Vỉa hè Quận Nhứt và Giải Nobel Y khoa

Vỉa hè Quận Nhứt và Giải Nobel Y khoa

 Lê Trọng Hiệp

Trụ sở của các cơ quan trung ương có thể ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè vì xem mình đứng trên luật pháp. Thân nhân các quan chức ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè vì nghĩ rằng họ miễn dịch với luật pháp. Còn lại là dân buôn gánh bán bưng, những người sửa xe, xá xe, v.v… Bất cứ vỉa hè thành phố nào của Việt Nam cũng có bóng dáng của họ. Họ có thể nào yên ổn làm ăn với hệ thống công an, dân phòng, đội trật tự đô thị nếu không “chung chi”? Và chính đội quân “nách thước, tay dao” này lại phải chung chi cho các quan chức cấp phường và quận để có một việc làm như thế.

Đập phá tanh bành nguồn làm ăn của dân nhưng có phá vỡ ra cái kỹ nghệ tham nhũng và vạch mặt được bọn sâu dân mọt nước kia hay không? Tháo gỡ vọng gác của Ngân hàng Nhà Nước rồi sau đó lại hì hục mang đến trả thì cuối cùng chỉ có dân gánh chịu: tiền đây cũng là tiền của dân, tiền từ thuế dân đóng, từ các tài nguyên đã bán cho nước ngòai hay tiền vay mượn mà con cháu đời sau của dân sẽ è cổ ra trả!

Đây chính là vấn nạn mà chế độ tạo ra với tình trạng vô pháp luật bao trùm mọi cấp, nạn tham những bao trùm đủ mọi cấp.

Singapore có một đô thị xinh đẹp, trước hết là nhờ cơ chế pháp trị của nó. Dù Singapore vẫn là một thể chế “chuyên chế mềm”, nó vẫn là một xã hội mà không ai có thể ngang nhiên dẫm lên pháp luật.

Tuần qua tại Sài Gòn xảy ra hai việc có bản chất giống nhau, tuy nhiên chỉ một gây sự chú ý. Thứ nhất là chiến dịch “Biến Quận Một thành Singapore thu nhỏ”, thứ hai là dự án kiếm cái giải Nobel Y khoa để… “vẻ vang thành phố Hồ Chí Minh”, qua mặt cả thủ đô Hà Nội.

Và trước đó một tuần, tại cả hai nơi, lại xảy ra một sự kiện đáng hổ thẹn trước hai bức tượng, tượng Lý Thái Tổ và tượng Trần Hưng Đạo.

Tại Hà Nội sáng ngày 17.2.2017 có khoảng 100 người dân tụ tập trước Tượng đài Lý Thái Tổ để thắp hương tưởng niệm 6 vạn đồng bào và chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến 1979. Thay vì sát cánh cùng người dân trong buổi lễ này, chính quyền cử một số lượng rất lớn công an chìm và nổi đến kiểm soát. Chính quyền không dám phá buổi lễ nhưng sau đó lại bắt giữ nhiều nhân vật chủ chốt.

Còn tại Sài Gòn thì buổi tưởng niệm đã không thể diễn ra khi công an chia ra nhiều tốp. Tốp thì vây chặt Tượng đài Trần Hưng Đạo không cho ai đến gần. Tốp thì chặn bắt những người đã đến đưa lên xe bus để chở ra ngoài. Tốp thì chặn các nhân vật hoạt động nổi bật không cho ra khỏi nhà.

Bốn câu chuyện này tuy khác nhau nhưng lại nhất quán với nhau.

Cái vỉa hè và Giải Nobel

Quận 1 Sài Gòn đang rục rịch… hóa rồng, chuyển mình làm Singapore bằng chiến dịch giải phóng vỉa hè. Suốt cả tuần qua ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch Quận 1, đã đích thân dẫn đoàn kiểm tra liên ngành đi dàn ngang trên các đường phố chính của quận để dọn dẹp vỉa hè, quyết tâm biến khu trung tâm Sài Gòn “thành Singapore thu nhỏ”.

Đòan quân này đã dùng máy móc đập phá, tháo dỡ những “công trình lấn chiếm vỉa hè”, phạt người bán hàng rong, đái bậy, chạy xe máy trên vỉa hè. Họ cũng thẳng tay xử phạt hay cẩu những xe hơi nhà nước (biển xanh) đậu trái nơi quy định về trụ sở phường sở tại, thậm chí đập phá rào chắn hay trạm gác công an của chi nhánh Ngân hàng nhà nước tại Sài Gòn. Ông Hải, tuyên bố “Không thể để tình trạng lấn chiếm vỉa hè, buôn bán hàng rong, tiểu bậy… gây mất mỹ quan tiếp tục diễn ra. Từ nay đến cuối năm, đích thân tôi sẽ trực tiếp cùng với các lực lượng chức năng của quận kiên quyết xử lý triệt để, không ngại đụng chạm, tất cả đều phải thượng tôn pháp luật”.

Trong khi đó thì ý tưởng về giải Nobel lại được Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đề ra trong buổi gặp gỡ giữa các thầy thuốc và Thường trực Thành uỷ vào chiều 24.2, nhân kỷ niệm 62 năm “Ngày thầy thuốc Việt Nam”.

Trong cuộc họp Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng –được diễn tả là “chuyên gia đầu ngành về sản khoa Việt Nam” — trăn trở là “bác sỹ ở Việt Nam trình độ, tay nghề rất giỏi, nhưng cơ sở vật chất và sự chuyên nghiệp lại không theo kịp”. Bà phát biểu: “Hiện nay các anh chị bác sĩ ở đây ngang hàng với nước ngoài, nhưng chỉ là ở khía cạnh cá nhân. Nhưng làm sao phải để cho cả mặt bằng y tế nước ta ngang hàng với nước ngoài”.

Một người có trí tuệ trung bình thì khi nghe cụm từ “mặt bằng y tế” ắt phải nghĩ đến các “mặt bằng” khác trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, khoa học, v.v… Tuy nhiên ông Đinh La Thăng lại là ngoại lệ. Đón nhận thông tin “bác sĩ ta giỏi lắm”, ông phởn lên nghĩ tới ngày bác sĩ nào đó trong thành phố mình lãnh đạo giật giải Nobel Y khoa. Ký giả Việt Đông tường thuật trong bản tin “TP.HCM nghiên cứu đề án giành Nobel y học” đăng trên Vietnamnet ngày 24.2.2017:

“ […] ông (Đinh La Thăng) cho đây là gợi ý và ý tưởng rất đáng suy nghĩ. Thành phố có đội ngũ y bác sĩ rất giỏi, có tiềm lực về y tế, có khả năng về kinh tế, có khả năng về nghiên cứu và nếu có quyết tâm có khả năng đạt được những thành tựu cao về y học. ‘Tiếp thu ý kiến của bác sĩ Phượng, lãnh đạo TP sẽ trao đổi và thành lập một tổ chuyên gia đầu ngành để chúng ta nghiên cứu thành lập đề án phấn đấu để có một đơn vị có thể giành được giải thưởng Nobel về y học trong tương lai” [… ] Ông khẳng định: ‘Chúng ta sẽ là địa phương đầu tiên của cả nước làm được điều đó. Vì tất cả chúng ta ngồi ở đây sẽ là người quyết định có hay không có giải thưởng Nobel y học’”.

Ít ai để ý đến dự án điên rồ của ông Thăng nhưng việc làm của ông Hải thì thu hút công luận, ủng hộ khá đông nhưng cũng không ít người tỏ ý hoài nghi tính cách “ra quân kiểu phong trào”.

“Tư duy phong trào”

Vấn đề đặt ra là: ông Hải là Phó chủ tịch và còn có bao nhiêu việc để làm, thế nhưng như đã tuyên bố thì nay đến cuối năm ông chỉ làm mỗi một việc là dọn vỉa hè. Chẳng lẽ Quận 1 biên chế hẳn một ông “Phó chủ tịch đặc trách vỉa hè”?

Nhưng hành vi đập phá không nương tay của ông ta lại được rất nhiều người hoan hô, bất kể là ông đập phá không kể luật. Theo luật thì đầu tiên phải nhắc nhở và ấn định thời hạn tháo dỡ, đến khi quá hạn mà không thay đổi thì mới phá và lúc này gia chủ phải chi trả toàn bộ chi phí đập phá, dọn dẹp.

Sở dĩ như vậy là do họ “mát lá gan”: những ấm ức bấy lâu nay của họ đã được giải tỏa phần nào. Đó là cảnh xe công chở quan chức cỡ bự, lâu nay vốn cậy thế mà phóng bậy và đậu càn, nay bị ông phạt thẳng tay. Đó là cảnh ông ra lệnh tháo gỡ các vọng gác hay rào chắn và bồn cây chắn lối của các cơ quan trung ương, khiến dân phải đi vòng xuống lòng đường nguy hiểm, v.v..

Thấy báo chí và dư luận tán tụng, nhiều quận khác của Sài Gòn cũng “ra quân chiếm lại vỉa hè”. Câu chuyện bay ra tới Hà Nội nhưng việc này khiến cho các quan chức Hà Nội khó chịu.

Bí thư Thành ủy Hà Nội là Hoàng Trung Hải liên tiếng: “Hà Nội đã làm thế mấy năm rồi và làm gì thì làm, đừng để người dân nghĩ mình làm phong trào, rồi sau đó người ta lại lấn chiếm vỉa hè”. Phát biểu sáng 28.2.2017 trong cuộc họp tại quân Tây Hồ, ông cho rằng việc lập lại trật tự hè “không chỉ làm một, hai hôm là xong mà phải thường xuyên, gắn với văn hoá người dân, nếu không tạo được thói quen, nề nếp cho người dân thì không đạt được sự bền vững trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị”.

Các quan chức nhỏ hơn cũng có cùng giọng điệu. Trao đổi với báo Tiền phong, ông Phạm Tuấn Long, Phó Chủ tịch quận Hoàn Kiếm – quận trung tâm Hà Nội — cho hay việc làm của ông Hải “chả có gì mới”. Ông phát biểu: “Công việc này được Hoàn Kiếm ra quân làm thường xuyên. Chúng tôi ra quân làm công việc này từ năm 2016, năm nay quận sẽ tiếp tục triển khai. Năm 2017, chúng tôi ra quân làm từ mồng 5 Tết…”.

So sánh với cách làm cứng rắn, không bỏ qua trường hợp vi phạm nào của Sài Gòn, ông Long khẳng định: “Hà Nội có cách làm của mình”.

Tương tự, Chủ tịch quận Hai Bà Trưng là Vũ Đại Phong giải thích: “Việc ra quân lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường chúng tôi làm thường xuyên. Nhưng mỗi nơi, mỗi địa phương đều có đặc thù của nó nên cách làm khác nhau. Có rất nhiều vấn đề ở vỉa hè, công tác quản lý đô thị đối với vỉa hè không chỉ là việc cho người đi bộ”.

Hà Nội “có cách làm riêng” và “đặc thù của nó”, vậy nó là cái gì?

“Đặc thù Hà Nội”

Có thể thấy tính “đặc thù” qua việc bẻ cong con đường Trường Chinh: tùy theo cách nhìn thì nó có thể “cong mềm mại” hay “cong như cái ghi đông”, nhưng vấn đề chính là đường đang thẳng mà lại bị bẻ cong.

Lý do rất dễ hiểu: vì đường chạy qua lô đất công do Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân quản lý, sau đó mang ra chia cho nhiều tướng tá không quân làm nhà, nay đã có người lên chức Thứ trưởng. Hà Nội muốn mở rộng con đường này nhưng các tướng không chịu, vận dụng đủ lý lẽ và quan hệ quyền lực để bảo vệ nhà mình, thành thử nhà ở phía đường bên kia phải dời sâu, hậu quả là nó bị “cong” ra.

Đó là nét “đặc thù” của Hà Nội nơi mỗi căn nhà, mỗi hàng quán hay khách sạn, cửa tiệm tại các khu vực đắc địa của trung tâm thủ đô đều có những quan hệ quyền lực sâu dày. Đó có thể là sân sau hay tài sản người nhà, con cháu của quan chức rất bự, đang có chân hay từng có chân trong Bộ Chính trị cỡ Đỗ Mười, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Văn An, v.v.. Chưa kể hàng trăm quan chức là kim hay cựu ủy viên trung ương đảng, v.v…

Đến Hà Nội, cứ hỏi giới thạo tin vỉa hè sẽ thấy rằng những tuyến đường đắt nhất là tuyến của các thành phần tư bản đỏ: khách sạn này là của cháu ông Mười, nhà hàng kia là của cháu ông Duyệt, v.v… Cứ thế, đám con cháu của các công thần đảng tỏa ra khắp 36 phố phường. Mà đám này thì hoàn toàn nằm trên pháp luật. Tuyến đường mới mở cần phải đi thẳng mới hợp với khoa học về giao thông, về thẩm mỹ đô thị, thế nhưng nếu vướng căn nhà hay cửa tiệm của đám công tử và tiểu thư đỏ nhiều như rươi ở Hà Nội thì phải chạy vòng quanh.

Đó chính là lý do sâu xa nằm sau “cách làm riêng” của Hà Nội. Tại Sài Gòn thì một vị Phó chủ tịch quận có thể ra lệnh phá hủy các bậc tam cấp dân xây trước ngạnh cửa nhà mình. Tuy nhiên tại Hà Nội thì hãy liệu hồn, mất chức như bỡn.

Nhưng Sài Gòn cũng có cái “đặc thù” của nó.

Đặc thù Sài Gòn

Một trong những cảnh dọn dẹp vỉa hè gây chú ý nhất là cảnh dẹp vọng gác trước chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Sài Gòn trên đường Võ Văn Kiệt vào chiều 27.2.2017.

Dưới sự lãnh đạo của ông Hải các nhân viên quản lý trật tự đô thị và cảnh sát đến gỡ những vọng gác lấn chiếm vỉa hè. Một quan chức ngân hàng ra càm ràm là làm sao không báo trước nhưng không chịu xưng tên, do đó đã bị ông Hải đuổi ra và ra lệnh tháo sạch.

Tuy nhiên sau đó đại diện Ngân hàng lên tiếng, khẳng định tuyên bố 4 chốt bảo vệ này là của Bộ Công an, thiết lập để bảo vệ kho tiền của nhà nước. Đồng thời họ dẫn chứng: trụ sở ngân hàng nằm trong danh mục được canh gác theo điều 6 của Nghị định 37/2009/NĐ-CP. Còn hàng rào xích bị ông Hải phá thì đã có từ trước năm 1975.

Thế là ông Hải phải co vòi lại, ra lệnh Đội quản lý đô thị quận 1 lắp lại các vọng gác ngay sau đó, đến 6 giờ tối là hòan tất. Giải thích với báo chí ông Hải vớt vát: “Do đặc thù đây là địa điểm quan trọng, quận tạm thời cho lắp lại 4 vọng gác để anh em công an canh gác, tuần tra. Tuy nhiên phía ngân hàng có thời gian 1 tháng để hoàn thành các thủ tục, giấy phép đúng pháp luật khi lắp các chốt bảo vệ này”.

Hà Nội có nét “đặc thù” riêng của nó. Sài Gòn cũng có “đặc thù” của nó. Bao trùm lên trên nét đặc thù của cả hệ thống chính trị.

“Đặc thù” của chế độ

Nó thể hiện trong hành vi của ông Hải và ý đồ của ông Thăng.

Ông Hải thích thì làm, lấn được thì lấn, bất kể lề luật. Còn ông Thăng thì say sưa với những chuyện trên trời bất chấp thực tế của thành phố mình. Ông phởn lên với con số bác sĩ giỏi đếm trên đầu ngón tay mà quên đi cái “mặt bằng y tế” và bao nhiêu “mặt bằng” khác.

Chẳng nói đâu xa, khi ông ta say sưa với giải Nobel thì các bác sĩ lại lôi ông ta về với “mặt bằng y tế” ảm đạm, ngay tại buổi họp nói trên. Tại đây Giám đốc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Phan Văn Trí than thở: năm 2012 khi thấy bệnh viện quá tải tới 145%, chính quyền thành phố đã cho cơ chế thành lập mô hình bệnh viện vệ tinh, tuy nhiên đến năm 2016 bệnh viện vẫn bị quá tải 145%!

Đạt giải Nobel là việc cực kỳ khó. Mà nếu đạt được thì giải thưởng trên cũng khó mà thay đổi hiện trạng nói trên.

Xem ra giải này (nếu đạt được) cũng giống như cái “giải” đã đạt vào năm 1980 với việc Phạm Tuân trở thành “phi công vũ trụ Á châu đầu tiên bay vào vũ trụ”. Thì Việt Nam đã bay vào vũ trụ thật đó, nhưng bay để được cái gì, ngoài mấy câu ca dao mà dân gian chế diễu kiểu Bút Tre:

Dân ta ăn độn, ăn mì

Mày lên vũ trụ làm gì hở Tuân

Hay:

Hoan hô đồng chí Gơ rồ

Bốt-kô đã được đảng tà thưởng huân

Chương vì đưa được thằng Tuân

Bay lên vũ trụ cả tuần chẳng sao

Trong chuyến bị dân gian giễu cợt là “đi ké” với phi hành gia Nga Viktor Vassilyevich Gorbatko, Phạm Tuân đã bay tổng cộng 142 vòng quanh quỹ đạo Trái Đất và tiến hành các thí nghiệm về hòa tan các mẫu khoáng chất hay trồng bèo hoa dâu trong tình trạng phi trọng lực. Tới nay vẫn chưa thấy nói về ứng dụng của những thí nghiệm trên, về những lợi ích của chuyến bay cho đất nước, chỉ biết ông ta là một trong những vị tướng góp phần “bẻ” cong đường Trường Chinh thẳng tắp nói trên “cong như cái ghi đông”: chả là ông ta cũng được chia cho lô đất làm nhà tại đây.

Giải Nobel Y khoa có thể mang lại gì cho đất nước? Bao nhiêu chuyện để làm, chuyện nào cũng thiếu vốn đầu tư cả, có cần phải dồn hết tài nguyên để tìm ra niềm tự hào tương tự chuyến bay vũ trụ này?

Nhưng cũng có thể ông Đinh La Thăng có lý. Nếu một bác sĩ nào đó tại Sài Gòn giành đuợc giải Nobel Y khoa, con bệnh từ khắp thế giới sẽ ùn ùn kéo đến, giới đầu tư nước ngoài cũng hồ hởi rót tiền vào, do đó tình trạng trên sẽ được cải thiện.

Trong khi chờ đợi ngày “tổ chuyên gia đầu ngành” ra đời để Sài Gòn giật giải Nobel thì thành phố này đã rục rịch làm Singapore bằng chiến dịch đòi lại vỉa hè. Nhưng với kiểu làm phong trào này thì cuối cùng thì đâu cũng vào đó. Ngày 28.2.2017 báo Thanh niên đăng bản tin “Đường phố Quận 1, những nơi ông Đoàn Ngọc Hải từng đến ‘giành lại vỉa hè’”, cho biết: “Sau nhiều đợt ra quân ‘giành lại vỉa hè’ dưới sự chỉ đạo của ông Đoàn Ngọc Hải, trong khi nhiều tuyến đường đã trở nên thông thoáng và khang trang hơn, ý thức người dân cũng chấp hành nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, một số ít nơi vẫn còn tái diễn vi phạm”.

Chỉ mới một ngày hôm sau thôi mà đã vậy thì nói gì là tuần sau, tháng sau, năm sau? Giới lãnh đạo tại Sài Gòn muốn bắt chước cách quản lý đô thị của Singapore, tuy nhiên họ không ý thức rằng quản lý đô thị chỉ là một phần nhỏ trong các quản trị quốc gia!

Quản trị một quốc gia

Trụ sở của các cơ quan trung ương có thể ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè vì xem mình đứng trên luật pháp. Thân nhân các quan chức ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè vì nghĩ rằng họ miễn dịch với luật pháp. Còn lại là dân buôn gánh bán bưng, những người sửa xe, xá xe, v.v… Bất cứ vỉa hè thành phố nào của Việt Nam cũng có bóng dáng của họ. Họ có thể nào yên ổn làm ăn với hệ thống công an, dân phòng, đội trật tự đô thị nếu không “chung chi”? Và chính đội quân “nách thước, tay dao” này lại phải chung chi cho các quan chức cấp phường và quận để có một việc làm như thế.

Đập phá tanh bành nguồn làm ăn của dân nhưng có phá vỡ ra cái kỹ nghệ tham nhũng và vạch mặt được bọn sâu dân mọt nước kia hay không? Tháo gỡ vọng gác của Ngân hàng Nhà Nước rồi sau đó lại hì hục mang đến trả thì cuối cùng chỉ có dân gánh chịu: tiền đây cũng là tiền của dân, tiền từ thuế dân đóng, từ các tài nguyên đã bán cho nước ngòai hay tiền vay mượn mà con cháu đời sau của dân sẽ è cổ ra trả!

Đây chính là vấn nạn mà chế độ tạo ra với tình trạng vô pháp luật bao trùm mọi cấp, nạn tham những bao trùm đủ mọi cấp.

Singapore có một đô thị xinh đẹp, trước hết là nhờ cơ chế pháp trị của nó. Dù Singapore vẫn là một thể chế “chuyên chế mềm”, nó vẫn là một xã hội mà không ai có thể ngang nhiên dẫm lên pháp luật.

Các quan chức Sài Gòn muốn học theo Singapore thì ở đây ta cũng thử xem Singapore đã học từ ai.

Tư thế đĩnh đạc cả khi thua trận

Người có công đầu trong việc tạo dựng nên một Singapore hiện đại của hôm nay là Lý Quang Diệu. Nhưng ông Diệu đã học cách trị nước này từ người Anh, ngay vào lúc người Anh bại trận, một thất bại đau đớn và điếm nhục nhất trong lịch sử của mình: trận thất thủ Singapore năm 1942.

Trong hồi ký của mình, ông Lý cho biết từ trẻ, khi chứng kiến cảnh quân đội Anh tại Singapore xếp hàng rút về Malaysia trước sức tấn công của quân Nhật, ông đã thán phục tinh thần của người Anh và nguyện là sau này sẽ xây dựng đất nước của mình theo tinh thần và ý chí sắt thép của người Anh.

Theo diễn tả của ông thì dù thất trận phải triệt thoái, những người lính Anh vẫn đi đứng đĩnh đạc, thẳng người, mắt nhìn thẳng, hàng ngủ chỉnh tề và dĩ nhiên là luôn trật tự. Khi thất thế mà vẫn vững vàng như thế thì tập thể đó rất đáng để học hỏi và noi theo.

Ở đây các quan chức lãnh đạo cộng sản VN cũng cần học hỏi như vậy.

Hãy bớt huênh hoang, bớt phí tiền bạc của dân vào các lễ tưởng niệm rầm rộ, việc xây các tượng đài chiến thắng hoành tráng. Nhưng họ cần phải ngửng đầu đĩnh đạc khi nói về những trận thua như trận Gạc Ma năm 1988 hay những trận đau như cuộc chiến 1979.

Như đã nói ở trên, chỉ mới ngày 17.2.2017 vừa rồi chính họ họ đã ra lệnh công an chìm và dư nổi kiểm soát hay phá họai lễ tưởng niệm cuộc chiến 1979. Nghệ sĩ Kim Chi, một người bị đưa lên xe bus cùng hàng chục người khác khi vừa đến gần tượng Trần Hưng Đạo tại Sài Gòn phẫn nộ: “Thật là một hành động bán nước và vô ơn. Chúng tôi đi tưởng niệm đồng bào mình nhưng lại bị chính người Việt Nam của mình bắt giữ”.

Muốn học Singapore thì trước hết hãy học cách ứng xử mà đảo quốc này đã học từ người Anh trong cuộc chiến ngoại giao với Trung Quốc. Lính Anh thua trận nhưng vẫn ngửng cao đầu.

Một chính quyền đang huyên thuyên về “vai trò lịch sử” của mình mà lại cúi gằm mặt như là bọn ăn trộm vặt trước những sự kiện lịch sử nhức nhối nhất của dân tộc mình, thật là quá mỉa mai!

Từ “gái quê” thành nghi can!

Anh Minh

Cô Đoàn Thị Hương tại Malaysia, khi vừa bị bắt hôm 14/2/2017.

Cô Đoàn Thị Hương tại Malaysia, khi vừa bị bắt hôm 14/2/2017.

AFP
 ‘Nổi tiếng khắp thế giới’

Truyền thông quốc tế vào ngày 1 tháng 3 chiếu cảnh cô Đoàn thị Hương, nghi phạm trong vụ án quốc tế giết hại ông Kim Jong Nam bằng chất độc thần kinh VX, bị còng tay đưa ra tòa.

Sau phiên xử cô này rời tòa trong chiếc áo chống đạn. Những hình ảnh trong ngày ra tòa cho thấy đó là một cô gái trẻ, tóc ngắn nhuộm hoe vàng…. Trước đó kênh truyền hình Trung Quốc tiết lộ ảnh của nghi phạm mặc chiếc áo có chữ LoL (Laugh Out Loud). Tất cả khớp với thông tin mà cảnh sát Malaysia đưa ra sau khi bắt giữ nghi phạm hôm 15 tháng 2: đó là một người mang quốc tịch Việt Nam, sinh năm 1988 ở Nam Định.

Gia đình bây giờ rất là buồn. Biết làm sao được?! Cháu làm như vậy thì mình làm sao biết được. Cháu vẫn đi làm bình thường. Sự việc này xảy ra vậy không biết được.
-Ông Đoàn Văn Thạnh

Thân nhân và hàng xóm của cô này ở xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định khi được tiếp xúc cũng xác nhận hình ảnh được công khai giống hệt cô con gái út của ông Đoàn Văn Thạnh hiện ngụ tại địa phương.

Vào buổi tối sau khi có tin Đoàn thị Hương bị đưa ra tòa với cáo buộc tham gia vụ ám sát bằng chất độc thần kinh VX và nếu bị buộc tội thì có thể chịu án tử hình, ông Đoàn Văn Thạnh lặp lại việc gia đình không hề biết con đi xa làm những gì:

“Gia đình bây giờ rất là buồn. Biết làm sao được?! Cháu làm như vậy thì mình làm sao biết được. Cháu vẫn đi làm bình thường. Sự việc này xảy ra vậy không biết được.”

Ngay sau tin tức về nữ nghi phạm Việt Nam có tên Đoàn thị Hương, sinh năm 1988 ở Nam Định được loan đi, nhiều cư dân mạng bắt đầu truy tìm tông tích của nhân vật này. Họ phát hiện ra một facebooker có biệt danh ‘Ruby, Ruby’.

Đoàn Thị Hương – Ruby, Ruby

Chủ nhân tài khoản facebook Ruby, Ruby có khuôn mặt giống Đoàn thị Hương nhưng ăn mặc rất khêu gợi, với những status thật ‘ngôn tình’. Một số tin còn cho biết khi ở Hà Nội, Đoàn thị Hương làm việc tại một quán bar ở thủ đô. Cô gái này còn giao du với nhiều người nước ngoài.

doan-thi-huong-2-622.jpg
Chủ nhân tài khoản facebook Ruby, Ruby có khuôn mặt giống Đoàn Thị Hương. Courtesy FB Ruby, Ruby

Nhân vật mà cư dân mạng phát hiện như thế hoàn toàn khác với những gì mà người thân và hàng xóm nhận định về cô gái Đoàn Thị Hương, con ông Đoàn Văn Thạnh ở tại đội 14 xã nghĩa bình, huyện nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Đây là một gia đình không có gì là dư giả nhưng cũng không đến mức thiếu thốn. Ông bố và bà mẹ kế của Đoàn thị Hương hiện sống trong căn nhà cấp 4 cạnh một con lạch nhỏ. Đây là nơi mà Hương mới về thăm hôm tết âm lịch Đinh Dậu vừa qua.

Mẹ Hương mất đột ngột đúng ngày Noel năm 2016 . Từ ngày Hương học xong cấp 3, mẹ thì bị bệnh tim nên gia đình khó khăn nhưng vẫn cố gắng cho Hương học đại học. Người thân còn nói thêm Đoàn thị Hương lên Hà Nội học dược và sau đó thêm ngành kế toán.

Ông Đoàn Văn Thạnh là thương binh hạng nặng cụt mất một chân; nhưng nay làm việc coi chợ kiếm thêm thu nhập ngoài lương thương binh. Sau khi mẹ Hương mất được 1 năm thì bố Hương đi bước nữa vì cần người lo lắng chăm sóc, chia sẻ.

Hàng xóm nhà đối diện hương chia sẻ về hoàn cảnh cũng như tính cách của Hương:

“Mấy ngày nó về, tôi nhìn thấy nó leo qua cầu sang thăm anh chị nó. Rồi nó về nó cũng chào thím. Có khi đi thì nó bảo “Cháu đi đây!” Tôi thấy nó bình thường, hiền, ngoan ngoãn. Tôi không nghĩ là nó làm các cái đấy!”

“Ngày trước ở quê nó ngoan lắm. Nó cũng tham gia các đoàn thể mà. Có điều nó đi làm ăn mấy năm nay rồi, lâu lắm!”

Em Hương sinh ra và lớn lên trong một gia đình công giáo tốt. Trong thời gian học cấp 1, 2, 3 thì vẫn sinh hoạt tôn giáo và đoàn thể ở giáo xứ.
-LM Giuse Phạm Xuân Thi

Gia đình Đoàn Thị Hương cũng thuộc xứ đạo Phương Lạc, giáo phận Bùi Chu. Đây là vùng theo đạo Công Giáo hiện do linh mục Giuse Phạm Xuân Thi quản nhiệm.

Vị linh mục quản xứ cho biết:

“Em Hương sinh ra và lớn lên trong một gia đình công giáo tốt. Trong thời gian học cấp 1, 2, 3 thì vẫn sinh hoạt tôn giáo và đoàn thể ở giáo xứ.”

Quê nhà của cô Đoàn thị Hương là một làng quê thuần nông ở vùng đồng bằng bắc bộ. Nhiều làng quê xứ Việt nay không còn lặng yên sau lũy tre như xưa nữa. Những con đường bê tông thay thế đường đất quanh co, cũng như tường rào thay cho lũy tre bị bứng gốc trong Chương trình nông thôn mới được phát động lâu nay.

Hằng đêm làng quê sáng điện, nông dân quây quần xem truyền hình, một số bạn trẻ có thể lướt web, nghe nhạc mới…

Phương tiện hiện đại về đến làng quê giúp những thanh niên, thiếu nữ nông thôn tiếp cận được với lối sống hiện đại. Thế nhưng quê nhà không có đủ công ăn- việc làm cho lớp đến tuổi lao động. Nhiều bạn trẻ như Đoàn Thị Hương rời khỏi làng quê lên thành phố, nhất là thủ đô Hà Nội, tìm kiếm cơ hội vươn lên.

Có những bạn trẻ còn đi xa hơn ra khỏi nước. Khát vọng của nhiều bạn phải được ‘bằng chị, bằng em’; tuy nhiên không phải tất cả đều thành công nơi phố thị hay chốn quê người.

Tin tức cho thấy trong những năm qua, nhiều bạn trẻ cả nam lẫn nữ từ các vùng nông thôn xứ Việt bị lừa khi đi xuất khẩu lao động; bị hụt hẫng lúc chân ướt- chân ráo đến chốn thị thành…Đoàn thị Hương hẳn là một trong những trường hợp không may đó. Họ như con thiêu thân bị thiêu rụi khi đâm đầu vào bóng đèn sáng nóng!

LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ KÊU GỌI TỒNG BIỂU TÌNH NGÀY 05.03.201

From facebook:  TTim TTím‘s post.
Image may contain: 1 person, crowd and outdoor
TTim TTím with Ellen Nguyen.

LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ KÊU GỌI TỒNG BIỂU TÌNH NGÀY 05.03.2017

SBTN- 2.3.2017 -Trong những ngày qua, Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý- đại diện cho tổ chức Quốc Dân Việt- đã kêu gọi toàn thể người dân Việt Nam khắp ba miền xuống đường biểu tình trong ngày 05.03.2017 sắp tới.

Linh mục Nguyễn Văn Lý cho phóng viên SBTN biết lý do: “Nhìn vào tình hình đất nước Việt Nam hiện nay sẽ không còn thời gian để lập ra kế hoạch này, kế hoạch nọ để giải thể chế độ cộng sản độc tài. Muốn đập tan chế độ cộng sản độc tài cần có 4 giai đoạn: đồng lòng thay đổi nhận thức, đồng lòng lên tiếng, đồng lòng cầu nguyện và đồng lòng hành động. Hiện tại, người dân Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn đồng lòng rồi, và chỉ còn đồng lòng hành động để thay đổi. Nhìn vào tình hình hiện nay, Formosa đang gây ô nhiễm môi trường khắp nơi, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Và Trung Cộng thì đang âm mưu thôn tính Việt Nam. Chính vì vậy, thời điểm này là cơ hội để người dân hành động. Cuộc tổng biểu tình 05/03/2017 sắp tới là đợt tập duyệt để người dân quen dần. Tôi tha thiết kêu gọi mọi người cùng tham gia và bày tỏ tiếng nói của chính mình.”

Theo ghi nhận của phóng viên SBTN, hưởng ứng lời kêu gọi của Linh Mục Nguyễn Văn Lý, nhiều tổ chức, cá nhân và khắp ba miền Bắc – Trung – Nam đã có nhiều điểm tổ chức xuống đường biểu tình. Cụ thể:

– Hà Nội: 7h45 tại hồ Hoàn Kiếm
– Sài Gòn: 7h30 tại nhà thờ Đức Bà
– Vinh: 8h00 tại huyện Quỳnh Lưu
– Hà Tĩnh: 8h00 cổng vông ty Formosa
– Huế: 8h00 đường Nguyễn Huệ
– Đắc Lăk: 8h00 ngã năm nhà thờ Buôn Mê Thuột
– Cần Thơ: 7h30 quận Ninh Kiều
– Thái Bình: 8h45 bến xe Thái Bình ở đường Lý Bôn
– Nha Trang: 7h30 đường Nguyễn Huệ, Chợ Đầm
– Quảng Bình: 8h00 quốc lộ 1A đoạn qua Tx Ba Đồn
– Đồng Nai: 8h15 ngã ba Tam Hiệp
– An Giang: 8h00 đường Nguyễn Thái Học, tp Mỹ Tho
– Bình Dương: 7h30 siêu thị Sóng Thần.

Được biết, đồng bào tại hải ngoại cũng đã chuẩn bị những cuộc biểu tình để đồng hành cùng người trong nước.

Nguyên Nguyễn/SBTN
http://www.sbtn.tv/linh-muc-nguyen-van-ly-keu-goi-tong-bie…/

Kỷ luật vài người không cứu nổi muôn người


Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh tư liệu)

Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh tư liệu)

Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục gây xôn xao dư luận khi phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của ĐCSVN năm 2016 vào ngày 24/2 vừa qua, đến nỗi mà các báo đều giật tít với tựa đề là câu nói này của ông. Nguyên văn câu nói của ông Trọng là:

“…Chúng ta rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình; không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình; trái lại, rất khổ tâm, đau xót. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật; kỷ luật một vài người để cứu muôn người!…”

Chỉ một câu nói này của ông Trọng thôi mà đã phơi bày gần như toàn bộ bản chất của chế độ chính trị Việt Nam hiện tại. Đó là chế độ đảng trị, chuyên chế, vì lợi ích ích kỷ của giới lãnh đạo đảng cầm quyền chứ hoàn toàn không phải là nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” như vẫn hô hào bấy lâu nay.

Nhân đạo, nhân ái với ai?

Hãy đọc vài dòng tâm sự đăng trên báo Tâm Sự Gia Đình của một đảng viên Cộng sản, ông Lê Kiên Thành, con trai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn:

“Tôi nhìn thấy sự tàn ác cả ở những vụ án tham ô, tham nhũng, cướp đất dân nghèo của những người có quyền lực. Tôi nhìn thấy sự tàn ác trong những vụ án oan mà những người đại diện pháp luật bằng sự lạnh lùng, vô tình, vô trách nhiệm của họ, đã vội vã đưa ra những kết luận điều tra vô lý nhất mà không cần quan tâm đến việc họ có thể đẩy một con người vô tội vào con đường chết.”

Thế là đã rõ, “đảng ta” rất nhân từ với “đồng chí”, “đồng đội” nhưng “tàn ác” với người dân. Chỉ là kỷ luật “khiển trách”, “cảnh cáo” trong nội bộ của đảng Cộng sản còn như vậy thì đừng mong gì các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ điều tra và xét xử nghiêm minh những quan chức sâu mọt, bán nước hại dân. Phải chăng vì thế mà Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 15 cấm công an không được trinh sát đảng viên Cộng sản?

Kỷ luật một vài người là ai?

Vụ việc xem xét kỷ luật lớn nhất của ĐCSVN ở thời điểm hiện tại chính là kỷ luật các quan chức chịu trách nhiệm về thảm họa môi trường Formosa. Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Võ Kim Cự, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh (nhiệm kỳ 2011-2016) và ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng (nhiệm kỳ 2010-2016) phải chịu “trách nhiệm chính”.

Điều này có công bằng không khi quyết định 145/2007/QĐ-TTg của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 gồm cả công trình tại Hà Tĩnh?

Sau khi thảm họa cá chết hàng loạt diễn ra vào tháng 4/2016 thì ngày 21-22/4/2016, chính ông Nguyễn Phú Trọng cũng đến thăm Hà Tĩnh và kiểm tra tiến độ của dự án Formosa nhưng ông cũng không hề nhắc đến chuyện cá chết đang làm người dân điêu đứng. Điều này chứng tỏ ông Trọng biết rất rõ và đồng thuận về dự án Formosa chứ không thể đổ vấy cho các quan chức cấp dưới.

‘Cứu muôn người’ là ai?

“Kỷ luật một vài người” rốt cuộc chỉ là thủ đoạn chính trị để thoát tội. Thế còn “cứu muôn người” là cứu ai?

Chúng ta không thể hiểu “cứu muôn người” ở đây là cứu muôn dân vì như ông Lê Kiên Thành đã nói, giới lãnh đạo “tàn ác” với dân. Chúng ta chỉ có thể hiểu “cứu muôn người” ở đây là cứu cái ghế của những người có chức, có quyền, có tiền trong đảng Cộng sản.

Tại sao phải “cứu muôn người”? “Muôn người” này có tội gì hay sao mà phải cứu? Chứng tỏ ông Trọng biết rất rõ tội của giới lãnh đạo Cộng sản là độc quyền nhà nước, áp đặt Hiến pháp, đứng trên pháp luật, tước đoạt quyền làm chủ của nhân dân, vi phạm điều 2 Hiến pháp khẳng định “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”.

Trong bài báo ra ngày 19/2 mới đây trên báo An Ninh Thế Giới, ông Lê Kiên Thành đã nhận định rằng lực lượng bảo thủ đang có tiền, có quyền lực chiếm khoảng 1/3 số đảng viên. Nếu quyền lực bất hợp pháp và bất công của lực lượng bảo thủ này được “cứu” thì sẽ là thảm họa cho cả dân tộc.

Dẫn chứng rất rõ ràng. Mới đây thôi, để bảo vệ cho các nhà tư bản nước ngoài lắm tiền cũng như các quan chức đã bảo kê cho họ, tòa án các cấp đã bác đơn kiện đòi Formosa bồi thường của các ngư dân. Đoàn người thuộc giáo xứ Song Ngọc, tỉnh Nghệ An phải đi bộ ra Hà Tĩnh để đưa đơn thì bị chặn phá, đánh đập dã man giữa đường, trong đó có cả linh mục Nguyễn Đình Thục.

Pháp luật của chế độ độc đảng chỉ để trang trí

Điều 183 và 185 của Bộ luật hình sự quy định rất rõ về tội gây ô nhiễm nguồn nước và tội nhập khẩu thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Thế nhưng các quan chức Formosa không hề bị truy tố theo quy định của pháp luật mà chỉ cần bỏ ra 500 triệu đôla Mỹ là tiếp tục hoạt động. Nhà cầm quyền cũng thản nhiên nhận số tiền này mà không cần đi điều tra xem thiệt hại của dân thực sự thế nào. Không ai biết con số 500 triệu đôla Mỹ từ đâu ra, căn cứ vào đâu.

Điều 285 Bộ luật hình sự cũng quy định rõ về việc truy tố những người “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Thế nhưng những quan chức chịu trách nhiệm chỉ bị “kỷ luật” trong nội bộ của một đảng là sao?

Dễ thấy là vụ việc Formosa đã gây bất bình sâu sắc trong người dân cả nước và cả trong hàng ngũ đảng viên Cộng sản. Nhà cầm quyền cũng biết điều đó nên phải tìm ra một vài “con dê tế thần” để xoa dịu người dân. Nhưng liệu cứ tìm một vài người để kỷ luật như thế thì có cứu nổi những lãnh đạo của đảng Cộng sản mãi không?

Pháp luật chuẩn mực mới là giải pháp ‘cứu muôn người’

Ở thời đại Internet ngày nay, nhà cầm quyền cần nhận thức rõ họ không thể cai trị theo kiểu lừa mị xưa cũ được nữa. Những giả trá, tàn ác sẽ nhanh chóng bị vạch trần trên mạng xã hội. Các giải pháp chắp vá mà giới lãnh đạo Cộng sản đưa ra sẽ không thể giải quyết được tận gốc vấn đề chính trị của Việt Nam là một đảng độc quyền nhà nước, đứng trên pháp luật gây bất công xã hội, gây chia rẽ dân tộc.

Thế thì giải pháp tổng thể đưa ra là phải hiện thực hóa quyền làm chủ của người dân trên nền tảng pháp luật chuẩn mực, bắt đầu từ bản Hiến pháp do toàn dân phúc quyết. Pháp luật chuẩn mực sẽ giúp người dân bầu ra những lãnh đạo có năng lực để giải quyết các khó khăn của đất nước, tránh bị lừa dối một lần nữa và ngăn ngừa những thảm họa tương tự trong tương lai.

Người dân chỉ có thể đoàn kết khi cùng nhau bảo vệ bản Hiến pháp chuẩn mực, bảo vệ nhà nước chính danh do dân bầu ra, bảo vệ đất nước chống ngoại xâm, bảo vệ công lý chống bất công, bảo vệ môi trường chống ô nhiễm. Đây không phải là thời phong kiến khi toàn dân đoàn kết xoay quanh một triều đại, một chế độ không do dân làm chủ.

Lực lượng để thực thi sứ mạng đó chính là những người Việt đoàn kết, yêu nước, nối vòng tay lớn với nhau để cùng nhau cất lên tiếng nói vang dội của đại thể công dân nước Việt. Lực lượng đó bao gồm cả các đảng viên Cộng sản, các sỹ quan công an, quân đội còn lương tri, còn nặng lòng với dân tộc. Lực lượng tiến bộ đó khi đã đủ lớn mạnh thì thế lực bảo thủ nào cũng phải chấp nhận “đổi mới 2”.

Nền tảng pháp luật chuẩn mực để bảo vệ quyền công dân cũng là bảo vệ các công dân là đảng viên Cộng sản. Đó là giải pháp để “cứu muôn người” chứ không phải chỉ là vá víu, kiếm vài người để kỷ luật như hiện nay. Giải pháp chắp vá đó chắc chắn không thể cứu nổi giới lãnh đạo Cộng sản trước sự phẫn uất đang ngày một tăng cao của người dân.

Vượt qua nỗi sợ

Ông Lê Kiên Thành đã nói “cuộc đổi mới năm 1986 về bản chất là vượt qua nỗi sợ hãi của chính chúng ta, để chúng ta dám làm những điều mà chúng ta vì sợ hãi mà đã ngăn cấm”. Bây giờ cũng thế, điều 25 Hiến pháp đã khẳng định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình…” Do đó, khi chưa có luật quy định cụ thể thì công dân cứ làm, không có gì phải sợ hãi hay xin phép ai. Luật phải tuân theo Hiến pháp chứ không phải để hạn chế quyền công dân, và những gì luật pháp không cấm thì công dân có quyền làm.

Cần lưu ý là quyền tự do lập hội cũng bao gồm quyền tự do lập đảng. Không có điều luật nào cấm dân lập đảng, và theo điều 16 Hiến pháp về quyền bình đẳng thì các công dân là đảng viên Cộng sản có quyền sinh hoạt đảng phái thì các công dân không Cộng sản cũng đương nhiên có quyền này.

Lần đầu tiên tổ chức thi tay nghề hoạn lợn

Chuyện khó tin nhưng có thật ở Việt Nam?

Lần đầu tiên  tổ chức thi tay nghề hoạn lợn

02/03/2016  16:40 GMT+7

Thiến, hoạn lợn con là một trong bốn nghề thuộc chuyên ngành nông nghiệp lần đầu tiên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thi.

Hội thi tay nghề cấp Bộ lần thứ 7 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc tại Cao đẳng nghề Cơ điện – Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ (Bình Định) ngày 1/3.

Tham gia Hội thi lần này có 150 thí sinh được tuyển chọn từ 23 trường cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Các thí sinh sẽ dự thi 13 nghề “truyền thống” như: Nghề mộc mỹ nghệ, nghề mộc dân dụng, nghề hàn, nghề xây gạch, nghề lắp đặt điện, nghề điện lạnh, nghề sửa chữa ô tô…

Đặc biệt, năm nay lần đầu tiên Bộ tổ chức thi 4 nghề thuộc chuyên ngành nông nghiệp là: Nghề ghép nêm cây cà phê; nghề chiết ghép cây ăn quả; nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh; và nghề thiến, hoạn lợn con.

Sếp dầu khí trốn đi nước ngoài: Hưởng lương thưởng gần 600 triệu

Sếp dầu khí trốn đi nước ngoài: Hưởng lương thưởng gần 600 triệu

 Ông Lê Chung Dũng, cựu Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam đã bỏ trốn đi nước ngoài từ tháng 10/2016. Báo cáo mới nhất của DN này cập nhật mức thu nhập gần 600 triệu đồng của ông này năm 2015 đã được quyết toán chính thức.

Tổng công ty điện lực Dầu khí Việt Nam (PV-Power) vừa có Báo cáo Thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức năm 2016, trong đó có cập nhật tình hình lương thưởng của lãnh đạo công ty.

Theo đó, ông Lê Chung Dũng, cựu Phó Tổng giám đốc PV-Power cũng được liệt kê trong danh sách này. Cụ thể, ông Lê Chung Dũng có tổng thu nhập cả năm là 586 triệu đồng (bao gồm 495 triệu tiền lương và 91 triệu tiền thưởng và các chế độ khác).

 ông lê chung dũng, sếp dầu khí trốn đi nước ngoài,cán bộ trốn đi nước ngoài
Ông Lê Chung Dũng trốn đi nước ngoài từ tháng 10/2016

Mức lương, thưởng ông Dũng nhận được vẫn thuộc hàng cao nhất trong dàn lãnh đạo PV-Power. Tuy nhiên, đây là con số đã được quyết toán chính thức của 2015 khi ông Dũng làm đầy đủ 12 tháng tại DN.

Được biết, quyết toán tài chính 2016 đang được DN này thực hiện. Theo đó, việc quyết toán lương cho ông Dũng được tính mức tiền lương cơ bản theo Nghị định 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 và thời gian làm việc thực tế của ông Dũng tại DN. Với mức lương 29 triệu/tháng của phó tổng giám đốc, thời gian làm việc chỉ hơn 9 tháng. Tính ra số tiền ông Dũng thực nhận chỉ xấp xỉ 280 triệu đồng trong năm 2016.

FORMOSA TIẾP TỤC HẠ ĐỘC BIỂN VIỆT NAM

From facebook:  Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm‘s post.
Image may contain: text
Nguyễn Hoàng-Thanh TâmFollow

FORMOSA TIẾP TỤC HẠ ĐỘC BIỂN VIỆT NAM
Nhưng Bộ Tài-Môi Vẫn Bao Che

Báo Thanh Niên hôm nay, 1/3, cho hay kết quả phân tích nước biển tại khu vực nhà máy Formosa, Vũng Áng cho thấy nồng độ Phenol, một độc tố nguy hiểm, đã vượt xa mức độ cho phép đến 10,3 lần so với Quy Chuẩn Quốc Gia.

Ngoài ra, về Amonia cũng vượt 91,5 lần mức quy chuẩn. Đây là kết quả phân tích của Viện Công nghệ môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Cũng cùng bản tin, phóng viên trích lời Bộ Tài nguyên – Môi trường vẫn khăng khăng bao che cho Formosa và cho rằng vệt nước đỏ xuất hiện ở cảng Vũng Áng và Cảng Sơn Dương của Công ty Formosa là do hiện tượng TẢO NỞ HOA, hay còn gọi là THỦY TRIỀU ĐỎ.

Đổi tiền lấy tự do!

From facebook:  Trần Bang‘s post.
Image may contain: text
Image may contain: 6 people, people sitting

Trần Bang added 2 new photos.

Nếu Đảng cộng sản VN vì nhân dân VN, vì Tổ quốc VN thì một bản tin Đặc Biệt (…) làm nức lòng nhân dân VN lan truyền chóng mặt vào tối ngày CC, tháng M, năm 2017 như sau:

– Sáng Ngày ( CC) TƯ Đảng cộng sản VN họp ra một Nghị quyết duy nhất: trả lại quyền lực cho toàn dân VN, “ĐCSVN không là đảng duy nhất lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội VN”

– Chiều ngày CC Quốc Hội CHXHCN VN họp phiên toàn thể đặc biệt thông qua những vấn đề quan trọng (để chuyển giao quyền lực trong ôn hòa) của đất nước:
1. Biểu quyết xóa bỏ vĩnh viễn Điều 4 HP 2013, đạt 87% số phiếu đồng thuận.

2. Thành lập Hội Đồng bầu cử Quốc gia gồm 200 thành viên. Các thành viên được chọn từ các Tổ chức chính trị, XHDS (không phải đảng cộng sản và tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản) tham dự, mỗi tổ chức không vượt quá 40 thành viên (20%) và không ít hơn 2 thành viên (1%), Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chánh án tối cao, Chủ tịch QH và các Bộ trưởng đương nhiệm được tham dự như các thành viên đương nhiên.

3. Đảng CS từ trung ương đến địa phương trả lại toàn bộ tài sản ( bất động sản, động sản) như văn phòng, trụ sở, hội trường, xe cộ, nhà cửa, tiền tệ, cổ phần, cổ phiếu, công ty, xí nghiệp, trường đảng… và các dạng tài sản khác mà ĐCSVN đang nắm giữ trả lại cho Quốc gia, chính quyền các cấp tương đương kiểm kê và nhận bàn giao.

4. Giải tán QH.

5. Bầu Quốc Hội lập hiến, do Hội đồng bầu cử Quốc gia đảm nhận.

6. Trong thời gian Bầu cử Quốc Hội lập hiến, và Thông qua Hiến pháp mới. Mọi hoạt động của Nhà nước VN từ TU tới địa phương vẫn thực hiện theo Luật hiện hành, trừ những điều trái với Bộ luật Nhân quyền Quốc tế.

7. Thời gian chuyền tiếp, để Bầu cử QH lập hiến, và thông qua Hiến pháp mới là 300 ngày kể từ ngày CC.

8. Những người làm ở các cơ quan đảng CSVN từ TƯ đến địa phương mất việc sẽ được hưởng mọi chế độ như trường hợp người lao động bị mất việc (khi công ty bị phá sản) theo Luật lao động hiện hành.

Bỏ điều 4 HP 2013, các cơ quan gọi là Đảng đoàn, TU, Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Huyện uỷ, Đảng ủy, Chi bộ tự động mất chức năng (tự kỷ) lãnh đạo ba nhánh Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Ngân sách nhà nước không trả lương và không chi trả các chi phí hoạt động “lãnh đạo” của ĐCSVN vì thế những người làm việc ở đó mất việc.

(Và Hiến pháp 2013 cũng không có quy định các cơ quan đảng chồng lên nhà nước TƯ, các Bộ ngành và chính quyền địa phương.)

P/s: Không thể quá ưu ái như bản đề xuất của FBker Phạm Phú Thứ bên dưới, vì như thế sẽ lại tạo ra bất công xã hội. ảnh 1 copy từ FB Đinh Văn Hải.

Một Mảnh Đất Lành

Một Mảnh Đất Lành-   S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

Tôi thấy lũ trẻ “phượt” ào ào nên cũng vội vã phóng theo (chớ ở nhà hoài buồn quá) dù chả có chút ý niệm gì, về những nẻo đường sắp tới.

Đi đâu đây cà?

Ngần ngừ chút xíu rồi tôi quyết định là mình nên khởi sự bằng cách trở lại một chốn đã quen – Thái Lan – nơi mà tôi bắt đầu cuộc đời tị nạn, gần bốn mươi năm trước!

Vì không biết rằng tiếng anh có từ ngữ “guest house” nên tôi gu gồ (đại) “bangkok hotel” và tìm ra một cái  khách sạn, ở giữa thủ đô, với giá 40 U.S.A dollar mỗi ngày. Kể cũng chả mắc mỏ gì, nếu so với loại phòng bình dân ở California.

Ngủ qua đêm, sáng hôm sau đi lơn tơn mới thấy trên cùng một dẫy phố nhưng có rất nhiều nhà trọ mà chỉ phải trả 18 Mỹ Kim hà. Thế là tôi lật đật xách ba lô, chạy sang chỗ mới.

Qua đêm sau nữa, tôi “khám phá” ra rằng không chỉ ở mặt tiền mà trong những con hẻm (lủa tủa) hai bên cũng có cả đống guest house. Giá cả, tất nhiên, nhẹ nhàng hơn thấy rõ: mười hai đô la chẵn. Còn nếu “chịu” ở chung (ở dorm) với vài ba mạng nữa thì chỉ nửa giá đó thôi – breakfast included !

Tôi “chịu” liền. Tưởng gì chớ “chung đụng” thì có hề chi. Số trại lính, trại tù, trại cải tạo, trại tị nạn … mà tôi từng sống qua – trên những cái giường đôi – nếu chỉ tính bằng đầu ngón tay, không kể ngón chân, dám thiếu!

Thêm vài ba bữa, sau khi la cà với một mớ đồng hương (mấy anh chị tị nạn, cùng với những em nhỏ chạy bàn, phụ hồ, bán kem, bán nước dừa, bán trái cây …) tôi được cho hay là có rất nhiều cao ốc, ở ngoại ô Bangkok, phòng thuê hàng tháng chưa tới ba ngàn tiền baht – tròm trèm chỉ cỡ 100 MK thôi – tính luôn wifi và điện nước.

Loại chung cư này thường cao tới bẩy tám tầng, nằm cạnh bên nhau, tạo nên những con hẻm nhỏ song song, vô cùng xầm uất. Hàng quán san sát, thức ăn ê hề, rẻ rề, ngon miệng, và chưa nghe có ai bị ngộ độc phải vô nhà thương hết trơn hết trọi. Vào giờ cao điểm, xe cộ – đôi khi – phải di chuyển cùng với tốc độ của …  khách bộ hành nhưng không nghe tiếng còi và cũng không có tiếng người chèo kéo/mời mọc hay cãi cọ gì ráo trọi.

Tôi dọn vô thử. Ở tuốt trên tầng sáu. Tuy thang máy chậm, phòng hơi chật và hành lang hơi tôi tối nhưng sạch sẽ, và yên tĩnh đến không ngờ. Cũng như người Lào, người Thái không ồn. Tiếng duy nhất mà tôi nghe suốt ngày, từ sáng sớm đến chiều, chỉ là tiếng chim thôi.

Ảnh chụp tháng hai 2017

Dân Thái tin rằng chim chóc mang lại điềm lành nên để chúng được sống hoàn toàn tự do, và tha hồ ca hót. Nhiều loại chim lắm. Có con líu lo, có con rủ rỉ, có con tíu tít không ngừng nhưng tôi nhận ra ngay tiếng ríu rít quen thuộc của những con se sẻ.

Loài chim này có lẽ hiện diện khắp địa cầu. Tiếng kêu thân quen của chúng, trong những lùm cây, vào lúc chiều tàn,  đã nâng đỡ cho tâm hồn đa cảm và yếu ớt của tôi – không biết bao lần – suốt cả cuộc đời lưu  lạc. Cứ nghe se sẻ huyên náo chuyện trò là tôi lại trạnh nhớ tiếng chim ngày cũ, dù bao kỷ niệm (không mấy êm đềm) đều đã phôi pha.

Từ một trại cải tạo heo hút, tôi nhận được giấy “tạm tha” cho trở về nhà, vào năm 1978. Mùa mưa nào mà Đà Lạt chả buồn nhưng mùa mưa năm ấy, tôi không chỉ buồn mà còn đói nữa. Ở tù bị đói, đã đành; ở nhà, ai ngờ, cũng đói!

Lòng buồn, bụng đói, dạ hoang mang, tôi không biết làm chi với cuộc đời mình nên đành chỉ nằm nghe mưa và chờ nắng. Mong có chút xíu nắng thôi cho trời bớt lạnh, cho bầy se sẻ túa lên mái nhà (âu yếm rỉa lông, rỉa cánh cho nhau) và tíu tít mừng vui, đón chào nắng ấm.

Đà Lạt hay có những cơn bão rớt, và những trận mưa dầm dề lê thê kéo dài cả tuần chứ không phải cả ngày. Tuy thế, vẫn có những lúc mặt trời cũng lấp ló ở một nơi nào đó. Nắng cũng làm sáng, và làm ấm phố phường đôi chút nhưng tiếng chim kêu rộn ràng (như những ngày xưa cũ) thì không còn nữa.

Thỉnh thoảng mới có tiếng kêu thương lạc lõng của một con chim se sẻ, trên mái ngói, rồi tiếng đáp trả nho nhỏ buồn buồn (nghe cũng cô đơn và não lòng không kém) từ một căn nhà xa xa nào đó.  Cả một dãy phố mà dường như chỉ còn sót vài đôi chim bé bỏng thôi.

Cái đói của chính mình giúp cho tôi đoán được chuyện gì đã xẩy ra cho loài chim này trong mấy năm qua. Sự khắc nghiệt của chế độ hiện hành, hoá ra, không chỉ ảnh hưởng riêng chi đến con người.

Tôi không hiểu là loài se sẻ chết dần vì đói, hay chúng rời đi đến một phương trời nào khác, bỏ tôi ở lại với đói lạnh và buồn. Buồn quá, tôi cũng đi luôn và chưa bao giờ lần dò trở về chốn cũ.

Ảnh chụp tháng hai 2017                                                

Gần nửa thế kỷ đã qua, không biết bây giờ thì bầy sẻ nhỏ ra sao nhưng đồng bào hay đồng hương của tôi thì vẫn vậy – vẫn cứ tiếp tục ra đi bằng mọi giá và mọi cách. Từ Việt Nam, luật sư Võ An Đôn mới buồn bã cho hay:

Tôi vừa nhận được tin gia đình chị Trần Thị Thanh Loan, Trần Thị Lụa và Trần Thị Phúc đang trên đường vượt biên từ Việt Nam qua Úc bằng đường biển, hiện tại ghe chở người vượt biên đã qua khỏi lãnh hải Indonesia, tiến vào hải phận nước Úc.

Cả 3 gia đình trước đây đã một lần vượt biên qua Úc, bị trả về Việt Nam 7/2015. Tòa án tỉnh Bình Thuận phạt tổng cộng hơn 6 năm tù giam về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép”. Cụ thể: chị Loan 36 tháng tù giam, anh Hồ Trung Lợi (chồng chị Loan) 24 tháng tù giam, chị Lụa 30 tháng tù giam. Riêng anh Lợi đang chấp hành hình phạt tù được 20 tháng, chị Loan và chị Lụa được hoãn chấp hành hình phạt tù 1 năm, đến tháng 7/2017 thì đi tù.

Nếu lần vượt biên này bị Úc trả về thì chị Loan sẽ đối mặt với bản án 7 năm tù giam và chị Lụa 6 năm tù giam (Cộng bản án cũ và bản án mới).

Qua điện thoại chị Loan và chị Lụa cho biết: Nếu lần vượt biên này chính phủ Úc không nhận hai chị tị nạn mà trả về nước, thì hai chị sẽ nhảy xuống biển tự tử, chứ không bao giờ chịu trở về Việt Nam lần thứ 2.

Cầu mong cho ba gia đình thượng lộ bình an và sớm đến được bến bờ tự do!

Ủa, chớ “bến bờ tự do” có gì quyến rũ mà dân Việt –  từ thế hệ này sang thế hệ khác – cứ mãi khát khao đi tìm mãi thế? Tôi đang sống ở Thái Lan, một đất nước “tự do” đây, có thấy chi hấp dẫn lắm đâu?

Chả qua chỉ là một căn phòng nho nhỏ, vừa đủ cho đôi vợ chồng son, với những tiện nghi căn bản – trong một khu chungcư ở ngoại ô – mà số tiền phải trả hàng tháng chỉ bằng một phần tư lợi tức của một người công nhân, dù với đồng lương tối thiểu.

Nơi đây, tuy phần lớn chỉ là những người lao động có lợi tức thấp nhưng đời sống riêng tư của họ được tôn trọng hoàn toàn và tuyệt đối. Không có ông công an khu vực, bà tổ trưởng dân phố, hay chị hội trưởng phụ nữ (dấm dớ) nào lai vãng cả! Cũng chả thấy bóng dáng đám công an giao thông, cảnh sát cơ động, hay lực lượng dân phòng  lảng vảng (xớ rớ) kiếm ăn ở chung quanh!

Dọc theo mấy dẫy chung cư là một dòng sông nhỏ, nước tuy bẩn nhưng cá vẫn còn sống được. Kiên nhẫn ngồi câu, chừng hai ba tiếng, cũng chỉ kéo được hơn chục chú cá rô con.

Phần lớn bờ sông là đất trống, bỏ hoang, mọc tá lả đủ thứ loại trái cây thông thường của vùng nhiệt đới: vú sữa, mít, ổi, chuối, xoài, mãng cầu, đu đủ … Với tay phía nào cũng có thể bẻ được một chùm tầm ruột, vừa mới chín hườm hườm, hay một quả khế (không biết chua/ngọt) vàng ươm.

Bên kia bờ sông –  đôi chỗ – cũng thấy nhô lên một toà biệt thự kín cổng, cao tường. Còn phần lớn đều chỉ là những căn nhà nhỏ, vách ván đơn sơ, sắc mầu lộn xộn. Từ ngoài nhìn vào cũng có thể thấy hết đồ vật luộm thuộm bên trong: giường tủ, ghế bàn, tuyềnh toàng, cũ kỹ.

Cái nghèo cũng được bầy ra qua những mâm cơm chiều thanh đạm, dọn ngay trước sân nhà: cá khô, rau luộc, rổ đậu, đĩa trứng chiên nhỏ xíu, và mấy xâu thịt nướng mỏng tang, cùng vài chai bia (hoặc rượu) địa phương – ma dze in Thai.

Tuy thế, trông người Thái nào tôi cũng cảm được là họ đang sống rất bình an. Nỗi an bình của một của cả một dân tộc chưa từng “dám” đánh thắng một đế quốc to nào ráo, đế quốc nhỏ cũng chưa!

Dân Thái – chắc chắn – chưa bao giờ nghe nói đến những thứ (thổ tả) đại loại như chủ nghĩa mác xít lê nin nít vô địch muôn năn, cải cách ruộng đất, hợp tác xã, đánh công thương nghiệp, đổi tiền, vượt biên, trại cải tạo, nợ công, lạm phát, vỡ qũi bảo hiểm xã hội, sự cố môi trường biển, Hội Nghị Thành Đô …

Cộng lại tất cả những cái “chưa” này của dân tộc Thái Lan thì thành một giấc mơ xa vời (và mỗi lúc một thêm xa) của người dân Việt!

LIÊN HỢP QUỐC CHÍNH THỨC VÀO CUỘC VỤ ÁN XÂM HẠI TRẺ EM Ở VŨNG TÀU

LIÊN HỢP QUỐC CHÍNH THỨC VÀO CUỘC VỤ ÁN XÂM HẠI TRẺ EM Ở VŨNG TÀU

LS Lê Ngọc Luân

2-3-2017

Rất nhanh chóng, chiều hôm qua (01/03), người của Liên Hợp Quốc đã liên hệ với tôi ngay sau khi nhận được lá thư của GOLD KEY. Họ gửi lời cảm ơn và xác minh các thông tin, sau đó sẽ có ý kiến chính thức gửi đến các Cơ quan Chính quyền ở Việt Nam.

Chỉ sau 4 ngày, kể từ ngày gửi thư, phía Liên Hợp Quốc đã nhanh chóng vào cuộc. Điều đó cho thấy họ quan tâm đến vụ án xâm hại trẻ em này như thế nào. Ở các nước khác, hành vi xâm hại trẻ em bị xử lý rất nặng. Trường hợp cụ thể là Minh Béo bị nằm trong danh sách trọn đời dành cho những tội phạm tấn công tình dục của Mỹ, vĩnh viễn không được vào nước Mỹ sau khi thụ lý án phạt tại nước này.

Hình ảnh trong bài báo là lúc ông lão mua gói bim bim cho cháu bé, có hành vi xâm hại tình dục và ông Vijay (người Ấn Độ) chứng kiến, đưa máy hình lên chụp thì ông lão bỏ vào chung cư. Trong đơn tố cáo gửi Công an TP. Vũng Tàu, ông Vijay cũng khẳng định điều này.

Hiện tại chúng tôi chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào từ Ông Chủ tịch nước.

P/s: Trân trọng gửi lời cảm ơn đến Liên Hợp Quốc.

____

PNVN

Gửi thư đến Quỹ Nhi đồng LHQ về vụ trẻ bị xâm hại ở Vũng Tàu

Chính Trực

2-3-2017

‘Bằng kinh nghiệm tư vấn pháp luật của mình, chúng tôi nghi ngờ vụ án này có ‘dấu hiệu tiêu cực’ khiến cho sự việc xâm hại trẻ em không được xử lý theo đúng quy định của pháp luật’, lá thư cho biết

Vụ án Dâm ô trẻ em tại Vũng Tàu hiện có thêm tình tiết mới, khi Hãng luật GOLD KEY do luật sư Lê Ngọc Luân (Đoàn Luật sư TPHCM) làm giám đốc – nơi bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cháu bé T.N.T – nạn nhân trong vụ việc – đã vừa gửi thư trực tiếp đến Ngài Youssouf Abdel-Jelil, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, trước tình thế vụ án có nguy cơ bị “chìm xuồng”.

h1Bức ảnh ông N.K.T thời khắc ôm và có hành vi dâm ô bé gái 5 tuổi được nhân chứng ViJay chụp.

Như PNVN đã có loạt bài phản ánh, năm 2014, anh ViJay, 1 người quốc tịch nước ngoài sống tại chung cư Lakeside Vũng Tàu, đã nhìn thấy tận mắt ông N.K.T, sinh năm 1940 cùng ngụ tại chung cư Lakeside đang ôm và thò tay vào quần, vị trí bộ phận sinh dục của 1 bé gái 5 tuổi (không phải là bé T.N.T, người đã viết đơn tố cáo – PV).

Ngay lập tức anh tới gần, đưa máy lên chụp hình. Ông T đã lập tức bỏ tay ra khỏi quần cháu bé và đi lên nhà.

Sau đó, anh ViJay được người bạn đưa tới Công an phường Nguyễn An Ninh để gửi Đơn tố cáo. Công an phường sau đó đã xuống hỏi han, nhưng cho biết không tìm thấy em bé ở đâu. Trong khi hình ảnh mà anh ViJay cung cấp khá rõ ràng. Hiện nay em bé vẫn đang sống tại địa phương.

Lá đơn mà anh ViJay gửi thời điểm năm 2014 được Công an phường Nguyễn An Ninh cho biết đã bị thất lạc, không tìm thấy.

Khi chị Trần Thị Thu Thủy, mẹ cháu T.N.T thấy con gái đêm đêm không ngủ, quấy khóc khi gặp ác mộng thì đã hỏi han và biết được rằng có ông già “đeo kiếng, tóc bạc” nhiều lần dùng tay và miệng tiếp xúc với bộ phận sinh dục của bé.

Chị Thủy đã dắt con xuống sân chung cư, và con gái đã chỉ cho mẹ người đàn ông này. Ngay lập tức, chị Thủy gửi Đơn tố cáo đến Công an phường Nguyễn An Ninh và đăng tin trên mạng xã hội tố cáo ông T. Khi đọc được các thông tin, anh ViJay đã tìm tới chị Thủy và cho biết anh đã nhìn thấy ông già này đi cùng với bé T. ở phía khuôn viên phía sau nhà. Trên tay bé T. cầm bịch bánh snack. Anh ViJay cũng đưa máy chụp hình lên chụp ông N.K.T thì ông này đã nhanh chóng bỏ đi.

h1Ông T. (người đánh dấu x) đã lập tức bỏ đi khi thấy anh ViJay đưa máy ảnh lên chụp.

Ngày 2/7/2016, anh Vijay lại lần nữa làm Đơn tố cáo gửi Công an phường Nguyễn An Ninh yêu cầu làm rõ hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của ông N.K.T. Thế nhưng, sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, chính quyền nơi đây lại mời các bên tới để hòa giải dân sự.

“Đây là việc làm xem thường luật pháp và coi rẻ nhân phẩm, danh dự của trẻ em, bởi theo luật pháp Việt Nam, hành vi dâm ô với trẻ em phải được xử lý bằng pháp luật hình sự (chính quyền không được phép tổ chức hòa giải). Nếu bị kết án, người có hành vi phạm tội có thể phải chịu hình phạt tối đa lên đến mười hai (12) năm tù giam (Điều 116 Bộ luật Hình sự). Sau khi tiếp nhận vụ án này, chúng tôi nhận được nhiều hồ sơ, tài liệu, lời khai và file ghi âm cho thấy có chín (9) trẻ em là nạn nhân do ông N.K.T xâm hại. Trên thực tế, có thể có nhiều nạn nhân (trẻ em) khác chưa bị phát hiện”, lá thư phân tích.

Quá trình thụ lý giải quyết vụ án, Công an TP Vũng Tàu có những dấu hiệu sai phạm trong hoạt động điều tra và Hãng luật GOLD KEY đã có các văn bản phân tích dấu hiệu sai phạm của CQĐT. Lá thư cho biết: “Sau khi có văn bản của chúng tôi, chính quyền mới tiến hành các biện pháp nghiệp vụ như cho nạn nhân bị xâm hại (bé T.N.T) và người bị tố cáo (ông N.K.T) đối chất; xác nhận địa điểm nơi nạn nhân bị xâm hại; và lấy lời khai của người làm chứng.

Trên cơ sở đó, CQĐT xác định có dấu hiệu tội dâm ô trẻ em nên ngày 21/8/2016, chính quyền ban hành Quyết định khởi tố vụ án. Tuy nhiên, đã hơn 6 tháng, kể từ ngày có quyết định khởi tố vụ án, gia đình cháu bé bị xâm hại và chúng tôi không hề nhận được bất cứ thông tin phản hồi gì từ các cơ quan có thẩm quyền tại TP Vũng Tàu”

Bằng kinh nghiệm tư vấn pháp luật của mình, chúng tôi nghi ngờ vụ án này có “dấu hiệu tiêu cực” khiến cho sự việc xâm hại trẻ em không được xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, Hãng luật GOLD KEY viết trong thư gửi đến Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam.

Báo PNVN sẽ tiếp tục cập nhật các diễn tiến của vụ án này.

VN đứng 131/167 trong Chỉ số Dân chủ 2016 của Economist

VN đứng 131/167 trong Chỉ số Dân chủ 2016 của Economist

BBC

2-3-2017

Quyền biểu tình được cho là một khía cạnh của dân chủ. Ảnh: FB

Việt Nam đứng thứ 131/167 bảng Chỉ số Dân chủ 2016 của EIU (Economist Intelligence Unit), tổ chức dự báo và tư vấn có uy tín của Anh.

EIU thuộc nhóm The Economist Group, nhà xuất bản tạp chí The Economist.

Đây bảng xếp hạng mức độ dân chủ của 165 quốc gia và hai vùng lãnh thổ được EIU thực hiện hàng năm với đánh giá gần như toàn bộ dân số và đại đa số các quốc gia trên thế giới.

Bảng xếp hạng chia các quốc gia thành bốn loại:

  • Thực sự dân chủ: 19 nước
  • Dân chủ chưa hoàn hảo: 57 nước
  • Dân chủ lai tạp (đang chuyển đổi): 40 nước
  • Chế độ chuyên chế, độc tài: 51 nước

Và Việt Nam (đứng thứ 131), Trung Quốc (136), Lào (151) và Bắc Hàn (167 – cuối bảng) là nằm trong nhóm Chế độ chuyên chế độc tài. So với các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng.

Nhóm nghiên cứu EIU, nhóm thực hiện bảng Chỉ số Dân chủ, gọi năm 2016 là “năm suy thoái dân chủ toàn cầu và với Hoa Kỳ là phá hủy dân chủ”.

Các yếu tố và tiêu chuẩn đánh giá, xếp hạng của EIU

Chỉ số Dân chủ được EIU thực hiện theo đánh giá gồm 5 yếu tố, với thang điểm 10 (tối đa), bao gồm:

I. quy trình bầu cử và đa nguyên;

II. các quyền tự do của công dân;

III. hoạt động của nhà nước;

IV. sự tham gia chính trị; và

V. văn hóa chính trị

và chỉ số dân chủ của mỗi quốc gia được tính trung bình từ 5 yếu tố này.

So với các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng, và Việt Nam và một trong ba nước duy nhất trong số này (cùng với Trung Quốc và Bắc Hàn) có yếu tố Quy trình bầu cử và đa nguyên đạt 0 điểm.

Việt Nam cũng là một trong số 5 nước (cùng với Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn và Afghanistan) có chế độ chuyên chế độc tài tại vùng Châu Á-Úc, vùng bị đánh giá là trì trệ, không có chút thay đổi nào về dân chủ so với năm 2015.

Tuy nhiên so với năm 2015, Việt Nam lên được 3 bậc trong bảng xếp hạng (từ 134 lên 131).

Các nhà nước thuộc diện Chế độ chuyên chế, độc tài theo EIU là các nhà nước không có đa nguyên chính trị.

Tại đây một số cơ chế dân chủ chính thức có thể tồn tại nhưng không có thực chất. Bầu cử nếu có diễn ra thì không tự do và công bằng.

Các đặc điểm khác là:

  • Những vi phạm quyền tự do dân sự bị bỏ qua.
  • Truyền thông đặc trưng là thuộc sở hữu nhà nước hoặc do các nhóm có liên hệ với chính phủ cầm quyền kiểm soát.
  • Có tình trạng đàn áp những chỉ trích chính phủ và kiểm duyệt nặng nề.
  • Không có hệ thống tư pháp độc lập.

TRẢ LẠI DANH DỰ CHO SÀI GÒN, CHO MIỀN NAM VN THÂN YÊU

From facebook:   Viet Quan‘s post.

Image may contain: 1 person, closeup

Image may contain: 1 person, on stage, playing a musical instrument and concert
Image may contain: 6 people
Image may contain: 4 people
Image may contain: 3 people, people sitting

Viet Quan added 5 new photos.

TRẢ LẠI DANH DỰ CHO SÀI GÒN, CHO MIỀN NAM VN THÂN YÊU

1-

Xin kể câu chuyện về nữ danh ca Joan Baez. Thời chiến tranh VN Joan Baez là một trong số khuôn mặt phản chiến nổi bật, miệt thị Sài Gòn và miền Nam Việt Nam, vận động chính quyền Mỹ cắt sạch viện trợ.
Khói đạn chiến tranh, thứ khói đạn mờ mịt làm cay mắt khiến cho nhiều người lẫn lộn giữa hư với thực, đã tan đi sau tháng tư năm 1975.
Và, Joan Baez ĐÃ THẤY RA SỰ THẬT:

“Chúng tôi đã nghe những câu chuyện khủng khiếp từ các thành phần dân chúng Việt Nam – từ công nhân đến nông dân, những nữ tu sĩ Công giáo và những tăng sĩ Phật giáo, từ những người vượt biển, những nghệ sĩ, những chuyên gia và kể cả những người đã từng đứng trong hàng ngũ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Đối với nhiều người, cuộc sống là địa ngục và họ chỉ cầu nguyện để được chết đi…”!

Vào khoảng thời gian mà cả thế giới bàng hoàng trước thảm cảnh thuyền nhân VN (boat people), Joan Baez đã đăng tải trên một số tờ báo Mỹ lá thư gởi nhà cầm quyền Hà Nội, yêu cầu họ hãy chấm dứt ngay chính sách đẩy dân vô tội ra biển Đông. Joan Baez đã bền bĩ suốt hơn mười năm để vận động tiền bạc hàng chục triệu Mỹ kim để cứu giúp người tỵ nạn Việt Nam.

2-

Miền Nam VN rốt cuộc đã được nhận diện đúng đắn bởi Joan Baez và những người khao khát sự liêm chính như bà. Cần trả lại danh dự cho Sài Gòn.
Sài Gòn chẳng khác nào một người có tư cách đàng hoàng, chỉ vì kém về khoa ăn nói, kém về truyền thông nên trước đây không chống đỡ nổi “cơn lũ” chụp mũ vô tội vạ, thậm chí là thiếu lương thiện từ các phong trào phản chiến.

Joan Baez ĐÃ HIỂU RA: miền Nam VN nói chung, Sài Gòn nói riêng, họ từng có một xứ sở để yêu, để góp tay dựng xây trong tự do! Ước mơ của họ ngày ấy chẳng khác lắm so với người dân Hàn Quốc hiện nay: thống nhất giang sơn là một lời hẹn trong tương lai, và cũng không nên o ép, vội vàng – bởi vì mục tiêu cao hơn cả là: mỗi miền tranh đua xem miền nào đem lại cho người dân một cuộc sống khấm khá và tự do.

Nhưng, Sài Gòn đã buộc phải thống nhất dưới sức mạnh của súng đạn. Sài Gòn chẳng được diễm phước như Hán Thành (Seoul) ung dung tồn tại mà không bị những phong trào nhân danh thống nhất đòi sát nhập theo mô hình Bình Nhưỡng ngoài bắc.

3-
Bà Joan Baez đặt câu hỏi: “Tại sao các hội đoàn, các nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ … đã rất mạnh miệng lên án miền Nam VN trước đây, nay chứng kiến những thảm trạng tại VN thì lại vắng mặt, im tiếng?”.

Chẳng còn gì lạ nữa. Những kẻ thiếu lương thiện thì bao giờ cũng gắn liền với sự cố chấp.