ĐI TÌM THẾ LỰC THÙ ĐỊCH.

Đây là một bài viết của một đảng viên CS đã thức tỉnh.

=======================
ĐI TÌM THẾ LỰC THÙ ĐỊCH.

Từ lâu, tôi đã nghe nhiều, rất nhiều cụm từ “thế lực thù địch”. Nghe đến nhàm, nhưng chẳng ai chỉ giùm tôi, bởi nó vô hình. Vậy thì phải đi tìm thôi.

Tôi đã đi tìm thế lực thù địch từ những ngày hợp tác hóa, đầu những năm sáu mươi của thế kỷ trước, khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường xã hội chủ nghĩa.

Cái ngày mà tôi chưa phân biệt được chủ nghĩa Mác đúng sai thế nào.

Cái ngày mà khi có kẻng là xã viên hợp tác ra đồng, chờ phân việc, làm chiếu lệ vài giờ rồi về. Tối họp bình công chấm điểm thì cãi nhau om sòm, mà có nhiều nhặn gì đâu, giỏi lắm mỗi công một cân thóc. Để rồi “Ơi anh chủ nhiệm anh chủ nhiệm/ Hai tiếng thân yêu lời cảm mến/ Tay anh nắm chặt tay xã viên/ Xốc cả phong trào cùng tiến lên” đi vào trang sách học sinh theo thơ Hoàng Trung Thông.

Cái ngày mà khi thu hoach thì bố mẹ đi trước, con cái theo sau (gọi là đi mót) cướp hết những thứ ngon. Cuối buổi thu hoạch về sân kho hợp tác chỉ những đống lúa xơ xác, hoặc những đống khoai chạc khoai rễ. Để rồi “Dân làm chủ dập dìu hợp tác / Lúa mượt đồng ấm áp làng quê/ Chiêm mùa cờ đỏ ven đê/ Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn” đi vào trang sách học sinh theo thơ Tố Hữu .

Cái ngày mà đói triền miên, cả năm may ra có bữa no cơm và có thịt, đó là ngày tết. Để rồi “Những người lao động quang vinh/ Chúng ta là chủ của mình từ đây” đi vào trang sách học sinh theo thơ Tố Hữu.

“Chẳng nhẽ chủ nghĩa cộng sản lại thế này ư?” Từ thắc mắc đó tôi đọc “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” và “Chính trị kinh tế học”. Vì còn tuổi vị thành niên, nên dù nghi ngờ nhưng tôi chưa dám nghĩ Mác sai, nhưng ít nhất là ta làm sai Mác. Mác nói, đại ý “phải phân biệt vô sản và vô sản áo rách (bọn khố rách, áo ôm)”. Ta đã dùng “vô sản áo rách” trong CCRĐ. Ta đã cưỡng bức vào hợp tác xã, trong khi lẽ ra phải hoàn toàn tự nguyện. Trong “Chính trị kinh tế học”, theo Khơ rút sốp “có thể đoạt chính quyền bằng nghị trường”, còn theo Bregiơnhep “chỉ có thể đoạt chính quyền bằng bạo lực”, ta theo bạo lực. Tại sao lại phải dùng bạo lực? Tôi tự hỏi vì tôi đã đọc đâu đó “bạo lực là sản phẩm của phía yếu, bất tài và vô lực”. Tất cả những nhà cầm quyền theo chủ thuyết “sức mạnh chính trị nằm trên đầu nòng súng” đã đưa đất nước họ (trục phát xít) gục ngã. Sau gục ngã có thể họ bị yếu, có thể họ thuộc bài nên đã điều chỉnh hướng đi. Các nước theo trục chủ nghĩa xã hội lại tiếp tục theo vết xe đổ đó, để đến nay tan rã. Thảm thay!!!

Cái thời mà, thế hệ cha anh tôi, những người đã qua CCRĐ luôn thuộc nằm lòng câu “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” hoặc “chủ nghĩa cộng sản làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu”.

Tôi vào đại học, vào bộ đội. Dù làm khoa học và công nghệ, nhưng tôi luôn tìm hiểu về chế độ, khi mà tuyên truyền và thực tế luôn ngược nhau. Tôi đọc mọi loại sách, từ các sách văn học, xã hội học và chính trị; tiếp cận với nhiều tầng lớp người từ cao xuống thấp, từ cổ đến kim. Do công tác đi đây đó nhiều, nhất là các công xưởng, lại sống hòa nhập nên tôi có điều kiện tiếp cận thực tế. Qua lý thuyết và thực tế tôi đã dần tìm ra thế lực thù địch. Đúng hơn là cái gì đã kìm hãm sự phát triển của nước.

Còn nhớ những năm cuối thập niên bảy mươi của thế kỷ trước có lần tôi nói với bố tôi (đang là cán bộ cao cấp) rằng “đảng sai bố ạ”, bố tôi rằng “đường lối đúng, thực hiện sai”. Đáp “lý thuyết đúng là tự nó đem lại tốt đẹp cho xã hội, ta chẳng làm được gì cả, sao gọi là đúng? Nói vậy là bao biện”. Bố tôi lặng im. Lại hỏi “một xã hội sẽ ra sao nếu trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ?” Rằng “câu hỏi đó đã được Gabriel García Márquez – chủ nhân của giải noben văn học 1982 đã hỏi trong một gặp gỡ các nhà văn Á – Phi – Mỹ La tinh, mà chẳng ai biết thế nào để trả lời”. Vài năm sau bố tôi nói “con đúng, bố sai – từ nay con thay bố giải quyết các việc trọng đại trong gia đình”. Cũng từ đó cho đến lúc lìa trần, ông dị ứng với vô tuyến, đài và báo chí (công cụ tuyên truyền) – những thứ mà trước đây là thực đơn hàng ngày của ông. Ông quay lại nghề tử vi, địa lý và kinh dịch – như là nghề gia truyền; nhưng khi đi theo đảng ông phải bỏ. Chính nghề này đã cứu ông cả vật chất, tinh thần và để lại nhiều ân đức trước khi qua đời.

Cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi của thế kỷ trước, khi người ta cơ cấu những cán bộ chính trị đi tập huấn một thời gian về làm hiệu trưởng các trường cấp 2 và 3, tôi như đã thấy manh nha một cái gì? Sau đó, khi “chuột chạy cùng sào, nhảy vào sư phạm”; tôi đã thấy rằng: “xã hội ta sẽ thê thảm khi những người học yếu nhất vào giáo dục”. Rồi cải cách giáo dục, như một sự tàn phá đất nước nhanh nhất. Mười lăm năm đi học không có ai dạy cho ta yêu bố mẹ, anh em cả; nhưng được dạy nhiều về lý tưởng cộng sản “vì lý tưởng cộng sản, thanh niên anh dũng tiến lên”. Phải chăng bỏ qua cái thực thể hữu hình, chạy theo cái vô hình kiểu “bỏ hình bắt bóng” là đặc trung nền giáo dục của chúng ta?

Rút cục ta đã đào tạo ra những thế hệ “ăn theo nói leo” là chính, ai không như thế được đội cái mũ “tiểu tư sản trí thức” ngay. Ta không dùng những người tài giỏi, nhưng lại coi trọng những người khôn vặt, láu cá nhiều mưu ma chước quỷ. Chính cái sự đào tạo và sử dụng người đã hủy hoại nhân cách của nhiều thế hệ.

Từ đầu những năm tám mươi của thế kỷ trước lại đây, tôi đã chứng kiến rất nhiều những cuộc chạy chức quyền, chia các vai quyền lực từ các bàn nhậu. Mấy chục năm công tác tôi thấy quá rõ kinh phí bôi trơn cho guồng máy, thông thường là 40% chi phí đầu tư, nhiều chỗ còn hơn. Kinh phí vào công trinh chỉ xấp xỉ một nửa. Đất nước không đổ nát mới là sự lạ.

Cách đây hơn năm thế kỷ Thân Nhân Trung đã viết:

“…Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”

Đất nước ta không đào tạo và sử dụng được hiền tài, chỉ dùng được những ai dễ sai bảo, biết ăn theo nói leo, thậm chí vô sản áo rách. Dùng hiền tài đâu có dễ, những người không tài làm sao sử dụng được hiền tài, các bậc hiền tài đâu chịu làm đầu sai. Những người có tri thức, biết được điều hay lẽ phải (tri là biết; thức là hay), sao lại có thể a dua theo bầy đàn không có tri thức dẫn lối? Trong hoàn cảnh ấy, hiền tài chỉ có hai con đường, hoặc vùng lên rồi bị diệt như “Nhân văn Giai phẩm” hay như “vụ xét lại chống đảng”. Hoặc co vào ở ẩn bất hợp tác như đa phần còn lại. Rút cục hiền tài không “can dự” được vào sự phát triển đất nước. Không phải vô cớ mà ở nước Đức có bia mộ ghi “ở đây đã an táng một người, mà người đó dùng được rất nhiều người tải giỏi”.

Vậy là “thế lực thù địch” của đất nước chính là sự ngu tối. Mà cái ngu là tổ phụ của cái ác, tàn phá đất nước hơn tỷ lần cái ác. Con đường cách mạng đất nước ta (mà đặc biệt là cách mạng phát triển xã hội sau năm 1975) đang đi là con đường thiếu ánh sáng tri thức soi đường. Để rồi sau bao nhiêu năm đi vào bóng đêm. Đất nước sau gần bốn mươi năm thống nhất tựa như đổ nát. Nạn tham nhũng tràn lan làm rỗng ruột kinh tế, tai nạn giao thông chết người như có chiến tranh, giáo dục lụn bại, nhân cách đạo đức suy đồi, kẻ thù truyền kiếp phương Bắc uy hiếp trên biên giới, rừng núi, biển đảo và đồng bằng. Cách mạng đâu phải là sự nghiệp của bầy đàn khố rách áo ôm kiểu “mo cơm quả cà đi xây dựng chủ nghĩa cộng sản”. Cũng do ngu tối mà từ ngày độc lập, chúng ta chưa tìm được con đường đi cho đất nước.

Không nghi ngờ gì nữa“thế lực thù địch” của đất nước chính là sự ngu tối, thế lực nào dung túng cho cái ngu, để cho cái ngu hoành hành thì đấy chính là thế lực thù địch của đất nước ta, dân tộc ta.

Thời nay ai thiết người tài

Chỉ cần tai tái, dễ sai hợp thời

Thằng thông minh nó lắm lời

Nó thuyết, nó giáo rối bời thằng ngu

Thằng ngu tuy có lù khù

Mưu ma chước quỷ nó bù thông minh

Sự đời nghĩ lại mà kinh

Nhân tình thế thái, rối tinh rối mù.

H.Q

Tướng Nguyễn Thanh Hóa: ‘Cho tôi xin một cơ hội cơ hội cuối cùng để làm lại cuộc đời

Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa xin lỗi HĐXX tại phiên tòa sa’ng nay 23/11. Ảnh: Hoàng Hiệp.

“Tôi không am hiểu gì về công nghệ nhưng đã có ý thức phải thể hiện được công sức của mình cho sự nghiệp chung”, bị cáo trần tình.

Với tham vọng đó ông mong muốn xây dựng lực lượng hùng mạnh, đủ sức đương đ.ầ.u bất cứ loại hình tội phạm nào. Tuy nhiên, ông Hóa nói rằng tạo hóa đã ban cho bản thân mình bộ não có tham vọng quá lớn trên nền tảng nhận thức hạn hẹp.

Đừng có cố tình bôi đen, xuyên tạc, đất nước chưa bao giờ được như thế này

NGHĨA VỤ THEO DÕI
-Tổ chức đánh bạc là để theo dõi bọn cờ bạc
-Ăn hối lộ là để theo dõi bọn tham nhũng
-Chặt cây là để theo dõi lâm tặc
-Tạo Formosa là để theo dõi bọn phá môi trường
-Tra tấn là để tìm hiểu người muốn tự tử
-Cướp đất là để theo dõi thằng vẽ bản đồ
-An Ninh Mạng là để theo dõi thời sự
-Dẫn chân dài vào khách sạn là để tìm hiểu tâm lý các cháu
-Mua nhà ở ngoại quốc là để theo dõi tại chỗ âm mưu phá hoại cách mạng của tư bản
-Lập đặc khu là để theo dõi tài phiệt Tàu
-Bán nước là để theo dõi giặc ngoại xâm

Fb Từ Thức

* Đấy, thế mà thế lực thù địch cứ bôi đen xuyên tạc thế lực thân địch 😡

Vụ Thủ Thiêm: Dân ‘mắng’ công an, quân đội, chính quyền ‘đê tiện’

Chửi như vậy nghe sướng lổ tai quá, bây giờ còn sợ gì nữa , cùi không sợ lở rồi

“Tại sao các vị phải ti tiện đến như vậy? Đó là một sự đê tiện thực sự”, một người dân đại diện cho cử tri quận 2 đã nói với chính quyền TP.HCM như vậy sau khi “mắng” lực lượng công an, quân đội đã “chĩa súng vào đầu” người dân, “tự tiện, núp lén, canh người ta không có nhà để dỡ rào lấy đất” thay vì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cho người dân.

Phần phát biểu của chị Nguyễn Thị Thùy Dương, người phụ nữ bất đắc dĩ “nổi tiếng” vì đã ném giày vào lãnh đạo TP.HCM trước đây, trong buổi tiếp xúc cử tri quận 2 (Q.2) ngày 22/11 đã được cả hội trường vỗ tay tán thưởng. Thậm chí, cử tri còn yêu cầu lãnh đạo mở loa lên để cho phép chị được nói tiếp sau khi phần phát biểu của chị bị cắt đi theo quy định.

VOA: Cựu luật sư Võ An Đôn ‘sẽ khởi kiện Bộ Tư pháp’

VOA: Cựu luật sư Võ An Đôn ‘sẽ khởi kiện Bộ Tư pháp’
VOA Tiếng Việt
Cựu Luật sư nhân quyền Võ An Đôn nói với VOA rằng ông sẽ kiện người đứng đầu Bộ Tư pháp sau khi bộ này bác đơn khiếu nại của ông về việc ông bị xóa tên khỏi Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên.
Hôm 23/11, ông cho VOA biết ông vừa nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ Tư pháp đối với những khiếu nại của ông.

“Vừa qua Bộ Tư pháp có trả lời nói rằng họ giữ nguyên kết quả giải quyết khiếu nại của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên về việc bác đơn yêu cầu giải quyết khiếu nại của tôi, với lý do đưa ra hết sức mơ hồ, cho rằng tôi nói xấu các luật sư, cũng như trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài. Họ chỉ nói chung chung, không chỉ rõ cái nào. Như vậy là không đúng quy định của pháp luật, cũng như các văn bản hướng dẫn kỷ luật luật sư.”

Hôm 23/11, Báo Pháp luật dẫn nguồn tin từ Bộ Tư pháp tường thuật rằng ông Đôn có gửi thư khiếu nại về việc Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên ra quyết định xóa tên ông khỏi đoàn luật sư vào tháng 11/2017 và một quyết định của Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam liên quan đến việc giải quyết khiếu nại đối với ông vào 5/2018.

Báo Tuổi trẻ online đưa tin, Bộ Tư pháp đã bác toàn bộ nội dung khiếu nại của cựu luật sư này.
Trước đó, ông Đôn cho VOA biết rằng hôm 26/11/2017 ông bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên xóa tên với hai lý do cơ bản rằng ông trả lời phỏng vấn các báo đài nước ngoài và nói xấu luật sư.
Truyền thông trong nước trích lời Ban Chủ nhiệm nói rằng ông Đôn đã có nhiều phát biểu, trả lời phỏng vấn “mang tính bịa đặt”, với “nội dung không đúng sự thật, suy diễn chủ quan, nói xấu thể chế chính trị.”
Bộ Tư pháp kết luận rằng những phát biểu của ông Đôn trong những clip này đã “phủ nhận giá trị, vai trò của hệ thống pháp luật và hoạt động tố tụng Việt Nam; phủ nhận vị trí, vai trò của nghề luật sư và đội ngũ luật sư Việt Nam.”
Bộ Tư pháp kết luật rằng Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đưa ra mức kỷ luật “xóa tên khỏi danh sách đoàn luật sư” đối với ông Đôn là “phù hợp, tương xứng.” Ngoài ra, bộ này cũng kết luận rằng Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã thực hiện đúng quy định của quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Cựu luật sư nhân quyền nói ông sẽ kiện Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra tòa:
“Sắp tới tôi sẽ khởi kiện Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra tòa án tỉnh Phú Yên, khởi kiện ông về quyết định của ông. Tôi không hy vọng rằng việc khởi kiện này đem lại kết quả dù các cơ quan này ra quyết định sai trái.”

Ông Đôn cho biết rằng ông có thể sẽ phải ở nhà “làm nông”, sau khi bị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên xóa tên trước phiên xử phúc thẩm Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Ông cho rằng việc xóa tên nhanh chóng như thế là nhằm mục đích không cho ông tham gia bào chữa cho blogger Mẹ Nấm diễn ra ngày 30/11/2017, một blogger bị tuyên án 10 năm tù và bị tống xuất sang Hoa Kỳ vào tháng 10 vừa qua.

Hàng trăm luật sư trên cả nước đã kiến nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam xem xét lại quyết định kỷ luật ông Đôn.

XEM THÊM:
Gần 120 luật sư lên tiếng bênh vực đồng nghiệp Võ An Đôn

Luật sư Nguyễn Văn Quynh chia sẻ trên Facebook: “Tôi từng tham gia bào chữa chung với luật sư Võ An Đôn một số vụ án, nghe tin luật sư bị xoá tên tôi thấy cũng rất buồn cho nhiệt huyết của luật sư với nghề luật sư.”
Blogger Phạm Nguyên Trường viết: “Luật sư Võ An Đôn được công chúng biết đến như một trong những luật sư rất tâm huyết, chính trực, can đảm, cương quyết và kiên trì tranh đấu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của những người dân nghèo khổ, cô thân yếu thế, nạn nhân của giới chức hắc ám tiêu cực, đặc biệt là của tệ nạn công an bạo hành.”

Dù không còn được phép bào chữa chính thức tại tòa cho các nhà hoạt động nhân quyền, và người yếu thế, nhưng ông Đôn nói rằng ông vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ pháp lý để bênh vực cho những người dân vô tội.
Tối 23/11, VOA tiếng Việt không thể liên lạc được ngay với Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long để phỏng vấn.

Nguồn:

About this website

 

VOATIENGVIET.COM
Cựu Luật sư nhân quyền Võ An Đôn nói với VOA rằng ông sẽ kiện người đứng đầu Bộ Tư pháp sau khi bộ này bác đơn khiếu nại của ông về việc ông bị xóa tên khỏi Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên.

  Hỏa hoạn California : Thủ phạm là một Công ty cung cấp năng lượng ?

  Hỏa hoạn California : Thủ phạm là một Công ty cung cấp năng lượng ? 

Đội ngũ cứu cấp lục soát tìm nạn nhân tại một căn nhà bị hỏa hoạn ở California.REUTERS/Terray Sylvester.

Danh sách nạn nhân trong vụ hỏa hoạn ở phía Bắc California tiếp tục kéo dài. Tính đến tối 16/11/2018, đã có 71 người chết, và theo chính quyền địa phương có hơn 1.000 người mất tích. Một Công ty điện bị nghi ngờ là « thủ phạm » gây ra vụ hỏa hoạn thảm khốc này.

Theo phát biểu của Cảnh sát Trưởng quận Butte, ông Korea Honea, số nạn nhân mất tích đã tăng từ 631 lên 1.011 người trong vòng 24 giờ. Ông lưu ý con số này không mấy gì chắc chắn do được thu thập từ các « dữ liệu thô » như: từ các cú điện thoại, một số tên đánh sai lỗi chính tả được tính nhiều lần, hay một số người sống sót không báo cho địa phương hay gia đình biết.

Song song với việc tìm kiếm các nạn nhân, một cuộc điều tra cũng đã được tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân. Các nhà Điều tra nghi ngờ Pacific Gas and Electric Company – PG&E, Công ty lớn nhất cung cấp điện và khí đốt cho Tiểu  bang là nguồn gốc của thảm họa.

AFP cho biết: Trong một biên bản công việc được chuyển giao cho Tư pháp, các nhà Điều tra phát hiện có sự trùng hợp việc phá hủy một cột điện trong khu vực ngay trong ngày 08/11/2018, trước khi xảy ra vụ hỏa hoạn không bao lâu.

Tổng cộng trong mùa thu này, có khoảng từ 17-21 vụ cháy xảy ra tại phía Bắc Tiểu bang California, do các đường dây điện rơi xuống đất. Số thiết bị vật tư đó đều thuộc Công ty PG&E. Viện công tố quyết định mở định mở một cuộc điều tra liên quan đến 8 vụ cháy.

Trong trường hợp này, PG&E đang gặp rủi ro lớn. Số tiền mà Công ty này sẽ phải đóng phạt chịu trách nhiệm cho vụ cháy, cũng như là tiền bồi thường thiệt hại có thể lên đến 30 tỉ đô la. Với mức tiền phạt này, Doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Chỉ riêng với tiết lộ này, giá cổ phiếu của PG&E đã bị mất đến 25%.

Reuters nhắc lại vụ hỏa hoạn có tên « Camp Fire » xảy ra từ một tuần nay đã biến cả thành phố Paradise, có 27.000 dân, nằm cách San Francisco 280 km về phía Bắc thành một đống tro tàn khổng lồ.

Ngay ngày phát hỏa, 08/11/2018, chỉ trong vòng có vài giờ, lửa đã thiêu rụi 12.000 cơ sở, trong đó có 9.100 nhà ở.  Cal Fire, Cơ quan Dự báo Hỏa hoạn và Bảo vệ rừng cho biết: Đã kiểm soát được 45% vụ cháy, dù có các cơn gió lớn.

 From: Do Tan Hung & KimBang Nguyen

VNTB- Vì sao đảng ‘đánh’ vợ Lê Thanh Hải?

Hoa Kim Ngo and Trang Minh shared a post.
Image may contain: 6 people, people smiling, child

Phạm Chí Dũng

VNTB- Vì sao đảng ‘đánh’ vợ Lê Thanh Hải?

Thường Sơn

(VNTB) – Số phận Lê Thanh Hải “gia tộc Lê Thanh Hải” đang lộ ra những dấu hiệu khá rõ về sự sụp đổ trong một ngày không còn xa nữa…

Ảnh: “Gia tộc Lê Thanh Hải”

Học viện Cán bộ TP.HCM là cơ sở đào tạo duy nhất ở Việt Nam bị giáng một đòn choáng váng đúng vào 20/11 – ngày Nhà giáo Việt Nam – năm 2018.

Và nhân vật được xem là ‘nhà giáo Việt Nam – bà Trương Thị Hiền – đã bị cho ‘lên thớt’.

“Có dấu hiệu ‘thông đồng’ gói thầu hàng trăm tỉ tại Học viện Cán bộ TP.HCM” – báo Thanh Niên giật tít như thế và còn chú thích rằng bà Trương Thị Hiền là phu nhân của cựu ủy viên bộ chính trị, cựu bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải. Tuy nhiên, sau đó đoạn chú thích này đã biến mất, còn tựa đề được đổi thành “Hủy bỏ kết quả đấu thầu tại Học viện Cán bộ TP.HCM”.

Theo bài báo trên: “Kết luận thanh tra khẳng định Tư vấn quản lý dự án có dấu hiệu ‘thông đồng’ với Tư vấn đấu thầu trong việc triển khai xây dựng gói thầu hàng trăm tỉ tại Học viện Cán bộ TP.HCM”.

Giám đốc và Phó giám đốc Học viện được phân công phụ trách tại thời điểm phát sinh vụ việc. Vào thời điểm đó, giám đốc là PGS-TS Trương Thị Hiền…

Thanh Niên cũng là một trong vài tờ báo đầu tiên ‘nổ súng’ theo ý chỉ của đảng vào tháng Tư năm 2017 về vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, để sau đó dẫn tới kết cục bi thảm 31 năm tù giam dành cho Ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng.

Còn việc đăng bài về Học viện Cán bộ TP.HCM và Trương Thị Hiền như một cách ‘tôn vinh’ Ngày nhà giáo Việt Nam thì ý tưởng đó có lẽ chỉ xuất phát từ những cái đầu thâm nho Bắc Hà hoặc những ‘người Bắc có lý luận’.

Với trường hợp Trương Thị Hiền, cho đến nay đảng đã đụng chạm đến hầu hết những người thân của Lê Thanh Hải, thít chặt hơn nữa vòng vây đối với cựu quan chức cao cấp có tục danh ‘Hải Heo’.

Kẻ đầu tiên trong ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ bị đảng ‘làm lông’ là Lê Tấn Hùng – Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) và là em ruột của Lê Thanh Hải. Vào tháng Ba năm 2018, Thanh tra TP.HCM bất chợt công bố kết luận thanh tra về việc Lê Tấn Hùng đã “chi khống 13,3 tỉ đồng” – một dấu hiệu hầu như chắc chắn là nếu không ‘biết điều’, Lê Tấn Hùng sẽ đi thẳng vào nhà giam.

Chỉ 5 ngày sau vụ Lê Tấn Hùng, đến lượt con trai cựu bí thư Lê Thanh Hải là ông Lê Trương Hải Hiếu – Thành ủy viên, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12 – bị Ủy ban Kiểm tra thành ủy TP.HCM công khai thi hành kỷ luật. Theo đó, ông Lê Trương Hải Hiếu “đã vi phạm trong việc có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức”. Ban Thường vụ Quận ủy Quận 12 đã quyết định kỷ luật ông Lê Trương Hải Hiếu bằng hình thức khiển trách.

Lê Thanh Hải từng được một số dư luận đồn đoán là “một trong những quan chức cộng sản giàu nhất Việt Nam”. Đặc biệt là mối quan hệ “đặc biệt” giữa ông Hải và bà Trương Mỹ Lan của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Lê Thanh Hải cũng từ lâu bị xem là ‘tội phạm’ ghê gớm trong vụ ‘ăn đất’ Thủ Thiêm mà đã đẩy hàng chục ngàn gia đình ở khu vực này vào cảnh bị cướp đất, màn trời chiếu đất và bị biến thành dân oan đất đai bất đắc dĩ, hàng chục năm trời rồng rắn kéo nhau đi khiếu nại tố cáo từ Nam chí Bắc.

Vào thời gian này và đặc biệt sau cái chết của Trần Đại Quang, những nước cờ tuần tự và có vẻ khá chắc chắn của Nguyễn Phú Trọng đang áp sát cựu bí thư Lê Thanh Hải, tương tự những nước đi của ông Trọng đối với “gia tộc Nguyễn Tấn Dũng”.

Chiến thuật trên đang khá tương hợp với đồn đoán trước tết nguyên đán 2018 về “từ sau tết đến Hội nghị trung ương 7, Lê Thanh Hải sẽ bị “đánh””.

Với vụ ‘nhà giáo Việt Nam’ Trương Thị Hiền được công khai trên báo chí nhà nước, trong khi những đàn em của Lê Thanh Hải là Nguyễn Hữu Tín bị bắt, Tất Thành Cang và Nguyễn Thanh Tài có thể bị bắt, số phận Lê Thanh Hải “gia tộc Lê Thanh Hải” đang lộ ra những dấu hiệu khá rõ về sự sụp đổ trong một ngày không còn xa nữa, để cá nhân Lê Thanh Hải gần như chắc chắn phải được kết thúc như một công đoạn đầu tiên để dẫn tới cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng.

Nhân ngày Nhà Giáo 20/11: Chút tâm tình gửi vào bụi phấn

Nhân ngày Nhà Giáo 20/11: Chút tâm tình gửi vào bụi phấn

Gioan Lê Quang Vinh

20/Nov/2018

Nhân ngày Nhà Giáo 21/11: Chút tâm tình gửi vào bụi phấn

Lại một ngày nhà giáo nữa đi qua. Những cánh thiệp. Những đoá hoa. Và những gói quà đủ kích cỡ đủ màu sắc. Tôi nhìn thấy những gương mặt hân hoan, của học trò, của thầy cô giáo và những nét âu lo của cả phụ huynh. Khi em gửi cho thầy cô một món quà, em gói trong ấy bao là tình cảm dễ thương và đáng quí. Chính những tình cảm ấy, chứ không phải tự những món quà, là sự khích lệ quí báu để thầy cô còn đủ can đảm đứng trên bục giảng. Hãy thử tưởng tượng, một ngày kia khi không còn tình nghĩa thầy trò, thì có ai còn can đảm chọn nghề giáo?

Nhưng em ơi, cho tôi xin lỗi vì hôm nay khi tôi đã từ chối không nhận món quà của lớp em và lúc đó em có vẻ không vui. Đối với tôi, món quà vẫn là cái gì tốt đẹp bởi vì trong đó có cả một tấm lòng. Nhưng hãy cho phép tôi từ chối, bởi vì tôi đã nhìn thấy nhiều quá, thấy những vất vả nhọc nhằn của bạn bè em, thấy những ánh mắt rụt rè e ngại khi không biết còn đủ tiền đóng vào quỹ lớp hay không. Và tôi cũng thấy những nét âu lo trên vầng trán và trong mắt em, khi mà học phí kỳ một chưa đóng, khi mà chủ nhà trọ đang hỏi tiền nhà, khi chỗ dạy kèm tháng này không có. Vâng, cuộc sống bao giờ cũng đẹp nhưng quả thật cuộc sống không bao giờ là dễ dàng cho những con người đang cố gắng bước đi trong đó. Và tôi, ước mong giúp em tránh đi một chút nhọc nhằn. Và đâu nhất thiết là cứ ngày nhà giáo là phải tặng quà?

Dù sao cũng xin cám ơn em, cám ơn em thật nhiều. 

Nghề giáo là cái nghề lạ lắm. Người ta không làm giàu bằng nghề giáo được cho dù có lúc cuộc sống cũng dễ thở. Không phải một người, hai người nói điều ấy mà đó là kinh nghiệm của lớp lớp người đã đứng trên bục giảng. Nhưng cái lạ không nằm chỗ đó, cái lạ là những ai đã gắn bó với nghề thì cũng như đã gắn bó với một người tình, không dễ gì dứt bỏ. Và nếu có phải vì những éo le của cuộc đời, như một thứ định mệnh, mà phải dứt bỏ nó, thì lòng người ta vẫn phải dằn vặt, tiếc nuối, và không dễ gì thích ứng với nghề mới mà quên đi được những ngày mình cầm phấn đứng trước những ánh mắt khát khao tri thức. Và cái khắc nghiệt cho người đã “trót” làm nghề giáo nằm ở chỗ đó. Có lúc không “dứt” được mà vẫn phải “bỏ”. Lâu lâu đọc một bài báo đặt vấn đề tại sao giáo viên nghỉ việc ai cũng xót xa cho cái khắc nghiệt ấy.

Có một anh bạn tôi là giáo viên giỏi một trường trung học có tiếng ở Sàigòn thập niên 2000. Anh đã quyết định bỏ nghề vì những qui định phi lý và cách ứng xử tệ trong ngành giáo dục. Anh thương yêu học trò và yêu nghề, nhưng anh không muốn làm trái lương tâm mình. 

Và ngày nhà giáo là dịp cho học trò tỏ tấm lòng đối với thầy cô. Tấm lòng học trò là phần thưởng lớn nhất, ánh mắt học trò là khích lệ cao quý nhất mà người thầy, chứ không phải ai khác, nhận được trong mỗi ngày làm việc của mình. Cái níu chân nhà giáo ở lại với bục giảng là ở đó. Thế thì có cần đến ngày nhà giáo không? Vâng, cần, cần ngày nhà giáo như cần một ngày mà người đi sau ngước nhìn người đi trước với sự kính trọng và cám ơn. Sự kính trọng và cám ơn như một mùi hương quí làm cho những bước chân trên đường sỏi đá, của cả thầy lẫn trò, đều dịu đi một chút và đẹp hơn một chút.

Nhưng sẽ là không cần chút nào cả khi đó là dịp để học trò phải tặng những món quà, có khi khá đắt giá, làm nặng thêm đôi vai học trò. Những món quà biểu lộ nhiều tấm lòng. Nhưng có một điều tôi có thể quả quyết mà không sợ sai lầm rằng tấm lòng không bao giờ đồng nghĩa với những món quà. Có những món quà biểu lộ tấm lòng, nhưng không bao giờ là đủ so với tấm lòng người tặng quà. Nếu món quà bằng với tấm lòng thì tội nghiệp tấm lòng quá! Nhiều tấm lòng đẹp mà chẳng cần biểu lộ bằng quà cáp. Và ngược lại, có những món quà lớn mà không hề biểu lộ chút lòng nào. 

Tôi xin được nhắc lại một câu chuyện cách đây ít lâu khi tôi mới đi dạy học. Trên một chuyến xe về Hố Nai, tôi ngồi cạnh một người đàn bà đứng tuổi, bà hỏi tôi: “Cháu làm nghề gì?” Tôi đáp thờ ơ: “Dạ cháu đi dạy”. Bà liền chép miệng: “Tội nghiệp cháu quá”. Tôi đã định nói cũng chẳng tội nghiệp gì lắm đâu bà ạ. Nhưng may mà tôi không lý giải gì cả. Sau này khi tôi học trường Luật, tôi nhớ có thầy kể lại một chuyện cũng gần giống như thế. Người ta nói với thầy là học Luật sao không đi làm luật sư “ngon” hơn (!). Có phải cần có những món quà ngày nhà giáo để an ủi người đã “trót lỡ”!

Chưa hết, ngày nhà giáo sẽ không cần khi mà nhân ngày đó người ta thi nhau khuyến mãi. Quà gói sẵn đủ loại đủ cỡ, có ghi giá đàng hoàng. Từ bông hoa hồng giả cho tới những quần áo thật. Từ cây bút nhẹ như bông cho tới chồng tập nặng như núi. Thầy cô đứng nhìn vào siêu thị là biết ngay mình sẽ có thứ gì trong ngày thiêng liêng ấy. Những bích chương, những quảng cáo. Khuyến mãi nhân ngày nhà giáo, biết là vì nhà giáo hay vì nhà buôn? Nhà tiếp thị giỏi là người biết tìm mọi cơ hội để đánh vào người tiêu dùng. Nhưng chắc cũng cần có một chỗ nào đó cho người ta quyết định theo con tim thì cuộc đời mới đẹp chứ phải không ? Chưa hết. Có những giờ học xong, học sinh thưa thầy (cô) ra ngoài một chút cho tụi em bàn chuyện riêng, mà thầy cô nào cũng biết là “tụi em góp tiền mua quà”. Có thầy cô nào không ái ngại.

Và cũng xin ai làm trong ngành giáo dục hãy tôn trọng học trò. Có một vị có chức quyền ở đại học nọ, khi nghe tôi nói rằng có nhiều sinh viên không đóng học phí được vì nghèo quá, vị đó la lên: “Không có tiền mà bày đặt đi học!”. Tôi bàng hoàng y như chính người bị hạ nhục, và vì quá bất bình, tôi đã phải thốt lên lời hơi nóng nảy. Nhưng cuộc đời này mà tính toán như thế thì buồn quá. Cùng với Francois Sagan, học trò cứ phải nói: “Bonjour, la tristesse” (Buồn ơi, xin chào). Không ít thầy cô khi phải nhận những món quà từ học trò, vừa cảm động vì tấm lòng của họ và vừa lo lắng cho hoàn cảnh của họ

Vậy hãy trả lại cho nhà trường và giáo dục ý nghĩa của nó và hãy giảm bớt đi những gồng gánh ăn theo. Thật ra ngày gọi là nhà giáo cũng chỉ là ngày của một hiến chương của các nước xã hội chủ nghĩa mà thôi, chứ chẳng phải của Việt nam và cũng chẳng phải của thế giới. Nhạc sĩ Vũ Hoàng có phổ nhạc bài thơ Phượng Hồng của Đỗ Trung Quân: “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng”. Còn tôi, tôi lại nghĩ đến “những chiếc giỏ xe chở đầy quà cáp” vào ngày 20 tháng 11 và những chiếc xe nặng nề của phụ huynh bươn chải kiếm sống!

Gioan Lê Quang Vinh

Lễ trao Giải Thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2018 cho mẹ Nấm

Tai Do shared a post.
Image may contain: 1 person, text
Image may contain: 1 person, text and closeup
Image may contain: 1 person, suit and text
Image may contain: 2 people, people standing and text
Image may contain: 2 people, people standing
+20
Võ Hồng Ly is with Võ Hồng Ly.

21.11.2018

Ngày hôm qua, 20/11/2018, tại New York đã diễn ra lễ trao Giải Thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2018 được Ủy ban Bảo vệ Ký giả tổ chức. Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Việt Nam đã là một trong những người được vinh danh tại Giải thưởng cao quý này chỉ sau 1 tháng cô và gia đình đặt chân đến Hoa Kỳ theo diện tị nạn chính trị.

Blogger Mẹ Nấm đã bày tỏ lòng biết ơn đến chính phủ và đất nước Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay nhân ái để đón cô và gia đình của cô trên đất nước tự do.

Cô cũng gửi lời tri ân đến bạn bè đồng hữu và những người đã không ngừng nỗ lực vận động cho sự tự do mà cô có được ngày hôm nay.

Bằng giọng nói run run đầy xúc động, mẹ Nấm đã phát biểu rằng :” Bây giờ tôi đã tìm thấy hơi thở của Tự Do nhưng tôi phải thú nhận rằng tôi không tìm thấy niềm hạnh phúc trọn vẹn trong tôi. Bởi vì đi tìm Tự Do cho bản thân mình ở ngoài đất nước Việt Nam chưa bao giờ là mục tiêu, là khát vọng của tôi. Tôi vẫn luôn mơ ước và tranh đấu để cùng 90 triệu công dân Việt Nam được sống Tự Do, có Quyền Làm Người, được tôn trọng, được bảo vệ và có toàn quyền quyết định vận mạng của đất nước. Tự Do của tôi ngày hôm nay có được là do những nỗ lực không mệt mỏi và đóng góp của nhiều bạn bè và cá nhân . Tự Do mới tìm thấy này chỉ có ý nghĩa nếu tôi sử dụng nó như là tiếng nói của 90 triệu người dân đang bị áp bức tại Việt Nam. Do đó, con đường Tự Do cho Việt Nam của tôi sẽ tiếp tục dù tôi sống ở bất kỳ quốc gia nào.

Mẹ Nấm cũng không quên cơ hội đứng trước sự kiện quốc tế này để kêu gọi “mọi người mang ánh sáng công lý tới một người mẹ Việt Nam dũng cảm khác có 2 con nhỏ đó là blogger Trần Thị Nga. Cô bị kết án 9 năm tù vì tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền của Việt Nam.Hãy ủng hộ chúng tôi trong nỗ lực giành lại tự do cho người phụ nữ can đảm này.”

Xin chúc mừng Mẹ Nấm ! 

Dưới đây là một số hình ảnh của Mẹ Nấm trong lễ trao giải được lấy trực tiếp trên video của CPJ.

Xem phần phát biểu của Mẹ Nấm tại lễ trao giải : https://www.youtube.com/watch…

ĐỪNG ĐI NGƯỢC LÒNG DÂN

Còn Việt Nam thì sao?
Xin thưa, nhìn dân Đài Loan chỉ 23 triệu người mà dám “thề sẽ quyết tử với Trung cộng” rồi so lại 94 triệu dân Việt Nam, thì nhận thấy trình độ nhận thức và dân trí (văn minh và u mê) cách biệt đúng là một trời một vực.
Đài Loan là một hòn đảo có tổng diện tích 36.000km2, cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Quốc khoảng 160km, được ngăn cách bởi tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc bởi eo biển Đài Loan, là một đất nước có 21 triệu dân thề sẽ quyết tử với Trung cộng. Và bản lĩnh của bà Tổng thống Thái Anh Văn ‘thách thức’ Trung Quốc: ‘Đài Loan sẽ không lùi bước dù chỉ vài cm’

Còn ở VN có tới 94 triệu dân thề quyết sẽ cúi đầu im lặng như đảng và nhà cầm quyền để dâng hiến cho Trung cộng để giữ đảng và được yên thân. Tại sao lại có sự khác biệt đến như vậy? Hãy xem không khí bầu cử ở Đài Loan, trong video là một sự kiện âm nhạc cuối tuần của một ứng viên tạo thu hút dân chúng và vận động bầu cử cho họ, cùng là đa số người Hoa với nhau, nhưng tại sao Trung cộng được xem là mọi rợ, còn Đài Loan văn minh ?

Mấu chốt là ở thể chế chính trị. Hiện tại Đài Loan có gần 320 đảng phái lớn nhỏ, độc lập, liên kết khác nhau trên 23 triệu dân. Luận điệu đa đảng sanh loạn lạc là luận điệu láo khoét của những tên lãnh đạo độc tài cộng sản mà điển hình ở đây là ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước VN đã nói.
Kẻ có thể gây ra loạn lạc và chiến tranh trong nước chỉ có thể là những tên độc tài sỡ hữu quân đội và vũ khí trong tay chứ không phải tại người dân nghe rõ chưa lú.

Một cuộc biểu tình đòi độc lập của người dân Đài Loan với quy mô lớn chưa từng có đã diễn ra vào ngày hôm nay. Đây là điều mà tổng thống Mỹ Donald Trump đang cần, để ông có thể tung về phía Tập lá bài làm TQ sụp đổ. Với việc người dân Đài Loan mong muốn đòi độc lập thì nay mai khi kinh tế TQ te tua hơn nữa , TT Trump sẽ tuyên bố Đài Loan là một nước độc lập.

Trung Quốc có gào thét thế nào đi nữa thì cũng không được thế giới ủng hộ vì nó là ” Ý đảng lòng dân”. Khi Đài Loan được công nhận là một nước độc lập, nó còn hơn cả mấy chục quả bom hạt nhân cùng phát nổ. Các sắc tộc lâu nay bị chèn ép sẽ nhân cơ hội này mà vùng lên đòi độc lập.

Các lãnh đạo tinh thần ở Ma cao, Hồng Kông cùng nhiều nơi khác đang nghe ngóng tình hình và họ chắc chắn đã chuẩn bị kịch bản cho tình huống này . 2 triệu người Duy ngô Nhĩ ở Tân Cương đang bị cộng sản TQ giam giữ, đánh đập họ một cách dã man sẽ là ngòi nổ đầu tiên cho một TQ bị xé nhỏ.

Khi CSTQ sụp đổ thì thằng CSVN hán nô sẽ tan tành bình địa không có đất dung thân đã phản dân hại nước đi ngược lại lòng dân để giữ Đảng.
https://www.facebook.com/phaoloduchung/posts/198577377721912

Manage

Image may contain: 4 people, people smiling, people standing, crowd and outdoor
Image may contain: 4 people, people standing and text
Image may contain: one or more people and text
Image may contain: 2 people, people standing and crowd
Image may contain: one or more people and outdoor
Nguyễn Đức Hùng

ĐỪNG ĐI NGƯỢC LÒNG DÂN

Theo khảo sát được viện Gallup và Trung Tâm Meridian International Center phối hợp thực hiện, cũng giống như những cuộc khảo sát khác, tất cả cùng một kết quả: ”Shame on you China”

Phải, người Tầu bị ghét nhất trên thế giới, ngay cả Hồng Kông và Đài Loan, một phần lãnh thổ của họ cũng: ”Is not China” !?
Còn Việt Nam?

Nếu có một cuộc khảo sát trung thực và đầy đủ, tôi tin rằng có hơn 90% người Việt sẽ nói: No China!

Vậy nhưng, hình như chính quyền Việt Nam đang đi ngược xu thế ấy. Từ quản lý Nhà nước, biên chế quân đội v.v… tất cả đều là bản sao từ mô hình của Tầu.

Khi cả thế giới đều cảnh giác trước nguồn đầu tư kiểu ”bẫy nợ” của Tầu thì Việt Nam đang trải thảm kêu gọi đầu tư?

Phải chăng 16 cuộc xâm lăng suốt chiều dài lịch sử là chưa đủ, phải chăng Đường sắt Cát Linh Hà Đông, khu gang thép Thái Nguyên, cao tốc 34.500 tỷ đồng Đà Nẵng – Quảng Ngãi và hàng trăm công trình lớn nhỏ trên mọi miền có thương hiệu: Made in China đang đắp chiếu, thua lỗ, đội vốn, hư hỏng và trì trệ vẫn chưa đánh thức được sự tỉnh táo của những não trạng vong nô?

Định mệnh bắt nước Việt phải làm láng giềng với một con mãnh thú khổng lồ và hiểm ác, kình địch với nó cũng chết mà co rúm trước nó cũng chết.

Vậy mà nước Việt ta trải bốn nghìn năm không chết. Đinh, Lê Lý, Trần vẫn cứ sánh vai cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mà hùng cứ một phương, là bởi biết tìm ra luật ứng xử “viễn cận”
Định mệnh không cho chúng ta thay đổi được láng giềng, nhưng ta có quyền chọn cho mình thái độ sống.

Dù cho nhân loại có tiến bộ đến đâu, thì thói thường cá lớn nuốt cá bé vẫn luôn tồn tại.

Vì vậy tôi rất thích tư duy của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu:

”Nếu là cá bé, hãy là cá độc để chúng không dám nuốt, bởi nuốt, chúng sẽ chết”

Việt Nam sẽ là con ”Cá độc” nếu những người điều hành đất nước có trái tim biết hiến dâng, có tư duy tự tôn dân tộc và sáng suốt nắm bắt xu thế thời đại và…. đừng bao giờ đi ngược chiều với nhân dân!

Nguồn: (Fb Lê Huỳnh Long Ân) 
Ảnh: (Nhân dân Đài Loan và Philippine xuống đường chống cộng sản Trung Quốc và Tập Cận Bình)