Xăng chịu thuế môi trường cao hơn từ 1/1/2019, dân đòi minh bạch

Xăng dầu ở Việt Nam sẽ chịu mức thuế môi trường cao hơn sau chưa đầy 2 tuần nữa, khi bước sang năm 2019. Bên cạnh đó, mới đây, Bộ Tài chính đề nghị một số bộ khác, trong đó có Bộ Giao thông Vận tải xây dự đề án thu phí môi trường đối với khí thải.

Những động thái này làm nhiều người lo ngại về các gánh nặng chi tiêu tăng lên, đồng thời, họ cũng lên tiếng đòi nhà nước minh bạch về việc sử dụng thuế phí thu được.

Theo biểu thuế bảo vệ môi trường áp vào xăng dầu được một ủy ban quốc hội Việt Nam thông qua hồi tháng 9, mức thuế đối với xăng sẽ là 4.000 đồng/lít từ ngày 1/1/2019, tăng hơn 33% từ mức 3.000 đồng/lít hiện nay. Xăng là nhiên liệu chính của đại đa số người Việt đi lại bằng xe máy.

Nếu giá xăng cơ sở – không gồm các thuế, phí khác – là 10.000 đồng/lít, mức thuế môi trường 4.000 đồng/lít cũng có nghĩa là tỷ lệ thuế trên giá xăng cơ sở của Việt Nam tương đương 40%. Một số quan chức Việt Nam được báo chí trong nước trích lời cho rằng tỷ lệ này thấp hơn một số nước láng giềng như Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Trong khi đó, thuế môi trường đối với dầu diesel, thường dùng cho xe tải, tàu thuyền và các loại máy móc, sẽ có tỷ lệ tăng ít hơn, từ 1.500 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít.

Mức thuế này đánh vào dầu nhờn, mỡ nhờn, dầu mazut cũng sẽ tăng lên 2.000 đồng/lít, nhưng có tỷ lệ tăng hơn gấp đôi so với mức 900 đồng hiện hành.

Các báo Việt Nam nói biểu thuể mới có hiệu lực từ ngày đầu năm mới 2019 là một động thái có tính toán nhằm giảm tác động tăng giá các mặt hàng xăng dầu tới chỉ số giá tiêu dùng của năm 2018, vì chính phủ muốn đảm bảo mục tiêu kiềm giữ lạm phát dưới 4% trong năm.

Một số báo hồi tháng 9 dẫn lời ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, trấn an rằng giá xăng dầu “chỉ tác động 0,07 – 0,09% chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2019 do xăng dầu chỉ là 1 trong 11 nhóm mặt hàng được đưa vào rổ tính CPI”.

Cùng thời điểm, theo một bài báo của VNExpress, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đưa ra tính toán rằng nếu điều chỉnh thuế môi trường đánh vào xăng dầu, mỗi năm ngân sách sẽ có thêm hơn 15.700 tỷ đồng, và ông đề nghị rằng khi lập dự toán ngân sách năm 2019, khoản thu từ thuế môi trường sẽ được dùng chi cho bảo vệ môi trường.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhất trí rằng tiền thuế môi trường thu về ngân sách phải chi lại cho bảo vệ môi trường. Theo bà, có như vậy, người dân “mới thấy sòng phẳng, chứ không phải thu chỗ này chi cho chỗ khác”, bài báo của VNExpress cho hay.

Trong khi đó, Bộ Tài chính đã ra báo cáo đăng tải trên tờ báo của bộ hồi tháng 5 cho biết trong giai đoạn 2012-2016, mỗi năm chi ngân sách nhà nước cho việc bảo vệ môi trường đạt bình quân khoảng 26.371 tỷ đồng, với tổng chi ngân sách là khoảng 131.857 tỷ đồng, cao hơn số thu thuế môi trường là khoảng gần 106 nghìn tỷ đồng trong cùng giai đoạn.

Bộ lý giải rằng các khoản chi gồm cả các khoản vay, viện trợ đã đưa vào ngân sách để chi thường xuyên cho bảo vệ môi trường hoặc chi đầu tư phát triển cho công tác này.

Tuy nhiên, trên mạng xã hội những ngày này, nhiều người bày tỏ nghi ngờ về tính hiệu quả của việc dùng ngân sách cho bảo vệ môi trường. Một người trong số họ, nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội Lê Văn Dũng nói với VOA:

“Môi trường càng ngày càng thảm hại, các chỉ sổ môi trường càng ngày càng thê thảm, mà bây giờ các ông lại tăng thêm cái phí nữa để đẩy thêm giá tiền vào xăng dầu, vào người tiêu dùng. Tôi có quan điểm là phải truy xét trách nhiệm của các cơ quan giám sát. Cái lỗ hổng ở đây là các cơ quan giám sát”.

Giữa lúc người dân lo ngại về gánh nặng chi tiêu sẽ tăng lên khi mức thuế môi trường cao hơn đánh vào xăng dầu sẽ có hiệu lực sau chưa đầy 2 tuần nữa, mới xuất hiện tin tức trên báo chí là Bộ Tài chính vừa đề nghị bằng văn bản đến các bộ Xây dựng, Công Thương, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, đề nghị họ xây dựng đề án thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. Báo Dân Trí hôm 18/12 đặt câu hỏi phải chăng những người dân đi ô tô, xe máy “sắp chịu thêm một loại thuế mới?”

Nhà hoạt động Lê Văn Dũng nói tình trạng phí chồng phí trên giá xăng dầu đã diễn ra trong nhiều năm nay, song dường như người dân chưa nhận thức hết mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Ông cho rằng người dân cần lên tiếng mạnh mẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của mình:

“Người dân ở Việt Nam giống như con ếch bị cho vào nồi nước luộc lên từ từ. Họ không biết những thuế đó làm túi tiền của họ vơi dần đi, bị bóc từng đồng từng đồng. Người dân Việt Nam hiện trong tình trạng rất là thê thảm. Có những thứ hàng ngày móc túi họ đi, hàng ngày rút bớt năng lượng của họ, hàng ngày rút bớt khẩu phần ăn bởi những chi phí rất vô lý đó”.

VOATIENGVIET.COM
Xăng dầu ở Việt Nam sẽ chịu mức thuế môi trường cao hơn sau chưa đầy 2 tuần nữa, khi bước sang năm 2019.

BOT GIAO THÔNG TRONG KHÔNG GIAN BOT CỘNG SẢN TRONG THỜI GIAN

BOT GIAO THÔNG TRONG KHÔNG GIAN
BOT CỘNG SẢN TRONG THỜI GIAN

PHẠM ĐÌNH TRỌNG

Trên mọi ngả đường giao thông đang có của không gian đất nước, đã hình thành những nhóm lợi ích gồm những người có quyền lực quản lí nhà nước về Giao thông vận tải và quyền lực nhà nước quản lí lãnh thổ cấu kết với những kẻ có quyền lực đồng tiền bày trò lừa bịp và cướp cả ngày lẫn đêm.

Làm đường mới phải tốn nhiều tiền bạc và thời gian. Quyền lực đồng tiền đầu tư làm đường mới thì ít, chủ yếu đầu tư chút tiền còm gia cố thêm lớp thảm mỏng nhựa đường trên nền đường vững chắc đã có từ trăm năm trước của dân của nước. Đầu tư vài chục, vài trăm tỉ đồng được kê vống lên thành chục ngàn, trăm ngàn tỉ đồng rồi lập trạm thu phí ở chỗ chốt chặn, đón lõng được hai, ba ngả đường, thu phí cả những ngả đường họ không tốn một xu đầu tư, nâng cấp, hoặc chỉ tốn chút tiền trang điểm mặt đường. Những con đường đó được gọi là đường BOT.

Quyền lực nhà nước bảo kê cho nhà đầu tư khai vống tiền làm đường, bảo kê cho trạm thu phí bất lương đặt sai vị trí, bảo kê cho thời gian thu phí kéo dài như vô tận theo lòng tham vô tận của băng cướp BOT. Khi người dân phản ứng sự trấn lột của những băng cướp mang tên BOT thì quyền lực nhà nước tồn tại và hoạt động bằng tiền thuế của dân đã không đứng về phía lẽ phải, không đứng về phía công lí, không đứng về phía nhân dân mà đứng về phía băng cướp có tên BOT bất lương. Tranh chấp dân sự không được giải quyết công bằng bằng pháp luật ở tòa án mà giải quyết bằng bạo lực, mạnh được, yếu thua. Quyền lực nhà nước huy động cảnh sát đặc nhiệm trang bị đến tận răng phô trương bạo lực nhà nước đe dọa, đàn áp, khủng bố tinh thần người dân và huy động giang hồ, côn đồ, dùng sức mạnh bạo lực xã hội đen trả lời tiếng nói ôn hòa chính đáng của dân, đánh đổ máu dân.

Ngân sách nhà nước không có tiền hiện đại hóa mạng lưới giao thông quốc gia mới phải huy động đồng vốn của các doanh nghiệp tư nhân bằng hình thức BOT: Đấu thầu công khai, rộng rãi. Nhà đầu tư bỏ thầu thấp nhất, bảo đảm chất lượng công trình tốt nhất được chọn trúng thầu sẽ bỏ tiền làm đường và thu hồi vốn bằng trạm thu phí BOT. Nhà kinh doanh lương thiện, tử tế nào cũng phải có lưng vốn mới tính chuyện kinh doanh bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình. Chỉ khi con đường được làm bằng đồng tiền trong túi người dân, trong két doanh nghiệp tư nhân thì những con đường BOT mới thực sự cần thiết và có giá trị cho đời sống kinh tế đất nước.

Nhưng những doanh nghiệp đầu tư làm đường phần nhiều là những doanh nghiệp trong bóng tối, là sân sau của quyền lực nhà nước. Vốn liếng kinh doanh của họ không phải là đồng tiền mà là thế lực, là mối quan hệ mafia với quyền lực nhà nước quản lí hệ thống đường giao thông quốc gia. Đồng vốn tiền bạc chủ yếu là vay ngân hàng. Họ chỉ buôn nước bọt, “tay không bắt giặc”, kinh doanh bằng vốn của người khác. Một Thị Hến làm ăn đổ bể, nợ nần chồng chất trăm tỉ, ngàn tỉ đồng, liền mon men tìm đường đến cửa sau nhà ông cựu quan đảng cỡ bự vừa góa vợ. Thị Hến thần tốc trở thành vợ kế, trở thành bà mệnh phụ phu nhân của ông cựu quan đảng ngoài 70 tuổi mà đỏm dáng, đầu tóc lúc nào cũng bóng mượt như một anh kép cải lương của gánh hát phố huyện miền rừng. Dù đã về vườn ông cựu quan đảng cũng đủ quyền uy giúp bà vợ bé túi thủng, vốn âm ngàn tỉ trở thành nhà đầu tư chỉ làm một đoạn đường cái quan ở cửa ngõ phía nam thủ đô cũng đủ giúp Thị Hến sạch nợ.

Từ sự việc trên cho thấy những con đường BOT đang hối hả triển khai rầm rộ trên khắp đất nước không phải vì quốc kế dân sinh mà chỉ vì lòng tham của một bộ phận quyền lực nhà nước cấu kết với những kẻ bất lương ngoài xã hội móc túi dân và bóp cổ nền kinh tế đất nước. Mạng lưới BOT giăng dày đặc và rộng khắp đất nước như mạng lưới nhện giăng khắp rừng sâu của lũ nhện vây bắt côn trùng.

Trên dòng thời gian đi tới của dân tộc ta, đảng cộng sản cũng bỏ chút công lao cùng toàn dân chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược, giành lại độc lập tự do. Với hồn văn hóa dân tộc bền vững, với lịch sử dựng nước vẻ vang và với nền độc lập lâu đời, nhân dân ta đã không tiếc xương máu trong cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc. Nhưng khi có độc lập rồi, đảng cộng sản đã nhận hết công lao về mình và đảng liền lập trạm BOT thu phí nhân dân. Trạm BOT do đảng cộng sản lập ra có tên là Chủ Nghĩa Xã Hội và phí người dân Việt Nam phải nộp cho đảng cộng sản là quyền con người của người dân và đời sống dân chủ của đất nước.

Mỗi con người đều có một hướng riêng để đi tới lí tưởng thẩm mĩ của mình. Vì vậy trong xã hội dân sự nào cũng có nhiều con đường đi tới xã hội lí tưởng. Chọn con đường nào đưa đất nước đi tới là quyền quyết định của người dân. Nhưng BOT Xã Hội Chủ Nghĩa của đảng cộng sản đã thâu tóm mọi con đường đi tới của dân tộc Việt Nam.

Nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò, khai thác dầu khí bị bắt

Nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò, khai thác dầu khí bị bắt

2018-12-18
Ông Đỗ Văn Khạnh, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP.)

Ông Đỗ Văn Khạnh, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP.)

 Courtesy of pvdrilling.com.vn

Cơ quan Điều Tra – Bộ Công an Việt Nam vừa có quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đỗ Văn Khạnh, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP.)

Truyền thông trong nước loan tin hôm 18/12 cho biết việc bắt ông Đỗ Văn Khạnh nhằm điều tra mở rộng giai đoạn 2 vụ án Ngân hàng Đại Dương (OceanBank.)

Theo đó, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò, khai thác dầu khí bị cáo buộc tội ‘Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản’ liên quan đến số tiền 4 tỷ đồng mà PVEP nhận chi lãi ngoài từ OceanBank.

Trước đó vào ngày 3/12, Bộ Công an đã khởi tố bị can ông Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị OceanBank và hai cấp dưới là bà Lê Thị Thu Thủy, nguyên Phó tổng giám đốc, và bà Vũ Thị Thùy Dương, nguyên Giám đốc khối kế toán. Báo trong nước cho hay từ năm 2010 đến 2013, 3 bị cáo đã cấu kết, lập các hợp đồng khống chi lãi ngoài cho khách tổng cộng hơn 133 tỷ đồng, dẫn đến không còn nguồn tiền hoàn ứng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra vào hôm 10/12 cũng đã bắt tạm giam ông Trương Văn Tuyến, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và ông Phạm Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc SBIC (tên mới của Vinashin) liên quan đến việc. Hai người này bị cáo buộc tội ‘Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản’ liên quan đến 105 tỷ đồng tiền ngoài lãi suất từ OceanBank.

Đại án OceanBank gây xôn xao trong dư luận vì các lãnh đạo của công ty này đã cấu kết với các cán bộ cao cấp của Tập đoàn dầu khí quốc gia làm thất thoát hơn 2.000 tỉ đồng.

Vào tháng 9 năm 2017, ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Đại dương (Ocean Bank) bị án tử hình và ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ocean Bank bị án tù chung thân.

Tính đến nay quan chức cao cấp nhất của ngành dầu khí bị án tù là Ông Đinh La Thăng. Ông này là nguyên Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, cũng đã bị tuyên tổng cộng 30 năm tù giam và bị buộc phải bồi thường 600 tỷ đồng trong vụ án Oceanbank và 30 tỷ đồng trong vụ án xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Viện dưỡng lão là ngôi nhà cuối cùng.

Viện dưỡng lão là ngôi nhà cuối cùng.

Ngày mai, tôi phải đi viện dưỡng lão…

Không phải bất đắc dĩ, thì tôi cũng không muốn đi viện dưỡng lão đâu. Nhưng mà từ khi sinh hoạt hàng ngày không còn có thể tự xoay xở, mà con gái vừa làm việc bận rộn vừa phải chăm sóc các cháu, không rảnh để quan tâm đến mình, đây dường như là sự lựa chọn duy nhất đối với tôi.

Điều kiện sống ở viện dưỡng lão không tệ: Một mình một gian phòng sạch sẽ, được lắp các đồ điện đơn giản thực dụng, đầy đủ các loại phương tiện giải trí; đồ ăn cũng ngon miệng; phục vụ rất chu đáo, bày trí xung quanh cũng rất đẹp.

Tuy nhiên giá cả đắt đỏ, tiền hưu của tôi nhất định không đủ trả. Nhưng tôi còn có nhà riêng của mình, đem bán nó đi, tiền cũng không còn là vấn đề nữa. Nhưng tài sản còn lại, trong tương lai tôi muốn để dành cho con cái. Con cái lại rất hiểu chuyện, chúng nói: “Tài sản của mẹ thì mẹ tùy ý sử dụng, không cần lo cho bọn con”. Số tiền còn lại đúng là tôi muốn chuẩn bị để vào viện dưỡng lão.

Sống trong nhà, kim chỉ cái gì cũng không thiếu, rương hòm, ngăn tủ, ngăn kéo đều đầy ắp các loại đồ dùng. Quần áo bốn mùa, đồ dùng bốn mùa, chồng chất như núi; tôi thích sưu tầm, tem sưu tầm đã thành từng chồng lớn, ấm tử sa cũng đã hơn mười cái. Còn có rất nhiều vật linh tinh cất giấu, nào là ngọc bích, hạt óc chó, vật trang sức. Đặc biệt là sách, cả một mặt tường là giá sách, chật kín đầy ắp; rượu ngon thì Mao Đài, Ngũ Lương, rượu Tây cũng phải mấy bình.

Còn có nguyên bộ đồ điện gia dụng, dụng cụ nấu nướng, nồi niêu xoong chảo, củi gạo dầu muối, đủ loại đồ gia vị, nhét chật đầy phòng bếp; còn hơn chục cuốn album ảnh, nhìn một phòng tràn đầy đồ vật, tôi cũng thấy phát rầu!

Viện dưỡng lão chỉ có một gian phòng, một cái tủ, một cái bàn, một giường, một ghế sô pha, một tủ lạnh, một máy giặt, một TV, một bếp điện từ, một lò vi ba, căn bản không có chỗ để lưu giữ của cải mà mình tích lũy.

Trong chớp mắt, tôi đột nhiên cảm giác được, những của cải này đều là dư thừa, chúng cũng không thuộc về mình…

Tôi chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, chúng trên thực tế chỉ thuộc về thế giới này, những sinh mệnh lần lượt lướt qua ta, cũng chỉ là quần chúng.

Cố Cung là của ai, hoàng đế cho rằng là của trẫm đấy, nhưng bây giờ nó là của nhân dân, của xã hội, chỉ có thể trở thành lịch sử.

Tôi bỗng nhiên hiểu ra: Tại sao Bill Gates muốn đem cho toàn bộ tài sản của mình; tại sao Jack Ma tuyên bố muốn tặng toàn bộ đồ cất giữ cho viện bảo tàng? Đó là bởi vì bọn họ hiểu rồi: Tất cả vốn dĩ không phải của họ!

Bọn họ chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, sinh không mang theo, chết không mang đi, chi bằng tích đức làm việc thiện lưu lại phúc cho con cháu. Đó mới thật là sáng suốt!

Một phòng đồ đạc của tôi, thật muốn đem hiến tặng, nhưng lại không nỡ. Phải xử lý chúng trở thành một vấn đề khó khăn, con cháu lại chẳng dùng được bao nhiêu.

Tôi có thể tưởng tượng, lúc cháu mình đối mặt với những ‘bảo bối’ tôi khổ tâm tích lũy thì sẽ đối xử thế nào: Quần áo chăn đệm toàn bộ đều vứt đi; hơn chục cuốn album quý báu bị đốt bỏ; sách bị coi như phế phẩm bán đi; đồ cất giữ không có hứng thú sẽ bị dọn sạch; đồ gỗ lim trong nhà không dùng, cũng sẽ đem bán giá rẻ. Giống như phần cuối Hồng Lâu Mộng:“Chỉ còn lại trắng xóa một mảnh, thật sạch sẽ!”

Tôi quay lại nhìn đống quần áo như núi, chỉ lấy vài bộ thích mặc; đồ dùng phòng bếp chỉ chừa lại một bộ nồi niêu chén bát. Sách chọn lấy vài cuốn đáng đọc; ấm tử sa chọn lại một cái để uống trà. Mang theo chứng minh thư, giấy chứng nhận người già, thẻ y tế, hộ khẩu, đương nhiên còn có thẻ ngân hàng, vậy là đủ rồi!

Đây chính là toàn bộ gia sản của tôi! Tôi đi rồi, từ biệt hàng xóm, đem trả ngôi nhà này lại cho thế giới này!

Đúng vậy, đời người chỉ có thể ngủ một giường, ở một gian phòng, dù nhiều hơn nữa đều là để nhìn chơi. Nhân sinh trên đời, quả thật không cần quá nhiều, đừng quá coi trọng vật chất, bởi vì tất cả cuối cùng đều phải trả lại cho thế giới này! Chi bằng xem nhiều sách, ở bên cạnh người thân, yêu mến bạn bè bên cạnh, làm cho thế giới này bởi vì có tấm lòng yêu thương của bạn mà trở nên càng tốt đẹp.Tâm Quán

Tuệ Tâm

No automatic alt text available.
Image may contain: plant, tree and outdoor
Image may contain: 1 person
Image may contain: one or more people and indoor
Image may contain: 2 people, people smiling, people sitting and outdoor

BÃO

Image may contain: plant
Từ Thức

BÃO

Victor Hugo nói :‘’Thường thường đám đông phản bội dân tộc’’ ( Souvent la foule trahit le peuple ). 

Đám đông ‘’ đi bão ‘’ đá banh là một thí dụ điển hình. Đáng lẽ thể thao là một trò chơi lành mạnh, chiến thắng thể thao là một ngày hội, đám đông đã biến thành một cuộc thảm sát, máu đổ thịt rơi.

Đáng lẽ chiến thắng là một cơ hội để lấy lại đôi chút niềm tin cho một dân tộc không quá khứ, tương lai mờ mịt, hiện tại tối đen, cho một thế hệ trẻ bơ vơ, không hoài bão, không lý tưởng, đám đông đã cho thấy một xã hội bệnh hoạn.

Hàng chục người chết vì một chiến thắng không có gì là vĩ đại, ghê gớm. Đọc báo Tây Phương, không thấy một dòng về AFF, trong khi báo chí thể thao loan tin những trận giao hữu giữa các tỉnh lẻ ở Phi Châu hay Nam Mỹ.
Giải túc cầu AFF là một sản phẩm của hãng bia Singapour để quảng cáo cho bia Tiger, gọi là Asian Tiger Cup, sau này trở thành AFF Suzuki Cup, để bán xe Suzuki.

Từ 1996, các nước khác đã thay nhau đoạt giải, có nước 3,4,5 lần, không có một người chết. Bởi vì một xứ có đôi chút văn minh coi sinh mạng con người quý hơn một trận đá banh.

Ngạn ngữ, hình như Ba Lan, nói : một dân tộc không tâm hồn chỉ là một đám đông cuồng loạn. Một nhà văn , không nhớ tên, viết : ‘’đám đông có rất nhiều đầu, nhưng không có một chút não ‘’ ( la foule a beaucoup de tête, et pas de cervelle ), một nhà văn khác : ‘’ đám đông là một con vật sơ khai, chỉ có bản năng, không có một mảy may suy nghĩ ‘’ ( la foule est la bête élémentaire dont l’instinct est partout, la pensée nulle part ).

Hàng chục người chết cho một trái banh: một đại tang thảm khốc, ở một quốc gia bình thường, chắc chắn đã làm chấn động dư luận, rung chuyển xã hội. Nhưng ở VN, nhà nước và các cơ quan tuyên truyền coi như một tiểu tiết không đáng kể.

Điều quan trọng là khua chuông gõ mõ, đánh trống thổi kèn, làm rùm beng một chiến thắng không lấy gì là long trời lở đất, với mục đích để dân quên Thủ Thiêm, quên Formosa, quên biển đảo. ” Trời hành cơn lụt mỗi năm ” chưa đủ, còn phải tạo bão người để giết nhau. Vậy mà vẫn có những người khuyên không nên đem ‘’ chính trị ‘’ vào thể thao. Quên rằng những kẻ lợi dụng cái nhẹ dạ điên rồ của đám đông là những người đầu tiên đã đem chính trị, ‘’ chính trị ‘’ hiểu theo nghĩa tồi bại nhất, vào thể thao.

Có thể giải thích những ‘’ cơn bão ‘’ túc cầu bằng cái trống rỗng của một thế hệ trẻ, không có gì để giải khuây, để tiêu pha năng lực, trong một xã hội bế tắc, ứ đọng, có một ngày vui, có vạn ngày buồn. Một cách trấn an mình chưa phải là nô lệ, một ảo tưởng cho mình còn đôi chút tự do.

Những người trẻ, đáng tội nghiệp hơn là đáng đả kích, bởi vì dù sao cũng chỉ là nạn nhân của chính sách ngu dân, đêm trước cuồng loạn đi bão, hôm sau xếp hàng đi làm cu li ở những nước láng giềng, đáng lẽ nghèo khổ hơn mình, sẽ chua chát thấy rằng một cái giải bóng tròn không thay đổi cái nhìn nghi kỵ, nếu không muốn dùng chữ tệ hơn, của thiên hạ, đối với người dân một chế độ coi sự xảo trá là phương châm xử thế, lừa lọc là nhân sinh quan.
Muốn người ta trọng mình đôi chút, chưa nói tới chuyện đứng đầu thiên hạ, phải nghĩ tới những ưu tiên khác. Khởi đầu là tư cách. Tư cách cá nhân và tư cách cộng đồng. Vui đuợc thì cứ vui, nhưng đừng quên bóng tròn chỉ là một trò chơi.

Tại sao nhà nước không làm gì để ngăn chặn những cảnh man rợ, những thảm kịch của cơn bão ?. Bởi vì tất cả những cái đó củng cố cho chế độ toàn trị. Dân càng mê say những chuyện tào lao, phó mặc chuyện nước cho tập đoàn cầm quyền, chế độ càng vững.

Chuyện đó không mới lạ gì. Franz Liszt đã cảnh cáo từ đầu thế kỷ 19: ‘’ La foule est la mère des tyrans ‘’. Đám đông là mẹ đẻ của bạo chúa .

tuthuc-paris-blog.com )

TRẬN BANH DÂN CHỦ

V Phung Phung shared a post.
Image may contain: one or more people, crowd and outdoor
Liên Trà

TRẬN BANH DÂN CHỦ

Nhìn cảnh hàng trăm ngàn người đa số còn trẻ “đi bão” một cách điên cuồng, bịnh hoạn, lố lăng sau khi đội tuyển Việt Nam thắng một trận chung kết trong một giải khu vực nhiều người không khỏi nản lòng, buồn bực, lớn tiếng chê bai, trách móc, khinh bỉ và ngay cả xỉ vả họ.

Giải AFF Suzuki Cup chỉ là một giải vùng Đông Nam Á, khác với giải vô địch Á Châu với các nước có đẳng cấp thế giới như Nam Hàn, Nhật Bản tham dự.

Đừng quên, gần 60 năm trước, Việt Nam Cộng Hòa đã là nước bóng đá mạnh tại Á Châu. Tại các SEA Games từ 1959 đến 1973, Việt Nam Cộng Hòa đoạt cả thảy 7 huy chương trong đó có huy chương vàng năm 1959. Trong vòng loại Thế Vận Hội Mexico 1968 Việt Nam Cộng Hòa đá bại Philippines với tỉ số lạnh lùng 10-0 hay từng đá bại Mã Lai với tỉ số khuất phục 6-1 tại Á Vận Hội Tokyo 1958.

Nếu không có cơn bão độc tài toàn trị CS đang quét ngang qua ánh sáng văn minh dân chủ đã giúp cho những hàng cây kinh tế, chậu hoa chính trị, dòng suối văn hóa, khóm trúc thể thao trong khu vườn Việt Nam trở nên xinh đẹp và tươi tốt biết bao nhiêu!

Mấy ngày nay, tràn ngập trên các trang mạng và diễn đàn là những câu thống trách “Phải chi họ cũng xuống đường khi Trung Cộng xâm chiếm Biển Đông!”, “Phải chi họ cũng xuống đường khi Formosa thải chất độc hủy diệt môi trường Việt Nam!”, “Phải chi họ cũng xuống đường khi luật an ninh mạng được thông qua!”, “Phải chi họ cũng xuống đường phản đối khi luật đặc khu được soạn thảo!” Rất nhiều “phải chi” liên quan đến tham nhũng, ung thư, nghèo nàn, lạc hậu khác.

Nhưng những người kêu than hay thống trách quên một điều những “phải chi” đó hoàn toàn không có trong đầu đám đông “đi bão” cuồng loạn và mê tín điên khùng kia. Trong đầu đám đông là những ham muốn, dục vọng, đam mê thấp hèn được đảng CS thuần hóa qua thói quen lập đi lập lại.

Thái Lan năm lần đoạt giải AFF Suzuki Cup này nhưng chắc không thể tìm ra một hình ảnh nào đáng khinh bỉ và ghê tởm như những cảnh lên đồng, trần truồng tại Việt Nam.

Thích coi đá banh là một điều riêng tư và tự nhiên nhưng khi thể hiện ra ngoài xã hội, các hành vi của một người không còn riêng tư nữa mà được quy định bởi xã hội. Chế độ CS tồn tại trong một xã hội băng hoại, tha hóa, mất nhân phẩm.

Cần đánh thức họ chăng? Không cần.

Trong lịch sử, cách mạng dân chủ chưa bao giờ được phát động từ những đám đông tương tự như đám đông “đi bão” tại Việt Nam.

Nếu đám đông kia không “đi bão” vì thắng một trận banh họ cũng vùi đầu vào quán nhậu, cờ bạc, rượu chè, hút xách chứ chắn chắn không đứng lên để chống Formosa hay luật an ninh mạng.

Những người xỉ vả họ, nếu không khéo, lại cũng rơi vào chiếc bẫy do đảng CS bày ra. Bộ máy tuyên truyền CS hướng mọi khen chê vào chung một quỹ đạo tư tưởng để dễ bề kiểm soát và điều chỉnh.

Đừng quên, giới cầm quyền CS cũng khuyến khích phê bình các hiện tượng xã hội miễn là không đụng tới bản chất. Tuy nhiên, phê bình hiện tượng mà không phân tích tới bản chất của nó chẳng khác gì giúp cho chế độ cách sửa sai để rồi cai trị tiếp.

Năm 1978, Đặng Tiểu Bình khi vừa lên nắm quyền đã cho phát động một chiến dịch chưa từng có gọi là “Bức tường dân chủ”. Nhiều giới khác nhau tại Trung Cộng đã đến để thể hiện nguyện vọng, phê bình, than trách trên bức tường. Nhà vận động dân chủ Wei Jingsheng vào ngày 5 tháng 12 năm 1978 đã dán lên bức tường lời kêu gọi “Hiện đại hóa thứ năm” tức dân chủ hóa Trung Quốc. Sau khi nghe đủ, Đặng ra lịnh dẹp bỏ “bức tường dân chủ”, điều chỉnh các chính sách một cách thích nghi và cai trị tới ngày nay.

Ai sẽ khơi mào cách mạng dân chủ?

Lịch sử lần nữa cho thấy, cách mạng dân chủ thường được khơi mào từ một số ít những người ý thức và nhận ra được hướng đi của dân tộc và thời đại.

Hôm đó là ngày 3 tháng 6, 1988. Một nhóm 35 người dân Lithuania họp nhau để bàn chuyện giành độc lập Lithuania khỏi khối CS Liên Sô. Họ gồm nhiều thành phần khác nhau như ca sĩ nhạc Rock Algirdas Kauspedas, diễn viên sân khấu Regimantas Adomaitis v.v.. Họ thành lập phong trào có tên là Sajudis (phong trào cải cách) và bầu Vytautas Landsbergis, một giáo sư âm nhạc không CS, làm lãnh đạo. Từ con số 35 người đó, chỉ trong vòng hai năm, phong trào đã thu thút sự tham gia của hàng trăm ngàn người và cuộc vận động độc lập cho Lithuania đã dẫn tới thành công. Lithuania tuyên bố độc lập khỏi Liên Sô ngày 3 tháng 11, 1990.

Hôm đó là ngày 10 tháng 12 năm 1989, một nhóm thanh niên Mông Cổ chỉ vỏn vẹn 13 người tổ chức một cuộc tuyệt thực đòi thực thi dân chủ. Ngày nay lịch sử Mông Cổ gọi họ một cách kính trọng là “13 nhà dân chủ Mông Cổ đầu tiên” nhưng dĩ nhiên trong năm 1989, bộ máy tuyên truyền CS Mông Cổ gọi họ là “mười ba tên phản động”. Nhờ 13 người đó mà Mông Cổ, một quốc gia hiếm hoi được nghe nhắc đến hai chữ tự do hay dân chủ đã trở thành một nước dân chủ.

Việt Nam cũng thế. Cách mạng dân chủ không khơi mào từ đám đông “đi bão” mà từ những người yêu nước dấn thân.

Họ là Lê Đình Lượng (20 năm tù), Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm tù), Đào Quang Thực (14 năm tù), Hoàng Đức Bình (14 năm tù), Nguyễn Trung Trực (12 năm tù), Lưu Văn Vịnh (15 năm tù), Nguyễn Quốc Hoàn (13 năm tù), Trần Thị Nga (9 năm tù), Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (9 năm tù), Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù), Trương Minh Đức (12 năm tù), Nguyễn Bắc Truyển (9 năm tù), Phạm Văn Trội (7 năm tù), Trần Anh Kim (14 năm tù) và trên 200 người khác với những bản án nặng nề tương tự.

Đừng lãng quên mà hãy bằng mọi cách tập trung yểm trợ những người yêu nước dấn thân. Bởi vì, giống như tại Nga, Tiệp, Lithuania, Mông Cổ v.v..trước đây, chính những “cầu thủ” nêu trên một ngày không xa sẽ là những người ghi bàn thắng cuối cùng và quyết định trong trận banh dân chủ tại Việt Nam.

Trần Trung Đạo

VÌ SAO NGƯỜI VIỆT CUỒNG LOẠN VỚI CHIẾN THẮNG CỦA ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA?

Hoa Kim Ngo and Hảo Võ Thị shared a post.
Image may contain: 2 people, people smiling, people on stage, crowd and outdoor
Image may contain: 7 people, people smiling, child and outdoor
Image may contain: 1 person, smiling, crowd
Image may contain: 16 people, indoor
Image may contain: 1 person
Mạc Van Trang

VÌ SAO NGƯỜI VIỆT CUỒNG LOẠN
VỚI CHIẾN THẮNG CỦA ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ QUỐC GIA?

Đội tuyển BĐVN cách đây 10 năm (2008) và nay (2018) mới giành được 2 lần Cup vô địch của một giải đấu gồm 10 đội tuyển quốc gia thuộc “vùng trũng” nhất của bóng đá thế giới. Vậy sao người Việt lại ăn mừng những chiến thắng này đến mức phải gọi là “cuồng loạn”!? Đặc biệt là chiến thắng, được huy chương Bạc của đội tuyển U23 tại giải U23 Châu Á hồi tháng 1/2018, toàn dân đổ ra đường, Quốc Hội, Chính Phủ, chính quyền các địa phương tổ chức đón các cầu thủ cứ như những người anh hùng chinh phục Sao Hỏa trở về! Trong khi đội U23 Uzbekixtan vô địch thì trở về trong không khí rất bình thường. Mấy trận đội tuyển VN thắng ở giải Vô địch châu Á và được xếp thứ 4; rồi những trận Bán kết giải AFF Cup 2018, đội tuyến BĐVN thắng Philippines, Mã Lai, cũng hàng triệu người “đi bão”, hỗn loạn giao thông, gây ra cái chết cho mấy chục người, hàng trăm người thương tích, một cách vô nghĩa và rác rưởi đầy phố phường… Người ta chở cả nhà trên xe máy, cả trẻ nhỏ, cụ già, phóng như điên; người ta phất cờ, thổi kèn, đánh trống, gõ nồi xoong…; người ta hò hét đến thất thanh, cháy cổ “Việt Nam vô địch”! “Việt Nam vô địch, đéo cần nói nhiều”!… Ở các làng quê hang cùng, ngõ hẻm đến nhiều người Việt Nam ở nước ngoài cũng “tụ tập đông người”, hò hét, nhảy múa, reo mừng chiến thắng…

Vì sao người Việt lại “máu” bóng đá đến vậy nhỉ? Mình đã có ý kiến rằng, nên đổi tên nước thành “CỘNG HÒA BÓNG ĐÁ VIỆT NAM” sẽ thấy “Thế nước đang lên”; sẽ có “Đại đoàn kết toàn dân tộc”; sẽ “Phát huy được tiềm năng, thế mạnh và mọi nguồn lực cho phát triển”; sẽ “Hòa quyện lòng yêu nước với tình yêu bóng đá” để dân ta “sẵn sàng hy sinh để bảo vệ màu cờ sắc áo của Tổ quốc”; sẽ có tinh thần chống ngoại xâm “Quyết tử cho Tổ quốc bóng đá quyết sinh”!… Và có lý do để gào thét “Tự hào Việt Nam hỡi, Tự hào Việt Nam ơi”, một cách không dối lòng…
Vì sao nhỉ?.

1. Có phải vì người Việt YÊU BÓNG ĐÁ? Hình như không phải! Nếu yêu bóng đá thực lòng, thì những trận đấu của các CLB đã kín sân, chứ không lèo tèo khán giả ở nhiều trận đấu; nếu yêu bóng đá, đã có nhiều người dân mua cổ phiếu của các CLB bóng đá và gắn bó với đội bóng cả lúc thành công lẫn khi sa sút, khó khăn… Nếu yêu bóng đá, người ta sẽ hứng thú thưởng thức vẻ đẹp của bóng đá; sẽ chú ý đến việc phân tích chuyên môn của các trận đấu; sẽ quan tâm đến tài năng, nghệ thuật, phẩm chất của mỗi cầu thủ… Và như thế lý trí sẽ cân bằng với cảm xúc, không có chuyện phát cuồng rồ dại khi đội nhà thắng và khùng điên khi đội nhà thua…

2. Vì “MÁU THÀNH TÍCH? “Thi đua lập thành tích”, “Đón danh hiệu…”, “Đón Huân chương”, “Mừng chiến thắng” …đã ăn vào máu người Việt Nam rồi! Từ 1946, Cụ Hồ phát động “thi đua tăng gia sản xuất và giết giặc lập công”; “Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua”! Nhờ nghệ thuật tài tình đó, mà chính phủ chỉ có “hai bàn tay trắng” đã làm nên bao kỳ tích trong kháng chiến chống Pháp và những năm sau hòa bình 1954 ở miền Bắc. Chẳng có gì ngoài những lời động viên, mấy tờ Giấy khen, mấy cái Huy hiệu mà huy động được bao nhiêu nhiệt huyết của người dân quên mình vì “thành tích”! Giai đoạn ấy, làm được như vậy là là kỳ tài!
Nhưng “bài học thi đua” áp dụng vào phong trào Hợp tác xã nông nghiệp, rồi “người người thi đua, nhà nhà thi đua, ngành ngành thi đua”… suốt 60 – 70 năm qua đã làm hỏng tất cả! Tất cả đều thành giả dối ở mức độ nào đó! Tất cả không quan tâm đến chất lương và quá trình làm ra sản phẩm, mà chỉ chạy theo thành tích hão huyền, dối trá, được tô vẽ hào nhoáng. Từ đứa trẻ mẫu giáo đã cố ép mình theo cô để được “Phiếu bé ngoan”; học sinh lên lớp 100%, thi THPT đỗ 98% đến 100%, một lớp có 100% HS tiên tiến, trong đó 80% tiên tiến xuất sắc… Rồi GDP tăng trưởng nhất nhì thế giới; rồi xuất khẩu hàng đầu; vốn FDI đổ vào VN nhất khu vực; Rồi “Sài Gòn như Singapore”, “Hà Nội như Paris”, tỉnh nào cũng là “Đầu tàu”, là “Trung tâm … của thế giới”; rồi những “Quả đấm thép”, rồi dấy lên phong trào” Khởi nghiệp, sáng tạo”, “Đi đầu trong cách mạng 4.0”… nghe dậm dật cả người! Nhưng tỉnh ra thì thấy đất nước tan hoang “rừng vàng, biển bạc”; môi trường sống bị hủy hoại; dân ta gánh một núi nợ chất chồng; nhìn vào đâu so sánh với các nước trong khu vực cũng thua kém, cũng tụt hậu ngày càng xa. Chả có “thành tích” gì là thật, là để ăn mừng xứng đáng, là để tự hào đúng nghĩa…Buồn bực quá! Tủi hổ quá!… Ôi đây rồi: Đội BĐVN chiến thắng! Đó là sự thật! Thật 100%, có trọng tài quốc tế công nhận! Truyền hình công khai, khắp các nước khu vực! Vậy là bao nhiêu tủi hổ dồn nén bùng lên, “vỡ òa”, giải tỏa bao ẩn ức, bùng cháy bao khát khao, hy vọng, không sao kìm nén nổi nữa! Người ta gào to lên “Việt Nam vô địch”, “Việt Nam chiến thắng”, “Tự hào Việt Nam”… tự đáy lòng, trào dâng cảm xúc thật, nước mắt tràn mi; không phải ngượng ngùng, xấu hổ… Bao nhiêu năm khao khát mới có một THÀNH TÍCH THẬT để tự hào! Nỗi niềm là thế.

3. Vì “MÁU LỄ HỘI”? Người Việt vốn có truyền thống sinh hoạt cộng đồng quần tụ đông vui. “Ăn no rồi lại nằm khèo; hễ thấy trống chèo, vác bụng đi xem”. Thấy ở đâu ồn ào, “có đám” là phải chạy đến hòa vào đám đông. Đám ma, đám cưới, đám rước… đám gì cũng đông. “Theo thống kê của Bộ VH- TT- DL, hiện cả nước có 7.966 lễ hội. Tính ra, trung bình mỗi ngày diễn ra khoảng 22 lễ hội. Tức là bình quân mỗi giờ, ở Việt Nam lại có một lễ hội được tổ chức” (https://laodong.vn/…/infographic-nhung-con-so-khung-ve-le-h…). Lễ hội là phải càng đông vui, càng chen vai thích cánh, “mông chạm mông, vú cọ vú”, càng thích; là phải cờ phướn rợp trời, loa loa vang điếc óc, chiêng trống inh tai, hò reo ầm ĩ… mới thỏa lòng! Vậy là “Lễ hội mừng chiến công bóng đá” đáp ứng được “máu lễ hội” của người Việt.

4. Vì “ĐƯỢC XẢ STRESS”. Cuộc sống “phóng thể” lao theo bao nhiêu cám dỗ, gặp bao nhiêu thất bại, căng thẳng, lo hãi… khiến nhiều người tâm trạng bất an. “Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2017, tại Việt Nam, có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng. Còn thông báo tại Viện Sức khỏe tâm Thần cho thấy có 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. (https://baomoi.com/bao-dong-gia-tang-benh-ly-ve-…/c/27714755..). Với tình trạng tâm thần như vậy, khi được tự do xả tress, người ta sẽ trở nên hưng cảm thái quá, khó kiểm soát nổi hành vi… Người ta thấy nhiều người nhảy nhót trên nóc ô tô đang chạy; có cô gái cởi phăng hết quần áo; nhiều chàng trai phóng xe máy đến rợn người; những đám đông uống bia rượu xả láng; nhiều đoàn người phất cờ, trống chiêng, hò hét “đi bão” gần hết đêm, chẳng biết là mình đi đâu, để làm gì!

5. Vì “ĐƯỢC CHÍNH TRỊ HÓA”? Ở Việt Nam, biểu tình chống Trung cộng chiếm biển đảo, giết hại ngư dân; biểu tình phản đối Formosa hủy diệt môi trường; biểu tình lên án chặt phá cây xanh; biểu tình chống cưỡng chế phá nhà, cướp đất… Tất cả những hành vi chính đáng của người dân như trên, nhưng gây lo hãi cho chính quyền, đều bị đàn áp dã man. “Cấm tụ tập đông người”! “Đi biểu tình là do các thế lực thù địch xúi giục, thuê tiền”! “Là bị kẻ địch lợi dụng lòng yêu nước”; “là chống phá chế độ”; “Là âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”!…Thậm chí chính quyền còn nuôi một đội quân chuyên đi canh cổng, ngăn chặn không cho nhiều người dân ra khỏi nhà, sợ đi biểu tình. Xã hội căng thẳng, bức bối…
Thế mà ăn mừng chiến thắng của bóng đá thì tha hồ tụ tập đông người, hàng triệu người xuống đường biểu tình hô “Việt Nam vô địch”, càng làm các quan chức chế độ khoái chí. Và chính họ mới lợi dụng sự cuồng dại vì bóng đá của người dân để “Tôn vinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc”, mới hò hét “Thế nước đang lên”; mới bắt các cầu thủ đến “Chào Thủ tướng”, “Chào Chủ tịch Quốc hội”… để các vị được PR không mất tiền. Bóng đá đang bị Chính trị hóa: Đi biểu tình cổ vũ bóng đá là “yêu nước”; đi biểu tình chống xâm lược, tham nhũng là “phản động”! Vậy là tình yêu bóng đá bị lợi dụng, nống lên thành “yêu nước”, “tự hào dân tộc” để khỏa lấp đi bao nhiêu nỗi xấu hổ, tủi nhục, đắng cay của đất nước này.

Nhưng có một niềm an ủi và hy vọng: Sự “cuồng vọng bóng đá”, cho thấy dân ta vẫn có một sức sống tiềm ẩn, sẵn sàng vùng lên mãnh liệt, vì một cái gì đó chạm vào lòng yêu nước, tự hào dân tộc chính đáng. Dân tộc này vẫn chưa chịu câm nín, lụi tàn, chỉ mê lầm tí thôi!
17/12/2018
Mạc Văn Trang

Trung Cộng đã nắm gọn ngành đường sắt Việt Nam?

Trong tương lai, chúng ngồi bên Tàu nhưng sẽ điều khiển toàn bộ hệ thống hỏa xa của VN. Nếu có chiến sự thì ngành hỏa xa VN sẽ bị tê liệt hoàn toàn… hay bị phá hỏng hệ thồng điều hành và gây tai nạn hàng loạt!!!

***********

Trung Cộng đã nắm gọn ngành đường sắt Việt Nam?

Tin Saigon, Việt Nam – ZTE là một tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông đa quốc gia của Trung Cộng đã nắm trọn ngành đường sắt Việt Nam, đặc biệt ở lĩnh vực thông tin tín hiệu đường sắt.

Trang Thesaigonpost ngày 17 tháng 12 năm 2018 loan tin, ZTE có tên đầy đủ là Công ty cổ phần hữu hạn Trung hưng Thông tấn, trụ sở tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Cộng. ZTE đang là nhà thầu chính của các gói thầu: dự án Hiện đại hoá thông tin tín hiệu đường sắt tuyến Hà Nội- Lào Cai, Hà Nội- Đồng Đăng, Hà Nội- Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội sử dụng vốn vay ODA Trung Cộng. Dự án này có tổng mức đầu tư từ 2,227.7 tỷ đồng, sau đó tăng lên 3,511 tỷ đồng, chậm tiến độ 6 năm theo tiến độ cam kết của hợp đồng.

Dự án thứ 2 là Hiện đại hoá thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh- Sài Gòn, tuyến đường sắt Thống Nhất, giai đoạn I vay vốn ODA Trung Cộng. Tổng mức đầu tư dự án này là 1,202 tỷ đồng nhưng sau tăng lên 2,423 tỷ đồng, chậm tiến độ 7 năm theo tiến độ cam kết của hợp đồng. Còn chất lượng dự án sau khi đưa vào khai thác đã bộc lộ hàng hoạt sự cố khủng kiếp của quá trình chạy tàu, vào ga mà nguyên nhân đều xuất phát từ hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt gây ra.

Nguy hiểm hơn, việc sử dụng thiết bị của ZTE khiến mọi hoạt động chạy tàu của ngành đường sắt Việt Nam đều bị ZTE giám sát, theo dõi thông qua chip gián điệp điện tử mà các nước tiến bộ đang lo sợ, tẩy chay.

“Đi bão” bóng đá, mặt trái “Việt Nam vô địch!”

Chế độ Hà Nội mặc nhiên cho phép các cơn bão bóng đá càn quét các đô thị lớn, tỉnh lẻ và cả vùng quê, hay nói cách khác là chế độ cài cắm động lực cho các cơn bão bóng đá nổ ra để đám đông, nhất là giới trẻ ‘xả xú bắp’ để quên đi các vấn nạn xã hội, kinh tế, chính trị và vận mệnh quốc gia dân tộc ngày một bếp bênh tồi tệ.

*********

“Đi bão” bóng đá, mặt trái “Việt Nam vô địch!”

December 16, 2018

Một em nhỏ được ông bố cho ‘đi bão’ ở Hà Nội vào đêm 15 tháng 12 năm 2018. (Hình: Getty Images)

Trần Tiến Dũng/Người Việt

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Buổi sáng Sài Gòn sau ‘siêu bão’ bóng đá mừng đội tuyển bóng đá Việt Nam đoạt chức vô địch Đông Nam Á lần thứ 2, đường phố vắng lặng và đầy rác. Ở sân tập thể dục Phú Thọ, quận 11, người đàn ông trung niên nói. “Tôi thông cảm với tụi nhỏ đi bão nhưng vẫn thấy sợ. Ăn mừng đá banh mà như lên cơn thần kinh, bất bình thường quá.”

“Đi bão,” là từ người dân Việt Nam dùng gần đây để chỉ hiện tượng hàng trăm ngàn người ở các thành phố, đặc biệt là Sài Gòn hay Hà Nội, đổ ra đường ăn mừng bằng nhiều cách, bất chấp luật lệ giao thông.

Chỉ riêng môn thể thao bóng đá mới có chuyện người hâm mộ đổ ra đường đi bão, và cấp độ bão tùy vào ý nghĩa của từng giải đấu, vòng đấu, nhưng kỳ cục thay khi vô mùa tranh cúp ‘ao làng’ bóng đá Đông Nam Á thì khỏi cần dự báo cũng biết có bão nhỏ, bão lớn hoặc siêu bão.

Chế độ Hà Nội mặc nhiên cho phép các cơn bão bóng đá càn quét các đô thị lớn, tỉnh lẻ và cả vùng quê, hay nói cách khác là chế độ cài cắm động lực cho các cơn bão bóng đá nổ ra để đám đông, nhất là giới trẻ ‘xả xú bắp’ để quên đi các vấn nạn xã hội, kinh tế, chính trị và vận mệnh quốc gia dân tộc ngày một bếp bênh tồi tệ.

Một bà mẹ trẻ đơn thân đến từ vùng quê miền Tây, bất chấp chuyện an toàn bà rất thích thú khi đưa đứa con trai mới ba tuổi của mình “đi bão.” Bà cho biết. “Cắm đầu làm hoài cũng vậy hà, thấy người ta bão mình cũng bão luôn chớ có biết coi bóng đá đâu.”

Trong số cả triệu người “đi bão” đêm mừng Việt Nam vô địch cúp Đông Nam Á hôm 15 Tháng Mười Hai 2018, thì ý nghĩa và tinh thần thể thao chỉ là bèo bọt, cái chính mà đám đông biết coi đá banh được thỏa mãn cơn khát chiến thắng, vô địch, nhưng số đông lớn hơn có cơ hội được biểu lộ niềm vui tập thể, thứ niềm vui duy nhất chế độ độc tài không cấm đoán bắt bớ.

Không cần phải lên mặt đặt đánh giá đám đông được cho phép vui mừng tập thể đó đáng thương hại hay đáng khinh thường. Vấn đề là gần nửa thế kỷ với mấy thế hệ sinh ra dưới ách độc tài, thì đám đông hoặc là biểu lộ vui mừng tập thể theo áp chế tuyên truyền chính trị của chế độ, hoặc tùy tiện vui mừng tập thể, tùy tiện “đi bão” mừng thắng trận đá banh, đó là tất cả quyền con người mà hơn 90 triệu công dân Việt Nam được chế độ cho phép có.

Đâu phải các công dân thích môn bóng đá và ủng hộ đội tuyển Việt Nam không biết đoạt chức vô địch ở vùng trũng bóng đá thế giới chẳng đáng giá gì. Sau trận chung kết với Malaysia, một người hâm mộ bóng đá bày tỏ: “Giá mà được đá trận chung kết với Thái, thắng cái nước đè đầu mình mới sướng!”

Cái thời dư luận các thế hệ trước lấy Nhật Bản, Đại Hàn làm chuẩn về thể thao, văn hóa… để phấn đấu bằng hoặc vượt qua đã rơi vào tuyệt vọng lâu rồi. Ở các giải tranh cúp bóng đá khu vực trước trước đây, dân mê bóng đá Việt Nam coi chuyện quật ngã được đội tuyển Thái Lan là xứng tầm để nổi “siêu bão,” nhưng ngày nay được thắng Cambodia, Lào hay Philippines cũng đủ: “Tự hào quá Việt Nam ơi!”

Như vậy cơn “siêu bão” lớn nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam đêm 15 Tháng 12, mừng đội tuyển Việt Nam vô địch còn cho thấy sự biểu lộ niềm vui tập thể xuống hạng thấp hơn, và có thể đưa ra nhận xét không hề quá đáng, người hâm mộ bóng đá hay chỉ là người ăn theo niềm vui bóng đá, mượn chiến thắng bóng đá mà họ biết chỉ là chiến thắng hạng bét, nhất thời làm điểm tựa để lừa dối sự mặc cảm tự ti đang chế ngự trong từng cá nhân và cả đám đông.

Lịch sử ở Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu trước đây, cho thấy cách họ biến thành tựu thể thao thành nội dung tuyên truyền kích động và cả ru ngủ công dân như thế nào. Các cơn bão người ăn mừng chiến thắng bóng đá ở mọi cấp độ tràn xuống đường khắp Việt Nam hôm qua và sắp tới, hoàn toàn khác với việc thể hiện niềm vui tập thể ăn mừng chiến thắng thề thao ở các nước văn minh.

Như vậy các cơn bão bóng đá ở Việt Nam dưới chế độ độc tài hiện hành, với các khẩu hiệu tự phát đi kèm với màu cờ sắc áo đỏ chói như “Việt Nam Vô Địch” hay “Tự Hào Quá Việt Nam Ơi” ngày càng cho thấy không phải là biểu hiện cảm xúc hướng về về sự thành công của giá trị cộng đồng, mà chỉ là một trạng thái chân không tập thể cứ cố níu kéo chộp bắt bất cứ thứ gì có thể có để khỏi bị nhận chìm vào vũng lầy hèn nhược, thua kém.

Image may contain: 3 people, crowd and outdoor
Image may contain: 1 person, motorcycle and shoes
Image may contain: 7 people, people smiling, people standing
Image may contain: one or more people

Ngành giáo dục đã quá thối nát.

Ngành giáo dục đã quá thối nát.

Đừng thờ ơ đừng im lặng!

Nhà báo Bạch Hoàn

Thưa các anh chị và các bạn, tôi tha thiết mong rằng, mọi người đừng ơ hờ nữa, đừng im lặng nữa.

Mọi thứ đã quá nát rồi.

Một lần nữa, ngành giáo dục lại vung một cái tát vào mặt nhân dân, lại đâm một nhát dao sắc nhọn vào cả lý trí và trái tim những ai còn lương tri, còn biết thở than trước hiện thực điêu tàn và mệt mỏi này, những ai còn biết âu lo trước tương lai mù tối của những đứa trẻ là con là cháu mình, còn biết đớn đau trước nguy cơ điêu linh của dân tộc mình, biết sợ hãi trước tương lai vô vọng của đất nước mình.

Cái tát ấy, nhát dao ấy là tấn bi kịch tột cùng xảy ra ở Trường THCS dân tộc nội trú Thanh Sơn, Phú Thọ.

Đinh Bằng My là hiệu trưởng ngôi trường ấy. Nhiều năm qua, Đinh Bằng My đã dùng quyền lực của một vị hiệu trưởng để lạm dụng tình dục, ấu âm đồng tính với không biết bao nhiêu nam sinh ngay tại chính phòng làm việc của một người thầy, một hiệu trưởng, phòng làm việc của người đứng đầu một nơi làm nhiệm vụ trồng người, nơi làm việc của một người lẽ ra phải bảo vệ học trò, phải xây dựng, bồi đắp nhân cách học trò.

Nhưng, suốt bao nhiêu năm, thực sự là không biết đã bao nhiêu năm, Đinh Bằng My và những kẻ tự xưng là thầy là cô ở ngôi trường ấy đã biến một mái trường nuôi dưỡng ước mơ trở thành nơi đánh cắp tuổi thơ, đã biến một nơi xây đắp tương lai và hi vọng trở thành nơi vẽ ra một đến thế giới u tối và tuyệt vọng.

– Lúc đấy thầy trên phòng thầy gọi điện cho cô giáo bảo em lên nhưng em không lên.
– Bảo cô giáo gọi á? 
– Vâng.
– Cô có gọi không? 
– Có.

Một học sinh kể lại với nhà báo. Không chỉ Đinh Bằng My, hiệu trưởng trường, mà chính cô giáo phụ trách bộ môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN tên Phùng Thị Thuỷ Ngân lại là người đưa nam sinh lên cho hiệu trưởng trường làm trò đê tiện.

Một học sinh khác kể lại:

– Thế thầy cô trong trường có biết việc em lên phục vụ ông My không?
– Thầy cô nào trong trường cũng biết. Thầy cô biết trước. 
– Sao em biết các thầy cô trong trường cũng biết? 
– Vì các thầy cô còn hỏi trêu hôm nay lên thầy có cho ăn kẹo mút không. 
– Các thầy cô hỏi thế à? 
– Vâng.

Đó là những gì đã diễn ra ở ngôi trường nội trú ấy. Tất cả im lặng, tất cả làm ngơ, đồng loã, cấu kết và thực hiện hành vi ấu dâm, lạm dụng những đứa trẻ non nớt rồi cợt nhả các em một cách khốn nạn đến tận cùng.

Đó mà là một tổ chức giáo dục ư?

Không, đó đích xác phải gọi là một băng nhóm tội phạm.

Thật đau đớn khi sự việc bị phanh phui không phải bởi những kẻ vỗ ngực là thầy là cô hay là bất kỳ một người nào có trách nhiệm, gồm cả những người là cha, là mẹ ở địa phương ấy, ngôi trường ấy. Địa ngục giáo dục ấy bị phơi bày ra ánh sáng là bởi nhà báo, tức nhóm phóng viên của VTV. Nếu họ cũng thờ ơ vô cảm như cái lũ súc sinh kia, thì sẽ còn bao nhiêu tấn bi kịch nữa?

Đừng bao biện cho thứ giáo dục tồi tệ này thêm một lần nào nữa. Nó đã hỏng hoàn toàn.

Một kẻ ấu dâm với học trò lại làm hiệu trưởng, lại dám đường đường chính chính vác mặt lên phát biểu trong một hội thảo Chương trình tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em năm 2018 do Công an Phú Thọ tổ chức. Trơ trẽn và giả dối đến thế là cùng.

Một cô giáo đưa nam sinh đến cho cấp trên ấu dâm đồng tính lại dám đứng trên bục giảng để nói đạo đức, để dạy làm người bằng môn Giáo dục công dân. Dối trá, vô cảm và đạo đức giả đến thế là cùng.

Một lũ súc sinh hành nghề giáo đã biến môi trường giáo dục thành một trại súc vật.

Chúng ta nhìn thấy gì từ nỗi xót xa không còn ngôn từ nào nói hết này?

Đó là, một nền giáo dục chứa chấp những kẻ phạm tội là một nền giáo dục tội phạm.

Đó là, một nền giáo dục dung dưỡng những kẻ vô pháp, vô thiên là một nền giáo dục vô luân, vô đạo.

Đó là, một nền giáo dục bất lực trước những băng hoại và mục ruỗng, là một nền giáo dục đã hoàn toàn tuyệt vọng.

Khi giáo dục đã tuyệt vọng, làm sao dân tộc này có thể tìm kiếm được tương lai?

Bạch Hoàn

Image may contain: 1 person, standing
Image may contain: 2 people, people standing

PHẢN ỨNG

Đỗ Ngà is with Nga Do.

PHẢN ỨNG

Đầu năm 2019 ông điện thông báo tăng giá điện, ông y tế thông báo tăng giá dịch vụ y tế vv.. Năm nào cũng bội chi, năm nào nhà nước cũng bơm tiền ra thị trường. Nó như là một dây thòng lọng thít vào cổ người dân. Khi trượt giá, người ta phải cố tăng giá để bù vào giá trị bị mất đi do trượt giá gây nên. Với hàng không độc quyền, nếu tăng giá mạnh bao giờ cũng đồng nghĩa với việc mất khách. Cho nên những doanh nghiệp chân chính, họ cũng không dám tăng giá mạnh, nghĩa là họ cũng phải gánh chịu một phần thiệt hại chứ họ không thể nào đẩy hết cho người tiêu dùng. Cho nên họ cũng là nạn nhân của chính sách tiền tệ như CC của chính quyền CS.

Riêng mặt hàng độc quyền lại khác, tăng giá sẽ không có chuyện khách hàng quay lưng vì họ không có quyền chọn lựa. Chính vì thế điện tăng giá để hốt tiền bù vào các khoảng hoang phí mà đám quan chức ngành điện đã vung vãi một cách vô tội vạ. Dịch vụ y tế tăng giá cũng làm cho người dân phải chấp nhận vì họ không có chọn lựa. Thế là sợi dây thòng lọng chính phủ tung ra thít vào toàn xã hội, thì những ông doanh nghiệp nhà nước vui vẻ nhặt nó đưa ra khỏi cổ mình. Cuối cùng chỉ có người dân và doanh nghiệp tư nhân là chịu thiệt.

Dân Việt đã nghèo mà họ cứ chịu mãi thói chi tiêu vô trách nhiệm của chính phủ thì sao họ khá lên nổi? Năm nào cũng bội chi ngân sách nhưng rốt cuộc ai chịu? Dân chịu hết. Cái thòng lọng thít vào cổ mình mà mình chẳng thèm quan tâm đúng là “nể” dân Việt mình thiệt. Có người nhìn sang Pháp và chê “Đấy! Thấy chưa? Đa đảng và cho biểu tình đấy! Được gì khi biểu tình đập phá và thiệt hại?”. Đấy là điển hình cho cách nhìn nhận rất thiển cận của người Việt. Có thể nói cũng vì dốt nát mà họ nhìn nước Pháp với con mắt như thế.

Thòng lọng đang thít vào cổ anh, anh phải làm mọi giá để vứt nó đi. Đó là nguyên tắc tự vệ để tồn tại. Con chó khi bị thòng lọng thít cổ nó sẽ lấy hết sức để cắn xé mọi thứ xung quanh nhằm thoát ra, nếu có cơ hội cắn luôn tên đã thít cổ nó để giải thoát cho mình. Đó là nguyên tắc sinh tồn của muôn loài, và loài người cũng thế. Cho nên một khi dân tộc chấp nhận bị thít cổ bằng những nụ cười thoả mãn thì đó là một dân tộc không có khả nặng sinh tồn nếu không thay đổi từ hôm nay. Đập phá để đòi yêu sách, đòi xong xây lại mấy hồi? Không việc gì phải nhẫn nhịn cả.