Nhà cầm quyền ngăn chặn bắt bớ người dân HN, SG đi thắp nhang tưởng niệm Liệt sỹ Gạc Ma

From facebook: Trần Bang added 5 new photos.
Nhà cầm quyền ngăn chặn bắt bớ người dân HN, SG đi thắp nhang tưởng niệm Liệt sỹ Gạc Ma chống Tàu cộng xâm lược chỉ chứng tỏ lời đồn:

 

” Theo Tàu cộng ( bán nước ) còn hơn để đảng cộng sản mất địa vị độc tôn ở VN ” của chóp bu Ba Đình là có thật.

Nhưng chúng không ngăn được tình yêu nước vô bờ của người dân VN đã thành chân lý :

Tổ Quốc Trên Hết!

Bất cứ đảng nào, nhóm lợi ích nào, cá nhân nào đòi đứng trên Tổ quốc, bán rẻ Tổ quốc cũng sẽ bị nhân dân VN đạp xuống mồ chôn!

Người SG phải tổ chức tưởng niệm LS Gạc Ma theo cách riêng của họ mà CS không ngờ, như tổ chức trước, địa điểm linh hoạt…

Ảnh PV Dương Đại Nhân chụp 11,13-3-2017 tại SG.

Image may contain: sky, flower, ocean, outdoor and nature
Image may contain: one or more people, shoes and outdoor
Image may contain: 1 person, standing, sky, ocean, outdoor and nature
Image may contain: 3 people, people standing, ocean, sky, outdoor, water and nature
Image may contain: ocean, sky, beach, outdoor, nature and water

Việt Nam nói Hoa Kỳ thiếu khách quan khi đánh giá về nhân quyền

Việt Nam nói Hoa Kỳ thiếu khách quan khi đánh giá về nhân quyền

RFA
2017-03-13
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình.

AFP photo

Một số nhận định trong báo cáo nhân quyền thường niên năm 2016 của Mỹ còn thiếu khách quan.

Đó là nhận xét của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm 13/3 khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam với việc Bộ Ngoại giao Mỹ ra Báo cáo nhân quyền thường niên 2016.

Ông Lê Hải Bình cũng cho biết Việt Nam luôn thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản người dân, và trong năm 2016 đã có nhiều cải thiện về nhân quyền được quốc tế công nhận.

Ngoài ra, ông này còn cho biết thêm rằng Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở với các nước, trong đó có Mỹ về những khác biệt liên quan đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2016 của Mỹ tiếp tục ghi nhận Việt Nam là một nhà nước độc tài cai trị bởi một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam và tiếp tục đàn áp nhân quyền dưới nhiều hình thức.

Báo cáo cũng nhấn mạnh chính quyền giới hạn về tự do dân sự của công dân, trong đó có tự do hội họp, lập hội và bày tỏ; và không bảo vệ đầy đủ các quyền lợi trong xét xử của công dân, không bảo vệ người dân khỏi việc giam giữ tùy tiện.

ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ: Vua Kong kiểm duyệt ca khúc

From facebook: Hằng Lê
ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ: Vua Kong kiểm duyệt ca khúc

Vua Kong vừa tiết lộ rõ lí do kiểm duyệt ca khúc “Con đường xưa em đi”. Trước đó dư luận đoán già đoán non là do nội dung chính trị, ở chỗ ca từ có hai từ “chiến trường” và “phiên gác” nhạy cảm liên quan đến lính ngụy.

Một Kong trong đội ngũ kiểm duyệt né tránh, cho rằng “không phải vì nội dung chính trị” mà vì có những nội dung mơ hồ.

Bây giờ thì King Kong mới chịu nói thẳng:

“Chiến trường anh bước đi” là chiến trường nào đây?”

Đúng là câu hỏi đạt đỉnh cao trí tuệ!

Vậy là lâu nay dân ngu cứ hát chứ không cần biết chiến trường đó là chiến trường nào, của ta hay của địch.

Nay nhờ vua Kong hỏi mới ngớ người ra!

Vua Kong mà hỏi nữa thì bài hát này xóa sổ hẳn chứ không chỉ tạm dừng. Chẳng hạn như hỏi “Có nàng hoen đôi mi” là nàng nào?,

“Khách qua đường vắng tanh” là khách nào?, vì sao vắng tanh? “Ghi một đêm trăng thanh” là trăng nào? Trăng Liên Xô hay Trăng đế quốc Mỹ? vân vân …

Cuối cùng, “Chỉ còn em với anh”, tức là trăng đã lặn mất tăm, lúc đó anh với em làm trò gì? Có hủ hóa không?

Một bài hát mơ hồ, không rõ địch ta, không rõ địa chỉ, hành động mờ ám như vậy bị kiểm duyệt là đúng! Đề nghị tẩy não tất cả những ai đã thuộc bài hát này cho nó triệt để!

Phải công nhận Kong thông minh, sống dai, xứng đáng là biểu tượng Vua Văn hóa Việt!

Hà Nội đề xuất xây tượng đài cho Kong là hoàn toàn xứng đáng! Tốn nghìn nghìn tỉ cũng nên làm!

(Chu Mộng Long)

Quyết chiến với dân

Quyết chiến với dân

Blog RFA

CanhCo

12-3-2017

Lang thang trên mạng mấy hôm nay lòng tự hỏi, không biết có phải đất nước đang chuyển mình cho một cuộc thay da đổi thịt nữa hay không bởi chưa bao giờ người dân “tự do” đến như thế.

Cứ tạm so sánh với ngày 30 tháng 4 năm 1975, thì sẽ thấy rằng dân bây giờ tự do hơn nhiều mặc dù vẫn còn hàng ngàn vụ bất công thái quá đối với người dân.

Lúc đó người dân Sài Gòn tuy chào đón một đội quân mới vào tiếp quản với thái độ chừng mực vì nỗi lo lắng đối với đạo quân xa lạ vẫn lảng vảng chung quanh hàng xóm láng giềng của họ, nhưng dù sao những người bộ đội xem rất hiền lành, hơi ngố, và nhất là họ tránh tiếp xúc với người dân đã mang lại chút ít tin cậy vào thời gian đầu, rồi mọi sự dần qua.

Qua với người này nhưng không qua với người khác.

Người dân Sài Gòn biết được cái giá của chiến thắng là học tập cải tạo, là đánh tư sản là kinh tế mới.

Nhưng họ cam chịu bị vây khốn với hy vọng một ngày nào đó đất nước sẽ đổi thay vì dân tộc này đã kéo dài sự bất công quá lâu. Họ im lặng và cúi xuống làm việc vì sinh nhai.

Rồi những thay đổi cũng đến, nhưng chỉ thay chứ không đổi được bức tranh ảm đạm, bất công của đất nước.

Đất nước chuyển mình không xuất phát từ ý chí của nhà cầm quyền mà từ khuynh hướng hội nhập của thế giới vào Việt Nam. Những khu kinh tế mới biến mất thay vào đó là các Khu chế xuất, tập trung hãng xưởng nước ngoài thành lập nhà máy của họ tại Việt Nam. Người dân vui mừng vì cơ hội đổi đời hé ra một tương lai sáng sủa hơn. Những khu đất được đền bù khiến hàng ngàn gia đình lột xác, xe cộ máy móc nhà cửa nổi lên như một dòng cuồng lưu kéo theo hàng triệu con người bỏ ruộng, bỏ vườn hòa vào dòng chảy của các đại gia “hai lúa”. Dòng chảy ấy mau chóng cạn kiệt sau một thời gian ngắn, những nông dân may mắn sau khi tiêu tốn tiền đền bù giải tỏa vào những phung phí của cuộc đổi đời, bị đạp trở lại cột mốc zero của chặng đường làm giàu không cần lao động.

Cho tới thập niên 2010 thì mọi chuyện hình như bước vào giai đoạn mới. Bây giờ là thời của đại gia, thời của Bí thư các loại.

Và bây giờ dân cũng đã không còn im lặng.

Người dân bây giờ tự do khai quật những điều bị cho là cấm kỵ trước đây với hai cái tên điển hình sự cho thối nát của thể chế hôm nay: Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến.

Với tựa đề “Luật sư kinh doanh”, Tạp chí Forbes phiên bản Việt số tháng 7/2014 đã có bài viết về Trịnh Văn Quyết, một luật sư ra làm nghề kinh doanh, nhân vật gây chú ý với một loạt thương vụ đầu tư, mua bán bất động sản.

Đại gia tỷ phú đô la lên trang nhất của báo Forbes Việt Nam ngày càng đông. Những cái tên Nguyễn Nhật Vượng, Trịnh Văn Quyết không còn xa lạ như cách đây một thập niên. Họ là những tay kinh doanh bất động sản thành công lớn và tài sản của hai “danh nhân” này tuy được nói là cả tỷ đô la nhưng thực tế bên trong còn hơn thế nữa.

Nếu Nguyễn Nhật Vượng lấy sức mạnh của Vingroup dể thanh toán những mảnh đất màu mỡ nằm trong nội ô các thành phố lớn thì Trịnh Văn Quyết lại chỉa mục tiêu vào các khu du lịch tiềm năng, Không phải tự nhiên mà bạc tỷ chạy vào túi nếu họ kinh doanh bất động sản “hiền lành” như cả triệu người khác. Họ có chiêu, tay phải họ cầm gươm đi “mua đất” tay trái họ cầm cái khiên che chắn mọi chống đối của người dân hay những phát hiện gian trá do truyền thông khui ra.

Họ biết ăn và biết chia. Họ thành công vì đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.

Dĩ nhiên làm ăn ở Việt Nam là phải biết “bôi trơn”. Từ một chị bán hàng rong cũng phải móc ra năm bảy ngàn cho bọn dân phòng, quản lý thị trường rồi bây giờ là trật từ đường phố. Những đồng tiền nhỏ nhoi và tội nghiệp ấy vẫn hàng ngày được “nhẹ nhàng” gửi cho các anh uống café để chúng em kiếm tiền cho con ăn học.

Đối với trọc phú đỏ, họ có cách khác để chi tiền vừa bài bản, thông minh lại được tiếng là giúp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Đó là vẽ dự án, những khu đô thị mới cần phải nổi lên để đẹp mặt thành phố. Phải tạo những khu resort làm mát mặt địa phương đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân. Những bài bản ấy báo chí không lạ, người dân không lạ và dĩ nhiên, lãnh đạo các tỉnh cũng hoàn toàn không lạ.

Vài ngày nay người ta công khai mang những tấm ảnh khó tin phát tán trên mạng xã hội trong đó không ít tấm đã miêu tả dược chân dung của các đại gia làm giàu như thế nào và các quan đầu tỉnh kiếm tiền ra sao, do ai cung cấp.

Liên hệ mật thiết môi răng ấy cho thấy toàn cảnh xã hội Việt Nam hôm nay. Tả tơi phía sau những khu đô thị hoành tráng vẫn chưa có người ở.

Tấm ảnh chụp ông Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và đại gia Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC tươi cười trong một sự kiện khiến cho cả nước cay đắng. Cay đắng vì ông bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đang bị dư luận lôi ra ánh sáng vì cung cấp hàng trăm tỷ cho bồ nhí Trần Vũ Quỳnh Anh.

Còn ông Trịnh Văn Quyết, chủ nhân ông với các “siêu” quần thể khu nghỉ dưỡng và sân golf ở 6 tỉnh, thành chiếm quỹ đất lên tới 4.124 ha, 3.600 phòng khách sạn và hàng nghìn căn biệt thự. Trịnh Văn Quyết trở thành “ông trùm” địa ốc giàu nhất nước.

Khu nghỉ dưỡng cao cấp FLC Sầm Sơn thuộc phạm vi do ông Bí thư Trịnh Văn Chiến quản lý trị giá 5.500 tỷ dọc bờ biển Sầm Sơn đã xua đuổi hàng ngàn hộ dân đang sinh họat tại vùng biển này không thể không có sự tiếp tay của ông mà FLC thành công được.

Hai con người ấy kề cận tươi cười chụp hình bên nhau tuy không có giá trị là bằng chứng để truy tố nhưng nó có giá trị của sự liên tưởng, một giá trị tuyệt đối làm cho người dân tỉnh ngộ.

Ông Quyết lấy đâu ra tiền cho gái nếu không kề vai kẹp cổ Trịnh Văn Chiến?

Ông Chiến lấy đâu ra đất để xây resort nếu không cặp cổ ông Quyết dúi những phong bì dười gầm bàn trong những lần gặp gỡ công khai giữa thanh thiên bạch nhật?

Cái tinh thần “quyết chiến” ấy thể hiện trên ánh mắt uất hận của người dân Thanh Hóa. Nó nằm trên các trang mạng xã hội và người dân đã dần biết được câu hỏi “tại sao họ giàu như thế?”

Những đại gia lớn nhất nước Việt luôn là người tin cẩn của hệ thống chính trị Việt Nam. Bất cứ một dự án lớn nào cũng được “nghiên cứu” rất kỹ giữa hai “đối tác”. Từ việc vẽ ra mục đích cho có vẻ hợp với nhu cầu phát triển, cho tới cách tiến hành dự án ấy đều được rà soát kỹ lưỡng cho phù hợp với pháp luật và thủ tục ăn chia với nhau.

Càng giàu thì người ta càng ác. Chính bản thân họ dù sao cũng là con người họ không thế ác như thế nếu phía sau không có những cái đầu điều hành đất nước “ác” hơn.

Đó là định luật phát triển của mafia và dĩ nhiên mafia đỏ vẫn nguy hiểm hơn mafia tư bản nhiều bởi chúng có điều 4 trong hiến pháp.

Ngày hôm qua, có thêm một tấm ảnh khác: người dân Đông Yên lặn lội dưới bầu trời tím tái vì mưa gió để biểu tình chống Formosa vào sáng ngày 11 tháng 3.

Trong cuộc biểu tình ấy người ta mang lên trang mạng xã hội những video clip cho thấy một việc rất mới vừa xảy ra: người dân hô vang dội “đả đảo cộng sản”.

Cái thời người dân lẳng lặng lên xe đi kinh tế mới đã qua, bây giờ họ đã không còn biết sợ. Hình ảnh quan lại cấu kết với các tập đoàn “quyết chiến” với dân đã kích thích sự nổi dậy.

Bắt đầu cuộc nổi dậy nào cũng có khẩu hiệu rất quen thuộc: “đả đảo”.

Chế độ cũ sụp đổ vì những tiếng “đả đảo” giữa lòng Sài Gòn. Chế độ cộng sản Việt Nam cũng sẽ không thể thoát khỏi sụp đổ từ những tiếng hô đả đảo của người dân bị áp bức giữa miền Trung tang thương ấy.

‘Bauxite Tân Rai’ càng làm càng lỗ hàng ngàn tỉ đồng

‘Bauxite Tân Rai’ càng làm càng lỗ hàng ngàn tỉ đồng

Tổ hợp Bauxit-Nhôm Lâm Ðồng, còn gọi là dự án Tân Rai có khả năng đóng cửa. (Hình: Báo Người Lao Ðộng)

HÀ NỘI (NV) – Sau 3 năm hoạt động, tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Ðồng nhiều tai tiếng khai thác tài nguyên quốc gia đem bán đã bị thua lỗ 3,696 tỉ đồng.

Theo báo Người Lao Ðộng, ngày 13 Tháng Ba, Tập Ðoàn Công Nghiệp Than-Khoáng Sản Việt Nam vừa bị thanh tra nhiều nội dung về hoạt động kinh doanh, đầu tư của tập đoàn này.

 Các kết quả thanh tra tại tổ hợp dự án Bauxite-Nhôm Lâm Ðồng và dự án Alumin Nhân Cơ cho thấy, “các dự án này hoạt động chưa hiệu quả, vốn đầu tư tăng quá cao so với dự kiến ban đầu.”

Cụ thể, tại dự án tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Ðồng, theo quyết định ban hành năm 2006, tổng mức đầu tư là hơn 7,787,5 tỉ đồng(khoảng $493,5 triệu) với công suất 600,000 tấn/năm, thời gian thực hiện 2006-2009. Tuy nhiên, qua 4 lần điều chỉnh đã tăng vọt lên đến hơn 15,414 tỉ đồng(tương đương $805 triệu), gần gấp 2 lần vốn đầu tư dự kiến ban đầu. Trong khi đó thời gian thực hiện dự án bị chậm 4 năm so với quyết định phê duyệt lần đầu.

“Nguyên nhân việc đội vốn này do việc điều chỉnh tăng công suất, thay đổi công nghệ sản xuất alumin, nhà nước thay đổi chính sách thuế, tiền lương, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, thiếu kinh nghiệm quản lý điều hành của chủ đầu tư và năng lực thi công của nhà thầu hạn chế,” báo Người Lao Ðộng dẫn thông tin từ cơ quan thanh tra cho biết.

'Bauxite Tân Rai' càng làm càng lỗ hàng ngàn tỉ đồng
Vụ vỡ đường ống chứa chất độc hại tại nhà máy alumin Tân Rai, khiến ô nhiễm môi trường. (Hình: Báo Người Lao Ðộng)

Ðáng chú ý, kết quả của đoàn thanh tra cũng cho thấy tổ hợp Bauxite-Nhôm Lâm Ðồng sau 3 năm đi vào hoạt động, tính từ Tháng Mười 2013 đến hết Tháng Chín, 2016 đã thua lỗ 3,696 tỉ đồng, vượt xa so với số lỗ lũy tiến dự kiến theo kế hoạch là 1,660 tỉ đồng, không kể phần lỗ do chênh lệch tỉ giá.

Còn tại dự án nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ, vốn đầu tư cho dự án này cũng tăng rất mạnh so với dự kiến ban đầu. Theo quyết năm 2007, tổng vốn đầu tư cho dự án này chỉ 3,285 tỉ đồng, nhưng đến năm 2014 đã tăng lên đến 16,821 tỉ đồng, cao hơn gấp 5 lần. Ngoái ra, dự án này đưa vào hoạt động chậm 6 năm so với quyết định ban đầu.

Trước đó, quá trình đầu tư các dự án này đã xảy ra một số sự việc. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc vỡ đường ống dẫn sút nhà máy Alumin Nhân Cơ vào ngày 23 Tháng Bảy, 2016 tại Ðắk Nông gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, khiến người dân tức giận, buộc ông Hoàng Quốc Vượng, thứ trưởng Bộ Công Thương phải cam kết “rút kinh nghiệm, không để xảy ra sự cố tương tự.” (Tr.N)

Tội phạm ấu dâm đang hoành hành tại Việt Nam và những khuất tất

Tội phạm ấu dâm đang hoành hành tại Việt Nam và những khuất tất

Thời Báo

13-3-2017

Gần đây báo chí tại Việt Nam liên tục loan tải nhiều tin tức về việc trẻ em bị xâm hại tình dục khiến người dân có con em rất lo ngại.

Dưới đây chúng tôi điểm lại 3 vụ án liên quan đang có nguy cơ bị cơ quan chức năng bỏ qua:

Vụ án dâm ô với trẻ em tại Vũng Tàu

Vụ án ông Nguyễn Khắc Thủy, 76 tuổi, cựu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Vũng Tàu có hành vi dâm ô trẻ em đối với cháu T.N.T 6 tuổi tại Chung cư Lakeside, Bà Rịa-Vũng Tàu bị một thương gia người Ấn Độ bắt quả tang vào năm 2014. Theo gia đình cháu kể, ông Nguyễn Khắc Thủy đã nhiều lần có hành vi đồi bại với cháu gái này. Ngoài ra, còn có thêm 6 bé gái nữa được người thân và các nhân chứng xác nhận bị ông Thủy xâm hại. Cơ quan điều tra đã cho các bé khác đối chất với ông Thủy và các bé đều nhận diện được chính xác nghi phạm cũng như miêu tả rõ địa điểm bị xâm hại. Tuy nhiên, vụ án này không được nhắc đến.

Vào đầu tháng 3 năm nay, dưới sự giúp đỡ của hãng luật GOLD KEY – nơi bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cháu bé T.N.T, vừa gửi thư trực tiếp đến ông Youssouf Abdel-Jelil, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, trước tình thế vụ án có nguy cơ bị “chìm xuồng”. Sau khi nhận đơn tố cáo, LHQ hồi báo sẽ bắt tay vào điều tra.

Đến ngày 12/3/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra lệnh cơ quan điều tra sớm làm rõ sự việc.

Tại Hà Nội

Sáng 10/1/2017, chị N.T.L đã đưa con gái đến công an phường Thịnh Liệt để tố cáo hành vi dâm ô trẻ em đối với ông Cao Mạnh Hùng, 34 tuổi, sinh sống tại Hà Nội. Sau khi tiếp nhận vụ việc, chiều 11/1, đại diện công an phường đã cùng với gia đình đưa bé T.Y.N đi giám định.

 

Cao Mạnh Hùng sinh quán tại Đông Hưng, Thái Bình, có vợ và con 3 tuổi, từng là công tác tại ngân hàng Techcombank ở Hà Nội. Sau khi bị phát hiện xâm hại tình dục bé gái 8 tuổi, Hùng đã chuyển công tác và chỗ ở.

Điều đáng nói ở đây, là kẻ dâm ô đã có lời thách thức gia đình nạn nhân. Sau khi bị tố cáo, ông Cao Mạnh Hùng thừa nhận hành vi nhưng tỏ ra nghênh ngang và khoe có nhiều mối quan hệ lớn ở trên nên không ai làm gì được hắn ta.

Theo thông tin lan truyền ở Facebook xác nhận, Cao Mạnh Hùng là cháu của ông Nguyễn Hồng Diên, cán bộ cấp cao tỉnh Thái Bình, bạn thân với Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Đó là lý do đến nay kẻ thủ ác vẫn ngoài vòng pháp luật.

Tại Sài Gòn

Vụ án dâm ô tại trường tiểu học Lê Văn Tám, quận Thủ Đức vào ngày 14/2 bị nhà trường che dấu và có hành vi xóa vật chứng khi cơ quan điều tra vào cuộc. Nhưng mãi đến ngày 11/3 mới được giới truyền thông trong nước tiết lộ. Nạn nhân là bé gái 7 tuổi học lớp 1.

Phòng Giáo Dục và Đào Tạo quận Thủ Đức có công văn trả lời rằng bé gái bị ngã té từ trên bàn xuống trong lúc chơi đùa chứ không phải bị xâm hại tình dục.

Theo chị Phước là mẹ của bé gái bị xâm hại kể lại, tối ngày 14/2, đón con từ trường về nhà, chị kiểm tra thì phát hiện vùng kín của con bị trầy xước, quần đùi và quần thể thục chị mặc cho cháu vào buổi sáng dính đầy máu. Gặng hỏi mãi thì cháu nói là do người đàn ông tên Đông xâm hại. Ngay trong đêm, người mẹ gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm nhưng điện thoại không liên lạc được.

Nghi phạm là Nguyễn Thanh Đông, nhân viên công tác tại phòng máy vi tính của trường. Trước đây, ông Đông là giáo viên tại trường Lương Thế Vinh, Thủ Đức và cũng từng bị các nữ sinh tố cáo có hành vi sờ mó.

Ngày 15/2, chị Phước cùng cơ quan chức năng phường Bình Thọ đến trường tiểu học Lê Văn Tám kiểm tra hệ thống camera thì dữ liệu của camera số 4, nơi cháu gái bị xâm hại đã bị xóa mất ở khoảng thời gian từ 11 giờ 18 phút đến 12 giờ 22 phút trưa ngày 14/2. Rõ ràng là có người cố tình xóa dữ liệu để ém nhiệm sự việc.

Qua kiểm tra tại Bệnh viện Từ Dũ, kết quả vết rách bên trong vùng kín của nạn nhân là do bị xâm hại. Gia đình cho biết, gần một tháng qua nạn nhân phải chịu đau đớn tinh thần lẫn thể xác vì phải điều trị vết thương nhiễm trùng vùng kín.

Đến nay các vụ án cũng đang trong vòng điều tra, cơ quan chức năng chưa có kết luận.

Khi con người giữ lại

Khi con người giữ lại

Tuấn Khanh

14-3-2017

Tháng 1/1995, khi ông Võ Văn Kiệt ký văn bản số 406-Ttg, ra lệnh không được đốt pháo trên cả nước. Không những pháo trong hiện thực bị săn lùng và hủy diệt, mà ngay cả pháo trong trí tưởng cũng bị ngăn chận. Ít lâu sau đó, trong một lần đưa ca khúc Bài Ca Tết Cho Em (sáng tác: nhạc sĩ Quốc Dũng) vào chương trình sản xuất CD mùa xuân, một biên tập viên đã than thở rằng Sở Văn hóa Thông tin ở Sài Gòn nói phải sửa lại lời, vì có chữ “pháo”, nghe nhạy cảm với một loại hình sản phẩm đã bị cấm.

Những chuyện hài hước như vậy, không bao giờ thiếu trong một nền văn hóa bị kiểm duyệt theo chỉ đạo, và cũng theo tính trung thành đến bại hoại của những nhân viên kiểm duyệt tại Việt Nam, kể từ sau 1975.

Một buổi sáng, khi đọc bản tin về chuyện 5 ca khúc có từ nửa thế kỷ trước bị lại cấm lưu hành, nhiều người dân đã tỏ ý bất bình. Nhưng với giới văn nghệ đã tận mặt sống và quay quắt trong các sợi xích kiểm duyệt từ suốt nhiều năm thì lại khác. Phản ứng thường là một nụ cười mỉa, và gật gù như của một anh bạn “đến giờ này mà vẫn còn bệnh hoạn như vậy à?”

Năm ca khúc đó, bao gồm Cánh thiệp đầu xuân (tác giả Lê Dinh – Minh Kỳ), Rừng xưa, Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương). Như bao lần, những người “làm” văn hóa của Nhà nước vẫn giải thích mơ hồ, thậm chí ngớ ngẩn như dừng lưu hành để tìm tên tác giả chính xác. Một quan chức nhà nước, được báo Tuổi Trẻ dẫn lời, nói rằng ông băn khoăn vì không biết ý nghĩa lời hát “cuộc chiến” nằm trong Con đường xưa em đi, là cuộc chiến nào.

Như một đứa trẻ to lớn nhưng gồng gánh tâm hồn tự kỷ, hệ thống văn hóa xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay loay hoay với một nỗi ám ảnh mơ hồ, và không thể hội nhập cùng cuộc sống bình thường. Đứa trẻ đó lo sợ mọi thứ – từ quá khứ đến tương lai. Đứa trẻ cố vươn vai đứng thẳng oai vệ trong đời sống, nhưng nhột nhạt thầm kín vì đêm đêm còn mắc tật đái trộm trên giường. Đứa trẻ tự cáu gắt vì chứng không thể trưởng thành của mình.

Nhạc sĩ Thanh Sơn, lúc còn sinh thời, từng ngồi buồn hiu, kể rằng một nhân viên kiểm duyệt của Sở, trẻ bằng tuổi con út của ông, ra lệnh cho ông về phải bỏ chữ “phu quân” trong một ca khúc tình yêu đồng quê của ông, chỉ vì chữ “quân” có thể ám chỉ đến quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.

Năm ngoái, một đôi bạn trẻ viết tạp bút về Sài Gòn, chạy xin giấy phép in với một nhà xuất bản. Khi bản thảo đưa lên duyệt, một đoạn văn liên quan đến bài hát Chiếc lá cuối cùng (tác giả Tuấn Khanh sinh năm 1933) bị lưu ý là phải bỏ đi vì liên quan văn hóa trước 1975. Khi các bạn trẻ này kêu nài rằng bài hát đã được duyệt, tác giả được lưu hành… thì biên tập viên – kiểm duyệt viên bối rối, chuyển sang ý khác là “cũng phải bỏ, vì gợi ý đến nhạc sĩ Tuấn Khanh hiện nay, người đang có vấn đề”.

Trãi qua rất nhiều năm. Kể từ lúc những bánh xích xe tăng chiến thắng của những người Cộng sản lăn trên các đường phố ở miền Nam. Có không ít những khung thước văn hóa thật mới mẻ được kẻ ra cho người dân. Từ chiếc quần ống loe bị chận cắt giữa đường, mái tóc dài nam giới bị giữ lại và buộc xén đi vô tội vạ… cho đến hôm nay, quả là một chặng đường rất dài để con người Việt Nam thấy rằng mình đang phải chạy hồng hộc trên một vòng tròn thật lớn, để cố về điểm xuất phát văn minh ban đầu của mình.

Đầu năm 2017, có tin bài hát Ly rượu mừng được trả tự do. Rất nhiều người vui mừng vì nghĩ rằng “rồi cuối cùng những điều tốt đẹp nhất cũng đã trở lại”. Có không ít những bài viết, sự hân hoan xuất hiện trên các trang mạng. Có bóp, thì phải có mở chứ!

Cảm giác này có thể so sánh với năm 1977, khi nạn đói tràn lan ở Việt Nam, bệnh ghẻ ngứa rừng hành hạ mọi gia đình. Rồi đến năm 1990, khi nhiều người bắt đầu được ăn cơm có thịt và sử dụng xà bông Hoa Kỳ gửi về từ các thùng đồ của kiều bào –  thì người Việt nam cũng đã hân hoan và hạnh phúc như vậy. Quả là có bóp, rồi phải có mở!

Và rồi, khi một ca khúc được trả tự do, thì cũng không lâu sau, có đến 5 ca khúc khác bị giam lại. Cái được và mất có vẻ đã rõ trong đời sống văn hóa bình thường của con người. Mở và bóp!

Cấm và cho / Bóp và mở trong kiểm duyệt văn hóa tại Việt Nam chưa bao giờ có một câu trả lời quang minh, hay có một thái độ chính đáng. Năm 2012, khi được hỏi về cách thức cho phép lưu hành những bài hát trước năm 1975, ông Lê Ngọc Cường – nguyên cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn từng xác nhận rằng thay vì lên danh sách những bài cần cấm, thì Cục chỉ có danh sách những bài được cho phép (khoảng hơn 1500 bài, trong số hàng chục ngàn bài hát trước 1975). Và việc bóp xiết các bài hát cũ, được khoán lớn cho Sở ở thành phố Hồ Chí Minh, vì nơi này được coi là có khả năng “biết rõ nội tình”.

Nội tình ấy, Trịnh Công Sơn, đến khi qua đời nhiều năm, vẫn chưa bao giờ được phép ấn hành chính thức và đầy đủ bộ Ca khúc Da Vàng, tập tác phẩm được coi là làm nên tên tuổi của ông.

Nội tình ấy, Nhạc sĩ Phạm Duy, từ khi giao cho công ty Phương Nam quản lý và xin phép các ca khúc của ông từ năm 2005 đến nay, chỉ khoảng 200 bài hát được cho phép. Thậm chí có những bài cấp phép rồi, lại cấm như Trường ca Con đường Cái quan và Còn chút gì để nhớ.

Không biết dựa vào luật nào, Cục chỉ cho phép một năm làm đơn xin từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 7 đến 13 bài. Và nếu chiếu theo trình tự đó, di sản hơn 1000 bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy có thể phải đến năm 2050 mới được cấp phép hoàn toàn. Dĩ nhiên, đó là trong tình trạng các nhà “làm” văn hóa không trở chứng tự kỷ kinh niên.

Cũng có ý kiến cho rằng Nhà nước đang lo lắng vì không cản nổi tình trạng văn hóa trước 1975 bùng phát lại ở miền Nam và nhiều nơi khác. Khởi đầu là âm nhạc, sau đến là sách vở, lịch sử… nên đang tìm cách kìm hãm bằng cách cắt nhanh nguồn cảm hứng của dân chúng. Khởi đầu là không ít nghệ sĩ của Nhà nước được hậu thuẫn lên tiếng bài bác bolero, rồi kế đến kêu đòi một nền văn minh gameshow không có bolero… Hôm nay là thả một và nhốt năm, như tín hiệu của một mùa xuân không còn nghe tiếng pháo.

Nếu lưu ý, sẽ không ít người ngạc nhiên rằng năm 2017, khi bài hát Ly rượu mừng được trả tự do một cách hữu ý trước Tết Nguyên Đán, nhưng lại không vang lên rộn rã bằng những năm mà người dân phải tự vượt rào để hát, để nghe nó. Có lẽ người dân đã bằng lòng với sự bình thường và giá trị được trả lại, nên không ra sức níu kéo như nhiều thập niên qua.

Nhưng ngay khi danh sách 5 bài hát bị cấm được tung ra, lạ thay, đâu đâu cũng nghe người dân hát, mở lại những ca khúc này. Chuyện “cấm”, trở thành một thái độ vô vọng trước đời sống tự nhiên trong phút chốc.

Và như thế, những bài hát cấm đó, chắc chắn lại sẽ vang lên – không khác gì những ngày tháng Ly rượu mừng bị giam nhốt. Kẻ có quyền có thể phất tay phế bỏ, nhưng nhân dân sẽ mãi mãi âm thầm giữ lại trong trí nhớ và từng lời hát khe khẽ của mình, bởi lẽ năm bài hát ấy – hay hàng chục ngàn bài hát khác – không có tội tình gì.

Vì họ biết, cuối cùng tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền. Âm nhạc hay sách vở – tri thức và cảm xúc… sẽ còn lại mãi mãi, bền bỉ thách đố mọi thời đại mê muội của quyền hành.

Cháu ông Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình xâm hại tình dục bé gái 8 tuổi?

Cháu ông Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình xâm hại tình dục bé gái 8 tuổi?

FB Nguyễn Lân Thắng: “Đây, Cao Mạnh H tức CAO MẠNH HÙNG (sinh năm 1983 Đông Hưng – Thái Bình), cựu cán bộ ngân hàng Techcombank (cháu ông chủ tịch tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên, chơi rất thân với Bộ trưởng Bộ Công an). Số Điện Thoại: 0975984154…“.

Bổ sung lúc 7h55′, Facebooker Khoi Hoang cho biết: “Chỗ ông Nguyễn Hồng Diên, Thái Bình đó có liên quan tới ông Trần Đại Quang. Bác Diên là rể dòng họ Trần (mộ tổ nhà bác Diên cho biết). Dòng họ Trần ở Thái bình có hãng bia nổi tiếng Đại Việt. Họ làm ăn rất phát. Mấy năm trước họ xây dựng đền thờ tổ to như lăng Ba Đình, nghe nói bên trong dát vàng. Dòng họ Trần giờ đây gần như nắm toàn bộ Thái Bình về kinh tế“.

Nghi can Cao Mạnh Hùng. Ảnh: FB Nguyễn Lân Thắng

_____

Dân Việt

Hòa Nguyễn

12-3-2017

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Hoàng Mai (TP.Hà Nội) vừa ra thông báo sẽ tiếp tục xác minh trường hợp một cháu bé 8 tuổi trên địa bàn quận Hoàng Mai tố bị một người đàn ông xâm hại.

Theo thông báo số 380 của cơ quan CSĐT Công an quận Hoàng Mai, cơ quan này đã nhận được đơn tố giác về tội phạm ngày 10.1.2017 của chị Nguyễn Thị L (SN 1972, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, TP.Hà Nội).

Đơn tố giác Cao Mạnh H (SN 1983, quê Thái Bình, tạm trú tại quận Hoàng Mai) có hành vi dâm ô với cháu Y.N (SN 2008, con gái chị L).

Sự việc đã xảy ra đã hơn 2 tháng nhưng sự việc vẫn chưa sáng tỏ khiến cả gia đình chị L hoang mang, lo lắng.

Tuy nhiên, đến thời hạn hiện tại, theo quy định, việc giải quyết tố giác tội phạm đã hết, cơ quan CSĐT công an quận Hoàng Mai chưa đủ căn cứ để quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với tố giác về tội phạm của chị L.

Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàng Mai đã gửi văn bản tới Viện kiểm sát nhân dân quận Hoàng Mai thống nhất tiếp tục xác minh đối với tố giác của chị Lan, thời hạn xác minh tiếp theo là 2 tháng.

Trước đó, chị Nguyễn Thị L (Thịnh Liệt, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã làm đơn tố giác Cao Mạnh H có hành vi dâm ô với con gái của chị. Theo đơn tố giác, sự việc xảy ra vào tối ngày 8.1.2017. Vào lúc khoảng 19h30, cháu Y.N đến nhà bác ruột gần nhà để chơi với các bạn. Lúc đó, ngoài Y.N còn có cháu M.Q, cháu B cùng chơi ở ngõ. Thấy đám trẻ đang chơi, Cao Mạnh H cũng vào nhập bọn và rủ chơi trò “bắt cóc, trốn tìm”.

“Lợi dụng sự ngây thơ của con tôi, H đã dụ dỗ và bế con tôi vào sân trong ngách 250/31/41 Tân Mai để giở trò đồi bại với cháu. H đã dùng vũ lực, ép buộc cháu quan hệ, làm cháu đau đớn tại bộ phận sinh dục. Con tôi có kêu cứu nhưng bạn bè chơi cùng nghĩ là đang chơi nên không ai để ý. Khi đó chỉ có hai cháu M.Q và cháu B phát hiện ra, đã dùng chổi và dép đánh vào lưng của H thì H mới thả con tôi ra. Con bé quá sợ hãi đã chạy trốn vào nhà bác”, chị L bức xúc tố cáo.

Sau đó, H đã bỏ về nhà. Một lúc sau, các bạn lại gọi Y.N ra chơi tiếp. Theo phản ánh của gia đình và những cháu nhỏ có mặt trong buổi tối hôm đó, Cao Mạnh H tiếp tục quay lại và bế thốc bé Y.N vào ngõ tối, tiếp tục có hành vi dâm ô. Y.N quá sợ hãi đã hét toáng lên và cắn vào tay của H. Nghe tiếng kêu của bạn, hai cháu M.Q và B đã chạy tới, dùng chổi vụt vào lưng “chú” H để giải cứu Y.N, một bé khác thì lấy nước hất vào người Cao Mạnh H để thanh niên này buông Y.N ra.

Đơn tố giác Cao Mạnh H có hành vi dâm ô với con gái mình của chị L gửi tới cơ quan chức năng.

Quá bức xúc về sự việc trên, chị L đã gọi vợ chồng Cao Mạnh H (vợ H là cháu gái chị chồng chị L) sang nói chuyện. Theo lời kể của chị L và nội dung cuộc ghi âm buổi nói chuyện hôm đó, H đã liên tục xin lỗi gia đình và thừa nhận có hành vi sờ soạng cháu Y.N.

Bức xúc về sự việc, sáng 10.1.2017, chị L đã đưa con gái đến công an phường Thịnh Liệt để tố cáo hành vi của Cao Mạnh H. Sau khi tiếp nhận vụ việc, chiều 11.1, đại diện công an phường đã cùng với gia đình đưa bé Y.N đi giám định.

“Tại đây, tôi điếng người khi nghe bác sỹ bảo con gái tôi bị tổn thương bộ phận sinh dục, rách màng trinh, xây xát và phù nề xung quanh”, chị L bức xúc nói.

Sau đó H đã được cơ quan công an phường Thịnh Liệt triệu tập nhưng đến ngày 14.1.2017, gia đình chị L thấyH được thả ra và H đã cùng vợ con đã lẳng lặng chuyển nhà đi khỏi nơi khác.

Trao đổi với PV, chị L cho biết sự việc xảy ra đã hơn 2 tháng nay, nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa có tiến triển gì, kẻ có hành vi đồi bại với con gái chị vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Cũng theo chị L, suốt thời gian qua gia đình chị và đặc biệt là cháu N rất mệt mỏi vì vụ việc này. “Tôi chỉ mong cơ quan điều tra nhanh chóng làm rõ vụ việc một cách công tâm, chính xác để trừng trị kẻ có tội, trả lại danh dự cho con gái tôi. Nếu xâm hại con tôi mà không bị xử lý thì cũng sẽ xâm hại những đứa trẻ khác”, chị L nói.

Hiện vụ việc đang được tiếp tục xác minh, làm rõ.

Việt Nam ra tuyên bố yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các chuyến du lịch tới Biển Đông,

From facebook:  Tinh Hoa with Sự Thật and Khai Tri.
Hôm nay (13/3), Việt Nam ra tuyên bố yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các chuyến du lịch tới Biển Đông, điều mà Trung Quốc đã tiến hành hồi đầu tháng với hơn 300 hành khách đến quần đảo Hoàng Sa.

“Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết trong một thông báo.

Hôm nay (13/3), Việt Nam ra tuyên bố yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các chuyến du lịch tới Biển Đông, đ…
DAIKYNGUYENVN.COM

Định mệnh xoắn lấy hai gia đình Ngô Đình Diệm và Võ Nguyên Giáp

From facebook:   Trong Nguyen‘s post.

Lá thư Úc Châu

* Định mệnh xoắn lấy hai gia đình Ngô Đình Diệm và Võ Nguyên Giáp

image_021

Hai vị chủ tế là Giám mục Võ Đức Minh, địa phận Nha Trang, Giám mục Nguyễn Như Thể, nguyên giám mục địa phận Huế, và một số linh mục đồng tế khai mạc Thánh lễ Án phong Chân phước cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận tại Vatican. Ảnh tư liệu của Văn Hóa Magazine

Bố của ông Võ Nguyên Giáp là cụ Võ Nghiễm chịu nhiều ơn của gia đình cụ Ngô Đình Khả, bố của ông Ngô Đình Diệm.

Ít ai để ý là cháu ruột của ông Võ Nguyên Giáp (kêu ông Giáp bằng chú) là đương kim giám mục Công giáo ở Nha Trang, là giám mục Giuse Võ Đức Minh.

Thân phụ của giám mục Võ Đức Minh là anh ruột của ông Võ Nguyên Giáp, bố mẹ của giám mục Võ Đức Minh đều theo Công giáo và cư ngụ ở miền Nam sau 1954. Không rõ là giám mục Võ Đức Minh có về Hà nội viếng tang chú mình là ông Võ Nguyên Giáp vừa qua hay không?

Cô ruột của giám mục Giuse Võ Đức Minh là vợ của trung tướng VNCH là ông Nguyễn Ngọc Lễ. Bà theo Công giáo và sống tại miền Nam trước 1975, qua đời tại Mỹ (bà và chồng rời Việt Nam trong biến cố 30/4/1975). Bà cô ruột này là em gái của ông Giáp lẫn bố của giám mục Giuse Võ Đức Minh.

Kể ra thì gia đình ông Võ Nguyên Giáp chịu ơn gia đình ông Ngô Đình Diệm nhiều. Bố ông Giáp là cụ Võ Nghiễm khi bị Pháp bắt trong tù thì được ông Ngô Đình Cẩn (em trai út của cụ Diệm) giúp thăm nuôi, khi cụ Võ Nghiễm qua đời thì cũng do ông Ngô Đình Cẩn đứng ra lo việc an táng. Lúc cụ Võ Nghiễm còn sống thì được gia đình cụ Ngô Đình Khả mua ruộng vườn giao cho ông Võ Nghiễm trông coi, canh tác và nộp tô.

Nếu tổng thống Ngô Đình Diệm có cháu ruột (kêu bằng cậu) làm đến chức hồng y bên Công giáo là hồng y Nguyễn Văn Thuận, thì ông Võ Nguyên Giáp cũng có cháu ruột (kêu bằng chú) làm tới chức giám mục bên Công giáo là giám mục Võ Đức Minh (đang ở Nha Trang) đã nói bên trên. Ông Giáp và ông Diệm đều có tuổi xấp xỉ nhau, đều ở cùng làng cùng huyện tại Quảng Bình. Cả 2 đều nắm chức vụ cao phía Cộng sản và phía Quốc gia Cộng hòa.

Chuyện éo le là giám mục Giuse Võ Đức Minh (cháu ông Giáp) cũng chính là người qua Vatican để làm chứng việc phong thánh cho hồng y Nguyễn Văn Thuận (cháu ông Diệm) ngày 5/7/2013 vừa qua.

(Source: vietwebradio)

Vỡ đập chứa bùn thải quặng, cá chết hàng loạt ở Nghệ An.

From facebook:  Phan Thị Hồng‘s post.
Image may contain: outdoor, nature and water
Image may contain: one or more people
Phan Thị Hồng added 2 new photos.

Vỡ đập chứa bùn thải quặng, cá chết hàng loạt ở Nghệ An.

– Đập chứa chất thải quặng bị vỡ, một khối lượng lớn chất thải đổ ra sông suối khiến cá chết hàng loạt ở Quỳ Hợp (Nghệ An).

Khoảng 21h ngày 8/3, bể lắng sức chứa hơn 10.000 mét khối (gồm nước và bùn thải quặng) khai thác quặng thiếc ở khu vực Suối Bắc của Công ty Kim loại Màu Nghệ Tĩnh thuộc Tập đoàn Than Khoáng sản (TKV) đóng ở suối Bắc, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp bị vỡ một đoạn khoảng 12m, ở độ cao 700 m so với mực nước biển.

Xí nghiệp Thiếc Suối Bắc thuộc Công ty Cổ phần Kim loại màu Nghệ Tĩnh được cấp phép khai thác trên khu vực núi Lan Toong, có độ cao trên 700 m so với mực nước biển. Hệ thống đập chứa bùn thải có sức chứa khoảng trên 10.000 m3, nhưng thân đê chắn bằng đất…

Hàng ngàn tấn chất thải kim loại, đã đổ xuống dòng Nậm Huống làm cá nuôi trong các ao hồ, các dòng sông, suối chết hoàng loạt và hơn 300 ha lúa chìm trong bùn thải.

Các cơ quan chức năng thì cứ để nghiên cứu, điều tra.
Thiệt hại thì người dân gánh chịu.
Cuộc sống đã bi đát lại càng bi đát hơn!

Dư luận chưa quên vụ vỡ hồ chứa trên núi ngày 18/11/2013, làm lũ bùn đỏ titan tràn xuống như dòng thác ở Bình Thuận làm gián đoạn giao thông tuyến đường nối thành phố Phan Thiết và mũi Kê Gà.

Tiếp đó, ngày 30/9/2014 đâp ngăn hồ chứa bùn thải của nhà máy tuyển quặng sắt ở Yên Bái bị vỡ làm một lượng bùn đỏ, xỉ quặng và chất thải khổng lồ tràn xuống hạ du, chôn vùi đồng ruộng, đường giao thông và tràn vào nhà dân ở thôn Lương Thiện xã Lương Thịnh quận Trấn Yên, Yên Bái.

Rồi đến ngày 08/10/2014, vỡ hồ thải hồ rửa quặng bauxite nhà máy Tân Rai Lâm Đồng, nằm trong chuỗi sự kiện kéo dài ở Việt Nam.

Đó là hồi chuông cảnh báo cho Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc cải cách điều chỉnh chính sách của mình.

GSTS Nguyễn Thế Hùng (ĐH Đà Nẵng) đã từng cho rằng, nhà nước hãy tỉnh ngộ dừng ngay việc khai thác bauxite Tây Nguyên lại, thà chịu thiệt hại nhỏ còn hơn là để thế hệ con cháu phải gánh chịu hậu quả lâu dài. Ông nói:

“Rất nhiều nhà khoa học đã chứng minh, dừng ngay thời điểm này thì mình chịu lỗ đó còn hơn là mình tiếp tục nữa. Nhưng nếu một chính quyền gọi là của dân, do dân và vì dân, ví dụ anh có cái nhà của anh thì anh muốn sửa muốn bán là quyền của anh, bây giờ anh nói nhà nước của dân nhưng mà ý kiến phản biện của các nhà khoa học thì không tôn trọng. Lẽ ra phải có những đoàn phản biện độc lập để xem xét những vấn đề đó”.

Chúng ta đừng quên: Quả bôm bùn đỏ Bauxit Tây nguyên treo lơ lửng trên đầu hơn 20 triệu dân vùng duyên hải Nam Trung bộ và vùng Đông Nam bộ trong đó bao gồm Sài Gòn và các vùng phụ cận.

Ảnh 1: Vỡ đập chứa gồm nước và bùn thải quặng, khai thác quặng thiếc ở khu vực Suối Bắc của Công ty Kim loại Màu Nghệ Tĩnh, đóng ở suối Bắc, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An.

Ảnh 2: Cá chết hằng loạt và hơn 300 trăm ha lúa bị thiệt hại nặng.

Nguồn: http://m.dantri.com.vn/…/bo-cong-thuong-kiem-tra-su-co-vo-d…

http://m.vietnamnet.vn/…/vo-dap-chua-bun-thai-quang-ca-chet…