Cái chết rình rập trên từng mâm cơm gia đình Việt Nam

Cái chết rình rập trên từng mâm cơm gia đình Việt Nam

Nguoi-viet.com

Bình nhớt thải dùng tưới rau muống ở huyện Củ Chi, Sài Gòn. (Hình: VnExpress)

Bình nhớt thải dùng tưới rau muống ở huyện Củ Chi, Sài Gòn. (Hình: VnExpress)

HÀ NỘI (NV) – Các loại thực phẩm tại Việt Nam từ thịt cá đến rau đậu, trái cây, cà phê, đều có những hóa chất độc hại gây ung thư và các loại bệnh nguy hiểm khác.

“Cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình, thậm chí ngay trong từng bữa ăn của trẻ nhỏ,” Ông Hoàng Đình Chân, giám đốc bệnh viện ung bướu Hưng Việt phát biểu tại buổi Diễn Đàn “Đón sóng thực phẩm sạch” diễn ra sáng 23 tháng 8 năm 2016 và được tường thuật trên tờ Dân Trí.

Người ta từng thấy có những lời kêu ca trên mặt báo trong nước là người Việt Nam đang tự đầu độc chính mình. Tuy lời kêu gào khẩn thiết này dù đã được lập lại nhiều lần, vẫn có vẻ như ném đá ao bèo. Nhà cầm quyền với đủ mọi bộ ngành ban bệ xuống tận từng ngõ ngách của xã hội nhưng lại tỏ ra bất lực.

Tại diễn đàn nói trên, ông Hoàng Đình Chân cho biết, “Đối với ngành thực phẩm, chúng ta thấy có 40/120 mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; 455/ 735 mẫu thịt gia súc, gia cầm không an toàn cho người sử dụng.”

Ông Chân cũng dẫn báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, “Hơn 2,000/11,000 cơ sở sản xuất và buôn bán thuốc kém chất lượng; hơn 2,500/11,000 cơ sở sản xuất và buôn bán vi phạm quy trình chuẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,” nguồn tin trên kể lại.

“Việc tham gia vào quản lý, sử dụng các sản phẩm sạch sẽ rất quan trọng vì điều đó quyết định tới sức khỏe, nòi giống, tương lai của chúng ta. Bởi chỉ chưa tới 30% mắc ung thư là do kém may mắn còn lại là tỉ lệ người mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn chiếm khoảng 35%, kế đến là hút thuốc lá 30%. Trước chỉ thấy ở người già, trên 45 tuổi mắc ung thư, giờ trẻ hóa, như vậy không còn là yếu tố về tuổi tác nữa, nó liên quan rất nhiều tới yếu tố môi trường.” Lời ông Chân được báo trên dẫn lại.

Đùi heo chỉ có lớp da, còn lại là nạc, được cho ăn chất tạo nạc - gây ung thư cho người tiêu dùng. (Hình: VnExpress)

Đùi heo chỉ có lớp da, còn lại là nạc, được cho ăn chất tạo nạc – gây ung thư cho người tiêu dùng. (Hình: VnExpress)

Dịp này, đại diện phía doanh nghiệp, bà Thái Hương – chủ tịch Tập Đoàn TH nhấn mạnh, minh bạch là nguồn gốc của mọi vấn đề trong xã hội và là cội nguồn của bất kỳ nhà sản xuất nào.

Dẫn số liệu của Bộ Y Tế, bà Thái Hương cho biết, mỗi năm Việt Nam có hơn 75,000 người chết vì ung thư, nghĩa là trung bình một ngày có 250 người chết. Bộ Y Tế cũng thống kê, chỉ với 6 loại ung thư phổ biến: ung thứ vú, ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư khoang miệng, ung thư dạ dày, tổng chi phí trực và gián tiếp đã lên tới gần 26,000 tỷ đồng, chiếm 0.22% GDP của Việt Nam (năm 2012).

Đầu tháng 5, 2016 vừa qua, ông thủ tướng mới Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị “ngay trong năm 2016 phải tạo chuyển biến rõ nét trong quản lý nhập khẩu, sản xuất, sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y và xử lý dứt điểm việc sử dụng salbutamol, vàng ô, kháng sinh trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Người đứng đầu bộ ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.”

Nếu có “chuyển biến rõ nét,” các báo tại Việt Nam đã được lệnh đồng ca rầm rộ về các thành tựu đã đạt được và không có lời kêu gào ai oán “Cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình.”

Ngày 12 tháng 7, 2016 vừa qua, Hội Tiêu Chuẩn và Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Việt Nam vừa công bố bảng báo cáo khảo sát cà phê trên thị trường một số tỉnh và thành phố trong thời gian qua. Sau 3 đợt khảo sát từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2016, trên các mẫu cà phê bột và cà phê nước tại Hà Nội, Sài Gòn, Bình Dương, Sóc Trăng và Lâm Đồng, kết quả cho thấy “tổng cộng có tới 9 mẫu cà phê hoàn toàn không phát hiện hàm lượng caffeine.”

Chúng chỉ là bột bắp, bột đậu nành rang cháy pha thêm hương liệu hóa chất độc hại để đánh lừa vị giác của khách hàng.

Hồi giữa tháng 11 năm ngoái, một đại biểu quốc hội sau khi nghe ông Bộ Trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cao Đức Phát điều trần đã kêu rằng “Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!”

Ông Cao Đức Phát báo cáo rằng tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm,

Năm ngoái, nhiều báo đã có những bản tin, ký sự khá dài về tình trạng sử dụng các loại chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt là “thuốc tạo nạc” giúp cho thị heo nhiều nạc ít mỡ đế bán được nhiều tiền hơn dù người ta biết đây là chất bị cấm, độc hại cho con người vì dẫn đến các chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.

Nông dân trồng rau đậu hoa quả sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật rất độc, trái cây ngâm trong các thùng hóa chất, kể cả thuốc trừ sâu. Người bán thịt ở chợ dùng một ít bột hóa chất “không rõ nguồn gốc” biến thịt ôi thiu thành thịt “xịn,” biến thịt heo sề thành thịt bò “xịn” để lừa người tiêu thụ. Những tin loại này không hiếm trên báo chí tại Việt Nam. (TN)

BỊ UNG THƯ KHI LÀM VIỆC Ở FORMOSA

BỊ UNG THƯ KHI LÀM VIỆC Ở FORMOSA

FB Phạm Đoan Trang

25-8-2016

Anh Lê Văn Lâm và chị Nguyễn Thị Hương. Ảnh: FB Đoan Trang

Người dân phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh hầu như không ai không biết đến câu chuyện thương tâm của “cặp vợ chồng làm cho Formosa, cả vợ cả chồng đều bị ung thư”.

Anh là Lê Văn Lâm (SN 1969) và chị là Nguyễn Thị Hương (SN 1970). Gia đình anh chị hiện sinh sống tại xóm Ngâm, tổ dân phố Thắng Lợi, phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Anh bị ung thư vòm họng, còn chị bị ung thư vú. Có điều đáng chú ý là cả hai vợ chồng trước đây đều từng làm nhân viên bảo vệ, trông coi một số trong hàng trăm kho hóa chất của tập đoàn Formosa ở Hà Tĩnh.

Anh Lâm kể, anh chị vốn là người phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, sinh ra, lớn lên và thành gia thất đều ở đây. Cuộc sống của người dân nơi đây gắn chặt với biển, họ chỉ làm các nghề liên quan tới biển như đi khơi, lặn, làm muối, buôn bán hải sản. Bản thân anh cũng theo tàu đánh cá nhiều năm, hoặc làm công nhân xây dựng bên Lào… Cho tới năm 2012, Formosa bắt đầu triển khai dự án ở Việt Nam, thì hai vợ chồng cùng vào làm cho một nhà thầu của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Chẳng ai biết chính xác tên của nhà thầu đó là gì; hai anh chị Lâm-Hương cũng chỉ biết đến họ với vài thông tin ít ỏi: Đó là MC5 – một công ty của Trung Quốc, chủ lao động làm việc trực tiếp với anh chị là một người đàn ông Trung Quốc tên Lưu Hán, tầm 35-36 tuổi. Công ty có phiên dịch tiếng Trung, tuy nhiên Lưu Hán cũng nói được tiếng Việt, hình như trước kia từng lấy vợ là người Việt Nam, sống ở Hà Nội, sau bị vợ bỏ.

Và tất cả thông tin chỉ có thế. Hai anh chị làm nghề coi kho cho MC5. Công việc của hai vợ chồng là trực đêm, trông coi một số container hóa chất, bốn ống khói và hai ống thoát nước (?) của MC5 trong khuôn viên Formosa, từ 6h tối mỗi ngày đến 6h sáng hôm sau. Lương tháng của anh là 9 triệu đồng, của chị 6 triệu. Cả hai đều không ký hợp đồng lao động, và thậm chí không có giấy tờ nào để chứng minh rằng anh chị từng là nhân viên làm việc bên trong Formosa. Họ cũng có đóng 200.000 đồng Việt Nam cho MC5, khoản đó được gọi là “bảo hiểm lao động”, nhưng chỉ chi trả cho những người bị tai nạn (ngã, va chạm…) trong lúc làm việc. Giấy tờ về khoản tiền này, MC5 cũng cầm cả, anh chị không được giữ.

Khoảng tháng 6/2015, chị Hương thấy đau ngực, khó chịu trong người, đi khám thì phát hiện bị ung thư vú. Chị báo lại Lưu Hán. Ông này, theo lời kể của anh chị, chỉ “à thế à mấy câu rồi lờ đi”, coi như không có trách nhiệm. Chị nghỉ việc, ở nhà chữa bệnh. Được vài tháng thì anh cũng thấy ù tai, váng đầu … và bị chẩn đoán là mắc bệnh ung thư vòm họng. Tới đây thì MC5 xong phần công trình ở Việt Nam và “rút đi đâu không rõ”, anh tiếp tục làm cho Formosa tới tháng 5/2016 thì buộc phải nghỉ vì sức khỏe đã quá yếu.

Từ khi phát hiện bệnh đến nay, anh Lâm và chị Hương đều đã qua vài đợt hóa trị; chị phải cắt bỏ phần ngực bên trái. Hai vợ chồng nằm nhà cả ngày, mỗi tháng lại đến Bệnh viện Trung ương Huế 1-2 tuần để tái khám và điều trị. Nhiều đêm, anh chị mệt và đau không ngủ được, nhưng cái đau về thể xác còn không bằng nỗi đau và lo buồn cho tương lai của ba đứa con. Con gái học lớp 10 đã bỏ học để ở nhà chăm sóc cha mẹ, còn cậu con trai đang học đại học ở Vinh cũng định bỏ nhưng anh chị không chịu, cứ động viên con cố gắng nốt ba năm nữa.

Chi phí chữa bệnh cho mỗi người giờ đã lên tới cả trăm triệu, trong khi hai vợ chồng không còn nguồn thu nhập nào. Tất cả chỉ trông vào số tiền dành dụm được từ trước tới nay, và tiền giúp đỡ của những người hảo tâm. Hội liên hiệp phụ nữ phường Kỳ Phương có một lần quyên góp tiền của người dân địa phương, giúp đỡ anh chị được hơn 23 triệu đồng; nhưng “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”, đến giờ hai vợ chồng thực sự chỉ ngồi nhà, chờ đợi… Mỗi lần có khách đến, anh chị ra nói chuyện với vẻ mặt thẫn thờ, lo lắng, và cứ nói được vài câu là chị lại rân rấn nước mắt: “Con người ta còn được đi học, con mình thì bỏ học vì cha mẹ…”.

Nhà thầu “MC5” nào đó mà anh chị từng làm việc, giờ đã rút về nước hoặc chuyển đi đâu không rõ. Formosa Hà Tĩnh thì càng chẳng một lời hỏi thăm – có lẽ họ cũng không biết đến hai người lao động bị ung thư này. Hai vợ chồng đã làm việc gần bốn năm trời bên trong Formosa, tiếp xúc với nhiều hóa chất, thậm chí như anh Lâm khẳng định, với nhiều lần rò rỉ hóa chất, mà không có một thứ gì để tự bảo vệ mình: Không quần áo bảo hộ, không trang thiết bị bảo hộ, không hợp đồng lao động, không một khoản phụ cấp nào ngoài lương, không bác sĩ, không kiểm tra sức khỏe, khám chữa bệnh, không một chút thông tin cảnh báo hay hướng dẫn nào từ chủ lao động, và đương nhiên, không công đoàn.

Được hỏi, có nghĩ tới chuyện kiện Formosa để đòi bồi thường thiệt hại không, anh Lâm ngần ngừ: “Cũng khó, vì bảo hiểm lao động của họ chỉ chi cho những ai bị tai nạn, như là rớt, ngã hay va chạm gì đó thôi, còn chúng tôi bị bệnh”. Và, cũng không thể chứng minh căn bệnh ung thư của hai vợ chồng là do công việc coi kho hóa chất ở Formosa trực tiếp gây nên…

Đến giờ, có lẽ ai cũng đã thấy khoản tiền 500 triệu USD mà Formosa hứa bồi thường cho Việt Nam chẳng đủ bù đắp thiệt hại cho một thôn làm nghề biển ở Hà Tĩnh. Mà đấy là còn chưa kể tới thiệt hại của hàng chục nghìn dân địa phương không làm nghề biển, trong đó, có những người như vợ chồng anh Lâm – chị Hương này. Những người lao động không hợp đồng, không bảo hiểm, không thông tin… Ai bảo vệ quyền lợi cho họ?

* * *

Bạn đọc trong và ngoài nước, có lòng hảo tâm muốn giúp đỡ anh Lê Văn Lâm và chị Nguyễn Thị Hương, xin gửi về địa chỉ:

Anh Lê Văn Lâm, xóm Ngâm, Tổ dân phố Thắng Lợi, phường Kỳ Phương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Hoặc về tài khoản của con trai anh chị là: Lê Công Tuấn, số tài khoản 711AC1006393, ngân hàng Viettin Bank.

Thuê chặt chân tay ‘để trục lợi bảo hiểm’

Thuê chặt chân tay ‘để trục lợi bảo hiểm’

BBC

Một người phụ nữ ở Hà Nội thuê người chặt chân, tay của mình với giá 50 triệu đồng để nhận 3,5 tỷ tiền bảo hiểm, theo công an.

Ngày 23/8, sau ba tháng điều tra, cơ quan điều tra công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) nói họ đã làm rõ vụ tự thương nhằm trục lợi bảo hiểm nhân thọ.

Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm cho biết đây là lần đầu tiên ở Việt Nam xảy ra vụ việc nghiêm trọng như vậy vì nếu trót lọt, người phụ nữ này có thể được thanh toán số tiền bảo hiểm lên tới 3,5 tỷ đồng.

‘Tai nạn giao thông đường sắt’

Theo VnExpress, vào 0h05 ngày 5/5, công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) nhận được thông báo từ anh Doãn Văn D. (21 tuổi, trú tại Phúc Thọ, Hà Nội) về một vụ tai nạn giao thông đường sắt tại khu gian Hà Đông – Phú Diễn thuộc tuyến đường Bắc Hồng – Văn Điển, địa phận phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Khi đến hiện trường, cảnh sát xác định nạn nhân là chị Lý Thị. N. (30 tuổi, trú tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đang nằm dọc đường ray bên trái đường sắt theo chiều chạy từ Hà Đông về ga Phú Diễn, với 1/3 bàn tay trái và 1/3 bàn chân trái đứt lìa, một chiếc dép nằm phía bên trong đường ray.

Chị được đưa đến Bệnh viện 19/8 để cấp cứu và nối liền lại phần chân và tay bị đứt. Sau bốn ngày điều trị, nạn nhân xin chuyển đến Bệnh viện Việt Đức và tại đây, bác sĩ chuẩn đoán phần thân thể bị đứt đã hoại tử và buộc phải tháo bỏ để bảo toàn tính mạng.

Theo lời khai với cơ quan công an, chị Lý Thị N. là người dân tộc Tày, quê ở Tuyên Quang, hiện đã lấy chồng, có 2 con và sinh sống tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội.

Nạn nhân cho biết vì tối 4/5 xin phép chồng về quê ở Tuyên Quang nhưng không được đồng ý, chị do buồn bã đã đi lang thang dọc đường sắt từ khu vực phường Xuân Phương về đường 32. Lúc này trời rất tối, chị nghe thấy tiếng còi tàu và thấy có ánh đèn, nhưng không thấy tàu chạy qua. Khi bước tiếp vài bước thì chị bị tàu hút vào; chị thấy đau nhói, rồi bị hất văng và bất tỉnh.

Khi tỉnh dậy, chị thấy anh Doãn Văn D. đi qua liền kêu cứu.

Nghi vấn

Theo VnExpress, chị N. liên tục đề nghị cơ quan công an xác nhận mình tai nạn giao thông đường sắt và xác định tỷ lệ thương tật để được thanh toán 3 gói bảo hiểm đã mua trước đó của 2 công ty.

Công an xác định từ đầu tháng Ba, chị liên tục mua bảo hiểm nhân thọ với số tiền lớn, và nếu có tai nạn xảy ra, tổng số tiền bảo hiểm mà chị được thanh toán lên tới gần 4 tỉ đồng.

Tiếp theo đó, Doãn Văn D. sau khi báo cáo sự việc với cảnh sát đã cung cấp sai tên, tuổi, địa chỉ cho cơ quan công an, đồng thời có hành vi đổi sim cùng điện thoại để cắt liên lạc với cơ quan chức năng và có dấu hiệu bỏ trốn.

Theo thông tin của VietnamNet, khi phối hợp với đội khám nghiệm hiện trường để khám nghiệm đầu máy cùng các toa tàu chạy qua tuyến đường sắt vào thời điểm xảy ra tai nạn, cơ quan công an không phát hiện vết máu nào bám lại tại các bánh xe, gầm máy và các toa xe.

Đồng thời, phía dưới đầu máy tiếp xúc với đường ray có thanh kim loại gạt chướng ngại vật, khoảng cách từ thanh này đến đường ray chỉ khoảng 2cm, tay hoặc chân người khó có thể lọt qua được. Thêm vào đó, việc giám định giám định kết luận thương tích tại vùng tay trái, chân trái của chị Lan cho thấy vết thương do vật sắc gây ra, không phải tai nạn đường sắt.

Sau ba tháng điều tra, công an quận Bắc Từ Liêm kết luận vụ tai nạn trên là không có thật.

Theo VnExpress, chị N. thừa nhận do làm ăn thua lỗ, nợ tiền của nhiều người, không có khả năng chi trả nên nảy ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty bảo hiểm.

Nó Sập Rồi Sao

 Nó Sập Rồi Sao

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

RFA

Tôi vốn hay lo nên cứ chần chừ mãi mà vẫn chưa lần nào (dám) ghé thăm Hà Nội. Đường thì xa, vé tầu thì mắc, thực phẩm thì không an toàn, và lỡ hành lý lại bị mất ráo ở phi trường (Nội Bài) thì thấy mẹ!

Đã thế, nhà cửa Hà Nội lại còn hay bị sập. Khoảng giờ này năm ngoái, ngày 23 tháng 9 năm 2015, báo Ngày Nay buồn bã loan tin: “Sập nhà 107 Trần Hưng Đạo khiến hai người chết.”

Ngày 4 tháng 8 năm nay, báo Thanh Niên lại ái ngại cho hay: “Một ngôi nhà 4 tầng tại phố Cửa Bắc, Hà Nội … bị sập trong đêm, đã có nạn nhân thiệt mạng… Theo báo cáo nhanh của Công an quận Ba Đình nguyên nhân khiến ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc bị sập là do xây dựng đã lâu, móng hầu như không có.”

Báo cáo này lại khiến cho tôi co8 (thêm) một nỗi lo lắng khác: nhà đương cuộc Hà Nội cũng có nền móng khỉ mốc gì đâu! Bằng giờ này hơn 70 năm trước, hôm 19 tháng 8 năm 1945, những người cộng sản đã (tay không) cướp được quyền bính ở Hà Nội.

Sau đó, cũng chỉ bằng mồm mà họ chiếm luôn thêm được Sài Gòn rồi ngồi riết trên đầu trên cổ nhân dân – của cả hai miền – không qua một cuộc trưng cầu dân ý hay bầu bán gì ráo trọi. Chế độ hiện hành vừa không chính danh, vừa không chính đáng nên cũng có nền móng gì đâu. Bởi thế, với thời gian, tiếng báo động (nghe như tiếng cú) mỗi lúc một nhiều và càng thêm rõ:

Việt Nam không chỉ chỉ cạn kiệt về tài chính mà còn khánh kiệt về niềm tin. Không còn ai cảm thấy an toàn ở xứ sở này, mọi người đều chỉ nhấp nhổm muốn đi – theo lời than phiền của nhà thơ Thái Bá Tân:

Trẻ, đua nhau du học.
Học xong không quay về,
Bỏ lại cánh đồng cháy,
Tiêu điều những làng quê.

Quan, những người cách mạng,
Lặng lẽ tích đô-la
Để thành công dân Mỹ,
Tây Âu, Canada.

Doanh nhân, chưa bị giết
Bằng sưu thuế nhiễu nhương,
Cũng lặng lẽ chuẩn bị
Để mai mốt lên đường.

Vậy là đi, đi hết,
Những người có thể đi…

Nhà ngoại giao Nguyễn Quang Dy coi đây như là “dấu hiệu của một cơn bão tố.” Bài viết của ông (trên trang BBC, hôm 15/06/16) mở đầu bằng một câu danh ngôn của thiền sư Osho: “Cuộc sống bắt đầu khi nỗi sợ kết thúc – Life begins where fear ends.”

Đúng hai tháng sau, từ Việt Nam, blogger Paulus Lê Sơn gửi bài tường thuật (“Giáo Dân Vinh Biểu Dương Sức Mạnh Oai Phong Triệt Hạ Phường Tự Đắc”) đến trang Dân Luận:

Sáng 15.8.2016, vào lúc 6 giờ 45 có khoảng 30.000 người tham dự thánh lễ “Đức Mẹ Hồn và Xác Lên Trời,” quan thầy của giáo Phận Vinh tại trung tâm Xã Đoài, đồng thời tuần hành với những biểu ngữ đồng hành lên tiếng cho thảm họa môi trường Biển miền Trung.

Ảnh: Dũng Mai

Tôi cứ ngỡ là người bạn trẻ viết lộn (chắc chỉ chừng ba ngàn là quá xá rồi) nhưng khi nhìn thấy một biển người tuần hành ở thành phố Vinh thì không khỏi thất kinh hồn vía; tự dưng, lại thốt nhớ đến lời tiên đoán của nhà văn Nguyên Ngọc: “Chế độ này thế nào cũng sụp đổ. Nhưng không biết nó sẽ sụp đổ theo kịch bản nào?”

Nó sụp đổ theo kịch bản nào thì cũng có cả trăm triệu người vui, và (cỡ) một triệu kẻ buồn. Riêng tôi thì chỉ thấy lo thôi, và lo lắm!

Nó sập rồi sao nữa?

What’s next?

Cách đây chưa lâu, có bữa, tôi nghe nhà văn Phạm Thị Hoài  hỏi nhỏ:

Chúng ta thử hình dung, một ngày nào đó không xa, trong vòng một thập niên tới, Việt Nam sẽ chuyển thành công từ thể chế độc quyền dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam sang dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự.

Khi đó, cái di sản kéo dài gần ba phần tư thế kỉ ở miền Bắc và gần một nửa thế kỉ trên toàn quốc đó sẽ đặt chế độ mới trước những thử thách nào?

Một “chế độ mới” với “nền dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự” để có thể đối phó với những thử thách” mai hậu – tất nhiên – không thể hình thành qua đêm, và dường như (cho đến nay) vẫn chưa có ai chuẩn bị cho những điều “phiền phức” và “xa xôi” đến thế.

Mà dân Việt thì lúc lại chả thế. Chả chờ cho nước đến chân, hay tới cổ luôn. Hồi ký (Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua) của bác sĩ Nguyễn Tường Bách có những dòng chữ “ngơ ngác” đọc mà muốn ứa nước mắt:

Thời thế biến chuyển nhanh hơn là người ta tưởng.

Đầu tháng 8, 1945. Chúng tôi vẫn miệt mài làm báo. Tờ Ngày Nay vẫn bán rất chạy, tuy những tin tức dồn dập khiến mọi người hoang mang.

Một buổi chiều, công việc xong, tôi đương ngồi uống càphê, bỗng thấy Khái Hưng từ ngoài vội vã bước vào trong tòa soạn:

– Mỹ ném bom nguyên tử! – anh nói.

– Xuống đâu? – tôi vội hỏi.

– Hiroshima… mấy mươi vạn người đã ra tro…

Ngày hôm sau, 16 tháng 8, 1945. Chín giờ sáng, tôi đạp xe từ nhà đến tòa báo. Mọi người đều có vẻ phấn khởi, đồng thời cũng tỏ ra thắc mắc về tương lai. Pháp đã chạy, Nhật đầu hàng. Vậy thì, cục thế sẽ đi tới đâu?

Giữa lúc “mọi người hoang mang” không biết “cục thế” sẽ “tới đâu” thì ông Hồ Chí Minh đã có ngay một bức thư, không biết thằng chả thủ sẵn trong túi áo (đại cán) từ đời thưở nào rồi:

“Hỡi đồng bào yêu quí! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta… Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên.”

Cờ quạt cũng vậy, cũng đã dấu sẵn (đâu đó) hết trơn, theo Tạp Chí Xây Đựng Đảng:

“Sáng 19-8-1945, Thủ đô Hà Nội ngập tràn cờ đỏ sao vàng. Từ mọi ngả đường nhân dân cuồn cuộn đổ về Quảng trường Nhà hát lớn để tham gia cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Cuộc mít tinh với trên mười vạn người đã nhanh chóng biến thành cuộc biểu tình vũ trang chiếm Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát, Sở Bưu điện… Chỉ trong chốc lát hầu hết các công sở của chính quyền địch đã thuộc về nhân dân. Cơn bão cách mạng thành công ở Hà Nội đã tràn khắp cả nước thúc đẩy nhân dân đứng lên tổng khởi nghĩa. Chỉ trong vòng 15 ngày chúng ta đã giành thắng lợi hoàn toàn.”

Người cộng sản quả là những thiên tài. Họ cũng đâu biết “cục thế” ra sao nhưng vẫn chuẩn bị rất kỹ việc cướp chính quyền, và đã thành công. Chỉ có điều là cướp xong được quyền bính thì họ lại biến thành thiên tai, và đại hoạ –  theo như lời phàn nàn của nhà báo Bùi Tín:

“Nhà nước cộng sản trong hơn 70 năm qua đã phá nhiều hơn xây, mang lại bất công vượt xa thời Pháp thuộc, nhà tù nhiều hơn trường đại học, y tế suy đồi, giáo dục lạc hậu, nợ quốc gia chồng chất, biên giới bị xâm phạm, tham nhũng càng chống càng tràn lan. Có thể nói tòa nhà cộng sản đã bị dột nát, xiêu vẹo, sâu mọt ăn từ mái đến móng nhà, các cột trụ đều mọt ruỗng …”

Trời, nói gì nghe thấy ghê vậy cha? Ngó bộ nó muốn sụp tới nơi … nhưng (lỡ) nó đổ thì rồi sao nữa?

Nếu ngày mai CNXH ở Venezuela đội mũ ra đi, xứ sở này đã có sẵn phe đối lập Mesa de la Unidad Democrática (MUD) gồm nhiều đảng phái và tổ chức xã hội dân sự. Họ đã giành được quyền kiểm soát quốc hội, sau cuộc bầu cử vào tháng 6 năm 2015.

Nếu ngày mốt Bắc Hàn sập tiệm thì dân Nam Hàn buộc sẽ phải “hứng” lấy nửa phần quê hương và đồng bào (không may) của họ thôi.

Nếu ngày kia Trung Cộng đổ thì hơn tỉ dân Trung Hoa vẫn có thể trông cậy ít nhiều vào Trung Hoa Dân Quốc, như khuôn mẫu có sẵn cho một nhà nước dân chủ và pháp trị.

Thái Anh Văn, Tổng Thống Đương Nhiệm của T.H.D.Q. Ảnh: Wikipedia

Còn lỡ ngày kìa mà Hà Nội sập thì ngay cả ông Trời cũng chưa chắc đã biết chuyện gì rồi sẽ xẩy ra cho đất nước Việt Nam! Dựa vào đâu, và làm cách nào để có thể chuyển sang “nền dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự”?

Tôi nhìn quanh chỉ thấy vài ba nhóm nhỏ (trong cũng như ngoài nước) những kẻ “rất quan tâm, và rất có lòng với quê hương dân tộc” và … chỉ có thế thôi. Xa hơn là vài ông  thủ tướng lưu vong, cùng mấy đảng phái chính trị chỉ được công luận biết đến vì nhờ vào … tai tiếng! Tất cả đều là sản phẩm của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, một cái cộng đồng không hùng mạnh lắm!

Không lẽ, thêm một lần nữa, vận mệnh phận đất lại được sắp xếp bởi ở những hội nghị quốc tế (không biết rồi sẽ nhóm họp ở phương trời nào) và số phận dân tộc này lại sẽ rơi vào một “đám thiên tai” nào khác?

Chúng ta không có thói quen chuẩn bị cho tương lai. Lý do, tôi trộm nghĩ, có lẽ vì người mình lỡ quen với mì (gói) ăn liền rồi!

Dọn đường cạnh tranh với công đoàn độc lập

Dọn đường cạnh tranh với công đoàn độc lập

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-08-24

000_Hkg1514019.jpg

Tài xế hãng taxi Sao Sài Gòn tại Hà Nội đình công hôm 31/7/2008.

 AFP photo

Dọn đường cạnh tranh với công đoàn độc lập

02:59/06:09

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Trong 15 năm qua, Việt Nam xảy ra hơn 7.000 cuộc đình công tất cả đều được mô tả là trái luật, đặc biệt tổ chức công đoàn độc quyền do nhà nước thành lập không hề tổ chức bất kỳ một cuộc đình công nào để tranh đấu cho quyền lợi của người lao động.

Cái “khó” của công đoàn

Điểm chung của các cuộc đình công tự phát ở Việt Nam là đòi quyền lợi lương bổng, phúc lợi và chế độ làm việc của người lao động. Hầu như sau các cuộc đình công tự phát và bị coi là trái pháp luật, hầu hết giới chủ doanh nghiệp đều phải đáp ứng toàn phần hoặc một phần yêu sách của người lao động.

Các cuộc đình công bị coi là trái pháp luật vì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên không đứng ra lãnh đạo và tổ chức đình công. Đây là điều kiện bắt buộc ghi trong các Bộ Luật Lao động 2006 và được sửa đổi trong Bộ Luật Lao động 2012. Như vậy Việt Nam có luật pháp về đình công, tuy nhiên Tổng Liên đoàn Lao Động và hệ thống trực thuộc là tổ chức độc quyền chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và Nhà nước. Một điểm đáng chú ý là tất cả cán bộ công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp trả lương. Luật sư Lê Văn Luân từ Hà Nội phân tích vấn đề này:

“Một người được sinh ra và trả lương bởi một ông chủ mà đứng ra bảo vệ người đối nghịch, thì đó chính là mâu thuẫn từ trước đến nay chưa giải quyết được. Cho nên tính độc lập của tổ chức công đoàn để bảo vệ người lao động hầu như không có.

Một người được sinh ra và trả lương bởi một ông chủ mà đứng ra bảo vệ người đối nghịch, thì đó chính là mâu thuẫn từ trước đến nay chưa giải quyết được.
– Luật sư Lê Văn Luân 

 Khi không phát huy được vai trò của công đoàn thì đương nhiên người lao động khi bị xâm phạm đến quyền lợi của mình, cho rằng là như thế, thì chắc chắn họ phải tự mình chứ không thể nhờ công đoàn được…với TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương nếu Việt Nam gia nhập thì có yêu cầu tổ chức công đoàn độc lập.

Đây chính là điểm cực kỳ tiến bộ, phù hợp nhất đối với việc điều chỉnh liên quan đến công đoàn, khắc phục điểm yếu của nó, đó là phải độc lập với người sử dụng lao động, không do người sử dụng lao động trả lương hoặc lập ra mà do trực tiếp người lao động…hoặc phải là tổ chức công đoàn được thành lập hợp pháp theo luật Việt Nam, có được quyền bảo vệ tính độc lập với doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố quyết định đến phát triển.”

Báo chí Việt Nam trong đó có Tuổi Trẻ Online và Dân Trí Online ngày 23/8 đưa tin, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đề nghị Liên đoàn Lao động TP.HCM mạnh dạn tổ chức cho cán bộ công đoàn lãnh đạo công nhân đình công theo luật, nếu việc này đem lại kết quả tốt cho người lao động. Ông Đinh La Thăng đã nói như thế khi thăm Khu Chế xuất Tân Thuận hôm 23/8/2016 và được giới chức Liên đoàn Lao động TP.HCM xác định rằng, từ trước tới nay công đoàn chưa bao giờ tổ chức đình công để tranh đấu cho người lao động.

Ông Đinh La Thăng là Ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên phê phán vai trò không hiệu quả của tổ chức công đoàn, khi mà công nhân những người là thành viên công đoàn lại không coi cán bộ công đoàn là thủ lĩnh của họ.

Trao đổi với chúng tôi, LS Lê văn Luân nhận định rằng tư tưởng của ông Thăng không phải là mới mà chỉ phù hợp với xu hướng Việt Nam hội nhập quốc tế, tham gia TPP Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương. LS Lê Văn Luân tiếp lời:

“ … Trong một môi trường có một tổ chức công đoàn khác và độc lập, anh muốn cạnh tranh được thì cũng phải thể hiện được vai trò của mình trong vấn đề bảo đảm quyền lợi người lao động. Ông Thăng đề cập vấn đề đó cũng là một bước cực kỳ mạnh dạn đối với thứ người ta coi là hoàn toàn nhạy cảm và rất khó để thực hiện. Tôi thấy đây là bước đầu tiên dọn đường cho việc ở cơ sở….”

Quyền tự do lập hội

000_Hkg10243599.jpg-400.jpg

Công ty may 10 ở ngoại ô Hà Nội hôm 20/10/2015. AFP photo

Công đoàn độc lập và sự liên kết giữa các tổ chức công đoàn là điều chưa hề có ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chìa khóa của vấn đề là quyền tự do lập hội. Quyền này tuy được ghi trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam, nhưng chưa bao giờ có luật để thi hành. Dự luật Lập hội vẫn cứ ì ạch ở Quốc hội từ khóa trước sang khóa sau. Luật sư Lê Văn Luân nhận định:

“ …Chưa có Luật Lập hội thì đúng là một vấn đề vướng mắc, tất nhiên khi tham gia TPP Nhà nước có nói rằng sẽ phải thay đổi một loạt các văn bản luật để tương thích với vấn đề công đoàn độc lập, vấn đề liên quan đến lao động ở trong TPP. Tôi tin rằng sớm muộn cũng phải ban hành, phải đặt lên bàn dự thảo Luật Lập hội, khi đó mới bảo đàm quyền thành lập công đoàn độc lập theo TPP…”

Tôi tin rằng sớm muộn cũng phải ban hành, phải đặt lên bàn dự thảo Luật Lập hội, khi đó mới bảo đàm quyền thành lập công đoàn độc lập theo TPP…
– Luật sư Lê Văn Luân 

 Trong dịp trả lời chúng tôi, Phó Giáo sư Ngô Trí Long hiện sống và làm việc ở Hà Nội tỏ vẻ băn khoăn về khả năng tiến tới tự do nghiệp đoàn ở Việt Nam:

“Triết lý chính trị cũng như quan điểm của họ chưa thay đổi thì tôi nghĩ vấn đề này khó thay đổi lắm. Thực chất đó là vấn đề tối tế nhị, một mặt đây là vấn đề nhạy cảm, vấn đề nóng và bức xúc hiện nay mà người ta đang quan tâm. Nhưng để triển khai và thực hiện được những vấn đề đó, tôi nghĩ là còn phải chờ đợi một quá trình không phải là đơn giản…”

Hiến pháp hiện hành của Việt Nam minh thị những quyền cơ bản của công dân như lập hội, biểu tình, hội họp, dù nhà nước cộng sản trì hoãn ban hành những bộ luật về vấn đề này. Tuy vậy với xu hướng hội nhập để phát triển, giới học giả cho rằng đã tới giai đoạn mà Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam phải chấp nhận hé mở cánh cửa hẹp về dân chủ hóa, ít nhất là vấn đề quyền lựa chọn nghiệp đoàn ở cơ sở.

Đề nghị của ông Đinh La Thăng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM về việc Công đoàn phải gánh vác trách nhiệm của mình, đứng ra lãnh đạo và tổ chức đình công tranh đấu cho quyền lợi của công nhân, được giới quan sát xem như một sự chuẩn bị cho tương lai đó.

Fulbright có đi cùng với Mác và Lê Nin?

Fulbright có đi cùng với Mác và Lê Nin?

Kính Hòa, RFA
2016-08-22

fulbright-vietnam-622.jpg

Ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành uỷ TP HCM trao giấy chứng nhận thành lập Đại học Fulbright Việt Nam cho ông Thomas Vallely, Chủ tịch Quỹ TUIV, Giám đốc Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard hôm 11/7/2015.

Photo: RFA

Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin?

00:00/00:00

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam.

Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác.

Môn học bắt buộc ở VN

Tiến sĩ Nguyễn Khoa Văn, dạy đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết là trong tất cả các chương tình đại học Việt Nam, dù là của nhà nước hay tư thục đều có một phần quan trọng chiến đến khoảng 25% thời gian học để học các môn có liên quan đến chính trị. Đó là các môn học triết học Mác Lê Nin, Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, kinh tế chính trị học Mác Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Riêng trong ngành  kinh tế thì môn kinh tế chính trị Mác Lê Nin chiếm đến 90 giờ học bắt buộc.

Vì lý do đó, Tiến sĩ Văn nói rằng nếu Đại học Fulbright từ chối sự bắt buộc, cũng là điều dễ hiểu, vì nó sẽ không phù hợp với chương trình của họ, cũng như tất cả các chương trình giảng dạy về kinh tế trên thế giới.

Ông nói tiếp về các môn tự chọn và bắt buộc liên quan đến triết học trong chương trình mà ông tham gia giảng dạy:

“Chương trình giảng dạy của đại học Việt Nam mình có hai môn thuộc về triết học, thứ nhất là môn lịch sử triết học, thì họ chỉ bố trí là hai học phần, 30 tiết tức là có hai tín chỉ thôi. Nhưng mà cái môn triết học Mác Lê Nin thì đến 4 tín chỉ, tức là 60 tiết. Môn lịch sử triết học là môn nhiệm ý, tự chọn, còn môn triết học Mác Lê Nin là bắt buộc, đối với các nhóm ngành kinh tế sau đại học.”

Tự do học thuật không đòi hỏi chúng ta lấy một chủ nghĩa nào làm kim chỉ nam cho tư tưởng cả.

LS Lê Công Định, TP.HCM

Có Mác Lê hay không Mác Lê?

Luật sư Lê Công Định, người từng là học giả của chương trình Fulbright nói quan điểm của ông về việc có nên giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê trong trường Đại học hay không:

“Tôi nghĩ là nếu Đại học Fulbright có một môn về triết học, thì chủ nghĩa Mác Lê Nin cũng có thể được nghiên cứu một cách không bắt buộc, trong những chương trình nghiên cứu triết học nói chung, bởi vì triết học Mác cũng là một triết học quan trọng mà những sinh viên nghiên cứu về triết cũng nên tìm hiểu.

Nhưng tôi nghĩ là chủ nghĩa Mác Lê Nin, hay triết học Mác không nên là một môn bắt buộc cho các đại học Việt Nam, bởi vì tự do học thuật không đòi hỏi chúng ta lấy một chủ nghĩa nào làm kim chỉ nam cho tư tưởng cả. Cho nên nếu là vì tự do học thuật, vì đại học Fulbright có môn triết thì tôi nghĩ là nên, còn bắt buộc thì tôi nghĩ là không nên.”

000_Hkg7558021.jpg

Một giảng viên Đại học lâu năm xin giấu tên tại thành phố Hồ Chí Minh cũng chia sẻ quan điểm này của luật sư Lê Công Định. Qua liên lạc email với chúng tôi, bà nói rằng:

“Theo mình, có dạy, mà dạy đúng (ít nhứt là làm rõ vai trò lịch sử của nó vào thời điểm nó ra đời, người học sẽ tự biết tìm hiểu “diễn biến” về sau) thì sẽ tốt hơn là “không dạy.”

Học thuyết lỗi thời

Nhưng có những ý kiến khác cho rằng môn triết học Mác Lê Nin là vô ích không nên đưa vào chương trình giảng dạy. Ông Phạm Tuấn Kiệt  tốt nghiệp đại học ngành dược tại Thành phố Hồ Chí Minh trả lời qua tin nhắn với chúng tôi rằng Mác Lê Nin là loại học thuyết lỗi thời, và nếu Đại học Fulbright không chấp nhận nó là vì không chấp nhận một nền giáo dục có tính định hướng.

Ông Nguyễn Khoa Văn cũng theo quan điểm này, ít nhất là trong các chương trình giảng dạy mà ông tham gia có liên quan đến lĩnh vực kinh tế:

“Theo tôi thì tôi sẽ không chọn cái môn đó làm nhiệm ý hay bắt buộc gì cả trong cái chương trình học của mình, nếu tôi là người soạn chương trình cho Đại học Fulbright, vì môn đó chẳng giúp ích gì cho học viên cả.”

Tôi sẽ không chọn cái môn đó làm nhiệm ý hay bắt buộc gì cả trong cái chương trình học của mình, nếu tôi là người soạn chương trình choĐại học Fulbright, vì môn đó chẳng giúp ích gì cho học viên cả.

TS Nguyễn Khoa Văn, Đại học kinh tế TP.HCM

Ông Văn nói thêm là từ khi ở Việt Nam bắt đầu cho phép giảng dạy ngành quản trị kinh doanh vào năm 1997, trong gần 20 năm qua các sinh viên phải tốn đến 1 năm học trong chương trình học bốn năm của mình cho các môn có liên quan về chính trị là quá nhiều.

Luật sư Lê Công Định thì đưa ra nhận xét rằng chương trình giảng dạy đại học tại Việt Nam đã có nhiều sự cởi mở trong thời gian qua khi cho phép giảng dạy về các loại triết học, tư tưởng khác ngoài chủ nghĩa Mác Lê Nin, nhưng khi được hỏi liệu trong tương lai Việt Nam sẽ cho phép sinh viên của mình học môn chủ nghĩa Mác Lê Nin như một sự tự chọn chứ không bắt buộc hay không, Luật sư Định nói:

“Nhưng bảo rằng là để không dạy môn chủ nghĩa Mác Lenin như là một môn bắt buộc nữa, thì tôi nghĩ rất là khó vì người ta vẫn xem chủ nghĩa Mác Lê Nin là kim chỉ nam, là căn bản tư tưởng của chế độ này thì khó mà không bắt buộc được.”

Fulbright và Việt Nam

Vào tháng năm năm nay, sau khi Việt Nam công bố chính thức việc thành lập đại học Fulbright tại Việt Nam, một nguồn tin trong ngành giáo dục Việt Nam có nói với chúng tôi rằng câu chuyện có bắt buộc giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin hay không là một điểm quan trọng trong việc thương lượng giữa Fulbright và các giới chức Việt Nam.

Sau khi có tin nói rằng trường Fulbright từ chối việc giảng dạy chính trị Mác Lê Nin trong chương trình của mình, một nguồn tin trong giới báo chí Việt nam cho chúng tôi biết rằng việc bắt buộc học chủ nghĩa Mác Lê Nin hay không vẫn đang được thương lượng.

Chúng tôi đã liên lạc với hai người trong ban đại diện của đại học Fulbright tại Việt nam để xác định tin này thì một người không trả lời, còn người kia thì bảo rằng rất tiếc không thể trả lời về việc đó.

Người dân Vĩnh Tân đấu tranh vì lẽ phải

Người dân Vĩnh Tân đấu tranh vì lẽ phải

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-08-22

ttvn-082216.jpg

Công an và dân phòng bao vây chợ.jpg

 RFA

03:18/07:23

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Đe dọa, dùng bạo lực tinh thần, cho dân phòng mang liềm cắt lúa, công an mang dùi cui đến đứng trước cổng chợ, bao vây chợ, dồn tiểu thương vào một góc… Đó là những gì mà nhà cầm quyền xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã sử dụng nhằm trấn áp, xua đuổi bà con tiểu thương ra khỏi khu chợ Vĩnh Tân trong lúc bà con đang đấu tranh để yêu cầu nhà cầm quyền phải xử sự công bằng, hợp tình hợp lý trên mảnh đất vốn dĩ là tư hữu của bà con tiểu thương nơi đây.

Một khu chợ đặc biệt

Có thể nói rằng chợ Vĩnh Tân là một khu chợ đặc biệt so với hàng ngàn khu chợ trên đất nước hình chữ S này. Vì hầu hết các khu chợ tại Việt Nam đều là chợ xây dựng hoặc hình thành trên đất công, đất của toàn dân do nhà nước quản lý và người dân sau quá trình buôn bán tự phát thành chợ hoặc do qui hoạch của chính quyền địa phương mà thành chợ.

Ngược lại, chợ Vĩnh Tân vốn dĩ là một khu chợ hình thành trên đất của người dân. Nghĩa là trước đây, khi ủy ban nhân dân xã Vĩnh Tân xây dựng trụ sở ủy ban, qui hoạch xây dựng rơi vào khu dân cư, xã đã thương lượng với người dân để hoán đổi đất, lấy mặt bằng xây dựng trụ sở ủy ban nhân dân xã cùng một số công trình công cộng khác. Bà con phải rời đất cũ, đến nơi ở mới theo thỏa thuận hoán đổi đất. Nơi ở mới đó chính là khu chợ Vĩnh Tân mà bà con tiểu thương đang đấu tranh kêu gọi công bằng hiện nay.

Đất của tôi là đất hoán đổi. Hồi xưa họ lấy đất của tôi để làm ủy ban xã, trạm xá… rồi đổi đất này của tôi. Hồi đó đất đổi với đất chứ chưa có tiền bạc gì cả.
– Bà Hùng, một chủ đất trong chợ Vĩnh Tân

 

Xác nhận vấn đề hoán đổi đất cũng như chủ quyền sử dụng đất, Bà Hùng, một chủ đất trong khu chợ Vĩnh Tân chia sẻ:

“Đất của tôi là đất hoán đổi. Hồi xưa họ lấy đất của tôi để làm ủy ban xã, trạm xá… rồi đổi đất này của tôi. Hồi đó đất đổi với đất chứ chưa có tiền bạc gì cả. Trước đây tôi có sổ đỏ, nhưng khi đổi xong nó chỉ mới đưa cho cô cái biên nhận thôi. Mà giờ nó vẫn chưa chịu cấp sổ đỏ mới. Sổ đỏ cũ (trên nền trụ sở ủy ban) giờ tôi giữ mà!”

Bà Hùng cho biết thêm là hầu hết các sạp hàng trong chợ Vĩnh Tân đều tự phát, nghĩa là ban đầu chỉ có một số quầy bán hàng tập trung trước nhà của một số người trong khu dân cư mới. Sau đó, do thuận tiện về mua bán và nhu cầu mua tăng cao, các gian hàng tiếp tục mọc lên. Những chủ gian hàng này thương lượng với chủ đất để mua đất xây dựng sạp, quầy. Bởi đây là đất tư hữu sau khi hoán đổi của những gia đình có đất gốc đang nằm dưới nền trụ sở ủy ban nhân dân xã.

Xét về bản chất, chợ Vĩnh Tân có thể được xem là khu thương mại tự phát của các gia đình và nó hoàn toàn không phải là khu chợ công cộng do nhà nước thiết lập và xây dựng. Chính vì vậy, khi yêu cầu dời về khu chợ mới, nhà nước phải đền bù, giải tỏa khu chợ theo diện đền bù đất xây dựng như bất kì dự án đền bù giải tỏa trên đất của người dân.

Rất tiếc là nhà cầm quyền xã Vĩnh Tân đã không đền bù theo tinh thần đó mà chỉ hỗ trợ quá trình di chuyển chợ với mức giá dao động từ 25 triệu đồng đến 27 triệu đồng trên mỗi sạp hàng rồi sau đó sung đất vào công quỹ. Mặc dù bà con tiểu thương chưa đồng ý nhưng nhà cầm quyền đã cho người đo đạt, chia lô và đã có dự án mới trên mảnh đất này.

Cần tiếng nói của công bằng, lẽ phải

Một chủ đất khác chia sẻ:

“Ngày 18 tháng 8 vừa rồi thì dân căng băng rôn, bên chính quyền cho người mang dao, cứ đến tới đến lui là bình thường. Giấy tờ trước đây của mình có, nó đổi xong thì nó chưa chịu cấp sổ đỏ cho mình, cả mười mấy năm rồi cũng chưa có sổ. Giờ nó phân lô bán cho người ta rồi!”.

Ông này cho biết thêm là đã nhiều lần, bà con tiểu thương ra tận Hà Nội, đệ đơn lên Thanh tra Chính Phủ nhưng sau khi thanh tra Chính phủ nhận đơn, thay vì trả lời kết quả thanh tra trong vòng 10 ngày theo luật định thì họ lại để kéo dài gần hai năm sau mới trả lời. Trong thời gian bà con chờ đợi kết quả thanh tra Chính phủ, hàng trăm thứ nhũng nhiễu do nhà cầm quyền địa phương gây ra khiến bà con mất ăn mất ngủ. Và kết quả thanh tra cũng hoàn toàn không đúng với sự thật, nếu không muốn nói là Thanh tra Chính phủ đã vi phạm điều Khoản 2, Điều 39 Luật Thanh tra năm 2010 về thời hạn trả kết luận thanh tra.

ttvn-082216-400.jpg

Trước chợ Vĩnh Tân, Vĩnh Cửu, Đồng Nai, ngày 18 tháng 8 năm 2016. RFA

 Một tiểu thương trong chợ Vĩnh Tân, tên Mầu, cũng là chủ đất của sạp hàng mà chị đã mua lại của một người bà con, chia sẻ:

Hôm 18 mình căng băng rôn phản đối thì công an và dân phòng cầm liềm và dùi cui xuống trấn áp mình. Nó bắt mình xuống chợ mới mà trong khi đó nó chưa có bồi thường cho mình, giá đền bù thì quá rẻ. Nhưng mà họ vẫn cứ lấy, xô đẩy và giật băng rôn, đã có va chạm nhẹ giữa dân và dân phòng, công an. Và họ thấy bà con cương quyết thì tạm rút lui. Mà khu chợ mới thì không thể bán được. Mặc dù chưa đền bù nhưng họ đã có dự án ngay trên đất của mình rồi. Đất này trước đây hoán đổi diện tích chứ không phải là đất công, đất tư hữu!”

Hiện tại, đời sống của bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân ngày càng sa sút bởi việc mua bán không còn thông suốt như trước đây, hằng ngày bà con phải lo đối phó với các lực lượng do nhà nước phái tới. Trong khi đó, yêu cầu của bà con tiểu thương là phải sòng phẳng, phải đền bù đúng theo những gì pháp luật qui định và phải bố trí chợ mới hợp lý, không thể đưa khu chợ vào ngõ cụt, đi lại khó khăn, mua bán bất tiện.

Về vấn đề khu chợ mới như thế nào, chị Mầu cho biết:

“Chợ mới là ngõ cụt, phía trước là nhà máy ciment Hà Tiên, phía sau là nghĩa trang. Xây mười năm rồi, xuống cấp rồi. Mình cùng từng xuống bán thử nhưng không bán được gì cả. Nó ở ngõ cụt thì làm ăn được gì đâu!”

Chị Mầu cho chúng tôi biết là hiện nay, bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân vẫn tiếp tục đấu tranh đòi công bằng cho bản thân và cho cộng đồng. Phương thức đấu tranh của bà con là treo băng rôn, biểu ngữ để bày tỏ nguyện vọng và yêu cầu nhà cầm quyền phải chú ý đến quyền lợi chính đáng của người dân. Tinh thần đấu tranh của bà con tiểu thương là tuyệt đối không gây bạo động.

Tuy nhiên, có vẻ như phía nhà cầm quyền vẫn tiếp tục tạo ra những căng thẳng không đáng có và bỏ qua mọi tiếng kêu về công bằng, lẽ phải của bà con tiểu thương. Họ đã nhiều lần huy động lực lượng trấn áp đến đây. Và theo tiết lộ của một người làm trong ngành công an tỉnh Đồng Nai thì sắp tới đây sẽ có một cuộc trấn áp rất mạnh tay nhằm trục bà con tiểu thương ra khỏi chợ Vĩnh Tân.

Hiện nay, bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đang gặp rất nhiều khó khăn và bất lợi. Tiếng nói kêu gọi công bằng và lẽ phải của bà con tiểu thương Vĩnh Tân rất cần sự hiệp thông của cộng đồng và những ai tôn trọng công bằng, lẽ phải!

“THỜI ĐẠI TÔI ĐANG SỐNG

” Ngỡ các đấng NAM NHI đang mặc Váy thay quần”
Nhẹ nhàng sao mà đau thế!!!

“THỜI ĐẠI TÔI ĐANG SỐNG

Thời đại tôi đang sống
Trẻ con học chữ cái không bắt đầu bằng chữ a
Tiếng gọi đầu tiên không phải là bà
và trên vai đã chất chồng khoản nợ

Thời đại tôi đang sống
Cứ mở mắt là thấy mình khó ở
Tháng tư vấn vương hoa sữa
Đông sang vẫn nóng như hè

Trẻ con không đón hè bằng những tiếng ve
mà bằng iphon, ipad
Thức ăn ngập tràn các market
Nhưng nuốt vào mồm là ngập hoá chất dư thừa

Thời đại bây giờ ai cũng như lừa
Chỉ biết phận mình, thản nhiên bịt tai còn mặc đâu thiên hạ
Vào trang các hót gơn hót boi like còm tung lả tả
Chuyện xã hội đau nhưng nhức lại im lìm

Thời đại bây giờ con người sống thiếu hẳn trái tim
Mượn gió bẻ măng, gắp lửa bỏ tay người đâu ra mà nhiều thế
Thượng tầng nát bươm hạ tầng lẽ nào không thể
Ngỡ các đấng nam nhi đang mặc váy thay quần

Xã hội bây giờ người chế tạo máy bay lại là nông dân
Ông tiến sĩ cất bằng đi nuôi lợn
Người hiền lành luôn thua người bặm trợn
Chân thực ngủ vùi cho xảo trá lên ngôi

Thời đại bây giờ thủ khoa là con hộ đói mà thôi
Nhưng tuổi trẻ tài cao đương nhiên là con sếp
Bài thơ thần ngàn đời bất diệt
Bỗng đâu tan vì cái mới lên ngồi

Thời đại bây giờ thiên hạ um xùm vì mất một con ruồi
Con voi lọt qua lỗ kim thì thản nhiên công nhận
Lấy hoạt động từ thiện nuôi thân còn mang lòng thù hận
Rắp tâm gieo tiếng ác cho người

Thời đại gì mà thương cái thân tôi
Bao chuyện trái ngang cứ vờ như không biết
Tai vẫn tinh mà như bị điếc
Miễn sao không vơi cơm vơi gạo nhà mình

Có những lúc trách mình rồi lại tự phân minh
Phận mình đàn bà biêt sinh con nuôi con là đủ
Những thứ lớn lao mang tầm vũ trụ
Xin nhường cho cánh đàn ông…

Đã thế rồi mà nhiều khi vẫn thấy lông bông
Ngơ ngác trước “Bụi Chương Mỹ, đĩ Đồ Sơn”
có khả năng trở nên thành ngữ
Niềm tin lung lay trước một xã hội hèn, mình cũng hèn đủ thứ
Dạy con thế nào đây trước bộn bề sóng gió cuộc đời

Tự thấy mình như kẻ dở hơi
Dẫu không còn trẻ vẫn muốn sinh thêm đứa nữa
Lại lo lúc ra đời trán con in dòng chữ
“Nợ ngân sách” mẹ ơi!!!”

NGUYỄN THỊ THANH YẾN

Image may contain: 1 person , outdoor

Tòa nhà hình trái bắp: tại sao phải bỏ?

 Tòa nhà hình trái bắp: tại sao phải bỏ?

Mặc Lâm, BTV Ban Việt ngữ RFA

63ab076739.jpg

Trung tâm hành chính Đà Nẵng, thường được gọi là tòa nhà “trái bắp” (bên trái).

 Internet photo

03:35/07:40

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Tòa nhà hình trái bắp của Đà Nẵng từng một thời được ca ngợi là biểu tượng của một công trình tiên tiến cần được nhân rộng bỗng nhiên bị lên án là thiếu không khí tươi không thể chịu nổi vì ngộp thở và cái nóng bên trong. Từ đó Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố đòi bỏ tòa nhà để di dời sang một điểm khác.

Bỏ hay không bỏ?

Tòa nhà Trung tâm Hành chính của TP Đà Nẵng được khánh thành và đưa vào sử dụng vào ngày 8 tháng 9 năm 2014, với thiết kế hình dạng ngọn hải đăng, nhưng báo chí quen gọi là “trái bắp” hơn, cao 37 tầng nằm trên khu đất rộng hơn 23.000 m2, là nơi làm việc của 1.600 cán bộ, công chức thành phố và khoảng 600 lượt người dân đến xin đơn thư mỗi ngày.

Phát biểu tại lễ khánh thành vào năm 2014, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ông Văn Hữu Chiến khẳng định tòa nhà này được xem là một trong những tòa nhà thông minh hàng đầu Việt Nam về hệ thống công nghệ điều khiển và quản lý vận hành.

Công trình có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, được bao quanh bởi hệ vách kính khung nhôm với tổng diện tích kính hơn 21 ngàn m2.

Nếu các ông không ngồi được thì kéo nhau ra vỉa hè mà ngồi chứ tiền thuế của dân 2.000 tỷ đâu phải để lo cho chuyện hít thở của mấy ông ngồi trong đó?
– Nhà báo Trương Duy Nhất 

 Tuy bề thế và hiện đại như vậy nhưng “trái bắp” bị lên án là thiếu không khí để thở cho nhân viên làm việc bên trong. Bên cạnh đó là việc tiêu tốn năng lượng lên tới mức không thể chịu nổi đã khiến cho ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư thành ủy trong kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân thành phố Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 8 xác nhận rằng thành phố có chủ trương di dời tòa nhà này nhưng địa điểm và phương án vẫn chưa công bố.

Tuy nhiên một số cán bộ nhân viên làm việc trong tòa nhà không đồng ý với xác định của ông Bí thư thành ủy bởi họ vẫn cảm thấy bình thường như hai năm vừa qua.

Là một công dân của thành phố và cũng là một nhà báo kỳ cựu, ông Trương Duy Nhất cho biết nhận xét của mình:

“Trong hơn 1.000 công chức, người thì bảo thiếu không khí nhưng cũng có người bảo không. Nguyên nhân không biết ra sao mà người ta lại có ý định di dời. Bây giờ người ta bàn tán đủ điều vì không biết tại sao. Hôm qua thành phố chính thức đưa một thông cáo báo chí bảo rằng việc đó là việc lâu dài, hiện tại thành phố chưa có chủ trương đó.

Ngày hôm trước nói một đường ngày hôm sau nói một nẻo. Trước đây tại cuộc họp của Hội đồng Nhân dân thành phố đưa ra chất vấn thì cả bí thư và phó chủ tịch thành phố đều nói việc này có trong chủ trương của thành ủy rồi, có chủ trương di dời rồi, bây giờ khi trả lời báo chí loạn lên như thế và cuối cùng thì bảo rằng chưa bàn đến chuyện đó!”

Nhận xét về khả năng nóng bức do thiết kế bên ngoài tòa nhà toàn bằng kính, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho biết sự sai lầm khi chọn kính bao chung quanh mà không có biện pháp xử lý thích hợp cho hoàn cảnh khí hậu của Việt Nam:

“Ở các nước có khí hậu ôn đới thì nó thiếu nắng nên trong kiến trúc người ta có những tòa nhà có thể nói toàn bằng kính hết để nó thu năng lượng mặt trời và ánh sáng, như vậy lối kiến trúc ấy nó rất phù hợp.

20160815110312.jpg

Quá trình thi công tòa thị chính Đà Nẵng. Courtesy of vietnamnet.vn

Thời gian một hai chục năm gần đây Việt Nam mình có phong trào người ta muốn bắt chước nước ngoài làm rất nhiều công trình bằng kính. Về mặt kiến trúc mình thấy nó không phù hợp lắm với khí hậu của Việt Nam bởi xứ mình là xứ nhiệt đới, nhiệt độ nắng rất cao tuy mình có thể sử dụng kính nhưng phải có những kết cấu che chắn nắng như vậy nó điều tiết được lượng ánh sáng và lượng nhiệt nên tiết kiệm được năng lượng chứ còn làm một cái nhà toàn kính nó sẽ tốn rất nhiều tiền điện để điều hòa không khí”

Bên cạnh đó, nhiều kiến trúc sư đưa ra nhận xét trên thế giới công trình hành chính ít khi tổ chức theo khối tròn vì nó sẽ tập trung quá nhiều người, không thoáng khí. Tòa nhà giống như một trung tâm thương mại, cần vẻ hào nhoáng bên ngoài dù có chi phí đắt đỏ trong lúc vận hành thì chủ nhân sẽ thu lại từ tiền thuê mặt bằng bên trong để thanh toán. Khi một tòa nhà với chức năng hành chánh là chính thì chi phí vận hành phải tính toán chi tiết và không thể vung tay quá trán như UBND thành phố Đà Nẵng vẫn quen làm bấy lâu nay.

Nhà báo Trương Duy Nhất bức xúc vì những thay đổi có tính bất cần sự quan tâm của người dân như từ trước tới nay UBND thành phố vẫn làm:

“Bao nhiêu công trình của Pháp được xây hàng thế kỷ nay rồi nhưng có vấn đề gì đâu? Bây giờ cái công trình hiện đại gì mà chưa tới hai năm đã bảo công năng sử dụng bất ổn, không khí không đủ phải chuyển đi, đòi xây một trụ sở khác bằng tiền thuế của dân trên 2.000 tỷ để lo chỗ ngồi và chuyện hít thở của quan chức! Nếu các ông không ngồi được thì kéo nhau ra vỉa hè mà ngồi chứ tiền thuế của dân 2.000 tỷ đâu phải để lo cho chuyện hít thở của mấy ông ngồi trong đó?

Tư duy quan chức tệ ở chỗ chỉ tư duy cho lợi lộc của mình, thậm chí cho chuyện hít thở cho dễ chịu chứ còn chuyện hít thở của người dân ra sao, họ sống thế nào người ta chẳng lo. Dân không có cái ăn, thở thế nào khi bao nhiêu môi trường cá như thế mà bây giờ lại lo chỗ ngồi cho mấy ông, ngồi máy lạnh sướng thế trong khi dân ngoài này không khí đâu người ta thở?”

Giải pháp

Câu hỏi báo chí đặt ra tại sao không quy trách nhiệm cho chủ đầu tư hay nhà thầu về thiết kế không đảm bảo cho người sử dụng, TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ xây dựng cho biết:

“Nhà thầu nếu họ làm đúng như thiết kế, mà thiết kế thì chủ đầu tư đã chấp nhận rồi thì họ chả có trách nhiệm gì trong việc cải tạo. Bây giờ muốn họ cải tạo sửa chữa thì mình phải bỏ tiền, mọi việc phải theo hợp đồng.”

Giải pháp bán tòa nhà để xây một khu khác cho trung tâm hành chánh cũng được đưa ra nhưng xem ra có vẻ không thích hợp nhất là đối với dư luận quần chúng. TS Phạm Sỹ Liêm chia sẻ:

Hiện nay có cải tạo thêm cho tốt hơn là tiện nhất và đỡ được tai tiếng cho chính quyền vì đã không đưa ra được một quyết định thích hợp lắm.
– TS Phạm Sỹ Liêm

 “Nếu bán mà có người mua với cái giá phải chăng thì có lẽ cũng tốt thôi nhưng sợ không ai mua bởi vì cái giá của nó đã đắt rồi bây giờ mua về lại phải cải tạo nữa. Còn bán mà bán lỗ thì nhân dân người ta sẽ không bằng lòng. Cho nên tôi nghĩ cách thích đáng nhất vẫn là phải cải tạo thôi còn những chuyện khác phải tính sau. Thực ra về mặt kỹ thuật cũng có thể làm được chứ không phải hoàn toàn không làm được. Hiện nay có cải tạo thêm cho tốt hơn là tiện nhất và đỡ được tai tiếng cho chính quyền vì đã không đưa ra được một quyết định thích hợp lắm.”

Câu hỏi đặt ra cho giải pháp cải tạo tòa nhà có thể làm được hay không, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho biết:

“Công trình này mình có thể cải tạo chứ không bỏ đi được. Bây giờ mình đã lỡ làm như vậy rồi thì mình vẫn có thể cải tạo nó bằng cách thêm một số kết cấu chắn nắng phù hợp. Tính toán lại một số cửa có thể mở để thu không khí tự nhiên còn một số khác theo phương pháp nhân tạo. Nói chung là mình cải tạo lại theo lối kiến trúc xanh, mà xanh từ trong ra ngoài có nghĩa là công trình này nó không tiêu tốn năng lượng nhiều, mặt khác nó không làm tản ánh nắng ra chung quanh làm nóng khu vực, cũng không làm lóa mắt cho người đi xe.”

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn thì Đà Nẵng cần cải tạo công trình này trước mắt là phục vụ cho người sử dụng ở trong công trình và nó cũng tốt cho tổng thể chung quanh. Một thời gian sau nếu Đà Nẵng phát triển lên thành một đại đô thị như Sài Gòn hay Hà Nội lúc đó có khi khu vực này trở nên quá nhỏ với quy mô trung tâm hành chính, lúc ấy thì đặt vấn đề dời đi sẽ phù hợp hơn.

Trong khi chờ đợi một quyết định chính thức cho công trình “trái bắp” người dân vẫn râm ran bàn tán về những việc đang xảy ra, chẳng hạn tiền điện phải trả hằng tháng là 1 tỷ hay 10 tỷ? Người làm việc bên trong có bị khó thở thật sự hay không? Và nhất là số tiền sắp tới mà Đà Nẵng sẽ lấy ra để thực hiện công trình “trái bắp” thứ hai sẽ lấy từ nguồn nào trong khi tiền thuế của người dân đã lên tới mức giới hạn.

Hình ảnh thanh niên gốc Việt cứu người

Hình ảnh thanh niên gốc Việt cứu người

www.facebook.com/NBC12News/videos/1272452309432534/?hc_ref=NEWSFEED

CUU NGUOICali Today News – Đoạn băng ghi lại hình ảnh một thanh niên gốc Việt ở Baton Rouge cứu người trong trận lũ lụt đang hoành hành tại tiểu bang Lousiana được lan truyền với tốc độ chóng mặt.
David Phùng được rất nhiều người địa phương, và truyền thông quốc gia liên tục nhắc đến vì nghĩa cử cứu người. Anh đã cứu một người phụ nữ và con chó của bà ra khỏi chiếc xe chìm trong dòng nước lũ hung dữ vào hôm thứ bảy tại thành phố Baton Rouge. Anh nhảy khỏi chiếc xuồng cứu, lao vào dòng nước chảy xiết, phá vỡ mui trần, kéo người phụ nữ ra khỏi xe.
“Lạy Chúa, tôi đang chết đuối,” nạn nhân la hét kêu cứu. Lúc này đầu chiếc xe đang dần dần chìm trong làn nước cuồn cuộn, chỉ còn phần đuôi xe trồi trên mặt nước. “Chúng tôi đang tới, chúng tôi đang tới,” nhân viên cap cứu trấn an. Họ tìm cách đập vỡ cửa kiếng nhưng bất thành. Trong giây phút nguy cấp, Phùng không nghĩ ngợi, lao thẳng vào làn nước. Anh dùng tay xé được mui trần chiếc xe.

Hai cánh tay nạn nhân trên mặt nước đang từ từ mất dạng. Phùng phải lặn xuống, kéo được bà ta lên khỏi làn nước đục ngầu. “Hãy cứu con chó của tôi,” nạn nhân van nài. Phùng phải giữ chặt người phụ nữ đang trong cơn cùng quẫn, không cho bà ta quay vào xe cứu chó cưng. Anh ráng lần tay tìm chú chó, “Tôi không thể,” giọng anh thất vọng. “Có lẽ nó đã đi rồi,” một người đàn ông trên xuồng nói. “Không đâu,” người phụ nữ quả quyết. Phùng quyết định lặn xuống trở lại. Lần này, anh trồi lên với chú chó nhỏ màu trắng trong tay, rồi đưa cả hai lên xuồng.
Chàng trai gốc Việt có nụ cười hiền lành cho rằng mình chỉ hành động theo bản năng.
“Bản năng đầu tiên là giữ được bà ấy, đưa lên khỏi mặt nước, mà tôi thì không thể làm được việc này từ trên xuồng, vì vậy chỉ còn cách nhảy vào nước. Tôi chỉ làm những gì cần phải làm. Chiếc xe hoàn toàn chìm trong nước,” Phùng chia sẻ. Anh cho biết, hít một hơi thật sâu rồi lặn xuống, đưa tay lần tìm con chó. Cuối cùng thì anh cảm nhận được mình đang đụng vào vật có lông, liền kéo nó lên. “May mắn chú ta vẫn còn tỉnh,” Phùng nói thêm.

Nhiều người đã không được may mắn như người phụ nữ và chú chó trên. Cho đến nay, đã có 11 người bị thiệt mạng, khoảng 40.000 căn nhà bị hư hại và 30.000 người được cứu thoát khỏi một trong những trận lũ lụt tồi tệ nhất ở tiểu bang Louisiana. Vài ngày sau trận đại hồng thuỷ bắt đầu, hiện vẫn còn khoảng 8.400 người ở trong những nơi trú ẩn khẩn cấp.

Vẻ vang dân Việt: Chỉ 8 năm sống trên đất Úc một linh mục Việt Nam được cử làm chính xứ một họ đạo lớn của Tổng Giáo Phận Perth

Vẻ vang dân Việt: Chỉ 8 năm sống trên đất Úc một linh mục Việt Nam được cử làm chính xứ một họ đạo lớn của Tổng Giáo Phận Perth
VietCatholic

 Cha Micae Đỗ Huy Nhật Quỳnh

Ngày 6 tháng 8 năm 2016, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe SDB của Tổng Giáo phận Perth, miền Tây Australia, đã bổ nhiệm Cha Micae Đỗ Huy Nhật Quỳnh làm chánh xứ Notre Dame, Cloverdale, một trong 10 giáo xứ lớn nhất trong tổng giáo phận Perth. Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe sẽ chủ sự nghi thức nhận xứ vào lúc 10:00 sáng Chúa Nhật 28 tháng 8 năm 2016.

Cha Đỗ Huy Nhật Quỳnh sinh năm 1975. Ngài đặt chân đến Úc vào năm 2008 theo một chương trình hợp tác giữa Tổng Giáo phận Perth và Giáo phận Kontum, Việt Nam. Sau 2 năm rưỡi thực tập mục vụ tại Giáo xứ Các Thánh, Greenwood, ngài được thụ phong Linh mục ngày 4 tháng 3 năm 2011.

Tuy Anh ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ, ngài nổi tiếng là một nhà giảng thuyết hùng biện và được cử là Cha phó Nhà thờ Các Thánh, Greenwood, sau đó là Cha phó Nhà thờ Chánh tòa của Tổng Giáo phận trong thời gian gần 4 năm.

Cha Do Huy NhatQuynh

Giờ đây, ngài được Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe trao phó cho việc coi sóc giáo xứ Notre Dame, Cloverdale, gồm 2 trường Tiểu học Công Giáo và 6 Viện Dưỡng lão, được Đức Tổng Giám Mục Barry James Hickey hợp nhất từ ba giáo xứ Redcliffe, Belmont và Cloverdale từ năm 2008.

Ban Giám Đốc VietCatholic chúc mừng cha Nhật Quỳnh, cộng tác viên của VietCatholic tại Perth, trong chức vụ mới này và xin Chúa ban muôn ơn lành hồn xác cho cha để cha thi hành xuất sắc sứ vụ được giao

Từ 30,000 sẽ thành 300,000, thành 3 triệu người!

 Từ 30,000 sẽ thành 300,000, thành 3 triệu người!

Ngô Nhân Dụng

Nguoi-viet.com

Vụ Formosa còn là một ung nhọt đau đớn trên thân thể và tâm hồn dân tộc Việt Nam. Nhưng vượt trên Formosa, là mối đe dọa trên môi trường sống của 90 triệu người dân Việt. Đất nước không thể nào bảo vệ được sinh môi khi chính quyền cộng sản còn tồn tại. Vì mối lo của họ chỉ là củng cố quyền hành, tham nhũng, vơ vét, và tranh giành địa vị với nhau (đến cùng thì bắn giết lẫn nhau, như ở Lào Cai). Họ không quan tâm đến môi trường sống của người dân.

Sau khi công ty Formosa đã nhận lỗi và bồi thường, Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã kêu gọi đồng bào hãy đứng lên bảo vệ môi trường, đề nghị bà con chúng ta tổ chức “biểu tình rộng khắp, trải dài từ trong nước ra đến hải ngoại” vào ngày cuối tháng 7, 2016; rồi tiếp nối với nhiều cuộc biểu tình khác.

Ngày 4 tháng 8, Giám Đốc Công An tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu đe dọa: “(Đảng) Việt Tân đã lợi dụng sự việc để kích động bà con nhân dân đi biểu tình tuần hành chống phá. Đề nghị cử tri tỉnh nhà hết sức cảnh giác, không mắc bẫy Việt Tân, không nghe kẻ xấu lôi kéo, xúi giục làm tình hình an ninh trật tự phức tạp. Hiện nay lực lượng công an cả (cấp) bộ và (cấp) tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt!”

Nhưng đồng bào ta ở Nghệ An không sợ hãi. Ngày Chủ Nhật, 7 tháng 8, đã có 5 ngàn người biểu tình đòi đóng cửa Formosa và bảo vệ môi trường sống. Ngày Thứ Hai, 15 tháng 8, thêm 30,000 người đã biểu tình tuần hành (có bản tin ước tính 50,000 người). Hàng ngàn giáo dân từ các giáo phận đã đi bộ nhiều cây số cùng tiến về phía nhà thờ chính tòa của giáo phận Vinh tại Xã Đoài.

Facebook Đậu Văn Dương cho thấy hình ảnh những khẩu hiệu, “Yêu cầu Chính Phủ Việt Nam khởi tố Formosa;” “Hủy hoại môi trường là hủy hoại cuộc sống;” “Yêu cầu chính phủ đóng cửa Formosa!” Nhiều biểu ngữ không úp mở, đuổi: “Formosa cút khỏi Việt Nam!” hoặc nói trắng ra sự thật: “Formosa nhận lỗi, chính phủ Việt Nam nhận tiền, còn nhân dân nhận thảm họa!”

Trong thánh lễ sau cuộc biểu tình, Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã cầu nguyện và đưa ra lời kêu gọi đồng bào “… can đảm thực hiện quyền công dân được Hiếp Pháp Việt Nam và các Công Ước Quốc Tế quy định; thể hiện một cách ôn hòa quyền đòi sự minh bạch trong việc điều khiển đất nước, cũng như xử lý các thảm họa môi trường; và buộc những người gây ra thảm họa phải bị xét xử một cách công minh và các nạn nhân được đền bù xứng đáng.”

Những đòi hỏi nêu trên: xét xử công minh; đền bù xứng đáng; và điều khiển đất nước minh bạch công khai, là nguyện vọng của tất cả mọi người dân Việt. Cho tới nay, chính quyền cộng sản hầu chỉ lo đe dọa dân, để bảo vệ quyền lợi. Họ muốn hoàn toàn phủi tay, không truy cứu Formosa và đền bù cho những người dân bị tai họa (một số người được cứu đói với 15kg gạo mỗi tháng, có thể kéo dài trong 6 tháng).

Đảng Cộng Sản đã thỏa hiệp, cho Formosa bồi thường 11 ngàn tỷ đồng, tương đương với 500 triệu đô la, coi như xóa sạch nợ với hàng triệu nạn nhân, trong đó hàng trăm ngàn gia đình đang mất kế sinh nhai. Nhưng ngày 10 tháng 8, báo chí cho biết: Tổng Cục Thuế của chính quyền Cộng Sản đã chấp thuận miễn thuế và trả lại thuế cho công ty Formosa Hà Tĩnh. Số tiền được miễn lên tới hơn 10,450 tỷ đồng! Cuối cùng, công ty Formosa chỉ cần bỏ tiền túi 550 tỷ đồng, khoảng 25 triệu đô la Mỹ! Trong một cuộc đầu tư hàng chục tỷ đô la, công ty gây ra tai họa cá chết, người đói, môi trường tàn hại, mà số tiền bồi thường coi như không đáng đồng nào cả!

Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã nêu lên vấn đề chính: Việc điều khiển đất nước không công khai, không minh bạch. Đảng Cộng Sản nắm trọn quyền. Họ ra lệnh cho một hệ thống tư pháp và một quốc hội chỉ đóng vai đầy tớ của đảng. Họ kiểm soát tất cả các báo, đài, nhà xuất bản, và các mạng tin học. Đại biểu Quốc Hội Đài Loan còn tới tận Vũng Áng gặp và tìm hiểu các nạn nhân. Báo chí Đài Loan và 25 triệu độc giả còn được tự do tiếp nhận nhiều thông tin về thảm họa Formosa hơn 90 triệu người Việt Nam.

Chế độ Cộng Sản được củng cố nhờ đe dọa, đàn áp tàn nhẫn, và bưng bít thông tin. Trong vụ Formosa, ngay cuộc điều tra tìm hiểu nguyên nhân cá chết đã đầy mờ ám.

Nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản cùng Liên Hiệp Quốc đã đề nghị giúp chuyên viên và phương tiện để điều tra nguyên do khiến cá chết hàng loạt, Cộng Sản Việt Nam đã từ chối. Họ chỉ mời một số chuyên viên Đức, Mỹ, Israel tham dự với tính cách tư. Nhưng các nhà khoa học ngoại quốc hoàn toàn đóng vai “làm cảnh.” Theo hợp đồng, nhiệm vụ của họ chỉ hạn chế trong việc “đọc và góp ý kiến” với bản báo cáo soạn sẵn, của một số chuyên gia Viện Hàn Lâm Khoa Học trong nước. Tiến Sĩ Friedhelm Schroeder, người Đức, cho biết ông không được phép tự lấy mẫu chất độc để nghiên cứu. Tại sao cấm? Vì cần bưng bít!

Người dân đã biết ngay từ đầu rằng thủ phạm là chính Formosa. Chính quyền Cộng Sản chờ hơn hai tháng mới công bố kết quả cuộc điều tra, để Formosa nhận lỗi. Trong thực tế, chỉ trong vòng mấy tuần nhà nước Cộng Sản đã có kết luận đó rồi nhưng họ giữ bí mật. Một người trong Bộ Môi Trường ở Hà Nội cho chúng tôi biết Formosa bị lật tẩy ngay khi có người đặt câu hỏi lý do khiến hóa đơn trả tiền điện của công ty đã tụt giảm đáng kể trong tháng 3, tháng 4 năm 2016! Tại sao số điện công ty sử dụng đã giảm bất ngờ, nhanh và nhiều như vậy?

Với câu hỏi đó, người ta lần đầu mối, tìm ra câu trả lời: Vì nhà máy lọc chất độc trong nước thải phải đóng cửa, máy hư không chạy, số điện dùng tất nhiên phải giảm! Nhưng câu hỏi tiếp là: Trong khi nhà máy “xử lý nước thải” không chạy thì công ty đổ chất thải vào đâu? Họ đành thú nhận: đổ vào đường ống cống ngầm, cho thoát ra ngoài biển!

Sau đó thì ai cũng biết, cá chết trắng ngập bờ biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, vào tới Thừa Thiên!

Chỉ riêng hành động thải nước thải chưa lọc ra biển gần tháng trời cũng đủ lý do truy tố công ty Formosa rồi. Nhưng chính quyền Cộng Sản lặng thinh. Họ còn mặc cả, “cò kè bớt một thêm hai” với tư bản nước ngoài. Nhưng nguyên do chính khiến họ khó ăn khó nói, là một công ty Trung Cộng, tập đoàn công ty Luyện Kim (MCC), nhà thầu của Formosa, là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường. Khi công bố kết quả điều tra, Việt Cộng không hề nhắc đến tên tập đoàn MCC! Báo chí dưới quyền đảng cũng không dám đả động tới, dù gọi là “Tập đoàn lạ!” Đến giờ chỉ các công dân mạng được coi một hồ sơ đầy đủ do nhà báo tự do Mai Thái Lĩnh trình bày.

Bài Xã luận trên bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận, số mới nhất, đã kiểm điểm lại vụ này và kết luận: “Như thế thì đủ thấy sự quyết liệt của Việt Cộng thật ra là ‘quyết làm cho liệt’ dân tộc và đất nước” vì sợ Trung Cộng. Tạp chí mạng nhắc lại lời Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh sau cuộc đầu hàng ở Thành Đô: “Tôi biết rằng dựa vào Trung Quốc thì sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất đảng!”

Đảng Cộng Sản muốn mọi người quên thảm họa Formosa. Nhưng chúng ta không thể để cho nó “chìm xuồng.” Dân Việt Nam không ngu dốt đến nỗi không nhìn thấy, dưới chế độ tham nhũng, độc quyền hiện nay, các thảm họa môi trường khác sẽ còn tiếp diễn, sau Formosa 1 sẽ có Formosa 2, Formosa 3, 4,… Một chuyên gia được mời tới “ngó qua” cuộc điều tra vụ Formosa 1, Giáo Sư Yasuki Maeda, đại học Osaka, Nhật Bản, nói một cách lạc quan: Nếu những chất độc làm hại sinh thái chỉ là chất cyanid và phenol, thì môi trường biển có thể phục hồi trong 30 tới 40 năm. Thời hạn đó có thể dài hơn. Trong thời gian 30, 40 năm đó, hai thế hệ ngư dân sẽ sống ngất ngư. Dân Việt Nam sẽ được nhà nước cho tự do, ăn cá tôm nhiễm độc một cách vô tư!

Dân Việt phải hành động. Hơn 30,000 đồng bào Công Giáo ở Nghệ An đã nêu gương. Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giáo phận Vinh, đã khuyên các con chiên ở Nghệ An: “Hơn bao giờ hết, chúng ta… có trách nhiệm với quê hương đất nước và với các thế hệ tương lai; chúng ta nhất quyết bảo vệ môi trường; đồng thời hiệp thông với những người đang là nạn nhân của thảm họa môi trường biển, cũng như nạn nhân của rất nhiều thảm họa khác.”

Lời kêu gọi này phải được chuyển tới tất cả mọi người Việt Nam, trong và ngoài nước. Sẽ có 300,000 người theo chân đồng bào giáo phận Vinh biểu tình liên tục, khắp nước và khắp thế giới, trong năm 2016, sang năm 2017, cho tới khi thành công. Vì “quê hương đất nước và với các thế hệ người Việt tương lai!”

Mạng Lưới Blogger Việt Nam cũng từng kêu gọi: “Hãy kiên trì đấu tranh không ngừng nghỉ!” Những cuộc biểu tình kiên trì, không ngừng nghỉ tuần này sang tháng khác sẽ có ngày dẫn đến cảnh 3 triệu người Việt cùng đi biểu tình đòi quyền được sống trong một đất nước sạch sẽ! Môi trường sạch sẽ, xã hội sạch sẽ, đạo đức sạch sẽ, chính trị sạch sẽ!