THẦN ĐỒNG Y KHOA GỐC VIỆT

THẦN ĐỒNG Y KHOA GỐC VIỆT
http://www.sgu.edu/news-events/news-archives12-james-nguyen-wins-prestigious-award.html

James Nguyễn trở thành thần đồng của ngành y khoa Mỹ với nhiều thành tích xuất chúng khi bạn bè cùng trang lứa vẫn còn học phổ thông.
Thần đồng James Nguyễn được Đại học (ĐH) Santa Ana, ở bang California của Mỹ, vinh danh trong bảng vàng nhờ những dấu ấn đáng kinh ngạc. Anh tốt nghiệp trường này khi mới 14 tuổi, năm 16 tuổi trở thành phụ giảng ngành sinh lý học. Trả lời phỏng vấn Thanh Niên mới đây qua thư điện tử, James chia sẻ về quá trình học tập và những dự định tương lai.

Từ điểm kém đến siêu thành tích
James có thể kể lại quá trình học tập của mình, tại sao anh chọn ngành y?
Thuở nhỏ, tôi khá nghịch ngợm khi đi học và toàn bị điểm kém. Nhà trường liên tục mời mẹ tôi lên để than phiền. Tôi thường gây chuyện đánh nhau hoặc làm phiền người khác như vẽ lên áo khoác của bạn bè, gấp máy bay giấy rồi phóng lên trong khi giáo viên đang viết trên bảng… Một ngày nọ, tôi về nhà với cánh tay bị gãy khiến mẹ tôi liên tục dò hỏi do ai gây ra. Suốt đêm đó, bà chẳng ngủ để chờ đến khi trời sáng rồi chở tôi đến trường, tìm hiểu nguyên nhân.

Đến nơi, bà lập tức gặp cô hiệu trưởng và yêu cầu được biết ai làm tôi gãy tay. Đáp lại, cô hiệu trưởng nói: “Nếu là bà, tôi sẽ chẳng muốn biết nguyên nhân. Con bà gãy tay nhưng một bạn học của em bị đánh thẳng vào mặt khiến một mắt sưng vù. Mẹ của cậu học sinh đó đang muốn gặp bà để yêu cầu thanh toán hóa đơn thuốc men. Bà có muốn gặp phụ huynh đó không”. Mẹ tôi chẳng biết nói gì rồi ra về. Sau vụ đó, giáo viên xếp tôi ngồi vào một góc và chẳng thèm đoái hoài tới. Sau vài tuần bị phạt như thế, tôi cảm thấy cô đơn, buồn tủi và trở nên chán nản. Tôi nói với mẹ tôi nhiều lần về cảm giác của mình nhưng bà cũng chẳng muốn nghe. Sau đó, tôi giải thích cho mẹ hiểu rằng tôi chẳng muốn đến trường nữa và lý do khiến tôi chẳng muốn đi học là vì không hứng thú với chương trình đào tạo. Cho nên, bà đến lớp để quan sát xem điều tôi nói có đúng hay không.
Quả thực bà đã sốc khi nhận ra điều tôi nói là sự thật, chương trình dạy không tương đương với khả năng của tôi. Mẹ tôi cố gắng thuyết phục cô hiệu trưởng rằng nhà trường đã đặt tôi ngồi “sai lớp” nên tôi chán rồi trở thành nỗi phiền toái của mọi người. Cuối cùng, cô hiệu trưởng cũng đồng ý sẽ cho tôi thử ở một lớp học danh dự để xem tôi có đủ sức theo không trước khi chấp nhận để tôi chuyển sang lớp này. Kể từ đó, tôi toàn đạt điểm loạt giỏi và không còn gây rối nữa. Điều này khiến mẹ tôi vô cùng lấy làm lạ, khi con trai bà chưa bao giờ đạt nổi điểm khá ở lớp thường thì làm cách nào đạt được toàn điểm giỏi trong một lớp danh dự. Mẹ cảm thấy có điều gì đó đặc biệt nên muốn tôi thử sức với những chương trình cao hơn.
Năm 1998, bà tìm đến ĐH Santa Ana và được Chủ tịch Hội đồng quản trị Pete Maddox đồng ý kiểm tra năng lực của tôi. Chỉ với bài đánh giá duy nhất, tôi được phép nhập học và hoàn toàn đạt điểm loại giỏi. Tôi nhập học trường này khi mới 12 tuổi. Đến năm 17 tuổi, tôi tốt nghiệp chương trình sau ĐH của Trường UCI (University of California, Irvine – NV).

Tôi đã chọn ngành y khoa theo đúng mong muốn của mình trước đó khi một bác sĩ cứu sống cha tôi trong một cơn đau tim. Tôi ngưỡng mộ các bác sĩ và muốn nối bước họ chăm sóc sức khỏe cho người khác.
Thần đồng y khoa gốc Việt
James (hàng đầu tiên, thứ 3 từ phải sang) và các nghiên cứu sinh ở Đại học Arizona chụp hình cùng vợ chồng Tổng thống Mỹ Barack Obama – Ảnh: nhân vật cung cấp

Muốn cưới vợ Việt
Công việc của anh hiện tại thế nào và anh có dự định gì trong tương lai?
Hiện nay, tôi còn 6 tháng nữa sẽ hoàn thành chương trình đào tạo về tim mạch tại ĐH Arizona. Tôi sẽ chuyển sang Texas để tham gia khóa đào tạo kéo dài 2 năm về tim mạch can thiệp (interventional cardiology) ở ĐH UTSA (University of Texas, San Antonio).

Tim mạch can thiệp là một chuyên ngành điều trị cho các bệnh nhân bị đau tim do nghẽn động mạch vành. Trong trường hợp đó, tôi sẽ mở lại động mạch vành. Khi hoàn thành khóa đào tạo tại Texas, tôi sẽ quay về và cố gắng đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng người Việt.
James có muốn chia sẻ thêm về cuộc sống của mình?
Tôi rất biết ơn những gì cha mẹ đã làm cho tôi. Hiện giờ, tôi vẫn đang độc thân nên mong muốn sẽ tìm được một cô gái Việt Nam xinh đẹp để cưới làm vợ, cùng nhau chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống.
Cám ơn anh!
Thần đồng y khoa gốc Việt
Nhân tài xuất chúng

James Nguyễn (30 tuổi) sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Hồi thập niên 1970, gia đình anh đến nước này và định cư tại thành phố Garden Grove thuộc bang California. Thuở nhỏ, James luôn là một học sinh nghịch ngợm và thành tích học khá bết bát. Thế nhưng, sau khi được mẹ phần nào hiểu được năng lực thực sự của anh, James không ngần ngại khẳng định mong muốn chinh phục những đỉnh cao tri thức. Sau gần 20 năm, ông Pete Maddox, Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH Santa Ana, vẫn chưa thể quên được ấn tượng lần gặp đầu tiên khi James mới 12 tuổi. Ông Maddox nhớ lại: “Ngay lần đầu gặp, James đã nói cậu ấy muốn nhập học ĐH Santa Ana. Cậu chỉ ra những mục tiêu học tập và muốn nhanh chóng làm điều đó. Thế nhưng vấn đề là James chỉ mới 12 tuổi. Kiến thức trung học chưa đủ để cậu từ một học sinh lớp 7 trở thành sinh viên đại học. Chúng tôi thảo luận về mục tiêu của James, về những rắc rối của cậu ở nhà trường phổ thông cũng như khó khăn của bậc ĐH. Thế nhưng, cậu chẳng hề nản chí. James biết rõ bản thân muốn gì, và quan trọng hơn là cậu sẵn sàng vượt qua thử thách để đạt mục tiêu”. James còn trình bày rõ nguyện vọng trở thành bác sĩ tim mạch và đã khiến ông Maddox tin tưởng vào năng lực của anh. Vì thế, ông đưa James gặp một tiến sĩ ở Santa Ana để “kiểm tra chất lượng”. Cuối cùng, James được nhập học tại ĐH Santa Ana vào năm 12 tuổi. Anh không hề khiến ông Maddox thất vọng khi tốt nghiệp trường này vào năm 14 tuổi với thành tích xuất sắc. Sau đó, thần đồng này chuyển sang UCI (University of California, Irvine – NV) để học tiếp về ngành y và lại tốt nghiệp xuất sắc khi mới 16 tuổi. Cũng trong năm này, James trở thành trợ giảng. Năm 19 tuổi, James vào ngành y của ĐH St George và 4 năm sau trở thành bác sĩ nội trú thuộc Bệnh viện khu vực Orlando ở thành phố Orlando, bang Florida. Trong giai đoạn 3 năm làm bác sĩ nội trú tại đây, James hoàn thành một nghiên cứu được đánh giá hạng ưu ở cuộc thi giữa các trường y của nước Mỹ. Trong Hội nghị nội khoa 2009, nghiên cứu này vượt qua 420 bài trình bày khác để giành giải nhất. Năm 26 tuổi, James trở thành bác sĩ nội trú trưởng của khoa nội tại Bệnh viện UMC thuộc ĐH Arizona ở Tucson rồi nghiên cứu sâu về tim mạch tại đây cho đến nay. Năm 2011, phát biểu trong buổi vinh danh James vào bảng vàng của ĐH Santa Ana, ông Maddox tuyên bố: “Chẳng có cơ hội nào lớn hơn cho trường (ĐH Santa Ana – NV) và cộng đồng so với việc chúng ta phát hiện những người trẻ như James Nguyễn để giúp anh ấy theo đuổi con đường học tập cho riêng mình”.
Ahead Of His Time: 28-Year-Old James Nguyen, MD Wins Prestigious Award

James Nguyen
Earning his MD at St. George’s University School of Medicine at just 23 years old was only the first accomplishment of James Nguyen’s professional life in medicine. Dr. Nguyen is now a Fellow in the Department of Cardiology at the University of Arizona Medical Center (UMC) in Tucson, a facility that treats more than 100,000 patients each year.
In December, Nguyen was selectedas one of four recipients of the California Community College Distinguished Alumni Award in 2011. The honor is bestowed upon those who have achieved educational and professional success, provide service to the community, and are deemed exceptional by the Community College League of California. The organization received nominations from more than 100 colleges within its network, including Santa Ana College, where Nguyen enrolled after completing high school at age 12.
It is just the latest in a long line of accolades for the SGU grad who credits his family, teachers, and experience at SGU for his success. “SGU is just as good as any medical school in the United States,” Nguyen said. “My education has been everything I could have hoped for—it’s helped me achieve my goals and gotten me to where I want to be in cardiology.”
He embraced the multiculturalism of the campus both in its student body and faculty. The experience even had extracurricular benefits he didn’t foresee.
“I like to be involved with people from different cultures and backgrounds and to learn more about them,” Nguyen said. “A lot of my friends were people from other islands like Trinidad, Barbados and St. Lucia, and during break, they’d take me home with them.”
Nguyen said his experience at St. George’s University paved the way for him to realize his dream of being a cardiologist. “If you truly want to practice medicine, if that is your dream, you should pursue all options and do whatever it takes to make sure that your dream comes true,” Nguyen said. “I’m thankful for St. George’s University setting the foundation for me.”
James Nguyen, MD Wins Prestigious Award
– See more at: http://www.sgu.edu/news-events/news-archives12-james-nguyen-wins-prestigious-award.html#sthash.hpi2aR3t.dpuf

Lâm Kim Trọng gởi

Hội thảo về Tự do thông tin dưới ánh sáng của GHCG tại Dòng Chúa Cứu thế

Hội thảo về Tự do thông tin dưới ánh sáng của GHCG tại Dòng Chúa Cứu thế

RFA-01-05-2014

Tự do thông tin ở Việt Nam dưới ánh sáng của Giáo huấn xã hội Công giáo

Thông báo Hội thảo Tự do thông tin ở Việt Nam dưới ánh sáng của Giáo huấn xã hội Công giáo ở Dòng Chúa Cứu Thế

Dòng Chúa Cứu Thế

Vào lúc 3 giờ 30 chiều hôm nay 1 tháng 5 năm 2014 cuộc Hội thảo chuyên đề Tự do thông tin dưới ánh sáng của Giáo hội Công giáo được nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế tổ chức với sự tham dự đông đảo của những người quan tâm.

Linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh người điều hợp chương trình cho chúng tôi biết lý do cuộc hội thảo này thành hình như sau:

Ngày hôm nay truyền thông Chúa Cứu thế tổ chức hội thảo chuyên đề về tự do thông tin dưới ánh sáng của Giáo Hội Công giáo. Thứ nhất ngày mùng 3 tháng 5 tới là ngày tự do báo chí thế giới và trong tháng 6 này Hội thánh cũng có kỷ niệm ngày Truyền thông xã hội lần thứ 48. Sở dĩ chúng tôi không chọn đúng ngày mùng 3 hay vào dịp tháng Sáu là do hôm nay là ngày nghỉ lễ nên mọi người dễ dàng sắp xếp thời gian hơn.

Cuộc hội thảo bắt đầu với phần dẫn nhập chủ đề của linh mục An tôn Lê Ngọc Thanh sau đó là bài tham luận của luật sư Lê Công Định với đề tài: Ở Việt Nam có tự do báo chí hay không. Bài tham luận của luật sư Định được gửi đến buổi hội thảo bởi ông còn bị quản chế không ra khỏi khu vực cư trú được. Một người nữa cũng có chung tình trạng tương tự như luật sư Định là giảng viên Phạm Minh Hoàng, ông cũng có bài tham luận nhưng do công an không cho phép nên ông cũng chỉ có thể gửi tới đóng góp bằng một video clip.

Người thứ ba đọc tham luận trong buổi hội thảo là TS nhà báo Phạm Chí Dũng, với đề tài “Thực trạng và kiến nghị về một nền báo chí tự do tại Việt Nam”.

Phát biểu cuối do một đại diện của Article 19 từ Hoa Kỳ gửi về một Video đóng góp ý kiến của một người quan tâm về tự do báo chí cho Việt Nam.

Linh mục Lê Ngọc Thanh cho biết thêm về cách thức góp ý trao đổi giữa những người tham dự hôm nay:

Phòng tổ chức chúng tôi chỉ khoảng 100 người thôi nhưng bây giờ đã đầy. Chúng tôi có dành sẵn khoảng 1 tiềng đồng hồ để cho mọi người. Thảo luận nhóm chia từng nhóm nhỏ để ai cũng có thể nói được và sau đó chúng tôi có hẳn một tiếng để đúc kết nên chắc chắn có giờ để trao đổi ý kiến.

Hội thảo này là hoạt động ý nghĩa và rất cần thiết cho một nền báo chí tự do tại Việt Nam. Hai người trong buổi hội thảo hôm nay vừa được tổ chức Phóng viên không biên giới công nhận là anh hùng thông tin trong danh sách 100 người toàn thế giới là linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh và TS nhà báo Phạm Chí Dũng.

 

Công an ‘ăn’ hối lộ trước mặt chuyên viên chống tham nhũng của LHQ

Công an ‘ăn’ hối lộ trước mặt chuyên viên chống tham nhũng của LHQ
Wednesday, April 30, 2014

Nguoi-viet.com
ÐẮK LẮK (NV) Các giới chức công an Việt Nam đang điên đầu vì vụ hai cảnh sát giao thông tỉnh Ðắk Lắk “ăn” tiền “mãi lộ” ngay trước mặt chuyên viên Liên Hiệp Quốc chống tham nhũng. Nạn nhân là tài xế lái chiếc xe taxi của hãng Quyết Tiến đưa ông chuyên viên Liên Hiệp Quốc đi từ phi trường Buôn Ma Thuột đến trung tâm tỉnh lỵ Ðắk Lắk.

Ông Jairo Accuna Alfaro, cố vấn chính sách về Cải Cách Hành Chính và Chống Tham Nhũng của Liên Hiệp Quốc chứng kiến từ đầu đến cuối việc hai cảnh sát giao thông Buôn Ma Thuột đòi tiền “mãi lộ” một cách trắng trợn.



Ông cố vấn Liên Hiệp Quốc vô tình làm nhân chứng cho một vụ đòi tiền hối lộ trắng trợn của cảnh sát giao thông Buôn Ma Thuột. (Hình: báo Tiền Phong)

Người phụ tá của ông cố vấn đi cùng trên xe cũng tròn mắt ra nhìn cảnh ông tài xế taxi móc 200,000 đồng, tương đương 10 đô la ra nộp cho hai cảnh sát giao thông, mà không biết mình đã phạm lỗi gì.

Ðã vậy, ông tài xế không nhận được cả biên lai thu tiền.

Sự kiện trên xảy ra vào đêm 20 tháng 4, 2014. Ðến ngày 22 tháng 4, 2014, toàn bộ câu chuyện được tung lên báo Tiền Phong với tiêu đề “Mãi lộ trước mặt chuyên gia chống tham nhũng.” Ðến đây thì mọi thứ mới nóng một cách bất ngờ.

Chỉ một ngày sau khi bài báo được phát hành, ông đại tá phó văn phòng Bộ Công An Việt Nam ra một văn bản, chỉ thị giám đốc Công an tỉnh Ðắk Lắk “kiểm tra, xử lý thông tin trên.”

Ngày 26 tháng 4, 2014, tức ba ngày sau khi nhận được chỉ thị của cấp trên, ông Trần Hiếu, phó chủ tịch chính quyền tỉnh Ðắk Lắk yêu cầu công an tỉnh phối hợp với Sở Thông Tin và Truyền Thông “điều tra, làm rõ, phản hồi cho cơ quan báo chí và xử lý các nội dung thuộc thẩm quyền.”

Ngày 29 tháng 4, 2014, ông Trần Hiếu mở cuộc họp báo khẩn cấp nói rằng, vì sự việc liên quan đến danh dự của tỉnh nên phải được “xử lý sớm, đúng và nghiêm khắc.”

Báo Tiền Phong cho biết, cuộc điều tra được xúc tiến sau đó đã xác định được danh tính của hai cảnh sát giao thông nọ. Hai người này đã nhận lỗi, nhưng cho rằng hành vi nhận tiền mãi lộ “không hoàn toàn đúng” như lời kể của viên tài xế taxi.

Báo Tiền Phong cho hay, công an tỉnh Ðắk Lắk hứa hẹn “sẽ thông báo kết quả xử lý sự việc” ngay trong tuần lễ đầu tháng 5 này. Người ta đang chờ xem liệu hai “anh” cảnh sát giao thông nọ sẽ được “xử” đến cỡ nào. (PL)

 

GS Stephen Young kể chuyện đưa người Việt tị nạn vào Mỹ

GS Stephen Young kể chuyện đưa người Việt tị nạn vào Mỹ
Tuesday, April 29, 2014

Nguoi-viet.com


Hà Giang/Người Việt


LTS:
Cách đây gần 40 năm, trong thời gian gần 30 Tháng Tư, khi chiến tranh Việt Nam sắp chấm dứt, viễn ảnh miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản ngày càng gần, Giáo Sư Stephen Young, một người có vợ Việt Nam, yêu quê hương của vợ, cùng một nhóm thanh niên trẻ làm việc trong nhiều vị trí quan trọng tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, qua Việt Nam sinh sống, đã băn khoăn về việc Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam, và tìm cách vận động chính phủ cho phép một số người Việt Nam được vào Hoa Kỳ tị nạn. Sự vận động thành công của họ mở đầu cho quy chế tị nạn vào thập niên 1980. Nhân một dịp đến thăm tòa soạn, Giáo Sư Stephen Young kể lại cho nhật báo Người Việt về thời gian này, qua một cuộc phỏng vấn, tóm lược dưới đây.



Giáo Sư Stephen Young trả lời phỏng vấn tại tòa soạn nhật báo Người Việt. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Hà Giang (NV): Kính chào Giáo Sư Stephen Young, được biết trong thời gian gần 30 Tháng Tư năm 1975, giáo sư là một trong những người đóng vai trò quan trọng trong việc vận động chính quyền Mỹ đón nhận người tị nạn Việt Nam. Ông có thể kể lại câu chuyện hầu như rất ít người biết này?

GS Stephen Young: Tôi không phải là một chuyên viên về luật di trú nhưng đại khái theo tôi nhớ trước năm 1980, Hoa Kỳ không có một quy chế về người tị nạn gì hết. Thỉnh thoảng vì nhu cầu chính trị hay vì nhu cầu ngoại giao, thì chính phủ cho phép một số người của một nước nhập vào nước Mỹ nhưng họ không có Visa, vì luật của nước Mỹ là không có Visa cho người di cư trước năm 1980. Lúc đó thì họ gọi là Parole Authority, là một cái phép đặc biệt là bên Bộ Tư Pháp phải thương lượng với Quốc Hội, thì họ định là sẽ cho vào bao nhiêu người không có Visa. Theo tôi nhớ thì sau Thế Chiến Thứ Hai thì Mỹ đón một số người Ðông Âu, Do Thái, bị Hitler muốn tiêu diệt, sau đó có một nhóm người Hungary, hình như là ba mươi mấy ngàn người thôi, sau đó nữa thì có người Cuba đến sau khi Castro lên, áp dụng chế độ Cộng Sản ở nước họ, những người Cuba họ lấy tầu thủy họ trốn qua Florida.

Ðến năm 1975, thì thoạt đầu chính phủ Mỹ không có luật nào để đón người di cư từ Việt Nam, và như thế trên nguyên tắc, trừ những người được cấp Visa, Mỹ không nhận người di cư nào hết sau ngày 30 Tháng Tư, 1975.

NV: Vào khoảng cuối Tháng Năm, 1975, Quốc Hội cho ra đời một đạo luật gọi là “Indochina Immigration and Refugees Act,” thì vai trò của giáo sư trong việc dự luật này ra đời, và được Tổng Thống Ford phê chuẩn là gì?

GS Stephen Young: Theo tôi nhớ thì việc cho người Việt vào Mỹ đã được quyết định cuối Tháng Tư rồi, 30 Tháng Tư thì đã có phép rồi, nhưng hồi đó có hai trại lớn là Fort Chaffee ở Florida và Indiantown Gap ở Pennsylvania, thì phải có một chương trình nào đó có người giúp họ mua thức ăn, lo cho họ lúc ban đầu. Chế độ bảo trợ qua những tiểu bang, chính phủ cần một đạo luật để chi tiền. Chính phủ Mỹ không thể chi tiền nếu không có Quốc Hội chấp thuận.

Không ai ngờ sẽ mất miền Nam trong vòng một tháng, hình như Ðà Nẵng mất cho Cộng Sản ngày 30 Tháng Ba, nhà tôi là người Việt, nên tôi rất quan tâm đến tình hình Việt Nam, lúc đó tôi nhớ rõ là một ngày Chủ Nhật, nghe đài phát thanh thấy mất Ðà Nẵng thì hết hồn, vì tôi biết là mất Ðà Nẵng tức là uy tín của Tướng Ngô Quang Trưởng mất rồi, và thứ nhì thì ông Thiệu không còn giữ được miền Nam nữa, chỉ có thể hy vọng là ông Trưởng lên thay thế ông Thiệu. Thành ra ngày Thứ Hai, tôi không đi làm, tôi đi Washington, DC, để nhờ một số người bạn phát động một phong trào di cư, vì tôi thấy là bây giờ người Mỹ có bổn phận vì danh dự, vì quyền lợi, nhất là vì danh dự một nước Hoa Kỳ tranh đấu cho tự do và nhân quyền cho thế giới, mà đã có mấy triệu người Việt Nam nhờ vào Mỹ để giúp họ, mà nếu mình không giúp được họ thì mình cũng không được bỏ quên luôn, vì bỏ quên luôn thì là một hành động hèn quá, không thể chấp nhận được. Mà tôi biết là cứ để yên thì ông Kissinger và ông Ford sẽ không cứu được người nào, bằng chứng là Cambodia, chị nhớ mà, nước Mỹ không mang ai ra. Tôi nhớ là vào giờ chót, khoảng 15, 16 Tháng Tư thì khi ông đại sứ Mỹ rời Phnom Penh đem ra 17 gia đình, còn mấy người Miên kia thì cứ để lại cho bị bắt.

NV: Vâng trở lại vào cái ngày Thứ Hai sau khi ông nghe tin Ðà Nẵng đã mất, lúc đó ông đang làm gì?

GS Stephen Young: Lúc đó tôi khoảng 30 tuổi, đang là luật sư, đang làm việc cho một hãng luật, mới làm việc được năm đầu tiên, thành ra là tôi đi Washington, DC. Tôi nhớ là mình đến đó mới gọi điện thoại cho một người bạn là Paker Borg. Parker với tôi học tiếng Việt cùng với nhau một năm trước khi đi qua Việt Nam để cùng làm việc cho chương trình Bình Ðịnh Phát Triển Nông Thôn, nhưng lúc đó Parker là phụ tá của Ngoại Trưởng Henry Kissinger, thì tôi nghĩ là tôi phải nói chuyện với Parker, gợi ý cho Parker, rồi Parker nhờ có ảnh hưởng trong Bộ Ngoại Giao xin vận động cho một chương trình tị nạn Việt Nam. Ông Parker lúc đó nói với tôi rằng: “Xin lỗi tôi không thể giúp được.” Tôi hỏi: “Tại sao anh lại không giúp?” Parker nói rằng ông đã từ chức Thứ Sáu vừa rồi, vì không thể tiếp tục làm việc với ông Henry Kissinger, vì “ông ta là người không tốt.”

Parker hơn tôi hai tuổi. Chị phải hiểu là một thanh niên cỡ 32, 33 tuổi, làm việc trong ngành ngoại giao mà lúc đó được làm phụ tá cho ngoại trưởng là đường công danh rộng mở lắm, nhưng nếu mình từ chức, mà nhất là sếp của mình là Kissinger nữa, thì coi như là tàn sự nghiệp rồi, bởi vì ông Kissinger sẽ “nhớ đời” cái việc này. Tôi nghe chuyện vừa thấy phục Parker mà vừa tức. Tôi năn nỉ Parker, nói chúng ta không thể buông xuôi được, ít nhất chúng ta cũng phải giúp một số gia đình qua, nếu không thì họ sẽ bị giết chết. Bởi vì một người thầy của tôi là Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, bị chính Lê Duẫn ra lệnh là phải ám sát ông ấy. Nói tóm lại, tôi nói một hồi thì Parker nói: “Steve, việc này tốt nhưng khó quá, nhưng chính phủ không làm thì mình làm. Tối nay mình sẽ đi gặp ông Lionel Rosenblatt.” Lionel Rosenblatt hồi đó cũng làm ở Bộ Ngoại Giao, phụ tá cho phó ngoại trưởng. Thế là tối hôm đó ba chúng tôi vừa uống rượu vừa tìm cách giúp người Việt Nam.

NV: Rồi sau đó thì làm sao thưa giáo sư?

GS Stephen Young: Sau đó thì Thứ Ba chúng tôi một nhóm thanh niên gặp nhau, toàn những người cùng tuổi, cùng làm việc ở Việt Nam, toàn ghét Cộng Sản, trong đó có ba người là con rể Việt Nam (có vợ Việt Nam). Có lẽ vì thế chúng tôi không thể dửng dưng với những gì sẽ xảy ra cho quê hương của vợ. Ngoài ra gia đình của vợ tôi cũng gặp nhiều khó khăn vì liên hệ với tôi.

Nói tóm lại, nhóm thanh niên chúng tôi, hăng hái nhất là ba người con rể Việt Nam, gồm tôi, Ken Quinn và Al Adams, viết thư đi khắp nơi nhờ mọi người giúp. Rồi chúng tôi bầu Parker Borger làm người lãnh đạo, vì Parker từ chức rồi, không có việc làm (cười), nhưng Parker quen biết nhiều, lại dùng điện thoại trong Bộ Ngoại Giao từ phòng làm việc của Lionel Rosenblatt để liên lạc, vận động. Chúng tôi may mắn được Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy tích cực tiếp tay vận động hộ, cuối cùng thì chúng tôi có được một “Administrative Action” đồng ý cho phép khoảng 150,000 người, bằng số người Cuba trước đó được nhận vào Mỹ. Và đó là khởi đầu của việc chính quyền Hoa Kỳ cho phép người Việt Nam được vào nước Mỹ, dẫn đến đạo luật gọi là “Indochina Immigration and Refugees Act” sau này, mà khi rảnh hơn chúng ta sẽ nói chuyện rõ thêm.

NV: Cảm ơn ông đã dành thì giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn.

 

440 thương phế binh VNCH dự “Tri ân” ở Sài Gòn

440 thương phế binh VNCH dự “Tri ân” ở Sài Gòn
Monday, April 28, 2014

Nguoi-viet.com

SÀI GÒN (NV) .- Buổi “Tri ân Quý ông Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa” lần thứ hai vừa diễn ra ở Tu viện Dòng Chúa Cứu thế, nằm trên đường Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.

Sân Hiệp Nhất của Tu viên Dòng Chúa Cứu thế, nằm trên đường Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn trong buổi “Tri ân Quý ông Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa”. (Hình: website chuacuuthe.com)

Đây là hoạt động do Hội đồng Liên Tôn Việt Nam tổ chức, theo sáng kiến của Thượng tọa Thích Không Tánh (Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất). Buổi “Tri ân Quý ông Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa” lần đầu, diễn ra hồi tháng 8 năm ngoái.

Năm ngoái, khi tổ chức “Tri ân Quý ông Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa” lần đầu, Ban Tổ chức giải thích, thương phế binh và tử sĩ Việt Nam Cộng hòa cũng cần được tri ân và tưởng nhớ giống như ngày 27 tháng 7 hàng năm, nhà cầm quyền CSVN tổ chức các hoạt động “nhớ ơn” những thương binh, liệt sĩ đã hy sinh tính mạng, xương máu của họ cho việc áp đặt chính thể cộng sản trên toàn cõi Việt Nam.

Năm ngoái, số thương phế binh Việt Nam Cộng hòa ghi danh tham dự “tri ân” chỉ có hơn 100 vị. Năm nay, do tài chính eo hẹp, Ban Tổ chức dự tính chỉ nhận 200 thương phế binh Việt Nam Cộng hòa ghi danh tham dự. Nhưng giờ chót, số thương phế binh Việt Nam Cộng hòa ghi danh lên đến hơn 400 vị. May mắn là giờ chót, nhiều ân nhân ở cả trong và ngoài Việt Nam nhiệt tình tiếp sức nên Ban Tổ chức không phải từ chối vị nào.

Có 60 tình nguyện viên là thanh niên, sinh viên của một số tổ chức tôn giáo, dân sự ở Sài Gòn đã ghi danh hỗ trợ Ban Tổ chức phục vụ các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa. Một thương phế binh Việt Nam Cộng hòa cho biết, gần 40 năm qua, ông và bạn bè sống bên lề xã hội, ông không ngờ sẽ có ngày được giúp đỡ để hội ngộ với nhau, Không ngờ sự hy sinh của mình sẽ còn được nhắc đến, chứ không bị lãng quên.

Tình nguyện viên giúp đỡ các vị là thương phế binh Việt Nam Cộng hòa đến dự buổi “tri ân”. (Hình: website chuacuuthe.com)

Ông Nguyễn Hữu Cầu, cựu đại úy Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cựu tù chính trị vừa được trả tự do, tâm tình, ông bị “cải tạo” 5 năm, ở tù thêm 32 năm nữa. Đôi khi ông thấy sự khốn khổ, nhục nhằn mà ông phải gánh chịu rất lớn lao nhưng khi biết đến những cay đắng, tủi nhục, gian khổ mà các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa gánh chịu gần 40 năm qua, ông thấy sự khốn khổ, nhục nhằn của ông chẳng đáng gì. Đặc biệt là dù tàn phế, kiếm sống khó khăn nhưng những thương phế binh Việt Nam Cộng hòa vẫn ngẩng mặt, can đảm để sống phần đời còn lại của mình.

Ngoài việc nghe chia sẻ tâm tình tri ân vì đã đóng góp xương máu cho dân tộc và xứ sở, xem văn nghệ, dùng cơm và hàn huyên với nhau, mỗi vị trong 440 vị là thương phế binh Việt Nam Cộng hòa được tặng một phần quà trị giá một triệu đồng. Sự hỗ trợ của các ân nhân còn đủ để hỗ trợ một phần chi phí di chuyển cho những vị ở xa.

Giờ chót có hai nhân viên của Văn phòng Caritas thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn tìm đến, thông báo, Văn phòng có nhã ý ráp chân giả miễn phí cho những quý ông là TPB thương phế binh Việt Nam Cộng hòa có nhu cầu.

Theo tường thuật của truyền thông Dòng Chúa Cứu thế, có một vài trường hợp không phải là thương phế binh nhưng vẫn đòi tham dự “tri ân” và bộ phận tiếp tân đã giải thích cặn kẽ để từ chối đón tiếp. (G.Đ)

Một số hình ảnh ngày Tri ân quý ông thương phế binh (Dòng Chúa cứu thế)

DSC_0040 Một thương phế binh được người nhà bế từ nơi để xe vào khu vực họp mặt

DSC_0036 Bloger Hoàng Dũng giúp một thương phế binh

DSC_0252

Một số ông thương phế binh tranh thủ chụp tấm hình trước hàng chữ “Tri ân quý ông thương phế binh”

 

Vụ chìm phà: thủ tướng Nam Hàn từ chức

Vụ chìm phà: thủ tướng Nam Hàn từ chức

Chủ nhật, 27 tháng 4, 2014

Đơn từ chức của ông Chung còn chờ được tổng thống phê chuẩn

Thủ tướng Nam Hàn Chung Hong-won đã đề nghị được từ chức trong bối cảnh chính phủ nước này bị chỉ trích về cách xử lý thảm họa chìm phà Sewol.

Trong một tuyên bố, ông Chung nói ‘tiếng kêu gào của thân nhân những người mất tích vẫn khiến tôi mất ngủ hàng đêm’.

Phà Sewol chở theo 476 người – đa số là học sinh và giáo viên – chìm ngoài khơi Nam Hàn hôm 16/4.

Các thợ lặn đã trục vớt được 183 thi thể, trong khi những người mất tích được cho là đã chết.

Các thân nhân phẫn nộ đã liên tục chỉ trích điều mà họ cho là sự chậm trễ của chiến dịch cứu nạn.

‘Nhận trách nhiệm’

“Điều đúng đắn mà tôi phải làm là nhận lãnh trách nhiệm và từ chức với tư cách là người lãnh đạo nội các,” ông Chung phát biểu trên truyền hình.

“Thay mặt chính phủ, tôi xin lỗi vì đã có nhiều vấn đề từ việc ngăn chặn thảm họa cho đến xử lý sớm.”

“Có quá nhiều những sự bất thường vẫn diễn ra ở mọi ngóc ngách trong xã hội chúng ta và những việc làm sai trái. Tôi hy vọng những vấn nạn thâm căn cố đế này sẽ được sửa chữa và những tai nạn như thế này sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa,” ông nói thêm.

“Điều đúng đắn mà tôi phải làm là nhận lãnh trách nhiệm và từ chức với tư cách là người lãnh đạo nội các.”

Thủ tướng Nam Hàn Chung Hong-won phát biểu trên truyền hình

Tuy nhiên, Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye vẫn chưa có câu trả lời ngay liệu bà có chấp nhận đơn từ chức của ông Chung hay không.

Một phát ngôn nhân đảng đối lập đã mô tả hành động này của ông Chung là ‘hoàn toàn vô trách nhiệm’ và là ‘sự lảng tránh trách nhiệm một cách hèn nhát’.

Sau khi thảm họa xảy ra, Thủ tướng Chung đã bị la ó phản đối và bị ném chai nước khi ông đến thăm thân nhân các nạn nhân.

Hôm Chủ nhật ngày 27/4, các thợ lặn đã phải đương đầu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt để đưa thêm nhiều thi thể bị kẹt trong thân phà ra ngoài.

Một người phát ngôn của lực lượng tuần duyên Nam Hàn cho biết gió lớn khiến biển động làm cho các nỗ lực cứu hộ thêm khó khăn.

“Tình hình rất khó khăn do thời tiết, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm bằng cách tận dụng những lúc biển lặng,” ông nói và cho biết có 93 thợ lặn tham gia tìm kiếm hôm 27/4.

Tất cả 15 thành viên thủy thủ đoàn có liên quan đã bị giam giữ và sẽ đối mặt với cáo buộc xao lãng trách nhiệm.

Do thiết kế phà?

Đông đảo thợ lặn đã được huy động để trục vớt các thi thể

Hôm 25/4, các thợ lặn đã tìm thấy 48 thi thể mặc áp phao trong một căn phòng trên phà vốn có sức chứa chỉ 30 người.

Những hành khách này nhồi nhét vào bên trong căn phòng này và tất cả đều mặc áo phao, một sỹ quan của hải quân Nam Hàn cho biết.

Việc có nhiều nạn nhân trong một căn phòng cho thấy nhiều hành khách đã chạy vào phòng khi phà bị nghiêng, các phóng viên nhận định.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân thảm họa.

Tuy nhiên các công tố viên được cho là đang điều tra việc điều chỉnh thiết kế của phà có làm cho nó trở nên không vững hay không.

Các yếu tố khác cũng đang được xem xét là cú rẽ của phà cũng như sức gió, dòng chảy và khối lượng hàng trên phà.

Hiện giờ đã có thông tin rằng các khoang ngủ của phà đã được điều chỉnh vào khoảng từ năm 2012 cho đến 2013. Các chuyên gia cho rằng việc này đã tác động đến sự cân bằng của chiếc phà.

Underwater mother Mary Statue

Underwater mother Mary Statue

Malaysia flight searching team found underwater mother Mary Statue. it’s a Miracle
httpv://www.youtube.com/watch?v=-WGVqMgCYP8

Every year, thousands of persons who are not afraid to dive, go there underwater to pray. It’s near Philippines. The Mother Mary statue was placed there years ago to prevent bad persons to kill thousand of fishes underwater with dynamites. And it did work as they knew that this statue was there so they did stopped their activity. Ave Maria.

Bộ công an Việt Nam đòi truy tố phóng viên Ban Việt Ngữ BBC

Bộ công an Việt Nam đòi truy tố phóng viên Ban Việt Ngữ BBC
Friday, April 25, 2014

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) .- Bộ Công an CSVN qua ông Trung tướng Hoàng Kông Tư tuyên bố đã “khởi tố vụ án” để truy tố một phóng viên của Ban Việt Ngữ đài BBC London về tội “vu khống.”

Trung tướng Công an Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an CSVN tại một buổi lễ ở Hải Dương. (Hình báo Hải Dương)

“Ngày 25/4/2014, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự về tội Vu khống theo Điều 122 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Ông Hoàng Kông Tư nói trong cuộc phỏng vấn của tờ Công An Nhân Dân (CAND) như vậy trong một phản ứng nhanh chóng bất ngờ và không che giấu sự tức giận cao độ đối với một bài viết của ký giả Nguyễn Hùng trên blog của đài BBC Tiếng Việt.

Ông Tư nói tiếp trong cuộc phỏng vấn đó là “Quá trình điều tra, nếu xác định phóng viên Nguyễn Hùng đang làm việc ở Ban Việt ngữ đài BBC ở Vương quốc Anh là tác giả bài báo thì Cơ quan An ninh điều tra sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết yêu cầu cơ quan tư pháp Vương quốc Anh hỗ trợ triệu tập phóng viên Nguyễn Hùng về Việt Nam để điều tra làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án Vu khống và xử lý theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Ngày 24/4/2014, phóng viên Nguyễn Hùng viết một bài có tựa đề: “Dương Chí Dũng và những triệu đô la”. Trong đó, ông thuật lại những lời khai của ông Dương Chí Dũng trong phiên tòa hồi tháng Giêng vừa qua mà ông khai ra những số tiền ông đã phải hối lộ cho thượng tướng Công an Phạm Quý Ngọ tổng cộng hai lần $510,000 đô la.

Không những vậy, ông còn khai là chuyển số tiền 1 triệu đô la là tiền mà bà Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn nhờ ông cầm đến trao cho tướng Ngọ. Bà Mỹ Lan không trao tiền trực tiếp cho ông Dương Chí Dũng mà lại nhờ một người khác tên Tiệp cầm đến nhà ông Dũng để mang đến cho ông Ngọ.

Trong những lời của Dương Chí Dũng tại tòa, còn thấy thập thò khuôn mặt và lời phán của ông đại tướng Bộ trưởng Bộ Công An khuyên nhủ ông Dương Chí Dũng yên tâm. Ông Dương Chí Dũng hối lộ dùm bà Lan có lợi gì cho ông ta không là một chuyện khác, cũng như số tiền 1 triệu đô la đó là một vụ khác không dính gì đến vụ án mua ụ nổi. Nhưng lại được ông khai ở tòa được hiểu như lời tố cáo những ông trùm ở Bộ Công An ăn hối lộ của ông và những người khác các số tiền rất lớn mà người ta “tiền mất tật mang”.

Ký giả Nguyễn Hùng viết lại lời khai ở tòa của ông Dương Chí Dũng, được đánh máy lại từ audio của báo Tuổi Trẻ, trong bài nói trên rằng “Anh Tiệp có nói là “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa. Thì sau đó ít ngày, sau một thời gian tôi không nhớ bao nhiêu ngày, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Và ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo lại với anh Quang là “Anh Ngọ có giới thiệu công ty như thế…”

Ông Nguyễn Hùng viết rằng những số tiền hối lộ cho ông Phạm Quý Ngọ và một số ông lớn ở Bộ Công An “đều không được công khai điều tra”, một phần hiểu là không thấy báo chí tại Việt Nam đưa tin gì cả đối với một loại tin dư luận quan tâm như thế này. Ông Nguyễn Hùng cũng viết “Theo ông Dũng, người đưa tiền của bà Lan cho ông tên Tiệp. Các nguồn tin nói đây là ám chỉ Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, trợ lý Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang”.

Trong bài phỏng vấn của tờ CAND ông Hoàng Kông Tư nói rằng “Trước hết, tôi khẳng định thông tin này là hoàn toàn bịa đặt, vì trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng có khai người đưa tiền của bà Lan cho ông tên là Tiệc. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã xác minh, làm rõ và xác định người tên Tiệc như Dương Chí Dũng khai là ông Ngô Xuân Tiệc, sinh năm 1961, thường trú tại 277 Phạm Văn Hải, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, là Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã làm việc với ông Ngô Xuân Tiệc và ông Ngô Xuân Tiệc đã viết bản tường trình cam đoan, khẳng định hoàn toàn không có sự việc như Dương Chí Dũng khai.”

Trên tờ báo lề trái Dân Quyền của Diễn đàn Xã hội Dân sự, một bài bình luận đặt một số câu hỏi và nghi vấn : “bỗng nhiễn lôi ông doanh nhân Ngô Xuân Tiệc nào đó vào cuộc, trong lúc toàn bộ hai phiên tòa xử Dương Chí Dũng chưa hề đề cập và làm rõ có hay không nhân vật này, thay vì “anh Tiệc” nào đó mà Dương Chí Dũng khai. Vậy thì liệu vị lãnh đạo cơ quan điều tra, mà ở đây là tướng Hoàng Kông Tư có vi phạm khi để lộ bí mật điều tra hay không? Tại sao toàn bộ quá trình điều tra xác minh này không được đưa vào hồ sơ vụ án để xét xử trước tòa, làm rõ có phải Dương Chí Dũng đã khai man để chạy tội?”

“Lợi bất cập hại thứ hai là ông Ngô Xuân Tiệc có thể kiện vì đã bị tiết lộ bí mật đời tư, nhân thân của ông, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của ông, gây dư luận nghi ngờ không đáng có với ông là có liên quan tới tội trạng của Dương Chí Dũng.”

“Lợi bất cập hại thứ ba, có ý nghĩa “chính trị” là bỗng nhiên đặt ra một khả năng sẽ phải diễn ra một phiên tòa gồm Dương Chí Dũng, ông Thiếu tướng Trần Quang Tiệp – Trợ lý của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và ông Ngô Xuân Tiệc kia. Và cho dù phiên tòa đó chưa hoặc không diễn ra, thì vụ này sẽ được thổi bùng lên trên hệ thống báo chí, mạng xã hội. Cái “án” chưa được làm rõ này sẽ treo lở lửng trên đầu thầy trò Thiếu tướng Trần Quang Tiệp rất lâu, có thể qua cả Đại hội 12. Bất lợi vô cùng cho “công tác nhân sự”!”

Ông Hoàng Kông Tư viện cớ “ám chỉ thiếu tướng Trần Quang Tiệp” đê hô hoán “khởi tố” phóng viên Nguyễn Hùng về tội vu khống. Từ Tháng Giêng đến nay, người ta không hề thấy có một nhân vật nào tên Ngô Xuân Tiệc lên tiếng trên mặt báo đòi cải chính chuyện ông ta bị lôi vào vụ án của anh em ông Dương Chí Dũng, cho đến hôm thấy báo CAND dẫn lời ông tướng Tư.

Trên một trang mạng có tên “nguyentandung.org” mà lâu nay không ai biết đích xác chính thức của ai nhưng các bài viết trên đó đều phục vụ cho “lề phải” thì cũng có ngay một bài viết sỉ vả ký giả Nguyễn Hùng và đài BBC “cố tình đánh lận con đen”.

Ngay từ đầu bài viết có tựa đề “Lợi dụng vụ Dương Chí Dũng, BBC và Nguyễn Hùng cố tình đánh lận con đen” đã cáo buộc “BBC đã cho đăng tải bài viết với nội dung xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn: “Dương Chí Dũng và những triệu đô la” mà người chấp bút là Nguyễn Hùng, một kẻ phản động lưu vong, tư tưởng phá hoại đặc sệt. Điều nguy hại là, khi bài viết này đăng tải, người ta “rất tin” vào những gì được “đẻ” ra từ tay Nguyễn Hùng.

Bài viết của nguyentandung.org đó viết thêm một số chi tiết về công ty kinh doanh và cá nhân của ông Tiệc nào đó rồi sỉ vả “Tư cách, phẩm chất đạo đức của người cầm bút Nguyễn Hùng như thế nào, có lẽ thông qua việc này đã rõ!”

Có nhiều lời bình luận của độc giả trên tờ Dân Quyền và trên Dân Làm Báo. Có lời bênh các ông Công an thì ít mà lời dè bỉu thì nhiều.

“Quẫn trí, điên khùng, ngu dốt, dại dột quá rồi. Để bào vệ một Đại tướng CA nghi can có tội Bộ CA lại điên rồ đòi khởi tố cả thế giới văn minh. Lời khai của Dương Chí Dũng liên quan đến việc đưa nhận hối lộ cho bộ trưởng Trần Đại Quang phải được điều tra độc lập. Kết luận của cơ quan điều tra bộ CA dưới quyền của bộ trưởng đương chức là hoàn toàn không khả tín.” Một độc giả của Dân Quyền viết. “Việc dùng các kết quả đó để truy bức phóng viên và những người liên quan là ngờ nghệch, ngu ngốc. Việc đưa tin bài của phóng viên BBC là thận trọng khách quan sẽ được cả thế giới truyền thông bảo vệ. Bộ trưởng Trần Đại Quang còn liên quan trách nhiệm không thể thoái thác về hàng chục cái chết của người dân trong đồn công an, việc này có thể bị khởi kiện quốc tế… Khi đã vấy máu người sẽ đến ngày phải bị trừng phạt. Lưới trời bao là sợi lông không lọt.”

Cả guồng máy Công an nổi tiếng là tham nhũng nhất của chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam, nhưng với chế độ thì nó là chỗ dựa để tồn tại. Liệu ông Hoàng Kông Tư và chế độ của ông có đưa được ký giả Nguyễn Hùng về Hà Nội để hành tội hay không?  Không mấy ai tin. (TN)

 

Về cấm xuất cảnh và hủy hộ chiếu

Về cấm xuất cảnh và hủy hộ chiếu

Chuacuuthe.com

VRNs (26.04.2014) – Sài Gòn – VN Tuần qua – Thưa quý vị, trong thời gian vừa qua, nhà cầm quyền đã và đang lạm quyền, bất chấp pháp luật cấm xuất cảnh các nhà hoạt động đấu tranh Dân chủ ở VN như Nhà báo Phạm Chí Dũng, Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhiều Bloggers như Blogger Hoàng Vi, Blogger Châu Văn Thi, Blogger Huỳnh Trọng Hiếu… cũng như nhiều vị Chức sắc Tôn Giáo… Tất cả những người bị nhà cầm quyền không cho xuất cảnh thì không hề nhận được một thông báo nào cho biết họ bị nhà cầm quyền cấm xuất cảnh, lý do vì sao họ bị cấm xuất cảnh, và họ bị cấm xuất cảnh từ khi nào. Tất cả những người này, chỉ được biết họ không được xuất cảnh khi họ khi làm thủ tục ở sân bay, khi mà họ đã chuẩn bị cho công việc làm ăn của họ, cũng như mua vé máy bay…

Để quý vị hiểu rõ hơn những quy định cấm xuất cảnh của nhà cầm quyền được quy định như thế nào, đặc biệt nhà cầm quyền đã “tùy tiện” áp dụng pháp luật, “tùy tiện” cấm xuất cảnh… công dân VN. Sau đây, VNTQ rất hân hạnh được tiếp chuyện với cha Giuse Đinh Hữu Thoại về chủ đề này.

Con xin chào cha.

Pv.VRNs: Thưa Cha, với tư cách Hội trưởng Hội những người bị cấm xuất cảnh, Cha có thể cho mọi người rõ về các qui định cấm xuất cảnh của nhà cầm quyền Việt Nam?

Lm Đinh Hữu Thoại: Thực ra, cũng nói rõ, Hội trưởng chỉ là để các anh chị em liên lạc, thông tin khi cần thiết, không phải chức vụ gì ghê gớm…Trước khi đi vào trả lời câu hỏi của HT, tôi hỏi ngược lại, HT có thể chia sẻ lại sự kiện HT bị cấm xuất cảnh thời gian gần đây như thế nào?

Pv.VRNs: Dạ, như Cha và nhiều người đã biết, con bị nhà cầm quyền ngăn chặn xuất cảnh đi Hoa Kỳ để thực hiện sứ vụ truyền thông của Truyền thông Chúa Cứu Thế vào tối ngày 13.04.2014. Tại Sân bay Tân Sơn Nhất, Thượng tá Vũ Xuân Ái và nhiều công an, an ninh và những người mặc thường phục khác đã giữ con trái phép tại căn phòng nhỏ, cưỡng bức không cho con rời khỏi phòng, tịch thu hộ chiếu mà không chiu lập Biên bản tịch thu mặc dù con yêu cầu. Sau khi đạt mục đích ngăn chặn xuất cảnh, nghĩa là khi máy bay đã bay, họ lại cưỡng bức con rời khỏi căn phòng…bằng nhiều “biện pháp nghiệp vụ” như dọng thẳng tay vào cổ của con, lôi kéo, lăng mạ…xúc phạm thân thể, danh dự nhân phẩm công dân…đối xử như tội phạm trước mặt nhiều hành khách trong và ngoài nước.

Lm Đinh Hữu Thoại: Trở lại vấn đề, phải nói là nhà cầm quyền Việt Nam có “tài” trong cách dùng từ ngữ. Về xuất – nhập cảnh, Điều 13 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền khẳng định: 1. Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia. 2. Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở. Điều 23 Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng qui định giống như vậy là: .Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Có điều họ thêm cụm từ: Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Chính đây là cái mà nhà cầm quyền cần để vận dụng khi cần thiết. Họ có thể tùy tiện đưa ra các văn bản gọi là “qui định pháp luật” do chính họ ban hành, chỉ nhằm bảo vệ nhà cầm quyền, tùy tiện hạn chế quyền tự do của công dân, mà đối với nhà cầm quyền, chỉ đơn giản là “không thích”, “không muốn” cho người này, người kia xuất cảnh. Cũng vậy, để tránh né cụm từ “cấm xuất cảnh” dễ bị lên án, họ dùng cụm từ “chưa được xuất cảnh”, mà thực tế còn nặng hơn cấm xuất cảnh. Bởi vì, nếu cấm, công dân sẽ biết rõ để tránh né… Đằng này, họ “chưa cho” mà không thông báo nên nhiều khi công dân chuẩn bị công việc làm ăn, mua vé máy bay… và chỉ biết mình không được xuất cảnh khi làm thủ tục ở sân bay.

Pv.VRNs: Cha có nói đến việc “tùy tiện” áp dụng pháp luật, “tùy tiện” cấm xuất cảnh…Cha có thể nói rõ hơn không ạ?

Lm Đinh Hữu Thoại: Tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt nam qui định 7 trường hợp Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh là:

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

Như vậy cái tùy tiện nằm ở khoản 6 này. Tất cả các trường hợp kia đều rõ ràng, phải có các quyết định, bản án…xác định, còn khoản 6 thì không rõ ràng. Hành vi thế nào, mức độ ra sao, cần phải có dấu hiệu, chứng cứ cụ thể nào để xác định là chưa được xuất cảnh vì để “bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”? Không có một tiêu chí rõ ràng, dẫn đến tùy tiện của cơ quan chức năng…nhà cầm quyền có thể “thích” hoặc không “thích”, thấy “cần” hoặc “chưa cần” cấm người này, người kia…hoàn toàn dựa theo suy đoán riêng cá nhân mà không dựa theo bất kỳ nguyên tắc pháp luật nào. Cái tùy tiện khác nữa nằm ở chỗ thực thi việc cấm xuất cảnh.Theo qui định, thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh, đối với trường hợp “vì lý do an ninh…” thuộc về Bộ trưởng Bộ Công an (theo qui định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định 136/2007/NĐ-CP).Thế nhưng, tôi được biết, chưa có trường hợp bị cấm xuất cảnh nào được cho xem quyết định của Bộ trưởng bộ công an, thậm chí, nhà cầm quyền còn trắng trợn vi phạm pháp luật khi ghi rõ trong Biên bản cấm xuất cảnh là “theo đề nghị” của công an này, công an kia…

Pv.VRNs: Còn việc thu giữ hộ chiếu, như trường hợp công an cửa khẩu Tân sơn nhất tịch thu hộ chiếu số B7395142 của con thì sao ạ?

Lm. Đinh Hữu Thoại: Đây cũng là việc làm tùy tiện, không tuân thủ qui định pháp luật. Cụ thể, Điều 24 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP qui định: Người thuộc diện chưa được xuất cảnh, thì chưa được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam. Trường hợp đã cấp thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an thực hiện việc hủy giá trị sử dụng giấy tờ đó.Như vậy, không thể tịch thu hộ chiếu đã cấp, vì lẽ đơn giản đây là giấy tờ giá trị, hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân.Không thể bị “tịch thu” mà chỉ có thể “hủy giá trị sử dụng” và cơ quan có thẩm quyền làm việc này là “Cục quản lý xuất nhập cảnh, bộ công an.” Công an cửa khẩu tịch thu hộ chiếu công dân là tùy tiện, trái pháp luật.

Thượng tá Vũ Xuân Ái luôn tùy tiện cấm công dân xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu, với câu nói cũng rất tùy tiện "Tôi là luật!"

Thượng tá Vũ Xuân Ái – công an cửa khẩu TSN- luôn tùy tiện cấm công dân xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu, với câu nói cũng rất tùy tiện “Tôi là luật!”

Cũng cần nhắc đến Chỉ thị số 29/2007/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, công dân có qui định: Giữ gìn và sử dụng hộ chiếu phổ thông đúng pháp luật là quyền và trách nhiệm của cá nhân được cấp hộ chiếu. Các cơ quan, đơn vị không thu giữ hộ chiếu phổ thông của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài.

Hộ chiếu phổ thông của công dân chỉ bị thu giữ trong trường hợp người mang hộ chiếu vi phạm pháp luật Việt Nam, bị cơ quan có thẩm quyền quyết định thu giữ.

Ngay tại chỉ thị này, chúng ta cũng có thể thấy sự tùy tiện ra chỉ thị của ông thủ tướng.Trong khi Nghị định qui định “hủy giá trỉ sử dụng” hộ chiếu thì Ông ta tùy tiệnchỉ thị “thu giữ” hộ chiếu.Trong khi Điều 52 Hiến pháp 1992 và Điều 16 Hiến pháp 2013 qui định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thế nhưng Ông ta lại tùy tiện chỉ thị: Các cơ quan, đơn vị không thu giữ hộ chiếu phổ thông của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài, còn hộ chiếu phổ thông của công dân thì … bị thu giữ. Thế cán bộ, công chức, viên chức không phải là công dân à? Hay họ là công dân “siêu hạng”?

Nhưng cũng cần ghi nhận, tại chỉ thị này nói rõ “chỉ bị thu giữ khi vi phạm pháp luật và có quyết định thu giữ của cơ quan có thẩm quyền” mà trong trường hợp chúng ta đang đề cập, cơ quan có thẩm quyềnphải là “cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an”.

Pv.VRNs:Vậy thưa Cha, trường hợp như của con, bị công an tùy tiện cấm xuất cảnh, tùy tiện tịch thu hộ chiếu thì con phải làm gì?

Lm Đinh Hữu Thoại: Thế HT đã làm gì?

Pv.VRNs: Thưa Con đã thực hiện quyền khởi kiện Thượng tá Vũ Xuân Ái về hành vi hành chính trái phép ngăn chặn con xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu. Song song đó, con cũng đòi ông ta phải bồi thường vật chất và tinh thần đối với hành vi trái pháp luật do ông ta gây ra. Đồng thời, con cũng tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự tội “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” theo Điều 282 BLHS do Ông ta không có quyền mà ngăn chặn con xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu của con; tội “giữ người trái pháp luật” theo Điều 123 BLHS khi không có lệnh, quyết định gì mà công an cửa khẩu dưới quyền của ông Vũ Xuân Ái ra lệnh buộc con không được rời khỏi phòng làm việc của Ông Ái, cũng như lệnh cho thuộc cấp dùng các biện pháp cưỡng chế buộc con phải ở lại trong phòng…; và tội “làm nhục người khác” theo Điều 121 BLHS vì Ông ta ra lệnh cho thuộc cấp dùng các “biện pháp nghiệp vụ” dọng thẳng tay vào họng con, có lời lẽ và hành động xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm con- như khống chế, đè cổ như tội phạm- trước mặt hành khách trong và ngoài nước…

Lm Đinh Hữu Thoại: HT đã thực hiện đúng quyền của mình khi bị xâm phạm tự do. “Chúng ta có quyềnvì chúng talà con người”. Dĩ nhiên, nhà cầm quyền sẽ không dám công khai xét xử, nhưng việc làm của chúng ta là cần thiết để phản kháng trước hành vi tội ác ngày càng công khai, trắng trợn…của những người nhân danh pháp luật.Chào mừng HT, một thành viên mới của Hội những người bị cấm xuất cảnh.

 

Hai người đi cấp cứu vì bị công an tra tấn

Hai người đi cấp cứu vì bị công an tra tấn
Thursday, April 24, 2014

Nguoi-viet.com

SÀI GÒN (NV) .- Hai người đàn ông, một ở Gia Lai, một ở An Giang, đã được thân nhân đưa vào bệnh viện cấp cứu sau khi bị công an tra tấn với các thương tích trầm trọng.

Ông Lê Thanh Hồng chỉ vết thương thủng màng nhĩ tai trái vì bị Công an tra tấn. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo tin báo Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Minh, cư dân thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum, đã được chuyển từ bệnh viện huyện lên Bệnh viện Quân y 211 (Thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai) để tiếp tục điều trị “trong tình trạng sức khỏe yếu”.

Nguồn tin trên viết rằng “Kết quả chẩn đoán của Bệnh viện Quân y cho thấy anh Minh bị chấn thương ngực kín, đa chấn thương phần mềm do bị đánh” không biết có thể thoát chết hay không. Hiện chưa thấy có tin tức tiếp theo.

Theo tờ Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Minh thuật lại là sáng 21-4-2014, khi ông đang ở nhà thì Công an huyện Ngọc Hồi mời ông đi “làm việc về vụ ẩu đả giữa hai nhà xe”. Ông khai rằng sự việc hôm xảy ra ẩu đả ông “có đến hiện trường nhưng khi đó tất cả đã xong xuôi, không tham gia đánh nhau với ai nên anh khai trong tờ khai mình không liên quan”.

Tuy nhiên, tờ Tuổi Trẻ nói, điều tra viên liên tiếp ép ông phải “khai thật”. Hơn một tiếng sau, có một điều tra viên khác đến và cầm trên tay roi điện dọa nạt, yêu cầu ông phải khai nhận đã tham gia ẩu đả.

“Tôi nói là tôi có đến nhưng không có đánh nhau với ai, nhưng hai điều tra viên liên tiếp ép cung, rồi một người cầm roi điện gí thẳng vào cánh tay khiến tôi ngất xỉu. Sau đó, người này còn nhảy qua thúc mạnh vào hông, dùng chân tay đấm đá khiến tôi choáng váng” , ông Minh kể trên tờ Tuổi Trẻ.

Bà Lê Thị Kim Phượng – vợ của ông Minh – cho biết đến khoảng 13giờ cùng ngày, bà “nhận được điện thoại của cán bộ điều tra Công an Ngọc Hồi yêu cầu lên đưa anh Minh về. Khi lên đến nơi thì thấy anh Minh rã rời, thân thể bầm giập, vừa rời trụ sở công an thì anh Minh ngất lịm, phải cấp tốc đưa đến Bệnh viện huyện Ngọc Hồi cấp cứu. Đến tối thì bệnh viện yêu cầu phải chuyển lên tuyến trên.

Trong một bản tin khác, báo Tuổi Trẻ cho biết, một người dân tên Lê Thanh Hồng, 35 tuổi đã phải nằm bệnh viện suốt một tuần lễ qua điều trị thương tích sau khi bị đưa tới trụ sở Công an xã Bình Hòa huyện Châu Thành (An Giang) để thẩm vấn.

Vào đêm 17/4/2014, ông Hồng và cha của ông là Lê Văn Bay “xảy ra xô xát” với người hàng xóm tên Chải làm ông này “rách mày trái”. Vì vậy, công an xã đã “mời” cha con ông Lê Thanh Hồng về trụ sở “làm việc”.

“Đến khoảng 24 giờ cùng ngày, công an báo cho người thân anh Hồng đến chở đi bệnh viện. Sau khi sơ cứu tại Bệnh viện Đa khoa Châu Thành, anh Hồng được chuyển đến Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang nằm viện điều trị đến nay.” báo Tuổi Trẻ kể. “Anh Lê Thanh Hồng khai bị công an đánh đa chấn thương, sưng bầm hốc mắt trái. Kết quả nội soi tai trái bị thủng nhĩ trung tâm”.

Chỉ từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 7 người dân bị công an tra tấn đến chết, trong đó, ba người bị họ đổ cho là “tự tử” dù trên thân thể đầy dấu vết tra tấn nhục hình. Điều đáng nói là nhà cầm quyền CSVN ký vào bản Công Ước Quốc Tế về Chống Tra Tấn từ tháng 11 năm ngoái. (TN)

 

Con buôn Trung Quốc lừa dân, nhà thầu gạt nhà nước

Con buôn Trung Quốc lừa dân, nhà thầu gạt nhà nước
Thursday, April 24, 2014

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) .- Dư luận chỉ trích gia tăng khi nhà thầu Trung Quốc thực hiện dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, đòi nâng vốn đầu tư của dự án lên gần gấp đôi (từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD).

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông “chưa đâu vào đâu” và nhà thầu Trung Quốc thản nhiên để đó rồi đòi tăng vốn. (Hình: Bộ Giao Thông – Vận Tải CSVN)

Đáng ngạc nhiên là Bộ Giao thông – Vận tải CSVN tỏ ra rất dễ dãi khi tán thành yêu cầu đó. Lý do phía nhà thầu Trung Quốc đòi tăng vốn đầu tư dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vì có nhiều “khoản phát sinh” trong chi phí xây dựng (tăng thêm 221 triệu USD), chi phí giải phóng mặt bằng (tăng thêm 25 triệu USD), chi phí thiết bị (tăng thêm 20 triệu USD)…

Trong khi một viên Phó Thủ tướng của Việt Nam tên là Hoàng Trung Hải, chỉ yêu Bộ Giao thông – Vân tải Việt Nam thẩm định, quyết định và chịu trách nhiệm vụ chi thêm 339 triệu USD cho nhà thầu Trung Quốc, đồng thời yêu cầu các cơ qan có liên quan khác như Bộ Kế hoạch – Đầu tư làm việc với Trung Quốc để “bổ sung nguồn vốn ODA của Trung Quốc cho phần vốn tăng thêm của dự án” thì nhiều chuyên gia khẳng định, đáp ứng yêu cầu này của nhà thầu Trung Quốc là “không thể chấp nhận được”.

Ông Nguyễn Đình Thám, một tiến sĩ làm việc tại Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng của Đại học Xây dựng Hà Nội cả quyết là “Không có cơ sở để tính “giá đội thầu” lên tới gần 100% tổng mức đầu tư ban đầu của dự án”.

Ông Thám dẫn Luật Xây dựng (quy định nhà thầu chỉ được điều chỉnh vốn đầu tư dự án với mức tăng tối đa 10% tổng mức đầu tư) để chứng minh cho nhận định của ông. Theo ông Thám, nếu việc điều chỉnh vốn đầu tư dự án tăng quá 10% tổng mức đầu tư, phải thẩm định lại dự án và việc tăng thêm vốn chỉ được chấp nhận khi điều đó có lợi cho nhà đầu tư (trong dự án này là phía Việt Nam).

Lúc đầu, tổng vốn đầu tư cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là 552 triệu USD và Việt Nam vay của Trung Quốc 419/552  triệu USD. Nếu chấp nhận tăng thêm 339 triệu USD theo đòi hỏi của nhà thầu Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải vay thêm Trung Quốc khoản này. Theo thông lệ, nợ càng nhiều thì sức ép càng lớn và càng dễ phải nhượng bộ.

Nhận xét về lý do khiến nhà thầu Trung Quốc yêu cầu tăng vốn  trong dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, ông Nguyễn Đình Thám cho rằng, việc xin điều chỉnh tổng vốn đầu tư với lý do chi phí thiết bị xây dựng tăng là “không thể chấp nhận” bởi chi phí đó đã được tính khi bỏ thầu, thành ra không thể điều chỉnh.

Theo dự kiến, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có 13 cây số nằm trên cao và 1,7 cây số dẫn vào khu depot. Trên tuyến này có 12 ga trên cao và có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn bốn toa, mỗi toa chở khoảng 300 người, tần suất vận chuyển tối đa 2 phút/chuyến, tương đương lưu lượng 1 triệu người/ngày. Dự án này khởi công vào tháng 11 năm 2008 và lẽ ra phải hoàn tất hồi tháng 11 năm 2013 nhưng đến nay vẫn “chưa đâu vào đâu’ và nhà thầu Trung Quốc đòi tăng vốn đầu tư để có thể “khai thác vào… tháng 6 năm 2015”!

Ngoài ông Nguyễn Đình Thám, còn có một giảng viên đại học khác là ông Trần Hải Minh, làm việc tại Khoa Vận tải kinh tế của Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, tham gia cảnh báo về thực trạng bỏ thầu giá thấp để trúng thầu, sau đó đòi nâng chi phí đầu tư.

Một chuyên gia giao thông tên là Nguyễn Xuân Thủy, công khai bày tỏ thắc mắc vì chi phí thực hiện dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông quá đắt. Ông Thủy bảo rằng, trên thế giới, chi phí đầu tư trung bình cho đường sắt chạy ở trên cao trong đô thị chỉ khoảng 20 triệu đến 30 triệu USD/km. Nếu tổng vốn đầu tư được nâng lên theo yêu cầu của nhà thầu Trung Quốc thì mỗi cây số đường sắt trong dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông ngốn gần 70 triệu USD, hơn gấp đôi là quá phi lý.

Các chuyên gia không đồng tình còn vì chính quyền vay nhưng dân chúng phải trả và họ cùng thắc mắc là tại sao lại có “cơ sự thế này” nhưng không ai màng đến trách nhiệm.

“Cơ sự thế này” không chỉ xảy ra với dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Trên thực tế, khi tham gia tranh thầu tại Việt Nam, nhà thầu Trung Quốc chỉ bỏ thầu với giá tương đương 20% đến 30% so với các nhà thầu khác và gần như luôn luôn thắng thầu. Từng có một thống kê cho biết, 90% các “dự án trọng điểm” tại Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Sau đó, nhà thầu Trung Quốc chỉ thi công cầm chừng rồi đòi gia hạn thời gian thực hiện, kế đó đòi tăng vốn, thậm chí đòi thay đổi các yêu cầu của dự án.

Tuy điều này xảy ra thường xuyên ở khắp mọi nơi, trong một thời gian dài nhưng nhà thầu Trung Quốc vẫn tiếp tục thắng thầu. Tiếp tục có cơ hội đưa dân Trung Quốc tràn vào Việt Nam, với lý do cần nhân lực thực hiện các dự án mà họ nhận thầu. Tiếp tục đưa máy móc, thiết bị, vật liệu vào Việt Nam để thi công, bóp chết ngành công nghiệp Việt Nam vì không tiêu thụ được sản phẩm, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu, vật liệu, phụ liêu của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc ngừng xuất cảng chúng sang Việt Nam, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam hấp hối vì không kịp ứng phó.

Chưa kể đó cũng là lý do làm cho nhập siêu từ Trung Quốc tăng liên tục. Chỉ trong 10 năm (2001 đến 2012) nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng 76 lần, từ 210 triệu USD hồi 2001, thành 16 tỷ USD vào năm 2012. Đẩy kinh tế Việt Nam đến tình trạng càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc.

Tại sao chính quyền Việt Nam không hành động?

Một số chuyên gia kinh tế giải thích, đó là do sự câu kết rất chặt chẽ giữa các thế lực kinh tế mà chủ yếu là các doanh nghiệp lớn của nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân lớn, với các thế lực chính trị, để các bên đạt tới lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thường gọi là nhóm lợi ích. (G.Đ)

 

THƯ TỪ NƯỚC MỸ GỬI BẠN BÈ

THƯ TỪ NƯỚC MỸ GỬI BẠN BÈ

Nguyễn Thị Kim Chi

Chúng tôi được lời mời tới Mỹ dự hội thảo về vấn đề tự do báo chí  Việt Nam của hai vị dân biểu Hoa Kì là bà Loretta Sanchez và Joe Lojgren. Ban tổ chức gửi vé bay, đưa đón chúng tôi ở các sân bay và lo mọi chuyện ăn ở đi lại trong nước Mỹ.

Vậy là các dư luận viên bắt đầu tấn công chúng tôi rằng: “Bọn họ là những kẻ vì những đồng đôla mà bán rẻ Tổ Quốc…”.

Những lời thóa mạ vô căn cứ đó của những  người “trung thành” chỉ khiến tôi  tức cười. Họ nguyền rủa, kết tội  chúng tôi vì lòng họ yêu nước và đang ra sức bảo vệ đất nước thật ư? Họ nói rằng lịch sử VN sẽ phán xét chúng tôi – những kẻ đi bêu xấu tổ quốc.

Tôi thì nghĩ khác họ. Những kẻ nào bòn rút đất đai tiền của của dân để đem ra nước ngoài giấu vào các ngân hàng thì mới là kẻ có tội với dân. Những kẻ nào cậy đứng trên đỉnh cao quyền lực đã dùng bộ máy chuyên chính bịt mắt, bịt miệng và đàn áp thẳng tay những người lương thiện dám đấu tranh thì mới là kẻ có tội. Những kẻ chạy theo bám đít bọn tham nhũng và  bưng bít sự thật để được chủ thưởng thì mới có tội với dân với nước. Đây xin mọi người hãy xem bản tổng kết của nhà báo nào đó mà Oanh Bùi đã gửi cho tôi thì mọi người sẽ biết rõ thêm tình trạng VN.

Thấy chúng tôi dám nói, dám viết sự thật hiện trạng của VN trên các trang mạng nên các dân biểu quốc hội Mỹ đã mời chúng tôi tới Hoa Kỳ. Đoàn hiện chỉ có 5 người, năm người đã bị chặn lại ở các sân bay. Còn nếu nhà nước cử người đi đại diện cho VN thì bọn tôi chẳng bao giờ tới lượt. Những người đang biểu diễn lập trường chắc chắn sẽ được cử đi để “bảo vệ danh dự của đảng cộng sản VN và nhà nước”. Lúc đó các nhà lý luận sẽ viết sẵn cho họ những bài tham luận đầy tự hào rằng: “Việt Nam tuy còn khó khăn, nhưng đang phát triển và dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản”…

Việt Nam “dân chủ” mới có những người như Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết phải đem cả mạng sống của mình ra giành lại đất đai…

Việt Nam tự do nên các bloger và những người dám xuống đường  đấu tranh chống Trung Quốc bành trướng đã bị đàn áp và lần lượt vào tù.

Họ làm trò gắp lửa bỏ tay người chẳng mấy ai tin. Chúng tôi dẫu biết sẽ rất nhiều hệ lụy trong  ngày trở về,  chúng tôi sẵn sàng đón nhận tất cả. Tù đày ư, tra tấn đánh đập ư? Chúng tôi sẵn sàng dấn thân cho một Việt Nam ngày mai được TỰ DO, DÂN CHỦ, GIÀU MẠNH, VĂN MINH, KHÔNG THÙ HẬN.

N.T.K.C.

Washington ngày 23.4.2014