ĐÔI ĐIỀU ÍT NGƯỜI BIẾT VỀ “SẮP-TÂN-CHỦ-TỊCH-NƯỚC”

Trần Bang

ĐÔI ĐIỀU ÍT NGƯỜI BIẾT VỀ “SẮP-TÂN-CHỦ-TỊCH-NƯỚC”

FB Phạm Đoan Trang

Ở Việt Nam, giá như có một nền báo chí tự do, hay mong ước nhỏ hơn, có lấy vài tờ báo độc lập, thì chắc chắn công chúng không nhiều thì ít cũng phải hình dung được đôi chút về bậu sậu lãnh đạo: tư cách, tính tình, niềm tin triết lý, quan điểm chính trị, địa chỉ nhà riêng, công việc hàng ngày, hàng tháng…

Nhưng với hệ thống báo chí công cụ như bấy lâu nay thì công chúng không có được thông tin gì như thế, mà nói chung là không có thông tin gì hữu ích về chính trị, chính sách công… cả. Quan hệ của các nhà báo với “các cụ các bác trên ấy” (tức là với đám lãnh đạo ”Đảng và Nhà nước”) chỉ có giá trị cá nhân: Để nhà báo (cấp cao) nhét bổng lộc cho đầy túi tham, thể hiện mình vừa nhân văn vừa cấp tiến mà lại vừa được an toàn; và để nhà báo (cấp thấp) có cái mà lấy le với bạn bè, người thân, gia đình họ mạc, ra cái điều “tôi có thông tin, tôi biết hết, tôi biết trước, tôi biết chuyện ấy từ lâu rồi” v.v.

Nói chung, gần như không thể dựa vào những thông tin chính thống trên mặt báo do cái đám nhà báo ấy cung cấp để mà suy ra được cái gì hay ra được quyết định gì đúng đắn cả.

Tuy thế, từ những thông tin kiểu “ông chú Vietel” rỉ tai thì người ta lại biết được rằng đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng có ít nhất là hai chỗ nhột, hay là hai điều mà y rất ghét nghe nói đến:

– Thứ nhất là chuyện thời trẻ, Nguyễn Phú Trọng trốn nghĩa vụ quân sự, nôm na là trốn lính. Trong lúc lứa thanh niên cùng tuổi hy sinh trên chiến trường thì đảng trưởng-quốc trưởng tương lai ngụy tạo hồ sơ, chạy chọt sao đó mà không phải ra trận, chỉ ở hậu phương hăng say học hành. Xứ mù thằng chột làm vua, cả làng đi lính thì thằng đần ở lại quê nhà nghiễm nhiên được xơi hết chị em trong làng, sinh viên Phú Trọng đương nhiên là học hành giỏi giang tấn tới, quan lộ thênh thang ta bước… để dân Việt có một đảng trưởng-quốc trưởng như hôm nay.

– Thứ hai là chuyện kê khai tài sản cá nhân. Nghe nói cứ mỗi lần ở đâu đó có đả động tới chuyện này, Nguyễn Phú Trọng tức lắm. Chẳng gì y cũng được cái tiếng là “thanh liêm” bấy lâu nay; dân chúng nào ai nghe nói đến biệt phủ nào của tổng bí thư. Tuy thế số bất động sản mà y và họ hàng hang hốc nắm giữ, nếu lộ ra để phải kê khai thì cũng rất mệt. Mà theo quy chế thì dễ phải công khai – luật đảng cũng có quy định cả rồi. Nói chung là khó chịu. Phú Trọng bực mình ba cái chuyện mấy chục đảng viên gửi kiến nghị đòi y minh bạch tài sản lắm.

Đó là hai chỗ “nhạy cảm” của đảng trưởng mà cộng đồng mạng có thể “đi sâu” phân tích, yêu cầu minh bạch… Tuy nhiên, lợi thế của Nguyễn Phú Trọng là y hoàn toàn xa lạ với thế giới Internet, mạng xã hội, cách mạng 2.0… các cái (chưa nói tới cách mạng 4.0 nhé). Y thậm chí không biết dùng điện thoại thông minh. Xung quanh y rất đông đảo cố vấn, tham mưu các loại, nhưng rặt một phường xu nịnh, giá áo túi cơm; chúng chỉ minh họa đường lối cho y ngắm và xưng tụng cho y vui tai là chính chứ cố vấn với tham mưu cái nỗi gì. Sách báo y đọc hiện nay không có gì khác ngoài tờ Nhân Dân và các phụ trương phụ bản của nó. Dĩ nhiên y không bao giờ vào mạng. Cho nên công luận đối với y chỉ là tiếng ruồi muỗi vo ve, chân lý vẫn chói sáng dưới bầu trời phương Bắc – đồng chí Tập đại đế làm gì cũng sáng suốt – và An Nam đô hộ phủ vẫn thanh bình.

Chỉ vài giờ nữa thôi, y sẽ rưng rưng lên ngôi vua. Lịch sử nước CHXHCN Việt Nam sẽ mãi ghi tên Nguyễn Phú Trọng như một nhà lãnh đạo thanh liêm, yêu nước, yêu CNCS, cả cuộc đời dốc lòng phụng sự tình hữu nghị quốc tế và ái hữu vô sản… Sẽ không ai bảo y là thằng giặc, trẻ trốn lính, già bán nước, tham nhũng quyền lực, sĩ diện háo danh tới mức bệnh hoạn, và vì ngôi cao lãnh đạo mà cam lòng dâng hiến chủ quyền đất nước cho ngoại bang. Y tin như thế.

Âu đấy cũng là cái lợi của việc không dùng mạng xã hội, không tiếp cận Internet.

Ông Lực không đơn độc

Ông Lực không đơn độc

VOA


Địa điểm xảy ra hiện tượng thấm dột từ nền đường cao tốc xuyên qua cầu chui. Ảnh: Quảng Đà. (Hình: Trích xuất từ Zing)
Địa điểm xảy ra hiện tượng thấm dột từ nền đường cao tốc xuyên qua cầu chui. Ảnh: Quảng Đà. (Hình: Trích xuất từ Zing

Tổng Công ty Đầu tư – Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), chủ đầu tư cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vừa chính thức xác định, lỗi mới nhất cũng thuộc về nhà thầu. Cầu thấm và đọng nước dưới chân cầu là vì hệ thống thoát nước không đạt yêu cầu về kỹ thuật. Hầm chui bị ngấm cũng với lý do tương tự.

VEC nói thêm rằng đã yêu cầu Ban Quản lý dự án, Tư vấn giám sát đốc thúc nhà thầu (Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô, Trung Quốc) sửa chữa ngay nhưng mười ngày qua, dù Ban Quản lý dự án, Tư vấn giám sát đã gửi văn bản nhắc nhở hai lần, nhà thầu vẫn chưa làm gì cả (1).

Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô của Trung Quốc không xa lạ với công chúng và báo giới Việt Nam.

Doanh nghiệp Trung Quốc này đảm nhận việc thực hiện gói thầu A3 (đoạn cao tốc dài 10,6 cây số chạy qua Bình Sơn, Quảng Ngãi) trong Dự án Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (dài 140 cây số). Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô trở thành nổi tiếng là nhờ sự dũng cảm và bền chí của ông Phạm Tấn Lực.

Ông Lực – dân Bình Sơn, Quảng Ngãi – vốn là phụ hồ. Khi Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô trở thành nhà thầu thực hiện gói thầu A3, ông Lực xin vào làm bảo vệ cho công trình của nhà thầu này. Tuy công trình có Ban Quản lý Dự án, có Tư vấn giám sát nhưng cả hai cơ quan với rất nhiều chuyên gia ấy không phát giác Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô sử dụng đất không đạt chuẩn (đất sét lẫn đá vôi, bùn) để đắp nền cao tốc.

Chỉ là bảo vệ ông Lực cũng biết loại đất ấy không thể dùng làm nền đường – kể cả đường đất trong xã. Tư vấn giám sát im lặng, Ban Quản lý Dự án làm ngơ, ông Lực ra Đà Nẵng, tố cáo với chủ đầu tư (VEC). Thậm chí, ông Lực nhờ người dịch thư sang tiếng Anh, tiếng Hoa gửi cho nhà thầu. Không có bất kỳ hồi đáp nào. Thật ra nói vậy chưa chính xác lắm. Loại hồi đáp duy nhất, dồn dập được chuyển tới ông Lực là: Liệu hồn, không ngưng sẽ bị giết!

Không may cho các bên liên quan là ông Lực thuộc loại… chịu chơi. Thay vì rụt cổ, ông Lực chuyển thông tin, bằng chứng cho cả những cơ quan hữu trách cấp cao lẫn báo giới và trở thành kênh chuyển thông tin, bằng chứng của nhiều người Việt khác đang làm mướn cho Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô về đủ loại sai phạm của nhà thầu Trung Quốc này đi các nơi. Trước chuyện lùm xùm ngoài dự kiến, VEC buộc phải làm gì đó và cuối cùng, Giám đốc thi công của Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô bị buộc thôi việc. Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô bị buộc phải bóc 300.000 khối đất không đạt chuẩn ra khỏi gói thầu A3. Đáng nói là VEC… nghiêm minh tới vậy mà ông Lực vẫn chưa chịu thôi vì bãi chứa đất không đạt chuẩn của gói thầu A3 chẳng có khối đất nào cả! (2)

Bây giờ, gói thầu A3 đã được nghiệm thu. Không trước thì sau, Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô cũng sẽ sửa cây cầu và hầm chui thuộc gói thầu này bị ngấm nước, chân cầu bị đọng nước. Đó là nghĩa vụ bảo hành nhưng nghĩa vụ này chỉ có hai năm. Sau đó đoạn cao tốc từng thuộc gói thầu A3 sẽ được chuyển sang VEC.

***

Khi hệ thống công quyền không đủ nguồn lực tài chính để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, họ thường tổ chức đấu thầu, lựa chọn những nhà đầu tư tốt nhất về kinh nghiệm, năng lực (cả quản trị, thi công lẫn vốn liếng) để những nhà đầu tư này thực hiện các công trình giao thông. Sau đó nhà đầu tư được tổ chức thu phí để thu hồi cả vốn lẫn lãi trong một khoảng thời gian hợp lý rồi giao lại công trình cho hệ thống công quyền và công trình ấy trở thành một thứ phúc lợi công cộng. Thiên hạ gọi kiểu phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức này là BOT.

Việt Nam đã và đang phát triển hệ thống hạ tầng giao thông theo hình thức BOT nhưng với một… phiên bản khác và có thể xem VEC là điển hình của phiên bản độc đáo này.

VEC là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Giao thông – Vận tải. Vốn để VEC đầu tư vào các công trình giao thông rồi thu phí không phải là vốn tự có. Một phần vốn của VEC là do ngân sách cung cấp, phần khác do chính phủ nhận viện trợ (WB) rồi giao cho VEC, đi vay với lãi suất ưu đãi rồi cho VEC vay lại (ODA), hoặc bảo lãnh để VEC vay trực tiếp (ADB, phát hành trái phiếu trong và ngoài Việt Nam), nếu VEC không thể trả thì chính phủ phải trả thay.

Nhìn một cách tổng quát, chính phủ giao “đầu heo” cho VEC nấu “cháo”. Có điều “đầu heo” đó không phải của chính phủ mà của dân. Dân vừa phải trả tiền cho “đầu heo”, vừa phải trả thêm tiền “cháo”. Thay vì phải dùng thuế phát triển hạ tầng giao thông, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội thì chính phủ lập ra VEC, giao tiền, hỗ trợ VEC gom tiền từ nhiều nguồn, phát triển hạ tầng giao thông để… thu phí. Các công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT không những không hỗ trợ mà còn trở thành gánh nặng cho cả kinh tế lẫn xã hội (3).

VEC hiện là chủ những cao tốc đình đám nhất Việt Nam: Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, cao tốc Bến Lức – Long Thành sắp hoàn tất… và cũng là những cao tốc được bàn luận rôm rả nhất Việt Nam. Chẳng hạn cao tốc Nội Bài – Lào Cai bị nứt ngay sau khi khánh thánh, rồi bị lún. Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình thì đã không đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật mà vốn đầu tư còn tăng 2,5 lần (từ 3.734 tỷ đồng lên 8.974 tỷ đồng)… Mới đây, tới lượt cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (vốn đầu tư tăng từ 28.000 tỉ lên 34.500 tỉ): Một tháng sau khi khánh thành, một phần mặt cao tốc đoạn chạy qua Quảng Nam bị vỡ, VEC giải thích là do… mưa nhiều. Bộ Giao thông – Vận tải đỡ thêm khi bảo rằng, đó là chuyện nhỏ vì diện tích bị vỡ… mặt chỉ chừng 70 mét vuông.

Tuy nhiên họa vô đơn chí, sự kiện cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi bị vỡ mặt chưa lắng xuống thì báo giới bu vào phanh phui, VEC đã làm ngơ để nhà thầu POSCO Engineering & Construction tham dự vào dự án này như một trung gian. Thắng thầu xong, POSCO Engineering & Construction bán lại “100% hạng mục cho cả chục nhà thầu phụ mà VEC không thèm nói gì cả (4).

Những lá đơn tố cáo của dân chúng các địa phương nơi cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi chạy qua, những lá đơn tố cáo của các đối tác cung ứng vật liệu về kiểu làm ăn gian dối của nhà thầu phụ, về các dấu hiệu bao che, thông đồng của Tư vấn giám sát, của Ban Quản lý Dự án, của VEC trước giờ, nay được bày ra, hâm lại làm người ta thắc mắc: Bộ Giao thông – Vận tải và đủ thứ ngành, ở đủ thứ cấp của hệ thống Việt Nam bị gì mà không nghe, không thấy, không lên tiếng và chẳng làm gì cả?

Mặt cao tốc vỡ, cầu và hầm chui bị ngấm nước, POSCO Engineering & Construction bán thầu… và có thêm bao nhiêu scandal nữa liên quan tới cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi thì VEC cũng sẽ sớm được cho phép thu phí trở lại trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Báo giới Việt Nam cho biết, tính đến cuối năm 2016, nợ nần của VEC đã lên tới 1,5 tỉ Mỹ kim! VEC không trả được nợ thì chính phủ gánh, sức nặng của gánh ấy sẽ chuyển qua cho nhân dân chia sẻ. Làm sao có thể không chia sẻ, chẳng lẽ để quốc gia vỡ nợ rồi chết… chùm?

***

Ông Lực, người làm mướn cho Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô, nhà thầu gói A3 của cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, từng giải thích với báo giới rằng, sở dĩ ông lặn lội khắp nơi, thu thập thông tin, chứng cứ, chuyển cho chỗ này, thúc giục chỗ kia hành động, suốt bốn năm ròng rã vì xét cho cùng, chi phí làm cao tốc là tiền của nhân dân, giữ cho cao tốc có chất lượng là giữ cho con cháu. Đó cũng là lý do ông Lực không đơn độc, nhiều người làm mướn cho Tập đoàn Công trình giao thông Giang Tô bí mật xếp hàng sau lưng ông, hỗ trợ ông.

Tuần rồi, khi được hỏi về những việc ông Lực đã làm, ông Nguyễn Tiến Thành, Giám đốc Ban Quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, bảo với phóng viên tờ Dân Trí rằng, một số phản ánh, kiến nghị của ông Lực đã được xem xét, kiểm tra và có phản hồi. Còn đúng hay không thì phải phân định. Về mặt hiện tượng có thể là… đúng nhưng chỉ đưa ra hiện tượng mà không đưa ra được… giải pháp thì thông tin không được… toàn diện. Nói cách khác, ngoài việc phải quan sát, theo dõi, phản ánh đúng hiện tượng, dân chúng như ông Lực còn có trách nhiệm đề ra giải pháp khả thi. Có như thế may ra giới hữu trách mới để mắt tới, thiếu một trong hai là chưa toàn diện.

Nghe ông Thành phân biện, một số người buột miệng rủa: Chẳng lẽ trách nhiệm của giới hữu trách chỉ khoanh gọn trong phạm vi… ăn và… hưởng. Rủa có thể không sai nhưng rõ ràng ông Thành nói đúng! Thực tế là như thế. Cứ nhìn quanh sẽ thấy vô số ví dụ minh họa.

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/cau-ham-cao-toc-da-nang-quang-ngai-tham-nuoc-20181021191356322.htm

(2) https://dantri.com.vn/xa-hoi/lao-nong-4-nam-kien-tri-to-nha-thau-cao-toc-da-nang-quang-ngai-thi-cong-gian-doi-20181019195756932.htm

(3) https://news.zing.vn/khoan-no-1-5-ty-usd-cua-chu-dau-tu-cao-toc-34500-ty-dong-post884847.html

(4) https://laodong.vn/xa-hoi/hu-hong-tren-cao-toc-34000-ty-co-ca-khoi-lan-lua-nen-mat-niem-tin-636366.ldo

Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền trong Luật An Ninh Mạng

2018-10-22
Hình minh họa của Ân Xá Quốc Tế

Hình minh họa của Ân Xá Quốc Tế

 Courtesy Amnesty International

Tổ chức theo dõi nhân quyền Amnesty International vào ngày 22 tháng 10 gửi thư ngỏ đến các đại biểu quốc hội Việt Nam về quan ngại đối với vấn đề nhân quyền trong Luật An Ninh Mạng của Việt Nam.

Theo thư của Ân Xá Quốc Tế thì quan ngại của tổ chức này là Luật An Ninh Mạng không tuân thủ luật pháp quốc tế và chính Hiến Pháp năm 2013 của Việt Nam.

Một điều luật cụ thể trong Luật An Ninh Mạng của Việt Nam được Ân Xá Quốc Tế chỉ rõ là Điều 8 đưa ra các hành vi và hoạt động như ‘xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc’, ‘phát tán thông tin gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế-xã hội’. Từ ngữ như thế bị Amnesty International cho là mơ hồ và giới chức trách được trao thẩm quyền quá mức và tùy tiện để có thể quyết định những gì cấu thành nên hành vi bị cấm.

Ngoài ra Điều 16 bị nói đưa ra một định nghĩa quá rộng về những gì cấu thành hành vi bị cho ‘tuyên truyền chống nhà nước’ gồm ‘xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.’Theo đó thì điều khoản này không đủ chính xác để một cá nhận có thể điều chỉnh hành vi của bản thân.

Theo quan ngại của Ân Xá Quốc Tế thì Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật An Ninh Mạng của Việt Nam sẽ còn áp đặt thêm những hạn chế nữa đối với tự do mạng và có thể ảnh hưởng đáng sợ đến nhân quyền khi truy cập vào mạng Internet tại Việt Nam.

Quan ngại đối với Dự Thảo là điều 58 khoản 5 buộc mọi công ty Internet hoạt động tại Việt Nam phải lưu trữ và giao nộp dữ liệu của người sử dụng cho Cục An Ninh Mạng khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

Thống kê của Ân xá Quốc tế cho thấy hiện nay có hơn 60 triệu trên tổng số dân chừng 96 triệu người tại Việt Nam sử dụng Internet.

Việt Nam là một thành viên của Công ước Quốc Tế về Các Quyền Dân sự & Chính trị (ICCPR) nên có nghĩa vụ pháp lý phải bảo đảm quyền tự do biểu đạt, quyền riêng tư cả trên mạng lẫn ngoài đời thực.

Tin Việt Nam

Tai Nguyen and 3 others shared a post.
Image may contain: outdoor and nature
Image may contain: outdoor
Image may contain: outdoor
Image may contain: outdoor and water
+3
Những Bài Phát Biểu Đi Vào Lòng Người

Cao tốc 34.000 tỷ Đà Nẵng – Quãng Ngãi, có bê tông cốt chuối. 
Bờ kè sông Tiền – Mỹ Tho 400 tỷ, có bê tông cốt cây bạch đàn. 
Hệ thống cống thoát nước Cần Thơ 363 tỷ, có bê tông cốt tre.
Dự án các tuyến cầu vượt đường sắt Hà Nội 6000 tỷ, có bê tông cốt xốp.
Dự án tuyến đường 5 kéo dài cũng ở Hà Nội 6661 tỷ, có bê tông cốt ván ép vụn.  

Bức ảnh gây căm phẩn Mạng xã hội!

Image may contain: car
We covered this photo so you can decide if you want to see it.
Ngo Dzu

Bức ảnh gây căm phẩn Mạng xã hội!

Sau khi cán chết người, mặc dù nạn nhân vẩn còn kẹt trong gầm xe, nữ đại gia lái BMW cố thủ trên xe và liên tục gọi điện thoại ” Chị lo được…” Khiến cho nhiều người chứng kiến tức tối định lao vào hành hung nhưng cảnh sát can thiệp kịp thời.

PS: ĐỒNG CHÍ NÀY LÀ ĐỒNG CHÍ NÀO?

“Tham nhũng vặt”, trộm cướp táo tợn khiến nhân dân bất an

Chắc là bọn Việt tân nó xúi dục nên đại biểu quốc hội mới phát biểu như vậy mà 😭

DANTRI.COM.VN
(Dân trí) – Cử tri và nhân dân bức xúc về nạn “tham nhũng vặt”, nhiều doanh nghiệp và người dân vẫn phải chi những khoản ngoài quy định; lo ngại tình hình tội phạm trên một số địa bàn vẫn diễn biến phức tạp: trộm, cướp ngày c…

“Cử tri và nhân dân còn bức xúc về nạn “tham nhũng vặt”, nhiều doanh nghiệp và người dân vẫn phải chi những khoản ngoài quy định khi thực hiện các thủ tục hành chính và chưa hài lòng khi những biểu hiện tiêu cực này chủ yếu được phát hiện thông qua phản ánh, tố giác của người dân hoặc qua báo chí mà rất ít được phát hiện thông qua đấu tranh nội bộ, tự phê bình và phê bình của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức”- ông Mẫn cho hay.

…Tình trạng mua bán và chế biến các chất ma túy diễn biến rất phức tạp. Hành vi lừa đảo qua mạng, hoạt động “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi; “bảo kê”, băng nhóm “xã hội đen”, sử dụng “đầu gấu” đòi nợ thuê… diễn ra ở một số nơi gây bức xúc trong nhân dân. 

“Bộ ba” Yeltsin-Kravchuk-Shushkevich đã khai tử Liên Xô như thế nào?

“Bộ ba” Yeltsin-Kravchuk-Shushkevich đã khai tử Liên Xô như thế nào?

Cách đây 27 năm, lãnh đạo ba nước Nga, Ukraine và Belarus đã ký một hiệp ước khai tử Liên Xô dẫn đến việc Tổng thống Gorbachev từ chức ngày 25/12/1991.

Khi Tổng thống Mikhail Gorbachev từ chức cách đây tròn 25 năm khiến Liên Xô bất ngờ tan rã, ông hầu như không còn lựa chọn nào khác vì trước đó 17 ngày, lãnh đạo ba nước Nga, Ukraine và Belarus đã ký một hiệp ước giải tán Liên bang Xô viết.

Tổng thống Nga Boris Yeltsin chất vấn Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev. Ảnh Bloomberg

Bối cảnh lịch sử

Cho đến thời điểm tháng 12/1991, “Bức tường Berlin” và khối các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã không còn nữa, nhưng Liên bang Xô viết vẫn tồn tại dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với Mikhail Gorbachev là người đứng đầu.

Tuy nhiên, thế lực của ông đã suy yếu đi nhiều sau cuộc đảo chính vào tháng 8/1991 và vấn đề nghiêm trọng nhất là các phong trào đòi độc lập của các nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết nổi lên vào thời gian cuối năm.

Liên Xô có thể tồn tại mà không có các nước thành viên vùng Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania, nhưng lại không thể nếu không có Nga và Ukraine.

Tổng thống vừa đắc cử của Ukraine khi đó là Leonid Kravchuk, muốn tách khỏi Moscow, còn Tổng thống Nga Boris Yeltsin thì lại muốn giành thêm quyền lực từ tay Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev.

Vì thế, hai nhà lãnh đạo nói trên đồng ý gặp mặt vào ngày 8/12/1991 cùng với Tổng thống Belarus, Stanislav Shushkevich. Hiển nhiên có thể dự đoán kết quả cuộc họp chỉ là điều bất lợi cho Gorbachev.

Cuộc họp dự kiến bàn về vấn đề dầu khí…

Và gần như là các lãnh đạo Nga, Ukraine và Belarus đã không có sự thỏa thuận nào, trước khi đưa ra quyết định khiến Liên Xô tan rã.

Shushkevich khẳng định cuộc họp chỉ bàn bạc về việc Nga sẽ cung cấp dầu hỏa và khí đốt cho Belarus trong mùa đông.

“Nền kinh tế đang bị khủng hoảng, chúng tôi không thể cho trả cho nhà cung cấp mà lại không có ai cho chúng tôi vay tiền, vì thế, chúng tôi cầu cứu nước Nga giúp đỡ, để khỏi chết cóng vào mùa đông. Đó cũng là mục đích của cuộc họp mặt,” ông nói.

“Chúng tôi mời cả Ukraine, vì muốn mọi chuyện được minh bạch và không muốn thỏa thuận gì với Moscow sau lưng Kiev”.

Nhưng cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk lại có một ký ức khác về cuộc họp năm đó. Cựu lãnh đạo Ukraine nói: “Khi (Tổng thống) Shushkevich nói về dầu và khí đốt, tôi không hiểu gì cả! Tôi không được thông báo gì trước về dầu lửa và khí đốt. Tôi nghĩ tôi đến đây là để thảo luận về Liên Xô. Đất nước đang bị xâu xé vì những mâu thuẫn, người dân mệt mỏi vì khủng hoảng, xung đột, chiến tranh và phải xếp hàng quá dài. Chúng tôi tập trung về Belarus để thảo luận hướng đi cho đất nước, và có thể ký kết một thỉnh nguyện thư, hoặc một bản tuyên bố để kêu gọi sự chú ý đến cuộc khủng hoảng mà chúng tôi đang phải đương đầu”.

…biến thành Hiệp ước khai tử Liên Xô

Đến cuối năm 1991, ba nhà lãnh đạo này đều nhận thấy Mikhail Gorbachev không còn thích hợp.

Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk nói: “Tất nhiên ông ta vẫn là người đứng đầu, nhưng đã không còn quyền lực thực sự. Sau cuộc đảo chính tháng 8/1991 chống lại Gorbachev, ông ta đã mất hết quyền lực. Ông ấy có trở lại sau đó, nhưng trên thực tế không còn tí quyền lực nào. Chúng tôi nhận thấy quyền lực đã được chuyển sang lãnh đạo các nước cộng hòa. Mặc dù Gorbachev muốn tổ chức lại quốc gia theo kiểu một liên bang mới, ông ta đã không thể thực hiện được”.

Vì thế, vào ngày 7/12/1991, Tổng thống Nga Boris Yeltsin, Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk và Tổng thống Belarus Stanislav Shushkevich đã nhóm họp ở một khu nhà chuyên dành cho những quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Liên Xô, tại Belavezha, gần biên giới Ba Lan.

“Bộ ba” Yeltsin-Shushkevich-Kravchuk (từ phải sang trái) tại cuộc họp dẫn đến Hiệp ước khai tử Liên Xô

Ngày 8/12/1991, vào lúc 9 giờ sáng, tổng thống các nước Nga, Ukraine, Belarus cùng các thủ tướng và quan chức cao cấp nhóm họp để cùng thương thảo, dù vẫn chưa rõ sẽ thảo luận về chủ đề gì.

Người đầu tiên khơi mào là cố vấn của Nga, Gennadi Burbulis, với tuyên bố rất cực đoan.

Tổng thống Belarus Shushkevich kể lại: “Cho đến chết, tôi vẫn không thể quên được câu nói của ông ta. Đó cũng là khởi đầu của thỏa thuận của chúng tôi, thỏa thuận duy nhất mà không hề có tranh cãi. ‘Liên Xô, một thực thể địa chính trị, cũng như một chủ thể của luật pháp quốc tế, sẽ không còn tồn tại.’ Và tôi là người đầu tiên tuyên bố sẽ đặt bút ký”.

Thỏa thuận cũng đồg thời tuyên bố lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev không còn quyền lực, thay vào đó tăng thêm quyền hạn ở Moscow cho Tổng thống Nga Boris Yeltsin.

“Bộ ba” có say rượu khi quyết định giải tán Liên Xô?

Nhiều năm sau đó, rất nhiều người đã đặt câu hỏi liệu ba lãnh đạo có tỉnh táo khi đưa ra quyết định lớn như vậy?

“Theo lời đồn đại, chúng tôi đã soạn thảo thỏa thuận trong trạng thái say rượu,” Shushkevich nói. “Điều này hoàn toàn sai! Tất nhiên, đó là một cuộc họp được sắp đặt theo phong cách Liên Xô, và đồ uống cồn thì rất sẵn, nhưng chẳng ai động đến cả. Tối đa, chúng tôi chỉ làm một ngụm brandy, mỗi khi thông qua một điều khoản. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, chúng tôi đã thông qua 14 điều khoản”.

Đến 3 giờ chiều ngày 8/12/1991, Hiệp ước khai tử Liên Xô đã hoàn tất. Bước tiếp theo là công bố với thế giới và lãnh đạo Belarus nhận trách nhiệm này.

“Yeltsin và Kravchuk đùa với tôi: ‘Chúng ta đề cử anh là người thông báo cho Gorbachev.’ Và sau đó tôi nói: ‘Kravchuk và tôi đề cử anh, Boris Yeltsin, là người sẽ gọi điện cho bạn anh là Tổng thống Mỹ George H. Bush.'”

“Tôi quay số của văn phòng Gorbachev ở Moscow, nhưng đường dây được chuyển sang nhiều tổng đài và tôi phải giải thích tôi là ai. Trong khi đó, Yeltsin trong lúc chứng kiến việc tôi gọi cho Moscow đã gọi điện cho Tổng thống Bush. Ngoại trưởng Nga Andrei Kozyrev, ở đầu dây bên kia để dịch lại lời của Tổng thống Bush”.

Là người ngồi nghe, Tổng thống Ukraine Leonid Kravchuk kể lại: “Tôi nhớ khá rõ, ông Bush đưa ra hai câu hỏi. Đầu tiên là có phải quốc gia kế vị sẽ là nước chịu trách nhiệm cho toàn bộ Liên Xô? Và câu sau là điều gì sẽ xảy ra với vũ khí hạt nhân của Liên Xô? Chúng tôi không thể thì ông Yeltsin nói: ‘Đúng, chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.'”

Tới lúc đó, Tổng thống Belarus Shushkevich cũng gặp được Gorbachev và một lần nữa, lãnh đạo Ukraine là người cùng nghe. Ông Kravchuk kể lại: “Đó là cuộc đàm thoại rất khó khăn. Gorbachev giận dữ nói với Shushkevich: ‘Các anh đã làm gì vậy? Các anh đã đảo lộn cả thế giới! Mọi người đều đang hoang mang!’ Nhưng Shushkevich vẫn giữ sự trầm tĩnh.”

Tổng thống Belarus Shushkevich nhớ lại: “Tôi giải thích với Gorbachev về bản thỏa thuận mà chúng tôi sẽ ký. Ông ta phản ứng với thái độ kẻ cả: ‘Thế còn cộng đồng quốc tế thì sao? Các anh có nghĩ đến sự phản ứng của họ không? Và tôi trả lời, ‘Thật sự thì Boris Yeltsin đang nói chuyện với Tổng thống Bush lúc này, và ông Bush không có gì là quan ngại! Trên thực tế, ông ta còn ủng hộ!”

Thời điểm bi thảm đối với Liên bang Xô viết

Trong những giờ tiếp theo, ba lãnh đạo đã ký văn bản mang tính định mệnh tại một cuộc họp báo. Sau khi họp báo, là đến thời điểm phải ra về. Và đó là lúc Stanislav Shushkevich cảm thấy lo sợ.

“Trên đường về, tôi nghe radio ở trong xe, để xem thế giới đang phản ứng thế nào. Điều đầu tiên tôi ghi nhận, hai cái tên Yeltsin và Kravchuk được nhắc đến nhiều nhất, nhưng khi nhắc đến tên tôi, họ đã không phát âm đúng. ‘Chuchkevich, Sheshkevich, Sharkevich,’ và tương tự như vậy.”

“Và trên bất cứ kênh nào tôi dò được, tôi đều nghe nhắc đi nhắc lại Kravchuk, Yeltsin và … rất nhiều cách gọi khác về tên tôi. Khi đó tôi nhận ra, chúng tôi đang là tin nóng. Cho đến lúc đó, tôi quá bận và không có thời gian để nghĩ.”

“Nhưng tại thời điểm này, tôi bắt đầu sợ. Tôi nghĩ ‘82% đại biểu quốc hội là đảng viên Cộng sản. Nếu họ không đồng thuận thì tôi đã phạm sai lầm và sự nghiệp chính trị của tôi xem như chấm dứt.”

Nhưng quốc hội của cả ba nước đều đồng thuận, và các nước cộng hòa khác trong Liên bang Xô viết cũng tham gia trong vài tuần tiếp theo.

Vào ngày 25/12, Tổng thống Gorbachev từ chức và Liên Xô cũng không còn tồn tại.

From: Lucie 1937   & NguyenNThu

Nhà thầu Trung Quốc thi công đoạn bê tông cốt chuối !

Nhà thầu Trung Quốc thi công đoạn bê tông cốt chuối !


“Mưa khiến cầu bị thấm và lộ ra dưới dạ cầu những tấm ván, bẹ chuối trong quá trình thi công mà nhà thầu sử dụng. Các công nhân đang tiến hành tháo gỡ những tấm ván, bẹ chuối dưới dạ cầu VD09B”, một thành viên đoàn kiểm tra nói.  

Quanh vụ ném giày ở Thủ Thiêm

Quanh vụ ném giày ở Thủ Thiêm

dương
Bản quyền hình ảnhJONG JUN
Bà Nguyễn Thị Thùy Dương nói rằng bà “ném giày do bức xúc lâu năm”

Người phụ nữ trong vụ ném giày ở Thủ Thiêm nói với BBC rằng bà “làm việc đó do bức xúc lâu năm” và “không có bất kỳ sự đền bù nào có thể bù đắp cho những mất mát của nhân dân”.

Trong khi đó, một nhà quan sát nói “lãnh đạo đừng hứa suông nữa mà hãy dũng cảm nhặt chiếc giày lên và trân trọng gửi lại cho người ném giày”.

Khi tường thuật về buổi tiếp xúc cử tri quận 2 vào sáng 20/10/2018, các báo ở Việt Nam không hề đề cập đến sự kiện một phụ nữ trong khán phòng đã ném thẳng chiếc giày về bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.Hồ Chí Minh.

Người phụ nữ sau đó ngay lập tức bị đẩy ra khỏi khán phòng.

Nhà hát 1.500 tỷ đồng: ‘Quyết định bất thường’?

Dân oan Thủ Thiêm: Có sự dàn dựng trong buổi tiếp dân

‘Không có quan điểm chính trị’

Hôm 22/10, trả lời BBC, bà Nguyễn Thị Thùy Dương, tên của người phụ nữ này, nói: “Tôi là một người nội trợ, biết làm bánh. Anh em trai của ông bà cố và bà ngoại của tôi từng nuôi giấu người của cách mạng.”

“Nhưng sau chiến tranh biên giới Tây Nam, gia đình tôi bắt đầu không cho con cháu theo nghề công an.”

“Về vụ ném giày, tôi làm việc đó do bức xúc lâu năm, nhất là sau bài phát biểu của một cử tri về việc chồng cô ấy treo cổ tự tử.”

“Gia đình tôi bị thu hồi đất ruộng đang tranh chấp năm 1990, khi tôi bắt đầu hành trình đi kiện tụng.”

dương

“Thoạt đầu, tôi nghĩ chỉ có mỗi gia đình mình bị oan nhưng càng đi sâu thì càng thấy rất nhiều người cùng hoàn cảnh bị thu hồi đất nông nghiệp.”

“Người dân ở đây bức xúc vì Ủy ban nhân dân quận 2 mập mờ trong việc đền bù cho người dân trong việc xây trụ sở Ủy ban Nhân dân quận.”

“Tôi vốn không có quan điểm chính trị. Chỉ là mình không chấp nhận được việc sai trái.”

“Lúc bị đưa ra khỏi hội trường, tôi chỉ thấy mình khác người.”

“Họ không giống tôi. Khi tôi phạm lỗi thì xin lỗi, hối lỗi và khắc phục hậu quả của người bị tổn hại.”

“Chỉ có một chiếc giày mà tôi được cả chục nhân viên an ninh hộ tống thì họ khác tôi quá.”

“Sau vụ này, tôi bị phạt 750.000 đồng về tội “ném vật dụng vào người khác” và đã nộp phạt rồi.”

thủ thiêmBản quyền hình ảnhJONG JUN
Một trong những người dân Thủ Thiêm không nén nổi bức xúc trong buổi tiếp xúc cử tri

Công bố ‘nhiều sai phạm’ trong quy hoạch KĐT Thủ Thiêm

Thủ Thiêm: Hòn ngọc bị đánh cắp?

Vụ Thủ Thiêm ‘đã động đến các quyền của dân’

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo vụ Thủ Thiêm

Thủ Thiêm: Cần hy sinh cho phát triển đô thị?

Từ góc độ người dân quận 2, bà Thùy Dương bình luận về tin lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh gần đây xin lỗi và cam kết xử lý sai phạm vụ đất đai Thủ Thiêm trong tháng 11/2018:

“Theo tôi, việc xin lỗi không giải quyết được gì. Việc xin lỗi thì ai chẳng làm được.”

“Chẳng lẽ cướp ngân hàng xong thì tôi xin lỗi vì lỡ cướp ngân hàng rồi hứa sẽ kiểm điểm?”

“Huống chi đây không phải là ngân hàng, mà là nhân mạng, là hạnh phúc, nỗi đau của nhân dân vô tội.”

“Nói thật là không có bất kỳ một sự đền bù nào có thể bù đắp cho những mất mát của nhân dân trong vụ này.”

“Trong nhóm nạn nhân vụ Thủ Thiêm, phải đặc biệt lưu ý là trẻ em.”

“Các em lớn lên tâm lý và các nhìn nhận cuộc đời sẽ ra sao khi chứng kiến gia đình mình bị cưỡng chế?”

“Còn về việc cam kết sẽ xử lý thì cụ thể là khi nào.”

“Chữ “sẽ” nguy hiểm lắm. Tôi nghe ông Nhân từng hứa hạn chót là 15/6/2018.”

Cảnh TP HCM
Bản quyền hình ảnhXINHUA
Cảnh TP Hồ Chí Minh

‘Lỗi thuộc về người đại biểu của nhân dân?’

Cùng thời điểm, ông Võ Đức Phúc, Phó tổng Thư ký tòa soạn Báo Người Tiêu Dùng, bình luận với BBC: “Vụ người phụ nữ ném chiếc giày vào các đại biểu quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh khi họ đang tiếp xúc cử tri là hành động khó có thể chấp nhận, có biểu hiện vi phạm pháp luật.”

“Nhưng dường như hành động đó được cộng đồng mạng hưởng ứng, đồng tình thậm chí là hả hê. Dư luận đồn đoán rằng, chiếc giày đó có lẽ hướng về phía bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nhưng không trúng đích.”

“Tôi cho rằng, đã là đại biểu Quốc hội và còn là đại biểu Hội đồng Nhân dân mà bị cử tri ném giày thì không còn gì để nói. Người đại biểu của dân phải biết nhìn lại mình.”

“Vì sao là đại diện của dân mà lại bị người dân coi như “thế lực thù địch” như vậy? Không ai mang giày đi sỉ nhục một người đại diện cho mình để nói lên tiếng nói có lợi cả. Có lẽ người đại biểu của nhân dân chỉ hứa mà không làm đã khiến họ quá mất niềm tin, đẩy bức xúc của người dân đến tận cùng.”

“Tôi cho rằng, để xảy ra trường hợp như vậy, lỗi thuộc về người đại biểu của nhân dân chứ không phải lỗi của dân. Đại biểu của dân nhưng đã một thời gian dài không làm gì để cho người dân hết bức xúc, không làm tròn bổn phận mà người dân gửi gắm niềm tin thì trách nhiệm đó thuộc về người đại biểu của nhân dân.”

Sách ‘người đi tù vì hát nhạc vàng’ bị đình chỉ

Hoãn đêm diễn Nội Mông vì ‘sự cố kỹ thuật’

Ý kiến về Hà Nội ‘chiếu pháo hoa trên LED’

Tháng Tư nghe lại ‘Nối vòng tay lớn’

“Nỗi bức xúc trong lòng người dân đã dồn nén lâu ngày như nước trong một cái ly đã đầy. Nó đã lên tột đỉnh và những gì xảy ra ở Thủ Thiêm như một giọt nhỏ làm tràn ly nước đó. Chiếc giày của người phụ nữ ở Thủ Thiêm dành cho một số đại biểu quốc hội TP.Hồ Chí Minh là một hiện tượng không hay, chưa từng xảy ra ở Việt Nam, đặc biệt là vùng đất nghĩa tình Sài Gòn.”

“Bởi người miền Nam vốn sống xuề xòa, sởi lởi. Phải căm phẫn lắm họ mới làm như thế. Đặc biệt là người dân ở vùng đất Thủ Thiêm, nơi xảy ra quá nhiều sai phạm của nhiều cá nhân từng là lãnh đạo chính quyền thành phố, để lại quá nhiều oan trái, làm cho người dân Thủ Thiêm mất đất, mất nhà khiến họ phải khóc cạn nước mắt, đẩy nhiều phận người mất đất phải ra đường thì họ bức xúc cũng là lẽ thường tình.”

“Thay vì sốt sắng giải quyết cho người dân thì gần đây Hội đồng Nhân dân TP.Hồ Chí Minh lại triệu tập một cuộc họp bất thường để thông qua kế hoạch xây Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch với số vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng ngay chính trên mảnh đất mà người dân vừa bị mất, giống như trêu ngươi, hát cười trên nỗi đau của người Thủ Thiêm.”

Tôi là một người làm báo ở Việt Nam, tôi không đồng tình và lên án hành động ném giày của người phụ nữ đó về phía đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm.”

“Nhưng tôi nghĩ rằng, người đại biểu không chỉ cúi đầu xin lỗi người dân Thủ Thiêm mà cần phải hành động để giải quyết quyền lợi chính đáng cho họ.”

“Đừng hứa suông nữa mà hãy dũng cảm nhặt chiếc giày lên và trân trọng gửi lại cho người ném giày. Hãy nói chính xác một cái thời hạn trả đất cho dân, cho dù là đợi chờ 1 năm hay 10 năm đi chăng nữa. Làm được điều đó thì người dân sẽ tin, sẽ không ném giày nữa mà không cần phải nhọc công xin lỗi họ.”

thủ thiêm
Bản quyền hình ảnhJUN TR
Người dân Thủ Thiêm bức xúc khi trao đổi với các đại biểu Quốc Hội ngày 9/5

Trong cuộc phỏng vấn với BBC, bà Thùy Dương cũng bình luận về tin xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm: “Đầu tiên hãy xây dựng nhân tính trước khi bàn đến xây dựng văn hóa.”

“Nhà hát có thể xây. Nhưng là 20 năm nữa hoặc khi nào giải quyết hết khuất tất cho nhân dân.”

“Đồng thời phải xem xét về kinh phí khi xây dựng, cũng như tỷ lệ đội vốn là bao nhiêu.”

Trước đó, một luật sư nói với BBC rằng việc HĐND TP.HCM đồng ý xây dựng nhà hát giao hưởng trị giá 1.500 tỷ đồng ở Thủ Thiêm cho thấy “không phải mọi nghị quyết của HĐND đều thể hiện đúng ý chí của người dân” trong lúc một nhà quan sát nói đây là “quyết định bất thường ở kỳ họp bất thường”.

TRÁI TIM VÔ CẢM BĂNG ĐÁ CỦA NHỮNG CON NGƯỜI ĐEO MÁC “CÁN BỘ, TINH HOA, CHÍNH QUYỀN…” TRONG XHCNVN HÔM NAY

Hoa Do shared a post.

CON NGƯỜI VÀ CUỘC SỐNG

TRÁI TIM VÔ CẢM BĂNG ĐÁ CỦA NHỮNG CON NGƯỜI ĐEO MÁC “CÁN BỘ, TINH HOA, CHÍNH QUYỀN…” TRONG XHCNVN HÔM NAY

Image may contain: one or more people and indoor

Bùi Thành Châu

Một người đàn bà say rượu lái chiếc xe BMW đã gây ra cảnh tượng kinh hoàng ở Hàng Xanh: một người chết tại chỗ, nhiều người bị thương phải cấp cứu ở bệnh viện và hàng loạt chiếc xe bị nát bét nằm giữa lộ. Câu nói đầu tiên của bà ta khi rời khỏi xe là: “Em lo, em sẽ lo hết.” Bà nghĩ sẽ dùng tiền để mua mạng người và những người đang hấp hối, lối suy nghĩ của kẻ chỉ biết có tiền.

Nhìn chiếc xe của bà đang đi, áo quần của bà đang mặc, và sau đó cư dân mạng tìm ra một cách nhanh chóng nhân thân của bà, cho thấy bà là người giàu, rất giàu. Bà tên là Nguyễn Thị Nga nữ đảng viên, chức vụ hiện nay là Giám đốc vận hành ngân hàng Đại Dương . Chủ nhân chuỗi nhà hàng hạng sang Âu Lạc đường Pasteur, Sài Gòn. Với chức vụ ấy, chắc chắn bà có quan hệ mật thiết với anh Hai, anh Tư, anh Sáu nào đó cho nên từ khi xuống xe bà ta liên tục bấm máy nói chuyện điện thoại. Trong xã hội này, người như bà được gọi là giới thượng lưu, quý tộc.

Nhưng cách hành xử của bà còn thua loài thú vật. Loài vật khi thấy đồng loại của mình bị nạn, chúng vuốt ve, an ủi, ngậm ngùi, xót thương. Còn bà, khi gây ra tai nạn thảm khốc, trái tim vô cảm của bà chỉ nghĩ đến tiền, tìm cách liên lạc với các thế lực cầm quyền để hòng gỡ tội. Bà khốn nạn hơn loài vật. Nhìn tấm ảnh bà trân tráo vắt chân bấm điện thoại một cách tỉnh táo sau khi giết người khiến người ra căm phẫn. Bà vừa giết chết một mạng người và gây thương tích cho nhiều người khác nhưng trái tim của bà không chút xót xa, lương tâm của bà không chút áy náy, bà có còn là con người không?

Bà là loại trọc phú nhờ thời cuộc mà lên, bà nghĩ có tiền là sẽ giải quyết được tất cả. Bà là giới thượng lưu mới nên bà tin với mối quan hệ của mình sự vụ sẽ giải quyết dễ dàng. Có thể tui không trách bà nhiều vì hành vi gây ra tai nạn, bà đã có tội với luật pháp điều khiển xe trong cơn say và lại mang guốc cao cả tấc để lái xe, luật pháp sẽ xét tội bà. Nhưng tui căm phẫn cách ứng xử của bà sau khi khi gây ra tai nạn kinh hoàng.

Đó là lối cư xử không có tình người, là hành vi của kẻ xem thường luật pháp, xem nhẹ tính mạng của con người. Tui lên án và nguyền rủa bà vì những điều ấy. Đó cũng thường là hành vi của một lớp người tự cho mình là tinh hoa, quý tộc trong xã hội ngày nay.

21.10.2018

DODUYNGOC