Một nền độc lập quỳ gối

Câu thần chú “Không gì quý hơn độc lập, tự do” có vẻ đã lạc hậu khi mà sự độc lập ấy đặt căn bản trên những cái quỳ gối rất quen thuộc từ chính quyền cho tới nhân dân bởi quyền lực và đồng tiến chi phối.
************

Một nền độc lập quỳ gối

Mặc Lâm

Tin báo chí cho biết người dân vùng biển Tuy An phát hiện một “vật thể lạ” có hình dạng giống như thủy lôi mà theo đo đạc sơ bộ của lực lượng chức năng, vật thể này hình trụ, có chiều dài 6,8m, đường kính 54cm; phần đầu hơi nhọn, có màu cam; thân màu đen; đuôi được lắp các chong chóng giống như chân vịt tàu thuyền. Một vài vị trí trên vật thể này có khắc chữ Trung Quốc.

Người dân đọc bản tin lập tức biết ngay đó là thủy lôi của Trung Quốc, nhưng một thủy lôi lại trôi dạt vào bờ biển Việt Nam thật chẳng khác gì quân cướp ngày đã vào tận sân nhà đang hò hét đòi khổ chủ dâng cúng tài sản cho chúng. Cứ nói đến các vấn đề nhạy cảm thuộc Trung Quốc thì báo chí Việt Nam dùng chữ “lạ” để phân biệt những gì “quen” cũng thuộc về Trung Quốc trên đất nước này.

Mà “quen” thì nhiều lắm, không thể kể ra hết trong một bài viết ngắn.

Người Việt đã quen với những toán khách du lịch Trung Quốc tràn ngập đất nước trong thời gian qua. Từ Quảng Ninh, Khánh Hòa cho tới Đà Nẵng, Phú Quốc. . .họ đến Việt Nam du lịch với tâm thế nơi này là vùng đất mà Bắc Kinh đã mua đứt từ lâu. Những câu chuyện giữa khách du lịch Trung Quốc ứng xử một cách bất nhã với dân Việt Nam nhan nhản trên các đường phố nơi gót chân họ ngang qua. Chính quyền chưa có một hành xử đứng đắn nào đối với vấn đề này và nó làm cho người dân ngao ngán thêm trước sự bất lực của chính quyền địa phương khắp nơi. Nói họ bất lực cũng đúng phần nào với bản chất nhưng chính xác hơn, họ bị trung ương trói gô phản ứng tự nhiên của một con người trước các hành xử của ngoại nhân trên đất nước, đồng bào mình.

Chính quyền địa phương làm sao không thấy những cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân bị đàn áp thằng tay vì cho rằng đây là mối họa to lớn cho Đảng và nhà nước. Bọn phản cách mạng có thể lợi dụng các cuộc biểu tình để lật đổ chế độ. Lâu dần chính quyền các cấp quen với luận điệu trên và nỗi sợ hãi bị lật đổ song hành với sự sợ hãi người bạn vàng Trung Quốc.

Một sự thật khác rất quen với quan chức Việt Nam, quen đến nỗi trở thành máu thịt nuôi dưỡng chế độ đó là các dự án thầu luôn ưu tiên cho nước này trong khi họ có thể đoan chắc rằng giá khởi điểm luôn luôn bị đội lên trong thời gian thi công, nhưng vấn đề này họ cũng đã quen, đã từng cùng nhau đối phó chỉ có người dân và đất nước là chịu thiệt thòi vì tài nguyên tiền bạc đội nón ra đi.

Nơi nào có công dân Trung Quốc, nơi ấy có hàng rào vây kín không cho dân bản xứ tiếp cận.

Đó là sự thật. Nó xảy ra từ lâu trên toàn bộ mảnh đất hình chữ S. Từ Vũng Án tới Bauxite Tây nguyên. Từ các khu resort dành riêng cho người Trung Quốc tại Đà Nẵng cho tới tận mũi Cà Mau trong dự án Nhà máy đạm Cà Mau (Khu Khí – Điện – Đạm Cà Mau, thuộc xã Khánh An, H.U Minh, Cà Mau) có bao nhiêu người Trung Quốc đội lốt công nhân tại đây mà chính quyền đành nhìn bất lực?

Và người dân Việt đã quen dần với hiện tượng này. Nhiều người quên mất rằng nơi đây là đất nước của tổ tiên, ông bà để lại người ngoại quốc nào vào đây đều phải theo phép tắt, quy định của pháp luật. Tiếc một điều chính quyền là nơi có bổn phận thi hành phép nước lại quen mất dần với những điều tệ hại thì hỏi sao dân không làm ngơ trước những chướng tai gai mắt.

Chằng những làm ngơ mà còn hợp tác nữa.

Trong thời điểm tranh thủ với nền khoa học kỹ thuật mà thế giới đã đạt được, Việt Nam mở cửa thu nhận mọi công ty, đối tác nào đem lại lợi ích cho đất nước, đây là điểm son của Việt Nam trong thời gian vừa qua, nhưng tiếc cho nỗ lực này khi sự chọn lựa ấy lại dính vào vết xe “quen” của Trung Quốc. Thay vì các công ty, tập đoàn thuộc khối tư bản, Việt Nam ưu tiên cho Huawei, một tập đoàn đầy tai tiếng của Bắc Kinh, cho phép Huawei tràn vào Việt Nam với kim bài miễn tử trong tay, Huawei chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và chiếm lĩnh luôn sự vẹn toàn lãnh thổ khi mà các cơ sở dữ liệu cho tới an ninh mạng bị tập đoàn này khống chế một cách dễ dàng.

Theo nhà báo Mạnh Kim trích dẫn một phần thông tin trên tờ Nhịp cầu đầu tư ngày 29-4-2013, cho biết, Huawei đã đánh bại các hãng sừng sỏ Ericsson, Alcatel, Nokia-Siemens, Orange-France Telecom, Motorola… để giành thầu cung cấp hệ thống tổng đài, mạng lõi, trạm thu phát sóng cho Viettel, Vinaphone, Vietnamobile, MobiFone, SFone và G-Tel. Chiến lược của họ “đơn giản chỉ về giá…, tạo ra mức giá rẻ chưa từng có”. Báo Thanh Niên, số 3-2-2015, viết rõ hơn, cho thấy vấn đề không chỉ về giá mà còn là chiến lược và chiến thuật. Cụ thể, Huawei “tìm cách đưa thiết bị hỗ trợ các dự án viễn thông ở các vùng sâu, vùng xa”. Các dự án luôn được kèm với “quà”. Thanh Niên nói thêm, “theo báo cáo của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam công bố tháng 4-2013, có tới 6/7 hãng viễn thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị công nghệ của Huawei và ZTE. Đặc biệt, hiện có hơn 30.000 trạm thu phát sóng (BTS) của các nhà mạng Việt Nam sử dụng thiết bị của hai tập đoàn Trung Quốc này”. Ông Trịnh Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội an toàn thông tin (VNISA), cho rằng đây là “mối lo về an ninh, an toàn cho viễn thông trong nước”

Nếu không ham rẻ, người dân Việt không tiếp tay với Huawei một cách triệt để như vậy. Nhưng nếu không hối lộ thì Huawei có thể nào khống chế mạng lưới truyền thông trên toàn cõi Việt Nam?

Chưa hết, người Trung Quốc luôn luôn dùng tiền bạc của họ cho các mục tiêu mà họ cần đặt tới. Và người Việt Nam lại là dân tộc ham tiền một cách khó hiểu nhất trên hành tinh này. Lòng tham về tiền bạc đang bào mòn lòng tự tôn dân tộc, ăn ruỗng vào độc lập, và dĩ nhiên không còn tự chủ lấy mình.

Người Việt đang giúp ngoại bang gồm Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan đứng tên mua nhà tại Việt Nam.

Tờ South China Morning Post cho biết những người mua nhà tại Việt Nam từ Trung Quốc, Hồng Kông chiếm khoảng 25% tổng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong năm 2017, tăng so với mức 21% trong năm 2016.

Theo số liệu từ CBRE Việt Nam, người mua từ đại lục, Đài Loan và Hồng Kông năm ngoái chiếm 25% tổng số giao dịch của các quốc gia Đông Nam Á, tăng từ 21% trong năm 2016, theo dữ liệu từ CBRE Vietnam. Nhu cầu của người mua Trung Quốc đối với bất động sản Việt Nam trong quý đầu tiên của năm 2018 cao hơn 300% so với quý đầu tiên của năm 2017. Quốc gia này vẫn thấp hơn trong danh sách ưu tiên so với Thái Lan hoặc Malaysia.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, số liệu 31% người Trung Quốc mua nhà đất tại TPHCM chỉ là thông tin phân tích từ số liệu nội bộ của CBRE. Đây cũng chỉ là một trong rất nhiều đơn vị đang cung cấp các sản phẩm bất động sản ra thị trường.

Dù là số liệu của một đơn vị nhưng chúng ta cũng thấy rằng xu thế người Trung Quốc mua nhà đất tại TPHCM đang tăng lên. Thực chất, 31% chỉ là số người Trung Quốc nội địa mua thôi, nếu tính cả người Trung Quốc – Hồng Kông thì con số này tại CBRE là 41%”

Theo Luật Nhà ở 2014 thì người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Có nhà ở được xây dựng trong dự án theo qui định của pháp luật về nhà ở. Câu hỏi đặt ra tại sao người Trung Quốc không sợ luật lệ Việt Nam dám bỏ tiền ra mua bất động sản tại một nơi mà luật pháp không cho phép.

Câu trả lời cũng đơn giản không kém: Việt Nam có bài học “nạn kiều” khi xua đuổi hàng trăm ngàn người Hoa ra khỏi đất nước của mình thì lập tức bài học chiến tranh đã làm cho đất nước này kiệt quệ. Lịch sử không thể lập lại bất kể người Trung Quốc có tràn ngập Việt Nam hay không.

Câu thần chú “Không gì quý hơn độc lập, tự do” có vẻ đã lạc hậu khi mà sự độc lập ấy đặt căn bản trên những cái quỳ gối rất quen thuộc từ chính quyền cho tới nhân dân bởi quyền lực và đồng tiến chi phối.

VOATIENGVIET.COM
Câu thần chú “Không gì quý hơn độc lập, tự do” có vẻ đã lạc hậu khi mà sự độc lập ấy đặt căn bản trên những cái quỳ gối rất quen thuộc từ chính quyền cho tới nhân dân bởi quyền lực và đồng tiế…

Nhìn lại Chủ nghĩa Cộng sản sau hơn 100 năm

Nhìn lại Chủ nghĩa Cộng sản sau hơn 100 năm

Mục sư Tiến sĩ Phan Phước Lành
RFA
2018-12-18
Hình minh họa. Những người ủng hộ đảng Công Nhân Ethiopia theo Cộng sản trước chân dung Karl Marx, Friedrich Engels, và Lenin để kỷ niệm cách mạng Ethiopia ở Addis Ababa.

Hình minh họa. Những người ủng hộ đảng Công Nhân Ethiopia theo Cộng sản trước chân dung Karl Marx, Friedrich Engels, và Lenin để kỷ niệm cách mạng Ethiopia ở Addis Ababa.

 AFP

“Quốc Gia Hưng Vong, Thất Phu Hữu Trách.”  Mỗi người Việt, dầu ở vị trí nào, cũng phải có trách nhiệm với đất nước và dân tộc mình.  Tôi viết và phổ biến bài viết này sau thời gian dài suy tư về vận mệnh dân tộc và mong ước thấy sự hưng thịnh của đất nước Việt Nam yêu dấu.  Chúc mừng đội tuyển Việt Nam vừa đoạt CUP 2018 AFF Suzuki và mong ước Việt Nam đổi mới trên mọi bình diện không chỉ riêng lãnh vực bóng đá.

NGUỒN GỐC

Chủ Nghĩa Cộng Sản đã có mặt chính thức với quyền lực trên 100 năm qua kể từ khi những người Bôn-sê-vích nổi dậy giành chính quyền tại Nga vào tháng 10 năm 1917 và thành lập Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết (Liên Xô).  Bôn-sê-vích, có nghĩa là nhóm đa số trong Đảng Lao Động Dân Chủ Xã Hội Nga theo chủ nghĩa Mác, đã loại bỏ Men-sê-vích, có nghĩa là nhóm thiểu số, theo khuynh hướng ôn hòa, vào Đại Hội Đảng năm 1903.  Sau khi loại bỏ nhóm thiểu số, nhóm Bôn-sê-vích đã trở thành Đảng Cộng Sản Nga.

Cụm từ Chủ Nghĩa Cộng Sản được xuất hiện vào thế kỷ thứ 18 khi triết gia Victor d’Hypay (1746-1818) viết trong quyển sách “Projet De Communauté Philosophe” (1777) đưa ra một khái niệm “tập thể.”  Ông viết “tập thế ấy cùng chia sẻ kinh tế và sản phẩm chung, như thế mọi người sẽ được hưởng theo nhu cầu của mình.”  Với mô hình này, điều kiện cần thiết là những người ở trong một tập thể lớn đó phải sống dựa trên triết lý vật chất chỉ là tạm bợ và vô nghĩa.  Họ coi nhẹ vật chất, chỉ cần “đủ ăn đủ mặc là thỏa lòng” theo như tinh thần của Kinh thánh 1Timothy 6:8 dạy.

Người thứ hai cũng thường được nhắc đến như một tác nhân tiên phong cho khái niệm Cộng Sản là triết gia người Anh, Sir Thomas More (1478-1535).  Ông cho rằng một xã hội tốt đẹp khi tất cả tài sản là của chung và được quản trị bởi một nhóm người được tín nhiệm để phân phối vật chất tùy theo nhu cầu của từng người.  Điều kiện cần thiết ở đây là nhóm người quản trị đó phải thật sự thanh liêm và công chính.

Hình minh họa. Những người theo đạo Thiên Chúa dự một lễ chiều ở nhà thờ Manila hôm 13/4/2017
Hình minh họa. Những người theo đạo Thiên Chúa dự một lễ chiều ở nhà thờ Manila hôm 13/4/2017 AFP

Dựa trên ý niệm này, Chủ Nghĩa Cộng Sản có nghĩa là một cộng đồng dân chúng sống chung hòa với nhau trong cùng một lối sống và mọi người đều bình đẳng trong xã hội.  Mô hình sống chung này được thể hiện rõ nét trong giai đoạn đầu của Hội Thánh của Chúa Giê-su, vào những năm đầu của thế kỷ thứ nhất.  “Những người tin Chúa Giê-su đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung.  Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người.  Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ, còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà” (Sách Công Vụ 2:44-46).  Hội Thánh ban đầu làm được điều này là vì ba lý do chính sau: (1) Họ xem nhẹ vật chất và nặng phần tâm linh; (2) Họ tin rằng Chúa Giê-su sẽ trở lại ngay cho nên sẳn sàng sống vì Chúa trong mọi đàng ngay cả bán điền sản để làm của chung; (3) Số lượng của họ còn nhỏ, vài ngàn người, cho nên rất dễ quản trị.

SỰ HÌNH THÀNH

Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ giữa thế kỷ thứ 18 đến giữa thế kỷ thứ 19.  Trong giai đoạn này, nền kinh tế dựa vào tay chân và qui mô nhỏ đã được thay thế bằng máy móc và qui mô lớn.  Các nghành công nghiệp như sản xuất máy móc, dệt, năng lượng, sắt thép, đường sắt, kênh đào giao thông, động cơ hơi nước… đã đưa Châu Âu vào thời đại công nghiệp.  Đây là lúc chuyển đổi của Chế Độ Phong Kiến sang Chế Độ Tư Bản. Những công xưởng sản  xuất được thành hình đi kèm theo chế độ lao động, sinh ra giai cấp chủ nhân và giai cấp công nông. Sự khác biệt quyền lợi và quyền hạn của hai giai cấp tạo nên khoảng cách và sự bất bình đẳng trong xã hội. Điều này khiến các cuộc cách mạng vô sản nổ ra. Tiêu biểu là Cách Mạng Pháp (1789-1799), gieo hạt giống của Chủ Nghĩa Cộng Sản và Chủ Nghĩa Xã Hội.

Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) là hai lý thuyết gia đã sinh ra triết lý Marxist. Triết lý này đổ lỗi cho sự khác biệt về quyền hạn và quyền lợi giữa giai cấp chủ nhân (tư bản) và công nông (vô sản) là do Chủ Nghĩa Tư Bản, thiểu số những người giàu làm chủ các công ty của nền công nghiệp và nắm quyền của xã hội. Đến năm 1848, hai ông đã đi đến chỗ cực đoan trong triết lý của mình là đưa ra Tuyên Ngôn Cộng Sản (ngày 21 tháng 2 năm 1848).

Người Cộng Sản chủ trương đấu tranh giai cấp cách quyết liệt để triệt hạ toàn bộ thành phần tư sản trong xã hội. Tuyên Ngôn Cộng Sản viết, “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau.

Mục đích trước mắt của những người cộng sản là tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền.

Hình minh họa. Những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở Nga đứng cạnh hình Vladimir Lenin trong một buổi tuần hành kỷ niệm 100 năm Cách mạng Bolshevik 1917.
Hình minh họa. Những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở Nga đứng cạnh hình Vladimir Lenin trong một buổi tuần hành kỷ niệm 100 năm Cách mạng Bolshevik 1917. AFP

Người Cộng Sản đặt thế giới Cộng Sản lên trên quyền lợi của đất nước mình và luôn tranh giành quyền lãnh đạo độc tôn.  “Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trên hai điểm: Một là, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản; Hai là, trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào.”

Tuyên ngôn này cũng đưa ra mười phương cách xóa bỏ Chủ Nghĩa Tư Bản và thành lập Chủ Nghĩa Cộng Sản.

  1. Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất và mướn đất của tư nhân, trao nộp hết vào mục đích công của nhà nước.
  2. Áp dụng thuế cấp tiến.
  3. Xoá bỏ quyền thừa kế.
  4. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ chống đối.
  5. Tập trung tín dụng vào tay nhà nước, thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.
  6. Tập trung tất cả các phương tiện truyền thông và vận tải vào trong tay nhà nước.
  7. Tăng thêm số công xưởng và công cụ sản xuất bởi nhà nước; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.
  8. Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.
  9. Kết hợp nông nghiệp và công nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

10. Giáo dục công cộng và miễn phí cho tất cả các trẻ em. Xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản phẩm công nghiệp.

Tuyên Ngôn Cộng Sản đã trở thành kim chỉ nam cho những người cộng sản Bôn-sê-vích vào đầu thế kỷ 20 và họ đã cướp được chính quyền tại Nga nhờ dựa vào lực lượng công nông. Sự khác biệt giàu nghèo đưa đến sự căm tức của giai cấp công nông và được khích động bởi triết lý Cộng Sản, những người Bôn-sê-vích đã khơi bừng lên lòng thù hận và tranh giành quyền lực. Nhờ vào sự kết thúc của Thế Chiến Thứ Hai và Chiến Tranh Độc Lập của các thuộc địa, người Cộng Sản đã cướp được chính quyền thêm nhiều nơi trên thế giới như Đông Đức, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, Bắc Hàn, Campuchia …

HẬU QUẢ

Tại Nga: Xã hội Nga giai đoạn đầu dưới thời Xã Hội Chủ Nghĩa, sinh ra hai hệ cấu trúc xã hội: Cộng Sản ở thành thị và Tư Bản ở nông thôn.  Tại nông thôn, các điền chủ vẫn tồn tại và tạo nên một thế lực ngăn cản sự xóa bỏ quyền sở hữu đất tư nhân để quốc hữu hóa đất vào tay nhà nước.  Vì thế dưới thời Lê-nin và đặc biệt là Stalin, đã có chính sách tận diệt các điền chủ. Theo “The Black Book of Communism” “Quyển Sách Đen của Chủ Nghĩa Cộng Sản,” dưới thời Lê-nin đã giết chừng 1.5 triệu người trong chiến dịch tận diệt điền chủ. Tồi tệ hơn là dưới thời Stalin, chỉ trong năm 1937 và 1938 đã có trên 1.5 triệu người bị giết, trong đó có 700,000 bị xử bắn. Năm 1936 có hơn 5 triệu người Nga bị giam trong các tù cải tạo. Vì muốn tiến nhanh lên công nghiệp hóa cho nên Stalin đã tạo ra cơn đói năm 1932-33, có chừng 8 triệu người chết, được biết dưới tên “Holodomor.”

Lenin phát biểu tại Quảng trường Uritsky ở Petrograd hôm 19/7/1920
Lenin phát biểu tại Quảng trường Uritsky ở Petrograd hôm 19/7/1920AFP

Tại Trung Quốc: Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng Sản cướp chính quyền vào năm 1949, lập ra nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (the People’s Republic of China). Chính sách hợp tác xã và tập trung vào công nghiệp hóa đã khiến cho 30 đến 40 triệu người chết vì đói. Ông cũng giết nhiều người thuộc giới trí thức và tư sản. Câu nói để đời của Mao, “Tần Thủy Hoàng chôn sống 460 học giả, nhưng chúng ta đã chôn sống 46.000 (46 ngàn) học giả.”

Theo số liệu của Victims of Communism Memorial Foundation (Tổ Chức Tưởng Nhớ Nạn Nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản), gần 100 triệu người chết vì nạn Cộng Sản qua đấu tố giết hại, thanh trừng, giết trực tiếp, thủ tiêu, đói chết… và được chia theo các quốc gia như sau:

  • Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa: 65 triệu
  • Liên Xô: 30 triệu
  • Cam-pu-chia: 2 triệu
  • Bắc Hàn: 2 triệu
  • Phi Châu: 1.7 triệu
  • Áp-ga-nis-tan: 1.5 triệu
  • Đông Âu: 1 triệu
  • Việt Nam: 1 triệu
  • Châu Mỹ La-tin: 150,000

MUỐN HIỂU CUỘC CHIẾN MỸ TRUNG, CẦN HIỂU VỀ BẢN CHẤT

MUỐN HIỂU CUỘC CHIẾN MỸ TRUNG, CẦN HIỂU VỀ BẢN CHẤT

Tác giả Trần Đình Thu

Nhân kỷ niệm 40 năm Trung Quốc thực hiện chính sách “Cải cách và mở cửa”, ông Tập Cận Bình có bài phát biểu dài 80 phút trong đó có những câu nói thoạt nghe qua rất cứng rắn khiến nhiều nhà phân tích bắt đầu nghĩ ngược lại theo hướng Trung quốc sẽ không dễ dàng đầu hàng Mỹ.

Chẳng hạn như câu này của ông Tập: “Không ai có quyền ra lệnh cho người Trung Quốc điều gì nên làm hay không nên làm”.

Chính vì vậy chẳng hạn trên Bloomberg, một bài báo khi phân tích bài phát biểu của ông Tập đã nhấn mạnh: “Bất cứ ai cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ nhanh chóng lùi bước trong cuộc chiến thương mại với Tổng thống Donald Trump đều nên suy nghĩ lại”.

Có một nhà báo người Việt ở nước ngoài hỏi tôi, vì sao nhiều nhà phân tích quốc tế cho rằng Mỹ khó lòng thắng Trung quốc, tôi giải thích là vì họ hay dựa vào hiện tượng để phân tích mà không kết hợp với bản chất. Hay nói cách khác, muốn hiểu bản chất thì cần phải kết hợp rất nhiều hiện tượng bên ngoài chứ không thể căn cứ vào một hai hiện tượng đơn lẻ mà rút ra kết luận được.

Với tư cách là một nguyên thủ quốc gia, trước một dịp lễ, thì việc nói câu nói “Không ai có quyền ra lệnh cho người Trung Quốc điều gì nên làm hay không nên làm” là quá bình thường, không thể hiện một cái gì ghê gớm cả. Trung quốc tuy đang gặp khó khăn về kinh tế, nhưng mọi thứ vẫn còn chưa có gì sứt mẻ, thì ông Tập chẳng lẽ không nói được câu nói đó!

Chúng ta nên nhớ rằng nói cứng rắn là nguyên tắc của các nguyên thủ quốc gia, ngay cả khi họ hiểu tình hình rất nguy cấp. Có những nguyên thủ quốc gia ngay trước khi rơi vào tình huống thập tử nhất sinh họ vẫn phát biểu mạnh mẽ như không có gì xảy ra. Chúng ta chắc hẳn còn nhớ sự cứng rắn của Saddam Hussein. Cho nên căn cứ vào một hai câu phát biểu để đánh giá tình hình thì sẽ rất sai lầm.

Mọi người có thấy rằng, nếu một nguyên thủ quốc gia như ông Tập, trong một dịp quan trọng như vậy, mà sau khi ông phát biểu xong, cả thế giới đều ồ lên rằng như vậy thì Trung quốc sắp sập tới nơi rồi, thì chắc chắ là tối hôm đó ông Tập phải viết sẵn đơn xin từ chức để hôm sau nộp sớm nếu không muốn bị phế truất ngay tức thì.

Cho nên muốn tìm thông điệp, phải tìm ở chỗ khác, không thể tìm trong những câu nói đó.

Chẳng hạn chúng ta thấy, là buổi lễ vinh danh những người tiền nhiệm nhưng không ai trong số họ có mặt. Chúng ta không thấy có ông Giang Trạch Dân và cả ông Hồ Cẩm Đào cũng không có mặt, một điều quá bất thường. Và không chỉ cựu tổng bí thư mà các cựu uỷ viên bộ chính trị còn sống lẽ ra phải có mặt đều không có mặt. Hàng loạt các nhân vật quan trọng còn sống như cựu thủ tướng Lý Bằng, cựu thủ tướng Chu Dung Cơ cùng các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 15 không có mặt đã đành, mà ngay một số Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 16 đã nghỉ hưu như cựu phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng, các ông Ngô Quan Chính và La Cán cũng không có mặt mà không có lý do gì. Quá ngược với sự đông đủ ở buổi lễ tương tự 10 năm trước.

Điều này nói lên thông điệp gì nếu không phải là các cựu lãnh đạo Trung quốc cũng đã thấy tình cảnh bi đát rồi nên không thiết tha gì với buổi lễ này.

Một điều quan trọng khác, là trong bài diễn văn của ông Tập, tuy hùng hồn nhưng cái quan trọng nhất thì thiếu, đó là kinh tế Trung quốc sẽ phát triển theo hướng nào trong tương lai không hề được ông Tập nhắc đến. Ông chỉ nói chung chung là sẽ mở cửa thị trường rất cởi mở mà thôi.

Vậy thì nếu dựa vào một vài câu nói cứng rắn theo kiểu công thức phải có trong những bài phát biểu như thế để suy luận rằng ông Tập đang rất quyết tâm thì có chính xác hay không, có lẽ chúng ta đều có thể trả lời được rồi.

Một vài thông tin để kết thúc bài này là, nhóm doanh nghiệp nhà nước Trung quốc đã bắt đầu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại, và hai là các bên Trung Mỹ chuẩn bị tiếp tục gặp nhau vào ngày 1/1 tới để thảo luận sâu hơn về hòa đàm bất bình đẳng 142 yêu sách của Mỹ. Đây mới là điều đáng quan tâm.

Ảnh: Ông Tập tại buổi

Image may contain: 2 people

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Một Bà Bình Khác

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Một Bà Bình Khác

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

Nụ cười rạng rỡ của các cô gái anh hùng trên nhật báo và phim ảnh tuyên truyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến tranh đã chu du khắp thế giới, nhưng số phận bi thảm của chính những người nữ anh hùng vô danh này vẫn chưa được mọi người biết đến đầy đủ.

François Guillemot

Thỉnh thoảng, giới truyền thông trong nước lại hốt hoảng loan tin:

Hoặc:

  • Dư thừa cấp phó khắp nơi

Tuy được báo động đều đều như thế nhưng tình trạng “lạm phát cấp phó vẫn cứ diễn ra ở nhiều sở, phòng, ngành, tại không ít địa phương” –  theo như lời than phiền của phóng viên báo Lao Động.

Tình trạng này được ông Dương Văn Thống, Phó Bí Thư tỉnh Yên Bái, lý giải như sau: “Anh em phân công nhau không được, hạ xuống không được. Người Việt Nam chúng ta là thế.” Thảo nào mà nước CHXHCNVN đã có đến 17 ông Phó Thủ Tướng và năm/sáu bà (hay ông) Phó Chủ Tịch Nước cùng tại vị.

Vấn đề – chả qua – là vì “ghế ít đít nhiều” nên lắm đồng chí lãnh đạo đành phải ngồi ghế phó, hay còn gọi là ghế súp, thế thôi. Tuy thế, chả nghe vị nào lên tiếng phiền hà gì ráo và tất cả (ngó bộ) đều muốn ngồi luôn – dù chỉ là ghế súp.

“Với đám con cháu, cụ Tôn bảo: ‘Tụi bay đừng có kêu tao bằng phó chủ tịch nước, nghe ngứa cái con ráy lắm! Người ta đặt đâu tao ngồi đó, chớ tao không màng cái chức chi hết’. Ngoài việc dự các nghi lễ long trọng bắt buộc phải có mặt cụ, cụ không làm việc gì khác ngoài một việc cụ thích thú hơn cả là sửa xe đạp. Làm phó chủ tịch nước, ông thợ máy ngày trước buồn tay buồn chân. Hết xe đạp hỏng cho cụ chữa, anh em bộ đội bảo vệ và nhân viên phục vụ phải lấy xe của người nhà mang vào cho cụ kẻo ngồi không cụ buồn. Thương cụ quá, đôi khi họ còn làm cho xe trục trặc đi để dắt đến nhờ cụ sửa giùm. Một người bạn tôi quen thân với cụ Tôn, cha anh trước kia là đàn em cụ, kể rằng một hôm anh đến thăm cụ, vào thời gian Nghị quyết 9, thì cụ dắt anh vào phòng riêng thì thào :‘Mầy có thấy lính kín theo mầy tới đây không mầy ?’ Anh ngạc nhiên quá. Tưởng anh lo lắng cho cụ, cụ mỉm cười hiền hậu:‘Là tao lo cho tụi bây, chớ tao hổng lo cho tao. Trong nhà tao nè, lính kín hổng có thiếu.”  (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. Văn Nghệ. Westminster, CA: 1997).

Tuy “nghe ngứa con ráy lắm,” và đôi lúc cũng cảm thấy (đôi chút) ngượng ngập vì chức vụ hữu danh vô thực nhưng bác Tôn vẫn cứ ngồi im re ở cái ghế Phó Chủ Tịch Nước từ 1960 cho đến mãi 1969 lận.

Bác Bằng cũng thế:

“Ông tiếp mẹ tôi trên gác ngôi nhà có công an canh gác, nói những lời an ủi vô thưởng vô phạt. Tiễn mẹ tôi xuống nhà, khi đã ra đến vườn rồi, tin chắc không còn bị nghe trộm nữa rồi, ông mới hứa sẽ đặt vấn đề ra trước Trung ương để Trung ương xem xét …

Lời hứa của ông chẳng bao giờ được thực hiện. Ðịa vị cao sang và nỗi sợ hãi trước Lê Ðức Thọ đã làm tâm hồn người chiến sĩ cách mạng nổi tiếng năm xưa tê liệt. Mẹ tôi kể rằng trong những lần bà tới gặp Nguyễn Lương Bằng, bà thấy ông biết nhà ông bị gài rệp.” (Vũ T. H. s.đ.d. tr. 361).

Ấy vậy chớ người Anh Cả Cách Mạng cũng vẫn yên vị với cái chức danh Phó Chủ Tịch Nước đúng mười năm chẵn, dù biết rằng cái ghế này có rệp.

Thế mới biết lợi danh – hay người xưa òn gọi là cái bả vinh hoa – luôn là miếng mồi hấp dẫn đối với chúng sinh, bất kể thời nào, và bất phân giới tính. Bà Bình cũng ngồi êm ru ở cái ghế PCT, dù chỉ ngồi chơi/xơi nước (đâu) cũng chục năm.

Theo Wikipedia Hà Nội: “Nguyễn Thị Bình (sinh năm 1927) là một nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là một trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định…

Năm 1992, tại kỳ họp Quốc hội khóa IX, bà được bầu làm Phó chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và giữ chức vụ này liên tục trong 10 năm (1992-2002). Bà là người phụ nữ Việt Nam thứ hai giữ chức vụ phó nguyên thủ và là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên giữ chức vụ Phó chủ tịch nước.

Năm 2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng cho bà Huân chương Hồ Chí Minh để ghi nhận những công lao to lớn của bà đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Mao Trạch Đông & Nguyễn Thị Bình. Ảnh chụp: 9/9/1963

Mọi huân chương đều có mặt trái của nó. Cái mặt trái Huân Chương Hồ Chí Minh của bà Nguyễn Thị Bình là sinh mạng và cuộc đời bầm dập, te tua, của vô số những người phụ nữ Việt Nam:

“Họ là những cô gái thời chiến, những thiếu nữ tình nguyện đầu quân vào một trong những đội nữ binh lớn nhất mà bất cứ nước nào từng đưa ra một chiến trường tân tiến … Khi hòa bình trở lại, họ mong sẽ tìm được một tấm chồng xứng đáng và sinh con đẻ cái.

Ðối với nhiều người trong số họ, giấc mơ đó đã không thành. Trở về sau khi cuộc chiến chấm dứt năm 1975, họ đã bị coi như thiếu hấp dẫn, vì bị tàn phá bởi bệnh hoạn, thiếu ăn và những cực khổ khác mà họ đã phải chịu đựng trong rừng…

Họ nói về chuyện trở về nhà với đời sống khó khăn hơn là đời sống mà họ đã rời bỏ. Sự cay đắng dai dẳng vì trong suốt bao nhiêu năm họ đã là những chiến sĩ bị bỏ quên trong một cuộc chiến tranh mà những người đàn ông chiến đấu – chứ không phải phụ nữ – đã trở thành anh hùng.

‘Tôi đã tưởng cuộc đời tôi sau chiến tranh sẽ giản dị và hạnh phúc,’ theo lời Nguyễn Thị Bình, cân được 85 pounds khi trở về nhà. ‘Nhưng tôi đã để cho người bạn trai của tôi ra đi. Tôi đã nói với anh ấy rằng với những chứng bệnh của tôi, với một chân bị thương của tôi, tôi sẽ là một gánh nặng cho anh ấy.’

Bà Bình đã sống một mình suốt 17 năm, một hình thức lưu vong trong một xã hội nặng về gia đình trong đó những phụ nữ hiếm muộn và những cặp vợ chồng không con là những đối tượng để thương hại. Thế rồi, trước sự thúc giục của những cựu đồng chí trong một đoàn phụ nữ – đoàn 559 – bà Bình đã ‘lấy một người chồng qua đêm’ và sinh được một đứa con gái.” (David Lamb. “Vietnam’s Women of War.” Los Angeles Times 10 Jan. 2003. Bản dịch Nguyễn Nhật. Talawas 17/07/2003).

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC (vào hôm 13 tháng 10 năm 2008) về số phận Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam sau 1975, nguyên Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Bình nói “tổ chức này khi ấy đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử” và “khẳng định” rằng “tôi không có sai lầm gì hết. Con đường mình đi hoàn toàn đúng.”

Nếu sau chiến tranh mà bà Bình này cũng trở thành một phụ nữ 4 không: không nhà, không cấp dưỡng, không con, không chồng (hoặc chỉ là một người chồng qua đêm, y như bà Bình kia) thì khán thính  giả của BBC – không chừng – đã được nghe đôi lời nói (khác) chân thành và tử tế hơn!

Vụ giết hai nữ nhân viên ở bưu điện, ai là thủ phạm?

Vụ giết hai nữ nhân viên ở bưu điện, ai là thủ phạm?

Liên quan đến vụ án giết hai nữ nhân viên ở bưu điện Cầu Voi (Long An) từ đầu năm 2008, tháng 12.2017, sợ con mình bị tử hình, mẹ tử tù Hồ Duy Hải đã thêm một lần ra Hà Nội kêu oan cho con.

Vụ án này dễ dàng nhận biết anh Hải không phải là thủ phạm khi anh có chứng cứ ngoại phạm (ở cách xa hiện trường) và quan trọng:

– Dấu vân tay tại hiện trường không phải của anh Hải.

Khi bị bắt giam, anh Hải khai mình là thủ phạm. Điều này quá dễ hiểu với “nghiệp vụ” biến “gấu thành thỏ” của các điều tra viên VN mà các vụ án oan vừa lộ sáng đã chứng minh. Và chứng cứ nằm ở đây:

– Hải khai hiện trường có cái thớt, nhưng do không có thớt, nên điều tra viên đã ra chợ mua một cái thớt để vô đó cho khớp với lời khai!

Hồ Duy Hải bị kết án tử hình chỉ bằng lời “thú tội” ban đầu trong khi mọi chứng cứ luật sư đưa ra đều phản lại việc anh ấy có giết người!

Một chi tiết khá lạ lùng, khó tin nhưng đã xảy ra: Đã có 4 người, gồm hai công an viên xã Nhị Thành, Thủ Thừa nơi Hồ Duy Hải cư trú, một Thượng tá Trưởng phòng Cảnh Sát Điều Tra Tội phạm Xã hội (Phó ban Chuyên Án), và một Kiểm Sát Viên Cao Cấp Viện Kiểm Sát Phúc Thẩm Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao tại TPHCM người giữ vai trò Công tố trong phiên phúc thẩm đã lần lượt bị đột tử!

Ai hay con cháu ai chính là thủ phạm trong vụ án này mà có sức mạnh ghê gớm như vây?

Ai là thủ phạm thì chưa biết nhưng chắc chắn không phải Hồ Duy Hải!

Image may contain: 1 person, smiling, outdoor

Một phụ nữ Việt Nam treo mình trên giàn giáo sửa chữa toà nhà 28 tầng để phản đối chủ công ty không trả lương làm việc

Một phụ nữ Việt Nam treo mình trên giàn giáo sửa chữa toà nhà 28 tầng để phản đối chủ công ty không trả lương làm việc

Tin Causeway Bay, Hong Kong – Một người phụ nữ Việt Nam đã ngưng hành động phản đối chủ nhân không trả thù lao làm việc bằng cách treo mình trên một giàn giáo tại công trường xây dựng suốt 24 tiếng đồng hồ. Người phụ nữ này doạ sẽ nhảy từ tầng thứ 28 của toà nhà ở Hong Kong vì không nhận được thù lao trả công làm việc.

Bà này là thợ hồ làm việc tại toà nhà Elizabeth House toạ lạc ở đường Gloucester, Causeway Bay của Hong Kong cùng với 3 đồng nghiệp khác gồm 1 người đàn ông và 2 người phụ nữ. Theo Apple Daily, tất cả 4 người thợ nói trên đều không được trả lương, tổng cộng khoảng 110,000 đô la Hong Kong, tương đương 14,000 Mỹ kim. Không đòi được tiền lương, một phụ nữ trong nhóm thợ đã trèo lên giàn giáo xây dựng làm bằng tre và không chịu bước xuống.

Cảnh sát, nhân viên cứu hoả và một nhà thương thuyết có mặt tại đấy để giải quyết nội vụ, giăng một túi đệm bơm đầy hơi để sẵn sàng hứng nếu người phụ nữ nọ nhảy xuống đất theo lời đe doạ. Bà này treo mình trên giàn giá cả đêm, không ăn, không uống suốt 24 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, cuối cùng thì bà đã đồng ý quay trở vào bên trong, kết thúc 24 tiếng đồng hồ đối đầu đầy căng thẳng với cảnh sát và nhân viên cứu hoả.

Elizabeth House là tên gọi toà nhà dân cư và thương mại gồm nhiều khối khác nhau. Theo tờ Minh Báo thì công ty xây dựng Asia Engineering Co. Limited. chịu trách nhiệm thực hiện công trình tu bổ toà nhà. Một cư dân tại địa phương cho biết dự án này không hoàn thành theo kế hoạch kể từ khi khởi sự tháng 9 năm ngoái. Hồi tháng 7 năm 2017, công ty Asia Engineering Co. Limited bị phạt 10,000 đô la Hong Kong, tương đương 1,280 Mỹ kim vì không thu dọn rác rưởi, và không có biện pháp bảo vệ môi sinh trong khi thực hiện công trình xây dựng.

About this website

SBTN.TV
Tin Causeway Bay, Hong Kong – Một người phụ nữ Việt Nam đã ngưng hành động phản đối chủ nhân không trả thù lao làm việc bằng cách

Sinh viên Việt Nam mới ra trường tố cáo giáo dục CSVN đào tạo không đúng với thực tế

Sinh viên Việt Nam mới ra trường tố cáo giáo dục CSVN đào tạo không đúng với thực tế

61% sinh viên Việt Nam mới ra trường cho biết, kiến thức họ được đào tạo ở trường khác biệt hoàn toàn so với thực tế làm việc, nên nhiều sinh viên phải tự tìm hiểu thêm hoặc được công ty đào tạo lại khi đi làm.

Báo Trithucvn ngày 18 tháng 12 năm 2018 loan tin, kết quả khảo sát của tập đoàn cung cấp dịch vụ nhân sự hàng đầu Việt Nam công bố chiều ngày 18 tháng 12 cho thấy, nền giáo dục của nhà cầm quyền CSVN đào tạo khác biệt hoàn toàn so với thực tế làm việc.

32% sinh viên mới ra trường phải tự mình tìm hiểu thêm để làm việc, 29% được công ty đào tạo lại khi đi làm, 39% đồng ý kiến thức đào tạo không có khác biệt nhiều và có thể áp dụng được. Mức thu nhập trung bình của những sinh viên mới ra trường là từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng. 37% sinh viên có trình độ ngoại ngữ lưu loát có mức lương trên 10 triệu đồng; 95% sinh viên trình độ ngoại ngữ cơ bản có mức lương dưới 10 triệu đồng.

Với kết quả này, đa số các sinh viên mới ra trường không hài lòng với mức lương thưởng, đãi ngộ và cơ hội phát triển trong công việc hiện tại.