From: facebook :Duong Xuan with Ngư Phủ Già ( của 2015)
Phải chăng chúng run sợ trước một nhân cách, tư tưởng lớn, nên chúng tìm mọi cách nhằm giam cầm chị?
httpv://www.youtube.com/watch?v=mxQ7-EW8V54
Tin Tức – Thế Giới , Việt Nam, Tin Hoa Kỳ
From: facebook :Duong Xuan with Ngư Phủ Già ( của 2015)
Phải chăng chúng run sợ trước một nhân cách, tư tưởng lớn, nên chúng tìm mọi cách nhằm giam cầm chị?
httpv://www.youtube.com/watch?v=mxQ7-EW8V54
Thần đồng piano gốc Việt tỏa sáng trên truyền hình Mỹ
Cậu bé Evan Le, 4 tuổi rưỡi, khiến MC và khán giả thán phục khi thể hiện tài năng chơi piano trong show truyền hình Little Big Shots của đài NBC.
Evan là một trong những khách mời của Little Big Shots, chương trình về các tài năng nhí mới ra đời của đài NBC. Chương trình vừa được phát sóng hôm qua, nhiều tháng sau khi ghi hình.
Anh Quoc Le, bố của Evan, cho VnExpress hay vào sáng đó, Evan phải tới trường quay từ sớm để chuẩn bị phục trang. Cậu bé 4 tuổi rưỡi vẫn còn ngái ngủ và tỏ ra hơi khó chịu khi phải trang điểm và làm tóc theo yêu cầu.
Dù trước đó, ekip của Little Big Shots đã đến tận nhà Evan để quay phóng sự phát trong chương trình, đây là lần đầu tiên MC Steve Harvey gặp cậu bé. Ông đã dẫn dắt chương trình một cách hoàn toàn tự nhiên mà không hề chuẩn bị trước.
Evan hồn nhiên thể hiện khả năng chơi piano “thiên tài” của mình qua hai bản nhạc Flight of the Bumblebee và Rondo Alla Turca. Mỗi lần cậu bé ngồi vào chiếc đàn và say sưa lướt phím, MC Harvey lại tròn xoe mắt ngạc nhiên còn toàn bộ khán giả trong trường quay vỗ tay không ngớt. Mỗi bản nhạc Evan cũng chỉ đánh một lần và không hề phải ghi hình lại.
Sau chương trình, Evan chia sẻ rằng em rất vui khi được biểu diễn trên truyền hình và nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của mọi người.
Evan nổi lên như một “thần đồng” piano vào tháng 7/2015, khi tham gia cuộc thi tài năng dành cho trẻ em người Việt ở Mỹ VStar Kids với những bản nhạc nổi tiếng như Hoài Cảm, Rondo Alla Tura hay Asturias.
Dù mới học đàn được 7 tháng, thí sinh nhỏ tuổi nhất cuộc thi này đã chinh phục được ban giám khảo và mang về giải ba chung cuộc, cũng là tài năng piano duy nhất đạt giải.
Evan được các cô giáo dạy đàn nhận xét là “thiên tài” với khả năng vừa đọc bản nhạc vừa đánh bằng cả hai tay và chỉ ít ngày sau có thể đánh thành thạo cả bài mà không cần nhìn nốt nhạc. Evan còn tự sáng tác và đánh lại những đoạn nhạc bất chợt nảy sinh trong đầu.
Nhiều chương trình giải trí lớn của Mỹ như Ellen Show hay America Got Talent đã bày tỏ sự ngưỡng mộ khi xem các video trình diễn của Evan và nhiều lần thuyết phục cậu bé tham gia. Tuy nhiên, vợ chồng anh Quoc Le cho hay chỉ lựa chọn cho những chương trình phù hợp với lứa tuổi, khả năng và tính cách của Evan vì không muốn gây áp lực hay thương mại hóa niềm đam mê của con trai.
Anh Ngọc
vnexpress online
httpv://www.youtube.com/watch?v=UsWwVFdBWCc
Thần đồng Piano Mỹ gốc Việt
20-9-2016
Chị đã đi tù (lần thứ nhất) khi tôi biết đến cảnh bà con ngày ngày đi khiếu kiện. Anh thì cùng bà con các tỉnh phía Nam ngày qua ngày lội rả cẳng từ số 1 Ngô Thì Nhậm-Hà Đông đi ra phủ chủ tịch, tòa nhà quốc hội, phủ thủ tướng, văn phòng tiếp dân của mặt trận tổ quốc, các tòa soạn báo…liên tục 5 tháng ròng, không kết quả, không một tấm hình, không ai biết đến.
Tôi chỉ nghe tên chị và biết những người con trai của chị, những bạn trẻ bền bỉ, chịu khó lao động, chịu khó học hỏi. Tôi tiếp xúc với anh lần đầu tiên khi tôi ngượng ngùng đưa cái phong bì lép kẹp, được nhét vội ít tiền vì không chuẩn bị trước, lí nhí, “Em muốn giúp bà con ít gạo mà không biết mua chỗ nào, anh giúp em mua gạo bà con nấu cơm.”
Rồi sau đó, cứ cuối tuần là tôi chạy chục km xuống thăm bà con. Khi thì gạo, khi thì thịt cá, rau củ được mua bằng tiền đi dạy của mình. Vỉa hè, phía trước đồn công an quận Hà Đông, đối diện trụ sở tiếp dân của văn phòng chính phủ, trở thành nơi nấu ăn, sinh hoạt của bà con. Lúc cao điểm lên đến vài trăm người. Sau, tôi tham gia nhóm cùng một vài anh chị để giúp bà con được nhiều hơn.
Vài trăm con người từ các tỉnh miền Nam tụ về số 1 Ngô Thì Nhậm, với niềm mong mỏi đơn thư của mình sẽ được tiếp nhận, chuyển lên cấp có thẩm quyền, giải quyết. Có dự án vài trăm người, có dự án vài chục, có dự án chỉ vài người hoặc cá nhân đi thưa kiện. Mỗi một trường hợp là một sự phức tạp. Có trường hợp dự án lấy hàng trăm ha đất, ảnh hưởng cả nghìn hộ, có trường hợp tranh chấp giữa cá nhân có tiền và người yếm thế, có trường hợp bị lấy đất đã mấy chục năm không bồi thường, không quyết định. Và trường hợp nào cũng đầy nước mắt.
Bà con bị oan ức, gặp ai cũng lôi hồ sơ giấy tờ ra đưa cho coi để chứng minh mình đúng và nhờ lên tiếng dùm. Tôi, hồi đầu còn đọc, sau thì sợ, vì tôi có giúp được gì đâu về pháp lý. Những tập hồ sơ ám ảnh. Những người nông dân hiền lành ít học đó giỏi hơn tôi rất nhiều khi họ nói vanh vách không cần cầm giấy, nghị định nào, số bao nhiêu, sai ở điểm nào và vì sao họ bị oan, theo luật ở điểm nào và nghị định nào thì mới đúng. Những người nông dân hiền lành chất phát bỗng trở thành luật sư bất đắc dĩ, để tự cãi, tự đòi công bằng, công lý cho bản thân mình. Các bạn nên biết rằng, trong số đó, có chị mới học hết lớp 3, để thấu hiểu rằng họ đã phải cố gắng vượt bậc để tự tìm hiểu, để học và đấu tranh cho mình như thế nào. Và họ phải oan ức thế nào thì họ mới phải nỗ lực như thế, mới quyết tâm như thế.
Mỗi khi tôi nghe ai đó nói bà con đi đòi đất, thưa kiện chẳng qua là vì tham, vì muốn hơn, vì tiền… tôi đều bảo những người phát biểu câu đó hãy đi đi, hãy đến đi, hãy tiếp xúc với bà con đi, để nhìn thấy sự thật, để cảm nhận và thấu hiểu. Họ không làm điều đó. Họ chỉ ngồi một chỗ, nghe đài đảng, gõ phím chửi những người yếm thế. Bởi chửi người yếm thế thì dễ dàng và không bị đánh, không bị bắt như phản biện chính quyền.
Hàng trăm con người, không một chiếc smartphone, không có ai sử dụng facebook, không biết tự bảo vệ mình trước truyền thông của đảng, không thể tự biện minh cho mình trước sự hắt hủi và khinh khi, xa lánh của cộng đồng. Nỗi oan không được tỏ bày, không được thấu hiểu và không được sẻ chia.
Người đàn bà lớp ba, bò ra sàn nhà, nắn nót kẻ từng chữ lên mặt trong cái bao gạo cũ. Nguyên đêm, được đúng hai hàng. Đêm sau, tẩn mẩn ngồi vẽ một con mắt tuyệt đẹp với giọt lệ máu, bên cạnh hàng chữ. Bảo bối kêu oan của chị. Đi đâu cũng quấn trong người. Người đàn bà khác, sáng đi khiếu kiện, tối đi nhặt ve chai, chị mua xăng đổ vào người, quyết chết tại sân trụ sở số 1 Ngô Thì Nhậm. Trong giây phút bi phẫn tột cùng, vẫn lủng lẳng hai bên hông hai cái túi ni-long đựng vỏ chai nhựa, gia tài.
Anh, người đàn ông theo đạo Phật, ăn chay trường, hiền lành như cục đất, bàn tay thô mộc với những ngón tay to bè, vụng về, lần dò từng chữ cái trên bàn phím cái smartphone được tôi tặng. Anh tự học cả đêm, lần mò từng chữ, gõ được một trang trên điện thoại, kể về câu chuyện oan ức của bà con mình, đến sáng, bấm nhầm, mất sạch. Lại hì hục ngồi gõ lại từ đầu. Nếu anh không oan, anh có làm được như vậy?
Tôi bật cười khi nghe anh kể mà khóe mắt cứ cay xè. Anh, bị bắt cóc, bị di lý về địa phương bằng hình thức tống lên xe 16 chỗ, trói tay chân, trùm túi ni lông đen vào đầu, miệng nhét giẻ, và tất nhiên, kèm đấm đá. Không một lần được thăm, không cho tiếp xúc luật sư, tám tháng sau, anh bị kêu án 3 năm 6 tháng theo điều 258 bộ luật hình sự trong một phiên tòa anh bị dán băng keo vào miệng không cho kêu oan. Phiên xử có bản án trước ngày xử án một ngày. Sau bao lần xử lại, hoãn, hủy, sơ thẩm, phúc thẩm kéo dài, các luật sư vào cuộc bào chữa miễn phí, anh vẫn bị kêu y án, cái án bỏ túi, 3 năm 6 tháng. Anh-người tù không chịu mặc áo tù-liên tục kêu oan và chất vấn, biến phiên xử mình thành phiên tòa tố cáo tham nhũng.
Chị, người đàn bà mạnh mẽ, quyết liệt nhưng nhẹ nhàng, đoàn kết bà con và thấu hiểu vì sao mình lại bị oan, vì đâu mình mất đất. Những ngày tháng giam cầm không làm thui chột ý chí đấu tranh của chị mà chỉ làm cho chị kiên cường hơn. Và, điều đó là một việc không thể chấp nhận đối với những kẻ đàn áp. Chị bị bắt, và ra tòa lần nữa, lãnh 20 tháng tù giam trong một phiên tòa lố bịch. Bên ngoài, người đi dự phiên tòa công khai thì bị ngăn chặn, bắt, đánh.
Bây giờ, bà con dân oan nhiều người đã biết sử dụng smartphone, biết dùng facebook để nói lên tiếng nói của mình, bà con đã được đón nhận nhiều tình cảm hơn và sự thấu hiểu, chia sẻ của người dân. Nhưng điều đó chưa đủ. Họ cần lắm những người trí thức lên tiếng. Họ cần lắm sự dũng cảm bênh vực công lý của trí thức. Họ cần lắm mỗi người trong chúng ta thấu hiểu và nhận ra rằng nếu điều 53 hiến pháp vẫn còn tồn tại thì bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể gia nhập đội ngũ dân oan, trở thành họ-những mảnh đời khốn khổ.
Chị đã làm đảng cường quyền phải cúi gằm mặt!
Tôi chưa bao giờ đổ lệ vì sự tàn bạo của cường quyền. Cũng như tôi chưa bao giờ run sợ trước họng súng và còng số 8.
Nhưng lúc này tôi rơi lệ vì sự can trường của 4 vị luật sư. Bố tôi là người tham dự phiên toà đã cho tôi biết các Ls đấu tranh rất mạnh mẽ. Các Ls gồm
Ls Đôn An Võ
Ls Ha Huy Son
Ls Luân Lê
Ls Nguyễn Khả Thành.
Tôi đã xúc động vì những tình cảm mà gia đình tôi nhận được từ các Ls và cộng đồng trong, ngoài nước.
Xin cảm ơn tất cả, dù bản án bất công 20 tháng tù đối với mẹ tôi . Nhưng ngày hôm nay chúng ta đã chiến thắng!
Tôi không thể biết mẹ tôi với thể trạng nhiều căn bệnh cùng với tuổi cao sức yếu có thể bình an trở về với gia đình và bà con hay không, nhưng tôi dám chắc rằng những tháng tù của mẹ tôi sẽ không vô ích.
Đả đảo đảng cộng sản.
Đả đảo chế độ độc tài công an trị.
Sáng mai gia đình tôi sẽ đến trại tạm giam số 1 để gặp mẹ tôi.
132 mẫu hải sản tầng đáy ở bốn tỉnh miền Trung có phenol
20/09/2016
TTO – Bộ Y tế phát hiện 132/1040 mẫu hải sản của bốn tỉnh miền Trung có phenol, bao gồm: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá – đây là những loài hải sản sống ở tầng đáy.
Ông Hà Công Tuấn, thứ trưởng Bộ NN&PTNT công bố thông tin sáng 20-9 – Ảnh: Đ.TRANG
Anh bà Lò Thị Phanh chở em gái về nhà. Không có viên chức chính quyền nào nhận trách nhiệm hay xin lỗi vì đã để thảm cảnh như thế này xảy ra. (Hình: Facebook)
SƠN LA (NV) – Chủ tịch tỉnh Sơn La cho biết đã “chỉ đạo” ngành y tế Sơn La không để tái diễn tình trạng người nghèo phải vận chuyển thi thể thân nhân từ bệnh viện về nhà bằng xe hai bánh gắn máy.
Tuần vừa qua, dân chúng Việt Nam chuyển cho nhau xem một tấm ảnh chụp tại tỉnh Sơn La, cho thấy một người đàn ông chở một thi thể được bọc chiếu, rồi vắt ngang trên yên sau xe hai bánh gắn máy, hai chân rũ xuống dưới đường.
Cả người chụp tấm ảnh vừa kể, lẫn nhiều người sử dụng Internet tại Việt Nam tin rằng, người đàn ông điều khiển chiếc xe hai bánh gắn máy nếu không phải hung thủ thì cũng là đồng phạm trong một vụ giết người và đang chở xác nạn nhân đi phi tang.
Sau khi “xác minh,” công an tỉnh Sơn La tuyên bố, hình ảnh làm mọi người sửng sốt không liên quan đến bất kỳ vụ án mạng nào. Thi thể được bọc chiếu là bà Lò Thị Phanh, ngụ tại xã Mường Dại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Người đàn ông điều khiển xe hai bánh gắn máy là anh ruột của bà.
Trước đó, bà Phanh được thân nhân đưa đến bệnh viện Lao Sơn La điều trị nhưng vì bệnh quá nặng, sức lực suy kiệt nên thân nhân xin đưa bà về nhà. Bởi không có tiền thuê xe hơi, thân nhân của bà đành mướn xe ôm. Di chuyển khoảng nửa quãng đường chừng 100 cây số thì bà Phanh tắt thở. Do người lái xe ôm không chịu chở tiếp, anh của bà Phanh đặt thi thể của em xuống vệ đường, xin một tấm chiếu bó bà lại rồi gọi một người anh khác mượn xe hai bánh gắn máy đến chở thi thể của bà đi thêm 60 cây số nữa về nhà…
Bà Phanh không phải là trường hợp duy nhất. Sau sự kiện vừa kể, người dùng Internet tại Việt Nam đưa lên facebook một tấm ảnh khác chụp cảnh các con ông Lù Văn Sương, ngụ tại xã Mường Giôn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, bó xác cha bằng chăn, cũng cột vào sau xe hai bánh gắn máy để chở về nhà sau khi ông qua đời vào ngày 8 tháng 9.
Nhiều người khẳng định, chuyện người nghèo phải chở xác thân nhân vừa qua đời tại bệnh viện về nhà bằng xe hai bánh gắn máy không hiếm, đặc biệt là tại những tỉnh vùng núi, đặc biệt nghèo khó như Sơn La. Thậm chí có cả những trường hợp phải cõng thi thể thân nhân về nhà.
Trước sự căm phẫn của công chúng khi chính sách an sinh xã hội quá tồi, người nghèo phải tự bơi trong những tình huống thắt ngặt, kể cả lúc mệnh một, Bộ Y Tế Việt Nam đã chỉ đạo điều tra bởi scandal vừa kể không chỉ khiến người ta cảm thấy bất nhẫn mà còn nguy hại cho môi trường vì các loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm có thể phát tán trên diễn rộng. Giám đốc bệnh viện Lao Sơn La bảo rằng, do cả tài lực lẫn nhân lực đều có hạn nên bệnh viện này không thể làm gì khác.
Nay, một tuần sau scandal vừa kể, ông Cầm Ngọc Minh, chủ tịch tỉnh Sơn La hoan hỉ thông báo rằng ông ta đã triệu tập một cuộc họp và chính thức yêu cầu không để tái diễn tình trạng người nghèo phải vận chuyển thi thể thân nhân từ bệnh viện về nhà bằng xe hai bánh gắn máy. Giống như Bộ Y Tế Việt Nam, viên chủ tịch tỉnh Sơn La cũng yêu cầu “kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của bệnh viện Lao Sơn La và những cá nhân có liên quan theo đúng quy định.” Nói cách khác, thảm cảnh chỉ được quy trách cho bệnh viện và viên giám đốc bệnh viện.
Cần chú ý là cũng tới lúc này, viên chủ tịch tỉnh Sơn La mới yêu cầu Sở Y Tế “tham mưu cho tỉnh bổ sung chế độ, chính sách hỗ trợ gia đình nghèo.” Tháng 10 năm ngoái, viên chủ tịch tỉnh Sơn La chưa nghĩ gì đến việc “bổ sung chế độ, chính sách hỗ trợ gia đình nghèo,” ông ta chỉ khẳng định, Sơn La quyết tâm xây cho bằng được công trình quảng trường-tượng đài Hồ Chí Minh vì “không có quảng trường và tượng đài là một thiệt thòi.”
Bất kể các khuyến cáo từ nhiều giới, chính quyền tỉnh Sơn La vẫn thực hiện dự án “xây dựng một cụm công trình quanh tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc,” trị giá 1,400 tỉ đồng. Dẫu ông Cầm Ngọc Minh nhấn mạnh, dự án vừa kể “nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của đồng bào” nhưng ngay vào lúc đó, nhiều người dân Sơn La khẳng định với báo giới rằng, chẳng ai trong số họ có nguyện vọng dựng một tượng đài trị giá hàng ngàn tỉ và họ cũng chẳng hiểu chính quyền “moi từ đâu ra cái nguyện vọng đấy?”
Ông Ngô Bảo Châu, một giáo sư toán, người từng đoạt giải thưởng Fields, làm việc tại cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam, vốn được xem là rất điềm đạm trong các góp ý với chính quyền Việt Nam, bình luận trên trang facebook của ông: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang mà bỏ ra 1,400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”!
Bất kể bội chi, nợ nần chồng chất, số phận của người nghèo càng ngày càng thê thảm, chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam vẫn đua nhau xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh. Năm ngoái, Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch của Việt Nam tổ chức một hội thảo về “Tiêu chí nội dung, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030” và qua hội thảo, người ta ghi nhận, chính quyền địa phương nào cũng muốn xây dựng… tượng đài Hồ Chí Minh. Theo “quy hoạch” thì từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ xuất ngân sách để xây dựng… 58 tượng đài Hồ Chí Minh và công trình nào cũng ngốn một vài ngàn tỉ đồng.
Trong quá khứ, đã từng có những thống kê mà theo đó, từ 30% đến 45% chi phí cho việc thực hiện các dự án vào túi các viên chức. Trong bối cảnh công khố cạn tiền, nhiều dự án bị dẹp bỏ thì những dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh là chắc ăn nhất. (G.Ð)
Bà Cấn Thị Thêu bị xử 20 tháng tù giam
BTV Mặc Lâm
2016-09-19
Dân oan bảo vệ bà Cấn Thị Thêu
Trịnh Bá Phương
20 tháng tù giam cho bà Cấn Thị Thêu với cáo buộc gây rối trật tự công cộng theo điều 245 Bộ luật hình sự. Kết quả này được tòa án Nhân dân Quận Đống Đa vào lúc 12 giờ 30 phút trưa 20 tháng 9 năm 2016. Luật sư Nguyễn Khả Thành một trong bốn luật sư bào chữa cho bà Thêu nói với chúng tôi sau khi có kết quả phiên tòa vào trưa ngày 20 tháng 9: “Phiên tòa ngày hôm nay khai mạc khoảng 8 giờ rưỡi. Diễn tiến phiên tòa thì chủ tọa đã tạo điều kiện tương đối thoải mái cho các luật sư tranh luận rất nhiều nhưng số đại diện Viện kiểm sát đối đáp thì hạn chế hơn và chủ yếu là giữ quan điểm Bốn luật sư chúng tôi bào chữa theo hướng bị cáo vô tội. Phiên tòa kết thúc cách đây khoảng 15 phút và kêu án chị Thêu 20 tháng tù giam trong khi Viện kiểm sát đề nghị từ 18 tới 22 tháng với lý do chị Thêu đã có tiền án và nhiều tiền sự. Chúng tôi cũng nêu ra tại sao hơn 50 người theo mô tả của bản cáo trạng thì tại sao chỉ một mình chị Thêu phải chấp nhận hậu quả của những người đó cho nên chúng tôi không đồng ý”. Luật sư Hà Huy Sơn cũng cho biết quan điểm của ông và ba luật sư đồng sự trong phiên tòa này: “Bốn luật sư đều cho rằng chị Thêu vô tội. Lực lượng công an phải đảm bảo cái quyền khiếu nại tố cáo của người dân nhưng mà công an lại đưa người mặc thường phục, đem xe buýt tới để mà bắt người đánh người khiếu nại nên gây ra sự thu hút người hiếu kỳ vì vậy một mình chị Thêu không thể gây ra mất trật tự cho cảnh sát giao thông được” Vào ngày 10 tháng 06 năm 2016, bà Cấn Thị Thêu bị Công an thành phố Hà Nội bắt giữ về tội gây rối trật tự công cộng khi bà và hơn 50 dân oan tập trung tại Bộ Tài nguyên Môi trường gửi đơn đòi giải quyết đất đai cho người dân Dương Nội. Bà Cấn Thị Thêu là một nông dân, là dân oan Dương Nội. Bà là người phụ nữ can đảm, kiên cường đấu tranh bảo vệ đất đai cho những người nông dân bị cướp đất, từng bị kết án 15 tháng tù giam về tội “Chống người thi hành công vụ” vào năm 2014. Trước khi phiên tòa bắt đầu, lúc 6 giờ 30 sáng ngày 20 tháng 9 một người dân Dương Nội trong số hơn trăm người tập trung chống lại phiên tòa cho biết: “Bây giờ bà con đang ngồi ở đường ngoài nhưng công an với cơ động rồi bảo vệ….công an đông lắm đúng quây chung quanh bà con. Vẫn sớm và hiện bây giờ có khoảng 200 bà con đổ lại. 8 giờ người ta mới xử nhưng bà con đã ra đây từ lúc 5 giờ sáng”. Một dân oan khác thuật lại: “Tình hình là bà con mấy trăm người đang đứng ở đầu đường vào cổng tòa nhưng rất nhiều công an và dân phòng đang đứng ở chỗ bà con chúng tôi. Chúng tôi đang cầm trên tay biểu ngữ “bắt người vô tội là tội ác, trả tự do cho Cấn Thị Thêu. Công an đang loa không cho bà con ngồi ở đây. Còn nhiều bà con ở các nơi khác như Hải Dương, Thanh Oai, Văn Giang từ xa cũng đang đến từ 5 giờ sáng” Vào lúc 7 giờ 50 sáng anh Trịnh Bá Phương, con trai của bà Cấn Thị Thêu trực tiếp quay phim cảnh người dân oan Dương Nội tập trung tại một khu vực gần tòa án: “Thưa quý vị tôi đang truyền hình trực tiếp tại hiện trường khu vực gần tòa án của Đống Đa, sau khi chúng tôi đến từ đầu đường phố Chùa Láng vào tầm 50 mét thì đã bị lực lượng công an rất đông gần 100 người trên hai chiếc xe buýt. Lực lượng công an và côn đồ đang quây quanh chúng tôi họ đang chuẩn bị nhiều và tăng cường xe buýt tới sửa soạn bắt giữ chúng tôi trái phép. Đây là một phiên tòa lén lút, không cho người dân vào tham dự. Chính quyền huy động rất nhiều công an ngăn chận người dân tham dự phiên tòa đây là hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, chúng tôi đề nghị các cơ quan tổ chức nhân quyền quốc tế theo dõi phiên tòa ngày hôm nay bởi vì đã xảy ra những hành vi côn đồ của lực lượng công an. Họ đã trấn áp, phong tỏa người dân trong khi chúng tôi đang biểu tình ôn hòa, ngồi xuống trước bạo lực, trước số đông của lực lượng công an và côn đồ”. Đúng 8 giờ sáng người bị bắt đầu tiên là chị Thảo Teresa, sau đó công an đã tiến vào nhóm dân oan bắt hết mọi người lên hai chiếc xe buýt mà họ điều tới. Anh Trịnh Bá Tư, con của bà Cấn Thị Thêu cho chúng tôi biết khi cùng với mọi người bị bắt vào đồn công an vào lúc 9 giờ 30: “Tình hình bây giờ những người tham dự phiên tòa bị bắt hết vào đồn rồi ạ. Hiện tại cháu cùng anh trai cháu là Trịnh Bá Phương, chị Thảo Teresa cùng các bác các cô đến tham dự phiên tòa bị bắt ra đồn 6 Quang Trung Quận Hà Đông. Theo cháu được biết thì bố cháu đã vào được phiên tòa rồi”. Có 4 luật sư tham gia bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu tại phiên tòa hôm nay gồm: Luật sư Hà Huy Sơn, luật sư Võ An Đôn, luật sư Nguyễn Khả Thành và luật sư Lê Văn Luân. Ngay khi có bản án ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Human Rights Watch đặc trách Á châu sự vụ cho Đài Á châu Tự do biết quan điểm của ông về phiên tòa này: “Thêm một thí dụ nữa về việc nhà nước Việt Nam đã tội phạm hóa những người dân oan đó là một trong những vi phạm cam kết của Việt Nam theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Những gì chúng ta đang thấy khá rõ ràng là chính phủ cũng như bên trong các tòa án theo sát bước chân người dân để bỏ tù những người biểu tình một cách ôn hòa, những người đã cố gắng bảo vệ đất đai hoặc bảo vệ sinh kế của họ và điều này thái quá và bà Cấn Thị Thêu phải được trả tự do vô điều kiện và ngay lập tức”. Hôm 17 tháng 9, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, có trụ sở tại New York ra thông cáo báo chí kêu gọi chính quyền Việt Nam phải bãi bỏ tất cả những cáo buộc và trả tự do vô điều kiện cho chị Cấn Thị Thêu cũng như cần phải sửa đổi luật đất đai và chính sách bồi thường.
8 giờ 50: Mặc dù anh Trịnh Bá Phương, con trai Dân oan Cấn Thị Thêu, có giấy triệu tập tham dự phiên tòa nhưng đã bị công an bắt, tống lên xe đưa về đồn công an số 6 Quang Trung, Hà Nội.
8 giờ 35: Cộng tác viên GNsP có mặt tại hiện trường cho hay: “Suốt dọc con đường Chùa Láng dẫn vào TAND quận Đống Đa rải rác rất đông an ninh, cảnh sát, dân phòng. Bất cứ xe ô tô hoặc taxi nào dừng lại đều có thể bị hốt. Rado giao thông thông báo đoạn đường Chùa Láng bị chặn cấm lưu thông vì lý do an ninh quốc gia. Bà con quanh khu vực cho biết ‘hôm nay xử vụ án ma túy nào to lắm’…”
8 giờ 15: Phiên tòa của bà Cấn Thị Thêu được Tòa thông báo là phiên tòa “công khai” và bất cứ người dân nào cũng có thể được vào dự khán, tuy nhiên Nhà báo Lê Hùng cho hay:
“Bà con đang ngồi tọa kháng gần khu vực tòa án một cách ôn hòa, nhưng công an và an ninh đã xông vào, lôi kéo bà con lên xe. Bà con bị đưa lên hết hai xe buýt. Tôi cũng bị bọn chúng lôi kéo đi. Nhiều bà con bị trầy xước hết cả tay chân. Hiện nay, xe đang đi về hướng Hà Đông.”
7 giờ 30: Bà con dân oan tiến vào khu vực Tòa án nhưng bị công an và an ninh ngăn cản. Giới chức cộng sản huy động xe buýt đậu sẵn khu vực này để có thể bắt bà con dân oan tham gia phiên tòa bất cứ lúc nào.
Nhà báo Lê Hùng nói với GNsP qua điện thoại: “Bà con đang tọa kháng, kêu gọi trả tự do cho Cấn Thị Thêu, có dấu hiệu họ sẽ đàn áp và bắt mọi người.”
7 giờ 15: Gần 100 dân oan đi từ đường Nguyễn Chí Thanh đến khu vực tòa án. Bà con dân oan vừa đi vừa biểu tình và kêu gọi nhà cầm quyền trả tự do cho Dân oan Cấn Thị Thêu. Trên tay bà con cầm nhiều biểu ngữ và đồng thanh hô: “Cấn Thị Thêu vô tội! Trả tự do cho Cấn Thị Thêu! Bắt bỏ tù người yêu nước là một tội ác! Phản đối phiên tòa bất công!…”
Ngoài sự có mặt của bà con dân oan còn có sự đồng hành của Nhà báo Lê Hùng, cô Thảo Têrêsa, một số anh chị em từ Miền Nam như bà Thu Nguyệt…
Trước Tòa án, loa phát thanh liên tục yêu cầu bà con giải tán, không được “gây rối trật tự công cộng”.
Sáng nay ngày 20.09.2016, diễn ra phiên tòa sơ thẩm xét xử Dân oan Cấn Thị Thêu với tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS, tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.
Tham gia bào chữa cho bà Thêu gồm 4 Luật sư: LS Hà Huy Sơn, LS Lê Văn Luân, LS Võ An Đôn và LS Nguyễn Khả Thành.
Về diễn tiến của vụ án, LS Võ An Đôn, một trong những LS tham gia bào chữa cho bà Thêu, cho biết: “Sáng ngày 08/4/2016 chị Cấn Thị Thêu đi một mình đến trụ sở tiếp dân thuộc Bộ tài nguyên và Môi trường gửi đơn khiếu nại, tại đây chị Thêu gặp một số người dân từ các miền của đất nước đến gửi đơn khiếu kiện.”
“Sau khi nghe cán bộ tiếp dân giải thích, nhiều người dân không đồng tình đã có thái độ phản đối. Họ đồng loạt yêu cầu Bộ tài nguyên và Môi trường nhanh chóng giải quyết khiếu nại, sau đó họ ra đứng trước cửa giơ biểu ngữ yêu cầu hủy bỏ Điều 88 Bộ luật hình sự và trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà.”
“Vì cho rằng chị Thêu có hành vi gây rối trật tự công cộng nên Công an quận Đống Đa đã ra quyết định khởi tố bị can và bắt giam chị Cấn Thị Thêu về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS.”
Pv.GNsP
HRW kêu gọi Hà Nội thả bà Cấn Thị Thêu
Bà Cấn Thị Thêu (áo đen, giữa) cùng các người dân oan khiếu kiện tại trụ sở tiếp dân của chính quyền ở Hà Nội. (Hình: FB Trịnh Bá Tư)
NEW YORK, New York (NV) – Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) vừa kêu gọi Hà Nội trả tự do cho bà Cấn Thị Thêu, một người dân oan ở Dương Nội, sắp bị lôi ra tòa kêu án.
“Chính quyền Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với một nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai đang sắp phải hầu tòa vì đã thực hiện các quyền của mình một cách ôn hòa, và trả tự do vô điều kiện cho bà.”
HRW, có trụ sở ở New York, ra một bản tuyên bố về trường hợp của bà Cấn Thị Thêu sắp bị đưa ra tòa án ở Hà Nội ngày 20 Tháng Chín và cho là bà “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Luật Hình Sự của Việt Nam.
Theo HRW, bà Cấn Thị Thêu, 54 tuổi, bị bắt ngày 10 Tháng Sáu vừa qua lúc sáng sớm đang còn ngủ trong nhà, sau nhiều lần bà cùng nhiều người dân phường Dương Nội mang biểu ngữ đến các cơ quan chính phủ ở Hà Nội để khiếu nại về việc trưng thu đất.
Bà từng bị bắt và bị kết án 15 tháng tù hồi năm 2014 khi nhà cầm quyền huy động một lực lượng hùng hậu đến cưỡng chế khu đất của người dân Dương Nội, cũng với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” dù bà chỉ đứng trong một cái lều quay video cảnh công an và các lực lượng của nhà cầm quyền đàn áp người dân.
HRW kể lại rằng, hơn một thập kỷ trước, vào Tháng Sáu, 2006, chính quyền địa phương quyết định trưng thu đất nông nghiệp ở phường Dương Nội thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, và chuyển đổi khu vực này thành đất đô thị. Hàng trăm hộ gia đình đã biểu tình phản đối sự thiếu minh bạch trong quá trình trưng thu và đền bù không thỏa đáng cho những gia đình bị mất sinh kế.
Vào Tháng Tư, 2014, chính quyền đã sử dụng vũ lực để giải tỏa đất và đánh đập dã man nhiều người phản đối việc giải tỏa. Bà Cấn Thị Thêu bị bắt và chồng bà, ông Trịnh Bá Khiêm, cũng bị bắt cùng với một số người nữa và bị cáo buộc cùng tội danh nói trên.
Theo HRW kể lại, Tháng Chín, 2014, vợ chồng bà đều bị kết án. Bà Cấn Thị Thêu bị xử 15 tháng tù giam và ông Trịnh Bá Khiêm bị 18 tháng (sau đó giảm xuống 14 tháng).
Tháng Sáu, 2015, vào thời điểm ông Khiêm thi hành xong bản án, hàng chục nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai và blogger đã đến trại giam Số 6 ở tỉnh Nghệ An để chào đón ông. Nhóm này đã bị nhiều người đàn ông mặc thường phục tấn công. Anh Trịnh Bá Tư, người con trai út của bà Thêu, bị thương nặng.
Tháng Bảy, 2015, bà Thêu thi hành xong bản án tại trại giam số 5 ở tỉnh Thanh Hóa. Sau khi ra tù, bà tiếp tục vận động cho các vấn đề về đất đai và môi trường. Bà tham gia các cuộc biểu tình đòi trả tự do cho luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài và người cộng sự Lê Thu Hà cũng như các cuộc biểu tình chống ô nhiễm ôi trường.
Bà cũng bị cáo buộc đã kích động người dân phường Dương Nội tẩy chay cuộc bầu cử quốc gia hồi Tháng Năm. Người ta tin rằng việc bắt giam trở lại và chuẩn bị kết án lần nữa đối với bà Cấn Thị Thêu với cáo buộc “gây rối…” chỉ là cái cớ bề ngoài, không đếm xỉa gì tới những uất ức của những người nông dân như bà khi bị nhà cầm quyền cướp đoạt nguồn sinh kế.
“Khi Đảng Cộng Sản Việt Nam cần sự ủng hộ của nông dân, đảng kêu gọi ‘người cày có ruộng,’” ông Brad Adams, giám đốc khu vực Á Châu của HRW, phát biểu. “Nhưng giờ đây đảng lại bỏ tù những người cổ vũ đúng khẩu hiệu đó.”
Hai ngày sau phiên tòa xử bà Cấn Thị Thêu, tòa án sẽ xử phúc thẩm nhà báo tự do Ba Sàm Nguyễn hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy.
Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 23 Tháng Ba, ông Vinh bị kết án năm năm tù và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị ba năm tù, vì bị tố cáo tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” theo Điều 258 Luật Hình Sự.
Điều luật này và một số điều khác bị các tổ chức nhân quyền quốc tế tố cáo là trái với chính Hiến Pháp Việt Nam cũng như trái với Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đặt bút ký cam kết tuân hành.
Trên nguyên tắc, phiên tòa phúc thẩm phải diễn ra trong vòng 45 ngày sau phiên tòa sơ thẩm, nhưng phiên tòa này lại xảy ra sau sáu tháng. (TN)
Biểu tình phản đối Formosa xả thải ra sông Quyền
RFA
2016-09-19
Hôm Chủ nhật 18/9/2016, nhiều người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh, tuần hành phản đối việc công ty Formosa xả thải xuống sông Quyền.
Ảnh chụp từ màn hình video youtube
Biểu tình phản đối Formosa xả thải ra sông Quyền
Vào ngày 18/9/2016, rất đông người dân ở giáo xứ Dũ Yên đã biểu tình để phản đối Formosa cũng như phản đối việc chính quyền cho công ty Formosa xả thải ra sông Quyền.
Xả thải ra sông Quyền
Sáng Chủ nhật 18/9, gần 2.000 người thuộc tổ dân phố Tây Yên thuộc xứ Dũ Yên, phường Kỳ Thịnh, Thị xã Kỳ Anh đã đứng lên biểu tình phản đối Formosa “xả chất thải chảy qua sông Quyền trước khi đổ ra biển”.
Trước đó vào ngày 9/9, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, nhiều đại biểu của Hà Tĩnh kiến nghị với Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cần phải cho nước thải của công ty TNHH Hưng nghiệp Gang thép Formosa Hà Tĩnh xả ra khu vực sông Quyền (con sông này nằm cạnh khu công nghiệp Formosa) để dễ quản lý.
Sau đó phó bí thư thường trực tỉnh ủy Hà Tĩnh ông Trần Nam Hồng đã làm văn bản, dự án để xả thải ra sông Quyền trước khi cho chất thải của Formosa đổ ra biển.
Khi nhận được thông tin đó từ chính quyền tỉnh Hà Tĩnh là đang phê duyệt về dự án này thì người dân ở đây đã rất phẫn nộ và không còn tin vào chính quyền.
Việc Formosa xả thải đã làm cho ngư dân của 4 tỉnh miền Trung bị thiệt hại rất nặng nề, nguy cơ nhiễm bệnh cao, nhiều người mất việc làm, gia đình điêu đứng, trong khi nhiều hộ ngư dân lại chưa nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ chính quyền, nay chính quyền lại muốn nước thải đó đổ ra sông.
Sử dụng hiệu quả người tài tại Việt Nam: câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-09-17
Thi tuyển Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, tháng 6 năm 2015.
Courtesy of TTXVN
Sử dụng hiệu quả người tài tại Việt Nam: câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp
Vấn đề làm sao sử dụng hiệu quả người có tài tại Việt Nam tiếp tục là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp. Nhiều hội thảo được tổ chức để giới hữu trách và những nhà quản lý cùng nhau tìm lối ra cho vấn đề.
Tại diễn đàn “Người Tài, Người Nhà” ở Hà Nội mới đây, vụ trưởng Vụ Giáo Dục Chuyên Nghiệp trực thuộc Bộ Giáo Dục Đào Tạo Việt Nam, tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, đặt vấn đề “Một chuyên viên, một vụ trưởng, một thứ trưởng chất lượng cao là như thế nào, chưa lượng hóa được thì làm sao tuyển chọn và trong dụng”. Ông cho rằng Việt Nam còn mù mờ trong việc chọn người tài.
Vẫn theo ý kiến của tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, trong cơ quan hành chính, nhân tài phải là người có năng lực chu toàn nhiệm vụ, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, nhân tài còn là người có khả năng dự báo, phân tích tình huống, đưa ra những quyết định hay hướng giải quyết tối ưu.
Tuy nhiên thực tế cho thấy số người có thể đáp ứng những tiêu chuẩn đó vẫn thiếu vắng.
Người dân quan tâm làm thế nào để bộ phận hành chính công phục vụ nhân dân với tiêu chí quan trọng nhất là vì dân và trong sạch.
– Giáo sư Chu Hảo
Giáo sư tiến sĩ Hồ Sĩ Quý, viện trưởng Viện Thông Tin, Khoa Học Và Xã Hội, có ý kiến đối với nhận định của ông Hoàng Ngọc Vinh:
“Đúng quá chứ còn gì nữa, ông ấy nói như thế là chính xác, phản ánh đúng tình hình. Những chuyện như là đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện, sử dụng… tôi cho cái khâu nặng nề nhất ở ta hiện nay là chuyện sử dụng.
Việc sử dụng gắn liền với cơ chế nhà nước và gắn liền với môi trường của người tài, cho nên rất khó sử dụng và người tài cũng khó phát huy. Nói chung là tôi đồng ý với ý kiến đó nhưng nói thế thì vẫn là lý thuyết. Còn năng lực, chính sách, giải quyết các tình huống, thái độ ứng xử, độ thông minh về cảm xúc EQ hay IQ thì những thứ đó trong thực tiễn nó thể hiện nhiều hơn chứ còn lượng hóa thì người ta đã lượng hóa cả rồi.”
Giáo sư Chu Hảo, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ Việt Nam:
“Ở Việt Nam mình gọi là công tác tổ chức cán bộ nhưng ở nước ngoài người ta gọi là công tác phát triển nguồn nhân lực cho nền hành chính công. Chính cái khác biệt ấy cũng gây ra tình trạng không tốt cho việc tuyển chọn người tài. Ở Việt Nam, những chuẩn mức của vị trí công tác đó cũng được đặt ra nhưng theo tôi là nó còn quá là chung chung. Mô tả công việc, mô tả trách nhiệm của từng công tác đó chưa được chuẩn hóa một cách cụ thể, rõ ràng. Việc đánh giá theo những chuẩn mức không rõ ràng như vậy rất khó khăn.
Những bất cập, những khó khăn, thậm chí cả những tệ nạn hiện có trong nền hành chính công của chúng ta xuất phát chủ yếu từ việc lựa chọn không đúng người vào những chức vụ trong nền hành chính công đó. Tôi nghĩ đấy là vấn nạn lớn của đất nước hiện nay.
Điều mà người dân quan tâm làm thế nào để bộ phận hành chính công phục vụ nhân dân với tiêu chí quan trọng nhất là vì dân và trong sạch. Điều đó vẫn là mảng tối trong hệ thống hành chính công của nước ta hiện nay.”
Đối với nhà nghiên cứu văn hóa và cũng là dịch giả, thạc sĩ Đinh Gia Hưng, giảng viên Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng, tìm kiếm và tuyển chọn nhân tài vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy công quyền là một vấn đề quan trọng song không hoàn toàn là một vấn đề khó khăn:
Người trẻ học cách sử dụng internet trong một khóa học miễn phí được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 17 tháng 7 năm 2001. AFP PHOTO
“Trách nhiệm chủ chốt ở tất cả mọi ngành, mọi tầng lớp cũng như ở khía cạnh chính trị và xã hội đều phải là người tài cán, hơn hẳn người khác về tài năng, nhân cách, bản lĩnh .
Vấn đề nhận diện được người tài và chọn người tài vào trong hệ thống quản lý của xã hội cũng như quốc gia không phải là vấn đề khó khăn. Có nghĩa những nhà lãnh đạo tìm người tài thì không khó nhưng vấn đề là người ta không chọn người tài đó. Phải đặt ra một hệ thông tương ứng để người tài làm việc một cách hiệu quả nhất. Hệ thống đó chưa có tại Việt Nam.
Có thể khẳng định Việt Nam biết rất rõ ai là người tài, ai không là người tài. Vấn đề là lãnh đạo bổ nhiệm người nào, dựa trên hệ giá trị nào, hệ giá trị của người dân và chính quyền hay là hệ giá trị của một nhóm cá nhân thôi. Mấu chốt nhất là nằm ở chỗ đó.”
Đặt để một người có tài vào không đúng chỗ, ngược lại đặt để người kém khả năng vào một vị trí không tương xứng, thạc sĩ Đinh Gia Hưng góp ý tiếp, chẳng khác nào mang một con cá thả vào môi trường nước không thích hợp với thể loại và tầm vóc của nó:
“Cho vào vùng nước nông thì tất nhiên con cá đó sẽ không thể hiện được sức mạnh của nó theo ý tạo hóa được. Ngược lại một con cá rất yếu lại đưa nó vào vùng biển rất sâu và rộng thì nó sẽ chết chìm ở đó, kéo theo những hệ lụy khác.”
Cũng tại diễn đàn “Người Tài, Người Nhà”, tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh còn cho rằng nhận diện người tài kém, mù mở trong tuyển chọn, đặt không đúng chỗ vào những việc không xứng với khả năng là những lý do khiến người có tài chán nản bỏ đi.
Thực tế tình trạng này ảnh hưởng nhiều nhất đến những thành phần du học sinh hoặc nghiên cứu sinh từ nước ngoài trở về. Anh Đặng Ngọc Sơn, từng đi du học ở Đức, hiện làm việc tại Hà Nội:
“Ở Việt Nam có câu truyền miệng là “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ”. Người đi du học về rõ ràng là không đủ thời gian để thích ứng được với môi trường trong nước. Bản thân khi họ về thì trong nước cũng không tạo điều kiện để có thể sắp xếp cho họ một vị trí hợp với khả năng của họ. Chính vì vậy nó như kiểu là một người bất đắc chí. Tôi được đi học, tôi được đào tạo một cách chính qui, tôi có năng lực thực sự nhưng tôi về lại không được làm cái việc đó. Sáng xách ô đi tối xách về, đồng lương thì không đủ, mọi thứ nó dẫn đến chán nản.
Tình trạng ở các cơ quan nhà nước là thân hữu rồi họ hàng các thứ bổ nhiệm cho nhau, đưa nhau lên.
– Tiến sĩ Vũ Ngọc Xuân
Gần như những người được đi du học và có năng lực thực sự họ không muốn về bởi họ biết có về chăng nữa thì cơ hội để có thể phát triển và thể hiện năng lực gần như là không có. Đấy là theo ý kiến đồng chí Vinh, nó tương đối chính xác theo thực tế xã hội Việt Nam hiện giờ.”
Tiến sĩ Vũ Ngọc Xuân, giảng viện Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, từng sang du học tại Hoa Kỳ, đồng ý là cơ chế của Việt Nam không giúp người tài phát huy năng lực của họ:
“Bởi vì họ không thể bổ nhiệm một người có tài năng mà qua thi tuyển lên đến chức vụ cao được. Ở các nước phát triển thì có thể một người tài qua thi tuyển được bổ nhiệm lên làm giám đốc hoặc tổng giám đốc. Ở Việt Nam thì cơ chế nhà nước không cho phép cái việc như thế, cho nên dẫn đến cái cơ chế là không trọng dụng nhân tài.
Ở Việt Nam bây giờ có mà nhận ra được người tài thì người đứng đầu cũng không thể tuyển dụng và bổ nhiệm vào vị trí ngay được vì hệ thống văn bản pháp luật liên quan không cho phép. Không có cơ hội cũng như môi trường để cho người tài có thể phát huy được là cái chung cả nước như thế.
Ngoài ra còn có tình trạng ở các cơ quan nhà nước là thân hữu rồi họ hàng các thứ bổ nhiệm cho nhau, đưa nhau lên. Thực tế bắt tay vào triển khai thì còn nhiều bất cập, thiếu sự quyết liệt của người đứng đầu.”
Liên quan ít nhiều đến câu chuyện tuyển dụng và thu hút nhân tài vào bộ máy công quyền ở Việt Nam, tại một buổi hội thảo bàn tròn trực tuyến bao gồm những nhà giáo dục vừa qua, ông Hoàng Minh Sơn, hiệu trưởng Đại Học Bách Khoa Hà Nội, đề xuất ý kiến mới là Việt Nam nên hỗ trợ người giỏi trở về nước hơn là chỉ bỏ tiền cử người đi học để rồi xảy ra trường hợp nhiều người không muốn trở về sau khi đã tốt nghiệp.
Nhà máy Đạm Ninh Bình. Từ đầu năm đến nay chỉ hoạt động có 76 ngày rồi ngưng chạy máy. (Hình: TTXVN)
VIỆT NAM – Tập Đoàn Hóa Chất Việt Nam (VINACHEM) – một trong các tập đoàn nhà nước vừa gửi chính phủ Việt Nam 14 kiến nghị về việc hỗ trợ nhằm duy trì hai nhà máy là: Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc.
Cả hai nhà máy: Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc vốn đã là những xác chưa chôn.
Năm 2000, chính quyền Việt Nam chuẩn y đề nghị của VINACHEM, thực hiện Dự Án Nhà Máy Đạm Ninh Bình. Theo quảng cáo thì dự án này nhằm phát triển phân bón, bảo đảm an ninh lương thực cho Việt Nam.
Năm 2008, VINACHEM hỏi vay của EXIMBANK Trung Quốc $250 triệu (lúc đó tương đương 5,000 tỷ đồng) trong 15 năm với lãi suất là 4%/năm để thực hiện dự án Nhà Máy Đạm Ninh Bình. Đổi lại, VINACHEM phải sử dụng tập đoàn China Huanqiu Contracting & Enginneer của Trung Quốc làm nhà thầu.
Theo thiết kế thì Nhà Máy Đạm Ninh Bình sử dụng công nghệ của Châu Âu nhưng vì nhà thầu là Trung Quốc nên cuối cùng, “đa phần thiết bị” của nhà máy là do Trung Quốc sản xuất.
Tháng trước, trò chuyện với tờ Tiền Phong, ông Nguyễn Gia Tưởng, tổng giám đốc VINACHEM thú nhận, do đa số thiết bị là của Trung Quốc, dây chuyền sản xuất phân bón của Nhà Máy Đạm Ninh Bình “thường xuyên xảy ra sự cố.” Bởi việc mua thiết bị dự phòng phụ thuộc vào nhà thầu Trung Quốc nên VINACHEM đang tính đến việc đóng cửa Nhà Máy Đạm Ninh Bình.
Vì càng hoạt động càng lỗ, để duy trì hoạt động của Nhà Máy Đạm Ninh Bình, VINACHEM đã vay thêm của các tổ chức tín dụng và ngân hàng tại Việt Nam $326 triệu và 4,300 tỷ đồng. Theo tờ Tiền Phong thì sau khi khánh thành bốn năm, Nhà Máy Đạm Ninh Bình lỗ 2,000 tỷ đồng. Hiện nay, mỗi năm, Nhà Máy Đạm Ninh Bình phải trả… 1,000 tỷ đồng tiền lãi. Mức lãi trung bình là 2.6 tỷ đồng một… ngày!
Nhà Máy Đạm Hà Bắc, một thành viên khác của VINACHEM cũng chẳng khá hơn. Sau năm năm được “cải tạo – mở rộng,” Nhà Máy Đạm Hà Bắc năm nào cũng lỗ. Riêng năm ngoái lỗ 655 tỷ và nay, chỉ tính riêng số nợ đã vay của Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (VDB) thì khoản này đã là 3,957 tỷ đồng.
Trong kiến nghị mới gửi chính phủ Việt Nam, VINACHEM đề nghị: Đối với Nhà Máy Đạm Ninh Bình thì hoặc là chuyển khối tiền 2,708 tỷ đồng đang nợ Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam (VDB) thành vốn mà nhà nước đầu tư (nhà nước đứng ra gánh thay – xóa khoản nợ này) hoặc là khoanh nợ trong năm năm (không trả cả vốn lẫn lãi từ 2016 đến 2020). VINACHEM cho biết cũng đã đề nghị như vậy với EXIMBANK của Trung Quốc (!?). Còn đối với Nhà Máy Đạm Hà Bắc thì VINACHEM chỉ xin khoanh khoản nợ 3,957 tỷ trong… năm năm!
Bên cạnh đó, VINACHEM đề nghị chính phủ Việt Nam chỉ đạo VDB giảm mức lãi đối với các khoản mà VINACHEM đang nợ xuống còn 8.5%/năm. Đồng thời đề nghị chính phủ Việt Nam chỉ đạo người đại diện vốn nhà nước tại các ngân hàng: BIDV, Vietcombank, Vietinbank tiếp tục cho Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc vay vốn để tổ chức sản xuất, kinh doanh.
VINACHEM không quên khuyến cáo là dẫu các đề nghị “hà hơi, tiếp sức” có được chấp nhận thì do các khó khăn khách quan, hiệu quả hoạt động của hai nhà máy: Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc trong năm tới vẫn khó… khá!
Cho dù thủ tướng Việt Nam chưa trả lời vì còn chờ các bộ như: Công Thương, Kế hoạch – Đầu Tư và Ngân Hàng Nhà Nước “tham mưu” nhưng cầm chắc là thủ tướng Việt Nam không lắc đầu bởi Việt Nam vẫn là quốc gia đang xây dựng “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa,” thành ra các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước vẫn là “nòng cốt.”
Theo một báo cáo mà VINACHEM gửi cho các bộ hữu trách trong chính phủ Việt Nam cách nay vài tháng thì dù hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thành viên đều thê thảm như Nhà Máy Đạm Ninh Bình và Nhà Máy Đạm Hà Bắc song mức lương trung bình của các viên chức lãnh đạo VINACHEM đã tăng từ 48.5 triệu đồng/tháng hồi năm 2015 lên thành 54 triệu đồng/tháng trong năm nay. (G.Đ)