Việt nam tụt lùi về tự do tôn giáo

Việt nam tụt lùi về tự do tôn giáo

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-02-12

RFA

Dân biểu Christ Smith chủ trì buổi điều trần về việc các cộng đồng Thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới

Dân biểu Christ Smith chủ trì buổi điều trần về việc các cộng đồng Thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới, ngày 11 tháng 2, 2014

RFA

Nghe bài này

Ngày 11/2/2014 tại Quốc hội Hoa Kỳ dân biểu Christ Smith chủ trì một buổi điều trần về việc các cộng đồng Thiên chúa giáo thiểu số bị đàn áp trên thế giới. Có mặt tại buổi điều trần, Kính Hòa có bài tường trình sau đây,

Chúng tôi có mặt tại nhà Quốc hội Hoa Kỳ để tham dự buổi điều trần về vấn đề tự do tôn giáo mà trong đó đặc biệt là vấn đề đối xử với các cộng đồng thiểu số Thiên chúa giáo trên toàn thế giới. Nhưng trong buổi điều trần này không chỉ có những vấn đề liên quan đến người Thiên chúa giáo mà những vấn đề đàn áp những cộng đồng tôn giáo thiểu số khác, những vấn đề ở Việt Nam như là Phật giáo Hòa hảo, các cộng đồng tôn giáo thiểu số của người H’mong hay những người thiểu số ở miền Trung cũng được nêu lên.

“ Việt nam cũng cố chứng tỏ rằng đang tiến bước từ chế độ độc tài sang nền dân chủ, nhưng điều đó không xảy ra, dù là với người Thiên chúa giáo hay là với Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất và những giáo hội khác. Chuyện đàn áp là tăng lên chứ không giảm đi

dân biểu Christ Smith”

Điều trần ngày 11/2 về người Thiên chúa giáo bị ngược đãi

Tại buổi điều trần dân biểu Christ Smith của tiểu bang New Jersey là chủ tịch buổi điều trần có nêu lên các vấn đề nhà nước Việt nam không công nhận quyền tự do thờ cúng của các giáo hội khác nhau. Ông cũng nêu trường hợp đàn áp tôn giáo tại giáo xứ Cồn Dầu nơi có ít nhất ba người chết hồi năm 2010.

Trả lời chúng tôi trong hành lang Quốc hội Hoa Kỳ ông Christ Smith nói:

“Đáng tiếc là chính quyền Việt Nam lại đi những bước lùi, không theo một hướng đúng đắn về tự do tôn giáo. Do vậy mà hôm nay có nhiều người sẽ trình bày vấn đề ngược đãi người Thiên chúa giáo tại Việt Nam. Việt nam cũng cố chứng tỏ rằng đang tiến bước từ chế độ độc tài sang nền dân chủ, nhưng điều đó không xảy ra, dù là với người Thiên chúa giáo hay là với Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất và những giáo hội khác. Chuyện đàn áp là tăng lên chứ không giảm đi. Điều đó đe dọa những chuyện như đàm phán TPP, điều mà Việt Nam mong muốn. Vì chúng ta không thể đi đến những thõa thuận thương mại vô điều kiện khi mà chưa có tự do tôn giáo.

“ Tôi cho rằng một khi Hoa Kỳ thực sự thúc đẩy vấn đề tự do tôn giáo thì Việt Nam phải đáp lại. Tự do tôn giáo ở Việt Nam không có dừng một chổ. Nó cứ lên rồi xuống. Tôi cho là nó phản ảnh một phần sức ép của Hoa Kỳ…Tôi chắc là sẽ có tác động khi mà chúng ta thúc đẩy mạnh mẽ hơn

ông Elliott Abrams”

Chuyện TPP của Việt nam thì nhiều người trong chúng tôi không ủng hộ nếu như không có những tiến bộ đáng kể. Có một lộ trình đã hình thành ở hạ viện về nhân quyền của Việt Nam và đang chuyển qua thượng viện trong đó nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ hóa và tự do tôn giáo của Việt Nam. Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân chính trị, các nhà hoạt động dân chủ, các bloggers, nếu Việt Nam muốn đi lại trên con đường đúng đắn với sự mong đợi của cộng đồng thế giới.”

Một báo cáo khác của ông Elliott Abrams, ủy viên Ủy ban tự do Tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ có đề cập cụ thể đến trường hợp Linh Mục Nguyễn Văn Lý, hiện vẫn đang bị cầm tù vì thực thi quyền tự do tín ngưỡng, cũng như trường hợp Mục sư Nguyễn Trung Tôn và giáo hội Tin lành Mennonite.

Sau buổi điều trần, trả lời chúng tôi câu hỏi là liệu có phải do quan hệ Việt Mỹ ngày càng phát triển mà vấn đề tự do tong giáo ở Việt Nam bị bỏ qua hay không, ông Elliott Abrams nói,

“Tôi cho rằng một khi Hoa Kỳ thực sự thúc đẩy vấn đề tự do tôn giáo thì Việt Nam phải đáp lại. Tự do tôn giáo ở Việt Nam không có dừng một chổ. Nó cứ lên rồi xuống. Tôi cho là nó phản ảnh một phần sức ép của Hoa Kỳ. Chúng ta thấy sự khác biệt khi mà chính phủ Hoa Kỳ ứng xử một cách thoãi mái để Việt Nam cải thiện những quan hệ hai bên bao gồm cả kinh tế tài chính. Tôi chắc là sẽ có tác động khi mà chúng ta thúc đẩy mạnh mẽ hơn.”

Kính Hòa đài Á châu Tự do tường trình từ Quốc hội Hoa Kỳ.

Canada dừng cho người giàu TQ nhập cư

Canada dừng cho người giàu TQ nhập cư

Thứ tư, 12 tháng 2, 2014

Bộ trưởng Jim Flaherty

Bộ trưởng Jim Flaherty đã thông báo quyết định ngừng chương trình visa

Chính phủ Canada quyết định ngừng chương trình visa gây tranh cãi cho người giàu ở Hong Kong và Trung Quốc nhập tịch từ năm 1986.

Quyết định này đã được ghi vào dự thảo ngân sách mới của Bộ trưởng Tài chính Jim Flaherty, được chuyển tới Quốc hội Canada chiều thứ Ba, theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng.

Hàng chục nghìn người giàu Trung Quốc còn đang xếp hàng như vậy sẽ không còn cơ hội di cư sang Canada, hồ sơ bị hủy và lệ phí được hoàn trả.

Trước đó một tuần, tờ báo có trụ sở Hong Kong này đã đăng tải một loạt phóng sự điều tra về chương trình nhập cư đã được thực hiện 28 năm nay.

Tòa lãnh sự Canada ở Hong Kong đã thường xuyên quá tải về dòng người giàu từ Hoa lục sang đăng ký di cư tới Canada, khiến giới chức phải tạm ngưng nhận hồ sơ năm 2012.

Theo tường trình của bộ trưởng tài chính Canada, nhiều thập niên nay nước này đã thu phí quá thấp so với các nước khác trong khuôn khổ chương trình “di cư của các triệu phú nước ngoài”.

Theo chương trình gây tranh cãi nói trên, người giàu nước ngoài với tài sản trên 1,6 triệu đôla Canada (1,45 triệu đôla Mỹ) mà cho chính phủ Canada vay đầu tư 800.000 đôla Canada không lấy lãi trong thời gian 5 năm thì sẽ được nhập cư lấy thẻ xanh, sau này được nhập tịch.

Vì thủ tục đơn giản và lệ phí thấp, chương trình này mau chóng được nhiều người đăng ký.

Tuy nhiên, cũng theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, một chương trình tương tự ở Quebec, một tỉnh nói tiếng Pháp của Canada, vẫn còn đang được tiếp tục. Nhiều người Trung Quốc đang đăng ký tới Quebec để từ đó sang nơi khác ở Canada.

Bộ trưởng Flaherty cũng loan báo bãi bỏ một chương trình di cư quy mô nhỏ hơn dành cho giới doanh nhân.

Tổng cộng 59.000 đơn theo dạng đầu tư và 7.000 đơn dạng doanh nhân đã bị ách lại. 70% số đó, tức 46.000 người trong số đó là dân Hoa lục.

Chương trình vừa bị ngừng nói trên đã cho phép 185.000 người di cư sang Canada, trong đó hơn 30.000 là từ Hong Kong.

 

Tiếng chuông cảnh báo

Tiếng chuông cảnh báo

Việt-Long – RFA. Tổng hợp wsj.com, telegraph.co.uk
2014-02-11

RFA

chu-2

Chuyên gia tài chính quốc tế Charlene Chu, “người đánh chuông”

Courtesy of wantchinatimes.com

Sinh trưởng ở Hoa Kỳ, tốt nghiệp đại học Yale, nhà phân tích, chuyên gia tài chính Charlene Chu của công ty Fitch làm việc ở Bắc Kinh đã cảnh báo sự sụp đổ về tài chính của Trung Quốc từ năm 2009.

Tiếng chuông cảnh báo

Năm ngoái, bà nói Trung Quốc sẽ phải đối đầu với cuộc khủng hoảng nợ sau khi tiền cho vay tăng đến gấp đôi tổng sản lượng nội địa. Nhà chiến lược toàn cầu về tài chính Albert Edwards của công ty tài chính ngân hàng đa quốc Société Général SA tại Paris gọi bà là “nữ anh hùng”, đáng được thưởng huân chương danh dự nhờ dự báo về bong bóng kinh tế tài chính Trung Quốc.

buiding-china

Công trình xẩy dựng ở Bắc Kinh – Courtesy of thirdage.com

Cảnh báo này của bà khiến công ty Fitch hồi tháng tư, 2013, hạ thấp điểm đánh giá những món nợ dài hạn tại Trung Quốc bằng tiền địa phương. Đó là lần đầu tiên một trong ba công ty lượng giá tài chính hàng đầu thế giới hạ điểm Trung Quốc.

Bị những nhân vật chóp bu về tài chính của Trung Quốc ghét bỏ, vì đã nhiều lần nói đến thực tế Trung Quốc đang lâm vào trạng huống bành trướng nợ nần đáng ngại, nhưng bà Chu vẫn ca ngợi Trung Quốc đã để bà được tự do phát biểu một quan điểm khá tiêu cực cho xứ này.

Bà mới nghỉ việc tại Fitch hôm 14 tháng 1, sau 8 năm làm việc, và được mời làm chuyên gia cho công ty Autonomous nghiên cứu về ngân hàng.  Bà cho biết không có áp lực nào từ phía Trung Quốc cũng như từ Fitch khiến bà nghỉ việc.

Hệ thống “cái bóng”

Charlene Chu đã giải thích về sự hình thành ở Trung Quốc một ngành công nghiệp ngân hàng trong bóng tối, tạm gọi là hệ thống ngân hàng “đen”, là cơ chế ngầm mà ngày nay phải chịu trách nhiệm về những số nợ khổng lồ của hệ thống ngân hàng chính thức của Nhà nước Bắc Kinh.

Đúng như bà trình bày trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 5, sang tháng 6 Trung Quốc đã lung lay vì nợ xấu khi tổng nợ từ các ngân hàng và các cơ sở tài chính lên đến 198% GDP, so với 125% hồi năm 2011.

Từ năm 2011 công ty Fitch đã bắt đầu tính toán tổng nợ của nền kinh tế bằng cách cộng các tài sản ngoài kế toán chi thu như thư tín dụng, món tài trợ ngoài ngân hàng cùng nợ của các  ngân hàng nước ngoài, để tìm ra mọi hình thức tài chính trong nền kinh tế do ngân hàng trung ương công bố.

Lên tiếng lần đầu tiên từ khi về làm việc cho Autonomous, Charlene Chu nói bà biết chắc rằng hệ thống ngân hàng Trung Quốc phải sụp đổ.

“Khu vực ngân hàng đã bành trướng ra thêm từ 14 ngàn tỉ tới 15 ngàn tỉ đô la  trong khoảng thời gian 5 năm. Trung Quốc không cách nào tránh khỏi những khó khăn khổng lồ”.

Đằng sau những khó khăn đó là một loạt những trở ngại về các quỹ tín thác, những công trình quản lý tài chánh, và nợ ngoại tệ tăng vọt dù chính phủ có nhiều nỗ lực hạn chế sự vay mượn của các ngân hàng lớn.

Những cảnh báo này của bà Chu lại chứng tỏ hiệu nghiệm trong mấy tuần nay khi Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) không có tiền trả gần 500 triệu đô la cho một quỹ tín thác đã cam kết. Sự kiện này làm nảy ra mối lo sẽ xảy ra tình trạng ngân hàng vỡ nợ như tại Mỹ trong cuộc khủng hoảng tín dụng 2007.

Vụ bội tín của ICBC dường như đã được giải quyết, nhưng nhà phân tích Charlene Chu nói chắc rằng mối liên hệ giữa hệ thống ngân hàng chính thức và hệ thống “đen” sau lưng nó vẫn là một mối nguy.

Bà thường xuyên nhấn mạnh quan điểm mà giới kinh tế gia và giới học thuật Trung Quốc gạt bỏ, rằng các ngân hàng Trung Quốc thường dính líu đến những thương vụ “sau hậu trường” trong nhiều vụ làm ăn “đen” như vậy. Các viên chức và chuyên gia Trung Quốc nói ngược lại, khu vực ngân hàng “đen” với hệ thống ngân hàng chính thức hoàn toàn tách biệt, nếu hệ thống “đen” có sụp đổ cũng không thành vấn đề.

Bà bác bỏ quan niệm đó, vì vụ ICBC vừa nói là một bằng chứng rõ ràng là đã có mối liên hệ chằng chịt giữa hai hệ thống ngầm và chính thức. Nhiều người thấy yên tâm khi khối ngoại tệ dự trữ, ước đoán gần 4 ngàn tỉ đô la, sẽ được dùng để cứu nguy một khi hệ thống tài chính gặp khủng hoảng. Nhưng bà Chu cho rằng đó chỉ là ý mong cho mọi sự tốt lành, vì khối ngoại tệ dự trữ không thể được sử dụng tới mức người ta tưởng, lý do là nó phải được ngân hàng trung ương bù đắp. Khi nhìn vào bảng cân bằng tài chính của ngân hàng người ta không thể đem hết phía “sở hữu” tức là vốn liếng tài sản để yểm trợ cho quỹ dự trữ, mà không lưu ý đến phía “nợ nần” là trách nhiệm tài chánh của ngân hàng.

building

Những buiding đón chờ các nhà đầu tư Âu Mỹ- Courtesy of dreamstimes.com

Khác với phương Tây

Tuy nhiên, trong khi bà nói là không biết quyền hạn của nhà cầm quyền tới đâu trong việc ném tiền ra giải quyết vấn đề, bà cũng cho rằng có nhiều lý do khiến cuộc khủng hoảng của Trung Quốc diễn ra khác với những gì được thấy ở phương Tây. Ở phương Tây các lực thị trường được tung hết khả năng vào trận đồ “nợ nần vay trả trả vay”, nhưng ở Trung Quốc có chính quyền can thiệp, và những vụ vỡ nợ được cô lập trong một thời gian, để coi nó như một sự kiện riêng rẽ không lặp lại. Tuy nhiên câu hỏi sinh tử là liệu vào lúc nào những cái gọi là “sự kiện cá biệt” ấy kéo nhau trở thành một làn sóng vỡ nợ? Khi đó chính quyền không thể đối phó theo cách họ giải quyết một sự kiện riêng lẻ.

Tuy chuyên gia Charlene Chu ca ngợi Trung Quốc đã để bà được tự do bày tỏ ý kiến, những nhận xét của bà Chu thực ra đã không gây chút thiện cảm nào với các ngân hàng và công ty tài chính Bắc Kinh, chỉ gây khó khăn thêm cho bà và công ty Fitch. Bà khó tìm ra những thông tin về những dữ kiện bên trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc, nhưng không phải tỏ ra ”biết ơn” sự “chiếu cố ” của đảng Cộng Sản càng giúp sự phân tích của bà công bằng, vô tư hơn.

Thêm vào đó, bà cho biết vị trí “đứng bên ngoài” khiến bà ít đau lòng hơn là thấy hết những gì đang diễn tiến trên xứ sở này. Vị trí đó khiến bà đi chu du nhiều nơi để kiểm tra sớm nhất công tác xây dựng những “thành phố ma” mà công ty xây dựng khai là đã có 100% người sử dụng. Thực ra các kiến trúc ấy gần như bị bỏ hoang, chỉ có mặt những toán nhân viên bảo trì cùng một số gọi là những doanh nhân nản lòng thoái chí.

Bà nói điều quái lạ là những kiến trúc mới gần như hoàn toàn trống trải nhưng đều có người đã mua hết. Cảnh trạng chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nhưng một số lượng đáng kể những tòa bất động sản đã được kiến tạo trong mấy năm qua, trong khi nhiều dự án như vậy vẫn được tiến hành. Điều này là lý do chắc chắn gây lo ngại về bong bóng bất động sản. Trái bong bóng nổ bùng sẽ để lại một nước Trung Hoa rất khác lạ, và đó là nền kinh tế sau khi bùng phát khủng hoảng đáng lo ngại nhất.

Phương Tây có thể áp dụng một loạt biện pháp ngay lúc nghiêng nghiêng khởi sự sụp đổ, nhưng Trung Quốc khó lòng chịu nổi đà tăng trưởng chậm lại , như một nền kinh tế “đi xe đạp” thường được nói tới, hễ chậm quá, muốn dừng lại là đổ nhào.

Ảnh hưởng quốc tế

empty

Những building bỏ trống ở Thượng Hải – Courtesy of chinasnippets.com

Theo bà Chu, nền kinh tế xứ này là một thị trường phát triển với một mạng lưới an sinh xã hội rất chắc chắn. Nếu lãnh vực tài chính gặp vấn đề, mức tăng trưởng sẽ phải chậm lại nhiều trong một thời gian dài, và đó là lúc khủng hoảng. Nhiều nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc nhận thức được cuộc chơi “đánh đu với tinh” như hiện nay, nhưng với nền kinh tế và chính trị lệ thuộc vào đà tăng trưởng 7%, họ vẫn chưa thể có quyết tâm giựt bỏ mâm cơm an sinh xã hội. Vấn đề chính ở chỗ đó. Cuộc khủng hoảng tệ hại, và để cho tình trạng kéo dài chỉ khiến hậu quả tệ hại hơn, nhất là đối với cả hệ thống tài chính quốc tế.

Them vào đó là vấn đề giới kinh doanh nội địa Trung Quốc vay mượn ngoại tệ. Thẩm quyền tài chính Hồng Kông cho biết ngoại tệ chảy vào Trung Quốc đã tăng gấp hơn 4 lần trong ba năm qua, vượt quá ngưỡng 1 ngàn tỉ đô la.

Chính vì thế khi gánh nợ càng kéo dài, phần thua thiệt của quốc tế càng gia tăng. Trung Quốc còn ổn định ngày nào là nhờ ngày đó còn it lệ thuộc vào nguồn ngoại tệ bên ngoài. Khi trạng thái thay đổi, tình hình càng thêm bấp bênh, giới đầu tư sẽ mất đi khẩu vị về thị trường Trung Quốc như trước đây.

Các nhà đầu tư không thể lơ là trước những vấn đề ngày càng trầm trọng của hệ thống tài chính Trung Quốc. Họ đã bắt đầu rất thận trọng khi mở túi tiền bỏ vào nền kinh tế thứ nhì thế giới này. Và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa tuyên bố Hoa Kỳ đã vượt qua Trung Quốc lần đầu tiên đẻ trở thành nơi thu hút đầu tư đứng đầu thế giới.

 

Thêm hai cựu lãnh đạo ACB bị truy tố

Thêm hai cựu lãnh đạo ACB bị truy tố

Thứ hai, 10 tháng 2, 2014

Pham Trung Cang

Ông Phạm Trung Cang đã về Việt Nam để làm việc với cơ quan điều tra

Thêm hai vị nguyên là thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Á châu (ACB) vừa bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố: Phạm Trung Cang, cựu phó chủ tịch, và Huỳnh Quang Tuấn, thành viên thường trực và là phó tổng giám đốc, báo chí trong nước đưa tin.

Với diễn biến này, số bị can trong vụ án tại Ngân hàng ACB hiện nay lên đến chín người, trong đó có người đồng sáng lập ra ngân hàng này là Nguyễn Đức Kiên (tức Bầu Kiên) và ông Trần Xuân Giá, một cựu ủy viên Trung ương Đảng từng làm chủ tịch ACB.

Ông Phạm Trung Cang vừa từ Mỹ trở về Việt Nam cách nay không lâu. Trước đó, việc ông đi Mỹ vào lúc vụ án Bầu Kiên đang được điều tra làm dấy lên những đồn đoán rằng ông đang tìm đường bỏ trốn.

‘Cáo trạng số 09’

Theo cáo trạng mới nhất mà Viện Kiểm sát Tối cao vừa tống đạt thì cả hai ông Cang và Tuấn đều bị truy tố tội ‘Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ theo Điều 165 Bộ Luật hình sự.

Cáo trạng lần trước, đưa ra hồi cuối năm ngoái, xác định ông Cang không phải chịu trách nhiệm trong các sai phạm tại ACB. Tuy nhiên, cáo trạng này đã bị Tòa án Hà Nội, nơi dự kiến sẽ xét xử vụ án Bầu Kiên, trả lại với yêu cầu phải điều tra hành vi của các ông Cang và Tuấn.

Theo cáo trạng mới nhất, được gọi là cáo trạng số 09, thì hai ông Cang và Tuấn có trách nhiệm trong việc cùng với Hội đồng Quản trị ACB thông qua chủ trương ủy thác cho nhân viên đem tiền huy động của người gửi tiền đi gửi vào ngân hàng khác và chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Các hành vi này được xác định gây thiệt hại trên 1.400 tỷ đồng cho ACB, theo tờ Tuổi Trẻ.

ACB

Hầu hết các cựu lãnh đạo của ACB đều đã bị truy tố

Theo cáo trạng số 09, cuộc họp của Thường trực Hội đồng Quản trị ACB vào ngày 22/3 năm 2010 để thông qua chủ trương ủy thác gửi tiền có sự tham gia của các ông Cang và Tuấn, Ông Cang khi đó đã ký vào biên bản thông qua chủ trương này và ông Tuấn cũng được cho là ‘đã đồng tình’.

Tờ Tiền Phong cho biết việc ACB ủy thác gửi tiền vào Vietinbank đã tạo điều kiện cho Huỳnh Thị Huyền Như, lúc đó là quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank, chiếm đoạt hơn 718 tỷ đồng.

Ngoài ra, hai ông Cang và Tuấn cùng với các lãnh đạo khác của ACB cũng bị truy tố đã nhất trí phê chuẩn chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán – điều mà các ngân hàng bị cấm.

Sau đó, việc đầu tư cổ phiếu ACB do Nguyễn Đức Kiên thực hiện theo chủ trương này đã gây thiệt hại cho ACB 687 tỷ đồng, Tuổi Trẻ dẫn cáo trạng cho biết.

Riêng đối với ông Nguyễn Đức Kiên, bị can chủ chốt trong vụ án, cáo trạng lần này vẫn giữ nguyên bốn tội danh: ‘Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’, ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’, ‘Trốn thuế’ và ‘Kinh doanh trái phép’.

Hiện chưa rõ vụ án này, vốn được xem là một trong các ‘đại án’ tham nhũng được Ban Nội chính Trung ương trực tiếp theo dõi đôn đốc, sẽ được đưa ra xét xử vào lúc nào.

Trước đó, vụ án dự kiến sẽ được đưa ra xét xử vào thời điểm trước Tết Nguyên đán nhưng sau đó bị đột ngột hoãn lại.

Madrid phát lệnh truy nã Giang Trạch Dân : Bắc Kinh nổi giận

Madrid phát lệnh truy nã Giang Trạch Dân : Bắc Kinh nổi giận

Cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu Thủ tướng Lý Bằng - REUTERS /Andrew Wong

Cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu Thủ tướng Lý Bằng – REUTERS /Andrew Wong

Tú Anh

RFI

Chính quyền Trung Quốc tuyên bố « bất bình » sau khi tòa án Tây Ban Nha xác nhận đã gửi lệnh truy nã ông Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch Trung Quốc về tội « diệt chủng », áp bức người Tây Tạng.

Trong khuôn khổ điều tra chính sách « diệt chủng » mà Trung Quốc tiến hành tại Tây Tạng trong hai thập niên 1980-1990, thẩm phán thụ lý hồ sơ Ismael Moreno, ngày hôm qua 10/02/2014 đã xác nhận đã gửi lệnh truy nã quốc tế mà đối tượng là cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và cựu thủ tướng Lý Bằng.

Thẩm phán Ismael Moreno đã tuân theo phán quyết của Tòa án quốc gia ngày 18/11/2013, theo đó có nhiều « chứng cớ » hai nhà cựu lãnh đạo Trung Quốc « can dự » vào những hành vi bị nguyên đơn thưa kiện. Mỗi người đều có trách nhiệm về « chính trị và quân sự » trong giai đoạn điều tra kể trên.

Vụ kiện lãnh đạo Trung Quốc do Ủy ban Ủng hộ Tây Tạng CAT và tổ chức Mái Nhà Tây Tạng đứng đơn nhắm vào năm lãnh đạo Trung Quốc mà đứng đầu là Giang Trạch Dân, Lý Bằng và đến tháng 11/2013 thì mở rộng đến Hồ Cẩm Đào, vừa hết quyền miễn nhiễm bảo vệ chủ tịch nước.

Tư pháp Tây Ban Nha thẩm định là có thẩm quyền điều tra vì hai lý do : thứ nhất, một trong những nguyên đơn là một người tỵ nạn Tây Tạng nhưng mang quốc tịch Tây Ban Nha, ông Thubten Wangchen. Lý do thứ hai là tòa án Trung Quốc cho đến giờ vẫn chưa chấp thuận điều tra theo yêu cầu của nạn nhân.

Hôm nay 11/02/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố « rất bất bình và kiên quyết chống lại các hành động » mà bà gọi là « sai lầm » của tư pháp Tây Ban Nha. Bắc Kinh lên tiếng yêu cầu Madrid giải thích.

Cũng dựa vào tinh thần « công lý phổ quát » và lệnh truy nã quốc tế, mà vào tháng 11 năm 1998, thẩm phán Tây Ban Nha Baltasar Garzon đã bắt nhà cựu độc tài Chi lê Augusto Pinochet tại Luân Đôn suốt nhiều tháng dài. Đến tháng 3 năm 2000, với lý do tuổi già sức yếu, tướng Pinochet mới được hồi hương.

Chính quyền Tây Ban Nha chuẩn bị thông qua một dự luật « hạn chế thẩm quyền phổ quát » của tư pháp liên quan đến những vụ kiện tương tự. Dự luật này, nếu được Quốc hội biểu quyết trang ngày hôm nay, sẽ có giá trị hồi tố đối với trường hợp truy nã các lãnh đạo Trung Quốc.

Thủ tục truy nã phải « đình hoãn »để xem xét lại cho đến khi chứng minh được là đã « tôn trọng mọi điều kiện quy định ». Amnesty International (Ân xá Quốc tế) chỉ trích mạnh dự luật giới hạn thẩm quyền thẩm phán của chính phủ Tây Ban Nha.

 

Biển Đông : Mỹ lại chống việc dùng võ lực để áp đặt chủ quyền

Biển Đông : Mỹ lại chống việc dùng võ lực để áp đặt chủ quyền

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhân kỳ dự hội nghị ASEAN tại Brunei - Reuters

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhân kỳ dự hội nghị ASEAN tại Brunei – Reuters

Trọng Nghĩa

RFI

Kể từ ngày 13/02/2014 tới đây, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lại lên đường công du châu Á với các chặng ngừng tại Seoul, Bắc Kinh, và Jakarta. Hồ sơ Biển Đông chắc chắn là một điểm nóng trong chương trình nghị sự của người lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ.

Chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng Mỹ diễn ra vào lúc khẩu chiến Mỹ Trung vẫn tiếp diễn về tính chấp phi pháp của đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để khoanh vùng chủ quyền của họ trên Biển Đông và các động thái quyết đoán của Trung Quốc nhằm áp đặt yêu sách biển đảo của mình.

Trong buổi họp báo thường kỳ tại Washington vào hôm qua, bà Marie Harf, Phó Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ đã nhắc lại rằng Ngoại trưởng John Kerry sẽ công du châu Á từ ngày 13 đến 18 tháng 2, và sẽ lần lượt ghé Seoul, Bắc Kinh, Jakarta rồi Abu Dhabi.

Trả lời câu hỏi của một nhà báo về nội dung các vấn đề mà ông Kerry có thể bàn bạc với Trung Quốc, bà Marie Harf chưa cho biết cụ thể những cho rằng ngoại trưởng Mỹ sẽ nhắc lại quan điểm chống lại việc dùng sức mạnh để giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, từng được ông Danny Russel Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương trình bày trước Tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy Ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ vào tuần trước.

Riêng về phản ứng của Trung Quốc trước nhận định công khai của ông Russel về tính chất không phù hợp với luật pháp quốc tế của tấm bản đồ 9 đường gián đoạn được Bắc Kinh dùng làm cơ sở để đòi chủ quyền trên Biển Đông, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nhắc lại tuyên bố của ông Russel theo đó « tính chất khiêu khích trong một số hành động của Trung Quốc đã làm nảy sinh nhiều mối quan ngại trong vùng về ý đồ lâu dài của Trung Quốc ».

Riêng về tấm bản đồ đường lưỡi bò, bà Harf cho biết là trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã xác định rằng : « Căn cứ theo luật quốc tế, mọi đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông, như đường chín đoạn của Trung Quốc, phải lấy cơ sở từ các thực thể lãnh thổ đã được Luật Biển Liên Hiệp Quốc quy định, và luật quốc tế phải là cơ sơ duy nhất có giá trị để đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông ».

Thuê côn đồ bắn dân oan Văn Giang?

Thuê côn đồ bắn dân oan Văn Giang?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-02-11

Dân Văn Giang bện rơm làm khiên chắn chống đạn hoa cải của bọn xã hội đen

Dân Văn Giang bện rơm làm khiên chắn chống đạn hoa cải của bọn xã hội đen

Hình: danluan.org

Sáng hôm nay bà con nông dân xã Phụng Công Huyện Văn Giang tiếp tục ra đồng để giữ đất bất kể ngày hôm qua một số xã hội đen đã ngang nhiên dùng súng hoa cà hoa cải bắn vào họ khiến 5 người bị thương trong đó một người vẩn còn nằm cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức. Vào lúc 3 giờ chiều, một nông dân đang có mặt tại ruộng cho chúng tôi biết:

Bà con đang tập trung gần chỗ các gia đình có đất đang bị lấy thực hiện dự án thì chúng nó dùng súng hoa cà hoa cải nó bắn vào bà con ở xã Phụng Công. Có 5 người bị trúng đạn và một trường hợp đang cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức tương đối nặng còn 4 người đã xuất viện về nhà. Chính quyền địa phương không ai ra nói chuyện gì cả coi như nó phớt lờ để bọn chúng dùng súng bắn vào bà con nông dân xã Phụng Công vào chiều hôm qua.

Sáng nay bà con tiếp tục ra giữ đất nhưng chúng nó lại mang súng ra dọa nạt dân. Việc dùng súng của Ecopark làm sao như thế được? Chúng tôi là nông dân đã tránh tiếng nổ vì nó ít nhiều sẽ vi phạm pháp luật như vụ của anh Vươn nên chúng tôi đã tránh rồi. Lúc trưa này chúng lấy một bao tải súng nữa vá phân phối với nhau để manh động với bà con đấy.

Bà Lê Hiền Đức, người được dân oan nhiều tỉnh thành khắp nước dựa vào để lên tiếng nỗi oan ức của họ cho chúng tôi biết việc bà gọi cho công an và được họ trả lời như sau:

Sáng nay bà con nói với tôi rằng chúng nó đang cho xe chở đến mấy chục khẩu súng nữa không biết súng hoa cải hay hoa cà gì. Bằng một cách nhanh nhất là tôi gọi diện cho Bộ Công an. Một lúc sau có cán bộ của Bộ Công an trả lời tôi rằng không phải công an đâu mà là xã hội đen do công ty Việt Hưng nó thuê đấy. Nó không mặc sắc phục thì cứ cho nó là xã hội đen đi, nhưng xã hội đen nó dùng súng nó bắn dân thì đấy là trách nhiệm của công an phải bảo vệ tình mạng người dân.

Cho tới gần 5 giờ chiều hơn ba trăm bà con vẫn còn ngồi tại khu đất của mình để trực chiến trong khi bọn người xã hội đen vẫn có mặt và lởn vởn chung quanh mọi người mà chính quyền vẫn không có một hành động nào bảo vệ cho người dân cả.

 

Việt Nam bị Ủy ban Bảo vệ Nhà báo xếp vào danh sách các nước rủi ro nhất đối với báo chí trong năm 2013

Việt Nam bị Ủy ban Bảo vệ Nhà báo xếp vào danh sách các nước rủi ro nhất đối với báo chí trong năm 2013

Blogger Phạm văn Hải tức Anh ba Sài Gòn trước khi bị bắt năm 2010.

Blogger Phạm văn Hải tức Anh ba Sài Gòn trước khi bị bắt năm 2010.

Ảnh: internet

Thụy My

RFI

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) trong thông báo hôm qua 06/02/2014 lần đầu tiên đã tính thêm không gian mạng khi công bố danh sách các quốc gia hạn chế tự do báo chí mà tổ chức này gọi là « sự xói mòn sâu sắc về tự do trên internet » – một lãnh vực quan trọng đối với các nhà báo trên toàn thế giới. Việt Nam bị xếp vào danh sách các nước rủi ro nhất cho các nhà báo trong năm 2013, cùng với Ai Cập, Bangladesh, Syria.

Các nước còn lại trong danh sách là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ecuador, Liberia, Zambia. Giám đốc điều hành của CPJ, Joel Simon tuyên bố : « Bạo lực và trấn áp tiếp tục là mối đe dọa lớn nhất đối với các nhà báo trên thế giới, nhưng kiểm duyệt trên mạng và giám sát một cách quy mô của chính quyền cũng ngăn trở các luồng thông tin trên toàn cầu ».

Các cơ sở để lập ra danh sách này, trước hết là sự xuống cấp của nhiều chỉ tiêu trong đó có những trường hợp tử vong và kiểm duyệt ở Ai Cập. Kế đến là những quy định mới nhằm bóp nghẹt tự do ngôn luận tại Việt Nam, Nga, Ecuador, Liberia, Zambia ; việc sa thải các nhà báo ở Thổ Nhĩ Kỳ theo lệnh của chính phủ ; bạo lực nhắm vào các phóng viên ở Bangladesh, Nga và tỉ lệ tăng vọt các vụ bắt cóc ở Syria. Cuối cùng là việc đàn áp báo chí trực tuyến tại Nga, Việt Nam và Bangladesh.

Riêng về Việt Nam, theo nhận xét của CPJ, việc trấn áp các blogger bắt đầu từ năm 2008 lại càng tăng lên trong năm 2013. Tại châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ hai chỉ sau Trung Quốc về số nhà báo bị giam giữ, trong đó có ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, người được CPJ trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2013.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo dẫn ra việc hồi tháng Giêng năm 2013, năm blogger cộng tác thường xuyên với trang tin Dòng Chúa Cứu Thế đã bị lãnh những bản án tù nặng nề cộng với một thời gian quản thúc về các tội danh chống Nhà nước. Đến giữa năm, các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy bị bắt vì các hoạt động viết blog « lạm dụng tự do dân chủ ». Vào tháng 10/2013, Đinh Nhật Uy bị kết án 15 tháng tù treo và một năm quản thúc, còn hai blogger nổi tiếng trên vẫn đang bị giam giữ. Blogger Nguyễn Hoàng Vi bị đánh đập và đối xử thô bạo, còn blogger Lê Anh Hùng bị cưỡng bức đưa vào một cơ sở tâm thần.

Bản thông cáo của CPJ nhận định, do Việt Nam không có báo chí tư nhân, nên không gian mạng là nơi duy nhất để đưa ra các chỉ trích. Các nỗ lực của chính quyền nhằm dập tắt các tiếng nói phê bình được thể hiện trong một nghị định có hiệu lực từ ngày 01/09/2013 nhắm vào các blogger và những người sử dụng mạng xã hội. Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng cấm những người sử dụng internet dẫn liên kết hoặc đưa lại thông tin từ truyền thông quốc tế, hạn chế nội dung mà các công ty nước ngoài được phép đưa lên trang web tại Việt Nam.

Đội ngũ biên tập trang Dân Làm Báo – mà các thành viên đều ẩn danh, trong một email gởi đến CPJ cho biết tất cả đều lo sợ bị bắt giam, và mỗi blogger tại Việt Nam đều phải đối mặt với mối đe dọa này từng ngày, từng giờ. Theo họ, đây là biện pháp được sử dụng nhằm ngăn chận mạng lưới blogger phát triển.

 

McDonald’s mở nhà hàng đầu tiên ở Việt Nam

McDonald’s mở nhà hàng đầu tiên ở Việt Nam

06.02.2014

McDonald’s, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới, sẽ ra mắt lần đầu tiên tại Việt Nam vào cuối tuần này.

McDonald’s sẽ mở một nhà hàng vào ngày 8 tháng 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà họ sẽ cạnh tranh với các đối thủ khác như Burger King và KFC.

Việt Nam là thị trường Đông Nam Á mới đầu tiên của McDonald’s trong 20 năm qua kể từ khi McDonald’s mở nhà hàng ở Brunei vào năm 1992, theo lời bà Linda Ming, giám đốc truyền thông của công ty ở Singapore cho biết.

Ông Nguyễn Bảo Hoàng, giám đốc công ty đối tác địa phương Good Day Hospitality và là con rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho biết ông có kế hoạch mở thêm khoảng 100 chi nhánh McDonald’s trong vòng 10 năm tới.

Giới chuyên gia nhận định việc mở 100 nhà hàng McDonald’s trong 10 năm tới là khả thi, vì mức thu nhập của người dân Việt Nam vẫn đang tăng lên đều đặn trong những năm qua. Họ nói rằng McDoanld’s sẽ thu hút trẻ em là chính vì đây là nơi lý tưởng để tổ chức những bữa tiệc sinh nhật.

Việt Nam tăng trưởng kinh tế trung bình ở mức 6,6% trong thế kỷ này, với mức thu nhập bình quân đầu người tăng 4 lần từ 402 USD vào năm 2000 lên đến gần 1900 USD vào năm 2013, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Chính quyền lại thất hứa

Chính quyền lại thất hứa

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-02-05

nhc-305

Việc chính quyền Việt Nam thất hứa với con, cháu của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, với sự chứng kiến của Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Minh Bắc 4, Huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, một lần nữa, cho thấy tình trạng bội ước cố hữu của giới công lực, cầm quyền trong nước.

Buồn đến không ăn Tết nỗi

Như vậy là niềm vui khôn cùng “như đi trên mây chứ không phải ở dưới đất” của con cháu người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu vào những ngày trước Tết Giáp Ngọ trông đợi ông về ăn Tết giờ đã trở thành nỗi buồn vô tận khi người cha-ông nội-ông ngọai thương yêu của họ vẫn biệt tâm!

Từ Sài Gòn, cô Nguyễn Thị Anh Thư, con gái tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, than rằng:

“Con buồn đến nỗi mấy ngày Tết con không ăn gì được, không đi đâu cũng như không gọi điện cho ai. Buồn nhiều lắm. Mấy chị em con bị bệnh hết trơn. Gia đình em Bích ở dưới Kiên Giang cũng bệnh. Mấy cháu – con của Bích – chờ ông về, chờ hết ngày này tới ngày khác. Bữa nay con mới hơi nguôi ngoai, mới ngồi dậy nỗi, chứ mấy bữa trước con nằm vùi luôn, không muốn gì nữa hết trơn. Buồn dữ lắm!”

Từ U Minh Thượng, Kiên Giang, con trai của cựu Đại Úy Nguyễn Hữu tên Trần Ngọc Bích (mang họ của bố dượng) cũng bày tỏ nỗi xót xa:

” Mấy chục năm trước thì trông; còn năm nay họ hứa họ thả ba thì lại càng trông. Nhưng cuối cùng ba không được về nên gia đình, ai cũng buồn, không ăn Tết nỗi.
Con trai tù nhân Nguyễn Hữu Cầu”

“Họ hứa họ thả ba trước Tết mà bay giờ không thả. Năm nay gia đình con không ăn Tết gì đâu! Buồn quá buồn. Năm nào thì cũng trông ba, trông riết, trông cho tới Tết rồi trông hết ngày lễ này tới ngày lễ khác xem ba có được về không. Mấy chục năm trước thì trông; còn năm nay họ hứa họ thả ba thì lại càng trông. Nhưng cuối cùng ba không được về nên gia đình, ai cũng buồn, không ăn Tết nỗi. Tội nghiệp đứa con gái của con trông ông trở về, rồi ông không về nên nó khóc, cứ buồn hòai ! Cả gia đình trông, con cũng trông ba về, nhưng cuối cùng ba không về (khóc)!”

Tại sao lại phải nói dối?

Trước tình cảnh như vậy, cháu nội ông Nguyễn Hữu Cầu là Trần Phan Yến Nhi, 14 tuổi, không cầm được nước mắt trong khi ngày đêm vẫn cứ trông đợi ông nội về.

Blog Dân Làm Báo trích dẫn lời cháu Trần Phan Yến Nhi kể lại rằng sau khi “hai bác công an bảo là: Cháu cứ an tâm, ông cháu sẽ về ăn tết với gia đình… Ông cháu sẽ về trước tết…”, cháu Yến Nhi “mừng không thể nào tả nổi”, rồi chờ 1 tuần, rồi 2 tuần, rồi bước sang những ngày Tết Giáp Ngọ, nhưng “cháu chẳng thấy Ông đâu!”. Cháu Trần Phan Yến Nhi buồn bã:

Cháu Yến Nhi

Cháu Yến Nhi

“Chờ đợi cháu thấy nó dài thê thảm quá vậy mà 38 năm ở tù của Ông không biết nó dài ra sao? Mỗi lần cháu nghe chuông điện thoại của Cha cháu reo là cháu hồi hộp vì chắc có lẽ đó là có người báo cho Cha và cháu để đi đón Ông về, nhưng lần nào cũng tuyệt vọng.

Từ lúc cháu gặp và nghe hai bác công an nói vậy không đêm nào cháu ngủ được yên giấc vì trông Ông về và thương cho Ông cháu quá. Cháu và Mẹ đã chuẩn bị bánh tét, chuối khô và đặc biệt là cốm dẹp Ông cháu rất thích ăn, nhưng bánh tét và chuối khô Ông cháu ăn được còn cốm dẹp thì chắc Ông ăn không được vì Ông chỉ còn 1 chiếc răng làm sao Ông ăn được. Tội cho Ông quá Ông ơi, mỗi lần cháu nhìn những thứ này cháu không cầm được nước mắt…”

” Cháu nhớ như in những lời hai bác công an nói là Ông sẽ về trước Tết, nhưng… Cháu đi học thầy, cô bảo là không được nói dối, cháu đã không biết nói dối nhưng tại sao cháu lại phải nhận được lời nói dối.
Cháu nội tù nhân Nguyễn Hữu Cầu”

Nhưng rồi cháu Yến Nhi xem chừng như không tránh được dỗi hờn:

“Cháu nhớ như in những lời hai bác công an nói là Ông sẽ về trước Tết nhưng lúc đó có lẽ cháu mừng quá cho nên cháu quên hỏi hai bác công an là: “ Trước tết năm nào Ông cháu mới về…?”. Cháu đi học thầy, cô bảo là không được nói dối, cháu đã không biết nói dối nhưng tại sao cháu lại phải nhận được lời nói dối.”

Dư luận bất bình

Qua bài “Thủ tướng không biết gì cả ?!”, nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận xét rằng “Thông tin tù nhân lương tâm xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, 67 tuổi, không được trả tự do để về ăn tết như giới cầm quyền hứa, không làm “người lớn” ngạc nhiên, nhưng quả thật nó trở thành điều quá bất nhẫn với cô bé Trần Phan Yến Nhi – cháu nội ông Cầu”.

Nhà báo Đỗ Minh Tuyên bày tỏ bất bình về chuyện “Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu vẫn chưa được trả tự do sau những hứa hẹn tốt đẹp của nhà cầm quyền CSVN ”, và nêu lên câu hỏi rằng “Tại sao lại lừa dối một đứa trẻ và hành xử tàn tệ đối với một tù nhân lương tâm gần như đã trở thành một phế nhân – người đã vì cuộc sống an bình của đồng bào mình và tương lai của quê hương đất nước đã phải trãi qua cuộc đời hơn một phần ba thế kỷ sau những chấn song sắt đầy khắc nghiệt?”.

Tình cảnh của người tù thế kỷ này cùng nỗi mong nhớ, đợi chờ của con, cháu ông khiến cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển từng ở tù chung với ông Nguyễn Hữu Cầu phản ứng:

“Khi cháu Bích hỏi tôi về việc này thì tôi có nói với cháu Bích là khi nào thấy cha con ra thì hãy biết chớ còn bây giờ chúng ta không thể nào tin vào lời nói của họ được. Bởi vì trong quá trình mấy chục năm nay thì họ đã hứa hẹn nhiều rồi, nhưng hòan tòan có nhiều điều họ không thực hiện. Thì hiện giờ đúng là như vậy: Cho tới giờ này, ông Nguyễn Hữu Cầu vẫn chưa được thả ra khỏi nhà tù”.

Mấy chục năm nay thì họ đã hứa hẹn nhiều rồi, nhưng hòan tòan có nhiều điều họ không thực hiện. Thì hiện giờ đúng là như vậy: Cho tới giờ này, ông Nguyễn Hữu Cầu vẫn chưa được thả ra khỏi nhà tù.
LS Nguyễn Bắc Truyển

Luật sư Nguyễn Bắc Truyển tin rằng vấn đề thương thảo giữa chính phủ Hoa Kỳ và phía Việt Nam chưa ngã ngũ. Có thể còn nhiều vấn đề họ cần phải trao đổi với nhau, như vấn đề thả các tù nhân chính trị thì VN sẽ được lợi gì.

Bởi vì, LS Nguyễn Bắc Truyển lưu ý, công luận từng biết rằng nhà cầm quyền CSVN luôn luôn lấy người tù chính trị ra để làm con tin cho các vấn đề thương thảo về kinh tế có lợi cho họ. Thật sự đây là vấn đề mà “chúng ta hết sức buồn vì cho tới giờ này, sau gần 4 thập niên, tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu vẫn tiếp tục đón cái Tết thứ 39 và biền biệt trong trại giam Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai!

Tìm ra cụ già Úc chết trong nhà 7 năm

Tìm ra cụ già Úc chết trong nhà 7 năm

Thứ năm, 6 tháng 2, 2014

Bản đồ Úc

Bà Natalie Wood sống ở Sidney, Đông Nam nước Úc.

Một cụ bà người Úc chết ở nhà riêng trong suốt khoảng bảy năm mới được tìm thấy thi thể, theo một cuộc điều tra hôm thứ Năm.

Cảnh sát tìm thấy thi thể của bà Natalie Wood trong nhà của bà ở Sydney vào tháng 7/2011.

Bà được cho là đã qua đời vào năm 2004.

Cảnh sát nói có thể bà bị chết sau khi té ngã.

Thế nhưng khoảng thời gian kể từ khi bà qua đời cho tới khi mất đã làm cho việc điều tra hình sự xác định nguyên nhân tử vong trở nên “bất khả thi”.

Bà Wood từng được truyền thông địa phương mệnh danh là “người phụ nữ bị Sydney lãng quên”.

Bà sinh năm 1924.

‘Sống thu mình’

“Bà Wood sống thu mình cho đến một ngày bà ra mở cửa đáp lại một tiếng gọi đặc biệt”

Cảnh sát Úc

Một sĩ quan cảnh sát nói với Tòa án Glebe Coroners rằng”bà Wood sống thu mình cho đến một ngày bà ra mở cửa đáp lại một tiếng gọi đặc biệt”.

Các đồ tư trang như nhẫn và các vật có giá trị trong ngôi nhà đã không bị đụng chạm.

Mặc dù vậy, trong nhà đã không còn có TV, tủ lạnh, nệm hoặc ví tiền.

Mạng nhện chăng khắp nhà và một cây ở bên ngoài đã lan vào tầng trên của ngôi nhà của bà.

Người em dâu của bà Wood, bà Enid Davis, nói lần cuối cùng bà trông thấy bà Wood là từ cửa sổ một chiếc xe bus vào tháng 1/2004.

“Không có lý do gì [để chúng tôi dừng lại để nói chuyện] vì là khi ấy chồng tôi đang mắc bệnh mất trí nhớ và đã rất ốm yếu,” bà Davis nói.

Bà Davis và một số anh em họ hàng khác của bà Wood đang làm thủ tục thừa kế ngôi nhà của người phụ nữ từng bị coi là mất tích.

Obamacare: Sẽ Cắt 2 Triệu Công Nhân Vì Hãng Cắt Giờ Làm Tránh Mua Bảo Hiểm

Obamacare: Sẽ Cắt 2 Triệu Công Nhân Vì Hãng Cắt Giờ Làm Tránh Mua Bảo Hiểm

(02/05/2014)

Luật chăm sóc y tế của Tổng Thống Barack Obama sẽ làm giảm lực lượng lao động Mỹ tương đương 2 triệu công nhân làm toàn thời từ nay tới năm 2017, theo Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội cho biết hôm Thứ Ba, khiến cho các nhà Cộng Hòa vẽ ra hình ảnh xấu đối với nền kinh tế về đạo luật này.

Trong tổng kế tài chánh Mỹ mới nhất, Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội không đảng phái nói rằng luật y tế sẽ làm giảm công nhân, đặc biệt những ai với mức thu nhập thấp, hạn chế giờ làm việc của họ để tránh mất tài trợ liên bang mà Obamacare cung cấp để giúp trả bảo hiểm y tế và các phí tổn chăm sóc sức khỏe khác.

Các viên chức Bạch Ốc cho rằng việc giảm giờ làm việc là phản ánh các chọn lựa mới đối với nhân công. Các viên chức Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội chỉ ra các công nhân lớn tuổi như là thí dụ điển hình, nói rằng một số người gần về hưu có thể quyết định giữ giờ làm việc ít hơn để duy trì tài trợ chăm sóc sức khỏe cho đến khi họ có đủ điều kiện nhận Medicare.

Ảnh hưởng lớn nhất sẽ bắt đầu vào năm 2017, theo Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội, bởi vì nhiều điều khoản quan trọng của luật, gồm việc nới rộng chương trình Medicaid cho người nghèo trong 25 tiểu bang tại Hoa Kỳ, sẽ mất. Các viên chức Phòng Ngân Sách Quốc Hội còn cho biết rằng sẽ có sự giảm nhẹ giờ làm việc trước đó.

Giờ làm việc bị giảm tương đương với 2.5 triệu việc làm vào năm 2024, theo một cơ quan, mà trước đây tiên đoán tương đương 800,000 việc làm vào năm 2021.

Trong khi đó một bản tin khác của báo The Wall Street Journal hôm Thứ Ba cho biết rằng có 7.8 triệu người Mỹ đang làm việc bán thời gian những người muốn có việc làm toàn thời, gồm nhà hàng cắt bới giờ làm việc để tránh Luật Bảo Hiểm Y Tế.