Hàng ngàn thanh niên Hà nội xô đẩy giành ăn sushi miễn phí gây sốc cộng đồng mạng!

Hàng ngàn thanh niên Hà nội xô đẩy giành ăn sushi miễn phí gây sốc cộng đồng mạng!


Đỗ văn Hiền

10/28/2013

Tương lai đất nước và dân tộc Việt Nam rồi sẽ đi về đâu?
Xem hình và vài bài viết này mà thấy nhục nhã do dân mình… Thanh niên sinh viên dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam, đi biểu tình chống TC thì không dám đi, nhưng đi giành ăn miễn phí thì hăng say như thế này, hỏi rằng tương lai Việt Nam sẽ đi về đâu???. Phải chăng đây là kết quả của 38 năm dước nền giáo dục Cộng Sản Việt Nam? Xem giới trẻ bây giờ như thế này có nhục không!!!


Hàng ngàn thanh niên Hà nội xô đẩy giành ăn sushi miễn phí gây sốc cộng đồng mạng!

Cảnh tượng các bạn chen lấn xô đẩy nhau quả thật hãi hùng. Có nhất thiết vì miếng ăn mà các bạn phải chen lấn xô đẩy, thậm chí chửi bới dọa nạt nhau thế này không?

HÀ NỘI – Ngày 24/10/2013, hàng nghìn người chen lấn xô đẩy nhau để được thưởng thức sushi miễn phí tại một cửa hàng mới mở tại Hà Nội khiến dân mạng bức xúc. Cảnh tượng chen lấn, xô đẩy lẫn nhau để giành phần ăn diễn ra hàng giờ liền trên con phố Đoàn Trần Nghiệp khiến cho giao thông tắc nghẽn. Nhiều người đi qua nhìn thấy cảnh tượng trên đã lắc đầu ngán ngẩm trước sự “hy sinh vì miếng ăn” của các bạn trẻ.

Bức ảnh chụp lại vụ việc này do một bạn trẻ có nick Jenny tung lên, khiến nhiều dân mạng lên tiếng bức xúc.

Hàng nghìn người chen lấn, xô đẩy để giành ăn sushi miễn phí tại Hà Nội. Ảnh:Jenny

Bạn đọc Minh Thành, sinh viên Học viện Ngân hàng, người tự nhận có mặt tại buổi phát sushi miễn phí nói: “Mình tò mò nên đến để xem nhưng nhìn cảnh các bạn chen lấn xô đẩy nhau quả thật hãi hùng, không dám vào nữa. Có nhất thiết vì miếng ăn mà các bạn phải chen lấn xô đẩy, thậm chí chửi bới dọa nạt nhau thế này không?”.

Bác Vũ Tiến Đông, sống ở khu phố gần đó hài hước: “Bác không được sống ở thời có nạn đói năm 1945 nhưng hôm nay đã được các bạn trẻ tái hiện lại một cách chân thực, sinh động”.

Nickname Nhocty phát biểu: “Ông bà mình nói ko có sai bao giờ cả “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu. Nhưng theo mình, bây giờ nên sửa lại là “Miếng ăn là miếng nhục” thì đúng hơn. Toàn là người trẻ tuổi, chắc đều có thể làm ra tiền. Thử hỏi bạn, 1 bữa bạn ăn hết 180 nghìn, vậy bạn chỉ việc bỏ ra 2 ngày đi phát tờ rơi là đi ăn được rồi. Thế mà có cả nghìn người, một con số không tưởng, tụ tập chen chúc chỉ vì miếng ăn, cứ như là sắp chết đói, thật không thể tưởng tượng được”.

Một hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội bày tỏ: “Đang dẫn khách Tây đi thăm thú phố phường thì gặp đúng cảnh tượng này, họ hỏi mà mình không biết phải trả lời thế nào. Người Việt mình đừng tự làm xấu hình ảnh đất nước trong mắt quốc tế.”.

Người Việt bị cấm vào cửa hàng Kaufland ở Praha!

Hôm nay 23-10-2009 đi qua bến đợi xe buýt thấy cửa hàng thực phẩm mới mở. Tò mò, tôi vào xem và tiện mua luôn đồ ăn cho gia đình. Đó là cửa hàng của hãng Kaufland từ Đức đang chiếm lĩnh thị trường Séc bằng những chiêu bài riêng của mình. Việc nhân viên và lãnh đạo loại cửa hàng này kỳ thị người Việt tôi nghe đến nhiều, nhưng hôm nay mới được trực tiếp chứng kiến và vấp phải.

Vị trí khá đẹp nằm ngã tư phố Spojovací, Praha 3 – Žižkov, cửa hàng này khai trương ngày 22/10/2009. Tôi kiếm xe đẩy vào để mua hàng. Vừa bước vào cửa, một tay bảo vệ to lớn như bị thịt, mặt hầm hầm chắn ngay xe của tôi lại và lên giọng “anh chị” không cần ngữ pháp:

– VIETNAMCI ZAKÁZAT!

Với bộ mặt đó thì chỉ có thể hiểu là “Cấm bọn Việt Nam vào”

Lặng người một lát, tôi hỏi lại lý do tại sao. Hắn chẳng cần giải thích dài dòng mà chỉ dằn giọng “mày không được vào”!

Thật là choáng và đắng cay làm sao. Cay đắng, bực, tức, nước mắt tôi tưởng chừng trào ra không kìm nổi. Nhưng không hiểu sao tôi lại có đủ can đảm mà hét vào mặt hắn: “tại sao tôi không được vào?”.

Hắn lại quát to hơn:

– Mày có im đi không? Nếu không tao sẽ gọi cảnh sát đến bây giờ!

Có lẽ ban lãnh đạo cửa hàng Kaufland thuê thằng hộ pháp vô học này chủ yếu để doạ những người Việt nam cần cù nhỏ bé, hiểu ít luật và không thích va chạm. Hắn nghĩ rằng người Việt nào cũng sợ cảnh sát cả! Tôi thách thức:

– Mày cứ gọi ngay cảnh sát đến đi và nhớ gọi luôn cả vedoucí (người phụ trách cửa hàng) nữa.

Mấy “khọm Tây” đi qua lại thêm lời “bài thị” người Việt làm không khí thêm căng thẳng. Trong khi đó tay bảo vệ thứ hai thì khẳng định:

– Bọn Việt Nam không được vào…

Chờ một lúc thì người phụ trách cũng đến. Ông ta hỏi tại sao chúng tôi lại cãi nhau. Tôi liền nói:

– Nếu các ông không muốn người Việt mua hàng tại cửa hàng của các ông thì hãy viết bảng to mà treo lên – CẤM NGƯỜI VIỆT VÀO MUA HÀNG.

Bằng một giọng “xoa dịu” sau những cú “đấm” của tay bảo vệ vô học ông ta phân bua như đã tính toán trước tình huống:

– Nhưng người Việt vào mua hàng nhiều lần quá!

Tôi cự lại:

– Ông cần làm theo luật. Tôi đến đây lần đầu và cần phải mua đồ ăn cho gia đình. Nếu ông không cho tôi vào thì sẽ không xong đâu.

Tay phụ trách xuống nước và đồng ý cho tôi vào, nhưng lúc đó tôi lại không còn tâm trạng nào mà vào cái cửa hàng đó nữa nên bèn quay ra. Bênh cạnh lại diễn ra cảnh tượng tương tự của ngã bảo vệ với một vài người Việt Nam khác: Chặn lại và đuổi ra ngoài.

Ôi! Nhớ lại câu của ai đó viết: Dấn thân làm kiếm con người.. . Làm người Việt Nam càng cay đắng làm sao nhất là nơi đất khách quê người. Kiện ư? Nhờ các cơ quan can thiệp ư?

Nếu các bạn bị tên bảo vệ vô học kia hách dịch, quay đầu xe không cho vào chỉ vì bạn là người Việt Nam, thì bạn sẽ biết cảm giác “dâng trào” đến tận cổ như thế nào…

Praha, ngày 23/10/2009

Ngọc Anh

Video Đức Thánh Cha và chú bé con đang phá kỷ lục trên mạng



Những video quay lại cảnh Đức Thánh Cha Phanxicô xoa đầu một chú bé con trong lúc Ngài ban lời giảng cho các cặp hôn nhân vào đêm thứ Bảy vừa qua đã phá kỷ lục truy cập trên toàn thế giới và nhận được hàng trăm ngàn lời bình luận khen ngợi.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban lời giảng về việc giữ gìn hạnh phúc trong cuộc sống gia đình, Ngài khuyên mọi người cần phải biết nói lên 3 lời này là “xin lỗi (Excuse me), cảm ơn (Thank you) và tôi lấy làm tiếc (I am sorry).”

Vào lúc đó thì một chú bé (giấu tên), là con nuôi cuả một cặp ở nước Columbia và là một trong số những đưá trẻ được chọn ngồi gần sân khấu, đã la cà đi lên bục giảng, tới gần Đức Giáo Hoàng và diễu hành xung quanh một cách “rất ư là tự nhiên”.

Có lúc đứa bé leo lên Ngai cuả Đức Giáo Hoàng, lúc khác nó ôm lấy chân Ngài như ôm lấy chân cuả một người cha, và thậm chí nó còn kéo theo một đưá bé gái lớn tới gần bên Đức Giáo Hoàng.

Nhân viên trật tự đã tìm cách lấy kẹo dụ chú bé đi chơi nơi khác, nhưng nó không tha thiết ngoài việc quanh quẩn ở cạnh bên Đức Thánh Cha.

Như một người ông nuông chiều con cháu, Đức Thánh Cha mỉm cười xoa đầu nó và có lúc dạy nó hôn lên cây Thánh Giá của mình.

Những hình ảnh tươi mát như vậy đã được cộng đồng Mạng truyền bá cho nhau lan ra khắp thế giới, cộng thêm những lời khen ngợi quí mến.

Một học sinh Trung Quốc nhảy lầu chết « theo lệnh » của thầy giáo

Một học sinh Trung Quốc nhảy lầu chết « theo lệnh » của thầy giáo

Trò chơi tập làm bộ đội, tại khuôn viên Đông Dương, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc (Ảnh chụp 25/10/2013)

Trò chơi tập làm bộ đội, tại khuôn viên Đông Dương, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc (Ảnh chụp 25/10/2013)

REUTERS

Thụy My

RFI

Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) hôm nay 31/10/2013 loan tin, một học sinh Trung Quốc 10 tuổi đã tử vong khi nhảy từ tầng lầu thứ 30 xuống đất, sau khi bị thầy giáo ra lệnh phải viết bản tự kiểm, nếu không thì phải nhảy từ trên lầu xuống.

Em học sinh này bị thầy giáo ra lệnh phải viết một bản tự kiểm gồm 1.000 từ vì đã nói chuyện trong lớp. Phóng sự của Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc trích lời thân nhân và hàng xóm của học sinh trên cho biết, cậu bé nhiều lần không hoàn thành nổi bản tự kiểm, và thầy giáo bèn nói, thế thì chỉ còn cách nhảy từ trên tòa nhà xuống.

Cũng theo CNR, người ta tìm thấy mảnh giấy trong một cuốn sách giáo khoa của em học sinh, viết nguệch ngoạc mấy chữ : « Thầy ơi, con không viết nổi. Con đã do dự nhiều lần khi cố gắng nhảy từ trên lầu xuống ».

Sau cái chết bi thảm của cậu bé, các thành viên trong gia đình đã giương biểu ngữ bên ngoài ngôi trường tại thành phố Thành Đô mang dòng chữ : « Thầy giáo đã buộc con chúng tôi phải nhảy lầu » – theo các tấm ảnh được đưa lên internet hôm nay.

Một viên chức có trách nhiệm của khu Cẩm Giang, nơi xảy ra thảm kịch nói là công an đang tiến hành điều tra, và không cho biết thêm chi tiết. Trên tài khoản tiểu blog, nhà trường viết rằng em học sinh trên và nhiều bạn học đã được lệnh viết bản phản tỉnh về thái độ của mình, sau khi gây trở ngại cho một cuộc thi hùng biện trong trường. Trường cam đoan là cậu bé chết « do tai nạn ».

Hệ thống giáo dục Trung Quốc có tiếng là kỷ luật nghiêm khắc. Truyền thống Trung Hoa buộc phải tuyệt đối tôn trọng bề trên, và học sinh phải luôn ngoan ngoãn vâng lời thầy cô.

Các buổi tự kiểm đã để lại dấu ấn sâu đậm cho xã hội Trung Quốc trong những năm tháng đen tối dưới chế độ Mao Trạch Đông, và mới đây lại được nêu cao nhân chiến dịch chống tham nhũng đang được tiến hành.

Có phải công chức nhiều làm túi tiền quốc gia eo hẹp?

Có phải công chức nhiều làm túi tiền quốc gia eo hẹp?

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-10-31

cong-chuc-305

Đợt thi tuyển công chức trực tuyến đầu tiên do Bộ Nội Vụ tổ chức hồi tháng 1 năm 2013.

Courtesy TPO

Cùng với ngân sách Chính phủ gặp nhiều khó khăn, cân đối thu chi căng thẳng, dù kiến nghị giảm lương 100.000 đồng đối với mỗi cán bộ công chức đã bị Thủ tướng bác bỏ, song ít nhiều những động thái này cho thấy túi tiền quốc gia đang nhiều eo hẹp, trong đó, nhân tố gánh nặng công chức khiến nhiều người lo lắng.

Dư 30% số công chức

Với nhận định của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cách đây không lâu: “có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp ô về không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”, đã ít nhiều cho thấy thực trạng cồng kềnh và trì trệ của giới công chức Việt Nam. Nếu đối chiếu con số này với một phân tích khác của nguyên Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam rằng: “cứ hình dung nếu ngân sách thu 100 đồng…có 65% chi cho thường xuyên, trong số này khoảng một nửa là chi lương cho công chức, viên chức”, thì mới thấy một lượng ngân sách nhà nước đã bị lãng phí ra sao.

Hãy khoan bàn tới các con số cụ thể của từng bộ ngành hay các cấp tỉnh thành, tính đến hết năm 2012, Việt Nam có trên 2,2 triệu công chức viên. Theo khái niệm của Luật cán bộ, họ là các đối tượng thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị hay xã hội làm việc trên khắp 63 tỉnh thành Việt Nam.

” Bây giờ người ta nói nhiều đến chuyện tinh giản biên chế, nhưng sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc sửa luật, nghị định rồi thông tư, điều này rất là khó.
-TS Vũ Ngọc Xuân”

Vẫn biết mọi so sánh là khập khiễng, nhưng thử làm một phép tính: Hoa Kỳ có trên 310 triệu dân, số công viên chức quản lý khoảng 2,2 triệu người, trong khi Việt Nam có dân số chưa bằng 1/3 nhưng số công viên chức cũng xấp xỉ, chưa kể xét về địa lý Việt Nam lại nhỏ chưa bằng 1/10 Hoa Kỳ… Những con số biết nói này cho thấy Việt Nam đang gặp một trở ngại lớn về hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức… phải chăng túi tiền quốc gia eo hẹp vì lượng công chức quá đông, quá nhiều? Câu hỏi này của dư luận hẳn không phải là không có cơ sở.

Giải thích về hiện tượng trên, T.S Vũ Ngọc Xuân, giảng viên chính khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho chúng tôi biết:

“Về mặt thể chế Việt Nam có mô hình giống với Trung Quốc, công chức viên chức mang tính chất là gắn bó suốt cuộc đời. Cho nên thu nhập của công chức ở Việt Nam thấp, một mặt là do cơ chế của Việt Nam là kinh tế thị trường nhưng định hướng xã hội chủ nghĩa. Về yếu tố con người, để sa thải người lao động thì luật pháp không cho phép mặc dù có một số trường hợp nhưng rất khó để vận dụng. Vì thế, bây giờ người ta nói nhiều đến chuyện tinh giản biên chế, nhưng sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc sửa luật, nghị định rồi thông tư, điều này rất là khó.”

cong-chuc-1-250

Công chức làm việc trong một cơ quan hành chính công ở Đà Nẵng, ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy LĐ.

Vấn đề mà T.S Vũ Ngọc Xuân phân tích chính do cơ chế và luật định của “định hướng xã hội chủ nghĩa” là những rào cản khiến việc sa thải công chức tại Việt Nam không dễ dàng… chưa kể những chuyện chưa nói ra ai cũng biết là một lượng lớn thành phần này lại nằm ở những vị trí được xem là “dễ chấm mút,” là con ông cháu cha hay có các mối quan hệ chằng chịt với giới lãnh đạo… vì thế không phải ngẫu nhiên mà bản thân Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng từng thừa nhận “chạy này, chạy kia… khâu nào cũng có.”

Để có góc nhìn của người trong cuộc, chúng tôi trao đổi với ông Trương Văn Quảng, một cán bộ phụ trách nhân sự ở một bộ tại Hà Nội, ông cho biết còn rất nhiều bất cập không chỉ ở khâu cuối sa thải, mà bắt nguồn ngay từ khâu đầu vào tuyển dụng công chức ở Việt Nam:

“Khi tuyển dụng những người mới vào làm thì năng lực còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm… nhưng do mối quan hệ cấp trên cấp dưới, do chạy chọt hay nể nang nhau nhưng cứ tuyển người vào làm, nên hiệu quả công việc trong quá trình triển khai thực tế gặp rất nhiều khó khăn, nên không đáp ứng được nhu cầu công việc. Có bức xúc trong vấn đề tuyển dụng cán bộ ngay từ khâu đầu vào.

Đáng lẽ giải quyết công việc nhanh gọn nhưng do cơ chế, chính sách văn bản chồng chéo, thủ tục hành chính cồng kềnh, số lượng người ngồi chơi xơi nước hơi bị nhiều, điều đó làm cản trở công việc.”

Làm ít, thưởng nhiều

Không chỉ những đối tượng được cho là “ngồi chơi xơi nước hơi bị nhiều” mà điểm đáng chú ý là khi có chế độ khen thưởng, tăng lương hay nhận hưởng các quyền lợi thì thường những cán bộ công chức này lại đứng đầu danh sách xét duyệt, ông Quảng cho biết tiếp:

” Vấn đề tăng lương hay sắp xếp tổ chức công việc gặp nhiều khó khăn bởi do những quan hệ cấp trên cấp dưới, nể nang đâm ra không đi thẳng vào năng lực cán bộ.
-Ô. Trương Văn Quảng”

“Khi họ đã làm việc thì vấn đề tăng lương hay sắp xếp tổ chức công việc gặp nhiều khó khăn bởi do những quan hệ cấp trên cấp dưới, nể nang đâm ra không đi thẳng vào năng lực cán bộ, đây là thực trạng trong bộ máy hành chính sự nghiệp của các bộ ngành hay thành phố hay các cơ sở của các tỉnh.”

Ngoài ra, ông Quảng còn cho biết thêm rằng, bởi nhiều khi trình độ của người quản lý có hạn, họ cần nhận vào tổ chức mình những thành phần “tay chân” để coi như có những người hậu thuẫn anh em, luôn đứng ra ủng hộ mỗi khi bầu cử, bỏ phiếu… Nghiễm nhiên thành phần đó là những kẻ ngồi chơi xơi nước, đi muộn về sớm, ăn cắp giờ công, đến nơi làm việc chỉ để lên mạng mua sắm, facebook, hết giờ về đi nhậu… phải chăng vì thế Việt Nam nghèo nhưng tỉ lệ người dùng internet thuộc diện cao nhất trên thế giới? và Việt Nam cũng trở thành quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới 2,6 tỉ lít bia mỗi năm?

Nếu nhìn vào gốc gác vấn đề, những đối tượng cán bộ công chức là những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, mà ngân sách nhà nước là tiền thuế của dân. Quay lại chuyện 30% công chức “sáng cắp ô đi tối cắp ô về” nghĩa rằng chúng ta đang có chừng hơn 700.000 cán bộ dôi dư, nhân với con số trung bình 2 triệu đồng/ tháng, nghĩa là, mỗi năm Việt Nam lãng phí khoảng 17.000 tỷ đồng để chi trả cho bộ máy công chức nhà nước.

Số tiền này được chắt chiu từ mồ hôi công sức của những người nông dân chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, của những người công nhân vất vả trong các xưởng may nóng nực…họ đóng thuế để cho những công chức ngồi hưởng thụ trong các phòng điều hòa mát lạnh. Phải chăng nỗi nhức nhối cho vấn đề bội chi ngân sách hay túi tiền quốc gia eo hẹp mà Quốc hội đang đau đầu đã có lời giải đáp?

Hẳn câu hỏi mà quý vị đang đặt ra là làm sao để loại bỏ những thành phần “ăn cơm chúa múa tối ngày”này! Chắc chắn không dễ dàng, bởi họ đã có một hệ thống dày đặc những văn bản pháp lý đứng ra bảo vệ, họ có một lớp quan hệ thần thế đứng ra bao bọc. Chỉ khi nào cái tâm của nhà quản lý, của các cấp lãnh đạo thực sự nghĩ đến lợi ích chung của toàn xã hội thì việc chọn lọc và loại bỏ những đối tượng trên mới có thể trở thành sự thật…

Một tay chơi môtô nhận giải thưởng Mẹ Têrêsa vì đã giải phóng các binh lính trẻ em

Một tay chơi môtô nhận giải thưởng Mẹ Têrêsa vì đã giải phóng các binh lính trẻ em

chuacuuthe.com

VRNs (31.10.2013) – Sài Gòn – Sam Childers, một tay chơi môtô kì cự, đã cống hiến hơn 13 năm qua để giải cứu những binh lính nô lệ trẻ em tại phía Bắc Uganda và Nam Sudan thuộc Châu Phi. Ông vừa được Quỹ Harmony trao Giải thưởng Quốc tế Tưởng nhớ Mẹ Têrêsa năm 2013 trong lĩnh vực công bằng xã hội. Sam Childers là người bản địa vùng Pennsylvania, Hoa Kỳ, ông đã từng có thời kỳ nghiện ngập, bạo lực và từ bỏ Kitô giáo

Trao đổi với hãng AsiaNews, ông nói rằng, giải thưởng này thuộc về hàng ngàn trẻ em trong cuộc chiến tranh Sudan, và ở nhiều nơi khác trên thế giới, họ phải sống hàng ngày trong nỗi sợ hãi thường trực và bị đe dọa do các cuộc tấn công.

Lễ trao giải đã diễn ra hôm 27 tháng 10 tại The Leela, Mumbai. Ông Childers nói rằng, “Tôi không bao giờ đặt ra giới hạn về những gì mình có thể làm cho cuộc đời một đứa trẻ. Tôi không thể chấp nhận hoặc tin rằng những đứa trẻ có tai, có mũi, có tay và chân sẽ phải chịu cảnh tật nguyền [trong chiến tranh]“.

Sơ Prema, Bề Trên Dòng Thừa Sai Bác Ái (dòng mà Mẹ Têrêsa đã sáng lập), cũng gửi một điện thư chúc mừng người chiến thắng giải thưởng.

Ông Childers nói, “Chân Phước Têrêsa là một phụ nữ tuyệt vời, và tôi ngưỡng mộ lòng dũng cảm của mẹ. Mặc dù mẹ gặp nhiều khó khăn về mọi phương diện, mẹ không bao giờ từ bỏ sứ mệnh của mình vì mẹ khao khát Chúa Kitô”.

“Tôi đã theo gương của Mẹ [Têrêsa],” ông nói tiếp “Đừng giới hạn những gì bạn có thể làm cho Thiên Chúa, và Ngài sẽ không giới hạn những gì mà Ngài sẽ làm cho bạn.

Quỹ Harmony được thành lập vào tháng 10 năm 2005 với mục tiêu nhằm vinh danh các di sản của Mẹ Têrêsa và công bằng xã hội.

Abraham Mathai, người sáng lập và là chủ tịch của hiệp hội cho biết, hiệp hội phấn đấu “nhằm khôi phục niềm tin vào lòng trắc ẩn, bình đẳng xã hội và hòa bình, bằng cách thừa nhận các cá nhân và tổ chức làm việc vì xã hội.”

Khánh Tâm chuyển ngữ

Một ‘nhà ngoại cảm’ Việt Nam bị bắt vì tội lừa đảo

Một ‘nhà ngoại cảm’ Việt Nam bị bắt vì tội lừa đảo

Những hoạt động tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ của ông Thúy nhận được sự tài trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, một ngân hàng quốc doanh

Những hoạt động tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ của ông Thúy nhận được sự tài trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, một ngân hàng quốc doanh

30.10.2013

Truyền thông Việt Nam đưa tin một người đàn ông tự xưng là ‘nhà ngoại cảm’ đã bị bắt vì tội lừa đảo giả mạo hài cốt liệt sĩ và nhận tiền thù lao hơn bảy tỉ đồng Việt Nam (khoảng 350.000 đô la).

Báo Thanh Niên cho hay vụ việc bị đưa ra ánh sáng sau khi một nhóm pháp y quân đội phân tích chín bộ hài cốt mà ông Thúy nói là của liệt sĩ. Kết quả giám định cho thấy những hài cốt này hóa ra là xương động vật.

Ðược biết những hoạt động tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ của ông Thúy nhận được sự tài trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, một ngân hàng quốc doanh. Sau mỗi vụ tìm hài cốt liệt sĩ, ông Thúy được ngân hàng chuyển ngân 75 triệu đồng một hài cốt.

Trả lời phỏng vấn của trang tin vnexpress, một lãnh đạo của ngân hàng này nói sự tài trợ này là việc làm “phát tâm” và không vụ lợi.

Ông nói ngân hàng tin tưởng kết quả tìm kiếm của ông Thúy vì “không có nghiệp vụ để xác định là xương người hay xương động vật.”

Công an tỉnh Quảng Trị hôm 18/10 đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Cũng theo truyền thông trong nước, ông Thúy trước đây từng bị bắt giam về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Nguồn: Associated Press/ThanhNien/vnexpress

Kontum: Chánh thanh tra dùng cuốc bửa đầu dân

Kontum: Chánh thanh tra dùng cuốc bửa đầu dân
October 29, 2013

nguoi-viet.com

Hai công an đánh chết bạn nhậu, bị bắt

KONTUM (NV) Xung đột từ vụ tranh chấp đất đai dẫn đến ấu đả giữa hai nhà hàng xóm. Trong lúc hùng hổ, nóng giận, ông chánh thanh tra Sở Y Tế tỉnh Kon Tum trở thành nghi can dùng cuốc bửa đầu một phụ nữ “phe bên kia” máu me dầm dề.

Chiều ngày 29 tháng 10, người đứng đầu Sở Y Tế tỉnh Kon Tum xác nhận tin cán bộ thuộc quyền đã dùng cuốc đánh người trọng thương.





Ông chánh thanh tra y tế tỉnh, đầu đội nón an toàn, tay cầm cuốc phang vào đầu một phụ nữ trong cuộc xung đột. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Nạn nhân là bà Phan Kim Uyên, 41 tuổi, cư dân phường Thống Nhất, tỉnh Kon Tum đã được đưa vào Sài Gòn điều trị.

Trong khi đó, người “hạ thủ” bà Uyên là ông Nguyễn Ðức Hoàng, chánh thanh tra Sở Y Tế tỉnh Kon Tum, vẫn ung dung đến sở làm như thường lệ.

Theo báo Tuổi Trẻ, vụ xung đột vì tranh chấp đất đai xảy ra khoảng 9 giờ sáng ngày 25 tháng 10, tại đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum. Hai gia đình ông Phan Tân Tiến, 45 tuổi và bà Phạm Thị Quýt, 67 tuổi giành nhau quyền khai thác miếng đất đã sang nhượng qua lại, tọa lạc tại đường Nguyễn Huệ. Trước đó, ông Tiến cho người dựng một hàng rào bằng lưới B.40 quanh miếng đất để ngăn bà Quýt xây nhà.

Vào ngày giờ nói trên, một đoàn cán bộ thành phố Kon Tum được lệnh đến tháo dỡ hàng rào, trả lại tình trạng cũ. Ðoàn cưỡng chế vừa lui bước, sau khi “hoàn thành nhiệm vụ,” hai bên gia đình cãi vã nhau kịch liệt. Lời qua tiếng lại một hồi, đôi bên xúm lại tấn công nhau.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một nhân chứng nói rằng, ông Nguyễn Ðức Hoàng, chánh thanh tra Sở Y Tế tỉnh Kon Tum – con rể của bà Quýt, đã dùng cuốc bửa đầu bà Uyên, người nhà của ông Tiến trong lúc xô xát. Bà Uyên ngã quị tại chỗ, được thân nhân đưa vào bệnh viện Kon Tum cứu cấp. Các bác sĩ bệnh viện cho biết, bà Uyên bị tét một đường dài 4 phân ở trán, trên chân mày bên trái, thương tích khá trầm trọng.

Lời khai của ông Hoàng trong lúc công an địa phương lập biên bản phủ nhận việc ông dùng cuốc bửa đầu bà Uyên. Ông này khai rằng: “Trong lúc xô xát, tôi có cầm cây cuốc, xô đẩy qua lại làm chiếc cuốc trúng đầu chị Uyên, chứ tôi không có chủ đích.” Tuy nhiên, một người hàng xóm của hai bên gia đình quay phim đoạn xô xát cho thấy, bà Uyên xuất hiện trước đám đông, lăm lăm cầm một hòn gạch. Còn ông Hoàng cầm cây cuốc có cán dài một thước rưỡi rượt theo, dùng cuốc bổ vào đầu bà Trâm mặc dù có rất nhiều người rượt theo tìm cách cản ngăn.

Một nhân chứng “sống” khác là bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, 59 tuổi cũng khai rằng, trong cuộc xô xát, mọi người đẩy qua, đẩy lại. Bà này cũng nói, thấy ông Hoàng dùng cuốc đánh vào đầu bà Uyên làm chảy máu dầm dề…

Cho đến nay, vẫn chưa thấy cấp lãnh đạo tỉnh Kon Tum nói gì về vụ này.

Mặt khác tại một quán nhậu giữa phố Hà Nội, đêm 26 tháng 10, xảy ra một vụ ấu đả làm chết một thanh niên. Nạn nhân là ông Trần Mạnh Viễn, 26 tuổi, kế toán viên một công ty đầu tư phát triển đô thị ở Hà Nội đã bị đánh “hội đồng” tại một buổi tiệc mừng sinh nhật của ông.



Quán nhậu, nơi hai cán bộ công an bị tình nghi đã đánh vỡ sọ một bạn nhậu ngồi bàn bên cạnh. (Hình: báo Tiền Phong)


Theo báo Lao Ðộng, nhóm của ông Viễn gồm 4 người đã đến quán nhậu và sau đó là “nhậu giao lưu” với nhóm ngồi bàn bên cạnh khoảng 8 người, trong đó có hai phụ nữ. Cũng chỉ vì cãi cọ trong lúc chơi trò “đoán tuổi,” ấu đả xảy ra. Ông Viễn bị nhóm bên kia nhảy vào đấm đá túi bụi cho đến khi ngã quị tại chỗ. Nạn nhân chết tại bệnh viện vì bị vỡ sọ.

Theo công an Hà Nội, có ba người bên nhóm đánh “hội đồng” ông Viễn bị bắt để điều tra. Trong số này, có hai nghi can là cán bộ công an huyện Từ Liêm, Hà Nội. (PL)

Vụ án Đinh Nhật Uy làm nổi bật thế hệ mới của những nhà tranh đấu ở Việt Nam

Vụ án Đinh Nhật Uy làm nổi bật thế hệ mới của những nhà tranh đấu ở Việt Nam

Blogger Ðinh Nhật Uy sau khi được trả tự do.

Blogger Ðinh Nhật Uy sau khi được trả tự do.

Marianne Brown

29.10.2013

HÀ NỘI — Blogger Đinh Nhật Uy đã bị tòa án Việt Nam xét là can tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì đã dùng trang mạng xã hội Facebook để vận động cho việc trả tự do cho em trai là một người chỉ trích chính phủ đang bị bỏ tù. Theo tường thuật của thông tín viên Marianne Brown của đài VOA ở Hà Nội, đây là vụ xử mới nhất liên quan tới một thế hệ mới của những người tranh đấu đặt căn cứ trên internet.

Ông Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, đã bị đưa ra tòa xét xử hôm thứ ba vì đã đăng tải thông tin trên trang Facebook để ủng hộ người em trai của ông đang thọ án tù 4 năm về tội phát tán truyền đơn chống chính phủ.

Ông Hà Huy Sơn, luật sư của ông Uy, nói rằng sau một phiên xử ngắn tòa án đã ra phán quyết cho rằng thân chủ của ông phạm tội dùng trang mạng xã hội này để chỉ trích chính phủ.

“Ðây là một trong những vụ án đầu tiên ở Việt Nam mà trang Facebook có vị trí trung tâm đối với những gì mà ông ấy (Ðinh Nhật Uy) bị truy tố.”

Phil Robertson, Human Rights Watch.”

“Theo văn bản khởi tố được đăng lại trên trang blog chính trị Dân Luận, những thông tin trên trang Facebook của Đinh Nhật Uy có những nội dung ngụy tạo, vu khống và xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân.”

Ông Phil Robertson, phó Giám đốc bộ phận Á châu của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, nói rằng lệnh khởi tố ông Đinh Nhật Uy có tính chất khác thường vì nó đặt trọng tâm vào việc ông sử dụng trang mạng xã hội Face book.

“Ngay cả trong trường hợp có những vụ án khác ở Việt Nam dính líu tới những người đã đăng tải thông tin trên Facebook, tôi vẫn cho rằng đây là một trong những vụ án đầu tiên ở Việt Nam mà trang Facebook có vị trí trung tâm đối với những gì mà ông ấy bị truy tố.”

Vụ án này làm nổi bật một thế hệ mới của những nhà tranh đấu ở Việt Nam, là nước có 32 triệu người sử dụng internet trong khối dân khoảng 90 triệu người.

Hơn 70% công dân mạng ở Việt Nam sử dụng Facebook và mặc dù có đôi lúc bị ngăn chặn bởi một số các công ty cung cấp dịch vụ internet, trang mạng xã hội này đã trở thành một diễn đàn rất sinh động cho những người viết blog chính trị ở Việt Nam.

” Hiện nay có một thế hệ mới của những nhà hoạt động internet. Họ là những người rất trẻ, rất can đảm. Họ dùng blog và mạng lưới xã hội để trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm, ý nghĩ của mình.

Nhà hoạt động Vũ Sỹ Hoàng.”

Ông Vũ Sỹ Hoàng, một nhà hoạt động ở Sài Gòn, là một trong số hàng ngàn người tham dự lễ thắp nến cầu nguyện tại một nhà thờ ở Sài Gòn hôm chủ nhật để bày tỏ sự ủng hộ đối với Đinh Nhật Uy và gia đình. Ông Hoàng cho biết cảm nghĩ như sau.

“Tôi nghĩ rằng hiện nay có một thế hệ mới của những nhà hoạt động, những nhà hoạt động internet. Họ là những người rất trẻ, rất can đảm. Họ dùng blog và mạng lưới xã hội để trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm, ý nghĩ của mình.”

Tuy hầu hết các nhân vật tranh đấu chính trị sử dụng truyền thông xã hội, các nhà quan sát nói rằng thế hệ trẻ hơn, lớn lên trong một hoàn cảnh kinh tế khá hơn, có cách tiếp cận riêng trong việc thảo luận về đề tài cải cách chính trị.

Ở Việt Nam trước đây, thảo luận về cải cách là lãnh vực riêng của các nhà trí thức. Nhưng giờ đây, theo giáo sư Jonathan London của Đại học Thành phố Hồng Kông, internet đang mở rộng cuộc thảo luận tới một khối người đông đảo hơn.

“Chúng ta đang thấy sự du nhập hoặc đa dạng hóa của những mô thức bày tỏ quan điểm chính trị. Và dĩ nhiên sức hấp dẫn của truyền thông xã hội ở Việt Nam là nó mang lại cho người dân Việt Nam một điều gì đó rất đặc biệt. Đó là tự do diễn đạt, là ngôn luận chính trị không qua trung gian. Đó là một việc thật sự mới mẻ ở Việt Nam và dĩ nhiên nó làm cho người ta cảm thấy phấn khởi.”

” Điều mà chúng ta đang chứng kiến là cuộc tranh đấu để thấy được những gì làm nên quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam…

Jonathan London, Ðại học thành phố Hong Kong.”

Trong lúc các blogger chính trị tìm cách truyền bá thông tin và gây ảnh hưởng lên hàng triệu người sử dụng internet, chính quyền ở đây đang chật vật để tìm hiểu và quản lý diễn đàn mới của cuộc thảo luận chính trị. Giáo sư London cho rằng vụ xử Đinh Nhật Uy nêu bật mối căng thẳng đó.

“Một mặt, những người Việt Nam thuộc mọi thành phần đang đang ứng phó với một cuộc bàn thảo không ngừng thay đổi về xã hội và chính trị. Tôi nghĩ rằng đó là một quá trình mà tự bản thân nó là quá trình rất thú vị và phức tạp. Và mặt khác, đây là một vấn đề chính trị. Điều mà chúng ta đang chứng kiến là cuộc tranh đấu để thấy được những gì làm nên quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.”

Ông Phil Robertson của tổ chức Human Rights Watch cho biết ông tin là cáo trạng nhắm vào ông Đinh Nhật Uy có mục đích hăm dọa để những nhân vật tranh đấu và gia đình của họ không đi theo con đường của ông.

Nhiều người trong gia đình của các nhân vật bất đồng chính kiến đã sử dụng mạng internet để tranh thủ sự ủng hộ cho cuộc vận động của họ.

” Chúng tôi làm việc này cho tương lai. Tôi có một đứa con trai và tôi nghĩ về nó rất nhiều. Cho nên tôi nghĩ rằng điều mà tôi đang làm là làm cho nó…

Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Ðiếu Cày.”

Ông Nguyễn Trí Dũng, con trai của blogger Điếu Cày đang bị bỏ tù, cũng dùng trang Facebook của mình để vận động cho cha ông được thả. Ông nói rằng ông có thể bị bắt vì Điều 258 nhưng ông sẵn sàng chấp nhận hậu quả.

“Tôi không biết Kha và Uy nghĩ gì, nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi làm việc này cho tương lai. Tôi có một đứa con trai và tôi nghĩ về nó rất nhiều. Cho nên tôi nghĩ rằng điều mà tôi đang làm là làm cho nó và mẹ tôi hiểu được điều đó.”

Theo Human Rights Watch, 61 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã bị tòa án Việt Nam kết tội trong năm nay, tăng đáng kể so với con số khoảng 40 người của cả năm 2012. Ông Robertson cho biết ông lo ngại là vụ xử Đinh Nhật Uy chứng tỏ xu hướng này sẽ tiếp tục.

HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Đinh Nhật Uy

HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Đinh Nhật Uy

Blogger Đinh Nhật Uy (DR)

Blogger Đinh Nhật Uy (DR)

Thanh Phương

Trong một thông cáo đề ngày 28/10/2013, tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho nhà hoạt động xã hội Đinh Nhật Uy. Ông Uy sẽ ra tòa ngày 29/10 tại Long An với tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân chủ », chiếu theo điều 258 bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Đinh Nhật Uy là anh ruột của sinh viên Đinh Nguyên Kha, người đã lãnh án 8 năm tù vào tháng 5 vừa qua về tội “tuyên truyền chống Nhà nước” trong phiên xử cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Bản án đối với Đinh Nguyên Kha sau đó được giảm xuống thành 4 năm trong phiên xử phúc thẩm vào tháng 8 (còn đối với Phương Uyên thì được giảm xuống thành án 3 năm tù treo).

Đinh Nhật Uy đã bị bắt ngày 15/06/2013 tại Long An khi anh bắt đầu một chiến dịch trên mạng xã hội Facebook đòi trả tự do cho em trai Đinh Nguyên Kha.

Trong bản cáo trạng đề ngày 06/09, Toà án Nhân dân tỉnh Long An cáo buộc anh Đinh Nguyên Kha vi phạm điều 258 thông qua mạng xã hội Facebook, vì anh đã đăng trên đó những thông tin « sai lạc, nói xấu các lãnh đạo Việt Nam », cũng như đưa tin về các hoạt động của những « tổ chức chống phá Nhà nước ».

Trong bản thông cáo, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc ban châu Á của HRW cho rằng : « Việc Việt Nam gia tăng sử dụng các điều luật vi phạm nhân quyền để trấn áp những tiếng nói chỉ trích và những hành động phản kháng ôn hòa là một sự nhạo báng cái gọi là Nhà nước tôn trọng pháp luật. Truy tố Đinh Nhật Uy chỉ vì anh ấy đòi trả tự do cho người em bị cầm tù và chỉ trích chính quyền là một hành động tàn nhẫn ».

Bản thông cáo của HRW yêu cầu Việt Nam nên hủy bỏ điều 258, được dùng để truy tố Đinh Nhật Uy và chấm dứt truy bức những người hành xử một cách ôn hòa các quyền chính trị và dân sự của họ.

HRW nhắc lại rằng trong năm nay ít nhất 61 nhà hoạt động chính trị và bất đồng chính kiến đã bị truy tố và kết án tù ở Việt Nam, tăng đáng kể so với con số khoảng 40 người bị kết án trong năm 2012.

Theo lời ông Robertson, « các nhà hoạt động xã hội dân sự và các blogger ở Việt Nam xem vụ xử Đinh Nhật Uy như là nỗ lực của chính quyền để chứng tỏ là họ có thể vi phạm nhân quyền thoải mái, cho dù Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Các chính phủ ngoại quốc phải công khai yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho Đinh Nguyên Kha và những người khác đang bị cầm tù ở Việt Nam vì đã hành xử các quyền tự do được quốc tế công nhận, nếu không, nước này sẽ gặp khó khăn trong tiến trình bầu cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ».

Chả lẽ mất nước từng phần và tiếp tục bởi những mưu đồ đen tối của họ “Bành” phương Bắc?

Chả lẽ mất nước từng phần và tiếp tục bởi những mưu đồ đen tối của họ “Bành” phương Bắc?

bauxite vietnam.

Nguyễn Trọng Vĩnh

Tôi giật mình khi đọc một đoạn tin ngày 23/10/2013, dưới dòng tít Hà Tĩnh đầy ắp người TQ, nội dung như sau:

“Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vốn nổi tiếng là một huyện “chó ăn đá, gà ăn sỏi” trong những năm trước đây. Thế rồi, ngành du lịch phát triển, các điểm du lịch mọc lên dọc bờ biển Kỳ Anh, giá đất tăng vùn vụt… Đây đó cũng là lúc người Kỳ Anh đối diện với những nguy cơ, trong đó đáng kể nhất là nguy cơ đất đai lọt vào tay người TQ, và thanh niên bị nghiện ngập.

Một người dân Kỳ Anh, yêu cầu dấu tên, buồn bã nói rằng dân Kỳ Anh đã thật sự đánh mất mình, họ không còn là chủ của mảnh đất cũng như cảm giác là người dân bản xứ, mà thay vào đó là cảm giác lép vế, thua thiệt trước sự giầu có và hách dịch của người TQ. Đặc biệt tuy mới đến Kỳ Anh sống chưa bao lâu, nhưng các nhóm người TQ ở đây đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhómcác ông trùm khá dữ dằn. Họ sẵn sàng xử bất kỳ người Việt Nam nào đụng đến phe nhóm của họ. Hầu như họ đã nắm hoàn toàn quyền lực và thế lực ở Kỳ Anh. Cho dù các ban ngành an ninh, công an ở Kỳ Anh vẫn hoạt động, nhưng hình như họ chẳng xem ra gì, bởi thế lực và tiền bạc của họ quá mạnh. Ông này nói thêm rằng hiện tại huyện Kỳ Anh trong con mắt ông cũng giống như một tiểu khu đặc biệt của người TQ, ở đó mọi thứ quyền lợi và quyền lực đều về tay họ, thậm chí có nhiều cán bộ, công chức ở Kỳ Anh tỏ ra lép vế với người TQ. Với đà này chẳng bao lâu nữa người TQ nghiễm nhiên trở thành ông chủ đích thực của người Kỳ Anh.

Một bà mẹ và một ông bố giấu tên cho biết thêm trước khi người TQ có mặt ở Kỳ Anh, thanh niên ở đây không biết gì về rượu chè, nay 70% thanh niên hư hỏng và nghiện ngập. Bà mẹ và ông bố giấu tên nghi ngờ tác động rất nguy hiểm của người TQ, với ý đồ không tốt”.

Đoạn tin trên cho thấy thực tế Việt Nam đã mất chủ quyền tại huyện Kỳ Anh.

TQ đã mua 3.000 ha rừng biên giới, mua một đoạn bờ biển Đà Nẵng và nơi nào đó nữa. Những nơi TQ mua (hoặc thuê dài hạn) người Việt Nam ngay cả công an cũng không vào được thì cũng giống như Kỳ Anh thôi.

Không biết lực lượng công an tỉnh Hà Tĩnh, lực lượng công an của Bộ có kiểm soát và xử lý vụ Kỳ Anh không?

Không biết Thủ tướng có biết tình hình hiện tại ở Kỳ Anh không?

Ngoài những nơi TQ mua hoặc thuê dài hạn, họ làm chủ, họ làm gì trong những nơi ấy không ai biết.

Dựa vào khai thác Boxit, TQ đã có mặt ở Tây Nguyên chiến lược; dưới dạng vờ “nuôi cá”, họ đã khảo sát được vịnh Cam Ranh; họ đã có mặt ở Vũng Rô, Vũng Áng; thương lái TQ tự do đi nơi này, nơi nọ, “mua” thứ này, thứ khác nhằm phá hoại kinh tế địa phương. TQ trúng thầu rất nhiều công trình ở Việt Nam, họ tự do đưa ồ ạt lao động phổ thông vào, thành ra có hàng vạn người TQ rải khắp nước ta, rồi có những người lưu trú trái phép, định cư trái phép. Đây là một mối nguy nếu ta không cương quyết trục xuất những người TQ nhập cảnh trái phép, lưu trú, định cư trái phép ra khỏi nước ta theo luật pháp Việt Nam. Năm ngoái TQ đưa tin bắt giữ 40 người Việt Nam xâm nhập trái phép TQ. TQ làm được sao ta lại không làm được? Dù “hữu nghị” cũng phải có đấu tranh.

Giới cầm quyền TQ luôn mồm nói “Hữu nghị bền vững, hợp tác cùng thắng, cùng phồn vinh”, nhưng hành động của họ thì hoàn toàn ngược lại. Họ đã cài thế hòng bóp nghẹt ta.

Nhân dân ta cần cảnh giác, những vị có trách nhiệm cần có kế hoạch đề phòng. Theo tôi nghĩ quan trọng nhất là những nhà lãnh đạo cần quay lại với dân, thực hiện dân chủ, thi hành những chủ trương, chính sách hợp lòng dân, thật sự gắn bó với dân thành sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, thì mới có thể hóa giải được âm mưu nham hiểm của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán để giữ được độc lập chủ quyền.

N.T.V.

Vụ án xét lại chống đảng, phần 4 – Những người che mắt lịch sử

Vụ án xét lại chống đảng, phần 4 – Những người che mắt lịch sử

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-10-24

maclam10242013.mp3

ldt-305.jpg

Hàng ngồi từ trái sang: Ông Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười.

File photo

Trong tập hai của Bên Thắng Cuộc mang tên Quyền Bính, trong chương “Tướng Giáp”, Huy Đức ghi lại lời kể của Trần Quỳnh, trợ lý Lê Duẩn nói về thành phần bị bắt thời gian này: “Những người không tán thành đường lối chống xét lại của Đảng, một số cán bộ cao cấp và trung cấp theo học ở trường Đảng cao cấp Liên Xô và trường quân sự cao cấp Liên Xô bàn kế hoạch chống lại đường lối của Đảng. Họ lập một nhóm vận động thành lập một tổ chức lấy việc thay đổi Bộ Chính trị làm mục tiêu. Họ nhắm vào những người không đồng tình với Nghị quyết 9, trước hết là những sĩ quan cao cấp trong quân đội và những ủy viên trong Trung ương”.

Thật ra đây chỉ là một mối nhỏ trong guồng chỉ rất lớn của vụ án chính trị nổi tiếng này. Những người bị bắt, bị lưu đày sau gần 50 năm vẫn chưa bao giờ được chính quyền chứng minh hành vi kết tội của họ đối với người bị bắt. Hầu hết nạn nhân của vụ án là người yêu chuộng sự đổi mới hợp lý khi chủ nghĩa tôn sùng cá nhân bị chỉ trích tại Liên Xô cũng chính là lúc Lê Duẩn, Lê Đức Thọ muốn củng cố địa vị của họ bằng sức mạnh theo kiểu Mao Trạch Đông chủ trương.

Nghị quyết 9, sự kết giao nguy hiểm

Nghị quyết 9 cho thấy khuynh hướng theo Trung Quốc và ai không đồng tình với khuynh hướng này thì bị thanh trừng. Quyền lực sẽ bị lu mờ nếu hào quang của Tướng Giáp vẫn còn tỏa sáng trên sân khấu chính trị Việt Nam khiến bằng mọi cách phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ phải thực hiện cho được sự ám toán ông qua một vụ án chính trị là cách hay nhất.

“Thời kỳ đó gian khổ lắm vì mang trên đầu các chữ phản: ‘phản Tổ quốc, phản nhân dân, phản đảng’. Gia đình chúng tôi ở bên ngoài thì bị mọi người xa lánh.
-Ô. Hoàng Minh Chính”

Ông Hoàng Minh Chính bị bắt đầu tiên, vợ của ông là bà Lê Hồng Ngọc kể lại nỗi gian truân trong thời gian ấy:

“Đang làm người lãnh đạo tập đoàn thanh niên được đảng tín nhiệm đưa đi học nước ngoài rồi về sẽ cho chức nọ chức kia. Anh tưởng là anh nói như vậy để giúp đảng nhưng cuối cùng cũng không giải quyết được gì hết mà còn bị tù tội. Thời kỳ đó gian khổ lắm vì mang trên đầu các chữ phản: ‘phản Tổ quốc, phản nhân dân, phản đảng’. Gia đình chúng tôi ở bên ngoài thì bị mọi người xa lánh, không ai đến, không ai dám hỏi thăm. Bản thân anh thì hoàn toàn là biệt lập vì cái tội như thế nên cũng nhiều nỗi đau khổ lắm.”

Những người vợ

Là vợ của một người thân cận với Chủ tịch Hồ Chí Minh bà Phạm Thị Tề không thể chịu đựng nỗi sự im lặng của người từng được gia đình mình phục vụ. Nhà văn Vũ Thư Hiên kể lại thái độ gan góc của mẹ mình khi không chịu vào Phủ Chủ tịch đề nhờ sự can thiệp của ông Hồ Chí Minh:

IMG-2447-250.jpg

Nhà văn Vũ Thư Hiên và Blogger Người Buôn Gió tại Paris, ảnh chụp năm 2010. Courtesy Blog Người Buôn Gió.

“Không! Mặc dù bà cụ tôi là người gần gũi ông Hồ Chí Minh ngày xưa. Lúc ông ấy mới về Hà Nội thì ông ấy rất ốm. Ông ấy lúc bấy giờ bị lao phổi, ngoài thuốc chữa thì bà cụ tôi phải nấu thức ăn bổ dưỡng để cận vệ mang vào cho ông ấy. Thế nhưng khi đã bắt ông cụ tôi thì bà bảo cái người đó không còn tin được nữa thế nên bà cụ tôi không liên hệ. Sau này tôi gặp ông Hoàng Quốc Thịnh, lúc ấy là Bộ trưởng Ngoại thương ông ấy nói có một lần ông ấy vào báo cáo với ông Hồ Chí Minh vào giai đoạn ông cụ tôi bị bắt, ông hỏi là tai sao lại bắt những người như anh Huỳnh, cả cuộc đời theo cách mạng như thế? Thì ông ấy (HCM) tỏ vẻ ngạc nhiên hay đóng kịch như là: Tại sao bắt anh Huỳnh? Sao lại bắt?… đại khái như thế? Đấy là lời ông Hoàng Quốc Thịnh nói với tôi.”

Những người đàn bà không bị bắt còn khổ sở hơn chồng của họ. Bà Lê Hồng Ngọc kể lại chuyện ba người đàn bà vợ của các ông Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh và Đặng Kim Giang:

“Gia đình rất là gian nan khổ sở. Về mặt kinh tế thì không nói cũng biết rồi, vật chất có gì ngoài củ sắn đâu cho nên tất cả những tem phiếu có được đều giữ lại bù đắp cho anh ấy. Thăm nuôi tiếp tế thì rất lâu mới được đi một lần. Trong tình cảnh ấy tôi nghĩ là rất nhiều chị em như tôi như bà Vũ Đình Huỳnh, bà Đặng Kim Giang. Ba chị em hay đi với nhau lắm. Chúng tôi lên tận trên trại Bất Bạt, trên ấy xa xôi lắm. Họ đánh kẻng mới được đi vào, vào thăm mấy tiếng thì phải đi về.”

Theo thư gửi cho nhiều cơ quan chính quyền vào năm 1994, bà Phạm Thị Tề nhắc lại sau Đại hội VI của Đảng, chồng bà là ông Vũ Đình Huỳnh lúc ấy đã được thả ra, có thư gửi tới nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, một lần nữa yêu cầu ông Linh đưa vụ này ra ánh sáng. Thế nhưng không riêng gì ông Huỳnh mà tất cả những người bị bắt hay đã chết, yêu cầu chính đáng ấy không bao giờ được giải quyết.

Sự im lặng đồng lõa

“Gia đình rất là gian nan khổ sở. Về mặt kinh tế thì không nói cũng biết rồi, vật chất có gì ngoài củ sắn đâu cho nên tất cả những tem phiếu có được đều giữ lại bù đắp cho anh ấy.
-Bà Lê Hồng Ngọc”

Ông Lê Hồng Hà một trong những nạn nhân của vụ án cho biết:

“Những năm sau này, từ năm 90-91 trở đi họ bắt đầu thấy một số các vấn đề không thỏa đáng. Thế thì họ có giải quyết theo kiểu những người bị tù nhiều năm thì tha rồi. Một số các người bị thiệt hại quyền lợi thì được cho khôi phục lại quyền lợi. Ví dụ một số những ông như Lê Trọng Nghĩa, Hoàng Minh Chính thì người ta khôi phục lại mức lương khá khá hơn thôi. Tuy nhiên họ cũng không tuyên bố là sửa sai. Họ sửa nhưng không tuyên bố.”

Ông Hoàng Minh Chính, người trực tiếp mang tinh thần xét lại từ Liên Xô về Việt Nam xứng đáng là người tiên phong vì đã đề nghị đảng cộng sản Việt Nam thay đổi phương hướng trong chính sách của mình nhưng ông đã phải trả một giá rất đắt cho ý tưởng này. Theo lời thuật lại của vợ ông là bà Lê Hồng Ngọc, tên thật Nguyễn Thị Thanh Yến cho biết chồng bà gia nhập đảng cộng sản rất sớm, vào năm 19 tuổi. Người ký giấy giới thiệu cho ông vào đảng là Lê Đức Thọ và cũng chính ông này ký lệnh bắt giam Hoàng Minh Chính vào năm 1967.

Ông bị tù cả thảy 11 năm và 9 năm quản chế, khởi đầu từ 1967 kéo dài đến năm 1990.

Hoàng Minh Chính mất ngày 7 tháng 2 năm 2008. Nói về vụ yêu cầu xét xử những bản án oan sai, trước đó trong một lần trả lời Đài Á Châu Tự Do ông nói:

“Từ trước tới nay tất cả những cái đơn kiện của công dân thực ra họ có trả lời đâu? Mà ở trong nước người ta thường dọi là ‘kiện củ khoai’. Vấn đề này khi kiện thì đối với phương diện pháp lý nói lên rằng có những vu khống như thế và tôi yêu cầu tòa án Việt Nam phải đưa vụ án này ra xét xử. Đấy là nguyên tắc về pháp lý nhưng tin tưởng thì tôi không hề tin tưởng bởi vì từ trước tới nay họ đều im lặng hết.”

Vụ án xét lại chống đảng có thể là vụ án chính trị cuối cùng và lớn nhất của đảng Cộng sản Việt Nam tuy nhiên nó sẽ chẳng bao giờ biến mất hay lãng quên bởi sự lẫn trốn trách nhiệm của những nhân vật cao cấp nhất trong đảng qua nhiều đời Tổng bí thư. Minh oan và trả lại sự thật cho các nạn nhân của vụ án là việc làm hoàn toàn có lợi cho đảng.

Mặc dù nếu công khai những sự kiện này ra thì rất nhiều khuôn mặt đang đứng phía sau hậu trường chính trị khó thoát khỏi sự truy cứu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc, tuy nhiên việc làm này sẽ giúp Đảng cộng sản được tiếng là dũng cảm, dám nhận trách nhiệm trước dân chúng để bắt đầu một giai đoạn mới hòa nhập vào dòng chảy dân chủ thật sự với  thế giới.

“Lương y như từ mẫu” ở VN giờ ra sao?

“Lương y như từ mẫu” ở VN giờ ra sao?

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-10-25

thanhquang10252013.mp3

benh-vien-bach-mai-305.jpg

Bệnh Viện Bạch Mai, Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây.

Courtesy yduoc365

Trong mấy ngày nay, vụ một bác sĩ thuộc Bệnh Viện Bạch Mai, Hà Nội, làm chết bệnh nhân tại thẩm mỹ viện tư của ông ta rồi vứt xác nạn nhân xuống sông khiến chấn động dư luận. Vấn đề cần được nêu lên là y đức, và cả đạo đức toàn xã hội Việt Nam, hiện ra sao?

Kiểu“độc nhất vô nhị”

Hôm 19 tháng 10 vừa rồi, BS Nguyễn Mạnh Tường, chủ nhân thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội, giải phẩu thẩm mỹ làm chết bệnh nhân Lê Thị Thanh Huyền rồi vứt xác nạn nhân xuống sông Hồng để phi tang.

Giữa lúc công luận phản ứng mạnh mẽ, có ý kiến tin rằng vụ này chỉ là trường hợp ngoại lệ, kiểu“độc nhất vô nhị” mà thôi.

“Tại Việt Nam bây giờ, ngay ngành y – ngành được ví như “Người Mẹ Hiền” – giờ cũng đã trở nên tàn nhẫn và độc ác với ngay đồng loại của mình.
-MS Nguyễn Trung Tôn”

Nhưng vấn đề là trong thời gian gần đây, người dân trong nước ngày càng báo động về nhiều sai phạm, tiêu cực trong ngành y – diễn ra trong chiều hướng vô cảm, tắc trách, kỳ thị, thậm chí xem thường nhân mạng. Nhiều bệnh nhân than phiền y đức trong nước hiện giờ xuống cấp trầm trọng, y giới, ngoài “sai sót về chuyên môn”, thường không thể hiện tinh thần “lương y như từ mẫu”, đó là chưa kể “văn hóa phong bì” nhan nhản trong các bệnh viện vì nếu thân nhân nuôi bệnh thiếu sự “bôi trơn” đó, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, nhất là họ lo cho tính mạng người thân đang trong tình trạng “chỉ mành treo chuông”.

Từ Hà Nội, cụ Lê Hiền Đức, từng được thế giới trao giải thưởng “Liêm chính” và vinh danh chống tham nhũng, báo động:

bac_si_vut_xac_benh_nhan_250.jpg

BS Nguyễn Mạnh Tường, chủ nhân thẩm mỹ viện Cát Tường ở Hà Nội bị công an bắt hôm 22 tháng 10. Courtesy 24h.

“Tôi vô cùng bức xúc. Bây giờ đạo đức, y đức  xuống cấp quá rồi. Tinh thần trách nhiệm, đạo đức của ngành y nó thế nào rồi? Cái ngành y đang xuống cấp một cách kinh khủng. Và phải nói lỗi một phần lớn là ở Bộ trưởng Bộ Y tế, chẳng có trình độ, không có giáo dục y đức gì cả.”

Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn lưu ý rằng lâu nay, câu “Lương y như từ mẫu” gắn liền với ngành y. Nhưng trên thực tế tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều sự kiện liên quan đến vấn đề y đức gần như liên tục xảy ra:

“Đặc biệt chỉ trong vòng tháng 10 này thôi, cả sản phụ chết ở Thanh Hóa. Rồi tới chuyện ông BS Nguyễn Mạnh Tường dù không có giấy phép hành nghề thẩm mỹ nhưng vẫn hành nghề lén lút – mà thực ra là giữa thanh thiên bạch nhật. Nhưng nếu không có sự kiện bệnh nhân của ông ta chết và bị vứt xác xuống sông và sự kiện này không được khui ra thì phòng thẩm mỹ của ông ta vẫn còn tồn tại. Và vụ này là dấu hiệu cho thấy y đức ở Việt Nam ngày nay đã xuống cấp đến mức báo động – chẳng còn có thể gọi là y đức được nữa! Tại Việt Nam bây giờ, ngay ngành y – ngành được ví như “Người Mẹ Hiền” – giờ cũng đã trở nên tàn nhẫn và độc ác với ngay đồng loại của mình.

Tất cả được tính bằng tiền

Cụ Lê Hiền Đức nhân tiện đi vào chi tiết hơn, nhắc đến trường hợp 3 cháu nhỏ ở Quảng Trị tim vaccine, nhưng “rút mũi kim ra chết luôn”; còn ở bệnh viện Hoài Đức thì “nhân bản”: khi bệnh viện lấy máu để xét nghiệm cho bệnh nhân thì không làm xét nghiệm mà lại dùng kết quả xét nghiệm của bệnh nhân khác – “hàng mấy nghìn ca nhân bản như thế”; rồi cũng trong hàng mấy nghìn ca,Viện Mắt Hà Nội đã tráo đổi thủy tinh thể có giá rẻ hơn.

“Khi vào phòng cấp cứu, anh bác sĩ nhìn thấy tôi, nói một câu rất lạnh lùng, “Bác ơi, bác đi về đi, thứ Hai đến nhé”.
– Cụ Lê Hiền Đức”

Vẫn theo cụ Lê Hiền Đức, dịch nhầy dùng để thay thủy tinh thể, đáng lẽ ra của Mỹ và một người được dùng 2 ống dịch nhầy, thì lại sử dụng một ống dịch nhầy của Ấn Độ cho 4 bệnh nhân cùng chung một lọ và chung kim tiêm, không thử HIV, không thử viêm gan B. Rồi mẹ con sản phủ ở Thanh Hóa như vừa nói đã tới ngày sinh nở, cần thiết mổ, nhưng bệnh nhân kêu cứu thì không được đáp ứng, không được mổ kịp thời. Hậu quả là hai mẹ con này chết vì bác sĩ, y tá không có tinh thần trách nhiệm. Và cách đây mấy ngày xảy ra vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ném xác bệnh nhân xuống dòng sông như vừa nói. Cụ Lê Hiền Đức nhân tiện kể lại chính trường hợp của cụ:

“Tôi đã 82 tuổi rồi. Hôm ấy đang đêm thứ Bảy, tôi bị đau khắp người, không cựa nỗi nữa. Con tôi bế lên ô tô rồi bế xuống đặt tôi vào xe lăn và đưa vào phòng cấp cứu. Mà trước khi đến bệnh viện tôi đã nhờ gọi điện cho giám đốc bệnh viện, hỏi rồi. Nhưng khi vào phòng cấp cứu, anh bác sĩ nhìn thấy tôi, nói một câu rất lạnh lùng, “Bác ơi, bác đi về đi, thứ Hai đến nhé”!

Theo MS Nguyễn Trung Tôn, dù dưới khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu”, nhưng ở Việt Nam hiện giờ, thực chất, tất cả phải được tính bằng tiền; đồng tiền đang hạ thấp lương tâm con người Việt Nam, đặc biệt trong ngành y. Mà không phải đạo đức trong ngành y đang là vấn đề, mà đạo đức nói chung trong toàn xã hội cũng trên đà sa sút đáng ngại. MS Nguyễn Trung Tôn nhận xét:

“Tình trạng đạo đức ở Việt Nam hiện nay không riêng gì ở ngành y, mà trong toàn xã hội, hiện ở mức đáng báo động! Có hai nguyên nhân có thể khiến tình trạng đạo đức trong xã hội Việt Nam xuống cấp như vậy, đó là nó bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nền giáo dục Việt Nam, và bởi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nửa vời khiến người ta bước đi những “bước chân khập khiễng”. Nó đẩy con người ta đến tham vọng và đánh mất đi lương tâm đạo đức, đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của đảng CS, các cuộc phát động “học tập và làm theo tấm gương của Hồ Chí Minh”. Dưới sự cai trị của đảng CS, người ta có thể làm bất cứ điều gì chỉ vì tiền, vì quyền, vì địa vị, hầu kiếm thật nhiều tiền để cùng một mục đích là xây dựng “thiên đàng XHCN” cho chính đảng của họ mà thôi.”

Nếu ngày xưa, tiên sinh Trần Tế Xương than cho đạo đức xã hội suy đồi, rằng “Nhà kia lỗi đạo, con khinh bố, mụ nọ chanh chua, vợ chửi chồng”, thì xã hội Việt Nam ngày nay, theo nhận xét của TS Nguyễn Xuân Diện, “Những vụ giết người, cướp của ngày càng táo bạo, kẻ thủ ác tuổi đời ngày càng trẻ và cách thức giết người càng ngày càng dã man, độc ác, quyết liệt hơn”.