NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ SÀI GÒN TRƯỚC 1975 !

Image may contain: 5 people, wedding and outdoor
Hải Uyên

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ SÀI GÒN TRƯỚC 1975 !

1. Đi học không phải đóng tiền và được ăn bánh mì, uống sữa miễn phí.

2. Đi bệnh viện không tốn tiền, nếu mua thuốc ngoại nhập thì mới trả tiền.

3. Nhiều dân nhập cư từ các nước Phi, Ấn, Nam Hàn… sang Sài Gòn để lao động. Mặc dù là nước đang có chiến tranh nhưng ai cũng muốn ở lại.

4. Không có cảnh bán vé số dạo, chỉ có những đại lý vé số kiến thiết.

5. Có những cây xăng tự động, không cần người bán.

6. Được trực tiếp bầu cử tổng thống lãnh đạo Quốc gia.

7. Tự do chửi lãnh đạo, tự do biểu tình ôn hòa.

8. Xe hơi nội địa không bị áp thuế nhiều nên giá rẻ.

9. Người Sài Gòn vô cùng thân thiện, họ sẵn lòng chỉ đường bạn tận nơi nếu lần đầu tiên bạn đến thành phố.

10. Học sinh rất lễ phép, ra đường ngã mũ khi gặp đám ma, đứng lại chào cờ khi bài Quốc ca vang lên…

Còn nữa, nhiều nữa…

Nguồn : ĐTSG

👉 Ảnh Sài Gòn 1961  

KINH TẾ TRI THỨC, CHUYỆN XA VỜI Ở XỨ VIỆT

Đỗ Ngà is with Nga Do.

KINH TẾ TRI THỨC, CHUYỆN XA VỜI Ở XỨ VIỆT

Năm 22 tuổi, Thomas Edison sáng tạo ra máy điện tín. Trong đầu ông ta nghĩ, bán nó với giá 3.000 đô là cao, và nếu bán được 5.000 đô là trúng đậm. Một lần Edison tiếp một khách hàng đặc biệt, tướng Efferts. Sợ ra giá 5.000 đô khách hàng từ chối. Vì thế nhà sáng chế mới khôn ngoan hỏi tướng Efferts rằng “ngài định mua nó với giá bao nhiêu?”. Tướng Efferts trả lời “máy này giá 40.000 đô là hợp lí” . Thế là cuộc buôn bán diễn ra một cách chóng vánh vì bên nào cũng sợ đối phương đổi ý.

Trong câu chuyện này, người bán – Thomas Edison nghĩ mình bán được giá quá cao, còn người mua – tướng Efferts thì nghĩ mình đã mua chiếc máy với giá quá hời. Vì sao có sự chênh lệch đến vậy? Đó chính là chất xám. Edison định lượng sản phẩm bằng sức lao động và trí tuệ mình bỏ ra, còn vị tướng kia định lượng sản phẩm bằng tính ứng dụng của nó. Giá trị chênh lệch vời vợi thế thì mới đưa kẻ phát minh phát triển vượt bậc. Nền kinh tế tập trung nhiều nhà sáng chế như thế, thì người ta gọi đó là nền kinh tế tri thức.

Ở đây chúng ta nhìn thấy gì? Đầu vào giá trị cực thấp, qua sự nhào nặn của chất xám thì sản phẩm có giá trị cực cao. Chính loại hình kinh tế này nó đảm bảo rằng, người lao động được trả công xứng đáng, người chủ được lợi cực lớn, nhà nước thu thuế nhiều, và dân nghèo được hưởng thành quả của nó nhờ nhà nước tái phân phối phúc lợi cho họ dưới dạng chính sách an sinh xã hội tốt.

Nền kinh tế Việt Nam vắng bóng phát minh, đa phần là mua nguyên liệu đầu vào giá cao, không có chất xám để nhào nặn ra sản phẩm, thay vào đó là những lao động chân tay lấy công làm lời. Kết quả, sản phẩm đã đắt mà còn chất lượng không đạt. Cho nên giá trị gia tăng không có. Trong miếng lợi nhuận ít ỏi đó, giới chủ doanh nghiệp cùng với thuế má và tiền bôi trơn nuốt hết. Còn lại công nhân làm nhiều nhưng không đủ sống. Kết quả, cả xã hội dẫm đạp lên nhau mà sống.

Lại nói về Vinfast, thương hiệu này mới sinh ra. Làm xe trong một đất nước thiếu chất xám. Đầu vào mua giá đắt đỏ. Từ thiết bị, máy móc và quản lí đều mua với giá rất cao. Vậy sản phẩm của Vinfast cũng không ngoài quy luật chung của kinh tế Việt Nam. Đầu vào cực cao nên đầu ra cũng cao dù cho cắt giảm lợi nhuận đến biên độ mỏng nhất. Xe mới ra lò bán giá bằng Mercedes đã qua thuế. Vậy câu hỏi đặt ra là, sản phẩm chưa chịu thuế của Vinfast và Mercedes chênh nhau như thế nào? Tôi tin chắc chi phí của Vinfast phải gấp đôi nhưng chất lượng thì thua sản phẩm của hãng xe Đức.

Công nghệ, đó trước tiên là bài toán vĩ mô của chính phủ để làm nền tảng cho nền kinh tế. Vinfast nếu làm công nghệ thì cần phải có cái nền ấy, chất xám Việt Nam kém thì phải thuê mướn chuyên gia nước ngoài để bổ khuyết. Chính điều đó làm cho sản phẩm của Vinfast đội giá. Bài toán chất xám này là bài toán của chính phủ, họ cần phải có chính sách dài hơi để phát triển. Khi chất xám dồi dào, Vinfast sẽ có nhiều hỗ trợ trong phát triển công nghệ. Ở Việt Nam, Vinfast muốn mọc lên cây đại thụ công nghệ giữa một đồi trọc tri thức ư? Khó lắm. Đình đám thế thôi chứ tôi không tin Vinfast có thể lớn mạnh

V Phung Phung Thập niên 1970 Việt nam đã sản xuất được La Dalat, sau gần nửa thế kỷ lại lần mò sản xuất xe hơi, LẮP RÁP tại Việt Nam?

Manage

Lại có cán bộ chính quyền bắn chết nhau, lần này ở Gia Lai

About this website

VOATIENGVIET.COM
Một vụ nổ súng làm chết một cán bộ nữ trong khi một cán bộ nam bị thương nặng vừa xảy ra vào buổi sáng cùng ngày ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai

Dư luận Việt Nam lại rúng động về việc cán bộ trong chính quyền dùng súng bắn chết nhau. Các báo Việt Nam hôm 3/12 tường thuật rằng một vụ nổ súng làm chết một cán bộ nữ trong khi một cán bộ nam bị thương nặng vừa xảy ra vào buổi sáng cùng ngày ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.

Tin trên VNExpress, VTC và nhiều báo khác cho hay, ông Bùi Chí Hiếu, Phó ban Chỉ huy Quân sự phường Đoàn Kết trong thị xã, đã dùng súng trường bắn chết nữ Phó Chủ tịch HĐND phường có tên là Kpă H’Ven.

20% học sinh Việt Nam bị tổn thương về sức khoẻ tâm thần

Sống trong môi trường xã hội với đủ mọi tệ đoan và bệnh thành tích… Không tâm thần mới là lạ!!!
***********

20% học sinh Việt Nam bị tổn thương về sức khoẻ tâm thần

See More

Tin Sài Gòn, Việt Nam – Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 10 đến 20% học sinh có các vấn đề sức khoẻ tâm thần cần được theo dõi, tư vấn và chữa trị. Riêng 7 tỉnh phía Bắc có khoảng 20% các em học sinh có tổn thương sức khoẻ tâm thần tới mức phải can thiệp điều trị.

Ngày 03 tháng 12 năm 2018 truyền thông trong nước loan tin, Việt Nam đang thiếu 70,000 giáo viên tư vấn, tham vấn học đường, trong khi đó số học sinh có vấn đề sức khoẻ tâm thần đang gia tăng.

Tại Việt Nam, tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ hai với những người trẻ tuổi, chỉ đứng sau tai nạn giao thông. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2008 cho thấy trong hơn 10,000 thanh thiếu niên, trên 73% người từng có cảm giác buồn chán, hơn 4% từng nghĩ đến chuyện tự tử, và tỷ lệ này đã tăng lên khoảng 30%.

Trong một bối cảnh khác, Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Minh Mục cho biết, xu thế trẻ em Việt Nam mắc chứng tự kỷ tăng nhanh từ 122-268% trong giai đoạn 2004-2007 so với năm 2000. Tuy nhiên, việc chẩn đoán về trẻ tự kỷ còn chưa thực sự chính xác. Có những trường hợp sau khi thăm khám lại được chẩn đoán nhầm là “tâm thần” khiến phụ huynh sốc nặng. Trong đó, hầu hết các trường học không có giáo viên chuyên môn về trẻ tự kỷ nói riêng, giáo dục đặc biệt nói chung. Nhiều trẻ tự kỷ đang bị bỏ rơi trong các môi trường giáo dục.

Cung A Phòng và… tượng đài tên tội đồ Tố Hữu?!!!

“Nếu không xây dựng hết khu tượng đài này đến khu lưu niệm kia… thì khác nào chứng tỏ cái chế độ này là một kẻ tội đồ?

********

Cung A Phòng và… tượng đài tên tội đồ Tố Hữu?!!!

Tần Thủy hoàng đế chết trong lúc đang xây dựng cung A Phòng. Tần Nhị thế lên ngôi, vẫn tiếp tục cho xây dựng cung A Phòng, mặc dù việc đó góp phần làm nản lòng dân và kiệt quệ nước Tần…

Lý luận của Tần Nhị thế hết sức đơn giản và… khốn nạn như sau: “Nếu bãi bỏ việc đó (xây dựng cung A Phòng), thì khác nào chứng tỏ cái sai của tiên đế (trỏ Tần Thủy hoàng)…”

Ông Tố Hữu sau khi làm một kẻ đao phủ về văn hóa, hoàn thành việc bức hại hàng loạt nhân tài của đất nước, bóng đen lù lù khủng khiếp một thời của ông, khiến nhiều đời sau còn phải rùng mình, và lịch sử chắc chắn sẽ nguyền rủa, thì ông lại chuyển sang làm một khủng đại gian thần, tiêu diệt những quy luật phát triển của nền kinh tế, khiến cho đất nước lao đao, đẩy bao nhiêu số phận vào kiếp sống khốn cùng…

Ông chết, gia đình ông buộc phải trả lại nhà công vụ ở Phan Đình Phùng (nơi có “cây táo ông Lành”). Nhà nước hóa giá rẻ như cho không gia đình ông một tòa biệt thự khác ở phố Hồ Xuân Hương. Gia đình ông cho hãng dầu Mobi thuê với giá 8.000 USD/tháng. Bà vợ ông chuyển về ở với con ở Thành Công.

Và từ chỗ ở này, bà già tham lam vô sỉ ấy cố đòi cho được một cái nhà khác, theo tiêu chuẩn tương đương thứ trưởng của bà (phó ban tuyên ráo TW), mà gào lên rằng ông không có chỗ để lập một cái bàn thờ cho tử tế…

Căn biệt thự ở HXH, cái gia đình đáng khinh bỉ ấy đã bán cho Phạm Nhật Vũ, em trai Vượng Vin, đút túi hàng ngàn cây vàng.

Và bây giờ người ta lại xây tượng đài, “khu lưu niệm”… về Tố Hữu. Bản chất của “lý sự” thì cũng tương tự như Tần Nhị thế ngày trước mà thôi. “Nếu không làm việc đó (xây dựng khu lưu niệm…), thì khác nào chứng tỏ Tố Hữu… là một kẻ tội đồ?

Trên đây chỉ là một trong vô vàn… ví dụ mà thôi.

Image may contain: 1 person, smiling, text

Dính vào dự án có cán bộ bị truy tố, hàng trăm gia đình ở Nha Trang khốn đốn

Hơn 300 hộ dân Nha Trang chỉ cần sửa chữa, hay xây tạm bức tường che mưa, chắn gió thì bị CB phương đến cưỡng chế đập bỏ!!!

Trong khi đó hàng trăm Biệt phủ của các quan chức trong đó có biệt phủ ca sĩ Mỹ Linh… xậy dựngg kiên cố trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn cả 15 năm nay. Nhưng chẳng bị cưỡng chế đập phá… Tại sao vậy?
*******

Dính vào dự án có cán bộ bị truy tố, hàng trăm gia đình ở Nha Trang khốn đốn

KHÁNH HÒA, Việt Nam (NV) – Đã 16 năm phải sống trong cảnh “nắng tung bụi bặm, mưa đường ngập ngụa” nhà cửa hư hại, nhưng người dân ở khu dân cư Đồng Muối không biết bao giờ mới thoát khỏi do “lỡ” nằm trong đất dự án đang dính đến nhiều cán bộ bị truy tố.

Hôm 1 Tháng Mười Hai, 2018, báo Tuổi Trẻ cho biết, khoảng 300 gia đình ở khu dân cư Đồng Muối, nằm trong dự án Khu Đô Thị Du Lịch Hoàng Long, phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, phải sống trong cảnh tồi tàn, bức bối khi nhà cửa bị hư hại nhưng chỉ cần sửa lại, dù chỉ là bức tường tạm cũng bị cán bộ phường ập đến cưỡng chế, đập bỏ do dự án dính đến hàng loạt cán bộ đang bị truy tố.

Báo này cho hay, nhiều cư dân ở khu dân cư Đồng Muối lại tập trung phản ứng chủ dự án Khu Đô Thị Du Lịch Hoàng Long (dự án Hoàng Long) do đã tiếp tục đào đất, đặt thêm cống chổng ngược khiến nước đổ tràn vào gây ngập nhiều nhà dân.

Ông Dương Ngọc Sang, một cư dân ở Đồng Muối, cho biết khu dân cư này vốn nằm giữa đồng và gần sông, nên khi chưa có các dự án san lấp dù mưa lớn cỡ nào nước cũng thoát được qua các mương xung quanh, không gây ngập.

Nhưng từ khi dự án Hoàng Long san lấp đất chia lô bán nền ngay sát khu dân cư Đồng Muối, mỗi lần mưa lớn thì nước dồn đổ vào và không đường thoát, khiến rất nhiều gia đình phải sống trong cảnh ngập ngụa dơ bẩn.

Ông Lê Công Phú, sống lâu năm ở Đồng Muối, cho biết các mương, cống cũ của khu dân cư đã bị chủ dự án đào, lấp hết. Khi dân kêu quá, phường mới yêu cầu chủ dự án tháo nước, đào đường thoát, đặt cống tạm bợ cho nước rút nhưng có khi đặt cống chổng ngược.

Để chống đỡ với cảnh sống trong ngập ngụa nước bẩn, nhiều người dân trong vùng dự án Hoàng Long cũng chỉ có thể che chắn, đắp đỡ tạm bợ quanh nhà bằng đất cát, xà bần ximăng… Bởi dự án này đã được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa giao cho Công Ty Đầu Tư Và Xây Dựng Địa Chất UPGC làm chủ đầu tư.

Và cũng từ khi có quyết định phê duyệt “Quy hoạch chi tiết khu dân cư Tây đường Lê Hồng Phong, thành phố Nha Trang” cách đây 16 năm, thì các khu Đồng Muối 1 và 2 đã trở thành vùng dự án “treo”, việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa của người dân bị siết chặt.

Từ năm 2013, dự án khu dân cư “treo” này được “sang tay” cho Công Ty UPGC làm dự án khu đô thị Hoàng Long thì việc xây dựng, sửa chữa nhà ở đây càng bị cấm nghiệt hơn. Dân sửa nhà chỉ cần xây lên một bức tường tạm cũng bị chính quyền phối hợp với chủ đầu tư đập bỏ ngay.

Mới đây, sau khi ông Lê Huy Toàn, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Nha Trang, cùng nhiều cán bộ thuộc cấp bị khởi tố do “các sai phạm về bồi thường giải tỏa, cấp đất tái định cư cho hàng loạt “cư dân ma” (chỉ có tên, không có người) để tham ô, trục lợi cá nhân thì Ủy Ban Nhân Dân thành phố Nha Trang chỉ đạo ủy ban phường Phước Long mời hơn 300 gia đình ở khu Đồng Muối nằm trong vùng dự án Hoàng Long họp để cử người đại diện tham gia “Hội Đồng Bồi Thường Hỗ Trợ và Cấp Đất Tái Định Cư.”

Tuy nhiên, ông Trần Minh Hiển, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân phường Phước Long cho rằng, do các vụ án xảy ra tại dự án Hoàng Long đang bị điều tra nên việc thành lập hội đồng bồi thường còn phải chờ.

“Việc bồi thường giải tỏa, tái định cư mấy trăm gia đình trong khu dự án này đến nay cũng chưa biết giải quyết ra sao”, ông Hiển nói với báo Tuổi Trẻ.

Trong khi các cư dân đang cư trú ở Đồng Muối bị “treo” trong dự án Hoàng Long không có đất tái định cư, thì có gần 50 “cư dân ma” đã được lãnh đạo phường Phước Long cùng các nhân viên dự án và cán bộ liên quan của thành phố Nha Trang đề nghị bồi thường, sắp xếp đất tái định cư theo hồ sơ giả.

Tất cả “cư dân ma” này đều đã được hội đồng bồi thường do ông Lê Huy Toàn làm chủ tịch Hội Đồng Bồi Thường Hỗ Trợ và Cấp Đất Tái Định Cư, thông qua việc bồi thường và cắt đặt đất tái định cư như đề nghị.
Ông Lê Huy Toàn, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Nha Trang, bị khởi tố vì liên quan đến vụ án xảy ra tại khu đô thị Hoàng Long. (Hình: Người Lao Động)

Liên quan đến dự án này, sau khi ông Lê Huy Toàn bị khởi tố, báo Người Lao Động liên tục nhận được nhiều đơn thư tố cáo ông này còn liên quan đến nhiều dự án khác.

Theo báo Người Lao Động, bà Nguyễn Thị Kim Anh (ngụ phường Phước Long) có đơn tố cáo ông Toàn, bà Lê Thị Mai Loan và bà Vũ Thị Mai Hương (đều là cựu chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân phường Phước Long) đã cố tình làm lệch hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất gần 20 héc ta của gia đình bà để làm dự án Khu đô thị An Bình Tân.

Bà Kim Anh đã có đơn tố giác gửi tới các cơ quan hữu trách yêu cầu khởi tố vụ án nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết, không được trả lời.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Hùng (ngụ phường Xương Huân, thành phố Nha Trang) cũng có đơn thư tố cáo, kiến nghị liên quan đến dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập (phường Xương Huân).

Ông Hùng đưa ra các tài liệu chứng minh dự án Khu dân cư Cồn Tân Lập trước đây là dự án “Chỉnh trang đô thị, xây kè đường dọc sông Cái.” Việc thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ người dân theo trường hợp “Nhà nước thu hồi đất vì lợi ích công cộng.”

Thế nhưng sau đó dự án “Chỉnh trang đô thị” trở thành dự án khu dân cư Cồn Tân Lập và giao cho Công Ty Sông Đà Nha Trang làm chủ đầu tư phân lô bán nền.

Hơn 43,000 mét vuông đất tái định cư tại chỗ của người dân trong khu dự án này đã được giao cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp bồi thường cho người dân khoảng 2.7 triệu đồng (khoảng $115)/mét vuông, nhưng rao bán đến 45-60 triệu đồng (khoảng $1,929 đến $2,572)/mét vuông.

About this website

 

NGUOI-VIET.COM
Người dân ở khu dân cư Đồng Muối không biết bao giờ mới thoát khỏi do “lỡ” nằm trong đất dự án đang dính đến nhiều cán bộ bị truy tố.

THƯ NGỎ VỀ TÌNH TRẠNG Tra tấn Tinh thần Trần Huỳnh Duy Thức

THƯ NGỎ VỀ TÌNH TRẠNG
Tra tấn Tinh thần Trần Huỳnh Duy Thức
(03/12/2018)
FB Trần Huỳnh Duy Thức
_________

Ngày 26 tháng 11 năm 2018

Tôi là Trần Lê Bảo Trâm, con gái của một tù nhân lương tâm Việt Nam, Trần Huỳnh Duy Thức. Cha tôi đã bị bắt vào năm 2009 và bị kết án oan sai dựa trên Điều 79 của Bộ luật Hình sự Việt Nam “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Cha tôi đã bị tuyên án 16 năm tù, từ đó đến nay, cha tôi đã bị giam giữ trong tù hơn 9 năm. Cách đây hai năm cha tôi bị chuyển đến Trại giam số 6 tại tỉnh Nghệ An, cách xa gia đình chúng tôi khoảng 3000 km. Kể từ đó đến nay, cha tôi phải đối mặt với nhiều sự đe dọa và ngược đãi, khoảng cách địa lý xa xôi chính là một trở ngại lớn khiến chúng tôi không thể giúp đỡ cho cha được. Trước những sự kiện nguy cấp xảy ra gần đây, tôi viết thư này nhằm kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của cha tôi.

Vào thứ Bảy, ngày 24 tháng 11 năm 2018, trong buổi thăm gặp hàng tháng tại trại giam, cô và chú của tôi được biết rằng, cha tôi đang ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với những đe dọa đến từ các cán bộ quản giáo.

Vào thứ Ba, ngày 20 tháng 11 năm 2018, cha tôi thức dậy như thường lệ vào 5 giờ 15 phút sáng trong tình trạng cực kỳ chóng mặt với huyết áp rất cao, ở mức 150/110 (chỉ số đo được từ máy đo huyết áp cá nhân của cha) và ra rất nhiều mồ hôi. Khi cha tôi uống nước vào thì ngay lập tức ói ngược ra, trong đó có lẫn những sợi máu. Trong lúc nằm nghỉ, cha tôi lại tiếp tục ói và lần này thì ói ra mật. Bác sĩ trong trại giam đã kiểm tra và cho cha tôi 2 viên thuốc với chẩn đoán là bị “tuần hoàn não”, sau khi uống thuốc cha tiếp tục ói ngược ra hết.

Mặc dù sau ngày hôm đó, huyết áp và sức khỏe đã trở lại bình thường, nhưng cha lo lắng và nghi ngờ thức ăn được cung cấp bởi trại giam đã bị can thiệp và không an toàn để sử dụng nữa vì vậy từ đó đến nay cha tôi chỉ ăn mì ăn liền. Tuy nhiên, để đáp trả hành động này, các cán bộ trại giam đã ngừng cung cấp nước sôi cho cha tôi như tiêu chuẩn thông thường. Ngoài ra, theo như lời cha tôi kể, các cán bộ trại giam đang xem xét việc “cấm cha tôi sử dụng nước sôi, đèn đọc sách, và sử dụng máy đo huyết áp, đo đường huyết cá nhân”.

Gia đình chúng tôi tin rằng đây là những hình thức ngược đãi mới của trại giam dành cho cha tôi, sau khi không ngừng ngăn chặn quyền được gửi thư tín về gia đình và gửi đơn từ đến các cơ quan chức năng, cũng như quyền được nhận thư từ gia đình của cha tôi. Khi bị cha tôi yêu cầu phải cung cấp những điều luật nào làm cơ sở cho những việc làm này của họ, những cán bộ này cho biết “họ chỉ đang thực hiện theo lệnh của cấp trên, không cần trích dẫn đến luật lệ”. Do đó mà cha tôi cũng như gia đình tôi không biết ai là người có thẩm quyền để chúng tôi khiếu nại những hành vi ngược đãi này.

Gia đình chúng tôi đang vô cùng lo lắng cho sức khỏe và sự an toàn của cha tôi bởi vì chúng tôi tin rằng đây là những cách ngược đãi mới nhằm mục đích ép buộc cha tôi nhận tội để được đặc xá. Trong suốt 9 năm qua, cha tôi luôn có một niềm tin kiên định rằng, đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận không phải là hành vi phạm tội. Cha tôi chưa từng gây ra bạo loạn hay bất kỳ sự đe dọa nào đến chính quyền. Đã rất nhiều lần cha tôi khẳng định sự vô tội của mình và kiên quyết không nhận tội.

Nước được nấu sôi, đèn đọc sách và những máy đo theo dõi sức khỏe là những điều không thể thiếu nhằm đảm bảo sức khỏe của cha tôi khi ở tù. Nước được nấu sôi được tiệt trùng tốt hơn và có thể sử dụng để nấu các thức ăn đóng gói, còn đèn đọc sách giúp ngăn các bệnh về mắt có thể xảy ra trong điều kiện thiếu ánh sáng trong phòng giam. Cha tôi còn mắc bệnh cao huyết áp và cao đường huyết, do đó những máy theo dõi sức khỏe cá nhân sẽ giúp cha tôi theo dõi tình trạng cơ thể của mình khi cần thiết.

Cha tôi không muốn nhận tội để nhận sự ân xá tha tù sớm bởi vì ông muốn vụ án của mình phải được xem xét lại theo các quy định của Bộ luật Hình sự mới, trong đó chỉ rõ hành động đã khiến ông bị kết án giờ đây không bị xem là tội phạm nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nữa. Do đó, nếu cha tôi được trả tự do dựa theo điều luật mới, trường hợp của cha tôi có thể trở thành một tiền lệ cho sự trả tự do cho những tù nhân lương tâm khác tại Việt Nam.

Trong thư này, tôi muốn chỉ ra rằng Việt Nam đã ký kết Công ước Chống Tra tấn, và những Hình phạt Vô nhân đạo và Hạ nhân phẩm của Liên Hiệp Quốc vào năm 2013 và phê chuẩn vào năm 2015. Thông qua việc phê chuẩn công ước này, nhà nước buộc phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc ngăn chặn sử dụng những biện pháp tra tấn đã nêu trong Điều 1 và Điều 2 của Công ước. Gia đình chúng tôi cho rằng những biện pháp ngược đãi đang được thực hiện bởi các cán bộ tại Trại giam số 6 không thể xem là những biện pháp quản lý theo luật bởi vì chúng đang gây ra những trấn áp về tinh thần lên cha tôi nhằm mục đích ép nhận tội. Điều này đi ngược lại với những gì Việt Nam đã cam kết thực hiện.

Trong một phiên họp gần đây để thông qua báo cáo với Ủy ban Chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc về việc thực hiện Công ước của Việt Nam vào ngày 12 tháng 10 năm 2018, chính quyền Việt Nam củng cố cam kết của mình với Công ước này bằng cách tuyên bố sẽ thực hiện hiệu quả những biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp và những biện pháp cần thiết khác theo như Công ước này để ngăn chặn việc sử dụng biện pháp tra tấn, và làm việc với những quốc gia đi đầu trong việc ngăn chặn biện pháp tra tấn nhằm thiết lập nên những biện pháp hiệu quả mới. Mặc cho điều đó, trái lại với báo cáo của Việt Nam, những biện pháp tra tấn tinh thần được sử dụng với cha tôi tại Trại giam số 6 đã đi trái lại với những gì Việt Nam đã tuyên bố sẽ thực hiện.

Vì vậy mà tôi viết thư này nhằm kêu gọi sự giúp đỡ ngay lập tức của mọi người để bảo toàn sức khỏe và sự an toàn của cha tôi, và yêu cầu Việt Nam phải có trách nhiệm trước những cam kết của mình khi ký kết Công ước trên. Điều này không chỉ là dành cho cha tôi mà còn vì lợi ích của những tù nhân lương tâm khác tại Việt Nam, những người cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của những biện pháp tương tự. Cha tôi đang đấu tranh không chỉ cho tự do của chính mình mà còn cho tự do của những người khác nữa.

Tôi xin cảm ơn vì sự ủng hộ của mọi người trong suốt thời gian qua dành cho cha tôi và những tù nhân lương tâm khác tại Việt Nam. Tôi hi vọng lá thư này sẽ đến được tay mọi người và tôi rất mong sớm nhận được phản hồi.

Kính thư,

Trâm Trần

BAOTIENGDAN.COM
Thư ngỏ về Tình trạng Tra tấn Tinh thần Trần Huỳnh Duy Thức Bởi AdminTD – 03/12/2018 Tweet Share 0 +1 Pinterest 0 Email FB Trần Huỳnh Duy Thức 30-11-2018 Ngày 26 tháng 11 năm 2018 Tôi là Trần Lê Bảo Trâm, con gái của một tù nhân lương tâm Việt Nam, Tr…

Những trận đánh không có thương binh !!!

“Ôn Cố Tri Tân” Đọc để thấy chính sách tàn nhẫn, dã man của chế độ đảng cướp Ma fia Hồ Chí Minh anh dụng cho đồng đội…. dù thời chiến hay thờ bình cũng vẫn y nhau. Chúng sẵn sàng giết, thủ tiêu đồng chí của mình khi không còn lợi dụng được nữa hay vì quyền lợi phe nhóm!!!
***********

Những trận đánh không có thương binh !!!
Huy Phương…

Một trận đánh không có thương binh có nghĩa là chỉ có lính tử trận, hoặc là một trận đánh mà cấp chỉ huy không muốn đem thương binh về. Thương binh bị bỏ lại trận địa, vì quá xa hậu cứ, không có phương tiện và nhân lực tản thương, không đủ bệnh viện hay thuốc men để săn sóc họ. Do vậy, thương binh có thể bị phát đạn ân huệ cuối cùng của đồng đội, để khỏi bị vào tay giặc, giữ kín được tin tức tình báo.

Việt Cộng thường có chủ trương nghiên cứu kỹ chiến trường, đánh mạnh và rút nhanh vì sợ viện binh, pháo binh tiếp ứng hay phi cơ thả hoả châu soi sáng trận địa, nên vấn đề đem thương binh theo khi rút khỏi chiến trường, là chuyện bất khả thi.

Nếu đem những con số chênh lệch khó tin giữa con số binh sĩ tử thương và thương binh của cả hai phía, Bắc Việt và VNCH cũng như quân đồng minh, chúng ta sẽ thấy rõ chủ trương của Bắc Việt, thường không coi mạng người là quý.

Không thể có một cấp chỉ huy vô lương tâm nào hơn những cấp chỉ huy quân sự của Bắc Việt. Tướng Giáp đã từng nói: “Mỗi một phút, có hàng trăm ngàn người chết trên khắp thế giới. Cái sống hay cái chết của hàng ngàn người, ngay cả khi họ là người cùng quê hương, có ý nghĩa rất ít trong thực tế.”

Ở một chỗ khác: “Non! Pas du tout!” Ðó là câu trả lời lạnh lùng của Võ Nguyên Giáp cho báo chí quốc tế khi người ta hỏi viên tướng này là ông có hối tiếc gì về chuyện 4 triệu người Việt chết vì chủ nghĩa Cộng Sản hay không?

Thử nhìn lại những con số về binh sĩ tử trận và thương binh của cả hai bên:

– Quân lực Việt Nam Cộng hòa có 310,000 tử trận và 1,170,000 người bị thương. Tính ra 1 người tử trận, có 4 người bị thương.
– Hoa Kỳ khoảng 58,200 tử trận và hơn 304,000 bị thương. Tính ra 1 người chết có đến 5 người bị thương.
– Nam Hàn có 5,099 tử trận và 11,232 bị thương. Tính ra 1 chết thì có hơn 2 người bị thương.
– Thái Lan có 351 tử trận và 1.358 bị thương. Tính ra 1 chết có gần 5 người bị thương.
– New Zealand có 55 tử trận và 212 bị thương. Tính ra 1 chết có 4 người bị thương.

Về phía Cộng Sản Bắc Việt, theo tài liệu thống kê chính thức của Cục Chính Sách – Tổng Cục Chính Trị – Bộ Quốc Phòng thì đến năm 2012:
– Toàn quốc có 1,146,250 “liệt sĩ” và chỉ có khoảng 600,000 thương binh.

Tính ra số tử trận của quân Bắc Việt cao gấp hai lần số thương binh, trong khi phía tự do cứ 5 thương binh đem về hậu cứ mới có một người tử trận. Điều này cho chúng ta thấy rõ thế nào là “một trận đánh không có thương binh!”

Sau chiến thắng Tháng Năm, 1975, Bắc Việt ngoài hàng triệu “bộ đội” tử trận chưa được thông báo, để cho dân chúng thấy được bộ mặt huy hoàng của người thắng trận, Bắc Việt đã “cách ly” tất cả thương binh đến những vùng xa, khỏi những nơi dân cư đông đúc.

Không phải chỉ có thương binh, mà ngay cả tù binh sau khi lọt vào tay địch, được giải thoát mang về, để khỏi bị lộ những bí mật quân sự, cũng được Cộng Sản thủ tiêu.

Theo Phan Ba‘s Blog, ngay cả trong chiến tranh biên giới Hoa- Việt, năm 1989, được biết Quân đội Bắc Việt có đến 10% nữ làm tù binh, nhưng chính quyền Việt Cộng dối trá chưa bao giờ tuyên bố con số tù binh nằm trong tay Trung Cộng, vì Cộng Sản hẹp hòi tính dân tộc, yếu hèn sợ mất lòng Trung Cộng.

Những nữ tù binh này không được về lại quê hương, sau khi trao trả tù binh, Việt Cộng lập tức phi tang họ trong rừng sâu. Cho đến ngày nay nhân dân Việt Nam không hề biết thân phận của tù binh chiến tranh sống chết thế nào! Việt Cộng không công bố lấy lý do là vì “bí mật quốc phòng.”

Trong một cuộc họp mặt của cán bộ Cộng Sản cũ với nhà tranh đấu Bùi Minh Hằng tại Vũng Tàu vào Tháng Sáu, 2017, một cán bộ ly khai đã phát biểu về những gì ông biết về thương binh bộ đội. Người cộng sản ly khai này, dù không là Đảng viên, nhưng cũng là một nhân viên cao cấp, đã xác nhận việc giết sạch các thương phế binh bộ đội. Và nhiều chuyện kinh hãi khác nữa!!

Theo ông thời chống Pháp, như Phạm Duy đã viết “Nạng thương binh chống rổ mặt đường làng,” nhưng vào thời chống Mỹ, thương binh bị giết sạch, y như Trung Cộng sau chiến tranh biên giới, thương binh của họ bị tập trung lại, rào dây thép gai và đốt cháy. Sau năm 1975 chỉ thấy thương binh chế độ cũ mà không thấy thương binh chế độ mới. Vậy thì họ ở đâu? Đều bị thủ tiêu ở chiến trường! Không lẽ bộ đội khiêng nhau mà đi hành quân? Cuộc gặp gỡ và lời phát biểu này có quayy phim và đưa lên youtube. (*)

Dương Thu Hương, một người “ở trong chăn” Bắc Việt cũng đã tiết lộ: “Đến tận bây giờ, cuộc chiến vẫn ám ảnh tôi. Lúc tôi tình nguyện vào Nam, số học sinh của cả bốn lớp 10 của trường chúng tôi vào chiến trường khoảng 120 người, vậy mà chỉ 2 người may mắn sống sót, là tôi và một người nữa… Khi tôi đi tìm mộ của những bạn đã chết, tôi mới biết, trong những trận đánh mà bộ đội miền Bắc thua, thì người ta xóa sạch dấu vết và tên tuổi liệt sĩ không được ghi lại. Họ giải thích rằng dân tộc ta là dân tộc anh hùng phải chiến thắng quân thù, nhưng trận này chưa thắng cho nên không thể kiểm kê các liệt sĩ được. Cho nên hàng trăm người chết dưới đáy hồ, dưới đáy vực mà hoàn toàn không ai tìm được tung tích.” (“Ký 2” của Đinh Quang Anh Thái.)

Chính vì vậy mà sau này, Bắc Việt đã quy tập hàng chục nghìn mộ tử sĩ để lập nên những nghĩa trang “hoành tráng” nhưng phần lớn chỉ là những “mộ gió” hay chôn xương trâu xương bò, tất cả đều là những nấm mồ vô danh, không tên tuổi. Vì với trận địa rải rác quá lớn, thời gian và thời tiết tàn phá, thiên nhiên thay đổi và vì chính sách đã có từ trước, gia đình tử sĩ hầu hết chỉ nhận được một cái giấy ghi công, công nhận là gia đình liệt sĩ, nhưng xương cốt chưa bao giờ được về nhà!

Không phải lúc nào kẻ thiện cũng thắng phe tà!

HÌNH:
1.- Một truyền đơn của VNCH đành cho cán binh VC, nhắm vào nỗi sợ hãi của thương binh phải bị bỏ lại ngoài mặt trận.
2, 3 & 4.- Tù binh Việt bị Tàu+ bắt trong cuộc chiến 1979 tại các tỉnh biên giới phí Bắc…

Image may contain: text
Image may contain: 1 person, standing and outdoor
Image may contain: drawing
Image may contain: 4 people, people standing and outdoor

BBC: VIỆT NAM ‘ĐI NGƯỚC ĐỔI MỚI’ VÀO LÚC NÀO?

BBC: VIỆT NAM ‘ĐI NGƯỚC ĐỔI MỚI’ VÀO LÚC NÀO?
2 tháng 12 2018
_________

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí nhấn mạnh nhu cầu cải cách thể chế để Việt Nam vượt lên các vấn đề hiện nay
Một chuyên gia kinh tế Việt kiều sống ở Mỹ chỉ trích con đường kinh tế Việt Nam giai đoạn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC News tiếng Việt tại London, Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí, cựu quan chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cũng nói về con đường “Đổi Mới 2”.

Đầu tiên, ông kể lại giai đoạn làm việc tại Việt Nam từ 2006 đến 2014, và đã chứng kiến các thay đổi ở Việt Nam khi đó.

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Khi về Việt Nam, ngoài vai trò chuyên gia kinh tế trưởng cho quỹ đầu tư VinaCapital trong một vài năm, và sau đó tôi cũng làm việc cho chương trình USAID với vai trò cố vấn kinh tế cho chương trình này. Và có thời gian tôi đã được mời làm vào ban tham vấn riêng về kinh tế cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đây là khoảng thời gian lâu dài và hào hứng nhất trong giai đoạn tôi về làm việc ở Viêt Nam. Mình có thể hăng say, muốn đóng góp và mình có cả khả năng để đóng góp. Thế nhưng những điều mình đề nghị đóng góp có được nghe hay không thì lại là chuyện khác. Đây cũng chính là thời gian tôi cảm nhận được sự chua chát bởi những đóng góp cải cách của mình đã bị bỏ ngoài tai.

BBC: Nhưng giai đoạn ông về làm việc tại Việt Nam là giai đoạn hậu thời kỳ Đổi Mới?

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Những thay đổi thời kỳ ông Dũng, do ảnh hưởng mạnh của các nhóm lợi ích, lại là các chính sách đi ngược thời Đổi Mới trước đó. Thời kỳ có chính sách Đổi Mới thực sự là dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và tiếp theo bởi Thủ tướng Phan Văn Khải. Phải nói rằng trong 10 năm trước khi ông Dũng lên làm thủ tướng thì chương trình Đổi Mới đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

Từ năm 2001 đến 2007 là chính sách kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn thất bại và gây ra một loạt các vấn đề lớn cho cả nền kinh tế lẫn tài chính.

Tôi phải thành thật mà nói là nếu người ta có nghe là kinh tế và tài chính Việt Nam bây giờ sắp sụp đổ thì cũng không ngoa vì đó là kết quả của 7 năm thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng.

Tôi phải thành thật nói vậy. Trong những năm gần đây thì họ cố gắng gỡ rối những vấn đề của thời ông Dũng như nợ xấu ngân hàng, nợ công quốc gia và đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng. Nhưng có chuyện mà không ai có thể phủ nhận khiến kinh tế Việt Nam không thể có bước nhảy vọt là vấn đề tham nhũng.

BBC: Ông có thể nói cụ thể hơn về cái gọi là tham nhũng?

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Chuyện này tôi nghĩ là đã được báo chí giai đoạn đó hay mới đây trình bày rất đầy đủ nhưng nói một cách tóm tắt với những ví dụ cụ thể nhất mà không ai có thể phủ nhận là những vấn đề như Vinashin, Vinalines gây ra nhưng thâm thủng lớn. Mới đây với những vụ án liên quan tới các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh ….

Theo tôi thì có lẽ cái vụ lớn nhất chưa được khui ra đủ chính là vấn đề tài nguyên dầu hỏa của Việt Nam đi về đâu. Những vấn đề như Thủ Thiêm thì mình chưa được nghe đầy đủ để biết được cái tầm quan trọng về tài chính nhưng mà có cả các vụ như Mobifone mua AVG chưa kể các vụ án liên quan tới các ngân hàng khác nữa.

BBC: Theo ông nói thì những nhà lãnh đạo hiện nay đang khắc phục những gì được để lại từ giai đoạn đó? Vậy đà cải cách nếu có là gì?

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí: Với bao nhiêu vụ được khui ra mới đây thì đó là vấn đề lớn nhất của phát triển của Việt Nam. Theo tôi nếu không có những cải cách thể chế, hay nói theo kiểu bây giờ là lò đốt tham nhũng, một cách có thật và cụ thể thì khó mà có thể tiếp tục được việc cải cách kinh tế.

Việt Nam đã có những thành công sơ khởi cho giai đoạn khoảng 20 năm cải cách kinh tế nhưng nếu không có cải cách chính trị thì không thể tiếp tục cải cách kinh tế được. Do đó nan đề là sự lựa chọn của các nhà lãnh đạo.

Phải cải cách được thể chế một cách dân chủ thì mới cải cách được kinh tế cho giai đoạn tới. Tức là Đổi Mới lần hai.

Bây giờ để giải quyết tất cả những chuyện này thì cũng không thể dùng một vài biện pháp mà phải là cuộc cải cách thể chế toàn diện và đó là một quyết định chính trị mà đó liệu các nhà lãnh đạo của Việt Nam có dám can đảm lĩnh hội và thực hiện hay không.

Nếu chúng ta không tỉnh ngủ thì không thể giải quyết được những chuyện hiện giờ từ thể chế chính trị lẫn cải cách kinh tế.

About this website

BBC.COM
Một chuyên gia kinh tế Việt kiều sống ở Mỹ chỉ trích con đường kinh tế Việt Nam giai đoạn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền.

Thương mại : Mỹ-Trung tạm thời ngưng chiến!!!

Van H Pham

*******

Thương mại : Mỹ-Trung tạm thời ngưng chiến!!!

Bên lề thượng đỉnh G20 tại Achentina, tối 01/12/2018, tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc đạt thỏa thuận “hưu chiến” trên mặt trận thương mại. Bắc Kinh thở phào nhẹ nhõm. Nhà Trắng tạm hoãn quyết định đánh thuế 25 % nhắm vào 200 tỉ đô la hàng của Trung Quốc bán sang Hoa Kỳ kể từ ngày 01/01/2019. Quyết định này có hiệu lực trong ba tháng.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đánh giá đây là một thỏa thuận “có lợi cho cả đôi bên”. Theo thông tín viên Simon Leplatre từ Thượng Hải, đôi bên có thêm thời gian để đàm phán :

“90 ngày là thời hạn Mỹ và Trung Quốc cùng đề ra để giải quyết những bất đồng về thương mại. Trong khi chờ đợi, không có chuyện tăng thuế nhập khẩu hay ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Hiệp định ‘ngưng bắn’ này là một tin vui. Lo ngại các biện pháp trừng phạt leo thang đã đè nặng lên các hoạt động kinh tế vào cuối năm nay, chủ yếu là về phía Trung Quốc, nhưng ngay cả các công ty Mỹ buôn bán nhiều với phía Trung Quốc hay ngành sản xuất xe hơi cũng bị tác động.

Dù vậy, 90 ngày là thời hạn không nhiều để giải quyết vô số những xung đột. Từ quyền sở hữu trí tuệ đến chuyển giao công nghệ, hay đòi hỏi Trung Quốc mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài …

Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc cản trở cạnh tranh bình đẳng, trong lúc Bắc Kinh vẫn viện cớ là một nền kinh tế đang phát triển nên cần áp dụng một số các biện pháp bảo hộ.

Đây chính là điểm nhậy cảm : Trung Quốc cam kết mua hàng của Mỹ nhiều hơn. Nhưng trên những vấn đề cơ bản liên quan đến mô hình phát triển của nước này thì Bắc Kinh lại không mấy sẵn sàng đàm phán. Trong trường hợp đôi bên không đạt được đồng thuận trong ba tháng sắp tới, Hoa Kỳ đã dự trù đánh thuế vào 200 tỉ đô là hàng Trung Quốc bán sang Mỹ”.

Bài Giảng Lòng Thương Xót Chúa ngày 2/12/2018

Nga Nguyễn shared a post.
Image may contain: one or more people
Image may contain: 1 person, smiling
Image may contain: one or more people and people standing
Image may contain: one or more people and people standing
Image may contain: 1 person, standing
+8

Ngàn Lần Xin Lỗi to CHÚA LÀ TẤT CẢ ĐỜI CON †

Đây là 1 người anh em của chúng ta. Tuy anh là 1 người ngoại đạo nhưng anh rất tin thác vào Chúa. 1 căn bệnh lây qua đường máu mà bệnh viện cũng không rõ là bệnh gì. Các bác sỹ đã nói với anh rằng chỉ có Chúa mới chữa được cho anh. 2 người con của anh cũng bị lây bệnh từ anh. Xin cộng đoàn cùng chia sẻ và cầu nguyện cho gia đình anh ấy được ơn chữa lành . Amen. Link xem video=> https://youtu.be/NPZxh4znv3o