Phi cơ bốc hỏa tại Nam Hàn, 179 người thiệt mạng

Ba’o Nguoi-Viet

December 29, 2024

MUAN, Nam Hàn (NV) – Một chiếc phi cơ dân dụng gặp tai nạn hôm Chủ Nhật, 29 Tháng Mười Hai, sau khi trượt khỏi đường băng tại một phi trường rồi lủi vào hàng rào bê tông khi bánh xe đằng trước dường như không hoạt động làm phần lớn hành khách trong số 181 người thiệt mạng, đây là một trong những thảm họa hàng không nghiêm trọng nhất từng xảy ra tại Nam Hàn, theo hãng tin AP.

Phi cơ Jeju Air gặp nạn khi hạ cánh tại thị trấn Muan, cách Seoul khoảng 180 dặm (290 kilometer) về hướng Nam. Bộ Giao Thông Nam Hàn cho biết phi cơ gặp nạn là Boeing 737-800 vận hành được 15 năm, đang quay về Nam Hàn sau khi khởi hành từ Bangkok. Tai nạn ập tới lúc 9 giờ 03 sáng.

Ngoài hai người duy nhất còn sống, tất cả 179 người, 85 phụ nữ, 84 người đàn ông và 10 người khác chưa lập tức nhận dạng được giới tính, đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn, Cơ Quan Cứu Hỏa Nam Hàn cho biết. Lực lượng cấp cứu kịp thời cứu hai người ra ngoài và đưa tới nơi an toàn, cả hai đều là thành viên phi hành đoàn. Các viên chức y tế cho biết hai nạn nhân đó vẫn tỉnh táo và không nguy kịch.

Chiếc phi cơ gặp tai nạn, bốc cháy ở phi trường quốc tế Muan International Airport ngày 29 Tháng Mười Hai, 2024 ở Muan-gun, Nam Hàn. Máy bay chở 181 người, Jeju Air số 7C2216, trong đó 179 thiệt mạng. (Hình: Chung Sung-Jun/Getty Images)

Phần lớn hành khách là dân Nam Hàn, ngoài ra còn có hai công dân Thái Lan.

Cơ Quan Cứu Hỏa Nam Hàn điều động 32 xe cứu hỏa và một số trực thăng tới ứng cứu và dập lửa. Khoảng 1,570 lính cứu hỏa, cảnh sát, binh lính và các viên chức khác cũng có mặt tại phi trường, theo cơ quan cứu hỏa và Bộ Giao Thông Nam Hàn.

Đoạn phim quay lại tai nạn phát sóng trên đài YTN cho thấy phi cơ Jeju Air trượt xuống đường băng ở tốc độ cao, dường như bánh xe hạ cánh vẫn chưa được mở ra, sau đó tông trực diện vào một bức tường bê tông nằm ở phần rìa phi trường, gây ra một vụ nổ. Các đài truyền hình địa phương khác cũng phát sóng một đoạn phim cho thấy những cột khói đen từ chiếc phi cơ chìm trong biển lửa bốc lên nghi ngút.

Lee Jeong-hyeon, Giám Đốc Sở Cứu Hỏa Muan, cho biết trong một cuộc họp báo trên đài truyền hình rằng phi cơ đã hoàn toàn tan tành, chỉ còn lại phần đuôi là có thể nhận dạng được, trong số các tàn tích khác. Lee cho biết lực lượng cấp cứu đang xem xét các nguyên nhân có thể dẫn tới tai nạn, một trong số đó là liệu có phải phi cơ bị chim bay che khuất tầm nhìn, hay các vấn đề khác liên quan tới cơ học.

Sau đó các viên chức Bộ Giao Thông Nam Hàn cho biết theo đánh giá ban đầu về hồ sơ liên lạc, tháp kiểm soát không lưu tại phi trường đã đưa ra cảnh cáo rằng có thể xảy ra tình trạng chim va chạm với phi cơ ngay trước khi chuẩn bị hạ cánh và cho phép phi công hạ cánh ở một khu vực khác. Các viên chức cho biết phi công lập tức gửi tín hiệu cầu cứu ngay trước khi phi cơ sượt qua đường băng và trượt xuống vùng hạ cánh khẩn cấp trước khi tông vào bức tường.

Viên chức cấp cao thuộc Bộ Giao Thông Nam Hàn, Joo Jong-wan, cho biết các viên chức đã thu thập được dữ liệu trên chuyến bay cũng như máy ghi âm buồng lái từ hộp đen, sau đó bàn giao cho các chuyên gia chính phủ điều tra nguyên nhân gây ra tai nạn và vụ hỏa hoạn. Joo cho biết các nhà điều tra cần vài tháng có thể tìm ra nguyên nhân. Bộ Giao Thông Nam Hàn cho biết đường băng tại phi trường Muan sẽ bị phong tỏa cho tới 1 Tháng Giêng 2025.

Thủ Tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra xót xa chia buồn với gia đình các nạn nhân bị ảnh hưởng trong thảm họa hàng không trên X. Paetongtarn lập tức ra lệnh cho Bộ Ngoại Giao hỗ trợ gia đình hai công dân Thái Lan, văn phòng thủ tướng cho biết.

Giám Đốc Phi Trường Thái Lan Kerati Kijmanawat xác nhận trong một tuyên bố rằng chuyến bay 7C 2216 do Jeju Air khai thác, khởi hành từ Phi Trường Suvarnabhumi mà không đưa ra cảnh cáo nào cho thấy phi cơ hay đường băng gặp phải tình trạng bất thường.

Trong một cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp, Kim E-bae, chủ tịch và các viên chức cấp cao khác trong công ty Jeju Air đã cúi đầu tạ lỗi gia đình các nạn nhân và cho biết ông “hoàn toàn chịu trách nhiệm” về thảm kịch. Kim cho biết công ty chưa phát giác ra bất kỳ vấn đề nào liên quan tới cơ học ảnh hưởng tới phi cơ sau khi thực hiện quy trình kiểm tra thường xuyên đồng thời nói rằng ông sẽ chờ chính phủ công bố kết quả điều tra nguyên nhân dẫn tới tai nạn phi cơ.

Boeing cho biết trong một tuyên bố trên X rằng họ đã liên lạc với Jeju Air và sẵn sàng hỗ trợ công ty trong việc giải quyết tai nạn.

Đây là một trong những thảm họa hàng không chết chóc nhất trong lịch sử Nam Hàn. Lần gần nhất Nam Hàn đối diện với một thảm họa hàng không khiếp đảm là vào năm 1997, khi đó một phi cơ Korean Airline gặp nạn ở Guam, khiến 228 người trên phi cơ thiệt mạng. Năm 2013, một phi cơ Asiana Airlines hạ cánh khẩn cấp ở San Francisco, khiến ba người thiệt mạng và khoảng 200 người bị thương.

Thảm họa hàng không xảy ra trong bối cảnh Nam Hàn đang lún sâu vào khủng hoảng chính trị lớn sau khi Tổng Thống Yoon Suk Yeol (Doãn Tích Duyệt) bất chợt áp đặt thiết quân luật dẫn tới việc bị luận tội. Hôm 20 Tháng Mười Hai, các nhà lập pháp Hàn Quốc cũng luận tội quyền Tổng Thống Han Duck-soo và đình chỉ công vụ, dẫn tới việc Phó Thủ Tướng Choi Sang-mok lên nắm quyền. (TTHN)


 

Cựu Không Quân Lê Xuân Nhị và chuyến bay cứu các chiến sĩ nhảy toán

Ba’o Nguoi-Viet

December 28, 2024

Lâm Hoài Thạch/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Ông Lê Xuân Nhị, cựu Không Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), tốt nghiệp Khóa 4/70 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, sau đó tốt nghiệp khóa bay 39, L-19 Hoa Tiêu Quan Sát Nha Trang.

Không Quân Lê Xuân Nhị tại New Orleans, Louisiana, năm 2000. (Hình: Lê Xuân Nhị cung cấp)

>> Cựu Không Quân Lê Xuân Nhị kể chuyện lần đầu… ở tù lính

Ra trường, ông bắt đầu đi bay hành quân đúng vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Ông phục vụ tại Phi Đoàn 114, Không Đoàn 62, Sư Đoàn 2 Không Quân QLVNCH, đóng tại Nha Trang cho đến ngày miền Nam Việt Nam bị thất thủ.

Kể với phóng viên nhật báo Người Việt tại Little Saigon, ông nhớ lại khoảng đầu năm 1974, giặc bỗng tấn công và tràn ngập đồn Bu Prăng Quảng Đức. Đồn Địa Phương Quân này có một vị thế chiến lược quan trọng, vì nằm giữa con lộ duy nhất nối liền Quảng Đức và Ban Mê Thuột. Quận Quảng Đức sống âm thầm cô độc giữa những khu rừng già trùng điệp, nên chịu số phận hẩm hiu. Cả thành phố chỉ có được một khu chợ chính nằm trên con đường dài không quá 100 thước.

Thiếu Úy Nhị kể: “Nhỏ vậy, nghèo vậy, hiền lành như vậy, nhưng Quảng Đức với tôi có nhiều kỷ niệm vô cùng. Ai cũng sợ đi Quảng Đức, chỉ có tôi, Đại Úy Hưởng, Đại Úy Nhơn là cóc cần. Chiều chiều, chúng tôi hay rủ rê anh em xách tàu bay qua Lâm Đồng nhậu nhẹt với Thiếu Tá Trương Minh Dũng, tham mưu trưởng tiểu khu Quảng Đức, hay lên Đà Lạt hay qua Ban Mê Thuột chơi. Quảng Đức là một quận lỵ hiền lành, dường như giặc cũng chê cái thành phố này nên lấy xong Bu Prăng, địch còn tính kéo luôn quân về vây hãm Quảng Đức. Thế là chúng tôi có nhiều việc làm.”

Chiến dịch tái chiếm Bu Prăng, vào lúc căng thẳng nhất đã có đến sáu phi hành đoàn L-19 túc trực ngày đêm để làm việc với một Liên Đoàn Biệt Động Quân, một trung đoàn của Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Chiến Đoàn III Xung Kích Lực Lượng Đặc Biệt. Tuy từ từ, nhưng QLVNCH cũng chặt đứt được khúc đuôi của giặc, giải tỏa áp lực cho Quảng Đức đồng thời tiến trở lại Bu Prăng.

Cứu chiến sĩ nhảy toán của Nha Kỹ Thuật

Trong thời gian biệt phái cho Quảng Đức, tại Biệt Đội Không Quân vào buổi sáng, Thiếu Úy Nhị có lệnh bay sớm và bay lâu nên về thì mệt nhoài, và ông cũng không còn nhớ lúc ấy những phi hành đoàn khác đã bỏ đi đâu mà chỉ còn có mình ông ở lại biệt đội. Ông nghĩ, có lẽ họ chở nhau đi ăn cơm.

Thiếu Úy Nhị đang nằm thiu thiu thì bỗng có một chiếc xe jeep nhà binh phóng như bay rồi thắng ngay trước cửa biệt đội. Trên xe là những quân nhân mặc quân phục rằn ri bước thẳng vào phòng hành quân của Biệt Đội.

Thiếu Úy Nhị không biết mấy ông muốn gì đây mà bộ tịch coi ghê quá. Ông liền dựng người trở dậy, thọc vội cái áo bay vào người thì mấy ông quân phục rằn ri cũng vừa tới trước mặt. Thì ra toàn là những sĩ quan thuộc Sở Liên Lạc của Nha Kỹ Thuật, gồm có một ông trung úy và hai ông đại úy, mặt mày ai nấy coi có vẻ nghiêm trọng vô cùng.

Ông Lê Xuân Nhị tại Dallas, Texas, năm 2007. (Hình: Lê Xuân Nhị cung cấp)

Một ông đại úy hỏi ông Nhị: “Em là phi hành đoàn duy nhất ở đây?” Thiếu Úy Nhị trả lời: “Dạ đúng đại úy, không biết mấy ông kia đi đâu hết rồi. Đại úy cần gặp ai?” Nghe như thế thì khuôn mặt mấy người sĩ quan Nha Kỹ Thuật thoáng lên vẻ thất vọng. Thiếu Úy Nhị nói tiếp: “Nếu đại úy muốn kiếm ông biệt đội trưởng, đại úy có thể dùng điện thoại đây gọi về cho trung tâm hành quân tiểu khu, chắc biết ổng ở đâu.” Một ông đại úy lên tiếng sau một vài giây ngần ngừ: “Chúng tôi có một việc cần anh giúp đỡ, nếu anh giúp được chúng tôi cám ơn anh vô cùng.”

Ông Nhị nhớ lại: “Lời nói khẩn thiết và chậm rãi của vị sĩ quan Nha Kỹ Thuật làm cho tôi ngạc nhiên. Một thằng thiếu úy Không Quân hạng bét như tôi thì giúp gì được mấy ông rằn ri thứ dữ này? Nhưng cứ nhìn điệu bộ và cách ăn nói thì không phải để đùa dai với tôi. Trong một giây phút, tôi cảm thấy khoái chí vì mình tự nhiên được trở nên một nhân vật quan trọng.”

Người sĩ quan Nha Kỹ Thuật nhìn thật sâu vào mắt ông Nhị, nói chậm rãi: “Một toán Lôi Hổ của chúng tôi thả xuống lần trước đã bị Việt Cộng phát hiện, bị bao vây và tấn công mấy ngày. Tụi nó đã chạy thoát được nhưng đang bị phân tán mỗi người một nơi và lạc trong rừng. Chúng tôi muốn nhờ em giúp tôi bay lên để gom chúng nó về một LZ an toàn.”

Tưởng gì chứ đi bay kiếm Lôi Hổ bị lạc và chọn bãi đáp thì quá thường đối với Thiếu Úy Nhị. Ông chịu nhất là cái tài chiếu kiếng của mấy ông này. Nhiều khi phi công Nhị bay rất cao, giữa rừng già thăm thẳm mênh mông mà mấy ông Lôi Hổ chỉ cần chiếu kiếng một phát là ông nhìn thấy ngay.

Thiếu Úy Nhị nói với một vị sĩ quan của Nha Kỹ Thuật: “Đại úy cứ việc gọi về trung tâm hành quân, yêu cầu một phi vụ là tôi cất cánh liền.” Nhưng đại úy lắc đầu nói: “Nếu xin được thì tôi đâu có đến đây kiếm anh.”

Ông Nhị kể lại: “Thì ra vậy. Không Quân chúng tôi khi được biệt phái đi bay yểm trợ cho các đơn vị bạn, mỗi ngày trung tâm liên lạc hành quân đều thông báo cho bộ tư lệnh chiến trường biết có bao nhiêu tàu khả dụng, bao nhiêu phi vụ có thể cất cánh được. Số phi vụ này được tư lệnh chiến trường, tùy theo mức độ cần thiết và nhu cầu, chia ra cho các đơn vị tham chiến.”

Không Quân Lê Xuân Nhị (trái) và nhà thơ Trạch Gầm trong Đại Hội Nha Kỹ Thuật 2022 tại Little Saigon. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

“Khi một đơn vị cần phi cơ yểm trợ, họ chỉ việc gọi cho trung tâm liên lạc hành quân. Nơi này, tùy theo số lượng phi vụ đã được cấp phát trước, sẽ cho chúng tôi cất cánh để làm việc với họ. Tôi không tò mò hỏi thêm nhưng biết chắc có lẽ đơn vị Lôi Hổ này đã xài hết những phi vụ của mình, hoặc vì tình trạng thiếu thốn máy bay nên không xin được một phi vụ nào nữa cả, đành phải đau xót nhìn những đứa con của mình bị rượt đuổi giữa rừng già,” ông kể thêm.

Theo luật của Quân Chủng Không Quân QLVNCH, ngoài những phi vụ hành quân hay bay huấn luyện, bay thử phi cơ, nếu phi công nào cất cánh không có phi vụ lệnh đàng hoàng là sẽ bị ở tù hoặc đưa ra tòa án quân sự. Thân bại danh liệt là cái chắc.

Ông Nhị tâm tình: “Thật ra, trong suốt cuộc đời bay bổng, chúng tôi cũng đã nhiều lần cất cánh lậu để đi ăn nhậu hay chở bạn bè đi chơi, nhưng chúng tôi đều luôn luôn có phép ngầm của trung tâm liên lạc hành quân. Nhiều khi, những người hành khách mà chúng tôi chở đi chẳng ai khác hơn là ông sĩ quan trưởng phòng liên lạc hành quân ‘dù’ đi chơi. Nhưng đó là chuyện thời bình, mỗi khi không có việc gì để làm. Điều quan trọng là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng tôi không bao giờ dám cất cánh lậu mà trung tâm liên lạc hành quân không biết. Hôm nay, giữa lúc khói lửa ngút trời như thế này, không ai dám nghĩ đến việc xách tàu đi lậu đâu.”

“Nhìn những vị sĩ quan của Nha Kỹ Thuật ngồi trước mặt, lòng tôi bỗng tự dưng dâng lên một niềm kính phục kỳ lạ. Giữa lúc có nhiều ông sĩ quan có những hành vi không tốt thì những sĩ quan trẻ tuổi này, mặt mày lo âu, mắt ai nấy ngầu đỏ vì thiếu ngủ đang ngồi chờ sự quyết định của tôi. Nếu tôi đồng ý, các vị sẽ cứu được những người lính của mình, những người tuy không phải bà con ruột thịt, nhưng tình chiến hữu khắng khít còn cao hơn máu mủ ruột thịt,” ông nói.

Ông tâm sự: “Nếu tôi từ chối, chẳng ai làm gì tôi cả và tôi sẽ không bị lôi thôi rắc rối với phi đoàn hay pháp luật của quân đội. Nhưng nếu làm vậy, tôi biết những người lính Lôi Hổ anh dũng kia có thể bị địch bắt hay tàn sát và lương tâm tôi, cái lương tâm của một sĩ quan QLVNCH, dù mang một cấp bậc rất nhỏ là thiếu úy, nhưng sẽ xâu xé tôi suốt đời.”

“Tôi lại nghĩ đến những lần cất cánh trái phép để đi chơi bời, đi ăn nhậu. Xăng chính phủ, tàu bay chính phủ, tôi sử dụng trái phép như thế chẳng khác gì tôi phạm tội tham nhũng, ăn cắp của công. Tôi chửi bới người khác tham nhũng, còn tôi, ai sẽ chửi bới tôi? Lớn ăn theo lớn, nhỏ phá theo nhỏ, còn gì là cái gia tài của quốc gia chứ,” ông Nhị tâm tình.

Không Quân Lê Xuân Nhị tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ Westminster năm 2023. (Hình: Lê Xuân Nhị cung cấp)

Tình huynh đệ chi binh, tình chiến hữu

Ông đại úy Nha Kỹ Thuật mời Thiếu Úy Nhị điếu thuốc, và cười cầu tài. Ông Nhị thấy nụ cười của người đàn anh trong quân đội sao vừa buồn mà lại vừa oai dũng, vừa chịu đựng, lại vừa quyết liệt. Rồi nói giọng như người anh khuyên bảo đứa em trai: “Thiếu úy cứ tính đi. Anh em chúng tôi không muốn làm cho thiếu úy kẹt. Nhưng nếu giúp được chúng tôi, chúng tôi sẽ cám ơn vô cùng.”

Vì trách nhiệm, vì tình chiến hữu sắt son, vì muốn cứu mấy người lính của ông ta, một vị đại úy oai hùng của Nha Kỹ Thuật đã mời thuốc lá và cười cầu tài với một thiếu úy Không Quân trẻ.

Vì tình huynh đệ chi binh, tình chiến hữu, Thiếu Úy Nhị nghĩ trong lòng: “Tôi bỗng thấy trái tim mình như rướm máu, lòng dạ xót xa bồi hồi. Tự nhiên, tôi thấy thương quân đội tôi, dân tộc tôi vô cùng. Ngày nào quân đội tôi còn những sĩ quan như thế này, ngày đó chúng tôi và những người đàn em của ông ta còn có lý do và để hãnh diện chiến đấu.”

Ông Nhị kể tiếp: “Chính những người sĩ quan của một binh chủng hung hãn nhất quân lực ngồi trước mặt tôi ngày hôm nay làm cho tôi nghẹn ngào mà hãnh diện, vui mà buồn. Tôi nhớ đến cái chết của thằng em tôi tại chiến trường Tân Cảnh ngập máu năm nào. Mỗi lần nghĩ về em, lòng tôi như bị ai đâm lút cán một lưỡi dao. Tôi lại nhớ đến lời nói của thân phụ, ‘Không thể sống mãi như một người vô trách nhiệm.’ Trách nhiệm của tôi, một sĩ quan xuất thân Trường Bộ Binh Thủ Đức, một phi công của QLVNCH trong hoàn cảnh này là gì? Là bằng mọi cách, phải cứu cho bằng được những chiến sĩ Lôi Hổ can trường kia. Tôi cũng đã suy nghĩ đến những hậu quả có thể xảy ra cho tôi đó là đi tù, ‘cát xê ga lông’ (bị giảm cấp bậc), ra tòa án quân sự… Và cũng có thể, sẽ chẳng có gì xảy ra cho tôi hết. Tôi gật đầu, với câu nói quyết định, ‘Được, tôi sẽ cất cánh mà khỏi cần phi vụ lệnh. Đại úy cho người đi bay với tôi.’”

Ba khuôn mặt đang buồn thảm bỗng trở nên sáng ngời. Một đại úy đứng dậy, đưa hai tay ra nắm lấy vai Thiếu Úy Nhị, giọng hớn hở: “Em… em bay cho tụi tôi thật à? Thế thì quý hóa quá, hay quá, tốt quá. Thế mới là huynh đệ chi binh chứ. Mà cất cánh bất ngờ như vậy có sao không? Có kẹt gì cho em không?” Thiếu Úy Nhị cười nói: “Không sao đâu đại úy, cùng lắm thì bị phi đoàn trưởng xài xể chút thôi.”

“Tôi đứng dậy ra đầu giường để chuẩn bị dụng cụ phi hành. Khi thấy tôi lôi cây AK-47 từ trong góc giường ra, một người hỏi, ‘Anh thích xài AK ư?’ Tôi hãnh diện khoe, ‘Dạ, quà của Trung Tá Xuân, tham mưu trưởng quân đoàn cho đấy,’” ông Nhị nói thêm. (Lâm Hoài Thạch) [qd]


 

ÔN CỐ TRI TÂN

Nghệ Lâm Hồng

“Ngành giáo dục của Miền Nam trước đây không có ngày vinh danh Nhà Giáo, không có danh hiệu giáo viên dạy giỏi, không thầy giáo ưu tú cũng chẳng có thầy giáo nhân dân, thế mà các Thầy dạy chúng tôi ai cũng dạy giỏi, ai cũng đạo đức, công tâm giảng dạy từ tiểu học cho đến đại học. Bù cho những danh hiệu hoa mỹ ấy, lương tiền của nghề giáo khá cao, các Thầy không phải bận tâm gì hết ngoài việc lo nghiên cứu, học tập để giảng dạy học sinh cho tốt, cho giỏi.

Trong suốt 12 năm học, tiểu học, trung học đệ nhất cấp (cấp 2), đệ nhị cấp (cấp 3), tôi không thấy có hiệu trưởng, cán bộ của ty giáo dục hay bất kỳ ai đến dự giờ, đánh giá giáo viên, ở đại học lại càng không có chuyện đó, thầy giảng dạy, thi cử kiểu gì thì chúng tôi học tập và thi cử kiểu đó (3). Phải chăng đây là sự tôn trọng phương pháp dạy riêng của mỗi thầy giáo?

Sách giáo khoa như tôi đã nêu ở trên rất độc lập, tùy theo từng trường, từng ty thậm chí tùy thuộc vào giáo viên. Điều này chứng tỏ thầy giáo có quyền tự do chọn sách giáo khoa, chọn phương pháp giảng dạy sao cho học sinh học tốt nhất.

Các trường tiểu học, trung học đệ nhất cấp, đệ nhị cấp đều bình đẳng, giữa nông thôn và thành thị giữa công lập và tư thục. Không có trường chuyên, lớp chọn, không có trường điểm, trường chất lượng cao… Lên cấp ba tùy năng lực, học sinh tự do chọn ban mà mình yêu thích. Ban B (còn gọi ban Toán) dành cho học sinh có năng khiếu về Toán – Lý – Hoá. Ban C (ban văn chương) cho học sinh giỏi văn chương, sinh ngữ. Ban A (ban vạn vật) cho học sinh có năng khiếu học Vạn Vật – Lý – Hoá.

Trong 12 năm học chỉ có 3 kỳ thi chính rất nghiêm túc và khó: Thi vào đệ thất (lớp 6) để vào học trường công lập. Học lớp 11 thi tú tài I (từ năm 1973 bỏ luôn kỳ thi tú tài I), đậu tú tài I mới được lên học lớp 12 để thi tú tài II. Đậu tú tài II thì bước chân vào Đại Học có thể ghi danh hoặc thi tuyển. Ngoài các kỳ thi đó, tôi không thấy kỳ thi học sinh giỏi môn này, môn kia, cấp này, cấp kia…

(Năm 1959 bỏ phần thi vấn đáp rồi đến niên học 1966–67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp)

Giữa các trường không có sự phân biệt học sinh trường này hơn học sinh trường kia, giáo viên dạy trường này hơn giáo viên dạy trường kia, xã hội cũng công nhận như vậy…”

( Sư Phạm Và Bằng Hữu )


 

Những Tiếng Nói Phản Biện: Hãy Cùng Tôi Bảo Vệ Sự Thật – Đoàn Bảo Châu

Ba’o Tieng Dan

Đoàn Bảo Châu

26-12-2024

Các bạn chính là “luật sư” của tôi! May be an image of 1 person and hat

Mỗi lần các bạn nhấn like, để lại một nhận xét công bằng hay chia sẻ bài viết, các bạn đã góp phần như những luật sư cất tiếng nói bảo vệ thân chủ trước toà án. Ở Việt Nam, nơi mà hiện tượng “án bỏ túi” diễn ra phổ biến, và luật sư nhiều khi không thể bảo vệ được thân chủ, thì những hành động nhỏ của các bạn trên mạng xã hội lại mang ý nghĩa lớn lao.

Những tiếng nói công bằng ấy có thể giúp lan truyền sự thật, tạo nên giá trị truyền thông, và góp phần thúc đẩy một xã hội công bằng hơn.

Cam Kết Minh Bạch

Tôi tự tin kêu gọi sự ủng hộ của các bạn vì tôi sẽ luôn tuân thủ hai nguyên tắc:

  1. Trung thực tuyệt đối: Tôi sẽ công khai và chia sẻ toàn bộ tư liệu liên quan đến vụ án, bao gồm 6 clip mà công an Việt Nam đã sử dụng để buộc tội tôi. Các bạn sẽ có cơ hội kiểm chứng từng chi tiết.
  2. Cuộc sống minh bạch: Tôi là người sống khép kín, chỉ tập trung vào viết sách, luyện và dạy võ, làm phóng viên ảnh và phiên dịch cabin. Tôi không tham gia hội nhóm hay đảng phái. Tôi chỉ lên tiếng như một công dân có trách nhiệm, và tôi không có bất kỳ hoạt động nào chống chính quyền.

Phản Biện Xã Hội – Động Lực Của Tiến Bộ

Protest and Objection 3139659 Vector Art at VecteezyMột xã hội muốn phát triển cần có không gian cho phản biện. Phản biện không phải là chống đối, mà là cách để tìm ra chân lý. Từ luận án tốt nghiệp cho đến các dự án lớn, không có phản biện thì không có tiến bộ.

Từ thời các triết gia Hy Lạp cổ đại như Socrates, Plato, Aristotle, phản biện đã là công cụ để thúc đẩy sự hiểu biết. Nhưng nếu chính quyền Việt Nam tự nhận mình là “đỉnh cao trí tuệ” và luôn đúng một cách tuyệt đối, tại sao chúng ta lại có một xã hội đầy tham nhũng, đạo đức xuống cấp, và không có đóng góp đáng kể nào cho nhân loại trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật?

Chính quyền sợ phản biện vì nó làm lộ ra những yếu kém. Nhưng chính phản biện mới là cách để xây dựng một xã hội công bằng, nơi mọi tiếng nói đều được lắng nghe.

Lời Kêu Gọi

Hiện tại, sinh mạng của tôi đang gặp nguy hiểm. Tôi có thể bị bắt và bịt miệng bất cứ lúc nào. Trong hoàn cảnh này, mỗi hành động của các bạn – một like, một nhận xét công tâm, một lần chia sẻ – đều rất quan trọng. Đó là cách để các bạn không chỉ bảo vệ tôi mà còn bảo vệ giá trị của sự thật và công lý.

Hãy cùng tôi lan toả thông điệp này. Một xã hội tốt đẹp hơn cần sự góp sức của từng người.


 

Sống lâu chưa chắc đã hạnh phúc

Quà Tặng Cuộc Sống

Chỉ khi 70 tuổi, tôi mới nhận ra mình không nên đặt nhiều hy vọng vào 5 điều: Sống lâu chưa chắc đã tốt, đừng quá tin vào câu “nhiều con thì nhiều phúc”, hãy dựa vào chính mình

Khi đã 70 tuổi tôi mới thấy, nằm trên giường 3-5 năm sẽ kéo dài tuổi thọ thêm vài năm, nhưng có ích gì? Ngồi trên xe lăn và di chuyển xung quanh giống như một khúc gỗ. Ban đầu, con cái có thể chăm sóc tốt cho bố mẹ, nhưng sau thời gian dài, mấy ai có thể chịu đựng được.

Khi chúng ta đặt quá nhiều hy vọng thì sẽ càng thất vọng nhiều, giống như càng lên cao thì ngã sẽ càng đau hơn. Thà rằng ở chỗ thấp ngay từ đầu thì đã có cuộc sống vững vàng.

Vậy nên sau khi bước sang tuổi 70, tôi nhìn lại những hy vọng mà mình đã có khi còn trẻ và thấy rằng nhiều trong số đó là viển vông và tốt hơn hết là nên từ bỏ chúng.

Đừng quá tin vào câu “có nhiều con thì có nhiều phúc”

Ông bà tôi ngày xưa thường nói rằng, có con là niềm hạnh phúc lớn nhất, nếu có nhiều con, tương lai sẽ có một đứa có triển vọng. Khi bố mẹ già đi, các con sẽ thay phiên nhau hỗ trợ, điều này khiến các con bớt áp lực hơn và bố mẹ được hỗ trợ nhiều hơn.

Với ý tưởng này, ông bà tôi đã sinh tới 7 người con.

Chưa chắc các con đã có thể chăm sóc cho bạn khi về già, bởi vậy nên hãy tự chuẩn bị cho mình

Sau khi ông tôi qua đời, bà tôi sống một mình hơn mười năm. Mãi cho đến khi bà không thể đi lại được nữa, bà mới bắt đầu nhờ tới các con.

Mấy cô chú cùng nhau bàn bạc cách xoay xở những ngày cuối đời của bà ngoại.

Người cô út nói: “Em còn phải chăm lo cho gia đình bên chồng, em chỉ sang chăm mẹ vào những ngày lễ tết được thôi”

Người bác cả nói: “Bản thân tôi đang ốm nặng lắm”

Chú hai đã qua đời, dì hai nói: “Em là con dâu, không có lương hưu, có thể tự lo cho mình thì tốt rồi nên không thể gánh được mẹ nữa.”

Chú ba là con rể nên không dám lên tiếng.

Nhìn chung, cha mẹ sinh con trời sinh tính, mỗi đứa con lại có tính cách và lòng hiếu thảo khác nhau. Tôi ngày càng hiểu rằng, mình nên chủ động lo cho chính mình, ít nhất về mặt tài chính. Bởi nếu bạn có tiền tiết kiệm, khi đau ốm chỉ cần con cái đóng góp một chút thì chúng chăm lo cho bố mẹ không khó đến thế. Thậm chí, bạn có thể tự xách va li vào viện dưỡng lão với số tiền mình đang có.

Tình yêu về già cần thực tế hơn là mơ mộng

Ông bà ta có câu: “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”, nhờ vậy mà nhiều người dù đã xế tuổi nhưng vẫn cố đi bước nữa để có người bầu bạn khi về già.

Ở tuổi trung niên, nếu một người tái hôn và chăm sóc chu đáo cho con của người cũ và con hiện tại thì gia đình sẽ tốt đẹp hơn. Về già, bạn vẫn có thể tận hưởng sự chăm sóc của tất cả con cái.

Song, trên thực tế mọi thứ không hề hoàn hảo như vậy. Một số trường hợp xấu sẽ xảy ra như:

Bạn đã quá già. Khi một người đã 70-80 tuổi mà mất vợ/chồng thì sẽ khó tìm được một người vợ chồng khác để duy trì sự hòa hợp. Giờ đây, con cái trong nhà đã lớn, việc ông già lấy vợ sẽ có sự phản đối. Từ đó, gia đình bỗng nhiên xào xáo, cha mẹ, con cái cãi cọ, mất sự đồng thuận.

Tình yêu khi về già càng phải tỉnh táo và thực tế, đừng mua dây buộc mình

Thứ hai, nếu như con cái của đối phương vẫn còn đi học, vô tình bạn lại bước vào giai đoạn phụ huynh phải nuôi con ăn học, tiêu tốn rất nhiều tiền. Đến khi trưởng thành, chẳng có điều gì chắc chắn là chúng sẽ nuôi bạn.

Thứ ba, cả hai đều không có kinh tế. Nếu tuổi trẻ hai người có thể cùng phấn đấu, thì khi về già chúng ta đâu còn sức lao động. Giờ đây hai người nghèo chung sống với nhau thì chẳng khác gì tăng gánh nặng.

Thứ tư, tuổi già thiếu tỉnh táo khiến bạn dễ bị lừa đảo, vừa mất tình lại mất tiền.

Bởi vậy, khi đã 70 tuổi, tôi nghĩ rằng bạn đừng mơ mộng về tình yêu đích thực như khi còn trẻ nữa và hãy tỉnh táo, nhìn vào thực tế để bảo vệ chính mình và gia đình. Bởi tiền quan trọng hơn tình yêu, chỉ nên tìm một người có thực lực để dựa vào chứ không chỉ vài lời quan tâm hão huyền.

Đừng quá đặt nặng việc mua nhà, khi chết đâu có mang đi được. Nếu bạn không có nhà, bạn có thể đi ở thuê, điều này cũng chẳng có vấn đề gì đáng xấu hổ.

Nhiều người khi còn trẻ chỉ biết cố gắng kiếm tiền, làm việc tới đổ bệnh để tích cóp mua nhà. Đến khi 70 tuổi, bạn bắt đầu nghĩ xem căn nhà này sẽ để lại cho ai. Nếu đóng góp cho xã hội, các con sẽ oán thán; nếu chia cho các con, chúng sẽ bắt đầu tranh giành. Và người được thừa hưởng ngôi nhà cũng chưa chắc đã muốn chăm sóc bạn, chúng sẽ đưa bạn vào viện dưỡng lão, tự sinh tự diệt.

Do đó, tôi phát hiện ra rằng, ngôi nhà chỉ giúp ta sống thoải mái tạm thời, lúc chết cũng chẳng mang đi được. Nếu có tiền mua nhà là điều tốt, nếu không có cũng chẳng sao, chẳng phải chúng ta chết đi cũng sẽ trở về với cát bụi ư.

Sống lâu chưa chắc đã hạnh phúc

Sau khi một người mất đi sức khỏe, hạnh phúc cũng dần biến mất. Đặc biệt là khi bạn đang dần trút hơi thở cuối cùng, sống thêm một ngày nữa chỉ cảm thấy đau khổ.

Nếu không có các con hiếu thảo chăm sóc, thì khi bệnh tật lâu ngày chỉ khiến chúng cảm thấy phiền toái.

Ban đầu, chúng có thể chăm sóc tốt cho bố mẹ, nhưng sau thời gian dài, mấy ai có thể chịu đựng được. Con cái còn phải chăm cho gia đình của chúng, còn phải làm việc, nuôi con. Nếu con cái không có tiền bạc thì bố mẹ già chính là gánh nặng.

Ngay cả khi bạn có người giúp việc chăm sóc thì cũng có lúc người ta trở nên cáu kỉnh, xấu tính.

Bởi vậy khi đã 70 tuổi tôi mới thấy, nằm trên giường 3-5 năm sẽ kéo dài tuổi thọ thêm vài năm, nhưng có ích gì? Ngồi trên xe lăn và di chuyển xung quanh giống như một khúc gỗ.

Hãy sống tốt mỗi ngày và đừng theo đuổi tuổi thọ, điều này sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn từ bên trong.

Hãy cân nhắc khi về quê để hưởng tuổi già

Nhiều người già có ý tưởng lá rụng về cội. Đặc biệt là những người lớn tuổi sinh ra ở nông thôn đều cảm thấy tuổi thơ của mình quá đẹp và quê hương là nơi ta cần trở về.

Nếu sống ở nông thôn, bạn có thể nuôi gà, vịt và cũng có thể trò chuyện với hàng xóm. Thỉnh thoảng rủ các bà cùng đi chợ, nấu ăn hay ngồi chơi bài.

Nhưng những người xa xứ nhiều năm sẽ cảm thấy đủ mọi bất tiện khi về quê: Giao thông đi lại không thuận lợi, có việc khẩn cấp thì không có xe, đó là một phiền toái thường trực; môi trường sống không tốt lắm, khắp nơi đều có bọ và chuột, mùi hôi thối từ chuồng trại chăn nuôi; những ngôi nhà cũ cần phải sửa chữa, chi phí không hề nhỏ; hàng xóm người còn người mất, hoặc đã chuyển lên thành phố nên mọi thứ đều vắng vẻ.

Hãy sống tốt cùng các con, đừng bắt chúng phải theo ý mình

Làm nông cũng là một công việc vất vả và bạn có thể không làm tốt được. Một trang trại thực sự không phải là một nhà nghỉ. Ở đây vài ngày thì rất sảng khoái, nhưng ở đây một, hai tháng thì không còn vui nữa.

Phong cảnh vẫn đẹp nhưng phong tục, tập quán đã thay đổi.

Do đó, bạn hãy trân trọng những người xung quanh thay vì khăng khăng đòi hỏi về nơi chốn cũ trong trí nhớ của bạn.

Khi về già hãy sống một cuộc sống bình lặng và đơn giản, buông bỏ những ý nghĩ không thực tế.

Hãy giữ mối quan hệ với con cái tốt hơn, còn việc chúng có hiếu thảo hay không thì cứ dựa vào lương tâm của chính mình.

Hãy rèn luyện cơ thể, chú ý đến những thay đổi trong cơ thể và chấp nhận sự sống và cái chết.

Nhìn chung sau 70 tuổi, thà đặt hy vọng vào chính mình thay vì trông cậy vào người khác. Hãy sống thật tốt và hạnh phúc ngay bây giờ.


 

Ngày giỗ cụ Liên Xô-Cù Tuấn

Ba’o Tieng Dan

Cù Tuấn

24-12-2024

Sắp tới đây là kỷ niệm 33 năm ngày Liên Xô tan rã. Liên bang Xô viết, một siêu cường cạnh tranh ngang hàng với Mỹ trong thời đại Chiến Tranh Lạnh, đã sụp đổ, tách ra thành Liên bang Nga và 14 quốc gia độc lập khác. Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Liên bang Xô viết Mikhail Gorbachev từ chức, bàn giao vali mật mã tên lửa hạt nhân chiến lược cho Boris Yeltsin.

Thành lập từ năm 1922, Liên Xô đã trở thành siêu cường quốc ngang hàng với Mỹ từ năm 1945. Không ai ngờ chỉ sau chưa tới một thế kỷ, siêu cường này đã sụp đổ. Nhìn lại sự việc, chúng ta thấy có rất nhiều giọt nước nhỏ đã dẫn đến tràn ly.

  1. Gorbachev lên nắm quyền

Ngày 11 tháng 3 năm 1985, Mikhail Gorbachev trở thành Tổng Bí thư Liên Xô. Leonid Brezhnev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô trước đó đã đàn áp những người bất đồng chính kiến, và duy trì một nền kinh tế trì trệ (và còn thảm hại hơn sau cuộc xâm lược Afghanistan).

Gorbachev đã tập trung giải quyết những vấn đề này, coi chúng là những vấn đề có khả năng gây tử vong cho hệ thống chính quyền Xô viết. Theo đó, ông đã ban hành hai chính sách lớn: perestroika (tái cấu trúc nền kinh tế) và glasnost (cởi mở).

Trong perestroika, Gorbachev đã mở cửa nền kinh tế kế hoạch hóa và tập trung cao độ của Liên Xô cho một số hình thức doanh nghiệp tự do hạn chế có thể tham gia. Có lẽ ví dụ ấn tượng nhất về điều này là cửa hàng McDonald’s đầu tiên ở Matxcơva vào năm 1990.

Mặt khác, glasnost dẫn đến các hình thức tự do ngôn luận ngày càng tăng, mặc dù còn hạn chế. Gorbachev nghĩ rằng việc cho phép tự do ngôn luận nhiều hơn sẽ khuyến khích những lời chỉ trích mang tính xây dựng, từ đó sẽ cải thiện hệ thống chính trị Liên Xô.

  1. Thảm họa Chernobyl

Mặc dù perestroika có một số tác động tích cực, nhưng nó không thành công như Gorbachev đã hy vọng. Hơn nữa, thay vì sửa chữa hệ thống chính trị của Liên Xô, sự “cởi mở” hạn chế của glasnost đã gây ra những căng thẳng đáng kể.

Ví dụ, Gorbachev vẫn cố gắng che giấu thảm họa Chernobyl năm 1986, trong đó hàng ngàn người cuối cùng cũng đã chết. Sau khi được dân chúng phát hiện, việc này đã gây ra sự tức giận trong dân chúng, dẫn đến các cuộc biểu tình rầm rộ tập trung vào các vụ việc ô nhiễm môi trường khủng khiếp của Liên Xô.

Ngày càng có nhiều cuộc biểu tình xảy ra trong những năm sau đó, từ các quốc gia sắp thành lập vùng Baltic, đến vùng Kavkaz, sau đến Ukraine. Mặc dù có chút khác biệt về mục đích của chúng, những cuộc biểu tình này đều bày tỏ sự bất mãn chung với chính phủ Liên Xô. Khi kết hợp với một nền kinh tế vốn đã có nhiều vấn đề — mà còn phải chi tiền khôi phục Chernobyl và bị hao hụt đi do chiến tranh Afghanistan đã nói ở trên — Liên Xô đã ở một vị trí bấp bênh hơn nhiều so với trước đây.

  1. Bức tường Berlin sụp đổ

Đến năm 1989, những cuộc biểu tình này đã biến thành các phong trào cách mạng toàn diện, không chỉ ở Liên Xô mà trên toàn bộ Khối phía Đông. Vào tháng 2 năm đó, Công đoàn Đoàn kết, một công đoàn độc lập của Ba Lan và phong trào chống độc tài, đã có nhiều thành viên giành được ghế trong cuộc bầu cử tự do một phần đầu tiên. Vào tháng Tư, 150 dặm dây thép gai đã được dỡ bỏ trên biên giới Hungary-Áo.

Tuy nhiên, có lẽ sự kiện quan trọng nhất là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11. Chính phủ Đông Đức đã thông báo vào ngày hôm đó rằng các cửa khẩu sang Tây Berlin sẽ được phép mở cho dân chúng đi qua. Bị choáng ngợp bởi số lượng người cố gắng đi qua cửa khẩu, lính canh đã mở hàng rào cho mọi người đi lại tự do, dẫn đến chấm dứt sự phân chia giữa Đông Đức và Tây Đức.

  1. Các tuyên bố độc lập của các nước trong khối, mất sự ủng hộ của Nga và Liên Xô tan rã

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, nhiều nước Cộng hòa thuộc Liên Xô đã tuyên bố độc lập. Một số ví dụ đáng chú ý nhất bao gồm Estonia, Latvia và Litva, tất cả đều tuyên bố trở thành nhà nước độc lập vào năm 1990.

Tuy nhiên, có lẽ đòn chí mạng nhất đối với Liên Xô là việc mất đi sự hỗ trợ của Nga. Trong suốt thời kỳ hỗn loạn của những năm trước, ngày càng nhiều người Nga cảm thấy rằng Nga nên chi nhiều tiền hơn cho Nga hơn là các khu vực khác của Liên Xô. Một trong những người theo chủ nghĩa dân tộc này, Boris Yeltsin, được bầu làm Tổng thống Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga vào tháng 6 năm 1991.

Cuộc bầu cử này báo hiệu rằng Liên Xô đang ở thế cùng đường, vì Nga là nước chiếm phần lớn dân số và hỗ trợ kinh tế cho cả khối. Cuối cùng, bất chấp những căng thẳng và thậm chí cả âm mưu đảo chính của những người theo đường lối cứng rắn cũ của Liên Xô, một loạt thỏa thuận và hiệp định đã lên đến đỉnh điểm với việc quốc hội Liên Xô bỏ phiếu tuyên bố Liên Xô sẽ không còn tồn tại nữa vào ngày 26 tháng 12 năm 1991.


 

Xe VinFast lại bị thu hồi ở Mỹ, lộ nguồn gốc linh kiện và kiểu kinh doanh độc hại

Ba’o Nguoi-Viet

December 24, 2024

Sonnie Tran

Cục Quản Lý An Toàn Giao Thông Đường Bộ Quốc Gia Hoa Kỳ (NHTSA) vừa yêu cầu VinFast thu hồi toàn bộ 4,888 xe VF8 đời 2023 đến 2025 nhập khẩu vào Mỹ.

Lệnh triệu hồi này kèm yêu cầu thay thế túi khí trung tâm người lái, do NHTSA phát hiện thiết kế túi khí có khả năng gây nguy hiểm khi xảy ra tai nạn. Cụ thể là nếu xe bị tông vào phía người điều khiển, túi khí có thể bung ra làm bị thương ở tay người lái xe.

Đây không phải là lần đầu xe VinFast bị thu hồi liên quan đến lỗi túi khí. Trước đó vào cuối Tháng Năm 2024, lỗi túi khí được xác định là túi khí trơ dùng cho thử nghiệm, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Chỉ sau hai năm kinh doanh tại Mỹ, VinFast đã bị thu hồi kỷ lục: ba lần bị thu hồi và 28 báo cáo phàn nàn trên NHTSA.

Báo cáo thu hồi lần này của NHTSA cho thấy túi khí do công ty Ashimori Korea của Bắc Hàn sản xuất. VinFast cũng đã sử dụng nhiều linh kiện và dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc để cắt giảm giá thành. Kỹ sư Hazar Denli, cựu kỹ sư của Tata Technologies Limited (TTL), người tham gia thiết kế khung gầm các mẫu xe VinFast VF6 và VF7, đã tố giác rủi ro an toàn của những mẫu xe này lên Ủy Ban Chứng Khoán & Giao Dịch Hoa Kỳ (SEC) và NHTSA, sau khi tiết lộ các vấn đề tương tự trên BBC Anh Quốc.

Ngoài ra, tạp chí The Times của Anh đưa tin một nhân viên khác từng làm việc với Denli xác nhận thông tin VinFast giam lỏng nhân viên qua đêm trong nhà máy để ép họ làm việc thêm giờ, nhằm tăng năng suất. Những thông tin này làm dấy lên nhiều nghi ngờ về nguồn gốc sản xuất, chất lượng sản phẩm và văn hóa doanh nghiệp độc tài của VinFast, dưới sự điều hành bị cho là mang tính độc tài theo phong cách cộng sản.

Những tiết lộ về nguồn gốc sản xuất của xe

VinFast thường xuyên quảng bá mình là hãng xe Việt Nam, với các sản phẩm mang đậm dấu ấn trí tuệ Việt. Tại sự kiện ra mắt mẫu xe VF e34 ở Việt Nam, ông Hoàng Chí Trung, tổng giám đốc VinFast Trading Việt Nam, từng khẳng định “công nghệ thông minh của VinFast dành cho VF e34 là sản phẩm của sự kết nối tinh hoa trí tuệ của gần 2,000 kỹ sư, chuyên gia công nghệ hàng đầu của Việt Nam và thế giới tại các viện nghiên cứu của Vingroup.”

Tuy nhiên, không chỉ sử dụng túi khí từ Bắc Hàn, các linh kiện và dây chuyền sản xuất của xe VinFast cũng có xuất xứ từ Trung Quốc. Theo đó, hồ sơ IPO của công ty LongChuan Design gửi lên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thượng Hải lại tiết lộ một sự thật khác với lời ông Trung. VinFast là khách hàng nước ngoài đầu tiên thuê LongChuan thiết kế và phát triển các dòng xe VF5 và VF e34 theo hình thức chìa khóa trao tay. Điều này có nghĩa LongChuan đảm nhận toàn bộ quá trình thiết kế, phát triển và chuyển giao dây chuyền sản xuất cho VinFast. Hồ sơ IPO còn đề cập đến các công ty TNHH Công nghệ ô tô Yirui Thượng Hải, công ty TNHH Công nghệ mới Yinbaoshan Thâm Quyến, công ty TNHH Khuôn mẫu Huaisheng Thâm Quyến và công ty TNHH Dịch Vụ Kỹ Thuật Ô tô Idida Thượng Hải, những đơn vị cung cấp phụ tùng ô tô, dịch vụ đúc, thử nghiệm và chẩn đoán.

Trang chủ của Longchuan Design thời điểm đó cũng hiển thị logo VinFast, nhưng sau khi sự việc bị tiết lộ, logo này biến mất. Trang hồ sơ IPO ở Ủy Ban Kinh Tế và TM Thượng Hải cũng biến mất sau vài ngày khi có các phát hiện này, bản tin gốc ở Trung Quốc được ai đó yêu cầu xóa, gỡ bỏ. Tuy nhiên, bản lưu trên wikipedia Baidu vẫn còn.

Ngoài ra, dây chuyền sản xuất động cơ của VinFast cũng được chuyển giao bởi Dalian Haosen Hairpin Motor, theo công bố từ chính hãng Trung Quốc trong khi thời gian đầu theo nhiều kênh truyền thông trong nước thì động cơ xe VinFast là từ Bosch. Thông tin từ Volza, ứng dụng tự phục vụ chuyên cung cấp thông tin về thương mại xuất nhập khẩu từ hơn 78 quốc gia, Haosen đã xuất khẩu gần 54% sản phẩm của mình sang Việt Nam, tiếp theo là Ấn Độ và Nga.

Linh kiện radar, một phần trong hệ thống ADAS của VinFast, được Baolong Automotive, Bắc Kinh cung cấp, với số lượng lên tới 200,000 đơn vị, theo công bố trên trang chủ của Baolong, nhiều hơn tổng số xe VinFast đã bán trên toàn cầu.

Hệ thống ADAS được VinFast trang bị cho các dòng xe VF6, VF7, VF8 và VF9. Trước đó, khi mới ra mắt VF8, VinFast giới thiệu hệ thống ADAS của dòng xe này là từ ZF, một nhà cung ứng của Đức.

Theo kỹ sư Hazar Denli chia sẻ trên Reddit, phần lớn các bộ phận của xe VinFast được sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ. Đáng chú ý, các nhà cung cấp mà VinFast lựa chọn bị đánh giá là có chất lượng kém nhất trong số những nhà cung cấp tệ.

Cụ thể, ống lót (bushes) nối càng chữ A (LCA) với thân xe được sản xuất bởi một nhà cung cấp Trung Quốc chưa từng có kinh nghiệm sản xuất loại linh kiện này, có tuổi thọ chỉ khoảng 10% so với tuổi thọ của xe. Để khắc phục vấn đề độ bền, VinFast tăng độ cứng của ống lót, tuy nhiên điều này lại làm giảm khả năng cách ly rung động và tiếng ồn của xe.

Bộ phận bảo vệ pin cũng chỉ được làm bằng nhôm thông thường, thay vì vật liệu có độ bền cao hơn. Mặc dù điều này có thể không gây vấn đề lớn trong các vụ tai nạn, nhưng lại gây hại nếu xe thường xuyên chạy trên đường có nhiều ổ gà và gờ giảm tốc. Theo Denli, sau khoảng 100 lần va chạm mạnh, pin có thể gặp vấn đề.

Pin của xe cũng bị đánh giá là loại rẻ tiền và kém chất lượng. Rủi ro chính đến từ hệ thống treo khi xe di chuyển qua các địa hình xấu như ổ gà, gờ giảm tốc hoặc khi xe bị bay lên không trung. Hệ thống treo của VF6 và VF7 được thiết kế không tốt do hạn chế về ngân sách và thời gian. Sau khoảng 40,000km, các kết nối giữa giảm xóc và trục bánh xe có thể trở nên lỏng lẻo, gây ra ứng suất mỏi, làm mòn các kết nối pin và tăng nguy cơ cháy nổ. Hiện tại, VinFast sử dụng pin từ ba nhà cung cấp chính là Samsung SDI, Gotion và CATL.

Kỹ sư Denli cũng tiết lộ rằng Chủ tịch VinFast Phạm Nhật Vượng yêu cầu hệ thống treo phải có giá rẻ nhất và thiết kế trong thời gian ngắn kỷ lục. Quá trình thiết kế và mô phỏng hệ thống treo chỉ diễn ra trong vài tháng, mà không có bất kỳ thử nghiệm thực tế nào trước khi đưa vào sản xuất. Trong khi đó, các hãng xe như Jaguar Land Rover hay Mercedes thường mất đến 5 năm để thiết kế, thử nghiệm và khắc phục sự cố. Các hãng này thường có đội ngũ 20-30 kỹ sư chuyên về hệ thống treo, trong khi đội ngũ của VinFast chỉ có 4 người. VinFast đã bỏ qua các bước thử nghiệm cuối cùng để tiết kiệm chi phí và thời gian. Theo hồ sơ IPO của TTL tại Ấn Độ, thời gian hoàn thành chuyển giao chìa khoá trao tay phát triển toàn bộ (turnkey full development service) các dòng xe cho VinFast diễn ra trong thời gian kỷ lục chỉ 22 tháng.

Văn hoá doanh nghiệp độc tài, độc hại kiểu cộng sản

Theo tiết lộ mới nhất của tạp chí The Times (Anh), các kỹ sư làm việc cho công ty TTL,trong đó có kỹ sư Hazar Denli, phải trải qua những ngày tháng “giam lỏng” đầy áp lực trong một nhà máy ở Việt Nam. Họ bị ép buộc phải gấp rút hoàn thành chiếc xe điện được cho là “không an toàn” để kịp tiến độ ra mắt thị trường cho hãng VinFast.

Theo Denli, việc “giam lỏng” này là do VinFast gây áp lực cho nhân viên để đưa xe ra thị trường nhanh chóng. Một nhân viên tố giác khác, yêu cầu The Times giấu tên, cũng cho hay việc giam lỏng thường xuyên xảy ra do quá trình sản xuất quá gấp gáp. Chính Denli cũng chia sẻ cảm nhận về ban lãnh đạo VinFast trên Reddit, mô tả họ “điển hình như kiểu cộng sản… giống như Stalin…”

“Chúng tôi từ Anh sang Việt Nam, đến Hà Nội để giám sát việc chế tạo nguyên mẫu và ông ta nhốt chúng tôi trong tòa nhà, phong tỏa công trường cho đến khi mọi thứ hoàn thành… Ông ta hủy tất cả các chuyến xe buýt, và vì công trường nằm ngoài thành phố, cách ngôi làng gần nhất 2 giờ đi bộ, nên ngay cả khi bạn trốn thoát cũng không có cách nào quay lại… Không ai được về nhà cho đến khi mọi việc xong xuôi… Đó là chế độ nô lệ thời hiện đại… ,” kỹ sư người Anh đã chia sẻ trên Reddit.

Denli cho biết quy trình phát triển xe diễn ra “vội vàng” và các kỹ sư ở Việt Nam thường xuyên bị nhốt trong nhà máy qua đêm để ép họ làm việc liên tục. Một nhân viên khác (không tiết lộ danh tính), cũng xác nhận rằng anh từng bị giam lỏng trong nhà máy vào cuối tuần để tăng năng suất. Tài liệu nội bộ của Tata thừa nhận sự việc này, cho thấy có một nhóm người đã bị nhốt trong nhà máy và ép phải ngủ lại đó.

Tuy nhiên, sau nhiều vụ tai nạn liên tiếp liên quan đến xe VinFast xảy ra, và nhận thấy các lỗi an toàn nghiêm trọng, anh đã quyết định lên tiếng, bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về các lỗi an toàn nguy hiểm tiềm ẩn trong những chiếc xe này.

Sau khi lên tiếng, Denli bị JLR, hãng xe Anh Quốc được Tata Group mua lại vào 2008 từ Ford, sa thải. Denli hiện đang tiến hành các thủ tục pháp lý để đòi lại công bằng. Theo luật lao động của Anh, người lao động phần nào được bảo vệ khỏi sự trả đũa của người sử dụng lao động nếu họ tiết lộ thông tin mà họ tin rằng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của bất kỳ cá nhân nào. Theo đạo luật Tiết Lộ Thông Tin Vì Công Lợi năm 1998, những điều khoản hợp đồng khiến họ phải im lặng đều bị vô hiệu hóa.

Theo BBC Anh Quốc, tài liệu nội bộ có được qua Yêu Cầu Truy Cập Dữ Liệu Cá Nhân (DSAR), sau khi phát hiện các bài đăng trên Reddit của Denli, giám đốc nhân sự của Tata Technologies, ông Patrick Flood, bàn với giám đốc nhân sự và thành viên hội đồng quản trị của JLR, ông Dave Williams, về việc sa thải Denli khỏi JLR.

Ông Flood thông báo với ông Williams rằng khách hàng của Tata Group, là VinFast, tự tiến hành điều tra và xác định Denli là tác giả của các bài đăng trên Reddit. Thậm chí, vào ngày bị sa thải, Denli còn bị đưa vào danh sách đen trên nền tảng tuyển dụng Magnit nên mọi đơn xin việc ông nộp qua hệ thống này tự động bị từ chối. Hành động này cho thấy những lạm quyền trắng trợn, thể hiện bản chất độc tài và sự tàn nhẫn trong cách VinFast đối xử với những người dám đứng lên bảo vệ sự an toàn của người tiêu dùng, sẵn sàng chà đạp lên quyền lợi và sự nghiệp của người khác để bảo vệ lợi ích của mình.

Không chỉ dừng lại ở việc bóc lột sức lao động và trả thù người dám tố cáo, VinFast còn thể hiện rõ bản chất độc tài khi thao túng truyền thông và đàn áp tiếng nói đối lập ngay tại Việt Nam. Một cách trắng trợn, các thông tin bất lợi cho VinFast hoặc Vingroup đều bị kiểm duyệt và gỡ bỏ một cách nhanh chóng trên báo chí Việt Nam, cho thấy rõ sự thao túng và kiểm soát thông tin một cách có hệ thống. Trong khi đó, những bài viết, video ca ngợi xe VinFast lại được lan truyền mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông, tạo ra một bức tranh giả tạo về sự hoàn hảo của sản phẩm và thương hiệu.

Cùng với đó, trên mạng xã hội, các bài viết, bình luận hay video vạch trần sự thật về VinFast cũng thường xuyên bị tấn công và gỡ bỏ. Các trang hội nhóm, cộng đồng Facebook có xuất xứ Việt Nam nếu đăng tải thông tin tiêu cực về VinFast cũng sẽ bị “xóa sổ” chỉ trong vài phút. Như công trình tháp chuông ở nhà ga cáp treo của VinGroup tại cảng Nha Trang bị sập vào sáng ngày 14 tháng Giêng đồng loạt bị gỡ bỏ một cách thần tốc.

Các bài đăng về các vụ tai nạn xe VinFast, hoặc các video xe bị cháy cũng chịu chung số phận. Những hành động này cho thấy sự chuyên chế trong cách VinFast kiểm soát luồng thông tin, không cho phép bất kỳ sự phản biện hay chỉ trích nào. Thậm chí, các tài khoản Facebook thường xuyên cung cấp thông tin bất lợi cho Vingroup và VinFast như Phuong Ngo, Sonnie Tran,… cũng thường xuyên trở thành mục tiêu bị tấn công và vô hiệu hóa.

Tất cả những điều này cho thấy VinFast đã dùng mọi thủ đoạn, từ việc thao túng truyền thông trong nước đến tấn công các tiếng nói phản biện để bưng bít sự thật, vẽ ra một hình ảnh hào nhoáng giả tạo, và trốn tránh trách nhiệm về những sai phạm nghiêm trọng của mình. Đây chính là cách hành xử quen thuộc của các chế độ độc tài, sử dụng quyền lực để chà đạp lên tự do ngôn luận và quyền được tiếp cận thông tin của người dân.

Từ việc sử dụng linh kiện và dây chuyền sản xuất từ các quốc gia cộng sản như Trung Quốc và Bắc Hàn đến việc bắt nhốt nhân viên để ép buộc ra mắt sản phẩm bất chấp an toàn, cùng với việc kiểm duyệt thông tin và đàn áp tiếng nói đối lập, VinFast dưới sự điều hành của ông Phạm Nhật Vượng đang thể hiện một văn hóa kinh doanh độc hại, mang đậm dấu ấn của một chế độ độc tài, bất chấp đạo đức và luật pháp. Những hành vi này không chỉ đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sự an toàn của người tiêu dùng, mà còn làm xói mòn niềm tin vào một xã hội công bằng, minh bạch, nơi mà pháp luật được thượng tôn. VinFast đã phơi bày một bộ mặt tăm tối trong cách thức vận hành và quản lý doanh nghiệp, nơi mà lợi nhuận và tiến độ được đặt lên trên tất cả, bất chấp những hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng con người và các giá trị đạo đức.

VinFast đang dần trở thành một biểu tượng của sự độc đoán và lạm quyền trong thế giới kinh doanh. Thay vì xây dựng một môi trường làm việc minh bạch và tôn trọng con người, VinFast lại sử dụng các biện pháp chuyên chế, đàn áp để bịt miệng những người dám lên tiếng. Đây không chỉ là một bài học về sự vội vã theo đuổi tham vọng mà còn là một lời cảnh báo nghiêm khắc về sự nguy hiểm của một văn hóa doanh nghiệp độc tài, xem thường các giá trị nhân văn. Thay vì trở thành niềm tự hào của Việt Nam, VinFast đang tự biến mình thành một “chế độ cộng sản thu nhỏ,” nơi mà sự thật và công lý bị bóp nghẹt, chỉ có quyền lực và lợi nhuận được tôn thờ, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của khách hàng lẫn sự nghiệp của nhân viên để đạt được mục tiêu của mình.

Những tai nạn kinh hoàng gây chết người

Ngày 24 Tháng Mười Hai, một video ghi lại cảnh chiếc VinFast VF9 đang đậu thì tự lùi rất nhanh đến mức cháy bánh và bốc khói nghi ngút trên đường Hậu Giang, quận 6, TP.HCM. Rất may lúc đó trên xe không có người và cửa đã khóa chặt. Theo video được ghi lại, chủ xe phải xử lý bằng cách xịt làm mát vào bánh xe liên tục và phá cửa sổ xe để mở khóa.

Vào giữa Tháng Mười Hai, một sự cố tương tự xảy ra tại tầng hầm tòa nhà Bộ Ngoại Giao, Hà Nội, khi một chiếc VinFast VF9 đang đậu cũng đột ngột lùi và tông vào tường, khi chủ xe – một cán bộ ngoại giao, đã xuống xe. Theo lời kể của chủ xe và biên bản ghi nhận, chiếc xe tự động lùi với tốc độ rất nhanh, bánh xe xoay rít lên đến cháy khói trắng sau khi tông vào tường và phải mất 5-6 tiếng sau mới ngưng. VinFast từ chối đền bù với lý do chủ xe đã thao tác sai khi còn cài dây an toàn, không kéo thắng tay và cài số lùi. Nhưng trong trường hợp này, chủ xe đã ra khỏi xe, và tốc độ xe lùi rất nhanh, chứ không vô tình cài số R như hãng giải thích. Chủ xe đang gửi đơn khởi kiện lên Hiệp Hội Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Việt Nam.

Chỉ vài ngày sau vụ trên xảy ra, trên mạng xuất hiện các đoạn clip ghi lại cảnh một chiếc taxi điện GSM VinFast VF5 đang đậu sau khi trả khách đột ngột chạy tới và tông vào chính khách hàng của mình. Theo camera hành trình, tài xế tháo dây an toàn và đang chồm ra hàng ghế sau, không can thiệp vào chân ga. Điều này trái ngược hoàn toàn với lý do VinFast từ chối đền bù cho chủ xe VF9.

Tiếp theo đó, một video khác từ camera nhà dân ghi lại cảnh một chiếc taxi điện VinFast VF5 khác sau khi tài xế dừng xe và xuống mở cửa cho khách, đột ngột lùi rất nhanh và tông vào một người phụ nữ và đứa con nhỏ đang ngồi trên xe máy đậu phía sau.

Tháng Mười Một, tại Đà Lạt, một chiếc taxi điện VinFast VF5 đột ngột tăng tốc và lật nhào, gây ra cái chết cho một bé gái 1 tuổi và làm ba người khác bị thương. Theo lời kể của mẹ bé gái, chiếc xe đang xuống dốc thì đột ngột tăng tốc và lao vào lề đường.

Hồi Tháng Bảy, một vụ tai nạn liên hoàn xảy ra trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng thuộc địa phận tỉnh Hải Dương do chiếc VinFast VF9 gây ra. Nguyên nhân là do một vụ đụng nhẹ trước đó giữa một xe khách và một xe bán tải khiến tài xế và hành khách xuống xe để tranh cãi ngay tại làn đường 120 km/h. Chiếc VF9 lao tới đâm mạnh vào đuôi xe khách, làm hai người chết. Vấn đề đặt ra là liệu các tính năng tránh va chạm và dừng khẩn cấp của hệ thống ADAS trên chiếc VF9 có gặp lỗi gì hay không khi hai xe phía trước đều đang đứng yên.

Cuối Tháng Tư, một vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến xe VinFast VF8 tại Pleasanton, California đã cướp đi sinh mạng của bốn thành viên trong một gia đình. Chiếc xe đã va chạm với cột điện, sau đó đâm vào một cây sồi lớn, dẫn đến việc xe bốc cháy khiến các nạn nhân không thể thoát ra. NHTSA đang tiến hành điều tra về hệ thống lái của chiếc VF8, sau khi nhận được một số khiếu nại cho rằng tay lái có thể tự động chuyển hướng gây ra tai nạn. Một người bạn của tài xế đã báo cáo rằng chiếc xe trước đó cũng đã gặp sự cố tương tự khi vô lăng tự động di chuyển sang phải.

Những tai nạn liên tiếp này, cùng với các thông tin về nguồn gốc linh kiện từ các quốc gia cộng sản và quá trình phát triển xe, cũng như việc VinFast phớt lờ những cảnh báo về chất lượng và độ an toàn từ đội ngũ kỹ sư như Denli, liệu ai còn dám sử dụng xe VinFast?


 

Xóm đạo Phạm Thế Hiển – Sài Gòn đông nghẹt người đón Giáng sinh

Ba’o Dat – Viet

December 24, 2024

Tối 24/12, không khí Giáng sinh tràn ngập tại xóm đạo Phạm Thế Hiển (Q.8, Sài Gòn), thu hút dòng người từ khắp nơi đổ về. Những con đường vốn yên ắng hàng ngày bỗng chật kín người và xe, tạo nên một bầu không khí rộn ràng, đầy màu sắc của mùa lễ hội.

Vào lúc 19h, tuyến đường Phạm Thế Hiển bắt đầu đông nghịt. Đặc biệt, khu vực giáo xứ Bình Thái ghi nhận tình trạng xe cộ di chuyển chậm, người dân phải nhích từng chút một để tiến lên. Tuy vậy, thời tiết mát mẻ dễ chịu khiến không ai cảm thấy khó chịu, thay vào đó là sự hào hứng hòa mình vào không khí Giáng sinh.

Dọc tuyến đường, các nhà thờ lớn như Bình Thái, Bình An, Bình An Thượng, Bình Thuận, Bình Sơn thu hút đông đảo người dân đến chụp ảnh, tham quan và tận hưởng không khí lễ hội. Những ánh đèn rực rỡ, tiểu cảnh hang đá và cây thông lộng lẫy tạo nên khung cảnh vừa ấm cúng vừa lung linh, mang đến niềm vui cho mọi người.

Để tránh tình trạng ùn tắc, lực lượng chức năng đã có mặt từ sớm để phân luồng và điều tiết giao thông. Sự phối hợp nhịp nhàng của các đội tuần tra giúp đảm bảo người dân di chuyển thuận lợi trong dòng người đông đúc.

Xóm đạo Phạm Thế Hiển – Điểm đến quen thuộc mùa Giáng sinh

Xóm đạo Phạm Thế Hiển từ lâu đã là biểu tượng của mùa Giáng sinh tại Sài Gòn. Với sự đầu tư công phu vào trang trí, từ những dãy đèn đầy sắc màu, cây thông Noel rực rỡ, đến các hang đá mô phỏng sinh động, nơi đây luôn mang lại cảm giác ấm áp và gắn kết.

Sự đông đúc tại xóm đạo vào đêm Giáng sinh không chỉ phản ánh tinh thần lễ hội mà còn khẳng định niềm vui khi mọi người cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc an lành, hạnh phúc trong mùa lễ hội này.


 

Cảm nghiệm của đời mình sau 20 năm bị Stroke vào đúng ngày 24.12.2004-Nguyễn Ngọc Thụ.

Anh Thụ đã gởi gấm cho chúng ta về Lòng yêu thương của Thiên Chúa. Chúa đóng cửa này thì Chúa cũng mở ra cửa khác cho chúng ta sống chứ Chúa không để chúng ta phải quá sức chịu đựng, và dân gian ta thường nói “tái ông mất ngựa”.

Xin cám ơn anh Thụ và mời các bạn đọc tâm tình của anh Nguyễn Ngọc Thụ.

Phung Van Phung

**********

20 năm về trước, vào ngày Giáng sinh 24/12/2004 tại Northern Virginia, con/tôi bị stroke vào nhà thương cấp cứu, ICU/hospital. Hôm đó, con/tôi đi công tác ở Vancouver, Canada và Seattle, WA về đến Washington D.C trời xuống -36 độ lạnh. Lúc con/tôi đi trời ấm như mùa xuân, lúc về buốt lạnh mùa đông. Từ terminal xe bus đưa tôi ra parking lot, không ngờ xe bus đưa tôi ra lộn parking lot. Một tiếng rưỡi lội bộ đi tìm xe dưới nhiệt độ trừ 36 độ âm nhưng tôi không có áo lạnh. Kết quả, tôi bị stroke sau 1-2 với cái shock bất ngờ đó. Một cái stroke rất là nặng tưởng chết, nhưng Chúa và Đức Mẹ đã cứu tôi và cho tôi sống lại một cuộc sống gần gũi với Chúa và Đức Mẹ hơn và được làm nhân chứng cho Chúa.

Biến cố đó, gia đình và người thân và bạn bè đã đến thăm và care cho tôi nhiều lắm. Bố Mẹ và một số người thân, 26 người đã hũy bỏ chuyến đi đến Indonesia/Malaysia/Thailand để chăm sóc cho tôi. Một ngày rưỡi sau, là biến cố Tsunami làm cho 330,000 người đã bỏ mạng ở vùng Indonesia/Malaysia/Thailand, nhưng gia đình tôi đã được Chúa và Đức Mẹ cứu sống, và tôi từ dạo đó tôi chiêm niệm sống gần gũi với Chúa và Đức Mẹ.

Tạ ơn Thiên Chúa đã cứu tôi và gia đình tôi. Tôi bị câm không nói được vài tháng, nhưng rồi trong mội buổi sáng Mai đã cùng tôi cầu nguyện để xin Sáng Danh Chúa, xin Chúa cho tôi được nói lời ca ngợi Chúa. Và Chúa đã nhận lời, cho tôi lần đầu tiên bật lại tiếng là Kinh Lạy Cha và Kính Kính Mừng và tôi đã ca ngợi Chúa và Đức Mẹ đọc hết Chuỗi Mân Côi trong buổi sáng đó, và mỗi ngày từ đó về sau. 40 ngày nằm nhà thương như là mầu nhiệm được vào sa mạc 40 ngày với Chúa.

Ba tháng sau khi bị stroke, tôi đã lập ra một đường dây để thông đạt với các Cha, các Soeurs, các Thầy, các Bác và các Anh Chị thân mến… 20 năm rồi có Ngọc Nga, Kim Hà, Chị Kim Nga, A Roger Phung, A Pham Trung, A Cao Tan Tinh, và các Cha Sáng Lập và Anh Chị Em 

Xin các Đức Giám Mục, các Cha, Thầy, các Soeurs, các Bác và Bố Mẹ, gia đình, người thân và tất cả mọi người cho chúng con/tôi được cám ơn, nhầm ngày kỷ niệm 20 năm tôi bị stroke, tận đáy lòng chúng tôi… một tình yêu mà Thiên Chúa cho kết hiệp.

Xin chúc các Đức Giám Muc, các Cha, các Thầy, các Soeurs, các Bác và Anh Chị đầy Hồng Ân Chúa Cứu Thế và tiếp tục hành trình sống với Chúa.

MERRY CHRISTMAS 2024 AND HAPPY NEW YEAR 2025!

Happy New year to you and your family.

O Holy Night by Andrea Bocelli & Celine Dion

https://youtu.be/Y1oLk54R5Xg

Silent Night – Andre & Rieu

https://youtu.be/RDpWkBi-cr4

Chỉ có một thứ hạnh phúc trên đời này, đó là yêu thương và được yêu thương ~ George Sand


 

Chỉ thị bí mật và các cuộc đàn áp làm tê liệt xã hội dân sự ở Việt Nam

Bài viết của Allegra Mendelson cho chuyên mục Điều tra của RFA
2024.12.21

 (Minh họa bởi Amanda Weisbrod; hình từ Adobe Stock)

Những năm gần đây, Bình đã quen sống trong trạng thái sợ hãi thường trực. Giống như nhiều người làm việc trong lĩnh vực xã hội dân sự ở Việt Nam, người phụ nữ 44 tuổi này luôn ám ảnh rằng: Cô có thể bị bắt giam vào một ngày bất kỳ nào đó, đơn giản chỉ vì đi làm.

“Tất cả mọi người bây giờ đều trở nên cảnh giác” – cô nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong một cuộc trao đổi qua điện thoại vào tháng 11 vừa qua. “Những người tôi biết đã bị bắt giữ vì những lý do không rõ ràng”.

Bình, người đã yêu cầu chúng tôi sử dụng tên giả vì lý do an ninh, đã làm việc hơn 20 năm trong lĩnh vực trợ giúp nhân đạo cho một số tổ chức cả trong nước và quốc tế ở Việt Nam. Ở mỗi tổ chức này, cô đều đã tránh được sự dọa nạt và đàn áp của Đảng Cộng sản (ĐCS) cầm quyền ở Việt Nam. Nhưng gần đây, tình hình đã trở nên tồi tệ một cách rõ rệt.

Mặc dù làm việc cho một tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, Bình cho hay cứ ba tháng một lần, toàn bộ nhân viên của cơ quan cô thường bị triệu tập lên văn phòng Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam – cơ quan quản lý các tổ chức NGO quốc tế – để được “phỏng vấn”.

“Họ thường hỏi chúng tôi đã đi đâu gần đây và chúng tôi đang làm gì. Điều này rất kỳ cục. Rõ ràng là họ muốn chúng tôi biết là chúng tôi đang bị giám sát” – cô nói.

Bình cho biết, một số lần khác, công an đã theo dõi cô và đồng nghiệp khi họ xuống làm việc tại cơ sở.

Cảnh sát đứng gác bên ngoài các tòa nhà chính phủ ở Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2024. (Allegra Mendelson/RFA)

Thậm chí các cơ quan của Liên Hợp Quốc cũng bị “giám sát chặt chẽ” và o ép  – Bình, người có kinh nghiệm cộng tác với một số cơ quan của Liên Hợp Quốc (LHQ), cho biết.

“Có những lúc người ta cắt điện và yêu cầu chủ nhà không cho họ thuê văn phòng nữa” – cô nói.

RFA đã liên lạc với Văn phòng Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam – nơi quản lý các cơ quan của LHQ  tại Việt Nam – để yêu cầu bình luận về thông tin này nhưng đã không nhận được phản hồi.

Bình đã làm mọi thứ có thể để bảo vệ bản thân và cho đến nay những biện pháp này vẫn tỏ ra có hiệu quả. Tuy nhiên những người khác, trong đó có cả những đồng nghiệp và bạn thân của cô, đã không được may mắn như vậy.

Theo Dự án 88, một tổ chức nhân quyền Việt Nam, trong bốn năm qua, gần một chục nhân viên của các tổ chức NGO đã bị bắt hoặc giam giữ chỉ vì làm công việc của họ. Dự án 88 cũng cho biết ít nhất bốn người trong số này hiện vẫn còn đang bị tù đày cùng với hơn 175 nhà hoạt động khác.

Những cuộc bắt giữ này – nhiều trường hợp được tiến hành với cáo buộc trốn thuế hoặc các cáo buộc khác mà các nhà giám sát luật pháp nói là có động cơ chính trị – là một phần của một cuộc đàn áp rộng lớn hơn do chính phủ tiến hành nhằm hạn chế xã hội dân sự ở Việt Nam.

Hàng loạt các quy định mang tính bóp nghẹt, rất nhiều trong số đó được giấu kín, đã tạo cơ sở cho nỗ lực thắt chặt quyền lực của ĐCS.

Một trong số đó và có thể xem là hà khắc nhất, là Chỉ thị 24 – được ban hành tháng 7/2023. Trong bối cảnh Việt Nam đang gia tăng toàn cầu hóa, văn bản này lại coi tất cả các hoạt động hợp tác với nước ngoài là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Chỉ thị bí mật mà Dự án 88 tiếp cận được vào hồi đầu năm 2024 này chưa bao giờ được chính quyền Việt Nam công bố. Văn bản này cung cấp thông tin chi tiết về sự phản đối của nhà cầm quyền Việt Nam với quyền tự do biểu đạt, viện trợ quốc tế, công đoàn và thậm chí với việc đi nước ngoài. Theo giới chuyên gia, tác động của chỉ thị này là việc hình sự hóa một cách hiệu quả các hoạt động vận động chính trị, xã hội.

Tháng 10 vừa qua, chính phủ đã củng cố những biện pháp này bằng Nghị quyết 126 – một văn bản đã bổ sung thêm những hạn chế đối với việc thành lập bất kỳ loại hình hội nhóm nào ở Việt Nam.

Đàn áp được triển khai cùng với chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp khiến phần lớn xã hội dân sự rơi vào bế tắc. Bầu không khí sợ hãi gia tăng, vì vậy, các chính trị gia không sẵn sàng thông qua các dự án và kinh phí.

Trong bốn tháng qua, RFA đã trao đổi với hơn một chục nhà hoạt động, nhân viên các tổ chức NGO, các nhà tài trợ quốc tế, các nhà ngoại giao và các chuyên gia để tìm hiểu xem các chỉ thị, mệnh lệnh của chính quyền và các cuộc đàn áp sau đó đã được tăng cường như thế nào và ảnh hưởng của chúng đối với những người làm việc trong lĩnh vực xã hội dân sự ở Việt Nam.

Lo sợ về ảnh hưởng của nước ngoài

Xã hội dân sự không phải lúc nào cũng là mục tiêu đàn áp của chính phủ Việt Nam. Một thập kỷ trước, rất nhiều người đã có cái nhìn lạc quan hơn nhiều.

Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động dân chủ hiện sống tại Đức, từng bị bắt vào năm 2009 vì chống đối ĐCS. Ông nói rằng ông được ra tù 5 năm sau đó – vào thời điểm mà sự hỗ trợ đối với xã hội dân sự khác xa so với hiện nay.

“Khi tôi được ra tù vào năm 2014, các tổ chức xã hội dân sự mọc lên như nấm ở Việt Nam. Rất nhiều tổ chức, cả đã đăng ký và không đăng ký [hoạt động] với chính quyền cộng sản Việt Nam, đều hoạt động tự do thoải mái” – ông Trung nói.

Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung, trong một bức ảnh không ghi ngày tháng. (Trung Nguyen Tien)

Nhưng vào khoảng năm 2016, tình hình bắt đầu thay đổi. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố nghỉ hưu và ông Nguyễn Phú Trọng, người khi đó là Tổng Bí thư ĐCSVN, tái đắc cử cho nhiệm kỳ thứ hai. Ông Trọng đã qua đời vào giữa năm nay.

Không giống như ông Dũng – người tương đối  thiện cảm với xã hội dân sự – ông Trọng có một cách tiếp cận rất khác. Ông không đồng tình với các mối quan hệ nồng ấm, thân thiện mà ông Dũng đã xây dựng với phương Tây và bắt đầu triển khai một loạt các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài.

Việt Nam có mạng lưới các tổ chức hoạt động ở nhiều cấp độ khác nhau, từ các nhóm không chính thức, không đăng ký ở cấp địa phương tới những tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs) lớn như Save the Children hay Oxfam.

Hầu hết các tổ chức NGO quốc tế đăng ký hoạt động với Bộ Ngoại giao trong khi các tổ chức NGO trong nước lại đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ. Những biện pháp được đưa ra dưới thời ông Trọng nhắm vào mục tiêu tăng cường sự quản lý giám sát của chính phủ đối với các tổ chức này.

Bắt đầu từ năm 2020, chính phủ Việt Nam đã đưa ra một loạt các nghị định và quyết định để ngăn chặn tiếp cận đối với các nguồn tài trợ nước ngoài và gia tăng việc kiểm soát thông qua cái mà hai báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc gọi là “những đòi hỏi nặng nề quá đáng” cho các hoạt động.

“Các lãnh đạo ĐCS muốn duy trì sự độc quyền về quyền lực của họ. Họ lo ngại rằng  ảnh hưởng của nước ngoài có thể làm mất ổn định quyền kiểm soát của họ. Các tổ chức NGO quốc tế và các thể nhân/tổ chức nước ngoài thường quảng bá, thúc đẩy các giá trị dân chủ và nhân quyền – điều mà ĐCS xem là những mối đe dọa đối với chế độ độc đảng cầm quyền của mình” –  ông Trung, nhà hoạt động dân chủ nói.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, các quan ngại đặc biệt tập trung vào những ảnh hưởng của phương Tây trong khi các nước, ví dụ như Trung Quốc và Nga là “những hình mẫu cho Đảng Cộng sản [Việt Nam] noi theo”.

Các  bộ ngành quản lý các tổ chức NGO ở Việt Nam đã không hồi đáp những đề nghị bình luận của RFA cho bài viết này.

Không gian bị bóp nghẹt

Trong môi trường hoạt động này, vô số tổ chức phi chính phủ đã phải đóng cửa trong những năm gần đây.

Trong số đó có Towards Transparencey, một chi nhánh của tổ chức Transparency International toàn cầu, đã phải đóng cửa vào cuối năm 2021 do những quan ngại về an ninh. Không lâu trước đó, chính quyền thành phố Hà Nội đã tước tên miền trang web của tổ chức này – điều mà nhiều người xem là một động thái đe dọa sau khi website này đăng tải một tấm bản đồ thiếu các đảo ở Biển Đông [mà Việt Nam, Trung Quốc và một vài nước trong khu vực] đang tranh chấp chủ quyền.

Hội nghị triển khai Chỉ thị 24, tại Hà Nội ngày 21/12/2023. (Bộ Công an Việt Nam)

Trung tâm Phát triển Cộng đồng LIN – một mạng lưới mang tính đầu mối của 400 tổ chức phi lợi nhuận đã công bố sẽ đóng cửa vào tháng 1/2023 mà không nêu lý do cụ thể và Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ (SENA) đã buộc phải giải thể vào tháng 7/2023 – một năm sau khi giám đốc của họ bị bắt và cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” vì đã gửi các góp ý xây dựng ĐCS.

Chính quyền cũng nhắm vào các cá nhân, tiêu biểu bằng việc sử dụng luật thuế. Luật lệ xung quanh vấn đề chiếm dụng thuế hiện khá mơ hồ và có thể bị lợi dụng để truy tố bất cứ ai mà chính quyền muốn ngăn chặn – ông Trung nói.

Kết quả là “nỗi sợ hãi bị bắt giữ bởi cáo buộc ‘trốn thuế” đã tạo ra sự cẩn trọng, nếu không muốn nói là sự tê liệt hoàn toàn trong lĩnh vực này” – ông nói.

Một trong những vụ án nổi nổi bật nhất trong những năm gần đây là việc bắt giữ nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng vào tháng 5/2023. Cô đã bị kết án 3 năm tù về tội trốn thuế nhưng đã được thả sớm vào tháng 9 năm nay.

Dự án 88 phát hiện ra rằng “Chính phủ Việt Nam có truyền thống sử dụng cáo buộc trốn thuế để truy tố những người bất đồng chính kiến mà họ không thể buộc tội một cách thuyết phục theo các điều khoản về an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự.”

Ông Nguyễn Quang A – một nhà hoạt động nhân quyền nổi bật ở Việt Nam đồng thời là cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển đã giải thể – nói với RFA rằng ông đã bị bắt về tội trốn thuế “ít nhất bốn hay năm lần” nhưng lý do đó thực ra luôn là cái vỏ bọc cho các vấn đề liên quan đến bất đồng chính kiến.

Ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam. (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam)

Các luật khác cũng đã được vũ khí hóa. Tháng 4 năm nay, ông Nguyễn Văn Bình, khi đó là Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đã bị bắt và truy tố vì bị cho là đã tiết lộ bí mật nhà nước.

Ông đã nỗ lực hỗ trợ nhằm mang đến cho người lao động quyền được thành lập công đoàn – một loại hình tổ chức vốn bị cấm ở Việt Nam trừ một ngoại lệ là công đoàn trực thuộc nhà nước.

Ông Bình được xem là “đồng minh” của các tổ chức như Stitch – một tổ chức phi lợi nhuận của Hà Lan hoạt động trong lĩnh vực về quyền lao động ở Việt Nam. Việc ông bị bắt giữ được xem là “một tín hiệu cho thấy hướng mà ông đã đi không phải hướng để đi” – một nguồn tin cấp cao quen thuộc với tổ chức này nói.

Sau khi ông Bình bị bắt giữ, Stitch đã dừng hoạt động ở Việt Nam.

“Người ta cũng lo sợ về những tác động tiêu cực vì tín hiệu đó là dành cho những người liên quan đến Stitch” – nguồn tin này cho biết.

Chiến dịch Đốt lò

Những sự đàn áp này chỉ là một mảng thách thức mà các tổ chức NGO ở Việt Nam phải đối mặt và vượt qua. Đốt lò – chiến dịch chống tham nhũng gây nhiều tranh cãi đã khiến việc có được sự phê duyệt của chính phủ đối với các tổ chức  xã hội dân sự trở nên khó hơn bao giờ hết, trong tất cả các vấn đề từ đi lại cho đến kinh phí.

Các cảnh sát chờ đợi bên ngoài một đồn cảnh sát ở trung tâm Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2024. (Allegra Mendelson/RFA)

Kể từ khi chiến dịch này được phát động vào năm 2013, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực kiểm tra, bắt giữ các quan chức ở tất cả các cấp, bao gồm cả các thành viên cấp cao của Bộ Chính trị và các bộ trong chính phủ. Tính đến năm 2023, gần 200.000 đảng viên đã bị kỷ luật trong khuôn khổ chiến dịch này.

Mặc dù chiến dịch này đã đưa Việt Nam từ vị trí 113 lên vị trí 83 về Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng nhưng nó cũng làm đóng băng cả những hoạt động hợp pháp – các nhà vận động chính sách cho biết.

“Các quan chức không rõ là những hoạt động nào có thể khiến ai đó gặp rắc rối. Vì thế, tất cả mọi người đều luôn đề cao cảnh giác” – ông Minh, một nhà hoạt động lâu năm phát biểu. Ông cũng đã yêu cầu chúng tôi sử dụng tên giả vì lý do an toàn.

“Tác động lớn nhất của chiến dịch chống tham nhũng là các quan chức chính phủ không muốn làm việc nữa, họ không muốn ủng hộ, tạo điều kiện cho xã hội dân sự. Họ thường giữ im lặng vì nói không thì dễ dàng hơn”.

Điều đó có nghĩa là trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã đánh mất khoảng 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài. Một tỷ USD nữa hiện đang chờ được thông qua.

Phần lớn tài trợ đó đã được dành cho những thứ như các dự án phát triển và cơ sở hạ tầng, trong đó các cơ quan của Liên Hợp Quốc hoặc Liên minh Châu Âu (EU) đôi khi hợp tác với các tổ chức trong nước của Việt Nam.

Một người từng là nhà tài trợ phương Tây cao cấp nói với RFA rằng rất nhiều tổ chức trong nước “không còn muốn nhận tiền [tài trợ của] nước ngoài vì việc này mang đến quá nhiều rủi ro” và do đó, họ buộc phải thu hẹp quy mô hoạt động.

Tìm kiếm những giải pháp thay thế

Để hoạt động, các nhóm xã hội dân sự đã tìm đến một số giải pháp. Một trong những giải pháp này là đăng ký hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp xã hội – một dạng kết hợp giữa tổ chức từ thiện và doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận – thay vì là một tổ chức phi chính phủ. Cách này đã giúp một số tổ chức hoạt động dễ dàng hơn nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ phải trả nhiều thuế hơn.

“Họ không trực tiếp hối lộ chính phủ nhưng dành rất nhiều tiền của, công sức để vun đắp các mối quan hệ đó để tránh các vấn đề [có thể xảy ra]” – ông Bình nói.

Nhưng sự thanh thản, yên bình có được những lựa chọn này không phải là lý tưởng và nhiều khả năng chỉ mang tính tạm thời. Những người làm việc trong khu vực xã hội dân sự ở Việt Nam lo lắng rằng môi trường hoạt động của họ sẽ tiếp tục tồi tệ hơn.

Sau khi ông Trọng qua đời vào tháng 7 năm nay, người kế nhiệm ông là ông Tô Lâm – một cán bộ lâu năm của Đảng đồng thời đã giữ những vị trí cấp cao trong chính phủ trong nhiều thập kỷ.

Ở cương vị Bộ trưởng Bộ Công an, ông đã thực hiện nhiều hoạt động đàn áp đối với các tổ chức xã hội dân sự, trong đó có việc sử dụng tội danh trốn thuế như một cách để bịt miệng người bất đồng chính kiến.

“Ông Tô Lâm đã làm cả đời trong ngành công an. Ông ta coi tất cả các tổ chức không nằm dưới sự kiểm soát của ĐCS là những kẻ thù tiềm năng” – ông Trung, nhà hoạt động dân chủ nói.

“Tôi không nghi ngờ việc ông ấy sẽ tiếp tục đàn áp các phong trào dân chủ và dân sự xã hội” – ông Trung dự đoán.

Biên tập bởi Abby Seiff và Boer Deng.


 

CSVN bước vào kỷ nguyên mới với tư duy rừng xanh?-Đặng Đình Mạnh

Ba’o Nguoi-Viet

December 22, 2024

Chuyện Vỉa Hè

Đặng Đình Mạnh

Sau năm tháng nắm giữ chức vụ tổng bí thư đảng, không ngày nào mà truyền thông trong nước không lên tiếng ca ngợi ông Tô Lâm, mặc cho quá khứ của ông ấy hãi hùng đến như thế nào đi nữa.

Nào là bảo kê cho thương vụ tham nhũng AVG hàng ngàn tỷ đồng, nào là tổ chức bắt cóc quốc tế từ Đức, Thái Lan, nào là huy động 3,000 công an tấn công đẫm máu vào dân làng Đồng Tâm. Nào là đàn áp khốc liệt với mọi người dân yêu cầu về tự do, dân chủ và nhân quyền, nào là sinh hoạt xa hoa ăn bò dát vàng giữa hoàn cảnh đất nước khó khăn vì dịch giã COVID-19 gây tử vong hơn 40 nghìn đồng bào…

Tô Lâm khi còn là bộ trưởng Công An ăn thịt bò dát vàng tại London, Anh Quốc, do chính chủ nhà hàng là đầu bếp Nusr-Et đút tận mồm. (Hình: chụp lại từ Tiktok)

Mà ca ngợi thế kể cũng tài, khi ông Tô Lâm không đưa ra quyết sách gì mới? Ông ấy chỉ nhắc lại những vấn đề mang tính di sản tồi tệ mà các tổng bí thư tiền nhiệm đã từng nhắc đến, nhưng vô trách nhiệm vì nói mà không làm, hoặc bất lực không làm được. Để bây giờ trở thành vấn đề của người đương nhiệm.

Bên cạnh đó, sự ca ngợi ông Tô Lâm về những vấn đề cũ rích đó, chẳng phải là truyền thông Cộng Sản đang mắng xéo các tổng bí thư tiền nhiệm như Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười… đã vô trách nhiệm, hoặc bất lực hay sao?

Kể cả vấn đề đang nóng bỏng hiện nay về thực hành tiếp kiệm, chống lãng phí thông qua tinh giản bộ máy chính quyền cũng vậy. Điều đáng lưu ý nhất khi đề cập đến vấn đề tinh giản bộ máy chính quyền, ông Tô Lâm lại sử dụng cụm từ “Vừa chạy vừa xếp hàng” trong bài viết với tựa đề “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả” đã có thể làm nhiều người bối rối.

Khôi hài hơn, khi truyền thông Cộng Sản công khai nịnh bợ ông Tô Lâm khi ca ngợi cụm từ này “không chỉ đơn thuần là một phép ẩn dụ ngôn từ mà còn hàm chứa một tư duy lãnh đạo, điều hành sắc bén, linh hoạt và hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang dốc sức đổi mới, hội nhập và phát triển. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện một triết lý hành động, một nghệ thuật lãnh đạo đòi hỏi sự cân bằng tinh tế giữa tốc độ và trật tự, giữa sự năng động đổi mới và nền tảng ổn định vững chắc” [*].

Thật ra, nói ông Tô Lâm là tác giả cụm từ “vừa chạy vừa xếp hàng” là một sự thậm xưng. Vì lẽ, chúng đã có từ rất lâu, trễ nhất cũng phải từ năm 1954, khi ông Tô Lâm còn chưa được quấn tã vào đời.

Vì lẽ, năm 1954, thực hiện theo Hiệp Định Genever, lực lượng Cộng Sản ở miền Nam phải tập kết xuống tàu ra miền Bắc để chờ thống nhất tổng tuyển cử sau hai năm. Thực tế, Cộng Sản đã chủ trương vi phạm Hiệp Định Genever ngay từ đầu bằng cách để lại nhiều cán binh Cộng Sản ở lại miền Nam. Một phần sống công khai tại các đô thị, phần khác thì vào R (mật danh của chiến khu Cộng Sản trong rừng) tiếp tục hoạt động chống phá chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Trong hoàn cảnh tại R, hoạt động bí mật, Cộng Sản không thể tuyển dụng nhân sự một cách công khai được. Mà có người nào sử dụng người đó. Công việc được giao phó theo cách áng chừng về khả năng, học lực, quá trình cống hiến… Từ đó mới ra đời cụm từ “vừa chạy vừa xếp hàng,” để ám chỉ cách quản lý, phân công mang tính cách tạm thời trong điều kiện hoạt động bí mật. Đến một thời điểm định kỳ, sẽ tiến hành đánh giá lại khả năng từng người để điều phối, hợp lý hóa dần về nhân sự theo thời gian.

Cho thấy, “vừa chạy vừa xếp hàng” chỉ là cung cách quản lý nhân sự bất đắc dĩ, phải vận dụng trong hoàn cảnh khó khăn của Cộng Sản trong thời chiến mà thôi. Dĩ nhiên, cung cách này mang tính may rủi, vì có thể người được giao phó công việc lại không có chuyên môn, trình độ phù hợp.

Trong hoàn cảnh hiện nay, việc đặt ra chủ trương tinh giản đã phản ảnh tình trạng dư thừa về nhân sự trong bộ máy hành chính. Phải giảm nhân sự để giảm chi phí cho ngân sách quốc gia. Theo đó, lẽ ra tình trạng dư thừa nhân sự như vậy là điều kiện thuận lợi cho việc tuyển chọn nhân sự có tài năng, đức độ, mẫn cán để giữ lại làm việc. Chứ không thể bằng cách thức “vừa chạy vừa xếp hàng” đầy may rủi như thuở còn trong rừng như thế được, khiến cho người có khả năng bị xếp vào đối tượng bị thải loại, còn kẻ bất tài lại được giữ lại làm việc.

Chưa kể, việc ca ngợi, tô hồng ông Tô Lâm như là tác giả của ý tưởng “vừa chạy vừa xếp hàng” là đang đi vào vết xe đổ “cầm nhầm” tri thức của ông Hồ Chí Minh trong câu nói “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.”

Thật vậy, nếu bây giờ chúng ta đặt từ khóa “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” vào ô tìm kiếm của trang Google, thì chưa đầy một giây sau, cái trang web ấy sẽ cho bạn hàng trăm nghìn kết quả mà đa phần trong số đó cũng đều cho rằng ông Hồ Chí Minh là tác giả.

Trong số ấy, có trang <xaydungdang.org.vn> khẳng định nguồn gốc hai câu ấy được ông Hồ Chí Minh dùng mở đầu bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13 Tháng Chín, 1958. Sau đó, được đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14 Tháng Chín, 1958.

Tương tự, trang <tapchicongsan.org.vn> đăng lá thư của ông Nguyễn Phú Trọng gởi cho Hội Khuyến Học Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập của hội này, thư có đoạn viết: “…Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh ‘vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người’” (trích).

Thậm chí, hai câu nêu trên đã trở thành đề thi trong các trường học, kể cả các trường trung hay cao cấp về chính trị …

Thật ra, câu nói trên chỉ là dịch nôm từ ý tưởng của Quản Trọng (sinh-725, mất-645), một bậc kỳ tài về chính trị và quân sự của đất nước Trung Hoa vào thời Xuân Thu, nguyên gốc như sau: “Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc; Thập niên chi kế mạc như thụ mộc; Chung thân chi kế mạc như thụ nhân; Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã; Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã; Nhứt thu bách hoạch giả, nhơn dã.”

Dịch nôm:

Kế một năm, chi bằng trồng lúa; Kế 10 năm, chi bằng trồng cây; Kế trọn đời, chi bằng trồng người; Trồng một, gặt một, ấy là lúa; Trồng một, gặt mười, ấy là cây; Trồng một, gặt trăm, ấy là người.

Vừa leo lên ghế tổng bí thư được hơn hai tuần lễ, ông Tô Lâm vội vã sang Trung Quốc gặp Chủ Tịch Tập Cận Bình. (Hình: Andres Casares/AFP/Getty Images)

Thậm chí, chính ông Tô Lâm có vẻ cũng không biết và vẫn tiếp tục “cầm nhầm” ý tưởng này, đưa vào bài diễn văn đọc vào sáng ngày 23 Tháng Chín, 2024, tại trường Đại Học Columbia trong chuyến công du Hoa Kỳ, như sau: “Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, cũng luôn nhấn mạnh tầm nhìn ‘vì lợi ích trăm năm trồng người.’”

Tóm lại, mang tư duy trong rừng, trong thời chiến, để áp dụng vào chính sách nhân sự trong thời bình, đang dôi thừa nhân sự là một giải pháp không hề chuyên nghiệp. Không xứng đáng với một chính quyền của quốc gia có cả hàng trăm triệu dân. Trong đó, truyền thông thay vì phê phán, giúp chế độ nhìn nhận, đánh giá lại cho đúng vấn đề lại đi ca ngợi, tô hồng như một phát minh vĩ đại, kể cả ý tưởng “cầm nhầm” từ lịch sử?!

Khốn khổ cho dân tộc này, người lãnh đạo mang tư duy từ tận rừng xanh, lại đang sử dụng chúng để đưa dân tộc này “Bước vào kỷ nguyên mới”! Thật là mông muội và hoang đường.


 

Dự thảo Cáo trạng chế độ độc tài-Đặng Đình Mạnh

Ba’o Tieng Dan

Đặng Đình Mạnh

22-12-2024

Đảng có lực lượng công an lớn nhất thế giới, nhưng không giữ được sự bình yên cho cuộc sống nhân dân.

Đảng có hệ thống truyền thông phủ khắp tỉnh thành, nhưng nhân dân không được thông tin về sự thật.

Đảng xây dựng nhà tù liên tục, nhưng không nhốt hết được bọn đảng viên tham nhũng.

Đảng có tòa án, viện kiểm sát đầy đủ, nhưng không thể mang đến công lý cho nhân dân ngoài sự oan khiên, bất công chồng chất.

Đảng nói kinh tế liên tục tăng trưởng, nhưng hàng loạt cửa hàng đóng cửa treo bảng cho thuê, hàng chợ ế ẩm, nhân dân thất nghiệp làn lan.

Đảng rao giảng đạo đức nhiều hơn ai hết, nhưng số đảng viên tha hóa, hủ hóa, tham nhũng, tham ô nhiều gấp bội so với nhân dân.

Đảng nói đảng viên là thành phần ưu tú của nhân dân, nhưng số đảng viên phạm tội ở tù, bị kỷ luật nhiều hơn cả nhân dân.

Đảng nói mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nhưng đảng viên và người giàu có phạm pháp lại được châm chước hưởng hình phạt nhẹ nhàng so với người dân.

Đảng nói chống tham nhũng không có vùng cấm, nhưng đảng viên cao cấp phạm pháp bị kỷ luật thì đảng lại chỉ thông báo chung chung, mơ hồ.

Đảng nói đất nước phải thực hành tiếp kiệm, chống lãng phí, nhưng đảng lại làm lơ cho đảng viên sinh hoạt xa hoa ăn bò dát vàng.

Đảng nói muốn làm bạn với thế giới, nhưng lại tổ chức bắt cóc quốc tế mang người từ nước ngoài về Việt Nam và tấn công tình dục liên tục vào công dân nước người ta.

Đảng in tiêu đề “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” trên mọi văn bản, nhưng lại đàn áp quyền tự do của nhân dân một cách khốc liệt.

Đảng nói “Mọi quyền lực thuộc về nhân dân”, nhưng đảng giành hết quyền lực để tự tung tự tác.

Đảng nói “Nhân dân làm chủ đất nước”, nhưng đảng không cho nhân dân quyền quyết định bất cứ vấn đề gì.

Đảng chủ trương tinh giản bộ máy chính quyền, nhưng lại không động gì đến Bộ Công an đang có nhân sự cao nhất và xài tiền ngân sách nhiều nhất trong cả nước.

Đảng nói “thế nước đang lên”, nhưng nhân dân khắp nơi phải xuất khẩu lao động, vượt biên đi làm thuê cho khắp thế giới.

Đảng nói “chưa bao giờ cơ đồ đất nước được như thế này”, nhưng lãnh đạo công du ở đâu cũng xin xỏ họ hết cái này đến cái khác.

Đảng nói đồng bào hải ngoại là “khúc ruột nghìn dặm”, nhưng cấm cửa không cho về quê hương nếu có chính kiến khác với đảng.

Đảng kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc, nhưng lại bỏ rất nhiều tiền để tổ chức rầm rộ dịp 30/04 hạ nhục đồng bào.

Đảng ca ngợi đồng bào hải ngoại gởi kiều hối về duy trì chế độ độc tài, nhưng lại dung dưỡng cho đám dư luận viên mạt sát đồng bào hải ngoại là “Neo tộc”, “Đu càng”…

Đảng cho rằng mình nắm quyền lãnh đạo là nhờ lịch sử giao phó và nhân dân ủng hộ, nhưng lại kém tự tin đến mức không dám tổ chức bầu cử tự do.

Đảng nói cần đến hàng trăm nghìn tỷ đồng để chấn hưng văn hóa, nhưng lại bỏ tiền ra nuôi hàng vạn Dư luận viên chửi bới, thô tục vô văn hóa khắp nơi trên mạng xã hội.

Đảng nói mình là đại diện trung thành của giai cấp công nhân, nhưng thực chất không có ai trong số lãnh đạo cao cấp xuất thân từ công nhân cả.

Đảng nói “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân”, nhưng bao nhiêu lợi ích của nhân dân đảng cướp sạch.

Đảng nói cán bộ là đầy tớ của nhân dân, nhưng thực ra nhân dân bị cán bộ hành như con thú.

Đảng nói phải chăm sóc cho thế hệ trẻ vì chúng là tiền đồ đất nước, thực ra đảng chỉ chăm lo cho con em đảng viên cao cấp và xem chúng là hồng phúc dân tộc.

Đảng kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền, nhưng khi nhân dân có ý kiến thì đảng còng tay nhân dân bỏ tù.

Đảng nói láo nhiều đến mức tôi không thể nhớ hết, đồng bào giúp bổ sung…