Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá

Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá

duc-datlailatma

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá

Hãy quay về tìm nó ở trong ta
Chỉ cần tâm thanh thản sẽ nhận ra
Vì hạnh phúc là điều đơn giản nhất

Khi ăn uống biết ngon là hạnh phúc
Khi tai còn nghe rõ những âm thanh
Khi mắt còn thấy rõ áng mây lành
Khi đi đứng nói làm đều tự tại

Biết giúp ích nhân loại điều thiết thực
Biết sẻ chia vật chất lẫn tinh thần
Biết cảm thông mọi rắc rối thế nhân
Biết trang trải bằng tình thương chân thật

Người hạnh phúc nhất là người trầm tĩnh
Trái tim người thật sự vị nhân sinh
Mọi việc làm có chánh niệm phân minh
Sự an tịnh tâm hồn luôn có mặt.

( Tường Vân )

duc-dat-2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGUYỄN ĐẶNG MINH MẪN, sinh nhật trong tù.

From facebook:   Phan Thị Hồng‘s post.
Image may contain: 1 person, standing and outdoor
Image may contain: 5 people, people standing, text and outdoor
Image may contain: 1 person
Image may contain: 4 people, people standing
Image may contain: flower
Phan Thị Hồng added 5 new photos — with Suong Quynh 

 NGUYỄN ĐẶNG MINH MẪN, sinh nhật trong tù.

Ngày 10/1/2017, sinh nhật 32 tuổi người con gái đang ở trong tù !!!

NGUYỄN ĐẶNG MINH MẪN bị bắt ngày 31 tháng 7 năm 2011. Cô, mẹ cô là bà Đặng Ngọc Minh và anh trai Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc bị Tòa án tỉnh Nghệ An xét xử trong phiên tòa kéo dài hai ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2013 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật hình sự Việt Nam” cùng với nhóm tất cả 14 nhà yêu nước, hoạt động nhân quyền và thanh niên Công giáo ở Vinh.

Trong vụ án này, 79 năm tù là mức án dành cho 14 con người yêu nước.

Đặc biệt, trong vụ án này có 3 mẹ con cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn cùng bị bắt, gồm mẹ cô bà Đặng Ngọc Minh (SN 1957), anh trai Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc (SN 1980) và Nguyễn Đặng Minh Mẫn (SN 1985) cùng trú tại TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị tuyên án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế. Người mẹ Đặng Ngọc Minh bị tuyên 3 năm tù và 2 năm quản chế. Bà Minh mãn án vào ngày 10 tháng 6 năm 2014. Người anh trai Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc bị 3 năm án treo.

Chúc Mừng sinh nhật một cô gái tuổi đời còn rất trẻ mà đã hơn 5 năm lao khổ trong ngục tù, chuỗi ngày tù ngục của cô còn dài thăm thẫm.

Căm phẫn, đau đớn và xót xa!

Lại thêm một cái Tết trong đêm đông lạnh lẽo dành cho những con người yêu nước !!!

Xin gióng một tiếng chuông nhớ thương một người !!!

Tai họa Formosa, phân nửa sự thật và sự suy đồi

Kính Hòa, phóng viên RFA
2017-01-09
Ban giám đốc tập đoàn Formosa cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam tại cuộc họp báo công bố lý do cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 2016 tại Hà Nội.

Ban giám đốc tập đoàn Formosa cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam tại cuộc họp báo công bố lý do cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 2016 tại Hà Nội.

AFP photo

Môi trường và chính trị

Vụ nhiễm độc biển, làm cá chết hàng loạt, do chất thải của nhà máy luyện thép Formosa gây ra, bùng nổ vào đầu tháng tư năm 2016. Hàng ngàn tấn cá chết dạt vào bờ biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, QuảngTrị, và Thừa Thiên Huế trong tháng tư và tháng năm. Tai họa môi trường này làm cho hàng chục ngàn ngư dân mất việc làm, kéo theo hàng loạt những cuộc biểu tình bảo vệ môi trường, đòi đền bù, trong đó có những cuộc biểu tình lên đến 10 ngàn người.

Thế nhưng vụ Formosa không được Bộ tài nguyên và môi trường xếp vào một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường trong năm 2016.

Trong 10 sự kiện nổi bật mà Bộ tài nguyên môi trường công bố, có phân nửa là các nghị quyết, hay chỉ thị của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam. Nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét về danh sách 10 sự kiện này:

“Tôi chỉ nhớ loáng thoáng tôi đọc cách đây vài ngày, không còn nhớ rõ, mà nó chả đáng là những sự kiện, trong đó có chuyện triển khai nghị quyết đảng chi đó, chỉ là những chuyện vớ vẩn chẳng phải là một sự kiện.”

Rất nhiều người được chúng tôi tiếp xúc đều nói rằng không thể chối cãi rằng thảm họa Formosa là một sự kiện cực kỳ lớn, thậm chí mang tầm vóc quốc tế, xuyên biên giới.

Tuy nhiên một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng ở Việt Nam là kỹ sư Nguyễn Huỳnh Thuật cho rằng:

“Nó (vụ Formosa) không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là một câu chuyện chính trị nữa, cho nên tôi cũng không rành lắm. Đâu phải vấn đề gì dân đồng ý mà họ đồng ý đâu.”

Không đếm xỉa gì đến nỗi bất hạnh của dân. Người ta chỉ coi trọng vai trò của nhà nước và sự lãnh đạo của đảng thôi. Họ coi đấy là số một. Và như thế hết sức là bi kịch.
-Ông Nguyễn Khắc Mai

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng vụ Formosa không chỉ đơn giản là một tai nạn do doanh nghiệp gây ra mà nó còn liên quan đến hàng loạt quan chức Việt Nam đã cấp giấy phép hoạt động cho công ty này, từ ông cựu Thủ tướng, cựu Bộ trưởng cho đến viên bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh. Vì thế theo ông Huỳnh Ngọc Chênh:

Qua những chuyện như vậy thì thấy rằng họ không đưa sự kiện Formosa vào trong 10 sự kiện là họ có ý đồ, muốn bưng bít không cho người dân nhớ đến chuyện này.”

Lên tiếng giải thích với công luận Việt Nam tại sao vụ Formosa không được đưa vào làm một trong những sự kiện quan trọng của ngành tài nguyên môi trường, một quan chức Việt Nam của Bộ Tài nguyên  và môi trường nói rằng chỉ ghi nhận những sự kiện mang tính tích cực mà thôi.

Một cựu viên chức từng phụ trách ngành dân vận của đảng cộng sản Việt Nam là ông Nguyễn Khắc Mai nói với chúng tôi rằng việc đưa tin tức theo kiểu chỉ loan báo những điều tốt đẹp vẫn còn trong não trạng quan chức Việt Nam.

“Đó là cái bệnh, cái tật bệnh của chủ nghĩa Mác Lê Nin, phải nói thẳng như vậy. Bởi vì thực chất người ta coi dân không ra gì. Không đếm xỉa gì đến nỗi bất hạnh của dân. Người ta chỉ coi trọng vai trò của nhà nước và sự lãnh đạo của đảng thôi. Họ coi đấy là số một. Và như thế hết sức là bi kịch.”

Ông Nguyễn Khắc Mai còn so sánh chế độ của đảng cộng sản ngày nay còn kém hơn các triều đại phong kiến trước kia, khi vua quan đứng ra nhận lỗi lầm hoặc tổ chức tưởng nhớ những người dân thiệt mạng khi những vụ thiên tai địch họa xảy ra.

Thông tin có lợi và thông tin có hại

000_CL918-400.jpg
Từ trái qua: Bộ trưởng Bộ nguồn tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo công bố lý do cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam. Ảnh chụp ngày 30/6/2016 tại Hà Nội. AFP photo

Nhận định về việc loan truyền tin tức về những vụ tiêu cực tại Việt Nam trong những năm vừa qua nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết là do ảnh hưởng của mạng lưới thông tin điện tử nên những người cầm quyền tại Việt Nam cũng cho phép một sự thông tin tự do hơn:

“Càng ngày nhà nước cũng mạnh dạn công khai thông tin, kể cả những thông tin tiêu cực, không bưng bít một cách tuyệt đối như ngày xưa. Nhưng việc công khai nó ra cũng chưa đến đâu cả, vẫn tùy theo thông tin, có lợi hay không có lợi cho đảng, cho nhà cầm quyền.”

Liên quan đến tại họa môi trường Formosa, ông Nguyễn Huỳnh Thuật cho rằng có lẽ chính quyền sợ rằng nếu xếp vụ này vào một trong 10 sự kiện nổi bật nhất trong ngành môi trường trong năm 2016, nhà nước sợ rằng dân chúng sẽ vin vào đó tiếp tục đòi hỏi việc đền bù cho mình, hay là sẽ tiếp tục kéo theo những cuộc phản kháng.

Cách nhìn nhận vấn đề như vậy của nhà nước Việt Nam bị ông Nguyễn Khắc Mai cho là rất kém, lợi bất cập hại:

“Ngu xuẩn thì mới làm như vậy, chứ nếu mà khôn ra thì biết an ủi dân, để từ đó người ta có thể quên đi, người ta tha thứ cho. Còn làm như thế này tưởng để người ta quên đi, nhưng thật ra lại nhấn vào, khoét sâu vào nổi đau của dân tộc.”

Một nửa sự thật

Theo kỹ sư Nguyễn Huỳnh Thuật, người từng phản kháng thành công việc xây dựng hai nhà máy thủy điện có nguy cơ gây hại môi trường trên sông Đồng Nai, thì cái cách nhìn nhận vấn đề hiện nay của chính quyền là cái cách chỉ đưa ra được phân nửa sự thật. Ông nói tiếp:

“Vấn đề là sự thật cần được nhìn nhận, nhìn nhận được rồi thì mình sẽ có cách để chuyển hóa, để cho nó tốt hơn. Không dám nhìn nhận sự thật thì nó rất là khó. Mà trong bối cảnh này thì sự thật chưa được nhìn nhận, cũng như nhiều sự thật trước kia không được nhìn nhận.”

Kết thúc buổi nói chuyện với chúng tôi, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người từng tham gia các cuộc biểu tình vì môi trường sau vụ Formosa, một lần nữa nhấn mạnh tầm vóc thảm họa Vũng Áng Formosa:

Tập thể những nhà lãnh đạo phải can đảm nhìn vào sự thật.
-Ông Nguyễn Huỳnh Thuật

Đó là một sự kiện vô cùng lớn, từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, làm cho bao nhiêu ngư dân điêu đứng, làm cho cả một nền kinh tế biển và du lịch ở cả dãy đất miền Trung bị thiệt hại nặng nề. Mà cho đến bây giờ người dân vẫn chưa tìm ra lối ra để sinh sống. Cho nên đó là một sự kiện rất lớn.”

Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng ông lo rằng những diễn biến sau khi xảy ra thảm họa, cái cách nhà cầm quyền giải quyết sự việc là một điều nguy hiểm rất nghiêm trọng cho đất nước và dân tộc Việt Nam hiện nay:

Tôi sợ đây là một vấn đề mà tôi cho là sự suy đồi văn hóa, một văn hóa chính trị đang suy đồi, và đấy là nỗi bất hạnh của dân thôi.”

Ông Nguyễn Huỳnh Thuật, người đang thực hiện thành công khu du lịch sinh thái Rừng Gọi tại vùng Nam Cát Tiên, lại có cái nhìn lạc quan hơn, mặc dù ông vẫn cho rằng có nhiều câu chuyện về môi trường tại Việt Nam không kết thúc có hậu như chuyện ông và đồng nghiệp phản đối các dự án thủy điện trên sông Đồng Nai. Theo ông thì để giải quyết những vấn đề đó cần một sự can đảm của tập thể những nhà cầm quyền, dám nhìn thẳng vào sự thật.

Nếu Trung Quốc không bớt tham lam, Trái Đất có thể lâm nguy vì khí quyển sắp chết

Nếu Trung Quốc không bớt tham lam, Trái Đất có thể lâm nguy vì khí quyển sắp chết

http://thoibao.today/image/fetch?u=http%3a%2f%2fwww.daikynguyenvn.com%2fwp-content%2fuploads%2f2016%2f12%2fFotorCreated-18-675x353.jpg%23force-thumb

Khi quyển là màn bảo vệ Trái Đất khỏi các tia có hại của mặt trời, thiên thạch… và ngăn hơi nước bốc hơi. tuy nhiên những năm gần đây, lượng nước ở khí quyển liên tục bốc hơi, nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn, sự sống trên trái đất sẽ lâm nguy. Và nguyên nhân phần lớn của thảm hoạ này bắt nguồn từ quốc gia đông dân nhất thế giới.

Theo Daily Mail, mỗi phút, khoảng 181kg khí hydro và 3kg khí heli thoát ra ngoài Trái đất. Quá trình này được biết đến như hiện tượng khí quyển bốc hơi , đến một ngày nào đó sẽ dẫn đến sự hủy diệt sự sống.

Khí quyển đang bốc hơi khỏi Trái đất từng phút.

“Điều đáng lo ngại là bầu khí quyển này đang dần biến mất theo thời gian” , Tripathi nói.

http://thoibao.today/image/fetch?u=http%3a%2f%2fdaikynguyenvn.com%2fwp-content%2fuploads%2f-000%2f%2f1%2fkhi-quyen-sao-hoa.jpg

Anjali Tripathi, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Harvard, mới đây cảnh báo về hậu quả đáng sợ này đối với tương lai Trái đất.

Trong tương lai xa xôi, Mặt trời sẽ càng ngày nóng hơn, dẫn đến hiện tượng khí quyển bốc hơi khỏi Trái đất trở nên nhanh hơn.

Anjali Tripathi, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Harvard.

“Điều mà chúng ta có thể chuẩn bị, là khả năng Trái đất sẽ giống như sao Hỏa. Hydro tách ra từ nước sẽ bốc hơi vào vũ trụ nhanh hơn, để lại một hành tinh khô cằn với sắc đỏ”, Tripathi nói. “Ít nhất điều này vẫn còn khá xa, nhân loại vẫn còn thời gian chuẩn bị”.

Khí quyển là nhân tố quan trọng giúp duy trì sự sống, tạo ra vành đai màu xanh nhạt khi các phi hành gia chụp ảnh Trái đất từ vũ trụ. “Bầu khí quyển bảo vệ Trái đất khỏi nhiều tác động tiêu cực, như thiên thạch”.

http://thoibao.today/image/fetch?u=http%3a%2f%2fdaikynguyenvn.com%2fwp-content%2fuploads%2f-000%2f%2f1%2fkhi-quyen-sao-hoa.jpg

 Trái đất trong tương lai xa xôi có thể trở nên cằn cỗi như sao Hỏa.

Giới nghiên cứu cho rằng sao Hỏa trong quá khứ cũng có hệ thống khí hậu tương tự như Trái đất, vốn là cơ sở hình thành dạng sống và phát triển.

Tuy nhiên, quá trình thất thoát khí quyển trên sao Hỏa rất mạnh mẽ, khí hydro biến mất trong vũ trụ và khí oxy còn sót lại biến hành tinh thành màu đỏ thông qua phản ứng oxy hóa với kim loại trên mặt đất.

Nguyên nhân của tình trạng trên theo lý giải các nhà khoa học có thể do hiện tượng nóng lên toàn cầu mà khí CO2 chính là thủ phạm chính.

Cuộc cách mạng công nghiệp đưa Trung Quốc trở thành công xưởng thế giới cũng khiến Trung Quốc vượt Mỹ về lượng phát thải năm 2006. Hiện tại, Trung Quốc chiếm 28% lượng khí thải trên thế giới, tiếp đến là Mỹ chiếm 14% và EU. Trong khi Mỹ và EU đang ra sức siết chặt lượng khí thải ra, tìm các phương hướng sản xuất và nhiên liệu sạch thì Trung Quốc vẫn phát triển như vũ bão và vô tư thải khí CO2.

Nếu không có động thái tích cực thì 1 ngày không xa cả trái đất sẽ phải chịu ảnh hưởng chỉ vì 1 vài quốc gia quá ô nhiễm và tham lam.

Thanh Long tổng hợp

( Thời Báo)

Công an đánh chết người ở Bình Ðịnh: ‘Chết do chạy quá sức’

Công an đánh chết người ở Bình Ðịnh: ‘Chết do chạy quá sức’

Nguoi-viet.com

Anh Phạm Ðặng Toàn được đưa đi cấp cứu nhưng đã chết. (Hình: báo VNExpress)

BÌNH ÐỊNH (NV) – Công an đưa ra kết quả giảo nghiệm cho rằng, nạn nhân nghi bị công an huyện Tuy Phước đánh chết khi bắt sòng bầu cua là “chết do chạy quá sức.”

Truyền thông Việt Nam loan tin, ngày 4 tháng 1, cơ quan pháp y của tỉnh Bình Ðịnh đã có kết luận giảo nghiệm tử thi anh Phạm Ðặng Toàn (29 tuổi), xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước “chết là do chạy quá sức dẫn đến không đủ oxy cung cấp cho phổi để phổi kịp đưa lên não dẫn đến phù phổi, phù não; hoàn toàn không có dấu vết của tác động ngoại lực,” sau khi được phát hiện chết trước nhà dân trong lúc công an huyện này tổ chức bắt sòng bầu cua ở chợ Ðịnh Thiện, xã Phước Quang.

Tuy nhiên theo báo Thanh Niên, kết quả giảo nghiệm trước đó cho thấy, não và phổi của nạn nhân đều bị phù; vùng trán trái có vết xây xát, vùng gò má có một vết xây xát do té ngã xuống nền xi măng.

Với kết quả giảo nghiệm đáng nghi ngờ này, song nói với truyền thông Việt Nam, một lãnh đạo công an tỉnh Bình Ðịnh cho biết “hiện tại cơ quan công an đang điều tra làm rõ việc những người đã đánh hai công an bị thương để đem ra xử lý trước pháp luật.”

Như tin đã loan, đêm 2 tháng 1, tổ công tác công an huyện Tuy Phước gồm 6 công an tuần tra phát hiện một nhóm thanh niên khoảng 20-30 người đang tụ tập tại chợ Ðịnh Thiện đánh bầu cua.

Khi thấy công an, mọi người đã bỏ chạy tán loạn. Một gia đình ở gần đó đã phát hiện anh Toàn nằm trước cửa nhà trong tình trạng tím tái mặt mày nên đã kêu mọi người đưa đi cấp cứu, song anh Toàn đã chết trước khi đến trung tâm y tế thị xã An Nhơn.

Theo ông Phạm Ðặng Tiến (35 tuổi), anh ruột của anh Toàn, khi thấy công an, anh Toàn có bỏ chạy nhưng bị bắt lại và sau đó thì bị chết.

Nghi cái chết của anh Toàn có liên quan đến công an, người dân đã đuổi theo tổ công tác, bắt được hai thiếu úy công an đưa đến bệnh viện bắt quỳ bên thi thể nạn nhân. Vụ việc được quay clip, tung lên YouTube và Facebook gây chấn động dư luận. (Tr.N)

CPJ: Việt Nam dẫn đầu ASEAN về giam giữ nhà báo

CPJ: Việt Nam dẫn đầu ASEAN về giam giữ nhà báo

Luật Khoa

Tô Di

9-1-2017

h1

Với 8 nhà báo đang bị giam giữ, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu ASEAN trong năm 2016, theo thống kê thường niên của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (Committee to Protect Journalists – CPJ).

CPJ thống kê có 259 nhà báo đang bị chính phủ các nước giam giữ, tập trung ở Trung Đông, Tây Á và một số quốc gia Đông Nam Á. Gần 1/2 các nhà báo bị giam giữ vì chống tại nhà nước (anti-state).

Theo CPJ đây là năm tồi tệ nhất về tình trạng giam giữ nhà báo, kể từ khi họ bắt đầu thống kê vào năm 1990.

Sau cuộc đảo chính thất bại hồi năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có số nhà báo bị giam giữ nhiều nhất với con số lên đến 81. Nhà quan sát Thổ Nhĩ Kỳ Elif Safak tin rằng con số này có thể lên đến 140 nhà báo.

Trung Quốc là quốc gia xếp tiếp theo, với khoảng 38 nhà báo đang bị chính quyền Tập Cận Bình giam giữ. Xếp thứ ba là Ai Cập với ít nhất 25 nhà báo đang bị giam giữ và 12 nhà báo bị giết hại kể từ năm 1992.

Việt Nam là quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, với ít nhất 8 nhà báo đang bị giam giữ vì tội chống lại nhà nước. Tiếp theo là Myanmar (2), Singapore (2) và Thái Lan (1).

Dưới đây là thông tin của 8 nhà báo Việt Nam đang bị giam giữ theo CPJ.

h1Trần Huỳnh Duy Thức

Thời gian bị bắt: tháng 5/2009

Kết án: 16 năm tù giam và 5 năm quản chế vì “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, theo điều 79 của Bộ luật Hình sự.

Thông tin khác: Tháng 8/2012, Nhóm Công tác Liên hợp quốc về Giam giữ tùy tiện cho rằng việc giam giữ ông Thức là tùy tiện và yêu cầu Chính phủ Việt Nam tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước về các quyền nhân dân sự chính trị (ICCPR) mà Việt Nam đã thông qua.

h1Đặng Xuân Diệu

Thời gian bị bắt: tháng 7/2011

Kết án: 13 năm tù và 5 năm quản chế, với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, “phá hoại đoàn kết dân tộc” và “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Bộ luật Hình sự.

Thông tin khác: Ông Diệu là nhà hoạt động tôn giáo. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, ông Diệu bị biệt giam, thiếu thốn về điều kiện vệ sinh và bị bạn tù đánh đập. (Ảnh: Internet).

h1Hồ Văn Hòa

Thời gian bị bắt: Tháng 7/2011

Kết án: 13 năm tù và 5 năm quản chế, với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, “phá hoạt đoàn kết dân tộc” và “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Bộ luật Hình sự

Thông tin khác: Theo luật sư vận động cho ông Hòa Allen Weiner trong cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ, ông Hòa đã không được tiếp xúc với các tài liệu sinh hoạt tín ngưỡng trong trại giam. (Ảnh: Internet).

h1Nguyễn Hữu Vinh (Blogger Anh Ba Sàm)

Thời gian bị bắt: tháng 5/2014

Kết án: 5 năm tù theo điều 258, Bộ luật Hình sự “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”.

Thông tin khác: Ông Vinh là cựu an ninh và Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cáo trạng buộc tội ông tập trung vào 24 bài viết với nội dung bóp méo chính sách của nhà nước, giảm lòng tin của nhân dân trên hai trang blog Dân Quyền và Chép Sử Việt. Luật sư của ông Vinh đã đệ đơn lên chủ tịch nước để xin viếng thăm và khám sức khỏe cho ông nhưng đã bị từ chối. (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ).

h1Nguyễn Thị Minh Thúy

Thời gian bị bắt: tháng 5/2014

Kết án: 5 năm tù theo điều 258, Bộ luật Hình sự “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”.

Thông tin khác: Bà Thúy là cộng sự của ông Vinh. Tháng 3/2016, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OCHR) và Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch) tại Thái Lan đã liên tục ra thông báo kêu gọi trả tự do cho ông Vinh, bà Thúy cũng như các blogger khác. Đồng thời kiến nghị Việt Nam không nên áp dụng điều 258, Bộ luật Hình sự để đàn áp tự do ngôn luận và tôn trọng Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, Công ước về các quyền dân sự, chính trị. (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ).

h1Nguyễn Đình Ngọc (Blogger Nguyễn Ngọc Già)

Thời gian bị bắt: tháng 12/2014

Kết án:  4 năm tù giam và 3 năm quản chế theo điều 88, Bộ luật Hình sự. Tháng 10/2016, Tòa phúc thẩm đã giảm án xuống còn 3 năm tù giam.

Thông tin khác: Ông  bị cáo buộc đã viết 22 bài viết, trong đó có 14 bài xuất bản online có nội dung tuyên truyền trái sự thật về Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước.  Tổ chức Human Rights Wacth đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger này và cho rằng việc thể hiện quan điểm phê phán chính phủ không phải là một tội. (Ảnh: Dân Làm Báo)

h1Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm)

Thời gian bị bắt: tháng 10/2016

Kết án: chưa kết án

Thông tin khác: Khi bắt bà, công an đã tiến hành khám xét nhà và mang đi máy tính xách tay, ipad, một số khẩu hiệu về trách nhiệm giải trình của nhà nước trong vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung và một báo cáo về tình trạng công an tra tấn. nhục hình. Bà Quỳnh được trao giải thưởng Người bảo vệ nhân quyền năm 2015 của tổ chức Civil Rights Defeders.

h1Hồ Văn Hải (Hồ Hải)

Thời gian bị bắt: tháng 11/2016

Kết án: chưa kết án

Thông tin khác: Cơ quan Công an cáo buộc ông tuyên truyền và phát tán các tài liệu chống lại Chính phủ Việt Nam. Công an cho rằng các bài viết của ông Hải có thể vi phạm điều 88, Bộ luật Hình sự về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Trang blog và facebook cá nhân của ông đã không thể truy cập sau khi ông bị bắt. Đến cuối năm 2016, CPJ không thể biết được ông Hải đang bị giam ở đâu. (Ảnh: Tạp chí Ngày Nay).

Ủy ban bảo vệ nhà báo (Committee to Protect Journalists CPJ) là tổ chức độc lập và phi lợi nhuận, đã hoạt động trên 30 năm để bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo khỏi sự sợ hãi và trả thù. Trụ sở của CPJ được đặt tại New York. CPJ bắt đầu thống kê các nhà báo đang bị giam giữ kể từ năm 1990 và công bố mỗi năm. Năm 2013, CPJ đã phản đối Nghị định 72 của Chính phủ Việt Nam về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin mạng trên mạng.

Tài liệu tham khảo:

Sử gia Nguyễn Đình Đầu buồn vì sách Petrus Ký bị thu hồi

Sử gia Nguyễn Đình Đầu buồn vì sách Petrus Ký bị thu hồi

BBC

Gs Nguyễn Đình Đầu buồn vì cuốn “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” do ông chủ biên bị cấm.

Cuốn “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” do nhà nghiên cứu lão thành Nguyễn Đình Đầu chủ biên, một công trình tập hợp các bài viết của nhiều tác giả xưa và nay, nói về học giả Trương Vĩnh Ký (1837-1898), hiện đang bị thu hồi khỏi các hiệu sách và bị cấm phát hành ở Việt Nam

Sách vốn được Cục Xuất bản cấp giấy phép với đầy đủ các thủ tục giấy tờ và đã qua thời hạn lưu chiểu theo luật định đủ một tháng rưỡi, tức được phép lưu hành, được dự trù ra mắt tại Đường Sách Sài Gòn vào sáng Chủ nhật 8/1/2017.

Thế nhưng buổi ra mắt sách này đã bị hủy theo “một chỉ thị miệng” và báo chí được tin nhận cảnh báo không đưa tin về cuốn sách này.

BBC Tiếng Việt đã hỏi nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, chủ biên cuốn sách, về phản ứng của ông trước việc này.

Trước hết ông cho biết ông không biết l‎ý do của việc thu hồi và ngưng phát hành này và cho tới nay cũng không hề có một văn bản hay giải thích chính thức nào.

Ông nói: “Tôi nghĩ có lẽ do một hiểu lầm nào đó, cho là cuốn sách cần phải có một sự điều chỉnh nào đó mà tôi cũng không biết.”

Được biết cuốn sách đã được giới thiệu rộng rãi tại thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản cũng cho biết đã làm đầy đủ các thủ tục nhưng ông Nguyễn Đình Đầu nói thêm “có lẽ chính Nhà xuất bản cũng không rõ nội dung cuốn sách có gì không hợp ý cho nên mới có chỉ thị ra miệng là tạm không cho phát hành” như vậy.

Được biết Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh cho tới phút cuối còn nói với nhà nguyên cứu rằng sẵn sàng giúp đỡ ông trong ngày ra mắt sách nếu cần giúp đỡ gì.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho biết ông rất buồn trước việc này vì ông là người bắt đầu nghiên cứu về ông Petrus Ký, tức Trương Vĩnh Ký, từ năm 1960 khi là Hội viên Hội nghiên cứu Đông Dương (nay là Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh).

Phần lớn các nhà nghiên cứu Việt Nam hay nước ngoài thường dựa vào cuốn Tiểu sử Trương Vĩnh Ký, xuất bản vào các năm 1925-27, của Jean Bouchot, Giám đốc lưu trữ của Nam Kỳ, một người rất có cảm tình với Trương Vĩnh Ký nên đã viết khá đầy đủ “về cuộc đời con người có rất nhiều cống hiến cho Việt Nam, chứng tỏ ông Trương Vĩnh Ký là một người yêu nước Nam Kỳ, một nhà bác học”, ông Đầu nói.

Phát hiện thêm về Trương Vĩnh Ký

Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho biết cuốn sách về Petrus Ký có những phát hiện mới về học giả này.

Nhưng sau này ông Nguyễn Đình Đầu cho biết ông đã phát hiện được một tư liệu nói về sự hợp tác của ông Trương Vĩnh Ký với người Pháp không có suôn sẻ từ đầu đến cuối như là người ta tưởng, như ông Bouchot đã trình bày.

“Trong những lời đối đáp khi chính quyền Pháp yêu cầu Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn, có những văn thơ chứng tỏ là Trương Vĩnh Ký rất bất mãn trong chuyện người Pháp cư xử với người Việt Nam, cho nên ông không muốn hợp tác. Tôi viết ra sau khi xin được những tài liệu mà Trương Vĩnh Ký còn chưa xuất bản mà mới chỉ là nháp”.

Ông cũng nói đang chuẩn bị thêm để chứng minh đã viết dựa trên những tư liệu ông khám phá được trong lần sang Pháp năm 1991 ba tháng khi nghiên cứu tại một bảo tàng ở Pháp.

“Nói tóm lại đây là một công trình mà đối với tôi, đến tuổi đã cao như thế này, không có thể kiếm tìm thêm hơn được nữa, nhưng với những hiểu biết của tôi, với những tài liệu mà tôi có cho đến bây giờ thì tôi nghĩ là tôi đã có phần đóng góp không những về cá nhân một nhân vật như ông Trương Vĩnh Ký, nó thuộc về lịch sử, mà cả giai đoạn lịch sử biến chuyển khi ông Trương Vĩnh Ký còn sống, làm việc với xã hội và cho đến khi qua đời”, ông Nguyễn Đình Đầu chia sẻ.

Hy vọng sách được phát hành

Là một người tự cho rằng đã có đóng góp trong vấn đề chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa, Hoàng Sa trong một thời gian dài và còn tiếp tục trong thời gian tới ông hy vọng cuốn sách sẽ được chính quyền nghiên cứu kỹ, làm sáng tỏ và được phát hành trở lại.

Có thể người đó đọc không kỹ. Đó chính là điều cần thiết nhất để đánh giá lại Trương Vĩnh Ký thì lại thắc mắc. Cho nên tuy rất là buồn nhưng tôi yên tâm là sẽ được giải quyết

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu

Ông Đầu cũng cho biết có lẽ đang có những điều đình giữa công ty Nhã Nam chịu trách nhiệm xuất bản cuốn sách này “với những người tạm gọi là có ý kiến ngưng phát hành cuốn sách” liên quan tới khoảng hai chục trang của cuốn sách nhưng nhà nghiên cứu nói rằng đó chính là những điều mới mẻ có giá trị về phương diện sử học của cuốn sách.

“Có thể người đó đọc không kỹ. Đó chính là điều cần thiết nhất để đánh giá lại Trương Vĩnh Ký thì lại thắc mắc. Tôi cho là đọc không có kỹ. Cho nên tuy rất là buồn nhưng tôi yên tâm là sẽ được giải quyết,” ông Nguyễn Đình Đầu nói.

Trong lời giới thiệu cuốn sách, giáo sư Phan Huy Lê viết: “Học giả Nguyễn Đình Đầu là người đã dày công nghiên cứu về Petrus Ký, đã thu thập được nhiều tư liệu về Trương Vĩnh Ký trong Thư viện Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Études indochinoises), Trung tâm lưu trữ Hội Thừa sai Paris (Société des Missionsétrangères de Paris) và đã dịch, chú thích, xuất bản một số tác phẩm của Trương Vĩnh Ký.

“Trên cơ sở chuẩn bị nhiều năm, học giả Nguyễn Đình Đầu đã hoàn thành một công trình như một hồ sơ Trương Vĩnh Ký mang tên Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ.

“Cuốn sách của học giả Nguyễn Đình Đầu không chỉ là một công trình khảo cứu về Trương Vĩnh Ký mà còn là một công trình tổng hợp bao gồm các trước tác tuyển chọn của Trương Vĩnh Ký và hệ thống theo thời gian các sách, báo nghiên cứu, phê bình Trương Vĩnh Ký kể cả khen và chê.

“Trong sách, tác giả còn sưu tập và công bố một số tư liệu mới về Trương Vĩnh Ký, đóng góp thêm cơ sở tư liệu về nhân vật lịch sử này.”

Việt Nam đã “hết cửa” rồi

Việt Nam đã “hết cửa” rồi

Trần Nhật Phong (Danlambao) – Một vài bạn trẻ ở Sài Gòn lại inbox cho tôi, nói rằng kể từ ngày có mạng xã hội, họ được tiếp cận khá nhiều thông tin, và trở nên hoang mang trước hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam, từ chuyện chính quyền CSVN nhu nhược với chủ quyền biển đảo cho đến sự phát triển kinh tế èo uột, khác hẳn với những gì họ được học hỏi từ mái trường xã hội chủ nghĩa, câu hỏi của những người bạn trẻ là Việt Nam sẽ đi về đâu trước nhũng vấn nạn xã hội, công quyền không thể giải quyết.

Tôi không phải là một kinh tế gia, có thể giải đáp được thắc mắc của các bạn, tuy nhiên tôi rất mừng là các bạn đã bắt đầu biết hoang mang, tức là các bạn đã nhìn ra được sự “bất ổn” trong hệ thống tư duy của đảng cộng sản, ở đây tôi chỉ nói với các bạn trên quan điểm của một người sống qua nhiều quốc gia, đi nhiều nơi, và từ những ghi nhận trong cuộc sống, chia sẻ lại với các bạn góc nhìn của tôi mà thôi.

Tôi sinh hoạt lâu năm với các anh chị em trong giới nghệ sĩ, đặc biệt là những nghệ sĩ trình diễn văn hóa cổ truyền như Cải Lương, Hồ Quảng, trong số này có một nam nghệ sĩ là đàn em của bà xã tôi, chuyên môn thủ “vai ác” trong các tuồng cải lương từ xã hội cho đến tuồng cổ.

Có một lần ngồi ăn nhậu với nhau, tôi hỏi anh rằng, sao chuyên môn chọn những “vai phản diện” mà không tranh thủ những vai chánh, anh cười đáp “Anh biết rồi, trong ngành của mình hiện nay, có 2 ông thần đã ôm trọn vai chánh trên hàng ngàn cuốn video là Vũ Linh và Kim Tử Long, nếu em chọn vai chánh đó nữa thì cạnh tranh… mệt lắm, còn đóng vai “kép nhì” thì làm sao khán giả nhớ đến em là ai? Trong một vở tuồng, khán giả chỉ luôn nhớ đến ông kép chánh và ông kép ác thôi, nên thay vì chọn vai chánh để cạnh tranh với 2 ông thần kia, em chọn vai “phản diện” cho chắc ăn”.

Lúc đó tôi khá ngỡ ngàng, nhưng rồi hiểu ngay, đây chính là nguyên tắc mà ngạn ngữ Trung Hoa đã từng có “tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng”, biết rõ bản thân của mình, biết rõ sở trường của mình, biết rõ đối phương thì sẽ thành công.

Tôi kể câu chuyện này cho các bạn nghe, là muốn nói đến Việt Nam, đất nước có truyền thống văn hóa “lúa nước” kể từ ngày lập quốc đến nay, so với Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan, rõ ràng về địa lý Việt Nam hơn hẳn những quốc gia hay vùng lãnh thổ này, một bên là biển, một bên là rừng và cao nguyên bao la bát ngát, có thể nói lá một thế mạnh và sở trường về nông, hải sản.

Theo các bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, kể từ cuối thập niên 90 (bắt đầu từ 1999) đến nay, hầu như năm nào cơ quan này cũng báo động về tình trạng thiếu thực phẩm trên thế giới, nhất là đối với những quốc gia đông dân như Ấn Độ, Trung Quốc thì nạn thiếu thực phẩm càng trầm trọng, và năm nào họ cũng nhập cảng hàng trăm tỷ Mỹ kim các mặt hàng nông sản và hải sản, để cung ứng cho nhu cầu của dân chúng.

Nếu là một cơ chế lãnh đạo quản lý đất nước tốt, có tầm nhìn và hiểu rõ đất nước mình có lợi thế gì, thì tôi nói với các bạn Việt Nam hôm nay đã trở thành một cường quốc về kinh tế dựa trên nông, hải sản xuất cảng, nhưng đáng tiếc, Việt Nam hôm nay đã sắp sửa thua cả Lào và Cam Bốt chỉ vì những kẻ cai trị “ngu dốt, ích kỷ và tham lam”.

“Ngu dốt” là không hiểu rõ đất nước mình có thế mạnh gì? sở trường gì? Chỉ nhìn thấy Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore hay Nhật Bản giàu có nhờ công nghiệp thì vội vã chạy theo và “đòi” biến Việt Nam thành quốc gia công nghiệp. Các quốc gia và vùng lãnh thổ trên chỉ là những đảo quốc, hoặc hàng năm phải đương đầu với động đất, sóng thần, nên họ không còn lựa chọn nào khác là chọn công nghiệp để phát triển, ngay cả Nhật Bản còn phải tạo ra những đảo nhân tạo để trồng lúa, thì các bạn đủ hiểu thực phẩm chính là nguồn gốc cho sự an toàn đời sống của người dân, và ở những nơi này, nếu các bạn có dịp đi qua sẽ thấy rằng giá cả thức ăn luôn mắc mỏ hơn những thứ khác.

Thay vì dùng nguồn vốn ODA hay FDI để phát triển hạ tầng cơ sở cho nông nghiệp, thay vì “thua lỗ ngàn tỷ” cho các dự án thép, Boxite, ngân hàng, tốn cả ngàn tỷ cho những tượng đài vô bổ, số tiền đó hàng năm đầu tư vào máy móc hiện đại cho ngành nông sản và hải sản của Việt Nam, giúp nông dân và ngư dân có phương tiện thay cho sức người, sức trâu, khai thác gổ và trồng thêm rừng, thì có phải Việt Nam ít nhất đã trở thành một quốc gia cung cấp thực phẩm trong khu vực quan trọng, và hôm nay Việt Nam đâu có bị tan hoang vì phá rừng, vì ô nhiễm môi sinh, vì nước sông ở đồng bằng sông Cữu Long đâu có tình trạng bị “ngập mặn”. Cái “ngu dốt” của những kẻ cầm quyền chính là điểm này.

“Tham lam” là vì những kẻ mang thẻ đảng từ trung ương đến địa phương, nếu phát triển đúng hướng thì làm sao họ có tiền sắm xe hiệu cho bản thân và gia đình, làm sao có đất đai bán “quyền sử dụng” cho “nhà đầu tư”, và biến tài sản của dân tộc thành tài sản riêng của từng đảng viên. Việt Nam hiện nay nằm trong tình trạng “cha chung không ai khóc”, mỗi một kẻ lên nhiệm đều vơ vét cho đủ “sở hụi” trước khi “thuyên chuyển” qua nơi khác, có tên đảng viên nào chịu nhận trách nhiệm đâu, từ bộ công thương, bộ công an, bộ quốc phòng cho đến cái gọi là mặt trận tổ quốc, cứ lấy đất đai xây resort, xây sân goft xây nhà máy thép và xây… tượng đài để dục khoét, thu tiền bỏ túi riêng, “ai chết mặc bay”, tao thu tiền bỏ túi, đây chính là hiện trạng của Việt Nam, cai trị đất nước chỉ là những kẻ “tham lam”.

“Ích kỷ” là biết bản thân ngu dốt, không có khả năng quản lý và lãnh đạo đất nước, nhưng vẫn bám vào cái “hiến pháp thổ tả” để độc quyền cai trị đất nước, độc quyền dành những món lợi cho gia đình của đảng viên, còn mọi thứ nợ công, nghèo đói thì đạp cho… dân đen lãnh. Chỉ vì “ích kỷ” cho nên Việt Nam hôm nay, những người có khả năng đều bỏ chạy ra khỏi đất nước, khi họ không có cơ hội đóng góp trong các vị trí lãnh đạo chỉ vì họ không có thẻ đảng, thì họ đem cái học và khả năng của họ đóng góp cho quốc gia khác, để bản thân và gia đình của họ được thăng tiến, được hãnh phúc vì họ đóng góp đúng khả năng của họ và họ được quyền hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nếu các bạn hỏi tôi với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, do độc đảng nên “quota” xuất cảng bị hạn chế, ô nhiễm môi trường khiến cho các mặc hàng nông, hải sản bị trả về, dệt may cạnh tranh không nổi với Indonesia, Miến Điện và Trung Quốc, từ nam chí bắc môi trường bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân vì rừng bị tàn phá, vì biển bị nhiễm kim loại vì nước sông bị “ngập mạn”, thì chừng nào Việt Nam mới khắc phục được tình trạng này, tôi có thể nói với các bạn rằng, ngay cả bây giờ cộng sản sụp đổ, thì cứu vãn lại môi trường của Việt Nam, cũng phải mất từ 70 năm đến cả trăm năm chứ không phải chỉ vài năm là có thể làm được.

Ngay cả nơi tôi đang sinh sống là tiểu bang California, từ thập niên 70, chính phủ tiểu bang đã dự đoán mức ô nhiễm sẽ tăng cao với mực độ dân số ngày càng tăng và xe cộ nhiều, đã ra nhiều đạo luật và chính sách để gìn giữ môi trường, mà đến hôm nay so với Việt Nam đương nhiên chúng tôi sống trong bầu không khí sạch sẽ hơn, nhưng nếu so với Hawaii hay một số tiểu bang nông nghiệp khác, thì chỉ số ô nhiễm của California vẫn cao hơn, chúng tôi mất hơn 40 năm mà chỉ giữ được vậy, huống hồ chi Việt Nam chính sách bảo vệ môi trường không có, không rõ ràng, thiếu dụng cụ, thiết bị bảo vệ môi trường, thiếu cả “người lãnh đạo có tầm nhìn” thì các bạn nghĩ Việt Nam sẽ mất bao nhiêu năm để phục hồi?

Đừng để những kẻ cầm quyền “bịp bợm” các bạn về những ngôn ngữ tô hồng, “nổ” và “lấp liếm” nữa, cứu được các bạn và gia đình của các bạn, chỉ có bản thân các bạn thôi, còn nếu không đủ khả năng, bản lãnh để đứng lên thay đổi xã hội nơi các bạn ở, thì cách tốt nhất là tìm đường… chạy, nghèo chạy theo kiểu nhà nghèo, có tiền chạy theo kiểu có tiền, vì với cơ chế lãnh đạo hiện nay, Việt Nam đã không còn lối thoát nào khác, chỉ cho người dân có bầu không khí trong sạch và ăn no thôi cũng chưa được, đừng nói chi đến cái gọi là “cường quốc công nghiệp”, suy nghĩ gẩm cho thật kỷ rồi quyết định cho chính bản thân các bạn nhé, chúc các bạn một năm mới “rung chuông” ăn tết một cách “hạnh phúc với đảng và nhà nước” nhé.

Trần Nhật Phong

danlambaovn.blogspot.com

Làm sao thu hút nhân tài về nước?

Làm sao thu hút nhân tài về nước?

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Tiến sĩ Nguyễn Thượng Vũ (trái) và Chương trình Đào tạo Liên tục tại Đại học Y Dược TPHCM.

Tiến sĩ Nguyễn Thượng Vũ (trái) và Chương trình Đào tạo Liên tục tại Đại học Y Dược TPHCM.

Photo: Tiến sĩ Nguyễn Thượng Vũ

Hội nghị do các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức, thảo luận vấn đề thu hút trí thức người Việt ở nước ngoài về nước để làm việc trong các lãnh vực giáo dục đào tạo và phát triển công nghệ.

Thủ tục hành chánh rườm rà

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự, điển hình như đại biểu của Bộ Khoa Học Công Nghệ, nêu lên những bất cập, những trở ngại  trong việc thực thi các chính sách thu hút mời gọi trí thức từ nước ngoài về tham gia làm việc trong nước.

Còn khi đưa tin về hội nghị này, báo Tuổi Trẻ Online đã chạy tựa bài là “ Môi Trường Sạch Mới Thu Hút Trí Thức Người Việt Nước Ngoài”

Anh Nguyễn Giang, đang là nghiên cứu sinh ngành Vật Lý tại một đại học ở California, nhận định:

Đồng ý, nói chung đấy là một vấn đề. Nhìn trong tổng thể thì có nhiều yếu tố để gọi là môi trường sạch. Tạo điều kiện cho mọi người làm việc tốt, mọi người làm nghiên cứu mà được hỗ trợ công bằng, phù hợp. Thế mà môi trường Việt Nam bây giờ có đạt được mong muốn đấy không? Em vẫn nhìn thấy những người bạn em về Việt Nam họ cũng làm nghiên cứu tương đối tốt, cũng có nhiều người về mà không tìm được vị trí tốt. Em tin là kể cả nhiều nơi trên thế giới cũng thế, không phải nơi nào cũng có hướng nghiên cứu phù hợp, Việt Nam mà không làm được là chuyện hiển nhiên.

Một trong những ý kiến điển hình được mổ xẻ là việc thu hút không đúng đối tương, không sử dụng hiệu quả nên không giữ chân được trí thức.

Nhiều đại biểu còn khẳng định về mặt chính sách thì Việt Nam không thiếu nhưng cái mà Việt Nam thiếu là công cụ và môi trường làm việc tốt, thiếu các biện pháp cụ thể nên chính sách không đi vào cuộc sống.

Làm công việc y tế thì đưa bằng chuyên môn đã đành, nhưng làm hội thảo thí dụ ở thành phố Hồ Chí Minh thì càng phải xin phép nhiều tầng lớp,đòi hỏi nhiều  thời gian.
– Bác sĩ Quỳnh Kiều

Một người ở Mỹ, thường cùng những phái đoàn y tế về Việt Nam, bác sĩ Quỳnh Kiều, nhận xét rằng công tác y tế thiện nguyện ở Việt Nam mà còn gặp khó khăn huống chi là về ở luôn để làm việc:

Mỗi lần về rất khó khăn, thủ tục càng ngày càng khó càng ngày càng rườm rà. Chuyện đó làm những người đi với chúng tôi kêu ca lắm. Làm công việc y tế thì đưa bằng chuyên môn đã đành, nhưng làm hội thảo thí dụ ở thành phố Hồ Chí Minh thì càng phải xin phép nhiều tầng lớp,đòi hỏi nhiều  thời gian. Tất nhiên khó khăn và thủ tục rườm rà để làm những công việc đóng góp chuyên môn thì nhiều chuyên gia họ rất là ngại.

Việt Nam đã ban hành và phổ biến Nghị Định 87, có hiệu lực từ tháng Mười Một 2014, bao gồm  những qui định thu hút người Việt nước ngoài là những cá nhân chuyên môn hoặc là những chuyên gia trong hai lãnh vực khoa học và công nghệ. Nghị Định 87 cũng nói rõ về chính sách ưu đãi cho trí thức Việt kiều như nhà cửa, lương hướng, điều kiện làm việc vân vân….

Những vấn đề vừa nói chẳng có gì mới, là nhận xét của giáo sư Việt kiều Hà Tôn Vinh, tổng giám đốc Tổ Hợp Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Lực Stella Management ở Sài Gòn, cũng là người giảng dạy những chương trình chuyên đề tại các đại học trong nước 20 năm nay:

Đó là những vấn đề được đề cập nhiều lần giữa các hội nghị và qua những buổi hội thảo của Bộ Chính Trị cũng như của chính phủ. Đưa nhân tài về nước hay mời nhân tài về nước là nhu cầu cần thiết, nhưng mời thế nào để họ ở lại cũng như mời thế nào để họ có thể đóng góp được thì đó là vấn đề còn bỏ ngỏ.

Trí thức, chuyên gia cũng như nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài thì rất là nhiều. Để cho họ có thể đóng góp được ở Việt Nam thì họ phải thấy rằng có một cơ hội thực mà họ có thể về được, họ có thể làm việc được lâu dài và sự đóng góp của họ có ý nghĩa thì họ mới về. Chứ còn nếu chỉ về chơi hoặc về để tìm hiểu tình hình thì rất nhiều người về. Tôi nghĩ số lượng trí thức Việt kiều cũng như những người nghiên cứu chuyên môn mà đất nước cần có về hay không thì cái đó rất hạn chế.

Nhiều khó khăn

Untitled-1-400.jpg
Một lớp Đào tạo Liên tục tại Đại học Y Dược do chuyên gia nước ngoài hướng dẫn. Photo: TS Nguyễn Thượng Vũ

Tại buổi hội nghị  ngày 28 vừa qua, tiến sĩ Tạ Bá Hưng thuộc ban quản lý dự án của Bộ Khoa Học Công Nghệ  nhìn nhận một thực tế là hơn hai năm từ lúc có Nghị Định 87 đến nay vẫn chưa một chuyên gia nào được chính thức mời về làm việc. Giáo sư Hà Tôn Vin phân tích:

Không phải trong 2 năm vừa qua mà trong 10 năm trong 15 năm vừa qua số lượng trí thức Việt kiều cũng như nhà khoa học ở nước ngoài về Việt Nam rất là khiêm tốn, sự thật như vậy. Có 3 vấn đề, vấn đề của các chuyên gia hay những nhà trí thức, vấn đề của các tổ chức mời và vấn đề của chính phủ.

Các chuyên gia hay các trí thức bận nhiều thứ ở nước mà họ đang sống, cho họ về tìm hiểu cơ hội thì họ rất ít thời giờ, mà khi về thì chắc chắn họ gặp những khó khăn ở Việt Nam. Thứ nhất là cách làm việc và những cơ hội để hợp tác. Có thể có nhiều nhưng không một tổ chức nào dám đứng ra mời là vì trí thức cũng như nhà khoa học đều có lập trường riêng, có những tư duy rất thoáng mà nhiều khi không phù hợp với các tổ chức của Việt Nam  hay không phù hợp với nhu cầu chính trị của Việt Nam thì có thể họ không được mời hay không ai dám mời. Chỉ có một vài đại học, một vài tổ chức mời một số rất ít chuyên gia về giảng dạy. Chính vì thế số lượng Việt kiều chính thức được mời làm việc ở Việt Nam lâu dài rất là ít.

Tôi nghĩ nếu chính phủ có tầm nhìn sâu hơn rộng hơn chính xác hơn thì họ phải có phương pháp tốt hơn để thực sự mời  trí thức về chứ không phải chỉ nói suông.
– Tiến sĩ Nguyễn Thượng Vũ

Điều giáo sư Hà Tôn Vinh vừa trình bày có thể được coi là trường hợp tiêu biểu gần đây nhất của một khoa học gia ở Hoa Kỳ, tiến sĩ y khoa bệnh học Nguyễn Thượng Vũ, được một số y bác sĩ mời về giảng dạy tại Đại Học Y Dược Sài Gòn:

Tháng Sáu năm nay thực sự trong một chuyến đi  về thăm nhà thì sẵn dịp như vậy trường Đại Học Y Dược mời tôi tới nói chuyện . Đây là chương trình đào tạo cao cấp  Continued Medical Education , bên Việt Nam gọi là Chương Trình Đào Tạo Liên Tục Những vị giáo sư thấy cái nhu cầu rất cần thiết  nên nhân tiện họ mời mình. Những  người tới là những bác sĩ đã ra hành nghề lâu năm, khoảng vài trăm bác sĩ. Tôi có một nhận định là các bác sĩ rất thích những đề tài mà chúng tôi nói tại đó là những nghiên cứu rất cập nhật. Tôi làm nghiên cứu về ngành da khá lâu nên tôi lựa  những đề tài tôi nghĩ rất quan trọng về y khoa, thí dụ vấn đề “Tế Bào Gốc”. Đó là một trong những đề tài mà tôi nói chuyện ở Việt Nam.

Thú thật là tôi không thấy cái gì để mà nói rằng có một chính sách rõ ràng là mời chuyên gia  nước ngoài về để mà nói chuyện. Điểm thứ hai, có những vấn đề khoa học kỹ thuật rất cần thiết nhưng người ta không chú tâm lắm, trong khi đó những gì có tính cách tạo được nguồn lợi về tài chánh thì có lẽ người ta chú tâm nhiều hơn.

Chỉ có những vị giáo sư trong các trường đại học thấy được điều đó nhưng vì họ  không có điều kiện để chiêu dụ thành ra họ mời những người quen biết mà họ thấy có khả năng. Thành ra khi nói về vấn đề mời người có khả năng có kiến thức từ nước ngoài về thì phải có một chính sách thành thật, thực tế.

Đôi khi những kiến thức chưa đem lại cái lợi tức kinh tế ngay tức thì. Tôi nghĩ nếu chính phủ có tầm nhìn sâu hơn rộng hơn chính xác hơn thì họ phải có phương pháp tốt hơn để thực sự mời  trí thức về chứ không phải chỉ nói suông.

Hiện có trên dưới 200 chuyên gia người Việt nước ngoài đang tham gia giảng dạy tại Việt Nam. Theo tiến sĩ Tạ Bá Hưng của Bộ Khoa Học Và Công Nghệ, so với chừng 400.000 trí thức người Việt đang sinh sống ở nước ngoài thì con số 200 người về làm việc trong nước thật quá ít ỏi và quá lãng phí.

Và nếu không khai thác được nguồn lực đáng quí này là một điều thiệt thòi cho Việt Nam, ông Tạ Bá Hưng kết luận.

Sài Gòn có những căn ‘nhà siêu nhỏ’

 Sài Gòn có những căn ‘nhà siêu nhỏ’

Bình Lâm/Người Việt

Nguoi-viet.com

“Ngôi nhà” số 9 Lê Thạch (màu xanh lá cây) chiều ngang 80 cm, nằm giữa khe hở của 2 nhà hàng xóm cao tầng. (Hình: Bình Lâm/Người Việt)

SÀI GÒN (NV) – Đất chật người đông, Sài Gòn xuất hiện rất nhiều ngôi nhà nhỏ đến kỳ dị trong lòng thành phố, mà người ta gọi là “nhà siêu nhỏ.”

Những căn nhà này có thể mọc lên trên lề đường, một phần hẻm, trên khoảng không của hẻm, thậm chí là tận dụng khoảng hở rất hẹp giữa 2 ngôi nhà cạnh nhau. Đây hầu hết là nhà lấn chiếm do người nghèo xây dựng trong khoảng thập niên 90 đến nay. Người dân phải nghĩ ra rất nhiều cách để phù hợp với điều kiện sống quá chật chội.

Có thể nói, những ngôi “nhà siêu nhỏ” ở Sài Gòn là ví dụ gần nhất và đầy hình ảnh cho câu nói “tấc đất tấc vàng.” Một trong những ngôi nhà kỳ nhất Sài Gòn nằm tại số 9, đường Lê Thạch, quận 4. Bề ngang của căn nhà chỉ chừng 80 cm nhưng nó cao đến 3 tầng. “Bất động sản” này được hình thành giữa khe hở của 2 ngôi nhà cao tầng kề nhau. Dù vậy, trông nó khá khang trang với vẻ kiên cố, nhiều cửa sổ và lại còn có cả cửa cuốn bấm điện.

Sài Gòn có những căn ‘nhà siêu nhỏ’

Ngôi nhà (bên phải) của ông Huỳnh Quang Trung trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. (Hình: Bình Lâm/Người Việt)

Lụp xụp hơn nhưng cũng cao đến 3 tầng, ngôi nhà của ông Trương Minh Tuấn ở hẻm số 178, đường Đoàn Văn Bơ, quận 4, chỉ đủ đi lọt 1 người đi vào. Phần tầng trệt có mỗi nhà vệ sinh, cái bếp và diện tích còn lại dành cho chiếc thang gỗ bắc lên phòng trên.

“Tui đi bán vé số cả ngày bên ngoài, tối về đây chỉ để ngả lưng ngủ. Chật quá, vô nhà là hết đụng cái này sang cái kia. Ngủ thì chỉ nằm dọc, xoay đi xoay lại cũng có một chỗ một,” ông Tuấn kể.

Nơi tập trung hàng loạt ngôi “nhà siêu nhỏ” san sát nhau là đường Nguyễn Thượng Hiền, quận 3. Dọc theo vị trí của đường rầy xe lửa nội ô cũ, từ hàng chục năm qua đã xuất hiện một dãy nhà có kiến trúc kiểu như… chùa một cột hay là hình cây!

Sài Gòn có những căn ‘nhà siêu nhỏ’

Dãy nhà có kiến trúc kiểu “chùa một cột” trên đường Nguyễn Thượng Hiền. (Hình: Bình Lâm/Người Việt)

Do khoảng đất trống quá hẹp, chiều sâu của nền nhà chỉ chừng 1 mét. Và khi xây lầu trên, chủ nhà cho nó phình to ra gấp đôi để có thể làm cái phòng ngủ.

Tuy vậy, phần lớn các sinh hoạt làm ăn, buôn bán thì phải diễn ra ở bên dưới, trên một diện tích bé tí. Đi ngang con đường này, chúng ta có thể thấy cảnh một người nằm trong nhà nhưng chân thì duỗi ra tận… mặt đường. Võng, xe gắn máy, xe đạp và nhiều vật dụng khác cũng phải nằm nửa trong nửa ngoài như vậy.

Người dân ở đây đa số không có nghề nghiệp, họ phải tận dụng lợi thế “mặt tiền” để mưu sinh bằng buôn bán đồ ăn, quán cóc. Nhà dù rất nhỏ, nhưng vừa là nơi ở, vừa là nơi kinh doanh nên cuộc sống đã chật chội lại càng chật chội hơn. Có cảm giác như phần lớn gia sản, vật dụng của họ đều được đưa ra để trên lề đường. Phần dành cho người đi bộ bị chiếm trọn, và lòng đường cũng bị chiếm một phần. Đặc biệt là vào buổi tối, khi nơi này biến thành phố ăn nhậu bình dân, thì thật khó khăn cho những ai qua lại đây bằng xe hơi hay xe gắn máy.

Sài Gòn có những căn ‘nhà siêu nhỏ’

Rất nhiều con đường hẻm chỉ đủ đi lọt 1 chiếc xe 2 bánh. (Hình: Bình Lâm/Người Việt)

Nằm rất gần với nơi này, phía bên kia đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, cũng có hàng loạt ngôi nhà tương tự. Gia đình ông Huỳnh Quang Trung có 4 người trưởng thành sống trong diện tích vỏn vẹn 5 mét vuông. Ngôi nhà được cất lên trên một con hẻm, nép vào hông nhà người khác. Ban ngày, các thành viên trong gia đình luôn tìm cách đi ra khỏi nhà cho bớt chật, chỉ có mỗi ông Trung ở nhà trông coi và làm việc vặt.

“Đồ dùng như ti vi, tủ lạnh, thau chậu, rá rổ… thì mình luôn chọn sắm cái loại nhỏ nhất. Ban ngày tui bỏ giường ra đặt bàn làm việc. Ban đêm thì ưu tiên chỗ ngủ và cất chiếc xe gắn máy. Hai đứa con trai đã đến tuổi lập gia đình, nhưng tui không biết làm sao. Thêm người là không thể ở đủ,” ông Trung nói.

Từ những quận trung tâm cho đến các vùng lân cận, rất nhiều con hẻm bị lấn chiếm đến mức chỉ còn lại bề ngang tối thiểu cho nhu cầu… đi lọt. Có những con đường xe hơi có thể chạy qua, nhưng đã bị ai đó xây nhà chặn gần hết lối. Mọi người vẫn tặc lưỡi vì đã quen thuộc với những kiểu cản trở giao thông như vậy.

Sài Gòn có những căn ‘nhà siêu nhỏ’

Một “căn nhà” làm trên khoảng không của con hẻm. (Hình: Bình Lâm/Người Việt)

Không chỉ chiếm mặt hẻm, có những nơi người ta còn chiếm nốt khoảng không. Dân làm nhà kiểu bắc cầu trên cao, và đi qua những con hẻm như vậy sẽ có cảm giác như lọt vào đường hầm!

Nhiều căn “nhà siêu nhỏ” được làm nên bởi những người Sài Gòn sau khi bị bắt ép đi “kinh tế mới” sau đó bỏ về lại thành phố những năm 80-90 của thế kỷ trước. Cũng có một thời gian, loại nhà lấn chiếm hình thành hàng loạt do chính quyền gần như cho phép hợp thức hóa để tồn tại sau khi đóng tiền phạt.

Dân số Sài Gòn nay đã xấp xỉ 10 triệu người cộng làn sóng di cư ồ ạt và thường xuyên từ khắp các tỉnh đổ về khiến thành phố này đã đông lại càng đông thêm. Và trong hoàn cảnh đó, có một chỗ để trú ngụ hay đơn giản là ngả tấm lưng sau một ngày mưu sinh mệt nhoài cũng là niềm hạnh phúc lớn của người nghèo thành thị.

Đài Loan ‘bắt 40 người Việt’

Đài Loan ‘bắt 40 người Việt’

VOA

Tàu của lực lượng tuần duyên Đài Loan.

Tàu của lực lượng tuần duyên Đài Loan.

Một tàu đánh cá của Đài Loan chở “di dân lậu” người Việt đã bị chặn bắt ngoài khơi bờ biển Nghi Lan hôm 6/1.

CNA dẫn lời lực lượng tuần duyên hôm 7/1 nói rằng 40 người trên tàu là các di dân bất hợp pháp từ Việt Nam gồm 25 đàn ông và 15 phụ nữ. Ngoài ra, trên tàu còn có một thuyền trưởng, thuyền viên Đài Loan và Indonesia.

Con tàu đăng ký ở Cao Hùng, miền nam Đài Loan, sau đó đã được giao cho văn phòng công tố Nghi Lan để xử lý và điều tra vì vi phạm luật nhập cư.

Một bức ảnh được truyền thông Đài Loan đăng tải cho thấy những người Việt bị bắt mặc áo có đánh số và đeo khẩu trang, và bên cạnh họ là một người lính vũ trang đứng canh.

Kênh Focus Taiwan dẫn lời quan chức cho biết rằng những người Việt bị bắt tới Trung Quốc rồi lên tàu cá đi Đài Loan trong chuyến hải hành mất khoảng 4 ngày.

Theo lực lượng tuần duyên Đài Loan, các công dân Việt Nam phải trả mỗi người từ 4 nghìn cho tới gần 7 nghìn đôla Mỹ cho chuyến đi này.

Một quan chức của cơ quan này được CNA dẫn lời nói rằng trước đây, những người Việt muốn nhập cư trái phép vào Đài Loan thường hùn tiền mua tàu cá ở Trung Quốc rồi sau đó bỏ tàu đó khi họ đặt chân tới Đài Loan.

Vụ việc mới nhất cho thấy các “di dân lậu” người Việt đã “thay đổi chiến thuật”, theo CNA.

Đài Loan là một trong những thị trường thu hút nhiều lao động người Việt. Theo số liệu thống kê được báo trong nước loan tải, có hàng chục nghìn công nhân Việt Nam đang làm việc ở Đài Loan.

Thủ tướng VN: ‘Đất đai là tâm điểm tham nhũng’

Thủ tướng VN: ‘Đất đai là tâm điểm tham nhũng

BBC

Ông Phúc cảnh báo về "sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia".
CHINHPHU.VN
Ông Phúc cảnh báo về “sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia”.

Thủ tướng Việt Nam nói nguồn lực công trong đó có đất đai chưa được định giá chính xác, gây tham nhũng và lợi ích nhóm.

Thông điệp được đưa ra tại một hội nghị đánh giá kết quả tài chính ngân sách năm 2016 hôm 6/01 tại Hà Nội.

Cải cách thể chế ở VN: Dấu ấn 2016

“Nguồn lực công lớn nhất là nguồn lực từ trụ sở, đất đai có quy mô rất lớn nhưng chưa được định giá chính xác, sử dụng có phần tùy tiện, là tâm điểm của tham nhũng, của lợi ích nhóm và cũng là điểm nghẽn tăng trưởng của nền kinh tế,” ông Nguyễn Xuân Phúc nói.

Hội nghị của Bộ Tài chính cũng được nghe Thủ tướng Phúc yêu cầu công khai, minh bạch, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể gây thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước và tài sản công và xử lý nghiêm các sai phạm.

“Chúng ta làm điều này là thể hiện tinh thần trách nhiệm với từng đồng tiền thuế của dân.

“Có chuyên gia cảnh báo, nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia là không thể tránh khỏi”, Thủ tướng Phúc nói.

Bàn về thực trạng chi thường xuyên là gánh nặng lớn nhất cho ngân sách, ông Nguyễn Xuân Phúc nói việc “Chi thường xuyên liên tục tăng lên thì phải hãm phanh lại dứt khoát chứ không phải dự toán rồi cứ chi”.

“Xe công cũng chỉ là một hạt ngọc trong kho châu báu là khối tài sản công khổng lồ đang quản lý rất phân tán, kém hiệu quả của chúng ta”.

Nợ công nếu tính đủ, theo Thủ tướng Phúc, đã “vượt trần” và rằng nợ công trong 5 năm qua tăng trung bình gấp ba lần tốc độ tăng trưởng.

Nói về chiến lược cổ phần hóa, ông Phúc mô tả điều ông gọi là “giảm và bán toàn bộ vốn nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối”.