TRỊNH XUÂN THANH : CSVN ĐÃ CHI CHO ÔNG NGUYỄN CAO KỲ 50 TRIỆU USD ĐỂ VỀ VIỆT NAM LÀM QUẢNG CÁO CHO HỌ.

From facebook: Linh Nguyen‘s post.
Image may contain: 7 people, people sitting, suit and indoor
Image may contain: 2 people, people smiling, people standing and suit
Image may contain: 5 people, people standing and suit
Image may contain: 1 person, standing
Image may contain: 1 person

Linh Nguyen added 5 new photos — with Tromly Nguyen and 5 others.

TRỊNH XUÂN THANH : CSVN ĐÃ CHI CHO ÔNG NGUYỄN CAO KỲ 50 TRIỆU USD ĐỂ VỀ VIỆT NAM LÀM QUẢNG CÁO CHO HỌ.

Tuy người đã chết nhưng cần nhắc lại để mọi người biết âm mưu thâm độc của csvn nhất là đồng bào ở hải ngoại.

(Trích trong tập Hồi Ức Trịnh Xuân Thanh sẽ do Hiếu Bùi – Sinh Coong phát hành trong thời gian tới ) .

Chuyện ông Nguyễn Cao Kỳ về nước ngày 14/01/2004 đã làm xáo động cộng đồng người Việt hải ngoại , nhất là những người của VNCH trước 1975 .

Người đầu tiên ông Kỳ gặp ở VN là ông Võ Viết Thanh lúc đó là Trung tướng , Tổng cục trưởng tổng cục An ninh .
Ông Thanh trước đây làm chủ tịch UBND thành phố HCM và nổi tiếng trong vụ Minh Phụng .

Có 1 ông trưởng phòng của 1 Ngân hàng nhà nước tại Sài gòn đã về hưu kể với tôi là Minh Phụng muốn vay được tiền của Ngân hàng lúc đó thì phải chi cho ông Võ Viết Thanh 15% .

Khoản nợ Minh Phụng vay của ngân hàng theo báo chí nêu ra là 6.000 tỷ tức là ông Thanh này có ít nhất 900 tỷ tiền hồi đó 1991-1997 .

Thực hư không biết thế nào nhưng Ông Võ Viết Thanh được điều ra Bộ CA làm Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh còn ông Minh Phụng thì đi ngủ với giun .

Ông Nguyễn Cao Kỳ về nước là để hoàn tất Nghị quyết 36 của Đảng về vấn đề Người Việt Hải Ngoại khi Bộ chính trị thấy được dòng tiền kiều hối là tài nguyên vô hạn nếu biết khai thác tốt .

Trung ương đảng biết rõ tướng Nguyễn Cao Kỳ là 1 vị tướng ưa sỹ diện và chống cộng đến cùng , nên nếu lôi kéo được ông Kỳ về nước là thành công rất lớn và tiếng nói của ông Kỳ sẽ như 1 chiếc máy bơm để bơm Kiều hối về Việt nam .

Không phải dễ dàng tìm được người nói chuyện với ông Kỳ và thuyết phục ông ấy về nước và Trung ương đảng đã nghĩ ngay đến bố tôi là ông Trịnh Xuân Giới .

Sở dĩ Trung ương đảng chọn bố tôi vì họ biết bố tôi có 1 người anh ruột cùng cha khác mẹ đi vào Nam 1954 đó chính là Ông Trịnh Xuân Ngạn – trước đây là Chánh án Pháp viện tối cao của VNCH .

Bác Ngạn tôi lại có người con Trai là Trịnh Xuân Thuận, một nhà thiên văn học nổi tiếng đang sống tại Pháp và mối quan hệ giữa bác Ngạn tôi và ông Nguyễn Cao Kỳ thời VNCH là rất tốt .

Trưởng ban dân vận Trung ương lúc đó là ông Nguyễn Minh Triết tức Sáu Phong đã vội vàng đưa bố tôi về làm Phó ban dân vận Trung Ương để thực hiện nhiệm vụ này .
Ông Sáu Phong vừa dốt nát lại vừa tham nên Trung ương đảng biết là cỡ như ông Sáu Phong mà sang Mỹ thì ông Kỳ sẽ không bao giờ tiếp .

Bố tôi sang Mỹ không phải với tư cách là lính của ông Sáu Phong mà với tư cách là trợ lý của nhà ngoại giao Nguyễn Đình Bin .

Sau mấy lần trò chuyện với anh tôi là ông Trịnh Xuân Thuận thì ông Nguyễn Cao Kỳ đồng ý gặp bố tôi ông Trịnh Xuân Giới với tư cách là người đồng hương ở bên kia chiến tuyến .
Ông Kỳ khăng khăng nói , sang đây chơi thì chơi vui thôi , còn các ông đừng hòng dụ tôi về để bắt tôi .

Nhưng như người ta nói “ mưa dầm thấm lâu “ và “ Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền “ . Cuối cùng ông Nguyễn Cao Kỳ cũng chấp nhận về nước với cái giá 50 triệu đô la .

Trung ương đảng xác định bỏ 50 triệu đô để mỗi năm thu về hơn 10 tỷ đô thì quá lãi còn lãi gấp ngàn lần so với buôn vũ khí và heroin .

Và ông Nguyễn Cao Kỳ đã về nước với những phát ngôn cùng những hành động làm cho những người VNCH trước đây biết ông đều bất ngờ và buồn chán .

Con gái ông Nguyễn Cao Kỳ cũng được về nước đầu tư với những ưu đãi bất ngờ khi cô ta đầu tư vào chuỗi nhà hàng khách sạn Memory Longue tại Đà nẵng nhưng sau khi ông Kỳ chết thì ưu đãi cũng hết và còn bị chèn ép đủ thứ khiến cô ta phải rút hết về Mỹ chỉ để lại mấy cái cửa hàng bán thực phẩm chức năng và mỹ phẩm cùng hàng thời trang xách tay từ Mỹ về Việt nam .

Tôi kể ra chuyện này để khuyên đồng bào những ai đã nghe lời dụ dỗ về VN thì hãy tỉnh táo và nên làm như sau :

1, Rút hết vốn ra khỏi VN , dừng ngay lập tức các dự án đang định đầu tư vào VN .

2, Những ai đã mua nhà tại VN thì sắp tới phải ở VN ít nhất là 9 tháng . Nếu ở dưới 9 tháng thì nhà đó coi như là nhà cho thuê và phải đóng thuế gồm có 10% thuế VAT , 28% thuế thu nhập doanh nghiệp , thuếu thu nhập cá nhân , chưa tính là hàng trăm các khoản thuế và phí khác .

Vì vậy bà con hãy bán nhà và rút tiền ra khỏi VN ngay .

#hieubui

Sáng nay 09/3/2017 Bà con dân oan phía Nam giăng biểu ngữ TỐ CÁO chính quyền

From facebook:  Trần Bang added 4 new photos.
Những Hình ảnh “Sáng nay 09/3/2017 Bà con dân oan phía Nam giăng biểu ngữ TỐ CÁO chính quyền trước Lãnh sự quán Mỹ, đường Lê Duẩn, Q1, Sài Gòn.

Không biết cơ quan chức năng Thanh Tra, Toà Án, UBND… của Việt Nam ăn tiền lương từ thuế của người dân VN đi đâu hết, mà để cho người dân phải đến LSQ Mỹ cầu cứu ?

Khoảng 12h cùng ngày bà con đã bị bắt lên xe buýt biển số 53N 49-72 không biết chở đi đâu?

Mong cộng đồng quan tâm theo dõi giúp đỡ bà con. ” ( FB NguyenNgoc NgocNguyen NgocNguyen )

Image may contain: 1 person, outdoor
Image may contain: one or more people and people standing
Image may contain: one or more people, people standing and hat
Image may contain: one or more people, people standing and outdoor

CÁC CHUYÊN GIA VỀ NHÂN QUYỀN CỦA LIÊN HIỆP QUỐC LÊN ÁN NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM GIAM GIỮ BLOGGER “MẸ NẤM”

From facebook: Trần Bang added 2 new photos.

CÁC CHUYÊN GIA VỀ NHÂN QUYỀN CỦA LIÊN HIỆP QUỐC LÊN ÁN NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM GIAM GIỮ BLOGGER “MẸ NẤM”

“Với tư cách là người bảo vệ môi trường nhân quyền, Mẹ Nấm cần được vinh danh vì lòng dũng cảm và kiên trì của mình trong việc bảo vệ môi trường và nhân quyền trong nhiều năm mà không sợ hãi. Những người viết blog như bà Quỳnh đã giúp bảo đảm cho công chúng có quyền tiếp cận thông tin về các mối đe dọa môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi của người dân… Việc giam giữ kéo dài của nhà cầm quyền sẽ gửi tín hiệu tiêu cực đến công chúng rằng quyền được thông tin của họ không được tôn trọng”.

Geneva (8 tháng 3 năm 2017) – Các chuyên gia về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (*) kêu gọi chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho một blogger nổi tiếng có tên Mẹ Nấm, người đã bị bắt giữ và biệt giam kể từ tháng 10 năm ngoái.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người bảo vệ nhân quyền môi trường 37 tuổi, bị buộc tội tuyên truyền chống tuyên truyền chống Nhà nước. Những cáo buộc này liên quan đến các hoạt động của bà trên mạng internet phê bình nhà cầm quyền.

Trong số những vấn đề bà muốn giải quyết là việc xả thải độc hại vào tháng 4 năm 2016, gây ô nhiễm nguồn nước địa phương và giết chết một số lượng lớn cá. Bà Quỳnh đòi hỏi nhà nước phải có trách nhiệm lớn hơn trong việc giải thích về những thiệt hại về môi trường. Bà Quỳnh đã viết blog trình bày những vụ vi phạm nhân quyền từ năm 2006, và bà được Tổ chức Civil Rights Defenders (Những người bảo vệ Dân quyền) trao tặng giải thưởng và danh hiệu Người Bảo Vệ Dân Quyền của năm 2015.

Các chuyên gia nhấn mạnh: “Chúng tôi rất quan tâm đến việc bà Quỳnh đang bị giam vì thực hiện quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm của công dân. “Chúng tôi lo sợ cho tình trạng thể chất và tinh thần của cô ấy, và tố cáo những vi phạm về quyền cơ bản của cô ấy được tố tụng xét xử hợp pháp, đặc biệt là cô ta đang bị biệt giam, bị chối bỏ quyền được có luật sư của cô và bị cấm có sự thăm viếng từ gia đình”.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng bà Quỳnh đã phải đối mặt với sự đe dọa liên tục của Chính phủ trong gần tám năm. Các chuyên gia cho biết, “Điều này bao gồm các lệnh cấm đi lại thường xuyên, tấn công thể xác và đe dọa”, các chuyên gia cho biết, “chỉ để thúc đẩy nhân quyền thông qua các phương tiện truyền thông xã hội và để cố gắng bảo vệ môi trường mà tất cả chúng ta đều tin tưởng.” Bà cũng đã bị ngăn cản tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa .

“Với tư cách là người bảo vệ môi trường nhân quyền, Mẹ Nấm nên được vinh danh vì lòng dũng cảm và kiên trì của mình trong việc bảo vệ môi trường và nhân quyền trong nhiều năm mà không sợ hãi.

“Những người viết blog như bà Quỳnh đã giúp bảo đảm cho công chúng có quyền tiếp cận thông tin về các mối đe dọa môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và phúc lợi của người dân”, các chuyên gia cho biết. “Việc giam giữ kéo dài của nhà cầm quyền sẽ gửi tín hiệu tiêu cực đến công chúng rằng quyền được thông tin của họ không được tôn trọng”.

Các chuyên gia đã tiếp xúc với Chính phủ về tình hình, nhắc lại lời kêu gọi của Cao ủy Nhân quyền LHQ về việc phát hành hồi tháng 10 năm ngoái.

Nguồn:

http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx…

http://danlambaovn.blogspot.com/…/cac-chuyen-gia-ve-nhan-qu…

Copy STT Huỳnh Anh Tú, và Tú bổ sung comment:

Ghi chú:

(*)

– Ông John H. Knox là Báo cáo viên Đặc biệt về vấn đề các nghĩa vụ về nhân quyền liên quan đến nhu cầu được thụ hưởng môi trường an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và bền vững.

– Ông Maina Kiai, Báo cáo viên Đặc biệt về Quyền tự do lập hội và hội họp ôn hòa.

– Ông David Kaye là Báo cáo viên đặc biệt về việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ngôn luận và biểu hiện.

– Ông Michel Forst, Báo cáo viên Đặc biệt về Tình trạng của các nhà bảo vệ nhân quyền.

– Ông Baskut Tuncak, Báo cáo viên Đặc biệt về những liên quan đối với nhân quyền trong việc quản lý và xử lý chất thải nguy hại đối với môi trường, là một phần của Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền.

– Các Báo cáo viên Đặc biệt là một phần của Các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền. Các Thủ tục đặc biệt – cơ quan chuyên gia độc lập lớn nhất trong hệ thống Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, là tên chung của cơ chế tìm kiếm và giám sát độc lập của Hội đồng nhằm giải quyết các tình huống cụ thể của quốc gia hoặc các vấn đề theo chủ đề ở tất cả các nơi trên thế giới. Các chuyên gia của Thủ tục Đặc biệt hoạt động trên cơ sở tự nguyện; Họ không phải là nhân viên LHQ và không nhận được tiền lương cho công việc của họ. Họ là độc lập với bất kỳ chính phủ hay tổ chức nào, và phục vụ trong khả năng cá nhân của họ.

Ảnh cũ trên FB.

Image may contain: 4 people, people standing
Image may contain: 8 people, people standing, outdoor and nature

HÃY ĐÁNH THẲNG VÀO KẺ PHẠM TỘI CÓ CHỨC QUYỀN VÀ TIỀN : TRỊNH VĂN QUYẾT VÀ TRỊNH VĂN CHIẾN!

From facebook: Thuong Phan shared Trần Thanh‘s post.
Image may contain: 4 people
Image may contain: 2 people, people smiling, people standing and text
Image may contain: 3 people
Image may contain: 3 people, people standing, wedding, suit and outdoor

Trần Thanh added 4 new photos — with Lỗ Ngọc.

Thay vì vòng vo đánh một người phụ nữ chân yếu tay mềm là  HÃY ĐÁNH THẲNG VÀO KẺ PHẠM TỘI CÓ CHỨC QUYỀN VÀ TIỀN
TRỊNH VĂN QUYẾT VÀ TRỊNH VĂN CHIẾN! cô Quỳnh Anh, hãy đánh thẳng vào tập đoàn FLC Thanh Hóa và bí thư tỉnh
Faros, chỉ là một công ty thuộc Tập đoàn FLC Thanh Hóa, giám đốc là Doãn Văn Phương, chồng hoa hậu Thu Ngân mà vẻn vẹn chỉ trong năm 2015, 2016 tăng vốn từ 1,5 tỉ lên 4.500 tỉ, một sự phù phép khủng khiếp!

Trích: “… Tuy nhiên, không có lửa thì làm sao có khói. Bắt đầu từ việc cô Quỳnh Anh bỗng dưng thăng tiến nhanh một cách “lạ lùng”. Trong khi hồ sơ của cô ta vọn vẹn chỉ có vài dòng, không có bằng cấp, xuất phát từ vị trí là một cô tạp vụ, nhưng chỉ vài năm sau đã lên tới chức Trưởng phòng nhà và Bất động sản của Sở Xây dựng, được ưu ái học xong thạc sĩ, được Tỉnh ủy cử đi học lớp Cao cấp lí luận chính trị để làm cán bộ nguồn và quy hoạch vào vị trí Phó giám đốc Sở Xây dựng trong nay mai. Nếu tin đồn không phải là thật, thì bằng cách nào một nữ tạp vụ, không bằng cấp, gia thế bình thường lại có thể tiến nhanh đến như vậy, nếu không phải là có bàn tay ông Chiến đứng đằng sau hậu thuẫn.

Nhưng điều làm người ta ngỡ ngàng hơn cả, là tổng số tài sản đã bị phanh phui ra của bồ nhí ông Chiến, có thể liệt kê lại một chút: đó là 01 căn biệt thự sang trọng tại Khu đô thị Bình Minh, Tp Thanh Hóa (diện tích 350m2); 01 biệt thự cao cấp tại Khu du lịch FLC Sầm Sơn (250m2); 01 căn nhà 150m2 phố Triệu Quốc Đạt; 01 quần thể sân Tenis cho thuê tại khu vực hồ Đồng Chiệc, TP Thanh Hóa; 01 căn biệt thự tại quận Thanh Xuân, Hà Nội; 3 xe ô tô dòng cao cấp (trong đó có 2 siêu xe Cadilac và Mercedes)

Để nhẩm tính thì số tài sản này cũng đã lên tới con số hàng trăm tỉ đồng rồi. Một cán bộ sở Xây dựng không bằng cấp thì có bản lĩnh gì mà có số tài sản lớn đến như thế. Phải chăng đây là số tài sản được ông Chiến “cung phụng” cho cô bồ nhí? Đến đây thì người ta lại đặt ra câu hỏi rằng, tài sản của ông Chiến sẽ còn khủng khiếp đến mức nào. Một điều chắc chắn là nó sẽ còn phải lớn hơn của cô Quỳnh Anh kia rất nhiều lần.

Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, thì có thể dẫn lại 1 câu chuyện, cách đây gần 3 năm, vào đêm ngày 27/7/2014, văn phòng làm việc của ông Trịnh Văn Chiến, khi đó còn là Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa bị trộm đột nhập và lấy đi hàng chục tỷ đồng. Khi ấy Công an tỉnh Thanh Hóa đã thành lập chuyên án điều tra. Trả lời trên truyền hình Thanh Hóa về vụ việc này, ông Trịnh Văn Chiến cho rằng: “Sự việc như thế nào thì công an đang tiến hành điều tra, tình hình không có vấn đề gì lớn”. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau thì công an xếp hồ sơ. Các trang báo chính thống đã đưa tin thì buộc phải rút bài. Vụ án theo đó mà chìm xuồng.

Theo như lời kể của một số nhân viên văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa khi ấy, thì số tiền bị mất lên đến hàng chục tỷ đồng. Bởi trước thời điểm tên trộm đột nhập, ông Trịnh Văn Chiến đã tiếp và chấp thuận cho rất nhiều doanh nghiệp từ các tỉnh ngoài vào đầu tư làm ăn tại Thanh Hóa, trong đó có Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết (đầu tư khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn 5,5 nghìn tỷ đồng)… Sở dĩ khi đó ông Chiến dù rất căm tức, nhưng vẫn buộc phải im lặng, là vì đây là thời điểm khi ấy đang vô cùng nhạy cảm, cả nước lúc đó đang rất nóng về vụ báo chí phanh phui ra khối tài sản khổng lồ của nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền. Thế nên, ông Trịnh Văn Chiến đã chỉ đạo giám đốc Công an tỉnh cho ngừng ngay vụ việc, bởi nếu công an làm ra chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”.

Ngoài sự việc trên, kể từ những năm tháng còn làm chủ tịch UBND, ông Chiến đã phù phép, biến hàng loạt khu đất vàng bị biến thành “giá bèo”, để gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng và chuyển vào túi tham của mình. Có thể điểm qua sơ sơ vài hàng loạt dự án bất động sản tại Thanh Hóa như: 34 Ngô Từ; Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu đô thị mới Đông Hương, Tp Thanh Hóa; dự án Khu biệt thư cao cấp Quảng Cư, Sầm Sơn… Với diện tích hàng chục ha, những dự án bất động sản này đều nằm ở vị trí “đất vàng”.

Ông Chiến đã “ưu ái” cho các doanh nghiệp sân sau là Anh Phát, Cty XD Miền Trung … ứng hàng nghìn tỷ đồng tiền ngân sách phục vụ phát triển các dự án xây dựng cơ bản nhằm kiếm các quả đậm từ 10-20%/tổng vốn công trình. Thậm chí, có những công trình không thi công ông vẫn ký cho ứng vốn. Số dư vốn tạm ứng lớn, nhưng việc hoàn ứng chậm vẫn không thể quyết toán, không thể thu hồi lên đến cả nghìn tỷ đồng.

Thời gian gần đây, ông kêu gọi FLC đầu tư vào Sầm Sơn rồi cùng Trịnh Văn Quyết biến toàn bộ hàng chục km bờ biển, bãi biển Sầm Sơn thành của riêng. Theo phản ánh của người dân, thì khi chưa có tập đoàn FLC về xây dựng, dọc bãi biển Sầm Sơn là nơi mưu sinh qua bao nhiêu thế hệ. Đến khi FLC xây dựng xong thì người dân không được vào bãi biển để đánh bắt cá, cào ngao, mặc dù phần bãi biển trên không thuộc quản lý của tập đoàn. Giai đoạn đó, hàng ngàn người dân đã tiến hành biểu tình, mít tinh phản đối việc chiếm đoạt bờ biển của tập đoàn FLC, biểu tình đòi quyền lợi hợp pháp cho mình suốt nhiều tháng ròng, tuy nhiên không có kết quả gì.

Trong khi người dân nghèo Thanh Hóa rơi nước mắt thì ông Trịnh Văn Chiến – Bí thư tỉnh ủy – Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vẫn tươi cười sau mỗi dự án được thi công.

Ngoài ra, cấu kết với Trịnh Văn Quyết, ông Chiến cho ban hành các Quyết định thu hồi gần 300 ha đất ruộng của bà con nhân dân Hoằng Hóa cho FLC mở KCN Hoàng Long. Dự án được khởi công rầm rộ từ năm 2015, nhưng cho đến nay chưa có một DN nào vào đầu tư. Thực chất của việc làm KCN này chỉ là “ảo”, ông Chiến và Trịnh Văn Quyết đã tính đến phương án trong một vài năm tới sẽ “hô biến” từ đất KCN chuyển đổi thành đất đô thị, chia lô, bán nền thu lời bất chính hàng nghìn tỷ êm ru. Nghiêm trọng hơn, vì đồng tiền ông Chiến còn chỉ đạo ông Nguyễn Đình Xứng cấp các mỏ núi đá trùng điệp tại huyện Yên Định, huyện Vĩnh Lộc… cho FLC khai thác VLXD. Các mỏ này có giá trị cả nghìn tỷ đồng, nhưng thực tế ngân sách thu về chẳng được mấy xu lẻ…” Hết trích.
—————————–
Thông tin tham khảo: http://vnblue.info/con-duong-toi-loi-khi-tro-thanh-ty-phu-d…
http://vntb.org/duong-kinh-doanh-cua-dai-gia-chong-hoa-hau-…
http://thanhnien.vn/…/quan-lo-than-toc-cua-hot-girl-xu-than…
http://kienthuc.net.vn/…/dan-thanh-hoa-doi-bien-phan-doi-fl…

KIÊU NGẠO VÀ HOANG TƯỞNG

From facebook:Hằng Lê

KIÊU NGẠO VÀ HOANG TƯỞNG

Hoang tưởng là dấu hiệu sớm của bệnh tâm thần. Người mang bệnh tâm thần phân liệt thường khó nhận ra khác biệt giữa thực tế và hình ảnh tưởng tượng hiện ra trong đầu mình, vì vậy rất khó khăn trong cách lập luận, diễn đạt cảm xúc của mình và hành động cho phù hợp với thực tế. Bệnh hoang tưởng nếu cộng thêm sự dốt nát và lòng kiêu ngạo sẽ làm cho những bệnh nhân bị bệnh này càng ngày càng nặng thêm.

Ví thử một lúc nào đó, chúng ta nghe một viên chức chính phủ trong nước khẳng định rằng “Việt Nam dân chủ gấp vạn lần Tây Phương” thì chúng ta nghĩ sao, người nói ra câu này thuộc loại người nào, đang mắc phải chứng bệnh gì?

Nhưng phát biểu này cũng chưa hoang tưởng bằng tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, cho rằng: “Thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam,” và ông giải thích thêm: “Là kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.”

Cái thời đại rực rỡ đó, theo Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn là cái thời đại, “mà hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi, và hàng trăm ngàn người chết trên biển cả và rừng sâu trên đường tìm tự do. Đó là chưa nói đến hơn 3 triệu người bỏ mạng trong cuộc chiến huynh đệ mà đến nay vẫn chưa được đặt tên.

Chưa có thời đại nào mà vô số phụ nữ Việt Nam bỏ quê đi làm vợ cho ngoại nhân ở Nam Hàn, Đài Loan, Trung Quốc như hiện nay. Cũng chưa có thời đại nào mà nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam bị rẻ rúng và nhục nhã như hiện nay, được quảng cáo trên báo chí quốc tế như là những món hàng!

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc thì ít chữ, dùng chung một lời khen ngợi tâng bốc quá đáng mỗi lần đến thăm một địa phương nào.

Người ta nói đùa rằng mỗi sinh vật chỉ có một cái đầu, nhưng ông Phúc đã dùng danh từ “đầu tàu,” để hết ca tụng Sài Gòn, Hà Nội, rồi cũng lối so sánh nhàm chán đó, ông Phúc lại cũng gọi Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ và cả cái tỉnh nhỏ Long An cũng là cái đầu tàu khác!

Việc chỉnh trang lại bộ mặt của một thành phố địa phương, cũng chỉ là một công việc căn bản cần thiết của nhà cầm quyền, nhưng chỉ mới dẹp, đập phá một vài chướng ngại vật cho lòng lề đường, dẹp vài ba gánh bún riêu, cà phê bệt, ông Đinh La Thăng, bí thư thành ủy ở Sài Gòn, đã hoang tưởng cho rằng thành phố này, nhất là vùng quận 1, sẽ là một Singapore tương lai.

Ít ra dù dúi đầu vào cát như con đà điểu, ông Thăng cũng biết rằng từ thập niên 1990, đảo quốc này đã trở thành một trong những quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới, với một nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao độ, các liên kết mậu dịch quốc tế hùng mạnh, và GDP (tổng sản phẩm nội địa) bình quân đầu người cao hàng đầu tại Châu Á.

Chúng ta chỉ mong sao Việt Nam sánh được bằng Cambodia và Lào, vì Cambodia muốn xây tường ở biên giới để ngăn người Việt chạy qua kiếm ăn, và người lớn trẻ con vùng Bình Trị Thiên thì bỏ nước qua Lào để tìm việc làm thuê cứu đói!

Hoang tưởng hơn thế nữa là nhân ngày Thầy Thuốc Việt Nam, “Anh hùng lao động,” “Thầy thuốc nhân dân” Nguyễn Thị Ngọc Phượng đặt vấn đề “thành phố HCM có thể có giải thưởng Nobel Y Học được không?” Ông Thăng, sau khi nghe câu hỏi “lạc quan phát ớn” này, lại phấn khởi cho rằng “lãnh đạo thành phố sẽ trao đổi và thành lập một tổ chuyên gia đầu ngành để chúng ta nghiên cứu thành lập đề án phấn đấu để có một đơn vị có thể giành được giải thưởng Nobel về y học trong tương lai.”

Và hoang tưởng hơn, ông lại phán thêm một câu chắc nịch: “Chúng ta sẽ là địa phương đầu tiên của cả nước làm được điều đó. Vì tất cả chúng ta ngồi ở đây sẽ là người quyết định có hay không có giải thưởng Nobel Y Học.”

Xin cả thế giới nghe rõ: “Chúng ta ngồi ở đây sẽ là người quyết định có hay không có giải thưởng Nobel Y Học!” Sáu Búa Lê Đức Thọ nhận giải Nobel Hòa Bình thì bác sĩ giải quyết nhanh, gọn bằng cách vứt bệnh nhân xuống sông để phi tang cũng có hy vọng nhận Nobel Y Học!

Bí thư thành ủy là nấc thang chờ đợi cuối để leo lên những chức như chủ tịch nước, hoặc thủ tướng, như các ông Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, hay Phan Văn Khải& nhưng ông Thăng cũng đừng nên nói năng vung vít, lạc quan quá sớm!

Đó là lối hoang tưởng, khởi đầu của bệnh tâm thần, hay là một thứ lộng ngôn.

Nhiều nhân vật được phê bình là lộng ngôn, phét lác như “hot-boy” Kenny Sang nói rằng: “Muốn gặp tôi thì phải có tài sản triệu đô, không thì đừng có mơ. Ai thích thì đến còn không thích thì thôi, không nhiều lời. Nghèo thì đừng mong làm người yêu của tôi!”

Người ta biết tới Brock Lesnar là cựu vô địch hạng nặng UFC (Ultimate Fighting Championship) đã tự hào tuyên bố trước báo chí:

“Không có nhiều người làm được như tôi? Trong triệu người chỉ có mình tôi làm được. Có bao nhiêu người thành công tương tự? Chỉ có một, đó là người đang đứng trước mặt các anh đây!”

Ông Kim Jong Un của Bắc Hàn kêu gọi quân đội chuẩn bị triển khai một cuộc tấn công phủ đầu chống Mỹ và Nam Hàn.

Ít ra, ông Kenny Sang cũng còn cái mã bên ngoài, võ sĩ Brock Lesnar cũng còn cú đấm ngàn cân, ông Kim Jong Un còn có cả hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử, còn ông Thăng tài cán cỡ nào mà có thể chỉ dùng một “tổ chuyên gia đầu ngành” và có thể quyết định có hay không có giải Nobel Y Học!

Đất nước này sẽ không khá được, nếu lãnh đạo mang đầu óc hoang tưởng, bệnh hoạn, xa rời thực tế, chỉ nói phét lừa dân cho sướng miệng.

(Huy Phương)

Image may contain: outdoor

Hà Nội: Khám xong sản phụ hôn mê, bác sĩ Trung Quốc bỏ trốn

Hà Nội: Khám xong sản phụ hôn mê, bác sĩ Trung Quốc bỏ trốn

March 8, 2017

Nguoi-viet.com

Người nhà nạn nhân đang kể với phóng viên sự việc. (Hình: Báo Phụ Nữ Sài Gòn)

HÀ NỘI(NV)- Một phụ nữ mang thai 5 tháng đã hôn mê sâu sau khi được một bác sĩ Trung Quốc khám thai tại một Phòng khám tư nhân ở huyện Thanh Trì.

Truyền thông Việt Nam dẫn tin, sáng ngày 8 tháng Ba, ông Nguyễn Dương Trung, phó Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, cơ quan chức năng không xác định được ông Zheng Zu Rong (Trịnh Túc Vinh), bác sĩ người Trung Quốc trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Trần Thị Thu Thủy (29 tuổi), thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tại phòng khám đa khoa 168 Thanh Trì, hiện đã bỏ trốn ở đâu không rõ.

Nói với báo Phụ Nữ Sài Gòn, ông Trung cho biết, sau khi có đơn tố cáo của bà Trần Thị H. người nhà của chị Thủy đề nghị công an điều tra việc chị Thủy bị hôn mê sâu, tiên lượng xấu sau khi được ông Vinh khám thai vào ngày 7 tháng Ba, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã đình chỉ hoạt động của phòng khám trên, chờ kết quả điều tra của công an.

Trước đó, vào tối 5 tháng Ba, bà H., gọi cho em là chị Thủy nhưng một người lạ nghe điện thoại nói là em bà đang ngất và bị co giật. Sau đó bà H không liên lạc được với em mình  nữa. Một giờ sau thì có người gọi báo cho biết chị Thủy đang được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Liền sau đó, gia đình tìm hiểu thì được biết trước khi vào bệnh viện Bạch Mai, chị Thủy có đến khám tại một phòng khám ở Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì.

Làm việc với gia đình chị Thủy, ngày 7 tháng Ba, ông Phương Văn Soạn, đại diện phòng khám cho biết, chị Thủy đến khám lúc 16 giờ ngày 5 tháng Ba. Ông Vinh đã khám và cho rằng chị Thủy mang thai 21 tuần, song “bị viêm âm đạo, có nhiều khí hư”, chỉ định xét nghiệm, siêu âm và dùng máy rung để rửa âm đạo.

Tuy nhiên, chỉ ba phút sau khi máy rung chạy thì chị Thủy khó thở, lên cơn co giật. Khi gọi được ông Vinh thì bệnh nhân đã sùi bọt mép. Khi thấy bệnh nhân như vậy, ông Vinh đã kêu y tá tiêm thuốc an thần chống co giật rồi gọi cấp cứu chuyển thẳng lên bệnh viện Bạch Mai rồi “biến mất”.

Tin cho biết, khi chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu tên chị Thủy trong hồ sơ không phải tên thật mà là một tên hoàn toàn khác. “Tôi nghĩ phải có điều gì uẩn khúc vì nếu chỉ khám phụ khoa và siêu âm đơn thuần thì khó có thể dẫn tới co giật, hôn mê như vậy. Em tôi hoàn toàn khỏe mạnh, không hề có tiền sử bị bệnh tim hay động kinh”, ông Quân anh chị Thủy nói.

Theo bệnh viện Bạch Mai “thời điểm tiếp nhận, bệnh nhân Thủy đã hôn mê sâu, não bị tổn thương nặng toàn phần. Hiện bệnh nhân có tiên lượng xấu, mắt trắng, chết não”.

Điều khó hiểu là trong 3 năm qua, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện các sai phạm của phòng khám “trời ơi” này như: nhập cảng thuốc, thiết bị y tế không rõ nguồn gốc, quảng cáo quá khả năng, sử dụng thiết bị máy móc chưa được phép lưu hành…

Trước đây cũng đã có trường hợp chết người tại một Phòng khám đa khoa do bác sĩ Trung Quốc hành nghề. Sau khi bệnh nhân bị làm chết, toàn bộ các bác sĩ Trung Quốc cũng bỏ trốn ngay trong đêm nhưng không thấy cơ quan chức năng Việt Nam khởi tố. (Tr.N)

Tưởng Năng Tiến – Kẻ Ở Người Đi

Kẻ Ở Người Đi

Tưởng Năng Tiến

8-3-2017

Bao giờ các anh sẽ thôi tán phét trong các quán nhậu? Bao giờ các anh quyết định thôi sống hèn? – Nguyễn Thị Từ Huy

Ở tù về chiều hôm trước, sáng hôm sau ông công an khu vực đã ghé “thăm” và nhắc nhở đôi điều cần thiết:

– Vì không có hộ khẩu ở thành phố nên tôi sẽ phải đi kinh tế mới.

– Trong khi chờ đợi, bắt đầu từ ngày mai phải sắm “một cuốn sổ đi lại.” Khi đi đâu phải ghi ngày giờ khởi hành với chữ ký xác nhận của tổ trưởng dân phố, và đến đâu cũng phải có sự xác minh của người ở nơi đó.

– Mỗi tuần phải mang sổ lên phường để kiểm tra.

– …

Nghe xong, mẹ tôi lặng lẽ móc túi đưa cho thằng con hai đồng cùng lời dặn:

– Mua cái bút nữa con ạ. Đi đâu, đến đâu cũng phải nhờ người ký thì dắt viết theo luôn cho nó tiện …

– Dạ.

Tôi cầm tiền bước ra khỏi nhà, ghé vào một cái quán nhỏ mua một ly rượu trắng và mấy điếu Vàm Cỏ. Ực xong ly rượu, tôi châm điếu thuốc rồi lủi thủi đi và đi luôn cho đến bây giờ.

Năm ấy, tôi hai mươi sáu tuổi.

Hai năm sau tôi bò đến được một trại tị nạn ở Thái Lan (tả tơi, ủ dột, eo xèo, và bèo nhèo như một cái mền Sakymen ngấm nước)   vào đúng ngày sinh nhật của mình.

Hôm nay tôi hăm tám
Sáng tôi cầm gương soi
Tôi nhìn tôi bối rối
Tôi tưởng mình bốn mươi

Bây giờ thì tôi đã ngoài sáu mươi, đã sống gần hết đời (và tàn đời trong ngõ hẹp) ở xứ người nhưng chưa bao giờ bước chân trở lại chốn xưa – dù đôi lúc cũng nhớ nhà và nhớ quê thiếu điều muốn chết. Bố mẹ tôi đều tự an ủi rằng vì “thằng con có số xa nhà” nên cả hai đành lặng lẽ từ trần trong cô quạnh!

Kiếp sống chung thân biệt xứ của tôi, xem ra, chả có gì là thú vị. Tuy thế, theo blogger Song Chi: “Dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại. Chỉ trong một ngày, chat với người quen, bạn bè qua facebook, viber … cả 3 câu chuyện đều cùng một chủ đề: ra đi khỏi Việt Nam.

Nhưng họ muốn ra đi trước hết vì môi trường sống ở VN ngày càng tệ khiến con người luôn ở trong cảm giác bất an, lo lắng. Từ thực phẩm không an toàn, cho tới nguồn nước, không khí, biển…nhiều nơi bị ô nhiễm/nhiễm độc nặng nề; đạo đức xã hội xuống cấp, những vụ án cướp giết hiếp ngày nào cũng xảy ra với mức độ ngày càng dã man, con người dễ dàng bức hại nhau, lừa lọc nhau, giết nhau chỉ vì một lý do vặt vãnh; chế độ an sinh xã hội không có để bảo đảm cho người dân một sư hỗ trợ khi cần thiết, lúc ốm đau, tai nạn, thương vong; pháp luật không bảo đảm cho con người được xét xử công bằng, công lý được thực thi, những quyền lợi tối thiểu về tự do, dân chủ, nhân quyền không có, không được tôn trọng v.v…

Quan trọng hơn, họ ra đi vì không tin rằng chế độ này, nhà nước này sẽ tốt đẹp hơn hoặc sẽ đưa đất nước, dân tộc đến một tương lai sáng sủa-thời gian đảng cộng sản cầm quyền đã quá lâu đủ để chứng minh điều đó.

Đây không phải là lần đầu, ngược lại, rất nhiều lần, tôi chứng kiến những người quen, bạn bè, họ hàng chuẩn bị rời bỏ VN. Nhưng có vẻ như càng ngày số người tính chuyện ra đi càng nhiều hơn, thành phần đa dạng hơn, tạo cảm giác đất nước như một con thuyền đang đắm!”

Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai gợi ra ý niệm “tị nạn niềm tin,” và blogger Lam Thủy  gọi đây là “một cuộc di cư đau lòng.” Dù “đau” nhưng nhà văn Dương Thu Hương vẫn khẳng định: “Trong thâm tâm, ai cũng mong ‘Thoát Việt!’, ra khỏi mảnh đất bùn lầy tối tăm này bằng mọi giá.”

Sự thực, cũng không hẳn thế. Không phải “ ai cũng muốn thoát khỏi mảnh đất bùn lầy tôi tăm này.”  Vẫn có những người quyết định, và quyết liệt, với một thái độ sống (hoàn toàn) khác: Dù thế nào cũng ở lại đây!

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm bị bắt tháng 10/2016. Ảnh: FB

Cái giá của sự lựa chọn dũng cảm này, tất nhiên, không rẻ. Ngày 10 tháng 10 vừa qua, Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) cho biết:

“Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – tức Mẹ Nấm đã bị công an bắt khẩn cấp trái phép với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 bộ luật hình sự.

Blogger Mẹ Nấm là người hoạt động tranh đấu cho nhân quyền, cải thiện dân sinh, chủ quyền biển đảo trong nhiều năm qua và là người được tổ chức Civil Rights Defenders trao giải thưởng Người Bảo Vệ Nhân Quyền 2015.

Trong suốt thời gian gần đây, blogger Mẹ Nấm đã tập trung nỗ lực tranh đấu của mình vào việc bảo vệ môi sinh, tố cáo Formosa và những dự án có ảnh hưởng nguy hại đến môi trường. Đây là những hoạt động dẫn đến việc công an bắt giam khẩn cấp blogger Mẹ Nấm.”

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người mới nhất, chứ không phải là duy nhất, vừa bị bắt giữ tại Việt Nam. Ba tuần lễ trước đó, một phụ nữ khác cũng đã bị mang ra xét xử với với cáo buộc gây rối trật tự công cộng – theo tin của BBC:

“Tòa án Nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, tuyên phạt bà Cấn Thị Thêu 20 tháng tù giam trong lúc một số người ủng hộ bà bị câu lưu.

Bà Cấn Thị Thêu, người từng bị bắt vì đấu tranh giữ đất trong vụ ‘dân oan Dương Nội’, lại bị công an bắt tháng 6/2016 do ‘gây rối trật tự công cộng’ ở Hà Nội.

Hôm 20/9, hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhiều người giăng biểu ngữ đòi trả tự do cho bà Thêu bên ngoài phiên tòa.”

Dân oan biểu tình đòi trả tự do cho chị Cấn Thị Thêu. Ảnh: Trịnh Bá Phương

Nếu “dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại” thì những kẻ lựa chọn ở lại, và sẵn sàng đối mặt với cường quyền (như bà Cấn Thị Thêu và bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) cũng chưa bao giờ ngưng nghỉ. Bởi vậy, biên tập viên Mặc Lâm nêu ra câu hỏi:

– Sau Mẹ Nấm là ai?

Trong một xã hội mà tất cả các thành viên đều là “tù nhân dự khuyết” thì kẻ kế tiếp có thể là bất cứ ai. Tuy thế, sự “rủi ro” này đã được tiên liệu và chấp nhận một cách bình thản nhiên – như lời của blogger Phạm Thanh Nghiên:

“Từ lúc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, số lần tôi nhận những tin nhắn đe doạ bị bắt, bị đánh gia tăng một cách đột biến.

Dạ xin kính thưa các loại đe doạ. Tôi biết, tôi biết là tôi hay bất cứ cựu TNLT nào cũng có thể trở lại nhà tù lần 2, thậm chí lần 3.

Điều này tôi đã xác định được ngay khi bước chân khỏi nhà tù Trại 5 Thanh Hoá rồi. Nói thẳng là tôi thích ở ngoài hơn, không thích đi tù. Nhưng nếu phải trả giá cho ước nguyện tự do, công bằng và dân chủ mà phải trở lại nhà tù một lần nữa, xin sẵn lòng.”

Dù “đất nước như một con thuyền đang đắm” nhưng bao giờ ở Việt Nam vẫn còn những vị nữ lưu vì “tự do, công bằng và dân chủ” mà “sẵn lòng … trả giá cho ước nguyện tự do, công bằng và dân chủ thì dân Việt hy vọng vẫn còn đường thoát.

Mảnh đất này, tất nhiên, cũng có những công dân nam giới. Tuy nhiên, vì bài viết đã khá dài nên xin tạm ngưng ở nơi đây. Hơn nữa, nói thiệt là tôi đang nóng như hơ vì có hẹn nhậu nên phải đi liền – kẻo trễ!

Những cái chết nơi công quyền cần được sáng tỏ

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-03-08
Ảnh thờ Lê Công Đức ở nhà.

Ảnh thờ Lê Công Đức ở nhà.

Hình do gia đình gửi RFA

Tình trạng chết ở các trụ sở công an mà gia đình của các nạn nhân cho là bị khuất tất vẫn diễn ra tại Việt Nam. Không những vậy, tình trạng này đã lan vào các đơn vị quân đội. Cụ thể là trường hợp của binh sĩ Lê Công Đức, thuộc lực lượng Hải quân, bị tử vong trong lúc trực ca gác.

Hòa Ái có cuộc trao đổi với cô Nguyễn Thị Trang, chị dâu của nạn nhân, về quá trình gia đình tìm kiếm công lý cho cái chết oan ức của người thân.

Binh sĩ Hải quân chết oan khuất

Cô Nguyễn Thị Trang: Sáng ngày 24/10/2016 thì đơn vị Lữ đoàn 147 có về gia đình và thông báo em của em đã bị tai nạn trong lúc đang làm nhiệm vụ. Đơn vị cho người nhà ra. Ra đến nơi thì được thông báo em của em mất đêm 23/10 rồi. Thiệt mạng là do đang thực hiện nhiệm vụ gác thì mất. Gia đình đòi gặp em của em thì người ta không cho gặp. Đến khoảng 2 giờ chiều hôm 24/10, người ta mới cho gặp, thấy em trai của em bầm tím hết cả người mà xác đang nằm dưới đất-nền nhà. Vào đến nơi thì người ta nhanh chóng mang đi ướp lạnh. Khoảng 4 giờ chiều thì người nhà mới được vào. Họ bảo gia đình đưa em của em về làm an táng luôn nhưng gia đình không đồng ý. Gia đình đòi phải làm rõ nguyên nhân cái chết của em em thì mới đưa về. Ở ngoài đó, ông cấp to là ông Quang (Đại tá Phạm Văn Quang) bảo gia đình đưa xác về an táng đi rồi đơn vị sẽ lo làm chế độ cao nhất cho em của em và sẽ điều tra nguyên nhân cái chết.

Kết luận thông báo em của em mất là do tự sát. Từ hôm đấy đến nay, gia đình đi kêu cứu ở tất cả các cơ quan đoàn thể từ địa phương đến trung ương mà chưa có một cơ quan nào giúp đỡ nên bố mẹ em phải đi kêu oan
-Chị dâu của nạn nhân

Hòa Ái: Những hình ảnh thi thể của binh sĩ Lê Công Đức được lan truyền trên các trang mạng xã hội là do Lữ đoàn 147 cung cấp cho gia đình?

Cô Nguyễn Thị Trang: Dạ không. Lúc mở ra thì thấy trên người em của em bị toàn những vết bầm tím. Gia đình đòi cho chụp ảnh thì người ta không cho chụp. Mãi sau người ta mới cho chụp. Người ta khám nghiệm tử thi đêm hôm trước mà cũng không cho gia đình biết em của em đã mất.

Hòa Ái: Qua mạng xã hội, Hòa Ái ghi nhận, một số người quan tâm đến cái chết của binh sĩ Lê Công Đức, họ thắc mắc về số tiền gia đình nhận được, gọi là “hỗ trợ” hay là “bồi thường”? Dường như có sự không rõ ràng nào đó, phải không thưa chị?

Cô Nguyễn Thị Trang: Dạ vâng. Lúc đầu người ta bảo hỗ trợ gia đình 3 triệu để đưa em của em về làm an táng. Rồi đến 5 triệu, 50 triệu và 100 triệu. Người ta nói là tiền hỗ trợ gia đình đưa về chứ không phải là tiền bồi thường. Gia đình em nhận được rồi. Nếu đó là tiền bồi thường sinh mạng thì gia đình không bao giờ nhận.

Đến sáng 25/10, trong lúc gia đình đang làm đám tang, ông Biều (Thượng tá Phạm Hữu Biều) đã lừa bố em ký thêm một văn bản nhận thêm 100 triệu nữa. Tang gia đang bối rối và mắt mũi bố em thì kèm nhèm không nhìn thấy nhưng vẫn ký vào. Không phải ký một bản mà ký đến 4 bản ghi “gia đình nhận viếng 100 triệu”, trong khi không đưa bố em đồng nào mà bắt bố em ký nhận 100 triệu.

Hòa Ái: Và yêu cầu của gia đình xác minh nguyên nhân gây tử vong đối với cái chết của người thân có được Lữ đoàn 147 đáp ứng không?

Cô Nguyễn Thị Trang: Đến ngày 27/12 thì có kết luận thông báo em của em mất là do tự sát. Từ hôm đấy đến nay, gia đình đi kêu cứu ở tất cả các cơ quan đoàn thể từ địa phương đến trung ương mà chưa có một cơ quan nào giúp đỡ nên bố mẹ em phải đi kêu oan.

Gia đình kêu oan

16996346_1646125778738835_6401515106993159626_n-400.jpg
Người mẹ đi kêu oan cho con. Hình do gia đình gửi RFA.

Hòa Ái: Từ khi xảy ra vụ việc đến nay, gia đình có nhận được thông tin nào từ các binh sĩ đồng ngũ với Lê Công Đức hay không?

Cô Nguyễn Thị Trang: Dạ không, người ta không cho liên lạc. Vào trong đấy người ta cũng không nói, ai cũng bảo không biết.

Hòa Ái: Gia đình có liên lạc các cơ quan truyền thông trong nước để nhờ lên tiếng về cái chết mà gia đình cho là khuất tất?

Cô Nguyễn Thị Trang: Gia đình em có gửi lên rồi. Gửi lên VTC14, Báo Dân Trí Online với các cơ quan báo chí nữa. Em cũng không nhớ vì gia đình làm nhiều đơn lắm. Các cơ quan báo chí vào cuộc nhưng không dám đăng.

Hòa Ái: Trên các trang mạng xã hội cũng xuất hiện video clip bố mẹ của Lê Minh Đức, là ông Lê Công Khương và bà Bùi Thị Thủy mang di ảnh của con trai đi kêu oan. Họ đã đến những nơi đâu, thưa chị?

Cô Nguyễn Thị Trang: Bố mẹ đi từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội. Tại Quảng Ninh thì ở Lữ đoàn 147-Hải quân. Ở Hải Phòng thì tại Bộ Tư Lệnh. Còn lên Hà Nội thì đứng chỗ Cơ quan Chính phủ. Bố mẹ em tuổi già sức yếu vẫn phải đi kêu oan mà chưa có một cơ quan nào đứng ra giúp đỡ.

Người ta cứ hướng dẫn đi từ cấp dưới đến cấp trên. Nhưng gia đình đi đến cấp trên thì lại phải đi xuống cấp dưới. Gửi đơn nhiều lắm, từ cấp địa phương lên cấp tỉnh, cấp thành phố và cấp trung ương đều gửi hết
-Chị dâu của nạn nhân

Hòa Ái: Họ có gặp những trở ngại nào trong lúc đi kêu oan hay không?

Cô Nguyễn Thị Trang: Dạ có, người ta có ra giải tán. Ở Hải Phòng còn có một người công an dúi đầu mẹ em xuống, nhưng nhà em không ai chụp hình lại được nên không có chứng cứ gì.

Hòa Ái: Vậy, gia đình có được các cơ quan công quyền hướng dẫn thủ tục khiếu kiện như thế nào không?

Cô Nguyễn Thị Trang: Dạ có, người ta cứ hướng dẫn đi từ cấp dưới đến cấp trên. Người ta chỉ nói vậy thôi. Nhưng gia đình đi đến cấp trên thì lại phải đi xuống cấp dưới. Gửi đơn nhiều lắm, từ cấp địa phương lên cấp tỉnh, cấp thành phố và cấp trung ương đều gửi hết.

Hòa Ái: Trong những ngày tới, gia đình vẫn kiên trì theo đuổi việc khiếu kiện?

Cô Nguyễn Thị Trang: Gia đình em mong tìm rõ được nguyên nhân vì sao em của em bị chết và trừng trị những người gây ra tội ác cho em của em. Mong là pháp luật sẽ làm sáng tỏ vụ việc này để em của em ở nơi suối vàng được an nghỉ.

Hòa Ái: Cảm ơn thời gian chia sẻ của chị Nguyễn Thị Trang. Hòa Ái xin được thưa thêm, binh sĩ Lê Công Đức từng là đoàn viên ưu tú, đối tượng kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, nhập ngũ lúc 22 tuổi, bị thiệt mạng khi đang công tác tại C1D476 Lữ đoàn 147 vùng 1 Hải quân. Thân phụ của binh sĩ Lê Công Đức là thương binh hạng ¾ mặt trận Tây Nam bảo vệ Tổ quốc.

Tỷ lệ tham nhũng ở Việt Nam là 65%

Tỷ lệ tham nhũng ở Việt Nam là 65%

2017-03-07
Việt Nam là nước có tỷ lệ tham nhũng cao dựa theo bản đồ do Transparency International cung cấp.

Việt Nam là nước có tỷ lệ tham nhũng cao dựa theo bản đồ do Transparency International cung cấp.

Courtesy of transparency.org
 Có khoảng 900 triệu người ở 16 nước thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương được cho rằng đã phải trả tiền đút lót để nhận được các dịch vụ công. Nếu tính theo tỷ lệ người dân trong khu vực thí cứ 4 người có hơn 1 người phải trả tiền tham nhũng.

Báo cáo mới của Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International) có trụ sở tại Berlin, Đức, công bố như vậy vào ngày 7 tháng 3.

Để có báo cáo này, Transparency International đã hỏi 22.000 người trong khu vực về kinh nghiệm của họ đã trải qua với tham nhũng.

Theo báo cáo, chỉ có 1 trong số 5 người được hỏi cho rằng mức độ tham nhũng đã giảm, trong khi một nửa số người trả lời chính phủ đã không làm tốt công tác chống tham nhũng. 38% những người nghèo nhất được hỏi nói rằng họ đã phải trả tiền tham nhũng. Tỷ lệ này cao hơn so với ở các nhóm người có thu nhập cao hơn.

Cũng theo báo cáo, cảnh sát đứng đầu khu vực công đòi tiền đút lót nhiều nhất. Khoảng dưới 1/3 số người được hỏi nói rằng họ đã phải làm việc với cảnh sát trong vòng 12 tháng qua và phải trả tiền hối lộ.

Theo bản đồ do Transparency International cung cấp, Việt Nam có tỷ lệ tham nhũng là 65%.

TRẬT TỰ ĐÔ THỊ, XIN HỎI ANH LÀ AI?

TRẬT TỰ ĐÔ THỊ, XIN HỎI ANH LÀ AI?

LS Đặng Đình Mạnh

7-3-2017

Trong cuộc biểu tình ngắn ngủi tại khu vực nhà thờ Đức Bà vào sáng ngày 05/03/2017, theo lời kêu gọi của linh mục/cựu tù nhân Nguyễn Văn Lý và trong nhiều cuộc biểu tình trước đó, công chúng được dịp chứng kiến lực lượng công quyền mặc đồng phục màu xanh nước biển, trên tay áo của họ in dòng chữ “Trật tự đô thị” đã ra tay trấn áp, bắt giữ người biểu tình.

Hình ảnh này nhắc cho công chúng nhớ về sự kiện lực lượng trật tự đô thị Quận Bình Thạnh đã từng hành hung bằng roi điện, bằng nắm đấm, kẹp cổ để bắt giữ công dân Trịnh Xuân Tùng, quê ở Thanh Hóa, là người bán hàng rong khiến người này bị ngất xỉu, phải đưa cấp cứu bệnh viện gây xôn xao công luận.

Chúng ta sẽ tự hỏi, dưới góc độ pháp lý, lực lượng quản lý trật tự đô thị là ai mà có thẩm quyền bắt giữ người biểu tình ngang nhiên như vậy ?

Đi tìm câu trả lời trong “rừng” văn bản luật của xứ sở, nơi mà tôi đang sống, thật ngạc nhiên khi tôi phát hiện rằng gốc tích pháp lý khai sinh ra lực lượng quản lý trật tự đô thị khá mù mờ ?! Nếu không muốn nói là bất minh về phương diện pháp lý!

“Khai sinh” lực lượng quản lý trật tự đô thị tại các quận, huyện tại Sài Gòn là một văn bản của UBND TP.HCM : Quyết định số 55/2013/QĐ-UBND ngày 06/12/2013 V/v Ban hành quy chế (mẫu) tổ chức và hoạt động của Đội quản lý trật tự đô thị quận, huyện. Dựa trên cơ sở văn bản này, UBND các quận, huyện ban hành quyết định thành lập Đội quản lý trật tự đô thị cho địa phương mình. Cũng theo Quyết định 55/2013, Đội quản lý trật tự đô thị là cơ quan trực thuộc Phòng quản lý đô thị quận, huyện. Có trang phục riêng : Áo màu xanh da trời nhạt, có cầu vai, 2 túi có nắp và khuy gài, nón và quần màu xanh đậm.

Quyết định 55/2013 không quy định gì về điều kiện, tiêu chuẩn để tuyển dụng nhân viên quản lý trật tự đô thị. Sự dễ dãi này vô hình chung là cánh cửa mở rộng để “vơ bèo vạt tép” kể cả với những người không có trình độ văn hóa đảm nhận nhiệm vụ giao tiếp trực tiếp hàng ngày với công chúng.

Cũng trong Quyết định số 55/2013, văn bản ghi rằng căn cứ vào 02 Luật do Quốc hội ban hành và 04 Nghị Định do Chính phủ ban hành. Điều khôi hài đáng nói là cả 06 văn bản mà Quyết định số 55/2013 nêu tên làm căn cứ, thì đều không có điều khoản nào quy định thẩm quyền của UBND TP.HCM có quyền ra văn bản cho phép các quận, huyện thành lập các các cơ quan mới như Đội quản lý trật tự đô thị!!!

Ngạc nhiên chưa ?

Nhưng gốc tích khai sinh ra lực lượng này chưa phải là sự ngạc nhiên cuối cùng nếu công chúng biết thêm rằng trong “rừng” văn bản luật có liên quan, thì cũng không có quy định nào ban cho lực lượng quản lý trật tự đô thị thẩm quyền bắt giữ người!

Điều này thể hiện rất rõ trong phần quy định về nhiệm vụ, thẩm quyền của họ tại các quyết định thành lập.

Đây là sự thật hiển nhiên, bởi lẽ, việc bắt giữ người là hành vi cực kỳ nghiêm trọng, nó xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nói riêng, quyền tự do, dân chủ của công dân nói chung, do đó, người xâm phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm với tội danh “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” theo điều 123 Bộ Luật Hình Sự.

Thế nên, để bảo vệ quyền công dân, luật pháp quy định rất nghiêm ngặt việc bắt giữ người trong Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoại trừ trường hợp phạm pháp quả tang mà ai cũng có quyền bắt giữ, thì việc bắt giữ người chỉ được tiến hành khi có lệnh của người có thẩm quyền thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng mà thôi (Viện Trưởng VKS, Chánh Án TAND, Chánh Tòa TAND, Thủ Trưởng Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra kèm theo sự phê chuẩn của Viện Kiểm Sát…) và được thực thi bởi công an là những viên chức có chức năng.

Qua đó, có thể khẳng định hành vi bắt giữ người tham gia biểu tình của lực lượng quản lý trật tự đô thị là hoàn toàn không có cơ sở pháp luật, nghiêm trọng hơn, vi phạm pháp luật. Nhất là khi người biểu tình thực hiện một quyền mang tính hiến định hợp pháp là Quyền Biểu Tình!

Những người đã từng bị bắt giữ bởi lực lượng này có thể yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự của họ.

Việc chính quyền sở tại công nhiên chấp nhận việc vi phạm pháp luật của lực lượng quản lý trật tự đô thị qua việc bắt giữ người trái pháp luật ngay giữa trung tâm thành phố lớn nhất nước, đã khiến tuyên bố về mục tiêu xây dựng Nhà Nước Pháp Quyền ngày càng trở nên sáo rỗng, xa vời. Cũng theo đó, lòng tin của công chúng vào hệ thống luật pháp vốn đã xói mòn, thì nay đã chạm tận đáy …

Công chúng vẫn còn nhớ nguyên những lời cật vấn của nhạc sĩ/cựu tù nhân Việt Khang, khi anh viết với lòng ái quốc sâu đậm:

Xin hỏi anh là ai ?

Sao bắt tôi làm điều gì sai ?

Xin hỏi anh là ai ?

Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay ?

Xin hỏi anh là ai ?

Không cho tôi xuống đường tỏ bày [*]

Nay, với cảm nhận lý trí, công chúng cũng muốn cật vấn : Trật tự đô thị, xin hỏi anh là ai ?

Trật tự đô thị khiêng người biểu tình lên xe buýt. Ảnh: internet

————–

[*] Ca từ của nhạc phẩm “Anh là ai ?”

Bến Tre: Bắt 2 cán bộ Sở Nông Nghiệp ‘xẻo’ 26 ha rừng

Bến Tre: Bắt 2 cán bộ Sở Nông Nghiệp ‘xẻo’ 26 ha rừng

Nguoi-viet.com

BEN TRE RUNG
Hiện trường 26 ha rừng đước bảo tồn sau khi bị triệt hạ. (Hình: Báo Người Lao Ðộng)

BẾN TRE (NV) – Sau 4 năm được bao che, bị Ban Chỉ Ðạo Trung Ương về Phòng Chống Tham Nhũng gây áp lực, công an tỉnh Bến Tre mới khởi tố vụ án phá 26 ha rừng đước phòng hộ của hai cán bộ Sở Nông Nghiệp.

Ông Phạm Văn Ngót, trưởng phòng tham mưu công an tỉnh Bến Tre xác nhận với truyền thông Việt Nam, ngày 3 Tháng Ba, phòng Cảnh Sát Ðiều Tra Tội Phạm về Kinh Tế và Chức Vụ, công an tỉnh Bến Tre đã bắt tạm giam ông Trần Văn Hùng, nguyên phó giám đốc Sở Nông Nghiệp Bến Tre và ông Võ Văn Ngàn, nguyên Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ và Ðặc Dụng Bến Tre.

 Riêng các ông Nguyễn Văn Ðoàn, chi cục trưởng Chi Cục Kiểm Lâm Bến Tre; Tiết Kim Chiêu, cán bộ Sở Nông nghiệp và Nguyễn Ðức Dục, cán bộ Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ và Ðặc Dụng Bến Tre, bị cấm đi khỏi nơi cư trú.

Những cán bộ trên bị khởi tố về tội “Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản” vì liên quan đến vụ đốn trắng gần 26 ha rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập mặn, thuộc xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú.

Báo Người Lao Ðộng dẫn hồ sơ vụ án cho biết, Tháng Tư năm 2012, ông Ngàn, lúc đó là trưởng Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ và Ðặc Dụng Bến Tre (BQLR Bến Tre), có tờ trình gửi Sở Nông Nghiệp xin được khai thác tận thu 2,000 khối gỗ đước tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập mặn huyện Thạnh Phú vì “bị sâu bệnh tấn công.”

Ðầu Tháng Sáu năm 2012, sau khi sở này trình ủy ban tỉnh, ông Hùng ký phê duyệt và chỉ định doanh nghiệp gỗ Tuấn An, huyện Thạnh Phú đốn hạ 26 ha đước. Sau khi vụ triệt hạ rừng đước này bị người dân tố cáo, thanh tra Sở Nông Nghiệp phối hợp với công an Bến Tre điều tra.

Qua đó, Sở Tài Chính Bến Tre xác định “vụ việc không qua đấu giá là không đúng các quy định của pháp luật,” gây thiệt hại lên đến gần 2.1 tỉ đồng. Trong đó, khoản thiệt hại do bán chỉ định trên 1.1 tỉ đồng, thiệt hại do củi bị giảm chất lượng gần 977 triệu đồng. Ðáng nói là qua kiểm tra, Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Bến Tre kết luận số gỗ đước bị đốn hạ “không thấy có sâu bệnh.”

Mặc dù vụ phá rừng này bị cơ quan điều tra kết luận “sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, đề nghị khởi tố.” Thế nhưng vào năm 2013, Tỉnh Ủy Bến Tre chỉ đạo chuyển sang “xử lý hành chính.” Do vậy, các cá nhân trên thay vì bị truy tố thì chỉ bị kỷ luật cảnh cáo về mặt đảng và chính quyền.

Riêng ông Hùng, không được tiếp tục bổ nhiệm làm phó giám đốc Sở Nông Nghiệp Bến Tre, ông Ngàn bị hạ một bậc lương và xin về hưu… Việc khởi tố vụ án sau khi có chỉ đạo của Ban Chỉ Ðạo Trung Ương về Phòng Chống Tham Nhũng. (Tr.N)

Nghệ An, Hà Tĩnh, Sài Gòn: Cả ngàn người biểu tình chống Formosa

Nghệ An, Hà Tĩnh, Sài Gòn: Cả ngàn người biểu tình chống Formosa

Biểu tình chống Formosa ở Nghệ An. (Hình: Paulus Lê Sơn)

VIỆT NAM (NV) – Cả ngàn người ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Sài Gòn vào sáng 5 Tháng Ba (giờ Việt Nam) cùng lúc xuống đường tham gia các cuộc biểu tình đòi đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam.

Tường thuật của các facebooker từ các địa điểm nổ ra biểu tình cho hay, tại Nghệ An, đồng loạt các Giáo xứ tại Giáo phận Vinh đã xuống đường biểu tình yêu cầu chấm dứt Formosa.

‘Giáo xứ Vĩnh Hoà xuống đường với những yêu cầu chính đáng “Formosa cút khỏi Việt Nam”. Giáo xứ Phú Yên và một số bà con giáo xứ Mành Sơn cùng Cha Anton Đặng Hữu Nam bắt đầu tuần hành sang giáo xứ Song Ngọc để dâng thánh lễ hiệp thông và cầu nguyện cho các nạn nhân của thảm hoạ ô nhiễm môi trường do Formosa gây nên.’

Những người biểu tình mang theo nhiều biểu ngữ như: ‘Formosa, quy trình giết chết dân Việt’, ‘Formosa nhận lỗi, chính quyền Việt Nam nhận tiền, còn nhân dân nhận thảm họa’, ‘Hãy hành động vì con em chúng ta’…

Nghệ An, Hà Tĩnh, Sài Gòn: Cả ngàn người biểu tình chống Formosa
Biểu tình tại Biên Hoà, Đồng Nai. Người dân đã xuống đường vì môi trường, đồng hành với người dân miền Trung phản đối Formosa. (Hình: Phaolo Hoàng)

Còn tại Hà Tĩnh, người dân bao vây thủ phủ Formosa. Có sự xuất hiện của quân đội. Một hàng rào dây thép gai đã rào sẵn từ trước cách xa tường thành Formosa.

Theo tường thuật của Facebooker Paulus Lê Sơn và các cộng sự: ‘Tại Hà Tĩnh, cho đến 11 giờ 20 phút, người dân tại Hà Tĩnh vẫn đang tọa kháng tại trước cổng công ty Formosa. An ninh, công an, cảnh sát cơ động được bố trí dày đặc và khắp nơi.’

Riêng tại Sài Gòn, nhiều người dân đã đến khu vực nhà Thờ Đức Bà, quận 1, để biểu tình phán đối nhà cầm quyền Việt Nam bao che cho Formosa. Họ mang theo biểu ngữ đòi đuổi Formosa và kêu gọi người dân đoàn kết chống lại sự đàn áp của chính quyền.

Tại Biên Hòa, Đồng Nai, một số người cũng xuống đường giơ cao các biểu ngữ ‘Vì sự sống còn của tương lai chúng ta, Formosa phải cút khỏi Việt Nam.’

Nghệ An, Hà Tĩnh, Sài Gòn: Cả ngàn người biểu tình chống Formosa
Cuộc biểu tình ở Sài Gòn nổ ra ngay trước Nhà thờ Đức Bà. (Hình: Facebook Paulus Lê Sơn)

Đứng trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, nhiều người dân hô vang các khẩu hiệu và giơi cao các biểu ngữ: “Đuổi Formosa là trách nhiệm chung của chúng ta’, ‘No Formosa’, ‘Chúng tôi muốn làm người’, ‘Người Việt không giết Người Việt’ và có cả khẩu hiệu ‘Get out China’…

Phía chính quyền đã đáp trả bằng cách huy động hơn 200 công an cảnh sát, chở theo cả hàng rào thép gai để trấn áp. Họ liên tục đưa xe còi hú, xe loa liên tục ra lệnh “cấm người dân tụ tập đông người, gây mất trật tự”. Thế nhưng bất chấp, người dân vẫn đứng trước khu vực nhà thờ Đức Bà, ngay dưới chân tượng Đức Mẹ để biểu thị thái độ ôn hoà.

Nghệ An, Hà Tĩnh, Sài Gòn: Cả ngàn người biểu tình chống Formosa
Biểu tình chống Formosa ở Sài Gòn (Hình: Facebook Paulus Lê Sơn)

Rất nhiều người dân bị hốt đưa lên xe chở về công an Phường 7, Bến nghé, Phường 3, Quận 1, trong đó có linh mục Trương Hoàng Vũ và Lộc, Dòng Chúa Cứu Thế. Họ bắt bớ tất cả những người cầm máy quay phim chụp hình và đưa lên xe chở về các đồn công an câu lưu giam giữ.

Vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam 2016 hay còn gọi là thảm họa Formosa đề cập đến việc hàng trăm tấn cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, bắt đầu từ ngày 6 Tháng Tư năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của hàng trăm ngàn gia đình ngư dân và phá hủy gần như hoàn toàn ngành du lịch của khu vực này.

Trước sức ép của dư luận và nhiều cuộc biểu tình của người dân miền Trung và cả ở các thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội, cuối Tháng Sáu năm 2016, Formosa xin lỗi chính quyền và nhân dân Việt Nam kèm cam kết bồi thường 500 triệu đô la và không có truy cứu trách nhiệm hình sự bất kỳ ai.

Dù Formosa cam kết bồi thường 500 triệu đô la, nhưng cho đến nay, nhiều người dân vẫn chưa nhận được tiền bồi thường thỏa đáng từ phía nhà cầm quyền Việt Nam, người dân Hà Tĩnh tiếp tục đi kiện và không được giải quyết.

Ðỉnh điểm sự phản kháng của người dân Hà Tĩnh là ngày 2 Tháng Mười 2016, hàng ngàn người kéo đến biểu tình trước nhà máy Formosa đòi đóng cửa thủ phạm đầu độc môi trường tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam.

Cuộc biểu tình được cho là “lớn nhất từ trước đến nay” ở Hà Tĩnh làm chính quyền rúng động phải dùng rất đông cảnh sát cơ động đứng chắn ngang sát tường rào của cơ sở Formosa.

Gần đây nhất, hôm 14 Tháng Hai 2017, một cuộc tuần hành do Linh Mục JB Nguyễn Ðình Thục, giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh, dẫn dắt thu hút hơn 600 người dân các xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ và Sơn Hải thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đi kiện Formosa. Cuộc tuần hành bị công an đàn áp dã man trong đó nhiều người bị đánh đập, câu lưu khi mới đi được 1/5 chặng đường. (KN)