truyền qua cuộc bầu cử “dân chủ đến thế là cùng” vừa qua, đã thực hiện chức năng họ tự nhận trước quốc dân đồng bào ra sao? Những lời “tuyên thệ” được làm đi rồi làm lại trong vòng mấy tháng qua của quan chức lãnh đạo đất nước thực chất là gì?

Ba tháng nóng bỏng với những tin cá chết, biển chết, người ngộ độc trôi qua… Nguyên nhân cá chết, điều mà người dân ai ai cũng biết rõ tỏng tòng tong ngay từ đầu, thủ phạm là Formosa. Thế nhưng, nhà nước hết hết đổ cho “thủy triều đỏ”, “tảo nở hoa” rồi thì “tổn hại cho đất nước?”…

Người dân bày tỏ thái độ phản đối thảm họa môi trường thì bị rình rập, khủng bố và bắt như bắt giặc.

Thế rồi cán bộ, lãnh đạo đua nhau xúi dân ăn cá độc, tắm biển nhiễm độc mà không hề cho dân biết độc như thế nào, nguy hiểm ra sao. Họ đã làm rất tốt công việc hỗ trợ và quảng cáo cho thần chết mà nạn nhân là người dân Việt Nam.

Thế rồi báo chí bị bịt miệng, cấm đăng, gỡ bài viết về thảm họa miền Trung. Độc ác hơn, báo chí còn lu loa rằng “biển đã hết độc”… nhằm bịt tai, bịt mắt người dân, mặc người dân ngập ngụa trong biển độc, sống chết mặc bay, miễn bảo vệ được nguồn ô nhiễm là Formosa.

Thế nhưng, tận 3 tháng sau, vào tận những giờ cuối cùng của ngày cuối cùng tháng 6, nhà cầm quyền mới tuyên bố thủ phạm là Formosa.

Thế nhưng, cùng lúc với tuyên bố thủ phạm là Formosa, người dân té ngửa ra là nhà nước đã đàm phán trên lưng họ và nỗi đau khổ của họ đã trả giá bằng máu xương, tính mạng… để lấy 500 triệu đô la.

Hài hước hơn, chính phủ còn đưa ra lời kêu gọi: Hãy khoan hồng, độ lượng với Formosa. Vậy sao chính phủ không độ lượng với chính người dân Việt Nam, những nạn nhân trực tiếp của Formosa? Lại còn dùng công an, cảnh sát và đủ loại đòn bẩn để trấn áp?

Có lẽ chưa có trường hợp nào như ở Việt Nam, nạn nhân thì bị chính phủ mình trấn áp, trong khi chính phủ kêu gọi độ lượng với kẻ thủ ác!

Ngay sau đó, người ta biết được rằng, số tiền gọi là hoàn thuế cho Formosa còn hơn cả số tiền 500 triệu dola mà nhà nước chấp nhận đền bù?

Và điều trớ trêu nhất, là ngay khi thảm họa được phát hiện, TBT Nguyễn Phú Trọng đã nhanh nhẩu tí tởn đến Formosa khen ngợi như ngầm đưa ra một thông điệp sắc lạnh: Đây là nơi cấm kỵ, không được đụng đến?

Quả nhiên là như vậy, những cuộc biểu tình bị đàn áp không thương tiếc, nhà cầm quyền đã huy động cả hệ thống chính trị, cảnh sát và lực lượng vũ trang để ngăn chặn người dân nói lên nỗi đau của mình.

Người ta tự hỏi: Không rõ 500 triệu đô la kia, (nếu thật sự nhận được) có đủ để nhà nước chi vào việc huy động hàng vạn lượt quân cảnh đến giữ gìn, bảo vệ Formosa và đàn áp, rình rập người dân từ Nam chí Bắc? Chưa nói là để đền bù cho thiệt hại của người dân.

Trong khi, chưa hề có bất cứ con số nào về thiệt hại của đất nước, của người dân do thảm họa này gây ra, thì con số 500 triệu đô la kia căn cứ vào đâu mà họ nhận để gọi là đền bù? Nếu không đủ để đền bù thiệt hại cho dân, nhà nước sẽ lấy ở đâu để đền cho dân thỏa đáng?

Phải chăng lại tiếp tục rút từ đồng tiền thuế của người dân qua mọi hoạt động, mọi mặt hàng từ xăng dầu cho đến quả trứng gà phải chịu đến 14 thứ thuế, phí và… vay nợ nước ngoài?

Thế rồi, những cuộc bắt bớ, đàn áp những người biểu tình như ở Cồn Sẻ, Quảng Bình, những vây ráp, rình rập và khủng bố những người có tinh thần dân tộc, lo lắng trước thảm họa của đất nước được thực hiện ngày càng nhiều.

Trên mặt trận truyền thông, báo chí, đài truyền hình tập trung xuyên tạc, đánh phá những người biết nghĩ đến người dân, biết lo cho cộng đồng và đất nước như Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp và các linh mục thuộc Giáo phận Vinh… Những đòn lăng mạ đánh hội đồng được tung ra, những đám dư luận viên được nhà nước ưu ái không ngớt lời chửi bới những người công chính.

Đến lúc đó, bộ mặt nhà nước lộ rõ: Họ đang đứng về phía kẻ thù của nhân dân.

Người dân phải được đền bù, đất nước phải được an toàn

Chúng tôi đã có bài viết: “Ai sẽ đền bù cho người dân Việt Nam trong thảm họa Miền Trung?”. Ở đó, chúng tôi đã phân tích rõ ràng rằng phải có một kẻ nào đó chịu trách nhiệm đền bù cho người dân Việt Nam, và đất nước Việt Nam sau thảm họa, tội ác tầy trời này. Ở đó, chúng tôi cũng đã phân tích rõ khái niệm “hỗ trợ” và “đền bù” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Vậy ai sẽ đền bù?

Cho đến nay, chưa có bất cứ ai đứng ra nhận trách nhiệm đền bù cho người dân.

Tất cả những bao gạo mốc mà người dân được chia vừa qua, đó là sự “hỗ trợ” từ phía nhà nước trong cơn hoạn nạn. Hẳn nhiên là sự hỗ trợ đó, cũng chính từ tiền của mà nhân dân đóng góp từ trăm ngàn thứ thuế má khác nhau. Bởi nhà nước chẳng có một đồng nào ngoài tiền thuế của dân và đi vay mượn để người dân mang nợ.

Cho đến nay, chính phủ tuyên bố đã nhận 500 triệu đô la của Formosa, nhưng nửa năm trôi qua, người dân chưa được đền bù thiệt hại. Do vậy, cách đây mấy hôm, hơn 1.000 hộ dân Kỳ Anh đã gửi tới Quốc hội, chính phủ yêu cầu bồi thường thiệt hại với con số cụ thể và yêu cầu đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho người dân.

Xem ra, khi chính phủ tự nguyện đứng về phía kẻ thủ ác và nhận lấy trách nhiệm đền bù cho người dân là chuyện không dễ chịu chút nào. Vì thế, họ cứ lần khân và lẩn trốn.

Đó là cuộc chiến giữa cái sống và cái chết của người dân. Hoặc là công lý phải được thực thi, hay là cái chết từ từ hoặc ngay lập tức.

Hẳn nhiên là khi bị đẩy đến bước đường cùng, người dân không thể ngồi yên chịu chết. Họ đã hành động, bất chấp sự bao che, bảo vệ và sự lúng túng, thiếu minh bạch của nhà nước. Họ trực tiếp thủ phạm đã làm cho đời sống họ khốn đốn: Formosa.

Và hôm qua, vượt qua mọi sự ngăn cản, gây khó khăn, đoàn 600 người đại diện cho 600 hộ gia đình ở Quỳnh Lưu đã vượt hơn 200km về Tòa án Thị xã Kỳ Anh để nộp đơn kiện.

Và phát súng mở đầu cuộc chiến đã nổ.

Hà Nội, ngày 27/9/2016

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Sài Gòn phải ngập vì các dự án chống ngập

Sài Gòn phải ngập vì các dự án chống ngập

Nguoi-viet.com

Một trong những tấm ảnh chụp cảnh ngập lụt chiều 26 tháng 9 tại Sài Gòn. Hàng chục ngàn người dùng Internet đã “like” chú thích của một facebooker cho tấm ảnh này: “Ðây không phải Sài Gòn. Ðây là ‘hồ’… chí minh.” (Hình: facebooker Tung Tin)

SÀI GÒN (NV) – Dù trận mưa nhấn chìm Sài Gòn chiều 26 tháng 9 đảo lộn sinh hoạt thường nhật của thành phố này, khiến dân chúng hết sức phẫn nộ, song chắc chắn nó sẽ giúp một số người cảm thấy vui.

Những lời oán thán từ việc nhiều trục đường chính, nhiều khu dân cư, kể cả những khu dân cư trước nay chưa bao giờ bị ngập, giờ chìm dưới cả thước nước, sự kiện phi trường Tân Sơn Nhất lại tạm ngưng hoạt động vì tái ngập, rồi các video clip được đưa lên Internet cho thấy, tại một số nơi, nước chảy cuồn cuộn như thác, cuốn xe hai bánh gắn máy trôi như lá khô, lượng người đầu đội mưa, chân ngâm trong nước trào lên từ cống rãnh, nhích từng centimeter tìm đường về nhà lên tới hàng triệu,… sẽ giúp việc giải ngân cho “Dự án giải quyết ngập do triều” thuận lợi hơn.

Vài tiếng trước khi Sài Gòn ngập chưa từng thấy, sáng 26 tháng 9, chính quyền thành phố Sài Gòn công bố “Dự án giải quyết ngập do triều” với chi phí lên tới 21,000 tỉ đồng. Theo đó, dự án được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 ngốn 10,000 tỉ đồng. Giai đoạn 2 ngốn 11,000 tỉ đồng.

Giống như nhiều lần trước, chính quyền thành phố Sài Gòn quảng cáo, “Dự án giải quyết ngập do triều” sẽ giúp cải thiện đáng kể môi trường của thành phố này. Sau khi hoàn tất, các công trình của cả hai giai đoạn sẽ kiểm soát ngập trên phạm vi 570 cây số vuông ở bờ hữu sông Sài Gòn, nơi cư trú của khoảng 6.5 triệu dân. Nhờ vậy sẽ “nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh và thay đổi bộ mặt thành phố Sài Gòn, tạo tiền đề thu hút đầu tư trong và ngoài nước.”

Trận mưa ngay sau đó đã giúp rửa sạch mọi thắc mắc. Chi tiền chống ngập tiếp tục trở thành cấp bách như đã từng rất cấp bách!

Chỉ trong vòng mười năm từ 2004 đến 2014, chính quyền thành phố Sài Gòn đã dùng hết 24,300 tỉ để chống ngập nhưng tình trạng ngập lụt tại Sài Gòn càng ngày càng trầm trọng hơn: Dễ ngập, ngập vừa sâu vừa lâu, thậm chí không ít lần Sài Gòn lụt nặng chẳng phải do mưa mà chỉ vì thủy triều dâng cao!

Nhiều chuyên gia từng khẳng định, vấn nạn ngập lụt của Sài Gòn không phải do “biến đổi khí hậu” mà vì quản lý tồi!

Cho dù việc thoát nước ở Sài Gòn vốn dựa vào hệ thống sông và kênh, rạch tự nhiên nhưng chính quyền thành phố này vẫn ra lệnh lấp khoảng 30% diện tích sông và kênh, rạch. Theo một nghiên cứu của Viện Khoa Học Thủy Lợi miền Nam thì chỉ trong 12 năm từ 1996 đến 2008, tại Sài Gòn đã có hơn 100 kênh, rạch với tổng diện tích khoảng 4,000 hecta bị lấp và bị lấn chiếm.

Tháng 10 năm ngoái, giới hữu trách ở Sài Gòn loan báo sẽ chi 300 tỉ để khôi phục lại kênh Hàng Bàng – con kênh mà những viên chức tiền nhiệm từng ra lệnh lấp vào năm 2000. Việc cho phép lấp một phần hoặc toàn bộ sông, kênh, rạch để xây dựng đủ loại công trình đã ngốn hàng chục ngàn tỉ đồng, nay, khi khôi phục lại sẽ ngốn thêm hàng chục ngàn tỉ đồng nữa.

Vào cuối năm 2014, khi được mời góp ý để tìm giải pháp cho vấn nạn ngập lụt của Sài Gòn, một số chuyên gia về thủy lợi, khí tượng-thủy văn, tài nguyên-môi trường đã từng khẳng định, Sài Gòn khó mà hết ngập bởi các dự án chống ngập đã lạc hậu với thực tế. Việc chống ngập cho Sài Gòn đang đi theo hai hướng ngược nhau. Ðó là các nghiên cứu sâu để tạo nền móng chắc chắn cho tính khả thi của các dự án rất mỏng manh nhưng quy mô các dự án lại rất lớn. Theo họ, các dự án thực hiện theo những quy hoạch đã được duyệt đều thiếu nghiên cứu sâu trong khi lẽ ra phải làm ngược lại.

Lúc đó, theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì sau khi nghe góp ý của các chuyên gia, một viên phó chủ tịch thành phố Sài Gòn tên là Nguyễn Hữu Tín, tỏ ra rất hoang mang, bởi chẳng lẽ phải tháo hàng trăm cây số cống thoát nước mới làm lên để làm lại (?). Ông Tín trách rằng, đó là tiền của dân, dùng không có kết quả, giờ chót bảo là lạc hậu, không phù hợp thì… biết nói thế nào (?).

Bất kể ông Tín lúng túng không biết nói thế nào, cuối tháng 8 năm 2015, thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn phê duyệt đề nghị vừa dùng ngân sách, vừa vay tiền, bán đất để tiếp tục thực hiện các quy hoạch hiện có nhằm chống ngập ở Sài Gòn!

Bởi việc chống ngập ở Sài Gòn đã được thủ tướng mở đường, tháng 10 năm 2015, chính quyền thành phố Sài Gòn loan báo sẽ chi và vay để chi thêm 68,000 tỉ nữa nhằm… chống ngập. Tháng tiếp theo (tháng 11 năm 2015), chính quyền thành phố Sài Gòn loan báo sẽ “đổi” ba khu đất ở quận 7 và quận 9 lấy các công trình chống ngập trị giá 68,000 tỉ đồng.

Ba khu đất là công thổ đã vào tay các chủ đầu tư, các dự án chống ngập đã khởi công, tháng 6 vừa qua, dân chúng Việt Nam sững sờ khi mục kích diện mạo của một trong những công trình chống ngập thực hiện từ nguồn 68,000 tỉ vừa kể: Chủ đầu tư của công trình chống ngập ở đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, thành phố Sài Gòn đã cho xây hai bức tường cao từ 40 centimeter đến 1.3 mét, dài 3.5 cây số, cặp sát cửa khoảng 500 căn nhà, cổng hàng trăm cơ quan hành chính, hãng xưởng, trường học, cửa hàng và lối ra vào của hơn 40 con hẻm. Nếu nền đường được nâng lên ngang với mặt hai bức tường vừa xây xong, tất cả các đơn vị dân cư nằm hai bên đoạn đường Kinh Dương Vương chạy từ vòng xoay An Lạc tới vòng xoay Mũi Tàu sẽ thấp hơn bề mặt vỉa hè từ 60 centimeter đến 1 mét. Mọi người sẽ buộc phải chui ra, chui vào chứ không thể ra vào một cách bình thường nữa. Do nước từ đường Kinh Dương Vương sẽ được… chuyển hết vào các khu dân cư, cuối cùng, công trình chống ngập vừa kể đang được xem lại.

Cho đến nay, chưa có bất kỳ viên chức nào phải chịu trách nhiệm về chuyện đã tốn quá nhiều tiền chống ngập song tình trạng ngập lụt tại Sài Gòn vẫn theo khuynh hướng năm sau trầm trọng hơn năm trước! Ngập lụt tại Sài Gòn đã và đang làm hàng chục triệu người buồn nhưng giúp một số người vui. Dẫu rất nhỏ nhoi nhưng thiểu số đó dư khả năng để duy trì niềm vui của họ. (G.Ð)

Sài Gòn nay “thất thủ” trong mưa .

Quế Tâm and Trung Minh Le shared Kyo York‘s post.
Kyo York's photo.
Kyo York's photo.
Kyo York's photo.
Kyo York's photo.
+6
Kyo York added 9 new photos.

Sài Gòn nay “thất thủ” trong mưa ☔️
Hôm trước Kyo đi Huế thấy bà con bơi thuyền ra đường lấy làm lạ và bất ngờ vì cứ tưởng chuyện “chèo thuyền trên đường bộ” chỉ có trong hài, không ngờ lại có thực, nên chụp hình lại chia sẻ, thì có một bạn trên Facebook comment chửi Kyo một trận, cho rằng vui sướng gì mà chia sẻ.
Dạ thưa ! Tôi không vui sướng mà tôi cảm thấy buồn và bất ngờ!
Còn Sài Gòn mà mưa ngập như vậy hoài thì chắc chắn thiệt hại cho người dân kinh khủng lắm!
Thế mới biết người Sài Gòn có một tinh thần lạc quan vững chắc như thế nào,
Ngập thì ngập, vẫn về, vẫn chơi, vẫn đợi, vẫn nhậu…
Bởi không lạc quan thì họ cũng có làm được gì đâu vì chuyện ngập là chuyện của “trời” mà!
Bắc thang lên hỏi ai bây giờ .

Nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu ngăn cấm hơn 600 ngư dân khởi kiện Formosa

Nhà cầm quyền huyện Quỳnh Lưu ngăn cấm hơn 600 ngư dân khởi kiện Formosa

Đăng ngày

GNsP (26.09.2016) – Lúc 5 giờ sáng ngày 26.09.2016, hơn 600 bà con ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang chuẩn bị lên đường vào Toà án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để gửi đơn khởi kiện Formosa nhằm yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại cho bà con ngư dân và đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam, tuy nhiên công an huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang sách nhiễu, gây áp lực không cho các nhà xe trên địa bàn xuống Nhà thờ xứ Phú Yên đón người.

Cha Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ giáo xứ Phú Yên, tường thuật: “Theo dự tính, chúng tôi sẽ đưa người dân đi đệ đơn lên tòa án tại Thị xã Kỳ Anh. Chúng tôi đã thuê 20 xe để đưa hơn khoảng 600 người đi vào lúc 4 giờ 30 sáng nay. Tuy nhiên, công an huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu đã tìm đến các nhà xe, tìm mọi cách để ngăn cản và cấm cách họ không được chở chúng tôi. Sáng nay, một số xe đã đến được, một số xe vẫn chưa đến được, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng liên hệ với các nhà xe khác thì họ sẵn sàng đến đưa chúng tôi đi. Nhưng tại các ngả đường đi vào nhà thờ Phú Yên thì công an huyện Quỳnh Lưu đã chặn các xe này ở giữa đường và tuyên bố không cho các xe này đến phục vụ chương trình của giáo xứ chúng tôi. Người dân chúng tôi rất phẫn nộ và họ yêu cầu tôi tổ chức cuộc biểu tình xuống đường tại Thị trấn Quỳnh Lưu và yêu cầu nhà cầm quyền phải minh bạch. Cách đây khoảng 1 tiếng đồng hồ (5 giờ sáng cùng ngày), tôi có gọi điện thoại cho công an trưởng huyện Quỳnh Lưu nhưng họ từ chối.”

Linh mục Anton Đặng Hữu Nam cho biết: “Nếu công an chặn xe sẽ cùng bà con ngư dân lên ngay trụ sở công an huyện Quỳnh Lưu biểu tình phản đối hành vi vi phạm pháp luật một cách trắng trợn.”

Cách nhà thờ Phú Yên khoảng 15 km, nhà cầm quyền đã cho công an ngăn chặn các xe đi vào giáo xứ Phú Yên.

Hơn 600 ngư dân tập trung trước nhà xứ Giáo xứ Phú Yên, G.pVinh từ sáng sớm vào ngày 26.09.2016, chuẩn bị đi lên Toà án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để gửi khởi kiện Formosa.

Tuy nhiên, các chủ xe đã được cha Antôn Đặng Hữu Nam hợp đồng trước đó bị nhà cầm quyền đe dọa, cấm cản không cho chở bà con ngư dân.

Cha Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ Giáo xứ Phú Yên, gọi điện thoại cho ông Trưởng Công an huyện Quỳnh Lưu, chất vấn.

Có những số điện thoại lạ gọi đến số điện thoại của cha Antôn Đặng Hữu Nam với những lời khiêu khích và đe dọa cha, khi ngài đồng hành và tìm cách giúp bà con ngư dân Miền Trung khởi kiện Formosa bồi thường thiệt hại cho những người dân nghèo chịu ảnh hưởng trực tiếp, cũng như đòi buộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam – đã tiếp tay cho Formosa tồn tại tại Việt Nam, đóng cửa Formosa để bảo sự sống giống nòi Dân Việt.

Chuyện Ông Đinh Thế Huynh & Bà Trần Thị Thảo

 Chuyện Ông Đinh Thế Huynh & Bà Trần Thị Thảo

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

 Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

Phần lớn những vị lãnh đạo của ĐCSVN đều rất quan tâm đến việc trồng trọt và chăn nuôi. Trồng cây gì hay nuôi con gì là hai câu hỏi đầu môi của họ.

Tôi nhớ, vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, khi tổng bí thư (TBT) Lê Duẩn vô thăm tỉnh Tiền Giang. Ban thường vụ tỉnh ủy lúc đó đứng đầu là bí thư tỉnh ủy Chín Hải (tức Lê Văn Phẩm), và chủ tịch tỉnh Sáu Bình (Nguyễn Công Bình) dẫn TBT Lê Duẩn vô thăm vùng Đồng Tháp Mười thuộc địa phận Tiền Giang (90.000 ha). Đứng trước cánh đồng bao la bát ngát của vùng Đồng Tháp Mười, TBT Lê Duẩn chỉ tay về cánh đồng trước mặt, hỏi:

– Trồng những cây gì thế kia?

Bí thư tỉnh ủy Chín Hải lễ phép trả lời:

– Thưa tổng bí thư, đó là rừng tràm ạ. Bỗng mọi người sửng sốt khi nghe TBT quát:

– Ngu! Ngu! Sao không trồng lúa!!!

Trước cơn giận dữ của TBT vì sao tỉnh lại không trồng lúa ở Đồng Tháp Mười mà lại trồng tràm… thì mọi người chỉ còn biết chết lặng mà thôi. Ai dám cãi lại? Ai dám cả gan giải thích cho đồng chí TBT rằng, đất Đồng Tháp Mười là đất phèn nặng, chỉ trồng tràm là hợp nhất mà thôi. Từ lúc TBT quát tháo như thế, không khí của đoàn trầm lặng. Hầu như không ai nói gì cả. (Lê Phú Khải. Lời Ai Điếu, Westminster, CA: Người Việt, 2016).

Đồng chí TBT đã “quát” như thế thì mọi người đều im thin thít là phải. Im lặng là vàng. Loại vàng này được xử dụng ở mọi cấp, và mọi nơi, từ Nam chí Bắc:

Một chiều, Duẩn phàn nàn rằng ông đã bảo Thành uỷ Hà Nội làm bàn ghế, giường tủ bán chịu cho công nhân viên, trừ lương hàng tháng hay trả dần nhưng họ không nghe. Duẩn nói: Tôi hỏi thì nói không có tiền. Kìa, không có thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ? (Trần Đĩnh. Đèn Cù I, Westminster, CA: Người Việt, 2014).

Thảo nào mà báo Tuổi Trẻ không tiếc lời ca ngợi rằng “anh Ba là ngọn đèn sáng hai trăm nến … là biểu tượng sáng ngời của sự lãnh đạo tài tình của Đảng.” Quyền lực cùng hào quang của ông Lê Duẩn không chỉ làm cho đất nước “sáng ngời” mà còn là niềm ước ao, và khát khao của rất nhiều đồng chí khác.

Ai vào Đảng mà không mong (thầm) có ngày được trở thành  TBT? Chức vụ cao cả này, tiếc thay, chỉ do một người nắm giữ; do đó, mỗi nhiệm kỳ, trong số vài triệu đảng viên mới có một người được may mắn ở vào vị trí này. Ông Nguyễn Phú Trọng hiện là kẻ … đang may.

Chỉ có điều không may là hào quang quyền lực của chức vụ TBT, hiện nay, không còn được “rực rỡ” như xưa nữa. Miệng người sang hết gang/hết thép, đã đành; chính bản thân “người” vẫn thường bị chúng chửi như tát nước:

Từ ông thôn ông ấy bảo thằng xã nó ăn được thì tại sao tao không ăn được ? Thằng xã bảo thằng huyện nó ăn được thì tại sao tao không ăn được ? Thằng huyện bảo thằng tỉnh nó ăn được thì tại sao tao không ăn được ? Thằng tỉnh bảo Bộ chính trị nó còn ăn, thằng Tổng bí thư nó còn ăn tại sao tao không ăn… cái đó nó trở thành một nỗi nhục nhã, đó là một sự thật nhưng mà khinh bỉ tham nhũng không thì đấy là đánh chuột nhưng đánh vuốt đuôi và là lời nói mị dân.

Ủa, ai mà bảnh dữ vậy cà? Dám gọi đồng chí TBT là “thằng” tỉnh queo vậy sao?

G.S. Tương Lai chớ ai!

Chuyện đâu đuôi như vầy: Ngày 17 tháng 9 năm 2016 vừa rồi, biên tập viên Mặc Lâm – RFA – có bài viết liên quan đến lời phát biểu (“Phải xây dựng văn hoá khinh bỉ”) của ông Đinh Thế Huynh, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Thường Trực Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản, nguyên Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, nguyên Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam.

Ảnh: RFA

Theo nhận xét của Mặc Lâm thì đây “là câu nói đang nhận được rất nhiều cười cợt từ người dân trên trang mạng xã hội lẫn bên ngoài đời sống.” Để rộng đường dư luận, họ Mặc còn “có cuộc trao đổi ngắn với G.S. Tương Lai – nguyên Viện Trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam, kiêm nhiệm Tổng Biên Tập Tạp Chí Xã Hội Học – về lời phát biểu thượng dẫn.

Xin nghe thêm vài câu hỏi/đáp nữa giữa hai nhân vật này:

Mặc Lâm: “Người dân thì rõ ràng là nạn nhân tuy có ý kiến nói là không đưa thì làm sao có tham nhũng. Thế nhưng nhìn vào những sự việc xảy ra hàng ngày ngay trước mắt mọi người trên đường phố thì hình như đâu đâu cũng thể hiện sự khinh bỉ đến tận cùng ý thức của dân chúng. Chẳng hạn như cảnh sát giao thông thổi phạt thì người dân chỉ biết móc tiền ra là xong mặc dù họ không vi phạm điều gì. Bài học khinh bỉ chắc đâu cần phải học cho thành cái văn hóa mà ông Đinh Thế Huynh phát động phải không thưa Giáo sư ?”

Giáo sư Tương Lai: “Tôi cho đó là câu nói ngu xuẩn, bởi vì sao? Thực ra việc gì mà phải kêu gọi nền văn hóa khinh bỉ. Bản thân người ta đã khinh bỉ lắm rồi. Cái người phải móc tiền ra khi đi trên đường để dúi cho công an thì người ta đã coi cái đối tượng mà mình ném đồng tiền vào mặt hắn hay dúi vào tay hắn với một thái độ cung kính hay sợ sệt chăng nữa nhưng thằng nhận cũng như người ném ra đều biết rằng ‘khinh nhau như mẻ”.

Úy trời, đất, qủi, thần ơi! Cái ông giáo sư này gan còn hơn Nhựt Bổn nữa à nha. Hết kêu đồng chí TBT bằng “thằng,” rồi lại mắng ông Ủy Viên Bộ Chính Trị (Thường Trực Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, nguyên Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương) là …  “ngu xuẩn” nữa.

Nhớ cái đận mà Tố Hữu làm Trưởng Ban Tuyên Huấn Trung Ương coi. “Bọn Nhân Văn” có ai dám mắng ông ta (ngu) đâu mà cả đám đều bị hành cho tới bến.

Thưở đó đúng là thời hoàng kim của Đảng. Thời này, tiếc thay, nay không còn nữa. Giờ thì chả còn “triều đình áo mão” gì ráo. Lỡ mà G.S. Tương Lai có gọi bác Hồ bằng “thằng” thì chắc cũng huề luôn, xá chi mấy chú (lắt nhắt) cỡ như Đinh Thế Huynh hay Nguyễn Phú Trọng!

Mà chả cần tới bằng cấp tiến sĩ hay tước vị giáo sư/viện trưởng mới dậy dỗ được chúng nó đâu, thường dân Trần Thị Thảovẫn có thể lớn tiếng thoá mạ “từ sáng cho tới trưa luôn” mới thôi:

Tiên sư cha chúng mày chứ! Về già rồi thì ở nhà với con với cháu, tìm những việc làm chính đáng, để phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, đây chỉ toàn đi bám theo cái lũ bán nước! … Tiên sư cha chúng mày! Ngày hôm nay tao không đi ra được Bờ Hồ biểu tình chống TQ xâm lược, tao chửi chúng mày từ giờ đến trưa luôn!

Là người dân VN phải hiểu và phải biết nhục chứ! Cam tâm làm nô lệ cho Tàu mà không biết nhục? Cả thế giới người ta lên án, cả Tòa án Trọng tài Quốc tế người ta lên án… mà đến bây giờ chỉ có một lũ tay sai VN đi bênh cho Tàu. Không biết nhục! Tiên sư cha chúng này! Bà không sợ đâu.

Lịch sử sẽ lên án chúng mày, cả một chế độ thối nát, từ trên xuống dưới!” 

Bà Trần Thị Thảo. Ảnh: Anhbasàm

Trần Thị Thảo mắng không sót một thằng:từ thằng công an đứng đường kiếm thêm chút cháo đến thằng TBT ngồi nhận quà cáp thay cho tiền hối lộ. Ngày hôm sau, sau hôm chửi (như hát) bà chia sẻ “một chút tâm sự” như sau:

“Như thường lệ, sáng nào tôi cũng ghé qua hàng thịt ở chợ Bách Khoa để mua thức ăn. Đến trước tôi có một cô gái trẻ, cô đang chờ anh hàng thịt tính tiền. Thấy tôi đến, anh hàng thịt cười rất tươi và đon đả:

– Bà mua thịt gà hay thịt lợn ạ ? …và thế là anh ta bỏ mặc cô khách hàng trẻ đứng chờ .

Thấy vậy , tôi nói ngay:

– Bà đến sau, cháu cứ cân và tính tiền cho cô gái này đi, bà chờ cũng được.

Nghe tiếng tôi nói, cô vợ anh hàng thịt từ quầy bên vội chạy sang cân hàng cho tôi. Vừa làm cô vừa nói :
– Bà ơi, bà chửi hay quá (có lẽ cô tránh nói từ cộng sản), hôm nay thịt gà ngon bà ăn nhiều vào cho ngọt giọng rồi chửi tiếp nha…

Mặc dù là một chuyện rất nhỏ, nhưng đã làm tôi vui suốt từ sáng cho đến tận bây giờ các bạn ạ.”

Thái độ của vợ chồng cái anh hàng thịt này lại khiến tôi nhớ đến sự bất nhẫn của G.S Tương Lai: “Thực ra việc gì mà phải kêu gọi nền văn hóa khinh bỉ. Bản thân người ta đã khinh bỉ lắm rồi.”

Điều tra vụ ‘công an đánh phóng viên’

Điều tra vụ ‘công an đánh phóng viên’

   BBC

Ảnh ghi lại vụ công an hành hung phóng viên báo Tuổi Trẻ (áo trắng) đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội

Giám đốc Công an TP Hà Nội cam kết “xử nghiêm” vụ một phóng viên báo Tuổi Trẻ bị 10 người nghi là công an huyện Đông Anh hành hung.

Đã xuất hiện video ghi lại lúc phóng viến Trần Quang Thế (báo Tuổi Trẻ) bị người nghi là công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đánh chảy máu mồm ngày 23/9.

Công an huyện đã xin lỗi tờ báo nhưng chỉ nói nhận đó là “hành vi không đúng mực”, giải thích là do áp lực công việc.

Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội, tuyên bố sẽ điều tra.

“Dù là công an hay đối tượng nào cũng sẽ xử nghiêm để tạo điều kiện cho anh em tác nghiệp.”

Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đã ký công văn gửi công an TP. Hà Nội yêu cầu “khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm minh”.

Ông Lợi cũng nói gần đây “liên tục xảy ra các vụ việc nhà báo bị cản trở khi đang tác nghiệp, hoạt động đúng quy định của pháp luật”.

Theo ông, đã có những vụ hành hung, thu giữ, đập phá, huỷ hoại phương tiện tác nghiệp của nhà báo.

‘Kiềm chế’

Hôm 24/9, bình luận với BBC từ TP Hồ Chí Minh, ông Hoài Nam, cựu phóng viên báo Thanh Niên, nói: “Theo tôi, để giảm thiểu những vụ hành hung phóng viên như gần đây thì phải đưa vào luật việc phóng viên đi tác nghiệp.”

“Những ai có hành vi cản trở, hành hung phóng viên thì phải khép vào tội chống người thi hành công vụ.”

“Từ kinh nghiệm của tôi, phóng viên đi tác nghiệp nên đi cùng những người khác và cố gắng kiềm chế khi xảy ra va chạm.”

“Mặt khác, những vụ hành hung phóng viên cần được làm sáng tỏ và xử lý nghiêm minh.”

‘Thái độ không đúng’

Hôm 24/9, báo Tuổi Trẻ cho hay Công an TP Hà Nội yêu cầu Công an huyện Đông Anh báo cáo việc một phóng viên của báo này bị công an có ‘thái độ không đúng’ trên cầu Nhật Tân.

Vụ hành hung phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ xảy ra hôm 23/9 khi người này đến khu vực cầu Nhật Tân tìm hiểu vụ việc một tài xế taxi tử vong bên dưới chân cầu.

“Ông Thế đi cách xa hiện trường khoảng 30m và chụp ảnh thì bị một nhóm người, trong đó có cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát Hình sự Công an Đông Anh mặc thường phục lao vào cản trở và hành hung”, Tuổi Trẻ tường thuật.

“Ông Thế cho biết mình bị đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu gây choáng váng.”

“Khu vực diễn ra sự việc không có biển cấm quay phim, chụp ảnh hay giăng dây cách ly hiện trường”.

Báo Tuổi Trẻ sau đó ghi nhận đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đến xin lỗi báo Tuổi Trẻ và ông Thế và thừa nhận chiến sĩ của đơn vị đã có “thái độ không đúng”.

Chiều 23/9, trả lời Thông Tấn Xã Việt Nam, Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Công an huyện Đông Anh cho rằng không phải là công an đánh phóng viên.

Ông Tuấn mô tả vào sáng 23/9, công an huyện “bảo vệ hiện trường” trong lúc “có sự việc liên quan đến tình hình an ninh trật tự xảy ra tại khu vực cầu Nhật Tân”.

“Lúc này có một số phóng viên cứ xông vào để chụp ảnh thì có thể anh em có gạt chân, gạt tay để bảo vệ hiện trường chứ không phải là đánh phóng viên,” Đại tá Nguyễn Anh Tuấn nói.

Trước đó, báo Người Lao Động hôm 21/9 đưa tin, ông Đỗ Thanh Hải, phóng viên VTC News thường trú tại Đắk Lắk đến hiện trường vụ cưỡng chế mặt bằng tại xã Cư Pô thì bị công an xã, dân quân tự vệ “lao đến vây lấy, xô đẩy và giật máy ảnh, ba lô trên người”.

“Vụ việc làm gãy ống kính máy ảnh, rách ba lô và người bị xây xát”.

Báo này dẫn lời ông Nguyễn Văn Huệ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cư Pô giải thích “việc vây giật máy ảnh và đẩy phóng viên ra ngoài là do tưởng là người dân chống đối và mục đích… đảm bảo an toàn cho phóng viên”.

Tham nhũng trong giáo dục Việt Nam

Tham nhũng trong giáo dục Việt Nam

Manh Kim

Trong quyển “Waging War on Corruption”, Frank Vogl viết: “Tội ác của tham nhũng không phải là những vấn đề trừu tượng. Cứ mỗi khi một viên chức ăn cắp tiền từ chiếc ví công thì ai đó phải chịu đau khổ. Mỗi khi một viên chức hành xử như một kẻ côn đồ thì sẽ có một nạn nhân”.

Có bao nhiêu “viên chức ăn cắp tiền từ chiếc ví công” trong hệ thống quản lý giáo dục Việt Nam? Đây mới thật sự là vấn đề cần được Bộ giáo dục trả lời thay vì tiếp tục “ăn cắp tiền từ chiếc ví công” từ “dự án” này đến “dự án” khác trong khi nền giáo dục nước nhà ngày càng thảm hại.

Tham nhũng trong giáo dục Việt Nam thậm chí “nổi tiếng” đến mức nó nằm trong hồ sơ nghiên cứu của Muriel Poisson (đặc trách viên của Viện kế hoạch giáo dục quốc tế thuộc UNESCO). Poisson tỏ ra am hiểu đặc biệt khi dẫn ra những chuyện liên quan chạy trường, hối lộ giáo viên để được nâng điểm, học sinh buộc phải học thêm nếu không muốn bị “đì”…

Tham nhũng trong giáo dục Việt Nam tồn tại công khai mà chẳng ai làm gì. Nó tồn tại vì nó “được phép” tồn tại trong một guồng máy quản lý cồng kềnh vận hành cực tồi nằm trong một hệ thống lỗi từ trong lõi, tạo điều kiện và môi trường cho tiêu cực. Cơ chế trường điểm, cơ chế đúng tuyến… không mang lại “trật tự giáo dục” cho xã hội. Nó trở thành đường dây tham nhũng ngày càng phình to. Những đường dây “chạy” hàng ngàn đôla cho “trường điểm” đã trở thành “bộ máy thứ cấp” của guồng máy quản lý giáo dục. Nó thậm chí hoạt động trơn tru hơn cả hệ thống quản lý của Bộ giáo dục.

Ngày 2-6-2016, Bộ GD&ĐT gửi công văn đến giám đốc các sở giáo dục toàn quốc, yêu cầu triển khai các giải pháp “chấn chỉnh tiêu cực phát sinh do việc xin học trái tuyến và học chọn lớp, hiện tượng chạy trường, chạy lớp; đồng thời nghiêm cấm việc tổ chức các trường chuyên, lớp chọn ở cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở dưới bất kỳ hình thức nào” và “tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các hiện tượng tiêu cực nhằm chạy trường, chạy lớp”. Tuy nhiên, trong thực tế, chẳng cần phải “tăng cường công tác thanh tra” làm gì, chỉ cần đứng trước cổng các trường điểm cấp quốc gia, hỏi dò giá chạy bao nhiêu và chạy ở đâu là ra cả.

Sự “tồn tại” của nền giáo dục nước nhà bây giờ nằm ở bảng giá quy định của các đường dây “chạy”. Không chỉ phụ huynh “chạy”, hiệu trưởng cũng “chạy”, giám đốc sở cũng “chạy”. Khi danh hiệu “anh hùng lao động” còn “chạy” được thì “chạy” chức hiệu trưởng là chuyện nhỏ. Khi ghế “đại biểu Quốc hội” còn chạy được thì việc “chạy” một chiếc ghế con con ở bàn giám đốc sở giáo dục là “bình thường”.

Cả nước này đang đi lùi. Chỉ có hành vi “chạy” trong hệ thống tham nhũng từ trung ương xuống địa phương là vận hành hết tốc lực. Nó chạy rất trơn. Chẳng ai làm gì nó.

Các ông quan giáo dục sẽ rất khó trả lời câu hỏi rằng hiện giờ con cái của họ học ở đâu; nhưng, nếu bạn có “quan hệ” tốt, họ có thể cho bạn biết đường dây nào chạy bằng tiến sĩ dỏm.

Ảnh minh họa.

Phan Thị Hồng's photo.
Phan Thị Hồng's photo.

BỐ CŨNG LẠY MÀY

Image may contain: 1 person
Kts Nguyễn Công Nguyên

September 20 

BỐ CŨNG LẠY MÀY

Dục ơi bố lại lạy mày
Cứ yên một tí lại bày trò ra
Thí điểm tiếng Trung tiếng Nga
Mất công tốn kém để mà làm chi!

Dục ơi Dục bớt ngu đi
Tiếng Anh đã dạy ra gì đâu con
Học sinh vất vả héo hon
Giáo trình quá nặng đâu còn lúc chơi!

Tiếng Trung đồng hóa bao đời
Nhưng tự nó chết ở thời của ta
Ngày xưa thần tượng thằng Nga
Bám váy chính trị để mà học thôi!

Dục ơi Dục bớt dở hơi
Tiếng Anh phát triển ở thời này đây
Dân ta thích học phương Tây
Chứ thằng Tầu ấy nó đầy xấu xa!

Đứa nào thích học Tầu, Nga
Để nó tự túc đi ra học ngoài
Chắc là chẳng có mấy ai
Muốn con muốn cháu lạc loài Dục ơi!

Thí điểm cải cách nhiều rồi
Mà còn cải mãi đến đời nào yên!
Thêm môn là tốn thêm tiền
Giáo trình sách vở thêm phiền Dục ơi!

“Con cái chúng tao không phải là CHUỘT BẠCH. Để cho chúng mày thí nghiệm nhé”.
(Tôi mong các bạn ai đã đọc bài này thì ấn nút chia sẻ đi nhé. Vì tương lai con em chúng ta).

Nguồn fb Vũ Hùng.

Nỗi kinh hoàng của đảng CSVN khi ” con ông cháu cha ” của họ được VNCH miền Nam ” giải phóng ” !

Ngoc Nhi NguyenFollow

 *** Nỗi kinh hoàng của đảng CSVN khi ” con ông cháu cha ” của họ được VNCH miền Nam ” giải phóng ” !

Nếu nói về mục đích gìn giữ chủ nghĩa cộng sản chuyên chính và tư tưởng kiên định tiến lên XHCN , thì sai lầm lớn nhất của đảng CSVN là đã ” đốt cả dãy Trường Sơn ” để ” giải phóng ” miền Nam .

Tuy về mặt quân sự , đảng CSVN đã thắng , nhưng về tất cả các mặt khác , từ quốc phòng đến kinh tế , chính trị , văn hóa … VNCH của miền Nam đã không chiến mà vẫn đẩy được CS Bắc Việt vào con đường tự mình diệt vong .

Ngoài biển thì bị Trung Quốc chiếm đóng , trên bờ thì lòng dân oán hận , kinh tế thì bị ép phải đi theo con đường của tư bản và ngay từ trong tâm tư tình cảm của những người cộng sản gộc , những con ông cháu cha của đảng , đã có những thay đổi 180 độ mà đảng CS không thể nào ngờ tới .. sau 1975 .

Trong số đó có Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh .

Đọc tiểu sử của ông Nguyễn Hữu Vinh ai cũng phải công nhận ông là ” con ông cháu cha ” thứ thiệt , có cha là Giám đốc công an , Bộ trưởng bộ lao động , Đại sứ toàn quyền tại Liên Xô … Có mấy ai có cái gốc to hơn ông Vinh nữa chứ ?

Thế mà khi ông Vinh được đọc các tài liệu của nước ngoài dịch riêng cho các bộ trưởng dùng để tham khảo , và sau 1975 ông vào miền Nam được tận mắt nhìn thấy VNCH là như thế nào , thì ông Vinh đã tự ” giải phóng tư tưởng ” của mình , từ 1 người bị nhồi sọ về Mác Lê trở thành 1 blogger tự do , và trở thành 1 nhà đấu tranh dân chủ bất khuất , chống đảng CS , chống chế độ CS , chống chủ nghĩa CS đến mức không hề ngán sợ nhà tù .

Ngoài ông Nguyễn Hữu Vinh ra , còn có nhiều người nữa , như bà Dương Thu Hương , cô Tạ Phong Tần , cô Trần Khải Thanh Thủy , ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải .v.v… cũng đều là con cháu gộc của cộng sản , nhưng ngày nay sẵn sàng đứng chung hàng ngũ với người VNCH trong và ngoài nước chống lại đảng CSVN .

Những người như vậy , làm cho đảng CS rất kinh sợ , vì họ không có cách nào lý giải được sự thay đổi của họ , mà ai cũng thấy được rất rõ ràng đây là ” chính nghĩa thắng hung tàn ” , ” sự thật thắng dối trá , ” nhân bản thắng độc ác ” . Cho dù đảng có cố gắng cho dư luận viên bịa đặt xuyên tạc nói xấu rằng họ chống đảng là vì ích kỷ , vì đi sai đường , vì tham tiền gì gì đi nữa , thì tất cả những điều lý giải này đều trở thành vô lý khi mà mỗi người của họ đều rất bất khuất đấu tranh không mệt mỏi , không ngừng nghỉ và không sợ hãi chút nào ! Vì vậy đảng CSVN luôn tìm mọi cách trù dập họ , bắt bớ họ , bỏ tù họ rất dã man , chỉ mong sao cho họ biến mất . Nhưng càng trù dập họ , thì sự can đảm và tinh thần kiên cường đấu tranh của họ lại càng sáng ngời thêm lên , khiến cho đảng CS phải lúng túng không biết làm sao đối phó .

Càng ngày sẽ càng có nhiều người từ trong ruột của cộng sản đi ra như thế , quay lại chống đảng , và họ chính là những nhân tố sẽ đưa đảng CSVN vào cái thế phải tự giải tán như đã từng xảy ra ở Liên Xô .

Chúng ta , những người cũng đang muốn nhìn thấy sự tan rã của chủ nghĩa CS tại VN , hãy hết lòng ủng hộ cho họ , tiếp cho họ thêm sức mạnh , để cùng nhau đem đến tự do dân chủ thật sự cho đất nước mình .

Ngoài Một Tờ Đơn

Ngoài Một Tờ Đơn

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

RFA

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

Tui hay viết lăng nhăng đủ chuyện nhưng riêng chuyện tình yêu đôi lứa, hay tình cảm lứa đôi thì chưa. Lý do – giản dị – vì không ai chịu yêu tui hết trơn, hết trọi. Tui cũng chả yêu ai cả. Yêu thầm, yêu trộm, yêu lén, yêu mình ên (nghĩa là yêu một chiều, yêu đơn phương, đơn tuyến) cũng miễn có luôn.

Nói tóm lại, và nói cách khác, và nói theo ngôn ngữ đương đại là tôi chưa từng trải nghiệm tình trường nên không đủ tư cách để mà chọc bút vô cái lãnh vực bao la (và mù mịt) mà mình hoàn toàn mù tịt.

Tui cũng hay đọc lung tung đủ thứ nhưng loại thơ văn lãng mạn thì không. Lý do, vẫn giản dị thôi, tôi không cách nào hiểu nổi lý lẽ của một kẻ đang yêu. Có lần, tôi nghe ông Trần Ninh Hồ ngâm nga như vậy đây:

Có gì đâu một lá thư
Giấy như giấy trắng, mực như mực thường
Cũng chưa một chữ rằng thương
Mà tôi đọc cả đêm trường sang mai
Không nhớ nữa ngắn hay dài
Hình như tôi đọc cả ngoài trang thư.

Làm sao mà “đọc cả ngoài trang thư” được cà? Tôi thắc mắc hoài cho tới tuần qua mới tìm ra câu giải đáp. Tuần qua, chính xác là vào ngày 14 tháng 9 năm 2016, báo Dân Việt cho hay:

“Công an tỉnh Sơn La đã làm rõ thông tin, người đàn ông đi xe máy chở người chết cuốn chiếu phía sau nhưng để lộ 2 chân … là thi thể người đã chết nhưng vụ việc không có dấu hiệu hình sự.

Do không có tiền thuê xe ô tô nên gia đình chị P đã nhờ người quen sử dụng xe máy chở thi thể về mai táng.Ảnh & chú thíchDân Việt

Theo điều tra, danh tính người chết là chị P, trú ở xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Chị P mắc chứng bệnh lao phổi được gia đình đưa đi điều trị tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Sơn La (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La). Do bị bệnh nặng, chị P đã tử vong.

Do không có tiền thuê xe ô tô nên gia đình chị P đã nhờ người quen sử dụng xe máy chở thi thể chị P về huyện Quỳnh Nhai để mai táng.”

Tác giả bài báo cũng không quên kèm theo phóng ảnh tờ đơn (“Đơn Xin Về”) của gia đình nạn nhân.

Đơn của người anh trai xin đưa bệnh nhân Lò Thị Phanh xuất viện về nhà. Ảnh & chú thích: Vnexpress

Có gì đâu một lá đơn
Giấy như giấy trắng, mực như mực thường
Cũng không một chữ kiện thưa
Mà tôi đọc cả đêm trường sang mai
Không nhớ nữa ngắn hay dài
Hình như tôi đọc cả ngoài tờ đơn.

Tôi “đọc” ra “cả ngoài tờ đơn” là nỗi khốn cùng của những người dân đói ăn, thất học, ở Sơn La – nơi mà bằng giờ này năm ngoái báo chí nhà nước đều đồng loạt và ái ngại đưa tin:

“Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành Nghị quyết thông qua Đề án xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại TP.Sơn La. Theo  đó, tổng vốn đầu tư của dự án lên đến 1.400 tỷ đồng.

Trao đổi với phóng viên sáng 4.8, ông Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Sơn La cho biết, mục đích chính của Đề án là nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc Sơn La nói riêng đối với Bác Hồ kính yêu.

‘Với tình cảm biết ơn sâu sắc với lãnh tụ, chúng tôi đề xuất với tỉnh, Bộ VH-TT-DL và được Trung ương nhất trí cho phép xây dựng tượng đài tại Sơn La’, ông Quyến nói.

Ông Quyến cũng cho biết, xây dựng tượng đài cũng là một nét văn hóa đặc biệt quan trọng, mang tính lịch sử, tính giáo dục, tính truyền thống và nhân văn sâu sắc, là di sản văn hóa vô giá cho các thế hệ.

Đặc biệt, sau khi xây dựng tượng đài, Sơn La sẽ có cơ hội quảng bá về du lịch. Đây sẽ là điểm đến thú vị cho người dân đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng.”

Ảnh: daikynguyenvn

Ảnh: Soha News

Dù chưa bao giờ có cơ hội đặt chân đến “Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung” nhưng qua tờ đơn nguyệch ngoạc chưa tới một trăm chữ (gần nửa viết sai lỗi chính tả) của ông Lò Văn Muôn, và qua hình ảnh những đứa bé trần truồng ở vùng đất này thì tôi hiểu tại sao tỉnh Sơn La có thể ban hành nghị quyết thông thông qua đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ – với tốn phí 1.400 tỷ đồng – mà không gặp phải bất cứ sự chống đối nào của dân chúng địa phương. Ở một nơi mà người dân có cơm ăm tạm đủ no, áo mặc tạm đủ ấm, và có sự hiểu biết tối thiểu về hệ thống thuế má thì dễ gì họ để yên cho (cái gọi là) Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh “đáp ứng nguyện vọng và tình cảm” của mình theo cái kiểu khốn nạn và bất nhân như thế!

Và vì thế nên nghèo đói cùng dốt nát không chỉ là tệ trạng của đất nước mà còn là là chủ trương (lớn) và xuyên suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, kể từ khi họ cướp được quyền bính ở đất nước này. Chả phải chỉ riêng qúi vị lãnh đạo tỉnh Sơn La mới có cái kiểu nói (“xây dựng tượng đài … xuất phát từ tình cảm”) lấy được vậy đâu.

Ở bình diện quốc gia, người đứng đầu chính phủ hiện nay, ông T.T. Nguyễn Xuân Phúc cũng có cái thứ miệng lưỡi hồ đồ và hàm hồ (y) như thế.  Ngày 12 tháng 8 vừa qua, tờ Viettimes loan tin:

“Hôm nay, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì…

Nhân dịp này, Thủ tướng bày tỏ cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Chính phủ, nhân dân Liên Xô trước đây, Liên bang Nga hiện nay và các nhà khoa học của Nga đối với nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thủ tướng khẳng định, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đặc biệt mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, giữ gìn, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác …”

Phải nhờ đến những chuyên gia nước ngoài mới có thể “giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh” thì có gì hay ho mà tổ chức lễ đón nhận huy chương?

Sợ thế lực thù địch, phản động nào phá hoại mà cần phải có cả một Bộ Tư Lệnh Bảo Vệ  “tuyệt đối an toàn thi hài Bác” như thế?

Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hoạt động 14/5/1976 (40 năm, 126 ngày)
Quốc gia  Việt Nam
Phục vụ Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chính phủ Việt Nam

Phân loại Bộ Tư lệnh (Nhóm 4)
Chức năng Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh
Quy mô 10.000 người
Bộ phận của Bộ Quốc phòng (Việt Nam)
Bộ chỉ huy Số 2, Ông Ích KhiêmBa Đình,Hà Nội
Tên khác Đoàn 969
Đặt tên theo Quyết định số 109/QĐ-QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngày 14/5/1976
Lễ kỷ niệm ngày 29 tháng 8 năm 1975
Các tư lệnh
Tư lệnh Thiếu tướng Nguyễn Văn Cương
Chính ủy Thiếu tướng Phạm Văn Lập
Tư lệnh
đầu tiên
Thiếu tướng Trần Kinh Chi
Huy hiệu
Trang web http://www.bqllang.gov.vn/

Hơn mười lăm năm trước, giáo sư Trần Khuê và tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân đã có lần “đề nghị” như sau:

Chúng ta đề nghị Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính thử tính sổ xem 30 năm qua ta đã tiêu tốn vào lăng Người tổng số là bao nhiêu tiền của… Và thử xem riêng ngân sách dự chi cho năm 2000 xem có thể xây được bao nhiêu trường học cho một ngàn xã hãy còn vắng về giáo dục ở miền cao. Có thể xây bao nhiêu căn nhà để nuôi trẻ mồ côi… Có thể xây bao căn nhà dưỡng lão cho người già lão cô đơn, không nơi nương tựa. Có thể xây bao nhiêu nhà thương làm phúc chữa bệnh cho người nghèo…

Mạng xã hội lại xuất hiện thêm hình ảnh một thi thể được bó trong chăn, chiếu, chở về nhà từ một bệnh viện ở Sơn La. Ảnh:Vnexpress

Dân Việt cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, khi đau ốm  phải nằm chất chồng lên nhau trong hành lang bệnh viện, lúc chết thì phải bó chiếu hoặc bó chăn, và số nợ công trên mỗi đầu người mỗi ngày một tăng mà vẫn sẵn sàng hy sinh hàng vạn lực lượng lao động chỉ để “bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài” của một ông bác thổ tả (nào đó) hay sao?

Ông Phúc Nổ nói lấy được như thế mà gần hai tháng qua không thấy ai lên tiếng nói một điều gì phải/quấy với thằng chả hết trơn hết trọi. Cứ nhắc đến “Bác” là cả nước đều xuôi xị, im re (mặt ngẩn tò te) cứ y như dân bán khai nghe đến thần vật (taboo) cấm kỵ của bộ lạc mình vậy.

Bởi vậy nên Việt Nam mãi mãi là một quốc gia nhất định không chịu phát triển vì nếu đất nước thoát khỏi cảnh đói nghèo và dốt nát thì bác sẽ không còn chỗ để nằm, và các chú (chắc chắn) cũng sẽ không còn ghế để ngồi.

Phản ứng của cư dân mạng về phiên xử phúc thẩm anh Nguyễn Hữu Vinh và cô Nguyễn Thị Minh Thúy

Phản ứng của cư dân mạng về phiên xử phúc thẩm anh Nguyễn Hữu Vinh và cô Nguyễn Thị Minh Thúy

FB Nguyễn Anh Tuấn

22-9-2016

h1

Hôm nay Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và đồng sự Nguyễn Thị Minh Thúy đã bị kết y án sơ thẩm, lần lượt 5 và 3 năm, chỉ vì hoạt động chia sẻ, truyền bá những thông tin mà đảng cầm quyền không thích.

Rõ ràng, không có cái gọi là mái nhà chung mang tên Việt Nam khi nào dưới mái nhà ấy vẫn còn những căn hầm u uất giam cầm dù chỉ là một người Việt chỉ vì họ theo đuổi chính kiến và thực thi các quyền căn bản của mình một cách ôn hòa.

Nhân đây cũng muốn làm rõ một điểm này. Nhiều người nói đã yêu tự do dân chủ thì phải tôn trọng mọi khuynh hướng chính trị, bao gồm cả chủ nghĩa cộng sản; làm ngược lại điều này là tiêu chuẩn kép, thiếu nhất quán, không xứng là người tự do dân chủ.

Có gì sai ở đây không?

Lập luận này có thể đúng ở phương diện tư tưởng, nhưng chưa chuẩn xác nếu xét về phương diện hành động.

Đúng là ai cũng có quyền tự do tư tưởng tuyệt đối, nghĩa là nghĩ gì trong đầu họ tùy thích, dù có tệ hại tới mức nào đi chăng nữa.

Song khi hiện thực hóa các tư tưởng đó thành hành động thì phải bị giới hạn ở chỗ không xâm phạm đến các quyền tự do của người khác.

Tư tưởng cộng sản chủ trương duy nhất nó xứng đáng tồn tại, duy nhất lực lượng của nó xứng đáng cầm quyền tuyệt đối và toàn diện toàn xã hội, sẵn sàng sử dụng bạo lực và nhà tù để loại bỏ bất kỳ cá nhân và tổ chức nào theo khuynh hướng khác.

Thế thì, cũng ổn thôi nếu bạn chỉ giữ tư tưởng này trong đầu. Song nếu bạn dấn thêm bước nữa, hiện thực hóa nó bằng hành động, hoặc đôi khi dính líu bằng việc tham gia một băng nhóm tên tuổi rõ ràng đang có những hành động theo chiều hướng đó, (chẳng hạn như bỏ tù hai người trong bức hình bên dưới), mà bạn vẫn nghĩ mình vô can, vẫn nghĩ mình xứng đáng được tôn trọng như bất kỳ ai đang theo đuổi những khuynh hướng chính trị ôn hòa, thì hoặc là bạn quá ngây thơ, hoặc là bạn đang tự dối lòng mình mà thôi.

PS: Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh tuyên bố trước tòa: “Tôi vô tội và tôi tự hào về những gì mình đã làm.”

Còn tôi, chỉ xin được gửi đến anh lời cảm ơn sâu sắc vì những gì anh đã làm. 4 năm Đại học đều như vắt chanh mỗi ngày tôi đọc blog của anh 2 tiếng để nắm thông tin trong ngày và mở mang đầu óc; và không quá lời khi nói trong tôi luôn có anh, anh Sàm.

_____

FB Lã Việt Dũng

22-9-2016

Vậy là phiên toà xử Anh Ba Sàm và chị Thuý đã kết thúc. Chính quyền cộng sản một lần nữa chứng tỏ sự tàn bạo của nó khi bất chấp sự sai phạm tố tụng; sự thiếu khoa học, khách quan trong bằng chứng; bất chấp dư luận trong nước và quốc tế tiếp tục giữ nguyên bản án bất công.

Đây cũng là lần thứ hai liên tiếp tôi bị đánh. Có vẻ chính quyền Hà Nội sẽ tiếp tục sử dụng cách này để ngăn cản tôi xuống đường và lên tiếng vì bất công xã hội và vì sự hèn hạ của họ trước Trung Cộng. Nhưng xin khẳng định một lần nữa là những hành động bạo lực như vậy không bao giờ khuất phục được tôi. Tôi sẽ chỉ càng thêm quyết tâm sát cánh cùng chị Thêu, anh Vinh, chị Thuý, bà con dân oan và anh em đồng đội của mình cho một mục tiêu duy nhất: BUỘC CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN PHẢI THAY ĐỔI.

Có nhiều người trách tôi không cẩn thận, đi về một mình. Đúng là tôi sẽ phải cẩn thận hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi sẽ bỏ mặc anh em bạn bè nếu chỉ vì không có người đi cùng, về cùng. Tôi sẽ vẫn tiếp tục dù có phải bị đánh hay tệ hơn nữa, bị đe doạ và tổn hại đến tính mạng.

Cũng có người bảo tôi cần phải cầm theo vũ khí để chơi lại bọn họ. Xin thưa là những gì tôi làm trong tình huống tương tự sẽ chỉ là tự vệ. Tôi sẽ không chủ động mang và sử dụng vũ khí với bất kì ai. Dù họ có làm theo lệnh của bộ công an, của công an Hà Nội hay chỉ là bức xúc do phải phải bỏ bữa, phải chịu nắng nóng khi canh chừng, theo bám – thì với tôi – họ cũng chỉ là những nạn nhân của chế độ. Cái chế độ này trả lương thật thấp rồi bắt họ phải phục tùng để được ăn bẩn; rồi lại bóc lột họ qua y tế, giáo dục, sưu cao thuế nặng nhưng chỉ đem lại cho con cháu họ một tương lai ô nhiễm và bất ổn. Việc họ làm với tôi cũng chỉ là vết đau thể xác, nhưng sẽ giúp thức tỉnh những người Việt Nam có lương tri. Và tôi sẽ tiếp tục kiên trì, ôn hoà để thức tỉnh càng nhiều người càng tốt.

Bằng những bản án nặng nề, bất công với chị Thêu, anh Ba Sàm, chị Thuý cũng như những trò hèn hạ họ đang áp dụng cho tôi, Thuý Nga và nhiều người khác, chính quyền cộng sản đã lộ rõ bộ mặt độc tài chỉ biết đàn áp, khủng bố nhân dân. Bạn có sợ không, tôi có sợ không? Có! Nhưng hãy nhớ rằng một chính quyền cai trị bằng sự đe doạ sẽ không bao giờ đem lại điều tốt đẹp cho người dân. Nó chỉ phục vụ lợi ích của một số ít người mà không đem lại sự công bằng, thịnh vượng và quyền tự do cho phần còn lại. Bạn không thể mãi thoả hiệp hay đem cả gia đình mình sang một nước khác, càng không thể mãi che chở cho con cháu bạn nếu môi trường sống không được cải thiện. Nếu không lên tiếng, không góp sức cho sự thay đổi, sẽ đến lúc bạn phải hối hận vì điều này!

Chúng tôi, những người tiên phong, đang hứng chịu những trò tàn độc của chế độ cộng sản. Nhưng chính quyền này sẽ không thể đàn áp được toàn bộ người dân Việt Nam, và khi càng nhiều người bước qua nỗi sợ, chế độ này sẽ phải thay đổi!

Xin cảm ơn mọi người đã chia sẻ, động viên!

_____

FB Huy Đức

22-9-2016

Những nỗ lực của Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) và cộng sự là vì quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam chứ không phải vì tự do cho riêng anh. Nên cho dù 5 năm với Anh Ba Sàm và 3 năm với chị Nguyễn Minh Thúy tuy là rất dài với một đời người, các anh chị đã không vì mình mà thỏa hiệp. Tuy nhiên, một dân tộc không thể nào có được tự do bằng cách trông đợi vào sự hy sinh của một vài người. Chúng ta kính trọng, biết ơn anh Nguyễn Hữu Vinh, chị Minh Thúy nhưng nếu chúng ta để họ đơn độc thì đất nước không bao giờ có thể “phá vòng nô lệ”(slogan của trang Ba Sàm).

_____

FB Sương Quỳnh

22-9-2016

TÒA ÁN BẤT LƯƠNG

Ngày 20-9 khi tôi phỏng vấn trực tiếp chị Lê Thị Minh Hà vợ anh Nguyễn Hữu Vinh tại Hà Nội, chúng tôì đã không hy vọng gì họ giảm án. Nhưng qua phiên tòa sẽ được biết, nhìn thấy anh Vinh và chị Thuý có được khỏe không và tinh thần ra sao, chúng tôi cũng yên lòng hơn..Đúng như dự đoán cả hai đã rất kiên cường và không chịu cúi đầu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Và cái phiên toà “diễn” này cũng kéo từ sáng 8 giờ ngày 22-9 cho đến 7g30 tối mới xong, vẫn giữ y án 5 năm cho Anh Hữu Vinh và 3 năm cho Minh Thúy cũng chẳng ngạc nhiên gì.

Tự hào và càng khâm phục anh Vinh và chị Minh Thúy hơn.

So với các vụ xử các người yêu nước khác, thì lần này báo, đài và TV đưa tin rầm rộ chứ không qua loa ngắn ngủn và đương nhiên là những lời vu khống. Có điều VTV 1 nói rằng lợi dụng tự do ngôn luận để đưa thông tin chống phá và làm hoang mang xã hội..??? . Đã tự do mà còn gì là lợi dụng? Chỉ không được tự do mới có thế lợi dụng này nọ chứ?

Thực ra nói để mà nói chứ cái tòa án định hướng này thì nói với đầu gối nó còn hiểu hơn. Và những người yêu nước bình thản với những kết án oan, trái với luật do chính họ đề ra vì đã hiểu rõ sự vô lương tâm của những kẻ kết án mình. Người công chính thì dù tù cũng chỉ là nơi rèn luyện ý chí, dù trong ngục tù họ vẫn tự do trong tư tưởng và ngẩng cao đầu.

Hãy nhớ cuộc đời như một tấm gương. Hôm nay những người buộc tội những người công chính thì sẽ có ngày cũng phải đứng trước vành móng ngựa trả giá. Sớm thôi, nhất là đang chém giết nhau và tranh quyền đoạt lợi, ngân khố cạn kiệt, lòng dân phẫn uất thế này.

CHẲNG BAO LÂU NỮA ĐÂU.

______

FB Nguyễn Hà Luân

22-9-2016

TÔI VÔ TỘI

“Một lần nữa, tôi tuyên bố là tôi vô tội.

Tôi tự hào vì những gì mình đã làm từ 9 năm qua ( 1)

Tôi cảm ơn tấm lòng của mọi người, của những độc giả trong nước và quốc tế. Tôi thực sự bất ngờ với những bài báo, cuốn sách đã viết về tôi.

Tôi cảm kích với Minh Thuý vì sự chia sẻ và những gì mà cô ấy đã gánh chịu. Đề nghị Toà án giảm án và hãy trả tự do ngay cho cô ấy.

Tôi cũng cảm ơn các Luật sư của tôi.

Tất cả những gì đang diễn ra ngày hôm nay trên đất nước chúng ta đã chứng minh rằng, những việc tôi đã làm, và những người đã làm trước tôi là đúng đắn.

Tôi chấp nhận tất cả, kể cả cái chết cũng không làm tôi phải ân hận”

___________

Đó là những gì mà tôi đã cố gắng ghi lại lời nói sau cùng của anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh trong phiên toà phúc thẩm vào lúc 18g24′ ngày 22/9/2016 ở TAND cấp cao tại Hà Nội.

(1) – Tức 7 năm với Anh Ba Sàm và 2 năm trong tù.