Chờ phán quyết xử Moscow về vụ Katyn

Chờ phán quyết xử Moscow về vụ Katyn

Thứ hai, 21 tháng 10, 2013

Ba Lan đã liên tục đòi Nga phải mở toàn bộ hồ sơ về vụ thảm sát Katyn

Tòa án Nhân quyền châu Âu chuẩn bị ra phán quyết về cách Liên bang Nga xử lý vụ điều tra cuộc thảm sát Katyn năm 1940 khi công an cộng sản Liên Xô giết hại hơn 20 nghìn tù binh chiến tranh Ba Lan.

Vụ xử xảy ra vì 15 thân nhân của một số nạn nhân lên tiếng rằng nước Nga ngày nay đã không thực hiện cuộc điều tra đúng quy cách.

Họ nói Moscow đã ngăn cản họ tìm hiểu sự thực về cuộc thảm sát xảy ra ở vùng phía Tây nước Nga.

Chỉ đến năm 1990 chính quyền Liên Xô mới thừa nhận là thủ phạm vụ giết người hàng loạt mà trước đó họ đổ cho phát-xít Đức.

Nước Nga thời hậu Xô- Viết đã bắt đầu một cuộc điều tra hình sự về vụ Katyn năm 1940 nhưng sau đó, văn phòng công tố viên quân sự tối cao của Nga đã ra lệnh ngưng lại.

Hồ sơ về quyết định này đã được bảo mật và các gia đình Ba Lan không có quyền xem hay hỏi thêm bất cứ thông tin gì về về cuộc điều tra.

Không có bất cứ ai tới nay bị kết án về vụ thảm sát vì các công tố viên Nga nói rằng những người chịu trách nhiệm đã chết rồi.

Nhưng đến năm 2010, Viện Duma của Nga lại ra một văn bản nói cần tiếp tục điều tra để “xác định danh sách các nạn nhân và tìm ra sự thực về bối cảnh của thảm kịch”.

Quốc hội Nga khi đó cũng nói chính Stalin đã ra lệnh cho mật vụ NKVD của Liên Xô thực hiện vụ giết người tại rừng Katyn, gần thành phố Smolensk, và cả tại nơi gần làng Mednoye, vùng Tver, và làng Pyatykhatky khi đó thuộc Cộng hòa Xô-Viết Ukraina.

Các nạn nhân vụ Katyn thuộc giới ưu tú của nước Cộng hòa Ba Lan tư sản, gồm các sỹ quan, linh mục bị bắt sau khi Liên Xô xâm lăng Ba Lan và chiếm phần phía Đông nước này năm 1939.

Chiếc vĩ cầm tàu Titanic được bán với giá kỷ lục 1,4 triệu đô la

Chiếc vĩ cầm tàu Titanic được bán với giá kỷ lục 1,4 triệu đô la

Chiếc vĩ cầm của nhạc trưởng Wallace Hartley trên tàu Titanic vừa được nhà bán đấu giá Henry Aldridge & S bán với giá 900,000 bảng (1,45 triệu đô la) ngày 19/10/2013.

Chiếc vĩ cầm của nhạc trưởng Wallace Hartley trên tàu Titanic vừa được nhà bán đấu giá Henry Aldridge & S bán với giá 900,000 bảng (1,45 triệu đô la) ngày 19/10/2013.

19.10.2013

Cây vĩ cầm, được người đứng đầu ban nhạc sử dụng trên chiếc tàu Titanic bị chìm, vừa được bán với giá 1,4 triệu đô la.

Cây đàn này được bán vào ngày thứ Bảy ngay sau khi cuộc đấu giá bắt đầu tại một nhà bán đấu giá ở miền nam nước Anh.

Nhà bán đấu giá nói người thắng trong vụ đấu giá này là một người mua tại miền nam nước Anh.

Nhà bán đấu giá Henry Aldridge và Con trai, chuyên về các di vật của tàu Titanic, nói đây là một giá kỷ lục thế giới đối với những vật kỷ niệm có liên hệ đến tàu Titanic.

Ông Alan Aldridge, người điều khiển chính cuộc bán đấu giá nói cây đàn vĩ cầm này tạo được nhiều chú ý vì giá trị tình cảm của đàn.

“Cây đàn có tính cách biểu tượng. Cây đàn tượng trưng cho sự can đảm của con người, cách thức mà nhạc sĩ trẻ này và các đồng nghiệp cũng như tất cả mọi người cư xử một cách can đảm trên con tàu, ở lại với con tàu và hoàn thành nhiệm vụ của họ.”

Nhà bán đấu giá Henry Aldridge và Con trai nói cây vĩ cầm thu hút các nhà sưu tập trên toàn thế giới.

Các giới chức nhà bán đấu giá cho biết họ phải mất 7 năm để kiểm tra về tính xác thực của cây đàn.

Các giới chức này nói thêm là cây đàn thuộc về trưởng ban nhạc Wallace Hartley đang trình diễn bản nhạc “Nearer, My God to Thee” thì con tàu bạc mệnh Titanic bị chìm.

Ông Hartley và các thành viên ban nhạc đều thiệt mạng. Chiếc vĩ cầm được tìm thấy sau đó, vướng trong xác của ông Hartley trôi trên mặt biển.

Nhà bán đấu giá cho biết trong những năm qua, cây đàn qua tay nhiều người, gồm cả hôn thê của ông Hartley, chết vào năm 1939.

Tàu Tinanic ra khơi trong chuyến đầu tiên từ Anh đi New York thì đụng phải một băng sơn và chìm vào ngày 15 tháng 4 năm 1912. Hơn 1.500 hành khách đã thiệt mạng.

Người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa – kô

Người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa – kô

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-10-18

TTVN10182013.mp3

thieu-nu-Van-Kieu-305.jpg

Người dân tộc thiểu số Vân Kiều ở Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị.

RFA

Thời kháng chiến chống Pháp, đồng bào dân tộc thiểu số Pa – kô và Vân Kiều sống dọc bờ sông Dakrong thuộc các địa phận Hướng Nghiệp, Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị đã tình nguyện theo Việt Minh, tình nguyện lấy họ của mình là họ Hồ để theo bác Hồ chiến đấu chống thực dân, chống cái xấu. Mãi cho đến bây giờ, thế hệ con cháu của đồng bào Pa – Kô và Vân Kiều không còn biết gốc gác của mình nữa, chỉ biết mình mang họ Hồ. Thế nhưng họ lại rất sợ “con cháu bác Hồ”.

Sống quần tụ và lây lất

Có thể nói rằng đời sống của bà con đồng bào thiểu số Vân Kiều và Pa – Kô khổ cực không còn gì để nói. Đi dọc theo đường 9 Nam Lào từ thành phố Đông Hà lên cửa khẩu Lao Bảo, qua khỏi những dãy nhà ngói đỏ chói của thành phố chừng 10km, đến đoạn sông Dakrong chảy dọc đường 9 Nam Lào, nhìn sang bên kia sông là những mái nhà lụp xụp nằm lặng lẽ trên đồi, nhìn lại bên cánh rừng dọc đường 9 cũng nhiều mái nhà sàn lợp tranh nhỏ xíu, tuềnh toàng gió lộng nằm giữa các nương sắn hoặc giữa các ngọn đồi trọc. Cảnh nghèo đói hiện ra xác xơ, tiều tụy.

Thi thoảng, trên đường đi, bắt gặp vài cụ già gùi củi trên lưng khom người đi bộ, cố lê chân từng bước một, bước đi vô hồn, nghe có cả âm thanh réo sôi của bụng đói và nỗi buồn tuổi già bóng xế trong tiếng chân bước. Không những thế, có nhiều cụ bà già 60, 70 tuổi phải gùi củi, măng, bắp chuối đi từ 6 đến 9km từ nhà đến trung tâm thương mại Việt – Lào – Thái hoặc chợ Khe Sanh để bán. Phần đông các cụ này đều không có con cái hoặc con cái đã ở riêng nhưng cũng quá nghèo khổ, không giúp được gì cho cha mẹ. Và phần đông các cụ bà này đều chưa chết chồng, các cụ ông vẫn còn khỏe mạnh nhưng chỉ ở nhà uống rượu với nỗi tự hào mình từng là người lính cụ Hồ, là con cháu của Bác, nhờ vào họ mà người vân Kiều, người Pa – Kô đều trở thành con cháu bác Hồ.

Cụ bà Hồ Thị Mười, 76 tuổi, có chồng là cụ ông Hồ Văn Kha, 80 tuổi, bị nát rượu hơn 30 năm nay kể từ ngày không được con cháu bác Hồ người Kinh trọng dụng nữa. Ông chỉ biết uống rượu và ca ngợi về người cha già dân tộc, bắt đầu mở mắt đã cho rượu vào người đến khi chiều tối, có hôm đến khuya, nói lảm nhảm rồi ngủ thiếp, hôm sau lại tái diễn của hôm qua.

nha-san-cua-dong-bao-Pa-Ko-250.jpg

Khu nhà ở của người dân tộc thiểu số Pa-kô ở Quảng Trị. RFA PHOTO.

Cụ Mười than thở rằng đời sống của cụ quá khó khăn, chẳng biết bám víu vào đâu, những người con của cụ cũng nghèo khổ rách nát, chỉ mong nhà nước có chính sách giúp đỡ cho bà con bớt khổ nhưng lâu nay chẳng thấy gì ngoài những chút quà Tết có khi là của nhà nước, có khi là của Việt kiều cho bà con cải thiện mấy ngày đầu năm. Hiện tại, với diện tích đất rừng khai phá trong vườn nhà cụ gần một hecta nhưng trong sổ đỏ chỉ để đó là đất sản xuất, trồng rừng, nhà nước có thể thu hồi bất kỳ giờ nào. Mà cụ cũng mong thu hồi cho xong chứ để lại, cụ có trồng nổi chăng nữa thì cũng chẳng yên ổn được, hiện tại thì vợ chồng cụ trồng không nổi, quanh năm suốt tháng đi hái măng rừng ra chợ bán, ngày nào đắt thì kiếm được ba chục, năm chục ngàn đồng, có ngày kiếm vài ngàn, đủ để mua lon gạo chút muối… Sợ “con cháu bác Hồ”

Chị Hồ Thị Mai, người Vân Kiều, sống ở Hướng Nghiệp, cách chợ Lao Bảo gần 15km, mỗi ngày, chị thức dậy từ 4h sáng, vác gùi lúc đi lúc chạy cho kịp phiên chợ sáng vào lúc 9h ở chợ Lao Bảo, cố gắng bán cho hết măng, một ít ớt rừng và vài nải chuối để kiếm cho được từ 50 ngàn đồng đến 70 ngàn đồng. Hôm nào kiếm được 70 ngàn đồng, chị bỏ ra 15 ngàn đồng để đón xe quay về nhà, hôm nào ít hơn thì lại đi bộ về nhà. Vì số tiền ít ỏi kiếm được chỉ đủ mua gạo muối, dầu chè cho gia đình ba đứa con nhỏ của anh chị. Và để có được măng cũng như các thứ cho chị đi bán, chồng chị phải suốt ngày quần quật trên rẫy để làm ra những thứ ấy rồi hái mang về cho vợ đi bán.

Nạn đồng huyết

Một cô gái thuộc vào dạng lanh lẹ bậc nhất của người Pa – Kô, không giới thiệu tên, hiện không làm nương rẫy nữa mà từng có thời gian đi thồ hàng chẻ rừng, kể với chúng tôi: “Họ làm giống như qua tới Lào, nó bắt trả tiền phần trăm hết, nên nếu như về tới mình mà bị bắt thì mất hết. Thì nó ép người buôn mình chịu hết, ôm sô, bên Lào nó có chịu gì đâu. Nói chung là ăn không mấy sảng, ăn cám trả vàng. Họ làm vất vả lắm. Ví dụ như ngày họ kiếm được một trăm năm mươi ngàn, hai trăm hoặc ba trăm ngàn nhưng nếu các ngành vào cuộc thì mất cả tiền triệu. Còn gánh hàng thì họ tính theo triên, một triên trả hai ngàn đồng, có năm mươi ký cũng tính hai ngàn, mà trên một tạ cũng tính hai ngàn. Nếu đi xa thì được tính năm ngàn, bảy ngàn một triên. Một ngày mà họ kiếm được chừng một trăm rưỡi ngàn là đọa luôn, không dễ làm ăn đâu.”

phu-nu-Van-Kieu-o-cho-Bien-gioi-Viet-Lao-250.jpg

Người dân tộc thiểu số Vân Kiều ở chợ biên giới Việt Lào. RFA PHOTO.

Hiện tại, cô cũng bỏ luôn nghề thồ hàng chẻ rừng vì mối nguy hiểm quá cao, nếu không gặp rắn rết thì cũng gặp công an. Mà với những người nghèo khổ hai dân tộc thiểu số nói trên, công an và cảnh sát biên phòng còn ghê hơn cả rắn rết và thú dữ, đó là nói riêng. Nếu như nói chung thì người đồng bào thiểu số rất sợ con cháu bác Hồ người Kinh, vì những người Kinh con cháu bác Hồ quá lanh lẹ, xảo trá, đã nhiều lần phỉnh bà con dâng nộp vườn tược, đất đai hoặc đưa ra những chính sách nghe rất hấp dẫn, bà con tình nguyện ký đơn giao nộp nhiều thứ, trong đó có cả những cánh rừng bà con đã bỏ công trồng trọt. Kết cục, bà con té ngửa nhận ra rằng mình chẳng được lợi gì cả, khổ vẫn hoàn khổ.

Chị Hồ Thị Trường, người Pa – kô, quanh năm hái măng rừng đi bán ở trung tâm thương mại Lao Bảo, kể với chúng tôi: “Nghèo, toàn người nghèo, khổ. Được 3 – 4 đùm măng, với chuối, bán chợ mua gạo. Đi thì chưa ăn cơm, về thì đi bán măng, có hai đùm măng bán được hai chục.  Học thì lớp 3, lớp 4 bỏ, ba mẹ cho đi làm, đi bẻ măng. Không làm thì không có ăn.”

Chị kể thêm rằng nhà chị không còn đất rừng nữa, vì miếng rừng của anh chị đã bàn giao cho cán bộ nhà nước. Dường như bà con ở đây ai cũng thờ ảnh bác Hồ trong nhà, ai cũng tình nguyện bỏ tiền ra mua ảnh Bác về thờ nhưng Bác chẳng phù hộ gì được cho bà con bớt khổ, thậm chí, con cháu cán bộ người Kinh của Bác đối xử quá tệ với bà con, đôi khi, bà con muốn bỏ đi cái họ của Bác để bớt khổ nhưng rất sợ, vì làm thế, không chừng bị con cháu cán bộ của Bác bắt nhốt. Mà nghiệt nỗi, nếu không còn sợ cán bộ nữa, cũng chẳng biết mình gốc gác họ gì để mà đổi lại vì từ thời kháng chiến chống Pháp đến nay, ai cũng tin mình họ Hồ.

Đời sống của đồng bào Vân Kiều và Pa – Kô thuộc huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, nghe ra, còn khổ hơn cả người rừng rú thời xa xưa, mặc dù họ đang sống trong thế kỷ hiện đại. Và có một mối nguy hiểm, có thể dẫn đến diệt vong của đồng bào Pa – Kô và Vân Kiều là nạn đồng huyết, vì họ không còn phân biệt đâu là bà con ruột thịt của mình bởi họ gốc đã mất nên chồng họ Hồ thì vợ cũng họ Hồ, cứ lấy nhau và không cần bàn cãi về dòng tộc, sui gia gì nữa, bởi có nói nhiều cũng mang họ Hồ. Chính vì thế mà đồng bào dân tộc thiểu số vừa nói ai cũng có gương mặt khờ khạo, họ không thể học được con chữ. Đó cũng là dấu hiệu đầu tiên của nạn đồng huyết!

Một nhân chứng lịch sử nữa ra đi

Lữ Giang
10/17/2013
Hôm 11.10.2013, ông Cao Xuân Vỹ, một nhân chứng lịch sử của VNCH đã qua đời tại tư gia ở Orange County, California, hưởng thọ 93 tuổi.

Trước khi ông Ngô Đình Diệm về chấp chánh và trong khi ông Diệm cầm quyền, có rất nhiều nhân vật nổi tiếng đã tham gia chính quyền của ông Điệm hay Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng. Chúng tôi xin kể tên một số nhân vật cốt cán:

Trong chính quyền: Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Văn Đỗ, Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thông, Trần Trung Dung, Bùi Văn Thinh, Phạm Xuân Thái, Trần Hữu Phương, Trần Chánh Thành, Nguyễn Hữu Châu, Lương Trọng Tường, Nguyễn Dương Đôn, Trần Ngọc Liễn, Phạm Duy Khiêm, Hồ Thông Minh, Bùi Kiện Tín, Huỳnh Văn Nhiệm, v.v.

Trong ban lãnh đạo Đảng Cần Lao có trụ sở ở số 23 đường Phùng Khắc Khoan, Quận 1, Sài Gòn: Trần Văn Trai, Phạm Văn Nhu, Lý Trung Dung, Trần Kim Tuyến, Võ Như Nguyện, Lương Như Ủy, Lê Văn Đồng, Thái Mạnh Tiến, Huỳnh Văn Lang, Bùi Kiện Thành, Cao Xuân Vỹ, Đỗ La Lam, v.v.

Nhưng sau khi ông Điệm và ông Nhu bị giết, người ta chỉ thấy còn một người duy nhất tự nhận mình là đảng viên Đảng Cần Lao, tiếp tục công khai đứng ra tuyên dương không mệt mỏi những công trạng mà ông Diệm đã làm cho đất nước nhưng bị Mỹ giết vì không đồng ý để cho Mỹ đem quân vào miền Nam Việt Nam, người đó là ông Cao Xuân Vỹ. Vậy ông Cao Xuân Vỹ là ai?

VÀI NÉT VỀ ÔNG CAO XUÂN VỸ

Ông Cao Xuân Vỹ sinh ngày 1.2.1920 tại làng Thịnh Mỹ, xã Cao Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông thuộc dòng dõi của ông Cao Xuân Dục (1843 – 1923) vốn là Thượng Thư Bộ Học (1905) dưới thời vua Thành Thái và Cơ Mật Viện Đại Thần – Phụ Chính Đại Thần dưới thời vua Duy Tân. Theo gia phả, ông Cao Xuân Dục sinh ông Cao Xuân Tiếu, ông Tiếu sinh ông Cao Xuân Tảo và ông Tảo sinh ông Cao Xuân Vỹ.

Lúc nhỏ ông Vỹ học trung học tại Nghệ An và đại học tại Hà Nội, nhưng học chưa xong thì năm 1945 Việt Minh cướp chính quyền, ông phải nghỉ học. Năm 1946, khi thương lượng với Pháp bất thành, ngày 18.12.1946 Việt Minh ra lệnh tản cư, rút khỏi thành phố Hà Nội. Ông Cao Xuân Vỹ đã cùng với 36 trí thức, sinh viên và thanh niên tản cư về Liên Khu IV gồm các tỉnh Thanh Hòa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông Vỹ cho biết những người cùng đi với ông lúc đó có các ông Trần Chánh Thành, Trần Hữu Dương, Hồ Đắc Điềm, Phạm Thành Vinh, Nguyễn Duy Quang, Phan Huy Xương (anh của bác sĩ Phan Huy Đán tức Phan Quang Đán), Tôn Thất Trạch v.v…

Đầu năm 1953, theo lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông, Việt Minh bắt đầu thi hành chế độ giảm tô và cải cách ruộng đất, nhiều địa chủ và trí thức bị giết nên ông và nhiều người phải tìm cách trốn khỏi Liên Khu IV. Nhờ có người chú họ ở trong tổ chức Việt Minh cấp cho một giấy thông hành, ông trốn qua Phú Nhạc, Phát Diệm, nơi có khu an toàn của người Công Giáo. Từ đó ông ra Hà Nội và gặp lại các ông Đặng Văn Sung, Phan Huy Quát… là những người đã từng hoạt động chung với ông thời 1945.

Cuối năm 1953 ông vào Sài Gòn gặp lại ông Trần Chánh Thành. Lúc đó ông Thành đang tập sự hành nghề luật sư với Luật Sư Trương Đình Du, làm tờ báo Xã Hội với ông Ngô Đình Nhu và tham gia Phong Trào Đoàn Kết Quốc Gia vì Hòa Bình do ông Nhu thành lập. Ông Thành đã giới thiệu ông với ông Nhu.

Ngày 16.6.1954 Quốc Trưởng Bảo Đại ký Sắc Lệnh cử ông Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng thay ông Bửu Lộc. Ngày 25.6.1954 ông Diệm về nước chấp chánh. Ngày 6.7.1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ và ngày 7.7.1954 bắt đầu nhận chức.

Tháng 8 năm 1954, Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng được chính thức thành lập. Ông Cao Xuân Vỹ gia nhập tổ chức này. Ban lãnh đạo Đảng có 5 phòng. Ông Vỹ tham gia vào Phòng 4 đặc trách về kinh tài. Phòng 4 có 5 người là các ông Huỳnh Văn Lang, Bùi Kiện Thành, Cao Xuân Vỹ và Đỗ La Lam.

Trước năm 1945, ông Cao Xuân Vỹ có dự một khóa huấn luyện về thể dục và thể thao ở Phan Thiết do Tổng Cục Thể Dục, Thể Thao và Thanh Niên tổ chức. Đây là tổ chức thuộc quyền điều hành của Thiếu Tá Maurice Ducoroy, Tổng Ủy Viên Thể Thao và Thanh Niên tại Đông Dương của Pháp. Do đó, năm 1958 ông Diệm đã cử ông Vỹ đi làm Tổng Giám Đốc Thanh Niên và Thể Thao trực thuộc Bộ Lao Động và Thanh Niên do ông Nguyễn Tăng Nguyên làm Tổng Trưởng. Khi ông Nhu thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Hòa, ông Nhu làm Thủ Lãnh, còn ông Cao Xuân Vỹ làm Phó Thủ Lãnh kiêm Trưởng Đoàn. Trong thực tế, việc tổ chức và điều hành Thanh Niên Cộng Hòa đều do ông Vỹ.

MỘT NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ

Thời ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, tôi còn là một sinh viên nên không biết được chính xác những chuyện gì đã thật sự xảy ra bên trong chính quyền. Nhưng phương pháp luật học và kinh nghiệm trong ngành luật đã chỉ cho tôi cách thức truy tầm và đánh giá các tài liệu lịch sử.

Bộ “
Foreign Relations of the United States” (FRUS) do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lần lượt ấn hành gồm mấy chục cuốn, công bố hầu hết các văn kiện liên hệ đến cuộc chiến Việt Nam từ 1945 đến 1967 là những tài liệu chính đã giúp chúng ta nắm vững chính sách từng giai đoạn của Hoa Kỳ và các sự việc đã xảy ra. Hàng chục ngàn trang tài liệu được giải mã tiếp theo đã giúp làm sáng tỏ hơn nhiều bí ấn của lịch sử.

Căn cứ vào các tài liệu này, chúng tôi bắt đầu phỏng vấn các nhân chứng xem những điều mô tả trong sử liệu có thật sự đúng như vậy không, những chuyện gì sử liệu chưa nói hết hay nói không đúng, v.v. Ông Cao Xuân Vỹ là một trong những người giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu các biến cố dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Ròng rã trong 15 năm, tôi phải lui tới gặp ông nhiều lần để làm sáng tỏ một số vấn đề. Có những vấn đề ông không nắm vững, ông đã giới thiệu các nhân chứng khác cho tôi phỏng vấn.

Từ việc ông Điệm được Bảo Đại đưa về chấp chánh, đến việc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ quyết định Pháp phải rời khỏi miền Nam, truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp, thành lập một chế độ độc đảng như Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Đài Loan ở miền Nam Việt Nam để chống Cộng Sản… đến việc giết ông Diệm để đổ quân vào miền Nam, đều được đem ra thảo luận. Rất nhiều sự kiện do sử liệu tiết lộ hoàn hoán khác với những gì thường được viết trên báo chí hay sách vở.

Có hai câu chuyện do ông Vỹ tiết lộ đã gây nhiều tranh luận, đó là việc ông Ngô Đình Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy và việc ông Ngô Đình Diệm rời khỏi Dinh Gia Long tối 1.11.1963. Chúng tôi xin nói qua hai vấn đề này.

CHUYỆN ÔNG NHU GẶP PHẠM HÙNG

Chuyện ông Ngô Đình Nhu gặp Phạm Hùng tại Bình Tuy được Tướng Trần Văn Đôn viết trong cuốn “
Việt Nam nhân chứng” xuất bản năm 1989. Nhưng Tướng Đôn viết sai cả ngày tháng lẫn sự kiện vì ông chỉ “nghe nói”. Chuyện này được ông Cao Xuân Vỹ kể lại cho ông Minh Võ nghe trong cuộc phỏng vấn ngày 14.6.2012 khi đầu óc ông không còn minh mẫn vì tuổi già.

Cuối năm 1962, Hà Nội được tin Mỹ sẽ can thiệp quân sự vào Việt Nam nên tìm cách thỏa hiệp với chính phủ Ngô Đình Diệm để ngăn chận sự can thiệp này. Diễn biến của cuộc vận động này đã được nói rất rõ trong cuốn “
The War of The Vanquished” của Mieczyslaw Maneli và cuốn “A Death in November. The Struggle for Indochina” của bà Ellen J. Hammer, nhất là trong phúc trình ngày 26.9.1963 của CIA. Căn cứ vào các tài liệu đó, chúng tôi có phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ về việc ông tháp tùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy. Câu chuyện ông kể lại không gióng những gì đang được nhóm Giao Điểm lưu truyền.

Chính ông Mieczyslaw Maneli, Trưởng Đoàn Ba Lan trong Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến là người làm trung gian giữa hai bên. Người đứng ra thúc đẩy chuyện này là Tổng Thống De Gaule qua Đại Sứ Lalouette của Pháp ở Sài Gòn. Nhưng ông Nhu biết rõ âm mưu của Hà Nội, nên cuối cùng ông nói rằng “
Người Mỹ là người duy nhất trên trái đất dám giúp Nam Việt Nam” (The Americam are the only people on the earth who dare to help South Vietnam) và ông từ chối đề nghị của Tổng Thống De Gaule.

Đại Sứ Lalouette rất thất vọng khi nghe tin này. Vì đoán chắc Mỹ sắp loại bỏ ông Diệm và ông Nhu, ông đã nói với ông Maneli:

Nếu ông ta (ông Nhu) không từ bỏ những ảo ảnh này, ông ta sẽ mất. Đó là một sai lầm thê thảm.”

(If he does not rid himself of these illusions, he will be lost. It is a tragic mistake.)

Đại Sứ Lalouette đã tiên đoán rất chính xác. Ông Ngô Đình Nhu vì không còn con đường nào khác là bám theo Mỹ nhưng lại muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia nên đã bị giết.

CHUYỆN RỜI KHỎI DINH GIA LONG

Ông Vỹ kể lại khi cuộc giao tranh bắt đầu, ông Nhu khuyên ông Diệm nên rời khỏi Dinh Gia Long một thời gian, nhưng ông Diệm nói: “
Tổng Thống không có đi trốn”. Bổng ông Cabot Lodge gọi đến nói với ông Diệm rằng ông lo cho sự an toàn của Tổng Thống và nói nếu ông có thể làm gì xin cứ gọi ông. Ông Diệm liền trả lời: “Tôi đang cố gắng tái lập trật tự”.

Sau khi nói chuyện với ông Cabot Lodge, ông Diệm cho gọi ông Nhu vào và bảo:
“Đi thì đi!”

Chuyện xẩy ra quá bất ngờ nên ông Cao Xuân Vỹ trở tay không kịp. Ông liền gọi điện thoại cho Trung Tá Nguyễn Hữu Phước, Phó Đô Trưởng Nội An, bảo đem đến Tòa Đô Chánh ngay một chiếc xe. Trung Tá Phước tưởng ông Vỹ cần xe chờ đồ nên cho Đại Úy Trang Khánh Hưng lái một chiếc xe fourgonnette đến. Ông Vỹ bảo tắt máy xe rồi cùng Đại Úy Hưng đẩy băng qua đường Pasteur, vào cửa bên hông của Dinh Gia Long để tránh sự chú ý của các binh sĩ trong dinh.

Ông Diệm bảo ông già Ẩn lên lấy chiếc cặp cho ông. Khi đi ra xe, ông Diệm còn lầu bầu:
“ĐI NHƯ RI LÀ MẤT NƯỚC!”. Không ngờ lời nói đó đã trở thành một lời tiên tri!

Ông Vỹ bàn với Trung Tá Phước về nơi đầu tiên ông Diệm và ông Nhu sẽ đến là Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Niên Quận 5 (khu Đại Thế Giới cũ) ở Chợ Lớn. Trung Tá Phước liền báo tin cho ông Vũ Tiến Tuân, Đô Trưởng Sài Gòn biết. Nhưng ông Tuân thấy ông Diệm không thể ở lâu nơi đó được nên gọi ông Mã Tuyên, Phó Thủ Lãnh Thanh Niên Cộng Hoà Quận 5 và đề nghị cho ông Diệm và ông Nhu tạm ở nhà ông Mã Tuyên. Ông Tuyên đồng ý ngay.

Đại Úy Thọ cho biết: Tổng Thống Diệm, ông Nhu, Đại Úy Bằng, ông Cao Xuân Vỹ và anh ta chui ra khỏi hầm. Theo sau còn có Đại Úy Lê Châu Lộc và Đại Úy Lê Công Hoàn. Tất cả đi ra mặt tiền đường Gia Long. Một chiếc xe “deux cheveaux” loại fourgonnette đã đậu sẵn. Đại Úy Thọ lên ngồi ghế cạnh tài xế. Ông Cao Xuân Vỹ mở cửa sau. Tổng Thống Diệm lên xe trước, ngồi xuống sàn phía bên tài xế, ông Nhu lên sau và ngồi xuống sàn phía bên Đại Úy Thọ.

Ông Cao Xuân Vỹ cho biết vì thấy xe không có ghế ngồi, ông đã vội chạy vào Dinh lấy cái nệm, nhưng khi ông trở ra thì xe đã chạy mất rồi. Lúc đó là khoảng 7 giờ 30 tối. Như vậy trên xe chỉ có 4 người: Ông Diệm, ông Nhu, tài xế và Đại Úy Thọ.

Xe ra ngả đường Pasteur, nhưng vì đường Pasteur một chiều không thể chạy ngược xuống đường Lê Lợi được, nên những người đi theo sau xe phải đẩy xe ngang qua đường Pasteur để vào Toà Đô Chánh bằng cửa bên hông, rồi từ đó tài xế lái xe ra cửa trước ở đường Lê Thánh Tôn và quẹo vào đường Nguyễn Huệ phía trước rạp Cinéma Rex, sau đó quẹo phải vào đường Lê Lợi. Xe chạy về phía đường Trần Hưng Đạo, đến đường Đồng Khánh rồi vào Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Niên Quận 5, nơi đang đặt bộ tư lệnh tiền phương của Trung Tá Phước. Theo sau xe Tổng Thống là một chiếc xe Dodge 4×4, chở các dụng cụ truyền tin để Thổng Thông có thể liên lạc với những nơi khác.

Câu chuyện còn dài, chúng tôi sẽ kể vào một dịp khác.

NGUYỆN VỌNG CHƯA THÀNH

Ông Vỹ cho biết sau khi ông Diệm bị giết, Tướng Mai Hữu Xuân đã ra lệnh bắt ông và những người khác có liên hệ đến chế độ Ngô Đình Diêm. Ông bị tra tấn rất dã man, nhưng họ không hỏi gì về những công việc đã làm, mà chỉ hỏi tiền bạc đang được cất giữ ở đâu. Họ cho ông biết muốn được thả ra phải nộp 20 triệu. Ông không có tiền nộp nên bị giam đến năm 1967, khi cuộc bạo loạn của Phật Giáo bị dẹp tan, ông và nhiều người khác mới được thả. Hầu hết những người khác cũng bị như ông, ngoại trừ những người chạy tiến như Nguyễn Cao Thăng, Bùi Kiện Tín, v.v.

Ra hải ngoại, ông Vỹ lập Hội Ái Hữu Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại và làm Chủ Tịch cho đến ngày ông qua đời. Năm nào vào đầu tháng 11, ông cũng tổ chức lễ tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các chiến sĩ quốc gia vị quốc vong thân.

Mặc dầu là “cận thần” của nhà Ngô, ông Cao Xuân Vỹ đồng ý với chúng tôi rằng bây giờ những tài liệu lịch sử đã được công bố hết rồi nên những chiến dịch chống Ngô hay bênh Ngô đều trở thành vô nghĩa. Công việc bây giờ là phải làm sáng tỏ lịch sử: Tìm hiểu xem người Mỹ đã xây dựng rồi phá sập chề độ Ngô Đình Diệm như thế nào để rút kinh nghiệm lịch sử. Ông mong tôi xuất bản một tập sách viết theo đường lối đó. Nhưng rất tiếc tập sách chưa ra mắt thì ông đã ra đi.

“Chân thật nghĩ là chân thật, phi chân biết là phi chân, cứ tư duy một cách đứng đắn, người như thế mau đạt đến chân thật.”

Xin dùng lời kinh Pháp Cú này để tiễn đưa ông.

Ngày 17.10.2013

‘Khủng hoảng chính trị ở Mỹ dẫn tới các hệ quả nhiều mặt’

‘Khủng hoảng chính trị ở Mỹ dẫn tới các hệ quả nhiều mặt’

Các rào cản được dỡ bỏ tại Đài tưởng niệm Martin Luther King Jr. sau khi chính phủ Mỹ mở cửa lại, ngày 17/10/2013.

Các rào cản được dỡ bỏ tại Đài tưởng niệm Martin Luther King Jr. sau khi chính phủ Mỹ mở cửa lại, ngày 17/10/2013.

18.10.2013

Chi tiết thỏa thuận về nợ công

-Mở lại và cấp ngân khoản cho chính phủ cho đến ngày 15 tháng 1, 2014.
-Nâng mức trần nợ lên cho đến ngày 7 tháng 2, 2014.
-Ðòi hỏi chính phủ xác nhận điều kiện của những người được hưởng trợ cấp chính phủ theo Bộ luật chăm sóc sức khỏe với giá phải chăng.
-Thành lập ủy ban thương lượng để khai triển kế hoạch ngân sách dài hạn.
-Cung cấp tiền lương trả chậm cho công nhân viên liên bang bị cho nghỉ việc trong thời gian chính phủ đóng cửa.

Nhiều người thở phào nhẹ nhõm sau khi Quốc hội Mỹ đạt được thỏa thuận vào phút cuối để chấm dứt tình trạng bế tắc tài chính. Nhưng điều đó cũng không thể xóa bỏ cái giá mà nước Mỹ phải trả. Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard and Poor’s ước tính rằng việc chính phủ Mỹ đóng cửa một phần trong 16 ngày đã khiến nền kinh tế thiệt hại 24 tỷ đôla và làm cho tỷ lệ tăng trưởng GDP trong quý 4 giảm đi hơn 0,5%. Nhưng tân khôi nguyên giải Nobel Kinh tế, giáo sư Robert Shiller của Đại học Yale, nói với đài VOA rằng thiệt hại vượt quá những mất mát về mặt vật chất.

Hàng trăm nghìn nhân viên chính phủ liên bang hôm qua đã trở lại làm việc. Trong khi đó, các nhà đầu tư từng đặt cược Quốc hội không để cho nước Mỹ vỡ nợ đã thu lời. Và các nhà kinh doanh bị ảnh hưởng bởi vụ đóng cửa chính phủ, chào đón khách hàng trở lại.

Nhưng khôi nguyên giải Nobel Kinh tế Robert Shiller nói rằng thật khó để định lượng cuộc khủng hoảng do các chính trị gia ở Washington tạo ra đã làm tổn hại lòng tin của cộng đồng quốc tế.

“Rõ ràng danh tiếng của chúng ta là một điều rất quan trọng. Thật là có đôi chút khó chịu khi thấy điều đó hiện bị đe dọa như thế”.

Theo ông Shiller, điều đáng ngại hơn là tác động của tình trạng rối loạn hoạt động ở Washington đối với tầng lớp trung lưu. Đơn cử là việc chính phủ không thể thông qua một chương trình tạo thêm việc làm.

Standard and Poor’s ước tính việc chính phủ Mỹ đóng cửa một phần trong 16 ngày đã khiến nền kinh tế thiệt hại 24 tỷ đôla và làm tỷ lệ tăng trưởng GDP trong quý 4 giảm đi hơn 0,5%.

Ông đề nghị các biện pháp để giảm bớt khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng nhanh chóng. Các nghiên cứu gần đây của Đại học California cho thấy thu nhập của số 1% người giàu nhất nước Mỹ đã tăng hơn 31% kể từ năm 2009, trong khi thu nhập của số 99% còn lại chỉ tăng chưa đầy 1%.

“Chúng ta phải đạt được một sự đồng thuận nào đó. Chúng ta phải xác định một mức độ bất bình đẳng tệ hơn hiện nay và tuyên bố rằng đó là giới hạn. Chúng ta sẽ không để cho tình trạng bất bình đẳng vượt qua mức đó và chúng ta sẽ làm thế nào để ngăn chặn. Vâng, cần phải áp dụng một hình thức thuế khóa nào đó đối với người giàu”.

Đó là một đề nghị gây tranh cãi và có phần chắc sẽ vấp phải sự chống đối mạnh mẽ từ các thành viên bảo thủ trong Quốc hội.

Tân khôi nguyên giải Nobel Kinh tế, giáo sư Robert Shiller của Đại học Yale.

Ông Shiller nói rằng sự khác biệt về ý thức hệ đã gây ra vụ đóng cửa sẽ ngày càng xói mòn lòng tin vào nền kinh tế Mỹ, và có thể sẽ nhanh chóng làm cho đồng đôla không còn là đồng tiền dự trữ an toàn của thế giới.

Vị thế mạnh của đồng đôla hiện nay đồng nghĩa với việc đồng tiền này được các chính phủ nước này dự trữ với số lượng lớn nhằm phục vụ cho thương mại và trao đổi ngoại tệ. Ngoài ra, vị thế đó khiến đồng đôla hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài và cho phép Mỹ vay nợ với chi phí thấp.

Nga và Trung Quốc đề nghị thay thế đồng đôla bằng điều mà họ gọi là ‘quỹ dự trữ siêu đẳng’ gồm nhiều loại chỉ tệ.

“Hoa Kỳ đang có rủi ro đánh mất vị thế đó, ngay cả trong trường hợp vụ bế tắc tài chánh không tiếp diễn. Đồng euro đang ngày càng trở thành một đồng tiền quan trọng. Các quốc gia trên thế giới không còn xem việc dự trữ đồng đôla là mục tiêu chính của họ nữa”.

Nga và Trung Quốc đã đề nghị thay thế đồng đôla bằng điều mà họ gọi là ‘quỹ dự trữ siêu đẳng’ gồm nhiều loại chỉ tệ. Các chuyên gia nói rằng các đề nghị đó có thể nhận được sự ủng hộ, nếu các nhà lập pháp Mỹ lại đưa đất nước vào một cuộc khủng hoảng tài chính khác sau 3 tháng nữa.

Tổng thống Mỹ ban bố đạo luật cho phép nâng trần nợ công và mở cửa các công sở

Tổng thống Mỹ ban bố đạo luật cho phép nâng trần nợ công và mở cửa các công sở

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp tại Nhà Trắng, Washington, 08/10/2013

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc họp tại Nhà Trắng, Washington, 08/10/2013

DR

RFI

Cuộc khủng hoảng chính trị – ngân sách tại Mỹ tạm thời chấm dứt. Vào tối khuya hôm qua, 16/10/2013, sau khi Thượng viện thông qua, đến lượt Hạ viện Hoa Kỳ, với 285 phiếu thuận và 144 phiếu chống, đã chấp nhận đạo luật cho phép nâng trần mức nợ công và các công sở chính quyền Liên bang mở cửa trở lại ngay lập tức. Tuy nhiên, quyết định này chỉ có hiệu lực đến đầu năm tới, bởi vì theo đạo luật này, một tiểu ban sẽ được thành lập để soạn thảo một ngân sách cho thời gian còn lại của năm 2014.

Tổng thống Barack Obama đã ký sắc lệnh ban hành ngay lập tức đạo luật này và cho rằng giờ đây, các nghị sĩ cần phải chinh phục lại lòng tin của người dân.

Sau đây là nhận định của thông tín viên Anne-Marie Capomaccio từ Washington :

« Khủng hoảng nghiêm trọng kéo dài nhiều tuần lễ, theo cơ quan thẩm định tài chính quốc tế Standard & Poor’s, thiệt hại lên đến 24 tỷ đô la, còn thỏa thuận đạt được tại Quốc hội lưỡng viện thì có nội dung chính là định ra khuôn khổ các cuộc thương lượng trong những tuần tới.

Có thể nói, bản tổng kết cuộc khủng hoảng không hề sáng sủa gì đối với các nghị sĩ Quốc hội lưỡng viện Mỹ.

Bị thua thiệt nhiều nhất trong trận chiến chính trị này là các nghị sĩ của đảng Cộng Hòa, như Chủ tịch Hạ viện John Boehner, thuộc đảng Cộng Hòa, đã thừa nhận. Đảng này bị chia rẽ nặng nề và trong thời gian tới sẽ tính sổ với nhau, thế nhưng, các nghị sĩ thuộc đảng cực hữu Tea Party can thiệp vào nhiều lĩnh vực.

Trung Quốc đàn áp biểu tình tại Chiết Giang

Trung Quốc đàn áp biểu tình tại Chiết Giang

Biểu tình trong tỉnh Dư Diêu, Trung Quốc

Biểu tình trong tỉnh Dư Diêu, Trung Quốc

16.10.2013

Nhà chức trách Trung Quốc đã tiến hành một cuộc trấn áp tại một thành phố miền đông sau khi xảy ra nhiều cuộc biểu tình bạo động phản đối chính quyền địa phương trong việc phòng chống một trận bão mới đây.

Trong vụ xáo trộn mới nhất  tại Dư Diêu, một cuộc biểu tình do hằng ngàn cư dân thực hiện đã leo thang thành một cuộc bạo loạn hôm thứ Ba. Đây là cuộc biểu tình đông thứ nhì tại thành phố này kể từ thứ Sáu tuần trước.

Một video về cuộc biểu tình hôm thứ Sáu do hãng Reuters có được, cho thấy các cư dân Dư Diêu bao vây một xe của Ninh Ba TV, một đài truyền hình địa phương.

Nhiều người tố cáo đài truyền hình này là không đếm xỉa tới sự tàn phá do trận bão Phi Đặc, gây ra gây lũ lụt cho vùng duyên hải tỉnh Chiết Giang hôm mùng 7-10.

Một số người trút giận bằng cách ném nhiều đồ vật vào một xe của  đài truyền hình làm hỏng cửa kính xe.

Những người phản đối khác nói rằng đài truyền hình Ninh Ba không tường thuật về nỗi cơ cực của cư dân bị kẹt vì không có điện nước trong nhiều ngày.

Một người biểu tình phản đối nói :

“Thiệt hại nghiêm trọng ở bên kia. Họ chỉ nói về những nơi có điều kiện tốt, họ không nói về những nơi tệ hại. Các nhà báo của họ chỉ tới thâu hình những nơi thật tốt.”

Khi cảnh sát chống bạo loạn tới để giải tán người biểu tình, đám đông quay sang tấn công họ. Một số  người  tìm cách lật tung xe cảnh sát.

Đài truyền hình Ninh Ba đã bác bỏ những cáo buộc của người biểu tình.

Sự tức giận đã bùng ra thành một cuộc biểu tình khác hôm thứ Ba, những người bạo loạn ném đá vào cảnh sát, lật tung nhiều chiếc xe và làm hư hại một tòa nhà chính phủ.

Hằng trăm cảnh sát đã được triển khai để ứng phó, thực hiện nhiều vụ bắt giữ, và lập lại yên tĩnh vào thứ Tư.

Bảy mối họa của Trung Quốc

Bảy mối họa của Trung Quốc

RFI

Mao Trạch Đông qua lăng kính danh họa Andy Warhol.

Mao Trạch Đông qua lăng kính danh họa Andy Warhol.

DR

Minh Anh

Đề tài thời sự trên các báo Pháp sáng nay 11/10/2013 khá tản mạn. Riêng nhật báo Le Monde có nhiều bài viết nhận định về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội tại châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc. Tờ báo có bài phân tích khá sâu sắc về chủ trương « hoài Mao » được các lãnh đạo Trung Quốc đề xướng trong thời gian gần đây qua hàng tựa « Bảy mối họa của Trung Quốc ».

Theo François Bougon, tác giả bài viết việc trở lại với tư tưởng Mao cho thấy sự suy yếu của dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc, những người không còn được hưởng tính chính đáng từ các cựu lãnh đạo tiếng tăm, như là Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào đã có thể làm.

Tác giả nhận định Mao Trạch Đông đã để lại di sản kế thừa quá nặng nề. Tầm ảnh hưởng của ông lên đời sống chính trị Trung Quốc cho đến giờ vẫn còn quá mạnh mẽ. Bất chấp những hậu quả nặng nề của cuộc Cách mạng văn hóa và các chiến dịch thanh trừng nội bộ, đối với Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của các chính sách cải cách kinh tế, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ phạm có 30% sai lầm, nhưng có đến 70% thành công. Do đó, không có lý do gì để gạt bỏ tư tưởng Mao. Thế nhưng đối những ai quan tâm đến lịch sử đất nước, đều nhận thấy là lý thuyết đưa ra trong những năm 1980, theo đó mở cửa phát triển kinh tế sẽ đưa đến nền dân chủ đã gặp thất bại hoàn toàn.

Giờ đây, trong năm 2013 này, người ta không khỏi tự hỏi làm thế nào một Trung Quốc ngày càng theo chủ nghĩa tư bản lại bao quát được cả một chủ nghĩa Mao được tái sáng tạo mới. Mà biểu tượng của hiện tượng này, ấn bản sắp tới của Sách đỏ sẽ được bán với một cái giá 2000 nhân dân tệ (khoảng 242 euro), một phiên bản hạng sang.

Theo François Bougon, trào lưu hoài Mao còn được các thế hệ lãnh đạo mới sau này sử dụng để thăng tiến trên con đường sự nghiệp chính trị, mà nhân vật điển hình là vị Bí thư đảng ủy thất sủng Trùng Khánh Bạc Hy Lai, hiện đang bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng.

Giờ đây, ông Tập Cận Bình có thể ung dung thực hiện chiến dịch « hoài Mao » mà không ngại một phe tả trong Đảng ngáng chân. Tư tưởng hoài Mao được thể hiện rõ nét trong các bài diễn văn của chủ tịch Tập Cận Bình. Không những ông khẳng định lập trường « quốc gia không bao giờ thay đổi màu cờ » mà ông còn kêu gọi các cấp lãnh đạo phải ghi nhớ lời dạy của Mao chủ tịch « phải khiêm tốn, cẩn trọng và không ngạo nghễ cũng như liều lĩnh » và phải biết « gìn giữ một nếp sống giản dị ». Đến mức mà giờ đây Tập Cận Bình còn được đặt cho một cái tên mới « Tân Mao Trạch Đông ». Bởi vì, Tập Cận Bình đã từng tuyên bố là « Chúng ta không thể nào gạt qua một bên chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông, vì như vậy sẽ làm mất đi cội rễ của chúng ta ».

Tác giả lưu ý là lời nói phải đi kèm với hành động. Bộ máy cầm quyền chống lại những ai dám yêu cầu tôn trọng Hiến Pháp hay cân bằng quyền lực trước sự độc tôn của Đảng. François Bougon cho hay một cuộc tấn công đang được tiến hành nhằm « tẩy rửa » giới tiểu blog, những trang mạng xã hội lớn, để chấn chỉnh họ lại. Theo nhận định của Thường Bình, cựu tổng biên tập tờ Nam Phương Chu Mạt, hiện sống lưu vong tại Đức, « Đảng đang tìm cách cải cách mạng Internet sao cho các phương tiện này trở thành một kiểu truyền thông chính thống ».

Theo một tài liệu nội bộ, được giới truyền thông Hồng Kông tiết lộ và được xem như là « tài liệu trung ương số 9 », Trung Quốc kêu gọi quan chức chiến đấu chống lại « những giá trị phương Tây nguy hiểm » khi chỉ ra 7 mối nguy : Đó là các giá trị phổ quát ca tụng nhân quyền, tự do báo chí, xã hội dân sự, quyền công dân, chỉ trích vô hư về các sai lầm của Đảng, giới tư sản đặc quyền và độc lập tư pháp.

Theo Bougon, chủ trương « hoài Mao », vốn dĩ đang bóp nghẹt nền xã hội dân sự là một trong những ba lựa chọn của chế độ để đối phó với những thách thức đề ra cho cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. Hai biện pháp còn lại là chú trọng theo mô hình Đặng Tiểu Bình. Một mặt để cho nền thị trường tự do nở rộ. Mặt khác, hạn chế tối đa việc dân chủ hóa xã hội.

Tác giả bài viết cũng nhận thấy rằng sự hoài Mao này cũng chứng tỏ cho thấy sự mong manh của dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc. Tình trạng bấp bênh đó là một nguồn bất ổn tiềm tàng cho một quốc gia muốn vượt mặt Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI này.

Cuối cùng, tác giả nhận xét, bất đồng gia tăng, khủng hoảng sinh thái, tăng trưởng kinh tế ì ạch và thách thức về đô thị hóa có thể sẽ biến đế chế Trung Hoa thành một gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét.

Trung Quốc : cường quốc kinh tế, cường quốc nhập khẩu năng lượng

Về điểm này, phụ san Kinh tế và Doanh nghiệp của Le Monde cũng đồng quan điểm. Để đi lên thành cường quốc kinh tế thứ hai, Trung Quốc giờ đây phải đối mặt với mối đe dọa lớn mang tính chiến lược đó là vấn đề năng lượng.

« Trung Quốc trở thành quốc gia nhập khẩu dầu hỏa hàng đầu » là hàng tựa nhận định trên Le Monde. Theo bản báo cáo của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ EIA, công bố hôm thứ Ba 08/10, cho biết nhập khẩu tịnh của Trung Quốc trong tháng Chín vừa qua đã đạt đến mức 6,3 triệu thùng dầu/ngày, vượt qua Mỹ 6,24 triệu thùng/ngày.

Trên thực tế, từ năm 1993, Trung Quốc đã trở thành quốc gia nhập khẩu năng lượng, trong khi chỉ cách đó có 8 năm (tức 1985) quốc gia này còn là nước xuất khẩu. Sự lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng hóa thạch như (dầu hỏa, khí đốt , than đá…) tăng mạnh do mức cầu cho giao thông và sản xuất điện tăng.

Sự phát triển ngành công nghiệp ô tô cũng làm cho nhu cầu về nhiên liệu hóa lỏng gia tăng. Theo ước tính, trong giai đoạn 2011-2014, mức cầu này sẽ phải tăng thêm 13% để đạt ở mức 11 triệu thùng/ ngày.

Sự lệ thuộc hoàn toàn vào năng lượng đang để lại nhiều hậu quả « đáng ngại » về môi trường và kinh tế, theo như đánh giá của Hội đồng Năng lượng Thế giới. Trung Quốc hiện là quốc gia thải nhiều khí cácbon nhất trên hành tinh.

Tình thế này cũng để lại nhiều hệ quả địa chính trị. Bắc Kinh buộc phải tìm các nguồn cung ứng tại các khu vực Trung Đông và tại quốc gia vùng Vịnh, thậm chí các những quốc gia châu Phi. Ngoài việc phải đảm bảo nguồn cung ứng, Trung Quốc còn phải giám sát cả các con đường vận chuyển dầu hỏa của mình. Bắc Kinh tăng cường chiến hạm và đầu tư nhiều vào các hải cảng nằm dọc theo con đường hàng hải nối liền châu lục đen và vùng Vịnh với Trung Quốc.

Chỉ có 5% dân Mỹ tán đồng cách làm việc của Quốc hội

Chỉ có 5% dân Mỹ tán đồng cách làm việc của Quốc hội

Nhân viên liên bang bị cho nghỉ việc biểu tình phản đối bên ngoài Trụ sở Quốc hội Mỹ, yêu cầu chấm dứt việc đóng cửa chính phủ, ngày 4/10/2013. Uy tín của Quốc hội Hoa Kỳ ngày càng sụt giảm.

Nhân viên liên bang bị cho nghỉ việc biểu tình phản đối bên ngoài Trụ sở Quốc hội Mỹ, yêu cầu chấm dứt việc đóng cửa chính phủ, ngày 4/10/2013. Uy tín của Quốc hội Hoa Kỳ ngày càng sụt giảm.

09.10.2013

Với tình hình không có dấu hiệu nào cho thấy cuộc khủng hoảng ngân sách Mỹ sẽ chấm dứt, một cuộc thăm dò dư luận mới cho thấy chỉ có 5% dân Mỹ tán đồng cách làm việc của Quốc hội.

Kết quả cuộc thăm dò cũng cho thấy 62% trong tổng số 1,200 người được hỏi quy lỗi cho các đảng viên Cộng hòa đã gây ra tình trạng chính phủ ngưng hoạt động một phần.

Cuộc thăm dò do hãng thông tấn AP và GfK thực hiện cho thấy 37% chấp nhận cách làm của Tổng thống Barack Obama.

Hôm thứ Ba, trong lúc Hoa Kỳ sẽ đến hạn chót phải nâng mức trần nợ nếu không nước Mỹ sẽ bị vỡ nợ, Tổng thống Obama đã tìm cách trấn an thế giới rằng Hoa Kỳ đã luôn trả nợ đầy đủ.

Tổng thống Obama đề nghị Quốc hội thông qua ngân sách để chính phủ mở cửa hoạt động trở lại và nâng mức trần nợ, nhưng ông tiếp tục từ chối thương lượng với phe Cộng hòa, hiện chiếm thế đa số tại Hạ viện cho đến khi nào ngân sách được thông qua.

Chủ tịch Hạ viện John Boehner nói rằng ông thất vọng trước phản ứng của tổng thống.  Ông Boehner nói rằng mức trần nợ luôn là một sân chơi công bằng cho các điều kiện qua lại và Hoa Kỳ không thể tiếp tục chi tiêu những khoản tiền không có trong tay.

Người dân mất đất trông mong vào luật pháp quốc tế.

Người dân mất đất trông mong vào luật pháp quốc tế.

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-10-16

10162013-land-vict-cal-for-help.mp3

Những người dân mất đất ngồi chờ trước các cơ quan chính quyền...

Những người dân mất đất ngồi chờ trước các cơ quan chính quyền…

Source anhbasam

Nghe bài này

Sau bao nhiêu năm phải khiếu kiện tại các cơ quan Nhà Nước từ cấp địa phương cho đến trung ương mà không được đoái hoài giải quyết, những người dân oan mất đất hay phải chịu xử phạt bất công nay mong mỏi được quốc tế giúp lên tiếng cho nổi oan khiên của họ.

Mong nhờ Quốc tế lên tiếng

Ngày càng có nhiều người dân oan tìm đến với cơ quan truyền thông nước ngoài nhờ chuyển đơn kêu cứu của họ đến cho các tổ chức nhân quyền trên thế giới.

Đơn cử như phát biểu của người thương binh, cựu chiến binh có tên Nguyễn Vinh Quang sống tại xã Nghi Đức, thành phố Vinh:

Tôi có nhiều câu chuyện ấm ức muốn trình bày, cũng như anh Vươn, anh Viết; nhưng không biết anh Vươn, anh Viết có những đơn đến các cấp có thẩm quyền hay chưa, còn tôi đã gửi đơn đến tất cả các nơi ở Việt Nam rồi, bao gồm cấp thành phố, tỉnh, thủ tướng, chủ tịch nước, các báo, truyền hình. Nhưng mà rồi chuyện vẫn ấm ức, nên giờ thông qua Đài tôi muốn gửi cho Liên hiệp quốc, hoặc chính phủ Mỹ, Pháp để giải quyết cho tôi một số chuyện: đơn khiếu nại, đơn tố cáo, và kiến nghị của cá nhân tôi.

Hay lời kêu cứu của một người dân mất đất từ thành phố Đà Nẵng ra đến các cơ quan trung ương của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam để khiếu kiện những sai trái của cấp chính quyền thành phố rồi lại bị lực lượng bảo vệ tại thủ đô bắt đưa đến Trung tâm Lưu trú Lộc Hà, nơi giam giữ những thành phần xì ke, ma túy, đĩ điếm:

Những dân oan ở miền Bắc.

Những dân oan ở miền Bắc. AFP

Chế độ của chính quyền Đà Nẵng ‘ăn cháo, đá bát’, người dân chúng tôi không còn gì hết. Nhưng bữa nay ra văn bản không giải quyết nữa, chấm dứt, tức ăn cướp không, cướp cạn! Chúng tôi không còn con đường nào khác: một là chết tại ngõ chính phủ, hai là phải giải quyết quyền lợi cho chúng tôi để chúng tôi bảo vệ cuộc sống.

Một người dân mất đất”

Tôi bị người ta lấy đất đi kiện từ năm 2007, nhưng chính quyền không chịu giải quyết; cuối cùng người ta ra văn bản không giải quyết nữa buộc lòng chúng tôi phải kéo đến ( văn phòng) chính phủ để kêu cứu thủ tướng chính phủ. Nhưng đến đây thứ sáu tuần trước họ đã bắt chúng tôi đem nhốt rồi, nhưng chúng tôi đấu tranh ác liệt, cuối cùng họ thả về. Về chúng tôi tiếp tục đến ngõ cơ quan chính phủ, đề nghị chính phủ cứu chúng tôi. Sáng nay họ lại hốt nữa. Họ hốt đi chúng tôi không chịu lên xe, kiên quyết ngồi lại đó yêu cầu xin gặp chính phủ, xin đưa đơn cho chính phủ, gõ cửa chính phủ đề nghị cứu chúng tôi vì chúng tôi mất hết rồi- đất, nhà, bàn thờ… chỉ còn thân cùi đây thôi.

Năm nay tôi đã 82 tuổi rồi, khổ sở quá rồi. Chế độ của chính quyền Đà Nẵng ‘ăn cháo, đá bát’, người dân chúng tôi không còn gì hết. Nhưng bữa nay ra văn bản không giải quyết nữa, chấm dứt, tức ăn cướp không, cướp cạn! Chúng tôi không còn con đường nào khác: một là chết tại ngõ chính phủ, hai là phải giải quyết quyền lợi cho chúng tôi để chúng tôi bảo vệ cuộc sống.

Nhân dịp ông gọi được tôi, tôi quá mừng. Giờ còn con đường nhờ thế giới, cả thế giới ủng hộ chúng tôi nêu ra tình trạng mất nhân quyền, dân chủ thế này để cứu chúng tôi.

Một thương binh, cựu Đảng viên người Long An, cũng là cựu tù nhân bị kết án theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam do đi khiếu kiện do bị lừa đảo đất đai, bà Lê thị Ngọc Đa nói lên ý nguyện phải lên tiếng với quốc tế hầu mong những bất công tại Việt Nam được bớt đi:

Những dân oan ở miền Nam

Những dân oan ở miền Nam. RFA Files photos

Vì Việt Nam bây giờ gia nhập, hội nhập quốc tế nên tôi muốn lên tiếng để quốc tế có sự can thiệp với Việt Nam để nhân dân chúng tôi bớt khổ. Sống như thế nào, con người cũng phải có quyền sống, quyền tự do; nhưng tôi thấy bây giờ những người giàu họ có quyền sống chứ những người nghèo không có quyền sống.

Không thi hành

Những trường hợp vừa nêu muốn tiếng nói của họ được quốc tế nghe đến đều cho hay trong suốt nhiều năm qua họ vẫn tin tưởng vào công lý của hệ thống tư pháp tại Việt Nam nên đã cất công đi khiếu kiện từ cơ quan này đến cơ quan khác.

“Vì Việt Nam bây giờ gia nhập, hội nhập quốc tế nên tôi muốn lên tiếng để quốc tế có sự can thiệp với Việt Nam để nhân dân chúng tôi bớt khổ. Sống như thế nào, con người cũng phải có quyền sống, quyền tự do; nhưng tôi thấy bây giờ những người giàu họ có quyền sống chứ những người nghèo không có quyền sống

bà Lê thị Ngọc Đa”

Một người từng là nhân viên nhà nước và bị hàm oan là ông Hà Văn Tri hiện ở huyện Cư Jut, tỉnh Dak Nong cũng cho biết vụ việc oan khiên của bản thân ông đã được các cấp trong nước có ý kiến, thế nhưng cấp thừa hành lại không thực thi:

Các cơ quan nhà nước lúc bấy giờ là Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ Tĩnh, Công ty Nông sản Thực Phẩm là đơn vị chủ quản, Liên đoàn Luật sư tỉnh Nghệ Tĩnh, Liên đoàn Thương Nghiệp của Sở Thương Nghiệp, và một số cơ quan báo đài cùng kêu oan cho tôi nhưng đến nay vẫn không được giải quyết. Có ông tên là Lương Văn Cừ, phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu quốc hội tỉnh Dak Nong viết đơn kêu oan cho tôi mà tôi còn giữ văn bản ở đây; vừa rồi có công Lê Viễn- chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Dak Nong, đồng thời là chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Dak Nong cũng gửi văn bản lên Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Tối cao để giải oan cho tôi nhưng bây giờ họ biết sai rồi nên không giải oan cho tôi.

Hiện nay tại những văn phòng tiếp dân của Trung ương đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam, hằng ngày vẫn có nhiều đoàn nông dân, dân oan kéo đến để đòi hỏi công lý.

Thiếu vắng luật pháp

Luật pháp và các văn phòng đó lâu nay được những người dân oan xem như là chiếc phao cuối cùng mà họ có thể bám víu vào. Tuy nhiên chút hy vọng vào công lý của họ phải vơi đi theo ngày tháng, khi mà không ai chịu đứng ra giải quyết vụ việc mà đối với nhiều trường hợp thì trắng- đen quá rõ ràng, giấy tờ còn đầy đủ.

Hành xử của các cơ quan công quyền tại Việt Nam được ông Nguyễn Vinh Quang mô tả như sau:

Trước đây có ý kiến nói xử theo luật rừng, nhưng theo tôi thì họ xử theo dạng quái thú trong rừng chứ không chỉ là luật rừng mà thôi.

Tại kỳ họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi trung tuần tháng chín vừa qua, các vị đại biểu tham dự lên tiếng thừa nhận rằng 80% người dân đến tại các cơ quan tiếp dân của đảng và chính phủ thực sự là người đi kêu oan. Thừa nhận như thế nhưng làm thế nào để giải oan cho họ thì các vị đại biểu không đưa ra được cách thức nào.

Ðộng đất mạnh ở Philippines, hơn 70 người thiệt mạng

Ðộng đất mạnh ở Philippines, hơn 70 người thiệt mạng

Xe cộ bị đè bẹp dúm sau trận động đất mạnh tại thành phố Cebu, miền trung Philippines, ngày 15/10/2013.

Xe cộ bị đè bẹp dúm sau trận động đất mạnh tại thành phố Cebu, miền trung Philippines, ngày 15/10/2013.

Simone Orendain

15.10.2013

MANILA — Một trận động đất có cường độ 7.2 xảy ra sáng nay ở miền trung Philippines, giết chết ít nhất 73 người, làm bị thương hàng trăm người khác và gây hư hại cho nhiều ngôi nhà cổ. Từ Manila, thông tín viên Simone Orendain của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Khu vực Visayas ở miền trung Philippines gồm có hơn mười hòn đảo và các giới chức Phòng vệ Dân sự cho biết hầu hết những trường hợp tử vong trong báo cáo ban đầu là ở thành phố Cebu. Cách thành phố này không xa là đảo Bohol, một địa điểm nghỉ mát có đông du khách, nơi trận động đất xảy ra.

Giới hữu trách cho hay số thương vong có phần chắc sẽ gia tăng trong lúc các chính quyền địa phương tiếp tục báo cáo tình hình. Theo dự liệu, hầu hết những vụ thương vong xảy ra ở vùng thành thị.

Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin là người đứng đầu Hội đồng Phòng chống và Quản lý Thiên tai Quốc gia. Tại cuộc họp báo ở Manila, ông Gazmin nói rằng có phần chắc là không có nhiều người chết hoặc bị thương vì hôm nay là ngày lễ.

“May là không có những cuộc tụ họp đông người, đặc biệt là ở những nhà thờ bị sập. Nếu vụ này xảy ra vào ngày chủ nhật, và vào lúc 8 giờ sáng, thì câu chuyện sẽ khác.”

Bà Carmencita Banatin, một giới chức cao cấp của Bộ Y tế, cho biết tất cả các bệnh viện của chính phủ trong khu vực lâm nạn được đặt trong tình trạng báo động cao và có nhiều người bị thương được đưa tới các bệnh viện ở Bohol.

Trận động đất làm sập tháp chuông của Đại giáo đường Minore del Santo Nico de Cebu. Nhà thờ này xây từ năm 1735 và là một trong những nhà thờ cổ nhất ở Philippines. Hình ảnh do cư dân chụp và đăng trên các trang mạng xã hội cho thấy nhiều nhà thờ cổ khác ở Bohol và Cebu bị sập đổ tan tành.

Nhiều tòa nhà khác cũng bị hư hại, kể cả Tòa Thị chánh Cebu. Một số các cây cầu lớn và đường sá bị sập. Trần nhà ga của phi trường Mactan-Cebu bị nứt và một số chuyến bay bị hủy bỏ.

Các giới chức quân đội cho biết họ đã huy động các chuyên viên về kiến trúc để trợ giúp trong công tác tìm kiếm và cứu hộ.

Theo báo cáo của Bộ Xã hội, cơn địa chấn cũng gây ra hai vụ chen lấn dẫm đạp, khi những người xếp hàng chờ nhận trợ cấp chính phủ hốt hoảng vì động đất. Bộ trưởng Bộ Xã hội, bà Corazon Soliman cho biết một vụ dẫm đạp gây tử vong cho một bé gái 4 tuổi.

Giám đốc Viện Núi lửa và Động đất, ông Renato Solidum cho biết ông không ban hành lệnh cảnh báo sóng thần vì tâm chấn nằm trong đất liền.

Ông Solidum nói rằng cơn địa chấn xảy ra trên một đường phay ngắn và cách xa những đường phay khác. Ông cho biết những cơn hậu chấn sẽ xảy ra trong hai ngày tới đây với cường độ dự kiến không cao hơn 4.5.

Phần lớn các hòn đảo của Philippines là do hai núi lửa lớn tạo thành, làm cho nước này dễ bị động đất. Quốc gia Đông Nam Á này nằm trên “Vành Đai lửa” Thái bình dương.

Cư dân gốc Việt ở Little Saigon bị truy tố giúp al-Qaida

Cư dân gốc Việt ở Little Saigon bị truy tố giúp al-Qaida


Thiên An & Tâm Nguyễn/Người Việt

10/12/2013

Cư dân gốc Việt ở Little Saigon bị truy tố giúp al-Qaida

SANTA ANA, California (NV) – Nguyễn Ngô Sinh Vinh, cư dân Garden Grove, vừa bị tòa liên bang ở Santa Ana truy tố tội “hoạt động giúp nhóm khủng bố al-Qaida” và “sử dụng sổ thông hành giả.”

Tuy nhiên, tại phiên tòa, khi được Chánh Án Authur Nakazato, hỏi, nghi can trả lời là mình “vô tội.”

Theo công tố viên Judith Heizn, hoạt động của nghi can Nguyễn Ngô Sinh Vinh có vẻ như “dùng vũ khí có mức sát thương lớn, ám sát, và bắt cóc, làm ảnh hưởng hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ” ở ngoại quốc.

Vì tính chất nguy hiểm của sự việc, Chánh Án Nakazato không cho nghi can tại ngoại hậu tra, mà ra lệnh tiếp tục giam giữ.

Khi được nhật báo Người Việt hỏi, Luật Sư Amy Karlein, đại diện cho nghi can, chỉ nói: “Miễn bình luận.”

Nghi can cao lớn, da ngăm ngăm, tóc dài qua vai, để râu cằm và ria mép, đeo kiếng cận, mặc áo thun màu xanh dương đậm, quần jean màu nhạt, tay bị còng, nói tiếng Anh lưu loát, không qua thông dịch viên.

Tại phiên tòa, ngoài nghi can, luật sư của nghi can, công tố viên, còn có sự hiện diện của bốn người trong gia đình nghi can. Tất cả đều từ chối trả lời phỏng vấn của báo giới.

Theo hồ sơ của FBI, nghi can “định cung cấp một số vật liệu giúp al-Qaida,” một tổ chức bị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ liệt vào danh sách khủng bố từ năm 1999.

Nguyễn Ngô Sinh Vinh, 24 tuổi, bị FBI bắt sáng Thứ Sáu trong lúc chờ lên một chiếc xe bus ở Santa Ana, chuẩn bị đi sang Mexico, “để hành động theo lệnh của al-Qaida.”

Nghi can là công dân Mỹ và có tên khác là Hasan Abu Omar Ghannoum, theo hồ sơ FBI.

Theo FBI, vào ngày 23 Tháng Tám, nghi can sử dụng một sổ thông hành giả, bao gồm cả tên giả.

Báo LA Weekly trích lời bà Laura Eimiller, đại diện FBI tại Los Angeles, nói: “Giới chức điều tra không tin rằng nghi can đi chung với ai, hoặc có bất cứ đe doạ nào đối với công chúng vào lúc bị bắt, dựa trên các hoạt động của Sinh Vinh Ngo Nguyen.”

Bà Eimiller cũng cho biết Lực Lượng Chống Khủng Bố Mỹ đang điều tra sự việc.

Sau phiên tòa, phóng viên nhật báo Người Việt có đến nhà nghi can. Khi tới nơi, rất nhiều cơ quan truyền thông đã có mặt.

Một thanh niên tên Định Nguyễn, 18 tuổi, cho biết là em của nghi can, nói: “Trước đây, anh tôi tìm hiểu về Hồi Giáo. Anh có đi đến một số đền Hồi Giáo trong vùng, nhưng tôi không biết đền nào. Sau đó, khoảng cuối năm ngoái, có đi sang Lebanon, để cải đạo.”

Anh Định Nguyễn cho biết, gia đình theo đạo Công Giáo. Có lúc anh nói gia đình có 5 anh em, có lúc nói là 7 anh em, nhưng cho biết nghi can Nguyễn Ngô Sinh Vinh là con thứ tư trong gia đình.

Người em trai này cho biết anh ở chung phòng với nghi can, và sáng Thứ Sáu, FBI đã đến nhà, tịch thu toàn bộ điện thoại và máy điện toán của tất cả mọi người trong nhà.

“Khi FBI đến nhà, cả gia đình đều ngạc nhiên, không biết chuyện gì xảy ra,” anh Định Nguyễn nói thêm.

Khi được hỏi suy nghĩ về chuyện em trai bị tố cáo có liên quan đến al-Qaida, chị Minh Nguyễn, chị của nghi can và cũng là người con lớn nhất trong gia đình, nói: “Chúng tôi để tòa quyết định.”

Nhà gia đình nghi can Nguyễn Ngô Sinh Vinh ở Garden Grove. (Hình: Tâm Nguyễn/Người Việt)

Một phụ nữ sống gần nhà nghi can, chỉ cho biết tên là TT, nói: “Chị ở đây mười mấy năm, khu này rất yên tĩnh, không ngờ xảy ra chuyện này.”

“Khoảng 7 giờ sáng nay, tự nhiên thấy nhiều xe của FBI đến bao vây căn nhà. Tôi biết gia đình này là người Việt Nam, nhưng họ cũng ít giao du với hàng xóm,” bà TT nói. “Không ngờ người Việt mình lại dính dáng vào chuyện này.”

Một người hàng xóm khác, chỉ cho biết tên là Julio, nói: “Gia đình khá gắn bó với nhau, nhà rất yên tĩnh. Tôi chưa bao giờ thấy điều gì bất thường, cho tới hôm nay.”

Ông cho biết, lúc FBI đến, ông không có ở nhà. Ông chỉ bước ra khi thấy nhiều đài truyền hình và báo chí đến khu vực.

Phía công tố cho biết, nghi can Nguyễn Ngô Sinh Vinh hiện đang bị giam tại nhà tù thành phố Santa Ana, và sẽ ra toà vào lúc 9 giờ sáng ngày 18 Tháng Mười.