Thư ngỏ gửi các nhà báo bị thôi chức ở báo Thanh Niên vì không phải đảng viên

Thư ngỏ gửi các nhà báo bị thôi chức ở báo Thanh Niên vì không phải đảng viên

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

27-11-2018

Tác giả trong một chuyến công tác miền núi

Đừng “lăn tăn” với cái chức quèn trong tòa báo quốc doanh!

Thân mến gửi các bạn đồng nghiệp trẻ báo Thanh Niên mới bị thôi chức do chưa phải là đảng viên.

Tôi tên là Nguyễn Đình Ấm, trú tại quân Long Biên Hà Nội có hơn 30 năm làm báo quốc doanh hiện đã nghỉ hưu, làm báo tự do. Nay xin có mấy lời tâm sự với các bạn đồng nghiệp trẻ mới bị thôi chức do không phải là đảng viên.

Các bạn đồng nghiệp quý mến!

Nghề báo cũng là một nghề với mục tiêu “cơm, áo, gạo tiền” nhưng có khác là các bạn kiếm tiền bằng cầm bút mà đạo đức cao cả nhất của người cầm bút là sự trung thực, hết lòng với chân lý, đồng loại. Người cầm bút có thể nghèo nhưng nếu làm giàu bằng sự gian dối, thủ đoạn, luồn lọt, vụ lợi, làm ngơ trước những oan trái, đau khổ của nhân dân thì chỉ là kẻ lưu manh hèn hạ sẽ bị phỉ nhổ gấp nghìn lần những người làm nghề khác.

Đối chiếu với những “tiêu chí” trên với việc các bạn bị mất chức do không phải là đảng viên thì như thế nào?

– Thứ nhất: Nếu ở trong hàng ngũ đảng CS thì bạn phải tuân thủ mọi quan điểm đường lối của đảng. Từ đây phẩm chất của bạn như trung thực, trọng chân lý, vì lợi ích của đồng loại, đất nước… phải hoàn toàn phụ thuộc vào ý đồ, việc làm của đảng mà hiện thân thường là những cá nhân cán bộ, đảng viên. Nếu đảng đúng, tốt thì bạn được trung thực, làm được việc có lợi cho dân, cho nước, ngược lại nếu đảng, cán bộ sai, tham nhũng, thối nát thì bạn cũng là tội đồ. Ví dụ vụ Thủ Thiêm diễn ra ngay giữa TPHCM, hàng nghìn, vạn người oan sai lang thang kiện cáo suốt 20 năm trời ở Sài Gòn, Hà Nội các báo đều biết nhưng không báo nào dám đăng đến nơi, đến chốn do các lãnh đạo báo chí phải tuân thủ ý chí của cán bộ, lãnh đạo đảng ở TPHCM, trung ương. Rất nhiều bài báo đăng nội dung chính xác, đúng sự thật nhưng chỉ ít giờ phải gỡ bỏ vì trái ý cán bộ, cấp trên… Có vô vàn ví dụ về điều này. Chắc các bạn còn thuộc chuyên đề nghiệp vụ quan trọng học ở học viện báo chí: “Tính chân thật của báo chí cách mạng” mà nội dung chính là: Sự kiện, sự việc có thật nhưng không phù hợp (trái) đường lối của đảng thì cũng không phải là sự thật”.

Từ đây suy ra: Các bạn làm cán bộ thì có hai được, một mất:

– Được: Có quyền hơn trong việc phán xét, sử dụng bài vở công việc trong tòa soạn đồng thời lương cao, lộc nhiều hơn phóng viên.

– Mất: Phải tuyệt đối làm theo ý của cán bộ đảng, chi bộ, đảng bộ, lãnh đạo tờ báo (đại diện cho đảng ở đây).

Nếu bạn “phấn đấu” vào đảng, rồi luồn lọt lên càng cao dần đến tổng biên tập (TBT) thì cái được và mất của các bạn cũng tăng cao. Với các TBT thì đảng càng nghiêm khắc, nếu báo đăng nội dung không sai dù có lợi chung lưng ngoài chủ trương của lãnh đạo thì TBT sẽ bị sa thải ngay hoặc tế nhị hơn bằng cách “ đảng phân công làm việc khác”, dù uất ức nhưng không thể cãi. Ngay ở tờ Thanh Niên đã bao lần TBT được đảng điều động theo kiểu ấy rồi.

Làm báo quốc doanh là như con chó ấy (Lời nhà báo Nguyễn Như Phong)

Tóm lại, làm nghề báo quốc doanh hiện nay bạn phải chọn giữa hai thứ:

– Là đảng viên làm cán bộ để công việc nhàn hạ hơn, có quyền hơn, lương cao, lộc hậu hơn nhưng phải làm, viết đăng tin, bài đúng ý muốn của cán bộ đảng dù đúng, sai, lợi, hại, phải làm ngơ trước những sự thật cán bộ đảng không muốn công khai. Như thế hoạt động của bạn chỉ đơn thuần vì miếng cơm, manh áo mà ít có lợi gì cho xã hội, nhân dân, tổ quốc. Đó không phải là lý tưởng của người cầm bút chân chính.

– Không phải đảng viên, chỉ là phóng viên làm việc vất vả hơn, thu nhập kém hơn nhưng độc lập hơn trong công việc, viết đúng theo sự thật những gì lương tâm kêu gọi, thấy mang lại lợi ích cho tổ quốc, nhân dân, làm cho cuộc đời mình có giá trị hơn.

Nếu bạn xác định cuộc đời mình phải có cái riêng, phải lấy lợi ích của đất nước, dân tộc, nhân dân và gia đình lên trên hết để phụng sự, làm cho cuộc đời mình có giá trị nhất định thì bạn không phải “lăn tăn” gì khi không được làm cán bộ khi không phải là đảng viên.

Tôi làm báo quốc doanh từ năm 1975 đến năm 2010 (không kể làm nghiệp dư trong quân đội). Trong cả quá trình đó tôi thường xuyên là phóng viên giỏi, bài vở thường chiếm những vị trí quan trọng của tờ báo. Tôi nâng niu quý trọng từng việc làm tốt nhưng kiên quyết đấu tranh với những sai trái, tham nhũng, hại nước, hại dân kể cả với lãnh đạo chóp bu nắm cơm áo, sự nghiệp của tôi. Năm 1994-1998 do đưa vụ ngành hàng không VN lập quỹ đen tham nhũng 14 tỷ đ, mua hai máy bay Forkker 70 mờ ám, khai thác liều máy bay ATR 72 (bị hỏng động cơ nghiêm trọng chưa rõ nguyên nhân nhưng cứ bay và chỉ thị “nếu có chuyên cơ-tức cán bộ to đi- thì chọn chiếc ổn định”..)… tôi bị lãnh đạo ngành HKVN loại khỏi phóng viên, cắt gần hết tiền lương (chỉ cho 300 k/tháng) bắt đi bán báo dạo rồi kết hợp với công an triệu tập, thẩm vấn, điều tra, khởi tố, khám nhà cửa định cho vào nhà đá nhưng tôi quyết chiến đấu đến cùng giữ gìn phẩm giá của mình.

Từ khi trong quân đội cũng như làm báo nhiều lần cấp trên gợi ý tôi vào đảng để lên cán bộ “không thiệt quá” nhưng tôi không vào. Không phải là đảng viên, không phải nói, làm theo những điều mình thấy không thật, lương tâm mình không muốn dù nghèo, vất vả hơn nhưng tôi vẫn chọn con đường ấy. Đến nay tôi vẫn không có gì ân hận vì gần 9 năm đi bộ đội trong đó 6 năm ở chiến trường 559 được thưởng huân chương, hơn 30 năm làm báo loại xuất sắc nhưng tôi không vào đảng để đổi lấy một sự độc lập, tự do dù hạn hẹp.

Hiện nay các bạn làm báo vô cùng thuận lợi là có mạng Internet, blog, có mạng xã hội rất nhiều diễn đàn kể cả báo chí nước ngoài có thể đăng bài. Nếu các bạn có tài, yêu nghề, chịu khó sẽ vẫn có thể sống bằng nghề viết mà không phải đảng viên, cán bộ. Theo tôi, làm một phóng viên giỏi không là đảng viên, cán bộ cũng là một hạnh phúc. Nếu bạn làm việc với tinh thần tận tụy, ngay thẳng, đàng hoàng, đóng góp nhiều cho tờ báo bằng các tác phẩm báo chí chất lượng cao, được đông đảo bạn đọc, cộng tác viên, đồng nghiệp tin tưởng, ủng hộ chắc chắn bạn có vị trí quan trọng, quyền năng nhất định trong tòa soạn. Hồi làm báo quốc doanh tôi được nhiều độc giả, cộng tác viên tôn trọng, tin tưởng gặp riêng phản ánh thông tin, cung cấp tài liệu mà lãnh đạo không muốn lộ ra ngoài. Phần lớn tài liệu đặc biệt là tiêu cực, tham nhũng ở nhiều đơn vị, cơ quan do cộng tác viên, bạn đọc gửi riêng cho tôi chứ không phải cho tòa soạn. Một nhà báo nắm được nhiều thông tin là “giàu có” nhất…

Thời gian qua, tôi rất tiếc cho tờ Thanh Niên của các bạn, cũng như báo quốc doanh nói chung. Sự vận động của báo chí quốc doanh đang ngược với xu thế của thời đại. Đáng lẽ thời đại khoa học, công nghệ, xã hội loài người vận động như vũ bão đến văn minh, tự do, dân chủ… thì báo chí của đảng CS lại càng “bảo hoàng” hơn.

Các bạn chắc còn nhớ báo Tuổi Trẻ thời tổng biên tập Vũ Kim Hạnh, Lê Văn Nuôi, Lê Hoàng, báo Thanh Niên thời Huỳnh Tấn Mẫm, Lương Ngọc Bộ, Đặng Thanh Tịnh, báo quân đội thời Nguyễn Đình Ước, Trần Công Mân, báo Đại Đoàn Kết thời Lý Tiến Dũng, báo Lao Động thời Tống Văn Công… có những khoảng tự do đăng những ý tưởng, sự kiện mới, chống những vụ tham nhũng lớn được độc giả ngưỡng mộ như thế nào.

Báo Đại Đoàn Kết đưa vụ oan ông Kim Ngọc, bức thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp ngăn dự án bauxite tây nguyên ra công khai, báo quân đội đăng nhiều vụ tham nhũng, lộng hành ở ngành Hàng không VN, của cán bộ trung ương gần như “không có vùng cấm” được độc giả yêu mến, nhân dân tin tưởng. Báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Lao Động có những thời kỳ phát hành hành hơn nửa triệu bản…

Ngày nay trong khi bị Internet, mạng xã hội cạnh tranh quyết liệt thì những tờ báo trên lại “bảo hoàng” đến mức thảm hại. Những vấn đề cả nước nhìn thấy nhưng không báo nào đăng. Những đoàn hàng trăm dân oan lang thang khắp các phố hết năm này sang năm khác từ 20 năm qua rất thương tâm, những vụ hàng nghìn cảnh sát bao vây trấn áp tàn bạo dân cướp đất ở Văn Giang, Dương Nội, Bắc Ninh, vụ đánh người cướp đất, cảnh sát bị dân cầm giữ ở Đồng Tâm, hàng vạn người biểu tỉnh phản đối Trung Quốc xâm lược, bảo vệ môi trường, cây xanh… ở giữa Hà Nội, TPHCM nhưng tất cả báo chí làm ngơ. Báo Thanh Niên của các bạn cũng được xếp vào hàng ngũ “ tiến đến báo Quân đội, Nhân dân, Hà Nội Mới…”.

Các bạn có thấy bận lòng, thấy nhục khi bưng bát cơm, mặc cái áo của dân mà tờ báo của mình… ngoảnh mặt trước đau khổ, oan trái của họ? Có thấy đau đớn khi hàng ngày Tàu cộng bồi đắp biển đảo ngoài khơi VN, cướp phá, bắn giết nhân dân ta vô tội vạ mà tờ báo của các bạn làm ngơ hoặc phải nói là “tàu lạ”?

Tác giả bên cụ lê Đình Kình “thủ lĩnh” chống tham nhũng giữ đất của dân Đồng Tâm

Không chỉ có vậy nhiều tờ báo, TV của các cơ quan đảng còn đăng theo ý muốn quan chức, vu khống, xuyên tạc với nhân dân, gọi những người biểu tình đấu tranh bảo vệ tổ quốc, môi trường, những người dân oan…là “cơ hội, phản động”. Họ tưởng trình độ dân ta quá thấp, không có nguồn thông tin nào khác nên đăng những điều xuyên tạc, lố bịch, thực tế là phản tuyên truyền, càng gây ức chế cho dân, chọc tức dư luận.

Tôi đi làm việc ở Văn Giang, Hà Nội, Đồng Tâm, Bắc Ninh… thấy nhiều nhà báo, tờ báo quốc doanh bị nhân dân phỉ nhổ, không tiếp phóng viên do các tờ báo, TV chỉ viết, phát theo sự xuyên tạc của bọn quan chức tham nhũng, làm ngơ trước oan trái đau khổ của nhân dân. Hiện nay những tờ báo ấy chỉ sống vào sự chu cấp của nhà nước từ tiền thuế của nhân dân, chủ yếu chỉ để biếu các đảng viên tiền khởi nghĩa, trên 50 tuổi đảng trở lên dùng gói đồ, lau chùi…

Những tờ báo không bán được trên thị trường là những tờ báo không ai muốn đọc, muốn mua tức những người làm ra nó là vô tích sự, cuộc sống của họ là ăn bám nhân dân, thậm chí mọt nước, hại dân là “ăn bẩn”, có tội với nhân dân.

Những người có ý thức cuộc sống không chấp nhận một cuộc đời vô dụng, ăn hại thế gian như thế.

Vì vậy, theo tôi, các bạn không việc gì phải “lăn tăn” với việc bị loại khỏi ba cái chức quèn trong các tờ báo quốc doanh.

Chúc các bạn “chân cứng, đá mềm” trong nghề nghiệp.

CỘNG SẢN VUI GHÊ

2 hrs

Image may contain: text
Thái Bá TânFollow

CỘNG SẢN VUI GHÊ

Trước người ta tuyên bố,
Hai Nghìn Không Trăm Mười,
Đường sắt ta hiện đại
Ngang ngửa Xứ Mặt Trời.

Giờ đã bằng chưa nhỉ,
Hay thằng Nhật còn thua?
Ta nói nghiêm túc lắm,
Chứ không phải bông đùa.

Hơn thế, đảng còn hứa
Đến Hai Không Hai Mươi
Việt Nam công nghiệp hóa
Hơn cả G-Hai Mươi.

Đã Hai Không Một Tám,
Không ai nhắc chuyện này.
Suy cho cùng, cũng tiếc.
Dân mất vui hàng ngày.

Chỉ còn một hy vọng
Và chút ít niềm tin,
Rằng ta lên cộng sản
Vào đúng năm Ba Nghìn.

TP/HCM NGẬP NẶNG

2 hrs

Image may contain: one or more people, outdoor, water and nature
Image may contain: one or more people and outdoor
Image may contain: one or more people, car and outdoor
No automatic alt text available.
Image may contain: 1 person, basketball court and outdoor
Le Chau An Thuan

TP/HCM NGẬP NẶNG

Bão đã đổ bộ vào tp và sau cơn bão người dân còn khổ hơn vì rác rưởi, xác súc vật, phân người, môi trường, nguồn nước ô nhiễm gây mất vệ sinh và có nguy cơ dịch bịnh tiềm ẩn…

Người dân tp nếu có điều kiện tốt hơn thì nên có những hành động “lá lành đùm lá rách” giúp cho những người khó khăn do cơn bão số 9 gây ra.

Bình thuận: Phát hiện loại đường trộn với axit gây bào mòn ruột người ăn

Một chế độ dã man, tàn độc như bè lũ đảng cướp Mafia HCM mới che dấu & chứa chấp những sự việc này!!!

About this website

 

OXII.VN
Vừa qua, công an tỉnh Bình Thuận đã bắt quả tang cơ sở bà Lý Lệ Châu 52 tuổi đang sản xuất đường vàng nghi ngờ bằng hóa chất độc hại.

Lại hô hào đảng viên cấp cao không để vợ con sống xa hoa

“Cái này người ta thường nói là “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, thì đất nước này nó hư đốn thì có nhiều nguyên nhân, nếu những người đứng đầu đất nước này mà l

See More

About this website

RFA.ORG
Tại Hội nghị toàn quốc về học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 diễn ra ở Hà Nội vào sáng ngày 23 tháng 11 năm 2018. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính lên tiếng yêu cầu các đảng viên cao cấp “phải có trách nhiệm n…

GIÁO DỤC NÁT

GIÁO DỤC NÁT

Nền giáo dục Việt Nam hiện nay như là anh mù đi tìm vàng. Thật sự, nếu hỏi bất kỳ người lãnh đạo CS nào họ cũng không thể nào định nghĩa được triết lý giáo dục Việt Nam là gì. Có người nói đó là “tiên học lễ hậu học văn”, nhưng không phải, đó chỉ là khẩu hiệu. Có người lại nói “học phải đi đôi với hành”, đấy cũng không phải là triết lí gì cả, mà đó chỉ là câu nói của ông Hồ Chí Minh chính quyền nầy hay nhắc đi nhắc lại, nhằm mục đích tuyên truyền tô vẽ cho bản thân ông ấy mà thôi.

Triết lí giáo dục thường được cô đọng trong một câu gọn ghẽ, nó thể hiện mục đích cuối cùng mà nền giáo dục đó nhắm đến. Trước 1975, Miền Nam đề ra triết lí giáo dục rõ ràng “nhân bản – dân tộc – khai phóng”. Từ đó, tự do học thuật được tôn trọng, tức nhà nước không thọc quá sâu vào giáo dục. Chính nhờ vậy, giáo dục không hề bị nhồi sọ bởi thế lực chính trị nào cả nên học sinh được vun đắp để làm làm người, để biết yêu dân tộc, và biết lĩnh hội những điều giá trị thuộc về văn minh tiến bộ chứ không làm công cụ cho một tổ chức chính trị nào cả.

Treo đầu dê bán thịt chó là một từ để mô tả phường lưu manh, nhãn mác một đằng chất lượng một nẻo. Tương tự vậy, mớ câu khẩu hiệu nào “tiên học lễ, hậu học văn”, nào “học đi đôi với hành” chỉ là những cái đầu dê, nền giáo dục XHCN như món thịt chó. Tiên học lễ đâu không thấy, chỉ thấy học trò đánh nhau, trò đánh thầy, thầy đánh trò nhan nhản. Hậu học văn cũng chẳng xong, học sinh đa phần tri thức hạn chế, tính thực hành kém, tư duy yếu và quan trọng tính tự chủ trong học tập rất kém nên lên đại học chẳng nghiên cứu gì mà chủ yếu là sao chép luận văn kiếm bằng cấp, tiến sĩ như rươi nhưng chẳng có công trình nào tầm cỡ quốc tế.

Khai phóng nghĩa là lĩnh hội những gì thuộc văn minh tiến bộ. Đã được khai phóng thì hôm nay phải hơn hôm qua, ngày mai phải hơn hôm nay, đó là cội nguồn của phát triển. Ngược lại với khai phóng chính là chụp lên nền giáo dục một thứ suy nghĩ hủ bại của một thế lực chính trị dốt nát. Một siêu phẩm của nghệ thuật điêu khắc gỗ thì cần bàn tay nghệ nhân chứ không cần bàn tay anh đốn củi. Tương tự vậy, nền giáo dục Việt Nam cần bàn tay những nhà làm giáo dục hàng đầu chứ không cần bàn tay Cộng Sản.

Duy ý chí vốn dĩ là một sự hẹp hòi trong suy nghĩ nhưng không chịu lắng nghe mà quyết áp đặt nó lên người khác một cách cưỡng bức. Vì thế có thể nói, duy ý chí là kẻ thù của khai phóng. ĐCSVN là một tập thể bảo thủ cố giữ mớ lí luận lỗi thời mà thế giới văn minh đã liệng vào sọt rác của lịch sử. Tập thể này không bao giờ chịu lắng nghe ai mà ngược lại, luôn áp đặt những cái dốt nát của nó lên nền giáo dục Việt Nam Nam một cách duy ý chí. Vì thế nên giáo dục Việt Nam giờ rối như canh hẹ.

Đến hôm nay, sau 43 năm thống nhất mà giáo dục Việt Nam vẫn như anh mù. Nền giáo dục đã hoàn toàn biến tướng, học sinh khó làm người, thiếu lòng yêu thương đồng bào và tri thức kém cỏi. Đến hôm nay, có thể khẳng định rằng giáo dục Việt Nam như một đống hoang tàn: hung đồ làm thầy cô, học sinh hư đốn nhiều, nhà quản lí giáo dục thì rặt chất tham lam lừa lọc của người CS, người thầy chân chính khó sống, học sinh có nhân cách hiếm hoi vv.. Cho nên mới xảy ra thảm cảnh người người đua nhau cho con cái tị nạn giáo dục.

Như chuyện cô giáo hung đồ cho tát vào mặt học trò đến 231 cái tát làm đứa trẻ phải nhập viện là một ví dụ, nó thể hiện cái nát của giáo dục. Nền giáo dục như thế thì khác nào hủy hoại nhân cách học sinh? Vậy thì đó được gọi là trồng người sao? Tiêu cực của ngành giáo dục đầy trên mặt báo, thử hỏi phụ huynh nào không sợ? Thế nên hễ có tiền là người ta tìm cách đưa con mình đi lánh nạn ở nền giáo dục khác để mua lấy sự an tâm. Cho đến giờ, những cải cách của bộ giao dục chẳng làm ai tin tưởng nữa mà ngược lại làm mọi người lo ngại. Nền giáo dục XHCN có thể được tóm gọn trong một từ ngắn gọn – nát.

Vụ cướp đất lịch sử của Việt Nam: 41 năm bị bưng bít, 5 lần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và 6 lần Văn phòng Chính phủ ra thông báo vẫn không thể giải quyết!

Vụ cướp đất lịch sử của Việt Nam: 41 năm bị bưng bít, 5 lần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và 6 lần Văn phòng Chính phủ ra thông báo vẫn không thể giải quyết

Vụ bà Lê Thị Hồng Phượng tưới xăng lên người giữa trụ sở Thanh tra Chính phủ làm cho nhiều cán bộ có tâm giật mình: Vì đâu một vụ cướp đất ngay tại TPHCM lại có thể được bưng bít trong suốt một thời gian dài đến 41 năm! Mà vụ này, đâu phải TW không quan tâm: 5 lần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và 6 lần Văn phòng Chính phủ ra thông báo.

Trước giải phóng, gia đình bà Lê Thị Hồng Phượng sở hữu 16.000 m2 đất tại Bình Trị Đông, Bình Chánh. Do nằm ở vị trí đắc địa nên nằm 1974, gia đình bà san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào để chuẩn bị xây dựng dự án Khu thương xá. Đến ngày 30/4/1975 Sài Gòn được giải phóng, phần đất này được chính quyền mới tạm giữ nhưng không ra văn bản tịch thu hoặc cải tạo hoặc trưng thu sử dụng. Sau khi đất nước ổn định, từ năm 1978 gia đình bà Phượng liên tục khiếu nại đòi lại phần đất trên nhưng vụ việc này chưa được giải quyết dứt điểm. Thậm chí, chính quyền TP HCM hồi đó còn câu kết với nhau, lấy đất chia cho ông Nguyễn Văn Nhờ – nguyên lãnh đạo huyện Bình Chánh, hiện nay ông Nhờ đã mang khu đất này chia thành 24 phần đất nền. Hiện các căn nhà mặt tiền mà ông Nhờ cất trên đất chiếm của gia đình bà Phượng đang được cho thuê, mỗi năm thu nhiều tỷ đồng.

Tương tự, phần đất còn lại diện tích gần 10.000m2 cũng được TPHCM cho công ty Mitaco (doanh nghiệp cũng của UBND TPHCM) thuê không qua đấu giá chỉ với giá khoảng 5 triệu đồng/tháng. Chiếm đất trong tay, Mitaco đem cho thuê lại hưởng chênh lệch giá gần 200 lần!
Bà Phượng cho biết bà đã đấu tranh suốt 41 năm qua, 5 lần Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và 6 lần Văn phòng Chính phủ ra thông báo nhưng vẫn không được giải quyết! Bần cùng đến mức bà Phượng phải mang dao vào đòi tự tử khi làm việc với cơ quan TTCP, thậm chí bà còn mang xăng đòi tự thiêu để mong được ban chút công đạo.

Sự việc sẽ mãi chìm trong im lặng nếu Nguyên Phó Chủ tịch TP HCM Nguyễn Hữu Tín không bị khởi tố về việc tiếp tay cho nhóm lợi ích biến hàng loạt khu đất công vàng sang tư nhân. Sau khi y bị bắt thì hồ sơ về y trong vụ cướp đất chấn động mới bị bại lộ. Khi tên ông Tín còn tại vị, dù Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất rõ ràng, Thanh tra TPHCM lẫn TTCP đều vạch rõ từng sai phạm của Nguyễn Văn Nhờ và Nguyễn Hữu Tín cùng đồng bọn nhưng tất cả đều bị ém sạch.
Nguyễn Hữu Tín đứng về phe Nguyễn Văn Nhờ, bác sạch khiếu nại của dân oan. Thậm chí, ông Tín ác đến mức, khi bà Phượng được chính quyền cấp huyện trả lại 504m2 đất (trong tổng số 16.000m2 bị cướp) thì ngay kịp thời nẫng tay trên, thò tay ký vào quyết định giao đất này cho Nguyễn Văn Nhờ.

Bất nhân tới mức, khi gia đình bà Phượng vay mượn mua lại một cái nhà trên nền đất bị cướp thì Nguyễn Văn Nhờ và đàn em xông vào giật sập đuổi ra đường. Chuyện này ông Tín biết nhưng nhắm mắt làm nhơ cho Nguyễn Văn Nhờ. Bà Phượng càng kêu cứu, Trung ương càng chỉ đạo thì thuộc cấp của ông Tín càng lúc càng giàu.

Năm 2013, ông Tín thò bút máu lạnh lùng ký vào quyết định bác đơn. Để rồi hôm nay, sau lần chỉ đạo thứ 5 của ông Trương Hòa Bình và là lần thứ 6 Phó Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ ra văn bản, tất cả đều lộ sáng: Không hề có chuyện chính quyền thu hồi đất của gia đình bà Phượng. Không hề có tịch thu, trưng thu. Không hề có quản lý. Chỉ là đám đối tượng nhảy xổ vào đuổi dân ra rồi đè lên tài sản ấy. Bây giờ mọi việc đã rõ, không biết tín và đám tham mưu sẽ bị xử lý như nào?

Lịch sử vẫn có những sai lầm mang tính chất lịch sử. Nhưng trong trường hợp cụ thể của gia đình bà Phượng, thì xuất hiện những kẻ lợi dụng sai lầm này để vơ vét cho đầy túi. Ông Tín rồi sẽ vào lò. Nhưng một mình y là chưa đủ.

(TH)

CS HIỆN TẠI KHÔNG THỂ SÁNH BẰNG TƯ BẢN HOANG DÃ

CS HIỆN TẠI KHÔNG THỂ SÁNH BẰNG TƯ BẢN HOANG DÃ

Âu Châu đi trước phần còn lại thế giới về sự phát triển. Ở thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, người ta đặt lợi nhuận lên hàng đầu và khai thác mọi thứ đến cạn kiệt. Về xã hội, họ vắt kiệt sức lao động của công nhân và nông dân. Về tự nhiên, họ khai thác sạch sẽ những hầm mỏ bất chấp môi trường, rừng họ khai thác cạn kiệt bất chấp hệ quả của nó. Thế là sau thời gian khai thác, hậu quả bắt đầu đổ xuống đầu dân, và ngược lại, dân sẽ bùng lên sức phản kháng, và tất nhiên, những phản kháng ấy gây áp lực lên chính quyền.

Công nhân bị bóc lột đến kiệt sức thì họ biểu tình, họ bãi công, hoặc thậm chí bạo động đòi yêu sách. Môi trường bị ô nhiễm dân sống không nổi thì họ cũng xuống đường phản đối. Rừng trọc, thời tiết thay đổi làm thiên tai và nhân họa ập đến thì người dân trút giận nơi đâu? Tất nhiên là trút giận vào chính quyền. Như vậy, sự phát triển bất chấp, cuối cùng đều áp lực ấy cũng đổ vào hệ thống chính trị. Rất may, Tây Âu có hệ thống chính trị mở, nắm bắt các cơ hội đó, các đảng đối lập vận động lá phiếu dân bằng những cam kết cải thiện. Thế là các đảng phái cứ thay nhau cầm quyền hiệu chỉnh chính sách, sửa luật, cải cách bộ máy công quyền để giải quyết những vấn đề nan giải ấy. Chính vì thế, ngày nay các nước Tây Âu đã xây dựng chế độ an sinh xã hội hoàn hảo. Hiện nay, vấn đề quyền lợi người lao động được pháp luật đảm bảo. Môi trường được bảo vệ một cách bài bản, rừng được phục hồi và mảng xanh được che phủ trở lại.

Tính từ ngày Anh Quốc chuyển từ Quân Chủ Chuyên Chế sang Quân Chủ Lập Hiến nay đã gần 400 năm, các nước châu Âu khác cũng đã trải qua vài trăm năm dân chủ, và đến nay họ đã không còn chiến tranh 73 năm, Âu châu đã phục hồi tất cả và phát triển bền vững. Tư bản thời sơ khai nhờ dân chủ mà xã hội đã được điều chỉnh ngày một hoàn thiện. Vì sao người ta lại cho rằng, CSVN đang ở “thời kì tư bản hoàng dã”? Bởi vì người ta căn cứ vào hiện tượng, cũng khai thác sức lao động của tầng lớp lao động đến cạn kiệt, không có chế độ lao động cho công nhân, không có an sinh để hỗ trợ họ. Về thiên nhiên thì cũng tàn phá khủng khiếp và hậu quả đó đang đổ lên đầu tất cả mọi người dân. Chính vì thế mọi người cho rằng CS hôm nay tựa tư bản hoang dã Tây Âu.

Về hiện tượng thì CS giống tư bản hoang dã, nhưng về bản chất hoàn toàn khác. CS chỉ giống ở sự bất chấp hậu quả, nhưng nó không giống tư bản hoang dã ở ở yếu tố chính trị. Tư bản thời kì sơ khai nó vẫn đa đảng, vẫn dân chủ nên xã hội thời kì đó có khả năng tự hiệu chỉnh để cải tạo xã hội ngày một tốt hơn. Còn ở Việt Nam không phải thế, độc đảng và ngu muội nên nó không thể tiếp thu sự phản hồi từ xã hội để để điều chỉnh sự quản lí tốt hơn, mà ngược lại, nó chọn cách dập tắt mọi phản ứng bằng cách gieo rắc sợ hãi. Cho nên kết quả khác hoàn toàn, tư bản khi gặp hậu quả xấu nó sẽ hiệu chỉnh để phát triển tốt lên, còn CS khi gặp hậu quả xấu nó tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng tồi tệ hơn nữa.

Không như Venezuela chìm sâu trong khủng hoảng không sao, nhưng Việt Nam lại khác, nếu chìm mãi trong khủng hoảng thì chính quyền sẽ nhượng bộ với Trung Cộng để tìm biện pháp giải quyết vấn đề trong nước. Và từ đó Việt Nam chìm dần chìm dần vào tay Trung Cộng cho đến khi bào mất nước hoàn toàn. CS Việt Nam như tư bản hoang dã ư? Hoàn toàn không, xin đừng nhầm lẫn.

RFI: Trấn áp GS Chu Hảo cho thấy ”sự rệu rã” của đảng Cộng Sản Việt Nam

Hoa Kim Ngo and 3 others shared a link.
VI.RFI.FR
Vụ GS Chu Hảo bị đảng Cộng Sản Việt Nam khai trừ tiếp tục có thêm nhiều phản ứng. Hôm nay, Chủ Nhật 24/11/2018, ông Nguyễn Quang A, một chuyên gia độc lập trong nước, nhận định việc đảng Cộng Sản Việt Nam chủ…
  • RFI: Trấn áp GS Chu Hảo cho thấy ”sự rệu rã” của đảng Cộng Sản Việt Nam
    RFI
    Giáo sư Chu Hảo, với bản dịch cuốn “Dân Chủ và Giáo dục/Democracy and Education” của John Dewey. Ảnh chụp ngày 31/08/2010 tại Hà Nội. AFP PHOTO/HOANG DINH Nam
    Vụ GS Chu Hảo bị đảng Cộng Sản Việt Nam khai trừ tiếp tục có thêm nhiều phản ứng.
    Hôm nay, Chủ Nhật 25/11/2018, ông Nguyễn Quang A, một chuyên gia độc lập trong nước, nhận định việc đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương trấn áp GS Chu Hảo và một…

    Continue Reading

Đảng Cộng sản kỷ luật nhà khoa học Chu Hảo: Thiếu trí tuệ, sự diệt vong tất yếu của ĐCS (Kỳ IV)

Đảng Cộng sản kỷ luật nhà khoa học Chu Hảo: Thiếu trí tuệ, sự diệt vong tất yếu của ĐCS (Kỳ IV)

Phạm Đình Trọng

24-11-2018

Tiếp theo kỳ I: Lương tâm và trí tuệ không có chỗ trong nhà nước tham nhũng  —  Kỳ II: Thiếu trí tuệ, tự trở thành nô lệ của ý thức hệ cộng sản — Kỳ III: Ủy ban Kiểm tra Trung ương của ĐCS và tòa án dị giáo của giáo hội

Kỳ IV: Lịch sử ĐCS là lịch sử loại bỏ tinh hoa, tiêu diệt trí tuệ, nô lệ hóa trí thức văn nghệ sĩ thành những trí nô, văn nô

Thời phong kiến, kinh tế Việt Nam hoàn toàn là kinh tế nông nghiệp. Công và thương chỉ có vài phường dệt vải với những khung cửi thủ công. Ở những vùng có núi đá vôi, lác đác vài lò vôi gia đình, nung đá lấy vôi xây nhà. Buôn bán là những gánh hàng xén, vài con thuyền nan chở nông sản của đồng bằng, chở lâm sản của miền núi, chở cá, mắm của miền biển đến phiên chợ quê, đến chốn kẻ chợ. 99% dân số sống bẳng nghề nông và nông nghiệp nuôi sống cả nước. Nông nghiệp ở vị trí hàng đầu trong đời sống kinh tế của xã hội phong kiến nhưng bảng giá trị xã hội lúc đó vẫn đưa kẻ sĩ, đưa trí thức lên cao nhất: Sĩ – Nông – Công – Thương.

Bảng giá trị này bất di bất dịch trong hàng ngàn năm. Mấy ông đồ, mấy thầy giáo làng, vì có chữ cũng được dân hết mực trọng vọng, tôn kính. Dẫn con đến nhà thầy xin học, người dân nói với thầy: Cháu xin đến ăn mày chữ thầy để cháu thành người. Phải có chữ, có trí tuệ mới thành người. Bảng giá trị của xã hội nào trước cộng sản cũng đưa kẻ sĩ lên cao nhất. Chỉ đến thời cộng sản, bảng giá trị này mới bị đảo lộn thành: Công – Nông – Binh – Trí. Trí tuệ đứng sau cùng, đứng sau cả người lính công cụ bạo lực. Còn thương nghiệp bị coi là buôn gian bán lận, kinh tế tư bản, chỉ chạy theo lợi nhuận, bị xóa sổ, loại khỏi đời sống xã hội!

Đảng cộng sản Đông Dương ra đời tháng 2 năm 1930. Chỉ bảy tháng sau, tháng chín, năm 1930 những người cộng sản đã làm cuộc bạo loạn Xô Viết Nghệ Tĩnh đẫm máu để xóa sổ bảng giá trị Sĩ – Nông – Công – Thương khi những người cộng sản kích động, tập hợp những người nông dân, tay cầm gậy gộc giáo mác, miệng gào thét: Trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ, tràn vào huyện đường, tỉnh đường, tràn vào nhà giầu, xông cả vào nhà thầy giáo, đập phá tài sản, lùng bắt trí, phú, địa, hào lôi ra giết.

Quân bạo loạn kéo đến huyện đường Nghi Lộc, Nghệ An. Trong huyện đường có một đội lính lệ hơn ba mươi quân bảo vệ an ninh trong huyện nhưng tri huyện Tôn Thất Hoàn không đưa quân ra đối đầu với những người nổi dậy sẽ gây đổ máu. Ông cùng một viên lục sự tay không ra gặp những người nông dân. Quan huyện Nghi Lộc Tôn Thất Hoàn cùng viên lục sự liền bị những mũi giáo, những lưỡi mác của lòng hận thù mù quáng xả thây, chặt đầu.

Trong cách mạng tháng tám năm 1945 nhiều trí thức hàng đầu của đất nước như Phạm Quỳnh đã bị những người sôi sục hận thù giai cấp, một phẩm chất cộng sản hàng đầu, thủ tiêu vô cùng hèn hạ. Gần hai trăm ngàn người dân miền Bắc Việt Nam bị xử bắn trong cải cách ruộng đất giữa thế kỉ hai mươi, phần lớn là những người ưu tú nhất, tài năng nhất trong sản xuất kinh doanh, làm ra của cải cho xã hội. Nhiều người đã có những đóng góp vô cùng to lớn, đóng góp sức người, đóng góp xương máu, đóng góp tiền bạc và tài sản cho cuộc kháng chiến chống Pháp của đảng cộng sản như bà Nguyễn Thị Năm đã bị xử bắn ngay khi mở đầu cuộc cải cách ruộng đất, cuộc nhảy múa của bóng đêm, của ác quỉ.

Những người bị nạn trong những vụ án ngụy tạo, Vụ Xét lại chống đảng, vụ Nhân Văn – Giai Phẩm đều là những nhân cách kẻ sĩ, những đảng viên trung thực hiếm hoi của đảng cộng sản như Vũ Đình Huỳnh, Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, Nguyễn Văn Vịnh.  .  . . Đều là những trí thức lớn không phải chỉ của Việt Nam mà còn của cả loài người như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường. Là những nghệ sĩ tài năng, những tinh hoa quí hiếm của nền Văn hiến Việt Nam như Trương Tửu, Đặng Đình Hưng, Hoàng Cầm, Trần Dần, Văn Cao, .  .  .

Hung thần Sáu Búa Lê Đức Thọ ngụy tạo ra vụ án Xét lại chống đảng. Nhà cách mạng chuyên nghiệp Trường Chinh cùng nhà thơ tên Lành mà lòng dạ độc ác cộng sản dàn dựng ra vụ Nhân Văn – Giai Phẩm đều là những lãnh đạo hàng đầu của đảng cộng sản. Tội ác của họ không phải chỉ loại bỏ, đày đọa hàng trăm trí thức uyên bác, văn nghệ sĩ có tài đến chết rũ xương trong tù, đến thân tàn ma dại trong đời mà còn giết chết tư duy sáng tạo của cả đội ngũ những người có mặt trong cuộc đời chỉ với sứ mệnh duy nhất là sáng tạo. Đảng cộng sản đã biến những người có sứ mệnh sáng tạo chỉ còn là những trí nô, văn nô, những thư lại nịnh thần, vô liêm sỉ.

Hơn 100 hội viên hội Nhà Văn Việt Nam ở Sài Gòn mỗi kì ra Hà Nội họp đại hội đều được thành ủy miền đất Bến Nghé giầu có cho tiền vé máy bay đi về, lại cho mỗi nhà văn thêm một triệu tiền tiêu vặt. Trước khi các nhà văn bay ra Hà Nội, thành ủy gặp gỡ, chúc tụng và đãi bữa tiệc tiễn lên đường lai kinh. Trong lần phó bí thư thành ủy Nguyễn Văn Đua gặp gỡ, tiễn các nhà văn ra Hà Nội dự đại hội Nhà Văn Việt Nam lần thứ 8, năm 2010, một ông nhà văn già, nhỏ thó, hom hem và nhợt nhạt như một mẩu củi mục, vốn là giáo sư dạy văn ở trường đại học sư phạm, cũng là người lớn tuổi nhất trong cuộc gặp, đứng lên giọng run run xúc động: “Sự lãnh đạo của đảng chính là sự định hướng của thành ủy. Chúng tôi rất cần có sự định hướng kịp thời, đúng lúc của đảng. Mong thành ủy dành thời gian để mỗi năm cho chúng tôi được gặp thành ủy đôi lần, lắng nghe thành ủy!” Nhà văn đích thực là văn hóa, là kẻ sĩ. Kẻ sĩ là tâm hồn và khí phách của một dân tộc. Khí phách nhà văn Việt Nam sau trận đòn Nhân Văn – Giai Phẩm là như vậy đó, năn nỉ xin được gặp đảng để được đảng dạy bảo. Sau kì đại hội Nhà Văn Việt Nam lần đó, tôi đã từ bỏ mọi sinh hoạt, mọi tiếp xúc với hội nhà văn nài nỉ xin sự dạy bảo của đảng cộng sản.

Độc quyền lòng yêu nước của người dân. Độc quyền cả chân lí của cuộc sống, đảng cộng sản tự coi nghị quyết xơ cứng, giáo điều của đảng là tuyệt đối đúng. Coi cuộc sống phong phú, sinh động diễn ra không đúng với nghị quyết xơ cứng của đảng là cuộc sống sai trái, vi phạm, tự diễn biến, tự chuyển hóa. Trong khi sự sống là tự diễn biến, tự phát triển không ngừng. Chỉ những vật trưng bày trong viện bảo tàng không còn sự sống mới không tự diễn biến. Hiền tài và trí tuệ hiếm hoi của đảng không chịu bó mình trong nghị quyết xơ cứng cũng bị đảng trừng trị. Bảy mươi ba năm cầm quyền, ngoài những chiến dịch rầm rộ đấu tố, hãm hại, loại bỏ hàng loạt trí tuệ, tài năng của đất nước như vụ Xét Lại, vụ Nhân Văn còn có hai lần đảng cộng sản ra tay trừng trị, loại bỏ hiền tài của đảng muốn cứu đảng ra khỏi sai lầm về kinh tế, muốn cứu đảng ra khỏi tăm tối, bế tắc về tư tưởng triết học. Hai lần cách nhau 52 năm, năm 1966 và năm 2018 nhưng sự loại bỏ hiền tài thì vẫn độc đoán và hèn hạ như nhau.

Cung cách làm ăn tập thể, làm ăn bầy đàn của hợp tác xã nông nghiệp đã giết chết sự cần cù, sáng tạo, những phẩm chất quí báu nhất làm ra hạt lúa của người nông dân. Thâu tóm tư liệu sản xuất của nông dân, hợp tác xã nông nghiệp biến người nông dân từ người chủ đồng ruộng, thức khuya dậy sớm, một nắng hai sương với cây lúa thành những viên chức hành chính làm thuê cho hợp tác xã, ngày hai buổi nghe tiếng kẻng cắp nón ra đồng nhởn nhơ đợi tiếng kẻng báo hết giờ làm việc lại cắp nón về. Mặc cây lúa loi thoi, xơ xác giữa đám cỏ xanh tốt bời bời. Cung cách làm ăn đó cũng giết chết luôn cả nền nông nghiệp miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Nạn đói khủng khiếp của năm 1945 đã thập thò ló mặt trên khắp nông thôn miền Bắc. Năm đó 1966, cuộc chiến tranh mà đảng cộng sản phát động ở miền Nam đang tới đỉnh điểm, quyết định thắng thua. Nạn đói xảy ra. Hậu phương rối loạn. Người lính ngoài mặt trận cũng không còn sức chiến đấu.

Đúng lúc đó, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc sáng tạo ra hình thức quản lí sản xuất nông nghiệp mới: Khoán hộ. Giao ruộng và khoán sản phẩm cho từng hộ nông dân. Nhà nước vẫn quản lí được con người, tư liệu sản xuất và sản phẩm nông nghiệp mà sức sản xuất được giải phóng. Người nông dân lại được làm chủ mảnh ruộng nuôi sống mình, lại thức khuya dậy sớm, lại một nắng hai sương, vắt mồ hôi, dồn tình cảm, chắt chiu sự cần cù và trí sáng tạo vào mảnh ruộng khoán. Cả tỉnh Vĩnh Phú năng suất lúa tăng vọt. Nhà nhà ấm no. Không cần đôn đốc, người dân vui sướng, mau lẹ nộp đủ thóc nghĩa vụ. Cung cách làm ăn mới mang lại sức sống cho cây lúa Vĩnh Phú làm nhiều nơi khác trên miền Bắc như Hải Phòng cũng học theo và cánh đồng lúa Hải Phòng đã bội thu.

Nhưng giao ruộng cho người nông dân là giao tư liệu sản xuất cho tư nhân, là trái với học thuyết Mác, trái với chủ nghĩa xã hội, trái với nghị quyết của đảng. Những cái đầu giáo điều đứng đầu đảng cộng sản coi chủ nghĩa Mác phản tự nhiên, phản con người còn quan trọng hơn, cần thiết hơn sự ấm no của người dân và sự giầu mạnh của đất nước. Với lí luận Mác Lê nin sắt máu, với lập trường giai cấp rạch ròi, nhà cách mạng chuyên nghiệp Trường Chinh đã đánh tan tác đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Nay nhà cách mạng chuyên nghiệp Trường Chinh lẫm liệt trong giáp sắt lí luận Mác Lê, tay cầm lá cờ lệnh đó chói đấu tranh giai cấp lại xuất trận chặn đứng khoán hộ ở Vĩnh Phú. Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc phải làm kiểm điểm và tự nhận “có sai lầm nghiêm trọng trong khoán hộ”. Đồng đất Vĩnh Phú lại thuộc sở hữu của hợp tác xã. Cây lúa Vĩnh Phú lại xác xơ cùng cây lúa cả miền Bắc. Người dân Vĩnh Phú lại đói deo đói dắt cùng người dân cả miền Bắc.

Mãi đến năm 1988, khi đảng cộng sản phải chấp nhận kinh tế thị trường, chấp nhận kinh tế tư nhân để cứu vãn nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ thảm hại, khoán hộ trong nông nghiệp của bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc mới lại được thực hiện ở hình thức triệt để hơn trên cả nước. Từ cảnh phải nhập hạt bo bo, thứ hạt nuôi heo ở xứ người về nuôi dân Việt Nam, khi người nông dân lại được làm chủ mảnh ruộng của mình, Việt Nam lập tức trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Nhưng khi đó hiền tài Kim Ngọc đã chết trong đau buồn 18 năm rồi!

Chủ thể của nông nghiệp là người nông dân. Người nông dân phải được làm chủ mảnh ruộng của mình, nông nghiệp mới khấm khá. Chủ thể của đất nước Việt Nam là người dân Việt Nam. Người dân phải làm chủ đất nước của mình, đất nước mới giầu mạnh. Độc quyền chính trị, coi đất nước là của riêng đảng, coi dân chỉ là bầy nô lệ, giáo điều và sắt máu, đảng cộng sản đang đưa đất nước đến những thảm họa như thảm họa nông nghiệp thời hợp tác xã lụn bại 1966.

Trên con đường chạy đua kinh tế, Việt Nam đang bị các nước bỏ lại phía sau ngày càng xa. Đất nước đang ngày càng tan hoang bởi sự xâu xé, vơ vét, tàn phá của các nhóm lợi ích được sự thao túng của đảng cộng sản. Khi đảng cộng sản đã đặt đảng lên trên đất nước, đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích dân tộc, coi sự sống còn của đảng còn cần thiết hơn sự sống còn của giống nòi thì đảng đã trở thành nhóm lợi ích lớn nhất, nguy hại nhất, mờ ám nhất, quyền uy nhất nên cũng khốn nạn nhất: Nhóm lợi ích làm ra pháp luật, đứng trên pháp luật vơ vét của cải, tài nguyên của nước, mồ hôi, xương máu của dân cho một nhóm người nhân danh đảng.  Đất nước đang ngày càng chìm sâu vào đêm tối của bất công, bạo lực và tham nhũng. Người dân ngày càng bị áp bức về tinh thần, bóc lột về vật chất và thân phận nô lệ ngày càng bị trói chặt bởi chằng chịt những bộ luật tước đoạt quyền con người, quyền công dân của người dân mà bộ luật cướp đoạt man rợ nhất quyền con người của người dân là luật An Ninh Mạng.

Như bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc nhận ra làng quê Vĩnh Phú của ông xác xơ nghèo đói là do người nông dân không được làm chủ mảnh ruộng của mình. Trái tim con người Chu Hảo cũng đau thắt khi con mắt nhà khoa học Chu Hảo nhận ra đất nước Việt Nam thân yêu đang tan hoang, đang bị xâm lăng đe dọa, người dân Việt Nam đang chịu bao cay đắng cơ cực, bất công vì người dân không được làm chủ đất nước. Lập nhà xuất bản Tri Thức, xuất bản những cuốn sách mang ánh sáng dân chủ, dân quyền, nhà khoa học Chu Hảo không phải chỉ nhằm thức tỉnh người dân về quyền con người, về trách nhiệm công dân trước vận mệnh, thịnh suy của nước. Là đảng viên cộng sản, nhà khoa học Chu Hảo chủ trương cho Tri Thức xuất bản tủ sách Tinh Hoa còn hướng tới đảng của ông về trách nhiệm lịch sử với dân với nước. Muốn đi tới nền văn minh công nghiệp, nước nào cũng phải đón nhận triết học khai sáng, giải phóng cá nhân, nhìn nhận quyền con người, quyền công dân của người dân, trả lại quyền làm chủ đất nước cho người dân. Triết học ánh sáng ở châu Âu thời phục hưng thế kỉ 17, giải phóng con người, tách cá nhân khỏi bầy đàn dẫn đến cách mạng tư sản dân quyền thế kỉ 18, long trọng khẳng định quyền con người, quyền công dân, quyền tư hữu tài sản, đưa châu Âu vào thời công nghiệp phát triển rực rỡ suốt mấy trăm năm cho đến tận hôm nay.

Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền đang làm điều ngược lại. Đầu thế kỉ 20, nước mất, dân nô lệ nhưng Tự Lực Văn Đoàn và Thơ mới đã ghi nhận một dấu mốc lịch sử: cái Tôi cá nhân không còn lẫn trong đám đông. Cái Tôi cá nhân đã tách ra khỏi bầy đàn, đã có mặt trong cuộc đời và được xã hội nhìn nhận. Một thế kỉ sau, đầu thế kỉ 21, nước độc lập nhưng trong nhà nước cộng sản độc tài với những điều 109, điều 116, điều 331 của bộ luật hình sự và luật An Ninh Mạng, cái Tôi cá nhân đã bị xóa bỏ! Không có cái Tôi cá nhân, cũng không có quyền con người, không có quyền công dân, không có quyền tư hữu. Đó là bước thụt lùi thảm hại, đau đớn, nhục nhã của dân tộc, của lịch sử Việt Nam và đảng cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm.

Xuất bản tủ sách Tinh Hoa, nhà khoa học là đảng viên cộng sản Chu Hảo trước hết đã mang triết học khai sáng đến giúp những người lãnh đạo đảng của ông nhận ra ánh sáng tư tưởng mà dân tộc nào, đất nước nào muốn đi tới văn minh công nghiệp đều phải tiếp nhận. Xuất bản tủ sách Tinh Hoa, nhà khoa học Chu Hảo đã mang ánh sáng văn minh nhân loại cứu đảng của ông đang lạc lõng, bế tắc trong tăm tối triết học Mác Lê nin sai lầm và tội ác. Như hiền tài Kim Ngọc cứu đảng về kinh tế nông nghiệp thời hợp tác xã nông nghiệp lụn bại năm 1966.

Với “Khoán hộ”, hiền tài Kim Ngọc đã cứu đảng cộng sản về kinh tế nhưng Kim Ngọc đã bị đảng kiểm điểm. Phải nhận “có sai lầm nghiêm trọng trong khoán hộ” với đảng và xin rút khỏi chức bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú nhưng với những người thân cận chí cốt bên ông, người cộng sản hiếm hoi thực sự vì dân Kim Ngọc vẫn tha thiết nhắc nhở: Phải để nông dân làm chủ mảnh đất của mình. Không thể bỏ khoán hộ. Bỏ khoán hộ là đói. Phải tìm mọi cách duy trì dưới mọi hình thức khác nhau. Nhà khoa học Chu Hảo xuất bản tủ sách Tinh Hoa đã cứu đảng của ông về tư tưởng. Nhưng ủy ban Kiểm tra trung ương đảng đã luận tội và đề nghị cấp có thẩm quyền kỉ luật ông. Không thể để những rô bốt không tim, không óc xúc phạm danh dự con người, nhà khoa học Chu Hảo tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản. Hai tuần sau khi nhà khoa học Chu Hảo đã ra khỏi đảng, đảng cộng sản vẫn cố làm việc hèn hạ là khai trừ ông và dùng truyền thông, dùng những rô bốt, đấu tố ông.

Từ nửa sau thế kỉ 20, loài người đang liên tiếp tiến những bước thần kì trong những cuộc cách mạng của trí tuệ. Bắt bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc phải nhận “sai lầm nghiêm trọng trong khoán hộ” cũng như kỉ luật khai trừ đảng nhà khoa học Chu Hảo vì xuất bản những cuốn sách mang trí tuệ khai sáng, đảng cộng sản đang dấn sâu vào tội ác với nhân dân, với lịch sử Việt Nam, tội ác chống lại văn minh nhân loại. Bền bỉ và quyết liệt loại bỏ hiền tài và trí tuệ trong đảng, đảng cộng sản đang tự diệt vong trước khi bị nhân dân và thời đại ném vào sọt rác lịch sử.