Không việc gì mà quan chức nhà sản không dám làm !
Đổi 100 USD phạt 90 triệu: Quyết định khám xét có trước 6 ngày bắt quả tang
Trang Minh and 2 others shared a link.
BỨC TRANH TỐI
BỨC TRANH TỐI
Đất nước loạn, mỗi ngày có 24 văn bản trái luật ban ra. Chẳng ai biết nó trái luật, cứ áp dụng để chà đạp luật pháp thoải mái, thích thì dùng, không thích thì xếp xó. Một nghị định cũ rích đã phát hành hàng chục năm trước nhưng chẳng thấy chính quyền này dùng đến bỗng nhiên nay đem ra xài, và lạ hơn là được sự hỗ trợ của báo đài loan báo rùm beng làm mạng xã hội dậy sóng. Lập tức dân ngửi thấy điều gì đó bất thường.
Nghị định, thông tư, chỉ thị cứ xuất ra vô tội vạ mà không một cơ quan nào phán quyết tính hợp pháp hay hợp hiến của nó. Những khi vụ án nào được khơi mào bởi báo chí nhà nước và làm dậy sóng xã hội, thì có cho vàng bọn tư pháp cũng không dám vào cuộc vì công lí, chúng nó ngóng chỉ thị. Vì nếu làm sai ý chỉ đạọ, tiêu tan sự nghiệp. Chính vì thế, cả bộ máy nhà nước được dựng nên ấy luôn luôn chỉ là thứ vũ khí cho đám quyền lực trung ương giao đấu nhau mà thôi chứ chẳng vì một xã hội trong sạch gì cả. Đừng có ngây ngô mà tin tưởng.
Bên trong nát thế, bên ngoài thì cũng chẳng còn tự chủ. Chính trị thì cột chặt với Trung Cộng. Bất chấp phản ứng của dân, những chính sách có lợi cho Trung Cộng cứ triển khai. Điều đó sẽ gây phẫn uất. Mà phẫn uất tăng hoài thì có ngày bùng nổ. Để giảm phẫn uất thì phải gieo vào đầu dân một ít hy vọng để xả xu páp. Thế là họ nghĩ ra đủ cách để lừa dân, lừa sao dân hy vọng thì phẫn uất sẽ bị kìm lại.
Mỗi khi quan chức lớn nào sang thăm Mỹ thì lập tức sang Bắc Kinh báo cáo. Điều này giống như Trung Cộng cho phép Hà Nội bắt tay Mỹ nhằm mục đích gieo sự hi vọng cho dân chứ đó chẳng phải là thiện chí của chính quyền Việt Nam. Chẳng có sự xích lại nào với Mỹ đâu, vì hàng loạt chính sách có lợi cho Tàu đang ráo riết triển khai trên đất nước Việt Nam mà.
Một khi lừa cho dân hy vọng thì chính quyền có lợi vì họ đã ru ngủ nhân dân. Và chắc chắn họ luôn tìm ra đủ cách vừa ru ngủ vừa đe dọa để sao cho mọi chính sách có lợi cho Trung Cộng thực hiện trôi chảy, chỉ vậy thôi. Kế hoạch nhỏ nào cũng trôi chảy thì kế hoạch lớn sẽ thành công. Như bác Hồ của họ đã nói “thành công, thành công, đại thành công” ấy thôi. Sau hàng loạt những thành công nhỏ của chính quyền CSVN, thì cũng sẽ có ngày đại thành công cho..Trung Cộng.
NHỮNG KẺ PHẢN TRẮC
Do Duy Ngoc
Thuở hàn vi, tôi có một người bạn cùng đồng cam cộng khổ một thời gian. Có một thời tôi và người ấy sống bằng bánh mì từ thiện xin được ở trung tâm từ thiện Caritas của Công giáo. Sau 1975, bạn tôi trở thành cán bộ lãnh đạo của chế độ mới với một chức vụ khá to. Anh bạn này từ chối quá khứ và không công nhận mình có thời kỳ sống bằng bánh mì từ thiện. Tôi gọi anh này là kẻ phản trắc.
Trên báo chí và mạng xã hội mấy năm trước, tôi đọc được một câu chuyện kể một ông Tiến sĩ đang là lãnh đạo một cơ quan nhà nước. Một lần nọ, anh trở về trường nơi anh đã từng học thời trung học họp mặt nhân ngày kỷ niệm của trường. Anh ta đứng giữa sân khấu và nói to lên rằng:” Trong hội trường này ai đã từng là thầy giáo của tôi, đề nghị giơ tay”. Tôi cũng gọi anh Tiến sĩ này là kẻ phản trắc.
Trong chiến tranh, một anh bộ đội bị thương, lạc đơn vị, được người dân nuôi trong hầm, chăm sóc vết thương, lo lắng bữa ăn, áo mặc suốt thời gian dài. Sau 75, anh trở thành một cán bộ lãnh đạo bắt đầu từ địa phương nơi anh đã từng được cưu mang, sau đó về trung ương nhận một chức vụ khá cao. Suốt mấy chục năm nay, anh chưa bao giờ ghé lại thăm căn hầm xưa và những người đã tửng cứu giúp, cưu mang anh trong thời kỳ chiến tranh. Tôi cũng gọi đó là kẻ phản trắc.
Cũng cùng một trường hợp như trên, nhưng anh cán bộ đó có lần về nơi cũ trong một chuyến công tác tiền hô hậu ủng, cả đoàn xe hộ tống. Anh cán bộ lãnh đạo đến ngồi trong uỷ ban tỉnh và nói với lãnh đạo tỉnh kẻu người đã từng nuôi giấu anh trong lúc hiểm nguy thời chiến tranh dến gặp anh ở văn phòng uỷ ban. Tôi cũng xem anh này là kẻ phản trắc.
Năm 1968, trong cuộc tấn công Mậu Thân vào Sài Gòn, Ba của người bạn tôi ở Bảy Hiền cũng đã từng cứu một anh bộ đội miền Bắc. Băng bó vết thương cho anh, nuôi dưỡng anh một thời gian dài. Cũng vì hành động đó, ba của bạn tôi phải đi tù. Sau 1975, trong chiến dịch đánh tư sản, ba của người bạn tôi là chủ một nhà máy dệt ở Bảy Hiền cũng bị tịch thu tài sản. Người ra lệnh và trực tiếp tiếp quản nhà máy cũng chính là anh chàng bộ đội kia. Tôi gọi đấy là kẻ phản trắc.
Những người lãnh đạo thành phố này một thời đã cướp đất của dân Thủ Thiêm, đẩy dân vào cảnh màn trời chiếu đất, trở thành những kẻ không nhà. Họ xoá sạch ngôi nhà thân thiết của dân, họ đẩy dân vào chỗ chết, họ đã khiến nhiều người dân uất ức mà chết. Họ gây phẫn nộ trong dân bằng những việc dối lừa. Họ làm giàu trên nỗi khổ đau của dân. Khi mọi chuyện vỡ lở, họ tránh mặt, cho người khác đứng ra hứa hẹn, xin lỗi dân một cách vô cảm, kéo dài thời gian để hòng trốn tội. Tôi gọi lũ người ấy là bọn phản trắc.
Chùa chiền bây giờ được xây to, tượng Phật nào cũng lớn, sân chùa nào cũng la liệt Bồ Tát. Thầy tu nào cũng đi xe hơi sang trọng, ăn uống bỗ dưỡng, toàn dùng thiết bị đắt tiền. Mượn hào quang của Phật, mượn kinh kệ loè người, mượn của chùa để làm điều phi pháp, mượn áo Tăng để lừa bịp. Tôi gọi đó là lũ thầy chùa phản trắc.
Bà bạn hàng xóm của tôi thời tôi ở đường Trần Quang Diệu là một bà chủ khá giàu thời đó. Bà không có con nên nuôi một cô con nuôi. Bà thương cô như con ruột. Cho ăn học đàng hoàng đến nơi đến chốn, sống trên nhung lụa. Sau 75, bà cho tiền vàng cho cô ấy vượt biên, sau đó định cư ở Mỹ. Bà chuyển tiền cho cô ấy làm ăn buôn bán, trở thành người giàu có ở xứ người. Bà qua Mỹ, cô ta gởi bà vào nhà của người già không thân nhân, chẳng bao giờ thăm hỏi. Buồn quá, bà về lại Việt Nam rồi qua đời trong cô đơn, hàng xóm bỏ bà vào một quan tài từ thiện rẻ tiền và thiêu, tro rải đâu không biết. Cô ta cũng đã về ở Việt Nam nhưng lấy cớ tour du lịch đã đăng ký, cô ta không viếng thăm, chẳng thắp được cây nhang cho bà cụ, cũng không quấn được vành khăn tang. Tôi gọi cô này là người phản trắc.
Đọc trên báo thấy tin con giết cha vì tranh chấp đất đai, cháu giết bà vì không xin được tiền đánh bạc, con giết mẹ vì mẹ không cho tiền hút chích, vợ giết chồng để dễ dàng đến với tình nhân. Lũ người đó cũng là lũ phản trắc.
Theo từ điển thì phản trắc là loại người tráo trở, không thể tin được, không thể hợp tác được, là loại người luôn rắp tâm làm phản. Đồng nghĩa với phản phúc. Thời nay, loại người phản trắc ấy đầy dẫy khắp nơi, chỗ nào cũng có. Ở đâu mà lắm thế? Sao xã hội bây giờ toàn lũ phản trắc ấy?
Thế bây giờ có còn người tốt không? Còn chứ. Sao mà không có được. Thế họ đi đâu hết rồi? Họ đang ở đâu hết rồi? Họ đang cô đơn, họ đang lạc lõng. Họ đang ở trong lớp người cùng quẫn đang bị dồn vào chân tường. Họ phản kháng yếu ớt vì chẳng có quyền lực mà cũng chẳng có vũ khí. Một xã hội vắng bóng người tốt, đó là biểu hiện của sự thất bại của một chế độ.
24.10.2018
DODUYNGOC
Gục ngã và đơn độc Một sự giải phóng và một sự lưu đày!
Hoang Le Thanh is with Phan Thị Hồng.
Một sự giải phóng và một sự lưu đày!
Will Nguyễn là một công dân Mỹ, gốc Việt, sinh ra, lớn lên tại TP Houston, bang Texas, Mỹ. Anh đã được giáo dục và tốt nghiệp tại những ngôi trường đại học lừng danh trên thế giới.
Ảnh 1: Hình ảnh một số tù nhân lương tâm, những nhà hoạt động xã hội và đấu tranh dân chủ đang/đã bị tù đày.
Ảnh 2: Will Nguyễn bị CA TPHCM kéo lê trên đường vào ngày 10/6/2018. Ảnh: Facebook
Will Nguyễn, có tên tiếng Việt là Nguyễn Anh Duy, anh về thăm tổ quốc cố hương và tham gia biểu tình, bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh chính thức khởi tố, bắt tạm giam ngày 10/6 do tham gia biểu tình tuần hành ngày chủ nhật 10/6 phản đối Dự luật Đặc khu kinh tế và Luật An ninh mạng.
Trong thời gian 40 ngày tạm giam, các viên chức Tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP. HCM đã tổ chức thăm lãnh sự công dân Mỹ Will Nguyễn 3 lần. Will Nguyễn được sự quan tâm của các vị dân biểu, bộ trưởng ngoại giao và cả tổng thống Hoa Kỳ.
Mạng lưới Cựu sinh viên Yale – gồm nhiều người danh tiếng vang lừng trên khắp thế gưới – đã giúp thu hút giới truyền thông đưa tin về việc Will Nguyễn bị bắt giữ và âm thầm vận động.
Trong suốt hơn một tháng, các nhà lập pháp, dân biểu, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên tiếng trước công luận và sinh viên Đại học Yale đấu tranh không ngừng ‘ở hậu trường’ để đảm bảo rằng Will được trở về Mỹ an toàn.
Gục ngã và đơn độc
Trước tòa án, Will Nguyễn thừa nhận đã gây rối trật tự công cộng, anh bị trục xuất ngay lập tức ra khỏi Việt Nam. Trong tuyên bố sau cùng anh đã nói với tòa án rằng:
– “Tôi không muốn gì hơn là được trở về Việt Nam trong tương lai để giúp đất nước quê hương phát triển”.
Will Nguyễn viết:
– “Tôi đã không ở Việt Nam được lâu. Khi mặt trời lặn, tôi đã ở trên không, hướng tới Hoa Kỳ. Và khi tôi ngồi trên máy bay nhìn Thành phố Hồ Chí Minh từ từ biến mất ở chân trời xa, tôi cảm thấy như ngày 30 tháng 4 năm 1975 lại diễn ra lần nữa: Một sự giải phóng và một sự lưu đày”.
Will Nguyễn được sự quan tâm đến thế mà anh vẫn cảm thấy “Gục ngã và đơn độc”, và tâm trạnh anh cảm nhận như “một sự lưu đày”.
Hãy nghĩ đến những nhà hoạt động xã hội ở đất nước chúng ta, họ bị bắt, hành hạ, tra tấn dã man và họ hoàn toàn cô độc, thậm chí có thể bị mất mạng, chết oan ức ngay trong lúc hỏi cung.
Từ khi bị bắt cho đến khi gần ngày ra tòa, thời gian có khi dài đằng đặc cả năm trường, họ bị cách ly, bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, không cho phép gia đình thăm nuôi, gặp mặt. Thậm chí luật sư cũng không được cấp phép vào gặp thân chủ của mình, …
Nhưng những nhà hoạt động xã hội, những con người đấu tranh dân chủ của chúng ta: Họ không bao giờ gục ngã, và trong thâm tâm, họ biết rằng, họ không bao giờ đơn độc.
Xin ngã đầu kính trọng những con người – vì Tổ Quốc, vì Dân tộc Việt Nam – họ sẵn sàng chấp nhận, đã và sẽ hiên ngang bước chân vào chốn lao tù.
Tham khảo:
– Will Nguyễn: Gục ngã và đơn độc
https://baotiengdan.com/2018/10/24/guc-nga-va-don-doc/
– Nguyễn Thúy Hạnh Một nắm khi đói bằng một gói khi no. Quỹ 50K giúp đỡ Tù Nhân Lương Tâm.
https://www.facebook.com/Melinh.liberty/posts/920531224813347


Chuyện chú A Tỷ và Tiểu Thanh
Một câu chuyện rất ly kỳ, chỉ có thể xẩy ra tại Việt Nam
Chuyện chú A Tỷ và Tiểu Thanh
ĐCV:
Đỗ Mười, cha đẻ của cải tạo tư sản Miền Nam vừa mới qua đời. Đâu đó trên mạng, người ta gọi ông là bồ tát. Chiến dịch đánh tư sản miền Nam đã khiến hàng trăm ngàn người khốn đốn, nhiều người thiệt mạng ở các vùng kinh tế mới hoặc trên đường vượt biên mà phần nhiều hệ lụy từ đây mà ra.
Chính sách của ĐCS mà ‘bồ tát’ Đỗ Mười trực tiếp chỉ huy thực hiện đã đẩy lùi nền kinh tế của miền Nam và qua đó là của cả Việt Nam lại hàng chục năm.
Dưới đây là một bài viết về văn học, nhưng thực tế những năm sau 75 và thập niên 80s thậm chí còn nhiều mảnh đời ngang trái, éo le hơn nhiều.
Chúng tôi xin đăng lại nhân lúc những tranh cãi về Đỗ Mười công và tội đang sôi nổi.
———————————-
Hồi mới vô Sài Gòn, tôi thuê căn nhà nhỏ trên kênh Nhiêu Lộc ở cùng với mấy người bạn. Đầu hẻm ở mặt tiền đường có một tiệm tạp hoá của một gia đình người Hoa. Có người gọi là tiệm chạp phô. Chắc là gọi theo tiếng Quảng.
Chủ tiệm là một người đàn ông trung niên, lúc nào cũng mặc chiếc áo thun ba lỗ với cái quần chỉ ngắn đến đầu gối. Chú đi chiếc xe Honda Dame màu đỏ, loại bán cho quân nhân hồi xe Honda mới nhập vào miền Nam.
Có hai lí do mà đám sinh viên chúng tôi để ý đến tiệm tạp hoá này. Thứ nhất tiệm này cần mua gì cũng có, bán giá rẻ hơn nơi khác, dù chỉ vài đồng, nhưng sinh viên nghèo mà, rẻ hơn đồng nào đỡ đồng đó. Tiệm lại luôn mở cửa để bán hàng cho khách. Nhiều lần đi chơi đêm về khuya lắc lơ, muốn mua mấy gói mì hay chai bia con cọp, đập cửa rầm rầm, chú vẫn vui vẻ mở cửa bán hàng.
Thứ hai là chú có cô con gái khá dễ thương. Tóc bím hai bên, da trắng hồng, lại hay mặc áo cắt theo kiểu người Hoa, nhìn ngộ lắm. Cô bé chắc nhỏ hơn tụi tôi vài tuổi. Thằng nào đi đâu về trước khi vào hẻm cũng liếc vào xem cô bé có ở tiệm không, dù chưa đứa nào tán được cô bé một câu. Chú tên A Tỷ, cô bé tên Tiểu Thanh. Biết tên cô bé là do công của tôi. Một lần vào tiệm mua đồ, chú A Tỷ lấy hàng, cô bé ngồi học bài ở gần kệ thu tiền, tôi thấy trên nhãn vở đề tên Tiểu Thanh bằng tiếng Hoa. Tôi là dân học Việt Hán, hai chữ này cũng dễ đọc nên tôi đọc được ngay. Tôi hỏi: Em tên Tiểu Thanh à? Cô bé ngước lên nhìn tôi, đôi mắt tròn xoe ngạc nhiên, cười rồi lại cúi xuống không trả lời.
Chú A Tỷ đưa hàng, tôi không có lý do gì nán lại đành đi về. Về nhà, tôi nổ với mấy đứa cùng phòng là đã nói chuyện được với cô bé, biết được tên cô bé, mấy đứa phục tôi lắm.
Chú A Tỷ cũng được mọi người chung quanh và cả những người ở trong xóm sâu thương yêu vì chú lúc nào cũng nhẹ nhàng, mua bán đàng hoàng, biết gia đình nào khó khăn có khi chú không lấy tiền, lại cho thêm vài món. Nhờ thế, chú buôn bán phát đạt, hàng hoá càng ngày càng phong phú.
Tết đến, chú mang tặng những gia đình nghèo trong xóm “bờ kênh nước đen” gói quà có mứt, bánh và lạp xưởng. Họ biết ơn chú lắm nên mua gì cũng ra tiệm của chú. Ăn Tết xong chú sửa nhà, xây thêm hai tầng, cửa tiệm bây giờ không còn là tiệm tạp hoá nho nhỏ nữa mà là một cửa hàng rộng rãi với hàng hoá chất đầy. Đàng sau chú làm cái kho, chứa gạo, đường , sữa… đầy nhóc. Mà quên, chưa nói đến vợ chú. Đó là người đàn bà Hoa có khuôn mặt phúc hậu, ít nói nhưng hay cười. Cũng là người tốt như chú. Chiều chiều, ngồi bán hàng thấy mấy đứa nhỏ đi học về, bà hay kêu vào lúc cho cái bánh, khi cho cái kẹo nên mấy đứa nhỏ thương bà lắm. Lúc nào gặp bà cũng vòng tay chào rất lễ phép.
Từ hôm biết tên cô bé là Tiểu Thanh, tôi lại càng siêng ghé tiệm của chú mua đồ, có khi mấy đứa bạn cần mua gì tôi lại xung phong đi mua giúp. Nhưng cũng hiếm khi gặp cô bé, nhất là khi nhà có thêm tầng lầu, chắc là cô bé ngồi học trên đó. Mà hoạ hoằn có gặp, tôi cười chào thì cô bé cũng chỉ nhoẻn cái miệng rất xinh cười lại thôi, chứ chẳng nói được gì.
Nhưng rồi tôi cũng gặp may một lần. Hôm đó trên đường từ Đại học Văn Khoa về, xe bus thả tôi xuống đầu đường Trương Minh Giảng. Vừa xuống xe thì gặp Tiểu Thanh đang loay hoay với chiếc xe đạp tuột xích. Trưa nắng gắt, cô bé sửa hoài mà không gắn được sợi xích vào ổ líp, mặt đầy mồ hôi, má ửng hồng vì nóng. Thế là tôi ra tay hiệp sĩ, sửa xe cho nàng rồi luôn tiện xin đi ké chở nàng về luôn. Từ đó, tôi thường gặp cô bé hơn qua những cuộc hẹn. Thì cũng chỉ đi loanh quanh bằng chiếc xe đạp của Tiểu Thanh, bởi lúc đấy tôi chẳng có xe xiếc gì, đi đâu cũng cuốc bộ hay đi xa hơn thì có xe bus vàng. Đi ngồi quán thì cũng chỉ là những quán chè, quán nước bên đường hay mấy quán gỏi đu đủ, bột chiên.
Có lẽ cô bé cũng biết tôi là sinh viên nghèo nên em chẳng bao giờ có ý kiến chi. Nói chuyện với nhau thì cũng là chuyện nắng mưa, chuyện học hành, luẩn quẩn lần nào cũng từng đấy chuyện. Tôi cũng hay hỏi em về những chữ Hán, những bài thơ Đường dù lúc đấy em mới học lớp mười một theo chương trình của Đài Loan. Tình thì cũng đã bén rồi, nhưng cả hai chẳng ai đề cập đến. Đến cái nắm tay, cái vuốt ve cũng chưa có dù cả hai đã có mấy lần vào Rex xem phim. Thế nhưng mấy đứa trong phòng thường được nghe tôi kể xạo như trong tiểu thuyết Quỳnh Giao, lãng mạn lắm, tình cảm lắm, thằng nào cũng phục lăn, lè lưỡi thèm thuồng.
Cuối năm đấy, tôi có được một học bổng của Bộ Giáo Dục đi du học ở Pháp. Mừng vì được đi nước ngoài học nhưng cũng buồn vì xa Tiểu Thanh dù tình cảm cũng đang lửng lơ nửa vời. Tôi và Tiểu Thanh ngồi với nhau ở kem Bạch Đằng, đây là lần đầu tiên tôi xài sang thế. Và cũng lần đầu tôi cầm tay Tiểu Thanh để thông báo cho nàng tôi sắp đi học xa. Tiểu Thanh vẫn để yên bàn tay của em trong bàn tay tôi và em khóc. Tôi hỏi: Em chờ anh được không? Em bảo: Em chờ, bao lâu em cũng chờ. Ba em đang chuẩn bị cho em sang Đài Loan học Đại học, nhưng chắc em không đi. Em không muốn sống xa Ba Má, không nỡ để Ba Má ở một mình. Em ở lại Việt Nam chờ anh về.
Và thế là tôi đi. Hành trang tôi mang theo chẳng có gì chỉ là chiếc va li nhỏ. Tiểu Thanh gởi tôi món quà là chiếc khăn tay có thêu tên tôi và tên nàng và một lá bùa nhỏ gói trong chiếc khăn màu đỏ rực. Nàng bảo đó là lá bùa hộ mệnh giúp tôi luôn được mạnh khoẻ và sẽ thành công. Mấy năm ở Pháp, tuần nào tôi cũng gởi thư về cho nàng, và tuần nào tôi cũng nhận được thư của Tiểu Thanh. Tôi cũng thường gởi quà cho em, sinh viên nghèo, học bổng chẳng là bao chỉ đủ chi tiêu tằn tiện nên quà cũng chỉ là những món đồ kỷ niệm ít tiền, nhưng Tiểu Thanh rất vui. Nàng cũng báo tin là Ba Má nàng đã chấp nhận không qua Đài Loan học nữa. Và Tiểu Thanh trông ngóng tôi về.
Giáng sinh năm 1974, tôi về nước. Tiểu Thanh bây giờ là một cô gái hăm mốt tuổi, xinh hơn nhiều trong ý nghĩ của tôi. Chú A Tỷ vẫn vậy, vẫn cái áo thun ba lỗ và chiếc quần ngắn ngang đầu gối và vẫn cỡi chiếc xe Honda Dame màu đỏ. Tôi và Tiểu Thanh bàn cách để nói chuyện với chú A Tỷ xin cưới Tiểu Thanh làm vợ. Bởi phong tục người Hoa không muốn con gái lấy trai Việt, nên đó là cản trở lớn nhất của chúng tôi. Chưa có dịp để nói chuyện thì chiến sự càng ngày càng gay cấn. Và rồi 30.4.75, bộ đội miền Bắc chiếm được Sài Gòn. Chú A Tỷ vẫn bình thản vì chú bảo mình làm ăn lương thiện, chế độ nào cũng cần phải ăn để sống, chú cũng chẳng tham gia chính quyền cũ, chú sống tốt với mọi người, chú không có kẻ thù, chú không có gì phải ngại chính quyền chế độ mới.
Nhưng rồi tai hoạ ập xuống gia đình chú. Vợ chú bị đau ruột thừa, vào bệnh viện, tình hình đang lộn xộn, bác sĩ cũ lớp thì di tản, lớp thì còn đang e ngại, lớp thì đi học tập chưa về, đa số là các bác sĩ và y tá trong rừng ra và ngoài Bắc vào. Chẳng biết họ chữa làm sao mà thím A Tỷ bị vỡ phúc mạc, chết trên bàn mổ. Tiểu Thanh khóc sưng cả mắt, chú A Tỷ thì như người mất hồn cứ đi ra đi vào và hỏi sao lại thế, sao lại thế? Lúc đấy xã hội lộn xộn lắm, ai cũng thu mình lại, dấu mình đi vì sợ. Bang hội của chú cũng đến giúp tang ma. Tôi cùng bạn bè và bà con trong xóm cũng lặng lẽ đến để đám tang được trọn vẹn. Chú A Tỷ ngơ ngẩn cả tháng trời, Tiểu Thanh cũng buồn bỏ cả ăn uống, người gầy rạc đi. Thế là chúng tôi chưa có dịp để nói chuyện cưới xin, mà phải đợi ít năm nữa sau khi mãn tang mới bàn tính được.
Nhưng tai hoạ không chỉ dừng lại đó, mấy tháng sau gần ngày tết Trung thu năm 75, lúc đó khoảng bảy giờ tối, Tiểu Thanh hốt hoảng đạp xe đến báo cho tôi hay là bộ đội vào nhà, đang kiểm kê và niêm phong hàng hoá, kết tội chú A Tỷ là tư sản bóc lột, làm giàu trên xương máu nhân dân. Tôi chở nàng chạy về thì thấy bộ đội súng ống kè kè đi với một đám tay đeo băng đỏ cũng rần rộ súng ống đang lùng sục trong cửa hàng, mặt ai cũng đằng đằng sát khí. Chú A Tỷ thì vẫn áo ba lỗ và quần ngắn thường ngày, ngồi gục đầu như tượng, họ bảo ký vào đâu thì ký vào đó, không nói một lời. Tiểu Thanh thì run rẩy đứng tựa vào người tôi, đôi mắt mở to, uất hận đầy nước mắt nhưng cũng chẳng nói gì.
Đến nửa đêm thì họ đọc quyết định tịch thu hàng hoá và căn nhà, ra lệnh gia định chuẩn bị để đi vùng kinh tế mới. Lúc đó chú A Tỷ ngã ra bất tỉnh, Tiểu Thanh cũng gục trên vai tôi, mặt xanh như xác chết. Cả một đời gầy dựng, cả một đời làm ăn lương thiện chỉ một lời quyết định, người ta đã lấy hết, tịch thu hết lại còn kết án là kẻ bóc lột, đuổi đi vùng kinh tế mới.
Chú A Tỷ vừa lay tỉnh, chú nhìn quanh, hét lên một tiếng lớn, đầy căm hờn như tiếng thú trong cơn tuyệt vọng cùng đường rồi lại ngã ra sàn bất tỉnh lần nữa. Tiểu Thanh cũng thét lên tiếng thét ai oán: Ba ơi! rồi gục trên thân thể lạnh giá của cha. Tình trạng thảm thương đó chẳng làm động lòng đám người thi hành lệnh, họ vẫn mặt lạnh như tiền, súng gờm gờm trên tay như sẵn sàng nhả đạn những ai có hành động phản kháng. Hàng hóa ngổn ngang, không khí như nén lại. Tôi bất lực chẳng biết phải làm gì ngoài việc cứ xức dầu cho chú A Tỷ.
Sáng hôm sau, đoàn xe đến chở người đi vùng kinh tế mới. Tiếng loa oang oang như nhói vào tai, bộ đội, du kích súng ống kè kè đưa từng hộ gia đình lên xe. Những người bị đưa đi ngơ ngác nhìn, đau khổ nhìn, uất ức nhìn nhà cửa, tài sản của mình đóng dấu niêm phong với dấu đỏ loè loẹt như những vết máu. Tôi ngồi theo xe cùng chú A Tỷ và Tiểu Thanh, đồ đạc chỉ được phép lấy mang theo là mấy cái nồi niêu, xong chảo và mùng mền chiếu gối. Tài sản bao nhiêu năm giờ chỉ là một đống đồ chẳng giá trị gì. Chú A Tỷ vẫn im lặng gục đầu. Tiểu Thanh vẫn đầy nước mắt, ngơ ngác không biết ngày mai sẽ ra sao? Nhiều người quay đầu nhìn lại, họ biết tất cả sẽ chẳng còn gì, tất cả đã bị tịch thu.
Xe chạy gần một ngày, qua những đoạn đường đầy bụi, xe dằn xốc liên tục, mặt mũi ai cũng bơ phờ đầy bụi đỏ. Đến chiều khi mặt trời đỏ như máu đang dần xuống ở đầu ngọn cây thì đoàn xe dừng lại. Mọi người bị lùa xuống một khoảng rừng thưa, trước là một bãi đất đầy cỏ dại ngút ngàn, khô cằn, hoang vu trong hoàng hôn. Có lác đác mấy lều tạm bợ đã được dựng sẵn. Loa lại kêu từng hộ gia đình vào lều, nhìn cảnh tượng như cảnh nhập trại tù binh của người Do Thái thời phát xít Đức. Buổi cơm tối được nấu tạm bợ trong chập choạng mờ tối với những ánh lửa hiu hắt. Nhưng chẳng ai nuốt nổi. Cả ngày đi đường quá mệt, tâm trạng lại rối bời, lại nhìn cánh rừng mà mốt mai phải sống ở đây, ai cũng lắc đầu ngao ngán. Nghe mọi người bảo đây là vùng Đắc Nông, Phước Long gì đó. Nghe như chốn xa vạn dặm nào. Tôi thu xếp cho Tiểu Thanh và chú A Tỷ có một chỗ tạm ngụ, sáng hôm sau tôi lại bu mấy xe đò chạy than về lại thành phố.
Lúc này tôi đã nộp đơn xin đi làm mấy cơ quan, nhưng chẳng chỗ nào nhận. Họ bảo lý lịch của tôi có nhiều điểm bất minh, cần làm rõ. Đặc biệt là sao tôi lại trở về Việt Nam vào tháng 12 năm 1974. Họ cho công an điều tra xem tôi trở về để làm gì? Có nhận nhiệm vụ gì của tổ chức nào không v..v? Cũng may, cuối cùng tôi cũng được Sở Giáo dục nhận, nhưng cũng do lý lịch, họ đẩy tôi về dạy học ở Củ Chi. Có lẽ lúc này nhà nước đang thiếu giáo viên quá. Nhìn ngôi trường, tôi quá ngao ngán. Đó là một ngôi trường quê, chỉ có một dãy khoảng năm phòng làm lớp học, một dãy nhà lợp tole khác gồm hai phòng làm phòng ban giám hiệu và kho chứa đồ. Ban đêm thầy cô giáo xếp bàn làm giường, giăng mùng nằm ngủ. Các tiện nghi sinh hoạt thiếu thốn trầm trọng. Tôi tự nhủ cố gắng cho qua rồi tính tiếp.
Tôi không có giờ dạy ngày thứ hai, nên hai tuần một lần thứ bảy tôi qua mấy chặng xe lên Đắc Nông thăm Tiểu Thanh và chú A Tỷ, sáng thứ hai hoặc tối chủ nhật lại bu mấy chặng xe về. Có mấy thứ nhu yếu phẩm cỏn con, có khi chỉ vài muỗng bột ngọt, miếng vải mùng, nhúm hạt tiêu, vài ba gói thuốc lá đen, tôi cũng để dành mang lên cho họ. Họ sống khó khăn quá. Toàn dân thành phố mà bây giờ phải vào rừng chặt cây dựng nhà, học cách trồng cây, gieo mạ, cấy lúa trên miếng đất khô cằn. Lác đác đã có người trốn về. Nhưng về thành phố rồi làm gì, ở đâu? Họ biến thành những kẻ đầu đường xó chợ. Lương thiện thì đi ăn xin, bất lương thì đi ăn trộm, móc túi để sống. Tôi thấy Tiểu Thanh và chú A Tỷ ở đây không ổn rồi, tôi đang tính cách để đưa họ về lại thành phố mà tính mãi chưa ra. Tính chưa xong thì lần thứ ba tôi lên lại Đắc Nông, tôi chứng kiến Tiểu Thanh bị rắn độc cắn cùng hai người khác khi đi rừng. Ba nạn nhân được dân chúng gánh về bệnh viện bằng cái võng và thân cây tre làm đòn khiêng.
Chẳng có phương tiện nào khác. Tôi vừa chạy theo vừa niệm khẩn cầu Quan Thế Âm Bồ Tát, nhưng người không đoái hoài. Và cả ba đã chết trên đường đi. Nửa người của Tiểu Thanh tím đen vì nọc độc, mắt Tiểu Thanh không nhắm, mở trừng trừng như muốn nhìn thấu nỗi oan khiên. Chú A Tỷ một lần nữa ngã quỵ, chú bây giờ như bộ xương khô, đôi mắt lạc thần, khuôn mặt như kẻ điên dại. Tiểu Thanh được chôn trong nghĩa địa vừa mới hình thành, lác đác đã có gần chục nấm mồ mới mọc, cỏ chưa kịp xanh vì tuần nào cũng có người chết. Kẻ bị rắn cắn, người bị cây đè, người khác bị bom mìn còn sót nổ khi cuốc đất, người thì thấy bế tắc quá, tự tử chết, đủ cách để chết.
Tôi khuyên chú A Tỷ trốn về, nhưng chú bảo bây giờ còn mộ Tiểu Thanh ở đây, con mới mất, chú đi không đành, ở lại để chiều chiều, sáng sáng thắp cho nó cây nhang, đêm đêm chuyện trò với nó, kẻo nó buồn, nó tủi thân. Tôi chỉ biết khóc, tội nghiệp Tiểu Thanh quá. Và tội cho chú A Tỷ nữa. Cũng tội nghiệp cho mọi người bị lùa lên đây. Họ làm gì nên tội. Đã lấy tài sản một đời gom góp của họ, đã cướp nhà của họ, có người chồng đã đi vào trại cải tạo không có ngày về, sao lại đày đoạ họ đến đây với rừng rú, với hoang địa, với đói nghèo và cận kề cái chết như thế này? Cùng một dòng máu đỏ da vàng mà sao người ta tàn nhẫn thế, ác nhân thế? Mà thật ra có thù hằn gì nhau đâu mà phải trả thù. Họ có tội gì đâu mà bắt họ đền tội.
Tôi vẫn tiếp tục đi dạy học ở trường quê đấy. Hàng ngày phải gào giọng rao giảng những điều giả dối, hàng ngày phải tuôn ra những lời ca tụng thời đại đẹp nhất trong lịch sử, ca ngợi những con người đang đày đoạ nhân dân mình trong đói nghèo và lạc hậu. Thỉnh thoảng đôi tuần, tôi lại bu xe về Đắc Nông thăm chú A Tỷ. Có nhiều đêm hai chú cháu nằm nói chuyện suốt đêm trong nước mắt. Chú bảo “chú biết con và Tiểu Thanh thương nhau, nếu ngày xưa chắc hôn sự khó thành, nhưng thời buổi đảo điên này, chú định bỏ qua lệ ấy mà tác thành cho hai đứa, không ngờ mẹ nó chết rồi đến nó cũng không sống được. Chú quý con lắm, thôi thì số phận đã thế thì mình phải chịu phần số thế thôi”. Rồi chú lại khóc. Chú ôm chặt vai tôi mà khóc, nước mắt đẫm vai tôi, rồi chú uống rượu, uống nhiều lắm dù trước đây chú chưa bao giờ biết đến rượu bia.
Mấy tháng cuối năm học, luyện cho học trò thi tốt nghiệp, rồi bận gác thi, chấm thi, tôi không ghé thăm chú được. Lúc công việc đã vãn, lên thăm thì nghe người ta bảo chú bị lên cơn điên, đưa vào bệnh viện huyện rồi chú trốn về mất biệt, không biết đi đâu. Tôi về thành phố, tìm khắp không gặp chú. Cuối cùng tôi nghĩ bụng chắc chú về khu nhà cũ. Đúng y như thế. Chú về căn nhà cũ, tối nằm ở vỉa hè trước nhà, ngày đi lượm ve chai, đói ai cho gì ăn đấy.
Căn nhà của chú cấp cho gia đình cán bộ ngoài Bắc vào. Cũng có vài lần họ đuổi chú đi, nhưng chú lại về, ngủ ở đấy mặc họ la hét, chửi rủa, riết rồi họ chán, họ im. Lâu lâu có dịp về thành phố, tôi lại tìm đến chú, hai chú cháu ra quán, kêu vài món, vài ly bia hơi nhạt nhẽo, lần nào chú cũng khóc. Chú càng ngày càng gầy, áo quần rách rưới. Giờ chú không còn mặc áo thun ba lỗ với chiếc quần ngắn đến đầu gối nữa. Chú mặc bất cứ thứ gì kiếm được hoặc của mọi người mang đến cho. Dân ở khu đấy đã từng biết chú cũng hay giúp chú miếng ăn khi đói, viên thuốc khi bệnh. Nhưng mà lúc đấy ai cũng khó khăn,ai cũng túng bấn, không có gạo trắng để ăn, lương thực toàn bo bo với bột khoai mì với vài ba ký gạo hẩm. Nhiều khi nhiều người muốn giúp chú mà cũng chẳng có gì để giúp.
Mùa mưa năm 1977, không hiểu sao Sài Gòn cứ mưa mãi thế. Nhiều lúc mua từ nửa khuya cho đến hết ngày. Mưa như trút nước. Mưa như trời giận dữ loài người. Lại thêm bệnh ghẻ ngứa. Không biết sao mà người bị bệnh đó lắm thế. Mọi người cứ gãi sồn sột. Gãi đến tróc da, chảy máu. Con nít ngứa khóc suốt đêm, người lớn ngứa không ngủ được. Vào bệnh viện toàn cho thuốc xuyên tâm liên. Bệnh gì cũng xuyên tâm liên. Xuyên tâm liên là thuốc tiên, chữa bá bệnh.
Buổi chiều hôm đấy trời mưa, một trận mưa lịch sử. Đường sá Sài Gòn ngập lên đến bụng, cả thành phố như một biển nước. Lại thêm gió ào ạt, nghe đâu có bão rớt. Lo cho chú A Tỷ, đêm hôm sau tôi ghé chú vì chú chỉ về đó ban đêm. Đến nơi không thấy chú, hỏi thăm thì mọi người bảo chú chết rồi, chết đêm qua, trong cơn mưa bão. Xác chú dập dềnh suốt đêm trước cửa nhà. Sáng sớm bà giúp việc mở cửa định tát nước ra thì thấy xác chú lừng lững trôi vào nhà. Bà giúp việc hoảng quá la hét rầm trời bỏ chạy. Bà chủ nhà trên lầu bước xuống thấy xác chú vào đến giữa nhà, xoay mòng mòng theo con nước dội vào nhà khi có xe qua, bà sợ quá hét lên một tiếng rồi ngất xỉu. Ông chủ nhà là một cán bộ lãnh đạo của thành phố cũng từ trên lầu chạy xuống, thấy xác chú quay tròn giữa phòng khách thì cũng cứng đơ người, sai bà giúp việc lấy cây đẩy ra, nhưng càng đẩy ra, xác lại giạt vào. Ông ta hoảng quá gọi công an. Một giờ sau công an có mặt, xác vẫn xoay tròn. Công an làm biên bản, gọi xe cứu thương đến nhận xác. Lúc đấy, nước bắt đầu rút, xác chú A Tỷ xoay đến chân câu thang, nằm lại đó, đôi chân như muốn bước lên. Người ta chở xác chú đi đâu không rõ.
Từ đấy, người ta đồn nhà ấy có ma. Đêm đêm có người đàn ông đi lên đi xuống cầu thang. Có người còn kể thấy chú đứng ở balcon, mặc áo thun ba lỗ với chiếc quần ngắn đến đầu gối nhìn xuống đường. Gia đình cán bộ hãi quá, xin đổi nhà khác. Những gia đình đến sau đấy cũng ở không yên, đêm thì nghe tiếng khóc, đêm thì nghe tiếng người đi, đêm thì thấy bóng người ngồi thu lu trên ghế. Người không ở được, nhà nước chuyển thành văn phòng của ủy ban phường, sau đó thành đồn công an phường. Mấy anh công an kể đêm nào cũng thấy ma.
Đến thời kỳ đổi mới, nhà nước bán cho một công ty nước ngoài đập bỏ xây cao ốc. Không biết chú còn vất vưởng ở đó không hay đầu thai kiếp khác rồi. Và cũng từ đấy, ngôi nhà, cơ nghiệp cả đời của chú A Tỷ đã biến mất, chẳng còn dấu tích gì trên cõi đời này nữa.
Saigon, Tháng mười 2018
Đỗ Duy Ngọc (Facebook)
From: TRUONG LE
Cuộc xâm lăng thầm lặng” của Trung Quốc tại Úc và cảnh báo cho Canada
Cuộc xâm lăng thầm lặng” của Trung Quốc tại Úc và cảnh báo cho Canada
Canada đang có nguy cơ trở thành ‘chư hầu’ của Trung Quốc trừ khi chính quyền Canada chấm dứt sự ngây thơ, khờ dại những chiến dịch “xâm lăng thầm lặng” của Đảng cộng sản Trung Quốc vốn đang làm xói mòn nền dân chủ và chủ quyền. Đó là bài học từ cuốn sách mới của giáo sư Clive Hamilton “Silent Invasion” (Tạm dịch: Cuộc xâm lăng Thầm lặng), trong đó trình bày chi tiết ảnh hưởng thâm nhập khắp của Trung Quốc đối với Úc, một trong những đồng minh thân cận nhất của Canada. Các chiến dịch của Bắc Kinh đã khiến cho nhiều quan chức Úc ủng hộ những quan điểm của Bắc Kinh, theo Epoch Times hôm 18/10.
Giáo sư Úc Clive Hamilton phát biểu về cuốn sách “Cuộc xâm lược Thầm lặng” trước khán giả tại Viện Macdonald-Laurier ở Ottawa hôm 16/10. (Ảnh: Donna He/Epoch Times)
Trong cuốn sách, tác giả Hamilton, một giáo sư chuyên dạy về đạo đức công tại Đại học Charles Sturt ở Canberra, Úc đã trình bày tất cả những chi tiết đáng sợ về cách mà Mặt trận Thống nhất Trung Quốc âm thầm thâm nhập vào mọi khía cạnh của xã hội Úc, nhằm phá vỡ liên minh Mỹ – Úc.
Giáo sư Halmiton là một trong nhóm 4 người chủ tọa cuộc thảo luận tại một sự kiện do Viện Macdonald-Laurier (MLI), một cơ quan tư vấn chính sách công, tổ chức ở Ottawa, Canada, hôm 16/10…
Cuốn sách ‘Cuộc xâm lăng Thầm lặng’ đã trình bày chi tiết về cách mà Trung Quốc cho là họ có quyền chiếm lấy thế giới, cách mà Trung Quốc tự phô diễn mình là một nạn nhân lịch sử của các cường quốc khác như Nhật Bản và Mỹ.
Ủy ban Mặt trận Thống nhất Trung Quốc, một cơ quan thuộc Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), làm việc để tác động đến sự lựa chọn, phương hướng và sự trung thành của các mục tiêu nước ngoài mà họ nhắm đến, bằng cách khuất phục những ‘nhận thức tiêu cực’, và thúc đẩy những nhận thức ủng hộ sự cai trị của ĐCSTQ ở Trung Quốc, giáo sư Hamilton giải thích.
Cuốn sách của giáo sư Hamilton suýt nữa không xuất bản được khi mà 3 nhà xuất bản của Úc đã từ chối do lo ngại sự trả đũa từ Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối cùng cuốn sách này đã xuất bản được vào tháng 2/2018.
Tại hội thảo hôm 16/10, các chủ tọa đã tập trung thảo luận vào biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ Canada khỏi “cuộc xâm lăng” tương tự từ Trung Quốc. Đó là nâng cao nhận thức nhiều hơn nữa về mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc.
Giáo sư Hamilton tuyên bố: “Về cơ bản, điều thực sự quan trọng là bản chất của những hoạt động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ ở Canada, phải được phơi bày và vạch trần tại tất cả các chi nhánh của nó. Và trên hết, điều quan trọng là người Canada gốc Hoa phải dũng cảm trước mối đe dọa bị trả thù, và nói ‘chúng tôi là những người Canada trung nghĩa, chúng tôi không muốn ĐCSTQ gây ảnh hưởng đến Canada. Chúng tôi đến đây để thoát khỏi ảnh hưởng của nó”.
Âm mưu dài hạn
Điều gây sốc ở đây là ĐCSTQ không chỉ nhìn vào ngắn hạn, khoảng 5 năm sau trong tương lai, mà họ mưu tính cho dài hạn, cho các thế hệ trong tương lai. Ban công tác Mặt trận Thống nhất Trung Quốc tìm cách nhận diện các nhà lãnh đạo công nghiệp tương lai khi họ còn trẻ, ‘tu dưỡng’ những người này sao cho họ ủng hộ nhiều hơn đối với các mục tiêu của Trung Quốc, khi họ vươn tới, nắm giữ các chức vụ trong chính quyền của nước sở tại.
Những giới tinh hoa Úc bị nhắm đến, được mời đến các sự kiện thịnh soạn như đón mừng Tết Nguyên Đán của Trung Quốc, sao cho quan điểm của ĐCSTQ trở nên thân quen đối với họ..
Kết quả là các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp Úc này, và các giới tinh hoa khác, đang khiển trách những người nắm quyền tại chính nước Úc vì những hành động hoặc tuyên bố gần đây không thân thiện với chính quyền Trung Quốc.
Ví dụ, Bắc Kinh muốn người Úc ủng hộ quan điểm của Trung Quốc rằng Đài Loan không được coi là một quốc gia độc lập, và rằng Ấn Độ không có quyền đỏi hỏi đối với các khu vực tranh chấp với Trung Quốc ở dãy Himalaya.
“Khi người Canada xem xét kỹ những gì đang diễn ra, họ sẽ khám phá ra điều tương tự đang xảy ra ở đây”, giáo sư Hamilton nhận xét.
Trong năm 2016, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bị chỉ trích vì đã tham dự buổi gây quỹ với một doanh nhân giàu có Trung Quốc, người có quan hệ mật thiết với Bắc Kinh. Cá nhân này sau đó đã quyên góp một khoản tiền lớn cho Tổ chức Pierre Elliott Trudeau, một tổ chức từ thiện, phi đảng phái của Canada.
Vươn vòi bạch tuộc
Giáo sư Hamilton cho rằng ảnh hưởng của ĐCSTQ được nhận thấy trong nhiều khía cạnh của xã hội Úc, nơi mà các yếu tố ủng hộ Bắc Kinh kiểm soát 90% đài phát thanh và báo chí.
Một số trường đại học Úc còn coi mối quan hệ của họ với Bắc Kinh quan trọng hơn cả quyền tự do biểu đạt tư tưởng của các giảng viên.
Các doanh nhân giàu có Trung Quốc, những người có mối liên hệ với ĐCSTQ, đã trở thành những nhà tài trợ lớn nhất cho cả hai đảng chính trị lớn của Úc.
Những người Trung Quốc thiểu số ở Úc, ủng hộ Bắc Kinh, được khuyến khích tham gia chính trị và tranh cử cho các cuộc bầu cử liên bang hoặc tiểu bang tại Úc.
Một trường hợp đáng sợ đặc biệt được giáo sư Hamilton trích dẫn, là các nhà khoa học thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hiện đang làm việc tại các trường đại học Úc để nghiên cứu quân sự, tất cả đều nhận được tài trợ của Úc.
Những người chỉ trích ảnh hưởng của Trung Quốc tại Úc thì bị ‘dán mác’ là phân biệt chủng tộc và bài ngoại. “Việc buộc tội những người chỉ trích Trung Quốc là phân biệt chủng tộc và bài ngoại là một thủ đoạn có hiệu quả, bởi vì nó dựa trên lịch sử tệ hại của ‘Úc trắng’ (White Australia), bao gồm quan điểm chống Trung Quốc đã từng ở thời kỳ các mỏ vàng trước đây”, giáo sư Hamilton nhận xét.
Úc đã nếm trải tất cả các vấn đề mà Canada đang phải đối mặt: Tự do thương mại với Trung Quốc, bị thôn tính bởi các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, gián điệp mạng thông qua công ty Huawei, và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc nhằm gây bất ổn cho nền dân chủ. Úc được cho là đã đối mặt với các mối đe dọa ngấm ngầm của Trung Quốc 2 đến 3 năm trước Canada.
Ông Michel Juneau-Katsuya, cựu giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Cục An Ninh Tình báo Canada (CSIS) nhận định: “Sự ngây thơ của chúng tôi là một sự ngu xuẩn không thể chấp nhận được”.
“Chiếm được Canada” là cực kỳ hữu ích cho Trung Quốc vì quốc gia bắc Mỹ này rất giàu tài nguyên và Canada là nơi có thể tiếp cận NATO [Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương] và NORAD [Bộ chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ], nơi những thông tin quân sự và tình báo được chia sẻ.
Tại sự kiện, ông Richard Owens, phó giáo sư luật Đại học Toronto và là Học giả Cao cấp của Viện nghiên cứu Macdonald-Laurier (MLI), đã kêu gọi hành động nhiều hơn nữa, để chống lại cuộc tấn công ‘đế quốc’ của Trung Quốc, gọi đó là hành động của kẻ cướp.
Bà Duanjie Chen, một học giả cao cấp gốc Hoa tại Viện nghiên cứu MLI, cho rằng ĐCSTQ không được phép tác động đến cộng đồng người Hoa ở Canada.
“Chúng ta cần phải hòa nhập những người nhập cư Trung Quốc vào cơ cấu xã hội của chúng ta”, bà Chen kêu gọi. Những người nhập cư Trung Quốc thường xuyên sống trong các cộng đồng khép kín, và dễ dàng trở thành những nạn nhân của ĐCSTQ thông qua các phương tiện truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát.
Đây là đặc trưng điển hình của ĐCSTQ, trong đó khai thác một điểm yếu trong nền dân chủ phương Tây, để đạt được những mưu đồ của mình.
Cho rằng vì sự kiểm soát của ĐCSTQ là rất nặng nề, nên người dân Trung Quốc không có ý thức mạnh mẽ về tinh thần thượng tôn pháp luật, và họ làm những gì mà chính quyền cộng sản nói, bà Chen nhận xét: “Ngay cả khi một người nào đó từ Trung Quốc đánh cắp bí mật của chúng tôi, họ không cảm thấy có điều gì sai trái. Họ cảm thấy họ đang đóng góp rất lớn cho quê hương, cho Đảng”.
Thương mại và gián điệp
Giáo sư Hamilton cho rằng khi các chính trị gia Úc thân thiện với Bắc Kinh, đưa ra những lý do để ủng hộ cho chính sách đối ngoại độc lập hơn, có nghĩa là họ muốn khiến Úc rời xa Mỹ, và ưa thích Trung Quốc.
Sau khi ký Hiệp định Thương mại Mỹ – Mexico – Canada (USMCA), Thủ tướng Canada Trudeau thông báo ông muốn nối lại các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
“Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều nhận ra rằng việc đa dạng hóa thương mại của chúng ta là cực kỳ quan trọng và chúng ta rất vui được tiếp tục hợp tác với người Trung Quốc”, Thủ tướng Trudeau phát biểu trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ ‘Globe and Mail’.
Tuy nhiên, kinh nghiệm tự do thương mại của Úc với chế độ cộng sản Trung Quốc cho thấy đây khó có thể là một trò chơi đôi bên cùng có lợi.
“Chắc chắn Úc đã trở thành một nơi ‘tự do, không có hạn chế’ đối với đầu tư của Trung Quốc, nhưng tất cả những trở ngại đối với các nhà đầu tư Úc ở Trung Quốc, thì vẫn còn đó”, giáo sư Hamilton nhận định.
Ngoài ra, còn có vấn đề đang bị che giấu là nhân công giá rẻ của Trung Quốc khiến người Úc bị mất việc làm. Các chính trị gia thân thiện với Bắc Kinh, những người chịu trách nhiệm thương thảo hiệp định thương mại của Úc với Trung Quốc, đã bị tác động.
Cuốn sách “Cuộc xâm lăng Thầm lặng” của Giáo sư Úc Clive Hamilton, đã phá vỡ chiến lược gây ảnh hưởng đến giới tinh anh Úc của Bắc Kinh…
Theo cuốn sách của giáo sư Hamilton, Bộ trưởng thương mại Úc Andrew Robb, người đã thúc ép buộc thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc phải hoàn thành, đã sớm rời bỏ công việc chính trị để làm việc cho công ty Trung Quốc và hưởng mức lương 880.000 đô la Úc mỗi năm.
“Thỏa thuận với Trung Quốc không thực sự hoàn toàn là một thỏa thuận thương mại, mà còn là một thỏa thuận đầu tư, có lợi nhiều cho Trung Quốc, trong đó củng cố các yếu tố khác của kế hoạch lớn Một vành đai, Một con đường và Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB)”, giáo sư Hamilton lưu ý.
Sáng kiến Một vành đai, Một con đường là dự án cơ sở hạ tầng hàng đầu của Bắc Kinh, trải rộng khắp châu Á, châu Phi và châu Âu.
Sơ đồ Chiến lược Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc. (Nguồn: Xinhua Finance Agency, 2015).
Mọi người hãy nhớ lại rằng Canada đã rất mong muốn trở thành quốc gia Bắc Mỹ đầu tiên ký kết gia nhập Ngân hàng AIIB do Trung Quốc đứng đầu.
Vào tháng 3/2012, công ty Huawei của Trung Quốc đã bị cấm cung cấp thiết bị cho Dự án Mạng lưới Băng thông rộng Quốc gia (NBN) của Úc. Cơ quan tình báo Úc đã thông báo bằng chứng đáng tin cậy rằng gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc này có mối liên hệ với Tổng cục 3 của PLA, một cơ quan gián điệp mạng quân sự của Trung Quốc.
Trong cuốn sách, giáo sư Hamilton đã dẫn chứng tài liệu rằng công ty Huawei thành lập một Ủy ban Úc, như một ‘tấm bình phong’ để tạo ra một hình ảnh công chúng đáng tin cậy.
Cựu Bộ trưởng thương mại Úc Andrew Robb, người được cho là chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. (Ảnh: The Australian).
Dưới tác động của Trung Quốc, một số chính trị gia cao cấp của Úc đã chỉ trích lệnh cấm trên đối với công ty Huawei. Một trong số đó là cựu bộ trưởng thương mại Robb, người đã được Trung Quốc chi trả toàn bộ chi phí cho cho chuyến thăm đến trụ sở chính của Huawei ở Thâm Quyến, Trung Quốc.
Làn sóng chống Trung tại nước Úc
Xem xét vị trí lân cận của Úc với Trung Quốc, Úc đã giữ vai trò đi đầu trong việc ngăn chặn làn sóng gây ảnh hưởng của Bắc Kinh. Giáo sư Hamilton nhận định, đã có một sự thay đổi đáng kể về quan điểm của chính phủ Úc trong 2 năm qua.
Luật can thiệp nước ngoài mới của Úc qui định phạt tù từ 10 đến 15 năm đối với bất kỳ mưu toan che dấu gây ảnh hưởng đến các quy trình của chính phủ, hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền dân chủ.
Mặc dù bộ luật này vẫn chưa được kiểm nghiệm tại các tòa án, nhưng giáo sư Hamilton có thể trích dẫn nhiều ví dụ, nơi có thể kêu gọi áp dụng bộ luật.
Giáo sư Hamilton cho rằng Bắc Kinh đang xem xét lại các chiến lược của họ trong bối cảnh có sự phản kháng của Úc và Liên minh Tình báo Ngũ nhãn (Five Eyes), gồm 5 nước: Úc, Anh, Mỹ, New Zealand và Canada.
Trong một cuộc phỏng vấn báo chí, giáo sư Hamilton nhận xét: “Họ [Bắc Kinh] đột nhiên thấy rất nhiều cách tác động đã trở nên khó khăn hơn, vì vậy họ luôn tìm kiếm điểm yếu nhất“.
Trong một số khía cạnh, Canada có thể là một điểm yếu nhất. Ông Michel cảnh báo, nếu Canada không ngăn chặn công ty Huawei, các thành viên khác trong ‘Ngũ Nhãn’ sẽ không sẵn lòng chia sẻ thông tin tình báo với Canada, đây là chưa nói đến việc nó đe dọa nền tảng của mối quan hệ giữa 5 nước.
Đây không phải là vấn đề liệu Canada có thể ngăn chặn ảnh hưởng của Bắc Kinh hay không, mà là họ phải làm như vậy, “trừ khi Canada muốn hoàn toàn đầu hàng và nói: ‘chúng tôi dự kiến trong 5 hoặc 10 năm tới, chúng tôi sẽ trở thành chư hầu của Trung Quốc’”, giáo sư Hamilton nhận định.
Chiến tranh không chỉ được tiến hành bằng xe tăng và tên lửa. Trung Quốc đang sử dụng hiệu quả các chiến lược để xâm chiếm đất đai, và khuất phục các nước theo tham vọng của họ. Úc đã nhận ra điều này và Canada có thể sẽ không còn đứng trên đôi chân của mình.
“Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế giới. Mỗi chính trị gia cần phải đọc nó”, bà Chen nhận xét về cuốn sách “Cuộc xâm lăng thầm lặng” của giáo sư Hamilton.
Giáo sư Hamilton cũng muốn nhấn mạnh sự khác biệt giữa Trung Quốc, một đất nước, với chế độ cộng sản cầm quyền Bắc Kinh.
“Người Úc muốn có một mối quan hệ lành mạnh, hài hòa và bền vững với Trung Quốc, nhưng không phải với cái giá của chủ quyền hoặc quyền dân chủ của chúng tôi“, giáo sư Hamilton kết luận.
Duy Minh
From: Tri Vu
Công an ‘gài bẫy’ vụ đổi $100 Mỹ kim để tịch thu tài sản tiệm vàng?
CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Sau khi hoãn họp báo bất ngờ, bị dư luận nghi ngờ có hay không chuyện dàn dựng để bắt quả tang nhằm tịch thu tài sản của tiệm vàng trong vụ đổi $100 đô la, Công An thành phố Cần Thơ đã tổ chức họp báo trở lại để “thông tin tiếp” về vụ này.
Chiều 24 Tháng Mười, Công An thành phố Cần Thơ đã họp báo thông tin vụ phạt ông Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) 90 triệu đồng (hơn $3,854 Mỹ kim) vì đổi $100 đô la tại Jewelry Thảo Lực (tiệm vàng Thảo Lực). Buổi họp báo do ông Trần Văn Dương, trưởng Phòng Tham Mưu Công An Cần Thơ chủ trì.
Đâu là 2 vụ án tham những lớn nhất trong lịch sử Việt Nam?
Cho vào lò để rửa ghế chủ tịch đi anh Chọng.

Những khu trại bí ẩn của Trung Quốc
Phóng viên điều tra của BBC đã tìm ra các bằng chứng mới về việc Trung Quốc đang xây dựng một mạng lưới trại tập trung khổng lồ ở sa mạc với tốc độ đáng kinh ngạc, để giam giữ người Hồi giáo.
Phân tích dữ liệu hình ảnh cho thấy đây có thể là nhà tù lớn nhất thế giới, có thể giam hàng trăm ngàn người.
Nhưng chính phủ Trung Quốc nói đây là ‘trường giáo dục’, và chiếu trên truyền hình các lớp học sáng bóng với học sinh ánh mắt đầy biết ơn.
Cơ quan điều tra đang chờ Lê Hồng Quang quay lại Slovakia để thẩm vấn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Thông Luận: CÓ PHẢI LÊ HỒNG QUANG ĐÃ BỎ TRỐN:Cơ quan điều tra đang chờ Lê Hồng Quang quay lại Slovakia để thẩm vấn về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Cho đến nay cơ quan cảnh sát điều tra vẫn chưa thẩm vấn được Lê Hồng Quang, vì kể từ khi vụ tai tiếng này (scandal) bùng nổ, thì cựu ứng viên chức vụ Đại sứ Slovakia tại Việt Nam đã biến mất, không còn ở Slovakia.
Cựu Bộ trưởng Nội vụ Kaliňák nói rằng, Bộ trưởng Tô Lâm đã thỉnh cầu ông cho mượn chuyên cơ thông qua … Lê Hồng Quang.
Ông Čulák người đứng đầu bộ phận Lễ tân còn khai rằng, Lê Hồng Quang chính là người đã nói với ông ta rằng phái đoàn Việt Nam sẽ bay tới Moscow và ông Quang là người thông dịch trong cuộc hội đàm giữa hai bộ trưởng Tô Lâm và Kalinak.
Những thông tin cụ thể khác thì Robert Kaliňák nói ông Čulák hãy liên hệ với Lê Hồng Quang. Chính ông Quang cũng đưa cho Čulák danh sách phái đoàn Việt Nam 12 người – chỉ ghi tên họ chứ không ghi chức vụ.
Những người Việt Nam trong phái đoàn không biết rành tiếng Anh, nên mọi chuyện đều phải giải quyết thông qua Lê Hồng Quang.
Cuộc điều tra vẫn tiếp tục được tiến hành. Nhưng cơ quan điều tra sẽ không hướng tới ông Kaliňák, mà nhắm vào những kẻ bắt cóc đến từ Việt Nam bao gồm Bộ trưởng Tô Lâm và ông Lê Hồng Quang đang lẩn trốn ở Hà Nội.
https://thoibao.de/co-quan-dieu-tra-dang-cho-le-hong-quang-…
Bản tin trên báo Dennikn của Slovakia : https://dennikn.sk/…/pri-unose-vietnamca-chybali-viza-dal…/…
—-
Link vượt tường: http://bit.ly/2z4z2Px > bấm GO
Tại VN, để xem được trang tin nước ngoài, các bạn cài VPN vượt tường lửa (cho máy tính và các thiết bị di động, smart phone). Link: http://bit.ly/2mYSZBq

Bức thư từ tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa
Bức thư từ tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa
24-10-2018
Nguyễn Văn Hoá là một nhà hoạt động trẻ ở Hà Tĩnh. Khi nhà máy Formosa xả thải gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường tại quê nhà, anh đã dấn thân tham gia các hoạt động bảo vệ môi sinh, tích cực hỗ trợ cộng đồng dân cư tại đây đi tìm công lý.
Hoá được biết đến như là “một phóng viên đưa tin chiến trường” tại Hà Tĩnh – vào thời điểm mà vùng đất này như một thùng thuốc súng khổng lồ, vào thời điểm mà các phóng viên nhà nước theo lệnh buộc phải rời khỏi vùng đất này, và các phóng viên tự do không dám mạo hiểm bước chân vào.
Những hình ảnh và phóng sự do Hoá truyền đi thông qua các cơ quan truyền thông quốc tế đã giúp cho cộng đồng có cái nhìn đầy đủ hơn về tội ác mà Formosa đã gây ra, cũng như giúp cho chúng ta biết đến một cuộc đấu tranh kiên cường của những người dân tại vùng đất này.
Những gì Hoá làm, tất nhiên chính quyền Hà Tĩnh không những không ưa, mà họ còn xem anh là một đối tượng đặc biệt nguy hiểm cần phải vô hiệu hoá. Anh đã bị bắt khi chỉ mới 22 tuổi trong lúc đưa tin về một vụ án ngay tại toà án thị xã Kỳ Anh, và sau đó bị kết án 7 năm tù giam cộng 5 năm quản chế trong một phiên toà không có luật sư biện hộ vì tội “truyền chống nhà nước” khi có hành vi làm ra các phóng sự về thảm họa Formosa, gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân vào hệ thống chính quyền.
Anh hiện đang thi hành án tại trại giam An Điền tỉnh Quảng Nam.
Hôm nay được sự đồng ý của gia đình Nguyễn Văn Hoá, tôi xin công bố bức thư mới nhất đề ngày 19/9/2018 mà Hoá đã gửi về cho gia đình. Xem qua bức thư sẽ giúp nhiều người hình dung được những khổ ải mà một tù nhân lương tâm sẽ phải nếm trải và vượt qua.
Dù khó khăn gian khổ, nhưng xem qua bức thư chúng ta hình dung được một tinh thần tuyệt vời và sự can trường của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoá. Bức thư có nội dung khá nhạy cảm, nhưng đã vượt qua sự kiểm duyệt của trại giam để về với gia đình rồi phổ biến đến cộng đồng, chứng tỏ Hoá đã phải đấu tranh rất mạnh mẽ và bền bỉ mỗi ngày từ trong chốn lao tù.
Tôi xin mạn phép được tóm lược bức thư:
1. Hoá cho biết mình đã bị Phó giám thị trại giam công an tỉnh Nghệ An đánh đập ngay tại Phòng cách ly của toà án khi ra làm chứng tại phiên toà xử ông Lê Đình Lượng tại Nghệ An vào ngày 16/8/2018.
Tại phiên xử này, chính quyền Nghệ An muốn dùng Hoá (cùng với Nguyễn Viết Dũng) làm nhân chứng để chống lại ông Lê Đình Lượng, nhưng cả 2 đã phản cung, bênh vực cho ông Lượng, phản bác cáo buộc quy chụp nhắm vào ông Lượng. Thế là Hoá bị lôi vào phòng cách ly của toà án và bị Phó giám thị trại giam đánh đập tại đây, và sau đó toà không cho Hoá tiếp tục làm nhân chứng với lý do “nhân chứng bị đau bụng”.
Hoá đã làm đơn tố cáo về hành vi “đánh đập nhân chứng ngay tại toà” của Phó giám thị trại giam công an tỉnh Nghệ An nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết.
2. Hoá đang bị khối u ở chân nhưng trại giam chỉ khám mà không chữa trị. Hoá có làm đơn bày tỏ nguyện vọng được trại giam đưa đi chữa trị y tế kiệp thời nhưng vẫn chưa được trại giam chấp thuận.
3. Hai điều tra viên tỉnh Hà Tĩnh có hành vi trái luật khi liên tục đến trại giam để thẩm vấn và điều tra những vụ việc mà Hoá không liên quan, và còn đe dọa tiếp tục khởi tố Hoá ở các vụ án khác. Và Hoá phản ánh việc an ninh điều tra (A92) tỉnh Hà Tĩnh không thực hiện việc tiêu hủy trang facebook của Hoá theo bản án của toà án, mà lại chiếm đoạt và sử dụng hoặc giả mạo facebook của Hoá để làm việc bất hợp pháp.
4. Hoá phản ánh việc bắt mình vào ngày 11/1/2017 ngay tại toà án Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã vi phạm thủ tục tố tụng.
5. Hoá mong muốn được thực hiện quyền tự do tôn giáo của tù nhân theo Luật tôn giáo tín ngưỡng bằng việc kêu gọi một Linh mục đồng ý vào trại giam để ban bí tích Giao Hoà và Thánh Thể trong Lễ Phục Sinh.
6. Hoá căn dặn gia đình, trong một tháng mà không nhận được 1 cuộc gọi điện thoại và 2 bức thư từ Hoá, là Hoá đang “gặp chuyện” và gia đình cần phải liên hệ làm việc với Giám thị trại giam ngay.
Cách đây khoảng một tuần, gia đình đã thăm gặp Hoá. Theo thông tin từ gia đình cho biết, trước đây Hoá bị giam cùng với anh Nguyễn Bắc Truyển, nhưng hiện nay Hoá đang bị giam cùng buồng với anh Nguyễn Hữu Quốc Duy.