Tang lễ cấp cao cho Thứ trưởng Bộ công an bị tai tiếng Phạm Quý Ngọ

Tang lễ cấp cao cho Thứ trưởng Bộ công an bị tai tiếng Phạm Quý Ngọ

Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ đã đột ngột qua đời vì ‘ung thư gan giai đoạn cuối’.

Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ đã đột ngột qua đời vì ‘ung thư gan giai đoạn cuối’

Trà Mi-VOA

Tiểu sử ông Phạm Quý Ngọ

Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1954, tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Từng theo học và tốt nghiệp Đại học Cảnh sát Nhân dân, vào đảng CSVN ngày 19 tháng 4 năm 1980.

Ðược bổ nhiệm kiêm chức Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh vào tháng 7 năm 2006.

Giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, năm 2008.

Ðược bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an năm 2010.

Ðược bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, năm 2011.

Ðược thăng hàm Thượng tướng năm 2013.

Nguồn: Wikipedia, CAND

Việt Nam loan báo tổ chức đám tang cho một giới chức hàng thứ nhì trong Bộ Công An đang bị tai tiếng tham nhũng theo nghi thức cấp cao.

Truyền thông nhà nước ngày 20/2 cho hay lễ tang của Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Phạm Qúy Ngọ, sẽ do Bộ Công an chủ trì.

Lễ viếng chính thức diễn ra vào sáng ngày 23/2 tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 05 Trần Thánh Tông (Hà Nội) trước khi cử hành lễ truy điệu và đưa tang vào trưa cùng ngày. Linh cửu ông sẽ được an táng tại quê nhà ở xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, theo đúng tâm nguyện của ông.

Tang lễ ông Ngọ được tiến hành theo điều 34 của Nghị định 105/2012 của chính phủ về tổ chức an táng cho cán bộ nhà nước dù ông đang bị cáo buộc tham nhũng hàng triệu đô la.

Tin ông Ngọ đột ngột qua đời vì ‘ung thư gan giai đoạn cuối’ được báo chí nhà nước loan tải 1 ngày sau khi Phó Trưởng Ban Nội chính Trung Ương đề xuất đình chỉ công tác ông để điều tra vụ ‘tiết lộ bí mật quốc gia’ trong đại án tham nhũng ở công ty đóng tàu quốc doanh Vinalines do Dương Chí Dũng làm Chủ tịch, dẫn tới nhiều ngờ vực trong công luận về những kịch bản nhằm chấm dứt đầu mối của một siêu án cấp cao.

Ông Dũng, người đã lãnh án tử hình khai đã hối lộ cho ông Ngọ hàng triệu đô la.

Một nhà quan sát từng là cán bộ trong Ban An ninh Nội chính Thành ủy, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng,  nhận định ‘sự ra đi’ của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ là hồi kết dứt điểm một nghi án cao cấp mà dư luận đang trông chờ theo dõi cách nhà nước giải quyết tham nhũng, là điểm mốc xoay chuyển tình thế giữa các thế lực chính trị Việt Nam, và làm phá sản công cuộc chống tham nhũng của nhà nước.

“Vụ án ‘làm lộ bí mật quốc gia’ đóng khung. Sẽ không còn bất kỳ tia sáng nào khác có thể dẫn tới một vụ siêu án. 95% là không có một manh mối nào để có thể từ ông Ngọ lần ngược lên một cấp cao hơn.”

Báo Đời sống và Pháp luật nói hai tâm nguyện cuối đời của ông Ngọ là được an táng ở quê nhà và được cơ quan chức năng minh oan.

Tuy nhiên, một ngày sau khi đưa tin Tướng Ngọ qua đời, truyền thông nhà nước loan tin vụ án ‘làm lộ bí mật quốc gia’ đối với ông Ngọ bị đình chỉ vì lý do nghi phạm đã chết.

Nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức.

Nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức.

Một nhà hoạt động chống tham nhũng nổi tiếng tại Việt Nam từng được tổ chức Minh bạch Quốc tế vinh danh, bà Lê Hiền Đức, nói nếu những khuất tất trong vụ án tham nhũng triệu đô này dừng lại ở ‘cái chết’ của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ thì đó cũng là một dấu chấm hết về niềm tin của nhân dân đối với nhà nước. Bà Hiền Đức nói:

“Tôi rất buồn cười khi báo nói ông ấy chết lúc 21:05 phút mà bản tin lại được đăng lúc 20:57 hay 58 phút. Tôi thấy họ làm toàn là những chuyện không thẳng thắn, khuất tất. Nhân dân đánh nhiều dấu hỏi lắm về cái chết của ông ấy. Là một công dân chống tham nhũng, tôi nghĩ rằng cho dù ông ấy có chết, vụ án ấy kiểu gì cũng phải làm rõ thì mới giữ được niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Bởi vì không phải một mình ông ấy, còn có thể liên quan đến nhiều người khác nữa. Ông ấy không hoặc có tham nhũng thì cũng phải làm rõ và tuyên bố cho dân biết. Công khai, minh bạch thì mới giữ được niềm tin của nhân dân. Cá nhân ông này chết không phải là có thể chấm hết mọi chuyện được đâu. Nếu chỉ vì cái chết của cá nhân ông ấy mà chấm hết, không điều tra, không đặt vấn đề gì nữa trong chuyện này thì nhân dân không còn niềm tin nữa.”

Tang lễ cấp cao cho Thứ trưởng Bộ công an bị tai tiếng Phạm Quý Ngọ

Trước khi có thông báo chính thức về nghi thức tang lễ của ông Ngọ, trong dư luận xuất hiện nhiều đồn đoán rằng việc ông dính líu đến vụ án Dương Chí Dũng có thể sẽ được xem xét trong quyết định về tang lễ cho ông. Thậm chí có luồng dư luận cho rằng ông sẽ bị tước bỏ nghi thức lễ tang cao cấp vì vụ tai tiếng

Nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức cho rằng:

“Đã có thông tin là ông ấy dính líu tới tham nhũng. Dương Chí Dũng đã khai trước tòa rồi. Bây giờ chưa làm được rõ trắng đen thế nào, không nên tổ chức tang lễ rầm rộ, hoành tráng càng làm khơi dậy những thắc mắc trong nhân dân.”

Thượng Tướng Phạm Quý Ngọ sinh ngày 24/12/1954 tại Thái Bình là trưởng ban chuyên án điều tra các sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Vinalines. Trước đó, ông từng tham gia xử lý vụ bạo động ở Thái Bình năm 1997 và giám sát chuyên án vụ cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng.

Xem thêm: Tang lễ tướng Ngọ theo nghi thức cấp cao (BBC)

 

14 tổ chức ‘lên án’ tòa xử LS Quân

14 tổ chức ‘lên án’ tòa xử LS Quân

Thứ năm, 20 tháng 2, 2014

Ông Lê Quốc Quân

Ông Quân bị tòa giữ nguyên mức án 30 tháng tù giam

Mười bốn tổ chức phi chính phủ cùng ‘lên án’ việc tòa phúc thẩm ở Hà Nội giữ nguyên bản án 30 tháng tù với luật sư Lê Quốc Quân.

Trước đó cả Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đều bày tỏ ‘quan ngại’ về quyết định của tòa án hôm 18/2.

Các tổ chức đồng ký tên lên án bản án mới nhất bao gồm ARTICLE 19, Phóng viên Không Biên giới, Media Legal Defence Initiative, Freedom House, Avocats-sans-Frontières, Lawyers for Lawyers, Lawyer’s Rights Watch Canada, English PEN, PEN American Center, the National Endowment for Democracy, PEN International, Media Defence Southeast Asia, Front Line Defenders, và the World Movement for Democracy.

Người đứng đầu các chương trình khu vực của Freedom House, ông Robert Herman được dẫn lời nói:

“Chính quyền Việt Nam bắt giữ và kết án ông Quân vì [ông đã] bóc trần những vi phạm nhân quyền và việc làm sai trái mà truyền thông do nhà nước kiểm soát từ lâu đã phớt lờ.”

Thông báo của 14 tổ chức nói tòa phúc thẩm giữ nguyên cả bản án 30 tháng tù vì tội trốn thuế mà các tổ chức nói do chính quyền “ngụy tạo” và khoản tiền phạt 59.000 đô la.

“Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều gây lo ngại.”

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Họ cũng nói bản án phúc thẩm được đưa ra chỉ vài tháng sau khi Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi tháng 11/2013.

“Việc Việt Nam tiếp tục trấn áp những người bảo vệ nhân quyền đặt ra những câu hỏi bức bối về tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của họ,” ông Thomas Hughes, Giám đốc điều hành của ARTICLE 19 được dẫn lời nói.

‘Chỉ trích ôn hòa’

Trong khi đó đại diện của Media Legal Defence Initiative, Nani Jansen, nói Việt Nam đã “giả điếc” trước những lời kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Quân.

14 tổ chức

  • ARTICLE 19
  • Reporters without Borders
  • Media Legal Defence Initiative
  • Freedom House
  • Avocats-sans-Frontières
  • Lawyers for Lawyers
  • Lawyer’s Rights Watch Canada
  • English PEN
  • PEN American Center
  • The National Endowment for Democracy
  • PEN International
  • Media Defence Southeast Asia
  • Front Line Defenders
  • The World Movement for Democracy

Hoa Kỳ là nước đã nêu đích danh vị luật sư trong số những người họ muốn Hà Nội trả tự do tại phiên kiểm định nhân quyền ở Liên Hiệp Quốc hôm 5/2 mới đây.

Phản ứng ngay sau phiên xử hôm 18/2, Văn phòng người phát ngôn Jen Psaki của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Washington ra thông cáo viết: “Chúng tôi vô cùng quan ngại về quyết định của Chính phủ Việt Nam giữ nguyên mức án 30 tháng tù vì tội Trốn thuế đối với luật sư nhân quyền và blogger Lê Quốc Quân”.

“Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều gây lo ngại.”

Thông cáo cũng viết: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa”.

Việt Nam vẫn luôn bác bỏ yêu cầu đòi thả tù nhân của Hoa Kỳ và các tổ chức.

Họ nói ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm.

Mặc dù không nêu dích danh Hoa Kỳ, trong một phỏng vấn mới đây, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, người đại diện cho Việt Nam báo cáo về tình hình nhân quyền ở Geneva hôm 5/2 nói:

“…[M]ột số khuyến nghị còn thiếu cơ sở, chưa phản ánh được đúng tình hình thực tiễn một cách khách quan của Việt Nam hoặc thể hiện định kiến.

“Những khuyến nghị này chúng ta không chấp thuận.”

Vì sao du khách Việt bỏ trốn khi du lịch nước ngoài?

Vì sao du khách Việt bỏ trốn khi du lịch nước ngoài?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2014-02-19

000_Hkg9478885-600.jpg

Du khách tham quan Nhật.

AFP photo

Thông tin cho biết nghiều người Việt Nam đăng ký đi du lịch nước ngoài, và khi đến tại một số nước họ bỏ trốn ở lại tại những nơi đó. Tình hình đó dẫn đến các nước sở tại tỏ ra khó khăn hơn trong việc cấp thị thực nhập cảnh cho du khách Việt Nam.

Trong cuộc trao đổi với báo Tuổi Trẻ, được đăng tải hôm 16/2, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết khách du lịch Việt đến một số quốc gia ở Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Hongkong, Nhật Bản trốn ở lại tìm việc làm hoặc tìm đường sang nước thứ ba có xu hướng gia tăng. Đây được cho là nguyên nhân dẫn đến việc du khách từ VN xin visa du lịch nước ngoài ngày càng khó khăn. Mặc dù Tổng cục Du lịch VN có biện pháp xử lý nặng, rút giấy phép những công ty có du khách bỏ trốn khi đi du lịch nước ngoài nhưng hiện tượng du khách Việt trốn lại vẫn không thuyên giảm.

Vụ việc mới nhất được ghi nhận xảy ra ở Israel hồi đầu tháng 12 năm ngoái. Thông tin từ Đại sứ quán VN ở Israel cho biết có ba đoàn khách với 21 người bỏ trốn, trong đó 4 du khách đã bị phía Israel bắt được và trục xuất về VN. Trả lời câu hỏi của đài RFA có phải hiện tượng du khách Việt bỏ trốn khi đi du lịch nước ngoài ở mức độ đáng lo ngại, ông Thiên Phong, một hướng dẫn viên du lịch, cho biết quan điểm cá nhân của mình:

“Thật ra thì cũng phản ánh một phần nào thôi chứ không phải đúng sự thật. Bởi vì có những trường hợp trốn như trường hợp ở Israel và đương nhiên có một số trường hợp trốn ở Hàn Quốc và đa phần hình như là người ở miền ngoài nhiều hơn ở trong nam. Các tour đi Châu Âu hay Mỹ thì không có tình trạng trốn. Trốn vì có đường dây đưa họ qua đó để lao động”.

Hàn Quốc, quốc gia có nhiều công nhân người Việt ở lại bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng xuất khẩu lao động cũng là nơi nhiều du khách Việt chọn trốn lại. Theo số liệu của Hiệp hội Du lịch VN năm 2012, có khoảng 120 ngàn du khách Việt đến Hàn Quốc trong một năm. Tuy nhiên, số liệu người trốn lại quốc gia công nghiệp phát triển ở Đông Á này là bao nhiêu thì không được công bố. Anh Chín, 1 người Việt trốn lại Hàn Quốc 10 năm sau khi mãn hạn hợp đồng lao động, cho biết trong mấy năm gần đây có nhiều người Việt trốn lại bằng cách đi du lịch. Anh Chín nói:

Đa số những người bạn của Quang đều rất thành đạt và có điều kiện về kinh tế ở VN thì họ cũng suy nghĩ sẽ mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ.
– Anh Quang

“Có nhiều, đa số đi du lịch qua rồi trốn luôn. Trốn bằng cách nào thì do có bạn bè hay thân nhân, anh em ở đó rồi. Lúc có visa thì điện thoại trước cho người ở bên đó, báo ngày đến thì ra phi trường đón rồi trốn luôn. Đa số người Việt mình đi đến một nước nào giàu hơn VN mà có thân nhân thì Chín nghĩ họ sẽ trốn lại”.

Với thân phận một người trốn lại Hàn Quốc trong một thập niên, sinh sống và làm việc trong điều kiện bất hợp pháp, anh Chín cho biết nhiều người Việt chọn cách trốn lại vì dù hoàn cảnh sống có khó khăn đến mức nào chăng nữa thì đồng tiền họ cực khổ mang về trong một tháng cũng gấp 10 lần đồng lương trung bình mà họ có thể kiếm được ở VN. Cuộc sống dù lay lắt, bấp bên, không ngày mai, không tương lai, không biết ngày nào bị bắt, bị trục xuất về VN nhưng họ vẫn cố sống ngày nào hay ngày đó, cố gắng làm bất cứ công việc nào mà họ tìm được. Anh Chín nói thêm:

“Khi đã sống quen bên Hàn Quốc thì chuyện đi đứng hay chuyện bắt bớ, cực khổ thì không còn ngại nữa mà người ta chỉ ngại về VN sẽ làm gì. Với đồng tiền dành dụm ít ỏi, làm thì sợ thua lỗ, bị hết tiền. Còn đi làm công nhân thì lương có một triệu mấy, hai triệu”.

Vì lý do kinh tế?

Lao động VN ở Hàn Quốc, ảnh minh họa. AFP photo

Có phải chỉ thành phần người lao động ở VN tìm cách trốn lại nước ngoài qua các kênh xuất khẩu lao động hay qua kênh đi du lịch? Theo thông tin từ các công ty du lịch trong nước, trong số 21 người bỏ trốn lại Israel có chức vụ tổng giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kinh doanh của các công ty. Vì sao những thành phần được cho là thành đạt, có thu nhập ổn định lại cũng tìm cách đi ra nước ngoài? Trả lời báo chí trong nước, ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc kinh doanh công ty du lịch Trans Viet Travel, cho rằng nền kinh tế của VN đối mặt với nhiều khó khăn nên một trong những nguyên nhân bỏ trốn của người người giàu có là đi để trốn nợ.

Không thuộc thành phần bỏ trốn, anh Quang, một người thành đạt và có cuộc sống tốt ở Sài Gòn lại quyết định chọn Hoa Kỳ để định cư sau chuyến du lịch đầu tiên của mình đến nơi đây. Anh Quang cho biết anh chắc chắn hài lòng với cuộc sống mới ở một đất nước phát triển vào bậc nhất nhì trên thế giới, điều kiện môi trường sống rất tốt và phù hợp với những người năng động như anh. Anh Quang chia sẻ:

Khi đã sống quen bên Hàn Quốc thì chuyện đi đứng hay chuyện bắt bớ, cực khổ thì không còn ngại nữa mà người ta chỉ ngại về VN sẽ làm gì.
– Anh Chín, Hàn Quốc

“Đa số những người bạn của Quang đều rất thành đạt và có điều kiện về kinh tế ở VN thì họ cũng suy nghĩ sẽ mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ. Và họ cho con cái qua đây đi học vì nền giáo dục ở Mỹ thì không có nơi nào sánh bằng được. Và đặc biệt sự tự do ở Mỹ càng thôi thúc người ta tìm đến đây hơn. Với cá nhân Quang và bạn bè của Quang thì rất thích qua bên này, đang tìm cơ hội qua đây để phát triển”.

Tác động của Công văn số 17 của Tổng cục Du lịch VN và Nghị Định 95 của Chính phủ vừa ban hành trong nổ lực của Nhà nước nhằm ngăn chặn tình trạng người Việt bỏ trốn lại nước ngoài qua kênh du lịch hay kênh xuất khẩu lao động vẫn còn chưa đánh giá được nhưng qua các thông tin trong bài phóng sự này thì nguyên nhân sâu sa ngày càng có nhiều người Việt tìm cách ở lại các quốc gia bên ngoài cố quốc dù bằng bất cứ hình thức hợp pháp hay không hợp pháp là minh chứng cho thấy đối với những thành phần phải bỏ trốn quê nhà VN hiện tại không còn là miền đất lành cho họ nữa.

 

Trung Quốc đã sẵn sàng cho một cuộc chiến « ngắn, gọn » với Nhật Bản

Trung Quốc đã sẵn sàng cho một cuộc chiến « ngắn, gọn » với Nhật Bản

Nany China Chiến hạm Trung Quốc đi qua eo biển phía Bắc Nhật Bản, sau khi tham gia tập trận với Nga - Reuters / China Daily

Nany China Chiến hạm Trung Quốc đi qua eo biển phía Bắc Nhật Bản, sau khi tham gia tập trận với Nga – Reuters / China Daily

Trọng Nghĩa

RFI

Các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc đã cho thấy rằng nước này đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh ngắn với Nhật Bản nhằm đánh chiếm các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông. Trên đây là lời báo động của một quan chức tình báo Hải quân Mỹ được nhật báo Washington Times số đề ngày 19/02/2014 tiết lộ.

Phát biểu nhân một hội nghị vào tuần trước tại San Diego (California – Hoa Kỳ), Đại úy Hải quân James Fanell, chỉ huy các hoạt động thông tin – tình báo tại Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đã xác định trước tiên rằng quy mô các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc vào mùa thu vừa rồi cho thấy là Đài Loan không còn là mục tiêu đánh chiếm quan trọng duy nhất của Bắc Kinh.

Đối với chuyên gia này, cuộc tập trận đổ bộ rầm rộ và kết hợp nhiều quân khu mang tên Nhiệm vụ 2013, chứng tỏ rằng Quân đội Trung Quốc đã được giao phó một nhiệm vụ mới : « Tiến hành một cuộc chiến tranh ngắn gọn và dứt điểm để tiêu diệt lực lượng Nhật Bản trên Biển Hoa Đông, nối tiếp bằng điều chỉ có thể là đánh chiếm quần đảo Senkaku, thậm chí cả các đảo Nam Ryukyu ».

Đây không phải là lần đầu tiên mà Đại úy Fanell lên tiếng báo động về thái độ càng lúc càng hiếu chiến của Trung Quốc.

Vào năm ngoái, chuyên gia tình báo này từng lưu ý rằng Bắc Kinh đang leo thang trong chủ trương bắt nạt các láng giềng. Còn năm nay, ông cảnh báo rằng an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đã xấu đi đáng kể, mà tồi tệ nhất là vào tháng 11 năm 2013 với việc Trung Quốc áp đặt một khu vực phòng không trên Biển Hoa Đông.
Cùng lúc, chuyên gia Mỹ ghi nhận là lực lượng tuần duyên và hải quân Trung Quốc đã tiến hành một loạt các hành động khiêu khích có phối hợp với nhau nhằm hù dọa các quốc gia lân cận, thậm chí cả Mỹ, như đã thấy trong sự cố suýt va chạm nhau ở Biển Đông giữa tàu Mỹ Cowpens và một chiếc tàu đổ bộ tháp tùng theo tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh.

Chuyên gia Mỹ không ngần ngại tố cáo điều được ông gọi là « chủ nghĩa bành trướng » của Trung Quốc trong toàn vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông vào năm ngoái, được tiến hành theo kiểu vừa đấm vừa xoa : « Tàu tuần duyên Trung Quốc đóng vai kẻ xấu, đi sách nhiễu các láng giềng của Trung Quốc, trong khi tàu hải quân Trung Quốc, kẻ bảo vệ cho lực lượng tuần duyên đó, thì thực hiện những chuyến ghé cảng trong khắp khu vực để hứa hẹn hữu nghị và hợp tác ».

Về chiến lược lâu dài của Trung Quốc, Đại úy Fanell nhắc lại rằng Tướng Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing 1916-2011), người được coi là cha đẻ của Hải quân Trung Quốc, vào năm 1983, đã phác thảo ra lộ trình đưa Bắc Kinh lên nắm quyền bá chủ trong lãnh vực hải quân.
Theo lộ trình này, năm 2010, Trung Quốc sẽ giành được ưu thế hải quân bên trong cái được họ gọi là « chuỗi đảo đầu tiên », tức là vùng hải phận gần bờ biển Trung Quốc. Đến năm 2020, uy lực Trung Quốc sẽ mở rộng để kiểm soát vùng biển xung quanh « chuỗi đảo thứ hai » nằm cách Trung Quốc hàng trăm hải lý. Và đến năm 2040, tướng Lưu Hoa Thanh cho rằng « Trung Quốc sẽ đủ sức ngăn chặn thế thống trị của hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương ».

Nhận xét của ông Fanell khá bi quan : « Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang tiến nhanh hơn lịch trình dự kiến ».
Theo Washington Times, Tướng Trung Quốc Lưu Hoa Thanh từng được biết đến trong tư cách người chỉ huy lực lượng đã đàn áp đẫm máu những người biểu tình không vũ trang trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.

Riêng đối với Việt Nam, nhân vật này là kẻ đã thiết kế cuộc tấn công hải quân đã giết chết 70 thủy thủ Việt Nam ở khu vực đảo Gạc Ma (Johnson South Reef) tại vùng Trường Sa vào năm 1988.

 

Tướng Ngọ qua đời, vụ án ‘làm lộ bí mật nhà nước’ đi về đâu?

Tướng Ngọ qua đời, vụ án ‘làm lộ bí mật nhà nước’ đi về đâu?

Thông báo về cái chết của ông Ngọ trên trang web của Bộ Công an Việt Nam hôm 19/2.

Thông báo về cái chết của ông Ngọ trên trang web của Bộ Công an Việt Nam hôm 19/2.

VOA Tiếng Việt

19.02.2014

Các luật sư nhận định rằng việc Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ từ trần ít nhiều ảnh hưởng tới chuyện làm sáng tỏ vụ ‘làm lộ bí mật công tác’ mà ông này bị cáo buộc.

Tin tức về cái chết ‘vì bệnh hiểm nghèo’ của người từng bị khai tên trong vụ bê bối ở Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) được loan báo một ngày sau khi truyền thông trong nước nói có các đề xuất đình chỉ công tác ông Ngọ đề điều tra.

Báo Người Lao Động dẫn lời ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, nói hôm 16/2 rằng xin trích, “về nguyên tắc thì phải tạm đình chỉ nhưng ông Ngọ đang bệnh nặng nên việc này nhạy cảm. Nếu ‘sốc mạnh’ thì cũng không lợi lắm, còn thực hư đúng sai thì vẫn phải chờ”.

Luật sư Trần Đình Triển nói với VOA Việt Ngữ rằng ‘một vụ án mang tính chất nhạy cảm, chấn động dư luận trong nước và quốc tế như vậy, thì phải tiến hành điều tra một cách gấp rút, và công bố công khai cho dân chúng biết’.

“ Khi khởi tố vụ án rồi thì phải khởi tố bị can. Nếu ông Ngọ có đủ căn cứ thì phải khởi tố. Và khi khởi tố bị can, theo nguyên tắc của luật pháp, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Luật sư Trần Đình Triển nói.”

 

Ông Triển nói: “Khi khởi tố vụ án rồi thì phải khởi tố bị can. Nếu ông Ngọ có đủ căn cứ thì phải khởi tố. Và khi khởi tố bị can, theo nguyên tắc của luật pháp, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Khởi tố hay chưa khởi tố thì cũng công bố cho dân biết. Nhưng đến nay, chúng tôi chưa biết đã khởi tố bị can hay chưa. Việc ông Ngọ qua đời sẽ có nhiều dấu hỏi đặt ra trong dư luận. Đó cũng là một vấn đề gây những trở ngại nhất định cho hai, hay ba vụ án đang được dư luận quan tâm”.

Hồi tháng Một, ông Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, khai rằng Thứ trưởng Bộ Công an là người ‘báo tin khởi tố’ cho mình.

Ngoài ra, trong vụ xử em trai là Dương Tự Trọng về hành vi tổ chức cho anh trai trốn ra nước ngoài, ông Dũng cũng nói là ông đã ‘mang 500 nghìn đôla’ tới nhà ông Ngọ.

Luật sư Nguyễn Đình Hưng, người bào chữa cho ông Trọng, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng nói rất có thể sẽ có một quyết định đình chỉ vụ án ‘cố ý làm lộ bí mật công tác’.

“ Nếu bây giờ, đối tượng bị nghi ngờ mà họ chết mất rồi thì không thể điều tra vụ án ấy được nữa.

Luật sư Nguyễn Đình Hưng nói.”

Ông Hưng nói: “Ít nhất là người khai báo ra cái đó cũng phải có căn cứ nhất định, tương đối đáng tin cậy cho nên một cơ quan tiến hành tố tụng người ta căn cứ vào đấy người ta ra được một quyết định khởi tố. Cũng có thể đánh giá thái độ khai báo của người kia cũng phải có giá trị trung thực nhất định, chứ không phải là bằng không được. Nếu bây giờ, đối tượng bị nghi ngờ mà họ chết mất rồi thì không thể điều tra vụ án ấy được nữa”.

Trong khi đó, luật sư Triển nói rằng nếu vụ án chỉ có một bị can và bị can đó mất, thì đình chỉ vụ án.

Nhưng theo Trưởng văn phòng Luật Vì dân, trong vụ án mật báo này, ông Dũng khai không chỉ có ông Ngọ mà còn có những người khác.

Ông Triển nói: “Vậy thì những người khác là ai, cũng phải điều tra làm rõ. Còn nếu giả sử về mặt hình sự, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự một người đã mất. Đây là luật pháp Việt Nam cũng như các nước. Nhưng về mặt trách nhiệm dân sự, về mặt sự việc, thì cũng phải điều tra để làm rõ, công bố cho dân biết sự việc nó thật, nó giả ở đâu. Nó đúng hay không đúng”.

Ông nói thêm: “Nếu thật thì phải xử lý nghiêm khắc. Nếu không đúng thì cũng phải giải oan cho người ta. Dù ông Ngọ hay ai cũng vậy, những thông tin được đưa ra cũng ảnh hưởng tới uy tín của họ nên cũng cần phải có kết luận chính xác là việc đó có hay không có. Nếu không làm rõ việc đó, thì dân sẽ rất mất lòng tin với đảng với nhà nước và đặt ra nhiều câu hỏi. Tôi cho rằng mất niềm tin của dân thì chính là mất tất cả”.

“ Nếu không làm rõ việc đó, thì dân sẽ rất mất lòng tin với đảng với nhà nước và đặt ra nhiều câu hỏi. Tôi cho rằng mất niềm tin của dân thì chính là mất tất cả.

Luật sư Trần Đình Triển nói.”

Luật sư này cũng nói rằng không thể để vụ việc đi vào ngõ cụt vì ‘người ta đã đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề liên quan tới cái chết của ông Ngọ rồi người ta đặt ra vấn đề liên quan người nọ, người kia’.

Luật sư Nguyễn Đình Hưng cho biết hiện ‘không có thủ tục điều tra người chết để buộc tội họ mà chỉ để minh oan cho họ mà thôi’.

Ông Hưng nói: “Quá trình khởi tố vụ án, người ta còn phải thu thập tài liệu để người ta xác định được bị can nào, ai, chủ thể nào thực hiện thì người ta mới tiến tới khởi tố bị can. Ở đây, diễn biến của phiên tòa đấy, cái thông tin đấy, thì nó tập trung vào con người đấy. Nhưng mà bây giờ trong quá trình từ hồi đó tới giờ tài liệu điều tra đến đâu thì chưa rõ. Hôm trước, thông tin trên báo mạng đưa rằng Ban Nội chính Trung ương đề xuất đình chỉ công tác người đấy để điều tra. Nhưng mà ông ấy chết mất rồi thì còn làm ăn được gì nữa”.

Sau khi ông Ngọ qua đời, một số tờ báo do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam không nêu lại những cáo buộc của ông Dương Chí Dũng với ông Ngọ mà chỉ nêu tiểu sử cũng như thành tích của giới chức quá cố này như ‘chuyên án Đoàn Văn Vươn’ hay ‘vụ biến động ở Thái Bình’.

Tờ Đời sống và Pháp luật thuộc Hội Luật gia Việt Nam còn đăng tải tâm nguyện của ông Ngọ, ‘đó là được đưa về quê an táng và cơ quan chức năng minh oan cho mình’.

Phóng viên không biên giới phản đối bản án phúc thẩm đối với luật sư Lê Quốc Quân

Phóng viên không biên giới phản đối bản án phúc thẩm đối với luật sư Lê Quốc Quân

Luật sư Lê Quốc Quân  nghe Tòa án Hà Nội tuyên án ngày 2/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).

Luật sư Lê Quốc Quân nghe Tòa án Hà Nội tuyên án ngày 2/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp).

REUTERS/Doan Tan/VNA/Handout via Reuters

Thanh Phương

RFI

Tổ chức Phóng viên không biên giới – RSF – trụ sở tại Paris, phản đối việc tòa án Hà Nội trong phiên xử phúc thẩm hôm qua, 18/02/2014 đã quyết định y án 30 tháng tù đối với luật sư hoạt động nhân quyền, blogger Lê Quốc Quân về tội « trốn thuế ». Tổ chức này một lần nữa kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do cho ông Lê Quốc Quân.

Trong bản thông cáo đưa ra hôm qua, Phóng viên không biên giới cho rằng, bản án nói trên là nhằm « tăng cường sự tự kiểm duyệt và răn đe những người ủng hộ Lê Quốc Quân và những người làm thông tin độc lập ». Tổ chức Phóng viên không biên giới đặc biệt lên án cách thức tiến hành phiên xử hôm qua, mà chỉ có mẹ và vợ của luật sư Lê Quốc Quân được vào dự, còn hàng trăm người đến ủng hộ ông bị cản trở từ xa. Tổ chức này còn bày tỏ mối quan ngại về tình trạng sức khoẻ của luật sư Lê Quốc Quân, mà đến hôm nay đã tuyệt thực 17 ngày nhằm phản đối điều kiện giam giữ.

Ông Benjamin Ismail, người đặc trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Phóng viên không biên giới, tuyên bố là trong những ngày tới, họ sẽ làm đủ mọi cách để tiếng nói của blogger Lê Quốc Quân được lan tỏa nhiều hơn, cụ thể là họ sẽ dịch những bài viết của ông và phổ biến rộng rãi những bài viết này để nhiều người biết đến những vi phạm nhân quyền mà ông lên án.

Trong thông cáo, Phóng viên không biên giới nhắc lại rằng, cách đây vài ngày, họ đã tìm cách trao bản kiến nghị đòi trả tự do cho các blogger Việt Nam, với hơn 32 ngàn chữ ký, cho Bộ trưởng Văn hóa Việt Nam đang ở Paris, nhưng không đã không thể gặp vị Bộ trưởng này.

Về phản ứng của Hoa Kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua đã ra thông cáo bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » về kết quả phiên xử phúc thẩm luật sư Lê Quốc Quân. Phát ngôn viên này nhấn mạnh : « Việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật về thuế để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều đáng lo ngại. Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế ». Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi chính phủ Việt Nam « thả các tù nhân lương tâm và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa ».

Trong chuyến viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên với tư cách Ngoại truởng Mỹ vào tháng 12/2013, ông John Kerry đã thúc giục Hà Nội tôn trọng nhân quyền và quyền tự do tôn giáo của người dân Việt Nam.

Bạo lực leo thang tại thủ đô Ukraine

Bạo lực leo thang tại thủ đô Ukraine

Thứ tư, 19 tháng 2, 2014

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Ít nhất 26 người đã thiệt mạng trong vụ đụng độ giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình tại thủ đô Kiev, Ukraine, Bộ Y tế nước này cho biết

Thông cáo từ Bộ Nội vụ nói 9 người trong số này là nhân viên cảnh sát và một người là nhà báo.

Hàng trăm người đã được đưa vào bệnh viện để chữa trị vết thương và hiện đang có quan ngại rằng số người chết có thể sẽ tiếp tục gia tăng.

Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã đổ lỗi cho các lãnh đạo phe đối lập là nguyên nhân khiến tình trạng bạo lực leo thang, trong khi các nhà hoạt động cho rằng trách nhiệm thuộc về phía chính phủ.

Sau khi đàm phán với phe đối lập thất bại, ông Yanukovych đã kêu gọi những người biểu tình “tránh xa lực lượng cực đoan”, và nói “vẫn chưa quá muộn để chấm dứt xung đột.”

Cảnh sát chống bạo động vẫn đang tiếp tục tiến công vào trại biểu tình chính tại Quảng trường Độc lập, tâm điểm của phong trào biểu tình chống chính phủ nổ ra từ tháng 11 năm ngoái.

‘Hòn đảo tự do’

Hàng nghìn cảnh sát chống bạo động được triển khai để trấn áp người biểu tình

Trước đó, các lực lượng an ninh đã yêu cầu người biểu tình phải rời khỏi Quảng trường Độc lập trước 18:00 giờ, giờ địa phương.

Dịch vụ tàu điện ngầm của thành phố hoàn toàn bị đóng cửa, và một số nguồn tin nói các phương tiện đã bị ngăn không cho tiến vào thành phố.

Ít phút trước lúc 18:00 giờ, cảnh sát tuyên bố trên loa lớn rằng họ sắp tiến hành một “chiến dịch chống khủng bố”.

Lực lượng an ninh, được xe bọc thép yểm trợ, đã tiến hành tháo gỡ các rào chắn, dùng vòi rồng và lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông.

Những người biểu tình đáp trả bằng pháo hoa và bom xăng, đồng thời tạo nên những đám cháy lớn để ngăn bước tiến của cảnh sát.

Các lãnh đạo đối lập sau đó đã có cuộc gặp với Tổng thống Viktor Yanukovych nhưng hai bên đã không thể tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng.

Ông Vitaly Klitschko, lãnh đạo đảng đối lập Udar, nói với đài truyền hình Hromadske TV rằng tổng thống chỉ cho người biểu tình một sự lựa chọn duy nhất: Rời khỏi Maidan và trở về nhà.

Vào chiều tối 18/2, cảnh sát đã tìm cách chọc thủng một rào chắn ở Quảng trường Evorpeyska, nhưng cuộc tiến công đã bị đẩy lùi.

Các thủ lĩnh phe biểu tình đã thúc giục những người trấn thủ ở Maidan giữ vững vị trí và kêu gọi người dân từ những nơi khác kéo về quảng trường.

“Chúng ta sẽ không đi đâu cả,” ông Klitschko nói. “Đây là hòn đảo của tự do và chúng ta sẽ bảo vệ nó.”

Ông Arseniy Yatsenyuk, người đứng đầu đảng Tổ quốc, đã kêu gọi Tổng thống Yanukovych “chấm dứt cảnh đổ máu”.

“Tính mạng của những con người này và tương lai của đất nước có thể bị dìm trong máu. Hãy dừng lại, Viktor Yanukovych,” ông nói.

Những người biểu tình nói họ sẽ không rời khỏi Quảng trường Độc lập

‘Cần thêm thời gian’

Phóng viên BBC tại Kiev, David Stern, nhận định đây là một trong những thời khắc quyết định đối với Ukraine và nhiều người quan ngại rằng tình trạng bạo lực sẽ leo thang.

Mặc dù điều này không hoàn toàn đồng nghĩa với một cuộc nội chiến như nhiều ý kiến trước đó, Ukraine vẫn bị chia rẽ một cách nghiêm trọng, phóng viên của chúng tôi nói thêm.

Tình trạng bất ổn tại Ukraine bắt đầu hồi tháng 11, sau khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký thỏa thuận liên hiệp và tự do thương mại với Liên Hiệp châu Âu để giữ quan hệ với Nga.

Những người biểu tình ủng hộ châu Âu đã yêu cầu ông Yanukovych phải từ chức và muốn một cuộc bầu cử sớm được tiến hành.

Bầu không khí nhiều ngày qua đã có phần bớt căng thẳng, tuy nhiên người dân vẫn tiếp tục xuống đường.

Trước đó, cũng trong ngày thứ Ba, cảnh sát đã ngăn chặn một đoàn người biểu tình tiến về phía trụ sở quốc hội, nơi các nghị sỹ lẽ ra sẽ có cuộc thảo luận về việc thay đổi hiến pháp, điều vốn sẽ hạn chế quyền lực của tổng thống.

Cuộc thảo luận này đã không diễn ra. Ông Yatsenyuk nói Tổng thống Yanukovych đang ngăn cản cải cách và những người đồng minh của ông “không hề có ý muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị”.

Nhà Trắng nói “vũ lực sẽ không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng”

Tuy nhiên các nghị sỹ ủng hộ tổng thống cho rằng những đề xuất thay đổi hiến pháp chưa được thảo luận kỹ càng, và nói họ muốn có thêm thời gian.

Một số người biểu tình đã dùng đá lót đường để ném về phía cảnh sát. Cảnh sát đáp trả bằng các loại lựu đạn khói, lựu đạn gây choáng và đạn cao su. Giới quan sát nói hiện vẫn chưa rõ bên nào đã khơi mào cho vụ bạo lực mới nhất, vì cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau.

Những người biểu tình cũng đã tiến vào bên trong một trong các trụ sở của Đảng Khu vực của Tổng thống Yanukovych và phóng hỏa tòa nhà trước khi bị cảnh sát đẩy lùi.

Vào cuối ngày 18/2, cảnh sát cho biết ít nhất 16 người đã thiệt mạng, trong đó có bảy cảnh sát.

Nhà Trắng nói tình trạng bạo lực khiến họ “kinh hãi”, kèm với nhận định “vũ lực sẽ không giúp giải quyết khủng hoảng”.

Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney đã thúc giục Tổng thống Yanukovych “tái khởi động đàm phán với các lãnh đạo đối lập” vào ngày 19/2.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon trước đó cũng đã kêu gọi các bên kiềm chế và tiến hành đối thoại.

Những ngờ vực và hệ quả sau cái chết của Tướng Phạm Quý Ngọ

Những ngờ vực và hệ quả sau cái chết của Tướng Phạm Quý Ngọ

Thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Danlambao)

Thứ trưởng bộ Công an Phạm Quý Ngọ (Ảnh: Danlambao)

Trà Mi-VOA

19.02.2014

Tiểu sử ông Phạm Quý Ngọ

Sinh ngày 24 tháng 12 năm 1954, tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Từng theo học và tốt nghiệp Đại học Cảnh sát Nhân dân, vào đảng CSVN ngày 19 tháng 4 năm 1980.

Ðược bổ nhiệm kiêm chức Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, thay Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh vào tháng 7 năm 2006.

Giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an, năm 2008.

Ðược bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an năm 2010.

Ðược bầu làm Ủy viên Chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, năm 2011.

Ðược thăng hàm Thượng tướng năm 2013.

Nguồn: Wikipedia, CAND

Việc Thứ trưởng Bộ Công An Việt Nam, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, đột ngột từ trần gây ra nhiều tranh cãi và ngờ vực giữa lúc công luận đang trông chờ hồi kết của một đại án tham nhũng cấp cao từ lời khai của cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng.

Tin ông Ngọ bị bạo bệnh được loan ra sau khi có đề nghị điều tra ông ‘tiết lộ bí mật’ trong vụ án Dương Chí Dũng, và tin ông qua đời chỉ xuất hiện 1 ngay sau khi Phó Trưởng Ban Nội chính Trung Ương đề xuất đình chỉ công tác Thứ trưởng Công an để phục vụ điều tra.

Hình ảnh ông Ngọ trong đám cưới con trai cách đây hơn 1 tháng không biểu hiện dáng vẻ của người mà báo Petrotimes của nhà nước mô tả là trong ba tháng nay phải chống chọi với căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.

Ngay cả thời gian ông Ngọ từ trần được công bố trên truyền thông nhà nước cũng không đồng nhất, khiến dư luận thêm nghi ngờ về cái chết bất thường của giới chức cao cấp, nhân vật số hai trong ngành công an, đang bị tố cáo nhận hối lộ hàng triệu đô la.

Một nhà quan sát từng là cán bộ trong Ban An ninh Nội chính Thành ủy nhận định ‘sự ra đi’ của Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ xoay chuyển tình thế giữa các thế lực chính trị Việt Nam và làm phá sản công cuộc chống tham nhũng của nhà nước.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, phân tích thêm chi tiết, mời quí vị bấm vào đường dẫn sau đây để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn:

Ngờ vực, hệ quả sau cái chết của Tướng công an Phạm Quý Ngọ

Phạm Chí Dũng: Dư luận đang đặt vấn đề nghi ngờ rất nhiều về cái chết rất bất thường này. Người ta không thể nghĩ ông chết bất đắc kỳ tử vì trước đó không hề có thông tin bệnh tật của ông được thông báo chính thức. Sự ra đi của ông Ngọ bị xem như có thể có một tác động nào đó không nhất thiết từ quá trình sinh học tự nhiên của cơ thể, mà có thể do một tác động khác từ bên ngoài vào. Hôm nay, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã chính thức công bố vụ án ‘làm lộ bí mật’ phải đình chỉ căn cứ điều 107 Bộ Luật Hình sự vì đối tượng bị tình nghi đã chết.

VOA: Nếu những nghi ngờ trong công luận là đúng, liệu có thể đã xảy ra những khả năng nào gây ra cái chết của ông?

Phạm Chí Dũng: Đây là lần đầu tiên xảy ra một cái chết bất thường của một tướng cao cấp trong ngành công an. Trước đây có vài cái chết bất thường bên khối quân đội. Người ta nghi ngờ là ngoài khả năng chết do bệnh tật, Tướng Ngọ vì một số lý do ‘tế nhị’ nào đó đã tự sát. Một khảc năng khác nữa là người ta cho rằng có thể ông bị đầu độc. Nếu chuyện này thật sự xảy ra, vấn đề đang cực kỳ nghiêm trọng ở Việt Nam và trong tương lai gần sẽ diễn ra một cuộc đấu mạnh. Liên quan đến 1 triệu rưỡi đô la tình nghi ông Ngọ đã nhận, người ta đang nghĩ tới một siêu án trên cao hơn nữa chứ không phải là một đại án Dương Chí Dũng. Nếu siêu án đó hình thành, có thể nói cuộc đấu chính trị giữa các thế lực lên tới đỉnh điểm một mất-một còn.

VOA: Cũng có những suy đoán cho rằng không có chuyện ‘đột ngột từ trần’ mà đây có thể là một sự sắp xếp ‘mafia’ tìm đường cho ông Ngọ tẩu thoát ở một nơi nào đó để ‘cái chết’ của ông chấm dứt đầu mối nghi ngờ liên quan đến một siêu án có thể có. Theo ông, có khả năng xảy ra điều này không?

Phạm Chí Dũng: Khả năng này thấp. Nghiên cứu lịch sử các vụ án hình sự tại Việt Nam chưa từng có chuyện ‘chết giả’ để thoát nạn đối với những nhân vật cao cấp. Trong lĩnh vực hình sự thì có thể có những trường hợp như vậy, có những vụ ngụy tạo hiện trường để trốn tránh pháp luật. Tuy nhiên, trong chính giới cao cấp, đặc biệt là ngành công an và quân đội, chưa từng xảy ra chuyện đó. Tất nhiên việc này vẫn có một xác suất nhỏ có thể xảy ra, không thể loại trừ, nhưng đối với chính giới cao cấp thì chưa từng có việc này. Cho nên, theo tôi, trong trường hợp của Tướng Ngọ có thể loại trừ phương án này.

VOA: Ông dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra sau ‘cái chết’ của nhân vật đầu mối có thể giúp phanh phui ra những quan tham cao cấp khác trong vụ án tham nhũng hàng triệu đô la này?

Phạm Chí Dũng: Vụ án ‘làm lộ bí mật’ sẽ đóng khung. Sẽ không còn bất kỳ tia sáng nào khác có thể dẫn tới một vụ siêu án. 95% là không có một manh mối nào để có thể từ ông Ngọ lần ngược lên một cấp cao hơn. Ông Ngọ ‘ra đi’ ảnh hưởng tới kết quả điều tra và xử án đối với một nhân vật nổi cộm khác là Bầu Kiên. Có nhiều khả năng ông Kiên nhận án chung thân, nhưng vụ Bầu Kiên cũng sẽ như vụ Dương Chí Dũng, sẽ đóng khung ở đó.

VOA: Theo ý ông, ‘sự ra đi’ này là hồi kết dứt điểm một nghi án cao cấp mà dư luận đang trông chờ, theo dõi cách nhà nước giải quyết tham nhũng?

Phạm Chí Dũng: Tôi còn cho rằng ‘sự ra đi’ của ông Ngọ không chỉ đóng khung riêng vụ án Dương Chí Dũng mà còn là một điểm mốc xoay chuyển tình thế giữa các thế lực chính trị Việt Nam, dẫn tới hệ quả là chương trình chống tham nhũng của Ban Nội chính Trung ương không triển khai được thành công. Sẽ là những kế hoạch ‘đầu voi đuôi chuột’ ngay trong năm 2014. Ngoài ra, chúng ta có thể chứng kiến sự trở lại của phe lợi ích và xu hướng thân phương Tây sẽ lấn lướt hơn so với xu hướng thân Bắc Kinh trong năm nay.

VOA: Công luận có thể thấy gì từ diễn tiến vụ án tham nhũng này?

Phạm Chí Dũng: Cũng có một số người hy vọng về công cuộc chống tham nhũng của đảng nhưng sau ‘sự ra đi’ này, không có hy vọng tuyệt đối, đặc biệt trong bối cảnh các nhóm lợi ích chi phối phủ trùm toàn bộ đất nước như hiện nay. Trong cảnh nhập nhoạng tối-sáng và sự mâu thuẫn xung đột gia tăng giữa các thế lực, dân chủ-nhân quyền có đất để sống hơn. Trong hoàn cảnh này, giới quan chức còn phải quan tâm tới quyền lực-quyền lợi, giải quyết mâu thuẫn-xung đột của họ nhiều hơn là để ý tới các vấn đề tự do ngôn luận, báo chí, hay tôn giáo. Theo tôi, năm nay nếu biết tận dụng cơ hội, tiếng nói của nhân dân trong ‘xã hội dân sự’ manh nha hiện nay sẽ có thể được biểu đạt rõ ràng hơn.

VOA: Xin cảm ơn ông v thời gian dành cho cuộc trao đổi này.

BỐN “CHUYỆN LẠ” Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN

BỐN “CHUYỆN LẠ” Ở ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN

1./ Trung thực

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.

Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.

2./ “No noise” – không ồn

Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.

Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.

3./ Nhân bản

Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5-10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

4./ Bình đẳng

Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.

Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.

Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.

(Sưu tầm)

Lâm Kim Trọng gởi

Món quà của người đàn bà bán ve chai

Món quà của người đàn bà bán ve chai

***

Tôi cứ nghĩ mãi về một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội facebook mấy ngày nay khiến cộng đồng mạng xôn xao, xúc động. Bức ảnh chụp một người đàn bà với khuôn mặt đen sạm, nghèo khổ, trước mặt chị là một bao gạo và chai dầu ăn.

Description: http://static.ngankeo.vn/full/2014/1/27/d597e8537dbf07b110a0821cde8af27aa45ae614.jpg
Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội Facebook.

Chủ nhân bức ảnh chú thích: “Bức ảnh này chụp vào trưa ngày 13/01/2014 tại quán cơm chay Thiên Phước 5000 đồng, địa chỉ 62 Nguyễn Chí Thanh, Phường 16, Quận 11 (TP.HCM). Một người đàn bà bán ve chai bước vào quán với bao gạo và chai dầu ăn. Chị mang ơn quán cơm này vì đã cứu chị rất nhiều bữa đói. Chị nghèo khó nhưng không quên ơn, gom góp từng đồng, cuối năm, chị dành mua 1 bao gạo và 1 chai dầu tặng lại quán để có thể giúp thêm những người khốn khó khác”.

Có lẽ đó là một trong những bức ảnh đẹp nhất về chân dung con người. Tôi cứ ngắm mãi khuôn mặt chị, đó là một người đàn bà chắc chắn đã trải qua rất nhiều khó khăn, đói khát. Một khuôn mặt điển hình của những người lao động vất vả ngoài đường.

Vậy mà trong khoảnh khắc ấy, chị thật đẹp. Vẻ đẹp tỏa ra từ bên trong, từ hành động nghĩ đến người khác, nên dù nghèo, chị vẫn gom nhặt từng đồng tiền lẻ để mua bằng được một bao gạo con con, một chai dầu ăn mang đến quán.

Nó cho thấy dù chị nghèo khó thật đấy, nhưng chị giàu có hơn vạn lần người khác, những người chưa một lần chìa tay ra san sẻ cho đồng loại.

Biết được câu chuyện này, chẳng phải chúng ta đang cảm thấy trái tim mình ấm áp, tâm hồn mình thư thái và hạnh phúc hay sao?
Tôi tin những người như chị, nếu làm người bán hàng sẽ không bao giờ gian tham dối trá hay bớt xén của ai một đồng một hào nào. Nếu làm người công nhân, sẽ có trách nhiệm đến cùng với sản phẩm của mình. Nếu làm một công chức, sẽ cống hiến tận tâm cho xã hội.

Những bài học lý thuyết về đạo đức, tình người sẽ không bao giờ khiến chúng ta thấm thía bằng hành động của người đàn bà bán ve chai ấy.

Cầu mong cho những tấm lòng cao cả ấy sẽ được tiếp nối, sẽ lan rộng ra để duy trì sự tốt đẹp và làm sáng thêm hai chữ “đạo nghĩa” trong đời sống này

From: Lengocbich & Nguyễn Kim Bằng

Phiên xử phúc thẩm LS. Lê Quốc Quân

Phiên xử phúc thẩm LS. Lê Quốc Quân

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-02-18

02182014-lequocquan-mlam.mp3

000_Hkg9498140-600.jpg

Luật sư Lê Quốc Quân tại phiên tòa phúc thẩm diễn ra tại Tòa án nhân dân Hà Nội hôm 18/2/2014

AFP photo

Hôm 18 tháng Hai phiên tòa phúc thẩm xét xử luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân về tội trốn thuế theo điều 161 bộ luật hình sự diễn ra tại Tòa Phúc thẩm Hà Nội số 262 đường Đội Cấn.

Trước khi phiên tòa bắt đầu, chiều tối hôm qua giáo dân Thái Hà và nhiều giáo xứ khác đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho Luật sư Quân và sáng hôm nay hàng trăm người thân cũng như bạn bè hay những người dân oan từng được ông bảo vệ đã tập trung về Hà Nội để tỏ lòng ủng hộ.

Lúc 8 giờ 15 sáng em trai của luật sư Quân là anh Lê Quốc Quyết cho biết:

Mọi người bị chặn trước tòa và mọi người vẫn tập trung ở đây (tiếng hô: Lê Quốc Quân vô tội lập đi lập lại nhiều lần) cả Vinh cả Thái Hà cả những người nơi khác. Công an vây chung quanh và mọi người không đi đâu được. Họ vây chung quanh trước và sau tòa án.

Mặc dù trời mưa nhưng người ủng hộ luật sư Quân vẫn quyết tâm bám trước khu vực tòa án. Lúc 8 giờ 30 chúng tôi được tin vợ của LS Quân là bà Nguyễn Thị Hiền đã vào được bên trong tòa án. Chị Thúy Nga có mặt từ rất sớm trước tòa án cho biết:

Bây giờ là 8 giờ 41 phút trời đang mưa. Bên trong phiên tòa có xét xử hay chưa thì mọi người không được biết bởi công an họ chặn nơi đầu đường Đội Cấn và Liễu Giai rất đông. Khoảng dăm bảy trăm người thân bạn bè và những dân oan đến để ủng hộ ông. Hiện nay lực lượng công an mật cụ rất đông.

Trong khi đó một nhóm khác tập trung tại đường Đội Cấn bị công an và lực lượng an ninh, dân phòng bao vây không thể đến tòa được. Anh Bạch Hồng Quyền nói với chúng tôi:

” Anh Quân bị xỉu và ngã gục giữa phiên tòa vì tuyệt thực nhiều ngày quá. Mẹ ở trong phiên tòa mẹ ra báo tin, dân biết được nên đòi vào và công an ngăn cản lại và đòi hoãn phiên tòa.
– Anh Lê Quốc Quyết “

Hiện tại các ngã đường vào tòa đều bị chận hết. Tôi đang ở số nhà 250 đường Đội Cấn tức là cách chỗ xử anh Quân khoảng 50 mét nhưng tất cả cảnh sát cơ động, công an các thứ chặn hết đường không cho tiếp cận vào gần được. Một số người ở nhà thờ lên thì đang đứng căng băng rôn biểu ngữ chỗ đường Liễu Giai cũng cách đường Đội Cấn mấy mươi mét thôi.

Lúc 10 giờ mẹ của Luật sư Quân  từ phiên tòa ra bên ngoài cho mọi người biết do tuyệt thực lâu ngày quá LS đã ngã trong phiên tòa và có thể phiên tòa này sẽ bị đình chỉ. Khi nghe tin này mọi người trước cửa tòa án đã tràn vào tòa và đòi thả LS Quân, lực lượng an ninh đã tấn công làm một vài người té và bị thương. Anh Lê Quốc Quyết cho biết tin này như sau:

Anh Quân bị xỉu và ngã gục giữa phiên tòa vì tuyệt thực nhiều ngày quá. Mẹ ở trong phiên tòa mẹ ra báo tin, dân biết được nên đòi vào và công an ngăn cản lại và đòi hoãn phiên tòa. Công an đánh dân và mấy đứa nhỏ bị ngã, bà già cũng bị ngã.

000_Hkg9497716-250.jpg

Những người ủng hộ LS Lê Quốc Quân bên ngoài phiên tòa án xử phúc thẩm ông tại Hà Nội vào ngày 18 tháng 2 năm 2014. AFP photo

Vào lúc 10 giờ 45 sáng đoàn người ủng hộ LS Quân ngày một đông hơn họ đứng bít kín cả con đường Đội Cấn. Ít nhất 1.000 người vào lúc này đã tiến tới tòa án buộc công an phải lùi bước trước số người đông đảo này. Tuy nhiên số công an còn đông hơn thế, vẫn chưa có bất cứ bạo động nào tính tới giờ này.

Bà Nguyễn Thị Trâm mẹ của Luật sư Lê Quốc Quân vừa lấy lại một chút tỉnh táo trước sự suy sụp sức khỏe của con trai mình và cho chúng tôi biết:

Phiên tòa không cho bác với con Hiền vô nó nói còn trong giai đoạn tranh tụng sau đó nó mới cho vô. Thằng Quân nó tuyệt thực đúng mười sáu ngày rồi nên sức khỏe nó không có nữa mà lại thiếu nước không có uống nữa. Hắn mệt quá nên xin tòa nghỉ một tí nhưng tòa không cho bắt hắn đứng dậy thì hắn không đứng nổi nên ngất đi. Bà hết hồn bà hoảng rồi bà la trong tòa rồi tụi hắn mang bà đi. Phiên tòa quá bất công rồi. Ai người ta cũng nói cố gắng giúp đỡ nhưng thực tế đối với Việt Nam thì chưa có một chút gì thay đổi cả.

Trong khi đó trước tòa án đám đông đã bị công an chặn đường phía sau không cho người dân tiếp cận với đám đông cũng như cô lập không cho đám đông tăng thêm. Những tiếng hát cất lên giữa đám đông mà người ta nghe được là bài hát nổi tiếng Anh là ai của nhạc sĩ Việt Khang.

Lúc 12 giờ trưa hôm nay phiên tòa đã đóng lại với phán quyết y án sơ thẩm cho luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Hà Huy Sơn một trong những luật sư bào chữa cho ông Quân nói với chúng tôi:

Phiên phúc thẩm mới kết thúc cách đây 30 phút với kết quả y án sơ thẩm. Hội đồng xét xử người ta trình bày tóm tắt lại các thứ. Luật sư cũng đưa ra các ý kiến cơ bản cũng như các ý kiến của tòa sơ thẩm và Hội đồng xét xử người ta cũng đề nghị giữ y án sơ thẩm này và tòa giữ bản án Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam và công ty của ông phải trả 645 triệu tiền thuế và phạt thêm gấp hai lần chỗ tiền đó nữa.

” … tuyệt thực đúng mười sáu ngày rồi nên sức khỏe nó không có nữa mà lại thiếu nước không có uống nữa. Hắn mệt quá nên xin tòa nghỉ một tí nhưng tòa không cho bắt hắn đứng dậy thì hắn không đứng nổi nên ngất đi.
– Bà Nguyễn Thị Trâm “

Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 2 tháng 10 năm 2013, Tòa án thành phố Hà Nội đã kết án luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam. Tại phiên tòa này các luật sư Trần Thu Nam, Bùi Quang Nghiêm và Hà Huy Sơn đã biện hộ cho ông qua chứng minh đầy dủ tài liệu về thuế cho thấy ông hoàn toàn vô tội nhưng tòa vẫn không xét tới những vật chứng cũng như nhân chứng biện hộ cho ông.

Hầu hết các tổ chức nhân quyền của quốc tế đều yêu cầu Việt Nam bãi bỏ phiên xử này và yêu cầu Việt Nam phải thả ông ngay tại phiên tòa bất hợp lý này.

Nhóm công tác LHQ về giam giữ trái phép đã lên tiếng về trường hợp của LS Quân và chính thức yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho ông ngay lập tức.

Đặc biệt, Nhóm công tác Liên Hiệp Quốc về Giam giữ trái phép đã thẩm tra về trường hợp của Luật sư Lê Quốc Quân, và đã yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông. Đây là một phán quyết có giá trị pháp lý và mang tính khách quan, công bằng.

Tất cả các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, chính phủ các nước, Liên Hiệp Quốc, người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đều cho rằng đây là một vụ án có động cơ chính trị. Bởi vì những hoạt động cổ võ cho dân chủ và nhân quyền của Luật sư Lê Quốc Quân đã thực hiện trong suốt những năm tháng trước khi ông bị bắt. Tất cả các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, chính phủ các nước, Liên Hiệp Quốc, người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đều cho rằng đây là một vụ án có động cơ chính trị. Bởi vì những hoạt động cổ võ cho dân chủ và nhân quyền của Luật sư Lê Quốc Quân đã thực hiện trong suốt những năm tháng trước khi ông bị bắt.

Một người gốc Việt bị đánh chết tại Campuchia

Một người gốc Việt bị đánh chết tại Campuchia

Giao thông trên đường phố thủ đô Phnom Penh, Campuchia.

Giao thông trên đường phố thủ đô Phnom Penh, Campuchia.

18.02.2014

Ông Nguyễn Yaing Ngoc, 28 tuổi, đã bị đánh cho tới chết sau khi đâm xe máy vào một chiếc ôtô tại thủ đô Phnom Penh ở Campuchia cuối tuần qua.

Tin tức từ Campuchia cho hay, một đám đông khoảng 6 người được cho là kỳ thị sắc tộc đã lao tới đánh ông Ngoc sau khi có người hét lên một từ lóng hàm ý gốc gác Việt Nam của ông. Khi ấy, nạn nhân bị thương sau khi xảy ra vụ tai nạn.

Cảnh sát được trích lời nói rằng nạn nhân đã bị đánh vào đầu và mặt. Giới chức địa phương cho biết đám đông trước đó đã tức giận vì vụ tai nạn gây cản trở giao thông.

Một người đã bị bắt vì bị nghi gây ra vụ đánh chết người có yếu tố phân biệt sắc tộc này.

Vợ của nạn nhân được báo chí địa phương trích lời nói rằng bà không thể tin rằng chồng bà lại chết vì một từ lóng ám chỉ người Việt Nam.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Campuchia đã lên án vụ tấn công gây chết người và kêu gọi điều tra tường tận vụ việc.

Hôm 17/2, Đảng đối lập có tên gọi Cứu Quốc Campuchia, vốn từng có các tuyên bố bị coi là chống Việt Nam, đã ra thông cáo lên án vụ đánh người.