Khu đất ‘vàng’ Lê Duẫn: Thanh tra CP đòi thu hồi, Bộ Công an ngăn cản

Để xem thằng nào thắng khi cùng tranh chấp khu đất vàng!!!

********

Khu đất ‘vàng’ Lê Duẫn: Thanh tra CP đòi thu hồi, Bộ Công an ngăn cản

Bộ Công an đề nghị TP HCM hủy quyết định thu hồi khu đất vàng 5.000 m2 số 8-12 đường Lê Duẫn.

Vào ngày 10 Tháng Mười Hai vừa qua, theo yêu cầu của Thanh tra chính phủ, TP HCM ra quyết định thu hồi khu đất này, vốn do cựu Phó chủ tịch Thường trực Nguyễn Thành Tài ký quyết định cho thuê sai quy định không qua đấu thầu.

Tuy nhiên, Bộ Công an hôm 18 Tháng Mười Hai cho rằng vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” liên quan đến ông Nguyễn Thành Tài và đồng phạm đang được điều tra, khu đất là vật chứng. Theo quy định, phải đến lúc có phán quyết của toà bằng bản án có hiệu lực mới xử lý được khu đất.

Những sai phạm được nêu ra là những nguyên lãnh đạo nhiệm kỳ trên đã quyết định cho thuê đất không qua đấu thầu, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng.

Những nguyên lãnh đạo này có thể kể ngay là cựu Phó Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thành Tài, ông Nguyễn Hoài Nam, Bí thư quận 2, ông Đào Anh Kiệt, nguyên giám đốc Sở tài nguyên môi trường, ông Trương Văn Út, nguyên Phó trưởng phòng quản lý đất, Sở tài nguyên và môi trường, tất cả đã bị Bộ Công an VN khởi tố bắt giam ngày 8 tháng Mười Hai vừa qua.

Khu đất ‘vàng’ Lê Duẫn do Cty cổ phần đầu tư Lavenue được thuê và giao đất theo quyết định số 2186 ngày 5/5/2016 của UBND TPHCM. Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho biết khu đất này được UBND TP.HCM xác lập quyền sở hữu nhà nước từ tháng 3 năm 1994 nên việc bán, chuyển nhượng quyền sử dụng phải thông qua hình thức bán đấu giá.

Nhưng vào năm 2011, quan chức TP.HCM lúc ấy đã ký quyết định cho công ty Lavenue (có vốn là 2,100 tỷ đồng) thuê khu đất để đầu tư khách sạn, thương mại, dịch vụ với thời hạn 50 năm. Công ty Lavenue được nói đã nộp tiền thuê đất hơn 700 tỷ đồng.

Năm 2018, Thanh tra Chính phủ nhảy vào cuộc điều tra và cho biết thực tế khu đất này trên đường Lê Duẩn có giá trên 400 triệu đồng/m2 vì có tới 3 mặt tiền. Như vậy, số tiền UBND đã cho công ty Lavenue thuê là ít hơn so với số tiền có thể thu được thực tế.
Hiện tại, khu đất này vẫn chưa được chủ đầu tư là công ty Lavenue thi công và chỉ tận dụng làm bãi xe ô tô vì liên quan đến việc thanh tra

Nam sinh lớp 11 ở Bình Định đánh thầy giáo nhập viện

Nền Giáo dục XHCNVN cần phải xóa bỏ làm lại từ đầu… hoặc cái chế độ XHCNVN này cần phải đào thải gấp! Xã hội và con người VN giờ đây đã tan nát!!!
***********

Nam sinh lớp 11 ở Bình Định đánh thầy giáo nhập viện
December 18, 2018

See More

YÊU SÁCH TÁM ĐIỂM NĂM 2019 CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM

Image may contain: text

Hoa Kim Ngo is with Đỗ Ngà and 99 others.

 

*Trân trọng kính mời các tổ chức, cá nhân hưởng ứng Bản Yêu Sách Tám Điểm 2019 ghi rõ tên tổ chức, người đại diện tổ chức / họ tên, nghề nghiệp-chức danh (nếu có), nơi cư trú (tỉnh/thành; quốc gia) và gửi về địa chỉ: [email protected]
XIN SHAR RỘNG KHẮP

YÊU SÁCH TÁM ĐIỂM NĂM 2019 CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM

Kính gửi: 
– Ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam (Ông/Bà Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, 
Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)

Đồng kính gửi:
– Toàn thể nhân dân Việt Nam và người Việt sống ở nước ngoài
– Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
– Các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam

Kính thưa quý vị,

Một trăm năm trước, năm 1919, một bản “Yêu sách của dân tộc An Nam” (Revendications du Peuple Annamite) do một nhóm người Việt Nam yêu nước soạn thảo và ký tên là Nguyễn Ái Quấc được gửi đến Hội nghị các nước thắng trận trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), họp tại cung điện Versailles, Paris, Pháp.

Bản yêu sách gồm tám điểm sau:

1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;

2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;

3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;

4. Tự do lập hội và hội họp;

5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;

6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;

7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;

8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.

Suốt một trăm năm qua, hằng triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã hy sinh để giành lấy những quyền căn bản mà Yêu sách 1919 đã nêu.

Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam hiện nay, khẳng định rằng Hồ Chí Minh, lãnh tụ của đảng, chính là Nguyễn Ái Quấc, người đứng tên ký Bản Yêu sách 1919. Vậy mà, một trăm năm sau, dưới quyền toàn trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, phần lớn những điểm nêu trong Yêu sách 1919, tuy đã được thể hiện trong Hiến pháp của một nước Việt Nam đã tuyên bố độc lập, và được Nhà nước Việt Nam long trọng cam kết trong những hiệp ước, tuyên ngôn quốc tế mà Việt Nam tham gia, nhưng trên thực tế đã không được thực thi hoặc bị bóp méo, bị hạn chế tối đa khi thi hành, thậm chí thi hành trái ngược.

Vì vậy, nhân dịp 100 năm Bản Yêu sách Tám điểm 1919, chúng tôi, những người Việt Nam Yêu Tự do Dân chủ và Công lý, sinh sống trong và ngoài lãnh thổ nước Việt Nam, xin công bố Bản Yêu sách Tám điểm 2019 sau:

1. Trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, những người thực hiện quyền tự do biểu đạt đã bị Toà án Việt Nam tuỳ tiện quy kết là “gây rối trật tự”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”…;

2. Cải cách căn bản nền pháp lý để mọi người dân được hưởng các đảm bảo pháp lý như nhau, xoá bỏ những luật và điều luật đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân (như những người biểu tình ôn hoà đòi quyền lợi chính đáng, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền đất nước…, những người phản biện chính sách, những người đối lập chính trị…);

3. Thực thi quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, công nhận báo chí tư nhân, chấm dứt chế độ kiểm duyệt dưới mọi hình thức (bao gồm các quy định kiểm soát thông tin trên mạng);

4. Ban hành và thi hành nghiêm túc luật về hội với nội dung bảo đảm quyền tự do lập hội và tự do hội họp;

5. Đảm bảo quyền tự do cư trú và đi lại trong nước, quyền tự do ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về;

6. Thi hành quyền tự do học tập, tự do học thuật, quyền tự trị đại học, phi chính trị hoá trường học;

7. Đảm bảo để tất cả các điều luật và các hướng dẫn thi hành luật trung thành với hiến pháp. Thực hiện trưng cầu ý dân đối với những luật có tác động lớn đến đời sống của đông đảo người dân và an nguy của quốc gia. Lấy pháp trị thay cho đảng trị (của Đảng Cộng sản), tiến tới phân lập ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.

8. Thực hiện chế độ bầu cử (bao gồm quyền ứng cử) tự do, công bằng, minh bạch, xoá bỏ cơ chế “đảng cử dân bầu”.

Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, việc Nhà nước Việt Nam thực hiện Yêu Sách Tám Điểm về các quyền căn bản nói trên của người dân là con đường duy nhất đưa nước Việt Nam thoát khỏi thực trạng trì trệ về kinh tế, thối nát về chính trị xã hội, và nguy cơ đánh mất chủ quyền quốc gia vào tay ngoại bang; để từng bước phát triển bền vững, thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Chúng tôi kêu gọi mọi người dân Việt Nam hãy thực hiện các quyền hiến định của mình mà không đợi ai cho phép; bằng cách đó gây sức ép để buộc chính quyền ban hành và thực thi các luật đảm bảo những quyền hiến định, nghiêm trị bất kỳ ai hay tổ chức nào cản trở việc công dân Việt Nam thực hiện những quyền thiêng liêng đó của mình.

Chúng tôi trân trọng đề nghị Liên Hiệp Quốc và các nước đối tác với Việt Nam quan tâm đến nguyện vọng, ý chí của người dân Việt Nam để có tác động cần thiết, giúp cho những yêu sách nói trên được đáp ứng thuận lợi.

Ngày 19/12/2018

100 TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN KHỞI XƯỚNG BẢN YÊU SÁCH

TỔ CHỨC

1. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
2. Bauxite Việt Nam, đại diện: GS Phạm Xuân Yêm 
3. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, đại diện: Nhà hoạt động xã hội Lê Thân
4. Diễn đàn Xã hội Dân sự, đại diện: TS Nguyễn Quang A
5. Đàn Chim Việt (Ba Lan), đại diện: Nhà báo Mạc Việt Hồng
6. Hội Bầu bí tương thân, đại diện: Nhà báo Nguyễn Lê Hùng
7. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, đại diện: Nhà báo Phạm Chí Dũng
8. Nhóm Văn Lang Praha, đại diện: Nhà báo Nguyễn Cường

CÁ NHÂN:

1. Bùi Hiền, Nhà thơ, Canada
2. Bùi Minh Quốc, Nhà thơ, Đà Lạt, Lâm Đồng
3. Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, CH Pháp 
4. Cao Lập, Hưu trí, California, Hoa Kỳ
5. Đặng Hữu Nam, Linh mục, Giáo phận Vinh, Nghệ An.
6. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
7. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Tp HCM
8. Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Linh mục Công giáo, Sài Gòn
9. Hà Dương Tuấn, nguyên Chuyên gia Công nghệ Thông tin, Pháp
10. Hà Dương Tường, Nhà giáo về hưu, Pháp
11. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, thành viên Câu lạc bộ Phan Tây Hồ (CLB PTH) Đà Lạt, Lâm Đồng
12. Hà Quang Vinh, hưu trí, Q11, TPHCM 
13. Hoàng Dũng, PGS TS Ngữ văn, Sài Gòn
14. Hoàng Hưng, Nhà thơ-Nhà báo tự do, Sài Gòn
15. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM
16. Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, sống ở Hội An
17. J.B Nguyễn Hữu Vinh, Kỹ sư, Nhà báo độc lập, Hà Nội
18. Kha Lương Ngãi, Nhà báo, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
19. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
20. Lê Công Định, Luật gia, Sài Gòn
21. Lê Hoài Nguyên, nhà thơ, Hà Nội
22. Lê Mai Đậu, Kỹ sư, Hưu trí, Hà Nội
23. Lê Phú Khải, Nhà báo, Sài Gòn 
24. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, Chiba, Nhật Bản
25. Lê Xuân Khoa, nguyên GS thỉnh giảng Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ
26. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý, Hà Nội
27. Mai Hiền, Nhà báo, California, Hoa Kỳ
28. Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, thành viên CLB PTH, TP Đà Lạt
29. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên GS Kinh tế Đại học Laval, Canada
30. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng (CLB LHĐ), Sài Gòn
31. Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn-Nhà báo, Sài Gòn
32. Ngô Vĩnh Long, GS, Đại học bang Maine, Hoa Kỳ.
33. Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ, Đồng Chủ tịch Hội Cựu Tù nhân Lương tâm, Sài Gòn
34. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège, Bỉ, sống tại Sài Gòn
35. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên Cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
36. Nguyễn Đình Cống, GS, hưu trí, Hà Nội 
37. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
38. Nguyễn Đông Yên, GS Toán học, Hà Nội
39. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
40. Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu văn hoá, Hà Nội
41. Nguyễn Kiều Dung, TS Kinh tế, Hà Nội
42. Nguyễn Lân Thắng, Kỹ sư, Hà Nội 
43. Nguyễn Ngọc Giao, Nhà giáo, Pháp
44. Nguyễn Ngọc Lanh, nguyên GS Đại học Y Hà Nội, Nhà giáo nhân dân
45. Nguyễn Quang Nhàn, Cán bộ hưu trí, CLB PTH, Đà Lạt, Lâm Đồng 
46. Nguyễn Sĩ Phương, TS, CHLB Đức
47. Nguyễn Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp
48. Nguyễn Thế Hùng, GSTS, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thuỷ khí Việt Nam, sống tại Đà Nẵng
49. Nguyễn Thế Hùng, TS Vật lý, Hà Nội
50. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Hoa Kỳ
51. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Hưu trí, Sài Gòn
52. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, Sài Gòn
53. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn, Hoa Kỳ
54. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM, CLB LHĐ, Sài Gòn
55. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội
56. Nguyễn Văn Khải (Ông già Ozon), TS, Hà Nội
57. Nguyễn Văn Tạc, Giáo học hưu trí, Hà Nội
58. Nguyễn Viện, Nhà văn, Sài Gòn
59. Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn, Hà Nội
60. Phạm Duy Hiển (Phạm Nguyên Trường), Dịch giả, Vũng Tàu
61. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn
62. Phạm Đỗ Chí, TS Kinh tế, Florida, Hoa Kỳ
63. Phạm Đức Nguyên, TS, Nhà giáo, Hà Nội
64. Phạm Toàn, Nhà giáo dục, Hà Nội
65. Phạm Tư Thanh Thiên, Nhà báo, Pháp
66. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Sài Gòn
67. Phan Thế Vấn, bác sĩ, Sài Gòn
68. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá, Sài Gòn 
69. Phan Trọng Khang, Thương binh 2/4, Hà Nội
70. Phapxa Chan, Nhà thơ, hiện tu học tại Texas, Hoa Kỳ
71. Thái Văn Cầu, Chuyên gia khoa học không gian, Hoa Kỳ
72. Thuỳ Linh, Nhà văn, Hà Nội
73. Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn tự do, Đà Lạt, Lâm Đồng
74. Tiết Hùng Thái (dịch giả Hiếu Tân), Vũng Tàu
75. Tô Lê Sơn, Kỹ sư, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
76. Tống Văn Công, Nhà báo, California, Hoa Kỳ
77. Trần Bang, Kỹ sư, Sài Gòn
78. Trần Minh Thảo, Viết văn, CLB PTH, Bảo Lộc, Lâm Đồng,
79. Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp
80. Trần Thanh Vân, Kiến trúc sư, Hà Nội
81. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Đà Lạt, Lâm Đồng
82. Trần Thị Băng Thanh, PGS, TS Văn học Cổ Cận Việt Nam, Hà Nội 
83. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập-Đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
84. Trần Văn Thủy, Đạo diễn phim tài liệu, NSND, Hà Nội
85. Tuấn Khanh, Nhạc sĩ, Sài Gòn
86. Từ Thức, Nhà báo, Paris, Pháp
87. Trịnh Y Thư, Nhà thơ, Hoa Kỳ 
88. Võ Thị Hảo, Nhà văn, CHLB Đức
89. Võ Văn Tạo, Nhà báo tự do, Nha Trang
90. Võ Văn Thôn, Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, CLB LHĐ, Sài Gòn
91. Vũ Thế Khôi, Nhà giáo ưu tú, Hà Nội
92. Vũ Trọng Khải, PGS TS, Chuyên gia độc lập về Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, TPHCM

Trân trọng kính mời các tổ chức, cá nhân hưởng ứng Bản Yêu Sách Tám Điểm 2019 ghi rõ tên tổ chức, người đại diện tổ chức / họ tên, nghề nghiệp-chức danh (nếu có), nơi cư trú (tỉnh/thành; quốc gia) và gửi về địa chỉ: [email protected]

Tại sao người CSVN cấp cao không thấy họ lố lăng?

Tại sao người CSVN cấp cao không thấy họ lố lăng?

Nguyễn Ngọc Già
2018-12-18

Hình minh họa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa hàng trên) phát biểu tại lễ bế mạc Đại hội đảng 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016

Hình minh họa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa hàng trên) phát biểu tại lễ bế mạc Đại hội đảng 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016

 AFP

Những hình ảnh lố lăng của người CSVN cấp cao trong nhiều sự kiện quốc tế và quốc nội đầy dẫy khắp MXH, nhưng … nó vẫn tiếp diễn và không có dấu hiệu cho thấy họ ngừng lại để suy ngẫm.

Tại sao đến nông nỗi đó?

Có lẽ, quý độc giả biết nhiều về truyện cổ tích Andersen, trong đó có câu chuyện “Bộ quần áo mới của Hoàng Đế” – truyện cổ tích này, chế giễu vị vua vốn luôn thích những lời nịnh bợ.

Ông vua này dường như không thể nào sống nổi, nếu một ngày không được nghe những lời “mật ngọt” êm ả rót vào tai. Cả cuộc đời ông vua, luôn được những lời ton hót, tâng bốc vây quanh và bịt kín như cánh rừng già âm u mà “ánh sáng sự thật” không tài nào rọi tới nổi !

Câu chuyện thú vị vô cùng, bởi tác giả không để độc giả dừng lại ở sự kệch cỡm, thói rởm đời, chất khoe mẽ và tính hãnh hão về trí tuệ uyên bác, cũng như sự thông thái luôn ngập tràn trong tâm trí của tầng lớp cận thần, vương giả vây quanh “đức vua” mà Andersen đã làm cho những thói hư tật xấu đó lan ra khắp muôn nẻo trong chúng dân!

Tác giả H.C Andersen đã “khuếch tán” thói đạo đức giả như “hạt mầm man trá” được ấp ủ dẫn đến sinh sôi rồi lan rộng và thấm sâu vào ngay cả tầng lớp bình dân nhất trong xã hội.

Thói đạo đức giả đi cùng việc chối bỏ sự thật nhằm để tồn tại, để an toàn, để mưu cầu lợi danh và để… mỗi người buộc phải “giống như tất cả” nếu không muốn trở thành một kẻ bị xã hội bỏ rơi và đào thải.

Người dân xứ ấy bằng lòng, hài lòng và thỏa lòng với lối sống như vậy!

Người đi qua tượng Hans Christian Andersen ở trung tâm Copenhagen, Đan Mạch hôm 22/3/2005
Người đi qua tượng Hans Christian Andersen ở trung tâm Copenhagen, Đan Mạch hôm 22/3/2005 AFP

Cho đến một ngày, điều đó dẫn đến tai họa thảm khốc cho “vì vua anh minh” nọ – Ông vua ở truồng trước muôn người mà không hề hay biết! Ngay cả chúng dân cũng ngỡ mình thông thái – tựa như những thức giả uyên bác mới đủ trình độ để nhìn thấy bộ đồ “có một không hai” trên cõi đời! Ngoại trừ một câu bé chỉ thẳng sự thật rằng:

– “Nhìn kìa, đức vua trần truồng!”

Mãi cho đến lúc đó – không vội hơn, không muộn hơn – toàn bộ thần dân xứ đó như sực tỉnh khỏi ‘cơn mê giả dối” mà họ vốn “ngủ vùi” trong nhiều năm.

Andersen viết tiếp:

“Đám đông im bặt. Sau đó, bắt đầu có những tiếng xầm xì nhỏ to:

– Hoàng thượng không mặc gì hết! Có một thằng bé nói như vậy!

“Hoàng thượng không mặc gì hết! Hoàng thượng không mặc gì hết!…”, lời bàn tán mỗi lúc một lớn.

Hoàng đế chợt rùng mình, choáng váng vì ngài thấy hình như họ nói đúng. Nhưng ngài nghĩ: “Ta phải tiến hành cho xong nghi thức của buổi lễ đã”. Vì vậy, nhà vua tiếp tục rảo bước, khuôn mặt thậm chí càng cố lộ vẻ tự hào. Đám tùy tùng theo sau không biểu lộ một chút cảm xúc, tay vẫn nâng đuôi chiếc áo choàng tưởng tượng”. (Hết truyện).

Sự thật không còn chỗ để tồn tại dù là một khoảng không gian nhỏ hẹp nhất trong xã hội dẫy đầy sự man trá, độc ác và bạo ngược.

Ngẫm từ câu chuyện trên, quý độc giả sẽ thấy người CSVN không khác với “vị vua ở truồng”, bởi :

– Sự thật không còn chỗ để tồn tại dù là một khoảng không gian nhỏ hẹp nhất trong xã hội dẫy đầy sự man trá, độc ác và bạo ngược.

– Xã hội đã biến thành một đám đông hỗn độn về tri thức & bát nháo về nhân cách – Sự khốn cùng đó gây ra bởi… nỗi “hân hoan khôn tả” được coi là “tự hào dân tộc” (!)

Vâng! Từ già đến trẻ; từ nam đến nữ; từ bậc “trí giả” cho đến người bình dân v.v… Ngập tràn!

Dường như “đám đông đủ mọi thể loại” đó, không còn biết gì khác ngoài “hương vị ngất ngây” của “men say chiến thắng” lên đến tột đỉnh của… vinh quang – Một loại “vinh quang” chỉ tồn tại trong chốc lát rồi… vội vã tan biến như bọt xà phòng trương phình! Chỉ vậy thôi!

Suy tận cùng, xã hội rữa nát về nhân cách và tan hoang về vật chất như hiện nay cũng do “Sự Thật Đã Rời Bỏ Người Việt Nam”!

Nếu như vị vua trong truyện cổ Andersen không thích nịnh bợ? Mọi người dân xứ đó, có ham hố trở thành “nịnh thần-dân”? Nếu như người CSVN cấp cao không thích tâng bốc?…

…Biết đâu Việt Nam – quê mình – đã… “không khó đỡ” như bây giờ…

Ai chịu trách nhiệm hơn 5.200 ổ gà gây chết người trên Quốc lộ 1?

Tai Nguyen shared a link.
About this website

NGUOI-VIET.COM
PHÚ YÊN, Việt Nam (NV) – Các cán bộ của Ban Quản lý dự án Thăng Long và Cục Quản lý đường bộ III đã vô cảm, đùn đẩy trách nhiệm khi để đầy rẫy “ổ gà”, “ổ voi” trên Quốc lộ 1 qua tỉnh Phú Yên. Đó là…

Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên nói gì về tranh chấp đất đai giữa Giáo hội và chính quyền Hà Nội?

Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên nói gì về tranh chấp đất đai giữa Giáo hội và chính quyền Hà Nội?

Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên được Tòa thánh La Mã bổ nhiệm vào vị trí tân Tổng Giám mục Giáo Phận Hà Nội, thay thế Đức Hồng y Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, người được Đức Giáo hoàng Phan Xi Cô chấp nhận đơn từ chức và cho nghỉ hưu. Quyết định của Vatican được công bố lúc 12 giờ trưa hôm thứ Bảy 17/11/2018, giờ Rome, tức 6 giờ chiều Việt Nam.

Nhân dịp này, Diễm Thi của Ban Việt Ngữ …

Continue Reading

MACRON

MACRON

Sau một tháng Áo Vàng biểu tình, Macron lên TV nói chuyện với dân, xin lỗi đã có những lời nói có thể xúc phạm, hay những quyết định chính trị khiến một số bất mãn. 

Chỉ sau gần 2 năm cầm quyền, người ta thấy một Macron khác hẳn. Một thanh niên bảnh trai, đầy tự tin, quá tự tin những ngày đầu đã nhường chỗ cho một Macron già hẳn đi ở tuổi 40, má hóp, hai mắt trũng vì mất ngủ ( ông ta chỉ ngủ 4 giờ một đêm ). Cũng như Sarkozy bạc tóc sau một năm cầm quyền

Người ta vẫn nói Tổng Thống Pháp là vị lãnh đạo được hiến pháp cho nhiều quyền nhất trong các nước dân chủ. 

Trên thực tế, làm tổng thống Pháp là cái nghề khó nhất, điên đầu nhất. Làm bất cứ cái gì, nói bất cứ cái gì cũng bị ít nhất một nửa nước chống lại, đả kích, hay xuống đường.

Giscard, Sarkozy, Hollande, không ông tổng thống nào tái đắc cử . Từ cách mạng 1789 , thói quen của dân Pháp là lấy đầu ông vua, theo nghĩa đen với Louis 16, nghĩa bóng với các ông tổng thống do chính họ chọn.

De Gaulle nói làm sao có thể cai trị được một dân tộc có 258 thứ fromages ( phó mát ), mỗi ông một sở thích, mỗi bà một ý.

Câu hỏi đặt ra, tại sao người ta chọn làm chính trị ở một xứ như nước Pháp, và trong đầu chính trị gia nào cũng mơ cái ghế bộ trưởng, thủ tướng, và số độc đắc là điện Elysées, dinh Tổng Thống ?

Vì danh vọng ? 
Một ông cựu Thủ tướng hay tổng thống, trừ De Gaulle, không được trọng vọng hơn một ông đầu bếp 3 sao hay một danh ca

Vì tiền ? 

Hầu hết các bộ trưởng Pháp đều tốt nghiệp các ‘’ trường lớn ‘’( Grandes Écoles ), nếu ra làm tư, chắc chắn sẽ lãnh lương gấp 3, 4 hay hàng chục lần nếu đứng đầu các đại công ty. Ngay cả làm công chức cấp cao sau khi tốt nghiệp ENA, lương cũng lớn hơn lương bộ trưởng mà không lo ngay ngáy bị mất việc. 

Tham nhũng cũng có, nhưng hiếm hoi, và những tay láu cá nhất như Balkany cuối cùng cũng bị lật tẩy, chờ ngày ra tòa. 

Với báo chí, tư pháp độc lập, với các hội đoàn, các phe phái đối lập soi mói, rất khó làm chuyện lem nhem. Jérôme Cahuzac, nếu hành nghề bác sĩ thẩm mỹ, chẳng ai biết ông ta dấu tiền bên Thuỵ Sĩ. Nếu sở thuế phát giác, cũng chỉ bị phạt tiền. Trở thành bộ trưởng nặng ký nhất của Hollande, Cahuzac bị báo online Mediapart điều tra, phanh phui, tố cáo, đã bị cách chức, lãnh án 3 năm tù ở.

Cựu thủ tướng Bérégovoy của Mitterrand bị Le Canard Enchainé tố cáo đã vay tiền không lời ( khoảng 1 triệu quan, gần 200 ngàn dollars ngày nay ) của một người bạn thương gia, để mua nhà trả góp, ngụ ý đã lợi dụng quyển hành, khiến ông thủ tướng phải tự tử. 

Mặc dầu vậy, nước Pháp vẫn bị coi là một nước thiếu minh bạch trong sinh hoạt dân chủ, so với các nước Bắc Âu.

Vì quyền hành ? 

Một chính trị gia nói : tôi ý thức được là mình hết làm bộ trưởng, khi trèo lên ghế sau xe hơi…không thấy xe chạy.

Sự thực, quyền hành cũng chỉ tương đối. Nước Pháp tôn trong bình đẳng. Một ông bộ trưởng hơi nặng tiếng với cô thư ký, hôm sau sẽ thấy tên mình trên Le Canard Enchainé, một tuần báo trào phúng đã làm bay chức nhiều bộ trưởng. Nhân viên trong các bộ đa số là công chức, nghĩa là không có chuyện bị sa thải.

Đúng ra, quyền ở đây hiểu theo nghĩa quyền được quyết định, quyền được thực thi những chính sách mà mình cho là hữu hiệu, hữu ích cho xứ sở. 
Nhưng ngay cả cái quyền này cũng rất giới hạn. Hành pháp bị lập pháp, tư pháp kiểm soát, bị báo chí theo dõi, bị các nghiệp đoàn, các tổ chức dân sự làm áp lực. Và nhất là bị 258 thứ fromages hạch sách, chửi bới, đòi hỏi. Cuối cùng, ai cũng thất vọng, oán trách .

Ngay cả các dân biểu, nghị sĩ cùng một đảng cũng gây khó dễ, vì không muốn hành pháp làm gì mất lòng dân, để chính họ cũng sẽ bị thất cử, bị dân cho về vườn.

Vì công việc nhàn hạ ? 
Trái lại, ở một xứ tuần lễ 35 giờ, bộ trưởng, dân biểu thường thường không có giờ nghỉ, không có weekend, ít khi thấy mặt vợ con, ít khi ăn cơm gia đình.

Nếu vậy, tại sao rất nhiều, quá nhiều người làm chính trị ở Pháp ? 
Có lẽ vì ghiền. Như người ta ghiền chính trị, cũng như ghiền đá banh, thuốc lá, thuốc phiện. Người ghiền, chỉ có họ hiểu nhau. Không thể giải thích cho người ngoài cuộc.

Nhân dịp, cũng không nên quên các ông bà ” maires ”, thị trưởng, xã trưởng vô danh của các tỉnh nhỏ hay các làng xóm. Đó là những người thực sự là ” đầy tớ dân ”, đứng ra cáng đáng đủ mọi việc công ích, với một lương bổng khiêm tốn, gần như tượng trưng. Không có họ, không có dân chủ, không có sinh hoạt cộng đồng.

tuthuc-paris-blog.com )

Hình trên : Macron 2018. Hình dưới : 2017

Image may contain: 1 person, suit
Image may contain: 1 person, smiling, text and closeup

Nhà báo Phạm Chí Dũng bị tông xe

Tai Do shared a post.
Thật công phẫn, và thương cảm cho dân tộc ta, cho đến giờ này mà vẫn còn phải CAM CHỊU sống dưới sự thống trị của cái ĐẢNG CƯỚP csVN “cực kỳ” hèn bẩn, gian ác nhường ấy !!!
Image may contain: one or more people
Nguyễn Tường ThụyFollow

Nhà báo Phạm Chí Dũng bị tông xe

Vào lúc 7 giờ PM hôm qua 17/12, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập VN bị một kẻ lạ mặt ép xe ngã xuống đường rồi bỏ chạy.

Anh bị chấn thương phần mềm, ở vai trái, chân trái và hai tay, có những vết bị sâu, phải băng bó khắp người. Anh cho biết rất may anh có đội nón bảo hiểm, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng, ít nhất là chấn thương sọ não vì xe kia tông vào đầu khi anh té xuống.

Thời điểm diễn ra vụ việc, đoạn đường vắng xe đi lại, thủ phạm chọn quãng đường tối để ra tay.

Mong mọi người cảnh giác.

(Hình chụp qua webcam)

Xâm lăng ko tiếng súng là đây!

Thái Hòa Lê shared a post.

Xâm lăng ko tiếng súng là đây!

Image may contain: text
Image may contain: outdoor and text
Ngô Trường AnFollow

Cứ 100 người mua nhà, đất thì có 44 người TQ và 56 người Việt. Trong 56 người Việt mua đất này có bao nhiêu người đứng tên mua hộ cho người TQ để ăn hoa hồng thì chỉ có Trời mới biết!

Núi đã xong. Tây Nguyên sắp xong. Ven biển chuẩn bị xong. Bây giờ đến thành phố, và với mật độ như này thì….coi như chấm hết.
Uất !!