LHQ thúc Việt Nam đối phó nạn xâm hại tình dục trẻ em

LHQ thúc Việt Nam đối phó nạn xâm hại tình dục trẻ em

Cán sự xã hội tư vấn một cô gái cần được bảo vệ đặc biệt. (Hình: UNICEF Viet Nam/Truong Viet Hung)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Liên Hiệp Quốc bầy tỏ sự quan tâm đặc biệt và kêu gọi Việt Nam đối phó với tình trạng xâm hại tình dục trẻ em rất phổ biến, nhưng thường bị bỏ lơ.

Trong một bản thông cáo phổ biến hôm Thứ Sáu, 17 Tháng Ba, Liên Hiệp Quốc nhắc nhở nhà cầm quyền CSVN rằng: “Mọi trẻ em có quyền sống mà không chịu bạo lực, lạm dụng và bị bóc lột.”

 Trước các tin tức xâm hại tình dục trẻ em những ngày vừa qua đang làm phẫn nộ mọi người, bản thông cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết: “Tuy hoan nghênh hành động của chính quyền Việt Nam trong việc điều tra các sự việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em mới đây, Liên Hiệp Quốc vẫn hết sức quan ngại tình trạng xâm hại trẻ em xảy ra rất phổ biến và đa số các sự việc không được báo cáo hoặc không được chính quyền giải quyết một cách đầy đủ ngay cả khi đã được báo cáo.”

Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, cứ bốn trẻ em ở Việt Nam thì có một em nhỏ là nạn nhân của tình trạng lạm dụng và có ít nhất 1,300 trường hợp được báo cáo mỗi năm. Đây chỉ là con số ước lượng trung bình mà trên thực tế con số có thể còn lớn hơn nhiều. Tuy nhà cầm quyền CSVN lập ra đủ mọi thứ hội đoàn trong đó có những hội đoàn bảo vệ phụ nữ, trẻ em, nhưng hiện vẫn không có những con số thống kê chính thức, dù là những con số tương đối gần đúng.

Trước áp lực của dư luận trong nước và của quốc tế, chính quyền Việt Nam, qua Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, thúc dục cơ quan này tại các địa phương “rà soát” về loại tội này trên cả nước.

“Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao yêu cầu viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra, rà soát ngay toàn bộ các vụ việc, vụ án về loại tội phạm này trên toàn quốc và báo cáo kết quả về viện Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao trước ngày 20 Tháng Ba để chỉ đạo, xử lý nghiêm minh, nhằm chống bỏ lọt tội phạm,” theo báo Thanh Niên cho biết.

Cũng trong ngày Thứ Sáu, người ta thấy báo chí trong nước loan tin Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam “giao Bộ Giáo Dục chỉ đạo tăng cường giáo dục, hướng dẫn kỹ năng giúp trẻ em nâng cao năng lực nhận biết, phòng tránh bị xâm hại.”

Một chỉ dấu rõ rệt về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em rất nghiêm trọng nhưng nhà cầm quyền các cấp tại Việt Nam không mấy tích cực đối phó là từ Tháng Hai đến nay, người ta chỉ thấy có bốn vụ được công an ở các địa phương làm mạnh hơn bình thường khi có sự can thiệp từ cấp cao qua chỉ thị của chủ tịch nước hay của một phó thủ tướng. Nếu không, sự việc đã bị cho chìm xuồng như hàng ngàn vụ khác.

Trước sự ngó lơ của chính quyền, Liên Hiệp Quốc, qua ông Kamal Malhotra, đại diện thường trú tại Việt Nam, kêu gọi điều tra và truy tố trừng phạt các kẻ xâm hại tình dục trẻ em. Ông Malhotra cho biết cơ quan của ông sẽ tiếp tục giúp Việt Nam hoàn thiện luật pháp, phát triển các dịch vụ bảo vệ trẻ em cũng như hỗ trợ điều tra và truy tố các vụ án nhậy cảm về giới tính và trẻ em.

Liên Hiệp Quốc thúc giục Hà Nội là đã đến lúc Việt Nam cần phải thu ngắn khoảng cách giữa luật lệ nhà nước với tiêu chuẩn pháp lý quốc tế, những cam kết chính trị và hành động mà họ từng đặt bút ký kết gồm cả Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị.

Liên Hiệp Quốc khuyến khích bất kỳ ai là nạn nhân hay nhân chứng liên lạc với đường dây nóng (điện thoại) bảo vệ trẻ em ở Việt Nam: 1800 1567 để được hỗ trợ.

Theo các thống kê trong hội nghị quốc gia về tình dục, sức khỏe và xã hội diễn ra vào cuối năm 2016 tại Hà Nội, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại. Đó chỉ là con số tính trung bình từ số liệu thống kê của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội. Các con số này còn cho thấy trong năm năm, từ 2011 đến 2015, cả nước có 5,300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. (TN)

Làm gì để Cấp cứu lòng tự trọng của quan sản?

From facebook: Trần Bang
Làm gì để Cấp cứu lòng tự trọng của quan sản?

Hàn Quốc, bà Park mất chức Tổng thống Hàn Quốc chỉ vì dính đến vụ tham nhũng 1 tr đô la, tương đương 22,8 tỷ đồng VN.

Việt Nam, chỉ riêng các cơ sở y tế ở Sở y tế Gia Lai, thuộc Bộ y tế kê gian thêm gần 2 tr đô la (trên 44 tỷ) đồng khi mua thiết bị y tế, Bà Bộ trưởng Kim Tiến và ông Bí thư Gia Lai có bị mất chức chưa?

“Theo Kiểm toán Nhà nước, có nhiều gói mua sắm dù giá trị thực tế thấp nhưng được kê vượt gấp nhiều lần. Trong đó, gói mua trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Lao phổi có giá trị thực 12,1 tỉ đồng nhưng được kê lên 22,3 tỉ đồng;
gói mua máy thở tại Bệnh viện tỉnh có giá 6,6 tỉ đồng nhưng được kê 10,1 tỉ đồng;   gói mua trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Tâm thần kinh giá 5,6 tỉ đồng nhưng được kê lên 16,7 tỉ đồng;  gói mua trang thiết bị y tế cho Bệnh viện huyện Chư Pứh chỉ 9,6 tỉ đồng nhưng được kê lên 22,1 tỉ đồng.

Một nguồn tin từ văn phòng UBND tỉnh Gia Lai cho biết nguồn kinh phí mua sắm nói trên là nguồn vốn đầu tư phát triển và cả bảy gói thầu mua sắm đều bị kê chênh lệch.

Riêng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, bệnh viện này đã mua kính hiển vi phẫu thuật thần kinh cột sống, qua kiểm toán phát hiện chênh lệch so với thị trường 8,7 tỉ đồng.

Được biết, cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã gửi văn bản thông báo kết quả kiểm toán cho UBND tỉnh Gia Lai đề nghị xử lý, khắc phục.” (TTO )

http://tuoitre.vn/…/mua-thiet-bi-y-te-56-ti-ke…/1281719.html

P/s ảnh chỉ có tính minh họa.

Image may contain: one or more people, people standing, basketball court, shoes and indoor

Hàng tấn cá nuôi bị chết chỉ trong vài giờ, nghi do nước xả thải từ KCN Tằng Loỏng

From facebook: Tinh Hoa with Sự Thật and Khai Tri.
Theo thống kê sơ bộ, đã có khoảng 6 tấn cá của các hộ nuôi tại xã Xuân Giao (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) bị chết sau khi người dân dẫn nước từ suối vào các ao nuôi.

 

Hiện tượng cá chết hàng loạt trong các ao nuôi của các hộ dân tại thôn Tân Lợi, xã Xuân Giao (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) được ghi nhận từ khoảng 17h ngày 16/3.

Theo thống kê sơ bộ, đã có khoảng 6 tấn cá của các hộ nuôi tại xã Xuân Giao (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) bị chết sau khi người dân dẫn nước từ suối vào…
TRITHUCVN.NET

CHUYỆN GIA ĐÌNH VĂN HÓA

From facebook: Trần Bang
CHUYỆN GIA ĐÌNH VĂN HÓA

Chiều thứ bảy bé Út về nhà khoe bốn năm cái phiếu “Bé ngoan” ông bà ngạc nhiên hỏi sao nhiều bé ngoan thế , bé hồn nhiên nói: “cháu cướp trên bàn cô giáo…
– Ông là một đồng chí lão thành, đang trong giai đoạn lú lẫn, cười khà khà …khen:
“Giỏi, phát huy truyền thống ông khi xưa, lúc đầu là cướp chính quyền hợp pháp Trần Trọng Kim, sau là tham gia cướp miền nam, thống nhất đất nước… khà khà!”
– Chị ba của Út là tiếp viên hàng không cầm xấp giấy khen vứt vào sọt rác và lên tiếng:
“Út đừng nghe ông nói, ông lú rồi.Út ngoan, ko lấy đồ của cô nữa nha. Út ráng học giỏi để sau này còn lên đại học, làm tiếp viên trên máy bay như chị, có nhiều cơ hội lụm đồ xịn của khách lắm”
– Anh hai là CSGT từ cửa bước vào nạt:
“Ko biết xấu hổ hay sao mà còn dạy hư em gái làm theo. Cơ quan của tôi rất khó khăn với những gia đình có thân nhân làm cái gì mà liên quan đến ăn cắp vặt. Lỡ cô mà bị bắt tôi có thể bị mất việc vì chuyện xấu của cô đó. Thế thì còn đâu cơ hội đứng đường để tôi thu tiền của người vi phạm. Bỏ mấy trăm triệu để xin 1 chân giao thông này đó, cô đừng có mà làm liên lụy đến người anh này nhá”
– Bà mẹ tất tả từ nhà bếp chạy ra:
“Ối giời ơi 2 anh chị học chi cho cao, giờ làm mấy việc đó ko biết xấu hổ cho gia đình. Ngày xưa mẹ làm y tá, nhà mình còn nghèo hơn bây giờ… mà mẹ ko tơ hào 1 đồng nào của ai, có bệnh nhân nào đưa riêng tiền cho mẹ để mẹ nhờ bác sĩ giỏi hơn có quen biết với mẹ thì mẹ mới cầm. Hãy sống sao để mà sau này còn tích đc phúc cho con cháu mình các con ạ”
– Ông bố từ trên lầu đi xuống quát;
“Có thôi cãi nhau đi không, nhà ta là nhà gia đình văn hóa, được nhà nước cấp bằng cả xóm này biết. Mấy chuyện xấu mặt này mà la inh lên cho thiên hạ nghe được thì còn gì, tiếng đồn xấu mà đến tai cấp trên của bố thì bố bị kỉ luật đảng các con ạ. Các con làm gì thì làm, hãy giữ lại tiếng thơm cho gia đình, và để yên cho bố ngồi cái ghế này lâu lâu tí, đang có mấy dự án ngon lắm… đang chờ cấp trên duyệt chi ngân sách, các con làm bố mất uy tín, để dự án rơi vào tay kẻ khác, thì cả nhà mình có mà mất ăn đấy chứ chả đùa”..

ST ( Copy FB Lai Nguyễn )

Image may contain: outdoor

Thử thách mới cho YouTube và Facebook?

Thử thách mới cho YouTube và Facebook?

Nhiều hãng ở Việt Nam tạm ngừng quảng cáo trên YouTube
Bản quyền hình ảnh   LIONEL BONAVENTURE/GETTY IMAGES

Các mạng xã hội như YouTube và Facebook dường như đang gặp thử thách mới khi chính phủ một số nước đưa ra yêu cầu phải kiểm soát nội dung do người sử dụng đưa lên.

Tại Anh, chính phủ và một số hãng như báo The Guardian, kênh truyền hình Channel 4 và hãng truyền thông BBC đã ngừng quảng cáo trên YouTube vì quan ngại những quảng cáo của họ xuất hiện trong những video có nội dung “không phù hợp” trên kênh này.

Văn phòng Nội các muốn Google Inc., công ty mẹ của YouTube, đảm bảo rằng các thông điệp mà chính phủ muốn đưa ra, sẽ phải được hiển thị “một cách an toàn và phù hợp”.

Trong khi đó, chính phủ Pakistan nói họ yêu cầu Facebook giúp điều tra những “nội dung có tính phỉ báng” do người Pakistan đưa lên mạng xã hội này. Hồi đầu tuần này Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif lên tiếng ủng hộ việc trấn áp trên diện rộng những nội dung mang tính phỉ báng trên mạng xã hội.

 

Ở Việt Nam, từ tháng Hai, chính phủ thực hiện chiến lược mới để gây sức ép với các doanh nghiệp hoạt động trong nước, đồng thời với YouTube và Facebook để đòi gỡ bỏ những clip có nội dung ‘độc hại’ chống nhà nước. Kết quả là nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế ở Việt Nam đã cam kết tạm ngừng quảng cáo trên YouTube.

Gây áp lực thông qua hoạt động quảng cáo

Chuyện các chính phủ phàn nàn với Google và Facebook về những nội dung được phát hành trên mạng không phải là điều mới.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cho rằng hiếm khi có một nhà nước gây sức ép với họ qua những doanh nghiệp đặt quảng cáo như trường hợp ở Việt Nam.

Liên minh Internet Á Châu (Asia Internet Coalition), là tổ chức mà cả YouTube và Facebook đều là thành viên, nói Việt Nam và các doanh nghiệp đã hưởng lợi rất nhiều nhờ tiếp cận Internet.

“Điều tối quan trọng cho Chính phủ Việt Nam là bảo vệ tính chất mở của mạng internet, và xây dựng những điều khoản phù hợp để khuyến khích đầu tư và ủng hộ cải tiến,” hãng Reuters dẫn lời ông Jeff Paine, giám đốc điều hành của tổ chức này.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn chiều 16/3 yêu cầu các doanh nghiệp, thương hiệu lớn ngừng quảng cáo trên YouTube, Facebook và các mạng xã hội khác cho đến khi các hãng này tìm được giải pháp để chặn được những clip có nội dung “độc hại” chống nhà nước.

Facebook và Google chiếm hơn 70% thị phần quảng cáo trên mạng ở Việt Nam
Bản quyền hình ảnh    DAN KITWOOD/GETTY IMAGES
Facebook và Google chiếm hơn 70% thị phần quảng cáo trên mạng ở Việt Nam

Đại diện các doanh nghiệp có quảng cáo trên Youtube như Vinamilk, VietnamAirlines, Unilever, Honda, Ford… đã cam kết sẽ tạm ngừng quảng cáo trên YouTube và Facebook cho đến khi các mạng này tìm được giải pháp để xử lý tình trạng này, hãng tin Reuters cho hay.

Các quảng cáo trên YouTube được một hệ thống máy tính chọn qua thuật toán để hướng vào nhóm khán giả thích hợp. Các công ty đăng quảng cáo thường không biết hoặc không có kiểm soát trực tiếp về những video clip mà các quảng cáo xuất hiện kèm.

Theo con số của Bộ Thông tin và Truyền thông, cho đến ngày 15/3, có hơn 8.000 clip có nội dung ‘phản động’ với 500 triệu lượt xem trên YouTube, nhưng Google mới chỉ chặn, không cho 42 clip xuất hiện ở thị trường Việt Nam thay vì gỡ bỏ hoàn toàn. Những clip này vẫn có thể tiếp cận được từ nước ngoài.

“Hôm nay chúng tôi kêu gọi tất cả các doanh nghiệp không tiếp tay cho họ nhận phí quảng cáo của các hãng để chống lại chính phủ Việt Nam,” Bộ trưởng Tuấn được truyền thông dẫn lời nói tại cuộc họp.

“Chúng tôi cũng kêu gọi tất cả người sử dụng Internet lên tiếng với Google và Facebook để ngăn chặn những nội dung độc hại, bôi nhọ vi phạm pháp luật Việt Nam trên môi trường trực tuyến.”

Thư phản hồi chính thức Google gửi các cơ quan truyền thông có đoạn viết: “Chúng tôi có những chính sách rõ ràng đối với yêu cầu gỡ bỏ video của các chính phủ trên toàn thế giới. Chúng tôi dựa vào các chính phủ để thông báo cho chúng tôi những nội dung mà họ cho là bất hợp pháp bằng thủ tục chính thức. Nếu thấy hợp lý, chúng tôi sẽ hạn chế những nội dung này sau khi xem xét kỹ lưỡng.”

Facebook hiện chưa có phản hồi.

Tưởng Năng Tiến – Buồn Vào Hồn Không Tên

Tưởng Năng Tiến – Buồn Vào Hồn Không Tên

Tưởng Năng Tiến

17-3-2017

Có lần, tôi nghe giáo sư Nguyễn Văn Lục phàn nàn: “Người cộng sản có một sự sắp xếp rất máy móc, đơn giản về con người và sự việc. Hoặc họ coi là bạn, hoăc là kẻ thù của họ. Miền Nam sau 1975 có chiến dịch đi ‘tìm thù’ và biến miền Nam thành mảnh đất hung bạo với những ngữ từ quen thuộc như: Quét sạch, đánh phá, truy lùng, tố cáo.”

Hơn bốn mươi năm sau, sau cái chiến dịch “tìm thù” bắt đầu từ năm 1975, có bữa tôi đang ngồi lơ tơ mơ hút thuốc thì chuông điện thoại reo:

– Tiến hả?
– Dạ…
– Vũ Đức Nghiêm đây…
– Dạ…
– Anh buồn quá Tiến ơi, mình đi uống cà phê chút chơi được không?
– Dạ …cũng được!

Tôi nhận lời sau một lúc tần ngần nên tuy miệng nói “được” mà cái giọng (nghe) không được gì cho lắm. Tôi cũng thuộc loại người không biết làm gì cho hết đời mình nên thường rảnh nhưng không rảnh (tới) cỡ như nhiều người trông đợi. Sống ở Mỹ, chớ đâu phải Mỹ Tho mà muốn đi đâu thì đi, và muốn đi giờ nào cũng được – mấy cha?

Khi Mai Thảo và Hoàng Anh Tuấn còn trên dương thế, thỉnh thoảng, tôi cũng vẫn nghe hai ông thở ra (“anh buồn quá Tiến ơi”) y chang như thế. Chỉ có điều khác là ông nhà văn khi buồn thì thích đi uống rượu, ông thi sĩ lúc buồn lại đòi đi … ăn phở, còn bây giờ thì ông nhạc sĩ (lúc buồn) chỉ ưa nhâm nhi một tách cà phê nóng. Ai sao tui cũng chịu, miễn đến chỗ nào (cứ) có bia bọt chút đỉnh là được!

Vũ Đức Nghiêm sinh sau Mai Thảo và trước Hoàng Anh Tuấn. Ông chào đời vào năm 1930. Hơn 80 mùa xuân đã (vụt) trôi qua. Cả đống nước sông, nước suối – cùng với nước mưa và nước mắt – đã ào ạt (và xối xả) chẩy qua qua cầu, hay trôi qua cống. Những dịp đi chơi với ông (e) sẽ cũng không còn nhiều lắm nữa. Tôi chợt nghĩ như thế khi cho xe nổ máy.

Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm. Ảnh:honque

Quán cà phê vắng tanh. Nhạc mở nhỏ xíu nhưng tôi vẫn nghe ra giai điệu của một bài hát rất quen:

“Gọi người yêu dấu bao lần.
Nhẹ nhàng như gió thì thầm.
Làn mây trôi gợi nhớ chơi vơi thương người xa xôi.
Gọi người yêu dấu trong hồn.
Ngập ngừng tha thiết bồn chồn.
Kỷ niệm xưa mơ thoáng trong sương cho lòng nhớ thương…”

– Hình như là nhạc của Vũ Đức Nghiêm … Anh nghe xem có đúng không? Tôi đùa.

– Em nói nghe cái gì?

– Anh thử nghe nhạc coi…

– Nhạc của ai?

Tôi chợt nhớ ra là ông anh đã hơi nặng tai nên gọi cô bé chạy bàn:

– Cháu ơi, người ngồi trước mặt chúng ta là tác giả của bản nhạc Gọi Người Yêu Dấu mà mình đang nghe đó. Cháu mở máy lớn hơn chút xíu cho ổng … sướng nha!

Thấy người đối diện có vẻ bối rối vì cách nói vừa dài dòng, vừa hơi quá trịnh trọng của mình nên tôi cố thêm vào một câu tiếng Anh (vớt vát) nhưng ngó bộ cũng không có kết quả gì. Đúng lúc, chủ quán bước đến:

– Cháu nó mới từ Việt Nam sang, ông nói tiếng Mỹ nó không hiểu đâu. Ông cần gì ạ?

– Dạ không, không có gì đâu. Never mind!

Tôi trả lời cho qua chuyện vì chợt nhận ra sự lố bịch của mình. Cùng lúc, bản nhạc của Vũ Đức Nghiêm cũng vừa chấm dứt. Tôi nhìn anh nhún vai. Vũ Đức Nghiêm đáp lại bằng một nụ cười hiền lành và … ngơ ngác!

Tự nhiên, tôi thấy gần và thương quá cái vẻ ngơ ngác (trông đến tội ) của ông. Tôi cũng bị nhiều lúc ngơ ngác tương tự trong phần đời lưu lạc của mình. Bây giờ hẳn không còn ai, ở lứa tuổi hai mươi – dù trong hay ngoài nước – còn biết đến tiếng “Gọi Người Yêu Dấu” (“ngập ngừng tha thiết bồn chồn”) của Vũ Đức Nghiêm nữa. Thời gian, như một giòng sông hững hờ, đã vô tình bỏ lại những bờ bến cũ.

Vũ Đức Nghiêm, tựa như một cây cổ thụ hiếm hoi, vẫn còn đứng lại bơ vơ bên bờ trong khi bao nhiêu nhạc sĩ cùng thời đều đã ra người thiên cổ. Trúc Phương là một trong những người này. Qua chương trình Bẩy Mươi Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam, nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam đã cho biết nhiều chi tiết vô cùng thê thiết về cuộc đời của người viết nhạc (chả may) này.

Trang sổ tay hôm nay, chúng tôi xin được nắn nót ghi lại đây những nhận xét của Hoài Nam, và mong được xem như một nén hương lòng (muộn màng) gửi đến một người đã khuất:

Trúc Phương là một trong những nhạc sĩ gốc miền Nam được yêu mến nhất, từng được mệnh danh là ông vua của thể điệu Bolero tha thiết trữ tình. Ông tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, ra chào đời năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, tức Vĩnh Bình – một xứ Chùa Tháp thu nhỏ ở vùng hạ lưu sông Cửu Long…”

“Nhạc của Trúc Phương thường buồn, rất buồn. Trong số những ca khúc của ông, hình như, chỉ có hai bản vui. Đó là: Tình Thắm Duyên Quê và Chiều Làng Em. Riêng bản Chiều Làng Em nói rằng vui là so sánh với những sáng tác khác của ông. Chứ Thực ra, bản nhạc này tuy có nội dung êm đềm trong sáng nhưng giai điệu của nó cũng man mác buồn. Không hiểu vì cuộc đời của Trúc Phương vốn nhiều chuyện buồn và đã được ông gửi gấm vào dòng nhạc hay vì ông thích sáng tác nhạc buồn nên riết rồi nó ám vào người, chỉ biết những sáng tác phổ biến nhất, nổi tiếng nhất của ông đều là những ca khúc buồn: Chiều Cuối Tuần, Nửa Đêm Ngoài Phố, Tầu Đêm Năm Cũ, Bóng Nhỏ Đường Chiều …”

Tháng 4 năm 1975, Trúc Phương bị kẹt lại. Năm 1979, ông vượt biên nhưng bị bắt và bị tù. Sau khi được thả, cuộc sống của ông trở nên vô cùng thê thảm về thể xác vật chất cũng như tinh thần. Trong một đoạn video phỏng vấn ông, được Trung Tâm Asia phổ biến tại hải ngoại, Trúc Phương cho biết:.

“Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rài đây mai đó,’bèo dạt hoa trôi’… Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no…Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nổi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được…đến nửa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắc, lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả.Tôi nghĩ ra được một cách..là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ…Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng…thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta..thế là mình lấy 1 đồng về….như là tiền thế chân…Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng…Mà nói anh thương…khổ lắm….Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi ,tôi đành phải trải chiếu gần chỗ ‘thằng cha đi tiểu vỉa hè’, thế rồi cũng phải nằm thôi.Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát…mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn …Tôi nghĩ mà thôi , còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này…”

Chất liệu, rõ ràng, đã có (và có quá dư) nhưng cơ hội để Trúc Phương viết bài sau này (tiếc thay) không bao giờ đến – vẫn theo như lời của nhà phê bình âm nhạc Hoài Nam:

Vào một buổi sáng năm 1996, Trúc Phương không bao giờ thức dậy nữa. Ông đã vĩnh viễn ra đi. Tất cả gia tài để lại chỉ là một đôi dép nhựa dưới chân. Thế nhưng xét về mặt tinh thần Trúc Phương đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá.”

“Chúng ta ở đây là những người yêu nhạc, trong nước cũng như hải ngoại, bên này cũng như bên kia chiến tuyến. Bởi vì hơn ba mươi ca khúc nổi tiếng của ông cho dù có một hai bài có nhắc đến chữ ‘cộng hoà’ vẫn phải được xem là những tình khúc viết cho những con người không phải cho một chế độ chính trị nào. Những con người sinh ra và lớn lên trong một cuộc chiến không lối thoát với niềm khắc khoải chờ mong một ngày thanh bình . Cuối cùng thanh bình đã tới nhưng không phải là thứ thanh bình mà những ‘con tim chân chính’ trong nhạc của Lê Minh Bằng hằng mơ ước mà là thứ thanh bình của giai cấp thống trị, của một thiểu số may mắn nào đó. Chính cái thanh bình ấy đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng trong đó có người Việt Nam xấu số đáng thương tên Nguyễn Thiện Lộc, tức nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng của chúng ta.”

Thôi thì cũng xong một kiếp người! Và dòng đời, tất nhiên, vẫn cứ lạnh lùng và mải miết trôi. Sáng nay, tôi lại chợt nhớ đến Trúc Phương sau khi tình cờ đọc được một mẩu tin ngăn ngắn – trên báo Pháp Luật:

Ngày 31-1, một số cán bộ hưu trí, người dân ở phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân, TP.HCM) bức xúc phản ánh cuộc họp mặt đầu năm do phường tổ chức … Ngay phần khai mạc lúc gần 9 giờ sáng, trên nền nhạc hip hop, hai phụ nữ ăn mặc hở hang, thiếu vải lên nhún nhảy, múa những động tác khêu gợi. Hai thanh niên múa phụ họa. Quan sát đoạn video chúng tôi thấy nhiều cán bộ hào hứng xem tiết mục ‘lạ mắt’ này. Có cán bộ còn dùng điện thoại quay lại cảnh hai cô gái biểu diễn, ưỡn người và ngực về phía khán giả. Nhiều người tham gia rất hào hứng, chỉ trỏ, thì thầm vào tai nhau…

Chúng tôi tiếp tục liên lạc với bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, Phó Chủ tịch phường kiêm Chủ tịch Công đoàn phường … bà Tuyền lý giải: ‘Tiết mục múa chỉ diễn ra gần 3 phút và đây là vũ điệu theo phong cách Hawaii nên hơi lạ…”

Nếu ngay sau khi chiếm được miền Nam mà qúi vị cán bộ cộng sản cũng có được cách “lý giải” tương tự thì thì Mai Thảo, Hoàng Anh Tuấn … đã không phải bỏ thân nơi đất lạ. Vũ Đức Nghiêm cũng đã tránh được những giây phút bơ vơ, ngơ ngác, lạc lõng ở xứ người. Và Trúc Phương thì chắc chắn vẫn sẽ còn ở lại với chúng ta, vẫn có những đêm khắc khoải buồn vào hồn không tên, thay vì nằm chết cong queo trong đói lạnh – trên một manh chiếu rách – với tài sản duy nhất còn lại chỉ là một đôi dép nhựa.

Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tội ác!

khoảng 40 dân oan Tiền Giang lên trụ sở Thanh tra chính phủ

From facebook: Trần Bang added 3 new photos.
Trưa nay 17-3 -2017, khoảng 40 dân oan Tiền Giang lên trụ sở Thanh tra chính phủ phía Nam ở 210 Võ Thị Sáu,  HCM đòi hỏi giải quyết khiếu nại cho bà con bị mất đất đai, ruộng vườn…

Sau đó bà con bị cưỡng chế lên xe buýt đưa về Văn phòng tiếp dân tại 35 Hồ Ngọc Lãm, quận Bình Tân, tại đây bà con đã giăng biểu ngữ phản đối chủ tịch tỉnh Tiền Giang…

Tối bà con bị buộc quay về quê.

Không biết khi nào Dân oan hết oan ức, hết khổ sở, hết bị chính quyền địa phương và TU dưa nhau và lừa bà con?

( FB Trần Hoàng )

Image may contain: 1 person, standing and outdoor
Image may contain: 1 person, walking, standing, crowd and outdoor
Image may contain: 1 person, sky and outdoor

Dùng súng ép cung người vô tội.

From facebook:  Hoang Le Thanh shared his post.
Dùng súng ép cung người vô tội.

Hoang Le Thanh

Công an huyện Bù Đăng dùng súng ép cung dân oan.

Kết án người vô tội tính từng ngày: bản án 2 năm 6 tháng 17 ngày.

Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước phán quyết bản án chính xác từng ngày.

Một bản án không tiền khoáng hậu trong lịch sử tòa án thế giới. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã tự bôi tro trát trấu lên mặt mình khi nhất quyết không nhận lỗi đã giam giữ trái phép dân oan.

Ngày 16/3/2016, toà án tỉnh Bình Phước đã mở phiên toà phúc thẩm kết án 2 năm 6 tháng 17 ngày tù giam đối với bà Nguyễn Thị Tâm – một dân oan bị cướp đất, đúng với thời gian bà bị giam giữ oan ức trong tù.

Do bản án phúc thẩm bằng với thời gian bị giam giữ điều tra nên bà Tâm đã được trả tự do ngay tại toà. Khi vừa kết thúc phiên xử, bà Tâm liền ôm con rồi bật khóc uất hận.

Bà Nguyễn Thị Tâm đã lên tiếng tố cáo đại uý Nguyễn Đình Khuyên – cán bộ CA huyện Bù Đăng đã dùng súng đánh đập và bức cung bà trong quá trình điều tra.

“Nguyễn Đình Khuyên, đập và lấy súng bắn … Bắt quỳ xuống, dẫm lên tay rồi đánh vô tai”, bà Tâm kể lại trong tiếng khóc uất nghẹn.

Sau hơn 2 năm 6 tháng ngồi tù oan khuất, toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn của vợ chồng bà đã bị cướp đoạt, hoàn cảnh không nơi nương tựa.
Hiện chồng bà, ông Ngô Văn Huynh vẫn bị kết án 3 năm tù giam.

Xin cám ơn các Luật sư Nguyễn Khả Thành, Lê Ngọc Luân và Nguyễn Văn Quynh đã tích cực bảo vệ thân chủ.

Mời các bạn xem video: Ngay sau khi buộc trả tự do, bà Tâm đã lên tiếng tố cáo đại uý công an Nguyễn Đình Khuyên – CA huyện Bù Đăng đã dùng súng đánh đập và bức cung bà trong quá trình điều tra.

Chính phủ áp lực YouTube vì không kiểm soát được video bất đồng chính kiến

Chính phủ áp lực YouTube vì không kiểm soát được video bất đồng chính kiến

2017-03-15

Phụ nữ dùng computer, ảnh minh họa.

Phụ nữ dùng computer, ảnh minh họa.

AFP photo
Một vài công ty lớn ở Việt Nam phải ngưng các quảng cáo trên YouTube sau khi nhà nước tung ra chiến dịch kiểm soát những chia sẻ bất đồng chính kiến trực tuyến vào tháng trước.

Những tập đoàn lớn như Unilever và Samsung cũng chịu ảnh hưởng.

Vào tháng trước, nhà nước Cộng sản Việt Nam đưa ra lệnh cấm các nội dung được cho là vi phạm pháp luật, gây áp lực đối với các kênh truyền thông có số lượng quảng cáo lớn như Youtube, Google, bởi vì rất nhiều những video được các nhà bất đồng chính kiến ở nước ngoài đăng tải lên mạng xã hội, vượt khỏi tầm kiểm soát của chính phủ Việt Nam và gây khó khăn trong việc loại bỏ những nội dung đó.

Hai công ty lớn của Việt Nam là Vinamilk và hãng hàng không Vietnam Airlines đã có hành động ngay sau khi chính phủ cảnh báo họ về vấn đề quảng cáo xuất hiện cùng với nội dung được cho là “độc hại”. Cả hai công ty này đều có cổ phần sở hữu khá lớn của Nhà nước.

Trong một tài liệu gửi cho Bộ thông tin và truyền thông rằng, Vinamilk cho biết đã ngưng tất cả quảng cáo trên YouTube cho đến khi có thể chắc chắn rằng bất kỳ quảng cáo nào trên trang này cũng “hoàn toàn tuân thủ pháp luật.”

Tháng trước, Bộ thông tin đã xác định có 17 video trên YouTube với nội dung sai lệch các sự kiện lịch sử, kích động hận thù quốc gia, khiêu dâm và được xem là bất hợp pháp tại Việt Nam.

Các thương hiệu toàn cầu Procter&Gamble, Unilever, Samsung và Yamaha Motor cùng với các công ty trong nước bị cho là có các video không phù hợp xuất hiện trên các chương trình quảng cáo. Chưa có văn phòng đại diện nào của các công ty này đưa ra bình luận về vấn đề trên.

Chính phủ Việt Nam cho biết Google đã loại bỏ tổng cộng 16 video theo yêu cầu của họ.

httpv://www.youtube.com/watch?v=KlHb_hV1S98

TIN NGẮN | Việt Nam kiểm soát thông tin trên

HÒA THƯỢNG NÓI KHÔNG SAI!

From facebook: Thuan Chau An Le added 4 new photos.
HÒA THƯỢNG NÓI KHÔNG SAI!

 

“Các con lớn lên trong thời đại thanh bình, nhưng các con lại bị ném vào giữa một xã hội mất hướng. Quê hương và đạo pháp là những mỹ từ thân thương nhưng đã trở thành sáo rỗng. Các bậc cao tăng thạc đức, một thời đã đánh thức lương tâm nhân loại trước cuộc chiến hung tiền, đã giữ vững con thuyền đạo pháp trong lòng dân tộc; nay chỉ còn lại bóng mờ, và quên lãng.”

“Chớ khoa trương bảo vệ Chánh Pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn núp cho Ma Vương, là nơi tụ hội của cặn bã xã hội. Chớ hô hào truyền pháp giảng kinh, thực chất là mượn lời Phật để xu nịnh vua quan, cầu xin một chút ân huệ dư thừa của thế tục, mua danh bán chức.”

Thích Tuệ Sỹ

Image may contain: 1 person, sitting
Image may contain: 1 person, sky, mountain, nature and outdoor
Image may contain: 1 person, sitting
Image may contain: 3 people, people standing and indoor

Nhóm Biển Xanh yêu cầu minh bạch trong chính sách Formosa

Nhóm Biển Xanh yêu cầu minh bạch trong chính sách Formosa

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2017-03-16
Người dân biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016.

Người dân biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016.

AFP photo

Trong khi giáo dân các tỉnh miền Trung tiếp tục xuống đường đòi bồi thường thỏa đáng những thiệt hại của họ do Formosa gây ra, một phong trào do nhóm Biển Xanh vận động chữ ký yêu cầu chính quyền minh bạch về những gì xảy ra khi Formosa hứa thực hiện.

Mục đích của nhóm

Nhà báo tự do Nguyễn An Dân, người đại diện nhóm Biển Xanh cho biết:

Chương trình minh bạch Formosa này chúng tôi muốn thực hiện sự minh bạch cho hai vấn đề, thứ nhất là minh bạch cho thỏa thuận đền bù của chính phủ vì chính phủ đã đại diện cho nhân dân, tức bên bị hại và vì vậy chính phủ phải có trách nhiệm công bố thỏa thuận đó cho nhân dân biết.

Cái thứ hai Bộ Tài nguyên-Môi trường có nói rằng Formosa đã khắc phục hậu quả sau khi thảm họa xảy ra cụ thể là 48/53 sai phạm đã được khắc phục vì vậy chúng tôi muốn minh bạch cái này ra nghĩa là khắc phục nó là khắc phục cái gì; Quy trình xử lý xả thải cũ của Formosa nó đã gây ra thảm họa rồi như vậy thì quy trình mới nó như thế nào; Nó mua sắm thêm những thiết bị gì, nó tăng nhân sự như thế nào, nó xử dụng công nghệ thép của Mỹ hay của châu Âu hay Trung Quốc; Sự thay đổi về quy trình xả thải là thay đổi về khoa học mà nói về khoa học thì có thể định tính và định lượng được vì vậy chúng tôi muốn công bố hai cái đó ra.

Chúng tôi làm việc này Formosa có đóng cửa hay không là một quá trình dài hạn nhưng không chỉ riêng Formosa mà bất kỳ dự án nào ở Việt Nam cũng nên có tính minh bạch.

Không chỉ riêng Formosa mà bất kỳ dự án nào ở Việt Nam cũng nên có tính minh bạch.
– Nguyễn An Dân

Mặc Lâm: Vâng, đó là mục đích mà nhóm Biển Xanh nhắm tới, vậy thực hiện những mục đích này cụ thể là gì?

Nguyễn An Dân: Hiện giờ nhà nước chưa có kênh tiếp nhận kiến nghị qua mạng Internet hay qua website hoặc e-mail mà đòi hỏi chữ ký thực tế cho nên chúng tôi sẽ tổ chức cuộc vận động người dân ký tên thực tế vào cái phiếu trên đó có ghi hai nội dung in sẵn đề nghị minh bạch Formosa như hai vấn đề mà tôi vừa nói.

Sau khi người dân ký tên xong thì đến một số lượng tương đối khoảng 10 tới 15 ngàn chữ ký thì nhóm Biền Xanh và những người ủng hộ chương trình này sẽ đại diện cho khối quần chúng đã ký vào kiến nghị đó để chính thức gửi tới cơ quan quản lý nhà nước có liên quan vụ án Formosa. Đây là một kiến nghị chính thức từ đồng thuận của nhiều người dân chứ không phải riêng những người hoạt động dân chủ hay hoạt động chính trị vì thế nó có danh nghĩa là tiếng nói của nhân dân.

Cách thức tham gia

Mặc Lâm: Những người ở nước ngoài có thể gửi chữ ký bằng phương tiện thông thường là ký tên rồi scan chữ ký gửi về nhóm Biển Xanh qua facebook hay e-mail được không?

Nguyễn An Dân: Đối với những người ở trong nước mà người ta vận động được số lượng chữ ký nhiều thí dụ như vài chục hay vài trăm chữ ký, khi họ liên lạc với nhóm chúng tôi thì chúng tôi sẽ có người đi thu trực tiếp bất kể xa hay gần. Ký xong cũng có thể gửi bằng thư cho chúng tôi theo đường bưu điện. Còn nếu người Việt ở nước ngoài nếu các vị còn quốc tịch Việt Nam thì sự tham gia của họ thật đáng quý tại vì có tính chính danh, thì họ có thể scan và gửi vào email của chúng tôi hoặc gửi vào Facebook của nhóm Biển Xanh

Mặc Lâm: Chắc anh cũng thấy trong tình hình hiện nay tại miền Trung trong giáo phận Vinh đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình đòi Formosa phải bồi thường cho họ. Thưa anh một nhóm nhỏ như nhóm Biển Xanh đòi minh bạch cho Formosa chỉ có những chữ ký không thôi thì hiệu quả sẽ như thế nào?

Chúng tôi sẽ tổ chức cuộc vận động người dân ký tên thực tế vào cái phiếu trên đó có ghi hai nội dung in sẵn đề nghị minh bạch Formosa.
– Nguyễn An Dân

Nguyễn An Dân: Tôi nghĩ rằng Đảng và nhà nước sẽ quan tâm nếu chúng ta thu thập một số lượng chữ ký cần thiết. Cái thứ hai chúng tôi làm điều này vì chúng tôi có khó khăn đối với bà con ở vùng biển miền Trung. Chúng tôi không thể nói ủng hộ họ bằng miệng được. Chúng tôi cũng không thể ra miền Trung tham gia biểu tình với bà con được vì vấn đề địa lý, kinh tế thì đây là một hành động tích cực đầu tiên và sau khi nhân dân đã có ý kiến chính thức để gửi cho Đảng và nhà nước mà nếu Đảng và nhà nước họ không lắng nghe thì nó sẽ sinh ra nhiều hệ lụy phiền phức mà hệ lụy gì cũng có thể diễn ra khi nào nó đến thì chúng ta mới biết.

Tôi nghĩ rằng cộng đồng hay người Việt ở trong nước và kể cả nước ngoài nếu hỗ trợ công cuộc này tốt thì nó sẽ có tác dụng giúp cho việc tranh đấu sai phạm môi trường của Formosa nó hiệu quả hơn.

Mặc Lâm: Để chứng minh cho sự quan tâm của các giới khác không sống trong 4 tỉnh miền trung, họ là đồng bào cả nước đã có những quan tâm cụ thể như vậy thì lý do nào được nhóm Biển Xanh đưa ra để chứng tỏ cho nhà nước và Đảng thấy đây là sự quan tâm của người dân chứ không phải chỉ đòi hỏi quyền lợi như 4 tỉnh miền Trung cần phải giải quyết?

Nguyễn An Dân: Khi họ ký vào cái phiếu đó thì chữ ký của họ có giá trị đại diện, nó sẽ nói lên được đây là ý thức của người dân trong việc quan tâm đến một vấn đề lớn của đất nước chứ đó không phải là lời kêu gọi của một hội hay đảng phái hay một thế lực chính trị nào. Đây là lòng dân thì Đảng buộc lòng phải lắng nghe thôi. Còn nếu như đây là vấn đề chính trị của đảng phải hay hội nhóm nào thì có thể họ sẽ không lắng nghe.

Mặc Lâm: Cám ơn anh.

‘Con tàu đắm’ kéo chìm ngân sách Việt Nam

‘Con tàu đắm’ kéo chìm ngân sách Việt Nam

Phạm Chí Dũng

Nguoi-viet.com

Một chiếc tàu biển cũ nát của Vinashin. (Hình: Getty Images)
‘Con tàu đắm’ kéo chìm ngân sách Việt Nam
Phạm Chí Dũng

Tương lai của nền ngân sách độc đảng sẽ là một hình ảnh khá tương đồng với “con tàu đắm” Vinashin hiện hồn cách đây một con giáp.

Xác chết chưa chôn

Vinashin (Tập Ðoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam) thực ra đã “chết” từ rất lâu rồi, nhưng cứ như một “tục lệ,” vài ba năm một lần giới quản lý tài chính lại “ai điếu” với cái xác chưa thể chôn này.

Vào thời gian sắp diễn ra kỳ họp Quốc Hội mới vào cuối quý 1 năm 2017, phía chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc cùng Bộ Tài Chính lại một lần nữa “tố”: dự phòng ngân sách nhà nước phải ứng trả thay cho Vinashin trong 10 năm tới lên tới 63.2 nghìn tỷ đồng.

Không “tố” sao được! Chẳng lẽ ông Phúc lại chịu đưa đầu “chết thế” cho những kẻ còn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật?

Vào thời thủ trưởng cũ của ông Phúc là Nguyễn Tấn Dũng, số nợ của Vinashin đã lên tới khoảng 86 ngàn tỷ đồng, tức khoảng 4 tỷ đôla, chiếm đến 2.5% GDP vào thời gian đó. Chẳng có cách gì trả nợ nổi, Vinashin đã trở thành một vụ án mang tầm cỡ quốc gia với thật nhiều quan chức tham nhũng và vô trách nhiệm. Nhưng phán quyết của tòa án đã chỉ dừng ở chính giới lãnh đạo Vinashin mà không có bất kỳ quan chức chính phủ nào phải trả giá.

Cho đến tận giờ này…

Ðến giờ này, lấy đâu ra số tiền hơn sáu chục ngàn tỷ để trả nợ thay cho Vinashin, trong lúc ngân sách còn “phải chạy ăn từng bữa” – theo cách ví von còn chút liêm sỉ của một chuyên gia nhà nước?

Quả là chưa có một đời thủ tướng cộng sản nào phải “đổ vỏ” ghê gớm như thời ông Nguyễn Xuân Phúc. Chỉ riêng trong khu vực các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước mà con số nợ vay đã lên đến 237 tỷ đôla, các đời chính phủ đã bảo lãnh đến 21 tỷ đôla, để chính phủ còn đang tồn tại phải có trách nhiệm trả nợ cho số tiền vào thời buổi “không biết đào đâu ra” này.

Vậy chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm gì đó để “đóng cửa bảo nhau”?

Thuật ướp xác

Không thể rút ngân sách để “bù đắp khó khăn” cho Vinashin, vào năm 2005, chính phủ Việt Nam đã tìm cách phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu đôla, với kỳ hạn 10 năm và lãi suất 7.125%/năm. Số trái phiếu này đến hạn trả nợ gốc và lãi vào năm 2016. Sau đó chính phủ đã cho Vinashin vay lại toàn bộ số trái phiếu nói trên. Nhưng khoản vay này không hiểu do nguồn cơn nào mà đã tiêu tán hết, để cuối cùng Vinashin hầu như không có khả năng trả nợ cho chính phủ. Tuy thế, hồ sơ vụ này gần như bị đóng lại. Báo chí chỉ dám hé môi rồi sau đó im bặt.

Về sau này, một chuyên gia tài chính là ông Bùi Kiến Thành đã phải nói rằng việc chính phủ giao toàn bộ 750 triệu đôla vào tay Vinashin mà không cần có các dự án cụ thể để giải ngân là “lỗi cực kỳ lớn.”

Do chẳng ai thấy cần phải chuộc lỗi, đến năm 2010, số dư nợ của Vinashin đã lên đến 86 ngàn tỷ đồng và trở nên “vô phương cứu chữa.”

Cũng vào năm 2010, chính phủ Việt Nam lại phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Singapore với lãi suất 6.75%/năm. Số tiền này sau đó được chính phủ cho một số tập đoàn kinh tế lớn vay lại. Tuy thế, cũng không thấy tăm hơi nào từ số tiền “tái cơ cấu Vinashin.” Doanh nghiệp được mệnh danh là “con tàu đắm” này cứ lần lượt nuốt chửng các khoản tiền khổng lồ.

Vào năm 2014, lần thứ ba chính phủ Việt Nam lại xoay sở phát hành 1 tỷ đôla trái phiếu. Tuy nhiên lần này có vẻ không còn “thành công” như hai lần trước đó. Ðây cũng là thời gian mà những xung đột chính trị trong chính trường Việt Nam trở nên khốc liệt hơn hẳn trên cung đường “lập thành tích chào mừng đại hội 12 của đảng.”

Cuối năm 2015, chính phủ thêm một lần nữa cố gắng tạo ra kế hoạch “phát hành 3 tỷ đôla trái phiếu đặc biệt ra quốc tế.” Nhưng đến lúc này, mọi thứ chỉ còn là ảo mộng. Giữa năm 2016, kế hoạch này đã hoàn toàn tan vỡ.

Còn bây giờ là năm 2017. Món nợ khổng lồ của Vinashin vẫn còn gần như nguyên vẹn, và trách nhiệm phải xử lý không ai khác là “tân chính phủ” của người vẫn còn bị một số dư luận xem là “tân Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc.”

“Sám hối”

Từ quý 4 năm 2016, thần sắc và phát ngôn của ông Phúc đã khác với gương mặt hớn hở khi nhận lẵng hoa từ người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng ngay sau đại hội 12 vào đầu năm 2016.

Trầm tư và có vẻ co thủ hơn, có lẽ Thủ Tướng Phúc bắt đầu “rút kinh nghiệm sâu sắc” và thận trọng xử lý những gì thuộc về dĩ vãng.

Sau hai cảnh báo có hơi hướng “sám hối” – “nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần” và “sụp đổ tài khóa quốc gia” vào cuối năm 2016, đến đầu năm 2017 chính phủ của ông Phúc bắt đầu có vài động thái “làm chuồng sau khi mất bò”: Năm 2017, chính phủ chỉ bảo lãnh vay 1 tỷ USD cho doanh nghiệp.

Thông tin trên được phát ra bởi Cục Quản Lý Nợ và Tài Chính đối ngoại (Bộ Tài Chính). Cơ quan này giải thích rằng hạn mức quá khiêm tốn như thế là để không tăng thêm gánh nặng nợ công.

Như vậy, hạn mức bảo lãnh vay năm 2017 sẽ giảm mạnh so với những năm trước (năm 2015 là 2.5 tỉ đôla và 2016 là 1.5 tỉ đôla), và giảm rất mạnh so với mức 6.6 tỷ đôla của năm 2014.

Cùng lúc và như một hiệu lệnh, giới quan chức từ cao xuống thấp trong chính phủ đồng loạt tuyên bố sẽ không chấp nhận đưa nợ vay của các doanh nghiệp vào nợ công quốc gia. Những doanh nghiệp nào không thể trả nợ thì phải phá sản.

Ðó là hậu quả không cách nào tránh khỏi của những năm trước, khi nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay nợ tràn lan để đầu tư trái ngành đã cho thấy tâm lý vay là cực kỳ vô trách nhiệm, thậm chí một số doanh nghiệp còn có biểu hiện “xù nợ” khi làm ăn lỗ lã.

Kết cục, có đến ít nhất 30% số tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước đã rơi vào vòng lỗ lã và đối mặt với nguy cơ phá sản kể từ năm 2008 khi kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào giai đoạn suy thoái.

Nếu bạn là Thủ Tướng Phúc?

Tình thế đã bí lắm rồi.

Nếu tính cả nợ của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước, nợ công Việt Nam phải lên đến 210% GDP chứ không còn “đã sát ngưỡng nguy hiểm 65% GDP” như một báo cáo mới đây của chính phủ.

Còn nếu phải “ôm” núi nợ đến 237 tỷ đôla của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước mà chiếm đến 120% GDP hiện thời, chính phủ của ông Phúc chỉ còn nước từ chức toàn diện.

Cho dù đã không ai chịu từ chức vào năm 2015, khi thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam phải trả nợ đến 20 tỷ đôla. Còn vào năm 2016, người “may mắn” thế chỗ cho ông Dũng là Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam phải trả 12 tỷ đôla.

Chưa có thông tin chính thức về trả nợ năm 2017, nhưng nhiều khả năng Việt Nam cũng phải trả cho các chủ nợ khoảng một chục tỷ đôla…

Nhưng Vinashin lại không phải là “con tàu đắm” duy nhất trong một nền ngân sách đang ruỗng mục với tốc độ ngang ngửa lạm phát thực tế. Nếu trước đây xã hội đã phải phát sốt với hiện tượng tập đoàn kinh tế nhà nước ăn theo kiểu “đào tận gốc trốc tận rễ” như Vinashin và Vinalines, thì từ năm 2012 đến nay các vụ án quốc gia đã chuyển dần sang giới ngân hàng – xây dựng, đại dương, dầu khí toàn cầu – với vụ án nào cũng thất thoát đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Ngân hàng lại là tử huyệt của nền tài chính. Những Vinashin và Vinalines tuy thất thoát và nợ lớn nhưng sẽ không dễ khiến thị trường tín dụng chao đảo đổ bể và gây hoảng loạn xã hội như khối ngân hàng thương mại.

Nếu bạn là Thủ Tướng Phúc, bạn sẽ phải “kiến tạo và hành động” ra sao để cứu vãn ngân sách quốc gia khỏi chìm sâu dưới đáy đại dương?