Phép lạ: 2 em bé tại Ai-cập bị chôn sống 15 ngày vẫn còn sống !

Phép lạ: 2 em bé tại Ai-cập bị chôn sống 15 ngày vẫn còn sống !

Một người đàn ông Hồi giáo ở Ai-cập giết vợ vì chị này đọc Kinh Thánh, rồi đem chôn cùng với hai đứa con gái, một còn đang bú và một đã lên tám. Cả hai bé gái đều bị chôn sống ! Sau đó anh ta đến báo với cảnh sát là một ông chú đã giết chết hai đứa bé. Mười lăm ngày sau, một thành viên khác trong gia đình qua đời. Khi đưa người chết đi chôn, người ta tìm thấy hai bé gái bị vùi dưới cát – VẪN CÒN SỐNG !

Phép lạ: 2 em bé tại Ai-cập bị chôn sống 15 ngày vẫn còn sống !

Một người đàn ông Hồi giáo ở Ai-cập giết vợ vì chị này đọc Kinh Thánh, rồi đem chôn cùng với hai đứa con gái, một còn đang bú và một đã lên tám.

Cả hai bé gái đều bị chôn sống ! Sau đó anh ta đến báo với cảnh sát là một ông chú đã giết chết hai đứa bé. Mười lăm ngày sau, một thành viên khác trong gia đình qua đời. Khi đưa người chết đi chôn, người ta tìm thấy hai bé gái bị vùi dưới cát – VẪN CÒN SỐNG !

Toàn quốc Ai-cập đều căm phẫn sâu sắc về vụ việc xảy ra, và kẻ sát nhân sẽ bị hành hình vào cuối tháng Bảy.

Người ta hỏi bé gái 8 tuổi làm cách nào để có thể sống sót được và em đã trả lời : “Một người đàn ông mặc áo trắng rực rỡ, cùng với các vết thương trên hai bàn tay, hằng ngày đến nuôi sống chúng cháu. Người ấy đánh thức mẹ cháu dậy để mẹ cháu có thể cho em bú”. Cô bé đã được phỏng vấn bởi một phụ nữ Hồi giáo mang mạng che mặt phụ trách kênh tin tức trên Đài Truyền Hình Ai-Cập . Người này đã nói công khai trên truyền hình, “Đó chính là Đức Giêsu, bởi chẳng một ai khác có thể làm được những việc như thế !”

Những người Hồi giáo tin rằng Isa (tức là Chúa Giêsu) đã thực hiện việc đó, các vết thương có nghĩa là Người thực sự đã chịu đóng đinh, và rõ ràng là Người đang sống ! Đằng khác, cũng hết sức rõ ràng là đứa bé không thể bịa ra được một câu chuyện như thế, và hai đứa trẻ không thể nào sống sót nếu không có một phép lạ thực sự.

Các nhà lãnh đạo Hồi giáo đang phải trải qua một thời khắc khó khăn chưa biết xử trí ra sao về việc này, và việc phổ biến các phim ảnh “Chết Vì Đạo” cũng chẳng giúp được gì ! Ai-cập là một quốc gia nằm ở trung tâm của việc truyền thông và giáo dục tại vùng Trung Đông, các bạn có thể tin chắc là câu chuyện này sẽ được phổ biến rộng rãi. Đức Kitô vẫn đang kiểm soát và biến đổi thế giới. Hãy sẵn lòng chia sẻ câu chuyện này với mọi người.

Đức Chúa phán, ‘Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Đức Chúa”. (Gr. 17)

CBS

Nguyên văn :

Recent miracle in Egypt ! Broadcasted in CBS…

A Muslim man in Egypt killed his wife because she was reading the Bible and then buried her with their infant baby and an 8-year old daughter.

The girls were buried alive! He then reported to the police that an uncle killed the kids. 15 days later, another family member died. When they went to bury him, they found the 2 little girls under the sand – ALIVE!

The country is outraged over the incident, and the man will be executed at the end of July.

The older girl was asked how she had survived and she says:- ‘A man wearing shiny white clothes, with bleeding wounds in his hands, came every day to feed us. He woke up my mom so she could nurse my sister,’ she said. She was interviewed on Egyptian national TV, by a veiled Muslim woman news anchor. She said on public TV, ‘This was none other than Jesus, because nobody else does things like this!’

Muslims believe Isa (Jesus) would do this, but the wounds mean He really was crucified, and it’s clear also that He is alive! But, it’s also clear that the child could not make up a story like this, and there is no way these children could have survived without a true miracle.

Muslim leaders are going to have a hard time to figure out what to do with this, and the popularity of the Passion movie doesn’t help! With Egypt at the centre of the media and education in the Middle East , you can be sure this story will spread. Christ is still controlling and turning the world. Please let this story be shared.

The Lord says, ‘I will bless the person who puts his trust in me. (Jeremiah 17)

 

Ân xá Quốc tế: Cái chết của Đinh Đăng Định là “lời kêu gọi thức tỉnh” đối với Việt Nam

Ân xá Quốc tế: Cái chết của Đinh Đăng Định là “lời kêu gọi thức tỉnh” đối với Việt Nam

Ông Đinh Đăng Định,  từngbị tòa án tỉnh Đăk Nông kết án 6 năm tù về tội  "Truyên truyền chống Nhà nước".

Ông Đinh Đăng Định, từngbị tòa án tỉnh Đăk Nông kết án 6 năm tù về tội “Truyên truyền chống Nhà nước”.

@TNCG

Thanh Phương

RFI

Hôm qua, 04/04/2014, Tổ chức Ân xá Quốc tế ra thông cáo về cái chết của nhà hoạt động môi trường, blogger và cựu tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, vừa qua đời ngày 03/04 sau khi vừa được ân xá. Đối với Ân xá Quốc tế, cái chết của ông Đinh Đăng Định phải là một “lời kêu gọi thức tỉnh” đối với Việt Nam.

Trong thông cáo, Ân xá Quốc tế nhắc lại rằng ông Đinh Đăng Định, nguyên là một nhà giáo, đã bị bắt giam vào tháng 12/2011 một cách “một cách bất công” sau khi ông phát động một kiến nghị yêu cầu dừng dự án khai thác bô-xít tại Tây Nguyên. Đến tháng 08/2012, ông Định bị kết án tù 6 năm với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”. Trong tù ông đã được chẩn đoán là bị ung thư.

Chính quyền Việt Nam chỉ cho phép ông Đinh Đăng Định được điều trị trong bệnh viện kể từ tháng 01/2014 trong điều kiện bị giám sát thường xuyên. Ông Định được tạm hoãn thi hành án vì lý do sức khoẻ vào tháng 2, trước khi được trả tự do vào tháng 3. Nhà hoạt động này đã qua đời vì bệnh ung thư dạ dày tối ngày 03/04 tại Đăk Nông.

Trong bản thông cáo, Phó giám đốc đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương của Ân xá Quốc tế, ông Rupert Abbott viết: “ “Cùng với những nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam và trên thế giới, chúng tôi vô cùng thương tiếc ông Đinh Đăng Định và xin thành kính phân ưu cùng gia quyến của ông. Thật là bi kịch khi nhà cầm quyền Việt Nam đã cướp đi những năm tháng cuối đời của ông Đinh Đăng Định, ngăn cách ông khỏi những người thân yêu.”

Ân xá Quốc tế nhắc lại rằng rất nhiều người khác vẫn đang phải chịu cảnh tù đày ở Việt Nam chỉ vì họ đã dám cất lên tiếng nói, một số tù nhân lương tâm thậm chí còn bị giam giữ trong những điều kiện khắc nghiệt suốt nhiều năm.

Ông Abbot nói : “ Cần biến thảm kịch của ông Đinh Đăng Định thành lời kêu gọi thức tỉnh ở Việt Nam”. Phó giám đốc Châu Á -Thái Bình Dương kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm, những người, giống như ông Đinh Đăng Định, đã không làm gì khác ngoài việc bày tỏ ý kiến của họ một cách ôn hoà.”

Thi hài của ông Đinh Đăng Định đã được đưa từ Đắk Nông về Sài Gòn hôm nay và được quàn tại Nhà nguyện Đức Mẹ Thăm Viếng ở đường Hoàng Sa và trên nguyên tắc đến thứ hai 07/04 sẽ được chuyển đến nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp số 38 Kỳ Đồng để cử hành tang lễ trước khi hỏa thiêu.

Nhưng theo một nguồn tin từ Sài Gòn, chiều nay, công an có lẫn đã đến tư gia ông trùm quản lý Nhà nguyện Đức Mẹ Thăm Viếng ép ông ký vào “giấy cam kết không làm mất an ninh trật tự”. Vì sợ an ninh sẽ lấy cớ để phá rối đám tang, nên ban tổ chức quyết định di chuyển ngay từ hôm nay linh cữu của ông Định vào khuôn viên Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

 

Afghanistan bắt đầu bầu cử tổng thống

Afghanistan bắt đầu bầu cử tổng thống

Thứ bảy, 5 tháng 4, 2014

400.000 cảnh sát và binh sỹ được điều động để bảo đảm an ninh cho cuộc bầu cử

Các cử tri tại Afghanistan bắt đầu bỏ phiếu chọn ra tổng thống mới trong cuộc chuyển giao quyền lực dân chủ đầu tiên tại nước này.

Một chiến dịch an ninh với quy mô lớn đang được tiến hành để ngăn cản lực lượng Taliban, vốn trước đó đã tuyên bố sẽ quấy rối cuộc bầu cử.

Tám ứng viên có cơ hội sẽ thay thế ông Hamid Karzai, người phải rời ghế tổng thống sau hai nhiệm kỳ liên tiếp, theo hiến pháp Afghanistan.

Tuy nhiên, không khí cuộc bầu cử cũng đang bị ảnh hưởng bởi vụ nổ súng vào hai phóng viên AP.

Nhiếp ảnh gia người Đức Anja Niedringhaus đã bị sát hại và phóng viên kỳ cựu người Canada, Kathy Ganno, bị thương, sau khi một viên chỉ huy cảnh sát nổ súng vào xe của họ ở thị trấn Khost, nằm phía đông Afghanistan, hôm 4/4.

Cả hai đã làm việc cho AP nhiều năm.

Đây là vụ tấn công mới nhất trong chuỗi hàng loạt vụ tấn công đẫm máu diễn ra trước thềm cuộc bầu cử.

Cử tri ở Kabul bất chấp mưa lớn để đi bầu cử

Các ứng viên sáng giá

Một chiến dịch quân sự với quy mô lớn nhất kể từ khi chính quyền Taliban bị lật đổ hồi năm 2001 đã được tiến hành để bảo đảm an ninh cho cuộc bầu cử, phóng viên BBC tại Kabul, David Loyn, cho biết.

Bất chấp mưa lớn tại thủ đô Afghanistan vào sáng sớm thứ Bảy và những mối đe dọa an ninh, nhiều cử tri, nhất là những người trẻ tuổi, vẫn có mặt ở các điểm bỏ phiếu, phóng viên của chúng tôi cho biết thêm.

Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Độc lập Ahmad Yousuf Nouristani đã kêu gọi tất cả người dân Afghanistan tham gia bỏ phiếu, trong lúc ông bỏ lá phiếu của mình trên sóng truyền hình trực tiếp.

Tình trạng kẹt xe đã gây khó khăn cho việc đi vào thủ đô Afghnistan vào thứ Sáu, với các chốt canh của cảnh sát được dựng lên ở mọi chốt giao thông.

Toàn bộ 400.000 cảnh sát và các binh sỹ ở nước này đã được triển khai để bảo vệ cho 12 triệu cử tri đi bỏ phiếu, nhà chức trách cho biết.

Các quan sát viên quốc tế tỏ ra khá lạc quan rằng các biện pháp an ninh cũng như những hình thức ngăn ngừa gian lận bầu cử sẽ giúp mang lại một cuộc bầu cử công bằng hơn trước đây, phóng viên của chúng tôi nhận định.

Người dân Afghanistan đã bị ngăn gửi tin nhắn trước tối thứ Bảy để ngăn ngừa việc dịch vụ này bị sử dụng để vận động bầu cử vào phút chót.

Trong số tám ứng viên tổng thống hiện nay, có ba người được xem là sáng giá: Các cựu ngoại trưởng Abdullah Abdullah và Zalmai Rassoul, cựu bộ trưởng tài chính, ông Ashraf Ghani Ahmadzai.

Ông Abdullah đã có một chiến dịch vận động bầu cử thành công, ông Ghani có được sự ủng hộ từ giới trẻ ở những khu vực thành thị, trong khi ông Rassoul được cho là người được ông Hamid Karzai tín nhiệm, phóng viên của chúng tôi cho biết.

Tuy nhiên, hiện không có ứng viên nào được trông đợi là sẽ dành được hơn 50% phiếu bầu để chiến thắng tuyệt đối, điều đồng nghĩa với việc nhiều khả năng một vòng bầu cử bổ sung sẽ diễn ra vào ngày 28/5.

Lừa được dùng để đưa thùng phiếu đến những nơi hẻo lánh

Quyết tâm cao

Vào thời điểm bị tấn công, Anja Niedringhaus và Kathy Gannon đang đi cùng đoàn xe của các nhân viên bầu cử, dưới sự bảo vệ của lực lượng an ninh Afghanistan, nhằm phân phát phiếu bầu từ trung tâm Khost tới huyện Tani ở khu vực ngoại ô.

Các nhân chứng cho biết cả hai đang ở trong xe riêng và đang đợi đi qua một chốt canh được canh gác cẩn mật, thì bị một viên chỉ huy cảnh sát nhắm bắn.

Bà Niedringhaus, 48 tuổi, một nhiếp ảnh gia người Đức từng là thành viên của một nhóm phóng viên được nhận Giải thưởng Pulitzer vì những bài tường thuật ở Iraq, đã tử vong ngay tại chỗ.

Bà Kathy Ganno, 60 tuổi, gốc Canada, người từng đứng đầu văn phòng thường trú của AP tại Afghanistan trong nhiều năm và là phóng viên đặc biệt của hãng thông tấn này trong khu vực, bị trúng hai phát đạn và đã được giải phẫu. Tình hình của bà hiện được cho là đã ổn định.

Bộ trưởng Nội vụ Afghanistan cho biết sẽ điều tra kỹ lưỡng vụ việc, nhưng cũng cho rằng nhiều khả năng các nạn nhân đã bị hung thủ nhận dạng nhầm.

Khu vực gần với biên giới Pakistan này đã bị phiến quân nhắm vào trong suốt 48 tiếng qua, người phát ngôn Sidiq Siddiqi cho biết.

Tòa nhà được canh gác cẩn mật của Bộ Nội vụ, nơi đặt trụ sở của Ủy ban Bầu cử Độc lập, và khách sạn năm sao Serena, đều đã bị tấn công.

Tuy nhiên, theo phóng viên của chúng tôi, tình trạng bạo lực có vẻ như đã làm tăng cao quyết tâm đi bỏ phiếu của người Afghanistan.

Kết quả kháo sát do Quỹ Bầu cử Tự do và Công bằng tiến hành cho thấy hơn 75% người tham gia lấy ý kiến cho biết họ có ý định bỏ phiếu, mặc dù niềm tin vào hệ thống bầu cử bị cho là đang giảm đi.

CẢM NGHIỆM NHỮNG CHUYẾN ĐI THĂM TRẠI PHONG

CẢM NGHIỆM NHỮNG CHUYẾN ĐI THĂM TRẠI PHONG

Bồ Câu Trắng

4/1/2014

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” (Chế Lan Viên)

Mạn phép nhà thơ Chế Lan Viên khi nói: Có những vùng đất ta không ở nhưng chỉ ghé qua thôi, đi qua thôi nhưng đã đi vào hồn người khiến họ không bao giờ quên được. Cũng thế có những con người tuy chỉ gặp họ một lần nhưng khiến ta nhớ mãi. Đó là những vùng đất chúng tôi đã đến, những con người chúng tôi đã gặp trong những chuyến đi thăm các Trại Phong vào Mùa Chay 2014.

Những chuyến xe vào những ngày Thứ Bẩy của tháng 3 để đi tới những Trại Phong luôn được chúng tôi chờ đợi, mong ngóng. Chị em trong Cộng Đoàn Hàng Bột được tạo điều kiện để trong Mùa Chay, ít nhất mỗi người có một lần được đến Trại Phong. Bốn cuộc hành trình tới các Trại Phong: Quỳnh Lưu-Nghệ An (1/3); Cẩm Thủy –Thanh Hóa (8/3); Văn Môn-Thái Bình, Ba Sao-Hà Nam (15/3); Chí Linh-Hải Dương, Quả Cảm-Bắc Ninh (22/3) đã để lại bao dấu ấn cảm xúc khác nhau trong lòng mỗi người. Mỗi chuyến đi của chúng tôi đều có sự đồng hành của quý Soeur Dòng Thánh Phaolô Hàng Bột và anh Hòa (một gương mặt rất thân thuộc và đáng mến của những những bệnh nhân phong tại các Trại Phong Miền Bắc).

Đến bất kì Trại Phong nào, ai cũng như ai, chúng tôi đều cố gắng hết sức để các bệnh nhân cảm nhận được niềm vui của trên khuôn mặt mỗi người, qua các vũ điệu ca khúc tràn đầy niềm vui, tình yêu thương, hơn thế là giúp các bệnh nhân cảm nhận được sự gần gũi, tình yêu thương, và sự quan tâm của mọi người với mình. Chúng tôi ra đi nhưng thực sự đó như một cuộc trở về, như những đứa con trở về thăm ông bà, cha mẹ mình bởi thế ai cũng cảm thấy những mảnh đất này sao quen thuộc và những con người sao thân thuộc gần gũi đến lạ. Đến bất kì Trại Phong nào chúng tôi đều được đón tiếp với niềm vui và sự thân thiện… Chúng tôi đến mang theo những phần quà là những thùng mì tôm, những cân giò- Đó món quà của những tấm lòng, là sự quan tâm, và bàn tay yêu thương của biết bao người: Cha Phaolô Tuấn và những tín hữu Công Giáo ở Vùng Bắc Đức nơi cha đảm trách, tại Lincoln bên Mỹ, gia đình Anh Chị Hòa, một nhóm các chị ngoài Công Giáo ở Hà Nội qua bác sĩ Giao và biết bao những ân nhân xa gần khác. Món quà tuy không to lớn nhưng luôn luôn đều đặn mỗi năm, những món quà ấy tuy nhỏ bé nhưng lúc nào làm ấm lòng cho bao bệnh nhân nơi đây- những con người đã từng bị xã hội và cả gia đình của họ xa lánh ruồng bỏ và không thể hòa nhập được với xã hội- để họ luôn cảm thấy mình được yêu thương, quan tâm và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.

Sau mỗi buổi gặp gỡ tại hội trường chung, giao lưu văn nghệ và phát quà, chúng tôi lần lượt đến thăm phòng từng bệnh nhân, trò chuyện với họ đặc biệt là những bệnh nhân bị bệnh nặng không thể đi đâu được, ngoài việc chỉ quanh quẩn bên chiếc giường nhỏ. Trò chuyện với họ thì thấy mỗi người có một hoàn cảnh riêng: Có người có gia đình, có người chỉ có một mình, có người đã 60 năm mà chưa 1 lần được người thân đến thăm. Tôi không quên hình ảnh ông cụ ở Trại Phong Quả Cảm. Chúng tôi đến khi ông đang ngồi trên giường, lấy chân mò mẫm tìm những viên thuốc đánh rơi trên sàn. Trong căn phòng ẩm thấp, ông ngồi trên giường đôi mắt đục và đỏ ngầu vì không còn nhìn thấy gì nữa, cuộc nói chuyện cũng không liền mạch vì ông nghe không rõ nữa. Thời tiết miền Bắc vào tháng 3 vẫn còn lạnh, chỉ một chiếc áo cánh, thi thoảng ông ngồi bật rét run lên từng cơn. Chúng tôi ngỏ ý nhắc ông mặc áo nhưng ông nói không muốn vì mắt ông lòa tìm được cái áo thì khó khăn và vất vả mà mặc vào cũng chẳng dễ gì, khi tháo ra thì càng khó hơn bởi mắt thì không thấy gì mà tay thì khó mà cầm nắm được vật gì thế nên ông nhất định chịu rét dù chúng tôi nói muốn giúp ông mặc áo. Đôi chân ông cũng chỉ còn một bên. Cuộc trò chuyện chốc lát ám ảnh mãi trong tôi hình ảnh một ông cụ bệnh tật, cô đơn, ốm đau và rét run lên từng đợt, tâm trạng lúc nào cũng băn khoăn, lo lắng một điều gì đó. Có những gia đình bệnh nhân mà người cha già 85 tuổi phải ngồi bón cơm cho người con gái 30 tuổi bị bại não bẩm sinh, ngồi quay mặt vào tường là người vợ già cách đó vài năm đã bị tâm thần. Một bà lão cầm tay chúng tôi mà nhắn nhủ: “Các con cầu nguyện cho bà chóng chết đi để đỡ phiền lụy đến mọi người xung quanh, xấu hổ lắm, để thân già này thoát khỏi những đau đớn…”. Chúng tôi nghẹn ngào “Không, chúng con không dám đâu, Chúa còn muốn bà sống để cầu nguyện cho chúng con và mọi người ..” Bà lại mỉm cười và hẹn chúng tôi đến thăm trong những lần sau.

Mỗi người là một cuộc đời, mỗi số phận khác nhau, những cuộc đời và số phận mang chứa biết bao nước mắt: Nước mắt đau khổ của bệnh tật, nước mắt của sự tự ti mặc cảm, nước mắt cô đơn của tuổi già. Tôi nhớ đến Hàn Mặc Tử chàng thi sĩ đã mắc căn bệnh quái ác ở tuổi còn rất trẻ, mới 24 xuân và những vần thơ đầy mặc cảm, quằn quại và đau đớn của ông. Nhưng đến nơi đây , chúng tôi cũng bắt gặp biết bao những nụ cười vui vẻ và cả những giọt nước mắt hạnh phúc, được nghe những bài hát yêu đời từ những bệnh nhân và cả các cụ bà. Chúng tôi gặp những con người đầy nghị lực sống, khao khát cố gắng vượt lên hoàn cảnh để tiếp tục lao động chăm sóc gia đình. Chỉ cần nhìn thấy nụ cười trên môi của bất kì ai nơi đây chúng tôi đã cảm thấy một nghị lực sống mạnh mẽ của họ rồi. Trong bệnh tật, những tổn thương về thể xác và tinh thần họ vẫn vươn lên cố gắng sống mỗi ngày.

Chúng tôi thầm cám ơn những bệnh nhân, họ đã trao cho chúng tôi những món quà tinh thần đầy quý giá về nghi lực, khát vọng và tình yêu cuộc sống. Còn chúng tôi – những người không bao giờ cảm nhận được cảm giác bị hắt hủi, xa lánh, sự bất lực thậm chí tuyệt vọng – thì chúng tôi có biết mình đang quá hạnh phúc và biết cố gắng sống cho có hữu ích hơn không.

Đến với những Trại Phong chúng tôi luôn bắt gặp hình ảnh những người nữ tu nhỏ nhắn đang âm thầm, tận tình chăm sóc và lo lắng cho bệnh nhân cả về thể xác và tinh thần. Đó là hình ảnh một Giê-su sống động giữa đời mà chúng tôi đang nhìn thấy. Một vẻ đẹp cao cả của sự hi sinh thầm lặng.

Mỗi chuyến đi đều để lại một dư âm khác nhau trong lòng mỗi người. Chúng tôi thầm cám ơn Chúa về những hạnh phúc mà mình đang được sống, cám ơn Chúa vì Chúa đã không bỏ rơi những con người đáng thương và tội nghiệp khi gửi đến cho họ những ân nhân xa gần với tấm lòng quảng đại và tình yêu thương đã và đang luôn giúp đỡ họ về vật chất và hẳn cũng không quên họ trong lời cầu nguyện, khi gửi đến cho họ những con người biết hi sinh thầm lặng để giành lấy những hạnh phúc nhỏ bé của những người bất hạnh. Xin Chúa luôn chúc lành cho những con người quảng đại cho đi ấy và chúc lành cho mọi công việc của họ.

Lạy Chúa, chúng con xin cám ơn Chúa về tất cả những gì Chúa ban trong cuộc sống của chúng con, chúng con xin cám ơn Chúa về những chuyến đi Trại Phong trong Mùa Chay 2014 cho con có được những trải nghiệm về hạnh phúc, hiểu được tình Chúa yêu thương con người thế nào, và Chúa muốn chúng con trở nên những cánh tay nối dài của Chúa thế nào bằng đời sống dâng hiến chúng con lựa chọn. Xin Chúa cho chúng con luôn cảm nhận được niềm hạnh phúc trong cuộc sống của chúng con và biết dấn thân trong con đường ơn gọi dâng hiến – một con đường dấn thân theo Chúa mang đến niềm hạnh phúc cho bao người bất hạnh.

Bồ Câu Trắng Hàng Bột

(Hình ảnh: Xuân Hòa

Chuyện tình đẹp nhất ở Australia – Sưu Tầm

Chuyện tình đẹp nhất ở Australia – Sưu Tầm

Turia Pitt bị bỏng nghiêm trọng trong một vụ cháy rừng, những vết bỏng tưởng chừng như có thể giết chết cô. Dù phải tập đi, tập nói, tập cầm nắm mọi thứ trong đau đớn như một em bé sau hàng trăm ca phẫu thuật, cô đã hồi phục một cách đáng kinh ngạc nhờ vào quyết tâm sắt đá của chính mình cũng như tình yêu dịu dàng và sự hỗ trợ không mệt mỏi của người bạn trai, người yêu – anh Michael Hoskin.

Turia Pitt trước khi bị tai nạn.

Biến cố khủng khiếp

Turia và 5 vận động viên khác tham gia một giải chạy việt dã bị mắc kẹt trong một đám cháy quét qua vùng Kimberly thuộc miền Tây nước Úc vào ngày 2/9/2011.
“Tôi nhớ khi mình đang chạy lên một ngọn đồi và nghe tiếng la hét hỏa hoạn. Tôi trèo xuống một đám đất trũng và kéo áo khoác kín người, nhưng nó mau chóng nóng rẫy và tôi bắt đầu nhảy lên cho đỡ bỏng thì khi đó lửa bắt vào người. Tôi nhìn xuống đôi tay đang bốc cháy và chỉ biết sợ hãi kêu cứu”.
Sau khi chờ đợi 4 giờ đồng hồ để được giải cứu, trực thăng đưa Turia đến khoa Bỏng, bệnh viện Hoàng gia của Darwin. Michael Hoskin – bạn trai của Turia – lúc đó đang làm việc ở Sydney đã đón chuyến bay sớm nhất để đến bên cạnh bạn gái.
Khi anh tới nơi, Turia trong suy nghĩ của nhiều người đang nằm chờ chết. Trong tình trạng hôn mê, 64% cơ thể bị bỏng sâu, Turia như bị sưng phồng và gần như không thể nhận ra cô ấy sau nhiều lớp băng bó.
“Ý nghĩ Turia đang nằm chờ chết quá sức chịu đựng của tôi. Tôi cứ tự nói với bản thân mình rằng, cô ấy còn sống, đó là tất cả. Nếu có ai đó, người có thể vượt qua nghịch cảnh như thế này, người đó chính là Turia. Tôi cũng biết rằng cô ấy cần tôi tin tưởng vào điều đó. Tôi phải lạc quan vì cô ấy nhiều nhất có thể và cho cả chính bản thân mình”.

Michael và Turia.

Niềm tin của Michael đã được đền đáp. Sau ca phẫu thuật thập tử nhất sinh, tình hình của Turia dần dần ổn định. Các bác sĩ nói với anh rằng, cô chắc chắn sẽ sống nhưng sẽ là một hành trình dài đầy đau đớn để có được bất kỳ sự hồi phục nào
Turia đã trải qua 18 ca đại phẫu thuật, hàng chục ca cấy ghép da. Cô cũng có hơn 100 tiểu phẫu khác nhau và trải qua hơn 6 tháng liên tục trong bệnh viện và vẫn đang trong giai đoạn phục hồi chức năng.
Cô mất hầu hết các ngón tay, mất mũi và vùng da cấy ghép cô sử dụng trong những lần phẫu thuật thường xuyên đau đớn.

Tình yêu dịu dàng
Trước tai nạn, Turia có một cuộc sống dường như là hoàn hảo. Sau khi tốt nghiệp trung học, Turia bắt đầu học đại học, với sự chăm chỉ của mình cô trở thành học giả Rio Tinto và tốt nghiệp loại giỏi. Cô từng làm người mẫu. Vào thời điểm tai nạn xảy ra, Turia đang là kỹ sư làm việc cho mỏ kim cương Argyle.

Turia sau khi bị bỏng.

“Tôi xinh đẹp, thông minh, có một người yêu tuyệt vời, những người bạn tốt. Tôi có một công việc tốt với mức lương không tồi. Cũng phải mất khá lâu tôi mới biết điều gì thực sự xảy ra với mình. Tôi phải học lại từ đầu để quay về cuộc sống – tập đi, tập nói. Tất cả những điều tôi coi là đương nhiên mình biết thì giờ dường như trở thành những nhiệm vụ bất khả thi. Phải hai năm sau vụ tai nạn, tôi mới đủ tự tin để lộ khuôn mặt và cánh tay trước mọi người. Tôi nhận ra rằng: người ta có thể thất vọng trong chốc lát, nhưng không thể mang đau đớn theo mình mỗi ngày. Cuộc đời có thể chia cho bạn những quân bài xấu, nhưng chơi với chúng như thế nào mới là quan trọng”, cô nói.
Đó là tinh thần không gì dập tắt được vẫn song hành cùng Turia. Và động lực cho sự hồi phục kỳ diệu của Turia chính là mối tình với Michael.
Tình yêu của Michael dành cho người bạn gái của mình rõ mồn một trong từng khoảnh khắc. Từ cách Michael dịu dàng nâng khuôn mặt dày sẹo của Turia trên đôi tay mình, vén những lọn tóc tối màu để nhìn sâu vào đôi mắt mở to, màu xanh lá cây – nơi duy nhất trên khuôn mặt của Turia ngọn lửa đã không thể chạm tới.
Khi anh nói về bạn gái của mình: “Đôi mắt của Turia thật đẹp. Mỗi khi tôi nhìn sâu vào đôi mắt ấy, tôi nhìn thấy cô gái mình yêu thương, cô gái mà sức mạnh, sự kiên cường đã khiến tôi kinh ngạc. Với tôi, cô ấy có nghị lực hiếm thấy của con người”.
Cả khi anh chăm sóc Turia. Michael đã ở bên cạnh Turia trong suốt cuộc chiến sinh tử để giành lại sự sống cho cô sau biến cố khủng khiếp. Anh đọc thơ, đọc tiểu thuyết kinh điển cho cô nghe khi cô hôn mê sâu. Không một phút nào anh nghĩ sẽ từ bỏ tình yêu, sự hỗ trợ và hy sinh dành cho cô gái trẻ đang đối mặt với thách thức khủng khiếp, một bi kịch hằn lên cơ thể cô ấy những vết sẹo nhiều đến mức người quen không còn nhận ra cô ấy là ai.
Không khi nào anh dao động niềm tin rằng họ sẽ ở bên nhau như bao cặp đôi khác. “Cô ấy vẫn là Turia. Cô ấy vẫn là con người. Làn da của cô ấy bị biến dạng những cô ấy vẫn là người con gái mà tôi yêu”.
“Tôi vẫn có những tháng ngày cảm thấy mình xấu xí và cảm giác ấy quật ngã tôi. Nhưng may mắn thay tôi có Michael. Những lời yêu thương dịu dàng của Michael luôn được tôi chờ đợi và chúng như lời thần chú vậy. Anh ấy ở bên cạnh tôi, từng phút một, từng ngày một, giúp đỡ, khuyến khích, khen ngợi. Ngay cả khi trải qua những tháng ngày đen tối nhất trong bệnh viện, tự hỏi “Tại sao lại cứu sống tôi?” thì tôi biết rằng, anh ấy ở đó là vì mình.
Tương lai là đám cưới và những đứa con
Turia chia sẻ: “Tôi yêu cách “chúng tôi không bao giờ cãi vã nhau”. Điều đó không phải để nói rằng, nó thật dễ dàng hoặc chúng tôi không bất đồng lúc này lúc khác nhưng chúng tôi luôn cố gắng để giải quyết mọi việc.

Mọi người nói, chúng tôi có một tình yêu tuyệt vời và tôi nghĩ là họ đúng nhưng đầu tiên và quan trọng nhất nó phải dựa trên một sự thật rằng cả hai là những người bạn. Tất nhiên, chúng tôi yêu nhau. Nhưng tình bạn đã cùng chúng tôi đi qua những ngày gian khó. Michael là người bạn tốt nhất. Tai ương có thể giúp con người đến thật gần nhau hoặc đẩy họ ra xa nhau. Đối với chúng tôi, chúng tôi cảm thấy gần nhau hơn bao giờ hết”, cô chia sẻ.
Michael và Turia đã bàn đến đám cưới và nó được đặt trong danh sách những ưu tiên hàng đầu. Hiện tại, họ tập trung vào phục hồi chức năng và giành lại một vài điều bình thường của cuộc sống trước đây.
Gia đình và những đứa trẻ, cả hai đều nằm trong kế hoạch tương lai của họ.
“Tôi có thể tức giận. Nhưng tôi biết rằng, nó chẳng dẫn mình đến bất cứ đâu. Tôi biết nó cũng chẳng thể thay đổi những điều đã xảy ra hoặc trả lại cho cơ thể ban đầu. Nhưng tôi mạnh mẽ hơn mỗi ngày và càng cảm thấy giống Turia của ngày xưa. Tôi có cả một cuộc đời phía trước. Tôi đang sống cuộc đời đó – ngay thời điểm hiện tại này đây – với Michael”, cô khẳng định.

BT: Vương Chi Lan

Giáo dục VN: cố sửa hay trở về gốc?

Giáo dục VN: cố sửa hay trở về gốc?

Nguyễn Quang Duy

Gửi tới BBC từ Úc

Thứ tư, 2 tháng 4, 2014

Trước tình trạng khủng hoảng giáo dục, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN, ông Nguyễn Phú Trọng từng hỏi “Chúng ta đã ba lần cải cách giáo dục, vì sao lần này không đặt vấn đề cải cách mà là đổi mới căn bản, toàn diện?”

Rồi ông Trọng đặt câu hỏi tại Bộ Giáo dục và Đào tạo từ hồi tháng 8/2012: “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia.”.

Cho đến nay, công tác ‘cải cách’ vẫn không có gì tiến triển và câu trả lời ngắn gọn là trước đây tại miền Nam nền giáo dục đã dựa trên ba triết lý căn bản: dân tộc, khai phóng và nhân bản.

Cũng cần biết trong năm học tới 2014-15 nước Mỹ sẽ bước vào một cuộc cải cách giáo dục quan trọng nhất từ trước đến nay.

Họ sẽ áp dụng phương cách giảng dạy và học tập mới, trở lại căn bản lấy nhân bản và khai phóng làm triết lý giáo dục.

Triết lý giáo dục Miền Nam

Năm 1958, một Đại hội Giáo dục quy tụ phụ huynh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện quân đội, chính quyền, các tổ chức quần chúng và cơ quan văn hóa giáo dục đã được tổ chức tại Sài Gòn nhằm đề ra một triết lý giáo dục cho miền Nam.

Đại hội đồng thuận chọn ba nguyên tắc dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản.

Đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa, năm 1964, một Đại Hội khác lại được tổ chức tại Sài Gòn nhằm xem xét lại triết lý nói trên. Kết quả Đại Hội tiếp tục nhìn nhận ba nguyên tắc.

Sau đó ba nguyên tắc đã được Quốc Hội Lập Hiến đưa vào Điều 11.1 Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967:

“Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.”

Theo nguyên tắc, nền giáo dục dân tộc chủ trương tôn trọng, bảo tồn và phát huy những bản sắn và giá trị tốt đẹp của dân tộc.

“Miền Nam coi trọng giáo dục nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ “

Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

Nền giáo dục khai phóng chủ trương lấy tinh thần dân tộc làm gốc nhưng mở rộng tiếp nhận văn hóa văn minh nhân lọai.

Sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần hiện đại hóa quốc gia, làm cho xã hội tiến bộ để tiếp cận với văn minh thế giới.

Còn giáo dục nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.

Triết lý nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng khác biệt đó để đánh giá con người, cũng không chấp nhận kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc, chính kiến. Mọi người đều có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội bình đẳng về giáo dục.

Mục tiêu giáo dục Miền Nam

Từ triết lý căn bản chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đề ra ba mục tiêu cho giáo dục như sau:

Giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính và quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất lẫn tâm lý của mỗi người. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh phải được lưu ý đúng mức, cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh tự phán đoán và lựa chọn. Không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, một định hướng định sẵn.

Giáo dục giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống và phương cách sống của người dân; hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, biết tinh thần tranh đấu chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; những phong tục tập quán có giá trị của quốc gia; tạo cho học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

Giáo dục giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; tính tò mò và tinh thần khoa học; qua đó học sinh phát triển khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa văn minh của nhân loại.

Giáo dục giúp học sinh biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc

Nền giáo dục miền Nam không phải là một nền giáo dục thực dụng hướng nghiệp.

Mà dựa trên tinh thần khai phóng và nhân bản để đào tạo những con người biết suy nghĩ độc lập và có khả năng cần thiết để có thể tham gia vào sinh họat xã hội với tư cách là một con người tự do và tự lập.

Nó giúp cho học sinh biết rõ bản sắc dân tộc nhưng giải phóng họ thóat khỏi những trói buộc của tinh thần nô lệ do những định kiến, những suy nghĩ hay những phương cách giải quyết vấn đề có sẵn không còn phù hợp với hòan cảnh và thời đại.

Nói chung giáo dục miền Nam giúp học sinh năng lực cơ bản và tổng quát để khi cần có khả năng tham gia vào các sinh họat xã hội trong mọi tình huống và mọi ngành nghề.

Cải cách giáo dục ở Hoa Kỳ

Tác giả Hà Giang trong bài viết tháng 3/2014 trên báo Người Việt ở California viết:

“Tiêu chuẩn giảng dạy mới cho từng lớp được đặt ra với mục đích tối hậu là đào tạo được một lớp trẻ có khả năng suy luận sắc bén, nắm vững được các khái niệm tổng quát, biết cách diễn đạt và giải thích quyết định hay lựa chọn của mình, vì đây là vốn liếng cần có để chuẩn bị cho đại học, hay trở thành một nhân viên giàu khả năng.”

Trả lời phỏng vấn báo Người Việt, bà Sandra Gephart, hiệu trưởng trường trung học Arleta High School, giải thích:

“Sự thay đổi này đòi hỏi chúng tôi từ giờ sẽ không còn dạy học sinh những điều phải học thuộc lòng, học sinh sẽ không được chỉ hiểu qua loa một vấn đề, một bài học, mà phải hiểu một cách thấu đáo, và áp dụng những khái niệm mình đang học vào đời sống thực tiễn.”

“Các em sẽ được đào tạo để suy nghĩ như một nhà toán học thay vì chỉ biết làm toán”

David Nguyễn”

Ông David Nguyễn, giáo viên Toán thuộc ABC Unified School District được trích lời nói:

“Chúng tôi phải dạy các học sinh cách biết nhận định, phân tích, tạo ra giả thuyết, và tự mình kiểm chứng những giả thuyết đó. Các em sẽ được đào tạo để suy nghĩ như một nhà toán học thay vì chỉ biết làm toán, để phát triển nhận thức nhạy bén nhằm phân tích những vấn đề mà sẽ phải đối diện trong thế kỷ 21.”

Thời đại đã thay đổi, nước Mỹ đang mất dần khả năng thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới.

Trọng tinh thần thực dụng và muốn tiếp tục giữ địa vị cường quốc số một trên thế giới người Mỹ đã quay lại với căn bản giáo dục khai phóng và nhân bản.

Trở về căn bản

Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia vừa thu hồi độc lập, nghèo, lại chiến tranh, nên nền giáo dục tại miền Nam khó có thể so sánh được với nền giáo dục tại Mỹ và các quốc gia Tây Phương.

Nhưng chính nhờ được đào tạo căn bản nên sau 30/4 năm 1975 ngay thế hệ đầu tiên nhiều người Việt đã nhanh chóng xây dựng được sự nghiệp vững chắc trên đất Mỹ hay tại các quốc gia họ định cư.

Cũng nhờ được giáo dục lấy dân tộc làm gốc, đa số người Việt cũng luôn hướng về đất nước vận động cho nhân quyền tự do và dân chủ. Họ cũng ước mong một ngày không xa sẽ mang những kiến thức tân tiến và thực tiễn về phụng sự dân tộc.

Từ kết quả của nền giáo dục miền Nam và trong tình trạng khủng hoảng xã hội hiện nay, Việt Nam cần quay lại với triết lý giáo dục lấy dân tộc, khai phóng và nhân bản làm căn bản, để từng bước thoát khỏi khủng hoảng, đưa đất nước đi lên hòa nhập cùng văn minh nhân loại.

Luật sư trong vụ 5 công an đánh chết người: “Tôi không sợ vì mình làm đúng”

Luật sư trong vụ 5 công an đánh chết người: “Tôi không sợ vì mình làm đúng”

Tấn Lộc thực hiện

Tại phiên tòa xử năm công an ở Phú Yên đánh chết người, Luật sư Võ An Đôn (người bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại) liên tục đưa ra đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa.

Ngay sau khi phiên tòa tạm dừng để nghị án, phóng viên PLO có cuộc trao đổi với luật sư Đôn.

Tôi không sợ vì mình làm đúng

. Phóng viên: Vì sao luật sư nhận bảo vệ cho gia đình bị hại trong vụ này?

+ Luật sư Võ An Đôn: Sau khi anh Ngô Thanh Kiều chết, vợ anh Kiều đang mang thai sắp sinh bế theo cháu nhỏ đến trình bày với tôi. Tôi hướng dẫn gia đình anh Kiều cách chụp ảnh khi khám nghiệm tử thi để tìm hiểu sự việc, sau đó giúp gia đình anh Kiều làm đơn khiếu nại, yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ.

clip_image001

Luật sư Võ An Đôn phát biểu tại phiên tòa. Ảnh: Tấn Lộc

Tôi quá xót xa, đau lòng trước cảnh hai đứa trẻ mồ côi, trong đó cháu bé sinh ra mà chưa bao giờ được nhìn thấy mặt cha, trong khi gia đình lại quá nghèo. Hơn nữa, tôi rất bức xúc trước hiện tượng có nhiều nghi can, bị can chết bất thường tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ.

clip_image002

Luật sư Võ An Đôn và gia đình người bị hại. Ảnh: Tấn Lộc

Trong khi đó, hầu hết các vụ này đều không xác định nguyên nhân, chủ yếu nói người bị tạm giam, tạm giữ tự tử; cũng không có cơ quan nào quan tâm đến, làm rõ. Khi người dân bức xúc phản ứng thì lại bị quy là chống người thi hành công vụ và lại bị ở tù. Để người dân khỏi chết oan và bị tù oan, tôi quyết định làm rõ vụ án này, đưa ra ánh sáng. Mục đích của tôi là tìm ra công lý, xử lý những người thi hành công vụ mà làm sai luật pháp. Chính vì thế, tôi nhận làm vụ này hoàn toàn miễn phí.

. Khi nhận làm vụ này, luật sư có lo ngại không?

+ Tôi bị rất nhiều áp lực. Trước hết là áp lực từ những người thân trong gia đình, bạn bè, kể cả đồng nghiệp nói rằng không nên làm vụ này vì công việc rất khó khăn, vì đụng đến lực lượng công an, tính mạng cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, tôi không lo sợ những điều đó vì động lực lớn nhất của tôi là bảo vệ công lý.

Mặt khác, tôi được người dân ủng hộ, pháp luật bảo vệ. Nếu lỡ có ai trả thù, đe dọa tính mạng thì tôi cũng không sợ vì tôi đang làm việc đúng.

Có dấu hiệu phạm ba tội

. Vì sao tại phiên tòa này, luật sư liên tục đưa ra đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa?

+ Trong vụ án, ông Hoàn là chủ mưu, mọi sai phạm của các cán bộ khác đều bắt đầu từ ông Hoàn.

Thứ nhất, ông Hoàn chỉ đạo cấp dưới bắt anh Kiều lúc 3g sáng trong khi không có lệnh bắt, không có căn cứ gì để bắt anh Kiều vì anh Kiều không phạm tội quả tang, không thuộc trường hợp bắt khẩn cấp, không thuộc đối tượng bị truy nã. Việc còng tay, dẫn giải anh Kiều đến Công an TP Tuy Hòa không hề có bất kỳ văn bản pháp lý nào mà chỉ do ông Hoàn chỉ đạo bằng miệng. Khi phân công (bằng miệng) cán bộ lấy lời khai là những người không phải là điều tra viên, làm việc không hề có biên bản ghi lời khai.

Thứ hai, tại thời điểm các bị cáo dùng dùi cui đánh anh Kiều, ông Hoàn đều có mặt ở đó, ra vào phòng đó, liên tục chỉ đạo cấp dưới đến lấy lời khai anh Kiều. Việc ông Hoàn biết các cán bộ cấp dưới dùng dùi cui đánh bị hại Ngô Thanh Kiều từ 8g đến 13g ngày 13-5-2012 nhưng không có ý kiến gì đã thể hiện ông Hoàn đồng ý với việc dùng nhục hình đối với anh Kiều.

Từ đó, có cơ sở cho thấy ông Hoàn phạm tội dùng nhục hình với vai trò là đồng phạm nhưng không bị khởi tố là bỏ lọt tội phạm.

Hôm qua (28-3), tôi đề nghị khởi tố ông Hoàn hai tội bắt người trái pháp luật và dùng nhục hình. Nhưng VKS không đồng ý vì cho rằng ông Hoàn có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; mặt khác ông Hoàn có thời gian dài công tác trong ngành Công an, có nhiều thành tích.

Với đề nghị khởi tố ông Hoàn tội dùng nhục hình, VKS cho rằng khi các bị cáo đánh anh Kiều thì ông Hoàn không có mặt đó và không biết các bị cáo đánh anh Kiều nên không phải là đồng phạm. Tuy nhiên, lời khai của các bị cáo, nhân chứng tại phiên tòa cũng như lời khai của ông Hoàn trước đây tại cơ quan điều tra cho thấy ông Hoàn có mặt từ đầu đến cuối để trực tiếp chỉ đạo cấp dưới xét hỏi anh Kiều vì ông Hoàn là trưởng ban chuyên án.

Hôm nay (29-3), qua tranh luận tại tòa, tôi thấy ông Hoàn còn phạm vào tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285 Bộ luật Hình sự. Bởi lẽ, ông Hoàn là phó Công an TP Tuy Hòa đồng thời là trưởng ban chuyên án 312T trực tiếp chỉ đạo các cán bộ cấp dưới lấy lời khai anh Kiều nhưng dùng nhục hình đánh anh đến chết, thuộc trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên ông Hoàn phải chịu trách nhiệm.

. Khi đưa ra đề nghị trên, luật sư có lo ngại không?

+ Tôi hoàn toàn không lo sợ gì cả bởi đây là sự thật, tôi làm vì công lý, vì lương tâm, đạo đức của người luật sư chân chính.

. Nếu các đề nghị trên đều bị HĐXX bác bỏ, sắp tới luật sư sẽ làm gì để bảo vệ quan điểm của mình?

+ Nếu HĐXX không chấp nhận thì tôi sẽ kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục làm sáng tỏ vụ việc.

T.L.

Luật sư Võ An Đôn năm nay 37 tuổi, thuộc Đoàn Luật sư Phú Yên. Tháng 4-2003, sau khi tốt nghiệp cùng lúc hai trường đại học là Đại học Luật TP.HCM và Khoa Xã hội học Trường ĐH KHXH &NV TP.HCM, ông Võ An Đôn về làm chuyên viên Phòng Nội chính Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên. Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo luật sư, ông Đôn nghỉ làm công chức nhà nước và làm luật sư đến nay.

 

Nguồn: plo.vn

 

Vì sao du khách nước ngoài không bao giờ quay lại Việt Nam?

Vì sao du khách nước ngoài không bao giờ quay lại Việt Nam?

Nomadic Matt

4/1/2014

Nomadic Matt, người Mỹ, là một tay du lịch “phượt” chuyên nghiệp. Từ năm 2006, anh bỏ việc để trở thành một người lữ hành. Anh lập ra website cùng tên để cổ vũ và đưa ra những lời khuyên cho những ai thích cuộc sống rong ruổi. Những kinh nghiệm du lịch của anh đã được giới thiệu trên các hãng tin, tờ báo lớn của thế giới như CNN, BBC, Yahoo!, Times, New York Times… Dưới đây là bài viết “Tại sao tôi không bao giờ quay trở lại Việt Nam” của Nomadic Matt.

Nomadic Matt và trang Web du lịch
Nomadic Matt trong chuyến du lịch
Nomadic Matt đang họp báo

Năm 2007, tôi đi du lịch đến Việt Nam và khi quay về, tôi thề sẽ không bao giờ trở lại. Chỉ khi gặp một cô gái thực sự muốn đi hoặc phải đi công tác, tôi mới quay lại Việt Nam lần hai. Ai biết trước tương lai thế nào nhưng hiện tại tôi không hề muốn quay trở lại. Điều tệ hại nào ở Việt Nam – đất nước duy nhất tôi yêu thích?

Vâng, tôi nghĩ thời gian sẽ trả lời cho bạn.

Câu trả lời đơn giản là chẳng ai muốn quay lại nơi mà mình bị đối xử tệ bạc Khi ở Việt Nam, tôi liên tục bị dân địa phương chèo kéo, chặt chém, lừa gạt và xử tệ.

Người bán hàng rong cố chặt chém tôi. Cô bán bánh mì không trả lại tiền thối, người bán đồ ăn “chém” đắt gấp ba lần dù tôi thấy rõ người khách trước mặt trả bao nhiêu tiền, hay các tài xế taxi gian lận quãng đường đến trạm xe buýt. Khi mua áo thun ở Hội An, ba phụ nữ giữ cửa hàng lại, kéo áo sơ mi đến lúc tôi mua một món gì đó.

Du ngoạn Vịnh Hạ Long, những nhà điều hành tour quá số khách và không có nước uống trên thuyền, do đó, những khách phòng đơn đột nhiên thấy mình có thêm bạn cùng phòng … thỉnh thoảng cùng giường!

Một trong những trải nghiệm tệ nhất là đến đồng bằng sông Cửu Long. Tôi đang bắt xe buýt về thành phố Hồ Chí Minh. Tôi khát nên đi mua một món đồ uống phổ biến ở Việt Nam – nước, chanh, phụ gia và đường trong một túi nilon, nhưng cô bán nước đã lừa dối trước mặt tôi.

“Cô ấy nói với bạn bè sẽ chặt chém và lừa gạt vì anh là người da trắng”, anh bạn Mỹ gốc Việt mới quen nói. “Cô ấy nghĩ anh không để ý”. “Thứ này thực ra giá bao nhiêu? ” Tôi hỏi anh. Tôi trả đúng số tiền, nói cô là người xấu và bỏ đi. Thứ tôi quan tâm là lời nói thiếu tôn trọng, không phải tiền.

Chắc chỉ mình tôi có trải nghiệm tệ hại và Việt Nam thực sự tuyệt diệu. Chỉ mình tôi xui xẻo, gặp những người đó vào ngày nghỉ. Tuy nhiên, vô số du khách khác gặp chuyện giống tôi. Khó ai có chuyện hay có lẽ đã giải thích tại sao 95% du khách không quay lại. Tất cả đều kể chuyện bị lừa đảo hoặc bịp bợm. Họ cũng cảm thấy không được chào đón.

Tôi chứng kiến nhiều người gặp rắc rối ở Việt Nam. Bạn tôi mua chuối và người bán hàng bỏ đi mà không trả tiền thối. Tại siêu thị, họ trả sô-cô-la thay tiền thối. Hai bạn tôi đã ở Việt Nam 6 tháng, dù thành “dân địa phương” vẫn cứ nói Việt Nam thô lỗ. Hàng xóm không thân tình. Họ luôn là người ngoài cuộc. Thậm chí những người gặp gỡ hàng ngày cũng là xa lạ. Trải nghiệm của tôi hầu như không phải ngoại lệ, dù đi đến đâu đi nữa.

Rất nhiều người nghĩ người Việt Nam thực sự tốt. Họ rất thích chuyến đi làm tôi tự hỏi tại sao trải nghiệm lại khác biệt nhau đến thế. Điểm chú ý là đa số du khách trải nghiệm tốt đi du lịch sang trọng, còn lại là khách ba lô và khách bình dân. Sự kỳ lạ đó củng cố câu chuyện tôi nghe

Ở Nha Trang, tôi gặp một giáo viên tiếng Anh sống tại Việt Nam nhiều năm. Ông nói người Việt được dạy rằng tất cả các vấn đề đều do người Tây gây ra, đặc biệt là Pháp và Mỹ, và người phương Tây “nợ” người Việt Nam. Họ mong khách Tây tiêu tiền ở Việt Nam, nên khi thấy du khách tiết kiệm từng xu, họ buồn bã và nhìn vào trên ba-lô và đối xử tệ. Những người tiêu tiền, tuy nhiên, có vẻ được đối xử khá tốt. Tôi không biết điều này có đúng hay không nhưng với những gì tôi thấy, nó có ý nghĩa nhất định.

Tôi không đánh giá về đất nước hay con người Việt Nam. Tôi không tin mọi người dân đều xấu xa, thô lỗ. Tôi chỉ phản ánh trải nghiệm du lịch. Ba tuần tôi ở Việt Nam không thể nói lên tất cả. Tại sao tôi muốn ở lại đất nước đối xử như thế với tôi? Tại sao tôi lại muốn quay lại? Tôi không quan tâm mình bị chặt chém. Không phải về tiền. Tôi rất vui khi trả nhiều tiền hơn – một đô la giúp ích chọ họ nhiều hơn cho tôi.

Nhưng tôi là một khách ba lô không có nghĩa tôi đáng được tôn trọng ít hơn người khác. Tôi không mong được tiếp đãi như ông hoàng, chỉ cần tôn trọng cơ bản mà thôi. Và tôi chưa thấy mình được tôn trọng ở Việt Nam. Họ nhìn tôi như thể “một con lừa” để lừa bịp. Người thô lỗ ở khắp mọi và sự bất lương cũng vậy, song tôi không bao giờ trở lại Việt Nam để mình khỏi phải cảm thấy nó quá tồi tệ.

Momadic Matt họp báo Traveller Magazine về VN đánh đàn bà nơi chổ hiểm.

Điều quan trọng là tôi nhìn thấy công an Việt Nam rất thích đánh người biểu tình, phản đối một điều gì đó với chính phủ.

Như tại Hà Nội, tôi nhìn thấy một đám đông đang la ó, chống đối Trung Quốc chiếm hải đảo gì đó ngoài khơi Việt Nam. Tôi hỏi vụ gì thì người kế bên nói là chống Trung Quốc lấn chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Chừng vài phút sau thì ba xe công an chạy đến. Họ bao vây đám đông, có vài công an mặc thường phục lẩn vào đám đông.

Họ lôi kéo một số người đang cầm bảng ghi lớn là Chống Trung quốc chiếm đảo Việt Nam…

Công an đánh phụ nữ vào hạ bộ đến chết

Một anh công an thường phục, đằng sau đi tới, danh dùng sức mạnh thoi vào âm hộ của một phụ nữ trong đám biểu tình.

Cú thoi mạnh vào âm hộ của tên công an, làm phụ nữ ôm bụng đau đớn vô cùng, còn anh công an ấy mặt rất vui, lẩn vào đám đông mất dạng.

Đây là một hành động của một người bị bệnh cuồng dâm, thích gây đau đớn cho đàn bà trước khi giao hợp.

Người cuồng dâm ấy lại là công an khu vục bờ Hồ Hoàn Kiếm.

Tôi không biết có nhiều công an Việt Nam có chứng bệnh nầy hay không, nhưng tôi thấy báo chí có đăng hình nạn nhân bị công an tra tấn tàn bạo. Họ đánh nạn nhân vào bắp đùi và hạ bộ rất thường xuyên. Nhiều phụ nữ ấy, bị tra tấn không dám trưng bày cho báo chí hay thân nhân để chụp hình thưa kiện công an. Họ sợ xấu hổ với xóm làng vị bị công an đánh vào âm hộ của mình.

Công an đánh người có thể bị xâm phạm tình dục

Công an Việt Nam đa số mang hội chứng cuồng dâm khi tra tấn phụ nữ, đều được cấp trên bỏ qua không truy tố ra pháp luật.

Hầu hết những phụ nữ nạn nhân, khoảng 80 % đều bị công an Việt Nam hãm hiếp hay đánh vào âm hộ phụ nữ lấy làm vui sướng.

Chưa thấy công an nào bị ra tòa án xử phạt cả.

Vậy bạn đi du lịch Việt Nam, nếu là phụ nữ thì rất cẩn thận chuyện công an Việt Nam bị hội chứng cuồng dâm như kể trên.

Nhưng đừng thấy tôi không thích Việt Nam mà bạn không đi. Đây là trải nghiệm của tôi, còn bạn nên tự mình đi thử để trải nghiệm. Và nếu bạn không đi vì bài báo này, tôi sẽ tìm và lôi bạn đến đó!

(T. Ito dịch từ web site của Normadic Matt)

” Sản phẩm” của giáo dục Việt Nam

” Sản phẩm” của giáo dục Việt Nam

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-04-01

000_Hkg1252741-600.jpg

Sinh viên Nguyễn Tiến Nam bị an ninh mặc thường phục bắt ở Hà Nội hôm 29/4/2008 do tập trung phản đối Trung Quốc

AFP photo

Trong thời gian gần đây, người Việt mình bị nhiều tai tiếng ở hải ngọai, cụ thể là tại Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, trong khi ở trong nước, người mình cũng bị mang tiếng hôi của của những người lâm nạn.

Đó là chưa kể một anh “Tây ba lô” người Mỹ tên Nomadic Matt bực bội rằng “năm 2007, tôi đi du lịch ở VN và khi trở về, tôi thề sẽ không bao giờ quay trở lại” vì “bị đối xử tồi tệ”. Thực trạng đó khiến có ý kiến cho rằng “hệ thống nào thì có sản phẩm đặc trưng đó”.

Giữa lúc giới lãnh đạo giáo dục VN bàn sọan, quảng bá và thậm chí thực sự tiến hành các hoạt động như sửa đổi, cải cách, đổi mới giáo dục, thì TS Nguyễn Vân Nam từ Saigòn lưu ý rằng “Người ta không thể bàn về đổi mới, nếu trước hết không trả lời được câu hỏi: mục tiêu của nó là gì?”.

Nhận thấy “hệ thống giáo dục VN hiện tại, về cơ bản, là khác thường” – nghĩa là “học để trở thành công cụ, điều đó trái với bản tính của con người, xu thế lịch sử và bản chất giáo dục”, TS Nguyễn Vân Nam phân tích rằng “Hệ thống giáo dục hiện nay với những cơ sở nền tảng, nguyên tắc, triết lý và mục tiêu giáo dục vốn có, sẽ chỉ có thể sản sinh những sản phẩm giáo dục không thích hợp cho dân tộc, cho đất nước và cá nhân, nếu không muốn nói đó là những sản phẩm góp phần gây nên hiện trạng phát triển đau lòng hiện nay của đất nước. Các biện pháp cải cách giáo dục (không thích hợp) đang được áp dụng hay dự kiến áp dụng có thể làm cho hệ thống ấy hoạt động hiệu quả hơn. Nghĩa là càng tạo ra nhiều sản phẩm giáo dục đau lòng hơn mà thôi”.

” Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc.
– GS Nguyễn Thanh Giang “

Khi nhớ lại từ cái thuỡ trong trắng của tuổi học trò, blogger Nguyễn Đình Dũng tâm sự rằng “ cũng như bao nhiêu người trẻ tuổi khác ở đất nước VN này, tôi sinh ra trong môi trường mà đâu đâu cũng là hào quang của đảng”, “từ cấp một, tôi học bài đầu tiên là năm điều Bác Hồ dạy”, “rồi thì buổi tập thể dục nào cũng kết thúc là ‘ tay trong tay múa ca chào đón công ơn Bác’”. Nhưng khi lên tới đại học, nhà báo Nguyễn Đình Dũng xem chừng như “vỡ lẽ” ra mà không dằn được bực tức khi ông “ không thể chịu đựng nổi với những lời dối trá mà thầy giáo, bà giáo dạy”. Tại sao ? Nhà báo Nguyễn Đình Dũng giải thích:

Tôi không nghĩ một dân tộc nào mà ca ngợi chiến tranh huynh đệ tương tàn là hay ho, và bày dạy cho trẻ em chưa hiểu chuyện đời cách bắn giết, cách đánh nhau và tinh thần đấu tranh giai cấp là đáng biểu dương. Tâm hồn con người luôn có thể hướng đến cái thiện, cái đáng yêu. Và mỗi người đều có cái đáng yêu đó trong mình. Tại sao phải tạo ra một môi trường huỷ diệt cái đáng yêu trong con người đó đi và thay bằng một môi trường đề cao tính đáng sợ của con người ?

Lỗi tại ai?

000_Hkg8090527-200.jpg

Công an đàn áp người dân biểu tình chống TQ tại Hà Nội hôm 09/12/2012. AFP photo

Theo nhà báo Lê Nguyên, CS “nhào nặn” ra con người VN “không giống ai” trong thế giới nhân văn đương đại với bản chất nói chung “xấu và ác” của “con người mới XHCN” – thực trạng mà đảng CS không bao giờ thừa nhận. Thực trạng đó khiến nhà báo không khỏi so sánh một cách “điển hình” rằng phẩm chất con người nói riêng, nhân cách nói chung của những người được giáo dục từ hệ thống giáo dục của ‘đế quốc’ Pháp vẫn tốt hơn con người và nhân cách của những người “thấm nhuần đạo đức cách mạng”.

Về vấn đề này, GS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội cho biết:

Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính trị và của tổ chức xã hội.

Rồi nhà báo Lê Nguyên vừa nêu nhân tiện đem so sánh với “nhân cách và phẩm chất con người được hấp thụ nền giáo dục của chế độ VNCH ở Miền Nam trước đây, và nhận thấy rằng nó “ vẫn nổi trội nhân văn hơn con người được đào tạo dưới chế độ VN Dân chủ Cộng hòa ở Miền Bắc”.

Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng nhận xét:

Tình trạng này xuất phát từ vấn đề là mọi cái đều do nền giáo dục sinh ra. Thí dụ như ở Miền Nam hồi trước năm 1975, nền giáo dục Miền Nam đào tạo con người rất là đàng hòang. Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó lọan quá. Vấn đề cũng đều là con người VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu kia thì họ như vậy?

” Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó loạn quá. Vấn đề cũng đều là con người VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu kia thì họ như vậy?
– GS Nguyễn Thế Hùng “

Khi bàn đến “thủ đọan đổ thừa” của CS, nhà báo Lê Nguyên khẳng định rằng những ai “càng thấm nhuần đạo đức cách mạng, càng được cộng sản chiếu cố đề bạt chức vụ quyền hạn trong hệ thống tổ chức đảng cộng sản thì càng mất đi phẩm chất con người và trở nên thiếu tư cách lẫn nhân cách, sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì, kể cả “mãi quốc cầu vinh”.

Nhắc đến “ chức vụ quyền hạn”, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội lên tiếng:

Tôi khẳng định rằng cái lớp người hiện đang sống phè phỡn trên xương máu của người dân này là lớp người gọi là “con cháu HCM”. Thì chúng ta thấy đau xót ở điểm là nền giáo dục mà hồi năm 1945, HCM gọi là nền giáo dục hòan toàn VN, thì cái nền giáo dục đó đã tạo ra lọai người như vậy. Những người đó hiện đang lãnh đạo đất nước này, thế hệ đó hiện đang tạo ra một đất nước như hiện nay.

Đất nước ngày hôm nay ấy – cũng như mọi đất nước khác – hẳn có người thiện, người ác. Nhưng, nhà báo Nguyễn Đình Dũng lưu ý, trên quê hương chúng ta ngày nay, “ phần nhiều người ta chọn cách sống im lặng. Mà rất nhiều khi im lặng trước cái ác !”. Nên ông chỉ mong rằng “một ngày kia đất nước VN trở thành một đất nước có môi trường tạo ra những con người lương thiện và vô cùng đáng yêu”.

Vụ vaccine: Y tá ‘tiêm nhầm’ thuốc mê?

Vụ vaccine: Y tá ‘tiêm nhầm’ thuốc mê?

Thứ tư, 2 tháng 4, 2014

Vụ vaccine ở Quảng Trị đã gây chấn động dư luận trong nước hồi năm ngoái

Y tá Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa đã tiêm nhầm thuốc do không làm đúng quy trình chuyên môn, dẫn đến cái chết của ba trẻ sơ sinh ở Quảng Trị hồi tháng Bảy năm ngoái, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được dẫn lời cho biết.

Thông tin trên được bà Tiến đưa ra tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội hôm 1/4, các báo trong nước đưa tin.

Trước đó, công an tỉnh Quảng Trị đã khởi tố vụ án “vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp” hồi tháng 10 năm ngoái và đến ngày 26/3 đã khởi tố và bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Thuận, người trực tiếp thực hiện tiêm chủng cho các nạn nhân.

Ngày 30/3, bà Thuận đã được cơ quan điều tra đưa trở lại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa, báo Dân Trí cho biết.

Cũng theo Dân Trí, bà Thuận sau đó đã chỉ ra nơi đã giấu ba vỏ lọ thuốc được tiêm nhầm.

Cả ba lọ thuốc này sau đó được xác định là thuốc gây mê Esmeron, có chức năng hỗ trợ gây mê toàn thân trong phẫu thuật.

“Y tá nhìn lọ thuốc đó giống lọ vaccine viêm gan B nên bị nhầm. Bản thân y tá đó đã không làm đúng quy trình tiêm chủng,” bà Tiến được VTC News dẫn lời nói.

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ ngày 2/4 dẫn một nguồn tin riêng cho biết loại thuốc gây mê này do một cán bộ của bệnh viện gửi nhờ bảo quản ở tủ thuốc của khoa sản.

BBC đã liên lạc với ông Lê Công Dung, giám đốc công an tỉnh Quảng Trị để tìm hiểu thêm, nhưng được cho biết là phía cơ quan điều tra chưa thể công bố thêm thông tin vì công tác điều tra vẫn đang được tiến hành.

‘Sai quy trình’

Hai lọ thuốc vaccine và thuốc gây me Esmeron

Trả lời BBC ngày 2/4, ông Trần Văn Thành, giám đốc Sở Y tế Quảng Trị, cho biết cơ quan của ông chưa nhận được thông tin chính thức về kết luận mới này.

Tuy nhiên, ông cũng nói nếu kết luận này là đúng thì “đây là một sơ suất rất đáng tiếc”.

“Trong bệnh viện, theo quy trình chuyên môn thì thuốc được bảo quản rất kỹ,” ông nói.

“Vaccine có nơi bảo quản riêng của vaccine, còn thuốc gây mê thì được nhận trực tiếp từ phòng dược để lên gây mê cho bệnh nhân cần mổ.”

Theo ông Thành, nếu có chuyện tiêm nhầm thuốc, thì” trách nhiệm trực tiếp là của người tiêm thuốc và người nhận thuốc gây mê.”

“Còn liên quan đến công tác quản lý thì đầu tiên là bệnh viện phải có trách nhiệm, và ở cấp ngành thì chúng tôi cũng sẽ phải có trách nhiệm,” ông nói.

Ông Thành cũng cho biết cơ quan điều tra của công an tỉnh Quảng Trị đã có công văn yêu cầu Sở và Bệnh viện Đa khoa Hướng hóa đình chỉ công tác đối với ông Lê Đình Sơn, cán bộ phòng kế hoạch và bà Trần Hải Vân, điều dưỡng viên khoa sản của Bệnh viện Đa khoa Hướng hóa, để phục vụ công tác điều tra.

Trang Facebook kêu gọi Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức đã thu hút hơn 100 nghìn thành viên

Trả lời BBC trong cùng ngày 2/4, ông Nguyễn Đức Cường, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, nói ông chưa nhận được thông báo chính thức từ cơ quan điều tra về kết luận mới vì thông tin được cơ quan điều tra ưu tiên cung cấp cho Bộ Y tế trước.

Tuy nhiên, ông cho biết “về phía UBND thì trước hết chúng tôi có trách nhiệm ủng hộ cơ quan điều tra và tạo điều kiện cho họ thực thi theo đúng pháp luật.”

“Còn về những vấn đề khác trong củng cố đội ngũ, về mặt hành chính thì chúng tôi cũng sẽ có trách nhiệm thực hiện.”

Trong hai ngày 19/7 và 20/7 năm ngoái, ba trẻ sơ sinh được cùng tiêm vaccine trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra tại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa và tử vong ngay sau đó.

Ba bé sơ sinh đều khỏe mạnh bình thường khi chào đời.

Vụ việc nói trên đã gây chấn động dư luận trong nước, đồng thời hướng nhiều ý kiến chỉ trích về chất lượng y tế tại Việt Nam.

Cũng kể từ sau vụ việc, Bấm một trang Facebook đã được cư dân mạng thành lập để kêu gọi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức. Trang này cho đến nay đã thu hút hơn 100 nghìn thành viên.

Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác

Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác

– Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ… khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.

Mới đây, tờ Sankei Shimbun của Nhật đã đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật cũng có xu hướng gia tăng.

Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty tên tuổi ở TP.HCM, vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cũng cảm thấy xấu hổ.

người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Biển cánh báo tại một siêu thị ở Nhật Bản.

Nhiều siêu thị ở Nhật vì thế đã ghi biển “nhắc nhở”, cảnh báo bằng tiếng Việt. Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt, cụ thể: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”, đã được đưa lên mạng.

Không chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt.

người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Cảnh báo ăn cắp của người Việt ở Đài Loan

Ngoài ra, một thói quen xấu khác của người Việt Nam trước đây đã từng được cảnh báo qua một bức ảnh chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan.

Bức ảnh này ghi lại hình ảnh một tấm biển có dòng chữ Việt chưa chuẩn cú pháp, nội dung như sau: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.

người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Biển tiếng Việt cảnh báo việc lấy thức ăn thừa ở một nhà hàng buffet Thái Lan

Nhiều thành viên cho rằng đây không phải là một chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan.

người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Cảnh báo của người Việt ở khắp nơi

 

người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Bức ảnh tại một nhà hàng ở Singapore là minh chứng đáng buồn cho thói quen ăn uống thiếu văn minh của người Việt.

Cư dân mạng cũng lan truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi trên tấm biển: ‘Khu vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (khoảng 19 triệu đồng)’.

người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại liên lạc.

Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên, tại nhiều quốc gia đã khiến không ít người cảm thấy buồn và xấu hổ khi hình ảnh, đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngoài.

Khánh Chi(tổng hợp)

‘Dậy sóng’ với tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam

‘Dậy sóng’ với tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam

(Tệ nạn xã hội) – Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao.

Bài viết về văn hóa con người Việt Nam của một bạn du học sinh Nhật. Nội dung bài viết như sau:

“Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan

Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào


image

Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất”.

Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.

Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.

Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào

Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa…Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.

Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy.

Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?

Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.

Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.

image

Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi…Vì đâu nên nỗi?

Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?

Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?”.

image