Không thuyết phục được dân, tháo nước nhấn chìm nhà

Không thuyết phục được dân, tháo nước nhấn chìm nhà

An Vũ, thông tín viên RFA, Bangkok
2014-02-05

Bà Phạm Thị Đạt bên khu nhà ở của mình, giờ đã mênh mông nước

Bà Phạm Thị Đạt bên khu nhà ở của mình, giờ đã mênh mông nước. Ngôi nhà hoàn toàn chìm còn duy nhật cái chuồng gà trên gò đất cao.

Photo Bang Tam/nguoiduatin

Nghe bài này

Không đồng ý với phương án bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, bà Phạm Thị Đạt đã đi kêu cứu khắp nơi. Thế nhưng khi chưa thuyết phục được bà Phạm Thị Đạt nhận tiền bồi thường, thì phía Ban quản lý dự án hồ Suối Mỡ đã nhẫn tâm chặn dòng nước nhấn chìm ngôi nhà cùng toàn bộ tài sản của bà.

Đã không vì dân mà còn coi thường sinh mạng dân

Căn nhà nằm trên miếng đất diện tích khoảng 6.000 m2 của gia đình bà Phạm Thị Đạt ở thôn Bà Gò, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nằm trên con đường vào khu du lịch Suối mỡ, đây cũng là cửa hàng bán hàng của bà để nuôi con ăn học.

Năm 2008, UBND tỉnh Bắc Giang đã thu hồi đất để đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Suối mỡ, thì tòan bộ nhà đất của bà Phạm Thị Đạt đều nằm trong khu vực phải giải tỏa mặt bằng. Dù không muốn chuyển đi nơi khác, vì sẽ ảnh hưởng đến việc kiếm sống của gia đình, nhưng bà Phạm Thị Đạt vẫn sẵn sàng tuân thủ các quy định của Nhà nước và pháp luật về giải phóng mặt bằng.

” Hiện trạng bây giờ là nước ngập bên trên nóc nhà, toàn bộ nhà và đất ngập hết chẳng còn tý nào nữa bởi họ cho nhấn chìm hết. Ngập sâu trên nóc nhà 3 mét và tài sản cũng ngập hết rồi. Hiện tại nhà không có đất để ở…tôi phải làm tạm cái lều ở mép hồ để ở

bà Phạm Thị Đạt”

Thế nhưng, theo văn bản quyết định phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì sự đền bù cho bà Phạm Thị Đạt với giá quá rẻ mạt so với giá thị trường. Cụ thể với giá hỗ trợ chỉ có 34.000 đồng/m2 đất, cho dù thửa đất đó có nguồn gốc hợp pháp, thuộc sở hữu của gia đình và là chỗ sinh sống duy nhất của hai mẹ con bà Đạt. Thế nhưng khi thu hồi đất, chính quyền địa phương đã không hề cấp một suất đất tái định cư nào hoặc hỗ trợ, tạo điều kiện giao cho bà Đạt một nơi ở, một chỗ sinh hoạt bình thường để ổn định cuộc sống theo đúng quy định của pháp luật.

Khi được hỏi về hoàn cảnh sống hiện tại của gia đình bà ra sao? Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Đạt cho biết:

“Hiện trạng bây giờ là nước ngập bên trên nóc nhà, toàn bộ nhà và đất ngập hết chẳng còn tý nào nữa bởi họ cho nhấn chìm hết. Ngập sâu trên nóc nhà 3 mét và tài sản cũng ngập hết rồi. Hiện tại nhà không có đất để ở, nhà cũng chẳng ra sao tôi phải làm tạm cái lều ở mép hồ để ở ”
Nước lên nhanh nhấn chìm cả ngôi nhà, cây cối chỉ còn mỗi cái chuồng gà nằm trên gò đất cao (Ảnh: Băng Tâm)

Nước lên nhanh nhấn chìm cả ngôi nhà, cây cối chỉ còn mỗi cái chuồng gà nằm trên gò đất cao (Ảnh: Băng Tâm)

Vì không đồng ý với phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, bà Phạm Thị Đạt đã phải vác đơn đi kêu cứu khắp nơi với mong muốn được giải quyết đúng những chính sách pháp luật về đất đai. Song từ năm 2008 đến nay, sau nhiều lần giải quyết, chính quyền địa phương chỉ đồng ý đền bù cho gia đình bà Đạt khoảng trên 300 triệu đồng theo mức giá đền bù năm 2008 và hoàn toàn không bố trí sắp xếp đất ở tái định cư theo quy định của pháp luật, mà để kệ gia đình bà Đạt tự thu xếp mua đất dựng nhà theo giá thị trường. Đáng tiếc là khi chưa thuyết phục được bà Phạm Thị Đạt nhận tiền bồi thường, phía Ban giải phóng mặt bằng, Ban Quản lý Dự án hồ Suối Mỡ đã nhẫn tâm cho chặn dòng nước với mục đích để nhấn chìm ngôi nhà và toàn bộ tài sản của hai mẹ con bà Đạt đang ở. Vì theo họ thì nếu khổ quá ở không được là phải chuyển đi nơi khác.

” Gia đình tôi chưa chấp nhận một cái gì cả, vừa rồi gia đình có làm đơn gửi sang Tòa án nhưng chưa được giải quyết gì cả. Khi thông báo tháo nước vào họ chỉ bảo là nếu bà không chuyển thì chúng tôi cứ cho tháo nước vào…họ bảo cứ cho tháo nước vào, khổ quá ở không được là phải chuyển

bà Phạm Thị Đạt”

Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Đạt nói:

“Gia đình tôi chưa chấp nhận một cái gì cả, vừa rồi gia đình có làm đơn gửi sang Tòa án nhưng chưa được giải quyết gì cả. Khi thông báo tháo nước vào họ chỉ bảo là nếu bà không chuyển thì chúng tôi cứ cho tháo nước vào. Người ta cũng đe dọa sẽ cưỡng chế, nhưng vì họ không đủ điều kiện cưỡng chế nên họ bảo cứ cho tháo nước vào, khổ quá ở không được là phải chuyển.”

Về pháp lý lẫn tình cảm đều bất hợp lý

Trả lời báo chí trong nước, ông Đặng Văn Nhàn – Phó Chủ tịch huyện Lục Nam thừa nhận sự việc nêu trên là đúng thực tế. Khi được hỏi về việc tại sao chính quyền địa phương lại đưa ra một quyết định có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người dân như thế thì ông Đặng Văn Nhàn cho biết lý do “do chỉ còn một mình nhà bà Đạt không nhận tiền nên Phòng NN&PTNT huyện đã chặn dòng để tiến hành thi công khu chứa nước hồ Suối Mỡ”. Với lý do trên có thể thấy, lãnh đạo huyện Lục Nam đã phớt lờ sự an nguy đối với cuộc sống của người dân sống ngay giữa lòng hồ. Việc thẳng tay chặn dòng nước dẫn đến hậu quả toàn bộ diện tích đất nhà ở và vườn của bà Đạt bị phủ ngập trong biển nước là một hành động vô nhân đạo không thể chấp nhận được.

Chúng tôi trao đổi vấn đề này, với LS. Nguyễn Hữu Nghĩa, thuộc VP luật sư Minh Tâm, LS. Nguyễn Hữu Nghĩa cho rằng, nếu dựa trên những quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ, bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thì việc làm của UBND huyện Lục Nam đối với gia đình bà Đạt là chưa đúng. Đặc biệt, trong điều kiện hoàn cảnh gia đình nhà bà Đạt chỉ có chỗ ở duy nhất và thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì việc không bố trí tái định cư là vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật. Trao đổi với chúng tôi, LS. Nguyễn Hữu Nghĩa nói :

” Việc bồi thường, hỗ trợ và xử lý của UBND huyện Lục Nam vừa qua là chưa thỏa đáng và chưa đúng pháp luật…Xét về cả góc độ pháp lý, lẫn góc độ tình cảm đều chưa đúng và hoàn toàn bất hợp lý.

LS. Nguyễn Hữu Nghĩa”

“Việc bồi thường, hỗ trợ và xử lý của UBND huyện Lục Nam vừa qua là chưa thỏa đáng và chưa đúng pháp luật . Đặc biệt, trong điều kiện hoàn cảnh gia đình nhà bà Đạt chỉ có 01 chỗ ở duy nhất, thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn, lại đang nuôi con ăn học thì việc không bố trí tái định cư là vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật. Xét về cả góc độ pháp lý, lẫn góc độ tình cảm đều chưa đúng và hoàn toàn bất hợp lý.”

Cho dù vô vọng, song đến nay bà Phạm Thị Đạt cho biết gia đình bà sẽ tiếp tục khiếu nại để đòi hỏi sự công bằng để yêu cầu chính quyền địa phương phải giải quyết cho bà theo đúng trình tự và các quy định của pháp luật, trong việc giải quyết đền bù cho công dân trong trường hợp thu hồi đất để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên theo bà Đat việc của gia đình bà không được xem xét giải quyết thỏa đáng, thậm chí còn bị đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Trao đối với chúng thôi, bà Phạm Thị Đạt cho biết:

“Tôi sang Tòa thì họ bảo để ra Tết họ sẽ xem xét có giải quyết được hay không rồi sẽ trả lời. Họ bảo nếu mà không nhận tiền đền bù thì họ sẽ gửi tiền đền bù vào Ngân hàng theo giá đền bù từ năm 2008, vì thế gia đình tôi vẫn không chịu.”

Một chính quyền thực sự của dân, do dân, vì nhân dân thì không thể vô trách nhiệm và thờ ơ với sinh mệnh và tài sản của người dân. Việc làm thiếu trách nhiệm đẩy gia cảnh hai mẹ con một phụ nữ nghèo đến đường cùng, không có chỗ tá túc nương thân chắc chắn không phải là chính sách nhân đạo, vì dân của một nhà nước đối với những người có hoàn cảnh khó khăn bị thu hồi đất.

Các Sếp Uống Rượu Biếu Tết, Bị Khiêng Đi Bệnh Viện Ào At

Các Sếp Uống Rượu Biếu Tết, Bị Khiêng Đi Bệnh Viện Ào At

(02/04/2014)

vietbao.com

HANOI — Các sếp tưng bừng uống rượu do đàn em biếu tặng, và nhiều sếp đã bị khiêng vào bệnh viện.

Báo Tuổi Trẻ có bản tin tựa đề “Bệnh viện Bạch Mai: Uống rượu tặng, nhiều người “có địa vị” bị ngộ độc” hôm 3-2-2014, trong đó ghi lời bác sỹ Nguyễn Đàm Chính (Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết trong 5 ngày tết vừa qua (tính từ 30 tết), đã có 4 trường hợp ngộ độc rượu vào viện.

Trong đó, chiều mùng 4 tết có một nam giới 32 tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội tử vong do ngộ độc methanol trong rượu.

Theo bác sỹ Chính, đáng chú ý bệnh nhân ngộ độc rượu năm nay đều là trí thức hoặc có vị trí xã hội, được biếu, tặng nhiều rượu trong dịp tết.

Trong đó, trường hợp tử vong chiều mùng 4 tết đã uống rượu rải rác từ 30 tết đến ngày mồng 3, với đủ các loại rượu khác nhau.

Đến mùng 3 tết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng toan chuyển hóa nặng, máu gần như chuyển hóa thành acid, suy phủ tạng, nhịp thở nhanh và tử vong vào mồng 4 tết.

Trong khi đó, bản tin VTV cho biết về một thống kê, 23% số người nhập viện do ngộ độc rượu tử vong.

Bản tin VTV nói, theo Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày có gần 10 trường hợp ngộ độc rượu phải nhập viện. Nhẹ thì đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp; trường hợp nặng thì suy gan, suy thận. Đáng chú ý, cứ khoảng 5 người nhập viện do ngộc độc rượu thì có 1 người bị tử vong.

Trung tâm cũng đang điều trị cho một số trường hợp uống mật cá trắm vì nghe đồn có thể chữa đau bụng và tăng cường sức khỏe. Các bác sĩ khuyến cáo không nên uống mật cá trắm tươi vì có thể gây suy đa phủ tạng, thậm chỉ tử vong do uống mật cá trắm.

VTV ghi thêm:

“Mặc dù đã được cảnh báo thường xuyên, nhưng số lượng bệnh nhân nhập viện do uống rượu không giảm mà ngày càng gia tăng. Thống kê của Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, có 23% số người nhập viện do ngộ độc rượu tử vong.”

 

Chuyện những người tử tế

Chuyện những người tử tế

Việt-Long, viết lại từ news.yahoo.com/blog
2014-02-04

tyler

Tyler Gedelian, manager tiệm Goodwill ở Monroe, Michigan

Courtesy of aol.com/news

Là quản trị viên của tiệm bán hàng từ thiện Goodwill ở Monroe, Michigan, Tyler Gedelian thường kiểm soát những quần áo cũ của khách đem hiến tặng, để tìm tiền lẻ còn sót trong đó, đem nạp vào quỹ của công ty.

Thường thì anh chỉ thấy những tiền xu, đôi khi dăm đồng bạc lẻ, những dúm biên lai hay tờ ghi hàng vặt cần mua, nhất là những giấy chùi tay Kleenex, trong những quần áo thường là của người già, được con cháu, họ hàng đem hiến tặng cho Goodwill.

Nhưng hôm thứ tư (29 tháng 1, 2014), Gedelian cùng người đồng nghiệp làm chung, Laura Pietscher, không thấy những thứ đó, mà là một chiếc phong bì màu xanh, nằm trong túi một bộ suit cũ và một chiếc áo khoác ngoài.

Gedelian cho biết:”Tôi được cho rất nhiều quần áo hiến tặng, và khi kiểm soát qua các túi như thường lệ, tôi thấy một phong bì màu xanh ló ra khỏi túi một chiếc áo choàng. Lấy ra, tôi vẫn nghĩ trong đó toàn là giấy rác “

Anh nói tiếp với báo Detroit News :”Nhưng khi mở phong bì, thì lạ thay, tôi thấy nhiều xấp giấy 100 đô la cột riêng với nhau.”

Tổng cộng đếm được  43 ngàn đô la. Không chút do dự, Gedelian gọi cảnh sát.

Điều tôi lo nhất là làm sao trả lại tiền cho đúng người chủ của nó” Người quản trị viên nói với báo Monroe Evening News, “Tôi không thể tưởng tượng mình ra sao nếu mất món tiền lớn như vậy. Tôi thấy áy náy quá khi giữ số tiền lớn như vậy của người khác”

May là tìm được một cái bóp trong những xấp tiến giấy trăm đó, cảnh sát tìm ra ngay người chủ sở hữu món tiền. Người này, yêu cầu không nêu tên, cho biết ông dọn dẹp để bỏ bớt đồ đạc trong tủ của một thân nhân cao niên, và đem quần áo cũ trong đó để cho Goodwill, không hề biết có tiền trong những quần áo ấy.  Ông tỏ ra kinh ngạc khi biết người thân có nhiều

money

Xấp tiền 43 ngàn đô la

tiền cất giấu như vậy, và nói Gedelian quả thật rất lương thiện khi tìm ra số tiền.

”Tôi thấy những người ở Goodwil đó thật đáng hãnh diện. Tôi cảm thấy rất vui khi có những người như vậy ngoài xã hội, nhất là trong thời gian hiện tại”

Ông nói sẽ sớm đích thân đến cám ơn Gedelian và Pietcher. “Thời buổi này không có nhiều những người lương thiện như vậy. Tôi muốn cảm tạ họ từ đáy lòng. Trong thế giới mà chúng ta đang sống ngày nay, ta cần có thêm nhiều những con người và đức tính như thế.”

Hồi năm ngoái, 2012, có một ông đem tặng đôi giày cũ cho Goodwill mà không biết vợ ông đã dấu tiền tiết kiệm cả đời, khoảng 3 ngàn 300 đô la, trong đôi giày đó. Tiệm Goodwill để dành riêng số tiền đó ra, hy vọng chủ nhân sẽ tới lấy. Và họ đã tới.

Bên dưới bài báo, người ta gặp nhiều câu chuyện kể của người đọc, chứng tỏ những người lương thiện với tinh thần danh dự như vậy không phải là hiếm có trong thời nay, như người được lấy lại 43 ngàn đô la đã quan ngại.

Bà Lori F kể rằng người ông 92 tuổi của bà đánh rơi cái bóp ở tiệm Price Chopper cạnh bên nhà, trong đó có tất cả số tiền an sinh xã hội ông vừa đổi check lấy tiền mặt.

Một cô làm công 16 tuổi của tiệm đó nhặt được, đem đưa tới phòng dịch vụ cho khách hàng. Với số lương nhỏ nhoi của cô, cô bé nếu có rút lấy một ít tiền trong đó thì cũng chẳng ai biết, nhưng cô không làm thế. Tiệm Price Chopper gọi điện thoại cho người ông của bà Lori, lúc đó vừa về tới nhà và nhận ra bị mất bóp. Ông cụ cảm kích sự lương thiện của cô gái, và dù thu nhập nhỏ nhoi bằng tiền an sinh xã hội, ông rút một tờ 50 đô la ra cho cô. Cô không nhận, nhưng ông cụ nhất định phải đưa, không chấp nhận sự từ chối. Bà Lori kết luận, ông cụ và cô gái đều là những người đáng được luôn luôn kính trọng.

Một người với bút danh Seen Enough kể chuyện ông nhận cú điện thoại từ một người lượm được cái bóp của vợ ông rơi bên đường. Bà vợ để chiếc bóp trên nóc xe lúc rời khỏi thương xá, rồi quên, cứ thế lái đi. Điều thú vị, ngoài việc về người lương thiện đã nhặt được nó, là chiếc bóp nằm trên mui xe chạy tới hơn 2 miles (hơn 3 km) rồi mới rớt xuống đường, bà không hề hay biết. Chiếc bóp được trả lại với tất cả tiền mặt và thẻ tín dụng, không sót một đồng. Seen Enough viết rằng không một ai quên đi những điều tử tế, và ông luôn luôn nhớ lại chuyện này mỗi khi lái xe ngang qua nơi bà vợ rơi bóp!

Có tới hơn 2 ngàn 200 người đọc góp chuyện quanh câu chuyện của bài báo, mỗi người kể một chuyện tương tự về lòng danh dự của mình và của người khác, khi tìm đúng người để trả lại số tiền mà người đó làm mất. Có thư nói rằng bài báo trên kể một câu chuyện với nhiều tình tiết đặc biệt khiến người ta nghĩ đó là chuyện hiếm hoi, như người mất tiền và lấy lại được cũng nghĩ như thế. Thực ra thư góp chuyện của người đọc cho thấy những con người lương thiện vẫn có mặt khắp nơi, trong mọi thời gian, tuy rằng cũng có câu chuyện kể lại về một người khoe anh ta nhặt được mấy trăm đô la trong bóp có giấy tờ, nhưng đem quăng bóp đi mà không hề tìm cách trả lại tiền cho khổ chủ. Người kể lại chuyện này cho biết anh từ bỏ và không ngó mặt người bạn kia từ khi đó.

store

Cửa tiệm Goodwill ở Monroe, Michigan

Một người đọc kể lại một câu chuyện mà qua đó cô nhắn gửi là “Phải cẩn thận khi làm việc thiện”.

Có lần Janet thấy một bà mở bóp lấy đồ gì đó, làm rơi một tờ 20 đô la xuống đất mà không biết. Cô bước tới lẳng lặng nhặt lên, đưa cho bà kia và nói bà đã làm rơi tiền. Nhưng bà nọ liền dùng cái bóp đánh cô, la lên cô là kẻ móc túi. Một bà bán hàng ngay đó chạy tới giải cứu Janet. Hai người đành cười với nhau. Janet không nói bà kia có xin lỗi hay không.

Ở trên đất Mỹ người ta phải rất thận trọng khi đi đứng gần những bà già Mỹ. Người viết bài này có lần xếp hàng chờ đưa toa thuốc ở một pharmacy, đứng sau một người thanh niên người Hispanic, người này đứng sau lưng một bà Mỹ, cách chừng hơn 1 mét. Bà này đeo một cái bóp lớn ở dưới thắt lưng, xế ra phía sau. Khi quay lại nhìn thấy người thanh niên, bà già liền trợn mắt rất dữ tợn, và xoay ngoắt cái bóp ra đằng trước…

Bạn gặp trường hợp đó bạn sẽ làm gì? Vui lòng viết email trong mục góp ý cuối bài này. Tôi sẽ kể cho bạn biết người thanh niên kia làm gì vào lúc đó.

Vận động giờ chót trước UPR Việt Nam

Vận động giờ chót trước UPR Việt Nam

Nguyễn Hùng

BBC Việt ngữ, Geneva, Thụy Sỹ

Thứ tư, 5 tháng 2, 2014

Ông Leon Saltiel

Ông Leon Saltiel từ UN Watch đòi ‘đuổi’ VN khỏi Hội đồng Nhân quyền

Ngay trước khi Việt Nam đăng đàn tại phiên họp kiểm định định kỳ thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, sức ép từ các tổ chức vận động nhân quyền đối với Hà Nội và cộng đồng quốc tế đang được đẩy lên.

Tại hội thảo mang tên ‘Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc’ hôm 4/2, Phó Giám đốc tổ chức UN Watch thậm chí kêu gọi các nước thành viên Liên Hiệp Quốc hãy “khai trừ Việt Nam ra khỏi Hội đồng Nhân quyền”.

Hội thảo này do một số tổ chức vận động nhân quyền, trong đó có PEN International, UN Watch và Đảng chính trị Việt Tân, đồng chủ trì.

Ông Leon Saltiel nói chỉ có những nước tôn trọng nhân quyền ở mức cao nhất mới xứng đáng có chân trong Hội đồng Nhân quyền và Việt Nam lại đang tiếp tục vi phạm các quyền tự do bao gồm cả tự do ngôn luận và tự do hội họp.

“Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền không phải để thúc đẩy nhân quyền mà để bảo vệ họ và bạn bè khỏi bị chỉ trích,” ông Saltiel nói.

Đại diện của UN Watch, tổ chức phi chính phủ theo dõi các hoạt động ở Liên Hiệp Quốc, cũng nói thêm Libya cũng đã từng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và đã bị khai trừ khỏi hội đồng này.

Khi phóng viên BBC chất vấn về chuyện Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền với số phiếu cao, ông Saltiel nói chuyện các nước thành viên Liên Hiệp Quốc dàn xếp và mặc cả với nhau để đổi chác sự ủng hộ là chuyện thường.

Ông Saltiel nhắc đến chuyện diễn giả Phạm Chí Dũng bị công an Việt Nam ngăn không cho ra khỏi Việt Nam để tới dự hội thảo và nói đây là ví dụ rõ nhất về chuyện Việt Nam không tôn trọng quyền của các cá nhân được tham gia vào các cuộc bàn thảo về nhân quyền.

Những người tổ chức hội thảo cũng cố gắng để nối Skype với ông Dũng nhưng đường truyền chập chờn nên không thể kết nối.

Cuối cùng họ phải bật đoạn thu hình từ trước của ông Dũng, người nhấn mạnh tầm quan trọng của các tổ chức phi chính phủ trong việc mang lại những thay đổi tích cực trong xã hội.

Số vụ ’88 và 79′ giảm

Người duy nhất từ Việt Nam không bị ngăn cản tham gia các hoạt động trước phiên Kiểm định Định kỳ Phổ quát UPR là luật sư Hà Huy Sơn.

Ông Sơn nói ông chưa bao giờ thắng bất kỳ vụ kiện nào liên quan tới các Điều 88 và 79 của Luật Hình sự về tội tuyên truyền chống nhà nước và tội lật đổ.

Nhưng ông cũng nói với BBC số vụ xử theo hai điều này có giảm xuống và các nhà hoạt động giờ thường bị khép vào những tội khác, chẳng hạn tội trốn thuế của luật sư Lê Quốc Quân.

Luật sư Hà Huy Sơn

ÔÔng Sơn nói ông bị đe dọa vì bảo vệ các nhà hoạt động tại tòa

Hội thảo hôm 4/2 diễn ra trong vòng hai tiếng với nhiều diễn giả

Bà Trang Huỳnh (đảng Việt Tân, thành viên ban tổ chức) nói hơn khoảng 100 người dự hội thảo

Khán phòng cũng có lúc trùng hẳn xuống khi nhà báo Trần Quang Thành, người từng làm báo trong nước và hiện sống ở Slovakia, kể về chuyện ông bị công an “chỉ điểm” cho những kẻ muốn trả thù ông vì viết bài chống tham nhũng để họ tạt a-xít vào mặt ông khiến ông bị thương tật tới 85%, một mắt mù và một mắt chỉ còn 1/10 thị lực. Vợ ông bị suy tim và mất ít lâu sau ông bị tấn công trong khi con trai và con gái ông lần lượt bị mất việc vì những bài báo của ông, nhà báo Thành nói.

Đại diện của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, ông Benjamin Ismail, cũng phát biểu tại hội thảo rằng tình hình nhân quyền Việt Nam đã tồi tệ thêm từ năm 2009, năm Việt Nam lần đầu tiên bị kiểm điểm về nhân quyền.

Ông Ismail nói lần cuối cùng tổ chức của ông tiếp xúc được với Việt Nam là hồi năm 2009 và cuộc gặp khi đó cũng không có gì tốt đẹp.

‘Bị chặn hoàn toàn’

Tổng Giám đốc Đài Á châu Tự do Libby Liu cũng nói bà mong muốn được gặp gỡ các quan chức Việt Nam để có thể trao đổi với họ về dịch vụ của đài, vốn hiện bị chặn hoàn toàn ở Việt Nam theo lời bà nói.

Trước khi cuộc gặp diễn ra, BBC Tiếng Việt đã có cuộc phỏng vấn dài với bà Judy Taing, Giám đốc phụ trách Á châu của tổ chức Article 19 chuyên bảo vệ tự do ngôn luận.

Bà Taing, người điều phối một trong ba bàn tròn thảo luận của hội thảo, nói Việt Nam thậm chí không tôn trọng luật lệ của chính họ.

Bà nói Việt Nam cần tuân thủ luật của mình đề ra cùng các luật lệ quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và cam kết thực hiện nhất là khi giờ Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bà Taing cả quyết rằng các tổ chức phi chính phủ chỉ muốn Việt Nam thực hiện đúng những gì họ đã hứa theo chuẩn quốc tế chứ không có ý nói xấu Việt Nam như Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có ý nói.

Chiếc áo và thầy tu

Trao đổi với BBC cũng trong ngày 4/2, một loạt các nhà hoạt động nhân quyền từ Việt Nam đi thoát sang Geneva nói họ mong có những thay đổi ở Việt Nam để con em họ không bị tù đày, ngày Xuân họ được ở nhà ăn Tết với gia đình thay vì phải xa nhà đi vận động, báo chí không còn bị chỉ huy bởi những cuộc họp của quan chức Đảng và người Việt Nam được tự do đi lại và tham gia các hoạt động về nhân quyền thay vì bị cấm đoán.

Trong khi đó các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đăng ký tham gia phát biểu trong phiên UPR của Việt Nam lên tới 107, mở đầu là Na Uy và kết thúc là Nigeria với mỗi nước chỉ được phát biểu chừng một phút do quá nhiều nước muốn tham gia.

Một quan chức của Liên Hiệp Quốc nói 107 là con số kỷ lục của kỳ họp kiểm điểm UPR lần thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền trong đó 14 nước có kỳ UPR bao gồm cả Afghanistan, Campuchia, Chile, New Zealand, Vanuatu và Yemen.

Việt Nam còn là một trong ba nước chủ chốt điều phối phiên UPR của Yemen.

Trong các cuộc họp của Hội đồng, Việt Nam ngồi ở ba hàng ghế đầu tiên thay vì có thể phải ngồi cuối phòng.

Nhưng các nhà hoạt động sẽ nói ‘chiếc áo không làm nên thầy tu’.

Và nếu tự do mà các nhà hoạt động muốn to như cái chiếu trong khi họ cho rằng Hà Nội chỉ muốn cho người dân tự do bằng cái chén thì những lời qua tiếng lại sẽ không bao giờ chấm dứt.

Điều 79 và 88 được áp dụng tùy tiện’

Điều 79 và 88 được áp dụng tùy tiện’

Thứ ba, 4 tháng 2, 2014

Luật sư Sơn nói ông bị xã hội xa lánh khi bảo vệ cho thân chủ bị xử theo hai điều 79 và 88 BLHS.

Phát biểu tại Geneva, luật sư Hà Huy Sơn bày tỏ quan ngại về cách áp dụng các điều luật 79 và 88 trong Bộ Luật Hình sự (BLHS) và nói ông từng bị đe dọa.

Tham dự buổi Hội thảo về Trách nhiệm của Việt Nam trong Vai trò Thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ vào hôm 04/02/2013, Luật sư Sơn nói về những khó khăn khi đại diện cho những thân chủ trước tòa tại Việt Nam.

“Vai trò luật sư của tôi là rất hạn chế. Điều 79 và 88 hạn chế quyền bảo vệ cho người bị bắt. Không có ai tôi đại diện pháp l‎‎‎ý được tuyên vô tội.

“Một số trường hợp được trả tự do ngay tại tòa nhưng vẫn chịu án tù treo hoặc bị quản chế, hoặc bị tước đoạt một số quyền công dân.

“Theo thực tế của Việt Nam thì Hiến pháp mới năm 2013 cho rằng quyền lực nhà nước là thống nhất, kể như lập pháp, tư pháp và hành pháp không độc lập.

“Do đó các ý kiến của luật sư và người bị bắt không được xem xét khách quan và tòa khó có cơ sở độc lập với các bị cáo, ” luật sư Sơn nói.

“Chủ quan và tùy tiện”

“Nội dung hai điều 79 và 88 qui định không cụ thể và rõ ràng và công dân Việt Nam rất khó xác định gianh giới đâu là quyền của công dân và đâu là hành vi bị nhà nước cấm”

Luật sư Sơn cũng bình luận về việc hạn chế theo dõi phiên tòa xử những thân chủ của ông.

“Đối với các phiên tòa xét xử tội 79 và 88 nói xét xử là công khai nhưng thực tế là xét xử kín và người thân trong nhiều trường hợp không được dự phiên tòa.

“Nội dung hai điều 79 và 88 qui định không cụ thể và rõ ràng và công dân Việt Nam rất khó xác định gianh giới đâu là quyền của công dân và đâu là hành vi bị nhà nước cấm.

“Vì thực tế như thế nên các cơ quan tiến hành tố tụng dễ áp dụng hai điều này chủ quan và tùy tiện. Hai điều này hạn chế quyền công dân do chính Hiến Pháp Việt Nam qui định.

“Tại các phiên tòa các ý kiến bị cáo và luật sư không được hội đồng xét xử thường không chú ý quan điểm của họ và thường đồng tình với quan điểm của Viện Kiểm sát,” luật sư Sơn nói.

“Bị đe dọa”

“Đôi khi tôi bị bắt lỗi và nhắc nhở và gây khó khăn cá nhân. Khi làm các vụ án cũng có nhận các cuộc điện thoại, tin nhắn đe dọa.”

Luật sư Hà Huy Sơn cũng mô tả về điều ông gọi là “không thực hiện được đầy đủ được quyền luật sư qui định theo pháp luật.”

“Đôi khi tôi bị bắt lỗi và nhắc nhở và gây khó khăn cá nhân. Khi làm các vụ án cũng có nhận các cuộc điện thoại, tin nhắn đe dọa.

“Tôi không thể xác minh được thủ phạm là ai và không có chứng cứ để trình báo cơ quan nhà nước bảo vệ mình.

“Khi bảo vệ những bị cáo bắt vì điều 79 và 88 thì tôi bị xã hội xa lánh vì khi tiếp xúc với các luật sư như chúng tôi thì họ sợ bị ảnh hưởng.

“Những người có quyền lợi từ bộ máy nhà nước và các khách hàng có nhu cầu về tư vấn pháp luật cũng e ngại vì nếu tôi làm luật sư thì họ sẽ không được đối xử công bằng.

Trả lời câu hỏi rằng ông đã chuẩn bị tinh thần khi quay trở về Việt Nam sau sự kiện tại Geneva, luật sư Sơn nói:

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

“Việc tôi có sự hiện diện tại đây đã có sự quan tâm của chính quyền và tôi cũng đã nói với họ rằng tôi sang đây và sẽ nói về những thực tế về pháp luật Việt Nam và về thực tế nghề nghiệp của mình đã trải qua.

“Tôi hy vọng qua sự tiếp xúc sẽ có những điều tốt hơn với nghề nghiệp của tôi và nếu có thể mong muốn có những điều tốt hơn cho đất nước Việt Nam”

Ông Hà Huy Sơn là luật sư từng có thời gian thực tập và làm việc tại Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ và từng bảo vệ cho nhiều nhân vật bị cáo buộc các tội theo Điều 88 và Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Vào tháng 11 năm 2013, luật sư Sơn Bấm gửi thư phản đối việc ông không được tham gia Đại hội Đoàn Luật sư Hà Nội.

Thư của LS Sơn viết: “Tôi cực lực phản đối hành vi xúc phạm danh dự, xâm phạm nghiêm trọng quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhiệm kỳ VIII”.

“Tôi yêu cầu Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin lỗi công khai.”

Trại giam không thể thay đổi quan điểm người tù

Trại giam không thể thay đổi quan điểm người tù

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2014-02-03

000_Hkg5279100-305.jpg

Những tù nhân được ân xá, ảnh minh họa.

AFP photo

Một tù nhân bị kết án tội ‘tuyên truyền chống phá Nhà nước’ 30 tháng tù vừa mãn hạn về nhà là anh Chu Mạnh Sơn. Anh này thuộc nhóm các thanh niên Công giáo- Tin Lành hoạt động xã hội bị bắt và ra tòa tại Nghệ An hồi năm ngoái.

Anh Chu Mạnh Sơn có cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh sau khi ra khỏi tù. Trước hết anh kể lại đôi nét về phân trại K3, Trại giam Phú Sơn, Thái Nguyên nơi anh thụ án cùng một số tù nhân lương tâm khác. Anh nói:

Khu an ninh không cho tiếp xúc với tù hình sự cũng như người ngoài. Trong khu an ninh trước hết mình không được đi ra ngoài, thứ hai chế độ từ đồ ăn đến thức uống còn thiếu, cơm ăn không no. Chúng tôi kiến nghị nhiều lần nhưng cơm vẫn thiếu; rau giai đoạn trước toàn rau già, gốc, lá vàng… Thịt nấu nhưng chỉ là luộc mà toàn là mỡ chứ không phải thịt cho ra trò!

Căng tin thì bán giá đắt gần như gấp đôi ngoài xã hội.

Gia Minh: Sau những lần kiến nghị mà không được giải quyết, mọi người còn có những biện pháp đấu tranh gì để đòi hỏi quyền lợi hay không?

Anh Chu Mạnh Sơn: Chúng tôi có tuyệt thực nhưng Ban Giám thị không vào. Họ còn nói ai tuyệt thực thì đưa đi cùm, không cần hỏi lý do. Có đợt anh Đức (Trần Hữu Đức) bị kỷ luật không vì lý do gì sau khi đi ra gặp gia đình vào anh ta bị đưa đi cùm kỷ luật. Trong này chúng tôi tuyệt thực mấy ngày đòi được gặp Ban Giám Thị; nhưng Ban Giám thị không xuống mà còn nhắn là ai mà còn tuyệt thực thì đưa đi cùm kỷ luật mà không cần phải hỏi lý do.

Gia Minh: Bản thân anh có bao giờ bị hình thức cùm kỷ luật như thế hay chưa?

Anh Chu Mạnh Sơn: Chỉ có một lần trước khi về tôi bị đưa đi cùm; còn trước thì có nhiều lần (họ muốn) nhưng không ép được lý do gì theo nội quy nên không thể đưa đi cùm. Họ có lập biên bản mà tôi không ký nên họ không đưa đi.

Gia Minh: Sau thời gian phải sống trong khu an ninh với những biện pháp khắc nghiệt, thậm chí bị cùm ( kỷ luật) như vậy, thì những biện pháp đó có làm anh phải thay đổi quan điểm về những hoạt động mà họ ghép tội cho anh không?

Anh Chu Mạnh Sơn: Tôi không thay đổi quan điểm là chúng tôi không có tội. Tôi luôn giữ vững niềm tin, đó là mình làm trong sự thật- đã là sự thật vẫn là sự thật, còn nửa sự thật không còn là sự thật. Mình luôn làm theo những gì là công lý. Không phải cứ giam thân thể chúng tôi thì chúng tôi sẽ thay đổi suy nghĩ… Họ có thể giam được con người chứ không thể giam cầm được tư tưởng.

Mình luôn làm theo những gì là công lý. Không phải cứ giam thân thể chúng tôi thì chúng tôi sẽ thay đổi suy nghĩ… Họ có thể giam được con người chứ không thể giam cầm được tư tưởng.
– Anh Chu Mạnh Sơn

Gia Minh: Anh có thể chia xẻ lại những việc làm khiến anh phải bị bắt tù?

Anh Chu Mạnh Sơn: Trước khi tôi bị bắt, vào tối ngày 19 rạng sáng ngày 20 tháng 5 năm 2011, chúng tôi cũng như những anh em như anh Trần Hữu Đức, anh Đậu Văn Dương, anh Hoàng văn Phong, anh Nguyễn Xuân Tiêm…có rải truyền đơn (với nội dung) nói rằng ‘Dân là chủ’, ‘Đất nước là của dân’, ‘Đa Nguyên- Đa Đảng’ và đòi tẩy chay cuộc bầu cử quốc hội, chế độ độc tài, độc diễn.

Đến tháng 8 năm 2011, tôi bị bắt một cách bất ngờ không có lệnh, chỉ bắt yêu cầu tôi đi gặp một số người. Đến ngày 2 tháng 8 năm 2011 lúc 21 giờ 30 mới đọc lệnh khởi tố, lệnh tạm giữ, tạm giam.

Gia Minh: Khi đưa ra tòa, anh bị cáo buộc tội ‘tuyên truyền chống phá  Nhà nước’, trước tòa anh có được nói để bào chữa cho bản thân không?

Anh Chu Mạnh Sơn: Tôi nói ‘tôi công nhận hành vi’; những hành vi chúng tôi làm, chúng tôi công nhận và không công nhận đó là tội.

Gia Minh: Sau 30 tháng ở tù và một năm quản chế nữa, anh thấy thời gian sắp đến sẽ ra sao và anh có thể chia xẻ những mong mỏi và kế hoạch mà anh tiếp tục làm không?

Anh Chu Mạnh Sơn: Nói chung tôi sẽ đấu tranh vì quyền con người, tôi không đấu tranh vì một tổ chức hay một cá nhân nào. Quyền con người là quyền của Thượng Đế ban cho: ai cũng như ai, ai cũng ngang bằng ai. Tôi là một người trẻ, tôi sẽ luôn đấu tranh cho quyền con người để ai cũng được như ai. Tôi cũng sẽ đấu tranh cho sự thật, cho công lý, cho hòa bình.

Còn kế hoạch của tôi trong thời gian sắp tới tôi cũng có những kế hoạch riêng, nhưng mục tiêu kiên định của tôi là đấu tranh cho sự thật, cho công lý, cho hòa bình và quyền con người được công bằng.

Gia Minh: Trong những ngày mới ra khỏi tù, những thân hữu, bạn bè chung quanh mà anh gặp chia xẻ với anh điều gì?

Anh Chu Mạnh Sơn: Đừng sợ! Anh em động viên nhau ‘đừng sợ’. Đó là những câu mà tôi thấy là nguồn động viên an ủi. Họ đến chia xẻ với tôi bằng tình con người, anh em động viên tôi cố gắng. Họ chia xẻ niềm vui tôi được về với gia đình và động viên nhau ‘đừng sợ’. Thế thôi!

Gia Minh: Anh thấy khoảng thời gian vừa qua có bị uổng phí gì không?

Anh Chu Mạnh Sơn: Nói thực tôi còn phải cám ơn nữa, vì trong môi trường đó tôi được biết nhiều điều mà tôi không nghĩ rằng ngoài xã hội tôi được biết. Tôi không ngờ khi vào nhà tù- chỗ ‘cặn bã’ nhất của xã hội, lại thối rữa hơn nữa. Tôi chia xẻ thời gian tôi bị tạm giam 16 tháng tại Trại giam Nghi Kim. Ở đó tôi bị đối xử không công bằng. Ông Vi Văn Sơn, trực trại giam đưa tôi vào buồng giam và sau đó nói với tù hình sự đánh đập chúng tôi với lý do cho rằng ‘bọn phản quốc’. Vào trong thì cán bộ ‘quay tù’, nghĩa là có tiền thì cho cán bộ để được ở buồng ‘sĩ quan’, buồng tướng, buồng vệ sinh. Còn không có thì phải xuống khu gia đình không có gì. Cán bộ luôn ‘quay tù’ để kiếm tiền.

Gia Minh: Cám ơn anh Chu Mạnh Sơn.

 

Vùng phòng không mới trên biển Đông?

Vùng phòng không mới trên biển Đông?

Thứ bảy, 1 tháng 2, 2014

Thành phố Tam Sa

Hoa Kỳ hôm 31/01 đưa ra cảnh báo với Trung Quốc về kế hoạch lập vùng nhận dạng phòng không mới (ADIZ) trên biển Đông có thể bao gồm cả vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Phát ngôn viên chính phủ Hoa Kỳ, bà Marie Harf được Bấm South China Morning Post dẫn lời rằng mọi động thái thiết lập ADIZ ở biển Đông sẽ được coi là “hành động khiêu khích và bất hợp tác sẽ làm gia tăng căng thẳng và đặt ra câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Trung Quốc trong xử lý các tranh chấp lãnh thổ bằng ngoại giao.”

Theo Bấm Asahi Shimbun của Nhật đưa tin hôm 31/01, vùng nhận dạng mới sẽ gây thêm bất hòa trong khu vực, đặc biệt là đối với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan – các quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền đối với lãnh hải trên biển Đông.

“Một số nguồn từ chính phủ Trung Quốc nói với Asahi Shimbun rằng các quan chức ngành không quân đã thảo ra kế hoạch nháp cho vùng ADIZ trong tương lai, mà họ nói rằng ít nhất gồm không phận của quần đảo Hoàng Sa hay Trung Quốc gọi là Tây Sa trong tầm kiểm soát.

“Vùng không phận sẽ bao phủ toàn bộ biển Đông,” Asahi viết.

Tuy nhiên, SCMP dẫn lời một loạt các chuyên gia nội địa cho rằng Bắc Kinh sẽ không đưa ra kế hoạch này.

“Xét theo những tuyên bố chính thức trong mấy tháng gần đây và chiến lược trong khu vực, ít có khả năng Trung Quốc thiết lập một ADIZ ở biển Đông và gây thêm căng thẳng trong khu vực,” ông Shi Yinhong, giáo sư ngành quan hệ quốc tế Đại học Nhân Dân (Renmin University of China) nói.

Ông Jia Qingguo, giáo sư trường Quốc tế Học đại học Bắc Kinh cũng được trích lời rằng nhu cầu thiết lập vùng ADIZ trên biển Đông không cần thiết bằng ở vùng biển Hoa Đông.

Vẫn chưa thấy có phản hồi chính thức từ phía nhà chức trách Trung Quốc.

‘Giàu tài nguyên hơn’

Việt Nam và TQ lập đường dây nóng về hoạt động ngư nghiệp hồi tháng 06/2013

Hồi tháng 11/2013, Trung Quốc đơn phương đưa ra vùng ADIZ trên biển Hoa Đông, buộc các quốc gia có máy bay qua vùng này phải báo cáo lộ trình.

Động tác trên gặp phải phản ứng giận dữ từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

Theo Asahi Shimbun thì vùng biển Đông được cho là giàu tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác được hơn biển Hoa Đông.

” Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó sát sườn tới Biển Đông. Nó là phép thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả ‘đường chín khúc’, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều.”

Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh “

Bài báo cũng dẫn các nguồn tin từ chính phủ Trung Quốc rằng hai tiêu chí quan trọng được dùng để thiết lập vùng nhận dạng phòng không là đường cơ sở phân chia các lãnh thổ, và tầm kiểm soát hiệu quả của phi cơ và radar quân sự của Trung Quốc.

Hồi tháng Sáu 2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp người tương nhiệm phía Việt Nam, ông Trương Tấn Sang và cùng lập đường dây nóng giữa lực lượng hải quân hai bên về các hoạt động ngư nghiệp trên biển.

Cuối tháng Một 2014, báo Nhân Dân đăng bài phỏng vấn Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc còn nguy hiểm hơn cả ‘đường chín khúc’ mà Bắc Kinh tự nhận trên Biển Đông.

“Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó sát sườn tới Biển Đông. Nó là phép thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả “đường chín khúc”, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều.

“Vào vùng biển quốc tế, anh có thể đăng ký hay không đăng ký, nhưng anh bay qua FIR của nước nào đó thì phải xin phép.

“Thí dụ như bầu trời Việt Nam mà ông đặt “Vùng nhận dạng phòng không” của ông trùm lên trên, tức là máy bay từ Hà Nội đi ra Biển Đông bay vào TP Hồ Chí Minh phải xin phép ông, thì tôi chết! Nguy hiểm thế!”

Tổng thống Obama ‘lạc quan đôi chút’ về triển vọng cải cách di trú

Tổng thống Obama ‘lạc quan đôi chút’ về triển vọng cải cách di trú

Người biểu tình ủng hộ luật cải tổ di trú của Tổng thống Obama tụ tập tại Điện Capitol ở Washington, 10/4/2013

Người biểu tình ủng hộ luật cải tổ di trú của Tổng thống Obama tụ tập tại Điện Capitol ở Washington, 10/4/2013

01.02.2014

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết có thể ông sẽ thỏa hiệp với phe Cộng hòa về luật cải tổ di trú.

Trong hai cuộc phỏng vấn hôm thứ sáu, ông Obama nói rằng ông có thể sẽ không nhất định đòi luật này phải bao gồm một con đường dẫn tới chỗ nhập quốc tịch cho khoảng 11 triệu người đang cư trú bất hợp pháp ở Mỹ.

Ông Obama cho biết như vậy một ngày sau khi các nhân vật lãnh đạo đảng Cộng hòa ở Hạ viện đưa ra một tuyên bố về các nguyên tắc cải tổ di trú, cho phép hàng triệu người lớn ở Mỹ bất hợp pháp thủ đắc qui chế hợp pháp sau khi đóng tiền phạt và các khoản thuế còn thiếu. Kế hoạch của phe Cộng hòa không có một con đường nhập quốc tịch, một việc mà một số nhân vật thuộc phe bảo thủ xem là ân xá.

Tổng thống Obama đã chờ từ năm ngoái để Hạ viện xem xét luật cải tổ di trú sau khi Thượng viện thông qua một dự luật bao gồm con đường nhập quốc tịch phải mất ít nhất 13 năm.

Ông Obama cho biết ông cảm thấy “lạc quan đôi chút” về triển vọng đạt được một thỏa thuận với phe Cộng hòa.

Nhiều người thuộc phe Cộng hòa xem việc thông qua luật cải tổ di trú là một cơ hội để họ lôi cuốn các cử tri người gốc Châu Mỹ La Tinh, là khối người đã dồn phiếu cho ông Obama và đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử năm 2012 và 2008.

 

Giám đốc giả ăn mày cho tiền người đi đường.

Giám đốc giả ăn mày cho tiền người đi đường.

Vào đêm giáng sinh, ông Jonnie Wright, giám đốc điều hành của công ty tư vấn bán hàng The Buyosphere, bang Iowa, Mỹ đã ăn mặc như một người đàn ông vô gia cư và tặng tiền những người đi đường.

Ông Wright bất chấp đêm giáng sinh giá lạnh ngồi ở đường phố như một ông lão ăn xin và cho tiền ngược lại những ai có ý định giúp ông lão.
Ông Wright trao cho những người đi đường muốn giúp đỡ ông một phong bì một bức thư có chữ kí của ông, và kèm theo 100$ hay 10$ như là phần thưởng.
Vị giám đốc tốt bụng này cho biết đã chuẩn bị 50 chiếc phong bì với tổng tiền 1000$ và ông nhận được từ người đi đường 363.02$, 3 bánh mì xúc xích, 2 chiếc bánh, một quả táo và một đôi vớ.
Rob Taylor, một người dân thành phố Des Moines cho hay, anh đã không thể tin được khi mở chiếc phong bì ra. Lập tức anh gọi vợ mình và kể cho cô nghe về điều kỳ diệu.
Để giải thích cho hành động kỳ lạ này, ông Wright cho biết đây là cách để ông vinh danh những con người có tấm lòng nghĩa hiệp, và ông đã có ý định này từ lâu.
Wright viết trên Facebook của mình . “Sẽ không bao giờ phai trong trái tim tôi khoảnh khắc hào hiệp và tình thương yêu đồng loại, những khuôn mặt yêu thương nhẹ nhàng khi họ đặt những đồng tiền khó khăn kiếm được vào tay tôi”.

Tất cả số tiền mà vị giám đốc nhận được từ người đi đường, ông đã nhân đôi nó lên và dành tặng cho hội Bethel Mission hội những người vô gia cư địa phương.

TS Phạm Chí Dũng bị cấm xuất cảnh đi dự hội thảo nhân quyền tại Genève

TS Phạm Chí Dũng bị cấm xuất cảnh đi dự hội thảo nhân quyền tại Genève

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng (trái) và người thân tại phi trường (DR)

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng (trái) và người thân tại phi trường (DR)

Thụy My

RFI

Tối nay 01/02/2014 tại sân bay Tân Sơn Nhất khi đang làm thủ tục xuất cảnh đi tham dự hội thảo về nhân quyền tổ chức tại Genève, Thụy Sĩ với tư cách diễn giả theo lời mời của tổ chức UN Watch – một tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ có chức năng giám sát các vấn đề nhân quyền và dân chủ thuộc Liên Hiệp Quốc, tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã bị giữ lại và tịch thu hộ chiếu.

Sau nhiều cuộc gọi bất thành do điện thoại của tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị công an thu giữ, cuối cùng RFI Việt ngữ cũng đã liên lạc được. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho biết :

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

 

01/02/2014

 

Nghe (02:01)

 

 

 

Như vậy là tôi đã qua khâu gửi hành lý và trình hộ chiếu, nghĩ là mọi chuyện đã tương đối ổn. Nhưng khi đến khâu kiểm tra an ninh thì họ ngần ngại, ngừng một chút. Một người nói là « Máy kẹt rồi ! ». Sau đó mấy nhân viên công an mặc sắc phục tới, đề nghị tôi đi vào một căn phòng riêng để kiểm tra lại, vì theo họ, tên của tôi tương đối phổ thông, trùng với một số người khác.

Nhưng sau đó có một sĩ quan an ninh mặc thường phục của cơ quan PA 81 thuộc Công an thành phố đến, nói với tôi là trường hợp của tôi không được xuất cảnh. Tôi hỏi lý do tại sao, họ nói là việc đi Thụy Sĩ có thể bị lợi dụng bởi những thế lực thù địch, xuyên tạc chống phá Nhà nước Việt Nam. Vì vậy trường hợp tôi đi không có lợi.

Sau đó họ làm biên bản và giữ hộ chiếu của tôi, có ghi lý do là Công an Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị, vì tôi là diện bị cấm xuất cảnh. Họ đề nghị tôi đến Cục Quản lý Xuất nhập cảnh của Bộ Công an để nhận lại hộ chiếu.

Nhưng với tôi, thì tôi không cần nhận lại hộ chiếu nữa. Tại vì từ nay trở đi tất cả những việc đi lại của tôi ra nước ngoài sẽ do Nhà nước Việt Nam quyết định, trên căn bản tinh thần nhân quyền của Nhà nước khi tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Nếu Nhà nước Việt Nam cảm thấy còn muốn giữ một chút hình ảnh nào đó về nhân quyền, thì ít nhất họ phải tôn trọng quyền tự do đi lại, quyền được xuất cảnh của công dân một cách bình thường, một cách tự do như Hiến pháp Việt Nam đã quy định. Còn nếu họ không cần tới điều đó nữa thì tôi cũng đương nhiên không cần tới hộ chiếu.

Và ngày mai tôi sẽ chính thức viết thư khiếu nại tới Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an về vụ việc này. Đồng thời sẽ thông tin rộng rãi và sâu sắc tới tổ chức Liên Hiệp Quốc, các tổ chức nhân quyền quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhân đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) diễn ra tại Genève, Thụy Sĩ vào ngày 5 tháng Hai sắp tới.

 

Nổ súng gây nhiều thương tích ở Bangkok

Nổ súng gây nhiều thương tích ở Bangkok

Thứ bảy, 1 tháng 2, 2014

Bạo lực ở Bangkok

Vài phút trước khi súng nổ, môt chiếc xe hơi đã bị tấn công.

Ít nhất sáu người đã trúng đạn và bị thương nặng ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, trong lúc xảy ra các cuộc đụng độ chống chính phủ ngay trước cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật.

Bạo lực bùng phát trong một diễn biến cá biệt giữa những người ủng hộ và phản đối Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Nhiều tiếng súng đã nổ vào lúc những người biểu tình phong tỏa một tòa nhà là nơi lưu trữ các lá phiếu phục vụ bầu cử, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn phân phối các lá phiếu bầu.

Những người phản đối muốn chính phủ phải được thay thế bằng một “Hội đồng nhân dân” không qua bầu cử.

Phe đối lập cũng tuyên bố sẽ tẩy chay cuộc bỏ phiếu hôm Chủ nhật, sự kiện được cho là mang lại khả năng giành thắng lợi cho bà Yingluck.

Những người biểu tình cáo buộc Thủ tướng hoạt động dưới sự kiểm soát của anh trai bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người đã bị lật đổ và đang sống lưu vong.

Gài bom nhỏ

“Một số người được cho là bị thương đã nằm lại trên đường, khi hai bên nổ súng giao tranh, buộc các phóng viên và người qua đường phải bỏ chạy tìm nơi trú ẩn”

Vụ nổ súng hôm thứ Bảy xảy ra ở quận Laksi ở Bangkok, thành trì của đảng Pheu Thai của Thủ tướng Thái Lan.

Vụ nổ súng xảy ra sau một diễn biến riêng rẽ đối đầu căng thẳng giữa hai bên chống và ủng hộ chính phủ, theo phóng viên BBC Jonathan Head, ở Bangkok, tường trình.

Một số người được cho là bị thương đã nằm lại trên đường khi hai bên nổ súng giao tranh, buộc các phóng viên và người qua đường phải bỏ chạy tìm nơi trú ẩn, vẫn theo phóng viên của BBC.

Hiện chưa rõ những người bị thương thuộc phe ủng hộ hay hậu thuẫn chính phủ.

Trước khi tấn công, những người biểu tình đã tấn công một chiếc xe và gài một loạt các trái bom loại nhỏ.

Quân đội triển khai

 

Ít nhất 6 người đang được cấp cứu vì bị thương nghiêm trọng sau vụ nổ súng hôm thứ Bảy.

Phong trào đối lập – từng được biết tới với tên gọi phe “áo vàng” – tuyên bố sẽ phá hoại cuộc bầu cử với mức độ càng nhiều càng tốt, bằng cách ngăn chặn các lá phiếu bầu được đưa đến các điểm bỏ phiếu.

Trong khi đó, các nhóm ủng hộ chính phủ – hay phe “áo đỏ ” – đã được lệnh phải giám sát cuộc bỏ phiếu.

Thế nhưng họ không được phép đối đầu với những người biểu tình, vì sợ rằng bạo lực sẽ gây ra thêm nguy hiểm cho cuộc bầu cử.

Quân đội trước đó nói sẽ tăng cường quân số và triển khai tại Bangkok phục vụ cuộc bầu cử vào ngày Chủ nhật.

Khoảng 10.000 cảnh sát cũng sẽ tuần tra các đường phố trong ngày 02 tháng Hai.

Phóng viên của BBC nói hiện chưa thể dự đoán gì về khả năng và kết quả của cuộc bỏ phiếu ngày Chủ Nhật.

Tuy nhiên rõ ràng các hoạt động ngăn chặn bầu cử và đặc biệt là vụ nổ súng gây nhiều thương tích hôm thứ Bảy báo trước cuộc bầu cử ngày Chủ Nhật sẽ khó có thể diễn ra hoàn toàn bình ổn, do nguy cơ bạo lực nóng lên.

Con gái tài phiệt cầu xin cha

Con gái tài phiệt cầu xin cha

Thứ tư, 29 tháng 1, 2014

Cô Gigi Chao (phải) đã cưới người tình đồng tính của mình hồi 2012 tại Pháp

Con gái của một nhà tài phiệt Hong Kong trong một lá thư ngỏ đã kêu gọi cha mình hãy chấp nhận cô là người đồng tính, sau khi ông đề nghị chi hàng triệu đôla để kiếm chồng cho con.

Cô Gigi Chao nói ông Cecil Chao hãy chấp nhận bạn tình của cô và “đối xử với cô ấy như một con người bình thường, có nhân phẩm”.

Cô Chao, 33 tuổi, đã cưới người bạn tình lâu năm Sean Eav tại Pháp hồi 2012, cũng nhấn mạnh: “Có nhiều người đàn ông tốt trên đời, nhưng có điều họ không phải là để dành cho tôi.”

Hồi tuần trước, ông Chao được cho là đã tăng gấp đôi lời đề nghị của mình lên 65 triệu đôla.

Hong Kong không công nhận hôn nhân đồng giới, tuy việc quan hệ đồng tính đã không còn bị coi là tội phạm kể từ 1991.

Ông Chao, một nhà tài phiệt chuyên về bất động sản và vận tải biển, người chưa từng kết hôn, nói với BBC hồi năm ngoái rằng con gái ông cần “một người chồng tốt”.

“Sự thực là họ không hiểu rằng con sẽ luôn tha thứ cho cha về việc đã có suy nghĩ như vậy, bởi con biết cha cho rằng cha đang làm mọi thứ tốt nhất cho con.”

Khi đó ông nói lời đề nghị trao tiền cho người đàn ông theo đuổi con gái mình đã khiến ông nhận được nhiều hồi âm từ các chàng trai tiềm năng.

Lá thư của cô Chao, một nữ doanh nhân và là một gương mặt nổi tiếng trong giới thượng lưu, được đăng tải trên ít nhất hai tờ báo Hong Kong.

Trong thư, cô nói cô lấy làm tiếc là mọi người đã nói “những điều thiếu tế nhị” về cha cô.

“Sự thực là họ không hiểu rằng con sẽ luôn tha thứ cho cha về việc đã có suy nghĩ như vậy, bởi con biết cha cho rằng cha đang làm mọi thứ tốt nhất cho con,” cô viết.

“Là con gái của cha, con không muốn gì hơn là khiến cho cha hạnh phúc. Nhưng trong các mối quan hệ, những mong muốn của cha về con và thực tế con là người thế nào lại không kết gắn gì với nhau.”

Cô nói thêm rằng cô không trông đợi cha và bạn tình của mình “trở thành những người bạn tốt”.

Nhưng cô nói “với con, sẽ đáng giá như cả thế giới này nếu cha không kinh sợ cô ấy đến vậy, và đối xử với cô ấy như một con người bình thường, có nhân phẩm”.

“Con xin lỗi vì đã khiến cha hiểu lầm rằng con rơi vào mối quan hệ đồng tính chỉ bởi ở Hong Kong không có đủ những người đàn ông tốt, xứng đáng,” cô viết thêm.

Cô Chao kết thư bằng dòng chữ: “Con gái đầy kiên nhẫn của cha.”