Một tòa án LHQ kêu gọi trả tự do cho LS Lê Quốc Quân

Một tòa án LHQ kêu gọi trả tự do cho LS Lê Quốc Quân

Luật sư Lê Quốc Quân tại Tòa án Hà Nội ngày 02/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).

Luật sư Lê Quốc Quân tại Tòa án Hà Nội ngày 02/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).

REUTERS/Doan Tan/VNA/Handout via Reuters

Thanh Phương

Một tòa án về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vừa lên án Việt Nam về việc giam giữ luật sư Lê Quốc Quân, một blogger và nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, xem đây là một sự vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền được xét xử công bằng của ông.

Nhóm Làm việc về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, một tòa án được thành lập trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trong phiên họp lần thứ 67, từ ngày 26 đến 30/08/2013, đưa ra phán quyết rằng Lê Quốc Quân đã trở thành mục tiêu tấn công ( của chính quyền ) do những hoạt động đấu tranh cho nhân quyền và viết blog.

Phán quyết này được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc công bố ngày 12/11/2013.

Nhóm Làm việc kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho luật sư Lê Quốc Quân hoặc để cho một tòa án độc lập xét lại bản án. Nhóm còn đề nghị Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Quốc Quân về thời gian mà ông bị giam giữ tùy tiện như vậy.

Phán quyết của toà án Liên Hiệp Quốc là nhằm trả lời kiến nghị hồi tháng Ba của tổ chức Media Legal Defence Initiative, phối hợp với nhiều tổ chức nhân quyền khác, như Phóng viên không biên giới, Luật sư không biên giới….

Trong thông cáo đề ngày 29/11/2013, tư vấn pháp lý cao cấp của tổ chức Media Legal Defence Initiative, Nani Jansen, cho rằng, do các tòa phúc thẩm của Việt Nam không được độc lập, cho nên, cách duy nhất để Việt Nam tuân thủ phán quyết của Nhóm Làm việc về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc là trả tự do ngay lập tức cho ông Lê Quốc Quân.

Ngày 20/11, Liên hiệp các Luật sư đoàn của Pháp cũng đã ra thông cáo cho biết trong cuộc họp toàn thể vào ngày 15/11 đã nhất trí thông qua kiến nghị đòi trả tự do ngay lập tức cho luật sư Lê Quốc Quân.

Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt vào ngày 27/12/2012 do bị cáo buộc tội trốn thuế. Trong phiên xử ngày 02/10/2013, ông Lê Quốc Quân đã bị kết án 30 tháng tù giam và bị phạt tiền 1,2 tỷ đồng. Ông Quân đã kháng án lên tòa phúc thẩm.

World Bank: Kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại nhiều rủi ro

World Bank: Kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại nhiều rủi ro

03.12.2013

Một báo cáo mới của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank by Vid-Saver\\\0022 “”>) dự đoán GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khiêm tốn ở mức 5,5% vào năm 2015 và ổn định kinh tế vĩ mô sẽ được hồi phục cơ bản.

Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam công bố hôm 2/12 cũng cho rằng triển vọng kinh tế vĩ mô trung hạn vẫn tiếp tục có những điều kiện thuận lợi trong cán cân thanh toán.

Tuy nhiên, báo cáo của World Bank by Vid-Saver\\\0022 “”>, đã điểm ra một số rủi ro chính bao gồm dự trữ ngoại tệ thấp; cầu của khu vực kinh tế tư nhân rất mong manh; nguy cơ không giữ vững được kỷ cương tài khóa và tiền tệ; tiến bộ trong các cải cách cơ cấu chậm chạp; và việc mất niềm tin vào ngành ngân hàng.

Ông Sandeep Mahajan, kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định rằng với sự gia tăng áp lực lên nguồn ngân sách, chính phủ Việt Nam đang đứng trước một số lựa chọn chính sách quan trọng, trong khi cố gẵng cân bằng hai mục tiêu kép là tăng trưởng nhanh hơn và ổn định kinh tế vĩ mô.

Báo cáo cũng đề cập tới 3 chủ đề đặc biệt, đó là thuận lợi hóa thương mại, năng lực cạnh tranh và tăng trưởng tại Việt Nam; tham nhũng và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và nghèo đói và bất bình đẳng tại Việt Nam.

Báo cáo cho biết xuất khẩu vẫn duy trì mạnh trong những năm gần đây mặc dù môi trường bên ngoài không thuận lợi, tuy nhiên xuất khẩu vẫn chủ yếu là hàng giá trị thấp.

Phúc trình của World Bank by Vid-Saver\\\0022 “”> cũng nói rằng tham nhũng từ lâu đã được coi là vấn đề nghiêm trọng, làm suy yếu sức tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.

Báo cáo cũng ghi nhận phúc lợi của hầu hết người Việt Nam đã tăng đáng kể trong giai đoạn 2010-2012, ngay cả khi tăng trưởng bị chậm hơn các năm trước.

Nguồn: World Bank, Thanh Nien, VNA

Cảnh sát Thái truy nã hai người Việt

Cảnh sát Thái truy nã hai người Việt

Thứ tư, 4 tháng 12, 2013

Máy rút tiền tự động (ảnh minh họa)

Nhà chức trách ở đảo Phuket của Thái Lan đã ra lệnh truy nã hai người Việt bị tình nghi ăn trộm 1,6 triệu baht (50.000 đôla Mỹ) từ máy rút tiền tự động.

Lệnh này đã được tòa án tỉnh Phuket chuẩn thuận, theo lời Đại tá cảnh sát Sermpan Sirikong nói với báo Bangkok Post hôm thứ Ba 3/12.

Hai người Việt có tên viết tiếng Anh không dấu là Nguyen Thanh Quang và Tran Dang Hoa, 27 tuổi. Họ bị buộc tội trộm cắp.

Cảnh sát cho hay hai người này bị phát hiện đạp xe đạp vòng quanh thành phố, mang theo máy hàn điện.

Được biết lần đầu tiên hai người Việt này bị nghi dùng máy hàn để cắt máy rút tiền tự động (ATM) của ngân hàng TMB là vào đầu tháng 11, tại khu vực Thalang ở Phuket, một nơi nghỉ mát nổi tiếng của Thái Lan.

Tuy nhiên lần đó họ đã không thành công.

Ngày 7/11, hai người này bị cho là đã “ra tay” lần nữa tại máy ATM của ngân hàng Siam Commercial Bank by Vid-Saver\\\0022 “”> tại bến tàu Boat Lagoon và lấy đi 1,6 triệu baht tiền mặt.

Tuy nhiên, cảnh sát Thái cho là hai người Việt này đã rời khỏi Thái Lan.

Từ khi công dân Việt Nam sang Thái Lan không cần visa, con số người Việt ở vương quốc này tăng mạnh, đa phần là đi du lịch.

Tuy nhiên, con số tội phạm người Việt, chủ yếu các tội ăn cắp, ở Thái Lan cũng tăng theo.

Somalia, Bắc Triều Tiên, Afghanistan đứng đầu các nước tham nhũng

Somalia, Bắc Triều Tiên, Afghanistan đứng đầu các nước tham nhũng

Henry Ridgwell

03.12.2013

LONDON —

Các nước tham nhũng nhất thế giới:

-Somalia
-Bắc Triều Tiên
-Afghanistan
-Sudan
-Nam Sudan
-Libya

Nguồn: Minh bạch Quốc tế

Somalia là nước tham nhũng nhất trên thế giới, theo chỉ số mới nhất được đưa ra bởi tổ chức theo dõi tham nhũng có trụ sở tại Berlin, tổ chức Minh Bạch Quốc Tế. Tổ chức này đã thực hiện thăm dò trên hàng ngàn người tại 177 quốc gia về nhận thức của họ về tham nhũng. Kết quả cho thấy có sự tiến triển mạnh mẽ ở vài quốc gia châu Phi, thế nhưng mức độ hối lộ rất cao và sự lạm dụng quyền lực lại đang diễn ra ở những nước đang có xung đột như Syria và Afghanistan. Thông tín viên Henry Ridgwell tường thuật cho VOA từ London.

Somalia, Afghanishtan và Bắc Triều Tiên, mỗi nước chỉ được 8/100 điểm trong bảng chỉ số nhận thức tham nhũng 2013 của tổ chức Minh bạch Quốc tế, trong đó 100 điểm là hoàn toàn không có tham nhũng.

Bản báo cáo được công bố hôm thứ Ba, chỉ một ngày sau khi các nhà lập pháp ở Mogadishu bỏ phiếu để lật đổ chính quyền Somalia, sau một cuộc đấu đá kịch liệt vì các cáo buộc về nạn bè phái và gia đình trị. Chính quyền Somalia hiện đang chiến đấu chống lại cuộc nổi dậy của những phiến quân Hồi giáo al-Shabab.

Những quốc gia biểu hiện tệ nhất thường là những nước đang xảy ra xung đột, ông Robert Barrington, giám đốc điều hành của tổ chức Minh bạch Quốc tế cho biết.

“Nếu bạn nhìn vào những chính phủ có chỉ số minh bạch thấp, đặc biệt, bạn sẽ thấy là họ hoàn toàn thiếu tinh thần trách nhiệm. Các cơ chế của đất nước đó đang tan rã. Và chính vì vậy mà công dân phải gánh chịu đau khổ.”

Syria, với một cuộc nội chiến kéo dài, đã trượt xuống rất nhiều trong bảng chỉ số tham nhũng và được xếp thứ 10 tính từ dưới lên. Iraq, cũng đang đối diện với bạo lực, cũng đứng trong số 10 nước tệ nhất. Tương tự như vậy là Afghanistan.

Ukraina xếp hạng 144 trong bảng chỉ số, tệ nhất trong khu vực bao gồm châu Âu, Nga và phần lớn các nước thuộc Xô Viết cũ. Trong những ngày gần đây, những người biểu tình chống chính phủ đã xuống đường để đòi tổ chức một cuộc bầu cử mới.

Ông Robert Barrington của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế:

“Ở nhiều quốc gia, hầu hết các quốc gia, điều bạn hy vọng khi đến sở cảnh sát là họ sẽ là đồng minh của bạn để chống lại tội phạm. Thế nhưng ở nhiều nước, bạn thực sự cảm thấy họ là kẻ thù của bạn trong cuộc chiến chống tội phạm. Bản thân họ chính là tội phạm.”

Tuy nhiên, cũng có những câu chuyện tích cực. Ông Barrington cho biết.

“Rwanda là một trường hợp đặc biệt thú vị bởi vì trước đây nước này thể hiện rất kém trong nhiều năm liền, nhưng đã có sự nỗ lực của chính phủ chống lại tham nhũng, bây giờ là lúc gặt hái kết quả.”

Chỉ một thập niên trước, Liberia đã bị tàn phá bởi cuộc nội chiến. Hiện nay kinh tế nước này đang lên, với mức tăng trường GDP hơn 10% trong năm 2012. Liberia đứng thứ 83 trong số 177 nước trong bảng xếp hạng nhận thức tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế. Điều đó rất tốt so với nhiều nước châu Phi, tuy nhiên nhiều nhà phân tích cho rằng tham nhũng vẫn còn níu chân quốc gia này.

Ðó là tiếng của bà Robtel Pailey khi bà đọc cuốn sách thiếu nhi mà bà viết về tham nhũng, có tiêu đề là “Gbagba”, hay là “Thủ đoạn gian trá”. Bà là một thủ thư quốc gia và là học giả của trường đại học London về chuyên ngành Ðông phương và châu Phi. Bà cho rằng thế hệ trẻ cần phải nhận thức được vấn đề.

Hiến pháp của đảng hay của dân?

Hiến pháp của đảng hay của dân?

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-12-03

12032013-hienphap-tq.mp3

017_195431-305.jpg

Những người buôn bán hàng rong ngồi dưới một pano tuyên truyền của ĐCS hôm 30/11/2013.

AFP photo

Sau khi Quốc Hội VN thông qua bản Hiến pháp với tỷ lệ phiếu tán thành gần như tuyệt đối, thì công luận vốn đã hoài nghi từ lâu giờ lại mạnh mẽ đặt nghi vấn về vai trò của Quốc Hội VN. Thanh Quang tìm hiểu và trình bày về vấn đề này như sau:

Hiến pháp mới nhưng không mới

Tại một nước mà lãnh tụ đảng CS khẳng định Hiến pháp là văn bản quan trọng nhất sau Cương lĩnh đảng, thì hẳn người dân VN không ngạc nhiên khi Quốc Hội VN gồm đại đa số đảng viên thông qua một bản Hiến Pháp cũ sửa đổi để hình thành Hiếp Pháp mới 2013 với nội dung bị than phiền “chẳng những không có gì mới mà thậm chí còn thụt lùi”.

Nhưng có lẽ điều gây ngạc nhiên là, sau khi giới cầm quyền kêu gọi toàn dân góp ý sửa đổi Hiếp pháp mà “không có vùng cấm”, sau thời gian bàn cãi, đề nghị, góp ý sôi nổi, kể cả tại diễn đàn Quốc Hội…, thì cái tỷ lệ phiếu tán thành tới 97,59%  – tức 486/488 và không có phiếu chống – của các đại biểu khiến công luận không khỏi liên tưởng đến những “đại diện của dân”, thêm một lần nữa, trở thành “đại diện của đảng”.

Có lẽ đây là một lý do khiến nhà báo Hạ Đình Nguyên trong nước lưu ý rằng “Hiến pháp là của đảng, không phải là của dân, vì không do dân, nên cũng không vì dân”.

Câu hỏi mà đã từ lâu, và đặc biệt là bây giờ, được mạnh mẽ nêu lên là đại biểu Quốc Hội VN có thực sự do người dân bầu chọn và thật sự đại diện cho nguyện vọng và quyền lợi của dân hay không ? Hay họ dưới hình thức cơ quan lập pháp để làm công cụ và phục vụ cho đảng ?

“Vấn đề Quốc Hội đề ra việc sửa đổi Hiến pháp và lấy ý kiến toàn dân cũng chỉ là, một lần nữa, đảng CS tiếp tục dùng chiêu bài Hiến pháp để mị dân và lừa dối quốc tế.
– MS Nguyễn Trung Tôn”

Từ Đà Lạt, TS Hà Sĩ Phu chua chát rằng “Nếu phải ngụy tạo một ưu thế đẹp thì dù được 100% nghị gật bỏ phiếu cũng nên giảm đi còn 70-80% thôi mới đáng mặt những kẻ nói dối thức thời. Con số 97,59% dù thật hay giả cũng là một con số dại dột trong tuyên truyền, vì nó gây ấn tượng một con số chua chát đáng buồn… cười!”.

Lên tiếng với Đài ACTD, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội cho biết:

Quốc hội hiện nay không đáp ứng được nguyện vọng của rất nhiều quần chúng. Rất nhiều người không tán thành việc Hiến pháp được thông qua… Họ là những người mà quần chúng mất hết sự tin tưởng.

Nhưng khi kịp nghĩ lại, có thể công luận cũng bớt ngạc nhiên về kết quả biểu quyết cao ngất ngưỡng tại Quốc Hội như vừa nói, vì, Dân Làm Báo nhắc lại, “ đối với một Quốc hội có đến 500 đại biểu đều là đảng viên CS thì ai cũng biết trước kết quả…”.

TS Hà Sĩ Phu cũng không quên lưu ý rằng “đa số trong Quốc hội với 95% đảng viên chính là một ‘nhóm lợi ích’ khổng lồ mà quyền và lợi gắn chặt với điều 4 và với ‘sở hữu toàn dân” thì đa số ấy chỉ là đa số của một phe nhóm”. TS Hà Sĩ Phu nhân tiện trích dẫn lời nhà khoa học Albert Einstein từng khẳng định “Chúng ta không thể thắng được lũ ngu bởi chúng quá đông.

Như vậy là bản Hiến Pháp 2013 của VN – một văn kiện “hạng hai sau cương lĩnh đảng” – tiếp tục dọn đường cho vai trò mà nhà báo Hạ Đình Nguyên gọi là “thế thiên hành đạo” của ĐCSVN quyết định số phận của người dân Việt “vô hạn định qua Điều 4”. Nó làm bình phong để thể chế hóa cương lĩnh của đảng; để, ngòai việc đảng lãnh đạo tuyệt đối, những vấn đề mà người dân muốn có đổi thay sẽ vẫn không có gì thay đổi, từ việc “kiên định” theo con đường CNXH dù “đến hết thế kỷ này không biết đã CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”, cho đến chuyện công hữu đất đai, quân đội trung thành với đảng, công an chỉ biết “còn đảng còn mình”, quốc doanh chủ đạo kinh tế thị trường…

Nhà báo Hiệu Minh từ Hoa Kỳ báo động rằng “Hiến pháp được thông qua với điều 4 ‘Đảng lãnh đạo toàn diện’ được giữ nguyên tại kỳ họp Quốc hội này thì các vị (đại biểu) ‘Yes – Đồng ý’ sẽ giúp cho ‘quyền lực tuyệt đối’ được tiếp tục”.

Quốc hội hiện nay không đáp ứng được nguyện vọng của rất nhiều quần chúng. Rất nhiều người không tán thành việc Hiến pháp được thông qua… Họ là những người mà quần chúng mất hết sự tin tưởng.
– Anh Nguyễn Lân Thắng”

Nhà báo Hùynh Ngọc Chênh xem chừng như không “dằn được bực tức” mà phải thốt lên rằng “Đến cái cơ quan gọi là lập pháp cũng không được quyền công khai góp ý sửa đổi hiến pháp” và “người ta dựng ra cả một hệ thống cơ quan dân cử từ trung ương xuống tận xã, phường để ngồi họp bàn và thông qua những vấn đề mà người ta đã quyết định sẵn từ trước. Người ta có thể huy động toàn dân một cách tốn kém vào việc góp ý để thay đổi hiến pháp nhưng rồi hiến pháp vẫn cứ như xưa”.

Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn cảnh báo:

Vấn đề Quốc Hội đề ra việc sửa đổi Hiến pháp và lấy ý kiến toàn dân cũng chỉ là, một lần nữa, đảng CS tiếp tục dùng chiêu bài Hiến pháp để mị dân và lừa dối quốc tế. Nhưng thực ra chẳng có điều gì thay đổi cả.

Theo nhà báo Hạ Đình Nguyên thì việc 97,59% “những khuôn mặt trên các chiếc ghế trong Quốc Hội” thông qua bản Hiến Pháp 2013 vừa rồi chỉ có ý nghĩa là “một bài toán cộng” trong nội bộ giới cầm quyền, nhưng lại là “bài toán trừ” đối với cộng đồng rộng lớn vì “tâm thế dân tộc đã đổi khác”. Nhà báo Hạ Đình Nguyên khẳng định “Tư tưởng của một bộ phận (đảng) có thể suy thoái, nhưng tư tưởng của “toàn thể” (nhân dân) thì không thể suy thoái”, và ông bày tỏ tin tưởng rằng bản “Hiến pháp tân trang” hiện nay sẽ được thay bằng một Hiến pháp mới, bởi chính nhân dân Việt Nam, vào một lúc nào đó, “không phải hôm nay thì sáng mai vậy!”.

Sửa đổi Hiến Pháp Việt Nam : Human Rights Watch tiếc một “cơ hội bị bỏ lỡ”

Sửa đổi Hiến Pháp Việt Nam : Human Rights Watch tiếc một “cơ hội bị bỏ lỡ”

 

Trọng Nghĩa

RFI

Năm ngày sau khi bản Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam được Quốc hội thông qua, vào hôm nay, 03/12/2013, tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch, trụ sở tại New York, đã cho rằng Việt Nam đã thất bại trong việc đáp ứng các nguyện vọng thay đổi và cải cách của người dân. Theo HRW, đây là một cơ hội bị bỏ lỡ về việc cải thiện nhân quyền, và Việt Nam, trong tư cách là một thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã không tuân thủ cam kết của mình.

Trong một bản thông cáo báo chí, Human Rights Watch đã nhắc lại rằng khi quá trình sửa đổi bắt đầu được khởi động vào ngày 02/01/2013, chính phủ và Quốc hội Việt Nam đã kêu gọi quần chúng góp ý cho việc điều chỉnh Hiến pháp. Hàng trăm hàng ngàn người đã trả lời, thể hiện một sự tham gia chưa từng thấy của người dân vào một tiến trình cải cách pháp lý tại Việt Nam.

Theo HRW, nhiều ý kiến ​​đã phê phán Đảng Cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam, với một số lượng lớn lời kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng và tổ chức những cuộc bầu cử đích thực theo định kỳ. Vào ngày 22/11 vừa qua, Human Rights Watch đã gửi thư đến Quốc hội Việt Nam để hối thúc định chế này chấp nhận các đề nghị sửa đổi để phát huy và bảo vệ các quyền căn bản.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Brad Adams, giám đốc khu vực châu Á của Human Rights Watch : « Cho dù các đề nghị sửa đổi đã được tranh luận sôi nổi, phe cứng rắn đã thắng thế và Hiến pháp mới đã siết chặt quyền của đảng cầm quyền ». Ông Adams đã tỏ ý rất tiếc trước sự kiện : « Thay vì đáp ứng nguyện vọng của số đông và các cam kết quốc tế về nhân quyền, Việt Nam tiếp tục là một Nhà nước độc đảng với một Hiến pháp cho phép chính quyền hạn chế các quyền cơ bản dựa trên các căn cứ mơ hồ, mỗi khi mà điều đó phù hợp với họ ».

Trong thông cáo của mình, Human Rights Watch còn kêu gọi các nhà tài trợ và các đối tác phát triển của gia tăng nỗ lực để yêu cầu chính quyền Việt Nam cải cách hiến pháp và hệ thống pháp lý để bảo vệ các quyền cơ bản của người dân, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận và lập hội.

GIÁM MỤC JEAN CASSAIGNE MỘT NGƯỜI PHÁP MANG TRÁI TIM VIỆT

GIÁM MỤC JEAN CASSAIGNE
MỘT NGƯỜI PHÁP MANG TRÁI TIM VIỆT

Trích EPHATA 588

Ra khơi để truyền giáo

Năm 1914, chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ, Jean phải đầu quân tham chiến, đến năm 1918 được thưởng huy chương Anh Dũng Bội Tinh và từ chối mọi đề nghị hôn nhân. Năm 1920, Jean từ bỏ mọi vướng mắc thế sự, dâng hiến cuộc đời tại Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại Paris ( Missionnaires Étrangères de Paris – MEP ) để nối gót các Thừa Sai đã ra đi vì Chúa. Năm 1925, ông thụ phong Linh Mục. Năm 1926, khi có tên trên danh sách 8 vị Thừa Sai được cử đi các nước Viễn Đông: Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Lào, Linh Mục Cassaigne đã chọn Việt Nam, đất nước thân yêu của Giám Mục Đắc Lộ ( Alexandre de Rhodes ) để dừng chân.

Theo tài liệu của bác sĩ Gerard Chapuis, một người Pháp gốc Việt ngày 5.5.1926, tàu cập bến Sàigòn, cha Cassaigne được dưa về Cái Mơn học tiếng Việt, chọn tên tiếng Việt là Gioan Sanh. Sau đó, ông được Giám Mục Địa Phận Sàigòn Dumortier cử đến vùng rừng núi Di Linh, noi có nhiều người K’Ho. Lúc này bệnh phong đang hoành hành nơi đây. Một lần, cha Gioan đi tìm thăm bệnh nhân, gặp rất nhiều người bệnh nặng, thân xác héo tàn; từ đó ông quyết tâm dựng một mái nhà để chăm sóc những người bất hạnh này. Ông kêu gọi các bệnh nhân từ trong rừng đến đây cùng chung sống. Với sự hỗ trợ của nhiều người quen, ông mở được một nhà phát thuốc, băng bó, chữa trị cho các bệnh nhân. Lần ấy, ông cũng bị bệnh sốt rét rừng hành hạ, phải về Pháp chữa trị trong 9 tháng.

Ngày trở lại Di Linh, công việc ngày càng nhiều, làng phong thêm con cháu, ông kêu gọi các Nữ Tu Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn giúp ông chia sẻ số phận bạc bẽo của các bệnh nhân phong và ba Nữ Tu đã hết lòng cùng ông chăm sóc bệnh nhân. Ông thường khuyên các Nữ Tu trẻ mới tiếp xúc với bệnh nhân “Họ quá đau khổ, đừng làm hay có cử chỉ gì khiến họ đau khổ hay buồn tủi thêm. Họ là những người đáng quý, đáng thương và tha thứ, phải băng bó cả hai vết thương cùng một lúc, thể xác và tinh thần”.

Ông kể lại rằng, ngày đầu mới băng vết thương cho người cùi, vì chưa quen nên ông đã suýt ói mửa. Ông đã chạy vội vào lùm cây bên cạnh, nói là đi đại tiện. Ói xong lau mặt, ông trở ra tiếp tục băng bó. Làm như vậy để cho người cùi bớt tủi hổ vì thấy mình dơ bẩn. Ông rất mực thương yêu bệnh nhân, người giàu có hay nghèo đều đối xử như nhau, không quở mắng hay nặng lời với bất cứ bệnh nhân nào.

Một hôm vào dịp Tết, có hai anh say rượu đánh nhau, ông đến can, nhưng bị một anh xô té. Ông đứng dậy, cười tươi vỗ vai anh ta không chút giận hờn. Sợ rằng các Nữ Tu biết sẽ quở trách anh ta, ông đã giữ kín chuyện này. Sau này, có người kể lại cho một Nữ Tu. Sơ đã hỏi ông và ông trả lời: “Đâu có gì đáng trách với người bệnh hoạn tật nguyền. Con đừng để ý nữa. Cha muốn vậy. Tội cho cả cha lẫn họ.”

Lần khác, một bệnh nhân bị một Nữ Tu quở trách nặng lời vì đã phạm lỗi. Cha Cassaigne nghe thấy, liền lên tiếng trách sơ trước mặt bệnh nhân. Sau đó ông đi tìm xin lỗi sơ và nói: “Hôm qua cha trách con, cốt ý để cho bệnh nhân đừng tủi, mặc dầu con đã làm phải. Cha đến xin con đừng buồn. Chúng ta không thể làm Chúa Giêsu buồn thì cũng đừng làm cho người cùi buồn. Vì họ là con Chúa, là hình ảnh Chúa Cứu Thế đau khổ trên thập giá”. Ba Nữ Tu người Việt tận tụy, trở thành cánh tay đắc lực giúp ông điều hành làng phong là các sơ Céleste Joséphine và Angélique. Cha Cassaigne hay nói với các Nữ Tu: “Cha là người Pháp, nhưng có trái tim Việt Nam”.

Ngày 24.12.1945, cha Cassaigne đột ngột được tin Tòa Thánh Roma bổ nhiệm ông làm Giám Mục Giáo Phận Sàigòn nên đành phải từ biệt những con người bệnh tật và mảnh đất ông yêu thương nhất. Thế rồi, như một định mệnh, ngày 26.3.1943. Ông đọc phiếu kết quả xét nghiệm xác nhận ông bị nhiễm vi trùng Hansen ( bệnh phong ). Ông cười nói: “Đây là quà mừng lễ quan thầy của tôi”. Ông nói với những người đang lo lắng ở xung quanh: “Không phải bị mà là được về Di Linh với đoàn con ! Có đau mới hiểu người đau và biết thương họ nhiều hơn”.

Sau khi gửi thư cho Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam và Tổng Quyền Hội Thừa Sai Paris xin từ chức trở về Di Linh, đến năm 1954, cha Cassaigne được toại nguyện “hồi hương” về Di Linh. Năm 1970, các bệnh cũ của ông trở nặng, sốt rét, cột sống bị gặm nhấm và đau dạ dày. Cuối tháng 10 năm 1971, xương dùi của ông bị gãy và ông không rời khỏi giường được nữa. Nhiều người muốn đưa ông về Pháp chữa trị, nhưng ông đã từ chối: “Tôi là người Pháp nhưng trái tim tôi là của người Việt Nam. Tôi muốn sống trong đau khổ và chết nơi đây. Việt Nam là quê hương của tôi”. Cha Cassaigne qua đời vào ngày 30 tháng 10 năm 1973. Ông được an táng cạnh Nhà Thờ, gần tháp chuông, giữa đàn con đáng thương của mình, đúng theo nguyện vọng sâu xa của ông.

Trong quyển sách “Lạc Quan Trên Miền Thượng” viết về cha Cassaigne, cha Giuse Phùng Thanh Quang đã kể lại chi tiết cuộc đời và công việc phục vụ của ông. Trong phần kết, cha Giuse đã viết: “Những ai được may mắn sống gần gũi với Đức Cha đều thường được dịp nghe Ngài nói: “Đời tôi chỉ có 3 ước nguyện: Tôi ao ước được đau khổ vì Chúa và vì người anh em – Tôi ao ước được đau khổ như vậy lâu dài, suốt đời và được vững long chịu đựng – Tôi ao ước được an nghỉ giữa bầy con cái phong cùi của tôi”.

Bác sĩ Gérard Chapuis cho biết thêm: từ năm 1972, ở cuối Nhà Thờ Đức Mẹ Fatima Bình Triệu, Người ta thấy có bức tượng một Giám Mục tay trái cầm Thánh Giá, tay phải ôm ngang vai một người cùi, dưới chân trái có một em bé khỏe mạnh, cả 3 đầu ngước mắt lên trời cao. Dưới bệ tượng có ghi: Đức Cha Gioan Cassaigne. Ngày nay, bức tượng không còn nữa, nhưng trên bức tường ngoài hiên của Nhà Thờ, có gắn nhiều bảng ghi: “Tạ ơn Đức Giám Mục Gioan Sanh”. Điều đó chứng tỏ Gioan Cassaigne Sanh vẫn còn sống mãi trong long người Việt. Nếu một hòn đảo xa xôi ngàn trùng như Molokai đã hãnh diện vì có cha Damien Tông Đồ Người Hủi thì Giáo Dân nước Việt lại càng hãnh diện hơn vì có một Đức Cha Gioan Sanh phong cùi, tôi tớ của người hủi.

Trên thực tế, từ ngày 11.4.1929, làng phong được chính thức công nhận và được trợ cấp. Ngay từ những ngày đầu, số người bị bệnh phong tập trưng đã lên đến 21 người. Đến thàng 4 năm 1931, làng có một nhà nguyện nhỏ làm nơi cầu nguyện và Thánh Lễ đầu tiên được cử hành ngày 15.3.1936. Sang năm sau, làng được dời lên đồi ( chỗ hiện nay ) có kỹ sư người Pháp vẽ kiểu cho cả Nhà Thờ và tháp chuông. Ngày 22.5.1952, nhằm lễ Thăng Thiên, khánh thành làng phong mới.

TRẦN TRUNG SÁNG, báo KIẾN THỨC NGÀY NAY

LHQ: Nhiều nạn nhân bão lụt Philippines vẫn chưa có lương thực

LHQ: Nhiều nạn nhân bão lụt Philippines vẫn chưa có lương thực

Cư dân tranh nhau phẩm vật cứu trợ từ trực thăng Seahawk của hải quân Mỹ tại San Jose, Philippines, ngày 18/11/2013.

Cư dân tranh nhau phẩm vật cứu trợ từ trực thăng Seahawk của hải quân Mỹ tại San Jose, Philippines, ngày 18/11/2013.

Simone Orendain

19.11.2013

MANILA — Tại Philippines, Chương trình Thực phẩm Thế giới cho biết một phần tư số người cần gấp lương thực tại miền trung bị bão tàn phá vẫn chưa nhận được hàng cứu trợ, 11 ngày sau khi bão Haiyan ập vào, chính phủ cho biết khoảng 5.000 người hoặc thiệt mạng hoặc mất tích. Từ Manila, thông tín viên Simone Orendain của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Các giới chức Philippines và những tổ chức cứu trợ quốc tế đã chật vật đối phó với thách thức trong việc đưa lương thực tới những vùng hẻo lánh và bị cô lập.

Hôm nay, Giám đốc Chương trình Thực phẩm Thế giới Ertharin Cousin cho biết cho đến nay các cơ quan cứu trợ đã phân phát các gói vật dụng khẩn cấp cho 1 triệu 900 ngàn người không có thức ăn kể từ khi Siêu bão Haiyan ập vào hôm 8 tháng 11. Nhưng hiện vẫn còn khoảng 600.000 người không có gì để ăn trong 11 ngày qua.

Bà Cousin cho báo chí ở Manila biết rằng vì Philippines là một quần đảo nên hàng cứu trợ khó tới được tận tay tất cả mọi người. Bà nói rằng nhân viên cứu trợ đang dùng máy bay trực thăng, phi cơ, tàu thuyền và xe tải để đưa hàng cứu trợ tới nơi lâm nạn.

“Đây là một nỗ lực cứu trợ mà vì có quá nhiều các cộng đồng hẻo lánh cho nên việc đưa phẩm vật cứu trợ tới mọi cộng đồng là một thách thức vô cùng to lớn.”

Bên cạnh yếu tố địa dư, vấn đề đường sá và phi trường bị hư hại cũng gây trở ngại rất nhiều cho các nỗ lực cứu trợ. Các tổ chức của chính phủ và các cơ quan từ thiện đã phải đối mặt với tình trạng mất điện, mất thông tin liên lạc và đường sá bị hư hỏng trong nhiều ngày.

Những vấn đề này đã được giải quyết một phần tại đa số các tỉnh bị ảnh hưởng, nhưng một số tỉnh khác vẫn còn bị mất điện và sóng điện thoại di động vẫn còn yếu ớt.

Các binh sĩ Mỹ và Philippines đã mang lương thực tới nơi bằng cách đáp máy bay trực thăng xuống những khu vực bị cô lập và tự tay phân phát lương thực cho người dân.

Bà Cousin cho biết một số người đề nghị gia tăng việc thả dù lương thực xuống vùng lâm nạn. Nhưng bà nói rằng phương pháp đó không mấy hiệu quả.

“Chúng tôi biết rằng việc thả lương thực xuống từ máy bay là một việc gây ấn tượng trước ống kính thu hình, nhưng những người thật sự cần lương thực nhất sẽ không nhận được. Đó là các em bé, đó là những phụ nữ, đó là những người già, đó là những người tàn tật.”

Bà Cousin cũng nhấn mạnh rằng Chương trình Lương thực Thế giới không thể tự mình hoàn tất các công việc này. Bà cho biết cơ quan của bà đang làm việc với chính phủ và các tổ chức từ thiện quốc tế; và khi có thêm những tổ chức này tới được các khu vực bị ảnh hưởng nặng, sự giúp đỡ sẽ tới được với nhiều người hơn.

Cậu bé mồ côi ăn ốc bươu vàng thay cơm

Cậu bé mồ côi ăn ốc bươu vàng thay cơm

(Dân trí)- Loại ốc bươu vàng người ta thường bắt để vứt đi hoặc mang về cho gà, vịt ăn. Nhưng với ông bà Lim và đứa cháu nhỏ mồ côi, lâu nay đó lại là nguồn thức ăn chính trong các bữa cơm gia đình.

Về thôn Tăng Cấu, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, Hà Nội hỏi ông Lim “ốc” ai cũng biết. Sở dĩ ông có biệt danh ấy là bởi ngày nào cũng vậy, không kể trời nắng hay trời mưa, người ta đều thấy ông lăn lộn khắp các ao hồ hay đồng ruộng để bắt ốc bươu vàng về ăn. Những hôm bắt được nhiều, ông còn kiếm được chút ít tiền nhờ việc mang bán lại cho những nhà chăn nuôi gia cầm ở quanh đó.

Ông Lim và đứa cháu nhỏ ngày ngày lặn lội ở các cánh đồng bắt ốc bươu vàng.

Ông Lim và đứa cháu nhỏ ngày ngày lặn lội ở các cánh đồng bắt ốc bươu vàng.

Cuộc sống của vợ chồng ông bà Lim vào hệ “khổ nhất vùng” bởi cả hai người con trai đều qua đời, một vì bệnh não, một vì tai nạn lao động. Nhớ lại quãng thời gian đó, ông Lim vẫn không khỏi rùng mình, sợ hãi: “Năm 2008, con trai út của tôi là Phùng Văn Vinh qua đời vì bệnh não. Đến tháng 06/2009, con trai thứ của tôi là Phùng Văn Hưng cũng qua đời vì tai nạn lao động khi đang đi làm thuê ở Hà Nội. Vợ nó ở nhà quanh năm chỉ bám vào đồng ruộng nên chẳng có đồng nào lo ma chay cho chồng nên tôi đã đứng lên vay lãi của người ta mấy chục triệu đến nay chưa trả được”.

Bố mất vì tai nạn, mẹ bỏ đi để lại cậu bé Việt ở với ông bà nội trong cảnh nghèo túng.

Bố mất vì tai nạn, mẹ bỏ đi để lại cậu bé Việt ở với ông bà nội trong cảnh nghèo túng.

Con mất, cả hai ông bà vẫn chưa hết bàng hoàng thì cô con dâu lại bỏ đi không lâu sau đó để lại đứa cháu nhỏ lúc đó đang học lớp mẫu giáo lớn. Không hiểu chuyện gì đã xảy ra, cậu bé Việt suốt ngày hỏi ông sao mẹ đi đâu không thấy về khiến “hai cái thân già” chỉ biết im lặng mà gạt nước mắt.

Ông Lim còn cho biết thêm những hôm trời mưa to, cháu hay giật mình không ngủ được, lại ôm ông mà gặng hỏi: “Bao giờ mẹ sẽ về” khiến ông nghẹn cứng lưỡi không trả lời được. Bố thằng bé không còn, nay mẹ lại bỏ đi nốt, thành ra suốt ngày chỉ có một mình cháu lầm lũi nhìn đến tội.

Ngoài giờ đi học, Việt thường ra đồng bắt ốc cùng với ông.

Ngoài giờ đi học, Việt thường ra đồng bắt ốc cùng với ông.

Em thường lấy mảnh gạch vỡ đập vỏ ốc để lấy ruột chế món ăn với cơm.

Em thường lấy mảnh gạch vỡ đập vỏ ốc để lấy ruột chế món ăn với cơm.

Cuộc sống vất vả, khó khăn là thế, bà nội của Việt là Chu Thị Hoạch (65 tuổi) lại đổ bệnh nên nằm liệt giường bao nhiêu năm nay, không đi lại được. Ở lưng của bà còn nổi lên một khối u lớn khiến những cơn đau nhứt cứ liên miên không ngớt .

Vợ bệnh, cháu thơ, bản thân ông Lim không còn cách nào khác để duy trì cuộc sống nên hàng ngày phải lăn lộn ở khắp các cánh đồng để mò ốc thay thức ăn. Thứ ốc mềm mềm, nhơn nhớt ban đầu thằng bé Việt cũng “kinh lắm” nhưng lâu dần thành quen nên ăn với cơm một cách ngon lành. Vừa dùng một mảnh gạch vỡ đập vỏ ốc, em vừa toe toét cười khoe: “Ốc của ông đi bắt được ăn cũng ngon lắm cô ạ. Cháu có thể ăn cả ngày được mà không chán ạ”.

Bà nội ốm nằm liệt giường nhiều năm nay nên không giúp được việc gì cho hai ông cháu.

Bà nội ốm nằm liệt giường nhiều năm nay nên không giúp được việc gì cho hai ông cháu.

Bà nội ốm nằm liệt giường nhiều năm nay nên không giúp được việc gì cho hai ông cháu.

Thương bà nội nhưng Việt còn quá nhỏ không thể làm được gì ngoài việc ngồi quạt cho bà khi trời nóng.

Nghe thằng bé nói, ông Lim dường như “xấu hổ” nên quay mặt vào phía trong. Đôi mắt già nua, nhăn nheo bắt đầu hoe đỏ và cái ánh nhìn tồi tội của một người ông không thể lo được đủ đầy cái ăn cho cháu. Bản thân ông cũng muốn lắm có được miếng thịt, miếng cá cho Việt nhưng không có tiền mua nên ông đành chịu, phải bắt ốc ăn qua ngày. Ngay cả bà Hoạch, ốm đau liên miên nhưng cũng không có gì ngoài bữa cơm độn ốc bao năm nay.

Bà nội ốm nằm liệt giường nhiều năm nay nên không giúp được việc gì cho hai ông cháu.

Thương Việt, bản thân ông Lim chỉ biết cố gắng chăm chỉ đi bắt ốc kiếm cái ăn và chút tiền bán được để mua sách vở cho cháu.

Hiện tại cậu bé Việt đã làm học sinh lớp 4 trường Tiểu học Đồng Thái với sức học khá và đặc biệt em rất ngoan. Ngoài những buổi đến trường, em vẫn thường theo ông đi bắt ốc ở các cánh đồng nên gần như lúc nào người ta cũng nhìn thấy cậu bé với bộ dạng lấm lem, áo quần sộc xệch và rách bẩn. Ấy thế nhưng khi được hỏi, Việt vui lắm, em khoe: “Cháu đi cầm xô cho ông, có lúc cũng bắt được cả ốc nữa để ông được về nhà sớm chứ nhiều hôm tối mò rồi ông vẫn còn chưa về nhà”.

Nỗi lo đứa cháu thơ thất học luôn thường trực trong suy nghĩ của ông Lim khiến ông sợ hãi.

Nỗi lo đứa cháu thơ thất học luôn thường trực trong suy nghĩ của ông Lim khiến ông sợ hãi.

Lời nói thật thà của đứa cháu nhỏ khiến ông Lim không cầm lòng được, lấy tay quệt ngang dòng nước mắt. Nhìn cháu, ông lại ngước lên bàn thờ nhìn di ảnh đứa con xấu số mà bật khóc: “Tôi già rồi, cũng không mong ước điều gì cả, chỉ mong sao lo được cho Việt ăn học thành người để cháu đỡ thiệt thòi. Thằng bé mất bố rồi, mẹ cũng bỏ nó đi mất, rồi sẽ đến lúc tôi và bà nó về với đất, không biết lúc đó cháu sẽ ra sao nữa?

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật để sửa đổi đạo luật y tế

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật để sửa đổi đạo luật y tế

Dân biểu Raul Labrador (thứ 2 từ trái) và các thành viên của Hạ viện rời Điện Capitol sau khi bỏ phiếu về dự luật mới, 15/11/2013

Dân biểu Raul Labrador (thứ 2 từ trái) và các thành viên của Hạ viện rời Điện Capitol sau khi bỏ phiếu về dự luật mới, 15/11/2013

16.11.2013

Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật để làm yếu đi một bộ phận then chốt của đạo luật mới về chăm sóc sức khỏe, với sự hậu thuẫn của phe đa số thuộc đảng Cộng hòa cùng với một số thành viên trong đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama.

Hôm qua, 39 dân biểu thuộc đảng Dân chủ đã ngã về phía Cộng hòa để bỏ phiếu tán thành dự luật nhằm cho phép các công ty bảo hiểm sức khỏe bán những chương trình bảo hiểm không thỏa mãn tất cả những đòi hỏi của luật Obamacare.

Hiện chưa rõ Thượng viện sẽ quyết định như thế nào về dự luật này và Tòa Bạch Ốc cho biết ông Obama sẽ phủ quyết nếu dự luật được Quốc hội thông qua.

Tòa Bạch Ốc đang phải đối mặt với sự chỉ trích kịch liệt của hàng triệu người bị mất bảo hiểm vào ngày 1 tháng 1 tới đây vì luật Obamacare, mặc dù ông Obama đã hứa hẹn với cử tri là họ có thể giữ chương trình bảo hiểm của họ nếu họ muốn.

Hôm qua, ông Obama đã thảo luận với các viên giám đốc của các công ty bảo hiểm trong một cuộc họp mà Tòa Bạch Ốc gọi là một “phiên họp động não” (brainstorming session).

Lũ lụt miền trung Việt Nam : Hơn hai chục người thiệt mạng

Lũ lụt miền trung Việt Nam : Hơn hai chục người thiệt mạng

Lũ lụt Việt Nam : Lần này thành phố Huế bị ngập lụt nặng nhất - REUTERS /F. Sander

Lũ lụt Việt Nam : Lần này thành phố Huế bị ngập lụt nặng nhất – REUTERS /F. Sander

Anh Vũ

RFI

Trong hai ngày qua, áp thấp nhiệt đới kéo theo mưa lớn đã gây lũ lụt lớn tại miền trung và Tây Nguyên Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng về người và vật chất. Theo báo chí trong nước, lũ lụt đã làm ít nhất 25 người chết và mất tích, hơn hai chục nghìn người phải sơ tán tránh nạn.

Áp thấp nhiệt đới kéo theo mưa lớn liên tục  từ hai ngày qua, từ tỉnh Quảng Trị đến Ninh Thuận, đã gây ra lụt lớn trên khắp khu vực miền trung và Tây Nguyên.

Thông Tấn xã Việt Nam dẫn thống kê sơ bộ của Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cho biết, tính đến chiều ngày 16/11, mưa, lũ tại các tỉnh miền trung và Tây Nguyên đã làm 24 người chết và 1 người mất tích. Trong đó tỉnh Bình Định có 13 người chết, Quảng Ngãi có 7 người, Quảng Nam 2 người, Phú Yên 1 người, Gia Lai 1 người và 1 người mất tích ở Gia Lai.

Thành phố Huế đang bị ngập lụt nặng nhất. Chỉ sau vài giờ mưa lớn, nhiều tuyến đường cùng các khu di tích lịch sử của cố đô bị chìm trong gần một mét nước. Thành phố cổ Hội An cũng chìm trong biển nước. Hàng chục nghìn ngôi nhà thuộc địa bàn các tỉnh từ Quảng Trị vào đến Ninh thuận cũng đang ngập trong nước, giao thông bị cắt đứt.

Mưa gây ra lũ đã làm cho hàng loạt các hồ chứa nước thủy điện, thủy lợi đạt mức đỉnh buộc phải xả lũ khiến cho tình trạng ngập lụt càng trở nên phức tạp. Chính quyền địa phương có lũ lụt đã phải tổ chức di dời hơn hai chục ngàn người dân ra khỏi vùng lụt.

Đại diện của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn thiên tai tại Đà Nẵng cho AFP biết, « do nước dâng quá nhanh, người dân địa phương không có thời gian để chuẩn bị » đối phó. Ông cũng cho biết tình hình trong những ngày tới còn có thể nghiêm trọng hơn.

Nói Vậy Nhưng Không Phải Vậy

Nói Vậy Nhưng Không Phải Vậy

Tưởng Năng Tiến

Trong tháng này, trang blog của RFA, vừa có thêm hai cây viết mới: Hoàng Ngọc Tuấn và Nguyễn Lân Thắng. Cả hai đều là những khuôn mặt khả ái và quen thuộc với cư dân mạng. Người sau (xem hình) trông trẻ trung hơn và (xem chừng) cũng vui vẻ hơn kẻ trước. Coi:

Trở về nhà trên xe của bộ Công an sau 18 tiếng “làm việc” cùng cơ quan an ninh, tôi đã có một cuộc tranh luận nho nhỏ ngoài biên bản với các chiến sỹ an ninh về tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, chuyện trao Tuyên bố 258… Chuyện thì cũng vui vui thôi, nhưng đến cuối cùng chị T cục A67 nhắc nhẹ: “…Anh lưu ý, nói là một chuyện, làm là một chuyện khác nhé…”

Lời dặn dò cuối cùng cứ văng vẳng trong đầu làm tôi suy nghĩ mãi, không biết lời dặn này có phải là có ý cho phép tôi cứ nói đi, còn làm nên dè chừng…??! Có một câu chuyện vui thế này: “Cả thế giới đều phải kiêng nể người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói. Người Nhật lại sợ Trung Quốc vì Trung Quốc không nói mà làm. Nhưng rồi tất cả chúng nó sợ ai??? Xin thưa, sợ nhất Việt Nam vì Việt Nam nói một đằng làm một nẻo…”


Tôi thực lòng không dám dở trò láu cá, mới (giả lả) khen Nguyễn Lân Thắng là “trẻ trung, vui vẻ” rồi lại liền buông lời than phiền hay chỉ trích (này nọ) nhưng “câu chuyện vui” mà ông bạn đồng nghiệp vừa kể – nói nào ngay – cái kết luận nghe không vui gì lắm: Việt Nam nói một đằng làm một nẻo…“

–         Ủa, chớ người Việt nào mà kỳ cục dữ vậy cha nội?  Phải chỉ rõ: ai, đứa nào, con nào, thằng ào, lũ khốn nạn nào chuyên môn “nói một đằng làm một nẻo” mới được, chớ  nói năng lạng quạng – ba chớp ba nháng – như vậy (nghe) sao dễ mích lòng quá hà!

Tui cũng (làm bộ) hỏi cho vui vậy thôi, chớ câu hỏi dễ ẹc này, đã có người đã trả lời (xong xả) lâu rồi. Trong cuốn Hồi Ký Vi Đức Hồi, tác giả đã nhắc đi nhắc lại gần đến cỡ chục lần rằng đảng luôn luôn nói một đằng, làm một nẻo:

Chẳng hạn đảng nói “xây dựng xã hội không có bóc lột”thì chính những đảng viên của đảng lại là những người trực tiếp bóc lột người ;đảng nói  “một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản”thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng;đảng nói “đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất” nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ lười lao động, ăn bám,đục khoét tiền bạc của nhân dân;đảng nói “học thuyết Mác-Lê Nin và xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là đỉnh cao của nhân loại”, vậy tại sao lại sụp đổ ?Tại sao nước ta ngày nay lại trở lại thể chế của xã hội tư bản?

Sau đó, tất nhiên, ông Vi Đức Hồi phải đi tù (nghe đâu) gần cả chục năm vì tội “tuyên truyền chống nhà nước.” Tù là phải. Đương sự không chỉ đụng tới Đảng (quang vinh) mà còn chạm tới Bác (anh minh) của toàn thể đồng bào:

Năm 1946 khi đến thăm lớp cán bộ bình dân học vụ đầu tiên do nhóm ông Nguyễn Hữu Ðang tổ chức, ông Hồ chỉ trích những người viết sách vỡ lòng trong đó có câu mẫu “Nó ở tù” để dạy ghép vần có nguyên âm u:“Các đồng chí không còn thí dụ nào hay hơn sao mà dùng cái thí dụ ác thế ? Làm hại đầu óc trẻ con. Xin tìm câu khác”.

Mẹ tôi đi dự lớp huấn luyện này. Bà thường kể câu chuyện trên cho mọi người nghe như một thí dụ về lòng nhân ái cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp, ông Hồ gặp một tù binh co ro trong cái rét cắt da của rừng Việt Bắc. Ông cởi tấm áo trấn thủ của ông cho anh ta, và câu chuyện lan truyền trong tù binh như một huyền thoại. (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày, 2nded. Fall Church,Virginia: Tiếng Quê Hương, 2008).

Và cái huyền thoại này, vẫn theo nhà văn Vũ Thư Hiên, đã chết trong lòng thân mẫu của ông – không lâu– sau đó:

Trong những ngày này, mẹ tôi kể, bà nghĩ đến thần tượng của bà rất nhiều. Ðêm đêm bà ngồi một mình trong căn nhà vắng lặng. Bà đã tin ông Hồ Chí Minh. Bà đã tin ông lắm lắm. Còn hơn tin, bà sùng kính ông, người anh cả của cách mạng, lãnh tụ của bà. Bức chân dung cỡ 18×24 ông Hồ Chí Minh tặng bà với dòng chữ “Thân ái tặng thím Huỳnh” trước ngày ông lên đường dự hội nghị Fontainebleau năm 1946 được bà gìn giữ như của gia bảo.…

Nhiều người khuyên bà hãy cầu cứu ông Hồ. Dù muốn dù không Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ vẫn còn phải nể ông, họ nói. Mọi người tin chắc ông không biết việc xảy ra. Nếu ông biết, ông không bao giờ để xảy ra chuyện nồi da nấu thịt thế này. Vài năm nay, do sức khỏe kém, ông Hồ không còn trực tiếp điều khiển công việc đất nước.

Mẹ tôi không tin. Bà cho rằng để khởi lên một vụ lớn như thế này, Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ không thể không hỏi ý kiến ông Hồ, ông không thể không biết. Vụ bắt bớ chỉ được tiến hành một khi có sự đồng ý của chủ tịch nước… Chính do những suy nghĩ như vậy mà mẹ tôi không nghe theo lời khuyên của bè bạn. Bà không xin gặp, không thèm viết một dòng nào cho ông Hồ Chí Minh (V.T.H. Sđd, 22 -24).

Với nhiều người khác thì huyền thoại về lòng nhân ái của Bác được trực nhận dễ dàng hơn, dù họ bao giờ chưa được tiếp cận với ông, và sinh sống cách ông cả hàng ngàn cây số:

Năm 1954, sau chín năm ê chề mòn mỏi vì chiến tranh, thấy hòa bình ai nấy nhẹ nhõm; nếu có kẻ nào lúc đó mà xếp đặt một cuộc tàn sát nữa, kẻ ấy tất gan đồng dạ sắt. Thì Hồ Chí Minh đã xếp đặt cuộc tàn sát ngay vào thời kỳ ấy.

Năm 1968, sau hăm ba năm chiến tranh thảm khốc, nghe nói hòa bình mọi người mừng rơn. Nghĩ tới hàng triệu người đã bỏ thây trong thời gian qua, ai cũng tưởng làm người Việt Nam mà có kẻ dám để ý nghĩ mon men đến chiến tranh nữa, thì kẻ ấy mặt dầy mày dạn, tán tận lương tâm. Thì Hồ Chí Minh chính đang xếp đặt thêm một cuộc chiến. [(Võ Phiến. “Bắt Trẻ Đồng Xanh”. (Trích Tuyển Tập Võ Phiến, 2nded. Westminsre, CA: Người Việt, 2006)].

Sự “tán tận lương tâm” của Bác cũng có thể được nhận ra khi nhìn vào những “huyền thoại” khác. Ông Tôn Thất Tần (người mà  “Jean Valjean gọi bằng cụ,”) là một trong những huyền thoại loại này – theo nhà văn Phạm Đình Trọng:

Hai mươi bảy tuổi, anh thanh niên Tôn Thất Tần đã trở thành người tù Cộng sản chỉ vì anh bộc lộ chính kiến phản đối Hiệp định 6.3.1946 do Hồ Chí Minh kí với Pháp thỏa thuận cho quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tàu Tưởng giải giáp quân Nhật. Năm mươi chín tuổi, ông già Tôn Thất Tần mới bước ra khỏi nhà tù Cộng sản.

Cuộc đời người tù của cụ Tôn Thất Tần kéo dài qua đời ba đảng Mác xít: Đảng Cộng sản Đông Dương, đảng Lao động Việt Nam, đảng Cộng sản Việt Nam. 96 năm có mặt trên cõi đời thì một phần ba cuộc đời cụ Tôn Thất Tần, 32 năm (1946 – 1977), để lại trong nhà tù Cộng sản.

CP Ton That Tan

Hồ Chí Minh là chủ tịch nước VNDCCH từ năm 1945 cho đến năm 1969. Trong suốt thời gian này Tôn Thất Tần bị giam giữ không một phiên toà xét xử. Trong hai mươi bốn năm đó Bác cất “lòng nhân ái cách mạng” của mình ở đâu?

Có thể ông Hồ Chí Minh không biết ông Tôn Thất Tần là ai nhưng chắc chắn ông phải biết ông Nguyễn Hữu Đang, ông Hoàng Minh Chính, ông Đặng Kim Giang, ông Vũ Đình Huỳnh.. chớ? Lòng nhân ái của Bác ở đâu trước bản án 15 tù và 15 năm quản chế mà chế độ của ông dành cho “chú” Đang với cái tội danh (gián điệp) mà đứa trẻ lên ba ở miền Bắc VN cũng biết là ngụy tạo!

Lòng nhân ái cách mạng của Bác để đâu khi các đồng chí của mình: chú Chính, chú Giang, chú Huỳnh … đang nằm sống dở chết dở hàng chục năm trong trại giam Hoả Lò vì “đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài” ?

Trước khi người cộng sản xuất hiện, ngôn ngữ Việt đã có sẵn thành ngữ “nói một đằng làm một nẻo” nhưng phải đợi cho đến khi Hồ Chí Minh đặt cho nền móng thì nó mới có thể dần trở thành truyền thống (cho cả đảng) và kéo dài cho mãi đến hôm nay – theo như lời chị T. cục A67 nhắc nhẹ: “…Anh lưu ý, nói là một chuyện, làm là một chuyện khác nhé…”

Chính cái “khác” này mà chế độ dân chủ (hơn vạn lần tư bản) ở VN đã tạo ra những bản án 32 năm dành cho Tôn Thất Tần, 33 năm dành cho người tù Trương Văn Sương, 37 năm cho người tù Nguyễn Hữu Cầu, và hơn chục năm cho người tù Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần …với những tội danh hoàn toàn bịa đặt!

tranhuynhduythuc

Nguồn ảnh: tranhuynhduythucofficial

Và để biết thêm về hệ thống trại giam hiện nay, ở Việt Nam, xin đọc qua vài đoạn bài trong bài viết mới nhất (“Có Hay Không Việc Trần Huỳnh Duy Thức Bị Tra Tấn? ”) của ông Trần Văn Huỳnh, sau chuyến đi thăm tù vào hôm 8 tháng 11 vừa qua:

…  tôi cùng mấy đứa con, cháu lên đường đi Xuyên Mộc mà lòng đầy bất an sau khi nhận được tin Thức bị ép cung bằng roi điện. Trong tâm trạng lo lắng, tôi nghĩ đến những tình huống xấu nhất. Tôi cố trấn an mình bằng những suy nghĩ tích cực, nhưng sau đó nỗi lo vẫn quay trở lại vì tôi nhận ra trong điều kiện thiếu thốn, khan hiếm thông tin thì mọi khả năng đều có thể xảy đến…

Chia tay Thức ra về, nhìn dáng Thức bước đi lầm lũi vào sâu bên trong trại mà không quay lại vẫy tay chào gia đình như mọi khi, tôi chợt thấy không yên trong lòng. Xâu chuỗi lại những sự việc khác lạ của buổi thăm gặp lần này, có cơ sở để nghi ngờ rằng đang có một sự việc bất thường diễn ra đối với Thức.  Đằng sau sự việc này dường như có uẩn khúc mà hiện giờ tôi chưa khẳng định được. Thông tin gia đình nhận được hôm trước liệu có là đúng, và Thức đang chịu một áp lực nên không thể báo cho gia đình?

Tôi chỉ mong câu trả lời của Thức là sự thật để tôi biết con mình được bình yên. Việc Thức bị biệt giam đã là sự trấn áp về mặt tinh thần rất lớn. Nay nếu Thức tiếp tục bị tra tấn về thể xác thì người cha già này không thể chịu đựng nổi.

Tôi không muốn nuôi trong lòng những mối nghi ngờ. Nhưng khi mà sự minh bạch trong thông tin là không có, trong khi có quá nhiều những việc không thể hiểu được đã xảy ra với con tôi, thật tôi không biết phải tin vào điều gì nữa.

Thay mặt gia đình, xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ của mọi người với Thức và gia đình tôi. Có mọi người tôi cảm thấy không cô đơn và có thêm sức mạnh để tiếp tục con đường đòi tự do cho Thức.

Tháng 11/2013

Trần Văn Huỳnh

Tưởng Năng Tiến