Mời Gia Nhập Skid Row LA

Mời Gia Nhập Skid Row LA
 
 
Đêm thứ Tư hôm qua lại là một đêm thật tốt đẹp cho tất cả mọi anh chị em trong chương trình thiện nguyện (trên dưới 40 người) giúp người không nhà không cửa (homeless) có được một bữa ăn gọi là.   Có khoảng gần 700 người homeless tham dự.   Để có được một bữa cơm như thế thì tất cả những số người cần được ăn họ xếp hàng từ một giờ cho đến hai giờ đồng hồ.   Vì tất cả đều hiểu được rằng những số anh chị em thiện nguyện này chỉ có tấm lòng và muốn được chia sẻ, nên mọi người homeless cũng giữ được trật tự và không hò hét như chúng ta tưởng.   Chỉ ít khi cũng có những người bệnh họ không kềm được sự la lối thì cũng có những anh chị em đến nói chuyện và giúp đỡ họ nhưng không có bạo hành xẩy ra.
 
Tội nghiệp lắm vì cũng có một số ít người homeless phải ngồi trên xe lăn, nên những anh chị em này cũng được xếp hàng cách đặc biệt và được ăn trước tiên.
 
Cháu gái lớn nhà tôi lúc trước thì chỉ đi có một mình rồi gia nhập với tất cả anh chị em tại địa điểm ở Skid Row Los Angeles.   Nhưng nay vì cháu có đưa hình ảnh lên Face Book của cháu http://www.facebook.com/gigglestran nên một số bạn bè đông, càng ngày càng muốn gia nhập theo.   Nên từ giờ trở đi hằng tuần cháu có lên danh sách là sẽ đưa ai đi theo.   Còn những ai có xe tự túc muốn đi theo cháu thì mỗi thứ Tư khoảng trước 5:30 chiều, tất cả sẽ tụ tập trong bãi đậu xe của Trung Tâm Y Tế Micheal Đào ở địa chỉ số 9191 Westminster Blvd., Garden Grove, Ca 92844.   Nằm trên đường Wesminster gần góc Magnolia.   Sẽ được cháu sắp xếp xe nào chở ai, xe nào sẽ chở thức ăn, quần áo cho, và đồ đạc.   Ai muốn đem theo con nít lớn cũng được (nhưng phải có bố hoặc mẹ đi theo), để các cháu có dịp học hỏi và tập cảm nhận sự chia sẻ cùng những người nghèo khổ.
 
Vì các cháu thiện nguyện còn trẻ nên sự giúp đỡ cho người nghèo cũng còn hạn chế lắm!.   Có vài cháu chỉ có thể đóng góp bằng cái xe, tiền xăng, và năng lực của chúng.   Hầu hết các cháu không đủ phương tiện để nuôi hết những người nghèo, nên cũng tội lắm cho họ vì lắm lúc xếp hàng đến phiên mà thức ăn thì hết sạch.   Nên sự kêu gọi của chúng tôi đến với những ai có tấm lòng vàng muốn giúp các cháu một tay trong vấn đề thực phẩm thì rất quý hóa, và nếu đi theo được thì còn gì bằng, thưa có phải?.   Các cháu rất cần dĩa giấy, ly, muỗng, nỉa, giấy lau miệng.   Còn thức ăn thì các cháu sẽ nhận tất cả những ai muốn nấu tại nhà để đóng góp thêm phần ăn như cơm chiên, mì gói, trái cây, bánh trái khô hay chips.   Vì số phần ăn rất đông nên quý anh chị có thể phân chia ra sẵn tại nhà bỏ vào bao nylon (sandwich bags) để tiện cho các cháu phân phát cho họ.  
 
Vì là số đông cần được ăn nên số lượng rất cần để họ được no ví dụ quý vị có thể đóng góp một nồi cơm chiên với trứng, hay cơm chiên với lạp xưởng, hay cơm chiên gà.   Hay một nồi spaghetti trộn sẵn với hot dogs cho rẻ.   Hoặc bánh mì sandwich với cheese miếng, hay bánh mì sandwich với trứng luộc trộn mayonnaise.   Hay crackers vuông không muối kẹp với trứng luộc trộn mayonnaise.   Crackers kẹp với pate.   Trứng luộc không để nguyên vỏ.   Và v.v……. Vì thời giờ anh chị em không có, nhưng thiện chí và vật chất thì có, xin cứ trải lòng và đem lại cho các cháu ở mỗi tối thứ Tư trước 5:30 chiều, để các cháu sẽ mang đi.  
 
Cũng vì muốn được anh chị em đóng góp trong thời gian dài, nên những gì có thể nuôi được anh chị em homeless thì đó là điều cần hơn là chỉ đóng góp có một lần.  Và vì phục vụ bữa cơm tối mỗi thứ Tư khoảng 7:30 tối, muốn thức ăn được mới mẻ và thơm ngon xin quý vị vui lòng làm thức ăn hay chia bánh trái thức ăn vào ngay buổi trưa hôm thứ Tư đó, chứ đừng làm trước mà có thể thức ăn bị nguội lạnh, bị vi khuẩn, và có thể làm cho họ bị đau bụng thì tội nghiệp lắm lắm!!!.   
 
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no” cho nên đối với chúng ta có thể gọi là giọt nước nhưng đối với những anh chị em khốn cùng này thì đã là một cử chỉ rất lớn và rất đẹp.   Xin Thiên Chúa luôn chúc lành cho tất cả chúng ta ngày càng được nên giống Chúa nhiều hơn.  
 
Đây là giai đoạn đầu cho group của cháu gái nhà tôi và các bạn của nó, nhưng thấy các cháu làm việc cũng tốt đẹp và hăng say lắm! Nhưng mong sao tương lai sẽ còn rất nhiều người muốn gia nhập và đóng góp thêm, ở tuổi nào cũng được.   Để người một trách nhiệm, một công việc, và thêm tay chân.   Để người nghèo họ có thêm miếng ăn và không phải xếp hàng lâu như vậy!.    Nếu tương lai các cháu nhỏ (tuổi biết nghe lời và ngoan) muốn đi theo bố mẹ thì chắn chắn chúng tôi cũng cần thêm người để trông chừng (baby sit) các cháu.   Rất mong lắm thay!!!.
 
** Xin bấm vào đây để hát theo:
     (Xin Như Tông Đồ Ngài)     

 
Y Tá Của Chúa,
Tuyết Mai

(06-14-12)

Quan Lớn Viết Trật

Quan Lớn Viết Trật

(05/31/2012)    nguồn: trích Vietbao.com 

 Bạn thân,

Chuyện chỉ xảy ra tại Việt Nam: Quan lớn trong ngành giáo dục soạn thảo sách giáo khoa cho trẻ em bậc tiểu học, nhưng lại viết đầy các lỗi chính tả sơ đẳng.

Vấn đề là, quan lớn này từng dạy ở Đại học Sư phạm Hà Nội, rồi vào Bộ Giáo Dục Đào Tạo, rồi giữ chức Vụ Phó Vụ Giáo Dục Tiểu Học. Nghĩa là, ít nhất, quan lớn này phải có bằng Thạc Sĩ.

Vấn đề còn là, lỗi chính tả quá sơ đẳng: thí dụ, bạn hãy hình dung xem có ai viết “giỗ Tổ Hùng Vương” thành ra “dỗ Tổ Hùng Vương” hay không? Hay có ai viết “cây nêu ngày Tết” thành ra “cây lêu ngày Tết” hay không?

Vậy mà cuốn sách giáo khoa này có giấy phép ở Đà Nẵng, và in tại Hà Nội…

Hóa ra, văn bằng Thạc Sĩ Hà Nội (nếu quan lớn này có, hay tệ nhất cũng là Cử Nhân) không bằng một em học trò trung học Sài Gòn (như thời chúng mình học xa xưa). Nghĩa là, văn bằng dỏm bậc Đại học Hà Nội.

Báo Người Lao Động nói là sách này bị thu hồi rồi. Bản tin hôm Thứ Ba 29/5/2012 viết:

“Thu hồi Vở luyện tập Tiếng Việt sai chính tả

Ngày 29-5, Nhà xuất bản Đà Nẵng cho biết đang tiến hành kiểm tra, xác minh các nguyên nhân gây lỗi sai chính tả không đáng có trong cuốn “Vở luyện tập Tiếng Việt 1” (tập 1) của tác giả Đặng Thị Lanh, được NXB Đà Nẵng cấp giấy phép và in tại Công ty in Tổng hợp Cầu Giấy (Hà Nội).

Cuốn vở có các lỗi sai như viết “cây nêu” thành “cây lêu”, “giỗ” thành “dỗ”…

Được biết, tác giả Đặng Thị Lanh từng giảng dạy ở Đại học Sư phạm Hà Nội, sau đó sang công tác tại Bộ GD-ĐT, trước khi nghỉ hưu từng giữ chức Vụ phó Vụ Giáo dục Tiểu học.

Theo lãnh đạo Nhà xuất bản Đà Nẵng, lỗi có thể từ bản thảo, khâu thẩm định, kiểm tra của biên tập viên hoặc lỗi do in ấn. Do sách đã in sai thì không thể đính chính nên Nhà xuất bản phải thu hồi.

Trước mắt, Nhà xuất bản Đà Nẵng đã quyết định thu hồi toàn bộ số tập vở trên và liên hệ với biên tập viên, tác giả cuốn sách để tìm hiểu nguyên nhân.”

Chúng ta nêu ra như thế, không có nghĩa chê văn bằng Hà Nội, vì từ nơi đó đã xuất thân ra những học giả tuyệt vời, nhưng là muốn cho thấy hệ thống cơ cấu cán bộ tại VN có “lỗi hệ thống.” Học như thế, viết chừng vài trang giấy là lộ ra trình độ rồi.

Vậy mà lại chui sâu, trèo cao… lên tới Vụ Phó. Nước mình là thế.

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử:

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử:

Giới thiệu Bộ Sưu tập Thơ Công giáo “Có một Vườn thơ Đạo”

Lm Trăng Thập Tự

 Ngày 22-9-2012 sẽ là kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử. Đây là một niềm vui cho giới Công giáo vì nhà thơ được công chúng biết đến rộng rãi nhất và được thương mến nhiều nhất này là một tín hữu Công giáo trẻ, chết lúc mới 28 tuổi. Sự kiện này đồng thời cũng khiến chúng ta nhớ đến những khó khăn rất lớn mà Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp phải trên lãnh vực văn hóa.

Những trì trệ và khó khăn lớn Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp phải trên lãnh vực văn hóa:

– Chữ Quốc ngữ do các thừa sai Công giáo sáng tạo hơn 400 năm qua và giờ đây đã trở nên công cụ cho mọi sinh hoạt thường ngày của dân Việt, thế nhưng trên diễn đàn văn học chỉ có duy nhất một tác giả Công giáo được công chúng biết đến là nhà thơ Hàn Mạc Tử;

– Giới Công giáo bị coi như vắng mặt trên văn đàn vừa do những hoàn cảnh cụ thể bên ngoài, vừa do Giáo hội Việt Nam chưa quan tâm đào tạo;

– Không có các nhà văn, nhà thơ thì cũng không có những người viết kịch bản và làm phim để chuyển tải Tin mừng qua nghệ thuật;

– Những người được ơn cầm bút đã quá ít, rời rạc, lại không được khích lệ cho nên không quan tâm phát triển tài năng;

– “Tiếng Việt là gia tài cha ông để lại cho con cháu luyện tập để chuyển tải Tin Mừng cứu độ cho thiên hạ lại bị bỏ quên hoặc coi thường, trong khi thiên hạ biết tôi luyện và tận dụng tiếng Việt để chuyển đạt các tư tưởng chống Chúa, chống Giáo hội”(ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, lời tựa bộ sưu tập thơ Có Một Vườn Thơ Đạo);

– “Tình trạng viết văn tiếng Việt của các bạn trẻ ngày nay thật đáng suy nghĩ! Mấy chục năm thời chiến, vừa học vừa nấp bom tránh đạn, thì thước đo trí thức lấy cộng trừ nhân chia làm chính. Hòa bình lập lại, cả thầy lẫn trò bị hút vào vi tính và ngoại ngữ, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ bị bỏ quên, chẳng còn mấy ai chuyên chăm luyện văn, tập viết” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, sđd). Khả năng viết tiếng Việt của sinh viên học sinh trong nước xuống thấp không tưởng tượng nổi, trở ngại rất lớn cho việc đào tạo các ơn gọi trẻ trong Hội Thánh – nơi tất cả các Giáo phận và các Dòng tu quốc nội. “Trên thương trường và các mặt khác của xã hội, tình trạng yếu kém tiếng Việt chẳng trở ngại gì lắm, nhưng trên cánh đồng của Chúa mà cứ thế, thì người của Chúa lấy đâu văn chương chữ nghĩa mà rao giảng Tin Mừng?” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, sđd).

Bộ sưu tập thơ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử

Để khơi dậy sinh hoạt sáng tác văn thơ nơi giới Công giáo, từ hơn 20 năm qua, một vài anh em chúng tôi (linh mục và giáo dân) đã tìm liên lạc, gặp gỡ và nối kết những người cầm bút. Chúng tôi đã thực hiện những sưu tập (1) để gom góp những tác phẩm sẵn có và những cuộc thi sáng tác (2) để phát hiện và vun trồng những tài năng mới. Dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử, là một cột mốc để chúng tôi đúc kết một giai đoạn làm việc với bộ sưu tập thơ Công giáo mang tên CÓ MỘT VƯỜN THƠ ĐẠO, gồm 4 quyển:

+ Quyển 1: nói riêng về Hàn Mạc Tử, tập trung vào mảng thơ đạo của nhà thơ
+ Quyển 2: 45 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1912 đến 1940
+ Quyển 3: 51 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1941 đến 1955
+ Quyển 4: 44 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1956 đến 1990

Hiện nay giới văn học vẫn còn ngộ nhận trầm trọng về thơ đạo của Hàn Mạc Tử. Với những bài viết của một số tác giả Công giáo sắp xếp có hệ thống, quyển 1 của bộ sách mong sẽ giúp độc giả có được cái nhìn chính xác và sâu xa hơn, tiếp cận với tinh thần đạo hạnh và cả kinh nghiệm tâm linh sâu thẳm đáng kinh ngạc của nhà thơ trẻ tuổi.

140 tác giả ở ba quyển sau gồm 03 giám mục, 32 linh mục, 05 tu sĩ, 03 chủng sinh, 59 giáo dân nam, 01 nam cảm tình viên, 25 giáo dân nữ và 12 nữ tu.

Thế nhưng bài toán cộng rất đáng suy nghĩ. 1 + 140 mà kết quả hình như vẫn chỉ mới là = 1. Sau hơn 400 năm cống hiến chữ Quốc ngữ cho Dân tộc, giới Công giáo chỉ mới có được một ngôi sao duy nhất trên nền trời văn học. Ước mong của nhóm biên tập là bộ sưu tập sẽ tạo điều kiện để sớm xuất hiện những tác giả văn thơ Công giáo sáng giá có chỗ đứng trên diễn đàn văn học nước nhà.

——————

Ghi chú:
(1) Cụ thể là: quyển GÓP NHẶT THƠ CÔNG GIÁO VIỆT NAM với 40 tác giả (Nxb Thuận Hóa 1998), quyển KINH TRONG SƯƠNG với 15 tác giả (Nxb Phương Đong, 2007) và bộ sách Ở THƯỢNG NGUỒN THI CA CÔNG GIÁO (6 quyển, Nxb Tôn giáo, 2009)
(2) Ngoài hai cuộc thi chung SEN GIỮA LẦY (2010) và NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI (2011), còn có những cuộc thi ở cấp giáo phận tại Qui Nhơn, Phan Thiết và Xuân Lộc.

nguồn: Maria Thanh Mai gởi

Nhà thờ Đức Bà làm từ… 298.000 que diêm

Nhà thờ Đức Bà làm từ… 298.000 que diêm 

Kiệt tác tuyệt đẹp từ diêm này có chiều dài 2,3m và cao 1,5m.

Ông Patrick Acton, một nghệ nhân người Anh đã dành 10 năm để sáng tạo mô hình Nhà thờ Đức Bà Paris thu nhỏ cực hoành tráng. Công trình của ông được ghép từ 298.000 que diêm, 55 lít keo gỗ và 2.000 chiếc tăm.

Được biết, tổng cộng thời gian ông Patrick Acton hoàn thành tác phẩm là 2.000 giờ. Kiệt tác tuyệt đẹp từ diêm này có chiều dài 2,3m và cao 1,5m. Mỗi que diêm được xếp lần lượt để tạo nên cấu trúc đặc trưng của kiến trúc Paris cổ vốn được xem là hình mẫu hoàn hảo nhất cho kiến trúc Gothic trên thế giới.


Mô hình Nhà thờ Đức Bà Paris làm từ 298.000 que diêm của Patrick Acton.

Niềm đam mê của ông Patrick được bắt đầu từ năm 1977 khi ông hoàn thành một mô hình nhà thờ thu nhỏ ở địa phương bằng 500 que diêm. Trong 10 năm miệt mài nghiên cứu cách làm mô hình thu nhỏ của Nhà thờ Đức Bà Paris, ông Patrick tiết lộ, ông đã mất tới 8 năm chỉ cho việc sưu tầm vật liệu. 


Ông đã mất 10 năm để sưu tầm vật liệu và sáng tạo nên công trình này.

Nghệ nhân 59 tuổi chia sẻ: “Tôi đã yêu thích kiến trúc từ nhỏ, đặc biệt là kiến trúc Gothic kể từ ngày tôi còn là một cậu bé ở trường tiểu học. Tôi đã đặt ra mục tiêu làm nên công trình này cách đây 10 năm nhưng đã gặp khó khăn trong việc xây dựng kết cấu bởi kiến trúc của Nhà thờ Đức Bà rất phức tạp.”

Hiện tại, ông Patrick Acton đang có kế hoạch từ bỏ công việc của 1 chuyên gia tư vấn để dành toàn thời gian cho các mô hình bằng diêm yêu thích. Mỗi tác phẩm của ông bán được hàng trăm ngàn Bảng Anh.


Mô hình này được ghép lại từ 55 lít keo gỗ và 2.000 chiếc tăm.


Quả là 1 kiệt tác rất công phu và ấn tượng phải không các bạn?

nguồn từ Maria Thanh Mai gởi

Nữ Sinh Thác Loạn…

Nữ Sinh Thác Loạn…             Trích Việt Báo    Vietbao.com

 Bạn thân,

Cái thời nữ sinh e ấp bây giờ không còn bao nhiêu nữa. Chuyện đau lòng là, tình hình nữ sinh mất đạo đức ngày một tăng.

Báo Lao Động, ghi theo VnMedia, gọi đó là “Nữ sinh thường xuyên thác loạn vì lệch lạc,” trong đó ghi nhận tình hình nữ sinh quan hệ tình dục quá bừa bãi đang là tâm điểm của dư luận và gây không ít bàng hoàng với các bậc phụ huynh.

Bản tin nói, “Ngay cả trong lớp học những “trò chơi” tình cảm được các em công khai không hề ngại ngùng.”

Thê thảm tới mức, theo báo Lao Động:

“Chuyện nữ sinh mới chỉ học lớp 8, lớp 9 sinh con đã không còn là chuyện hiếm ở Việt Nam mà mấy ngày gần đây, dư luận đang rất bất bình trước việc nhiều em học sinh có thai đã gần sinh nhưng lại không hề hay biết. Có em còn tưởng mình bị đau ruột thừa như trường hợp nữ sinh T ở Nghệ An hay như việc nữ sinh V ở Đồng Tháp sinh con trong toilet của nhà trường.

Tất cả những trường hợp trên đều cho thấy, những em nữ sinh vẫn chưa hiểu biết nhiều về quan hệ tình dục mà chỉ xuất phát từ nhu cầu muốn khám phá bản thân và để chứng tỏ ta đây là người chơi ngông, không thua kém bạn bè cùng trang lứa.

Ngoài việc nữ sinh chưa hiểu hết về vấn đề tình dục nên để có thai ngoài ý muốn gây phẫn nộ trong dư luận, còn rất nhiều nữ sinh khác phải chịu cảnh mất đi sự trong trắng của người còn gái khi bạn tình phủ bỏ tránh nhiệm…

Còn đứng ở góc độ về y tế, bác sĩ Trần Danh Cường, Bệnh viện Phụ sản T.Ư cho biết về hậu quả của việc nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên. Theo bác sĩ Cường, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về tỉ lệ biến chứng sau nạo phá thai.”

Đó là chuyện sex. Còn chuyện nữ sinh đánh nhau nữa. Mà lại nữ sinh đánh nhau tập thể, ngay tại quê hương cụ Nguyễn Du.

Báo Giáo Dục VN nói ngay trên nhan đề, “Choáng với clip nữ sinh Hà Tĩnh đánh nhau tập thể” về chuyện xảy ra cuối năm 2011:

“Trong mấy ngày qua cư dân mạng lại lên cơn sốt với clip một nhóm nữ sinh khoảng 20 người đang đánh nhau tập thể.

Đoạn video trên được phát tán trên các trang mạng intenet đã thu hút hàng ngàn người xem mỗi ngày. Trong đoạn video có khoảng 20 nữ sinh mặc đồng phục và có vài nữ sinh mặc thường phục lao vào ẩu đả nhau bằng tay và chân.

Đoạn sau video còn là một cảnh hai nữ sinh một mặc đồng phục một mặc thường phục lao vào đánh tay đôi trong sự cổ vũ nhiệt tình của các nữ sinh bên ngoài. Hai nữ sinh này lao vào đánh nhau như những đô vật cấu véo, lôi tóc và đạp nhau ngay trên nền sân gạch đầy nước mưa….”

Tại sao như thế? Vì sao nữ sinh sex táo bạo như thế, vì sao bạo lực với nhau tàn khốc như thế?

Nhà thơ Nguyễn Du mà biết con cháu mình dùng bạo lực với nhau khốc liệt như thế tất sẽ than trời: Phồn hoa nhân vật loạn lai phi… (Dịch: Sau thời loạn lạc, nhân vật nơi chốn phồn hoa đã khác xưa rồi…)

Phải than là đúng vậy.

Hiểm Họa Nhiễm Độc Bởi Nước Sơn Móng Tay Chân

Hiểm Họa Nhiễm Độc Bởi Nước Sơn Móng Tay Chân

(05/06/2012)  Trích ViệtBao  vietbao.com

SAIGON (VB) — Cơ quan Kiểm soát chất độc hại (DTSC) của Mỹ vừa cảnh báo là đã tìm thấy 3 hóa chất toluene, dibutyl phthalate và formaldehyde có nguy cơ gây sẩy thai, tổn hại đến sức khỏe con người trong một số loại sản phẩm sơn móng lưu thông trên thị trường nước này, như: Sation 99 basecoat, Sation 53 red-pink nail color, Dare to Wear nail lacquer, Chelsea 650 Baby’s Breath Nail Lacquer, New York Summer Nail Colorv.v… Rất có thể các sản phẩm này đã lưu hành từ lâu ở Việt Nam, lẫn lộn với những loại sơn không nhãn hiệu, nhập lậu từ các nước Á châu và bày bán tràn lan ở các chợ.

Theo một bài điều tra của báo TN, chỉ riêng vùng Sài Gòn, rất dễ tìm thấy các loại sơn móng vô danh nói trên tại các chợ Bình Tây, An Đông, Tân Định, Thái Bình, v.v…  Tại chợ Thái Bình (quận 1), hàng trăm loại mỹ phẩm, nước hoa, dầu gội, lăn khử mùi, son môi, phấn, sơn móng tay chân… chất đống trong các khay, rổ nhựa đặt dưới đất. Nhờ giá rẻ, nhiều chủng loại, màu mè xanh đỏ bắt mắt nên được khá nhiều phụ nữ chọn mua. Các loại sơn móng này rất đa dạng, như loại hàng được người bán cho biết là đồ Trung Quốc, Hàn Quốc… đổ đống ngổn ngang, cũng bày đặt dán tem nhãn nhưng tem hết sức lem luốc, không thể đọc ra xuất xứ, thành phần hóa chất… Ngay các sạp có tủ kiếng đàng hoàng cũng bán đủ loại sơn móng, xuất xứ mơ hồ.

Nước sơn móng không nhãn hiệu đổ đống trong rổ nhựa, bày bán lẫn lộn với các thứ khẩu trang, găng tay và đồ dùng phụ nữ khác…(Photo VB)

Ngoài ra, các “tiệm” làm móng dã chiến ở các chợ và những chị thợ làm móng dạo ở các khu phố, đường hẻm… cũng sử dụng không gì khác hơn là các loại sơn móng đáng nghi ngại nói trên. Khách thì chỉ chọn màu nước sơn, không quan tâm lắm đến chất lượng hay nguy cơ độc hại từ loại sơn mình chọn. Thực tế, cả thợ lẫn khách, hầu hết đều không biết chút gì về lai lịch của các sản phẩm làm đẹp này.

Trong cô đơn và lãng quên, một bác sĩ Công Giáo cứu giúp kẻ liệt tại vùng chiến sự Sudan

Thương xác bảy mối: Trong cô đơn và lãng quên, một bác sĩ Công Giáo cứu giúp kẻ liệt tại vùng chiến sự Sudan
                                                             Trần Mạnh Trác  4/30/2012                                 nguồn: vietcatholic.net
 
 
Theo hồi ký của ông Alex Perry, giám đốc báo chí cuả TIME tại Phi Châu, thì nhiều người Công Giáo vẫn lì lợm ở lại vùng nuí Nuba hẻo lánh cuả Sudan để cứu giúp những người thiểu số đang bị săn đuổi tàn sát:
Tại bệnh viện Đức Mẹ Thương Xót (Mother of Mercy Hospital,) nằm sâu trong vùng kiểm soát cuả phiến quân ở vùng núi Nuba cuả Sudan, em Daniel Omar, 14 tuổi, kể lại trường hợp cuả em bị chặt đứt cả hai tay vì một quả bom vào đầu tháng ba vừa qua như sau:

“Em đang chăn bò ở Dar El thì nghe thấy tiếng máy bay Antonov, vì vậy em vội nằm xuống. Sau đó, em nghe thấy tiếng rít cuả bom và nhìn thấy nó đang rơi xuống ngay trên đầu mình. Vì vậy, em nhảy lên, nấp sau một gốc cây, và ôm chặt lấy thân cây.”

Quả bom rơi cách Daniel chỉ có vài mét. Cái cây, thực ra chỉ là một loại bụi gai ở sa mạc có một cái gốc dày, đã bảo vệ cơ thể của Daniel, nhưng hai tay của em đã bị sức nổ phá nát. “Em nhìn thấy máu”, Daniel nói. “Em không nhìn thấy tay nữa. Em thậm chí không khóc lên được. Em đứng lên, và bắt đầu đi, rồi gục xuống. Một người lính chạy đến và kéo em vào trong bóng râm. Sau đó, ông ta lấy một chiếc xe hơi, rửa và băng bó cho em, và đưa em tới đây. ”

Nói chung, những câu chuyện như vậy ở Châu Phi thì ít khi mang nhiều sự thật. Châu Phi – một lục địa có hơn 50 quốc gia và một tỷ người – đã nổi danh vì những câu chuyện được phóng đại trước mặt những người Tây phương. Nhưng trong trường hợp của Daniel và hàng trăm người khác ở nơi đây, lý do duy nhất mà họ còn sống để kể những câu chuyện là bởi vì có sự tận tâm của một bác sĩ phẫu thuật Mỹ, BS Tom Catena, người đã sống ở vùng núi Nuba từ năm 2008.

Catena, 47 tuổi, đến từ New York, ông đã làm việc ở vùng núi Nuba ba năm trước khi chính phủ Khartoum của Sudan phát động một cuộc tấn công vào phiến quân Nuba hồi cuối tháng Sáu năm ngoái. Nhưng những gì bắt đầu như một cuộc tấn công vào quân du kích nhanh chóng trở thành một cuộc tấn công vào tất cả các sắc dân thiểu số nói chung. Mỗi khi chính phủ kiểm soát một khu vực nào thì sẽ có hàng loạt các vụ tàn sát dân thường: dự án truyền hình vệ tinh Sentinel, điều chỉnh sự theo dõi từ trên không gian nhắm vào các hành động tàn bạo và các cuộc hành quân ở Sudan, đã tìm thấy nhiều vết tích trông giống như tám ngôi mộ tập thể ở trong và xung quanh thủ phủ Kadugli.

Bác sĩ Catena là người duy nhất ở nhà thương có khả năng đối phó với những thương tích nghiêm trọng. Và như vậy, có lẽ không ai có uy tín hơn để mô tả những gì chính quyền Khartoum đang làm với công dân của họ. Tôi hỏi Catena có bao nhiêu người bị thương mà ông đã điều trị kể từ khi cuộc chiến bắt đầu: 822, ông nói. Trong số đó, 140 vụ là thương tích thường và 102 vụ là nghiêm trọng, chủ yếu là phải cắt bỏ. Catena cho biết thêm rằng số bệnh nhân bị thương nặng nhất là 73 và là nạn nhân cuả các vụ đánh bom từ máy bay Antonov. Ông không có nghi ngờ nào về ý định của Khartoum. Đó là, ông nói, “đã có những tính toán trước khi đánh bom trên vùng dân sự. .. để khủng bố người dân và buộc họ rời khỏi nhà của họ, và đất đai của họ.”

BS Tom Catena, là thành viên hội đồng quản trị các Tình Nguyện viên Công giáo, đã làm việc tại Bệnh viện Mother of Mercy ở miền núi Nuba Sudan từ năm 2007.

Đây là lần thứ hai tôi gặp BS Catena. Lần đầu tiên hồi cuối tháng Sáu khi chiến dịch thanh trừng sắc tộc cuả chính quyền Khartoum khởi sự. Lúc đó, ông đã cho phép tôi đi lang thang trong khu bệnh viện của ông để thu thập lời khai. Bây giờ là mười tháng sau, trông ông hốc hác hẳn ra. Liên tục làm việc trong khu cấp cứu, BS Catena đã không thể rời khu giải phẫu trong 14 tháng dài, dưới sự đe doạ bị tấn công bất cứ lúc nào. “Tôi không biết lý do tại sao chúng tôi đã không bị bỏ bom”, ông nói. “Mỗi khi họ bay qua, tôi nghĩ rằng: ‘đây có phải là ngày đó chăng?” Thực ra họ chẳng phải là những người có lòng nhân đạo, hay có chút e dè về một nguyên tắc đạo lý nào cả. Vì họ đã từng đánh bom nhiều bệnh viện trước đây.”

Được hỏi tại sao ông trông xanh xao như thế này, ông cho biết “có một chút sốt rét” và cũng còn bị xúc động vì một cái chết trong đêm trước của một bệnh nhân. “Ông ta bị 20 lỗ trong ruột của mình,” Bs Catena nói “Chúng tôi ráng chữa một số và ông ta có vẻ hồi phục, thế là mỗi đêm chúng tôi cố chữa thêm một cái gì đó nữa cho ông ta, và ông ta lại bình phục rất tốt, giống như một con thuyền êm ả lướt sóng vậy. Thế rồi, ông ta tự nhiên bật ngửa ra chết vào lúc ba giờ sáng. Tôi không thể giải thích nổi.”

BS Catena hiểu rất rõ ràng về những gì đã thu hút ông đi tới miền núi Nuba: đó là đức tin Kitô giáo của mình. Ông luôn luôn ấp ủ ý định làm việc truyền giáo, và sau khi đậu bằng kỹ sư cơ khí và trả xong nợ, ông trở lại học y khoa. “Tôi nhận ra là ngành cơ khí không thích hợp cho công việc truyền giáo.” Ông gia nhập Hải quân để có cơ hội học y khoa và phục vụ là một bác sĩ cho các phi công Hải quân cho đến khi trả xong nợ của Hải Quân. Thế rồi, ông bắt đầu đi về châu Phi, làm việc ở Kenya, ở Nam Sudan, và sau cùng là bệnh viện Mother of Mercy, khi bệnh viện này mở cửa vào tháng 3 năm 2008. “Ý tưởng chính là phục vụ”, ông nói. “Bạn lấy Chúa Kitô làm hướng dẫn cho bạn, làm cố vấn của bạn. Đây là những gì Ngài đã làm. Ngài đến để phục vụ, chứ không phải được phục vụ, và tôi cố gắng noi theo cái gương đó. ”

Đức tin cuả Catena cũng đã thuyết phục ông ở lại sau khi chiến tranh bùng nổ, ngay cả khi vị giám đốc của ông muốn ông rút lui. “What the heck?” (“Sao phi lý thế“) Ông kêu lên. “Chúng ta là nhà truyền giáo mà. Thời gian của Chúa Kitô chính là những lúc bạn có nghĩa vụ phải có mặt. Chứ đâu phải là những lúc bạn thối lui.” Tuy nhiên ông không phải là một nhà tuyên truyền. Việc tuyên truyền không phù hợp với người Nuba, là những người hoàn toàn khác với nhóm Hồi giáo hiếu chiến, áp bức của chính phủ Khartoum – họ (dân Nuba) cho phép tự do và hỗn hợp tôn giáo, ngay cả trong một gia đình. Em Daniel là một trường hợp diển hình. Em đeo một cây thánh giá trên cổ, nhưng em nói: “cha mẹ em là người Hồi giáo. Nhưng ngay từ khi em biết nói, em đã quyết định làm một Kitô hữu. Và họ để mặc em.”

Tuy nhiên đức tin cuả Catena cũng không thể ngăn cản ông ta tưởng tượng ra những giải pháp thực dụng rất là ‘trần thế’ để giải quyết cái khổ mà mọi người đang nhìn thấy mỗi ngày. “Chúng ta cần phải thiết lập ra một hành lang nhân đạo”, ông nói. “Một khu vực cấm bay là một ý tưởng tốt, nhưng có nhiều người cho rằng chi phí cho giải pháp này là quá cao. Vâng, tôi đã từng phục vụ trong 1 phi đội F-18 của Hải quân và tôi biết chỉ cần 1 phi đội duy nhất là có thể kết thúc toàn bộ không lực của Sudan trong vòng một ngày.”

Sự tức giận cuả BS Catena lại tăng thêm với ý nghĩ rằng, ông sắp phải điều trị 1 đợt thứ hai cho các nạn nhân bị oanh kích. Hầu hết các gia đình đã phải rời bỏ làng xóm của họ, một số đi tới các trại tị nạn ở Nam Sudan, nhưng hàng trăm hàng ngàn người khác đã tìm trú ẩn trong các hang động rải rác trên miền núi đá Nuba. Xa quê hương bản thổ và không thể trồng cấy, một nạn đói – và có thể là một cuộc chạy loạn ồ ạt – đang lấp ló xuất hiện.

Nhưng sau cùng thì, ngay cả đối với một bác sĩ phẫu thuật, rất có thể là một trong những người ‘cưa chân cắt tay’ nhiều kinh nghiệm nhất thế giới, cũng có nhiều điều ông ta không thể sửa chữa nổi. Sau hơn một tháng, những vết thương của Daniel đã lành, hai cổ tay cuả em trông trơn tru và gọn gàng, chỉ lờ mờ là một vết sẹo. Nhưng hình như cái đau trong lòng thì vẫn chưa lành được. “Nếu không có bàn tay, em không thể làm bất cứ điều gì”, Daniel nói. “Em thậm chí không thể chiến đấu. Em sẽ là một gánh nặng cho gia đình trong tương lai”

Daniel đã nhìn thẳng vào mắt tôi và nói “Nếu em có thể chết được, thì em cũng muốn chết phứt đi cho rồi.”

Những tâm tình của các tân tòng sau đêm “Rửa tội”

Những tâm tình của các tân tòng sau đêm “Rửa tội”

nhân ngày lễ Phục sinh vừa qua.(28-04-2012)

                                                             Phùng văn Phụng ghi

 Ngày lễ Phục sinh vừa qua các nhà thờ Việt nam tại Houston đã làm lễ “Rửa tội” và Thêm sức cho khoảng gần 100 người lớn. Sau một thời gian trao đổi, học hỏi về Thiên Chúa, về Đức Mẹ, về Giáo hội Công giáo các anh chị em tân tòng đã thực sự làm con cái Chúa sau khi nhận Bí Tích Thanh tẩy này.

Chúa nhật vừa qua, các anh chị em thuộc giáo Xứ Đức Ki Tô Ngôi Lời Nhập Thể chia sẻ những cảm nghiệm sau khi “Rửa tội” làm con cái Chúa.

Tất cả các anh chị ngồi thành vòng tròn đa số đều nói rất hồi hộp, lo lắng nhưng sau khi rửa tội rồi rất vui mừng, có người cảm giác giống như đi trên mây, vui hơn ngày đám cưới nữa. “Happy” này không thể giải thích được. Chị Hương nói rằng:”Con cái đi theo chạy tung tăng. Mãi đến 3 giờ sáng mới đi ngủ được, phải chở con đi đến tiệm MacDonald mua đồ ăn vì quá đói.”

Có chị rất mong muốn được rửa tội, nhưng trục trặc giấy tờ của người chồng, nên phải chờ đợi khoảng 9 năm mới xong giấy tờ, kỳ này mới được rửa tội. Chị nói rằng chị rất vui vì chờ đợi quá lâu và chị nói “Ráng sống làm sao cho được lòng Chúa. Chị cũng mong muốn trở lại lớp kỳ tới để học hỏi thêm vì đức tin còn yếu”. Chị cũng mong muốn phó thác mọi sự, công ăn việc làm, chuyện gia đình, những khó khăn hàng ngày cho Chúa.

Một chị nhà ở South 45 đã hết sức cố gắng vừa đi học vừa đi làm mà mỗi sáng chúa nhật đều cố gắng đến nhà thờ để học đạo. Chị vừa vui mừng, vừa lo lắng bây giờ thì rất hảnh diện làm con cái Chúa.

Sau khi rửa tội có anh đã để đèn cầy và áo rửa tội ở gần giường ngủ để nhắc nhở mình làm thể nào giữ được sự trong trắng, ít lỗi lầm, ít phạm tội cầu mong Thiên Chúa tha thứ. Bây giờ ai nấy đều thấy vui hơn trước.

Thầy Bạch nói: “Chỉ mơ được rước Mình Máu thánh Chúa vì Mình Máu thánh Chúa nuôi dưỡng chúng ta để chúng ta có sức làm việc.”

Phùng văn Phụng ghi

28 April 2012

Trung Quốc: Hơn 22.000 người được rửa tội vào ngày Lễ Phục sinh

 

Trung Quốc: Hơn 22.000 người được rửa tội vào ngày Lễ Phục sinh

Minh Đức

 WHĐ (26.04.2012) / VIS – Theo hãng tin Công giáo Fides, vào Lễ Phục Sinh năm nay tại Trung Quốc có 22.104 người được rửa tội. Các số liệu do Trung tâm nghiên cứu Đức Tin tại tỉnh Hà Bắc thu thập. Trong số những người mới được rửa tội có 75 phần trăm là người lớn, thuộc 101 giáo phận. Ngay tại Hà Bắc có 4.410 người được rửa tội vào ngày Lễ Phục Sinh, ít hơn năm ngoái 615 người, trong khi ở Hồng Kông -nơi có hơn 360.000 tín hữu- 3.500 người đã được rửa tội trong dịp này.

Để lượng giá những số liệu này, cần lưu ý rằng một số giáo phận không chỉ cử hành bí tích Rửa tội vào lễ Phục sinh. Chẳng hạn, tại Thượng Hải có 379 người được rửa tội vào lễ Phục sinh, nhưng tổng cộng số người được rửa tội có thể vượt quá 1.500 người vào cuối năm nay. Theo nữ tu Lý Quách Sảng thuộc Trung tâm nghiên cứu, “vẫn còn một số giáo phận hoặc cộng đoàn đã không cung cấp dữ liệu cho chúng tôi vì những khó khăn về mặt truyền thông. Vì vậy, chúng tôi phải nhấn mạnh rằng các số liệu trên đây chưa đầy đủ, con số này vẫn có thể còn nhiều hơn thế”.

(VIS, 24-04-2012)

Nguồn: WHD

Trung Quốc sắp có thêm tân giám mục

Trung Quốc sắp có thêm tân giám mục

Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở thành phố Trường Sa

Linh mục Methodius Qu Ailin sẽ được tấn phong làm giám mục của giáo phận Hồ Nam trong tuần này, theo các nguồn tin Giáo hội địa phương.

Vị linh mục 51 tuổi đã được Đức Thánh cha Bênêđictô XVI chấp thuận và được chính phủ Trung Quốc công nhận, các nguồn tin cho biết.

Buổi lễ dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25-4 tại nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở thành phố Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, miền nam Trung Quốc.

Đức Giám mục Joseph Li Shan của Bắc Kinh, phó chủ tịch Hội đồng Giám mục được nhà nước công nhận và từng tham dự một nghi lễ tấn phong giám mục bất hợp thức tại Thừa Đức vào năm 2010, sẽ làm chủ phong, theo các nguồn tin.

Lễ tấn phong sẽ trùng với ngày cuối cùng của cuộc họp toàn thể của Ủy ban Đặc trách Giáo hội Trung Quốc của Tòa Thánh.

Tân Giám mục Qu sinh năm 1961 và chịu chức linh mục tại thành phố Hành Dương năm 1995. Ngài được bầu làm ứng viên giám mục năm ngoái.

Ngài làm phó chủ tịch Hội Công giáo yêu nước tỉnh Hồ Nam và là thành viên của Hội đồng Cố vấn chính trị nhân dân thành phố Hành Dương.

Có khoảng 20 linh mục phục vụ 65.000 người Công giáo trong tỉnh này, vốn không có giám mục hơn một thập niên nay sau khi Đức Giám mục Simon Qu Tianxi của Trường Sa qua đời năm 2000.

Hồ Nam có 4 giáo phận và 5 hạt phủ doãn tông tòa, theo thống kê Tòa Thánh.

Các chức sắc trong Giáo hội “công khai” được nhà nước công nhận đã cơ cấu lại các nơi này thành 6 giáo phận vào năm 1991 và sau đó sát nhập lại thành giáo phận Hồ Nam năm 1999.

Vì những thay đổi này không được Tòa Thánh chấp thuận, vị giám chức mới sẽ được Rôma chính thức công nhận là giám mục của Trường Sa.

Nguồn:  ucanews

KỶ NIỆM 100 NĂM HÀN MẶC TỬ

Kỷ Niệm 100 Năm Hàn Mặc Tử Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt Dâng Lễ Lòng Chúa Thương Xót Cầu Cho Hàn Mặc Tử Tại Gxvn ParisKỶ NIỆM 100 NĂM HÀN MẶC TỬ, 1912-2012 (Bài 1 : Lễ cầu cho Hàn Mặc Tử)

Chủ nhật 15.04.2014, Đại lễ kính Lòng Chúa Thương Xót, Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Địa phận Bắc Ninh, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã ghé thăm Giáo xứ Việt nam Paris và dâng lễ với cộng đoàn. Cùng đồng tế với ngài, có 8 cha khác, trong đó có 5 cha sinh viên Việt nam đang tu học tại Paris và 3 cha thuộc Ban Giám Đốc Giáo Xứ : Đức Ông Mai Đức Vinh, cha Đinh Đồng Thượng Sách và cha Trần Anh Dũng. Đây là lần thứ hai mà Giáo Xứ Việt Nam Paris được hân hạnh Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt đến thăm. Cách đây ba năm, thứ bảy, 18 tháng 7 năm 2009, ngài đã tới viếng thăm Giáo Xứ Paris và Họ Đạo Bắc Ninh tại Pháp.

Xem hình

Mở đầu thánh lễ, Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh, Giám đốc Giáo xứ, đã ngỏ lới chào mừng Đức cha Cosma, cám ơn ngài, vì, trên đường mục vụ đi giảng phòng cho các cha sinh viên Âu châu ở Thuỵ Sỹ, đã ghé thăm Giáo xứ Việt nam Paris, chủ tế thánh lễ, chia sẻ Lời Chúa và khai mạc Ngày Văn Hóa mừng sinh nhật 100 năm của thi sỹ Hàn Mặc Tử do Giáo xứ tổ chức, vào dịp sinh nhật thứ 22 của Thư viện Giáo Xứ Việt Nam Paris. Cả cộng đoàn đã vỗ tay chào mừng Đức cha Cosma.

Đáp lời, Đức cha Cosma, có khẩu hiệu giám mục là « Tình thương và sự sống » tỏ lòng vui mừng được cử hành thánh lễ kính Lòng Chúa Thương Xót với GXVN Paris. Ngài xin mọi người, trong niềm vui mùa Phục Sinh và trong niềm vui đã được Chúa Thương Xót, hãy cùng ngài, xin Chúa cho chúng ta, là những người đã được Chúa Thương Xót, biết thể hiện Lòng Chúa Thương Xót đối với mọi người. Và đặc biệt hôm nay, giáo xứ chúng ta tổ chức ngày nhớ đến sinh nhật 100 năm nhà thơ Hàn Mặc Tử, chúng ta hãy cầu nguyện cho ông được Chúa Thương Xót và cho tất cả những người cần đến Lòng Chúa Thương Xót, nhất là những người bệnh phong cùi, và đặc biệt ở trại Quy Hòa, nơi mà nhà thơ đã ở và đã qua đời.

Trong thánh lễ, với tinh thần hiệp nhất và với tâm tình tôi trung, con thảo, Đức Cha đã dâng lời cầu nguyện cho những đấng bậc trong Giáo phận Bắc Ninh đã ra đi : Đức Cố Hồng Y Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng, Đức Cố Giám Mục Giuse Nguyễn Quang Tuyến,.. cùng các ân nhân, Ông Bà Cha Mẹ anh chị em trong giáo phận Bắc Ninh đã qua đời…Đặc biệt trong ngày lễ Lòng Chúa Thương Xót và Giáo Xứ Việt Nam tổ chức Ngày Văn Hóa, kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Hàn Mặc Tử, Đức cha cũng dâng lời cầu cho linh hồn Phanxicô của nhà thơ công giáo danh tiếng này.Chia sẻ Lời Chúa, Đức cha Cosma đã nhắc đến Tin Mừng Gioan, 20, 19-31 chủ nhật hôm nay và nhấn mạnh đến ba điểm.

Thứ nhất là « Lòng Chúa Thương Xót ». Chúa thương xót Tôma cứng lòng tin. Chúa thương xót Phêrô đã chối Thầy, thương xót các tông đồ đã bỏ thầy. Chúa thương xót tất cả chúng ta.

Năm 2000, Đức Gioan Phaolô II đã long trọng tuyên bố: “Trên khắp thế giới, Chúa Nhật thứ 2 sau Phục Sinh sẽ được gọi là Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa” và ban hành Thông điệp « Thiên Chúa Giàu Lòng Thương Xót ». Giáo dân Việt Nam có lòng sốt sắng và sùng mộ « Lòng Chúa Thương Xót ». Đức cha đã dâng lễ tối hôm qua tại nhà thờ Tân Định với khoảng 3000 người. Sáng hôm nay ở Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn thánh lễ lòng Chúa Thương Xót có khoảng 15.000 người tham dự. Có một nhóm làm việc rất mạnh để cổ động và phổ biến « Lòng Chúa Thương xót ». Đức cha đang dự trù xây cất một đền « Lòng Chúa Thương Xót » gần sân bay Nội Bài.

Điểm thứ hai là sứ mệnh mang Lòng Chúa Thương Xót đến cho mọi người. Khi chịu chức linh mục (ngày 05.06.1976) cách đây 36 năm, Đức cha đã được một người bạn tặng bức ảnh Chúa chiên lành, vẽ người mục tử vác chiên lạc đã tìm được trên vai. Ngài rất cảm động vì đã được Chúa Thương Xót và có ý tưởng nhất tâm, là linh mục là phải mang Lòng Thương Xót Chúa đến cho mọi người. Hôm nay, được mời tham dự lễ « Kỷ niệm 100 năm Hàn Mặc Tử », làm ngài nhớ lại việc Chúa dun dủi để Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình đề nghị ngài đi làm mục vụ cho người phong cùi. Ngài đã nhận lời ngay vì nghĩ rằng đấy là những người cần đến tình thương. Ngài đã đến trại phong, liên lạc, thăm viếng, gặp gỡ và giúp đỡ họ. Điều kiện sinh sống của họ rất là thiếu thốn, chật vật và khổ sở. Mỗi gia đình, vợ chồng, cha mẹ, con cái chỉ được một mảnh chiếu. Nhưng cái khổ nhất của những người bệnh phong là mặc cảm bị bỏ rơi, không được ai thăm viếng, không được tin tức gia đình. Họ rất cơ đơn. Một bà lão mất năm 74 tuổi. Khi vào đây 17 tuổi. Từ năm 17 tuổi đến năm 74 tuổi ở trại phong không có tin gì không được ai trong gia đình đến thăm viếng. Một ông cố và người con chết, có báo tin cho gia đình, nhưng chẳng ai vào thăm. Một bà cụ, gọi là bà cụ Sáu, được tôi mang Mình Thánh Chúa, nói với tôi rằng bà rất vui, vì được Chúa thương,… Đức cha đã làm việc mục vụ 16 năm ở trại phong cùi này, trại Thanh Bình, quận 2, Sài Gòn, từ 1986 đến 2002. Khi làm giám mục, ngài tìm lại thánh giá mà ngài đã làm cho các em giúp lễ trong trại phong. Ngài đã lấy thánh giá gỗ này làm thánh giá giám mục (Và ngài đã chọn khẩu hiệu giám mục là Tình thương và Sự sống). Khi ngài trở lại đây làm lễ thì các bổn đạo phong đã nhận ra thánh giá gỗ này và họ rất cảm động.

Điểm thứ ba là xã hội Việt Nam vô cảm hiện nay cần Lòng Chúa Thương Xót. Xã hội ngày nay người ta thờ ơ với nhau. Trước đây, khi du học tại Pháp, Đức cha thấy có Secours Catholique kêu gọi người ta, giúp đỡ người ta chỗ ngủ, bữa ăn. Ở Việt nam hiện nay không được như vậy. Ở trong lãnh thổ Bắc Ninh mấy chuyện mới xẩy ra làm cho người ta nghĩ rằng có nhiều người rơi vào tình trạng gọi là vô cảm. Một đứa con trai gần 18 tuổi ăn cướp tiệm vàng, rồi giết hai vợ chồng chủ, giết cả đứa con lớn 18 tuổi ; may thay đứa con 8 tuổi trốn dưới gầm bàn được thoát nạn ; Mà rồi đứa con trai giết người này chẳng có thái độ ân hận gì cả, coi như đó là chuyện thường tình. Cách đây hơn một tháng, một em bé giúp lễ trong một xứ đạo địa phận Bắc Ninh có một chiếc xe đạp mới, được một đứa trẻ khác khác lớn hơn rủ đến nhà chơi. Đứa trẻ lớn này chĩ độ 14 tuổi, đã giết em giúp lễ nhỏ rồi ném xác xuống ao, cướp xe đạp. Hôm sau nó đi học bình thường như không có gì xẩy ra. Mấy bữa sau xác em bé nổi lên, người ta mới điều tra và khám phá ra đứa trẻ giết người. Rồi mới đây, một cặp vợ chồng làm ăn thất bại, đến xin ở nhờ gia đình anh vợ. Sống chung, hai gia đình có sự lộn xộn, cãi cọ nhau. Người chồng ở nhờ đã giết người vợ và một đứa con 4 tuổi của ông anh. Người ta sống với nhau không còn có gì là tình thương nữa. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã thấy và đã bảo rằng « Đất nước này cần một trái tim ».

Kết luận, Đức cha xin mọi người, trong thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót hôm nay, hãy cầu nguyện. Xin cho mỗi người có một trái tim. Xin Chúa thay đổi cái xã hội việt nam vô cảm hôm nay, không còn biết trắc ẩn, không còn biết thương nhau. May thay, không phải tất cả người Việt Nam đều vô cảm. Vẫn còn những nữ tu lo cho các em bé khuyết tật, mồ coi, phong cùi. Là Kytô hữu, chúng ta phải biết thương yêu nhau, trước hết thương yêu nhau trong gia đình, rồi từ đó mang tình thương đến hàng xóm láng diềng, bạn bè, lan ra khắp giáo xứ và lan ra khắp xã hội. « Giáo hội là Thiên Chúa có trái tim của bà mẹ và là bà mẹ có trái tim của Thiên Chúa ». Xin Chúa cho chúng ta, trong giáo xứ này và trong toàn giáo hội, có trái tim của bà mẹ và trái tim của Thiên Chúa.

Nhân ngày « Kỳ niệm 100 năm Hàn Mặc Tử », người đã được hưởng Tình Thương của Chúa, chúng ta cũng nhớ đến ông, cầu nguyện cho ông và cho những người bị bệnh phong khác.

Trong phần lời nguyện giáo dân, một lời nguyện đặc biệt đã được dâng lên Lòng Chúa Thương Xót : « Thánh giá gỗ đeo trên ngực Đức Cha Cosma là do những người phong tại trại cùi Quả Cảm (Bắc Ninh) làm ra. Đó là biểu tượng sự giao hòa giữa đức tin, đức mến trong đức cậy. Trong thánh lễ mở đầu ngày văn hóa, kỷ niệm 100 ngày sinh của Hàn Mặc Tử, cộng đoàn giáo xứ nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho vị giám mục người cùi ; và các con cái của người được bàn tay dịu hiền của các nữ tu công giáo chăm sóc tại các trại cùi Quy Hòa , nơi thi nhân cất lời ngợi ca các nữ tu dòng thánh Phanxicô xuống giữa loài người mà an ủi người phong, trại cùi Quả Cảm nơi quê hương quan họ, trại cùi Di Linh, quê hương thứ hai của đức cha Cassaigne, trại cùi Bến Sắn của các nữ tu dòng Bác Ái, các trại cùi và các công trình bác ái của Giáo hội trên quê huơng yêu dấu. Chúng ta cùng cầu nguyện ».

Sau khi đã dùng cơm chung với cộng đoàn giáo xứ, Đức cha Cosma đã đến không gian văn hóa, khai mạc Ngày Văn Hóa thứ 22 do Thư Viện Giáo xứ tổ chức, để kỷ niệm sinh nhật thứ 100, 1912-2012, của thi sỹ Hàn Mặc Tử.

Lời Kết

Trong khuôn khổ nhỏ bé của mình, Giáo xứ Việt Nam đã nghĩ đến văn hóa công giáo việt nam một cách thiết tha và đã thực hiện một chương trình « Kỷ niệm 100 năm Hàn Mặc Tử » tương đối đầy đủ. Qua Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót, Giáo xứ đã cử hành « Lễ cầu cho Hàn Mặc Tử ». Sau thánh lễ, qua chương trình văn hóa, giáo xứ được nghe hát bài tình sử « Hàn Mặc Tử », được nghe diễn thuyết về « Thinh lặng và siêu thoát trong thơ Hàn Mặc Tử », được nghe cảm tưởng về « Thơ Tin, Cậy, Mến của Hàn Mặc Tử », được nghe cảm tưởng chung về « Ngày văn hóa Hàn Mặc Tử », được nghe và xem « Hàn Mặc Tử, người lữ hành dưới trăng ».

Với sự hiện diện chủ tế thánh lễ và tham dự khai mạc chương trình văn hóa của Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Tổng Thơ Ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, phải chăng Giáo Xứ Việt Nam Paris đang cùng Giáo Hội Việt Nam khắp nơi « Kỷ niệm 100 năm Hàn Mặc Tử » ?

Có phải Giáo xứ và các giáo dân Việt Nam đã thấy hay đang mong ước thấy « Những Hàn Mặc Tử mới đang lớn lên » ?

Paris, ngày 18 tháng 04 năm 2012

Trần Văn Cảnh                                                    Nguồn: Vietcatholic.net

Tin thêm về bà Ngô Đình Lệ Quyên,

Tin thêm về bà Ngô Đình Lệ Quyên.

Con gái út ông bà Ngô Đình Nhu qua đời vì tai nạn giao thông – Xin thêm lời cầu nguyện cho linh hồn của Bà

 17.04.2012 ROME, Ý (NV) – Bà Ngô Đình Lệ Quyên, con gái út ông Ngô Đình Nhu và bà Trần Lệ Xuân, qua đời trong một tai nạn giao thông tại Rome, Ý, hôm 16 Tháng Tư, một nguồn tin thân cận với gia đình xác nhận với nhật báo Người Việt.

 
Luật Sư Trương Phú Thứ, người duy nhất phỏng vấn bà Nhu thời gian sau chiến tranh, và là một người thân của gia đình nạn nhân, nói: “Tôi vừa nói chuyện với Ngô Đình Quỳnh, anh trai của Lệ Quyên, và được biết cô ấy qua đời trong tai nạn giao thông hôm Thứ Hai. Hôm đó, cô đi làm bằng xe gắn máy, bị té, đập đầu xuống đường. Lúc đó, cô không đội nón an toàn.”
Bản tin trên trang blog caritas.org của Caritas of Rome cho biết, “Ngô Đình Lệ Quyên qua đời trong một tai nạn giao thông ở Rome vì va vào một xe bus chở học sinh.”
Caritas of Rome, một tổ chức thiện nguyện thuộc Tòa Thánh Vatican, là nơi bà Ngô Đình Lệ Quyên, 53 tuổi, tiến sĩ luật, làm việc với vai trò giám đốc phụ trách di dân.
Thân phụ của bà Quyên là em ruột và là cố vấn của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị giết chết tại Sài Gòn, một ngày sau cuộc đảo chánh ngày 1 Tháng Mười Một, 1963 tại miền Nam Việt Nam.
Luật Sư Trương Phú Thứ cho biết, bà Ngô Đình Lệ Quyên có khuôn mặt rất giống cha, và là một người cương quyết, có cá tính rất đặc biệt.
“Tôi có thể nói, lúc 20 tuổi, cô có khuôn mặt giống ông Nhu, như hai giọt nước. Người ta thường nói ‘gái giống cha, giàu ba họ.’ Nhưng bây giờ cô không còn nữa, rất tội nghiệp, rất thương,” luật sư này nói.
Ông nói thêm: “Cô là người rất ‘cứng đầu.’ Ở Ý, nếu không có quốc tịch thì không được giảng dạy trong đại học. Cô có bằng tiến sĩ luật, nhưng không chịu nhập quốc tịch. Đã thế, dù có chồng người Ý, cô lại đặt tên con trai là Ngô Đình Sơn, tức là lấy họ bên ngoại.”
“Nói là ‘cứng đầu,’ chứ thực ra, ‘con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh.’ Cô là người đạo đức, ăn nói nhỏ nhẹ, nhưng cương quyết,” Luật Sư Trương Phú Thứ nhận xét.
Đức Ông Enrico Feroci, giám đốc Caritas of Rome, ra thông cáo trên trang web bày tỏ đau buồn sâu xa về sự qua đời của bà Ngô Đình Lệ Quyên.
“Bà Lệ Quyên là một tấm gương cho chúng tôi,” Đức Ông viết. “Trong nhiều năm, bà làm việc giúp người nghèo và khốn cùng. Bà làm việc với lòng hăng say và tin tưởng, và là một chỗ dựa cho chúng tôi trong công việc.”
Ông Gianni Alemanno, đô trưởng Rome, cũng gởi thư đến Đức Ông Enrico Feroci để chia buồn và nhắc nhiều lần bà Lệ Quyên đối thoại với chính quyền để bênh vực quyền lợi người di dân, theo Caritas of Rome.
Trang blog của Caritas of Rome tại www.caritas.org viết: “Lệ Quyên đóng vai trò rất lớn trong chính sách của Caritas ở mọi mức độ. Bà được nhiều nhân viên ở Caritas biết. Đồng sự của bà khắp thế giới luôn nhớ đến bà trong vai trò một người dấn thân cho người nghèo.”

Bà Martina Liebsch, giám đốc chính sách quốc tế của Caritas, được trang blog trích lời nói: “Chúng tôi xin chia buồn với gia đình, bạn bè và nhân viên của Caritas of Rome… Sự ra đi của bà là một mất mát lớn đối với cộng đồng di dân tại Rome.”
Tại Caritas of Rome, từ năm 1992 đến năm 1996, bà Ngô Đình Lệ Quyên phụ trách một trung tâm chăm sóc người ngoại quốc.
Từ năm 2000 đến năm 2007, bà Lệ Quyên đặc trách việc điều hợp toàn quốc liên quan đến người tị nạn. Bà cũng là thành viên ủy ban di dân thuộc Caritas Châu Âu, và sau đó làm chủ tịch ủy ban này.
Theo trang web www.vietcatholic.com, “bà Lệ Quyên không xin quốc tịch Ý, nhưng do công tác phục vụ nổi bật dành cho Ý, theo đề nghị của Bộ Nội Vụ, tổng thống nước này ban hành sắc lệnh cấp quốc tịch Ý cho bà năm 2008.”
Theo trang web của Caritas of Rome, bà Ngô Đình Lệ Quyên sinh năm 1959, sang Ý năm 1963 với quy chế tị nạn.
Sau cuộc đảo chánh, thân mẫu của bà và người chị, Ngô Đình Lệ Thủy, lúc đó đang ở Mỹ, bay sang Rome, và sau đó sang sống tại Pháp.
Năm 1968, bà Ngô Đình Lệ Thủy thiệt mạng trong một tai nạn giao thông tại Pháp.
Năm 2011, bà Trần Lệ Xuân qua đời tại Ý.
Ông bà Ngô Đình Nhu có bốn người con, hai nam, hai nữ.
Gia đình bà Ngô Đình Lệ Quyên sống chung một tòa nhà với gia đình ông Ngô Đình Trác, con trai trưởng của ông bà Ngô Đình Nhu.