HÃY CÙNG NHAU LÊN TIẾNG BẢO VỆ NGƯỜI DÂN PHAN THIẾT

Image may contain: 2 people, people sitting, indoor and text
Hội Anh Em Dân Chủ

HÃY CÙNG NHAU LÊN TIẾNG BẢO VỆ NGƯỜI DÂN PHAN THIẾT
———–

Tin từ Phan Thiết:

Những người tham gia biểu tình hôm 10/6 vừa qua, một số người đã bị xử tù như chúng ta đã biết, thì một nguồn tin vừa cho chúng tôi biết:

– Còn rất nhiều người biểu tình (phần lớn dưới 18 tuổi) mới đây đã nhận được lệnh cấm đi khỏi địa phương. Có thể sẽ bị cưỡng bức đi tù mà không cần thông qua xét xử.

– Rất nhiều đường phố ở Phan Thiết đã được gắn camera để giám sát nhất cử nhất động của người dân

– Quân đội điều động tăng cường ở nơi này.

Nguồn: fb Đàm Ngọc Tuyên

Chế độ Dạy Con Trẻ Thói Lưu Manh, Đá Cá Lăn Dưa!!!

Image may contain: one or more people
Image may contain: one or more people
No automatic alt text available.

Van H Pham

Chế độ Dạy Con Trẻ Thói Lưu Manh, Đá Cá Lăn Dưa!!!

Tạp Ghi Huy Phương

Nếu bạn đặt một câu hỏi với đứa cháu của bạn, “Mùa này theo cháu, ở đâu lạnh nhất?” Bạn nghĩ sao, thay vì câu trả lời là ở Oymyakon, nước Nga hay Nam Cực, thì thằng bé trả lời bạn, đó là ở trong tủ lạnh? Một câu trả lời khá hỗn láo, không phải là câu giải đáp của một đứa trẻ hiền lành, tử tế.

Một câu hỏi vớ vẩn khác, “Vì sao một người rơi xuống sông mà không ướt tóc?” Trong khi bạn đang phân vân, chưa biết trả lời sao thì thằng bé đã trả lời thay bạn, “Vì người đó trọc đầu.” Các bạn có thể bật cười cho rằng đứa trẻ nhanh trí, thông minh, nhưng rõ ràng đây là thứ lém lỉnh ngoài đường phố, mà không bao giờ chúng ta muốn cho con em có thứ thông minh, nhanh trí kiểu láu cá như vậy!

Bạn sẽ gặp phải một câu hỏi khác khá dơ bẩn, nhưng lại được in trong một cuốn sách để giáo dục trẻ em. Câu hỏi là, “Cứt gì có thể lấy tay móc?” và sau đây là câu trả lời, “Cứt mũi, cứt mắt, cứt tai!” Hoặc, “Trong con mắt của người đang yêu, bạn gái của họ đều là Tây Thi, vậy trong con mắt của Tây Thi thì có gì? Đáp, “Dử mắt (ghèn)!”

Trước bàn viết chúng tôi là một bộ sách loại bỏ túi, khổ nhỏ, gồm có bốn tập, mang nhan đề “Hỏi Đáp Nhanh Trí” do tác giả Đức Trí sưu tầm biên soạn, nhà xuất bản Văn Hóa-Thông Tin, số 43 Lò Đúc, Hà Nội, ấn hành, mỗi cuốn bán 14,000 đồng Việt Nam. Nội dung tập sách là một thứ văn hóa, giáo dục lưu manh thô lỗ, được trình bày dưới dạng “hỏi-đáp” tràn đầy trong gần 800 trang sách.

Chúng tôi xin dẫn chứng thêm những điều tệ hại trong bộ sách này để các bạn có thể hiểu thêm loại văn hóa tồn tại và đang phát triển mạnh mẽ trong xã hội bây giờ. Câu trả lời, trong nước bây giờ gọi là “đáp án.”

Hỏi: Kiểm tra cuối kỳ, Tuấn bị điểm 0 liền 6 môn, điều này chứng minh cái gì?
Đáp án: Chứng minh cậu ta không hề quay cóp.

Hỏi: Cái gì còn nhỏ hơn cả vi khuẩn?
Đáp án: Con của vi khuẩn.

Hỏi: Tại sao cổ của hươu cao cổ lại dài như vậy?
Đáp án: Tại vì nó thích chơi trội.

Hỏi: Người nào thích bóng tối nhất?
Đáp án: Những người yêu nhau!

Hỏi: Tại sao Cường ngủ gật trên lớp mà không bị thầy giáo phê bình?
Đáp án: Vì thầy giáo không nhìn thấy.

Hỏi: Loài vật nào không bị muỗi đốt?
Đáp án: Là con muỗi!

Hỏi: Khi thả chim bồ câu thì ai vui nhất?
Đáp án: Chim bồ câu!

Hỏi: Đa số vĩ nhân đều sinh ra ở đâu?
Đáp án: Trong nhà hộ sinh.

Hỏi: Nên làm gì khi cây kim rơi xuống biển?
Đáp án: Đi mua cây kim khác!

Hỏi: Vì sao về mùa Đông, chim én lại bay về phương Nam.
Đáp án: Vì nó đi rất chậm!

Hỏi: Đánh cái gì vừa không tốn sức lại rất thoải mái.
Đáp án: Đánh một giấc!

Và văn hóa “búa liềm” này luôn ẩn náu một tâm tính ác độc:

Hỏi: Ông A bị chặt đầu lúc 40 tuổi, vậy con cái ông A bị làm sao?
Đáp án: Bị mồ côi!

Hỏi: Một người sau khi bị chặt đầu sẽ thế nào?
Đáp án: Biến đổi chiều cao!

Hỏi: Làm thế nào khi gặp người sống?
Đáp án: Phải luộc chín!

Trong sách còn có những câu chuyện khó hiểu, ngu ngốc, ngớ ngẩn và vô nghĩa. Đây là một vài ví dụ:

Tại sao mũi bị tẹt?
Một hôm, một bé trai 4 tuổi hỏi ông nội:
– Ông ơi! Vì sao mũi của ông không giống của cháu, tại sao mũi của ông lại bẹt?
– Bởi vì khi còn nhỏ, ông không cẩn thận đã giẫm lên mũi của mình nên mũi của ông bây giờ bị bẹt!
Hỏi: Làm cách nào để mọi người không uống nước?
Đáp án: Đổi tên của nước (?)

– Khi ta có một hình tứ giác, vậy có 4 góc, ta cắt bỏ một hình tam giác ở giữa, tương đương ba góc, ta sẽ có một hình ngũ giác, có 5 góc. Vậy ta có: 4-3= 5!
Sách soạn ra nói là để dạy cho trẻ “hỏi đáp nhanh trí,” nhưng chính là để dạy con trẻ lưu manh, tập dối trá, như câu chuyện dưới đây:

Vẫn còn đang tắm
Cô gái đang rửa bát đĩa ở trong bếp thì có tiếng chuông điện thoại vang lên, người mẹ muốn tìm mẹ của cô gái, cô gái trả lời: “Mẹ cháu có lẽ đang tắm, bác đợi một lát để cháu đang tìm.”

Cô gái vặn vòi nước thật to, tạo âm thanh ồn ào và trả lời điện thoại nói, “ Mẹ cháu vẫn đang tắm.”

Xếp hàng

Một quý bà chạy vội vàng đến trước quầy thịt và lớn tiếng: “Ông chủ, bán cho tôi 10 ngàn đồng thịt bò cho chó.” Sau đó bà quay sang một quý bà khác đang đứng chờ và giải thích: “Cô thông cảm, tôi đã xếp hàng ở đây trước rồi!”

Thêm ba cuốn tự điển tiếng Việt “kiểu Vũ Chất” vừa được xuất bản tại Hà Nội với kiểu giải nghĩa “ba phải” như: “Chú bác: nói chung chú và bác!” “Cào cấu: Cào và cấu.” “Tao đàn: Chỗ nằm của tao nhân thi sĩ!” Điều này chứng minh rằng những người soạn sách (thường không thấy ghi tiểu sử – hoặc có bằng đại học mua ở chợ trời) không trí tuệ mà cũng chẳng đạo đức, là những người dốt nát, thất học, thiếu tự trọng, vô lại, sao chép. Nhà xuất bản thì do những người ngu dốt cầm đầu, thiếu lương tâm, vùi đầu vào lợi nhuận.

Về phía chính quyền, nhất là trong ngành văn hóa, thì những viên chức, cán bộ trong ngành xuất bản, thường là dốt nát, cũng là loại phi văn hóa, vô giáo dục. Họ chỉ biết ngậm miệng ăn tiền và biết báo cáo về số lượng xuất bản mỗi năm để nêu thành tích, dù với cái đống rác sách vở vĩ đại, đưa cả một thế hệ vào chỗ ngu dốt, lưu manh.

Tập giấy lộn mang tên “Hỏi Đáp Nhanh Trí” xấu hổ phải mang trên là “một cuốn sách,” nó dạy cho trẻ em kiểu nhanh trí, lanh mưu, không cần trí tuệ, học hỏi để hiểu biết, mà đối đáp cho xong, đào tạo cho chúng trong tương lai, trở thành những người giảo hoạt, lưu manh theo nhu cầu trồng cây ngắn ngày của “bác” và nhu cầu của “đảng” đào tạo những mầm non ngây ngô của dân tộc trở thành những công dân xảo trá mai hậu.

Về chuyện “sao chép,” nếu xem kỹ thì đây là một cuốn sách được “luộc” lại từ một loại rác rưởi của Trung Cộng, với hình minh họa nguyên gốc của Tàu, còn rõ những chữ Tàu trên hình vẽ.

Chỉ thị của Lê Duẩn sau 30 Tháng Tư, 1975, kỳ họp Quốc Hội Khóa 5: “Sau ngày giải phóng nhân dân ta đã làm rất nhiều việc nhằm quét sạch những dấu vết và di hại của thứ văn hóa ấy. Công việc này cần được tiếp tục một cách kiên trì, tích cực và triệt để!”

Miền Bắc đã tịch thâu, thiêu hủy, bán ra vỉa hè hay ve chai là khoảng 180 triệu cuốn sách giá trị của miền Nam, để bây giờ, 40 năm sau, nhà nước Cộng Sản cho in ra những loại sách rác rưởi như cuốn sách trên. Phải chăng đó là “cách mạng văn hóa” của những người Cộng Sản.

Chúng ta tự hỏi, con em mình nếu phải lớn lên trong nước, sẽ học được gì trong những cuốn sách như loại này.

Ai đã bắn luật sư Trịnh Vĩnh Phúc?

Thuong Phan shared a post.
No automatic alt text available.
Bảo Nhi LêFollow

Ai đã bắn luật sư Trịnh Vĩnh Phúc?

Ai cũng biết luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, Đặng Đình Mạnh và Nguyễn Văn Miếng là 3 luật sư bênh vực cho những người dấn thân vì nền dân chủ VN trong tương lai. Nhưng sáng nay, luật sư Phúc bị bắn. Trên trang cá nhân ông viết:

” Sáng nay đi lên Biên Hoà “làm án” với LS Đặng Đình Mạnh, ghé rước LS Nguyễn Văn Miếng đi cùng, vừa đóng cửa xe thì nghe một tiếng nổ đanh, nhìn lại thì thấy cửa kính hông bên phải xe Grandis như thế này!”

Ai bắn luật sư Phúc, chắc mọi người không khó đoán lắm. Thật là một xã hội ghê rợn. 

Mỗi năm cả nước có 132.500 lượt cán bộ xuất ngoại để “học hỏi”, tiêu tốn hết 132,5 triệu USD chắt chiu từ mồ hôi, nước mắt của nhân dân.

Cứ coi đây là số liệu bình quân để tính hạo xem sao. 

Hiện VN có 22 bộ & tương đương và 64 tỉnh thành. Tính tròn thì số đơn vị (tỉnh hay bộ) của cả nước gấp 10 lần số liệu đã dẫn trong bài báo.

Như thế, mỗi năm cả nước có 132.500 lượt cán bộ xuất ngoại để “học hỏi”, tiêu tốn hết 132,5 triệu USD chắt chiu từ mồ hôi, nước mắt của nhân dân.

Và họ đã học được những gì? Họ đã đem những lợi ích gì về cho nhân dân khi phung phí 3.100 tỷ tiền thuế mỗi năm?!!

Khốn nạn!

Image may contain: one or more people and text

BẦN CỐ NÔNG… MỘT TƯ DUY SAI LẦM KHI XÂY DỰNG LÊN MỘT CHẾ ĐỘ LẤY BẦN CỐ NÔNG LÀM TIÊU CHÍ NỀN TẢNG ĐỂ XÂY DỰNG NHỮNG CON NGƯỜI LÃNH ĐẠO…!

Image may contain: one or more people and text
Image may contain: text
Image may contain: 3 people, people sitting
Lê Hồng Song

BẦN CỐ NÔNG… MỘT TƯ DUY SAI LẦM KHI XÂY DỰNG LÊN MỘT CHẾ ĐỘ LẤY BẦN CỐ NÔNG LÀM TIÊU CHÍ NỀN TẢNG ĐỂ XÂY DỰNG NHỮNG CON NGƯỜI LÃNH ĐẠO…!

Tôi không có ý định phân biệt chủng tộc, giai cấp, học vấn, nghề nghiệp gì đó. Nhưng mà nói thật, từ khi đất nước đi theo cái của nợ xã hội chủ nghĩa hay chủ nghĩa cộng sản này đã san bằng mọi con người thành những người nghèo như nhau. Họ lấy tiêu chí bần cố nông làm trung tâm đánh giá đạo đức và nhân phẩm. Một thời cứ ai không thuộc diện bần cố nông thì bị quy là địa chủ phản động, tư sản mại bản, tiểu tư sản, là những kẻ bóc lột người rồi ra sức sai bần cố nông đi tịch thu tài sản, công hữu hóa, hợp tác hóa.

Mà cái bọn bần cố cũng ghê gớm chẳng kém, có gì hay, hay cả đời mơ ước cũng không dám lấy về làm của riêng mà xung công tự đắc coi là của mình. Con trâu của ông Bá vào hợp tác xã cũng là của mình. Trong khi mình cả đời cũng chỉ biết cầm cái cuốc chứ đếch bao giờ dám mơ tới con trâu.

Điều ấy khiến tôi nhớ lại câu chuyện thằng Bờm. Nó chỉ có cái quạt mo mà khi được đổi những ba bò chín trâu, ao sâu cá mè, bè gỗ lim, chim đồi mồi… thì nó chỉ cần có nắm xôi mà thôi. Đọc các phân tích của các bậc học sĩ đức cao trọng vọng nói rằng, đó là một sự chân chất thật thà không cầu danh lợi của nông dân Việt Nam chân đất như Bờm. Nhưng tôi cho rằng kẻ như Bờm có lẽ trong đầu hắn không hề có các khái niệm đó. Các khái niệm mà chỉ bọn nhà giàu và giới thượng lưu mới có. Cho nên có cho chúng, nhồi nhét vào đầu chúng, chúng cũng không biết để làm gì. Bần cố nông là như vậy.

Thế thì làm sao có thể xây dựng được xã hội nào tốt đẹp hơn xã hội của bần cố? Những kẻ ăn trên ngồi chốc, những người thuộc tầng lớp cao trong xã hội bỗng chốc hoặc bị thủ tiêu hoặc bị đè xuống đáy tận cùng của xã hội không đáng làm một con người. Nghe nói để trở thành đảng viên, những con người ưu tú của xã hội, lãnh đạo đất nước cũng phải xét tới ba đời làm bần cố mới được kết nạp. Vậy thì đất nước sẽ đi về đâu do những bọn tận cùng xã hội dẫn dắt? Một xã hội được dẫn dắt bởi những kẻ nghèo về văn hóa, nghèo về vật chất, nghèo về kiến thức thì chẳng biết còn cái gì có thể nghèo hơn được nữa. Khi mà mọi quy chuẩn đạo đức truyền thống và hiện đại bị triệt tiêu chỉ còn lại một mớ nghèo nàn chung chung hỗn độn.

Thời phong kiến vua chúa lấy “Tam cương, ngũ thường” làm thước đo đẳng cấp của con người, kẻ dưới phải kính trọng kẻ trên, trông người trên mà hành xử như một chuẩn mực đạo đức. Mọi hành vi phải được chứng giám của trời đất, quỷ thần và nhân tâm. Thời hiện đại lấy phẩm chất thượng lưu phương Tây làm tiêu chuẩn mà tiêu biểu là phong cách quý tộc của Hoàng gia Anh, Nhật, Vatican… khi trông họ, cả loài người hiện đại đều ngưỡng mộ, bởi trong họ toát nên vẻ đẹp quý phái mà mọi người đều mơ ước.

Ở ta chính vì bần cố lãnh đạo nên ra đường trông mặt mũi ai cũng len lét giống bần cố. Cái mơ ước chân chính nhất của bần cố là có được quyền thế để sĩ diện hão với đời. Ngoài ra nó chẳng ước gì khác. Cho nên người ta ai cũng muốn vào nhà nước, ai cũng muốn làm lãnh đạo rồi chẳng biết làm gì tiếp theo. Ra đường hay trong bàn nhậu người ta nói chuyện tìm cách hạ bệ nhau, nói xấu nhau như một thú vui tiêu khiển. Người ta nói chuyện làm thế nào để có nhiều tiền và tự tôn vinh giá trị bản thân. Cuối cùng lại quay về “chuyện ấy”.

Tôi cũng được sinh ra trong một gia đình có truyền thống bần cố nông không biết bao nhiêu đời. Có lẽ đời ông mình, bố mình tự hào bao nhiêu trong cái xã hội tôn vinh bần cố ấy thì tôi lại ghê tởm nó bấy nhiêu. Tôi đã từng trình bày điều này với nhiều người, họ nói tôi phủ nhận công lao tiền nhân, bôi nhọ quá khứ. Họ dẫn chứng bằng xương máu anh hùng, bằng công lao tiền bối, bằng giải phóng, độc lập, hy sinh, mất mát. Rồi họ chốt hạ bằng câu: nếu không thì làm sao có được mày như ngày hôm nay.

Ồ, hóa ra hy sinh của họ để có được tôi như ngày hôm nay? Để có được những con người như tôi nghèo nàn về tri thức, nghèo nàn về nhân phẩm, nghèo nàn về văn hóa và cả nghèo nàn về tư cách đạo đức, tư cách pháp nhân.

Nhìn những nước láng giềng coi người Việt Nam sau hàng cả loài chó, ghi riêng chữ Việt là cấm ăn trộm, lấy nhiều, lãng phí, bừa bãi. Thấy những người Việt ào ào ra nước ngoài lao động tay chân, đĩ điếm, làm những công việc tận cùng của xã hội khi người ta chẳng còn thèm động tay động chân tới. Những con người ra khỏi Việt Nam không dám tự coi mình là người Việt, ấy thế khi về nhà họ tự hào kể nể những điều trông thấy và dấu nhẹm những việc mình làm. Một phẩm chất bần cố được nuôi dưỡng từ khi có chính quyền coi bần cố là tiên phong, là lực lượng lãnh đạo xã hội.

Tôi cũng được nghe người ta kể về giấc mơ đến Mỹ, Nhật, Hàn, châu Âu. Những giấc mơ phải cho con cái ra nước ngoài và nếu có thể thì đừng bao giờ trở về nữa. Và tự hỏi sao lại có những giấc mơ quái quỷ như vậy nhỉ? Mỗi gia đình có người đi tư bản là niềm tự hào vô cùng tận, là công đức chín đời của tổ tông, là niềm vui sướng vô bờ bến của các đấng sinh thành. Mà có lẽ, theo tôi đó là tư duy mong muốn được đổi đời thoát xác khỏi cái kiếp bần cố bắt đầu từ việc tiếp xúc với văn minh phương Tây, hít thở bầu không khí của thế giới loài người tiến bộ: “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Bất kể các thể loại văn hóa của các nơi tư bản ấy sang chúng ta đều được săn đón trong sự hồ hởi và bao dung không một chút hoài nghi về chất lượng. Trong khi chả ai muốn học cái “sàng khôn” của anh em xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, Venezuela…

Thì ra, trong sâu thẳm tiềm thức họ vẫn coi đó là các nơi mọi rợ, thế giới chậm tiến của nhân loại và chính Việt Nam cũng nằm trong top đó. Vâng, cha ông tôi đã hy sinh xương máu để có được những “thành quả” như vậy. Thật là uổng công sống một kiếp người!

Chúng ta thừa hưởng một trong những phẩm chất tồi tệ nhất của bần cố là không dám nói ra những gì mình nghĩ và không dám viết lên những gì mình suy tư.
..Nhân Trần,………..

Kiểm điểm tập thể UBND TP.HCM về sai phạm ở Thủ Thiêm

Hoa Kim Ngo and 2 others shared a link.
VIETNAMNET.VN
Tập thể UBND TP.HCM qua các thời kỳ, UBND quận 2, Ban quản lý dự án khu đô thị Thủ Thiêm, UBND các phường quận 2 bị kiểm điểm vì sai phạm ở Thủ Thiêm.
  • Nguyen Khanh: Sau hài kịch rồi sẽ là bi kịch.
    Cuộc trấn áp chắc sẽ sớm bắt đầu khi hài kịch hạ màn, trên không gian mạng lẫn ngoài đời.

    Mọi phản ứng của các nạn nhân Thủ Thiêm rồi sẽ bị đánh, bắt và thậm chí kết án vì “gây rối trật tự công cộng” do mọi việc đã được chính quyền xử lý hết sức minh bạch và công khai.

    Ai còn mang nặng niềm tin vào cái gọi là cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam, nên tập làm quen với cách thu vén sự tức giận hay thất vọng của mình làm của để dành, trong di sản ký ức về một nhà nước cách mạng, vô cùng cách mạng.

Vụ ‘xẻ’ cả di tích quốc gia cấp sổ đỏ trái luật: Luật nào cho phép rút kinh nghiệm?

Trang Minh

Dân trí “Đã tìm ra những người sai phạm thì phải xử lý nghiêm khắc, không thể kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Còn với cá nhân cũng phải xử lý, thu hồi. Có xử lý nghiêm cán bộ sai phạm thì mới có cơ sở cho người dân nghiêm chỉnh chấp hành”, quan điểm của bạn đọc Dân trí.

Liên quan đến vụ “xẻ” cả đình Đại Mỗ, di tích lịch sử cấp quốc gia để cấp sổ đỏ trái pháp luật cho một hộ dân từ năm 2008, UBND quận Nam Từ Liêm cho biết đến nay, sau 10 năm, địa phương này vẫn đang tiến hành các thủ tục để “giải cứu” di tích. Trong khi đó, lãnh đạo phường bị yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Cho rằng “Giao cho nơi xảy ra sai phạm xử lý sai phạm là bao che tinh vi nhất trong các kiểu bao che”, là quan điểm của bạn đọc Đỗ Hồng Việt sau khi theo dõi loạt 44 bài viết của báo Dân trí về Vụ việc “xẻ” cả di tích quốc gia cấp sổ đỏ trái luật.

Xẻ thịt đất di tích Quốc Gia, nuốt không trôi, rút kinh nghiệm ?
DANTRI.COM.VN
(Dân trí) – “Đã tìm ra những người sai phạm thì phải xử lý nghiêm khắc, không thể kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Còn với cá nhân cũng phải xử lý, thu hồi. Có xử lý nghiêm cán bộ sai phạm thì mới có cơ sở cho người dân nghiêm chỉnh c…

Thấy gì từ vụ đàm phán ‘trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’?

Thấy gì từ vụ đàm phán ‘trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’?

Phạm Chí Dũng

Thanh lại… uống bia và chơi golf?

Dù vẫn chưa có tin tức nào từ cuộc họp đặc biệt giữa Quốc Vụ khanh đặc trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn ở Berlin vào ngày 1/11/2018, nhưng bằng vào thái độ ‘phấn khởi’ bất thường của cựu Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng khi ông Hưng bình luận trên Facebook cá nhân “Chắc chắn sự hợp tác ở tầm chiến lược giữa hai nước sẽ còn phát triển mạnh hơn trong tương lai”, người ta có thể tưởng tượng một cách không còn hoang tưởng về hình ảnh Trịnh Xuân Thanh, nếu không phải ngay lúc này thì cũng chẳng còn bao lâu nữa, sẽ được những mật vụ Việt Nam ‘dìu’ từ máy bay Vietnam Airlines xuống một sân bay nào đó ở Đức – cảnh tượng tuyệt đối tương phản với hình ảnh ‘một người đàn ông lảo đảo được hai mật vụ Việt Nam ‘dìu’ lên máy bay ở sân bay Bratislava, Slovakia’ vào tháng Bảy năm 2017 là lúc người Đức bừng bừng phẫn nộ vì vụ Thanh bị bắt cóc ngay tại Berlin – để ngay sau đó kẻ bị bắt cóc lại tiếp tục… uống bia và chơi golf.

Bất chấp hai bản án chung thân mà Nguyễn Phú Trọng – khi còn chưa gấp rút thay thế Trần Đại Quang để trở thành chủ tịch nước – đã khiến Thanh phải khóc nức lên mà ‘cháu xin lỗi bác tổng bí thư’…

Đây là lần đầu tiên kể từ thời điểm nổ ra cuộc khủng hoảng Đức – Việt vào tháng Tám năm 2017, Đoàn Xuân Hưng biểu thị cái nhìn tràn trề hy vọng đến thế về tương lai phục hồi quan hệ Việt – Đức. Còn trước đó, viên đại sứ này đã biến thành một con rối câm nín, né tránh hầu hết báo đài Đức và báo chí phương Tây soi xóc về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Thậm chí vào tháng Tư năm 2017 khi Tòa thượng thẩm Berlin mở phiên tòa xét xử Nguyễn Hải Long tham gia vào đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Đoàn Xuân Hưng còn là một trong 4 quan chức Việt Nam bị tòa triệu tập để hỏi cung. Về thực chất, Hưng bị cảnh sát Đức nghi ngờ là đã tiếp tay chặt chẽ cho kế hoạch lén lút bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của phía Việt Nam, được tiến hành bởi một viên trung tướng an ninh của Bộ Công an cũng tên là Hưng – Đường Minh Hưng.

Cảm xúc lộ liễu trên của Đoàn Xuân Hưng lộ ra cùng với việc báo đảng ở Việt Nam thông tin “Quốc Vụ khanh Andreas Michaelis hứa sẽ thu xếp sớm thăm Việt Nam vào thời gian phù hợp để tiến hành Đối thoại chiến lược giữa hai Bộ Ngoại giao”.

Đó là thông tin hiện ra lần đầu tiên kể từ xảy ra con địa chấn khủng hoảng Đức – Việt. Còn trong hơn một năm trước đó, dù đã diễn ra nhiều cuộc đàm phán ngầm giữa Hà Nội và Berlin về vụ Trịnh Xuân Thanh, nhưng đã không có bất kỳ một quan chức cao cấp nào của Đức đến ‘thăm Việt Nam’.

Trong khi đó, cái ‘án treo’ về tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước mà người Đức tuyên vào tháng Chín năm 2017 vẫn còn sờ sờ một cách đầy đe dọa. Từ tháng Chín ấy đến nay, toàn bộ các chương trình dự án mới về viện trợ và kinh tế của Đức cho Việt Nam đã tạm ngưng. Nhưng ‘đau khổ’ nhất cho cả hai bên vẫn là vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã cứa một vết rất sâu vào một trong những cái nôi nhà nước pháp quyền tiêu biểu nhất ở châu Âu, khiến cho chính phủ Đức không thể bỏ qua, lồng trong bối cảnh Đức là quốc gia có ảnh hưởng nhất trong việc tác động đến Nghị viện châu Âu để quyết định có phê chuẩn hay không cho Việt Nam được tham gia vào EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu) vào tháng Ba năm 2019.

Cũng trong thời gian trên, phía Việt Nam đã không có bất kỳ một lời xin lỗi nay cam kết ‘sẽ không tái phạm’ nào về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh với người Đức. EVFTA cũng bởi thế vẫn nằm nguyên trong tư thế bị cột chặt cả tứ chi.

Kẻ đói ăn không thể chịu đựng hơn được nữa?

Đến tháng Mười năm 2018, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã tiến đến EVFTA gần hơn bao giờ hết khi cuộc họp ở thủ đô Bruselles của nước Bỉ, nơi đặt trụ sở của Liên minh châu Âu, đã quyết định thông qua dự thảo EVFTA cùng với ‘gói nhân quyền’ để trình cho Hội đồng châu Âu xem xét việc ký kết hiệp định này, trước khi trình cho Nghị viện châu Âu.

Tức bất chấp điều được xem là ‘thành công lớn’ sau chuyến đi vận động EVFTA của Thủ tướng Phúc tại ba nước châu Âu vào tháng Mười năm 2018, hiệp định mang thời gian thai nghén quá lâu này vẫn còn phải trải qua hai công đoạn then chốt nữa, với cái nhìn nghiêm khắc của người Đức.

Rất có thể không hề ngẫu nhiên, cuộc đàm phán mang tính then chốt giữa hai bộ ngoại giao Đức và Việt Nam về vụ Trịnh Xuân Thanh đã diễn ra chỉ chưa đầy một tháng sau cuộc điều trần EVFTA – nhân quyền do Ủy ban châu Âu tổ chức tại Bỉ và trong giai đoạn bản dự thảo EVFTA đang trình cho Hội đồng châu Âu.

Cũng rất có thể đang diễn ra kịch bản những người mang danh nghĩa cộng sản ở Việt Nam rốt cuộc đã phải đầu hàng trước áp lực liên tục của người Đức, phải ‘nhả’ Trịnh Xuân Thanh để đổi lấy Hiệp định EVFTA – tương tự phương châm ‘đổi tù nhân chính trị lấy lợi ích thương mại’ mà họ đã vừa âm thầm vừa trơ tráo thực hiện đổi chác với Mỹ và phương Tây trong nhiều năm qua.

Nếu trong thời gian tới, Trịnh Xuân Thanh quả thực sẽ uống bia và chơi golf ở Đức, tâm thế đầu hàng của nhà nước cộng sản Việt Nam sẽ hiện hình một cách đầy ý nghĩa: hiện tượng này phản ánh tiến trình ‘vận nước đang lên’ và cuộc đấu lực lẫn đấu trí của nhà nước này với người Đức, Liên minh châu Âu và người Mỹ đã chạm vào ngưỡng trên của giới hạn chịu đựng. Nguyễn Phú Trọng và cái túi ngân sách thủng toang hoác của chế độ ông ta khó mà có thể chịu đựng cơn đói ăn hơn nữa.

Không thể cứ khư khư ôm lấy quan điểm ‘chấp nhận trả giá đối ngoại để ưu tiên giải quyết đối nội’, cũng không còn cách nào khác, phải trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức.

Cho dù việc trả Trịnh Xuân Thanh sẽ là một bằng chứng hùng hồn nhất cho tuyên truyền ‘Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú’ là giả dối đến thế nào, về vụ bắt cóc Thanh do mật vụ Việt Nam và những cấp lãnh đạo có thể là rất cao đã chỉ đạo phi vụ này, cho dù sau khi trở lại Đức, Trịnh Xuân Thanh sẽ trở thành tiêu điểm phỏng vấn ghi hình của báo chí Đức và báo chí phương Tây mà sẽ khiến lộ ra gương mặt ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa’ của Việt Nam là nhơ nhuốc đến thế nào…, sự việc vẫn cứ như lời thơ xưa của các bậc tiền nhân: ‘Gặp thời thế thế thời phải thế’.

Sự thật là trong con mắt nước Đức, một kẻ tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh nếu có được phía Việt Nam trả lại cho Đức cũng chẳng có ý nghĩa gì lớn. Mà trên hết, người Đức cần được chế độ vi phạm nhân quyền quá trầm trọng ở Việt Nam thật sự tôn trọng như một nhà nước pháp quyền, mà vụ Trịnh Xuân Thanh là một phép thử rất lớn.

Cuối năm 2018, tình thế đã trở thành thế triệt buộc đối với nhà nước cộng sản Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên đã xuất hiện ‘tin nội bộ’ về việc hai cơ quan liên quan mật thiết đến vai trò chính trị và đàm phán CPTPP lẫn EVFTA là Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương đã hối thúc Bộ Chính trị đảng phải trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức để đổi lấy tương lai ‘không ngừng nâng cao uy tín Việt Nam trên trường quốc tế’ và để Việt Nam được tham gia vào bàn tiệc đứng EVFTA.

About this website

VOATIENGVIET.COM
Đây là lần đầu tiên kể từ thời điểm nổ ra cuộc khủng hoảng Đức – Việt vào tháng Tám năm 2017, Đoàn Xuân Hưng biểu thị cái nhìn tràn trề hy vọng đến thế về tương lai phục hồi quan hệ Việt – Đức. Còn trước đó…