Lễ Độc lập : Miến Điện ân xá hơn 13.000 tù nhân

Lễ Độc lập : Miến Điện ân xá hơn 13.000 tù nhân

Tù nhân rời trại giam Insein : Các nguồn tin độc lập chưa xác định được số lượng tù chính trị được ân xá.- Reuters

Tù nhân rời trại giam Insein : Các nguồn tin độc lập chưa xác định được số lượng tù chính trị được ân xá.- Reuters

Trọng Nghĩa

RFI

Nhật báo Anh ngữ New Light of Myanmar, cơ quan ngôn luận chính thức của chính quyền Miến Điện, vào hôm qua, 06/01/2014 cho biết : Tổng thống Thein Sein hôm 02/01/2014 vừa qua đã ký một lệnh ân xá mới liên quan đến 13.274 tù nhân.

Quyết định đại ân xá trên đây được ban hành một hôm trước ngày Miến Điện kỷ niệm 66 năm ngày giành được độc lập vào năm 1948. Tuy nhiên, chưa biết là có bao nhiều tù chính trị được trả tự do nhân đợt ân xá mới đó.

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, thông tin do nhật báo chính thức Miến Điện đưa ra chưa thể được kiểm chứng bằng các nguồn độc lập, nhất là không xác định được số lượng tù nhân lương tâm được hưởng lệnh ân xá.

Vào tuần trước, Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị Miến Điện, một tổ chức có đại diện trong ủy ban do chính quyền thiết lập để xét duyệt các trường hợp tù nhân chính trị, đã cho biết là khoảng 230 tù nhân trong diện này có thể được trả tự do trong khuôn khổ lệnh ân xá mới.

Trong thời gian qua, mà gần đây nhất là vào những ngày cuối năm 2013, đã có hàng trăm tù nhân vì chính kiến tại Miến Điện được rời khỏi nhà tù. Trả tự do cho toàn bộ các tù chính trị là một trong những cam kết của Tổng thống Miến Điện Thein Sein với cộng đồng quốc tế, mà cụ thể là nhân chuyến công du đầu tiên của ông đến Anh Quốc vào tháng 7 năm 2013.

Các quyết định thả tù nhân chính trị, cùng với một loạt các biện pháp cải tổ khác do chính quyền Thein Sein thực hiện trong thời gian hơn hai năm gần đây, đã thúc đẩy Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đình chỉ hầu hết các biện pháp trừng phạt áp đặt trên chính quyền Miến Điện đồng thời tăng cường các chương trình trợ giúp.

Một trong những dấu hiệu mới nhất cho thấy sự thay đổi quan điểm – theo chiều hướng tích cực – của phương Tây đối với Miến Điện là sự kiện Hoa Kỳ đã nhiều lần gọi đất nước này bằng tên chính thức Myanmar, thay vì tên thông dụng tiếng Anh là Burma như trước đây.

Ví dụ điển hình là sự kiện hôm 03/01 vừa qua, trong một tuyên bố chúc mừng ngày độc lập của Miến Điện, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã hai lần dùng tên Myanmar mà không hề đề cập đến tên Burma.

Trước đó, vào tháng 12/2012, nhân chuyến công du chớp nhoáng Miến Điện, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không ngần ngại sự dụng song song cả hai tên gọi Myanmar và Burma.

 

Thăm Làng Homeless và Người Bất Hạnh Không Nhà Gốc Việt

Thăm Làng Homeless và Người Bất Hạnh Không Nhà Gốc Việt

Tác giả : Lê Bình

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-74_4-218721_15-2/

Ở giữa những hàng cây trụi lá, hoặc bên cạnh một giòng suối có nước lững lờ trôi có những chiếc lều màu xanh da trời sáng rực lên, hoặc trên chiếc cầu bắt ngang con suối có người thiếu nữ đang ngồi giặt áo… Thật hữu tình, rất thơ mộng và thậm chí như cảnh thiên đàng, như vườn lộc uyển… Khi nhìn vào những tấm hình chụp từ xa; nhưng, đến gần, đến thật gần thì đó là những chiếc lều vải sắp rách nát, là những tấm bạt ny-long chùm lên những tấm cát-tông xiêu vẹo…Đó là những mái nhà, là “mái ấm” của hàng trăm gia đình đang sống giữa lòng thành phố trong ngày Giáng Sinh 2013. Họ là Những Kẻ Không Nhà.

Con suối mang tên Coyote Creek bắt nguồn từ Gilroy hay Morgan Hill, hoặc từ xa hơn nữa đâu đó trong rặng Santa Cruz Mountain bạt ngàn thông xanh vi vút. Con suối đó đi ngang qua thành phố San Jose để nhập chung vào với giòng Guadaluppe River. Chỗ “giáp nước” đó nằm dọc xa lộ 280 South có con đường Story Rd. chạy theo hướng Đông Tây, và ở đó có khu rừng cây um tùm rậm rạp. Khi lái xe ngang qua đường Story, nơi ngã ba Senter Rd. một bên là sở thú Happy Hallow Zoo, và một bên là ngôi làng.

Theo chân đoàn ủy lạo của CĐVN Bắc California đến thăm những người bất hạnh lâm vào cảnh không nhà. Đoàn Ủy Lạo đến địa điểm vào lúc 11:00am ngày thứ Ba 24/12/2013, có 4 chiếc xe bán thức ăn trưa, Lunch Catering Truck, và nhiều chiếc bàn dài với những bọc quần áo cũ. Tham dự trong công tác từ thiện, phát quần áo, chăn, mền còn có Phật tử Chùa Đại Nhật Như Lai. Trước đó lúc 10:00am, đã có nhiều người đến chuẩn bị địa điểm, sắp xếp bàn ghế, và chuẩn bị thức ăn. Anh Hào Thái, Ủy Viên CĐVN Bắc California, Nhiệm Kỳ 5, đã bảo trợ cho công tác nầy. Anh Hào Thái là chủ một chiếc xe lunch Porkys SJ kêu gọi thêm 3 xe khác cùng cộng tác với anh để cung cấp bữa ăn trưa cho người không nhà vào dịp lễ Giáng sinh. Trong phái đoàn ủy lạo có Ông Nguyễn Ngọc Tiên, Ông Nguyễn Hữu Nhân, Ông Nguyễn Thiếu Nhẫn, Ông Võ Văn Sĩ, Ông Trần Mai, Ông Nguyễn Bữu và nhiều anh chị em làm thiện nguyện.

Khu đất trống nhộn nhịp như một ngày hội chợ, người sa cơ lỡ bước đã đến để dùng bữa ăn trưa, nhận quần áo. Thức ăn có cơm trắng, thịt nướng, rau trộn và trái cây, nước uống, v.v… Những người không nhà vui vẻ chuyện trò và tỏ lòng cảm ơn cộng đồng Việt Nam. Anh Hào Thái cho biết: “Việc làm nầy nhằm chia xẻ một chút khó khăn khi họ gặp cảnh khổ.”

Hình ảnh thăm làng homeless, nơi có nhiều người gốc Việt.

Đi một vòng xuống khu rừng cây hai bên bò suối. Dòng suối có nước chảy róc rách, cây khô trụi lá, những căn lều bạt đủ màu sắc giăng kín khu rừng. Trong đó có nhiều người độc thân, người có gia đình, đàn ông, thanh niên, phụ nữa và em bé. Cuộc sống có khó khăn và bất tiện. Không nước, không điện, không nhà, không có cả những phương tiện tối thiểu để nấu ăn. Những căn lều tạm bợ cất lên dưới những tàng cây bằng vật liệu kiếm được từ những đống rác, hoặc xin từ nhà thờ. Có rất nhiều chiếc xe đi chợ (cart) bỏ lăng lóc chung quanh, và những đống bao ny-long, vật liệu phế thải, v.v… Những người sống nơi đây kiếm tiền bằng cách đi xin, hoặc lượm rác, bao bị, võ chai….bán cho các công ty thu mua phế liệu tái chế biến (recycle).

Cuộc sống tuy có khó khăn nhưng họ vẫn cố tạo cho đời sống những tiện nghi tối thiểu, và cố gắng sống một đời sống bình thường. Ngày lễ đến, cũng có cây thông Giáng Sinh, có hang đá, có giây kim tuyến trang hoàng trên các cành cây. Đều khó khăn nhất nơi đây là nước uống, nước tắm giặt, và việc chăm lo sức khoẻ. Có người cho biết tắm giặc ở nơi vòi nước công cộng, hoăc trong mùa mưa dùng nước dưới suối. Cuộc sống tuy cam go khổ cực, nhưng họ vẫn có những tôn trọng sự riêng tư; không phải tất cả xuống đây đều xô bồ hổn độn. Cũng có những nơi “màn che trướng phủ” có những riêng tư và không muốn ai xâm phạm. Không phải tất cả đều đến nhận thức ăn ủy lạo trong ngày lễ; họ cũng có lòng tự trọng, và không muốn tiếp xúc với người lạ.

Có khoảng trên dưới 200 người sống trong khu rừng nầy, trong số đó có khoảng 10 người Việt Nam. Ông John, mới đến cư trú nơi nầy khoảng vài tháng, ông đến từ San Diego. Ông nói “Tôi lưu lạc đến đây không bạn bè không người thân” Hỏi lý do đưa ông đến nơi nầy, ông trả lời bằng nụ cười buồn. Anh Richard, anh Sam đến đây được vài tháng, chỉ chiếc lều nói “Gia tài của tôi là 8 chiếc mền. Đủ ấm rồi.” Họ không muốn đề cập đến lý do đưa đầy họ vào cảnh khốn cùng.

Hình ảnh thăm làng homeless, nơi có nhiều người gốc Việt.

Người Việt Nam chiếm riêng một góc rừng, dưới chiếc cầu sắt. Nơi đây hơi ẩm thấp và thiếu ánh nắng. Khi tôi đến, anh Nguyễn Phúc Ân đang phơi những chiếc mền, và trang trí gốc cây nơi anh chọn làm “nhà” bằng những cành cây kết nối với nhau thành chiếc cổng hình vòng cung. Phúc Ân cho biết: “Cháu ở Mỹ được 26 năm. Đến Hoa Kỳ với bà nội lúc 8 tuổi.” Ân noí thêm “Ở đây là khổ rồi. Nhưng mà phải chịu vậy thôi. Mỗi con người có một số phận khác nhau.” Em tâm sự có gia đình ở VN, có mồ mả ông bà cũng muốn về thăm một lần nhưng chưa được. Anh Nguyễn Văn Bê, trên 30 tuổi, chưa có gia đình sống trong “làng” vài năm nay, không có việc làm. Anh ít nói. Với Nguyễn Phúc Ân thì cởi mở hơn. Ân tâm tình “Đừng nghĩ rằng tất cả những người sống dưới suối là hút xách, bậy bạ đâu. Cũng có một ít thôi..” em chỉ một căn lều trên triền dốc “Đó là thằng quậy nhất ở đây. Nó hút, nó say, nó làm bậy… nhưng số đó không nhiều. Mình ở đây phải lo giữ gìn. Có ai muốn xuống đây đâu. Cháu nói là mỗi người có mỗi cảnh đời khác nhau…” Ân cho biết Ân sẽ rời nơi đây sớm nếu có cơ hội. Em đã khóc khi tâm tình. Và dường như em có điều chi đó khó giải bày. Thân thể Ân hơi ốm, cao, có xâm hình chi đó trên ngực phía trái. Ân nói tiếng Việt tiếng Anh lẫn lộn và rất rõ ràng mạch lạc. Qua câu chuyện, có thể cho thấy em có chút bất mãn đời sống, em nói nhiều, nhưng em có niềm tin vào đấng thiêng liêng.

Cũng trong khu rừng nầy, con người muốn vươn lên để thoát ra khỏi “cơn bĩ cực”. Trên chiếc vĩ sắt bắt ngang dòng suối, có một cô gái bận chiếc áo đầm trắng, lịch sự đang ngồi rửa mặt và trang điểm, có thể cô ta có một cái hẹn trong đêm Noel chăng? Không biết cô ta đang nghĩ gì, nhưng qua cách phục sức, và cách chăm sóc sắc đẹp, có thể trong lòng cô cũng có ước mơ rất bình thường như những con người khác. Một tình yêu, một cuộc sống tươi đẹp…?

Ở Hoa Kỳ có hàng triệu con người vô gia cư. Có hàng triệu cảnh đời khác nhau. Và có bao nhiêu người là có bấy nhiêu lý do để đưa họ đến cảnh khốn cùng. Dù sung sướng, hay đau khổ. Con người là một tạo vật của Thượng Đế. Ngày hôm nay, cách đây hơn 2,000 năm Chuá Giáng Sinh làm người là muốn chuộc tội cho thiên hạ. Cầu xin Giáng Sinh nay nay sẽ có ít người chịu cảnh khổ.

https://groups.google.com/forum/#!msg/soc.culture.vietnamese/h99WS73wIEw/mCh5onZJ6-oJ

Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco bị phóng hỏa

Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco bị phóng hỏa

Cổng vào lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco bị thiệt hại nặng -  Reuters /Stephen Lam

Cổng vào lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco bị thiệt hại nặng – Reuters /Stephen Lam

Thụy My

RFI

Buổi tối đầu năm Dương lịch, lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco đã bị đốt cháy gây thiệt hại nghiêm trọng. Một phát ngôn viên của tòa lãnh sự hôm qua 02/01/2013 đã kêu gọi chính quyền Mỹ bảo vệ các nhân viên ngoại giao Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ “quan ngại sâu sắc” và hứa hẹn sẽ tìm kiếm và đưa thủ phạm ra trước pháp luật. Tại Bắc Kinh, hôm nay 03/01/2014, tờ Global Times đã chỉ trích “tình trạng mất an ninh”, cho rằng Mỹ không thể chối bỏ trách nhiệm.

Thông cáo của lãnh sự quán Trung Quốc cho biết, một người nào đó đã quăng “hai xô xăng vào cổng tòa lãnh sự và châm lửa” vào lúc 21 giờ 25 địa phương (5 giờ 25 GMT) đúng vào tối thứ Tư 01/01/2014, gây ra các “thiệt hại nghiêm trọng”. Cảnh sát, lính cứu hỏa thành phố và bộ phận an ninh ngoại giao đã can thiệp ngay lập tức. Hiện nay tòa lãnh sự đã đóng cửa, nhưng vẫn có vài nhân viên làm việc.

Trước khi phóng hỏa, thủ phạm đã đậu chiếc xe vận tải nhẹ trước lãnh sự quán. Người ta vẫn chưa biết được người này là nam hay nữ, và động cơ là gì. Cảnh sát Mỹ đang tiến hành điều tra.

Tại Washington, trợ lý phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf tuyên bố: “Chúng tôi rất quan tâm đến vụ này, bộ phận an ninh ngoại giao đang làm việc với cơ quan FBI và chính quyền địa phương để điều tra và bắt giữ các thủ phạm. Các viên chức Bộ Ngoại giao đã liên hệ với các đồng nhiệm Trung Quốc nhằm thông tin và hỗ trợ họ”. Bà nói tiếp an ninh của các nhà ngoại giao nước ngoài là “quan trọng và là trọng tâm chú ý của chúng tôi”.

Phát ngôn viên lãnh sự quán Trung Quốc lên án “một hành động hèn mạt”, là một “đe dọa cho an ninh của nhân viên lãnh sự quán và dân cư xung quanh. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Mỹ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ đúng mức nhân viên và trụ sở lãnh sự quán Trung Quốc, và đưa ra thủ phạm ra tòa càng sớm càng tốt”.

Tờ báo San Francisco Chronicle cho biết, tòa lãnh sự này đã từng bị đốt cháy tháng 3/2008 : nhiều người đã đổ chất gây cháy vào cổng tòa nhà rồi phóng hỏa. Sự kiện trên xảy ra trong lúc nhiều tiếng nói đang cất lên tại San Francisco tố cáo tình trạng đàn áp nhân quyền ở Trung Quốc, vào thời điểm đuốc Thế vận Bắc Kinh 2008 được rước đến thành phố Mỹ.

Hôm nay 03/01/2014, tờ Global Times có khuynh hướng cực đoan và quan hệ chặt chẽ với đảng Cộng sản Trung Quốc tố cáo “tình trạng mất an ninh”, kêu gọi “có những bản án nghiêm khắc” và cho rằng “các thế lực bài Hoa” đã “chứng tỏ ngày càng táo tợn hơn”. Global Times khẳng định: “Vì những sự kiện này cứ tái diễn, chính quyền Mỹ khó thể chối bỏ mọi trách nhiệm của mình”.

 

Khách hàng của Ngân hàng Nhà nước lại trở thành dân oan

Khách hàng của Ngân hàng Nhà nước lại trở thành dân oan

Hoà Ái, phóng viên RFA
2014-01-02

nh-nn-ptnt-305.jpg

Khách hàng đến Ngân hàng NN và PTNT VN-Chi nhánh Tân Lập tại TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk trả tiền thì ngân hàng không trả sổ đỏ báo là đang bị thất lạc.

Screen capture

Nghe bài này

Ngày càng có nhiều dân oan lên tiếng họ là nạn nhân của các ngân hàng ở VN. Hôm nay, Hòa Ái có bài tìm hiểu nguyên nhân vì sao qua trường hợp điển hình của 8 gia đình và doanh nghiệp ở TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk bị đẩy tới tình trạng “vườn không nhà trống” khi họ là khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam-Chi nhánh Tân Lập trong phần sau.

Ngân hàng làm mất sổ đỏ thế chấp của khách hàng?

Vụ việc xảy ra ở Ngân hàng NN&PTNT VN-Chi nhánh Tân Lập tại TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk khi 8 khách hàng gồm gia đình và doanh nghiệp thế chấp Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng Đất (gọi tắt là sổ đỏ) để vay tín dụng trong thời gian cuối năm 2009 đầu năm 2010. Thế nhưng khi đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, 8 khách hàng đến trả tiền vay thì Ngân hàng từ chối không thu vì các sổ đỏ thế chấp của họ đã bị thất lạc do nhân viên của ngân hàng mang ra ngoài cầm cố để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 8 khách hàng không nhận được bất kỳ chứng từ hay biên nhận nào của ngân hàng khi từ chối không thu tiền trả cho các hợp đồng vay tín dụng. Sự việc tiếp diễn với các thông báo nộp tiền gốc và lãi lũy kế của ngân hàng đối với 8 khách khách hàng này.

” Khi đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, 8 khách hàng đến trả tiền vay thì Ngân hàng từ chối không thu vì các sổ đỏ thế chấp của họ đã bị thất lạc do nhân viên của ngân hàng mang ra ngoài cầm cố để lừa đảo chiếm đoạt tài sản…”

Vụ việc không chỉ dừng lại ở mức đôi co giữa khách hàng và ngân hàng. Trong thời gian tranh chấp kéo dài cho đến nay, Ngân hàng NN VN-Chi nhánh Đăk Lăk gửi cho cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đăk Lăk về việc “Giám định hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng Chi nhánh Tân Lập” quyết định khách hàng không phải trả tiền lãi do ngân hàng Chi nhánh Tân Lập vi phạm hợp đồng. Và cũng trong thời gian này, 8 khách hàng tiến hành chuyển nhượng nhà và đất cho người khác nhưng cuối cùng nhiều người trong số họ bán hết tài sản của gia đình, thậm chí phải đi vay ngoài với lãi suất cao để bồi thường tiền phạt cọc do quá hạn thực hiện hợp đồng chuyển nhượng vì không có sổ đỏ.

Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Vận tải Hoàng Anh, 1 trong 8 khách hàng làm đơn khởi kiện Ngân hàng NN&PTNT VN-Chi nhánh Tân Lập. Phiên tòa ngày 25/9/2013 kết thúc với quyết định tuyên bác đơn khởi kiện của doanh nghiệp Hoàng Anh và phải đóng 36 triệu đồng tiền án phí trong khi thực tế doanh nghiệp này bị thiệt hại số tiền gần 2 tỷ đồng do ngân hàng vi phạm hợp đồng. Lý giải cho kết quả phiên tòa, luật sư Nguyễn Thanh Lương, thuộc Đoàn luật sư Bến Tre cho biết:

“Trong vấn đề này thì ngân hàng có lỗi. Hai là không trả sổ được cho họ thì người dân lấy cớ đó mà không nộp tiền đáo hạn. Đúng ra thì phải có sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp trên của ngân hàng hoặc của chính quyền địa phương. Vì không thấy sự can thiệp nào nên người dân phản ứng theo bản năng là không nộp tiền. Nếu việc không nộp tiền khi đáo hạn thì dẫn đến người dân cũng có lỗi. Dù ngân hàng có lỗi thì đó là lỗi về hành chánh, về mặt quản lý văn bản giấy tờ. Còn người dân thì sẽ có lỗi về vi phạm hợp đồng, trách nhiệm dân sự. Trong trường hợp này theo quan điểm của tôi là phải đề cao trách nhiệm can thiệp của cơ quan lãnh đạo, hoặc ngân hàng cấp trên hoặc của chính quyền ủy ban nhân dân tỉnh cùng cấp phải can thiệp vào việc này”.

“Trong vấn đề này thì ngân hàng có lỗi. Hai là không trả sổ được cho họ thì người dân lấy cớ đó mà không nộp tiền đáo hạn. Đúng ra thì phải có sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp trên của ngân hàng hoặc của chính quyền địa phương. Vì không thấy sự can thiệp nào nên người dân phản ứng theo bản năng là không nộp tiền

LS Nguyễn Thanh Lương”

“Con kiến mà kiện củ khoai”

Trao đổi với đài RFA, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật gia TP.HCM, chia sẻ theo quy định của pháp luật thì khách hàng nên nộp tiền, thậm chí nộp cả số tiền gốc và lãi cho ngân hàng thì khi đó mới thắng được khi đi khởi kiện.

Trụ sở Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Đắk Lắk - Đắk Nông

Trụ sở Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Đắk Lắk – Đắk Nông. noichinh.vn

Trong video người dân gửi về đài cho thấy sau khi thua kiện, 3 khách hàng đến Ngân hàng NN&PTNT VN-Chi nhánh Tân Lập vào ngày 27/9/13 để trả tiền và đòi lại sổ đỏ nhưng nhân viên của ngân hàng đều lánh mặt. Khách hàng bực tức lớn tiếng ngay tại ngân hàng

“Đây tiền đầy đủ đây. Bảo thu vào nhưng lại bảo không có sổ”.

“Biểu nhân viên tiền lãi là tính hết mà sổ lại không chịu đưa ra. Không đưa ra thì phải có cách giải quyết nhanh lẹ cho người ta chứ đã chờ đợi 4 năm trời rồi”.

“Người ta đã mất tiền, mất nhà rồi mà lại bảo cứ nộp tiền vào”.

Và ông Nam, Giám đốc mới của Ngân hàng lúng túng khi phải đối diện với sự tức giận của 3 vị khách hàng:

“Người đó là gì của ông, có phải là cán bộ của ông không?

” Theo lý thuyết thì tròn nhưng thực tế thiệt hại của người dân thì không thể nào bù đắp được, không thể nào đánh đổi được, để thống kê được hết. Nói cho cùng thì người dân cuối cùng cũng là người bị thiệt hại. Đó là điều bất công. Đó cũng là điều mà pháp luật cần phải điều chỉnh

Luật sư Nguyễn Thanh Lương”

-Thì việc đó là…’ấy’ nhưng em là người mới vừa tiếp nhận…Em đã xem và xin xử lý đây”.

Theo quy định của luật pháp thì khách hàng cứ nộp tiền rồi cầm biên nhận để làm bằng chứng khởi kiện ngân hàng nhưng với những số tiền quá lớn thì không khách hàng nào có thể làm theo quy định này. Họ không có lòng tin vào những thiệt hại của mình sẽ được bù đắp vì “con kiến mà kiện củ khoai” thì chỉ thiệt thân. Luật sư Nguyễn Thanh Lương nêu lên ý kiến của ông:

Theo lý thuyết thì tròn nhưng thực tế thiệt hại của người dân thì không thể nào bù đắp được, không thể nào đánh đổi được, để thống kê được hết. Nói cho cùng thì người dân cuối cùng cũng là người bị thiệt hại. Đó là điều bất công. Đó cũng là điều mà pháp luật cần phải điều chỉnh để đảm bảo kịp thời cho người dân được công bằng. Đối với ngân hàng phải chịu trách nhiệm về việc mất sổ khiến người dân không khai thác được. Ngân hàng có thể liên thông với chính quyền địa phương để cấp sổ lại, gọi là cấp phó bản. Vấn đề là trách nhiệm của ban quản lý Nhà nước, phải tạo điều kiện cho ngân hàng hợp tác với nhau để cấp sổ khác cho người dân. Điều này thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương”.

Trong nhiều năm trở lại đây, ngày càng có nhiều giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng do các hợp đồng giao dịch ngày càng thuận tiện và dễ dàng hơn. Chẳng hạn như một người cần tiền chữa bệnh thì có thể đến ngân hàng thế chấp sổ đỏ để vay tín dụng với mức lãi suất tương đối. Tuy nhiên khi tới đáo hạn mà không trả được thì bị tính toán lũy tiến cả số tiền vay gốc và lãi. Theo số liệu trên giấy tờ thì ngân hàng tính nợ, tính lãi khách hàng rất dễ dàng còn người dân là khách hàng chứng minh những thiệt hại thì lại rất khó khăn một khi ngân hàng vi phạm hợp đồng như trường hợp của 8 gia đình và doanh nghiệp ở Đăk lăk.

Theo đề nghị của Luật sư Nguyễn Thanh Lương thì việc cấp lại phó bản sổ đỏ qua sự kếp hợp giữa ngân hàng và cơ quan có thẩm quyền ở địa phương không phải là việc quá khó khăn. Bao giờ đề nghị này sẽ được Nhà nước xem xét thì không mấy ai đoán được nhưng 8 gia đình và doanh nghiệp ở Đăk Lăk đang sống trong tình trạng có nhà mà như không sẽ trở thành “dân oan” trong một ngày gần nhất là điều trước mắt.

Campuchia: Công nhân biểu tình đụng độ với đơn vị quân đội ưu tú

Campuchia: Công nhân biểu tình đụng độ với đơn vị quân đội ưu tú

Binh sĩ Campuchia trấn áp một công nhân trong đoàn biểu tình đòi tăng lương 2/1/14

Binh sĩ Campuchia trấn áp một công nhân trong đoàn biểu tình đòi tăng lương 2/1/14

 

02.01.2014

Những người biểu tình cho biết có ít nhất 20 người, bao gồm 15 vị sư, đã bị thương trong vụ trấn áp các công nhân dệt may biểu tình sau khi một đơn vị quân đội đặc biệt được đưa đến để dẹp biểu tình.

Các nhóm nhân quyền địa phương cho biết có ít nhất 10 người bị bắt giữ hôm thứ Năm bên ngoài công xưởng Yak Jin gần Phnom Penh, và họ lên án bạo lực cũng như việc triển khai của một đơn vị binh sĩ ưu tú – Ðơn vị chỉ huy đặc biệt 911.

Ông Nuth Romduol thuộc đảng đối lập, Ðảng Cứu quốc Campuchia, và là thành viên của Quốc hội vừa đắc cử, nói với ban Khmer của đài VOA rằng các binh sĩ là những kẻ hung hãn. Ông nói:

“Họ rất hung hăng đối với chúng tôi khi đến nơi. Các binh sĩ đã hung hãn bắt đi một người đàn ông trẻ. Anh ấy chỉ là người ngoại cuộc đứng gần đó, nhưng đã bị đánh đập bằng dùi cui. Anh ta không có vũ khí và không hề ném một hòn đá nào. Sự việc xảy ra ngay trước mắt tôi”.

Thế nhưng ông Chap Sophorn, chỉ huy của đơn vị, nói rằng các đơn vị của ông chỉ phản ứng lại sau khi những người biểu tình bắt đầu ném đá vào họ. Ông nói:

“Chẳng lẽ chúng tôi phải đứng yên ở đó và chịu tấn công hay sao? Binh sĩ của tôi tuân theo lệnh của tôi. Nếu tôi nói “Chú ý”, họ sẽ chú ý, và nếu tôi nói “Dừng lại”, họ sẽ dừng. Ai sẽ chịu trách nhiệm khi chúng tôi nói đừng ném đá vào chúng tôi nhưng họ vẫn cứ làm? Ngay cả anh cũng không chịu được”.

Ða số các công nhân dệt may Campuchia biểu tình là để yêu cầu mức lương cao hơn.

Cựu TT Pakistan được đưa vào bệnh viện trên đường đến tòa án

Cựu TT Pakistan được đưa vào bệnh viện trên đường đến tòa án

Cựu tổng thống Pakistan Pervez Musharraf

Cựu tổng thống Pakistan Pervez Musharraf

Ayaz Gul

02.01.2014

ISLAMABAD — Lãnh đạo cũ của Pakistan, ông Pervez Musharraf, phải ra trước tòa án hôm thứ Năm để đối mặt với cáo trạng phản quốc, nhưng thay vào đó đã phải đưa gấp tới một bệnh viện quân sự vì những phàn nàn về một cơn đau tim.

Vụ xét xử về tội phản quốc của cựu Tổng thống và cũng là Tư lệnh quân đội Pakistan, ông Pervez Musharraf, đã được hoãn tới thứ Hai tại một tòa án đặc biệt với hội thẩm đoàn ba thành viên, ở Islamabad.

Các công tố viên nói rằng sự hiện diện của ông là cần thiết cho một cuộc truy tố có thể xảy ra và một lệnh của tòa án buộc ông Musharraf phải xuất hiện trước tòa.

Nhưng nhà cựu độc tài quân sự 70 tuổi này đã lỡ hai phiên khai mạc nêu lên những lo ngại về an ninh trong đó có một vụ lo ngại về gài bom.

Luật sư biện hộ, ông Ahmad Raza Kasuri, nói rằng, một trường hợp y khoa khẩn cấp đã ngăn không cho ông Musharraf xuất hiện trước tòa vào ngày thứ Năm. Ông nói:

“Trong khi di chuyển tới tòa án ông Musharraf bị một căn bệnh bất ngờ và vì vậy thay vì đưa ông tới tòa án, phải khẩn cấp đưa ông tới một bệnh viện tim mạch của quân đội. Và giờ đây ông đã được nhập viện.”

Bệnh viện quân sự điều trị cho ông Musharraf tọa lạc tại thành phố Rawalpindi kế cận, nơi có trụ sở của quân đội đầy thế lực.

Ông Musharraf là tư lệnh quân đội năm 1999 khi ông nắm quyền trong một cuộc đảo chính, bằng cách lật đổ thủ tướng Nawaz Sharif, là người giờ đây đã trở lại chức vụ. Sau đó, ông đã tự tuyên bố là Tổng thống để cai trị đất nước và đã từ chức năm 2008 trước khi tự đi sống lưu vong.

Cáo trạng phản quốc nhắm vào ông Musharraf bắt nguồn từ ngày cuối cùng nắm quyền của ông năm 2007 khi ông áp đặt lệnh cai trị khẩn cấp đất nước và bãi chức hàng chục thẩm phán trong toan tính bám víu vào quyền lực.

Trong tiến trình pháp lý hôm thứ Năm, luật sư biện hộ Anwar Mansoor lại nêu lên nghi vấn về tiến trình pháp lý trước sau như một của tòa án.

Khi nói với đài VOA, ông Mansoor tố cáo chính phủ là cố ý không đếm xỉa tới một số những đòi hỏi của hiến pháp trong khi theo đuổi vụ án phản quốc, và bổ nhiệm các công tố viên. Ông nói:

“Tôi nghĩ rằng việc này có tính cách trả thù hơn là bất cứ chuyện gì khác. Quan điểm của tôi về vấn đề này là bởi vì ông Nawaz Sharif bị buồn phiền bởi ông Pervez Musharraf, và bởi vì ông Sharif bị yêu cầu ra nước ngoài sống lưu vong, vì thế giờ đây ông muốn cùng một hành động như vậy được lặp lại đối với Tướng Musharraf chứ ngoài ra không có gì khác.”

Ông Sharif và các bộ trưởng trong nội các của ông phủ nhận những cáo buộc về việc trả thù chính trị.

Tòa án Pakistan dưới chế độ Musharraf đã xét xử và kết án ông Sharif về tội phản quốc. Sau đó ông được ân xá và đi sống lưu vong tại Ả Rập Saudi dưới một thỏa thuận với nhà lãnh đạo quân đội là không trở về tham gia chính trị tại Pakistan.

 

Việt Nam nhận 11 tỷ đôla kiều hối năm 2013

Việt Nam nhận 11 tỷ đôla kiều hối năm 2013

02.01.2014

Kiều hối năm 2013 của Việt Nam đạt 11 tỷ đô-la trong năm 2013, khiến nước này đứng vào danh sách một trong 9 quốc gia trên thế giới nhận được luợng kiều hối nhiều nhất.

Thông tin từ Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Ngoại giao Việt Nam, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm qua tăng cao, khoảng 4,7% so với năm ngoái.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban người Việt ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn nói rằng kiều hối đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Sơn cũng nói việc kiều bào đầu tư vào trong nước là bước đi hai chân vững chắc vừa về mặt tình cảm với quê hương vừa có thể củng cố vị thế của mình ở quốc gia sở tại.

Thống kê từ các cơ quan tài chính của Việt Nam cho thấy lượng kiều hối chuyển về Việt Nam liên tục tăng lên mỗi năm. Con số tổng cộng từ năm 1993 đến 2013 là khoảng 84 tỷ đô-la.

Nguồn: Bernama, Ðất Việt

Em trai luật sư Lê Quốc Quân tố cáo bị an ninh mật vụ hành hung

Em trai luật sư Lê Quốc Quân tố cáo bị an ninh mật vụ hành hung

Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân.

Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân.

Trà Mi-VOA

02.01.2014

Em trai nhà hoạt động Lê Quốc Quân tố cáo tiếp tục bị an ninh mật vụ hành hung gây thương tích trong loạt các cuộc tấn công mà ông cho là nhằm trả thù gia đình ông.

Ông Lê Quốc Quyết cho VOA Việt ngữ biết rạng sáng ngày 2/1 ông bị bốn nhân viên mật vụ có hung khí đánh đập dã man ngay trước cổng vào khu chung cư Mỹ Kim ở phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức.

Ông Quyết khẳng định những kẻ tấn công chính là các tay an ninh chìm theo dõi ông rất sát trong thời gian qua.

“Đó là những người thường xuyên theo dõi Quyết, mà những người theo dõi Quyết chỉ có an ninh thôi, Quyết quen mặt và nhớ biển số xe họ luôn. Thứ hai, chính bảo vệ trong chung cư cũng cho biết đây là những anh hình sự hay đi theo Quyết đến nỗi gửi xe trong chung cư không cần ghi vé nữa. Quyết khẳng định họ là công an.”

Máy quay an ninh của bảo vệ chung cư cho thấy khi ông Quyết bước xuống taxi để đi vào chung cư thì lập tức bị 4 người đàn ông lao đến đánh đấm không ngừng tay cho đến khi người dân xung quanh nghe được tiếng kêu cứu của ông Quyết.

” Nó liên quan đến chuỗi đàn áp gia đình Quyết như bắt anh trai Lê Quốc Quân, bắt em trai Lê Đình Quản, và bắt cả em gái đang mang bầu Nguyễn Thị Oanh. Giờ còn mình Quyết ở bên ngoài, họ cũng tìm cách đánh đập, sách nhiễu…

Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân.”

Hồi tháng 8 năm ngoái, ông Lê Quốc Quyết từng công bố đoạn video cho thấy cảnh ông bị an ninh mật vụ truy đuổi và nện đá vào đầu. Một tháng sau đó, ông cũng là một trong những nạn nhân bị công an Hà Nội đánh đập tàn bạo tại tư gia blogger Nguyễn Tường Thụy.

Ông Quyết nói các đòn trừng trị của nhà cầm quyền đối với gia đình ông không ngừng leo thang trong bối cảnh phiên tòa phúc thẩm của anh trai ông sắp diễn ra.

Sau phiên sơ thẩm của nhà hoạt động Lê Quốc Quân từ tháng 10 tới nay, đại diện pháp lý của ông mới vừa được vào gặp thân chủ của mình chiều ngày 2/1.

Luật sư Trần Thu Nam cho VOA Việt ngữ biết:

“Luật sư Quân khỏe, tinh thần thoải mái. Ông khẳng định ông không có tội. Thật ra ông ấy không tính toán tới chuyện phúc thẩm sắp tới mà ông ấy cho rằng bản án kết tội ông chưa đúng và ông khiếu nại nhiều điểm sai trái của bản án sơ thẩm và Thẩm phán xét xử sơ thẩm. Ông đã có đơn khiếu nại đề nghị làm rõ 7 điểm gửi lên Giám đốc Công an Hà Nội, Viện kiểm sát và Chánh án Tòa án Nhân dân Hà Nội. Tuy nhiên, Tòa án chưa trả lời khiếu nại của ông Quân.”

 

Những vết thương trên mặt anh Lê Quốc Quyết sau khi bị mật vụ truy sát (Ảnh: Danlambao)

Những vết thương trên mặt anh Lê Quốc Quyết sau khi bị mật vụ truy sát (Ảnh: Danlambao)

Bản thân nhà hoạt động Lê Quốc Quân cũng từng nhiều lần bị hành hung nghiêm trọng trước khi lãnh bản án 30 tháng tù về tội danh ‘trốn thuế’ sau các hoạt động kêu gọi nhân quyền, tự do tôn giáo, và đa đảng tại Việt Nam.

Dù không phải là một nhà hoạt động nhân quyền như anh trai Lê Quốc Quân, nhưng ông Quyết cho biết từ năm 2007 tới nay ông bị an ninh tăng cường theo dõi và liên tục trở thành nạn nhân bị sách nhiễu-hành hung từ công an Việt Nam. Nguyên nhân, theo ông Quyết:

“Nó liên quan đến chuỗi đàn áp gia đình Quyết như bắt anh trai Lê Quốc Quân, bắt em trai [Lê Đình Quản], và bắt cả em gái đang mang bầu [Nguyễn Thị Oanh]. Giờ chỉ còn mình Quyết ở bên ngoài, họ cũng tìm cách đánh đập, sách nhiễu. Chẳng qua vì Quyết là em anh Quân, và hai nữa, Quyết là người thể hiện quyền của mình rất rõ. Quyết không bao giờ chùn bước trước những áp lực về sách nhiễu, bắt bớ.”

Em trai luật sư Lê Quốc Quân tố cáo bị an ninh mật vụ hành hung

Ông Quyết nói ông cảm thấy bất an và bất lực, không biết tìm cách gì để bảo vệ an toàn cho bản thân vì trước đây anh trai ông, luật sư Lê Quốc Quân, cũng đã khiếu nại và cố gắng bằng mọi biện pháp pháp lý để tố cáo hung thủ, nhưng rốt cuộc không có biện pháp xử lý từ cơ quan công quyền.

Chính ông Quyết trong vụ bị tấn công hồi tháng 8 ở Bà Rịa Vũng Tàu đã ghi hình được kẻ hành hung và phổ biến công luận, nhưng  rồi cũng không thấy kết quả điều tra từ công an, lực lượng mà nhà nước gọi là bảo vệ an ninh cho công chúng.

Hiện tượng các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam là mục tiêu bị hành hung, tấn công bằng chất bẩn, bị sách nhiễu, hay bắt bớ tùy tiện ngày càng được phổ biến ra công luận qua các phương tiện truyền thông xã hội như youtube hay facebook. Dù Hà Nội không chính thức bình luận về những cáo giác này, nhưng lực lượng công quyền thường đổ lỗi cho các thành phần gọi là ‘quần chúng tự phát’ trong nhiều vụ việc thậm chí diễn ra trước sự quan sát của công an.

Xem thêm Dân làm Báo Blog

Biểu tình tại Sài Gòn trong ngày đầu năm 2014

Biểu tình tại Sài Gòn trong ngày đầu năm 2014

Người biểu tình cầm biểu ngữ tố cáo các quan chức nhà nước tham nhũng, cướp đất của dân nghèo.

Người biểu tình cầm biểu ngữ tố cáo các quan chức nhà nước tham nhũng, cướp đất của dân nghèo.

 

Trà Mi-VOA

02.01.2014

Một cuộc biểu tình phản đối nạn tham nhũng và chính sách tịch thu đất đai diễn ra tại trung tâm Sài Gòn trong ngày Tết dương lịch 2014.

Thông tin trên các trang mạng xã hội nói cuộc biểu tình từ 8 giờ đến 11 giờ sáng ngày 1/1 quy tụ hàng trăm dân oan bị mất đất từ nhiều tỉnh phía Nam bao gồm Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bình Dương và cả TPHCM.

Những nguồn tin này cho biết đoàn biểu tình đã tuần hành từ trụ sở tiếp dân ở số 210 Võ Thị Sáu đi qua các con đường chính ở trung tâm thành phố kể cả khu vực Nhà thờ Đức Bà, trước khi bị lực lượng an ninh trấn dẹp.

Âm thanh từ cuộc biểu tình: “Chúng tôi là dân oan, hôm nay ngày 1/1, chúng tôi từ [trụ sở tiếp dân] Võ Thị Sáu kéo ra Nhà thờ Đức Bà biểu tình để chống tham nhũng. Đả đảo tham nhũng lạm quyền.”

 

Người biểu tình mang băng rôn với hàng chữ ‘Vô cùng thương tiếc cố nhạc sĩ Việt Dzũng’.

Người biểu tình mang băng rôn với hàng chữ ‘Vô cùng thương tiếc cố nhạc sĩ Việt Dzũng’.

Một video phổ biến trên Youtube cho thấy đoàn người biểu tình cầm biểu ngữ tố cáo các quan chức nhà nước tham nhũng, cướp đất của dân nghèo. Trong số các băng rôn tại cuộc biểu tình có dòng chữ ‘Vô cùng thương tiếc cố nhạc sĩ Việt Dzũng’, một nhà tranh đấu trong phong trào Hưng Ca nổi tiếng ở hải ngoại, cổ súy dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam.

Đoạn video khác trên trang Facebook Dân Oan chiếu cảnh các dân oan biểu tình, đa số là phụ nữ, bị đông đảo lực lượng an ninh dùng võ lực cưỡng chế, khiêng kéo lên xe buýt chở về các địa phương.

Âm thanh từ cuộc biểu tình: “Họ đối xử với người dân như thế này có đau lòng không mà lúc nào họ cũng nói là đảng do dân vì dân. Thật sự không phải vậy. Họ đang bảo kê cho quốc nạn tham nhũng, đàn áp, đánh đập người dân chống tham nhũng. Đả đảo! Đây là tiếng kêu than cho nỗi đau nhân thế.”

Tin cho hay trong số những người bị công an hành hung gây thương tích trầm trọng có bà Trần Ngọc Anh từ Bà Rịa Vũng Tàu phải nhập viện cấp cứu.

Biểu tình tại Sài Gòn trong ngày đầu năm 2014

Cuộc biểu tình của dân oan các tỉnh miền Nam trong ngày đầu năm mới là một phần trong chuỗi các hoạt động phản kháng ôn hòa giữa những bất mãn đang dâng cao trong xã hội Việt Nam về tình trạng tham nhũng và cuộc khủng hoảng tịch thu đất đai với các chính sách bất cập của nhà nước tạo điều kiện cho quan tham cướp đất dân nghèo.

httpv://www.youtube.com/watch?v=IGICdvYzBpU

Dân làm báo Blog

Tổng thống Miến Điện ủng hộ sửa đổi Hiến pháp

Tổng thống Miến Điện ủng hộ sửa đổi Hiến pháp

Tổng thống Miến Điện Thein Sein

Tổng thống Miến Điện Thein Sein

AFP PHOTO / ROSLAN RAHMAN

Thanh Phương

RFI

Hôm nay, 02/01/2014, Tổng thống Miến Điện Thein Sein tuyên bố ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp, đặc biệt là sửa đổi điều khoản cản trở nhà đối lập Aung San Suu Kyi trở thành Tổng thống. Trong một bài diễn văn được đăng trên tờ nhật báo chính thức New Light of Myanmar, ông Thein Sein tuyên bố : « Tôi nghĩ rằng một Hiến pháp lành mạnh thỉnh thoảng cần phải được sửa đổi để đáp ứng những nhu cầu của đất nước ».

Hiến pháp Miến Điện năm 2008, do chính quyền quân sự cũ soạn thảo, đã được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý đúng một tuần sau cơn bão Nargis ( khiến 138 ngàn người chết và mất tích ). Hiến pháp này trao rất nhiều quyền cho phe quân đội, đặc biệt là cho họ nắm 25% số ghế của Quốc hội không cần qua bầu cử.

Đặc biệt, Hiến pháp hiện hành cấm một công dân Miến Điện có chồng hoặc con mang quốc tịch nước ngoài trở thành Tổng thống. Điều khoản này như vậy cản trở nhà đối lập Aung San Suu Kyi, lấy chồng (nay đã chết) và có con mang quốc tịch Anh, lên làm nguyên thủ quốc gia Miến Điện.

Bà Aung San Suu Kyi đã cho biết sẽ ra tranh chức Tổng thống Miến Điện. Chức vụ này sẽ được chọn bởi các dân biểu Quốc hội được bầu lên trong cuộc bầu cử năm 2015. Đảng đối lập Liên đoàn quốc gia vì dân chủ được dự báo là sẽ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này.

Từ cách đây vài tháng, một Ủy ban Quốc hội, gồm đại diện của các chính đảng và của quân đội, đã bắt đầu họp bàn về cải tổ Hiến pháp Miến Điện. Ủy ban này sẽ trao báo cáo kết luận từ đây cho đến cuối tháng Giêng. Theo quy định hiện hành, mọi sửa đổi Hiến pháp cần phải được thông qua với hơn 75% số phiếu ở Quốc hội.

 

Hồng Kông đón năm 2014 bằng một cuộc biểu tình đòi dân chủ

Hồng Kông đón năm 2014 bằng một cuộc biểu tình đòi dân chủ

Hàng chục nghìn người Hồng Kông biểu tình đòi bầu cử phổ thông đầu phiếu và đòi ông Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying) từ chức, 01/01/2014.

Hàng chục nghìn người Hồng Kông biểu tình đòi bầu cử phổ thông đầu phiếu và đòi ông Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying) từ chức, 01/01/2014.

REUTERS/Tyrone Siu

Tú Anh

RFI

Hồng Kông bước vào năm 2014 với một cuộc xuống đường đòi dân chủ. Ban tổ chức dự kiến 50 ngàn người tham gia cuộc tuần hành phản kháng nhân ngày đầu năm dương lịch, chống bàn tay can thiệp của Bắc Kinh trong bối cảnh đang diễn ra một chiến dịch thăm dò ý kiến về việc cải cách ứng cử và bầu cử.

Theo tường thuật của AFP, hàng chục ngàn người đã tuần hành tại Hồng Kông trong ngày đầu năm dương lịch 2014. Người biểu tình mang biểu ngữ và hô to những khẩu hiệu lên án Trung Quốc và chính quyền Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying) bị xem là người của Bắc Kinh.

Trong rừng biểu ngữ có những câu « dân chủ sẽ chiến thắng » hoặc là « muốn cải cách phải tranh đấu ».
Một doanh nhân giải thích : Chúng tôi là dân Hồng Kông, chúng tôi phải có quyền bầu người đại diện. Người dân có thừa thông minh để chọn lãnh đạo tương lai.

Đoàn biểu tình tập họp tại quảng trường Nữ Hoàng Victoria và tuần hành đến Trung tâm tài chính Hồng Kông. Vào trưa nay, ban tổ chức cho biết sẽ có hơn 50 ngàn người tham gia cuộc biểu tình trong « Ngày Đầu năm Dân chủ » hàng năm và kéo dài cho đến tối.

Thông điệp của cuộc biểu dương lực lượng hôm nay là khuyến cáo đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như chính quyền Hồng Kông rằng « người dân Hồng Kông muốn một nền dân chủ thật sự ». Johnson Yeung, thành viên Mặt Trận Nhân Quyền Công Dân, giải thích như trên với phóng viên AFP.

Mặc dù Bắc Kinh cam kết tôn trọng quyền tự quyết của Hồng Kông, nhưng từ năm 1997 đến nay, Trung Quốc tìm cách trì hoãn không cho bầu cử theo lối phổ thông đầu phiếu. Lời hứa hẹn cuối cùng là vào năm 2017. Trong hệ thống hiện hành, lãnh đạo Hồng Kông do một ủy ban thân Bắc Kinh gồm 1200 « đại cử tri » bầu lên.

Theo các nhà tranh đấu thì cuộc tham khảo ý kiến cử tri (do chính quyền tiến hành) trong khuôn khổ cải cách luật bầu cử là một « trận chiến phải chiến thắng » trong năm nay. Người dân Hồng Kông lo ngại Trung Quốc sẽ tìm kế hoãn binh để từng bước gậm nhấm không gian còn tương đối tự do tại nhượng địa cũ của Anh Quốc.

Ban tổ chức biểu tình đe dọa là « nếu đảng Cộng sản Trung Quốc không hiểu thông điệp dân chủ này thì người dân sẽ hành động trực tiếp ». Nhiều nhà tranh đấu dự trù sẽ « chiếm lĩnh » khu tài chính để gây sức ép buộc Trung Quốc phải tôn trọng một chế độ bầu cử công bình. Vào trưa nay, hơn 50 ngàn người đã tham gia cuộc thăm dò ý kiến trên mạng về cách chọn lựa lãnh đạo trong kỳ bầu cử 2017.

 

Đức cha JEAN CASSAIGNE (1895 – 1973)

Chân dung linh mục Việt Nam: Đức cha Jean Cassaigne

Đức cha JEAN CASSAIGNE (1895 – 1973)

Vị tông đồ truyền giáo cho anh chị em dân tộc Kơho

và sáng lập Trại phong Di Linh

Ông tổ của công cuộc truyền giáo cho người dân tộc

Trong bản tường trình năm 1920, Đức cha Victor Quinton Giám mục Giáo phận Sài Gòn đã nói đến ý định truyền giáo cho người dân tộc trên cao nguyên Djiring – Langbiang. Nhưng công cuộc truyền giáo này chỉ thực sự bắt đầu khi Đức cha Dumortier đặt cha Jean Cassaigne, một linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris đến Di Linh năm 1927. Đức cha Dumortier viết trong bản tường trình năm 1927 như sau:

“Chúa Quan Phòng đã sắp đặt cho tôi một vị tông đồ như ý để khởi sự công cuộc truyền giáo cho người dân tộc. Tôi thấy cha Cassaigne được chuẩn bị tốt để chịu được gian khổ thiếu thốn. Vừa khi biết chương trình truyền giáo của tôi, cha Cassaigne đã tình nguyện và bày tỏ niềm vui khôn tả khi nghe tôi công bố việc bổ nhiệm ngài vào công cuộc này”.

Thứ tư ngày 20-10-1926, cha Cassaigne lên đường đến thí điểm truyền giáo Di Linh. Ngài đi từ Sài Gòn đến Phan Thiết, rồi từ Ma Lâm lên cao nguyên Di Linh. Nhưng gặp mưa bão càn quét vùng cao nguyên làm con đường từ Ma Lâm lên Di Linh hư hại nặng cho nên ngài phải trở về Sài Gòn.

Cho đến ngày 24-1-1927, cha Cassaigne mới có thể từ Đà Lạt chính thức đến nhận thí điểm truyền giáo Di Linh. Toà Giám mục Sài Gòn đã chuẩn bị cho ngài một căn nhà mua lại của ông Ngô Châu Liên để làm cơ sở lập thí điểm truyền giáo.

Ngay trong buổi chiều đầu tiên đến vùng đất Di Linh, cha Cassaigne đã nhìn thấy những người dân tộc lặng lẽ nghi ngại đi ngang qua nhà ngài. Ngài đã nhìn thấy những anh chị em dân tộc được trao phó cho ngài, cả một cánh đồng truyền giáo rộng lớn đang chờ đợi ngài. Để có thể gặp gỡ những người dân tộc rụt rè nhút nhát trước những người xa lạ, cha Cassaigne khởi sự bằng cách học nói tiếng của họ, một ngôn ngữ quá mới mẻ và không có chữ viết. Cha Cassaigne đã phải mày mò ký tự từng chữ trong ngôn ngữ của họ. Công việc này đã cuốn hút vị thừa sai trẻ đầy nhiệt huyết. Vì thế, vào tháng 12-1929 cha Cassaigne đã xuất bản Từ điển Pháp – Kơho – Việt, đây là cuốn từ điển đầu tiên hình thành chữ viết cho ngôn ngữ Kơho, một công trình rất đáng trân trọng vì góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc và phát triển cho người dân tộc Kơho.

Tháng 12-1937 cha Cassaigne xuất bản cuốn: Phong tục tập quán người dân tộc Kơho, đây cũng là một công trình đầu tiên nghiên cứu về người Kơho, một công trình giúp cho cha Cassaigne có thể hiểu và gặp gỡ được với những người dân tộc và từ đó nói về Chúa cho họ. Năm 1938 cha cho xuất bản tập Giáo lý cho người Kơho.

Chính nhờ việc hiểu được ngôn ngữ và phong tục tập quán Kơho, cha Cassaigne đã thực sự trở thành người khai phá, trở thành Ông tổ của công cuộc truyền giáo cho người dân tộc, và cha đã thành công trong việc đem Ơn Cứu Độ đến cho rất nhiều người dân tộc thuộc các buôn làng trong miền Cao nguyên Di Linh – Langbiang.

Hoa trái của công cuộc truyền giáo là vào chiều ngày áp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, 7-12-1927, cha Cassaigne đã rửa tội cho bà Ka Trut, một bệnh nhân phong cùi thường xuyên nhận sự giúp đỡ của cha. Bà Maria Ka Trut qua đời ngày 20-12-1927 và được an táng ngày 22-12-1927 tại nghĩa trang của người dân tộc Di Linh.

Tin Mừng của Chúa đã được người dân tộc đón nhận vì họ cảm nghiệm được tình yêu Chúa qua những hành vi bác ái yêu thương của cha Cassaigne. Họ đã thực sự nhận ra cha Cassaigne yêu thương họ qua việc ngài yêu thương đón nhận và nuôi dưỡng những anh chị em phong cùi của họ, những con người bất hạnh vì gia đình và buôn làng sợ hãi bị lây nhiễm đã xua đuổi họ vào trong những khu rừng vắng để họ chết dần chết mòn trong nỗi đau thể xác và tinh thần.

Ngày 17-2-1929, cha Cassaigne đã quy tụ những người bệnh nhân phong cùi và thành lập Trại Phong Di Linh. Ngài đã xây dựng Trại Phong thành một gia đình ấm cúng che chở những bệnh nhân phong cùi bất hạnh để cho cuộc đời của họ được yên ủi sớm tối có nhau.

Giám mục phong cùi của người phong cùi

Nhưng cuộc sống của cha Cassaigne sắp thay đổi một cách bất ngờ. Ngày 20-2-1941, ngài nhận được một bức điện tín khiến ngài buồn bã. Thật là bất thường khi nhìn thấy ngài trong trạng thái này, đến nỗi người ta phải dò hỏi ngài! “Họ đã tấn công dồn dập bắt tôi làm giám mục”, ngài càu nhàu trả lời. Quả thật, Đức Giám mục Sài Gòn vừa qua đời năm vừa rồi và Tòa Thánh trong thời kỳ khó khăn này, tìm một người để kế vị và đã chọn vị linh mục của người phong cùi. Vị thừa sai phải rời bỏ Di Linh. Sự chia ly rất đau lòng cho cả hai phía: anh em Thượng và nhất là những bệnh nhân phong cùi mất người cha của họ; vị linh mục phải xa con cái ngài. Dù vậy vị thừa sai không do dự vâng lời Tòa Thánh với đức tin và lòng can trường. “Tôi là kẻ từng mơ thành một thừa sai tầm thường. Tôi, kẻ đã coi sự nghèo khó của mình là niềm hãnh diện và niềm vui, lại trở thành một hoàng tử của Giáo Hội. Nhưng, dù người ta sẽ thay y phục và chỗ ở của tôi, song chẳng ai thay được con người chất phác nơi tôi”. Khẩu hiệu “Bác Ái và Yêu Thương” do ngài chọn đã nói lên điều đó rất nhiều.

Ngày 24-6-1941, ngay từ 7 giờ sáng, chuông các nhà thờ Sài Gòn đồng loạt đổ vang, báo tin lễ tấn phong Đức cha Cassaigne. Nghi lễ diễn ra ở Nhà Thờ Chính Tòa. Đám đông ken dày: có những bạn bè đến từ khắp nơi… và những anh em Thượng đi thành đoàn đại diện. Các anh em Thượng bận y phục ngày lễ; họ làm khách tham dự thấy vui thích, mặc dù nhiều người An Nam tỏ ra khó chịu trước cảnh tượng ấy. Nghi lễ phụng vụ dài, quá dài đối với anh em Thượng. Họ liền rời chỗ để đi tham quan tháp chuông. Khi ra khỏi Nhà Thờ Chính Tòa và bị đám đông xô lấn khiến họ hoảng sợ, họ liền trèo lên cây cao để nhìn đám rước. Đức cha Cassaigne mỉm cười khi nhìn thấy họ.

Tân Giám mục bắt tay vào công việc. Đó là một con người đơn sơ. Lối vào Tòa Giám mục rộng mở tự do và bất cứ ai cũng có thể gõ cửa văn phòng của ngài. Các nhân chứng ngày nay vẫn còn nhớ lại đã thấy ngài đi xe đạp hoặc xe Vespa thăm các khu nghèo ở Sài Gòn. Ngài rong ruổi khắp địa phận rộng lớn của ngài.

Ngày 19-12-1954, vào dịp kỷ niệm thụ phong linh mục của ngài, Đức cha Cassaigne dâng Thánh Lễ Tạ Ơn. Nhưng trong khi cử hành Thánh Lễ, ngài thấy trên mặt da mình, chỗ phía trên cổ tay một chút, có một vết đỏ hồng màu rượu. Khi Thánh Lễ kết thúc, ngài lấy một cái kim châm vào chỗ ấy: hoàn toàn không cảm thấy đau! Ngài hiểu đó là bệnh phong cùi. “Linh mục dâng hiến tế Thánh Thể, cũng phải trở thành hy vật”, sau này ngài sẽ viết như thế. Công việc vất vả sáu tháng vừa qua đã làm cho các bộ phận cơ thể ngài vốn mệt mỏi, lại bị suy yếu, đến nỗi bệnh phong cùi nằm phục từ lâu, nay phát tác.

Đức cha Cassaigne giữ bí mật tin này, chỉ cho các bề trên của ngài biết. Thuốc điều trị do các bác sĩ cho, đã làm ngài suy kiệt. Sẽ phải mau chấm dứt thôi! Vết hồng lan rộng gấp đôi. Ngày 5-3-1955, ngài viết cho cha bề trên Hội Thừa sai Paris: “Tôi xin cha cho phép tôi nộp đơn từ chức sang Tòa Thánh và rút lui về Trại Phong Di Linh, bên cạnh những con cái mà tôi yêu thương nhất và Chúa quyền uy, với lòng nhân ái vô biên, đã cho tôi được nên giống như họ”.

Lời cầu xin của ngài được chấp thuận và Tòa Thánh bổ nhiệm một giám mục kế vị ngài, Đức cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền, được tấn phong trong Nhà Thờ Chính Tòa của ngài, ngày 30-11-1955. Ngày 2-12-1955, Đức cha Cassaigne trở về Di Linh.

Từ đây, Đức cha dành trọn cuộc đời còn lại để sống giữa những người con cái để âm thầm yêu thương và phục vụ Trại Phong Di Linh. Tháng 2-1973 Đức cha bị ngã gẫy xương bên đùi phải, và chính vì vết thương này mà ngài phải trải qua gần 8 tháng liệt giường. Bên giường bệnh, Đức cha nói với người nữ tu chăm sóc ngài và một số bệnh nhân thay phiên trực: “Suốt 47 năm dài (1926–1973), cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này và đã dâng hiến tất cả cho các con. Giờ đây cha không còn tiếc gì về sự dâng hiến toàn diện ấy. Việt Nam chính là quê hương thứ hai của cha, bởi vì Chúa muốn như vậy. Khi về với Chúa, cha vẫn ở với các con, các con đừng lo…”

Thứ bảy ngày 20-10-1973, Đức cha bắt đầu trở bệnh nặng với những cơn đau khiến phải phải thốt lên: “Tôi đau đớn lắm, tôi đau đớn quá”. Mười ngày trôi qua, vào lúc 10g00 đêm ngày 30-10-1973, Đức cha lãnh nhận bí tích Xức dầu lần cuối do cha sở họ Di Linh và rạng sáng hôm sau Đức cha đã được Chúa gọi về hồi 1g25. Đức cha được an táng bên nhà nguyện Trại Phong ngày 5-11-1973.

Chứng từ

Cha Phanxicô Darricau, một linh mục MEP, đã viết về sự kiện Đức cha Cassaigne trở lại Trại Phong Di Linh như sau: “Ngài đã về và đã được đón tiếp trọng hậu, tôn kính. Nhưng nhà chưa xây ngay được nên ngài đã đến ở chung với tôi tại Ka-la, cách Trại Phong hai cây số. Nhà xứ của tôi nhỏ, không cung cấp nổi cho ngài một căn phòng riêng. Ngài cũng không muốn lấy phòng của một đồng nghiệp. Chúng tôi lấy tấm màn ngăn phòng ăn làm đôi, một bên là giường nhỏ của ngài, một bên là cái bàn ăn. … Suốt trong sáu tháng, chúng tôi có niềm vui được sống chung với nhau. Sau đó ngài tới sống tại căn nhà dành riêng cho ngài ở Trại Phong. Nhưng trưa nào ngài cũng về Ka-la dùng bữa với tôi, khẩu phần có khá hơn trong trại. … Bao nhiêu sức lực còn lại ngài dành để phục vụ Trại Phong. Sức ngài giảm nhiều so với trước kia, do những đau đớn của căn bệnh…”

Cha Christian Grison, người quản nhiệm cuối cùng của Trung tâm Thượng Di Linh (từ 1965 đến 1975), người đã gần gũi với Đức cha Cassaigne trong mười năm cuối cùng của ngài tại Trại Phong Di Linh, đã viết về Vị Tông đồ người phong cùi như sau: “Tôi được phúc sống mười năm gần Đức cha Cassaigne, vì thời gian đó tôi phụ trách xứ đạo Thượng tại Di Linh. Tôi đã chứng kiến tình cảm ưu ái mà ngài khơi dậy khi ngài trở nên nhỏ bé với những kẻ nhỏ bé, trở nên phong cùi với những người phong cùi. Sự mến phục người ta dành cho ngài đó, không bao giờ ngài sử dụng vì lợi ích riêng của mình; tất cả được hướng về sự cứu trợ cho người phong cùi. Mối quan tâm duy nhất của ngài, tôi có thể nói là nỗi ám ảnh đối với ngài cho đến khi ngài chết, đó là tìm nguồn tài trợ cho Trại Phong…”

Ngày 26-7-2007, bà Maria Nguyễn Thị Lệ, sinh năm 1938 tại Bắc Ninh đã đến viếng mộ Đức cha và để lại chứng từ: “Tôi sinh sống tại khu phố III (ấp Tân Xuân) thị trấn Di Linh từ năm 1975 đến 1983. Tôi bị bệnh thấp khớp và đặc biệt là bị đau buốt dây thần kinh tọa. Một bác sĩ cho biết bệnh tôi rất khó chữa, nhưng tôi cũng kiên trì chịu đựng và chỉ uống một số thuốc đau nhức thông thường nên chỉ giảm đau chốc lát, vì nghèo không có tiền đi bệnh viện. Năm 1983 tôi bị những cơn đau dữ dội, lết đi không nổi, đau đớn đến độ chán nản thất vọng vì bệnh tật, đau khổ vì hoàn cảnh nghèo khổ cơ cực, bữa no bữa đói… Dầu vậy, tôi không bỏ Chúa, cố gắng bước đi chậm chạp, đau buốt với một bàn chân bị sưng tấy nặng nề. Khoảng tháng 6 năm 1983, sau giờ chầu Thánh Thể ban chiều, tôi đến trước tượng Đức cha Cassaigne ở cuối nhà thờ vừa khóc vừa than vì sự đau đớn, nghèo nàn của mình và tôi thưa với Đức cha: Cha ơi, thương con, kẻo con chết vì con đau đớn quá, con nghèo khổ chẳng có tiền chữa bệnh, con chỉ muốn chết cho yên, con xin Đức cha cầu xin Chúa và Đức Mẹ cất bệnh đau đớn cho con, nếu đẹp lòng Chúa và Đức Mẹ; còn nếu không, thì xin Đức cha thêm sức cho con để con chịu đựng cơn bệnh này cho nên. Từ từ, ngày qua ngày, con cảm thấy sự đau buốt giảm dần, và sau một thời gian con khỏi bệnh hẳn, đi đứng bình thường. Cuối năm 1983 con bỏ Di Linh về Đắc Nông với gia đình người con để làm ăn, cho đến nay là được 24 năm con lành bệnh. Con xin tạ ơn Chúa, tạ ơn Đức cha Cassaigne. Con, Maria Nguyễn Thị Lệ”.

Một chứng từ khác do bác sĩ K’Đỉu chia sẻ bên phần mộ Đức cha Cassaigne trong đêm canh thức dịp lễ Giỗ năm 2007: “Dân gian thường nói: Không có mợ, chợ cũng đông! Nhưng với Trại Phong chúng con nói chung và bản thân con nói riêng, trải qua kinh nghiệm của cuộc sống, con đã nhận ra rằng: nếu không có sự hiện diện của Đức cha Jean Cassaigne thì có lẽ không có Trại Phong Di Linh và chắc chắn cũng không có con trên cuộc đời này. Nhưng nhờ tình yêu thương của Đức cha, ba mẹ con đã can đảm sống với căn bệnh đáng sợ mà còn được hạnh phúc vì được làm con Chúa.

Khi Đức cha ra đi về với Chúa, thì con mới được 5 tuổi, với thời gian đó và tuổi thơ, con chưa biết Đức cha được bao nhiêu. Nhưng càng ngày qua các biến cố của cuộc đời, con đã nhận ra từng bước bàn tay yêu thương quan phòng của Chúa dìu dắt chúng con, như lời Đức cha đã hứa: Trên thiên đàng, cha sẽ biết được nhiều, biết rõ hơn về nhu cầu của chúng con; cha sẽ cầu nguyện đắc lực và nhiều hơn gấp bội cho chúng con.

Với ngọn đèn rực sáng đức tin và tình bác ái mà Đức cha đã thắp sáng bằng sự dâng hiến tất cả cho Chúa và cho chúng con, và với lời cầu bầu của Đức cha bên cạnh Chúa mà con đã nhận được biết bao hồng ân trong cuộc sống: được dạy dỗ nuôi nấng, được yêu thương chăm sóc, và được học hành như bao người khác, có thể nói còn hơn nhiều người khác nữa. Nhờ tình thương và hồng ân của Đức cha, nhờ những người đã tiếp nối vòng tay yêu thương của Đức cha và nhờ những ân nhân xa gần mà ngày hôm nay, có thể nói được, là con đã thành đạt trong cuộc sống, có chỗ đứng trong xã hội: con đã là bác sĩ chuyên khoa ngoại, điều vượt ra ngoài mơ ước của con.

Đây là cảm nghiệm của riêng con, xin được chia sẻ như một chứng từ về tình yêu thương mà Đức cha cố dành cho chúng con”.

GP Đà Lạt

xem thêm: VỊ GIÁM MỤC CỦA NGƯỜI PHONG CÙI

ĐỨC CHA JEAN CASSAIGNE : “ÔNG CỐ” GIÁM MỤC CÙI