Bắc Triều Tiên bị tố cáo thử nghiệm vũ khí hóa học trên các tù chính trị

Bắc Triều Tiên bị tố cáo thử nghiệm vũ khí hóa học trên các tù chính trị

Ảnh một nhà tù tại Bắc triều Tiên

Ảnh một nhà tù tại Bắc triều Tiên

REUTERS

Thanh Hà

RFI

Một bản báo cáo được đăng trên trang web 38 North của học viện Mỹ -Hàn tại trường đại học Johns Hopkins đưa ra lời cáo buộc nói trên. Văn bản này căn cứ trên lời chứng của nhiều tù nhân chính trị và nhân viên cai ngục đã đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên tác giả nhìn nhận là rất khó kiếm chứng những lời khai của các nhân chứng cáo buộc Bắc Triều Tiên dùng các tù chính trị làm « vật thí nghiệm ».

Theo tiết lộ của báo cáo được đăng trên trang mạng 38 North, trong quá khứ, từ những năm 1990, Bình Nhưỡng từng cung cấp vũ khí hóa học hoặc kỹ thuật chế tạo vũ khí hóa học cho các quốc gia như Ai Cập, Syria, Libya và Iran. Vẫn theo văn bản này, Bắc Triều Tiên có khả năng chế tạo hàng năm khoảng 4.500 tấn hóa chất độc hại và khả năng sản xuất đó có thể được nâng lên thành 12. 000 tấn trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Trong số những loại vũ khí hóa học Bắc Triều Tiên sản xuất, gồm có khí độc sarin, các loại ga như cyanure, chlorine …

Bài viết được đăng trên trang mạng 38 North của học viện Mỹ Hàn thuộc trường đại học Johns Hopkins trích lại lời kể của một trong những nhân chứng lấy bí danh là Kwon Kyok. Nhân vật này từng là nhân viên bảo vệ phục vụ tại nhà tù số 22 của Bắc Triều Tiên. Ông mô tả cảnh những tù nhân Bắc Triều Tiên khỏe mạnh được đưa vào một căn phòng kín có bơm hơi ngạt. Các chuyên viên kỹ thuật đứng ngoài căn phòng có hơi độc đó để quan sát tác động của hóa chất độc hại đối với cơ thể con người và họ nghiên cứu cái chết của từng tù nhân.

Ông Kyok đã từng tận mắt chứng kiến cái chết như vậy của cả một gia đình gồm hai vợ chồng và hai đứa con, một trai, một gái. Hai người lớn thì nôn mửa cho đến chết nhưng cho đến phút cuối cùng họ vẫn cố gắng truyền hơi cho các con. Một nhân chứng khác, từng phục vụ cho quân đội Bắc Triều Tiên cũng đã kể lại với chuyên gia của học viện Mỹ Hàn một cuộc thử nghiệm tương tự đã được tiến hành tại một hòn đảo ở phía tây Bắc Triều Tiên.

Trước đây vào tháng 6/2013 một tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Seoul cũng đã tố cáo Bắc Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hóa học và sinh học trên trẻ em tại tỉnh Nam Hamgyong.

ĐƯỢC SAI ĐI

ĐƯỢC SAI ĐI

Tác giả: Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Tôi vừa trở lại thành phố sau những ngày tham dự một lễ hội tạ ơn ở Pleikly. Pleikly, một vùng đất cách thành phố Pleiku vào khoảng 80 cs theo quốc lộ 14 về hướng Buôn Ma Thuột. Lễ hội mừng 50 năm khấn dòng của các Cha Giuse Trần Sĩ Tín CSsR. và Phêrô Nguyễn Đức Mầu CSsR., Hai cha là hai trong các thừa sai 44 năm trước đến Pleikly, sống và loan báo Tin Mừng ở nơi đây (1963 -2013).

Câu chuyện về 44 năm trước đấy tính lãng mạn và hào hùng, nhưng nghe đôi dòng sử liệu về công cuộc loan báo Tin Mừng thì chúng ta lại thấy lộ rõ đàng sau niềm vui là chất bi ai của sự gian nan khốn khó.

Ngày 10 tháng 10 năm 1963, Đức Cha Paul Seizt lấy chiếc xe Jeep cùng các thừa sai DCCT. đến Pleikly, bỏ các vị thừa sai xuống giữa làng mạc của núi rừng, ngài mở sách Phúc Âm tuyên đọc đoạn Tin Mừng Lc. 10, 1 – 6, đọc xong ngài chúc lành cho các thừa sai rồi lên xe đi về lại Kontum. Các thừa sai ở lại, ngơ ngác vào làng, và bắt đầu môt cuộc sống nên người J’rai vì người J’rai. Hơn 20 năm làm người J’rai, sống, làm việc, buồn vui với bản làng, mồ hôi, nước mắt cả mạng sống nữa (thầy Marco Đàn đã bị bắt, bị giết chết). Cuối thập niên 80, sau biến cố tuyên phong các Thánh Tử vì đạo tại Việt Nam, người J’rai nhận biết Chúa, từ đó khắp núi đồi sông suối vang lời tuyên xưng đức tin, hạt giống Tin Mừng nảy nở mạnh mẽ trên vùng đất J’rai.

Tham dự đêm diễn nguyện, nhìn anh em tôi, nhìn đồng bào J’rai ca hát nhảy múa, hồn nhiên và mạnh mẽ, tôi cảm nhận sức sống Tin Mừng tuôn tràn trên mảnh đất cao nguyên, ánh lửa bập bùng, tiếng cống chiêng nhịp nhàng, những vũ điệu giản đơn chan chứa tình người, người J’rai cuốn mình vào bầu khí thờ phượng, đơn sơ mà mãnh liệt.

Thánh lễ tạ ơn cử hành giữa đất trời, gió sáng se lạnh, ánh dương lên ấm áp theo lời kinh, tiếng cồng chiêng vang vọng núi đồi, cộng đoàn đức tin cử hành phụng vụ sống động, họ đong đưa theo điệu nhạc rừng, ánh mắt đầy tin yêu, bập bùng bập bùng, vang lên không dứt.

Sau Thánh lễ, anh chị em chia nhau từng gói xôi, từng miếng thịt, hơn 5.000 người không hề xảy ra giành giật, không ai lấy hai phần, không ai không có phần. Xôi và thịt gà đươc gói lại để thành một đống, cứ vậy từng người đến lấy, không xếp hàng nhưng không xô đẩy, thừ tự một cách lạ lùng, không cần điểm danh, không cần phân biệt đoàn này đoàn kia. Ăn xong, anh chị em quây quần soan (múa thờ phượng Chúa), một vòng tròn, thêm một vòng tròn nữa, thêm một vòng nữa, … không ai bảo ai, không ai nhắc ai, trật tự lạ lùng, họ cầu nguyện bộc phát, chân thành, đơn sơ, nồng nàn, tha thiết …

Những người đến từ thành phố ngẩn ngơ nhìn anh chị em J’rai sống đức tin, cử hành đức tin, tuyên xưng đức tin, làm chứng đức tin, ….thật sống động.  Rồi tự hỏi “ai truyền giáo cho ai ?”. Họ đi bộ hàng chục cây số, có người trên 100 cs, họ ngủ ngoài trời, co ro trong những chiếc khăn khoác, đỏ lửa điều thuốc trên môi, các sơn nữ điệu đàng trong áo váy ngày hội, kết thêm vài dải tua cho hợp thời trang, khúc khích cười chúi vào nhau đi thành từng đám. Nhưng những con người có vẻ lầm lì ít nói đó lại là những chứng nhân, họ sẵn sàng bất cứ lúc nào để nói về niềm vui được Chúa cứu, nỗi hạnh phúc được làm con Chúa, niềm hy vọng và lòng tạ ơn. Họ làm chứng chân thành, đơn sơ và dung dị. Mấy ai là người văn mình thành phố có được hạnh phúc này ?

Nhìn các Cha ca hát cùng con cái, nhảy múa cùng con cái, hồn nhiên cùng con cái, Tin Mừng như toát ra từ chính những cái “cùng” đó. Lạ lùng, 44 năm trước, những người trai trẻ ngoài 20 tuổi, vừa tuyên khấn được 6 năm, bỡ ngỡ trước một nếp sống không hề được biết trước, chẳng có kế hoạch, chẳng có nghiên cứu xã hội, chẳng có phương tiện nào trong tay, chỉ có Chúa, chỉ có Tin Mừng, chỉ có tâm hồn tận hiến. Tin Mừng từ chính cuộc sống, từ trong lòng người, trong lòng cộng đồng dân Thiên Chúa.

Nhìn vào cộng đồng anh chị em J’rai hôm nay, chúng ta có thể hy vọng vào ngày mai, cái ngày mai của Chúa Thánh Thần tự do và sáng tạo. Bài đọc hai trong lễ Chúa nhật 28 Thường niên C, trích từ thư thứ hai của Thánh Phaolô gởi cho Timôtê có câu: “Vì Tin Mừng đó mà cha phải đau khổ đến phải chịu xiềng xích như một kẻ gian ác, nhưng lời của Thiên Chúa đâu có bị xiềng xích!” Không ai có thể ngăn được lời Chúa, không ai có thể xích xiềng được lời của Ngài, Thần Khí sáng tạo và ban sự sống.

Lm. Vĩnh Sang, dcct.

12/10/2013

Một Số Điều Cần Biết Về Luật Bảo Hiểm Y Tế Mới (Affordable Care Act)

Một Số Điều Cần Biết Về Luật Bảo Hiểm Y Tế Mới (Affordable Care Act)
* HÀ NGỌC CƯ

Luật Bảo Hiểm Y Tế Affordable Care Act (viết tắt là ACA) còn được gọi là Obamacre sẽ cho ghi danh tham dự từ ngày 01/10/2013. Dưới đây là một số thắc mắc về ACA
1. Điều gì xảy ra vào ngày 01/10/2013 và phải ghi danh ở đâu:
– Chương trình ACA cho ghi danh từ ngày 01/10/2013 và bắt đầu thi hành từ ngày 01/01/2014.
Tại Houston có 46 chương trình (plan) trong hệ thống Marketplace Insurance để ta chọn và chỉ phải trả lệ phí (premium) từ ngày 01/01/2014. Bạn có thể ghi danh tham dự qua website: healthcare.gov hoặc gọi điện thọai số 800-318-2596.
2. Muốn được giúp đỡ về các thông tin ACA thì hỏi ở đâu?
– Bạn có thể vào website của tổ chức bất vụ lợi Kaiser Family Foundation: kff.org để biết cách ghi danh và ước tính tiền premium cho mình. Hoặc vào website của hãng bảo hiểm Blue Cross Blue Shield of Texas: BeCoveredTexas.org hoặc gọi điện thọai số 866-427-7492 (từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu).
3. Các dịch vụ căn bản ACA cung cấp gồm những dịch vụ nào?
– ACA sẽ cung cấp 10 dịch vụ căn bản bao gồm dịch vụ cấp cứu, hộ sản, nhi khoa, tâm thần, cai ghiền chất ma túy, bệnh viện, thuốc có toa bác sĩ.. tương tự như các dịch vụ hiện hữu do các hãng bảo hiểm hiện đang thi hành.
Các hãng bảo hiểm nào sẽ tham dự Marketplace Insurance?
– Bạn có thể vào các website ở trên để biết.
4. Ai có thể mua bảo hiểm qua Marketplace Insurance?
– Mọi công dân Hoa Kỳ và thường trú nhân hợp pháp.
5. Cư dân Houston có quyền mua bảo hiểm ACA không vì Thống Đốc Rick Perry tuyên bố không ủng hộ ACA?
– Được. Vì chính quyền Liên Bang đảm trách chương trình ACA nên chính quyền tiểu bang không có quyền ngăn cản ACA thi hành.
6. Nếu tôi không tham gia ACA thì tôi có bị phạt không?
– Có, tiền phạt là 1% lợi tức hoặc $95, tiền phạt này sẽ tăng 2,5% lợi tức hay $695 vào năm 2016. Tiền phạt cho trẻ em bằng phân nửa tiền phạt của người lớn. Tiền phạt áp dụng vào lúc ta khai thuế lợi tức năm 2014.
7. Nếu lợi tức thấp, lại không xin được Medicaid và không có khả năng mua bảo hiểm y tế của ACA thì tôi có bị phạt không?
– Không.
8. Tôi có bệnh sẵn thì có mua được bảo hiểm y tế không?
– Có
9. Tôi có bảo hiểm của hãng thì tôi có thể mua bảo hiểm qua Marketplace Insurance không?
– Có, nhưng có thể không rẻ hơn bảo hiểm của hãng.
10. Tiền premium của bảo hiểm của Marketplace Insurance là bao nhiêu?
– Tùy theo loại bảo hiểm nào mà mình lựa: thấp nhất là Bronze plan rồi đến silver plan, cao nhất là gold và platinium plan. Lọai rẻ tiền thì phải trả co-pays và deductible nhiều hơn.
11. Nghe nói chính phủ sẽ giúp mình trả premium, xin cho biết sự thể?
– Có hai cách xin trợ cấp premium. Một là qua tax credit để giảm tiền premium. Hai là được giảm tiền tiền túi mình phải trả cho y phí. Trợ cấp nhiều hay ít tùy thuộc vào lợi tức và nhân số trong gia đình.
12. Xin cho biết tiền premium được tính như thế nào?
– Theo Kaiser Family Foundation: Nếu bạn 35 tuổi, độc thân, có lợi tức $40.000/năm thì tiền premium khỏang $5.605/năm cho silver plan (chưa được trợ cấp) Nếu được trợ cấp  $2.293/năm thì premium còn $3.312/năm. Gia đình hai vợ chồng (khỏang 35-36 tuổi), một con, lợi tức $30.000/năm thì tiền premium cho silver plan là $9,317 (chưa được trợ cấp). Nếu được trợ cấp $8.067 thì premium còn $1.250/năm.

Malala dạy tổng thống Mỹ về máy bay không người lái

Malala dạy tổng thống Mỹ về máy bay không người lái

Malala Yousafzai phát biểu trong một cuộc họp báo với chủ tịch Ngân hàng Thế giới tại Wáhington ngày 11/10/2013.

Malala Yousafzai phát biểu trong một cuộc họp báo với chủ tịch Ngân hàng Thế giới tại Wáhington ngày 11/10/2013.

REUTERS/Gary Cameron

Tú Anh

RFI

Cũng như hầu hết các nước khác trên thế giới, công luận Mỹ thất vọng vì Malala Yousafzai không được giải Nobel Hòa bình 2013. Cô học sinh 16 tuổi người Pakistan bị Taliban bắn trọng thương hồi năm ngoái, sau khi được Nghị viện Châu Âu trao giải Sakharov, đã được Hoa Kỳ trải thảm đỏ đón tiếp.

Từ Washington, thống tín viên Jean Louis Pourtet tường thuật :

Malala đã chinh phục được trái tim người Mỹ. Đến Hoa Kỳ để quảng bá quyển sách đầu tay « Tôi, Malala », cô nữ sinh 16 tuổi, hiện định cư bên Anh, được hàng loạt đài truyền hình phỏng vấn và đài ABC đã dành cho cô bé một chương trình đặc biệt.

Sau khi được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đón tiếp bằng loạt pháo tay hoan nghênh, Malala thăm và phát biểu tại Ngân hàng Thế giới ngày thứ Sáu và được Tổng thống Mỹ và phu nhân đón tiếp tại phòng bầu dục ở Nhà Trắng.

Malala cho biết là cô có thiên hướng muốn làm tổng thống Pakistan. Trong phần trao đổi với Tổng thống Obama, cô bé Malala không ngần ngại chia sẻ tâm trạng lo ấu của mình về các vụ máy bay không người láy của Mỹ trang bị rocket tấn công ở Pakistan. Cô nói : « Nhiều nạn nhân vô tội đã chết vì các hoạt động tạo lòng căm phẩn này » . Malala cố vấn tổng thống Mỹ nên tập trung vào giáo dục và hợp tác chặt chẽ hơn với chính phủ Pakistan.

Trong bản thông cáo, Nhà Trắng không nhắc đến vụ máy bay không người lái nhưng nhấn mạnh là Malala đã gây « ấn tượng mạnh và lòng cảm phục trong giới thiếu nữ Pakistan ». Hôm qua, thứ Bảy, Malala đã có dịp quảng bá quyển sách của mình với các nữ sinh một trường trung học tư thục danh tiếng tại Washington, nơi hai cô con gái của tổng thống Obama theo học.

Vinh danh một tấm gương Samaria, Đức Thánh Cha an ủi gia đình BS Eleonora Cantamessa.

Vinh danh một tấm gương Samaria,

Đức Thánh Cha an ủi gia đình BS Eleonora Cantamessa.
Têrêsa Thu Lan

10/11/2013



Đáng lẽ ngày 14 tháng 9 phải là một ngày vui cua ông Mino Cantamessa và bà Mariella ở Bergamo bên Ý, được đứng trước bàn thờ cuả giáo xứ Sant’Anna di Brescia mà 46 năm về trước họ đã thề hưá sống trọn đời trung thủy với nhau, đồng thời sẽ là một dịp tạ ơn vì đứa con trai út Louis 35 tuổi vừa mới được thăng chức giám đốc sở xe hoả, thì thay vaò đó là một đám tang cho cô con gái đầu lòng, cô Eleonora Cantamessa, vừa bị giết oan uổng trong một cuộc thanh trừng đẫm máu cuả một băng đảng người Ấn Độ di dân.

Đêm Chuá Nhật ngày 8 tháng 9 trước đó, vào lúc 11g đêm, cô Eleonora Cantamessa 44 tuổi vừa mới đi chơi với một người bạn và đang trên đường trở về nhà, đã gặp một tai nạn đụng xe trên xa lộ có người bị thương, một số xe đã dừng lại quanh đó, và vì là một bác sĩ cho nên cô cũng lập tức dừng xe để giúp đỡ kẻ bị nạn.




Nạn nhân là một thanh niên di dân Ấn Độ tên là Baldev Kumar đang nằm uằn oại trên vũng máu vì bị đánh vào đầu bằng nhiều cây gậy sắt. Điều mà bác sĩ Eleonora không ngờ thì đây là một cuộc thanh trừng nội bộ cuả một băng đảng vì sự tranh giành lợi lộc hoặc chức vụ, mà kẻ hành hung lại không ai khác hơn chính là đứa em trai cuả nạn nhân có tên là Vicky.

Trước đó tên Vicky đã chặn xe cuả người anh trai trên xa lộ, và cùng với 4 đồng bọn dùng gậy sắt, lôi anh mình ra và đánh cho đến khi ngã gục.




Trong khi bác sĩ Eleonora còn đang lúi húi tìm cách cầm máu cho Baldev thì tên Vicky, có lẽ nghĩ rằng cô cũng là đồng bọn cuả người anh, nên đã phóng xe tới với tốc độ thật nhanh và ủi vào cả hai người. Chiếc xe cuả hắn cũng đụng vào và gây thương tích cho 6 người khác.

Bác sĩ Eleonora đã chết ngay lập tức, thanh niên Baldev chết khi xe cấp cứu đến sau đó.

Bác sĩ Eleonora Cantamessa là một bác sĩ sản khoa làm việc tại bệnh viện Sant’Anna di Brescia và đồng thời cũng có một văn phòng tư ở phố Trescore Balneario, tại đó cô rất nổi tiếng là thương người, điều trị miễn phí cho người nghèo, trong đó có cả những người di dân Ấn Độ.

Cái chết cuả cô làm rúng động xã hội Ý, Thị Trưởng Alberto Finazzi đã tuyên bố một ngày để tang cho cô, Tổng Thống Giorgio Napolitano vả Thủ Tướng Enrico Letta cũng đã gửi vòng hoa phúng điếu.



Người ta đi dự đám tang cuả cô rất đông, đứng chật các đường phố chung quanh nhà thờ vì trong nhà thờ không còn chỗ chứa. Cộng đoàn người Ấn Độ cũng mặc quốc phục đến phúng điếu, họ giương cao biểu ngữ: “Cộng đoàn Ấn Độ chúng tôi cùng xin chia xẻ nỗi đau cuả quí vị”.

Gia đình của cô cũng chứng tỏ là những Kitô hữu đầy phẩm giá trong nỗi đau, không thịnh nộ và oán giận, ông Mino (bố) tuyên bố: “Tất cả mọi sự đều nằm ở trong kế hoạch của Thiên Chúa và cộng đồng Ấn Độ cũng đã chia xẻ niềm tin vững chắc của chúng tôi là kế hoạch của Thiên Chúa bây giờ chính là xin ơn cứu chuộc và tái sinh cho các thủ phạm trong lúc và sau khi thụ án”.

Để tiếp nối những nghiã cử cuả cô Eleonora đối với trẻ em nghèo, gia đình đã yêu cầu mọi người không mua hoa phúng điếu mà hãy dùng tiền đó để làm việc từ thiện.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một bức thư gửi cho Giám Mục Luciano Monari, địa phận Brescia, được đọc trong đám tang, đã viết: “Cô ấy đã kết thúc cuộc sống nơi trần thế trong lúc thực hiện nghiã cử cuả một người Samaria nhân lành”.



Ngày thứ Tư vừa qua tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã dừng lại thật lâu để an ủi gia đình cuả cô Eleonora Cantamessa. Ngài không ngớt vỗ về lên má cuả bà mẹ đầy nước mắt.

Sự ân cần cuả Đức Thánh Cha đã gây tác động mạnh mẽ cho gia đình bà và bà Mariella Cantamessa đã tâm sự với tờ báo Osservatore Romano:

“Chúng tôi có cảm tưởng khi được Đức Thánh Cha vỗ về là chính lúc khuôn mặt của Eleonora, tuy đã mất nhưng đang được Ngài vuốt ve vậy. Chúng tôi tuy mang một nỗi buồn lớn lao nhưng cũng tự hào đã chứng kiến một hành động hào hiệp của người Kitô giáo. Chúng tôi không oán trách bất cứ ai về cái chết của Eleonora, Thiên Chuá có kế hoạch riêng cuả Ngài mà Eleonora đã chấp nhận và thực hiện nó, thậm chí hy sinh cả mạng sống cuả mình. Bây giờ, việc quan trọng là truyền đạt thông điệp cuả sự vị tha đó, ngay cả việc phải giúp đỡ các gia đình Ấn Độ đang lâm vào thảm kịch này.”

Xem hình ảnh ĐTC an ủi gia đình BS Eleonora Cantamessa

httpv://www.youtube.com/watch?v=IjG9oF9cyGs

Ôn lại lịch sử trường Petrus Ký (trước 75)

Ôn lại lịch sử trường Petrus Ký (trước 75)

Nguyễn Thanh Liêm

Tôi ra đời trong một làng quê ở tỉnh Mỹ Tho. Ngay từ lúc còn học ở trường Tiểu Học tỉnh, tôi đã được nghe ba tôi và chú tôi nói nhiều về trường Petrus Ký. Thấy các anh học sinh trường College Le Myre de Vilers với bộ đồng phục trắng có gắng phù hiệu trông rất uy nghi tôi đã nể phục các anh và ngưỡng mộ trường college này lắm rồi. Nhưng chú tôi bảo là Petrus Ký còn to hơn, quan trọng hơn Le Myre de Vilers nhiều lắm. Riêng ba tôi thì hình như lúc nào cũng nhắc là “nữa lớn con sẽ học trường Petrus Ký.” Thành ra trong đầu óc non nớt của tôi lúc đó trường Petrus Ký là cái gì vĩ đại lắm, nó lớn lao quan trọng vô cùng. Tôi cũng nghe một người bà con bảo là “học Petrus Ký ra là làm cha thiên hạ đấy.” Lời phát biểu chói tai đó thật ra cũng có phần đúng đối với thế hệ của tôi và đối với người dân Miền Nam thời đó. Bởi vì cho đến năm 1945, sau ngày Đại Chiến Thế Giới Thứ Hai chấm dứt, cả Miền Nam nước Việt chỉ có 4 trường Trung Học công là Petrus Ký, Gia Long, Le Myre de Vilers (Nguyễn Đình Chiểu), và College de Cần Thơ (Phan Thanh Giản), mà trong 4 trường đó chỉ có trường Petrus Ký là trường duy nhất có bậc đệ nhị cấp (tức là lycée hồi đời Tây). Dù ra đời trễ nhất trường Petrus Ký vẫn là trường lớn nhất, cao nhất, và nỗi tiếng nhất ở trong Nam. Thời xưa, có được bằng Tiểu Học đã là oai lắm đối với dân quê, có được bằng Thành Chung thì kể như trí thức lắm rồi, thuộc hạng thầy thiên hạ, huống chi là có được bằng Tú Tài. Quí hóa vô cùng, có mấy ai có được bằng này. Vậy mà trường Petrus Ký lại sản xuất ra số ít người quí giá đó. Bởi thế nên phụ huynh học sinh, những người hiểu rõ giá trị của giáo dục, nhất là những người có con trai, ai ai cũng đều mong muốn cho con mình được vào Petrus Ký cả.

Nhưng khi lên trung học thì tôi vào Le Myre de Vilers chớ không phải Petrus Ký vì thời cuộc lúc này và vì hoàn cảnh gia đình không cho phép. Khi xong đệ nhất cấp, tôi mới xin chuyển về trường Petrus Ký và từ đó sống ở Sài Gòn luôn. Được vào Petrus Ký là kể như ước mơ đã thành, tôi mừng không thể tả, nhưng người vui nhất chắc chắn là ba tôi và kế đó là nhưng người thân trong gia đình tôi. “Ngày đầu tiên vào trường, đứng xếp hàng dưới những tàn cây sao cao ngất bên hông những dãy lớp học đồ sộ uy nghi, tôi có cảm giác như tôi đang được vươn mình lên để lớn thêm và để mở rộng tâm hồn cho khoáng đạt, cho thích nghi với với cái khung cảnh uy nghi đồ sộ của ngôi trường. Khi các lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lần lượt đi vào sân trong và dừng lại ở trước cửa mỗi lớp một cách rất có trật tự và kỷ luật tôi nói thầm trong lòng rằng ở trên đời này chắc chưa có trường học nào có được cái kỷ luật chặt chẽ và cái không khí trang trọng như trường này. Nhất là khi vừa qua khỏi cổng vào sân trong, nhìn lên giữa hành lang chính (préau) thấy thầy hiệu trưởng Phạm Văn Còn cùng với thầy giám học (thầy Huấn) và thầy tổng giám thị (thầy Trương) oai vệ đứng đó tôi càng thấy cái không khí nghiêm trang của ngôi trường hơn, một sự nghiêm trang mà tôi chưa hề thấy được ở những ngôi trường nào tôi đã học qua.” (TTHPK tr. 115-116). So với Le Myre de Vilers, trường Petrus Ký lớn hơn nhiều lắm, cũng ra đời sau Le Myre de Vilers lâu lắm. Họa đồ xây cất trường do một kiến trúc sư người Pháp là ông Hebrard de Villeneuve vẽ hồi năm 1925, và trường được khởi công xây cất liền sau đó để hoàn tất vào năm 1927. Niên khóa đầu tiên khai giảng hồi tháng 9 năm 1927 với bốn lớp học sinh chuyển từ Chasseloup Laubat sang. Lúc này trường mang tên Collège de Cochinchine. Vị hiệu trưởng đầu tiên là ông Banchelin. Năm sau, 1928, Thống Đốc Nam Kỳ là Blanchard de la Brosse lấy tên nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký đặt tên cho trường, biến trường này thành lycée (trường Đệ Nhị Cấp) và cho đặt tượng đồng bán thân Petrus Ký vào giữa sân trường. Lễ khánh thành tượng đồng Petrus Ký và trường Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký được đặt dưới sự chủ tọa của Tống Đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse. Trường nằm ở giữa hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn, trên khoảng đất rộng mênh mông với đầy đủ cung cách của một khu học đường trang nghiêm yên tịnh. Tất cả đất đai, và phần lớn cơ sở trong khu vực đóng khung bởi bốn con đường Cộng Hòa, Thành Thái, Trần Bình Trọng và Nguyễn Hoàng, đều thuộc lãnh thổ của Petrus Ký. Trường có sân vận động riêng của trường, sân vận động Lam Sơn. Nhưng vì sự phát triển nhanh của nền giáo dục trong thập niên 1950 khi nước vừa độc lập nên một số cơ sở và đất đai của trường Petrus Ký bị cắt xén, trưng dụng để xài cho những cơ quan giáo dục khác. Trường Quốc Gia Sư Phạm, trường Trung Tiểu Học Trung Thu dành cho con em Cảnh Sát, Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục đều được xây trên phần đất của trường Petrus Ký. Ba dãy lầu lớn của trường Petrus Ký được dùng cho Đại Học Khoa Học và Đại Học Sư Phạm. Nhà Tổng Giám Thị Petrus Ký được dùng làm Trung Tâm Thính Thị Anh Ngữ, và một số các nhà chức vụ khác của trường cũng được dùng cho một số các viên chức Bộ Giáo Dục. Tuy bị cắt xén nhiều nhưng trường Petrus Ký vẫn còn là một trường trung học lớn nhất dành riêng cho nam sinh ở miền Nam Việt Nam.

(Về phương diện kỷ luật và trật tự thì có lẽ không có trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng trường Petrus Ký. Ở Le Myre de Vilers tuy kỷ luật cũng khá chặt chẽ, tuy cũng có nhiều biện pháp mạnh trừng phạt học sinh như cấm túc, đuổi học, vv…nhưng vẫn không có cái không khí trang nghiêm uy nghi của trường Petrus Ký. Ở Le Myre de Vilers khi cổng trường mở thì học sinh cứ đi thẳng vào trước lớp học của mình chờ tới giờ sắp hàng trước cửa lớp đợi thầy đến cho phép là vào lớp. Ở Petrus Ký, sau khi vào cổng học sinh phải xếp hàng bên hông trường trước. Xong rồi mới theo lệnh giám thị tiến vào bên trong xếp hàng chờ trước cửa lớp một cách rất trật tự. Ở Le Myre de Vilers học sinh không thấy ông hiệu trưởng đâu, nhưng ở Petrus Ký, khi vào bên trong trường là học sinh sẽ thấy ngay ban giám đốc đứng giữa hành lang chính nhìn xuống toàn thể học sinh của trường. Tôi chưa hề chào cờ ở trường Le Myre de Vilers bao giờ. Nhưng ở Petrus Ký thì học sinh phải chào cờ mỗi sáng Thứ Hai. Cảnh chào cờ bao giờ cũng rất nghiêm trang và long trọng. Ở đây lúc nào bạn cũng cảm thấy như được ban giám đốc chiếu cố tới luôn).

Muốn được vào học trường Petrus Ký người đi học phải chứng tỏ được rằng mình thuộc thành phần ưu tú, xuất sắc, có thể là ở trong nhóm từ 5 đến 10 phần trăm đầu của những người cùng lứa tuổi. Kỳ thi tuyển vào Petrus Ký là kỳ thi rất gay go cho nhiều học sinh, xưa cũng vậy mà sau này cũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy cho nên học sinh Petrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thi. Kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1959 chẳng hạn là kỳ thi rất hóc búa, toàn quốc chỉ có một người đậu hạng Bình mà thôi, và người đó là học sinh Petrus Ký. Quyển Kỷ Yếu của trường Petrus Ký niên khóa 72-73 ghi thành tích học tập của niên khóa trước như sau:

TÚ TÀI II
Ban A: Dự thi 101, trúng tuyển 101 với 2 Ưu, 10 Bình, 25 Bình Thứ, tỷ lệ 100%.
Ban B: Dự thi 419, trúng tuyển 419, 11 Ưu, 53 Bình, 114 BT, tỷ lệ 100%
Ban C: Dự thi 52, trúng tuyển 52, với 7 BT, tỷ lệ 100%
Đậu nhiều và nhiều người đậu cao, đó là thành tích học tập của học sinh Petrus Ký từ xưa đến giờ.

Trường Petrus Ký đối với tôi là một trường mẫu, lý tưởng, là tấm gương cho các trường khác noi theo. Lúc còn học ở Le Myre de Vilers bọn học sinh chúng tôi luôn lấy các bạn Petrus Ký làm mẫu trong mọi hoạt động. Bởi vậy nên khi tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, tôi quyết định lấy Petrus Ký làm ưu tiên một trong việc chọn lựa nhiệm sở của tôi. Tôi được về Petrus Ký theo ý muốn. Ở thời đại của tôi được bổ nhiệm về trường Petrus Ký và một số các trường lớn khác ở Đô thành thường phải là những người đậu đầu hay thật cao trong danh sách tốt nghiệp CĐSP hay ĐHSP sau này, hoặc những người đã dạy lâu năm ở tỉnh. Nói chung thì phần đông giáo sư Petrus Ký là giáo sư được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. Một số giáo sư Petrus Ký đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục sau khi dạy ở trường một thời gian. (Giáo sư Nguyễn Thành Giung sau làm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Lược sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, giáo sư Phạm Văn Thuật sau làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và BDGD, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm sau làm Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên). Đặc biệt là từ niên khóa 1964-65 giáo sư Petrus Ký giữ vai trò quan trọng trong việc soạn đề thi cho các kỳ thi trên toàn quốc. Họ cũng là những người đem bài thi trắc nghiệm khách quan (objective tests) thay dần vào chỗ những bài thi theo lối luận đề (essay). Một số giáo sư khác đã có những công trình nghiên cứu soạn thảo, viết sách giáo khoa rất có giá trị như giáo sư Phạm Thế Ngũ, giáo sư Vũ Ký, vv…Phần đông đều rất tận tụy với việc giảng dạy, rất thương học sinh, và rất chú tâm đến việc bảo vệ uy tín và thanh danh của trường. Thầy Đảnh, thầy Thái, thầy Ái, thầy Minh, thầy Hạnh, thầy Đính, thầy Nam… thầy nào học trò cũng thương cũng mến và thầy nào cũng hết lòng lo lắng cho học sinh, cũng như lo lắng cho trường. Mến thương học trò, mến thương trường Petrus Ký, đó là điều mà phần đông anh chị em giáo sư Petrus Ký đều cảm thấy. Cho nên năm 1962 khi tôi bị đưa đi làm hiệu trưởng ở Bình Dương tôi thấy rất khổ tâm khi phải rời khỏi trường. Cũng may là năm sau tôi lại được trở về Petrus Ký không phải để đi dạy lại mà để làm hiệu trưởng trường này.

Tôi là hiệu trưởng đời thứ 13 của trường mặc dầu trước tôi chỉ có 11 ông hiệu trưởng (vì ông Valencot làm hiệu trưởng tới hai lần cũng như giáo sư Trần Ngọc Thái sau này). Từ 1927 cho đến năm 1975 trường có tất cả 17 vị hiệu trưởng. Trong số 17 ông hiệu trưởng này, có 5 người Pháp (Banchelin, Valencot, Andre Neveu, Le Jeannic, và Taillade) và 12 người Việt Nam (Lê Văn Kim, Phạm Văn Còn, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Văn Thơ, Nguyễn Văn Trương, Phạm Văn Lược, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Ngọc Thái, Trần Văn Thử, Trần Văn Nhơn, Bùi Vĩnh Lập, và Nguyễn Minh Đức). So với những vị hiệu trưởng trước, tôi là người quá trẻ khi đảm nhận chức vụ hiệu trưởng trường này. Lúc đó tôi mới có 30 tuổi trong khi những vị hiệu trưởng trước tôi không có vị nào dưới năm mươi tuổi. Tất cả đều là bậc thầy của tôi. Nhưng cũng từ tôi trở đi thì hiệu trưởng Petrus Ký đều còn nhỏ tuổi cả (trừ ra giáo sư Trần Văn Thử), tất cả là đàn em của tôi về phương diện tuổi tác. Lớp trẻ chúng tôi tuy có rộng rải, cởi mở hơn thế hệ lớn tuổi nhưng tất cả đều không xa rời truyền thống tốt đẹp của trường Petrus Ký. Kỷ luật, trật tự vẫn đứng hàng đầu. Chọn lựa kỷ giáo sư, chọn lựa kỷ học sinh, thúc đẩy các hoạt động trong cũng như ngoài học đường, vận động mọi phương tiện, mọi nguồn yểm trợ để phát triển trường sở, thăng tiến việc học của học sinh, làm cho học sinh đậu nhiều và đậu cao trong các kỳ thi, đào tạo người giỏi cho non sông tổ quốc, đó là những điều chính yếu mà ông hiệu trưởng Petrus Ký nào củng cố làm. Ông hiệu trưởng nào cũng biết là trường mình là trường rất nỗi tiếng, rất được sự chú ý của chính quyền cũng như của dân chúng. Ông hiệu trưởng nào cũng biết trường mình là trường được giới giáo dục coi như là trường kiểu mẫu của trường trung học ở miền Nam tự do và là trường luôn được sự chú ý của mọi người và mọi giới. Những nhân vật hàng đầu của chính phủ thường đến thăm viếng trường, từ Tổng Thống, Chủ Tịch Quốc Hội đến các Tổng Bộ trưởng, đến các quốc khách từ các quốc gia khác đến. Ai cũng biết trường mình là trường đã từng đào tạo rất nhiều nhân vật quan trọng, từng giữ những vai trò lãnh đạo trong chánh quyền bên này hay bên kia, từng đóng góp vào việc làm nên lịch sử cho xứ sở.

Và trên hết tất cả ai cũng hiểu rằng trường mình hết sức hãnh diện mang tên một nhà bác học, một nhà văn hóa có công rất nhiều đối với việc phổ biến nền học thuật mới ở Việt Nam hồi thế kỷ thứ XIX. Đó là nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký. Nói đến ông là người ta phải nhớ đến vai trò “khai đường mở lối” của ông trên các địa hạt sau đây:
1. Dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán trong việc biên khảo trước tác.
2. Viết câu văn xuôi thay lối văn biền ngẫu của các nhà nho,
3. Làm báo theo đúng mẫu mực một tờ báo, và
4. Xây dựng nền học thuật mới tổng hợp văn hóa Á Đông và văn minh Tây phương thay thế nền học thuật cũ kỹ lỗi thời của nho gia.

Qua công trình soạn thảo, trước tác của ông ta thấy ông là một nhà văn hóa giáo dục có tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng, ba đặc tính quan trọng mà nền giáo dục chân chính và tiến bộ nào cũng cần phải có. Lý tưởng của ông là đào tạo được lớp người mới có đủ những kiến thức khoa học kỹ thuật của văn minh Aâu Tây đồng thời nắm vững những nguyên tắc đạo đức cổ truyền Á Đông, vừa có tâm hồn khai phóng, cởi mở, vừa có tinh thần dân tộc, vừa biết tôn trọng giá trị con người dù bất cứ trong xã hội nào. Lý tưởng đó được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam manh nha từ thời Pháp thuộc để phát triển và bành trướng mạnh mẽ từ Đệ Nhất qua Đệ Nhị Công Hòa.

Trường trung học được cái danh dự mang tên Petrus Trương Vĩnh Ký từ khi ra đời đã mang lý tưởng giáo dục đó biểu lộ trong hai câu đối ghi khắc trước cổng trường:

“Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.”

Từ ngày được thành lập cho đến khi bị đổi tên, trong suốt gần năm mươi năm hoạt động, trường Petrus Ký đã làm tròn sứ mạng giáo dục được giao phó, đã đóng tròn vai trò một định chế xã hội đối với quốc gia, đã đào tạo được không biết bao nhiêu nhân tài cho xứ sở, đã trở thành một trường trung học phổ thông nổi tiếng vào bậc nhất ở Miền Nam Việt Nam.

Nguyễn Thanh Liêm

Tổng thống nghèo khổ và lập dị nhất thế giới

Tổng thống nghèo khổ và lập dị nhất thế giới

Báo Gia Đình

10/11/2013

“Dinh thự” của Tổng thống Uruguay là ngôi nhà cũ nát nằm ở ngoại ô thủ đô Montevideo, Uruguay. Ông đã sống ở đó gần hết cuộc đời với người bạn thân thiết là 1 chú chó 3 chân. Tài sản giá trị nhất của vị tổng thống này là chiếc ô tô cũ kỹ có giá chưa đến 2 ngàn đô la Mỹ.

Nếu không được biết trước ông Mujica là tổng thống của Nước Cộng Hòa Uruguay, một trong những nền kinh tế phát triển ở Nam Mỹ, thì bất cứ ai cũng có thể nhầm Ông với những người nông dân lam lũ ở quốc gia này.

Khó có thể tin người đàn ông này là đương kim Tổng thống Uruguay

Trước khi đắc cử Tổng thống Uruguay vào năm 2009, Ông Mujica đã có một cuộc sống hết sức giản dị và cần kiệm, đến nỗi nhiều người nghĩ rằng chẳng quá lời nếu gọi đó là khắc khổ. Sau khi trở thành tổng thống, ông vẫn tiếp tục duy trì lối sống được cho là đối nghịch hoàn toàn với nhiều vị lãnh đạo trên thế giới.

Ông Mujica đã từ chối căn biệt thự sang trọng mà nhà nước Uruguay cấp cho những vị lãnh đạo của mình, để chọn sống trong căn nhà cũ kỹ của vợ ông ở vùng ngoại ô.

Ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa vùng nông thôn hoang vắng với lối dẫn vào là một con đường đất bụi bẩn.

Trước cửa ngôi nhà, không khó để nhìn thấy những dây phơi đầy quần áo mới giặt, được giăng mắc sơ sài. Nguồn nước sử dụng trong ngôi nhà không phải là nước máy mà là nước được bơm lên từ chiếc giếng khoan lâu năm ở trong vườn.

Căn nhà nhỏ được bố trí đơn giản và gần như không có đồ đạc giá trị. Trong căn phòng ngủ chật chội của ông Mujica, ngoài chiếc giường và một số đồ đạc cá nhân, vật có giá trị nhất có lẽ là chiếc ti vi mà ông vẫn dùng để xem tin tức.

Tổng thống Mujica vẫn tự tay làm mọi việc trong gia đình, từ sửa chữa những đồ gia dụng, máy móc cho đến làm vườn và làm việc đồng áng. Hầu hết thời gian của ông Mujica và vợ là ở ngoài đồng. Hai vợ chồng tổng thống tự tay lái máy cày, trồng trọt, nhổ cỏ và thu hoạch nông sản như những người nông dân chính hiệu.

Tổng thống nghèo khổ và lập dị nhất thế giới

Ông Mujica cho biết ông không hợp với một cuộc sống xa hoa và kiểu cách, vì vậy ngay đến số lượng cảnh sát được cử đến nhằm bảo vệ an toàn cho gia đình ông cũng được giảm xuống tối thiếu và chỉ còn 2 người.

Người bạn thân thiết từ nhiều năm nay của ông Mujica là một chú chó tật nguyền có 3 chân, tên là Manuela. Ông thường chơi đùa với Manuela mỗi khi rảnh rỗi và chú chó này cũng kiêm luôn nhiệm vụ bảo vệ cho ngôi nhà của ông Mujica.

Chính bởi ông Mujica có một cuộc sống bình dị chẳng khác nào những người dân bình thường, mà giới truyền thông Uruguay đã gọi ông là vị tổng thống nghèo nhất thế giới. Không chỉ ăn chay và sống cần kiệm, ông Mujica còn tự nguyện quyên góp 90% lương hàng tháng của mình, tương đương khoảng 12 nghìn đô la Mỹ để làm từ thiện nhằm giúp đỡ những người nghèo và những doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn.

Hiện tại, tổng thu nhập của 2 vợ chồng tổng thống vào khoảng 775 đô la Mỹ/tháng, tương đương với mức thu nhập của bình quân trên một đầu người ở Uruguay.

Năm 2010, trong cuộc kê khai tài sản bắt buộc đối với những chính khách, toàn bộ tài sản giá trị của vị Tổng thống này chỉ là chiếc xe ô tô cũ kỹ được sản xuất từ năm 1987 có giá 1.800 đô la Mỹ.

Trong đợt kê khai tài sản năm nay, tài sản của tổng thống đã “tăng đáng kể” vì ông liệt kê thêm tài sản của vợ mình, bao gồm đất nông trại, ngôi nhà và chiếc máy cày.

Nhưng tổng tài sản của tổng thống cũng không bằng phân nửa tài sản của phó tổng thống đương nhiệm và 1/3 của vị tổng thống nhiệm kỳ trước.

Tư tưởng khác lạ về giàu và nghèo.

Vị tổng thống nghèo nhất thế giới cho biết, nhiều người có thể nghĩ ông là một ông già lập dị nhưng đó là lựa chọn của cá nhân ông. Ông Mujica nói rằng ông đã sống như vậy trong hầu hết cuộc đời của mình và sẽ còn sống như vậy cho đến cuối đời.

Nhiều người thường nhìn ông Mujica bằng ánh mắt thương hại và nghĩ rằng ông là một ông già nghèo lẩm cẩm, nhưng vị tổng thống này lại không hề cảm thấy như vậy vì ông có những quan niệm hoàn toàn khác biệt về giàu nghèo.

Tài sản giá trị nhất của tổng thống là chiếc xe ô tô cũ kỹ này

Ông Mujica nghĩ rằng chỉ có những người bị vướng vào vòng xoáy của tiêu dùng và của cải mới là những người nghèo. Những người không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với số của cải mà mình đang có và luôn tìm mọi cách để kiếm tiền mua chúng, đến nỗi họ chẳng có thời gian dành cho bản thân, làm những việc mình yêu thích mới là những người nghèo, những người đáng thương.

Tổng thống Mujica tin rằng mình là một người may mắn và giàu có, bởi ông không sở hữa nhiều tài sản. Ông không phải mất nhiều thời gian chăm chút cho những tài sản này, vì vậy ông có thời gian để làm công việc đồng áng mà mình yêu thích.

Tư tưởng này cũng được Tổng thống Mujica phát biểu tại Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững vào tháng 6 năm nay. Ông Mujica cho rằng việc tiêu thụ nhiều sản phẩm, hàng hóa chính là nguyên nhân dẫn đến việc cạn kiệt tài nguyên và gây ra sự ô nhiễm môi trường trên thế giới. Ông cũng hy vọng trong tương lại sẽ có nhiều nhà lãnh đạo và người dân sẽ lựa chọn phong cách sống như ông.

Nhiều người dân Uruguay khi được thăm dò ý kiến về phong cách sống của Tổng thống Mujica đã cho biết họ cảm thấy ông rất giản dị và gần gũi với mình. Nhiều người khác thì cho rằng phong cách sống là quyền lựa chọn của mỗi cá nhân, cho dù đó có là tổng thống đi chăng nữa.

Điều mà người dân mong chờ ở một tổng thống không phải là ông ta sống ra sao mà ông điều hành đất nước thế nào. Trong khi đó, nhiều người lại tỏ ra không đồng tình với cách sống của ông Mujica. Họ cho rằng có những nguyên tắc khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao của một đất nước và họ mong muốn ông Mujica giữ hình ảnh trang trọng của một nhà lãnh đạo.

Con đường trở thành lãnh đạo của “người đàn ông lập dị”

Trong khi những người dân Uruguay có nhiều ý kiến trái chiều về phong cách sống của tổng thống nước mình, thì không ít những người dân trên thế giới không khỏi tò mò muốn biết người đàn ông giản dị này đã trở thành tổng thống như thế nào.

Có lẽ ông Mujica không bao giờ ngờ rằng việc tham gia vào đội du kích Tupamaros là một bước ngoặt, dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong cuộc đời ông của ông sau này. Trong suốt khoảng thời gian trong đội du kích từ năm 1960-1970, ông đã trở thành thủ lĩnh của phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài quân sự cầm quyền tại Uruguay.

Ông Mujica từng nhiều lần bị mưu sát và đã bị bắn trọng thương 6 lần trước khi bị giam cầm trong suốt 14 năm. Chính quãng thời gian bị biệt giam trong tù đã giúp ông Mujica định hình được quan điểm và phong cách sống của mình.

Năm 1985, ông Mujica được thả tự do và trở thành nghị sỹ quốc hội vào năm 1995. Trong khi đó, tổ chức đấu tranh vũ trang mà ông từng lãnh đạo đã trở thành một chính Đảng tham gia Mặt trận mở rộng.

Năm 2009, ông Mujica đại diện cho tổ chức chính trị Mặt trận mở rộng cầm quyền tham gia tranh cử tổng thống. Đối thủ của ông lúc này là ông Luis Lacalle, cựu tổng thống và là thành viên của Đảng Dân tộc.

Trong quá trình vận động tranh cử, ông Mujica đã nhanh chóng chiếm được thiện cảm của đông đảo người dân bởi phong cách giản dị, gần gũi. Ông thường xuất hiện với chiếc ba lô cũ trên vai cùng với quan điểm làm việc ít để tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Đồng thời, lối sống thanh đạm được ông duy trì từ khi ra tù cho đến hiện tại cũng khiến nhiều ông được nhiều người dân nghèo ủng hộ.

Nhờ phong cách giản dị, ông Mujica đã được người dân tín nhiệm và lựa chọn. Ông đã đánh bại đối thủ một cách ngoạn mục để trở thành tổng thống kế tiếp của Uruguay với 51% phiếu bầu. Khi đã trở thành tổng thống, ông vẫn duy trì cuộc sống thanh đạm như trước đây của mình.

Năm nay ông Mujica đã 75 tuổi và theo luật của Uruguay ông sẽ không được tái tranh cử vào năm 2014, khi ông đã 77 tuổi. Dù có nghỉ hưu và chỉ sống dựa vào trợ cấp của nhà nước, ông Mujica cũng sẽ không cảm thấy hụt hẫng khi mất đi một khoản thu nhập, bởi ông vốn đã quen với một cuộc sống tiết kiệm.

Tổ chức minh bạch quốc tế đã xếp Uruguay vào danh sách những nước ít tham nhũng nhất ở Châu Mỹ. Và chắc chắn, để Uruguay có tên trong danh sách này, có ít nhiều sự đóng góp của những chính khách sống giản dị như Tổng thống Mujica.

(Theo Báo Gia đình và Cuộc sống)

Chuyện nghệ sĩ sân khấu trùng tên

Chuyện nghệ sĩ sân khấu trùng tên

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2013-10-12

mong-tuyen-305.jpg

Nghệ sĩ Mộng Tuyền, ảnh sưu tập chụp trước đây.

File photo

Dễ nhầm lẫn

Ngoài xã hội nếu như có 2 người trùng tên nhau cũng đã gây khó khăn cho thiên hạ xác định, mỗi khi đề cập đến một trong 2 người thì trong văn nghệ cũng vậy thôi. Trong làng sân khấu có đến những 3 nàng Thanh Lan, do vậy mà thiên hạ rất dễ nhầm lẫn.

Khi nói về một buổi trình diễn ở sân khấu, hoặc ai đó đang nói về người nghệ sĩ mà nghe họ đề cập đến 2 chữ Thanh Lan, thì chắc rằng người nghe phải nghĩ ngợi trong vài giây và tự đánh dấu hỏi xem người ta muốn nói đến Thanh Lan nào đây.

Thật vậy, trong làng sân khấu, ca nhạc có đến 3 nàng Thanh Lan xuất hiện ở 3 thời kỳ: Thanh Lan thời Đệ Nhứt Cộng Hòa; sang thời Đệ Nhị Cộng Hòa lại có nàng Thanh Lan khác xuất hiện, và sau 1975 lại có thêm một nàng Thanh Lan nữa. Do đó mà khán giả, thiên hạ rất dễ nhầm lẫn, người ta có thể hiểu ca sĩ này sang nghệ sĩ kia… Cái đặc biệt là cả 3 nàng đều có nét đẹp riêng và nổi tiếng mỗi người một cách.

Chúng tôi tạm thời gọi 3 nàng Thanh Lan bằng số 1, 2, 3 theo thứ tự thời gian trước sau mà các nàng ta xuất hiện ở mỗi thời kỳ.

Trước hết nói về Thanh Lan 1 thì nàng này xuất hiện trước nhất, đã tạo được tên tuổi cùng thời với Thanh Thúy ở những nhà hàng Văn Cảnh, Hòa Bình, Bồng Lai, phòng trà Anh Vũ và các sân khấu đại nhạc hội. Nếu như Thanh Thúy quyến rũ khán giả bằng giọng ca truyền cảm và nét đẹp dịu hiền, thì Thanh Lan 1 đã thu hút được người xem bằng sắc vóc và nét bạo dạn khi trình diễn. Thanh Lan đi vào tâm hồn khán giả do cái “duyên”, cái “bạo” chớ không phải do sự tạo rung động khó quên bằng giọng ca như Thanh Thúy hoặc Hoàng Oanh.

Thanh Lan 1 còn một lợi điểm nữa là rất ăn ảnh. Vì thế, nàng bước qua địa hạt phim ảnh thật dễ dàng. Trên màn bạc, Thanh Lan đã xuất hiện trong các phim “Đò Chiều”, “Bẽ Bàng”, “Cảnh Đẹp Miền Nam”, và thủ một vai chánh trong phim “Ảo Ảnh”. Con đường nghệ thuật đã đưa Thanh Lan 1 dến nếp sống trưởng giả, từ một nữ vũ sinh trong đoàn Kim Chung vào khoảng năm 1958. Nàng bắt đầu qua tân nhạc năm 1959, người hường dẫn về tân nhạc đầu tiên cho Thanh Lan là nhạc sĩ Phó Quốc Thăng.

TRANG-THANH-LAN2-250.jpg

Nghệ sĩ Bạch Tuyết và Nghệ sĩ Trang Thanh Lan tại giải Kim Khánh. File photo.

Nét đẹp của Thanh Lan được công nhận năm 1962, khi người ta tôn phong nàng làm “hoa hậu nghệ sĩ” và long trọng trao vương miện cho nàng trên sân khấu Anh Vũ. Phòng trà Anh Vũ ở Sài Gòn, là nơi mà những nhân vật tai to mặt lớn thời Đệ Nhứt Cộng Hòa thường lui tới. Tên tuổi và sự giao thiệp đã đưa Thanh Lan lên địa vị một “phu nhân” giàu sang đến mức triệu phú, hồi chế độ Ngô Đình Diệm.

Thế nhưng, nếp sống trưởng giả không làm Thanh Lan quên nghệ thuật, vì vậy thỉnh thoảng vẫn phải tìm tới một nơi có nhạc để hát, hoặc tự ý, hoặc theo lời mời. Hát không còn là sinh kế, nhưng hát cho… đỡ nhớ. Thanh Lan bảo vậy đó. Thanh Lan cũng không quên mình là 1 nữ nghệ sĩ có ít nhiều nguồn gốc từ giới cải lương. Vì vậy nàng vẫn yêu sân khấu bộ môn này và vẫn thường đi coi cải lương, ngồi ở hàng ghế đầu theo dõi mà say mê thích thú.

Do xuất thân từ đoàn cải lương Kim Chung, nên khi nghe tin Thanh Lan được bầu làm hoa hậu thì cả đoàn Kim Chung đã cười rần lên (không biết cười vấn đề gì).

Có lần một ký giả kịch trường phỏng vấn:

“Thanh Lan bây giờ muốn những gì?”

Nàng đáp:

“Chẳng muốn gì nữa, chỉ ngủ trong hạnh phục sẵn có và niềm vui hiện tại là thích nhứt. Mỗi ngày Thanh Lan ở nhà cưng cậu con trai hoặc lái xe đi dạo phố.”

Bấy giờ nàng đã làm chủ những chiếc xe hơi, những ngôi biệt thự trị giá bạc triệu. Nghe nói thì Thanh Lan 1 là phu nhân của ông Cao Xuân Vỹ (chẳng biết có đúng hay sai). Từ sau 1975 người ta không nghe thấy nàng ca sĩ Thanh Lan 1 này ca hát gì cả, đã giải nghệ, và có lẽ đã ra hải ngoại nhưng không xuất hiện.

Tiếp đây là đề cập đến Thanh Lan 2, nàng này xuất hiện khoảng sau năm Mậu Thân, và nổi tiếng như cồn vào những năm cuối của thời Đệ Nhị Cộng Hòa. Thanh Lan 2 “lừng danh” nhiều hơn so với Thanh Lan 1, không những ở lãnh vực nghệ thuật mà luôn cả ngoài xã hội. Báo chí tốn khá nhiều giấy mực với nàng Thanh Lan 2 này, từ chuyện Dũng Long Biên (chồng của cô) đến chuyện đóng phim “Tiếng Hát Học Trò”, đóng phim “Tinh Khúc Thứ 10” với tài tử Nhật Bổn trên sông Hương v.v…

Không biết tại sao mà mỗi lần có việc gì đó xảy ra liên quan đến Thanh Lan 2 thì báo chí tập trung vào để nói. Tóm lại là Thanh Lan 2 nổi tiếng khá nhiều do những xì căng đan, mà báo chí thời bấy giờ đã triệt để khai thác, mà báo nói nhiều là thiên hạ bàn tán nhiều vậy. Hiện nay Thanh Lan 2 đã ở hải ngoại gần 20 năm, thỉnh thoảng vẫn còn đi hát. Khoảng hơn một năm trước đây cô có tham gia sô hát của kịch sĩ Túy Hồng.

Giờ thì nói đến nàng Thanh Lan 3 nhỏ nhứt, nàng này xuất hiện sau 1975, không có những “dậy sóng” như hai nàng kia, được khán giả biết đến là nhờ ca hát, và từng làm bầu gánh cải lương, nhưng rồi gánh hát rã nghỉ làm bầu luôn.

Thanh Lan 3 sinh quán ở Vĩnh Long, trong gia đình truyền thống cổ nhạc, và là em chú bác với nghệ sĩ Thành Tôn (hát bội). Nàng từng theo học lớp tân nhạc với Duy Khánh, và cũng từng học lớp có cổ nhạc ờ lò Út Trong. Sau đó thì chính thức đi vào nghề qua việc gia nhập đoàn cải lương tuồng cổ Phước Thành. Kế thì đi đoàn Đất Mũi và điều kiện thuận lợi đẩy nàng nhảy lên làm bầu gánh hát Sân Khấu Mới Đồng Nai. Thanh Lan có dịp kinh nghiệm được nỗi đắng cay nghiệp làm bầu, gặp cảnh đào kép eo sách, làm khó đủ thứ, đòi mượn tiền trước giao kèo rồi lại bỏ đi… Đoàn hát kiệt quệ, Thanh Lan cho đoàn rã gánh và đi hát chầu trở lại cho mấy đoàn khác. Thanh Lan 3 vừa mới nổi tiếng, được báo chí nói đến, đăng hình, nhưng rồi do “ngành cải lương cúc rũ thu tàn” nên hiện nay người ta chẳng biết Thanh Lan này ra sao, ở đâu?

Trên đây là thành tích của 3 nàng Thanh Lan, chúng tôi nêu lên tổng quát những sự kiện nổi bật, chớ nếu như đi vào chi tiết thì quá rườm rà…

Ngoài 3 nàng Thanh Lan cùng mang một tên, thì cũng có 2 nàng Kim Loan trùng tên với nhau.

thanh-tam-250.jpg

Các nghệ sĩ đoạt giải Thanh Tâm (từ trái sang):Thanh Nga, Ngọc Giàu, Lan Chi, Bích Sơn. File photo.

Vào thời đầu thập niên 1960 trong làng tân nhạc có ca sĩ Kim Loan, vừa đẹp lại vừa hát hay, và nhân lúc Hoa Kỳ phóng phi thuyền Apollo 11, cô nàng nói với báo chí: “Tôi thích lên cung trăng nhưng cũng sợ nguy hiểm quá!” (Không biết nói đùa hay có dụng ý gì chăng)?

Trong khi đó thì phía bên cải lương cũng có cô đào Kim Loan, và dù rằng khác lãnh vực nhưng cả hai đều đứng trên sân khấu, nên có thể người ta hiểu lầm, gây ngộ nhận giữa Kim Loan này và Kim Loan kia. Cũng như có dư luận cho rằng hai nàng Kim Loan chỉ là một thôi, mà lúc bấy giờ nghe đâu hình như Kim Loan tân nhạc có phàn nàn, rằng bộ hết tên rồi sao mà lại lấy trùng tên với cô, để cho thiên hạ thắc mắc chớ? (Có lẽ Kim Loan cải lương xuất hiện sau).

Thật vậy, nếu phải chi Kim Loan cải lương mà tài nghệ yếu kém, chỉ là cái bóng mờ ít ai chú ý, hoặc là không được cải nhan sắc mỹ miều trời cho, thì người ta nghĩ chắc sẽ không có vấn đề gì. Đằng này cả hai đều trẻ đẹp, tuổi đời lại cũng được khán giả ái mộ, nên vấn đề mới được đặt ra, mà chung cuộc thì người sau luôn bị thiệt thòi.

Báo chí thời có có nêu lên sự thể, thiên hạ cũng lên tiếng phê bình này nọ, chạm đến lòng từ ái của một nghệ sĩ, đồng thời cũng có những đề nghị thế nào đó, nên sau ngày lãnh giải Thanh Tâm 1963, Kim Loan cải lương đã quyết định đổi tên là Mộng Tuyền. Cô tuyên bố với mọi người rằng, cô được khán giả mến chuộng là do khả năng tài sắc của mình, chớ đâu có phải nhờ ở cái tên “Kim Loan”! Quả thật thời gian sau Mộng Tuyền được phía điện ảnh mời đóng phim, đảm nhận vai chánh của mấy cuốn phim, và làm trưởng ban cải lương ở đài truyền hình, tên tuổi nổi như cồn.

Có thể nói Mộng Tuyền là một trong những cô đào sân khấu đẹp nhứt vào thời đó, cô đã hát qua nhiều gánh, và lọt vào bao nhiêu cặp mắt xanh của bầu bì, vương tôn công tử, cũng như những anh kép cùng trang lứa. Ngày ấy một hoa mai trắng rụng vào tim cô, trung tá Nam được cái diễm phúc ấy, và đám cưới tổ chức tại nhà hàng Bát Đạt ở Chợ Lớn. Có những cơn sóng gió xảy ra, nàng nói bởi vì mình đã chọn, mình đã yêu, thì phải chiều nhau cho đến ngày răng long tóc bạc! Nhưng chưa đến ngày đó, trước ngày tàn cuộc chiến vài tháng thì Mộng Tuyền đã bái bai ông xã hoa mai trắng kia.

Sau 1975 Mộng Tuyền chánh thức làm vợ ông Bầu Xuân, và khi ông này đi học tập cải tạo hơn 3 năm, nàng ôm cầm sang thuyền khác, và ôm theo trên cả trăm cây vàng khiến cho ông này khổ đau, chán ngán quá ở vậy luôn. Người ta nói có lẽ ông Bầu Xuân khó kiếm ra một cô đào nào mà tài sắc như Mộng Tuyền, nên không thèm có vợ nữa.

Còn Kim Loan tân nhạc thì về sau cũng nổi tiếng không kém, nhưng chỉ ít năm sau vào lúc danh tiếng nổi như cồn thì Kim Loan đi Tây Đức và ở luôn bên Đức. Kể từ lúc ấy trong làng tân nhạc vắng bóng Kim Loan, và khi Kim Loan kia đi rồi, nàng Kim Loan ở lại cũng mang tên khác, thành thử ra sân khấu Việt Nam chẳng còn ai là Kim Loan hết.

Nổ kho thuốc pháo tại Phú Thọ, ít nhất 21 người chết

Nổ kho thuốc pháo tại Phú Thọ, ít nhất 21 người chết

RFA

12.10.2013

no-phu-tho-305.jpg

Ít nhất 21 người chết, hàng trăm người khác bị thương khi kho chứa thuốc pháo tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ bùng nổ vào lúc 7 giờ 55 phút sáng 12/10.

Screen capture

Ít nhất 21 người chết, hàng trăm người khác bị thương khi kho chứa thuốc pháo tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ bùng nổ vào lúc 7 giờ 55 phút sáng nay.

Theo tin từ AFP cho biết kho thuốc pháo thuộc sự quản lý của đơn vị Z121 của Bộ quốc phòng cách Hà Nội 120 cây số về hướng Bắc. Vụ nổ xảy ra vượt ngoài sự kiểm soát của lực lượng cứu hỏa cũng như cấp cứu trong nhiều giờ liền.

Một viên chức quân đội nói với hãng tin AFP có 21 người chết đã được xác nhận và 98 người khác bị thương, đa số bị bỏng vì lửa. Khoảng hơn 2.000 người dân sống gần khu vực đã phải di tản tránh lửa và các tai biến khác. Tất cả đều chạy về hướng Việt Trì, cách xa khu vực gần 40 cây số.

Theo các báo trong nước ghi nhận vụ nổ xảy ra trong khi có hơn 300 nhân công đang làm việc do đó số thương vong rất lớn. Nguyên nhân vụ nổ chưa được xác minh và các toán cứu hộ vẫn đang chờ cứu hỏa dập tắt lửa để tìm thêm thi thể nạn nhân.

Theo nhân chứng cho biết ngọn lửa bùng cao cách xa hiện trường hơn 15 cây số vẫn nhìn thấy. Tiếng nổ làm rung chuyển một khu vực chu vi hơn 10 cấy số và người dân rất hoảng loạn chạy trốn nhưng không được hướng dẫn phương hướng.

Hàng đoàn xe gắn máy kẹt cứng trên các con đường khiến xe cứu thương không thề làm việc. Bệnh viện huyện Thanh Ba đã quá tải và nạn nhân phải nằm chờ mang đi Việt Trì cấp cứu.

Đến 3 giờ chiều hôm nay theo thông tin từ bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ đã có 200 ca cấp cứu từ biến cố này. Nhà máy Z121 thuộc Tổng cục Công Nghiệp Quốc phòng là nơi duy nhất sản xuất pháo hoa cho cả nước trong các dịp lễ lớn.

Năm 2010 một vụ nổ thuốc pháo tại sân vận động Mỹ Đình trong dịp lễ Ngàn năm Thăng Long đã khiến 4 người chết trong đó có ba người ngoại quốc.

Vụ nổ xảy ra ngay lúc lễ quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu tại Hà Nội vào lúc 7 giờ 30 sáng hôm nay.

Trung Quốc bắt giữ hai công dân Mỹ tại tỉnh Chiết Giang

Trung Quốc bắt giữ hai công dân Mỹ tại tỉnh Chiết Giang

Tiến sĩ vật lý Devra Marcus (G), luật sư Kody Kness (T) và vợ nhà ly khai Chu Ngu Phu (Zhu Yufu), trước nhà tù số 4 tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 12/10/2013

Tiến sĩ vật lý Devra Marcus (G), luật sư Kody Kness (T) và vợ nhà ly khai Chu Ngu Phu (Zhu Yufu), trước nhà tù số 4 tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 12/10/2013

(Ảnh: China Aid)

Trọng Nghĩa

RFI

Theo tổ chức bảo vệ nhân quyền China Aid, trụ sở tại Mỹ, vào hôm nay, 13/10/2013, chính quyền tỉnh Chiết Giang (miền đông Trung Quốc) đã bắt giữ hai công dân Mỹ khi họ tìm cách tiếp xúc với một nhà ly khai hiện bị cầm tù.

Nữ bác sĩ Devra Marcus, hành nghề tại Washington cùng người bạn đồng hành tên Kness Kody đã đến nhà tù tỉnh Chiết Giang để xin được gặp ông Chu Ngu Phu (Zhu Yufu) một nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền đang thọ án tù tại đây. Không những không được gặp tù nhân này, mà cả hai người khách Mỹ đều bị chính quyền nhà tù câu lưu.

Nhà ly khai Chu Ngu Phu đã bị kết án 7 năm tù vào tháng 02/2012 vì đã viết một bài thơ bị cáo buộc là mang nội dung « phản nghịch » khi kêu gọi người dân Trung Quốc tập hợp lại với nhau để tiếng nói của mình được lắng nghe. Nhân vật này đã bị buộc vào tội danh « kích động lật đổ » chính quyền.

Theo hãng tin Pháp AFP, bài thơ của ông Chu Người Phu có đoạn tạm dịch như sau : « Đã đến lúc hỡi người dân Trung Quốc ! Quảng trường là của mọi người… Đã đến lúc bạn dùng đôi chân để đến quảng trường biểu thị sự lựa chọn của mình ».

Lời bài thơ rõ ràng gợi lên Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh, trung tâm của các cuộc biểu tình rầm rộ đòi dân chủ trong hai tháng 05 và 06/1989, vốn đã bị đàn áp đẫm máu và hiện đôi khi vẫn là nơi thực hiện các hành động phản đối riêng lẻ.

Về hai công dân Mỹ bị bắt, trong một thông báo công bố trước khi khởi hành, nữ bác sĩ Marcus đã công khai cho biết hai mục tiêu chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của bà : Nghiên cứu hội họa và khám bệnh cho ông Chu Ngu Phu.

Theo bà Marcus, bà đã nhận được thông tin theo đó ông Chu Ngu Phu, 60 tuổi, không được ăn uống và chăm sóc thuốc men đầy đủ và nhiều lần bị bất tỉnh. Bà viết : « Dựa trên thông tin đó tôi sợ rằng ông Chu Ngu Phu có thể bị chết do thiếu chăm sóc y tế và điều trị ».

Chính quyền Hoa Kỳ đã từng lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho nhà ly khai này cũng như tất cả các tù nhân khác bị kết án tù chỉ vì đã bày tỏ chính kiến ​​một cách ôn hòa.

G20 kêu gọi Mỹ khẩn cấp giải quyết khủng hoảng ngân sách

G20 kêu gọi Mỹ khẩn cấp giải quyết khủng hoảng ngân sách

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF - Christine Lagarde, trong cuộc họp báo, tại Washington, 10/10/2013

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế – IMF – Christine Lagarde, trong cuộc họp báo, tại Washington, 10/10/2013

REUTERS

RFI

Cuộc họp toàn thể của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, ngày hôm qua, 11/10/2013, ở Washington, đã kêu gọi chính quyền Mỹ khẩn trương hành động, giải quyết cuộc khủng hoảng ngân sách.

Từ Washington, thông tín viên RFI Jean Louis Pourtet tường trình:

« Trong những cuộc họp kiểu như thế này, Hoa Kỳ thường có thói quen dạy dỗ các nước khác hơn là bị nhắc nhở. Thế nhưng, năm nay, Washington bị phê phán vì nhiều lý do khác nhau. Trong thông cáo, nhóm G20 tài chính đã đề nghị Hoa Kỳ « khẩn cấp hành động để giải quyết những bấp bênh về ngân sách trong ngắn hạn ». Tình trạng tê liệt ngân sách và mối đe dọa mất khả năng thanh toán của cường quốc số một 1 kinh tế làm cho cộng đồng tài chính quốc tế lo ngại.

Một lo lắng khác : Sắp sửa đến thời điểm chấm dứt chính sách kích thích hào phóng của Cục Dự trữ Liên bang, bơm 80 tỷ đô la mỗi tháng cho nền kinh tế. Giới đầu tư trước đây đã rút vốn ra khỏi các nước đang trỗi dậy, sẽ bị mất đi một nguồn tài chính quan trọng. Kể từ sau thông báo của ông Ben Kernanke vào mùa xuân vừa qua, các nước Châu Phi phải trả lãi cao hơn khi đi vay.

Trong thông cáo của mình, các Ngân hàng Trung ương của các nước Châu Phi lo ngại việc chấm dứt hỗ trợ tiền tệ, đã cảnh báo nguy cơ « làm trật đường ray » tiến trình phục hồi tăng trưởng trên thế giới. Hoa Kỳ còn bị nhóm G20 chỉ trích về việc chưa thông qua kế hoạch cải cách Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho phép các nước đang trỗi dậy có trọng lượng hơn trong định chế này.

Về điểm phê phán thứ nhất, vào lúc cuộc khủng hoảng ngân sách bước sang ngày thứ 12, Nhà Trắng và đảng Cộng Hòa vẫn chưa đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, dường như, cả hai bên tỏ quyết tâm tìm kiếm một thỏa hiệp để thoát ra khỏi tình trạng bế tắc. Song kết quả đạt được rất khiêm tốn : Từ 48 giờ qua, hai bên vẫn đang thương thuyết với nhau.

Tối Thứ Năm, Tổng thống Barack Obama đã tiếp các phái đoàn Thượng nghị sĩ và dân biểu của đảng Cộng Hòa. Nhiều người trong số họ bắt đầu thực sự lo ngại về tác động chính trị của cuộc khủng hoảng đối với đảng Cộng Hòa, bị coi là phải chịu trách nhiệm về tình trạng bế tắc hiện nay, theo như nhìn nhận của 60% dân Mỹ qua các cuộc thăm dò dư luận.

Hôm qua, Tổng thống Obama và Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã nói chuyện với nhau qua điện thoại. Chủ tịch Hạ viện (thuộc đảng Cộng Hòa) đề xuất cho phép nâng mức trần của nợ công cho đến ngày 22/11/2013, nhưng không chấp nhận cho mở lại các cơ quan chính quyền Liên bang trừ phi đạt được thỏa thuận giảm một số chi phí công. Còn các Thượng nghị sĩ của đảng Cộng Hòa thì đề nghị nâng mức trần nợ từ nay đến đầu năm tới, chấm dứt việc đóng cửa các cơ quan chính quyền, đổi lại, thuế đánh vào một số thiết bị y tế sẽ bị xóa bỏ.

Chắc chắn là đề xuất của Thượng viện phù hợp với mong muốn của Tổng thống hơn, nhưng trong cả hai trường hợp, đảng Cộng Hòa đều đưa ra điều kiện khi bỏ phiếu chấp thuận giải quyết vấn đề nợ và ngân sách. Thế nhưng, Tổng thống Mỹ vẫn tuyên bố rằng ông chỉ bắt đầu đàm phán khi các dân biểu không được đưa ra các điều kiện tiên quyết để bỏ phiếu thông qua việc nâng mức trần nợ và cho mở cửa trở lại toàn bộ các cơ quan Liên bang.

Tuy nhiên, dưới áp lực của người dân, ngày càng tỏ thái độ bất bình, cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều đang cố gắng hơn để tìm kiếm lối thoái ra khỏi khủng hoảng ».

1,2 tỉ người trên thế giới sống trong cảnh cùng cực

1,2 tỉ người trên thế giới sống trong cảnh cùng cực

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Kim Yong Kim nói chuyện tại một cuộc họp báo

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Kim Yong Kim nói chuyện tại một cuộc họp báo

11.10.2013

Ngân hàng Thế giới, WB, nói mặc dù tốc độ xóa nghèo diễn ra nhanh chưa từng thấy trong những thập niên gần đây, song 1,2 tỉ người “vẫn chìm sâu trong cảnh cùng cực” trong năm 2010. Ngân hàng công bố bản báo cáo “Tình trạng người ngèo” hôm thứ năm để mở khai mạc cuộc họp hàng năm của Ngân hàng và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cho biết ngân hàng có 2 mục tiêu chính – chấm dứt tình trạng nghèo khó cùng cực trước năm 2030 và thúc đẩy sự thịnh vượng chung ở các nước đang phát triển. Điều đó có nghĩa là cải thiện tăng trưởng kinh tế và bình đẳng cho nhóm 40% dân số từ dưới lên của một nước đang phát triển. Ông nói:

“Đạt được những mục tiêu này đã trở thành mục tiêu chính cho tổ chức của chúng ta. Tuần này Hội đồng quản trị Ngân hàng Thế giới sẽ xem xét một kế hoạch chi tiết cho việc chuyển đổi hoạt động, cấu trúc và văn hóa của chúng ta để có thể đạt được những mục tiêu. Đây là chiến lược đầu tiên tập hợp tất cả những tổ chức thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới dưới một khuôn khổ duy nhất để gặt hái kết quả.”

Tuần này, ngân hàng đã đặt một mục tiêu tạm thời mới, nhằm giảm tình trạng nghèo khó cùng cực xuống còn 9% trước năm 2020.

Báo cáo nói xóa bỏ nghèo khó cùng cực trong khoảng thời gian của một thế hệ là một “thách thức to lớn,” đòi hỏi phải có “sự hiểu biết thấu đáo về tình trạng của người nghèo.” Ông Kim nói:

“Chinh phục nạn nghèo đói là chuyện to lớn so với năng lực của chúng ta rất nhiều. Một phong trào toàn cầu, đang phát triển đã lớn mạnh khi các nhà lãnh đạo chính phủ, các tổ chức quốc tế và xã hội dân sự đoàn kết xung quanh mục tiêu trọng yếu này. Chiến lược của chúng ta là táo bạo vì thách thức rất to lớn. Hơn một tỉ người sống trong nghèo khó cùng cực, thu nhập 1,25 đô la một ngày hoặc ít hơn. Chúng ta phải hành động với sự cấp bách và lòng quyết tâm. Trong báo cáo “Tình trạng người nghèo”, chúng ta nhận thấy rằng 400 triệu người cực kỳ nghèo khó của thế giới trong năm 2010 là trẻ em.”

Ông nói người nghèo không thể chờ đợi tiến bộ từ từ xuất hiện mà họ cần được giúp đỡ ngay bây giờ:

“Khi nhìn lại hơn 30 năm qua, chúng ta thấy tiến bộ vượt bậc trong công tác xóa đói giảm nghèo. Theo báo cáo, ít hơn 700 triệu người sống trong cảnh nghèo khó cùng cực, ngay cả khi dân số thế giới tăng thêm 2,5 tỉ người. Ở những nơi như Ấn Độ và Trung Quốc, hàng trăm triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo khó cùng cực trong giai đoạn này. Tuy nhiên, trong số 35 nước nghèo nhất, 100 triệu người nghèo vẫn còn cực kỳ nghèo khó. Nhiều người sống trong nghèo khó cùng cực từ  hơn 30 năm qua.”

Báo cáo “Tình trạng người nghèo” nói 26 trong số 35 nước có thu nhập thấp trên thế giới là ở châu Phi.

Bác sĩ Kim cho biết nhiều người nghèo không được tiếp cận với nước sạch và điều kiện vệ sinh:

“Những người cực nghèo vẫn sống dưới mức 1,25 đô la một ngày như cách đây 30 năm. Và để thoát khỏi cảnh nghèo, những người nghèo ở nông thôn sẽ phải tăng thu nhập của họ nhanh hơn nhiều so với phần còn lại của các nước đang phát triển. Chiến lược của chúng ta sẽ giúp các nước nhận trợ giúp giải quyết vấn đề lớn nhất của họ, đó là tạo công ăn việc làm, chống biến đổi khí hậu, là những việc gây thiệt hại rất nhiều đối với người nghèo trên thế giới.  Ngoài ra, chúng ta cũng cần giúp họ đối mặt với các vấn đề bất ổn và xung đột.”

Báo cáo cho biết dù số lượng người nghèo phái nam và phái nữ bằng nhau, tình trạng nghèo khó vẫn còn chênh lệch về mặt giới tính. Người nữ trong độ tuổi từ 15 đến 30 có khoảng một năm ít học hơn những người nam nghèo cùng nhóm tuổi.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới nói thêm, nếu các mục tiêu giảm nghèo được đáp ứng, cần phải có sự hỗ trợ vốn mạnh mẽ cho Hiệp hội Phát triển quốc tế, gọi tắt là IDA. IDA cung cấp các khoản vay cho các chương trình cải thiện tăng trưởng kinh tế và điều kiện sống. Ông Kim cho biết:

“Với sự hỗ trợ vốn mạnh mẽ, chúng tôi dự định sẽ tăng nguồn kinh phí của IDA cho những nước bất ổn và bị ảnh hưởng bởi xung đột đến mức 50 phần trăm trong ba năm tới. Chương trình của chúng ta cho các cuộc họp thường niên năm nay cho thấy ngân hàng tập trung vào nhiều  thách thức về phát triển quan trọng, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, tiếp cận tài chính, năng lượng, vai trò của khu vực tư nhân và bình đẳng giới tính.”

Trong một tin tức có liên quan, IMF thông báo rằng các nước thành viên đã cam kết tài trợ cho Quỹ Giảm nghèo và Tăng trưởng.

Quỹ này giúp IMF cho các quốc gia có thu nhập thấp vay với lãi suất bằng không. Nguồn tài trợ cho Quỹ đến từ gần 4 tỉ đôla lợi nhuận do bán 403 tấn vàng dự trữ.