Hàng ngàn người Trung Quốc tại Mỹ sắp bị trục xuất vì gian lận nhập cư

Khoảng 13.500 người nhập cư, chủ yếu là người Trung Quốc, đã được cấp giấy phép tị nạn tại Mỹ trước tháng 12/2012 đang phải đối mặt với khả năng bị trục xuất vì họ có thể đã nói dối trong đơn xin tị nạn.

Những người di cư vào Mỹ được cấp giấy phép tị nạn đến từ Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Chẳng hạn, năm 2016, trong số 20.455 cá nhân được cấp giấy phép tị nạn tại Mỹ, có tới 22% là người di cư Trung Quốc, tiếp đến là người El Salvador chiếm 10% và người Guatemala chiếm 9%.

#My #trucxuat #tinan #TrungQuoc

100% đồng ý giới thiệu Tổng Bí thư để QH bầu làm Chủ tịch nước (Báo Tiền Phong)

KHÔNG NGOÀI DỰ ĐOÁN ! 

NƯỚC CỜ PHẢI THẾ ! KẾ HOẠCH PHẢI THẾ ! ĐÚNG QUY TRÌNH !
NHẤT NHẤT  PHẢI LÀM THEO LỆNH HOÀNG ĐẾ TẬP ĐỂ SÁT NHẬP VIỆT NAM, RỒI SÁT DÂN VIỆT NAM TỚI CÙNG ĐƯỜNG.

THAN ÔI ! MẸ ÂU CƠ ƠI, CHA LẠC LONG QUÂN ƠI … CHÚNG CON SẼ VỀ ĐÂU ?

TIENPHONG.VN
TPO – Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội ch…..

Đấy là một bích chương cổ động cho chính sách cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam sau năm 1975

No automatic alt text available.

Chu Vĩnh Hải

Đấy là một bích chương cổ động cho chính sách cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam sau năm 1975. Chính sách này thực chất là cướp đoạt tài sản của các nhà tư bản, quốc hữu hóa các cơ sở dân doanh.

“Sự thành công” của chính sách này do ông Đỗ Mười trực tiếp chỉ đạo đã đẩy miền Nam đi về phía địa ngục.

Trong khi thế giới văn minh nỗ lực xây dựng tầng lớp tư bản tinh hoa, nỗ lực để tư hữu hóa thì Việt Nam lại nỗ lực tiêu diệt tinh hoa, tiêu diệt tư hữu hóa- bản chất tự nhiên của con người.

Thế đó, Việt Nam luôn không đi trên con đường mà nhân loại tiến bộ đã lựa chọn, chỉ đi trên con đường do lũ bần cố nông nhận thức lựa chọn.

NGHĨA TỬ LÀ NGHĨA TẬN…NHƯNG ĐEN TRẮNG PHẢI RẠCH RÒI

Image may contain: 3 people, people smiling, motorcycle, outdoor and text
Amy Truc TranFollow

Viết nhân dịp ông ĐM đi đoàn tụ ông bà…
———————————————————-
NGHĨA TỬ LÀ NGHĨA TẬN…NHƯNG ĐEN TRẮNG PHẢI RẠCH RÒI

Học tập cải tạo thực chất là bỏ tù & đày đọa sĩ quan, công chức VNCH, đánh tư sản thật ra là cướp của người giàu, ngăn sông cấm chợ, buộc gia đình sĩ quan VNCH hồi hương, đi kinh tế mới để cướp nhà cửa, ăn độn bo bo, khoai, mì sợi, bánh mì, gạo mục … sau đó rinh nguyên cơ chế tem phiếu của cái “XÃ HỘI KHÔNG DÀNH CHO LOÀI NGƯỜI” ở phía bên kia vĩ tuyến 17 vô áp dụng cho miền Nam VNCH, rồi cướp tất cả những gì có thể cướp được mang về ngoài ấy. Đó là một số chuyện cần nói rõ nhân dịp “NGÀI CỐ TBT” rời bỏ nhân dân để đoàn tụ ông bà !!!

Nguồn tin và ảnh: Atlas Nguyễn

Wikileaks tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990

Image may contain: 4 people, people smiling, text
Image may contain: one or more people and people standing
Thuc Tri Pham is with Trường Đặng.

Wikileaks tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990

Wikileaks vừa tiết lộ biên bản họp kín giữa Tổng Bí Thư Đảng CSVN, Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam với Tổng BT và Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành Đô.

Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây….

Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020)để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.

Tiệm vàng ở Việt Nam liên tục bị trộm, công an chưa bắt được ai

Van H Pham

CÒN AI TRỒNG KHOAI ĐẤT NÀY?!!!

***********

Tiệm vàng ở Việt Nam liên tục bị trộm, công an chưa bắt được ai

TÂY NINH, Việt Nam (NV) – Những ngày cuối Tháng Chín, hai tiệm vàng, một ở tỉnh Tây Ninh, một ở Quảng Nam bị trộm đột nhập lấy cắp hơn 140 lượng vàng cùng nhiều trang sức.

Đến chiều 2 Tháng Mười, 2018, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An tỉnh Tây Ninh đang phối hợp cùng Công An huyện Gò Dầu truy xét, tìm thủ phạm đột nhập tiệm vàng Phước Việt (xã Phước Đông, huyện Gò Dầu), trộm khoảng 90 lượng vàng.

Theo báo Người Lao Động, ông Đặng Phước Việt (40 tuổi, ngụ huyện Gò Dầu) báo với công an tiệm vàng của mình bị trộm. Trích xuất camera tại tiệm vàng, công an phát hiện lúc 2 giờ 47 phút sáng 30 Tháng Chín có một người nam khoảng 25 tuổi đột nhập tiệm và mở tủ trưng bày lấy trộm khoảng 90 lượng vàng, chủ yếu là vàng 18K gồm dây chuyền, nhẫn, lắc…

Kiểm tra hiện trường, công an phát hiện mái tôn trên nóc tiệm bị cắt. Nhiều khả năng tên trộm vào từ hướng này. Thời điểm xảy ra vụ trộm không có người ở lại tiệm vàng. Vợ chồng chủ tiệm đóng cửa về nhà riêng để ngủ.

Cùng ngày, Phòng Cảnh Sát Hình Sự Công An tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị đang tiếp tục điều tra, truy tìm người gây ra vụ trộm nghiêm trọng xảy ra tại tiệm vàng Hạnh (thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình).

Theo báo Tiền Phong, vào tối 27 Tháng Chín, ông Trần Ngọc Sơn (60 tuổi, chủ tiệm vàng Hạnh) trình báo công an việc tiệm vàng của gia đình bị trộm đột nhập.

Qua điều tra ban đầu, công an xác định tiệm vàng Hạnh bị mất 30 lượng vàng 18K, 20 lượng vàng 24K và nhiều trang sức bằng bạc khác. Tổng số tài sản bị mất cắp quy ra tiền gần 1.5 tỷ đồng (hơn $64,289).

Cũng tại tỉnh Quảng Nam, vào tối 18 Tháng Bảy, tiệm vàng Kim Quang, ở phường Phước Hòa, thành phố Tam Kỳ, bị kẻ trộm đột nhập lấy đi khoảng 100 lượng vàng, trị giá 3 tỷ đồng.

Tất cả các vụ trộm tiệm vàng đến nay công an vẫn chưa tìm ra thủ phạm.

NGUOI-VIET.COM
Những ngày cuối Tháng Chín, hai tiệm vàng, một ở tỉnh Tây Ninh, một ở Quảng Nam bị trộm đột nhập lấy cắp hơn 140 lượng vàng cùng nhiều trang sức.

ĐỖ MƯỜI, KẺ HỦY HOẠI MIỀN NAM

ĐỖ MƯỜI, KẺ HỦY HOẠI MIỀN NAM
(02/10/2018)
Châu Minh Dũng
_________

Rạng sáng ngày 2/10/2018, các báo “lề đảng” đồng loạt đưa tin: Cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười qua đời. Theo một bài viết trước đó trên RFA, Đỗ Mười đã bị bệnh phổi và thận giày vò trong sáu tháng. Không chỉ mang bệnh, ở tuổi 101, Đỗ Mười đã kịp chứng kiến một loạt sự kiện bất lợi cho chế độ của ông ta trong hai thập niên gần đây. Đó là đoạn kết dành cho kẻ đã gây tội với hàng chục vạn gia đình miền Nam, rồi góp phần đẩy đất nước vào vòng trói buộc của Trung Quốc.

Hiếm có lãnh đạo cộng sản nào gây được quá nhiều tội ác như Đỗ Mười, dung lượng một bài viết không thể thống kê hết. Tuy nhiên, hai tội lớn nhất vẫn là: Chiến dịch “đánh tư sản” đã hủy hoại kinh tế miền Nam, đẩy hàng triệu người vào vùng “kinh tế mới” và Hội nghị Thành Đô, sự kiện đã khởi động quá trình đưa Việt Nam vào vòng lệ thuộc Trung Quốc từ năm 1990 đến nay.

Chiến dịch X-1, X-2, X-3 và một miền Nam tang thương

Sau ngày miền Nam bị cưỡng chiếm hồi Tháng Tư Đen với máu và nước mắt, Đỗ Mười và các lãnh đạo cộng sản phát động các chiến dịch trừng phạt và cướp bóc, với mục tiêu là những đồng bào mà họ vừa tuyên bố “giải phóng”. Đầu tiên là chiến dịch X-1, nhắm vào các sĩ quan quân đội, cảnh sát và tình báo của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, khởi sự từ năm 1975, đến tận năm 1990 vẫn có người phải “học tập cải tạo”, mà thực chất là bị giam cầm và tra tấn.

Dù trước đó Tổng thống Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, những người cộng sản vẫn không buông tha cho đồng bào của họ ở bờ nam sông Bến Hải, đẩy hàng chục vạn gia đình vào cảnh chia lìa. Những người vợ và con cái trong gia đình bị đưa đi vùng kinh tế mới, thật ra là đày ải ở rừng thiêng, nước độc, còn những người đàn ông thì bị tống vào trại tù. Nơi đó, có những trò tra tấn và sỉ nhục rất phi nhân tính đã diễn ra. Có người sống sót trở về nhưng thân tàn ma dại, có người không bao giờ được dịp trở về gặp lại vợ con họ nữa.

Các chiến dịch X-2 và X-3 được phát động song song từ năm 1978, nhằm cướp bóc một cách có hệ thống trên hầu hết các tỉnh thành phía Nam. Đối tượng của chiến dịch X-2 là tất cả những thành phần kinh tế tư nhân, từng được thừa nhận trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Những người dân chỉ quen lo làm kinh tế, thậm chí từng nuôi giấu và hỗ trợ lính Bắc Việt, bỗng dưng mang tội “phá hoại nền kinh tế mới”. Sản nghiệp của họ bị hủy hoại chỉ trong một đêm.

Nhà báo Huy Đức đã ghi lại lời nhận định của Thành ủy Sài Gòn về kết quả chiến dịch X-2: “Bọn tư sản mại bản bị cô lập rất cao, chúng đã mất hết chỗ dựa về mặt quân sự và chính trị. Lực lượng kinh tế của chúng đã bị sứt mẻ và đang bị tan vỡ dưới sự tiến công của ta”. Rõ ràng lúc ấy chiến tranh đã kết thúc, Đỗ Mười và các “đồng chí” của ông ta vẫn xem đồng bào là kẻ địch. Họ vẫn tự hào khi tiếp tục làm đất nước nghèo đi, khiến bao nhiêu người tan cửa nát nhà.

Riêng chiến dịch X-3 tập trung vào khu vực Sài Gòn và tạo ra vết sẹo đến giờ vẫn chưa lành trên thành phố từng là “hòn ngọc Viễn Đông”. Chiều 21/3/1978, Đỗ Mười đọc Quyết định của Thủ tướng và Chỉ thị 100 – CP để triển khai kế hoạch “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh”. Lúc ấy, Đỗ Mười đã nói: “Đánh rắn phải đánh dập đầu, ta đã đánh dập đầu rồi, nhưng con rắn tư bản đánh dập đầu nó chưa chết, cái đuôi nó còn nguy hiểm hơn cái đầu. Không giần cho nát cái đuôi của nó, thì nó vẫn tác oai tác quái phá chúng ta”.

Những lời lẽ bệnh hoạn và phi nhân tính như vậy lại có thể được thốt ra từ miệng một lãnh đạo cấp cao của chế độ. Càng kinh khủng hơn là đã có những người miền Nam cả tin, thực hiện đúng theo những lời sắt máu này. Sáng 23/3/1978, tất cả các cửa hàng kinh doanh ở Sài Gòn phải đóng cửa theo lệnh Thành ủy, rồi bị niêm phong và tịch thu tài sản. Báo Tiền Phong số 40, 1978 kể chuyện, một cô tên là Lý Mỹ đã giúp các cán bộ trấn lột sạch sẻ tài sản của gia đình cô.

Bên canh việc cướp bóc, khoảng 60 vạn dân sau khi bị tịch thu tài sản, còn bị đày đến các “vùng kinh tế mới”, nói thẳng ra là những khu đất khỉ ho cò gáy, thiếu thốn đến cả những công trình dân sinh cơ bản. Bản thân chương trình “kinh tế mới” cũng chẳng đem lại lợi ích gì, vì đến năm 1990 thì lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn phải bám chân Trung Quốc nhằm tránh nguy cơ sụp đổ kinh tế. Các chiến dịch X-1, X-2, X-3 đã khiến hàng triệu người miền Nam mất sạch tài sản và bị ly tán. Đỗ Mười đã chứng minh rằng một tay hoạn lợn làm lãnh đạo thì vẫn tư duy như hoạn lợn, chỉ có thể phá chứ không thể xây.

Về bản chất, chiến dịch X-2, X-3 không khác gì “Đêm Thủy tinh” (Kristallnacht) do phát xít Đức phát động vào ngày 9 và 10/11/1938. Lúc ấy, các lãnh đạo Đức Quốc xã huy động lực lượng SA tấn công nhà cửa, các công trình tôn giáo và khoảng 7000 cơ sở kinh doanh của người Do Thái. Khoảng ba vạn người Do Thái bị bắt giữ, bị cướp sạch tài sản và trở thành tù nhân trong các trại tập trung của phát xít Đức.

Ở đây, ta thấy những người cộng sản tàn ác không thua phát xít và gian xảo hơn cả phát xít. Họ không công khai hành động cướp bóc mà gọi đấy là “cải tạo công thương nghiệp”, gọi những nhà tù của họ là “vùng kinh tế mới”, rồi khéo léo tiến hành trong một thời gian dài. Nhờ sự gian xảo, lãnh đạo cộng sản vẫn kéo dài được hơi tàn của chế độ đến ngày nay, trong khi nước Đức Quốc xã chỉ tồn tại được hơn bảy năm sau “Đêm Thủy tinh”.

Hội nghị Thành Đô và sự phản bội dân tộc

Gần 15 năm sau khi các chiến dịch X-1, X-2, X-3 được phát động, kinh tế Việt Nam ngày càng trì trệ. Đỗ Mười và những đồng chí của ông ta đã tiếp nhận một “hòn ngọc Viễn Đông” với những tiềm lực kinh tế từng giúp Việt Nam Cộng Hòa thịnh vượng, rồi họ tàn phá và hủy hoại nó một cách có hệ thống. Số tiền khổng lồ mà các cán bộ cộng sản cướp được từ dân miền Nam trong các đợt “đánh tư sản” cũng không giúp chế độ thoát khỏi cơn khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vào đầu năm 1990, giữa làn sóng thoái trào của khối cộng sản quốc tế.

Có lẽ vì đã gây ra quá nhiều oan nghiệt, Đỗ Mười và những đồng sự không dám để chế độ cộng sản Việt Nam kết thúc như vậy. Lối thoát duy nhất của họ là sự viện trợ kinh tế từ Bắc Kinh. Hội nghị Thành Đô được tổ chức đầu tháng 9/1990 tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã mở ra giai đoạn Bắc thuộc mới trong lịch sử dân tộc. Từ đó đến nay, từng phần lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam dần dần rời vào tay Trung Quốc, thông qua các hành động xâm chiếm công khai ở thác Bản Giốc, Ải Nam Quan hay Biển Đông, hoặc quá trình xây dựng ngấm ngầm những khu vực gần như “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, như nhà máy thép Formosa (vỏ Đài Loan, ruột Trung Quốc) ở cảng Vũng Áng.

Có thông tin cho rằng các lãnh đạo cộng sản đã chấp nhận để nước Việt Nam từ từ trở thành một khu tự trị thuộc Trung Quốc trong vòng 30 năm (1990-2020). Đến giờ đó vẫn là thông tin chưa được kiểm chứng do Hoàn Cầu thời báo và Tân Hoa Xã lan truyền. Một số sĩ quan quân đội, công an và cựu đảng viên ở miền Bắc như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, đại tá Nguyễn Đăng Quang đã yêu cầu lãnh đạo chế độ bạch hóa nội dung Hội nghị Thành Đô. Điều lạ thường là các lãnh đạo không thừa nhận, cũng không phủ nhận hay đính chính thông tin trên.

Dù mật ước Thành Đô về chuyện sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc có thật sự tồn tại hay không, Hội nghị Thành Đô vẫn là thất bại nặng nề trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. Phía Việt Nam đã để Trung Quốc “gác lại quá khứ” (nghĩa là rũ bỏ luôn trách nhiệm bồi thường chiến tranh), thậm chí đã nhân nhượng đến mức loại Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch khỏi đoàn dự hội nghị, theo đúng yêu sách từ phía Trung Quốc. Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng có trách nhiệm không thể chối cãi trong chuyện để Việt Nam gần như thuần phục trước Trung Quốc, từ vấn đề chủ quyền đến quan hệ kinh tế, xã hội.

Lãnh đạo của người Việt hay tay sai của Trung Quốc?

Trên danh nghĩa, Đỗ Mười là một cựu lãnh đạo cấp cao của nhà nước Việt Nam hiện tại, nhưng điều lạ là hầu hết các “thành tựu” trong sự nghiệp của ông ta lại phục vụ cho Trung Quốc nhiều hơn là Việt Nam. Các chiến dịch X-1, X-2, X-3 đã làm Sài Gòn và các tỉnh miền Nam nghèo đi một cách có hệ thống, góp phần dẫn đến tình trạng bất ổn chính trị, suy yếu kinh tế và xã hội bất an vào đầu năm 1990. Đỗ Mười và các đồng chí của ông ta đã làm nghèo đất nước và khi đất nước sa sút thì càng dễ rơi vào vòng thao túng của Trung Quốc.

Sau khi phá hoại các tiềm lực kinh tế tư nhân của đất nước, Đỗ Mười lại có mặt trong đoàn dự Hội nghị Thành Đô, rồi góp phần biến sự kiện này thành một vết ô nhục trong lịch sử Việt Nam. Cuộc đời Đỗ Mười là bằng chứng cho thấy công cuộc “giải phóng” của các lãnh đạo và quân đội cộng sản Bắc Việt đã giúp các lãnh đạo Trung Quốc từng bước hiện thực hóa dã tâm trói buộc và thôn tính Việt Nam, điều mà hàng chục đời vua Trung Quốc đã không làm được.

Có thông tin chưa được kiểm chứng cho biết thực tế Đỗ Mười chết gần như cùng lúc với Trần Đại Quang. Thông tin này đã râm ran trong dư luận “lề dân” mấy ngày nay, nhưng người đầu tiên nói với chúng tôi lại không phải ở phía đấu tranh dân chủ, mà là một đảng viên sống gần trung tâm Sài Gòn. Nếu đó là sự thật thì các đồng chí của Đỗ Mười đã lùi ngày chết của ông ta vì sợ trùng tang Chủ tịch nước, theo cái cách họ buộc ông Hồ phải chết “đúng quy trình”, kẻo trùng ngày Quốc khánh.

Đỗ Mười đã chết nhưng tội của ông ta chưa kết thúc. Nền kinh tế Sài Gòn sau những năm tháng bị hủy hoại, giờ vẫn chưa thể khôi phục danh hiệu “hòn ngọc Viễn Đông”. Các chiến dịch “học tập cải tạo” và “đánh tư sản” đã khiến hàng triệu người Việt phải tị nạn, có người bỏ xác ngoài khơi, nhiều người giờ vẫn chưa thể quay về quê hương. Nhiều gia đình tướng tá, quan chức cộng sản giờ vẫn sống yên ổn trong những khu đất, khu nhà họ cướp được từ người miền Nam.

© Copyright Tiếng Dân

BAOTIENGDAN.COM
Đỗ Mười, kẻ hủy hoại miền Nam Bởi AdminTD – 02/10/2018 Tweet Share 0 +1 Pinterest 0 Email Châu Minh Dũng 2-9-2018 Rạng sáng ngày 2/10/2018, các báo “lề đảng” đồng loạt đưa tin: Cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười qua đời. Theo một bài viết trước đ….

NHỮNG CHÍNH KHÁCH ĐÁNG KÍNH TRỌNG

Ngoc Minh Do and Nguyễn Nhật Quang shared a post.
Image may contain: 2 people, people smiling
Like cho VIỆT NAM

NHỮNG CHÍNH KHÁCH ĐÁNG KÍNH TRỌNG

1- Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu: Bậc “khai quốc công thần” của quốc đảo sư tử. 
– Sau khi qua đời, theo di chúc, thi hài Lý Quang Diệu được hỏa táng và không yêu cầu mét vuông đất nào để xây lăng mộ. Trong đám tang ông, đoàn linh xa chỉ có 7 chiếc đưa di hài cựu Thủ tướng tới đài hóa thân.
– Về tài sản: Ông chỉ có một ngôi nhà cũ và dặn người thân bán đi cho quỹ từ thiện sau khi ông mất.
– Tượng đài: Ông không có tượng đài nào ngoài trời, chỉ có tượng đài trong lòng dân.
– Khi ra đi, ông không để lại gì cho riêng mình, ngoài một đất nước phát triển hàng đầu thế giới!

2- Cựu Thủ tướng Nhật Bản Murayama: Không nhận lương hưu của Chính phủ trợ cấp, tự đạp xe đi chợ, sống bình dị ở thôn quê.
– Sau khi mãn nhiệm vị trí Thủ tướng Nhật Bản không lâu, Murayama cũng xin từ nhiệm vị trí trong Quốc hội đất nước. Cả nhà ông, già trẻ lớn bé đã lặng lẽ đưa nhau về quê hương ở Oita, thuộc đảo Kyushu (Nhật Bản) để sinh sống.
– Người dân trên đảo Kyushu thường bắt gặp một ông già gày gò, lịch lãm, nhưng giản dị (ít người biêt ông từng là Thủ tướng đất nước giàu có nhất nhì thì giới) tự đạp xe ra chợ mua đồ ăn hàng ngày…
– Người ta thường nói: Khi lãnh đạo của một nước về hưu mà cuộc sống trở nên bình dị thì chứng tỏ tỷ lệ tham nhũng của nước đó thấp và ngược lại. Hầu hết các cựu Thủ tướng của nước Nhật đều có cuộc sống giản dị đến mức bình dân sau khi nghỉ hưu.

3- Tổng thống đương nhiệm Cộng hòa Croatia Kollinda Grabar Kitarovics: Không chỉ là một nữ chính khách xinh đẹp, trẻ trung, thông minh tài giỏi, mà còn tận tụy như một bà nội trợ hoàn hảo cho chính Tổ quốc mình.
– Sau khi nhậm chức, bà đã yêu cầu bán phi cơ riêng của Tổng thống, bán 35 xe Mercedes Benz của Văn phòng Tổng thống đưa vào ngân sách quốc gia.
– Bà đã tự cắt giảm 50% lương của mình và các Bộ trưởng trong nội các.
– Bà cũng đã giảm 40% lương các Đại sứ, các Tổng lãnh sự quán.
– Bà còn yêu cầu xóa quỹ hưu trí dành riêng cho các Đại biểu quốc hội.
– Nữ Tổng thống này có thể viết và nói 7 ngoại ngữ thông thạo và sống bình dị như tất cả mọi người dân.
– Từ khi bà giữ chức Tổng thống, GDP của Croatia tăng 24%.
_St_

Hà Văn Duy
1.10

Từ năm 1976, chiến dịch cải tạo tư sản do ông Đỗ Mười chủ xướng…

Văn Lang

Từ năm 1976, chiến dịch cải tạo tư sản do ông Đỗ Mười chủ xướng và trực tiếp điều hành đã khởi lên làn sóng oán ghét của người dân miền Nam suốt mấy mươi năm qua.

Vì lẽ đó, ngay sau khi báo chí đưa tin Đỗ Mười từ trần, tất cả các trang mạng xã hội đều bày tỏ sự vui mừng với niềm tin rằng nếu địa ngục có thật thì nơi đó đã sẵn sàng để chờ đón ngạ quỹ dẫn hương linh ông về chịu sự trừng phạt.

Tư liệu báo chí cho biết dưới quyền sinh sát của ông Đỗ Mười, trong chiến dịch cải tạo tư sản, 600.000 dân Sài Gòn bị tước đoạt hết tài sản và bị cưỡng bức đi kinh tế mới là khoảng sáu trăm ngàn người, tạo ra một sự hoảng sợ hoang mang chưa từng có trong lịch sử phát triển Sài Gòn qua các triều đại.

Sức mạnh kinh tế Sài Gòn đột nhiên bị huỷ hoại, đi đến kiệt quệ hoàn toàn. 
Hơn 14 ngàn cơ sở tiểu thủ công nghiệp rất cần cho nền kinh tế quốc dân, với khoảng 270 ngàn nhân công hoàn toàn bị trắng tay, đóng cửa. 

Tổng số thiệt hại tài sản trước mắt lên đến gần 21 tỷ Mỹ kim_

Tiến trình phát triển công nghệ của đất nước trong tự cường hoàn toàn không còn hy vọng để phục hồi.

Riêng về tổng số vàng, nữ trang, kim cương tịch tư từ tư bản miền Nam, tính từ tháng Năm năm 1977 tới tháng Hai năm 1978, ước lượng khoảng 35 ngàn lượng vàng.

http://www.vietnamthoibao.org/…/vntb-ong-nguyen-phu-trong-l…

Nước ngập lút bánh xe sau mưa lớn ở Sài Gòn

Nước ngập lút bánh xe sau mưa lớn ở Sài Gòn

Mưa lớn sáng 2/10 khiến nhiều đường tại quận 2, Bình Tân, huyện Bình Chánh ngập sâu, người dân bì bõm đẩy xe chết máy đến nơi làm việc.

Khoảng 5h30, mưa lớn trút xuống trên diện rộng ở nhiều quận huyện tại TP HCM. Nửa giờ sau, tại Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Bình Chánh, nước ngập lút bánh xe khiến hàng loạt phương tiện chết máy. Nước tràn vào nhà dân buôn bán ven đường khiến nhiều người không kịp trở tay.

Image may contain: one or more people, car and outdoor
Image may contain: one or more people, outdoor, nature and water
Image may contain: shoes, flower, plant and outdoor
Image may contain: one or more people, crowd and outdoor
Image may contain: 2 people, outdoor
+3

Vì sao người Miền Nam nguyền rủa ông Đỗ Mười? (M.Châu)

Van H Pham

***********

Vì sao người Miền Nam nguyền rủa ông Đỗ Mười? (M.Châu)

Nhà báo Lê Phú Khải nói rằng ông Đỗ Mười là tấn bi hài kịch của một người lãnh đạo đảng cộng sản xuất thân từ tầng lớp bình dân trong xã hội Việt Nam, nông nghiệp lạc hậu phong kiến nửa thực dân trước 1945. Ông đi làm cách mạng, từng bị thực dân tù đầy, tra tấn. Nhưng vì đi lạc vào quỹ đạo cộng sản nên bị ‘ma dẫn lối, quỷ đưa đường…!’.

Người miền Nam oán ghét ông Đỗ Mười vì lý do đơn giản hơn: sau tháng 4-1975, nhân danh ‘bên thắng cuộc’, ông đã công khai cho đánh cướp tài sản, cơ nghiệp của người dân miền Nam, bất chấp luân thường đạo lý.

Những ý kiến ghi nhận tiếp theo đây từng được đăng tải trên nhiều tờ báo quốc doanh, xin được kể lại để lý giải vì sao người miền Nam vui mừng trước cái chết của ông Đỗ Mười.

***********

Từng làm phóng viên tuyên truyền về cải tạo công thương nghiệp ở miền Bắc những năm 1960 khi còn công tác ở báo Nhân Dân, sau năm 1975 ông Đinh Phong (đã mất) lại là một trong những chứng nhân của một giai đoạn lịch sử mới. Trong ký ức của mình sau gần ba thập niên kể từ ngày ấy, nhà báo Đinh Phong trầm ngâm: “Chúng tôi vác máy đi tuyên truyền mà lòng trĩu nặng, ngơ ngác nhìn nhau hỏi tại sao lại như vậy?

Có lần, chúng tôi mang máy ra chợ Tạ Thu Thâu quay cảnh niêm phong tài sản một hộ kinh doanh hàng điện tử. Chưa kịp ghi hình ảnh nào, ông chủ hộ kinh doanh bước ra gạt máy, rồi chỉ vô mặt tôi bảo: “Chú về mà hỏi Huỳnh Văn Tiểng (giám đốc đài truyền hình lúc bấy giờ – NV) xem ngày xưa tôi đã gửi linh kiện vô chiến khu lắp ráp đài phát thanh như thế nào, hỏi coi thời chống Mỹ tôi đã giúp đỡ các ông những gì? Bây giờ tôi buôn bán, có tội tình gì mà bay bắt tôi về làm ruộng hả?”. Thời gian sau tôi có trở lại tìm ông chủ ấy nhưng không gặp, chỗ cũ đã trở thành một cửa hàng quốc doanh”.

Ông Đinh Phong kể tiếp: “Một tối, tôi tiếp hai vợ chồng anh bạn trong cơ quan. Họ đến bảo rằng cả gia đình là cơ sở điệp báo của ta trước năm 1975, họ dùng chính cửa hàng vải sợi của mình làm bình phong cho cơ sở liên lạc của cách mạng. Những câu chuyện ấy chưa kịp được xác nhận sau năm 1975 thì gia đình trở thành điểm “cải tạo” với cửa hàng vải sợi.

Tài sản bị niêm phong, mọi người trong nhà chuẩn bị nhận quyết định đi “xây dựng vùng kinh tế mới”. Tôi nghe mà toát mồ hôi, ngay trong đêm chạy đến gặp ông Dương Văn Đầy (lúc ấy là chủ tịch Q.1, TP.HCM), bảo: “Họ sắp đưa một gia đình có công với cách mạng đi kinh tế mới”. Ông Đầy nói: “Đâu được”. Tôi bảo: “Họ hẹn sáng sớm 5 giờ là phải đi rồi”. Tờ mờ sáng hôm sau, ông Đầy phải đến chặn ngay trước cửa nhà can thiệp cho trường hợp này. Vậy là quyết định mới được hủy bỏ”.

Ông Mai Chí Thọ (nguyên chủ tịch UBND TP.HCM, đã mất) kể với phóng viên báo Tiền Phong, từ một thành phố hưởng thụ, một Trung tâm công nghiệp lớn nhất, vậy mà chỉ sau mấy năm khi “Chiến dịch X1, X2” đi qua, toàn bộ nền sản xuất công nghiệp của Sài Gòn bị tê liệt tới mức cạn cùng: Nguyên vật liệu không còn, viện trợ từ các phía bị cắt đứt, cơ sở vật chất xuống cấp nhanh chóng, máy móc phương tiện “đắp chiếu” ngủ triền miên hết năm này sang năm khác.

Ông Mai Chí Thọ nói rằng Sài Gòn lúc đó dấy lên phong trào “tự túc lương thực” nhà nhà trồng rau, nuôi heo, làm đủ mọi việc để kiếm sống. Trước đó không lâu, còn là “Hòn ngọc Viễn Đông”, nay, TPHCM như trở thành một khu chăn nuôi, trồng trọt khổng lồ, thậm chí có nhiều đoạn vỉa hè bị đào xới lên để trồng khoai lang, rau cải…

“Ngay như gia đình tôi đây, hồi đó, làm Chủ tịch thành phố, anh em họ thương, phân cho ở một ngôi nhà rất rộng và đẹp kiểu château của Pháp ngày xưa. Biệt thự nằm trên khuôn viên rộng mấy ngàn mét vuông, có thảm cỏ xanh mượt rất đẹp mắt, những dãy hoa càng tô điểm thêm cho vẻ sang trọng lộng lẫy của khu biệt thự.

Phía trước nhà có bể bơi nước trong xanh phía sau có sân tennis. Thế mà chỉ sau một thời gian, bể bơi lúc đầu thả cả rô phi, sau chẳng lấy đâu ra thức ăn cho cá, vả lại cũng không có người chăm sóc nên trong bể đầy nòng nọc; thảm cỏ thì biến thành ruộng trồng khoai lang để nuôi heo…”. Ông Mai Chí Thọ nói.
**********

Tiểu sử công khai trên báo chí nhân chuẩn bị lễ tang của ông Đỗ Mười cho biết: Năm 1976: Được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị khóa IV, vào Quốc hội khóa VI, tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 1976-1981.

Năm 1977: Là Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp XHCN tại miền Nam.
**********

Chiều 21-3-1978, Hội trường của trường đảng Nguyễn Ái Quốc II, Thủ Đức, Sài Gòn, Đỗ Mười đọc Quyết định của Thủ tướng, đọc Chỉ thị 100-CP, và triển khai kế hoạch cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại TPHCM và các tỉnh phía Nam.

Đỗ Mười nói (trích băng lưu trữ): “Từ sau giải phóng chúng ta đã thực hiện X-1, tập trung bọn ngụy quân, ngụy quyền học tập cải tạo. Đã thực hiện X-2 đánh bọn tư sản mại bản. Bây giờ chiến dịch X-3, quyết liệt nhất, nhằm tiêu diệt tận gốc rễ chủ nghĩa tư bản, tay sai đế quốc Mỹ, diệt triệt để, diệt không nương tay…

Đánh rắn phải đánh dập đầu, ta đã đánh dập đầu rồi, nhưng con rắn tư bản đánh dập đầu nó chưa chết, cái đuôi nó còn nguy hiểm hơn cái đầu. Không giần cho nát cái đuôi của nó, thì nó vẫn tác oai tác quái phá chúng ta. Vừa qua kẻ nào vơ vét mì chính (bột ngọt), vải vóc, đường, sữa đầu cơ trục lợi, rồi lại đổ tội cho nhà nước ta chuyển ra Bắc nên thị trường khan hiếm? Chính là bọn tư sản thương nghiệp!

Kẻ nào tích trữ thóc gạo để dân ta đói? Chính là bọn đầu nậu lúa gạo. Tôi hỏi các đồng chí, kẻ nào cung cấp lương thực, thực phẩm cho tổ chức phản động trên Lâm Đồng chống phá cách mạng? Kẻ nào? Chính là bọn tư sản đấy! Bọn gian thương đầu cơ, phá hoại, bọn ngồi mát ăn bát vàng, rút rỉa máu xương đồng bào ta, ngăn cản con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa của đảng ta…”.

Bảy giờ sáng hôm sau, ngày 23-3-1978, tất cả các cửa hàng kinh doanh to nhỏ, đủ mọi ngành nghề, ngóc ngách, đóng cửa, án binh bất động theo lệnh của Ủy ban nhân dân TPHCM. Một bản thông báo ngắn gọn do ông Vũ Đình Liệu thay mặt UBND thành phố ký được ban hành ngay sau đó, xác nhận “Chiến dịch X-3”, bắt đầu.

Image may contain: one or more people and crowd
Image may contain: one or more people, people standing and outdoor
Image may contain: one or more people, people sitting, crowd, shoes and outdoor