NGƯỜI DÂN VIỆT NAM CỨ CAM PHẬN CHẾT DƯỚI TAY CÔNG AN CÒN ĐẢNG CÒN MÌNH MÃI SAO?

NGƯỜI DÂN VIỆT NAM CỨ CAM PHẬN CHẾT DƯỚI TAY CÔNG AN CÒN ĐẢNG CÒN MÌNH MÃI SAO?

Phạm Đình Trọng

Anh Phạm Đăng Toàn, nạn nhân mới nhất được cho là bị công an đánh chết đêm 2/1. Nguồn: Facebook

Anh Phạm Đăng Toàn, nạn nhân mới nhất được cho là bị công an đánh chết đêm 2/1. Nguồn: Facebook

Trên thế giới có ở đâu như ở Việt Nam công an được hưởng lương cao, bổng hậu từ tiền thuế của dân lại chỉ biết có đảng, ngang nhiên phũ phàng, bội bạc, vô ơn với dân trong lời nói, trong ngôn từ, trong nhận thức: “Công an nhân dân chỉ biết còn đảng, còn mình”! Ngang nhiên coi dân như cỏ rác, giết dân như giết kiến, đánh, giết dân như đánh, giết kẻ thù trong hành động.

Công an đánh chết dân trong trại tạm giam. Công an đánh chết dân ở đồn công an. Công an đánh chết dân giữa phố đông. Công an đánh chết dân trên đường làng. Chết dưới tay công an rồi lại chính công an điều tra, công an làm án để rồi những cái chết đó trở thành vụ tự sát, vụ bị bạn tù đánh chết, vụ chạy quá sức mà chết!

Đứa trẻ 13 tuổi bị chết trong trại tạm giam của công an với những vết thâm tím phù nề khắp người. Dấu tích của những trận đòn diễn ra liên tiếp, dai dẳng nhiều ngày bởi công cụ bạo lực cầm tay. Dấu tích trận đòn của quyền lực mà kẻ chịu đòn chỉ biết cam chịu, không thể tự vệ, không được phản kháng. Công an điều tra làm án và phiên tòa lập ra chỉ để tuyên bản án theo kết quả điều tra của công an: Đứa trẻ bị tạm giam trong phiên trực phải rửa bát đã rửa bát không sạch bị bạn tù đánh chết và công an ngoại phạm trong cái chết đó! Cùng là bạn tù thì bình đẳng, bị đánh phải đánh lại. Đánh nhau tay đôi, không ai có công cụ bạo lực hỗ trợ làm sao lại chỉ một người dính đòn đến chết, còn người kia không hề hấn gì!

Báo chí của cả nhà nước công an trị đồng loạt đưa tin về bản án được tuyên ở phiên tòa nhưng những người còn chút lương tri thì chẳng ai còn tin những phiên tòa như vậy. Họ chỉ càng ngậm ngùi cho thân phận dân đen trong nhà nước độc tài đảng trị, pháp luật chỉ để bảo vệ đảng. Không được pháp luật bảo vệ, thân phận người dân quá mong manh, bèo bọt, người dân có thể bị công an bắt giam, công an đánh chết bất cứ lúc nào công an muốn bắt, bất cứ lúc nào công an muốn đánh.

Những vụ công an đánh chết dân không thể xí xóa được thì viên công an giết người dân lương thiện phải đứng trước vành móng ngựa cũng chỉ phải nhận bản án tượng trưng, một bản án diễu cợt pháp luật, thách thức người dân. Viên trung tá công an đánh gãy cổ dân dẫn đến cái chết đau đớn cho ông Trịnh Xuân Tùng chỉ phải nhận bản án nhẹ hều 4 năm tù. Những phiên tòa như vậy không chỉ làm cho người dân nhận ra một nền tư pháp bất minh, không vì công lí, không vì lẽ phải, nền tư pháp mà đảng cầm quyền đứng ngoài và đứng trên pháp luật và bản án không được phán quyết bằng tranh tụng tìm ra sự thật ở phiên tòa mà phán quyết theo nghị quyết của cấp ủy đảng đã có từ trước phiên tòa. Những phiên tòa bao che cho tội ác của quyền lực giết dân lành còn là nỗi ô nhục của cả nền tư pháp mang tên nền tư pháp xã hội chủ nghĩa.

Ở những nước văn minh, có dân quyền, quyền lực của người dân quyết định sự hình thành và tồn tại bộ máy nhà nước vì thế một vụ tai nạn xe lửa làm thiệt mạng chỉ một người dân, lập tức bộ trưởng bộ Giao thông nhận trách nhiệm về mình, liền xin từ chức.

Quyền lực của người dân Việt Nam đã bị đảng hữu hóa bằng điều 4 Hiến pháp: “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Trắng tay về quyền làm người, quyền công dân và trần trụi trước pháp luật, người dân không quyền lực, không được pháp luật bảo vệ trở nên quá bé nhỏ và tội nghiệp như thân phận của con vật nuôi trong trại gia súc. Người dân bị gạt ra bên lề trong đời sống chính trị đất nước. Việc sắp đặt quan chức trong bộ máy nhà nước, việc đưa người của đảng ra nắm giữ các vị trí trong bộ máy đó hoàn toàn là chuyện nội bộ của đảng cộng sản cầm quyền. Người dân cầm lá phiếu bầu quốc hội, bầu hội đồng hàng tỉnh, hàng quận, huyện chỉ là những rô bốt làm thủ tục hợp thức hóa việc chia ghế, chia quyền của đảng. Những chiếc ghế quyền lực trong bộ máy nhà nước đã được đảng phân chia xong cho những cán bộ của đảng trước khi người dân cầm lá phiếu bầu quốc hội và các hội đồng hàng tỉnh, hàng quận huyện. Những chiếc ghế quyền lực của dân của nước đã bị đảng chiếm đoạt và giao cho cán bộ của đảng trước khi quốc hội và các hội đồng hàng tỉnh, hàng quận huyện thực hiện màn diễn bầu cử các chức danh đó!

Ở đất nước có dân quyền, ngành giao thông chỉ để xảy ta tai nạn làm chết một người dân, ngài bộ trưởng Giao thông lập tức xin từ chức để nhận trách nhiệm với dân. Ở Việt Nam, công an vô cớ đánh chết hàng trăm dân lành thì đồng chí bộ trưởng bộ công an không những không chịu trách nhiệm, không từ chức mà còn được đảng vinh thăng đưa lên chức cao chót vót: Chủ tịch nước. Hóa ra tội ác công an vô cớ đánh chết dân lành là tội lớn với dân, với nước, với lương tâm con người và với đạo đức xã hội nhưng với đảng lại là thành tích, là công trạng!

Pháp luật của đảng nương nhẹ, bao che cho tội ác công an đánh chết dân. Tội ác công an đánh chết dân diễn ra từ năm này qua năm khác, diễn ra trên khắp đất nước Việt Nam đau thương nhưng bộ trưởng bộ công an lại được đảng ghi nhận công trạng, được tin cậy trao cho trọng trách đứng đầu nhà nước độc tài đảng trị để phát huy mô hình trị dân, duy trì nhà nước cộng sản bằng bạo lực ở mức cao hơn, rộng hơn và triệt để hơn!

Và dân lành bị công an đánh chết cứ tiếp diễn cùng sự tồn tại của nhà nước cộng sản Việt Nam. Theo thú nhận của ngành công an với cơ quan thường vụ quốc hội thời ông tướng công an Trần Đại Quang làm bộ trưởng bộ công an, chỉ trong ba năm, từ 10. 2011 đến 9. 2014 đã có 226 người dân chết trong nhà giam của công an. Công an chỉ dám công khai thú nhận số người dân chết trong trại giam do công an quan lí chứ công an không dám thống kê và công bố số dân lành bị công an đánh chết mà số dân lành chết dưới tay công an cũng không ít hơn ba hàng số, cũng phải tính tới hàng trăm. Và cái chết của người đàn ông 29 tuổi đang tràn trề sức lực Phạm Đăng Toàn ở Tuy Phước, Bình Định đêm 3.1.2017 là cái chết thứ mấy trăm dưới tay công an nhà nước cộng sản?

Người dân Việt Nam hôm nay phải nhận những cái chết đột ngột, bất thần, mau lẹ, dễ dàng dưới tay công an như cái chết của con vật nuôi trong trại gia súc dưới tay chủ trại. Và người dân Việt Nam cứ cam phận chấp nhận mãi nỗi đau, nỗi nhục của thân phận con vật nuôi trong trại gia súc cộng sản sao?

Phán đoán về chính trị Việt Nam sắp tới

Phán đoán về chính trị Việt Nam sắp tới

BBC

Ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội 12 năm 2016. Nguồn: Getty Images

Một nhà nghiên cứu lâu năm về chính trị Việt Nam vừa có bài viết tiếng Anh cho rằng đã có mâu thuẫn trong đảng và tranh đua vị trí tại Việt Nam, chưa đầy một năm sau Đại hội Đảng 12.

Đăng trên trang The Diplomat  hôm 23/12/2016, Giáo sư Zachary Abuza, Học viện Quân sự Quốc gia (National War College), Hoa Kỳ, dự đoán có thể Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ giữa nhiệm kỳ, và ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư,  là ứng viên thay thế hàng đầu.

Ông cũng cho rằng ba vụ điều tra gần đây – liên quan cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, là cách gián tiếp là suy yếu vị thế Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng.

BBC có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Zachary Abuza về những điều ông đề cập trong bài viết.

BBC: Trong bài viết mới nhất của ông, ông cho rằng ông Đinh Thế Huynh đang có nhiều cơ hội nhất để trở thành Tổng Bí thư kế tiếp tại Việt Nam. Có phải quá sớm để nhận định như vậy?

Có thể còn sớm, và tôi có thể sai, nhưng theo tôi, tình hình đang diễn biến theo chiều hướng này.

Ông Nguyễn Phú Trọng được bầu lại thêm một nhiệm kỳ, nhưng quan điểm đồng thuận dường như cho rằng ông ấy sẽ chỉ ở lại nửa nhiệm kỳ.

Khó thấy còn ai khác đang rất nhiều cơ hội để thay ông Trọng giữa nhiệm kỳ. Tôi đoán là ông Trần Đại Quang đang chờ đến Đại hội Đảng 13. Tôi không nghĩ rằng có ai đó dành nỗ lực chính trị để ngăn ông Huynh lúc này.

BBC: Bằng chứng nào để ông nghĩ rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ giữa nhiệm kỳ?

Không hoàn toàn chắc chắn, nhưng có lẽ ông ấy sẽ nghỉ. Ông Trọng sinh năm 1944, tương đối già hơn so với người nhiều tuổi thứ hai trong Bộ Chính trị. Đảng Cộng sản có lý do khi họ đề ra mức giới hạn tuổi khi chọn nhân sự.

BBC: Bài viết của ông có đề cập đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang, mà một số người cũng đồn đoán là ứng cử viên cho chức Tổng bí thư. Đánh giá của ông?

Tôi đồng ý là ông Quang có nhiều triển vọng. Ông đã mở rộng kinh nghiệm công tác, ra ngoài Bộ Công an. Ông sẽ là ứng viên rất mạnh. Tôi dự trù ông có thể là Tổng bí thư tại Đại hội 13.

Nếu có sự chuyển giao giữa nhiệm kỳ, và có đủ sự phản đối ông Huynh, thì ông Quang cũng sẽ là ứng viên rất mạnh.

BBC: Bài báo của ông tập trung nói về mâu thuẫn nội bộ trong Đảng sau Đại hội 12. Ông có thể giải thích rõ hơn?

Trước các kỳ Đại hội Đảng, luôn có nhiều đấu tranh phe phái. Nhưng sau đó, thường là giai đoạn “trăng mật”, hay tương đối bình yên khi mà chính phủ và cán bộ mới hòa nhập vào vị trí mới. Nhưng một số bạn bè và tôi bắt đầu chứng kiến các dấu hiệu mâu thuẫn nội bộ chỉ trong vòng một năm.

BBC: Ông viết rằng các cuộc điều tra và bắt giữ gần đây dường như là cách nhắm vào Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng. Ông có vẻ cho rằng ông Thăng thuộc nhóm cải cách, bị những người bảo thủ tấn công. Trong khi đó, một vài tiếng nói hiếm hoi ở bên trong Việt Nam cũng đã có bài trên mạng xã hội xem ông Thăng là đối tượng cần điều tra. Ông có xem xét quan điểm của họ không?

Đáng tiếc là nền chính trị Việt Nam vốn vô cùng bí hiểm. Vì thế phần lớn quan tâm là chỉ về các bê bối tham nhũng. Chính trị Việt Nam bị chi phối bởi quan hệ người bảo trợ – đồ đệ, theo cùng vây cánh, vì thế khi có điều tra ai đó, nó có thể không hẳn là vì nghi ngờ tội phạm kinh tế mà thường là nhắm gián tiếp vào người bảo trợ. Nó khiến các đối thủ chính trị phải lo lắng, làm yếu đi nền tảng ủng hộ họ, mà điều này rất quan trọng trong một hệ thống chính trị chú trọng đến sự đồng thuận.

Cần khẳng định chống tham nhũng và chống đối thủ chính trị không hẳn là loại trừ nhau. Nhưng cũng cần thấy vì sao chỉ một số người bị điều tra về tham nhũng, còn những cán bộ làm điều tương tự lại không bị. Khả năng có hạn của nhà nước có thể là câu giải đáp, nhưng câu trả lời thuyết phục hơn thường liên quan chính trị.

Ta cũng cần thừa nhận có nhiều tham nhũng trong chính trị cấp cao ở Việt Nam, vì không có báo chí tự do kiểm tra, đảng cộng sản nói chung đứng trên luật pháp, kiểm soát tòa án và công tố. Quan trọng hơn cả, trong hệ thống hỗn hợp của Việt Nam, là nơi nhà nước vẫn kiểm soát rất nhiều (như vốn, đất đai), khu vực công sở hữu quá nhiều tài nguyên và nguồn lợi thì cơ hội tham ô là ở bên trong nhà nước. Một số ít người lại kiểm soát việc phân bổ hàng hóa, dịch vụ, vốn trong khi lại có quá ít sự kiểm tra và minh bạch.

BBC: Trong bài, ông viết nếu ông Đinh Thế Huynh lên làm Tổng bí thư, sẽ không tốt cho Việt Nam vì ông ấy có vẻ là người bảo thủ. Ông cũng nghĩ ông Đinh La Thăng là nhà cải cách. Nhưng chính trị Việt Nam rất bí mật. Liệu có ổn khi quy trách nhiệm hay chê trách cho một số cá nhân, ca ngợi một số nhà “cải cách”, mặc dù ít ai biết thực sự điều gì xảy ra trong các cuộc họp của Bộ Chính trị?

Tôi đồng ý rằng sự phê phán này là công bằng. Tôi biết một số người hoàn toàn bất đồng với tôi khi tôi cho rằng ông Đinh Thế Huynh là người bảo thủ. Có một người nói ông Huynh là người “trung dung”, nhưng tôi không thấy có bằng chứng. Rõ ràng là ông ấy có rất ít tiếp xúc với bên ngoài. Toàn bộ sự nghiệp của ông Huynh là ở trong bộ máy Đảng như một nhà lý luận, ít kinh nghiệm thực tiễn.

Có thể nếu ông Đinh Thế Huynh trở thành Tổng bí thư, những hạn chế và thực tế của việc lãnh đạo sẽ hạn chế những gì ông có thể làm. Nhưng tôi cảm giác ông ấy rất lo lắng quyền uy và quyền quyết định của Đảng bị kéo trôi về phía các nhà kỹ trị trong chính phủ. Ông muốn tái xác lập sự lãnh đạo tối cao của Đảng, đây là việc không tốt cho nền kinh tế ngày càng phức tạp và hiện đại của Việt Nam.

Bài ‘The Fault Lines in Vietnam’s Next Political Struggle; Infighting ahead of the next mid-term Congress is already visible’ được đăng trên trang The Diplomat 23/12/2016.

Vì sao liên tục có nghi án công an đánh chết dân?

Vì sao liên tục có nghi án công an đánh chết dân?

Cát Linh, phóng viên RFA
2017-01-04
Cảnh sát cơ động Việt Nam.

Cảnh sát cơ động Việt Nam.

AFP photo
Chỉ trong 3 ngày đầu tiên của năm 2017 đã xảy ra hai sự việc liên quan đến hành xử của những người mặc sắc phục công an gây phẫn nộ trong dư luận cả nước, đặc biệt là cộng đồng mạng.

Đuổi và đánh

Một đoạn video nhanh chóng được lan truyền khắp cộng đồng mạng vào rạng sáng ngày 2 tháng 1 cho thấy hình ảnh hai người mặc sắc phục công an bị người dân địa phương bắt giữ và hành hung 2 thành viên trong tổ tuần tra, bắt hai người này quỳ gối xin lỗi trước thi thể một thanh niên đã tử vong.

Sự việc này được cho là liên quan đến công an tỉnh Bình Định trong lúc thực hiện công tác tuần tra, truy bắt một nhóm người chơi bầu cua ở xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Người tử vong là Phạm Đặng Toàn, 24 tuổi.

Theo lời của ông Phạm Đặng Tiến, anh trai nạn nhân thuật lại là nhóm người này không phải tụ tập để đánh bạc lớn, chỉ là hình thức trò chơi “bầu cua cá cọp”

Theo tôi được biết, cảm nhận cá nhân cũng như quá trình làm việc, kinh nghiệm cho thấy những vụ việc này đa số là bên phía nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng không khởi tố, bưng bít thông tin, bao che.
– Luật sư Võ An Đôn

“Đại khái không phải là đánh bạc gì lớn, mà là đánh bầu cua nhỏ nhỏ, 10 ngàn, 20 ngàn. Khi công an ập vô, nó (người thiệt mạng) có tiền nhiều, nó sợ công an bắt nó nên nó chạy trốn. công an rượt theo đánh nó.”

Nhiều báo chí trong nước ngay sau đó loan tin này, cùng với tường trình sự việc là Tổ công tác Công an Huyện Tuy Phước đi tuần tra trên các đoạn đường thuộc địa bàn huyện. Đến 22 giờ 15 phút cùng ngày, Tổ tuần tra phát hiện một nhóm thanh niên khoảng 20 – 30 người đang tụ tập tại khu vực chợ Định Thiện đang đánh bầu cua.

Trong một diễn tiến khác xảy ra ngay ngày đầu năm mới được cộng đồng mạng truyền nhau nhanh chóng, vào lúc 0 giờ 24 phút ngày 1/1/2017,  tại cổng B trường đại học Cần Thơ đường 3/2; phường Xuân Khánh; Quận Ninh Kiều; thành phố Cần Thơ, một thanh niên bị cho là ngừng xe trên đường gây lấn chiếm lòng lề đường bị 2 cảnh sát cơ động đánh gây tổn thương nặng.

Bao che, bưng bít

Sự việc trên hoàn toàn không được báo chí trong nước nhắc đến.

Còn đối với cái chết của nạn nhân Phạm Đặng Toàn thì cách truyền tin của báo chí trong nước về sự việc này đã đẩy sự phẫn nộ của người dân lên đến tột đỉnh.

Thiếu tướng Nguyễn Bá Nhiên, giám đốc Công an tỉnh Bình Định được trích dẫn bởi những truyền thông chính thống nói rằng, Trung tâm Pháp y tỉnh đã khám nghiệm tử thi để điều tra nguyên nhân cái chết của anh Toàn. Và theo kết quả mới nhất được loan đi ngày 4 tháng 1 kết luận rằng, nạn nhân Phạm Đặng Toàn chết do chạy quá sức.

Anh của nạn nhân Toàn kể lại:

“Sáng nay khám nghiệm tử thi xong rồi thì công an tỉnh Bình Định nói là đem về tỉnh để xét xử nhưng mà có xét xử hay không cũng không biết rõ được.”

e0a01bb7-fe4c-4c0a-8044-d6120b3b2340-400.jpg
Cơ quan pháp y tỉnh Bình Định kết luận anh Phạm Đăng Toàn chết do chạy quá sức. Courtesy of sbtn

Luật sư Võ An Đôn cho biết gia đình nạn nhân ngay sau xảy sự việc có liên lạc với ông để trình bày, và ông sẽ sẵn sàng hỗ trợ pháp lý miễn phí cho gia đình nếu cần thiết.

Tuy nhiên, ông không nghĩ rằng pháp luật sẽ đứng về phía gia đình nạn nhân, cho dù theo ông, trong suốt thời gian qua đã xảy ra rất nhiều vụ việc công an đánh chết dân ở nhiều nơi:

“Nhưng khi báo chí đăng rồi, trang mạng lên thì không thấy các cơ quan nhà nước vào cuộc. Mà đã vào cuộc rồi thì cũng im xuôi. Theo tôi được biết, cảm nhận cá nhân cũng như quá trình làm việc, kinh nghiệm cho thấy những vụ việc này đa số là bên phía nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng không khởi tố, bưng bít thông tin, bao che. Và chính tình trạng bao che này nên xảy ra tình trạng đánh chết dân là tất nhiên rồi.”

Ngày sau khi câu chuyện nghi án công an Bình Định đánh chết người được lan truyền khắp mạng xã hội cùng với phản ứng mạnh mẽ của người dân, bà Nguyễn Thị Thắm, người đưa đoạn phim lên trang facebook cá nhân đã lên tiếng xin lỗi cộng đồng mạng với lý do đưa tin sai sự thật. Bà Thắm thừa nhận mình là người quay và đăng tải 2 đoạn phim ngắn cảnh 2 công an huyện Tuy Phước bị hành hung.

Tuy nhiên, điều này lại một lần nữa làm cộng đồng mạng nổi giận với hàng loạt những chia sẻ cho thấy họ không tin đây là hành động được thực hiện bởi chủ ý cá nhân của bà Thắm.

Khó giải quyết

Những lý do khác khiến người dân ngày càng bức xúc là những câu chuyện liên quan đến hành xử của công an trong lúc thực hiện việc được gọi là “thi hành công vụ” hoặc người dân tử vong sau khi ra khỏi phường, nhập viện sau khi lên phường làm việc đã không được điều tra và có câu trả lời thoả đáng. Hầu như tất cả nghi án đều đi đến một kết luận là vụ việc đang được tiến hành điều tra, hoặc người bị tố  thực hiện hành vi đó bị đình chỉ công tác.

Anh Võ Hướng, người bị công an huyện Tuy Đức đánh liệt nửa người vì cho là có liên quan đến vụ ghi số đề tại nhà vào ngày 8 tháng 11 năm 2016 cho biết, sau 3 tháng, chính quyền địa phương vẫn đang điều tra, chưa thấy thông báo gì cho gia đình.

“Cách đây khoảng 1 tuần 10 ngày, người ta có mời người nhà ra làm việc, hỏi thì người ta nói là đang trong quá trình điều tra, chưa có hồ sơ gì cả.”

Nhưng sau khi lý luận một hồi, tôi vẫn cứ đi thì họ xô vào và nói tao là côn đồ đây, mày không được đi. Đi ra là đánh.
– Luật sư Lê Quốc Quân

Luật sư, tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân nói rằng ông rất lo ngại khi  những câu chuyện tương tự như thế diễn ra ngày càng phức tạp hơn.

“Bất cứ nơi đâu còn việc đánh thì nó đánh, nó đánh cả luật sư Nam, luật sư Quân. Nhiều thứ nó gây chìm xuồng lắm.”

Ông nhận xét về những hành vi của lực lượng công an là “sự ngang nhiên không có pháp quyền và vô pháp luật.”

Luật sư Quân cho biết rất khó để mà giải quyết vì trong con người đó và chính lời của họ nói ra, họ đã thừa nhận mình đang phục vụ cho một hệ thống không có pháp luật. Trong hệ thống đó, công an và côn đồ, không phân biệt được.

Kể lại một sự việc đã xảy ra khi ông nhận lời mời đến buổi chiêu đãi ở Đại sứ quán Mỹ, ông đã bị ngăn chặn bởi lực lượng công an. Lúc đầu là những lời lẽ rất lịch sự bởi những người xưng là công an. Nhưng sau đó:

“Nhưng sau khi lý luận một hồi, tôi vẫn cứ đi thì họ xô vào và nói tao là côn đồ đây, mày không được đi. Đi ra là đánh.”

Cho đến giờ phút này, chưa có kết luận nào khác do cơ quan chức năng đưa về vụ việc của nạn nhân Phạm Đặng Toàn ngoài kết quả “chết vì chạy quá sức.” Trong khi đó, rất nhiều ý kiến tiếp tục chia sẻ truyền nhau trên cộng đồng mạng cho biết họ đang chờ Bộ trưởng Bộ công an có câu trả lời thoả đáng cho sự việc này.

Bấm vào đây để xem video công an đánh chết người ở Bình Định: https://www.facebook.com/RFAVietnam/videos/10154959168459571/

Biết trước nguy cơ vong đảng, 85% giới chức cấp cao Trung Quốc đã có kế hoạch ‘cao chạy xa bay

  • Hồ Ngọc Dũng shared Tan Nguyen‘s post.

    Các đảng viên quèn hãy mở mắt ra mà nhìn nè! Đừng làm con chó bảo vệ cho bọn chóp bu vơ vét nữa.

    “Trước Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc – ông Lý Nguyên Triều đã làm một cuộc điều tra cho thấy, người nhà con cái của Ủy viên Hội ủy viên Trung ương, Ủy viên Dự khuyết, Ủy viên Ban Kỷ luật Trung ương khóa 17 đều đã định cư, mua nhà ở nước ngoài, chuẩn bị vứt bỏ chức quan chạy trốn sang nước ngoài chiếm trên 85%.

    Từ sau ‘sự kiện Lục Tứ’, có thể nói là ĐCSTQ dưới ảnh hưởng tham nhũng trị quốc của Giang Trạch Dân đã xuống dốc mau chóng, số lượng quan chức hủ bại sa ngã ngày càng nhiều, hơn nữa còn đảm nhiệm chức vụ cấp cao khiến người ta trố mắt không nói nên lời! Vậy nên ông Tập Cận Bình trong một lần Hội nghị đã nói, cần phải thừa nhận rằng đảng của chúng ta đã đi đến bờ vực vong đảng”.

    Báo cáo nội bộ ĐCS Trung Quốc: 2,2% Đảng viên đạt chỉ tiêu, nguy cơ vong Đảng đã cận kề.

    Trang tạp chí “Động Hướng” của Hồng Kông năm 2012 đã từng trích dẫn thống kê được thực hiện trong cơ cấu giới chức cao cấp nội bộ nhà nước Trung Quốc, kết quả điều tra phát hiện, 90% Ủy viên Trung ương đều đã có họ hàng di dân ra nước ngoài.

    Theo số liệu trong “Báo cáo của điều tra nghiên cứu giám sát ‘lõa quan’” trong nhà nước Trung Quốc, có 38,9% nhân viên công chức thừa nhận vợ (hoặc chồng) có quốc tịch nước ngoài hoặc quyền tạm trú lâu dài ở nước ngoài, ngoài ra 46,7% nhân viên công chức cho rằng con cái họ có thể có được quốc tịch nước ngoài hoặc quyền tạm trú lâu dài, trong đó cấp bộ tỉnh, cấp bộ sở, cấp bộ huyện đều vượt trên phân nửa (53,3%, 53,4%, 51,7%), hơn nữa chức quan càng cao, càng công nhận điều này.

CẦN BỘ CÔNG AN ĐIỀU TRA ĐỘC LẬP

CẦN BỘ CÔNG AN ĐIỀU TRA ĐỘC LẬP

FB Luân Lê

4-1-2017

Người thanh niên này không thể chạy một cách liên tục tới 42.6km như ông Marathon năm xưa khi đưa thư báo tin chiến thắng quân Ba Tư mà lăn ra chết tức tưởi như thế được.

Tính mạng con người đâu phải như cái kim sợi chỉ hay loài vật để mà vội vàng kết luận chỉ trong một vài tiếng đồng hồ với lý do chạy quá sức dẫn đến tử vong?

Nếu chúng ta có lực lượng nhà báo điều tra độc lập, lực lượng thám tử hay thanh tra, lực lượng cảnh sát quốc gia không đảng phái thì đây chính là lúc phát huy giá trị của họ.

Luật pháp muốn được thượng tôn thì bắt buộc phải có những cơ chế/thiết chế độc lập với đảng phái để giám sát và thực thi nghiêm minh trên thực tế. Công an và quân đội đã thề luôn trung thành với tôn chỉ “còn đảng còn mình”, mà đảng thì lại với cương vị lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội, không một cơ quan quyền lực, truyền thông hay hội đoàn nào độc lập với đảng, thì chính điều đó đã làm cho những thiết chế đang tồn tại trở nên khó lòng mà khách quan trong nhiệm vụ và chức trách của mình.

Mạng người, cần được bảo vệ trong bất kể hoàn cảnh nào, ngay cả khi họ đang là bị can, bị cáo với các cáo buộc phạm tội thì vẫn cần được bảo đảm những quyền căn bản nhất của một con người, đó là quyền sống và không bị xâm hại về tính mạng, sức khoẻ, không bị ngược đãi hay xúc phạm nhân phẩm, danh dự. Đó là các quyền tự nhiên tối thiểu được Hiến định chứ không chỉ là những nhu cầu mơ hồ của một con người trước một nhà nước mà được chính nhân dân của mình thiết lập nên và nuôi sống.

Cần có cuộc điều tra độc lập vụ việc này để đảm bảo cả hai thứ:

1. Để làm rõ có hành vi phạm tội hay chỉ là hành vi mang tính sự biến tự nhiên;

2. Bảo vệ hình ảnh lực lượng công an và cũng làm rõ sự thật để không làm suy giảm niềm tin của dân chúng.

_____

BBC

Bình Định: Thanh niên chết vì chạy quá sức hay công an đánh?

4-1-2017

h1Anh Phạm Đăng Toàn chết đêm 2/1 (ảnh cắt từ clip).

Người dân ở huyện Tuy Phước, Bình Định, vây đánh hai công an viên vì nghi họ làm chết một thanh niên địa phương nhưng công an nói anh này chạy quá sức chết.

Sự việc xảy ra hôm 2/1 đang gây tranh cãi trong dư luận mấy ngày nay.

Theo truyền thông trong nước, vào tối 2/1 tổ công tác của công an huyện Tuy Phước gồm sáu người đi tuần tra trên các đoạn đường thuộc địa bàn huyện theo “kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán”.

Tổ công tác này phát hiện thấy một nhóm người đang đánh bầu cua (một hình thức cờ bạc), khi thấy công an thì bỏ chạy.

Một trong những người tham gia đánh bạc, anh Phạm Đăng Toàn, 29 tuổi, sau đó bị phát hiện đã chết trong tình trạng tím tái.

Báo Thanh Niên dẫn lời ông Phạm Đặng Tiến, anh ruột của anh Toàn, cho hay “khi thấy công an triệt phá sòng bầu cua, anh Toàn có bỏ chạy nhưng bị bắt lại và sau đó tử vong”.

Nghi anh Toàn bị công an đánh, người dân đã vây đuổi và đánh hai công an viên bị thương.

Clip mà một người dân quay tại hiện trường sau đó đăng lên Facebook và YouTube trước khi gỡ đi cho thấy công an đang bị người dân tấn công.

Ngày 4/1, cơ quan pháp y tỉnh Bình Định công bố kết quả khám nghiệm tử thi anh Phạm Đăng Toàn, kết luận anh này tử vong là “do chạy quá sức dẫn đến không đủ oxy cung cấp cho phổi… dẫn đến phù phổi, phù não; hoàn toàn không có dấu vết của tác động ngoại lực”.

Người quay clip công an bị dân đánh, chị Nguyễn Thị Thắm ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, cũng lên mạng “xin lỗi bà con quê hương và toàn bộ những người tham gia Facebook” về việc đã đăng clip gây hiểu nhầm là công an đánh chết anh Toàn.

Tuy nhiên kết luận pháp y và lời xin lỗi này không đủ dập tắt nghi vấn anh Phạm Đăng Toàn bị đánh chết vì thanh niên này được biết còn trẻ, khỏe, không có tiền sử bệnh tật và quãng đường được cho là đã chạy trốn công an từ nơi có sòng bầu cua tới nơi được phát hiện ngã gục quá ngắn (trên 100m) để bị quá sức.

Một yếu tố thêm vào đó là dư luận lâu nay khá bức xúc về tình trạng bạo hành của công an.

Phúc trình hồi tháng 9/2014 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) nói có “bốn nạn nhân mất mạng và bốn người chết không rõ nguyên do, sáu người được cho là ‘tự tử’ và bốn người nữa chết ‘vì bệnh’” trong các trại giam và đồn công an.

Một Công Cụ Mới Để Bảo Vệ Nhân Quyền: “Đạo Luật Magnitsky Toàn Cầu”

Kính mời Bà con đọc bài viết giá trị dưới đây. Xin chú ý đoạn: “Mười viên chức cao cấp thuộc Đảng CSVN chủ trương đàn áp Nhân quyền mạnh mẽ nhất là (1) Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng 2006-2016); (2) Trần Đại Quang (Bộ trưởng Công an 2011-2016, Chủ tịch nước từ 2016); (3) Lê Hồng Anh (Bộ trưởng Công an 2002-2011); (4) Tô Lâm (Bộ trưởng Công an từ 2016); (5) Nguyễn Văn Hưởng (Thứ trưởng Công an, Phái viên Tư vấn cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về an ninh và tôn giáo 2001-2013. Bạn gái của Nguyễn Văn Hưởng là Hồ Thị Thu Hồng, còn gọi là Hồng Beo, bị cách chức Tổng biên tập báo Thể Thao TP Hồ Chí Minh do tham nhũng, được Hưởng bố trí cho sang Mỹ, hiện mở quán ăn tại California); (6) Trương Hòa Bình (Chánh án Tòa án Tối cao 2007-2016, Phó Thủ tướng từ 2016); (7) Nông Đức Mạnh (Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam 2001-2011); (8) Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam từ 2011); (9) Lê Thanh Hải (Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam TP Hồ Chí Minh 2006-2015); (10) Phạm Quang Nghị (Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam TP Hà Nội 2006-2016)”

Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu nhiều hậu quả của Đạo Luật Nhân Quyền Magnitsky Toàn Cầu. CSVN chỉ trích Mỹ nhưng tiếp tục gửi con cái qua…
VIETBAO.COM|BY VIỆT BÁO ONLINE

Việt Nam: Trở thành tỷ phú nhờ mua được ‘chính sách?’

Việt Nam: Trở thành tỷ phú nhờ mua được ‘chính sách?’

Người Việt

3-1-2017

Phối cảnh Vinhomes Liễu Giai. Một trong hai “điểm nhấn đô thi” tại “nội đô lịch sử” cùng thuộc Vingroup. (Hình: vinhomes29lieugiai.org)

HÀ NỘI (NV) – Sự kiện hệ thống truyền thông Việt Nam chủ động xoay mũi dùi mà thủ tướng Việt Nam chĩa vào Vingroup sang… hướng khác dường như là giọt nước làm tràn ly phẫn nộ đối với tập đoàn này.

Hôm 29 Tháng Mười Hai, tại cuộc họp giữa lãnh đạo chính phủ Việt Nam với giới lãnh đạo chính quyền các tỉnh, thành phố, ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam đã chỉ trích gay gắt quy hoạch đô thị ở Hà Nội. Theo đó, sở dĩ môi trường, giao thông,… ở Hà Nội trở thành thảm trạng khiến hệ thống công quyền loay hoay tìm hoài không ra lối thoát là vì chính quyền thành phố này phóng tay cấp giấy phép cho xây dựng hàng loạt cao ốc khiến hạ tầng quá tải.

Ông Phúc dẫn trường hợp cho xây dựng cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ làm ví dụ và nêu câu hỏi: Ai cho phép xây cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ? Không có lý thuyết nào về quy hoạch lại chấp nhận chuyện cho xây dựng tại một nơi như Giảng Võ cao ốc 50 tầng, với hàng ngàn căn hộ cao cấp. Nếu mỗi gia đình có hai xe hơi thì ra vào, qua lại thế nào? Nếu khoảng đất trống nào cũng cấp giấy phép xây dựng cao ốc hết thì Hà Nội sẽ ra sao?

Cũng theo lời của thủ tướng Việt Nam thì ông ta từng yêu cầu chính quyền thành phố Hà Nội kiểm tra và báo cáo về trường hợp cấp giấy phép xây dựng cao ốc 50 tầng tại Hà Nội trước ngày 15 nhưng tới 29 Tháng Mười Hai vẫn chưa nhận được báo cáo.

Cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ là một tổ hợp bao gồm văn phòng, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp, dự trù mang tên Vinhomes Giảng Võ, mới khởi công hồi hạ tuần Tháng Mười trên nền của trung tâm triển lãm Giảng Võ, diện tích 6.8 héc ta, nằm giữa lòng Hà Nội.

Chủ đầu tư Vinhomes Giảng Võ là ba tập đoàn tư nhân: Tập đoàn Vingroup, tập đoàn T&T, và tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Trong ba tập đoàn này, Vingroup là cái tên mà gần như không người Việt nào không biết. Chủ tịch Vingroup là ông Phạm Nhật Vượng, 48 tuổi.

Ông Vượng là người được gửi sang Nga du học năm 1987. Tại Nga, ông Vượng trở thành một trong những “soái” (cách cộng đồng người Việt ở Nga và Đông Âu gọi những ông trùm đứng phía sau tất cả những hoạt động kinh doanh cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp) nổi tiếng nhất. Giống như nhiều “soái” khác, sau khi Việt Nam “đổi mới,” ông Vượng quay trở về Việt Nam đầu tư và trở thành “soái” thành công nhất.

Vincom rồi Vingroup của ông Vượng liên tục được cấp giấy phép đầu tư các dự án bất động sản trên những khu đất được ví là “vàng” trên khắp Việt Nam, kể cả những khu đất thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An. Những dự án bất động sản đó góp phần đưa ông Vượng vào danh sách các tỷ phú trên thế giới do Forbes công bố hàng năm. Tên ông Vượng xuất hiện trong danh sách này vào năm 2013 (xếp thứ 974 với tổng giá trị tài sản là $1.5 tỷ). Sau ba năm, mới đây, theo xếp hạng của Forbes, ông Vượng xếp thứ 916 trong danh sách các tỷ phú trên thế giới với tổng giá trị tài sản là $2.2 tỷ (trong ba năm tổng giá trị tài sản tăng thêm $700 triệu).

Có một điểm đặc biệt là dù các dự án bất động sản của ông Vượng có rất nhiều điểm bất thường và gây ra đủ thứ xáo trộn về mọi mặt nhưng ông Vượng chưa bao giờ bị hệ thống truyền thông Việt Nam chỉ trích. Những thông tin bất lợi cho Vingroup rất hiếm.

Chỉ trích của ông Phúc, thủ tướng Việt Nam đối với cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ cũng thuộc loại hiếm vì rất nhiều người biết chủ đầu tư là ông Vượng.

Tuy nhiên ngay cả thủ tướng Việt Nam cũng không thể tạo ra ngoại lệ. Lúc đầu, rất nhiều bài tường thuật cuộc họp của chính phủ Việt Nam hôm 29 Tháng Mười Hai, đưa chi tiết cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ vào tựa vì báo giới ở đâu cũng biết độc giả của họ quan tâm đến điều gì. Tuy nhiên ngay sau đó hệ thống truyền thông Việt Nam đồng loạt sửa tựa, bỏ chi tiết cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ.

Chẳng hạn, Zing đổi tựa: “Thủ tướng: Ai cấp phép xây cao ốc 50 tầng ở Giảng Võ” thành “Hà Nội, TP.HCM cần rà soát lại qui hoạch đô thị.” Đài Phát Thanh Quốc Gia (VOV) thì đổi tựa: “Thủ tướng nói về việc xây chung cư cao tầng ở khu đất Giảng Võ” thành “Cám ơn thủ tướng…”

Trong khi cả hệ thống công quyền lẫn hệ thống truyền thông Việt Nam cùng “ngậm tăm” trước sự kiện vừa kể thì một facebooker là Nguyễn Anh Tuấn viết status: “Vingroup thật đáng xấu hổ khi làm giàu bằng tham nhũng chính sách.”

Nguyễn Anh Tuấn đã lục tìm, sắp đặt chuỗi sự kiện có liên quan đến Vingroup và khu triển lãm Giảng Võ để chứng minh giữa Vingroup và chính quyền Hà Nội có một thương vụ mua bán chính sách.

Theo đó, cuối năm 2014, Vingroup được ông Nguyễn Tấn Dũng, khi ấy là thủ tướng Việt Nam, chọn làm “nhà đầu tư chiến lược” (sở hữu 80% cổ phiếu) của công ty triển lãm Giảng Võ (sở hữu khu triển lãm Giảng Võ). Lý do Vingroup được chọn vì tập đoàn này hứa sẽ đầu tư vào khu Triển lãm Giảng Võ để biến nơi này thành một trung tâm triển lãm hiện đại hơn.

Tháng Ba năm 2015, công ty triển lãm Giảng Võ tổ chức bán đấu giá 9.8% trong số 20% cổ phiếu còn lại nhưng giới đầu tư không mặn mà và Vingroup tiếp tục là nơi bỏ tiền mua gần như toàn bộ số cổ phiếu được rao bán này. Nhờ vậy, Vingroup nắm gần 90% cổ phiếu của Công ty Triển lãm Giảng Võ.

Theo facebooker Nguyễn Anh Tuấn, sở dĩ giới đầu tư không mặn mà với cổ phiếu mà công ty triển lãm Giảng Võ rao bán hồi Tháng Ba năm 2015 vì: 1- Quy hoạch về xây dựng của Hà Nội xác định khu triển lãm Giảng Võ nằm trong khu vực gọi là “nội đô lịch sử” bị hạn chế về chiều cao của công trình. 2-Tình hình tài chính của công ty triển lãm Giảng Võ không sáng sủa (lợi nhuận sau thuế chỉ từ 3 đến 6 tỷ đồng), Vingroup đổ tiền vào công ty triển lãm Giảng Võ thì cũng chỉ là đầu tư xây dựng trung tâm triển lãm hiện đại hơn, nên viễn cảnh cổ phiếu sinh lợi mờ mịt.

Đùng một cái, Tháng Tư năm 2016, chính quyền thành phố Hà Nội ban hành “Quy hoạch công trình cao tầng nội đô.” Theo quy hoạch này, trong khu vực “nội đô lịch sử” chỉ có hai nơi được phép xây quá 39 tầng để làm “điểm nhấn đô thị” là: Khu triển lãm Giảng Võ “được phép xây dựng 50 tầng” và lô đất số 29 Liễu Gia “được phép xây dựng 45 tầng.”

Facebooker Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh, cả hai (khu triển lãm Giảng Võ và lô đất số 29 Liễu Giai) đều của Vingroup! Nguyễn Anh Tuấn nêu thắc mắc, tại sao cả hai “điểm nhấn đô thị” đều rơi đúng vào hai lô đất của Vingroup? Không lẽ “chính quyền thành phố Hà Nội ‘làm chính sách’ cho Vingroup?”

Facebooker Nguyễn Anh Tuấn nhận định, chuyện vừa kể là “tham nhũng chính sách,” là một ví dụ minh họa về những “nhóm lợi ích” xem hệ thống công quyền như “công cụ của riêng chúng để đưa ra những chính sách làm lợi cho chúng, gây thiệt hại cho cộng đồng, quốc gia.”

Facebooker Nguyễn Anh Tuấn lưu ý, nếu thông báo khu triển lãm Giảng Võ được xây cao ốc 50 tầng và tổ chức đấu giá công khai thì tổng số tiền thu về cho ngân sách chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều so với con số 21.5 triệu/m2 đang thu từ Vingroup sao. Vingroup chỉ bỏ ra 1,500 tỷ để mua gần 90% cổ phần của công ty triển lãm Giảng Võ, trong khi giá đất ở khu vực này hiện khoảng từ 200 triệu đến 300 triệu/m2.

Facebooker Nguyễn Anh Tuấn nhắn hỏi Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng: Làm giàu bằng tham nhũng chính sách, đạp lên lợi ích của quốc gia như thế thì có gì đáng tự hào?

Đến giờ cũng chỉ có người sử dụng Internet tại Việt Nam chia sẻ với nhau những thông tin và thắc mắc này. Hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông tiếp tục lặng thinh. (G.Đ)

Xu hướng bạo lực ngày càng gia tăng

From facebook:  Thuong Phan shared Lê Công Định‘s post.

 Đọc bài dưới đây của Báo Pháp Luật, thấy rất rõ lời tường thuật của Thiếu tướng Nguyễn Bá Nhiên và Đại tá Lê Đức Minh không trùng khớp nhau về diễn biến xung quanh cái chết của nạn nhân trong vụ án mạng tại Bình Định sáng sớm hôm nay.

Việc công an đánh chết dân chắc chắn không phải là chủ trương của ngành công an và chính quyền. Tuy nhiên, thói quen dùng vũ lực khi điều tra các vụ án và thói quen xem thường tính mạng của công dân là điều hiển nhiên có thật trong lực lượng công an. Thói quen đó trở thành nếp nghĩ và lề lối làm việc từ trên xuống dưới, khiến nó mặc nhiên trở thành cách hành xử có hệ thống.

Quan sát các vụ án công an đánh chết người suốt nhiều năm qua, có thể thấy xu hướng bạo lực này ngày càng gia tăng đến mức gần như là định mệnh của dân tộc và của ngành công an. Bạo lực đẫm máu dường như là viễn cảnh không thể tránh khỏi của các biến động xã hội tương lai, trong đó nạn nhân không chỉ là dân thường, mà còn cả công an.

Đó sẽ là điều rất đáng buồn và đáng tiếc cho tương lai đất nước, mà muốn ngăn chặn nó xảy ra thì chính nhà nước này phải thay đổi một cách toàn diện ngay bây giờ, từ não trạng cai trị đến hành động thượng tôn pháp luật trong hoạt động hàng ngày.

Giới hoạt động dân chủ bị tấn công ra sao?

Giới hoạt động dân chủ bị tấn công ra sao?

Thông tín viên Việt Nam
2017-01-02
Anh Lê Sỹ Bình, gốc Nghệ An, hiện sinh sống tại Sài Gòn.

Anh Lê Sỹ Bình, gốc Nghệ An, hiện sinh sống tại Sài Gòn.

RFA photo
Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội biểu tình là quyền công dân được qui định tại điều 25, Hiến Pháp năm 2013 của nước Việt Nam hiện nay. Thế nhưng một khi những người dân có ý thức lên tiếng và bày tỏ quan điểm của họ qua hành động biểu tình thì họ bị cơ quan chức năng trấn áp mạnh tay.

Bị đánh đập dã man

Sau khi xảy ra thảm họa môi trường do nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh xả thải hóa chất độc hại trực tiếp ra biển, người dân tại hai thành phố lớn của Việt Nam gồm Hà Nội và Sài Gòn xuống đường phản đối.

Một trong những người đó là anh Lê Sỹ Bình, gốc Nghệ An, hiện sinh sống tại Sài Gòn. Tuy nhiên khi tham gia cuộc biểu tình hôm ngày 8 tháng 5, anh bị bắt trước hết về đồn Công an Bến Nghé và rồi sau đó di lý về công an Bình Chánh. Tại cả hai nơi anh bị còng tay và bị đánh đập như lời thuật lại của anh:

“Gặp toàn những tay đao phủ, không có mặc sắc phục công an gì cả. Họ hỏi cung mà kiểu như không cho mình giải thích. Cái xương sống họ cứ nhảy lên nện, lên gối vào đầu và vai. Khi chịu đòn mình cảm giác như chết rồi.”

Một nhà hoạt động xã hội độc lập khác là anh Đỗ Đức Hợp kể lại những lần anh bị bắt và đánh đập mà theo anh là vô cớ chỉ vì anh công khai lên tiếng về những vấn đề xã hội hiện nay:

Gặp toàn những tay đao phủ, không có mặc sắc phục công an gì cả. Họ hỏi cung mà kiểu như không cho mình giải thích. Cái xương sống họ cứ nhảy lên nện, lên gối vào đầu và vai. Khi chịu đòn mình cảm giác như chết rồi
– Anh Lê Sỹ Bình

“Lần đầu tiên bị đánh là ngày 1 tháng 5 ở đường Bà Huyện Thanh Quan và sau đó về đồn công an phường 15 quận Tân Bình họ đánh tiếp và còng tay tôi suốt 13 tiếng đồng hồ. Lần thứ 2 là ngày 8 tháng 5 tại đường Hồ Tùng Mậu và họ lôi vào công an phường Bến Nghé và đánh liên tục. Lần thứ 3 là ngày 25 tháng 6 trên đường tôi đi đám cưới một người anh, họ đánh tôi trên đường Hoàng Sa. Những người mang danh luật pháp của chế độ cộng sản họ còn tồi tệ hơn những người dân anh chị, xã hội đen.”

Theo anh Đỗ Đức Hợp thì những người ra tay đánh anh hành xử còn tồi tệ hơn những thành phần thuộc giới giang hồ; vì dù sao những tay anh chị trong giới này không xuống tay tàn độc như những người hành hung anh và những nhà hoạt động xã hội khác.

Mới hôm 20 tháng 12 vừa qua, khi các thành viên của nhóm xã hội dân sự độc lập có tên Hội Anh Em Dân Chủ tiến hành hội nghị thì tư gia của nhiều thành viên tại khắc ba miền đều bị canh giữ, bao vây, cắt Internet.

Cựu tù nhân chính trị Phạm Văn Trội, một thành viên của hội này, trình bày lại sự việc xảy ra đối với gia đình ông hôm 20 tháng 12:

“Đêm hôm đó tầm khoảng 8 giờ 30, tôi thấy một đoàn người bao vây xung quanh nhà tôi. Đồng thời lúc đó điện nhà tôi đã bị mất và internet không thu hay phát sóng được, hệ thống điện thoại cũng bị tê liệt không dùng được. Cũng thời điểm đó thì nhà tôi thấy hàng loạt những tiếng kêu xung quanh nhà. Sau đó tôi ra mới phát hiện rằng họ ném đá vào cửa kính và mái nhà nhà tôi.”

Tác dụng ngược

Hành xử của lực lượng chức năng mặc sắc phục cũng như thường phục đối với những nhà bất đồng chính kiến và hoạt động như vừa nêu theo ông Phạm Văn Trội là cách hành xử theo luật ‘rừng’ dù rằng ở Việt Nam có không biết cơ man nào là luật.

“Tôi khẳng định ở Việt Nam không có khái niệm thượng tôn pháp luật mà áp dụng luật ‘rừng’ để áp dụng cho những người bất đồng chính kiến, những người có quan điểm trái chiều với chế độ.

Những nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập từng phải ra vào đồn công an và bị hành hung như lời kể của hai anh Lê Sỹ Bình và Đỗ Đức Hợp đều cho rằng biện pháp của lực lượng an ninh chìm- nổi đối với họ là phản tác dụng.

Quyền con người đã khiến tôi mạnh mẽ hơn khi nhận những đòn thù vô cớ, sai trái hiếp pháp và pháp luật. Những cách hành xử của họ đáng phải lên án.
– Anh Đỗ Đức Hợp

Anh Lê Sỹ Bình khẳng định:

“Không làm nhụt chí được. Nếu nhụt chí thì cả năm nay tôi không tham gia một cái gì cả. Tiếp tục sau đó tôi vẫn cứ đi để mà ủng hộ cho anh em. Miễn sao mà mình làm việc đúng là được, còn hành động của công an dùng bạo lực để đàn áp một người như tôi thì tôi cho đó là một hành động nhỏ nhặt.”

Cũng như tuyên bố của anh Đỗ Đức Hợp:

“Quyền con người đã khiến tôi mạnh mẽ hơn khi nhận những đòn thù vô cớ, sai trái hiếp pháp và pháp luật. Những cách hành xử của họ đáng phải lên án.”

Có thể nói kịch bản ứng xử của chính quyền Hà Nội các cấp từ trung ương đến địa phương đối với các nhà bất đồng chính kiến, giới hoạt động xã hội dân sự dường như không có gì thay đổi. Khẩu hiệu mà chính những người cộng sản dùng để tuyên truyền trong cuộc đấu tranh giai cấp của họ ‘nơi nào có áp bức, nơi đó có đấu tranh’ không hề được thấm nhuần.

Arizona: Bác sĩ, dược sĩ bị truy tố gian lận y tế $100 triệu

Arizona: Bác sĩ, dược sĩ bị truy tố gian lận y tế $100 triệu

Nguoi-viet.com

Người Việt

PHOENIX, Arizona (NV) – Khoảng một chục bác sĩ, dược sĩ và người môi giới đã bị truy tố trong vụ gian lận trong chương trình y tế dành cho gia đình quân nhân, gây thiệt hại khoảng $102 triệu.

Tờ báo địa phương Arizona Republic cho hay các bác sĩ bị truy tố gồm cả ông Walter Neil Simmons, 47 tuổi, ở thành phố Gilbert, tiểu bang Arizona. Ông là bác sĩ phòng cấp cứu làm việc tại hai bệnh viện ở khu vực Phoenix. Bác Sĩ Simmons bị truy tố hồi Tháng Mười tại Dallas về tội gian lận y tế. Tội danh này có hình phạt nặng nhất là 10 năm tù và $250,000 tiền phạt.

Các công tố viên liên bang nói rằng vụ này liên hệ đến việc kê toa thuốc phải bào chế đặc biệt như kem trị đau, kem trị sẹo, kem trị nhức đầu cho các gia đình quân nhân trong chương trình bảo hiểm Tricare, dành riêng cho các quân nhân tại ngũ cũng như những người đã nghỉ hưu và gia đình họ.

Cũng theo tờ Arizona Republic, hiện có ít nhất hai cuộc điều tra của chính phủ liên bang liên quan đến việc các tiệm thuốc tây trả tiền cho các bác sĩ để họ kê toa thuốc gồm những loại đắt tiền, phải bào chế đặc biệt, cho bệnh nhân. Một cuộc điều tra trong số này liên hệ đến một tiệm thuốc tây ở California đã gửi hóa đơn đòi tiền chương trình bồi thường mất năng lực làm việc, với chi phí được đẩy lên rất cao. Một cuộc điều tra khác liên hệ tới một bác sĩ ở Florida, người bị truy tố tội nhận tiền để kê toa các loại kem phải bào chế đặc biệt, trị giá tới $21,000 mỗi tháng, và chương trình Tricare cũng như Medicare phải chi trả.

Hồ sơ truy tố cũng cho hay Bác Sĩ Simmons đã lôi kéo một bác sĩ khác ở El Paso, Texas, vào đường dây của mình. Bác sĩ này, tên William F. Elder-Quintana, đã viết hàng ngàn toa thuốc khiến Tricare phải trả $96 triệu cho tới mãi Tháng Sáu năm 2016 mới bị phát giác. Bản cáo trạng nói rằng Bác Sĩ Elder-Quintana và các bác sĩ khác được trả mỗi người $60 cho mỗi lần bào chế kem trị đau nhức hay trị sẹo, và $30 cho mỗi lần kê toa có vitamin cần được bào chế, theo tờ Arizona Repbulic. (V.Giang)