Tại sao tất cả lãnh tụ cộng sản đều phá tan hoang đất nước?

From facebook :  Tony Ton

Tại sao tất cả lãnh tụ cộng sản đều phá tan hoang đất nước?

Ngọc Ẩn
Chủ nghĩa CS kêu gọi đấu tranh giai cấp. Lúc đầu là đấu tranh giữa giai cấp công nhân, nông dân nghèo và chủ nhân. Sau khi giới chủ nhân bị đảng CS cướp hết tài sản, đấu tố, giết hoặc đày đi lao động khổ sai và chết trong rừng. Kế đến là CS đấu tranh, giết hại người trí thức. Một đất nước mà nhóm cầm quyền không biết tôn trọng nhân tài, người biết phát triển kinh tế và trí thức bị đào tận gốc, tróc tận rễ thì đất nước đó phải hoang tàn.

Sau khi đảng CS nắm được toàn quyền sinh sát thì bước kế tiếp người CS đấu tranh giai cấp với ai? Cách thức đảng CS chọn lựa lãnh tụ như Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước là do một thiểu số nhỏ đảng viên bầu chọn chứ không do dân bầu. Như thế thì đấu tranh giai cấp phải xảy ra trong thành phần đảng viên để leo lên các chức vụ quyền lực. Chúng ta đã thấy đấu tranh giai cấp giữa Hồ Chí Minh và Lê Duẫn, giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và TBT Nguyễn Phú Trọng. Giờ đây là đấu tranh giai cấp giữa TBT Trọng và Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Bí thư Thành ủy Sàigòn Đinh La Thăng. Các chức vụ chóp bu do một nhóm nhỏ đảng viên bầu chọn vì thế chuyện kết bè, kết đảng, hối lộ, mua chuộc lá phiếu là chuyện đương nhiên. Sau khi các lãnh tụ ngồi vào ghế quyền lực thì họ tiếp tục bảo vệ cái ghế bằng cách đưa thân tộc vào các chức vụ dưới quyền của họ, chia quyền lợi cho bè đảng đã bầu họ lên. Các lãnh tụ lấy tiền từ đâu để cung phụng cho đàn em? Họ lấy từ tiền thuế xăng, tăng giá điện, cướp nhà, cướp đất của dân, bán tài nguyên, bóc lột công nhân, xuất khẩu lao động, bán nước cho Tàu Cộng. Dưới trướng của vài trăm đảng viên cao cấp là vài triệu đàn em ăn theo. Dân có chết đói, chết bệnh, chết vì cá nhiễm độc Formosa, chết lạnh, chết vì xả lũ đều mặc kệ bọn dân đen. Đảng CSVN cũng chẳng cần bảo vệ tổ quốc vì họ đâu cần dân bầu họ vào ghế quyền lực.

Ở các nước tự do dân chủ thì Tổng thống hoặc Thủ tướng do dân bầu ra. Nếu muốn còn tại chức thì họ phải biết lo cho dân, cho tổ quốc. Dân thì quá đông nên Tổng thống không thể dùng tiền mua chuộc lá phiếu mà phải tạo công ăn việc làm, giúp kinh tế phát triển và lo cho dân được ấm no, hạnh phúc. Tổng thống phải lo bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an toàn cho người dân. Ở cái thiên đường XHCNVN thì đảng CSVN câm họng nhìn Tàu cộng húc chìm tàu đánh cá của ngư dân và sau đó là đảng tìm cách bịt miệng ngư dân đã bị TC húc chìm tàu nhưng chưa chết.

Đảng CSVN cứ bóc lột, róc dân cho cho đến xương, giờ đây đảng CS lại chặt cả xương mà hầm nước lèo thì dân đói ắt hẳn phải nổi lên. Lịch sử lại tái diễn cái vòng lẩn quẩn đấu tranh giai cấp giữa giới bần cùng và giới cộng sản đại gia đang cầm quyền như đã xảy ra ở những nước cộng sản ở Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Nga. Để bảo vệ quyền lợi và tính mạng của nhóm lợi ích chóp bu thì đảng CSVN chi một số tiền khổng lồ để nuôi công an. Các nguồn tiền để nuôi công an, quân đội đang cạn kiệt. Hải sản nhiễm độc không ai mua, ngư dân không ra khơi đánh cá khiến công nhân chế biến hải sản thất nghiệp, nhà nước xả lũ làm hư hại mùa màng, sụp đổ nhà cửa, cuốn trôi tài sản của dân miền Trung, ruộng nhiễm mặn ở miền Nam thì dân lấy gì xuất khẩu và đóng thuế. Đảng và nhà nước CSVN đang tìm cách ăn cướp sạch số vàng và đô la của dân, trông chờ vào nguồn tiền từ thiện từ ngoại quốc và tiền đi ăn mày từ các nước tư bản. Nguồn tiền từ thiện cũng chẳng nuôi nỗi vài chục triệu dân. CSVN đi ăn mày còn láo cá vặt và vi phạm nhân quyền khiến thế giới khinh ghét. Nhà cầm quyền CSVN cứ vi phạm nhân quyền, đánh đập những nhà đấu tranh dân chủ sẽ khiến người Việt hải ngoại cắt luôn nguồn tiền từ thiện cho dân nghèo mà chỉ giúp những nhà đấu tranh dân chủ để đất nước sớm thoát khỏi ách CS. Dân đói sẽ vào nhà cán bộ giàu có mà lấy lại những gì họ đã bị cán bộ trấn lột mấy chục năm qua. Dân đói thì công an hạng tép riêu cũng đói. Khi công an đói thì họ cướp giật của dân càng khiến xã hội loạn lạc, cướp giật nổi lên như rươi. Những địa phương người dân biết đoàn kết bảo vệ cho nhau chống cướp thì còn tồn tại sau thời loạn lạc.

Ở các nước tự do dân chủ thì Tổng thống, Dân biểu Quốc hội đều cần lá phiếu của người dân nên họ giốc hết tâm sức làm việc phụng sự người dân. Ở các nước cộng sản thì các lãnh tụ chóp bu không cần lá phiếu của dân để trở thành Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước vì thế họ coi dân như rơm rác, như nô lệ làm ra vật chất để họ nuôi công an bảo vệ họ. Những đảng viên cộng sản giốc toàn lực và trí tuệ vào đấu tranh giai cấp trong nội bộ đảng, kết bè đảng dành ghế quyền lực khiến họ không còn tâm trí để chăm lo cho dân tộc và đất nước mà chỉ lo cho nhóm lợi ích và ngoại bang đã bầu họ vào ghế quyền lực. Sau khi được chức quyền thì họ phải lại quả cho Tàu cộng bao gồm tài nguyên, đất đai, biển đảo. TBT Nguyễn Văn linh đã từng tuyên bố “thà mất nước còn hơn mất đảng.” Nhìn hành động của TBT Nguyễn Phú Trọng bảo vệ Formosa, dâng đất, triều cống biển đảo, rước Tàu cộng vào VN thì đã rõ ông đang phục vụ cho Tàu cộng và sẳn sàng giết dân Việt để bảo vệ Tàu cộng. Hồ Chí Minh là tên Việt gian bán nước và các đàn em của Hồ tiếp tục sự nghiệp Việt gian cho dến hôm nay.

Tập đoàn Việt gian CSVN đã và đang phá hoại, xâu xé một đất nước VN tươi đẹp, giàu tài nguyên thiên nhiên để biến tổ quốc VN thành một bãi rác chứa chất độc kỷ nghệ do Tàu cộng mang vào. Tên đồ tể diệt chủng Pol Pot đã nhận lệnh TC giết dân Campuchia bằng súng đạn, dao búa. Những tên đồ tể từ thời HCM nhận súng đạn giết dân đến Nguyễn Phú Trọng nhận lệnh của TC đang diệt chủng dân Việt bằng thuốc độc của Tàu cộng. Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc bao che TC đầu độc sông, hồ, biển, đất (bauxite). Dân Campuchia bị giết chết ngay lập tức khiến thế giới lên án Pol Pot. Dân VN sẽ chết từ từ trong âm thầm vì nhiễm độc, vì ung thư, vì đói rét và thế giới sẽ không thấy mà lên án bọn diệt chủng CSVN.

TỔNG KẾT NGƯỜI VIỆT CHẾT NĂM 2016 VÌ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN ĐIỂN HÌNH

From facebook:   Suong Quynh‘s post.
Image may contain: one or more people, tree, motorcycle and outdoor
Image may contain: one or more people, tree and outdoor
Suong Quynh added 2 new photos 

TỔNG KẾT NGƯỜI VIỆT CHẾT NĂM 2016 VÌ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN ĐIỂN HÌNH
1- 94.700 người chết vì ung thư, gấp 10 lần tai nạn giao thông . Trung bình cứ 1 giờ có 3 người chết vì ung thư. Trong đó có 33.145 người chết vì ngộ độc thức ăn.
http://songkhoe.vn/giat-minh-moi-gio-co-hon-3-nguoi-viet-ch…

2- 9000 người chết vì tai nạn giao thông gấp 3 lần bệnh dịch.
http://news.zing.vn/gan-9000-nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-tho…

3- Trung mỗi năm 250 người chết vì điện giật
http://vietbao.vn/…/250-nguoi-chet-vi-dien-gi…/30055346/157/

4- 235 người chết vì xả lũ và lũ
http://www.nguoi-viet.com/…/mien-trung-viet-nam-nguoi-chet…/
Ngoài ra chết vì bác sĩ tắc trách, công an đánh, lãnh đạo bắn nhau, thủ tiêu nhau, dân bắn công an, công an bắn dân, người dân bị giết vì cướp của, đánh ghen…vv. hàng ngày trên báo quốc doanh. Chết già không tính .
* Thành Hồ cuối năm giăng hoa phúng điếu đón năm mới là phải rồi.

Việt Nam: ‘Quy hoạch’ là sắp đặt lưu manh làm lãnh đạo

Việt Nam: ‘Quy hoạch’ là sắp đặt lưu manh làm lãnh đạo

Người Việt

29-12-2016

Võ Thanh Hà (phải) cánh tay phải của Vũ Huy Hoàng, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Sabeco và Vũ Quang Hải (giữa), con trai Vũ Huy Hoàng, phó tổng giám đốc Sabeco. Hình: Tuổi Trẻ

VIỆT NAM – Bộ Công Thương Việt Nam vừa chính thức công bố quyết định xử lý một số trường hợp được “quy hoạch” không đúng quy định và loại bỏ hàng loạt lãnh đạo của bộ này trong tương lai.

“Quy hoạch” là cách chính quyền Việt Nam gọi việc sắp đặt những cá nhân được lựa chọn từ trước, đưa những cá nhân này đi theo lộ trình nhất định để tích lũy uy tín, kinh nghiệm, sau đó bổ nhiệm làm lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương tới địa phương.

Trước nay, “quy hoạch” vẫn được xem là phương thức hợp pháp hóa việc mua quan, bán chức, xây dựng, phát triển bè cánh. “Quy hoạch” nhân sự lãnh đạo tại Việt Nam không có chỗ cho hiền tài.

Quyết định vừa kể của Bộ Công Thương Việt Nam là lần đầu tiên xóa bỏ “quy hoạch” sắp đặt nhân sự chủ chốt của một bộ trong tương lai. Lần đầu tiên yếu tố không đúng qui định được nêu ra khi bản chất lưu manh của những cá nhân được “quy hoạch” làm lãnh đạo không thể giấu ai được nữa.

Theo quyết định thì các nhân vật như Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Sơn và Võ Xuân Hà đều đã được “quy hoạch” làm thứ trưởng Bộ Công Thương, giai đoạn từ 2016 đến 2021. Cả ba đều liên quan đến hàng loạt scandal.

Chẳng hạn Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam (PVC). Sau khi gây ra những thua lỗ đáng ngờ khiến PVC mất 3,200 tỷ đồng, ông Thanh được rút khỏi PVC để về làm trưởng văn phòng đại diện của Bộ Công Thương ở miền Trung. Rồi từ miền Trung quay về Hà Nội làm chánh văn phòng Ban Cán Sự Đảng của Bộ Công Thương. Sau đó được luân chuyển về Hậu Giang làm phó chủ tịch tỉnh này và trở thành đại biểu Quốc Hội. Chuyện vỡ lở, ông Thanh biến mất trước khi dư luận đẩy công an Việt Nam đến chỗ phải khởi tố nhân vật này vì có dấu hiệu tham nhũng.

Nhân vật thứ hai bị loại khỏi “quy hoạch” thứ trưởng Bộ Công Thương là ông Nguyễn Xuân Sơn, chủ tịch Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam. Ông Sơn đang bị giam vì gây thiệt hại cho Ocean Bank 770 tỷ đồng khi làm tổng giám đốc Ocean Bank. Nếu không bị khởi tố vì “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng” và “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, có thể giờ này ông Sơn đang chỉ đạo hai ngành công nghiệp và thương mại của Việt Nam.

Nhân vật thứ ba bị loại khỏi “quy hoạch” thứ trưởng Bộ Công Thương là ông Võ Thanh Hà. Ông Hà được xem là “cánh tay phải” của ông Vũ Huy Hoàng, bộ trưởng Công Thương suốt hai nhiệm kỳ ông Dũng làm thủ tướng Việt Nam. Ông Hoàng vừa bị cảnh cáo trước toàn đảng, toàn dân vì hàng loạt sai phạm liên quan đến tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự bất xứng, với những dấu hiệu rất rõ ràng về việc cố tình phát triển bè cánh. Từ vị trí thư ký của ông Hoàng, ông Hà trở thành phó văn phòng rồi chánh văn phòng Bộ Công Thương, sau đó được điều động về làm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Sabeco (Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn), nơi mà lương hợp pháp lên tới cả tỷ đồng/năm.

Quyết định xử lý một số trường hợp được “quy hoạch” không đúng quy định của Bộ Công Thương Việt Nam cũng đã hủy bỏ việc bổ nhiệm hàng loạt cá nhân như Vũ Đình Duy làm cục phó Cục Kỹ Thuật An Toàn và Môi Trường Công Nghiệp. Ông Duy từng là tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Hóa Dầu Và Xơ Sợi Dầu Khí (PvTex). Sau khi PvTex ngốn hết 7,000 tỷ đồng nhưng không thể hoạt động. Giống như ông Thanh, ông Duy đột nhiên biến mất trước khi bị điều tra.

Rút lại việc trao cho ông Vũ Quang Hải, con ông Vũ Huy Hoàng hàm vụ phó, thu hồi quyết định điều động ông Hải làm phó tổng giám đốc Sabeco kiêm kiểm soát viên Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam.

Rút lại việc trao cho bà Vũ Thúy Huệ hàm vụ phó, thu hồi quyết định điều động bà Huệ làm đại diện Bộ Công Thương ở văn phòng Tổng Cục Năng Lượng tại Sài Gòn. Bà Huệ được xem là người gài một doanh nhân toan tố cáo tham nhũng ở tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nơi chồng bà làm phó tổng giám đốc vào tù vì “tống tiền.”

Cần lưu ý “quy hoạch” nhân sự của Bộ Công Thương sẽ không có giá trị nếu không có sự phê duyệt của các viên chức lãnh đạo chính phủ và lãnh đạo đảng CSVN. Dẫu “quy hoạch” bị hủy bỏ vì những lý do vừa kể nhưng không có viên chức nào bị truy cứu trách nhiệm vì phê duyệt quy hoạch này. (G.Đ)

2017: Bi quan cho phương Tây?

2017: Bi quan cho phương Tây?

 Mark Urban    BBC

Hình minh họa

GETTY IMAGES

Điều gì chờ đợi thế giới trong năm 2017? Một số sự kiện gần đây cho thấy 2017 có thể sẽ rất khó khăn cho các nước phương Tây.

Có những dấu hiệu rằng ngay cả khả năng của Tây phương đặt ra quy tắc cho trò chơi quốc tế cũng đang bắt đầu tan rã.

Đây là một số sự kiện lớn của nửa sau 2016:

  • Cáo buộc Nga dùng tin tặc can thiệp bầu cử Mỹ
  • Syria và người ủng hộ nước ngoài đè bẹp quân nổi dậy ở đông Aleppo
  • Trung Quốc bỏ qua phán quyết của tòa quốc tế trong tranh chấp lãnh thổ với Philippines
  • Một số nước như Nga và Nam Phi đã rút khỏi Tòa Hình sự Quốc tế
  • Một số thương lượng thương mai quốc tế gặp rủi ro, như TPP sau khi tân tổng thống Mỹ Donald Trumpnói Mỹ sẽ rút khỏi TPP

 

Syria

REUTERSI

Syria

Các sự kiện tại Syria chứng tỏ thất bại của Hội đồng Bảo an LHQ năm thành viên khi họ không thể thỏa thuận cách dừng khủng hoảng. Nhưng nói thật, từ khi LHQ thành lập năm 1945, các tay chơi lớn ít khi nào đoàn kết trong các khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng.

Năm 1991, LHQ đồng ý cuộc chiến do Mỹ dẫn dắt chống Saddam Hussein. Đó là ví dụ rất hiếm của Hội đồng Bảo an ủng hộ một cuộc chiến.

Quan niệm của chúng ta về trật tự thế giới “dựa trên sự thống trị của Mỹ, luôn chỉ có thời gian kéo dài hữu hạn”, theo lời Giáo sư Patrick Porter của Đại học Exeter. Ông tin rằng “trật tự này đang tan rã, vì sự dịch chuyển sức mạnh kinh tế từ tây sang đông khiến phương Tây khó áp đặt ý chí của mình hơn”.

Dĩ nhiên nhiều người sẽ hoan nghênh việc siêu cường Mỹ đi xuống và sự đi lên của thế giới đa phương.

Tại nhiều nước châu Phi, châu Á, còn có cảm giác mạnh lên khi một thế hệ lãnh đạo học ở Tây nay nhường chỗ cho thế hệ mới có lập trường riêng.

Nga và Trung Quốc gần đây đặt câu hỏi về LHQ liên quan các tranh chấp lãnh thổ mà họ quan tâm.

Một số nước châu Phi đã bỏ Tòa án Hình sự Quốc tế

GETTY IMAGES

Một số nước châu Phi đã bỏ Tòa án Hình sự Quốc tế

Nếu các quy tắc cũ bị xem là do “thực dân” hay các nước phương Tây hùng mạnh soạn ra và nay bị nhiều nơi xem là lỗi thời, thì ít nhất chúng cũng đại diện cho một hệ thống niềm tin mà nhiều nước chấp nhận trong nhiều thập niên, hay ít ra giả vờ chấp nhận.

Các tư tưởng mới nổi lên, như nhãn hiệu hậu cộng sản/Nho giáo của Trung Quốc, hay bản sắc Chính thống giáo Đông phương của Nga, hay tư tưởng Hồi giáo chi phối chính sách của Ả Rập Saudi hay Iran, có thể hấp dẫn dân tộc họ nhưng khó hấp dẫn người ngoài.

Các nhóm phi quốc gia như Hezbollah, Boko Haram, cũng đang là thách thức.

Giáo sư Porter cũng đề cập đến “sự phân rã từ bên trong”. Phương Tây đang bất đồng lớn. Ví dụ, việc ông Donald Trump thắng cử mở ra các lo ngại mới về chiến tranh thương mại.

Có lẽ sẽ có sự nhấn mạnh vào ngoại giao song phương thay vì đa phương. Nó có thể đem lại một cảm giác thế kỷ 19 trong quan hệ quốc tế. Giáo sư Porter nói “chúng ta đang đi về hướng ngoại giao ‘bình thường’ trong lịch sử, khi chúng ta cạnh tranh và hợp tác đồng thời với các đại cường”.

Quan hệ giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Reccep Tayip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin là ví dụ thú vị về quan hệ nhà nước.

Họ nhanh chóng chuyển từ đối đầu và trừng phạt sau khi Thổ bắn rơi một máy bay Nga, sang hợp tác chiến lược tại Syria năm 2016.

Trump và Putin: thời đại song phương mới?

API

Trump và Putin: thời đại song phương mới?

Nhưng liệu các nước châu Âu, Mỹ với truyền thống dân chủ cùng các nhóm lợi ích đối nghịch có thể chạy cùng các nước có các lãnh đạo độc đoán?

Nhà cựu ngoại giao hàng đầu của Anh, Simon Fraser, tin rằng “luật pháp, tổ chức, hiệp định, và các quy tắc khác sẽ vẫn quan trọng, nhưng có lẽ sẽ có hình thái mới, tiếp tục thay đổi bên trong cấu trúc lớn”.

Những thay đổi cơ cấu của thế giới có vẻ khiến các xã hội phương Tây bị thiệt thòi: họ tôn trọng quy định quốc tế còn Nga và Trung Quốc nói có thể bỏ qua (Crimea và Biển Nam Trung Hoa).

Trong nhiều trường hợp, quân đội các nước từ bỏ việc sử dụng bom chùm hay mìn, là các vũ khí được Syria và Nga dùng trong mấy tháng gần đây.

Phương Tây chỉ có khả năng hạn chế khi muốn đáp trả Nga hay các vụ tấn công mạng.

Ngoài ra lại còn các hạn chế từ trì trệ kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ, ngôn từ dân túy.

Ta phải tự hỏi liệu các câu lạc bộ quốc tế trong định nghĩa về “phương Tây – Nato và EU – còn có thể tồn tại như cũ trong năm 2017.

Vụ thảm sát Katyn

Bài cũ nhưng còn giá trị , mời xem

Vụ thảm sát Katyn : Tòa án Nhân quyền Châu Âu y án đối với Nga

katyn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bia tưởng niệm các nạn nhân Ba Lan bị Liên Xô xử tử

CC-by-nc-sa_katyn, Stuck in Customs / Trey Ratcliff (flickr)
Mai Vân
RFI

Trong phán quyết chung cuộc công bố vào hôm nay, 21/10/2013, Tòa án Nhân quyền Châu Âu trụ sở tại Strasbourg đã xác nhận lời lên án của Nga về tội « thiếu tường trình tích cực » về số phận các tù nhân Ba Lan tại Katyn bị Liên Xô xử tử vào năm 1940.

Mười bảy thẩm phán của thuộc cơ quan tối cao của Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã hoàn toàn nhất trí phán quyết rằng « Nga đã thiếu sót trong nghĩa vụ hợp tác với Toàa Án Châu Âu khi đã miễn cưỡng trong việc « cung cấp tất cả các phương tiện thuận lợi cho vieech xem xét vụ án ».

Các thẩm phán tuy nhiên – tương tự như trong phán quyết cấp sơ thẩm năm 2012 – đã tuyên bố không có thẩm quyền phán quyết về các trường hợp người bị chết « xảy ra 58 năm trước khi Công ước Châu Âu về Nhân quyền có hiệu lực tại Nga từ năm 1998 ».

Nguyên đơn trong vụ kiện này là người thân của 12 nạn nhân Ba Lan trong vụ thảm sát ở Katyn, gần thành phố Smolensk (phía tây nước Nga).
Tại đấy, gần 22.000 người Ba Lan, trong đó có nhiều sĩ quan, đã bị xử tử mà không kinh qua xét xử theo lệnh của Stalin vào đầu năm 1940. Mátxcơva trong một thời gian dài đã đổ tội giết người cho phía quân Đức.

Một cuộc điều tra về Katyn được Nga khởi xướng vào năm 1990, nhưng các thủ tục tố tụng hình sự đã kết thúc vào năm 2004 bằng một quyết định kết thúc cuộc điều tra. Văn bản về quyết định này vẫn còn bị liệt vào diện tài liệu mật, cho đến nay không ai được tham khảo.

Két sắt của quan, manh chiếu của dân

Két sắt của quan, manh chiếu của dân

FB Bạch Hoàn

30-12-2016

Thu nhập trung bình của người VN đã đạt 2.200 USD/người. Con số này vừa được công bố cùng với các thành tích kinh tế của năm 2016. Nhìn một cách tổng quan, chưa bao giờ dân mình có được mức thu nhập như hôm nay.

Tuy nhiên, tôi nhẩm tính phải mất 80 năm, một người dân VN mới làm ra được số tiền tương đương khoản tiền 4 tỉ đồng một lãnh đạo quá cố của tỉnh Yên Bái để trong két sắt ở phòng làm việc. Thậm chí, phải mất tới 100 năm, một người dân VN mới làm ra được số tiền 5 tỉ đồng trị giá chiếc Lexus biển xanh mà Trịnh Xuân Thanh sử dụng.

Những khoản tiền ấy ở đâu ra, tôi không suy đoán. Nhưng sau mỗi dự án cấp cho doanh nghiệp là những nhà cửa, đất đai của người dân bị lấy đi và quan chức xây biệt thự mới, mua xe hơi mới… Thực tế này không còn xa lạ.

Chỉ xót xa khi quan ung dung ngồi trong xe hơi 5 tỉ đồng, còn người dân phải dùng xe máy chở người chết từ về nhà. Khi quan có 4 tỉ đồng nhàn rỗi để trong két sắt, thì những người nông nghèo ở Thanh Hoá rơi vào cảnh nợ nần khốn khổ vì bị tận thu thuế phí.

Đứng giữa hai kiểu thân phận con người đối lập đến trần trụi ấy là những nhà máy thua lỗ ngàn tỉ, những dự án đầu tư ngàn tỉ bỏ hoang… Con số 2.200 USD/người/năm là kết quả phép tính trung bình thu nhập của một số kẻ ăn không hết với vô số người lần chẳng ra.

Xét về thu nhập, đang có những người VN đang tách ra khỏi những người VN khác. Thành tích kinh tế có cao đến cỡ nào thì cũng không thể an ủi được những người đang bị bỏ lại phía sau trong hành trình phát triển. Suy cho cùng, đích đến của tăng trưởng kinh tế là phải là phục vụ đời sống cho nhân dân.

Đất nước có thể chưa thành những Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… nhưng cũng không thể là đất nước mà ở đó, nhà quan thì thừa mứa còn nhà dân thì bần hàn. Bởi bất bình đẳng về kinh tế là mầm mống cho mối đe doạ về chính trị.

Huế: Quốc lộ nghìn tỷ chi chít ‘ổ gà’ sau hơn 1 năm thông xe

Huế: Quốc lộ nghìn tỷ chi chít ‘ổ gà’ sau hơn 1 năm thông xe

(VTC News) – Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng nhưng mới đưa vào sử dụng được hơn 1 năm, quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên – Huế đã hư hỏng và xuất nhiều nhiều ‘ổ gà, ổ voi’ khiến người dân vô cùng bức xúc.

Vừa qua, PV VTC News đã nhận được phản ánh của người dân về tình trạng hư hỏng, xuống cấp trầm trọng trên quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Thừa – Thiên Huế.

Theo quan sát của PV, trên quãng đường gần 50km từ trạm thu phí Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho đến trạm thu phí Bắc Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc), nhiều đoạn đường bị hư hỏng nặng, chi chít “ổ voi, ổ gà”.

o-ga

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đoạn đường hỏng hóc, chi chít ổ gà, ổ voi. 

Việt Nam đối diện nguy cơ khủng hoảng kinh tế

 Việt Nam đối diện nguy cơ khủng hoảng kinh tế

Nguoi-viet.com

Một phụ nữ bán trai cây ngồi chờ khách trên hè phố Hà Nội. Nền kinh tế Việt Nam dối diện với nguy cơ khủng hoảng. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Có nhiều dấu hiệu xấu cho thấy nền kinh tế của Việt Nam đang tự đưa mình vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và sẽ không biết ra sao.

Vào tuần này, chế độ Hà Nội sẽ đưa ra bản tường trình khoe rằng dù gặp nhiều trở ngại, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6.3% trong năm nay, cao hơn dự báo của các định chế tài trợ quốc tế, chỉ có khoảng 6% hoặc thấp hơn.

Tăng trưởng kinh tế bị chậm lại vì khu vực vựa lúa phía nam bị hạn hán nghiêm trọng, tình trạng hạn hán nặng nhất trong gần 100 năm qua. Đồng thời, công ty nhà máy gang thép Formosa xả thải chết cực dộc ra biển, làm chết một vùng biển động lớn kéo dầu nhiều tỉnh ổ miền Trung, ngư dân thất nghiệp, gia đình họ khốn đốn, bãi biển vắng hoe khách du lịch.

Tuy đang có những nỗ lực để thúc đẩy kinh tế tiến lên nhưng theo chuyên viên của công ty đầu tư Capital Economics, chế độ Hà Nội đang “gieo hạt giống cho một cuộc khủng hoảng” trước mặt, với chính sách tiền tệ lỏng lẻo.

Nhằm kích thích khu vực kinh tế tư nhân, theo các thống kê, tín dụng dành cho lãnh vực này tăng trưởng lối 20% trong năm 2016. Một kinh tế gia nhận định rằng “Sự bùng nổ tín dụng như đang diễn ra tại Việt Nam không có giúp cho tăng trưởng kinh tế bền vững về lâu về dài.” Chính vì vậy, người ta sợ rằng sẽ khó tránh khỏi một cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng vì nợ xấu bùng nổ trong một tương lai không xa.

Cho tới nay, hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa hoàn toàn hồi phục từ cuộc khủng hoảng tín dụng hồi năm 2011. Thời điểm này, có một loạt đại gia quốc doanh “chết mà không được phép chôn” như Vinashin, Vinalines. Gần đây, chế Hà Nội công bố tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng chỉ còn khoảng 3% nhưng giới chuyên viên lại nói tỉ lệ này ít nhất phải hơn 10%. Chế độ Hà Nội không có thói quen nói thật.

Chuyện nợ xấu trong hệ thống ngân hàng không phải là cái dấu hiệu duy nhất của dấu hiệu khủng hoảng. Từ năm 2000 đến 2015, xuất cảng của Việt Nam đều tăng trường từ 12% đến 14%. Nhưng trong 11 tháng đầu năm 2016, xuất cảng của Việt Nam chỉ tăng trưởng khoảng 7.5%, theo sự ghi nhận của tổ chức tài chính Credit Suisse.

Chế độ Hà Nội trông chờ rất lớn vào Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để thúc đẩy phát triển kinh tế và đầu tư nhưng tổng thống tân cử Donald Trump dọa sẽ không tham gia. Các nước, đặc biệt là Việt Nam đều chỉ mong Mỹ cho ưu đãi thuế quan để xuất cảng hàng hóa sang đây, nay như đang bị gáo nước lạnh tạt vào mặt.

Theo nhận định của Deepali Bhargava, một kinh tế gia tại ngân hàng Credit Suisse, việc Mỹ rút khỏi TPP sẽ dẫn đến 3 nguy cơ cho nền kinh tế của Việt Nam.

Trước tiên, đồng bạc của Việt Nam sẽ nhiều phần bị đánh sụt giá từ 4% đến 5% trong năm 2017. Thứ Hai, tình trạng đầu tư toàn cầu sẽ sụt giảm, nhiều phần ảnh hưởng đến thương mại. Và sau cùng, những cải cách mà Hà Nội tính sẽ thực hiện nếu TPP được thông qua, sẽ không được thi hành vì hiệp định không còn nữa.

Dù sao, theo Credit Suisse, sự tiêu thụ ở khu vực tư nhân và sự phục hồi về nông nghiệp sẽ bù đắp vào lỗ hổng giảm chi của nhà cầm quyền trung ương cũng như tăng trưởng tín dụng chậm lại. (TN)

Mỹ chính thức trừng phạt Nga vụ can thiệp bầu cử

Mỹ chính thức trừng phạt Nga vụ can thiệp bầu cử

Ba thượng nghị sĩ Mỹ, từ trái, Lindsay Graham, John McCain, và Amy Klobuchar, cùng Tổng Thống Raimonds Vejonis của Latvia tại cuộc họp báo ở thủ đô Riga, nói về vụ tin tặc Nga. (Hình: AP Photo/Vitnija Saldava)

WASHINGTON, DC (NV) – Tổng Thống Barack Obama hôm Thứ Năm chính thức đưa ra các biện pháp trừng phạt Nga, trong một vụ trả đũa mà chính phủ Mỹ gọi là Moscow có “các hoạt động tin tặc vô cùng nguy hiểm.”

Các biện pháp này bao gồm trục xuất một số người và đóng cửa một số cơ sở của người Nga, buộc họ phải rời khỏi Hoa Kỳ.

Một cách cụ thể, có 35 người Nga được coi là “không được hoan nghênh” phải rời Hoa Kỳ trong vòng 72 giờ.

Ngoài ra, hai cơ sở của Nga tại Maryland và New York phải đóng, cùng với sáu người Nga và năm hoạt động của chính phủ Nga phải ngưng lại.

Đây là lần đầu tiên tên của các giới chức Nga được đưa ra, liên quan đến vụ họ bị tố cáo có liên quan đến các hoạt động tin tặc và bị đưa vào danh sách bị trừng phạt.

Thông báo của Tòa Bạch Ốc mô tả sự đồng thuận của cộng đồng tình báo Mỹ rằng chuyện Nga can thiệp vào cuộc bầu cử qua các hoạt động tin tặc là “không thể chấp nhận được và sẽ không được tha thứ.”

“Hoạt động tin tặc của Nga là nhằm ảnh hưởng cuộc bầu cử, làm xói mòn lòng tin đối với các cơ quan chính quyền dân chủ Mỹ,” thông báo cho biết. “Những hành động này là không thể chấp nhận được và sẽ không được tha thứ.”

Ngay lập tức, phát ngôn viên của Tổng Thống Vladimir Putin của Nga nói rằng “Nga rất tiếc Mỹ đưa ra lệnh trừng phạt, và đang cân nhắc các hành động trả đũa,” theo hãng thông tấn AP. (Đ.D.)

Giáo sư Phạm Biểu Tâm, khoa trưởng đầu tiên của trường Đại học Y khoa Sài Gòn

From facebook:  Thuong Phan shared Nguyễn Thị Bích Hậu‘s post.
Image may contain: 11 people, people sitting and indoor

Nguyễn Thị Bích Hậu

Nhìn tấm hình này, có thể thấy phong thái học hành tuyệt vời của Đại học Y khoa Sài Gòn trước 1975, khi sinh viên nghe như uống từng lời của giáo sư Phạm Biểu Tâm. khoa trưởng khoa Y VN đầu tiên của trường. Một chuyện đáng nhớ về giáo sư là vào đầu thập niên 60, trong kỳ thi tuyển sinh vào Đại học Y khoa Sài Gòn, Ngô Đình Lệ Thuỷ (con của Cố vấn Tổng thống Ngô Đình Nhu) thi không đạt điểm đậu. Giáo sư Phạm Biểu Tâm, Chủ tịch Hội đồng thi đã từ chối cho Lệ Thuỷ vào học, mặc dù có sự can thiệp của Bộ trưởng Giáo dục thời đó.

Giáo sư Ngô Gia Hy nói “Ở Sài Gòn, trong cương vị Giám đốc Bệnh viện Bình Dân, khoa trưởng Đại học Y khoa Sài Gòn, quyền Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn, Anh (GS Tâm) cũng vẫn tấm lòng đôn hậu, nhưng rất cương trực điều hành và cư xử tốt với tất cả mọi người. Anh đã cương quyết thực hiện công bằng trong các kỳ thi tuyển sinh vào trường y khoa, vượt qua những áp lực dựa vào quyền thế. Anh có đặc tính khiêm tốn, dù ở địa vị cao, mà Anh không hề nói xấu một người nào. Ngoài ra, Anh còn là người con hiếu thảo, là giáo sư nhưng mỗi khi về Huế, Anh vẫn mặc áo the thâm hầu hạ phụ thân đã cao tuổi như một người con nhỏ. Đối với những thầy cũ của mình, bất cứ ở đâu, trong trường hợp nào, Anh vẫn tỏ lòng kính trọng, lắng nghe…”.

Giáo sư Phạm Biểu Tâm học tiểu học tại Huế, và sau đó qua trung học phổ thông tại Vinh. Đến lúc trung học chuyên khoa (Tú tài), ông theo học tại Trường Quốc học Huế và Trường Bưởi (Hà Nội).

Năm 1932 ông bắt đầu theo học Trường thuốc tại Hà Nội. Khi đã tốt nghiệp, ông tiếp tục làm nội trú bệnh viện trong nhiều năm để học hỏi thêm kinh nghiệm. Năm 1947 ông đệ trình luận án tiến sĩ y khoa với đề tài là “Introduction de la Médecine occidentale en Extrême-Orient” (Sự du nhập của y khoa Tây phương vào các nước miền Viễn đông).

Năm 1948 ông trúng tuyển kỳ thi thạc sĩ y khoa (professeurs agrégés des universités, để làm giáo sư) tại Paris, đồng thời với bác sĩ Trần Quang Đệ, một nhà phẫu thuật lừng danh khác của Việt Nam. Ông trở về nước làm giáo sư giảng dạy tại Trường Đại học Y khoa Hà Nội suốt trong khoảng thời gian từ 1949 đến 1954. Ông cũng kiêm nhiệm chức Giám đốc Bệnh viện Yersin tại Hà Nội và sau đó là Phó giám đốc Trường Quân y.
Năm 1954, ông cùng gia đình di cư vào nam và trở thành Giám đốc kiêmTrưởng khoa Ngoại tại Bệnh viện Bình Dân. Một năm sau, ông trở thành khoa trưởng người Việt đầu tiên của Trường Đại học Y Dược Sài Gòn. Nhưng ít năm sau đó, ông từ chối lời mời làm Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn, nhất quyết ở lại với Trường Y khoa để tiếp tục chương trình đã theo đuổi từ nhiều năm.

Sau 1975, giáo sư Phạm Biểu Tâm vẫn ở lại VN. Một học trò cũ của ông là Ngô Thế Vinh viết” thầy Tâm vẫn có được sự kính trọng và vị nể của chế-độ mới, vì đức độ tài-năng và nhân-cách đặc-biệt của Thầy. Thầy thì cứ như một nhà nông biết là thời tiết không thuận lợi, nhưng vẫn cứ cắm cúi vun xới thửa đất để cấy trồng. Trước sau, chưa bao giờ Thầy có phòng mạch tư, cuộc sống của Thầy rất thanh bạch. Hàng ngày toàn thời gian Thầy tới nhà thương Bình Dân khám bệnh, mổ xẻ và hết lòng chăm sóc người bệnh cùng với công việc giảng dậy cho các thế hệ môn sinh. Chế độ mới cần tới uy tín Thầy nhưng họ vẫn không bao giờ tin nơi Thầy. Bằng cớ là nhà của thầy Tâm ít nhất đã hai lần bị công an thành phố xông vào lục xét, và cứ sau một lần như vậy, không phát hiện được gì …”
Thày Phạm Biểu Tâm mất năm 1999 tại Mỹ sau thời gian dưỡng bệnh. Tháng 12 hàng năm là dịp tưởng niệm ngày mất của thày. Mỗi khi nhớ tới thày, tôi rất xúc động, bởi thày thực sự là một tri thức Việt Nam rất hiếm có kể cả về tài năng, đức độ, nhân cách. Tiếc thay giờ đây ở ta rất khó tìm thấy những giáo sư như thày Phạm Biểu Tâm.

Nguyễn Anh Tuấn, chính khách tương lai của Việt Nam.

From facebook:  Hoang Le Thanh added 4 new photos — with Phan Thị Hồng and 13 others.
Nguyễn Anh Tuấn, chính khách tương lai của Việt Nam.

Trong muôn ngàn câu chuyện của người đấu tranh cho Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền thì thời gian qua có một chàng thanh niên đã dấn thân cho lý tưởng này một cách thầm lặng nhưng đầy quyết liệt và hiệu quả.

Sinh năm 1990 tại miền Trung của Việt Nam, Nguyễn Anh Tuấn lớn lên tại vùng đất anh hùng của con sông Hàn thơ mộng, nơi có những dãy núi trập trùng Tiên Sa, nơi có Ngủ Hành Sơn kỳ vỹ.

Với tư chất thông minh và bản lĩnh của một thanh niên, cùng với tư tưởng tiến bộ của một thế hệ tri thức trẻ suy tư trước “nỗi nước nhà”, chàng trai ấy đã tự thắp sáng cho mình ngọn đuốc tìm đường giải phóng cho quê hương, cho Dân tộc trước những thực trạng bất công của xã hội, những vi phạm nhân quyền trắng trợn của chế độ cộng sản đang cai trị độc tài trên quê hương, những tụt hậu kinh tế xã hội, những yếu kém về an sinh cộng đồng.

Nói về Nguyễn Anh Tuấn phải nói đến tư chất của một người con miền Trung đầy nghị lực, kiên cường và thông minh khi mà năm 2008 Tuấn đã thi đậu thủ khoa Học Viện Hành Chính Quốc Gia. Trong suốt quá trình học tập, Nguyền Anh Tuấn đã khẳng định mình với khả năng hùng biện, thái độ điềm đạm,… điều mà một chính khách thực thụ phải hội đủ.

Nhận thấy điều này, Đảng CSVN muốn kết nạp Đảng cho Nguyễn Anh Tuấn, nhưng dường như cái nhận thức trong tư duy ấy đã nâng tầm hơn cho Nguyễn Anh Tuấn khi quyết định làm “đơn tự thú” đề nghị Viện kiểm sát bắt Tuấn với lý do “Lưu trử tài liệu tuyên truyền chống nhà nước CSVN”.

Gạt bỏ những ích kỷ hẹp hòi cho bản thân, gạt bỏ những tư tưởng củ kỷ, vượt qua những sợ hãi thông thường,… Nguyễn Anh Tuấn cương quyết thách thức với điều luật 88 BLHS của Nhà nước XHCN Đảng CSVN để đương đầu với một điều luật vô lý đã dẫm đạp lên “xu thế Dân chủ” của Thế giới. Nhận thấy rằng chỉ có một đất nước Dân chủ với nhà nước Pháp quyền mới có thể mang lại một Việt Nam cường thịnh, và Nguyễn Anh Tuấn đã hành động cương quyết.

Năm 2012 sau khi tốt nghiệp xuất sắc với chuyên ngành Hành chính công, chàng trai trẻ mang một nhiệt huyết và lên đường bôn ba khắp Thế giới nhằm tìm kiếm sự trải nghiệm cũng như học hỏi thêm con đường đấu tranh Dân chủ cho Việt Nam. Qua 20 Quốc gia trong suốt 3 năm, Nguyễn Anh Tuấn nhận được nhiều sự nể trọng của các chính khách Quốc tế và kể cả những người đấu tranh trong nước.

Con đường Dân chủ quả thực gian nan, khi mà ngày trở về với mong muốn xây dựng một tiến trình Dân chủ cho Đất nước thì Nguyễn Anh Tuấn lại bị bắt trên chính quê hương xứ sở của mình. Việc bắt bớ câu lưu của những người CSVN cho thấy rõ thái độ kiên quyết và dứt khoát của Nguyễn Anh Tuấn trước bạo quyền và độc tài cộng sản là một hành động đáng được lưu vào lịch sử đấu tranh chống độc tài cộng sản của Việt Nam.

Khi viết những dòng này, chúng tôi những người luôn mong muốn một quê hương tươi đẹp, một Việt Nam cường thịnh để “cho mai sau cháu con muôn đời, lòng tự hào hai tiếng Việt Nam” cảm thấy thán phục và biết rằng Dân tộc Việt Nam sẽ chẳng bao giờ chịu đầu hàng khuất phục trước những bất công, những bạo quyền, độc tài cũng như giặc ngoại bang, và cũng muốn nói với Thế giới rằng “Dân tộc Việt phải là một Dân tộc oai hùng, yêu hoà bình”

— Dân Trí Việt —

Ảnh 1: Nguyễn Anh Tuấn tham dự và phát biểu tại các cuộc hội thảo quốc tế.

Ảnh 2: Nguyễn Anh Tuấn tại Hội thảo Geneva tháng 2/2014. Ảnh VietnamUPR.

Ảnh 3: Một status tố cáo sự dối trá bằng chính trải nghiệm bôn ba của mình.

Ảnh 4: Giấy Chứng chỉ Thành tích từ Hiệp hội Văn phòng Luật sư Australia (nước Úc).

http://dantriviet.org/…/nguyen-anh-tuan-chinh-khach-tuong-l…

Image may contain: 1 person
Image may contain: 1 person, sitting
Image may contain: text
Image may contain: 1 person, text