Tướng Công an Phạm Quý Ngọ qua đời

Tướng Công an Phạm Quý Ngọ qua đời

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Danlambao)

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Danlambao)

18.02.2014

Tiểu sử ông Phạm Quý Ngọ

Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1954, tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Từng theo học và tốt nghiệp Đại học Cảnh sát Nhân dân, vào đảng CSVN ngày 19 tháng 4 năm 1980.

Ðược bổ nhiệm kiêm chức Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh vào tháng 7 năm 2006.

Giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, năm 2008.

Ðược bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an năm 2010.

Ðược bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, năm 2011.

Ðược thăng hàm Thượng tướng năm 2013.

Nguồn: Wikipedia, CAND

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, người bị khai tên trong vụ bê bối Vinalines, đã qua đời hôm nay vì ‘bệnh ung thư’.

Tin tức về cái chết của ông Ngọ được báo chí trong nước loan đi một ngày sau khi Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương được báo chí trích lời nói rằng Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định việc xử lý những tố cáo của ông Dương Chí Dũng với ông Ngọ.

Hồi tháng Một, ông Dương Chí Dũng khai rằng Thứ trưởng Bộ Công an là người ‘báo tin khởi tố’ cho mình.

Ông Dũng khai như vậy khi được đưa ra làm chứng trong phiên xử em trai ông là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Hải Phòng, về hành vi tổ chức cho anh trai trốn ra nước ngoài.

Trong khi đó, ông Ngọ phủ nhận lời khai của ông Dũng và khẳng định rằng ông ‘không liên quan tới việc bỏ trốn của Dương Chí Dũng’.

Báo chí trong nước đưa tin, ông Dũng ‘khai đã mang 500.000 đôla tới nhà Thứ trưởng Bộ Công an’.

Đại diện viện kiểm sát đã kiến nghị hội đồng xét xử ‘khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật công tác theo điều 286 Bộ luật hình sự’.

Theo điều luật này, ‘người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm’, và nếu ‘phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm’.

Ngoài ra điều 286 còn quy định rằng ‘người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm’.

Trong phiên sơ thẩm diễn ra hôm 16/12, tòa án Việt Nam đã tuyên án tử hình đối với ông Dương Chí Dũng về tội ‘cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’.

Nguồn: Petro Times; Tien Phong; Người Lao Động

Nhân sĩ Saigon lặng lẽ kỷ niệm chiến tranh biên giới chống Trung Quốc xâm lược

Nhân sĩ Saigon lặng lẽ kỷ niệm chiến tranh biên giới chống Trung Quốc xâm lược

Các nhân sĩ trí thức Saigon làm lễ kỷ niệm 35 năm cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược, ngày 18/02/2014.

Các nhân sĩ trí thức Saigon làm lễ kỷ niệm 35 năm cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược, ngày 18/02/2014.

blog Huỳnh Ngọc Chênh

Thụy My

RFI

Nếu người dân Hà Nội đã kỷ niệm 35 năm cuộc chiến tranh 1979 chống Trung Quốc xâm lược bằng cuộc tuần hành tưởng niệm hôm Chủ nhật 16/02/2014, thì các nhân sĩ trí thức ở Saigon do bị giám sát chặt chẽ, cho đến hôm nay 18/2 mới có thể tập hợp lại làm lễ tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc do Đặng Tiểu Bình phát động.

Theo các thông tin trên mạng xã hội, do cách đây hai ngày những người chủ chốt đã bị theo dõi liên tục, nên không thực hiện được ý định. Đến sáng nay đã qua ngày kỷ niệm 17/2, không còn bị các nhân viên an ninh theo sát nên các nhân sĩ trí thức đã ngầm liên lạc với nhau, cùng bất ngờ xuất hiện trước tượng đài Trần Hưng Đạo ở công trường Mê Linh, quận 1 Saigon.

Những người dự lễ đã thắp hương và làm lễ mặc niệm những đồng bào và chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống lại bọn bành trướng Bắc Kinh. Theo blog Huỳnh Ngọc Chênh, giáo sư Tương Lai đã ứng khẩu bài diễn văn, nhấn mạnh rằng quân xâm lược Trung Quốc đã gây ra bao đau thương cho đồng bào sáu tỉnh biên giới, thế mà ngày nay người ta lại buộc cả dân tộc phải quên đi cuộc chiến tranh tàn khốc. Ông kêu gọi những người lãnh đạo còn lương tri hãy đặt Tổ quốc lên trên hết.

Điều đáng ghi nhận là số nhân sĩ trí thức tham gia lễ tưởng niệm là 25 người nhưng có đến 40 nhân viên an ninh hiện diện. Tuy vậy buổi lễ vẫn diễn ra trong không khí trang nghiêm, ôn hòa, không bị phá rối.

Bản tin AFP ngày 16/2 trước đó ghi nhận, Việt Nam kỷ niệm chiến thắng chống Pháp và Mỹ nhưng không tổ chức các sự kiện chính thức để đánh dấu cuộc chiến chống lại Trung Quốc, gây thất vọng cho những cựu chiến binh và các nhà tranh đấu.

Hãng tin Pháp nhắc lại, tức tối vì Việt Nam đã đánh bại được chế độ Khmer Đỏ ở Cam Bốt, tháng 2/1979 Trung Quốc đã xua quân tràn sang các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Cuộc chiến năm 1979 cho dù chớp nhoáng vẫn làm cho hàng chục ngàn người thiệt mạng, và rốt cuộc quân Trung Quốc đã phải rút lui.

 

Ủy ban chống tham nhũng Thái sẽ truy tố Thủ tướng Yingluck Shinawatra

Ủy ban chống tham nhũng Thái sẽ truy tố Thủ tướng Yingluck Shinawatra

Người biểu tình vẫn bám trụ chung quanh trụ sở chính phủ. Ảnh ngày 18/02/2014.

Người biểu tình vẫn bám trụ chung quanh trụ sở chính phủ. Ảnh ngày 18/02/2014.

Reuters

Đức Tâm

RFI

Vào lúc Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đang phải đối phó với làn sóng biểu tình của phe đối lập chống chính phủ, thì bà lại phải đương đầu với một mối đe dọa mới : Hôm nay, 18/02/2014, Ủy ban chống tham nhũng Thái Lan thông báo sẽ truy tố bà do những khinh suất trong việc thực hiện chương trình trợ giá gạo và Thủ tướng Yingluck có thể bị hạ bệ.

Trong thông cáo, Ủy ban chống tham nhũng nêu rõ là Thủ tướng Yingluck đã bỏ ngoài tai những lời cảnh báo về nguy cơ tham nhũng và thất thoát tài chính trong việc thực hiện chương trình trợ giá gạo cho nông dân và Ủy ban quyết định « triệu tập bà Yingluck Shinawatra vào ngày 27/02 để thông báo các cáo buộc đối với bà ».

Chương trình trợ giá cho nông dân qua việc mua lại gạo của họ với giá cao hơn giá thị trường đến 50%, là một trong những yếu tố giúp cho bà Yingluck giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2011.

Tuy nhiên, những người chống bà Yingluck cho rằng chương trình trợ giá đã dẫn đến tình trạng tham nhũng, gây thâm hụt tài chính công, làm cho Thái Lan mất vị trí quốc gia xuất khẩu gạo số một thế giới.

Trong khuôn khổ điều tra về chương trình trợ giá gạo, Ủy ban chống tham nhũng đã từng truy tố nhiều quan chức Thái Lan, trong đó có cựu Bộ trưởng Thương mại.

Thông báo của Ủy ban chống tham nhũng được đưa ra vào lúc cảnh sát chống bạo động Thái Lan mở chiến dịch giải tỏa các địa điểm bị người biểu tình chống chính phủ chiếm giữ ở thủ đô Bangkok. Các vụ đụng độ đã xẩy ra làm nhiều người bị thương. Khoảng một trăm người đã bị bắt.

Thông tín viên RFI Arnaud Dubus tường trình từ Bangkok :

« Ngay từ 7 giờ sáng, hàng trăm cảnh sát chống bạo động đã ra tay nắm lại quyền kiểm soát một trong những nơi có biểu tình, gần trụ sở Bộ Năng lượng. Khoảng một trăm người đã bị bắt giữ.

Tại một trong những nơi tụ tập chính ở Bangkok, những người biểu tình, dưới sự chỉ đạo của nhà sư Luang Pu Buddha Issara, đã chấp nhận thương lượng và rút khỏi một đại lộ mà họ đã chiếm giữ và làm tê liệt giao thông từ đầu tháng Giêng đến nay. Tình hình căng thẳng nhất trong sáng nay là ở xung quanh trụ sở chính phủ, trong khu phố cổ của Bangkok.

Cảnh sát chống bạo động đã bắn lựu đạn cay và đạn cao su nhằm xua đuổi nhóm biểu tình cực đoan nhất đang cố thủ đằng sau những hàng rào bằng bao cát và các khối bê tông. Một số người biểu tình đã dùng súng bắn chống trả. Có nhiều người bị thương ở cả hai bên, trong đó có một cảnh sát bị thương ở đầu. Dường như chính quyền quyết định tỏ thái độ cứng rắn, sau khi cảnh sát đã thất bại thảm hại trong việc giải tỏa các điểm tụ tập biểu tình hồi cuối tuần qua.

Đồng thời, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã có một bài phát biểu trên vô tuyến truyền hình, gửi thông điệp tới những người nông dân trồng lúa đang biểu tình tại Bangkok để đòi được thanh toán các khoản tiền mà chính phủ còn nợ, trong khuôn khổ chương trình trợ giá gạo. Chắc chắn, bà Thủ tướng muốn nhắn nhủ là chiến dịch của cảnh sát giải tán các cuộc biểu tình không nhằm vào những người nông dân từ các tỉnh kéo về Bangkok ».

 

Liên Hiệp Quốc đe dọa đưa Kim Jong Un ra Tòa án Hình sự Quốc tế

Liên Hiệp Quốc đe dọa đưa Kim Jong Un ra Tòa án Hình sự Quốc tế

Bản báo cáo dày 372 trang do ông Michael Kirby, trưởng ban điều tra về nhân quyền tại Bắc Triều Tiên công bố trong cuộc họp báo tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève ngày 17/02/2014.

Bản báo cáo dày 372 trang do ông Michael Kirby, trưởng ban điều tra về nhân quyền tại Bắc Triều Tiên công bố trong cuộc họp báo tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève ngày 17/02/2014.

REUTERS/Denis Balibouse

Thụy My

RFI

Một ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc trong báo cáo công bố hôm nay 17/02/2014 đã đe dọa đưa hàng trăm lãnh đạo Bắc Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) kể cả Kim Jong Un, vì đã phạm hàng loạt tội ác chống nhân loại.

Báo cáo khẳng định : « Ủy ban điều tra đã ghi nhận được các vụ vi phạm đương nhiên, trải rộng và thô bạo về nhân quyền được tiến hành bởi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong nhiều trường hợp, những vi phạm này là tội ác chống nhân loại ».

Trước khi bản báo cáo hết sức chi tiết dày đến 372 trang của ủy ban điều tra do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève thành lập vào tháng 3/2013 được công bố, Bình Nhưỡng đã « kiên quyết bác bỏ toàn bộ » văn bản được gọi là « sản phẩm chính trị hóa về nhân quyền do Liên hiệp châu Âu và Nhật Bản tiến hành cùng với chính sách thù địch của Hoa Kỳ ».

Trong lá thư gởi cho Kim Jong Un, ủy ban điều tra cảnh báo rằng tất cả các quan chức bị nhìn nhận là đã phạm tội « có thể kể cả ông », sẽ phải trả lời về các hành động của mình trước tòa án quốc tế. Đây là cảnh báo công khai chưa từng có từ trước đến nay đối với một lãnh đạo đương nhiệm.

Tuy nhiên khó thể có việc Hội đồng Bảo an ra lệnh đưa các quan chức Bắc Triều Tiên ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế, vì chắc chắn đồng minh Trung Quốc của Bình Nhưỡng sẽ phủ quyết.

Bên cạnh việc tra tấn trong quá trình thẩm vấn đã trở thành phổ biến, và nạn đói mà các quan chức Bình Nhưỡng « cố tình » để xảy ra, các nhà điều tra do thẩm phán Úc Michael Kirby lãnh đạo, đã cảnh báo Bắc Kinh là Trung Quốc có thể bị coi là « đồng phạm tội ác chống nhân loại » vì đã gởi trả những người Bắc Triều Tiên đào thoát trở về nước.

Theo kết luận của cuộc điều tra được tiến hành trong một năm qua với những người đang tị nạn tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh và Hoa Kỳ, việc cưỡng bức người tị nạn phải quay về đã khiến họ có nhiều nguy cơ bị tra tấn, bị hành quyết tùy tiện.

Ủy ban điều tra ước tính có « hàng trăm ngàn tù nhân chính trị đã bị chết trong các trại cải tạo trong 50 năm gần đây », « lần lượt qua đời vì nạn đói cố tình gây ra, cưỡng bức lao động, hành hình, tra tấn, hiếp dâm, cưỡng bức phá thai ». Ba luật gia quốc tế là thành viên của ủy ban nhận định số trại cải tạo và tù nhân đã giảm xuống do tử vong và một số được trả tự do, nhưng « hiện vẫn còn 80.000 đến 120.000 tù nhân chính trị đang bị giam giữ trong bốn trại cải tạo tù chính trị lớn ».

Cho rằng không thể « chờ đợi đến mười năm », một nhà ngoại giao nêu ra ý tưởng lập một tòa án đặc biệt, trong lúc các điều tra viên so sánh các vụ vi phạm nhân quyền tại Bắc Triều Tiên với các tội ác Đức quốc xã trong Đệ nhị Thế chiến.

Ông Michael Kirby nhận xét : « Đối với hàng trăm vụ, sự giống nhau là rất ấn tượng. Sự trầm trọng, tầm cỡ và tính chất của các vụ vi phạm chứng tỏ đây là một đất nước chưa hề có nơi nào tương đồng trong thế giới hiện nay », và theo ông, hàng trăm viên chức Bắc Triều Tiên có thể bị nhìn nhận là đã phạm những tội ác nặng nề nhất.

Trong lá thư gởi cho Kim Jong Un có kèm theo báo cáo, chủ tịch ủy ban điều tra nhấn mạnh rằng các vụ lạm dụng thường từ những người có trách nhiệm của các tổ chức được lãnh tụ Bắc Triều Tiên trực tiếp kiểm soát như quân đội, tư pháp hay đảng Lao động Triều Tiên.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên tiếng hoan nghênh bản báo cáo trong đó cũng đã nêu ra sự hiện diện của các « quỹ đen » ngoài ngân sách chính thức, việc buôn lậu rượu và ngà voi do các đại sứ quán Bắc Triều Tiên tiến hành.

Bà Julie de Rivero, thành viên Human Rights Watch lấy làm tiếc là « Bắc Triều Tiên chỉ được Hội đồng Bảo an xem xét dưới góc độ phổ biến vũ khí hạt nhân ». Bản báo cáo đã « đưa ra ánh sáng vấn đề nhân quyền tại Bắc Triều Tiên mà trước đây chưa được nêu. Chúng ta có thể hy vọng báo cáo sẽ thúc đẩy Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế không chỉ quan tâm các đe dọa về mặt an ninh ».

Nhiều ủng hộ cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân trước phiên phúc thẩm

Nhiều ủng hộ cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân trước phiên phúc thẩm

VOA

Thắp nến tại nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội để ủng hộ, và cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân.

Thắp nến tại nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội để ủng hộ, và cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân.

Trà Mi-VOA

17.02.2014

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, giới lập pháp Hoa Kỳ, và những người ủng hộ trong nước kêu gọi phóng thích một nhà cổ xúy nhân quyền Việt Nam được thế giới biết tiếng.

Phiên phúc thẩm xét kháng cáo của luật sư Lê Quốc Quân dự kiến diễn ra ngày 18/2 tại Hà Nội. Ông bị tuyên án 2 năm rưỡi tù giam hồi tháng 10 năm ngoái về tội danh ‘trốn thuế’, một bản án bị giới bảo vệ nhân quyền tố cáo là đòn trả thù của Hà Nội đối với các hoạt động ôn hòa của ông Quân kêu gọi tự do-dân chủ và đấu tranh bảo vệ công lý, công bằng xã hội.

Một liên minh quốc tế gồm 16 tổ chức phi chính phủ ngày 13/2 ra thông cáo kêu gọi nhà nước Việt Nam phóng thích ông Quân ngay lập tức.

Liên minh, trong đó có tổ chức Phóng viên Không Biên giới tại Pháp, Cơ quan Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ của Hoa Kỳ, viện dẫn kết luận của Nhóm Công tác Liên hiệp quốc Chống Giam giữ Tùy tiện tố cáo việc Hà Nội bắt giữ ông Quân là vi phạm các nhân quyền được bảo đảm trên toàn thế giới bao gồm quyền tự do bày tỏ quan điểm, quyền được tư vấn pháp lý, và quyền được có một phiên tòa xét xử công minh.

Ngày 14/2 bốn dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ viết thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam bày tỏ quan ngại về bản án của luật sư Quân và tình trạng sức khỏe suy yếu của ông trong trại giam.

Trong thư các dân biểu Zoe Lofgren, Frank Wolf, Loretta Sanchez, và Alan Lowenthal nêu rõ họ hiểu rằng nhà hoạt động nhân quyền Lê Quốc Quân bị bắt và bị tuyên án ‘trốn thuế’ vì động cơ chính trị. Bốn nhà lập pháp Hoa Kỳ đề nghị Việt Nam chứng tỏ cam kết tôn trọng nhân quyền  bằng cách trả tự do cho ông Quân, ‘người đang bị giam cầm tùy tiện chỉ vì thể hiện chính kiến ôn hòa’.

Tối 16/2, hàng ngàn người đã tham gia các buổi thắp nến tại nhà thờ Thái Hà (Hà Nội) và nhà thờ Kỳ Đồng (Sài Gòn) để bày tỏ tinh thần hiệp thông, ủng hộ, và cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân.

Gia đình ông Quân cho biết ông tuyệt thực trong trại giam kể từ ngày 2/2 tới nay để phản đối bản án bất công.

Các cuộc thăm gặp theo dự kiến của các luật sư Hà Huy Sơn và Bùi Quang Nghiêm với ông Quân trong trại giam trước phiên phúc thẩm cũng bất thành, khiến gia đình hoài nghi về tình trạng sức khỏe của ông hiện nay.

Em trai luật sư Quân, ông Lê Quốc Quyết nói với VOA Việt ngữ:

“Anh Quân mong muốn gặp luật sư để bàn thảo về bài bào chữa trong phiên phúc thẩm ngày 18/2. Thế nhưng, khi luật sư Hà Huy Sơn vào hôm thứ sáu vừa rồi, trại giam nói anh Quân từ chối gặp luật sư. Điều này làm gia đình nghi ngờ. Hôm nay, luật sư Bùi Quang Nghiêm vào, họ lại bảo người duyệt thăm gặp đi vắng. Luật sư có giấy bào chữa rồi mà phải có người duyệt thăm gặp mới được vào thì việc đấy không thể tin được. Tôi lo lắng cho tình trạng sức khỏe của anh Quân vì anh tuyệt thực đến hôm nay là ngày thứ 17 rồi.”

Gia đình luật sư Quân công bố thư trên các trang mạng xã hội kêu gọi mọi người đến dự phiên phúc thẩm ngày 18/2 để quan sát diễn tiến của phiên tòa mà nhà nước gọi là ‘công khai’ và để ‘chấn chỉnh kịp thời những khuất tất, những hành vi vi phạm pháp luật như đã từng vi phạm thời gian qua đối với luật sư Lê Quốc Quân’.

Hai chị em sinh đôi tìm lại nhau sau 26 năm nhờ mạng xã hội

http://tivituansan.com.au/Uploads/EditorImage/13022014/20213205029.jpg 

Cặp sinh đôi Samantha Futerman và Anais Bordier gặp lại nhau sau 26 năm. Photo Courtesy: Chosun Ilbo

Một câu chuyện hy hữu đã xảy ra cho hai chị em sinh đôi gốc Hàn Quốc, sau 26 năm xa cách họ đã vô tình tìm lại nhau nhờ mạng xã hội.

Samantha Futerman và Anais Bordier, lớn lên tại Pháp và Mỹ bất, ngờ biết rằng mình có chị em sinh đôi sau khi những người bạn nhận thấy có người giống hệt họ trên mạng Youtube và Facebook.

Hai chị em sinh đôi này đã xuất hiện trong một chương trình truyền hình của Mỹ hôm 11.2 để kể về câu chuyện của họ. Futerman là một diễn viên tại Mỹ, còn Bordier là nhà thiết kế thời trang hiện sống tại Anh.

Hai chị em này sinh ngày 19.11.1987 ở thành phố Busan, miền nam Hàn Quốc. Theo Chosun Ilbo, khi được ba tháng tuổi, một trong hai bé được một gia đình người Mỹ nhận nuôi, bé còn lại được trao cho một gia đình người Pháp. Hai người lớn lên mà không hề biết mình có chị em sinh đôi.

Tuy nhiên vào năm ngoái, bạn của Bordier nói với cô rằng có người giống hệt cô trong một đoạn video trên Youtube. Sau khi tìm kiếm trên Facebook, Bordier thấy rằng cô gái kia không chỉ trông giống mình mà còn có cùng ngày sinh và nơi sinh. Cô lập tức gửi tin nhắn cho Futerman.

Futerman tâm sự rằng cô rất bất ngờ khi nhận được tin nhắn của Bordier từ London, và cô càng bất ngờ hơn khi biết rằng mình lại có một người chị em song sinh ở đâu đó trên thế giới.

Cả hai đã tiến hành xét nghiệm DNA xác minh và chứng thực họ đúng là chị em ruột. Futerman đang dự định làm một bộ phim tài liệu về cuộc đoàn tụ đầy kịch tính của mình nhờ sự ủng hộ và đóng góp của những người sử dụng mạng xã hội.

Ngoại trưởng Mỹ : Cần sớm có Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông để giúp châu Á ổn định

Ngoại trưởng Mỹ : Cần sớm có Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông để giúp châu Á ổn định

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T) và tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh trong cuộc họp ở Jakarta, ngày 16/02/ 2014.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T) và tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh trong cuộc họp ở Jakarta, ngày 16/02/ 2014.

REUTERS/Evan Vucci/Pool

Trọng Nghĩa

RFI

Phát biểu vào hôm nay 17/02/2014 tại Indonesia, chặng cuối cùng trong vòng công du châu Á lần này của ông, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa lên tiếng cảnh báo : Sự ổn định của châu Á Thái Bình Dương tùy thuộc vào tiến trình hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông mang tính chất ràng buộc. Văn kiện này sẽ cho phép các bên giải quyết hào bình các tranh chấp, tránh được xung đột tại một trong những tuyến hàng hải chiến lược quan trọng nhất thế giới.

Phát biểu nhân cuộc họp báo chung tại Jakarta với đồng nhiệm Indonesia Marty Natalegawa, Ngoại trưởng Mỹ xác định : « Không phải là quá cường điệu khi nói rằng tình hình ổn định trong tương lai của khu vực sẽ phụ thuộc một phần vào sự hoàn tất kịp thời một bộ quy tắc ứng xử (trên Biển Đông)… Tiến trình hoàn tất càng kéo dài, tình trạng căng thẳng càng thêm sục sôi, và nguy cơ một ai đó tính toán sai lầm gây nên xung đột càng lớn. Điều đó không có lợi cho ai cả ».

Theo hãng tin Anh Reuters, với tuyên bố vừa kể, Ngoại trưởng Mỹ đã tăng áp lực ngoại giao trên Trung Quốc, thúc đẩy nước này giải quyết tranh chấp trên biển với các quốc gia Đông Nam Á dựa trên nguyên tắc pháp lý quốc tế thay vì thông qua đàm phán song phương như Bắc Kinh vẫn chủ trương.

Trong thực tế, các nước ASEAN, dưới sự « đốc thúc » của Indonesia, đã sẵn sàng tiến tới một bộ quy tắc ứng xử, trong lúc Trung Quốc cho đến nay đã tỏ vẻ rất miễn cưỡng trên hồ sơ này, và viện mọi lý do để trì hoãn tiến trình thiết lập bộ quy tắc ứng xử đó.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ có tác dụng hậu thuẫn thêm cho Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN, vốn đang nỗ lực thuyết phục Trung Quốc đi nhanh hơn nữa trong việc đúc kết một bộ luật ứng xử mang tính ràng buộc này.

Ngay từ hôm qua, 16/02, Ngoại trưởng Mỹ đã tranh thủ cơ hội ghé Jakarta để tiếp xúc với Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh. Nhân dịp này, hai bên Mỹ và ASEAN đã nhấn mạnh đến nhu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế trong tranh chấp tại Biển Đông, bao gồm cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.

Trong một thông cáo chung công bố sau cuộc họp giữa hai ông John Kerry và Lê Lương Minh, hai bên cũng tái khẳng định « sự cấp thiết của việc sớm hoàn tất một bộ Quy tắc Ứng xử (DOC) trên Biển Đông, và tầm quan trọng của việc tự kiềm chế ».

 

Tại sao các sinh hoạt chính trị tự phát ít lôi kéo được người dân?

Tại sao các sinh hoạt chính trị tự phát ít lôi kéo được người dân?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2014-02-16

 

RFA

 

000_Hkg9489125-600.jpg

Những người biểu tình Hà Nội hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình đánh dấu 35 năm chiến tranh biên giới với Trung Quốc. Ảnh chụp hôm 16/2/2014

AFP photo

 

 

Biểu tình, tụ họp tưởng niệm, kỷ niệm … là những sinh hoạt chính trị của công dân được Hiến pháp quy định. Nhưng vì sao các cuộc biểu tình hay tham dự các phiên tòa ở Việt nam lại không lôi kéo được đông đảo người dân tham gia?

Không như mong đợi

Hoạt động chính trị đường phố hay còn gọi là phong trào xuống đường tự phát của dân chúng ở Việt Nam đã có từ thế kỷ trước. Đó là các cuộc biểu tình ôn hòa, các lễ tưởng niệm, kỷ niệm một sự kiện chính trị…. hoặc các hoạt động tham dự các phiên toà xét xử các nhà hoạt động chính trị – xã hội.

Khi những người có cùng lợi ích tập hợp nhau lại, thì tiếng nói của họ sẽ phát huy tác dụng, phần nào đánh động và tạo áp lực để các cơ quan chính quyền để họ lắng nghe nguyện vọng của một bộ phận dân chúng.

Nhìn chung, phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể, nhưng các hoạt động chính trị tự phát vẫn diễn ra lẻ tẻ, thiếu tổ chức. Với số người tham gia còn rất khiêm tốn và không thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội.

Đánh giá tình hình chung của các hoạt động này hiện nay, ông Vũ Quốc Ngữ một nhà hoạt động xã hội ở Hà nội cho rằng: phong trào dân chủ tuy chưa mạnh mẽ, nhưng đã có các bước tiến lớn trong mấy năm vừa qua. Do phong trào phải đối mặt với một chính quyền rất tàn bạo và tinh vi trong việc đàn áp đối lập. Còn nhân dân thì nói chung ngại va chạm với chính quyền, sợ bị gây khó dễ đến cuộc sống gia đình, công việc.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Quốc Ngữ nói:

“Phong trào dân chủ tuy không được mạnh mẽ như mong đợi nhưng cũng là bước tiến lớn trong mấy năm vừa qua. Khi gặp nhiều cựu tù chính trị như Phạm Hồng Sơn, Phạm Thanh Nghiên và Nguyễn Văn Đài, họ cho biết trong thời điểm họ bị bắt cách đây 5-6 năm, có rất ít người tranh đấu dân chủ, và khi đó họ cảm thấy rất cô đơn. Nhưng bây giờ thì lớn mạnh rất nhiều“

Khi được hỏi nguyên nhân do đâu các hoạt động chính trị tự phát ít được sự hưởng ứng của đa số người dân? Blogger Lê Anh Hùng từ Quảng trị cho rằng, gần đây việc thăm dò độc giả chọn thích và không thích trong một số bài viết ca ngợi chế độ trên các trang mạng chính thống đã cho kết quả với tỷ lệ lớn nghiêng về phía không thích. Đây có thể coi là một “hàn thử biểu” khá chính xác về mức độ thức tỉnh của dân chúng.

Tuy vậy, theo ông Hùng thừa nhận trên thực tế thời gian qua, các cuộc tụ tập đông người do các cá nhân, tổ chức dân chủ kêu gọi lại ít được sự hưởng ứng của đa số người dân. Nói về các nguyên nhân, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Anh Hùng cho biết:

Phong trào dân chủ tuy không được mạnh mẽ như mong đợi nhưng cũng là bước tiến lớn trong mấy năm vừa qua.
– Ông Vũ Quốc Ngữ

“Theo tôi, có mấy nguyên nhân chủ yếu sau đây: Mặc dù nhiều người dân đã thức tỉnh, nhưng đa số họ vẫn chưa vượt qua được cả nỗi sợ hãi lẫn sức ỳ vốn đã bén rễ qua hàng chục năm sống dưới chế độ hà khắc và mị dân hiện nay. Tổ chức của phong trào dân chủ còn lỏng lẻo. Điều này dĩ nhiên là hạn chế hiệu quả của phong trào. Và một nguyên nhân nữa là sự đàn áp vừa tàn khốc, vừa xảo quyệt của bộ máy cầm quyền, với đủ mọi hình thức khác nhau.”

Từ Hà nội, ông Trịnh Toàn một người đã nhiều lần tham gia biểu tình cho rằng, phong trào dân chủ đã có các tiến bộ vượt bậc. Song các hoạt động chính trị đường phố không thu hút được người dân vì chưa đánh trúng và các nội dung không gắn chặt với quyền lợi của số đông người dân. Đặc biệt là vấn đề các nhân vật nổi danh trong các hoạt động này chưa có tính thuyết phục và không được người dân chấp nhận. Trao đổi với chúng tôi, ông Trịnh Toàn nhận xét:

“Những nhược điểm chính của những người hoạt động dân chủ của chúng ta là cái tôi của họ quá cao. Truyền thông lề trái của chúng ta thì đang tôn vinh các thần tượng một cách quá đáng, thiếu thực tế và không thật. Vì những người ấy không có sức lan tỏa. Người Việt nam chịu nhiều ảnh hưởng truyền thống nên vấn đề đạo đức, phẩm chất là hết sức quan trọng. Một người đứng đầu đám đông lên tiếng thuyết phục, muốn có trọng lượng trước tiên họ phải là người có phẩm chất đạo đức hơn nhiều những người khác.”

Vì sao?

000_Hkg8584638-250.jpg

Một nhóm nông dân lên Hà Nội biểu tình khiếu kiện đất đai hôm 29/8/2012. AFP photo

TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho biết một vài lý do đã khiến các hoạt động chính trị không thu hút được người dân. Theo ông Nguyễn Quang A thứ nhất là do bị đàn áp kinh khủng khiến người dân sợ tham gia và dần dần teo mất ý chí, thứ hai là Đảng CS vô cùng sợ mọi loại tổ chức, nên không có tổ chức nào ra đời mà ra hồn, khi không có tổ chức thì làm sao huy động được đông người. Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Quang A cho nói:

“Hàng năm có hàng trăm cuộc biểu tình, những cuộc biểu tình lớn nhỏ của bà con nông dân, bà con dân oan hoặc các cuộc tuần hành của giới đồng tính. Nhưng nó không ảnh hưởng gì đến mối anh nguy của chế độ. Đối với các cuộc biểu tình hoặc các cuộc tham gia vào các phiên xử là các hoạt động mang tính chính trị. Và một khi đã là các hoạt động chính trị thì họ chuẩn bị một cách hết sức chu đáo, nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần trước đó với bài bản hẳn hoi”.

Nói về các giải pháp cơ bản để khắc phục các tồn tại đã nêu trên, trao đổi với chúng tôi blogger Lê Anh Hùng nói:

“Cần không ngừng tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau để ngày càng nhiều người dân nhận ra được bản chất của chế độ, cũng như sự cần thiết phải lên tiếng bày tỏ thái độ. Hình thành các tổ chức xã hội dân sự đa dạng để liên kết các thành viên có tinh thần đấu tranh trong xã hội. Và quan tâm đến những người đấu tranh, cũng như thân nhân của họ, để họ yên tâm dấn thân cho công cuộc chung của nước nhà.”

” Cần không ngừng tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau để ngày càng nhiều người dân nhận ra được bản chất của chế độ, cũng như sự cần thiết phải lên tiếng bày tỏ thái độ.
– Blogger Lê Anh Hùng

Ông Vũ Quốc Ngữ đồng tình với các giải pháp khắc phục của blogger Lê Anh Hùng, theo ông Ngữ cần mở rộng đấu tranh về các vấn đề thiết thực để lôi kéo được người dân như : phong trào tẩy chay một mặt hàng, một dịch vụ nào đó nếu cảm thấy người tiêu dùng bị bóc lột, lừa dối để bảo vệ quyền lợi trực tiếp của họ. Và các phong trào đường phố cần tổ chức theo nhóm, lên kế hoạch cụ thể về địa điểm, hình thức thể hiện…, phân công việc cụ thể, tính đến các phương án dự phòng khi bị cản trở.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Quốc Ngữ nói:

“Cần phải viết các bài lôi kéo tầng lớp trung lưu: công chức, sinh viên, doanh nhân: cách mạng dân chủ không làm mất ổn định xã hội, trái lại, nó sẽ mang lại sự ổn định bền vững trong tương lai. Quyền lợi của nhiều người, kể cả hưu trí, công chức được đảm bảo. Vận động, tuyên truyền trong chính gia đình mình, bạn bè và những người quen biết, để họ có thể tham dự vào mà không thờ ơ với thời cuộc.”

Quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân – người có mối liên hệ trực tiếp về mặt pháp lý với Nhà nước luôn là mối quan hệ nền tảng mà mọi Nhà nước cần phải tạo lập và điều chỉnh. Các sinh hoạt chính trị của người dân luôn có giá trị tích cực, nó thúc đẩy và buộc nhà nước phải quan tâm tới nguyện vọng của một nhóm dân chúng, viecj này cần được khuyến khích.

 

LHQ ra phúc trình về tội trạng Bắc Hàn

LHQ ra phúc trình về tội trạng Bắc Hàn

Thứ hai, 17 tháng 2, 2014

Gia tộc nhà Kim bị tố cáo cai trị bằng cách gieo rắc sự sợ hãi

Kết quả điều tra kéo dài một năm của Liên Hiệp Quốc về vi phạm nhân quyền của Bắc Hàn được đăng tải và Liên Hiệp Quốc kêu gọi trừng phạt quốc gia này vì những vi phạm có hệ thống.

Một ban chuyên trách do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ủy quyền nói người dân Bắc Hàn đang gánh chịu ‘sự tàn ác khủng khiếp’.

Nhóm chuyên gia này đã nghe những bằng chứng về tra tấn, lao động khổ sai, bạo lực tình dục, đàn áp chính trị nghiêm trọng và một số tội ác khác.

‘Cai trị bằng khủng bố’

Phóng viên BBC Imogen Foulkes ở Geneva nói rằng bản phúc trình về tình hình nhân quyền ở Bắc Hàn được cho là chi tiết nhất và nghiêm trọng nhất mà Liên Hiệp Quốc từng đưa ra.

Những người làm chứng trước ủy ban này bao gồm một người phụ nữ buộc phải nhấn nước con nhỏ của mình, những đứa trẻ bị bỏ tù từ khi sinh ra và để cho chết đói và những gia đình bị tra tấn vì xem phim tình cảm tâm lý của nước ngoài.

Bản phúc trình đầy đủ được cho là có hàng trăm trang đưa ra thêm bằng chứng về chính sách cai trị bằng khủng bố của quốc gia này, phóng viên của chúng tôi cho biết.

Hãng tin Mỹ AP dẫn nội dung bị rò rỉ của phúc trình này nói rằng chế độ Bắc Hàn đã có những quyết định nhằm để duy trì quyền cai trị và họ hoàn toàn ý thức được rằng những quyết định này sẽ làm gia tăng nạn đói và chết chóc trong dân chúng.

Trong nhiều năm, những người dân Bắc Hàn chạy trốn khỏi đất nước đã kể lại chi tiết những câu chuyện đau thương dưới triều đại tàn bạo của nhà Kim.

“Chế độ Bắc Hàn đã có những quyết định nhằm để duy trì quyền cai trị và họ hoàn toàn ý thức được rằng những quyết định này sẽ làm gia tăng nạn đói và chết chóc trong dân chúng.”

Trích báo cáo nhân quyền Bắc Hàn

Chính quyền Bình Nhưỡng nhốt hàng chục ngàn tù chính trị trong các trại và phân loại người dân ra theo mức độ trung thành với chế độ.

Người dân sống trong một hệ thống bị giám sát chặt chẽ từ nơi cư trú. Họ được khuyến khích đấu tố lẫn nhau, theo các nhân chứng.

Mặc dù những thông tin như thế này đã được công chúng biết đến trong nhiều năm, cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc là nỗ lực quốc tế nổi bật nhất để điều tra các cáo buộc này.

Bình Nhưỡng từ chối tham gia và cuộc điều tra và bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền và tội ác chống loài người.

Theo AP thì bản phúc trình này kết luận rằng những thông tin mà họ thu thập được cần phải được một cơ quan công lý quốc gia hoặc quốc tế có năng lực tiến hành điều tra hình sự.

Tuy nhiên, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ phong tỏa bất cứ nỗ lực nào đưa Bắc Hàn ra Tòa Hình sự Quốc tế.

Và tòa án kiểu như ở Rwanda, Sierra Leone hay Campuchia sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hợp tác từ những thành phần bên trong đất nước.

Phúc trình này sẽ được chính thức trình lên vào tháng Ba. Khi đó, Hội đồng Nhân quyền sẽ quyết định ủng hộ đề xuất nào trong phúc trình.

Xem thêm: Các lãnh đạo Bắc Triều Tiên phạm tội ác chống loài người (VOA)

Bộ Chính trị ‘sẽ quyết vụ ông Ngọ’

Bộ Chính trị ‘sẽ quyết vụ ông Ngọ’

Thứ hai, 17 tháng 2, 2014

Ông Ngọ được thăng chức từ trung tướng lên thượng tướng vào 22/07/2013.

Ban Nội chính Trung ương nói Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định việc xử lý những tố cáo của ông Dương Chí Dũng với ông Phạm Quý Ngọ vì Thứ trưởng Công an “thuộc diện Bộ Chính trị quản lý”.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, được báo Bấm Người Lao Động ngày 17/02 dẫn lời cho biết “đã có một số ý kiến đề xuất đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ” để đảm bảo việc điều tra những nội dung tố cáo của cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng.

“Về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. …nếu sốc mạnh thì cũng không lợi lắm, còn thực hư đúng sai thì vẫn phải chờ.

“Việc điều tra vụ án vẫn do cơ quan điều tra thực hiện theo quy trình tố tụng. Ban Nội Chính Trung ương chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Đảng chứ không làm thay cơ quan điều tra được. Đối tượng bị tố cáo thuộc diện Bộ Chính trị quản lý nên cơ quan điều tra, tố tụng vẫn làm theo quy trình về tố tụng”, ông Phạm Anh Tuấn cho biết.

“Đối tượng bị tố cáo thuộc diện Bộ Chính trị quản lý nên cơ quan điều tra, tố tụng vẫn làm theo quy trình về tố tụng”

Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Tại một hội nghị của Bộ Công an vào ngày 15/1/2014, người ta thấy có mặt gần như tất cả các lãnh đạo chủ chốt của Bộ Công an, bao gồm Bộ trưởng Trần Đại Quang và các thứ trưởng, trừ Thượng tướng Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ.

Tại phiên tòa xét xử vụ án “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, ông Dũng khai Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông, dẫn tới việc ông bỏ trốn theo sự trợ giúp một số người trong đó có em trai là Dương Tự Trọng, nguyên Phó giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng.

Ông Trần Duy Thanh, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (C48) Bộ Công an cũng bị ông Dũng cáo buộc nhận hối lộ để giúp ông trong việc bị triệu tập điều tra việc mua ụ nổi 83M.

‘Tin lãnh đạo công an’

“Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và tập thể Đảng ủy công an Trung ương chắc cũng đủ sáng suốt để điều tra một cách khách quan”

Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến trả lời BBC ngày 11/01/2014

Trong lời khai tại tòa với tư cách nhân chứng, ông Dũng nói ông “nhờ Bấm anh Hùng con trai anh Ngọ, nhờ dẫn đến nhà anh Thanh, gặp anh Thanh, đưa quà cho anh Thanh 20.000 USD và 1 chai rượu”, theo báo Bấm Thanh Niên.

Ngoài lời khai tại tòa, báo Bấm Tuổi Trẻ cho biết chiều 14/2/2014, một lãnh đạo Ban Nội chính trung ương xác nhận tố cáo của ông Dương Chí Dũng bao gồm cả đơn thư.

Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cũng bị cáo buộc nhận ít nhất 1 triệu 500 nghìn đôla tiền hối lộ trong lời khai của ông Dương Chí Dũng.

Ngày 8/01/2014, Tòa Án Nhân dân TP Hà Nội quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” đối với người đã mật báo cho Dương Chí Dũng thông tin sắp bị khởi tố nhưng chưa khởi tố cáo buộc liên quan tới đưa và nhận hối lộ.

Ngày 9/1 báo mạng PetroTimes đã đăng bài viết của Tổng biên tập Bấm Nguyễn Như Phong với lập luận ủng hộ Tướng Phạm Quý Ngọ rất rõ ràng và nói rằng lời khai của Dương Chí Dũng là điều mà ông gọi là “không đáng tin”.

Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ

  • Sinh năm 1954, Ủy viên Trung ương Đảng, Thượng tướng
  • Cựu Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm.
  • Được tặng thưởng nhiều huân huy chương và chưa từng bị kỷ luật (theo báo chí VN)
  • Từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, hàm đại tá. Trong thời gian này, được giao xử lý những biến động tại Thái Bình.
  • Sau này được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ huy, xử lý vụ Tiên Lãng.
  • Gần đây được giao làm Trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)

Ông Bấm Trần Đình Triển, luật sư bào chữa cho ông Dương Chí Dũng, cựu Tổng Giám đốc Vinalines, từng nói với BBC rằ̀ng thân chủ của ông không có động cơ để khai man cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là người đã mật báo cho ông bỏ trốn.

Báo Người Lao Động mô tả một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban Nội chính Trung ương trong thời gian tới là việc giải quyết đơn tố cáo của ông Dương Chí Dũng.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đã trực tiếp đến theo dõi phiên tòa xét xử các “đại án” gần đây, gồm cả vụ xử ông Dương Chí Dũng và ông Dương Tự Trọng.

Đầu tháng 01/2014, ông Thanh nói trong năm nay ”Ban Nội chính Trung ương sẽ tham mưu, thành lập và phục vụ các đoàn công tác nhằm kiểm tra, giám sát các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.”

Hiện chưa rõ cơ quan nào dược giao điều tra vụ án lộ bí mật nhà nước tuy dư luận dường như quan tâm nhiều hơn tới cáo buộc đưa và nhận hối lộ liên quan tới ông Phạm Quý Ngọ.

Đại biểu Quốc hội Bấm Lê Như Tiến từng nói với BBC ”dư luận e ngại nếu giao cho Bộ Công an làm thì thiếu khách quan vì một đồng chí [trong vụ này] là lãnh đạo của bộ nhưng tôi vẫn tin tưởng vào lãnh đạo ngành công an, nhất là Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang và tập thể Đảng ủy công an Trung ương chắc cũng đủ sáng suốt để điều tra một cách khách quan.”

LS Trần Quốc Thuận : “Nếu còn yêu nước thì phải tưởng niệm đàng hoàng cuộc chiến Việt-Trung”

LS Trần Quốc Thuận : “Nếu còn yêu nước thì phải tưởng niệm đàng hoàng cuộc chiến Việt-Trung”

RFI

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (DR)

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (DR)

Trọng Thành

Ngày 17/02/2014 là tròn 35 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung. Gần đến ngày này, có nhiều câu hỏi đặt ra về thái độ của chính quyền Việt Nam trước một sự kiện suốt hàng chục năm nay bị dìm trong im lặng. Trong lúc một số hội nhóm thuộc xã hội dân sự sẵn sàng tổ chức lễ tưởng niệm biến cố này vào ngày mai 18/02, chính quyền dường như vẫn chưa có một động thái chính thức nào. Về vấn đề này, RFI đặt câu hỏi với Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Luật sư Trần Quốc Thuận

 

15/02/2014

 

Nghe (08:12)

 

 

 

Nhiều kêu gọi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến chống Trung Quốc

Nhiều kêu gọi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến chống Trung Quốc

Nghĩa trang các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 bên ngoài thủ đô Hà Nội.

Nghĩa trang các liệt sĩ trong chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 bên ngoài thủ đô Hà Nội.

Trà Mi-VOA

14.02.2014

Các nhóm dân sự độc lập trong và ngoài nước kêu gọi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung ngày 17/2/1979.

Cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam đã gây ra những tổn thất nặng nề cho Việt Nam. Cho tới nay vẫn chưa có số liệu thống nhất về số thương vong từ phía Việt Nam và Hà Nội cũng chưa chính thức tưởng niệm sự kiện lịch sử nhuốm đầy xương máu này.

Đánh dấu 35 năm cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc, hơn 70 nhân sĩ-trí thức trong nước bao gồm những vị có tên tuổi như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu…ngày 12/2 công bố Lời Kêu gọi trên các trạng mạng xã hội, lên án hành động xâm lược của Trung Quốc và yêu cầu chính phủ Việt Nam phải tôn vinh những người đã hy sinh vì đất nước.

Những người ký tên trong Lời Kêu gọi nói cuộc tấn công của Trung Quốc là ‘tội ác’ và là một ‘điều sỉ nhục, hèn hạ’, đồng thời cũng bày tỏ phẫn nộ về việc nhà cầm quyền Việt Nam ‘nín nhịn không cho phép công bố sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu và dã man này.’

Chúng tôi kêu gọi các cơ quan chức năng, công an, an ninh hiểu được thiện ý rằng các hoạt động của chúng tôi là để bảo vệ Tổ quốc, thức tỉnh nhân dân đấu tranh xây dựng xã hội tự do-dân chủ.

Anh Nguyễn Lân Thắng, thành viên của NO-U Hà Nội.

Các nhân sĩ-trí thức Việt Nam nói sẽ ‘hèn hạ không kém nếu không dám công khai và quyết liệt vạch trần tội ác xâm lược của kẻ thù, càng phi đạo lý hơn nữa khi thỏa hiệp với luận điệu xảo trá về cái gọi là giữ gìn đại cục, chui đầu vào thòng lọng của mười sáu chữ lừa bịp để tự trói tay, trói chân mình, quay lại đàn áp nhân dân biểu tỏ lòng yêu nước, lên án giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.’

Nhóm nhân sĩ trí thức đề nghị nhà nước Việt Nam chính thức tổ chức lễ tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới 1979 bằng nhiều hình thức, trả lại vị trí xứng đáng cho những anh hùng-liệt sĩ đã hy sinh, và lấy ngày 17/2 hằng năm làm ngày kỷ niệm ‘cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc như cách ông cha từng làm với Giỗ Trận Đống Đa kỷ niệm chiến thắng đánh tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh thế kỷ XVIII.’

Cùng lúc đó, nhóm hoạt động phản đối bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông với tên gọi ‘NO-U Hà Nội’ ra thông báo kêu gọi mọi người đến tham gia Lễ Kỷ niệm Ngày Biên giới Việt Nam để tri ân những liệt sĩ hy sinh bảo vệ đất nước trước ngoại xâm Trung Quốc.

 

Người biểu tình giương biểu ngữ tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội, ngày 19 tháng 1, 2014.

Người biểu tình giương biểu ngữ tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội, ngày 19 tháng 1, 2014.

Lễ Kỷ niệm dự kiến diễn ra lúc 9 giờ sáng chủ nhật, 16/2, tại Tượng đài Lý Thái Tổ, Hồ Gươm, Hà Nội.

Anh Nguyễn Lân Thắng, một thành viên tích cực của NO-U Hà Nội, cho biết thêm chi tiết:

“NO-U Hà Nội chúng tôi tổ chức sự kiện này để dâng hương, dâng hoa, đọc những lời tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho Tổ quốc. Tùy theo tình hình, chúng tôi sẽ có nhiều hoạt động khác, còn chờ xem thái độ của chính quyền và sự ngăn trở của họ ra sao.”

Buổi tưởng niệm tương tự đúng ngày này năm ngoái ở Hà Nội đã gặp phải sự sách nhiễu của chính quyền địa phương. Anh Thắng nói những sự cản trở như vậy không hề làm cho việc tổ chức sự kiện này thất bại, vì:

“Chúng tôi không nghĩ rằng việc tổ chức trọn vẹn buổi lễ là thành công vì tất cả các hoạt động của chúng tôi là nhằm tưởng niệm các liệt sĩ và kêu gọi sự quan tâm của tất cả quần chúng nhân dân đến các vấn đề của đất nước. Đồng thời, chúng tôi cũng kêu gọi các cơ quan chức năng, công an, an ninh hiểu được thiện ý rằng các hoạt động của chúng tôi là để bảo vệ Tổ quốc, thức tỉnh nhân dân đấu tranh xây dựng xã hội tự do-dân chủ.”

NO-U Hà Nội kêu gọi chính quyền và các lực lượng an ninh của nhà nước bảo đảm an toàn cho buổi lễ, không tổ chức hát hò, vui chơi thể thao và thi công trong khu vực quanh Hồ Gươm cũng như không gây khó dễ cho những người tham gia Lễ Kỷ niệm này.

Anh Nguyễn Lân Thắng tiếp lời:

“Nếu như họ có bất kỳ động thái nào ngăn trở người tham gia lễ tưởng niệm, ném mắm tôm, cắt đá, hay dùng loa phá rối sẽ là thông điệp gửi cho thế giới về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với nhân dân, đối với xương máu của bao nhiêu đồng bào chiến sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc như thế nào.”

Cùng lúc đó, cộng đồng người Việt tại Philippines cũng ra thông báo kêu gọi đồng hương đang sinh sống, học tập, và làm việc ở Manila tham gia buổi tưởng niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới 1979 được tổ chức trước đại sứ quán Trung Quốc.

” Nếu họ có bất kỳ động thái nào ngăn trở người tham gia lễ tưởng niệm…sẽ là thông điệp gửi cho thế giới về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với nhân dân, đối với xương máu của bao nhiêu đồng bào chiến sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc như thế nào.

Anh Nguyễn Lân Thắng.”

Ban tổ chức cho biết các sinh hoạt tưởng niệm từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều ngày 17/2 sẽ bao gồm thắp nến, cầu nguyện, hát quốc ca, kêu gọi gìn giữ hòa bình, và lên án tội ác chiến tranh.

Cuối năm ngoái, báo chí nhà nước dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng loan báo chính phủ Việt Nam sẽ kỷ niệm sự kiện 40 năm cuộc hải chiến Việt-Trung ở Hoàng Sa (19/1/1974) và 35 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung ở phía Bắc (17/2/1979).

Tờ Thanh Niên trích phát biểu của ông Dũng tại buổi làm việc với Hội Khoa học Lịch sử rằng: ‘Phải kỷ niệm. Nhưng kỷ niệm thế nào để ổn định’, ‘chứ không phải Bộ Chính trị không quan tâm’.

Bản tin này sau đó đã bị gỡ xuống và hầu như tất cả báo chí trong nước đều ngưng đưa tin về cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974 một hôm trước ngày tưởng niệm 19/1.

Chương trình tưởng niệm, thắp nến tri ân ‘Hướng về Hoàng Sa’ dự kiến diễn ra tại Công viên Biển Đông (Đà Nẵng) cũng bị hủy vào giờ chót với lời cáo lỗi của ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa, rằng ‘do công tác chuẩn bị chưa được chu đáo’.