LÀ NGƯỜI CÓ LƯƠNG TRI, CẦN RA KHỎI ĐẢNG

LÀ NGƯỜI CÓ LƯƠNG TRI, CẦN RA KHỎI ĐẢNG

Khi Nguyễn Phú Trọng kiêm luôn chức chu tịch nước thì truyền thông thay nhau tung hô nào “lịch sử đã chọn”, nào “nhân dân đã chọn”. Nhưng cuối cùng, ông ta lại đánh vào giới trí thức trong đảng. Chẳng có dân nào chọn thành phần kẻ thù của trí thức cả.

Thời Mao, ông ta ví “trí thức như cục phân”, vì với ý đồ muốn độc tài tuyệt đối, nói gì cũng phải nghe thì trí thức chỉ là lực cản. Và vì thế ông tìm cách diệt. Mao khởi xướng phong trào trăm hoa đua nở để dụ cho trí thức thể hiện. Và chính sự thể hiện ấy mà Mao đã tóm hết và diệt sạch. Với Mao, sự tiến bộ cho đất nước không có ý nghĩa, ông ta cần xây dựng một xã hội chỉ để phục vụ mình. Vì vậy ông ta cần dân chúng ngu dốt và trung thành tuyệt đối như đám Hồng Vệ Binh chứ không cần trí tuệ để phát triển.

Đã CS thì kị trí thức, mà đã kị trí thức thì chỉ có thể phá hoại chứ chẳng làm nên cơm cháo gì cho đất nuớc. Dẫu biết, CS là kẻ thù của tiến bộ, nhưng nếu có dùng trí thức thì đất nước đỡ tụt hậu, đỡ điêu tàn hơn. Nhớ thời Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, 2 người này đã dùng tổ tư vấn gồm nhiều trí thức hàng đầu Việt Nam thì đất nuớc lúc đó tương đối phát triển tốt. Đến thời Nguyễn Tấn Dũng, ông ta cho giải tán tổ tư vấn ấy thì kinh tế đất nước xuống dốc nghiêm trọng, hàng loạt tổng công ty nhà nước vỡ nợ, kinh tế đất nước lụn bại.

Với thái độ loại bỏ trí thức, Nguyễn Phú Trọng quyết đưa ĐCS trở về thời man rợ. Bên Tàu, Tập muốn mình là một Mao đệ nhị, và bên Việt Nam, Trọng lại muốn mình là một Tập của Việt Nam. Là người có lương tri nên từ bỏ đảng để về với nhân dân. Vì thực sự, Nguyễn Phú Trọng đang đưa ĐCS đi ngược lại với nguyện vọng dân tộc.

ĐCS dưới sự dẫn dắt của kẻ mù loà như Nguyễn Phú Trọng rồi nó cũng sẽ đi đến thời kỳ suy vong thôi. Những trí thức nào vẫn muốn làm chính trị, thì cần phải tính đến việc bí mật lập đảng, để khi ĐCS đến cuối vòng đời của nó, đất nước có lực lượng thay thế.

TRƯỚC HỌA MẤT NƯỚC, CHÚNG TA LÀ MỘT

TRƯỚC HỌA MẤT NƯỚC, CHÚNG TA LÀ MỘT

Có một điều cần nhìn nhận khi ngoại xâm đe doạ, lòng dân sôi sục. Những cuộc biểu tình tình đông đảo đã diễn ra đều là những cuộc biểu tình có dính tới yếu tố Trung Quốc. Từ vụ dàn khoan HD981, đến Formosa, Luật Đặc Khu đều như thế. Khi lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm, người Việt sẵn sàng đứng lên, đây là yếu tố có trong đặc tính dân tộc đã ngàn năm. Nó giúp dân tộc ta đuổi giặc và giữ nước.

Là người Việt Nam thì ai cũng có trong người tố chất ấy, và người của ĐCS cũng không ngoại lệ. Dẫu biết trong số người Việt vẫn có một tỉ lệ ít ỏi những con người không một chút lòng yêu đất nước và sẵn sàng hy sinh giang sơn cho danh vọng cá nhân. Thời kỳ chống quân Nguyên xâm lược, con cháu nhà Trần đều yêu nước, chỉ riêng Trần Ích Tắc là chứa dã tâm bán nước cầu vinh. Trong dân cũng thế, dù biết lực mỏng trước vó ngựa quân Nguyên nhưng trong hội nghị các bô lão ở điện Diên Hồng, người dân vẫn quyết đánh.

Hiện giờ, chuyện rước Tàu vào Việt Nam không phải là một kế hoạch đơn lẻ, mà nó là chuỗi kế hoạch liên hoàn, mỗi kế hoạch một chức năng riêng cho mục đích chung là đi đến kiểm soát Việt Nam. Điều đó ai cũng nhìn thấy, và trên thượng tầng chính trị, kẻ có quyền lực cao nhất tiến hành thâu tóm quyền lực, thanh lọc tư tưởng, thanh trừng phe cánh để dọn đường cho các bước triển khai. Đến tên của kẻ thù còn không dám gọi, thì điều đó có nghĩa người đứng đầu Việt Nam bao lâu nay là cấp dưới của kẻ thù phương Bắc. Họ chẳng tự nhận công khai, nhưng chúng ta phải hiểu như thế. Có những thứ chúng ta phải tự hiểu.

Với giặc tham nhũng nó làm nước nghèo, nhưng với giặc ngoại xâm nó làm mất nước. Vậy với 2 loại giặc đó, giặc nào nguy hiểm hơn? Với hành động của nhân dân bao lâu nay, tôi tin nhân dân mình đánh giá rất đúng mức độ nguy hiểm của 2 loại giặc. Biểu tình cùng dân oan người ta ủng hộ rất ít, nhưng biểu tình chống dàn khoan HD981 hay chống Luật Đặc Khu người ta xuống đường rầm rộ. Đấy chính là câu trả lời.

Vậy rõ ràng hoạ mất nước nguy hiểm hơn họa tham nhũng. Trong 2 cái họa ấy, kẻ có dã tâm nối giáo cho giặc đã khéo léo dùng đòn đánh tham nhũng lấy lòng dân, mục đích là để che đậy cho dã tâm lớn hơn – dã tâm bán nước. Rất nhiều người dân đã sập bẫy trò che đậy khéo léo này và thật lòng tin tưởng “Bác Trọng”.

Đứng trước họa ngoại xâm, người CS cũng có trách nhiệm đứng lên chứ không phải riêng nhân dân. Về tham nhũng, người CS ở hạ tầng chính trị cũng tham nhũng, nhưng về dã tâm bán nước thì chỉ có thượng tầng chính trị hưởng lợi và đẩy tất cả nhân dân và người CS ở hạ tầng vào vòng nguy hiểm chịu họa diệt vong. Vì vậy cần phải nhìn nhận rõ ràng 2 mối họa. Đứng trước họa mất nước, quân đội, công an ở hạ tầng, những đảng viên ĐCS ở tầng thấp và một số đảng viên cấp cao có lòng với đất nước cùng với toàn dân phải đứng về một phía để dẹp bè lũ bán nước đang ở trên cao triển khai chỉ thị của giặc.

Facebook bị cáo buộc xóa tài khoản những người vừa tuyên bố bỏ đảng CS

Facebook bị cáo buộc xóa tài khoản những người vừa tuyên bố bỏ đảng CS

Ông Mạc Văn Trang vừa tuyên bố bỏ đảng CSVN (Hình: Giáo Dục Thủ Đô)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 27 Tháng Mười, cộng đồng mạng Việt Nam xôn xao trước tin tài khoản Facebook của ông Mạc Văn Trang bị xóa ngay sau khi ông tuyên bố bỏ đảng CSVN.

Cùng thời điểm, một Facebooker khác ít người biết hơn, Trung Tá Trần Nam cũng bị xóa post “tuyên bố ra khỏi đảng”.

 

Bà Mạc Việt Hồng, chủ biên báo điện tử Đàn Chim Việt ở Ba Lan và là con gái ông Trang, viết trên trang cá nhân: “Bố mình lại mất Facebook rồi. Đây là lần mất thứ hai trong vòng vài tháng trở lại đây. Sau khi mất Facebook cũ, cụ lập Facebook mới. Hôm 25 Tháng Mười, cụ tuyên bố bỏ đảng. Post này có tới dăm bảy ngàn like và hàng ngàn lượt chia sẻ, nhưng Facebook của cụ hôm nay mất tiêu rồi. Bị mất hoài vậy bức xúc quá cơ.”

Đây không phải lần đầu Facebook bị cộng đồng mạng Việt Nam cáo buộc xóa tài khoản và kiểm soát post bài theo kiểu Tuyên Giáo CSVN.

Vài ngày trước, nhà báo tự do Nguyễn An Dân (Facebook Quang Hữu Minh) ở Sài Gòn bị khóa tài khoản Facebook với lý do ông được ghi nhận “chỉ mới 13 tuổi”. Sau khi được mở lại tài khoản không lâu, ông lại bị Facebook “khai tử” trang cá nhân thành trang “tưởng niệm”, dù ông vẫn còn sống.

Hồi Tháng Chín, 2018, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người hay post bài về Formosa và chính trường Việt Nam, cho biết ông bị bị khóa chức năng post bài vì “vi phạm bản quyền” sau khi đăng một ảnh do chính ông chụp. Đồng thời, ông còn nhận được cảnh báo sẽ bị xóa tài khoản vĩnh viễn nếu “tái phạm”.

Đến nay, trước nhiều cáo buộc tương tự của giới blogger, nhất là giới bất đồng, Facebook Việt Nam không hề lên tiếng phản hồi. Điều đó khiến người ta hoài nghi rằng mạng xã hội này đã bắt tay thỏa hiệp với nhà cầm quyền CSVN trong việc xóa “thông tin xấu độc” với lý do mơ hồ là các post bị xóa “vi phạm tiêu chuẩn và chính sách cộng đồng”.

Trong một diễn biến khác, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc được báo Thanh Niên hôm 21 Tháng Mười dẫn lời: “Thông tin xấu, độc, phá hoại vẫn là vấn đề rất lớn mà chúng ta chưa kiểm soát được. Chính phủ đang giao các bộ làm việc với Google, Facebook [về việc này].”

Thời điểm cuối năm 2017, ông Trương Minh Tuấn, khi đó còn là bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông CSVN, đã mạnh miệng tuyên bố rằng Facebook và Google “đã xóa hàng trăm tài khoản, hàng ngàn video có nội dung “xấu độc” theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam.

Phát ngôn này lập tức bị giới hoạt động chỉ trích vì việc chính quyền CSVN công khai chuyện bắt tay với mạng xã hội để “bịt miệng” giới blogger là bất công và vi phạm quyền tự do ngôn luận và tự do biểu đạt của người dân. (T.K.)

Đám cưới “mầu nhiệm” của cô gái gốc Việt cải đạo theo chồng gốc Do Thái


Vy Nguyễn và Andrew Koller từng gặp nhau lần đầu năm 2005. Lễ cưới của họ diễn ra tại giáo đường Congregation Chevra Thilim ở San Francisco là một phép lạ, vì Vy bị bệnh ung thư rất hiếm và không còn bao lâu nữa để sống. (Photo: David Nguyen)SAN FRANCISCO – Câu chuyện dưới đây được nữ ký giả Alix Wall viết cho J. Weekly, một tuần báo chuyên về đời sống của người Do Thái tại Bắc California. Bài viết được đăng ngày 18 tháng 10, 2018, kể lại một đám cưới rất khác thường và đầy xúc động, của cô Vy Nguyễn và anh Andrew Koller. 
Khác thường vì người chồng tương lai đã kéo theo những bình dưỡng khí cho vợ vào buổi lễ trong giáo đường Do Thái Giáo, và xúc động vì mạng sống của cô Vy không thể tính theo năm, mà chỉ theo tháng hay còn ngắn hơn. Dưới đây là bài viết mang tựa đề “Với sức khỏe của cô ấy đang suy yếu dần, một lễ cưới mầu nhiệm đã diễn ra ở San Francisco.”


Vy Nguyễn và Andrew Koller làm đám cưới tại giáo đường Congregation Chevra Thilim vào ngày 7 tháng 10, 2018. Anh Andrew kéo theo những bình dưỡng khí cho Vy. (Photo: David Nguyen)

Sự việc Vy Nguyễn đã có thể bước đi giữa hai dãy ghế trong nhà thờ vào ngày 7 tháng Mười, để kết hôn với anh Andrew Koller, là một điều mầu nhiệm.

Tuy nhiên nhiều người sẽ nói rằng sự việc cô có thể cải đạo sang Do Thái Giáo trong tháng Sáu, và làm đám cưới, là còn mầu nhiệm  hơn nữa.

Cách đây bảy năm, cô được chẩn đoán mắc một dạng ung thư hiếm thấy, mỗi năm có từ một đến ba người trong tổng số 1 triệu người bị bệnh này. Cách đây mấy tháng, Vy Nguyễn, 32 tuổi, phải trải qua một cuộc giải phẫu xoi mở khí quản để giúp cho cô thở.

Tuy chỉ có thể nói thì thầm, cô vẫn dự hôn lễ tại nhà thờ Congregation Chevra Thilim bằng cách thâu âm trước những lời thề nguyện và những lời phát biểu. Chung quanh Vy đã có sẵn 14 bình dưỡng khí, và một cái máy để bơm đầy lại những bình dưỡng khí. Thêm vào đó, cứ mỗi tiếng đồng hồ thì mọi sinh hoạt phải tạm ngưng, để cho một người nào đó hút phổi cô bằng một ống thông.

Những điều trên nghe không giống những gì diễn ra trong “một đám cưới ước mơ,” nhưng lễ cưới của Vy và Andrew là một ước mơ mà họ từng nghĩ là sẽ không làm được.

Anh Andrew Koller, 33 tuổi, gặp cô Vy năm 2005 khi đến thăm một người bạn tại trường đại học UC Santa Barbara. Vy Nguyễn lớn lên tại thành phố Union City ở East Bay trong vùng San Francisco. Hai người đã ý hợp tâm đầu ngay từ lúc đó và giữ liên lạc với nhau.

Họ bắt đầu hẹn hò vào năm 2009, tạo một mối quan hệ viễn liên, và sau đó đến với nhau trong năm 2012 khi Andrew, một người từ tiểu bang Tennessee, dời tới San Francisco để được gần Vy. Sau một thời gian sống ở San Francisco, hiện nay họ đang ở nhà cha mẹ của Vy Nguyễn tại Hayward, vì cô ấy cần được chăm sóc liên tục.

Năm 2011 khi Vy tốt nghiệp ở Philadelphia, cô được chẩn đoán mắc bệnh synovial sarcoma, một loại ung thư mô mềm thường bắt đầu ở chân hoặc cánh tay, nhưng có thể xuất hiện trong bất cứ bộ phận nào của cơ thể.

Andrew  làm việc cho Healthline.com trong ban quản trị sản phẩm. Anh nói, “Vì chứng ung thư này rất hiếm và nguy hiểm, họ không cung cấp tỷ lệ sống sót. Có xác suất 20 phần trăm sống sót được ba năm, một khi ung thư di căn.”

Vì bệnh đến khi mối quan hệ của họ vẫn còn khá mới, nên vấn đề hôn nhân chưa được thảo luận, chứ khoan nói tới chuyện Vy Nguyễn chuyển sang Do Thái Giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn mà Vy Nguyễn phải gõ vào bàn phím để trả lời, “Lúc chúng tôi bắt đầu hẹn hò, tôi là một Phật tử, điều đó quan trọng đối với tôi, việc cải đạo sẽ không xảy ra.” 

Trong bảy năm qua, Vy Nguyễn trải qua nhiều ca mổ. Cặp này ước tính số lượng này là từ 20 đến 30 ca, không thể nhớ hết. Ngoài ra, cô có gần 150 cuộc trị liệu hóa học và xạ trị. Những đợt cô ở lại lâu trong bệnh viện là quá nhiều không đếm xiết. Bệnh ung thư đó tái phát năm lần, và mặc dù hiện giờ cô không bị ung thư, phổi của cô bị suy sụp vì trị liệu hóa học.

Mặc dù vậy, hai người đã có một số chuyến phiêu lưu phi thường trong những năm đầu họ sống với nhau, chẳng hạn như leo núi Shasta, đi bộ dã ngoại tại Half Dome ở Yosemite, và thăm Paris.
“Chúng tôi đã học được cách sống với tình trạng khẩn cấp cực độ và vẫn còn hy vọng,” anh Andrew Koller nói. Anh luôn ở bên cạnh Vy Nguyễn. Ngay cả khi anh được cô cho phép rời khỏi mối quan hệ để đến với một phụ nữ khác trong những năm đầu, anh vẫn chưa bao giờ nghĩ đến chuyện rời xa Vy, theo anh cho biết.

Còn về vấn đề chuyển hướng sang Do Thái giáo, Vy Nguyễn có thể xác định chính xác thời điểm điều đó xảy ra.

Trong một lần cô phải nằm khá lâu trong bệnh viện, một vị tuyên úy Phật giáo đã ghé vào phòng cô, và nói rằng bệnh của cô là vì điều gì đó mà cô đã làm trong kiếp trước; đó là cách thức nghiệp quả hoạt động. Sau đó Vy Nguyễn xin nói chuyện với một giáo sĩ Do Thái. Tiến Sĩ Bruce Feldstein, người sáng lập và giám đốc của Jewish Chaplaincy (Tuyên Úy Do Thái Giáo) trong hệ thống chăm sóc sức khỏe Stanford, đã ghé vào thăm và tìm cách giúp cô suy nghĩ về những phương thức khác nhau mà cô có thể nhìn vào chứng bệnh cô mắc.

Khi cô đủ khỏe, hai người bắt đầu đi tìm một nhà thờ Do Thái Giáo phù hợp với ý muốn của họ. Andrew lớn lên khá ngoan đạo, nghĩ rằng một giáo đường Do Thái Cải cách sẽ là con đường để đi. Thế nhưng Vy Nguyễn không tìm thấy một giáo đường phù hợp. vì vậy cô tự tìm hiểu và hai người đến thăm Chevra Thilim, một giáo đường Do Thái Chính Thống, ở Hạt Richmond cũng trong vùng San Francisco. 

“Đó là tình yêu tôn giáo ngay từ cái nhìn đầu tiên,” Vy Nguyễn kể. Trong năm 2014 cô bắt đầu học giáo lý với giáo sĩ Rabbi Shlomo Zarchi để cải đạo.

Cô gõ câu, “Đây không chỉ vì hôn nhân. Tôi cảm thấy linh hồn tôi là người Do Thái.”
Ông Zarchi kể, “Chắc chắn cô ấy là một học viên siêng năng nhất mà tôi từng có. Ngay cả khi cô bị bệnh nặng, sự tích cực và niềm tin của cô ấy rất mạnh mẽ. Cô luôn luôn gọi điện thoại cho tôi từ bệnh viện, để hỏi về bài học mà cô đã thiếu. Tôi không hiểu được cách nào mà một người đang trải một cơn bệnh như vậy mà lại có thể tập trung vào việc muốn học và học hỏi nhiều hơn nữa.”

Thời gian nằm lâu trong bệnh viện có nghĩa là tiến trình học hỏi có nhiều gián đoạn. Tuy vậy việc cô cải đạo đã có thể xảy ra trong tháng Sáu. Đó cũng là một “sự mầu nhiệm,” vì Vy phải chịu giải phẫu xoi mở khí quản trong tháng Bảy. Ca mổ này cản trở cô ngâm mình trong bồn nước thanh tẩy mikvah trong tiến trình cải đạo.

Andrew Koller nói, “Cô ấy cảm thấy điều đó chứng minh rằng Thiên Chúa thực sự muốn cô theo đạo Do Thái.”

Vy Nguyễn cho biết thêm, “Lễ cưới là chuyện thứ yếu, nhưng tôi muốn chắc chắn rằng điều gì đó sẽ xảy ra, rằng tôi là người Do Thái Giáo và có thể yên nghỉ với những người của tôi.”

Trong tháng Bảy, Vy Nguyễn cần nằm bệnh viện lâu hơn. Các bác sĩ nói rằng họ không biết cô còn bao nhiêu thời gian nữa. Vì vậy, hai người quyết định kết hôn ngay sau kỳ Đại Lễ Do Thái Giáo.

Mặc dù gia đình cô dâu biết sơ sài về hôn lễ Do Thái Giáo, chị của Vy Nguyễn đã đứng ra tổ chức, sắp xếp mọi việc trong một thời gian ngắn. 

Vy Nguyễn nói, “Tôi tin rằng Thiên Chúa chưa bao giờ bỏ rơi tôi. Tôi muốn cho người ta thấy rằng giữa cơn nghịch cảnh, bạn có thể có niềm tin và hy vọng.”

Vì sao cử tri gốc Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump?

Dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các cử tri Mỹ gốc Việt cho VOA biết chính các chính sách cứng rắn của chính quyền Hoa Kỳ đối với khối cộng sản, đặc biệt là Trung Quốc trong hai năm qua, là nguyên nhân chính khiến họ càng ngày càng ủng hộ Tổng thống Donald Trump.

Luật sư Nguyễn Quốc Lân, Ủy viên Chủ tịch của Hội đồng Quản trị Học khu Garden Grove bang California, và là một nhà hoạt động tích cực của đảng Cộng hòa trong cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ từ nhiều năm qua, cho VOA…

Continue Reading

About this website

VOATIENGVIET.COM
Dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các cử tri Mỹ gốc Việt cho VOA biết chính các chính sách cứng rắn của chính quyền Hoa Kỳ đối với khối cộng sản, đặc biệt là Trung Quốc trong hai năm qua, là nguyên nhân chính khiến họ càng ngày càng …

Kỷ luật Giáo sư Chu Hảo là tuyên chiến chống giới trí thức Việt Nam

Kính Hòa RFA
2018-10-25

Giáo sư Chủ Hảo Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức

Giáo sư Chủ Hảo Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức

Photo: RFA

Việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo là một thông điệp nhắm vào giới trí thức Việt Nam của Đảng Cộng sản.

Giáo sư Hoàng Dũng, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nói như vậy với đài RFA, tối ngày 25/10/2018.

Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức, từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, đảng viên Đảng Cộng sản, vừa bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương đề nghị kỷ luật với lý do đưa ra là ông đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hóa.

Đây là kết luận tại kỳ họp thứ 30 từ ngày 17-19/10 mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa công bố trong ngày 25/10.

Theo Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Tri thức do Giáo sư Chu Hảo làm Giám đốc đã xuất bản những cuốn sách trái với chủ trương, đường lối Đảng và Nhà nước, đồng thời vi phạm Luật xuất bản nên đã bị cơ quan chức năng thu hồi và tiêu hủy.

Những điều đó bị Ban Kiểm Tra Trung Ương cho là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.

Trong tối ngày 25/10, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một người làm việc lâu năm với ông Chu Hảo nói rằng ông không ngạc nhiên về bản án của Đảng Cộng sản dành cho ông Chu Hảo, nhưng ngạc nhiên vì một bộ phận quyền lực trong đảng lại tha hóa đến mức dám kỷ luật một người, đã bỏ nhiều công sức cho việc chấn hưng dân trí Việt Nam, mà theo ông Nguyễn Quang A, chưa ai làm được trong hàng chục năm qua, theo tôn chỉ của Cụ Phan Chu Trinh đề ra từ đầu thế kỷ.

Tiến sĩ Hoàng Dũng, nhận xét rằng trong thông cáo của Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra ngày 25/10, tất cả các cán bộ cao cấp bị kỷ luật vì liên quan đến đất đai tiền bạc, trừ ông Chu Hảo, bị kết tội về tư tưởng.

Tiến sĩ Hoàng Dũng còn nhận xét về tội danh chuyển hóa mà Đảng Cộng sản gán cho ông Chu Hảo, ông nói rằng rằng chuyển hóa là điều tất yếu, là điều cần phải có để tiến bộ.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, việc kỷ luật ông Chu Hảo chứng tỏ hệ thống chính trị đang cai trị ở Việt Nam đã hư hỏng đến mức không còn sửa chữa được, và những người ở trong đảng cộng sản hãy còn thái độ chần chừ sẽ quyết định từ bỏ đảng.

Tiến sĩ Hoàng Dũng khẳng định rằng ngay trong tối ngày 25/10 đã có một số trí thức đảng viên bày tỏ ý định ra khỏi đảng của họ với ông. Ông Hoàng Dũng nói rằng Đảng Cộng sản không sợ những người trí thức đơn lẻ, nhưng sợ rằng họ tập hợp lại với nhau.

Có hai quyển sách do nhà xuất bản Tri thức xuất bản đã không qua được kéo kiểm duyệt của đảng, đó là quyền Petrus Ký nỗi oan thế kỷ của học giản Nguyễn Đình Đầu, đã bị thu hồi sau khi xuất bản.

Quyển thứ hai bị đình chỉ ngay khâu xuất bản là Tranh luận để đồng thuận, vào năm 2005. Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, quyển sách này có thể là một dấu mốc mà những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản không hài lòng về Giáo sư Chu Hảo.

Tuy vậy Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng những quyển sách chỉ là cái cớ để người ta loại trừ Giáo sư Chu Hảo. Tiến sĩ Hoàng Dũng cho rằng việc kiểm duyệt những quyển sách do Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành là do một bộ phận cán bộ kiểm duyệt muốn lập công với đảng, và điều này lại phù hợp với mục đích của những người lãnh đạo cao cấp nhất hiện nay.

Cả hai người, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, và Tiến sĩ Hoàng Dũng đều cho rằng việc Đảng Cộng sản kỷ luật Giáo sư Chu Hảo có thể đưa đến kết quả ngoài dự kiến của đảng, là giới trí thức sẽ phản ứng theo chiều hướng đồng quan điểm với Giáo sư Chu Hảo.

Trí thức, đảng viên kỳ cựu từ bỏ đảng sau khi GS Chu Hảo bị kỷ luật

RFA
2018-10-26                  

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Trang

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Trang

 Courtesy FB Trang Mac Văn

Hai trí thức nhiều năm tuổi đảng vừa tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản ngay sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

Một trí thức Việt Nam tại Hà Nội, Phó Giáo sư, Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, vào sáng ngày 26/10 tuyên bố ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam sau khi Ủy ban kiểm tra Trung ương đảng hôm 25/10 xem xét kỷ luật Giáo Sư Chu Hảo, Giám Đốc- Tổng Biên Tập Nhà Xuất Bản Tri Thức và nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học- Công Nghệ và Môi trường.

Phó GS-Tiến Sĩ Mạc Văn Trang là người từng có hơn 30 năm công tác ở Viện Khoa học Giáo dục trước khi về hưu vào năm 2002 và đã có hơn 54 năm tuổi đảng.

Nói với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại vào ngày 26/10, Tiến sĩ Mạc Văn Trang cho biết nguyên nhân cụ thể của quyết định bỏ đảng như sau:

Thực ra từ năm 2000, tôi đã thấy lý tưởng lúc vào đảng là đấu tranh cho đất nước được độc lập- tự do, người dân hạnh phúc; thế nhưng đến năm 2000 thì đảng đi ngược lại lý tưởng đó. Giặc chiếm đảo, biên giới thì không lên tiếng mà nhượng bộ giặc cụ thể là Trung Quốc. Đối với dân thì đàn áp những người đấu tranh đòi quyền sống, đàn áp những người dân phản đối Trung Quốc xâm lược, phản đối môi trường bị ô nhiễm … Các trí thức nhiệt tình góp ý kiến, trong đó có tôi, thì không nghe. Nhiều người lên tiếng phản đối thì thậm chí còn bị bắt đi tù.”

Đến năm 2000 thì đảng đi ngược lại lý tưởng đó. Giặc chiếm đảo, biên giới thì không lên tiếng mà nhượng bộ giặc cụ thể là Trung Quốc. Đối với dân thì đàn áp những người đấu tranh đòi quyền sống, đàn áp những người dân phản đối Trung Quốc xâm lược, phản đối môi trường bị ô nhiễm … – TS. Mạc Văn Trang

Giáo sư Chu Hảo bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng đề nghị kỷ luật với lý do là ông đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, tự diễn biến, tự chuyển hóa.

Kết luận của Ủy ban cho rằng nhà xuất bản Tri Thức của Giáo sư Chu Hảo đã xuất bản những cuốn sách trái với chủ trương, đường lới của đảng và nhà nước, vi phạm luật xuất bản.

Trong cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, Phó Giáo sư- Tiến Sĩ Mạc Văn Trang nhắc lại mong mỏi của những người góp ý với đảng là cần phải thay đổi xã hội; không thể cứ tiếp tục đường lối học thuyết cộng sản, độc đảng- toàn trị. Phải thay đổi theo hướng đa đảng có cạnh tranh, tam quyền phân lập, xã hội dân sự để cho nhân dân được lên tiếng; thay đổi đường lối- chủ trương sai lầm để quản lý đất nước, kiểm soát quyền lực.

Phó giáo sư Mạc Văn Trang cho biết còn nhiều đảng viên khác cũng có cùng trăn trở với ông là nên ở lại hay ra khỏi đảng. Dù ở lại hay ra khỏi đảng đều cũng vì lo cho dân, cho dân.

Hành động ra khỏi đảng của ông hiện nay được nói nhằm để hỗ trợ cho Giáo sư Chu Hảo để vị này không thấy bị đơn độc trong công cuộc đấu tranh cho sự phát triển đất nước.

Ngay sau quyết định của Tiến sĩ Mạc Văn Trang, nhà văn Nguyên Ngọc, một trí thức nổi tiếng khác ở Việt Nam, vào cùng ngày cũng tuyên bố ra khỏi đảng.

Tôi đã suy nghĩ và định làm việc này từ lâu, nhưng muốn làm một cách bình thường, không gây ồn ào. Nay sau việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỷ luật PGS. TS Chu Hảo, tôi quyết định ra tuyên bố này, chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ hôm nay”, nhà văn Nguyên Ngọc viết như vậy trên trang facebook cá nhân.

Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, tự diễn biến thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước – Nhà văn Nguyên Ngọc

Đánh giá về việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, nhà văn Nguyên Ngọc viết: “Kỷ luật ông Chu Hảo thực chất là một hành động thực hiện chính sách ngu dân, kìm hãm nhân dân trong vòng tăm tối, để dễ lừa dối và đàn áp, vì quyền lợi ích kỷ của một đảng độc tài”.

Nhà văn Nguyên Ngọc cho biết ông đã vào đảng từ năm 1956, đến nay là được 62 năm. Ông viết rằng ông vào đảng vì hăng hái tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thế nhưng “từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, tự diễn biến thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước”, nhà văn Nguyên Ngọc viết.

Trước đó, ngay vào ngày 25/10, sau khi có tin Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật, một trí thức khác là Tiến sĩ Hoàng Dũng nói với đài Á Châu Tự Do rằng việc kỷ luật Giáo sư Chu Hảo là một tuyên chiến đối với giới trí thức  Việt Nam. Ông cũng cho biết, đã có một số trí thức lên tiếng phản đối với ông ngay sau quyết định này.

“NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TUYÊN BỐ RA KHỎI ĐẢNG”

V Phung Phung shared a post.
Image may contain: 2 people, people sitting

Van Pham

“NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TUYÊN BỐ RA KHỎI ĐẢNG”

Vậy là sau khi PGS, TS Mạc Văn Trang tuyên bố bỏ Đảng thì đến lượt nhà văn Nguyên Ngọc, đại tá quân đội, nguyên Phó tổng thư ký Hội nhà văn, nguyên tổng biên tập báo Văn Nghệ tuyên bố ra khỏi đảng Cộng Sản sau khi UBKT Trung ương đảng kỷ luật giáo sư Chu Hảo.

Nguyên văn tuyên bố của ông như sau:

TUYÊN BỐ RA KHỎI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Tôi đã suy nghĩ và định làm việc này từ lâu, nhưng muốn làm một cách bình thường, không gây ồn ào. Nay sau việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỷ luật PGS.TS. Chu Hảo, tôi quyết định ra tuyên bố này, chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ hôm nay. Tức nhân dịp này tuyên bố một quyết định đã chuẩn bị từ trước, đồng thời để tỏ rõ thái độ đối với thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.

PGS.TS. Chu Hảo là một trí thức lớn, có công lớn với đất nước và dân tộc, đặc biệt trong công cuộc khai hóa bằng Tủ sách Tinh Hoa của Nhà xuất bản Tri Thức mà ông là Giám đốc, Tổng biên tập, đưa đến cho người đọc những tri thức căn bản nhất của nhân loại mà chúng ta nhất thiết phải biết, hiểu, nếu muốn thật sự xây dựng một quốc gia văn minh, tiến bộ, cùng thiên hạ năm châu. Tôi vinh dự và tự hào là bạn thân của ông, đã cùng ông làm việc và tham gia các hoạt động xã hội trong nhiều năm nay.

Kỷ luật ông Chu Hảo thực chất là một hành động thực hiện chính sách ngu dân, kìm hãm nhân dân trong vòng tăm tối, để dễ lừa dối và đàn áp, vì quyền lợi ích kỷ của một đảng độc tài đang cướp quyền sống và phát triển của dân tộc. Kỷ luật ông Chu Hảo với những lý do đầy tính chất vu khống còn là hành vi có chủ tâm đánh vào những người trí thức yêu nước, có tài và có tâm, luôn hành động và phát ngôn theo lương tâm của mình. Việc làm thất nhân tâm này tất sẽ dẫn đến tình trạng “sĩ phu ngoảnh mặt”, hết sức nguy hiểm cho vận mệnh dân tộc.

Tôi vào Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) từ năm 1956, đến nay đã 62 năm. Thế hệ chúng tôi tự nguyện gia nhập Đảng vì yêu nước, hăng hái tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tôi đã có mặt suốt cả hai cuộc kháng chiến, đều ở chiến trường miền Nam.

Từ nhiều năm qua, tôi nhận thấy Đảng ngày càng xa rời lý tưởng ban đầu của mình, “tự diễn biến” thành một tổ chức chuyên quyền, phản dân hại nước. Tôi không thể còn đứng trong một tổ chức như vậy.

Tôi vẫn tin ở tương lai của đất nước, nhất là ở lớp trẻ, vì không có lực lượng vô luân nào có thể ngăn trở dân tộc này quyết định vận mệnh của mình.

Nguyên Ngọc
Ngày 26-10-2018

Ảnh: Nhà văn Nguyên Ngọc cùng với nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (Báo Đà Nẵng)

Trung Quốc: 90% đảng viên không tin vào đảng?

Hoa Do shared a link.
CHINHTRIVN.NET
Mới đây, truyền thông Trung Quốc công bố báo cáo cho biết, tính đến cuối năm 2017, tổng số đảng

Đất nước rất khởi sắc, vận nước đang lên

Ừ thì đang mùa mưa mà

About this website

BAOMOI.COM
Theo các đại biểu Quốc hội, những kết quả đạt được trong kinh tế – xã hội thời gian qua rất đáng mừng. Đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự đồng hành của doanh nghiệp và …

Thân thế, sức khỏe lãnh đạo VN là ‘bí mật nhà nước’?

Van Pham
Càng ngày cách tổ chức của cái đảng cướp Mafia HCM càng giống một “hội kín” hay băng đảng Mafia tầm quốc gia & quốc tế!!!

*************

Thân thế, sức khỏe lãnh đạo VN là ‘bí mật nhà nước’?

Dự Luật Bảo vệ bí mật nhà nước khiến nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan ngại vì cho rằng quy định về thông tin mật hiện ‘quá rộng’, theo truyền thông Việt Nam.

Quốc hội Việt Nam tiến hành thảo luận dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước vào chiều 25/10.

Trong số những thông tin nêu trong danh mục ‘mật’ của dự thảo khiến nhiều đại biểu tỏ ý quan ngại có vấn đề về thân thế và tình trạng sức khỏe của lãnh đạo.

Bên cạnh đó là các thông tin đất đai và một số thông tin thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Một số nội dung ‘bí mật nhà nước’ quy định trong Dự thảo trình Quốc hội XIV, kỳ họp 6

1. Trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

a) Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại;

b) Thông tin về hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

c) Thông tin về thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

d) Thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, xã hội.

11. Trong lĩnh vực y tế bao gồm:

a) Thông tin về bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước;

b) Thông tin về chủng, giống vi sinh vật mới phát hiện liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người; mẫu vật, nguồn gen và quy hoạch vùng trồng dược liệu quý hiếm.

Dự thảo luật quy định 15 lĩnh vực để xác định bí mật nhà nước, là những thông tin “chưa công khai” nhưng nếu bị lộ hay bị mất thì “có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc”.
Thân thế, sự nghiệp lãnh đạo là ‘thông tin mật’

Theo nội dung dự luật thì trong số các bí mật nhà nước có “thông tin về thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, được đặt trong nhóm các thông tin thuộc lĩnh vực chính trị; và “thông tin về bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước”, được đặt trong nhóm lĩnh vực y tế.

“Lợi bất cập hại” là lo ngại của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa.

Vị đại biểu từ đoàn TP Hồ Chí Minh nói những thông tin như sự nghiệp, thân thế lãnh đạo lẽ ra cần được tuyên truyền để người dân học tập.

Đại biểu Phạm Như Hiệp từ đoàn Huế cho rằng trong dự thảo cần quy định cụ thể nhóm chức danh lãnh đạo Đảng và nhà nước nào cần bí mật, nhóm nào cần công khai minh bạch để “người dân theo dõi, nêu gương, tránh sự xuyên tạc của các đối tượng xấu”, báo Dân Trí tường thuật.

Thừa và ‘vênh’ với luật hiện hành

Một số quy định trong dự luật này được cho là đã được nêu trong các luật đã có, hoặc mâu thuẫn với luật đã có.

Ví dụ, Luật Khám chữa bệnh đã quy định giữ bí mật thông tin người bệnh, nên quy định thông tin sức khỏe cán bộ lãnh đạo là mật của dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước “là không cần thiết”, theo đại biểu Phạm Như Hiệp, được dẫn lời trên VnExpress.

Hoặc, việc đưa “thông tin, thỏa thuận được trao đổi, ký kết giữa nước ta với nước ngoài hoặc với các tổ chức quốc tế” vào dạng ‘mật’ được cho là ‘vênh’ với Luật Tiếp cận thông tin có hiệu lực đầu tháng 8/2018, theo ý kiến của bà Trần Thị Quốc Khánh.

Bà Khánh nói doanh nghiệp các nước xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên nội dung của các hiệp định thương mại mà nước họ đang đàm phán, ký kết.

Trong khi dó, “doanh nghiệp Việt Nam đã yếu đuối, lại khó tiếp cận thông tin, khó khăn trong xây dựng kế hoạch kinh doanh hội nhập quốc tế”, bà Khánh nói.

Ngoài ra, các ĐBQH cũng phản ánh việc liệt lĩnh vực tài nguyên môi trường, đất đai vào dạng ‘mật’ là quá rộng.

Trong bối cảnh 70% khiếu nại tố cáo của người dân hiện liên quan tới lĩnh vực đất đai, môi trường, quy định này khiến khiếu nại của dân không biết đén bao giờ được giải quyết.

Người dân cũng không thể tiếp cận được với các thông tin cần thiết để bảo vệ mình, ví dụ như vụ dân Thủ Thiêm tự tìm bản đồ bị ‘thất lạc’, theo bà Khánh được dẫn lời trên VnEconomy.

Mạng xã hội nói gì?

Luật sư Lê Đình Việt: Dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước: Thân thế công bộc của nhân dân là bí mật.

Facebooker Tuấn Phạm: Chả hiểu được, nếu thân thế lãnh đạo mà ‘mật’ thì người dân sao biết để mà bầu cử. Cứ mật hết đi, đừng cho dân biết gì cả? Tự biên, tự diễn, tự vỗ tay là được rồi.

About this website

BBC.COM
Dự Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước khiến nhiều dân biểu tỏ ý quan ngại bởi phạm vi thông tin mật ‘quá rộng’, theo truyền thông Việt Nam.