
Một màu tím ngát trải dài ở một khu vườn Nhật Bản, khung cảnh đẹp như trên thiên đường |














Tin Tức – Thế Giới , Việt Nam, Tin Hoa Kỳ
Một màu tím ngát trải dài ở một khu vườn Nhật Bản, khung cảnh đẹp như trên thiên đường |
Trẻ em chết ngoài đường : 8 quan chức Trung Quốc bị kỷ luật
Loại thùng rác ngoài đường phố, nơi phát hiện thi hài của các trẻ em (DR)
Theo AFP hôm nay, tám quan chức địa phương của một tỉnh miền tây nam Trung Quốc đã bị kỷ luật sau khi xảy ra cái chết thương tâm của năm em nhỏ trên đường phố. Vụ việc còn làm dấy lên cuộc tranh luận về tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội Trung Quốc, cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới.
Sự việc xảy ra tại thành phố Tất Tiết, tỉnh Quý Châu, hôm 16/11 vừa qua, một người dọn rác của thành phố đã phát hiện thấy 5 em nhỏ bị chết trong một thùng xe chứa rác sau một đêm trú ẩn trong đó để tránh rét. Dường như các em nhỏ này bị chết ngạt do khí monoxyde carbonne khi dùng than để đốt lò sưởi.
Những trẻ nhỏ này đều bỏ học, sống lây lất lang thang vì cha mẹ của các em phải đi kiếm sống ở những nơi xa. Không có ai chăm sóc, các em này phải đi lang thang khắp nơi tự kiếm ăn.
Cái chết của những đứa trẻ xấu số này đã gây xúc động mạnh trong dư luận xã hội. Trên các mạng Twitter của Trong Quốc bùng nổ những bình luận tỏ phẫn nộ trước thái độ bàng quang vô cảm của chính quyền và tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc trong xã hội.
Đa số ý kiến trong dư luận đều cho rằng cái chết thương tâm của 5 em nhỏ là bằng chứng cho sự xuống cấp của chăm sóc xã hội và giáo dục ở Trung Quốc. Tuy nhiên, một số tiếng nói của cư dân mạng cũng đòi phải trừng phạt gia đình vô trách nhiệm đã để các em nhỏ phải lang thang kiếm sống.
Báo chí chính thức cho biết, đầu tuần này, chính quyền địa phương đã kỷ luật thải hồi và đình chỉ chức vụ 8 quan chức phụ trách các vấn đề xã hội và giáo dục của thành phố Tất Tiết. Thời gian gần đây dư luận xã hội ở Trung Quốc đều nhận thấy một thực tế đáng báo động đó là kinh tế phát triển, nhiều người giàu lên đồng thời kéo theo là sự phân hóa
giàu nghèo sâu hơn, trong khi các chính sách xã hội công cộng không được chăm
lo. Chính quyền Trung Quốc ngày càng tỏ ra vô trách nhiệm và vô cảm với số phận
của người dân nghèo.
Đức Giáo hoàng kêu gọi không nghe những lời tiên đoán về tận thế
Đức Giáo Hoàng Benedicto 16.
Trong khi một số nhà tiên tri loan báo ngày tận thế là ngày 21/12/2012, Đức Giáo hoàng
Benedicto thứ 16 trong thánh lễ hôm nay 18/11/2012 tại Vatican đã kêu gọi các
tín đồ công giáo không nên dừng lại ở « sự tò mò về thời điểm và các lời dự báo
».
Từ cửa số bao lơn nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo hoàng Benedicto 16 đã rao giảng bài Phúc âm trong ngày, trong đó Chúa Giêsu nói với các thánh tông đồ về ngày
Ngài lại xuống thế gian vào lúc tận thế, khi « bầu trời trở nên âm u » và « các vì sao rơi rụng xuống từ trời ».
Theo Đức Giáo hoàng, thì Chúa Giêsu không hành động như một « nhà tiên tri » mô tả « ngày tận thế », mà ngược lại muốn giải thoát vĩnh viễn các môn đệ khỏi các lời tiên đoán
về thời điểm thế giới sẽ bị tận diệt.
Đức Giáo hoàng Benedicto 16 giải thích, Chúa Giêsu “muốn mang lại cho các tín đồ chiếc chìa khóa cho sự suy ngẫm sâu sắc hơn, đúng bản chất hơn, và nhất là chỉ ra con đường phải đi hôm nay và ngày mai để bước vào cuộc sống vĩnh hằng”. Ngài nói tiếp : « Tất cả rồi sẽ trôi qua, nhưng lời của Chúa không hề thay đổi ».
[1] Bài giảng Thánh lễ Khai mạc sứ vụ Phêrô của Giám mục Rôma (24-4-2005): AAS 97 (2005), 710; DC 102 (2005) tr.547.
Vương cung thánh đường Chính tòa
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
|
|
Mặt trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn với tượng Đức Bà Hòa Bình
|
|
Thông tin cơ bản | |
Vị trí | Thành phố Sàigòn |
Tôn giáo | Công giáo Rôma |
Nghi lễ | Latinh |
Năm cung hiến | 1959 |
Tước hiệu giáo hội hoặc tổ chức |
Tiểu vương cung thánh đường |
Giám quản | G.B. Huỳnh Công Minh |
Website | TGP.TPHCM |
Mô tả kiến trúc | |
Kiến trúc sư | J.Bourard |
Thể loại kiến trúc | Nhà thờ chính tòa |
Phong cách kiến trúc | Kiến trúc Roman |
Hướng mặt tiền | Đông |
Năm hoàn thành | 1880 |
Chi phí xây dựng | 2,5 triệu franc Pháp |
Thông số kỹ thuật | |
Chiều dài | 00 mét (0 ft) |
Chiều rộng | 00 mét (0 ft) |
Chiều rộng lọt lòng | 00 mét (0 ft) |
Tổng chiều cao | 00 mét (0 ft) |
Vật liệu | gạch đỏ |
Làm sao chấm dứt đút lót ở bệnh viện?
Thứ năm, 15 tháng 11, 2012
Cả bệnh nhân và bác sĩ đều nói người nhà bệnh nhân đưa
phong bì vì cho rằng “có đưa mới yên tâm”
Việc Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi “không đưa phong bì” tại diễn đàn Quốc Hội vào hôm qua, khiến dẫn tới tranh luận về nguyên nhân của tình trạng tiêu cực này và vai trò trách nhiệm Bộ Y tế và nhà nước trong vấn đề này.
Các bác sĩ nói muốn chấm dứt phong bì thì cần nâng lương cho nhân viên y tế, giải quyết quá tải ở tuyến trung ương và nâng cao nhận thức người dân.
Trò chuyện với BBC Việt Ngữ, bác sĩ Minh Hải tại Hà Nội cho rằng thực hiện việc này là rất khó và hiện nay có thể nói là mới đang ở giai đoạn “hô khẩu hiệu” vì một khi mức lương của y bác sĩ còn quá thấp, không đủ sống, thì khi được biếu phong bì dù biết là sai họ vẫn phải
nhận.
Tuy nhiên bác sĩ Hải cho biết một số bác sĩ mở phòng mạch tư khám thêm ngoài việc đi làm tại bệnh viện và khi với mức thu nhập cao hơn, đủ sống, trên thực tế họ đã không còn nhận phong bì từ bệnh nhân.
Ngoài ra còn là chuyện đã thành thói quen từ phía gia đình bệnh nhân là đã vào bệnh viện là “người nhà bệnh nhân cứ đưa, có đưa thì mới yên tâm”, bác sĩ Hải nói thêm.
“Nhưng văn hóa phong bì không phải chỉ có ở ngành y tế, đến xin học cho con cũng phải có phong bì,” bác sĩ Hải nói.
Muốn chấm dứt tình trạng đưa phong bì như kêu gọi của Bộ trưởng Y tế thì ngoài chuyện cần nâng lương cho nhân viên y tế, còn phải có các biện pháp giải quyết tình trạng quá tải ở tuyến trung ương và đồng thời nâng cao nhận thức của người dân.
“Giáo dục và Y tế là hai ngành có tính đặc thù vì thế cần có những chính sách của nhà nước như tăng lương cho ngành y tế,” theo quan điểm của bác sĩ Hải.
Việc bệnh nhân dễ dàng vượt tuyến dẫn tới tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu cực này.
Bệnh nhân tại Việt Nam giải thích tâm lý theo nhau đưa phong bì cho bác sĩ, y tá vì cho rằng như thế mới được đối xử tốt.
Ngoài ra để thay đổi được một thói quen đã định hình từ lâu này chính người dân cũng cần được nâng cao nhận thức mới có hy vọng “nói không với phong bì” như lời Bộ trưởng Y tế kêu gọi.
Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Thủy, một người chuyên trông người ốm tại bệnh viện và cũng từng đưa con đi bệnh viện, nói với BBC Việt Ngữ mọi người thường cho rằng phải đưa phong bì mới được bác sĩ đối xử tốt và cho thuốc tốt.
Chị Thủy giải thích việc chữa bệnh theo con đường qua bảo hiểm thường rất chậm và rất nhiều thủ tục. Đây cũng là một nguyên nhân khiến người bệnh chọn “đưa phong bì” để có thể được điều trị nhanh hơn và tốt hơn.
“Tình trạng đút lót phong bì như vậy không thể gọi là cảm ơn được. Nếu mua quà như hoa quả chẳng hạn để tặng cả một kíp trực, hay kíp làm việc của Khoa đó thì mới gọi là cảm ơn,” chị Thủy nói.
Câu Chuyện Thầy Lang: Dùng Cần Sa Ở Thanh Thiếu Niên
(11/16/2012)
Tác giả : Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
Trong cuộc bầu cử chức vụ Tổng Thống Hoa kỳ cũng như Thượng Hạ Viện liên bang ngày 6 tháng 11, 2012 vừa qua, có thêm hai tiểu bang Connecticut và Massachusetts đã hợp thức việc dùng cần sa trong mục đích y học. Như vậy là hiện nay có 18 tiểu bang Hoa Kỳ và Washington D.C. cho phép dùng cần sa để trị bệnh. Trước sự việc này, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy e ngại vì con em mình sẽ có thêm cơ hội để hút cần sa.
Tại nhiều quốc gia, trẻ em bắt đầu thử với cần sa ngay từ khi còn ở lớp 8, lớp
10. Trẻ em ghiền dễ đưa tới những hành động vô ý thức, những tổn thương cơ thể
do tai nạn hoặc dính líu vào hành động tình dục không muốn và không an toàn.
Chúng cũng hay mang vũ khí nhỏ và hay đánh lộn hơn là trẻ không dùng cần sa.
Sớm khám phá để hỗ trợ, cứu giúp là điều cần thiết ngõ hầu tránh được những hậu
quả không tốt cả về thể xác, tâm thần và xã hội cho con trẻ.
a-Những dấu hiệu dùng cần sa ở tuổi trẻ
Trẻ em dùng cần sa đều rất dễ dàng nói dối để phủ nhận có vấn đề khi cha mẹ căn
vặn. Nhiều khi nói chỉ hút chứ không hít vào. Cho nên các bậc cha mẹ đều cần đề
cao cảnh giác, để ý những dấu báo hiệu dùng thuốc ở con mình.
Dấu hiệu sớm nhất thường là thay đổi thái độ và hành động của chúng.
Học hành đang chăm chỉ tiến bộ, trở thành chểnh mảng, có điểm xấu, hay trốn học
hoặc đi học trễ, bị đuổi; tính tình thay đổi, kém tập trung, mau quên.
Tác phong bất thường có thể là tự cô lập, thu mình không giao tiếp với ai, buồn
rầu, cáu gắt với anh chị em trong nhà, bỏ những giải trí thường ưa thích, đôi
khi ăn cắp vặt để có tiền mua thuốc.
Các em ăn ngủ thất thường, hay than phiền chóng mặt, mệt mỏi, bước đi không
vững, mắt đỏ hoe. Nhiều em trở nên hoang tưởng, hoảng hốt một cách vô cớ. Trên
quần áo, trong phòng ngủ có mùi cần sa.
b-Những nguy cơ đưa đến tuổi trẻ dùng cần sa
Hầu hết người dùng cần sa đều nói là để có cảm giác thoải mái và yêu đời. Với
trẻ em thì có rất nhiều lý do khiến các em hút rồi ghiền cần sa.
– Nhiều em thấy người khác hút, tò mò thử coi xem sao, sau nhiều lần thấy thích
rồi thành thói quen và ghiền.
– Có em thì bị bạn bè ép dụ hoặc tình nguyện dùng khi muốn được chấp nhận vào
băng nhóm.
– Nhiều khi các em dùng vì sống trong gia đình có người ghiền rượu, thuốc ma
túy.
– Các em dùng để giải tỏa buồn bực, khó khăn xảy ra trong gia đình như bố mẹ
bất hòa, vắng mặt thường xuyên, tính tình bất nhất lúc khó khăn lúc buông thả.
– Các em gặp trở ngại trong việc học, không được hướng dẫn cho tương lai, trốn
học.
– Có nghiên cứu cho thấy gene di truyền cũng có vai trò trong việc dùng cần sa
và các thuốc khác.
c-Tác dụng của cần sa
Cần sa có tác dụng khác nhau trên cơ thể tùy theo cách dùng, có dùng chung với
rượu hay các thuốc khác, nhất là có chứa nhiều hay ít hoạt chất cannabinol.
Có cháu sau khi dùng trở nên như mất cảm giác, tê dại. Nhưng đa số lại thấy
tinh thần lên cao do đó có chuyện lạm dụng. Cháu cười nói huyên thuyên nhưng
không gẫy gọn, mạch lạc. Chúng như bị thu hút bởi những cảm giác, âm thanh, mùi
vị thông thường và thấy những sự việc vụn vặt trở nên hấp dẫn, khêu gợi. Với
các cháu, khái niệm về không gian không còn, chúng như bị phân đôi và thời gian
như lắng đọng, chậm lại.
Các cháu cảm thấy khát nước và đói. Tim tăng nhịp đập, miệng khô, đi đứng
nghiêng ngả mất thăng bằng, cử động chậm chạp, cặp mắt đỏ ngầu, con ngươi mở
to. Huyết áp lên cao, nhất là khi dùng cần sa chung với các thuốc kích thích
khác hay với rượu.
Sau đó khoảng vài ba giờ thì triệu chứng phai lạt dần và người phi thuốc
cảm thấy rã rượi rồi đi vào giấc ngủ triền miên.
d-Diễn biến sự lạm dụng
Cũng như đối với các hóa chất có thể lạm dụng khác, người dùng cần sa sẽ trải qua
mấy giai đoạn:
– Nghe nói cần sa làm tinh thần phấn khởi, yêu đời, nên muốn thử cho biết.
– Sau vài lần thử thấy hay hay, hấp dẫn bèn thử nữa.
– Ám ảnh với cảm giác thích thú kích động bèn dùng thường xuyên hơn và dùng mọi
thủ đoạn để có thuốc.
– Giai đoạn cuối là dùng bất cứ thuốc nào khác thay thế để thỏa mãn cảm giác
mong muốn.
Đó là điểm nguy hại vì khởi đầu từ cần sa các cháu có thể đi tới nghiện các
loại thuốc khác độc hại hơn như là hồng phiến, bạch phiến, rượu mạnh, các hóa
chất kích thích tâm thần khác.
e-Để ngăn ngừa con em dùng cần sa
Thực ra không có phương cách toàn hảo nào để ngăn ngừa việc con người mắc vào
các tật ghiền, nghiện ngập. Hơn nữa thuốc gây nghiền lại hiện diện khắp nơi,
tương đối mua dễ dàng lại luôn luôn quyến rũ người không có nghị lực, không có
quan niệm sống lành mạnh.
Cho tới nay, chưa có dược phẩm nào để chữa người nghiền cần sa, ngoại trừ cố
vấn, đối thoại, giải thích.
– Sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè đóng vai trò rất quan trọng.
– Điều cần là cha mẹ phải sống gần gũi với con cái, hỗ trợ, theo dõi sinh hoạt
hàng ngày của con mình.
– Bắt đầu nói chuyện với con cái về ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của
cần sa và các loại thuốc gây nghiền ngay khi còn bé.
– Cho con cái hay là chúng có thể thảo luận các vấn đề khó khăn với mình bất cứ
lúc nào và trong tinh thần cởi mở, hiểu biết.
– Luôn luôn đề cao cảnh giác: khi nghi là con cái dùng cần sa thì phải hành
động ngay để cứu chữa.
– Đừng ngần ngại do dự khi thấy cần sự giúp đỡ các nhà chuyên môn về ghiền hút.
– Có nhiều chương trình phục hồi dành riêng cho giới trẻ nghiện ngập. Nơi đây
các em sống hoàn toàn nhịn thuốc đồng thời học hỏi cách thức đối phó với các
vấn đề khó khăn về cảm xúc, hành vi, thể xác gây ra do cần sa.
– Quan trọng hơn cả là chính các em phải ý thức được vấn đề và muốn thay đổi.
Kết luận.
Vấn đề dùng cần sa trong trị bệnh đang còn được tranh luận. Phe ủng hộ cũng
nhiều mà phe chống đối cũng không phải là ít. Nhưng việc dùng cần sa để trở
thành ghiền của các em thiếu niên đang là một vấn nạn cho nhiều gia đình và xã
hội. Việc con cái dùng cần sa hoặc các chất gây ghiền khác là mối quan tâm lớn
của các bậc làm cha mẹ.
Tại nhiều quốc gia, trẻ em bắt đầu thử với cần sa ngay từ khi còn ở lớp 8, lớp
10. Trẻ em ghiền dễ đưa tới những hành động vô ý thức, những tổn thương cơ thể
do tai nạn hoặc dính líu vào hành động tình dục không muốn và không an toàn.
Chúng cũng hay mang vũ khí nhỏ và hay đánh lộn hơn là trẻ không dùng cần sa.
Khám phá ra sớm để hỗ trợ, cứu giúp là điều cần thiết ngõ hầu tránh được những
hậu quả không tốt cả về thể chất lẫn tâm thần và xã hội cho con trẻ.
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
www.bsnguyenyduc.com
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế để tránh một vị Nguyễn Tấn Dũng khác
Một cuộc biểu tình của người dân đi khiếu kiện tại Hà Nội.
Reuters
“Việt Nam chưa có «văn hóa từ chức» thể hiện lòng tự trọng của một vị lãnh đạo. Vấn đề ở chỗ «lỗi hệ thống». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa thì phải thay đổi thể chế. Trong thế chế đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, và xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, và nền kinh tế nhiều thành phần”.
Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua 14/11/2012, trong phần chất vấn trước Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đã đưa ra hai câu hỏi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trước hết là có phải ông Nguyễn Tấn Dũng đã nặng trách nhiệm với Đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân hay
không, khi ông đã xin nhận kỷ luật trước Trung ương Đảng mà chỉ xin lỗi trước Quốc hội. Thứ hai, ông có nghĩ đến chuyện từ chức hay không ?
Thủ tướng Việt Nam đã trả lời rằng suốt 51 năm qua, ông không xin xỏ cũng không từ chối những trách nhiệm Đảng giao, và ông sẽ tiếp tục nhiệm vụ được phân công.
Sự kiện lần đầu tiên có một đại biểu Quốc hội đặt vấn đề từ chức với Thủ tướng Việt Nam đã được dư luận rất chú ý. Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhã ý trao đổi với chúng tôi về những cảm nhận của ông trong vấn đề này.
RFI : Kính chào Luật gia Lê Hiếu Đằng, rất cám ơn ông đã nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ. Thưa ông, trước hết xin ông vui lòng cho biết cảm nghĩ của ông về sự kiện có một đại biểu đặt câu hỏi với Thủ tướng về việc từ chức ?
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Qua thông tin trên báo chí và truyền hình thì chúng tôi
cũng được biết đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề cho Thủ tướng, đề nghị Thủ tướng
từ chức là ông Dương Trung Quốc. Tôi nghĩ thật ra từ trước đến giờ Việt Nam
mình người ta thường hay nói là chưa có văn hóa từ chức. Trong khi ở các nước,
chỉ cần một sơ sót nào đó là người ta đã từ chức. Nó thể hiện lòng tự trọng của
một vị lãnh đạo. Chứ không phải mình đến nói với sinh viên về lòng tự trọng,
trong khi mình lại hành xử khác đi.
Lòng tự trọng ăn sâu vào nếp văn hóa rồi, do giáo dục từ nhỏ, trong đó có cái gọi là « văn hóa xấu hổ », thấy mình làm không được thì thôi, mình rút lui. Điều này đã ăn sâu vào những nước có thể chế dân chủ và có một nền giáo dục tốt, trước tiên là giáo dục về con người.
Tôi nhớ là trước đây tôi đi học, thì nền giáo dục chế độ cũ dạy cho tôi mấy điều thôi. Đó là yêu gia đình – ông bà cha mẹ, rồi yêu thiên nhiên, và yêu đất nước, yêu tổ quốc. Yêu con người nữa – người ta lỡ bước thì mình phải giúp đỡ, vân vân.
Chính nền giáo dục đã hình thành nên tâm hồn con người, và con người sẽ biết xử lý như thế nào. Trong khi thật ra nền giáo dục của chúng ta nó nặng về chính trị, phục vụ yêu cầu trước mắt, không phải đào tạo vì con người và cho con người. Do đó có thể nói văn hóa ứng
xử rất dở, trong đó có vấn đề từ chức.
Tôi nghĩ các vị lãnh đạo Việt Nam cũng nên suy nghĩ về điều này. Mà tiền lệ thì cũng có trường hợp ông Lê Huy Ngọ, từ chức do trách nhiệm về vụ Lã Thị Kim Oanh. Nhưng từ trước đến giờ chưa có một vị cấp cao nào từ chức cả, mặc dù rõ ràng so với trách nhiệm, thì trong nền kinh tế hiện nay thất thoát rất nhiều tài sản của nhân dân.
Thế thì ai phải chịu trách nhiệm ? Thậm chí tại sao không nói thẳng đồng chí ủy viên Bộ Chính trị đó là ai ? Tôi thì trong Đảng cũng được giáo dục là phải có địa chỉ cụ thể, mà đến phiên các vị thì các vị lại không nói cụ thể, mặc dù cả nước – toàn dân và trong Đảng đều
biết vị ủy viên Bộ Chính trị đó là ai.
Điều đó làm cho Nghị quyết trung ương 4 vô nghĩa. Vô nghĩa ở chỗ hô hào nói thẳng và nhìn thẳng vào sự thật, mà sự thật sờ sờ ra đó thì lại không chấp nhận. Khi tiếp xúc cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh, cử tri chất vấn thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại nói là đồng chí X, thành ra là một ẩn số. Nó làm cho người dân càng mất tin tưởng hơn nữa. Và
nghị quyết này, nghị quyết kia cũng chỉ là đầu môi chót lưỡi thôi, không thể nào trở thành hiện thực được. Bởi vì cấp cao nhất không làm gương, thì làm sao các cấp dưới noi theo được. Ví dụ tình hình chống tham nhũng chẳng hạn.
Thành ra tôi nghĩ là các vị phải mạnh dạn và có lòng tự trọng. Mình đã gây đổ vỡ cho nền kinh tế, đổ vỡ cho đất nước, thì mình phải từ chức. Ví dụ trong lãnh vực giao thông vận tải, biết bao nhiêu sự cố xảy ra, nhưng ông Bộ trưởng Giao thông Vận tải vẫn tại vị. Trong
khi ở Hàn Quốc hay một số nước, chỉ cần một tai nạn gì đó là từ chức ngay. Hay
mới đây ông giám đốc CIA của Mỹ, chỉ dính líu tới vụ bê bối tình cảm thì cũng
từ chức.
Như vậy mới tạo được niềm tin cho người dân. Đó là thái độ cách mạng của người cán bộ, thái độ thẳng thắn, chân thật. Chứ còn gây ra tai họa cho nền kinh tế mà vẫn bình chân như vại thì không được. Do đó đại biểu Dương Trung Quốc có gợi ý đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức, mà nhiều người cũng nêu chứ không chỉ ông Dương Trung Quốc không
thôi.
Nhưng tôi nghĩ là, thôi, chuyện đã qua rồi. Bây giờ đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, theo ý kiến riêng của tôi, thì nên bằng hành động, vực dậy nền kinh tế, chứng minh rằng đã thấy thiếu sót của mình, và có những biện pháp hiệu quả, để đưa nền kinh tế đi lên. Chứ còn
bao nhiêu lời hứa hẹn, quyết tâm, nói đến lòng tự trọng này nọ… nhưng mà không có những hành động cụ thể thì người dân không tin nữa.
RFI : Thưa ông, cũng có ý kiến cho là chủ trương phát triển kinh tế dựa trên các tập đoàn quốc doanh lớn là do Đảng thông qua. Đành rằng Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ thì phải chịu trách nhiệm, nhưng không thể bắt ông Nguyễn Tấn Dũng lãnh trách nhiệm một mình. Ông nghĩ sao về ý kiến này ?
Thì vấn đề xây dựng các tập đoàn đâu phải tự dưng ông Nguyễn Tấn Dũng làm được, phải thông qua Bộ Chính trị. Thành ra trách nhiệm về vấn đề tham nhũng là của cả tập thể Bộ Chính trị. Tôi nói « lỗi hệ thống » là ở chỗ đó.
Nhưng nói gì thì nói, chứ cá nhân cũng phải chịu trách nhiệm ! Khuyết điểm của Bộ Chính trị là ở chỗ là thông qua chủ trương mà không giám sát, theo dõi để phát hiện những sai sót, không dám đấu tranh để chấn chỉnh lại. Để cho một mình tự tung tự tác, thì sẽ dẫn đến tai
hại cho nền kinh tế của chúng ta.
Tôi nghĩ, bình thường nếu một người không được giám sát chặt chẽ, dù là trước đây tốt – ví dụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có quá trình – nhưng do không được giám sát nên có những thiếu sót, như Bộ Chính trị trong hội nghị trung ương 6 đã phân tích.
Vấn đề ở chỗ « lỗi hệ thống ». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa với những thiếu sót đó, thì phải thay đổi thể chế. Ở đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, Quốc hội cho ra Quốc hội, Mặt trận và các đoàn thể cho ra Mặt trận và các đoàn thể, và xây dựng ba vấn đề.
Một là Nhà nước pháp quyền, hai là xã hội dân sự, và ba là nền kinh tế nhiều thành phần. Thì tự nhiên xã hội sẽ lành mạnh, theo xu hướng tiến bộ hiện nay là dân chủ xã hội. Đó là khuynh hướng không thể nào cưỡng lại được đâu. Dù có muốn ngăn chận, nhưng đó là xu hướng tiến bộ của loài người.
Chứ còn nếu muốn chống tham nhũng mà không tam quyền phân lập, rồi ruộng đất thì vẫn nói là sử hữu toàn dân, thì sẽ tiếp tục tham nhũng. Nhất là trong vấn đề ruộng đất.
Mới đây rất đau lòng : một bà cụ ở Thanh Hóa, qua xô xát với công an đã bị chết ở Hà Nội. Thì đấy, những cái chết rất là bi thảm ! Trong văn bản 157 người ký về vụ Phương Uyên, thì chúng tôi rất lo ngại. Sau nghị quyết trung ương 6, làm sao Đảng và Nhà nước phải ngăn
chặn khuynh hướng dùng bạo lực, dùng các lực lượng cảnh sát, công an để đàn áp dân, để bắt bớ khi người dân có tiếng nói khác với mình.
Cái tình trạng này rất là nghiêm trọng – tình trạng công an đánh chết dân gây xúc động rất lớn ! Hay là cái hình ảnh lôi tuồn tuột hai mẹ con trần truồng ở đồng bằng sông Cửu Long…
Phải chứng minh là sau nghị quyết trung ương 6 thì Nhà nước đã có khắc phục những thiếu sót, bằng cách làm sao cho dân người ta làm chủ thật sự. Làm sao tôn trọng các quyền tự do dân chủ, và không được đàn áp những người biểu tình, đàn áp những người có ý kiến khác. Bởi vì thật ra người ta làm trong khuôn khổ của luật pháp.
Ngay cả em Phương Uyên cũng vậy thôi. Những cuộc họp báo vội vã vừa rồi cũng làm nhiều người nghi ngờ, không biết có phải thật sự như vậy hay không. Vấn đề ở chỗ là, tại sao lại đẩy những con người như em Phương Uyên, như nhạc sĩ Việt Khang đến một sự chống đối như vậy.
Tôi nghĩ là do thiếu sót của mình. Bởi vì ai tham nhũng? Rõ ràng là Đảng tham nhũng chứ ai nữa! Ai yếu ớt, nhu nhược trong việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ? Thì cũng lãnh đạo Đảng và Nhà nước chứ ai! Các em nói như thế là nói lên một cái thực tế, mà là thực tế
nhức nhối hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận được. Thay vì đối thoại với các
em thì mình lại đi trấn áp, bắt bớ.
Vì vậy mà bên cạnh “văn hóa từ chức” thì còn phải xác định trách nhiệm của từng người lãnh đạo. Và khi có sự cố gì xảy ra thì phải xử lý thật nghiêm minh chứ không thể bỏ qua được.
RFI : Có vẻ công việc trước mắt còn rất là bề bộn… Dân khiếu kiện khắp nơi, càng đưa ra xử những vụ bị nhà nước gọi là « âm mưu nổi dậy chống chính quyền » thì lại càng có thêm những tiếng nói phản đối. Lúc nãy ông có nói, vấn đề bây giờ là hành động, thì liệu Thủ tướng Việt Nam có dễ dàng sửa chữa sai lầm bằng hành động phù hợp lòng dân hay không ?
Vấn đề xin lỗi trước dân, từ trước đến nay (chưa có) thôi thì người dân người ta thấy cũng được. Không phải nói như ông Dương Trung Quốc trước đây là « an tâm ». Người ta không an tâm đâu, nhưng người ta thấy tình thế trước những sai lầm rất nghiêm trọng, lần đầu tiên
các nhà lãnh đạo Việt Nam buộc phải nhận thiếu sót trước dân và xin lỗi dân. Điều đó không thể không làm được. Đáng lẽ phải có kỷ luật, phải cách chức …
Nhưng vấn đề ở đây là người ta trông chờ, xem thử những lời xin lỗi đó thể hiện được trên thực tế ra sao. Xin lỗi thì rất dễ, nhưng thể hiện bằng hành động cụ thể trong quản lý kinh tế, trong điều hành đất nước như thế nào.
Tôi cho đây là một thách thức rất lớn đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, ở chỗ là sau nghị quyết trung ương 6, nếu không có những biện pháp hiệu quả, nếu giữa lời nói với việc làm không đi đôi với nhau thì người dân lại càng mất lòng tin.
Và thật ra mới có những ý kiến phản đối chứ dân chưa có ai nổi loạn đâu. Người ta có ý kiến thế này thế kia, thì tôi nghĩ rằng không nên đàn áp. Phải tôn trọng và lấy đối thoại làm chính.
Ví dụ tại sao các nhân sĩ trí thức, gồm những người có tên tuổi – và trong kiến nghị gởi Chủ tịch Trương Tấn Sang gần đây, có cả gia đình giáo sư Ngô Bảo Châu. Thì Nhà nước phải trả lời ! Đó là văn hóa – người dân người ta có kiến nghị thì phải trả lời được hay không được.
Đó là một cái lịch sự tất nhiên, cái văn hóa của người lãnh đạo.
Trong khi hô hào xây dựng nền văn hóa, nhưng bản thân cách hành xử của Nhà nước và chính quyền chúng ta lại không có văn hóa. Cái điều mà trước đây Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh gọi là « sự im lặng đáng sợ », rất là kỳ. Ngay cả với đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà thư của đại tướng cũng không được báo chí đăng, rồi cũng không được trả lời ! Như vậy là
các vị lãnh đạo đã rất coi thường dân, coi thường nhân sĩ trí thức, và kể cả coi thường những vị khai quốc công thần như đại tướng Võ Nguyên Giáp.
RFI : Thưa ông, còn một ý kiến khác là theo nguyên tắc thì Thủ tướng phải là ủy viên Bộ Chính trị. Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng từ chức thì liệu có khuôn mặt nào khác được người dân tín nhiệm hay không ?
Bởi vì phương thức của mình nó cũ kỹ quá rồi. Từ Đảng chỉ định qua thì cũng chỉ có từng ấy người. Chứ nếu chúng ta dùng phương thức bầu cử, thì tất nhiên trong xã hội có những người tài, người ta sẽ ra ứng cử. Còn nếu tiêu chuẩn phải là ủy viên Bộ Chính trị thì hẳn nhiên là 14 vị đó thôi. Nếu mà bầu cử thật sự – vừa rồi bầu cử ở Mỹ, thì nó công khai
minh bạch để người dân người ta lựa chọn.
Mà tôi nghĩ không phải là Việt Nam không có nhân tài, không phải là không có người có thể đứng ra quản lý đất nước. Nhưng do định chế chính trị hiện nay như vậy đó.
Ví dụ hội nghị trung ương vừa rồi, một trong những nội dung bàn là quy hoạch các vị trong Bộ Chính trị, trong Ban chấp hành trung ương, Ban bí thư…Thì như vậy có nghĩa là Đảng đã lựa chọn trước rồi. Từ Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương giới thiệu qua chính quyền, mà chính quyền, Quốc hội đại đa số là đảng viên, thì bầu cử sẽ vô nghĩa. Thành ra
người ta nói là « Đảng cử, dân bầu ».
Một thể chế dân chủ thì không thể đi bằng con đường như vậy được.
Vì vậy trong góp ý sửa đổi Hiến pháp, Mặt trận Tổ quốc Trung ương cũng có đề nghị là phải luật hóa sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo thì phải như thế nào, và ai kiểm soát Đảng, ai giám sát ? Chứ Đảng không thể là một thứ siêu quyền lực, đứng ngoài và đứng trên luật
pháp được. Và đảng viên không phải là điều kiện để được làm lãnh đạo. Lãnh đạo thậm chí phải tổ chức thi tuyển đủ thứ, thông qua bầu cử… thì lúc đó nhân tài sẽ xuất hiện.
RFI : Chúng tôi xin rất cảm ơn Luật gia Lê Hiếu Đằng đã vui lòng dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ.
Đức Thánh Cha viếng thăm người già
LM. Trần Đức Anh OP
11/12/2012
nguồn: Vietcatholic.net
ROMA. ĐTC Biển Đức 16 khích lệ người già vui sống và đồng thời đề cao giá trị người già trong xã hội và Giáo Hội.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc viếng thăm sáng 12-11-2012, tại Căn nhà gia đình “Hoan hô người cao niên” do Cộng đồng thánh Egidio thành lập tại khu vực rastevere ở Roma. Nhà này được khánh thành hồi tháng giêng năm 2009 và hiện có 28 người già cư ngụ. Họ sống trong các căn hộ riêng, nhưng có liên hệ thường xuyên với các nhân viên giúp đỡ.
Đón tiếp ĐTC có Giáo sư Marco Impagliazzo, Chủ tịch Cộng đồng thánh Egidio, Bộ trưởng Andrea Riccardi, người sáng lập cộng đồngnày, và Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, cùng một số nhân vật khác.
Cuộc viếng thăm của ĐTC diễn ra trong khuôn khổ ”Ngày Âu Châu về tuổi già tích cực”. Lên tiếng trong cuộc viếng thăm, ngài nói: ”Tôi đến nơi anh chị em trong tư cách là GM Roma, nhưng cũng với tư cách một người già viếng thăm những người đồng lứa tuổi của mình. Tôi biết rõ những khó khăn, các vấn đề và những giới hạn của tuổi này, và tôi biết rằng đối với nhiều người, những khó khăn ấy càng trầm trọng hơn do cuộc khủng hoảng kinh tế”.
ĐTC nhắn nhủ người già đừng nhìn lại quá khứ để thương tiếc trong sự sầu muộn, để rồi coi giai đoạn sống hiện nay như thời xế chiều. Ngài nhấn mạnh rằng: ”Thật là đẹp ở trong tuổi già! Trong mỗi lứa tuổi, ta cần biết khám phá sự hiện diện và phúc lành của Chúa và những phong phú mà lứa tuổi ấy chứa đựng. Đừng bao giờ để cho mình bị khép kín trong sầu muộn! Chúng ta đã lãnh nhận hồng ân sống lâu. Sống thật là điều tốt đẹp, kể cả với lứa tuổi chúng ta, mặc dù có một số khó khăn và giới hạn. Ước gì trên khuôn mặt chúng ta luôn có niềm vui vì cảm thấy mình được Thiên Chúa yêu thương, và không bao giờ buồn sầu”.
ĐTC nhắc lại giáo huấn của Kinh Thánh coi sự trường thọ là phúc lành của Thiên Chúa. Ngài phê bình não trạng trong xã hội ngày nay loại bỏ người già, coi họ như những người không sản xuất và vô ích. Đôi khi người già cảm thấy đau khổ vì bị gạt ra ngoài lề, phải sống xa nhà hoặc sống trong cô đơn….
Trong bối cảnh đó, ĐTC khuyến khích gia đình và các tổ chức công cộng làm sao để người già được tiếp tục ở lại trong nhà của họ và ngài xác quyết rằng ”chất lượng của một xã hội, của một nền văn minh, được đo lường theo cách thức người ta đối xử với người già và chỗ đứng dành cho người già trong cuộc sống chung. Ai dành chỗ cho người già tức là dành chỗ cho cuộc sống! Ai đón người người già là đón nhận cuộc sống”.
ĐTC ca ngợi Cộng đồng thánh Egidio ngay từ khi mới được thành lập đã nâng đỡ hành trình của bao nhiêu người già, giúp họ được ở lại trong môi trường sống của họ bằng cách thiết lập các căn nhà – gia đình cho người già ở Roma và trên thế giới”.
Hiện nay, cộng đồng này phục vụ 18 ngàn người già, với sự cộng tác của khoảng 800 người thiện nguyện. Ngoài ra cũng có khoảng 100 cộng đoàn nhỏ liên đới và thân hữu giữa người già.
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ người già đừng bao giờ nản chí: ”Anh chị em là một sự phong phú cho xã hội, cả khi gặp đau khổ và bệnh tật. Giai đoạn này trong cuộc sống là một hồng ân để đào sâu quan hệ với Thiên Chúa. Anh chị em đừng quên rằng trong số những nguồn lực quí giá mà anh chị em có, điều thiết yếu là kinh nguyện. Anh chị em hãy trở thành những người chuyển cầu nơi Thiên Chúa, cầu nguyện trong sự tin tưởng và kiên trì. Anh chị em hãy cầu nguyện cho Giáo Hội, cho tôi nữa, cho các nhu cầu của thế giới, cho người nghèo, để thế giới không còn bạo lực nữa” (SD 12-11-2012)
LM. Trần Đức Anh OP
Thủ tướng Việt Nam bị đại biểu Quốc hội kêu gọi từ chức
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bị kêu gọi từ chức vì những sai sót và yếu kém
trong lãnh đạo
14.11.2012
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang gặp nhiều khó khăn lần đầu tiên bị Quốc hội Việt Nam kêu gọi từ chức vì những sai sót và yếu kém trong lãnh đạo đã đẩy kinh tế đất nước vào tình trạng khó khăn.
Bản tin của Hãng thông tấn AFP hôm nay nói rằng đây là lần đầu tiên một vị thủ
tướng của Việt Nam bị một đại biểu của Quốc hội gồm 500 ghế của nhà nước
độc đảng kêu gọi từ chức.
Trong chất vấn tại Quốc hội sáng thứ Tư, ngày 14 tháng 11, Ðại biểu Dương Trung
Quốc nói:
“Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật chứ không phải chỉ là lời xin
lỗi. Phải chăng thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện lòng quyết tâm sửa chữa của
mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu của chính phủ, hướng tới đoạn
tuyệt với những lời xin lỗi, thay bằng tập quán phù hợp với một xã hội hiện đại
– là văn hóa từ chức với một lộ trình là các quan chức của ta làm được cái điều
mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm.”
Ðại biểu Dương Trung Quốc nói tiếp:
“Xin nhắc lại rằng, xa xưa các cụ nhà ta cũng coi việc cáo quan hồi hương là
một cách giữ tiết tháo. Còn đảng ta cũng đã từng có một vị tổng bí thư, người
có công lớn trong Cách mạng tháng 8 năm 45, sau khi nhận trách nhiệm chính trị
về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất 1956, đã từ chức và tiếp tục phấn
đấu, để rồi 3 thập kỷ sau trở lại với cương vị tổng bí thư, kịp góp phần
khởi động công cuộc “Đổi mới”, trước khi từ trần.”
Ông Dương Trung Quốc đúc kết chất vấn của ông bằng hai câu hỏi chính:
“Một, thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng, mình đã nặng trách nhiệm với đảng,
mà nhẹ trách nhiệm với dân? Và hai, thủ tướng có tán thành là sẽ khởi đầu cho
một sự tiến bộ của chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức, để từng bước đoạn
tuyệt với lời xin lỗi hay không?”
Cũng theo tin của AFP, Ðại biểu Nguyễn Bá Thuyền nói những sai sót của
Thủ tướng Dũng trong việc lập kế hoạch đưa kinh tế Việt Nam vượt qua khó khăn
đã gây mất niềm tin trong công chúng đối với sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản.
Ðáp lại những công kích công khai hiếm thấy, Thủ tướng Dũng, tự hào với 51 năm
tuổi đảng của mình, nói:
“Chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Đảng trong 51 năm qua đó tôi không có
xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ
khác.Và mặt khác thì tôi cũng không có từ chối, không có thoái thác bất cứ
nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.”
Ông Dũng quả quyết rằng ông sẽ tiếp tục làm thủ tướng như được đảng tín nhiệm
giao phó:
“Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp
tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân công. Và Quốc hội đã bỏ
phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn
sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương
đảng, của Quốc hội”.
Quốc hội Việt Nam hiện đang xem xét một nghị quyết có thể sẽ bắt buộc các nhà
lãnh đạo cấp cao cần phải chiếm được phiếu tín nhiệm để tiếp tục tại vị, song
không rõ liệu phiếu tín nhiệm như vậy có thực sự mang lại thay đổi thiết thực
nào, hay chỉ là một hình thức chiếu lệ.